-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/02/2016 in all areas
-
Cốc mò, cò xơi Ngọc Việt 11/02/16 07:48 Thảo luận (0) (GDVN) - Có thể ông Tập Cận Bình đã nhận ra Trung Quốc có nhiều kẻ thù, nhiều đối thủ quyết tâm ngăn chặn mộng bá chủ của Bắc Kinh, vì vậy mọi chính sách đều... Những cơn sốt mơ hồ Tương lai và hy vọng Quy trình ngược tinh vi Ngày 8/2 The Telegraph đưa tin, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới với 7,3% năm 2015, năm 2016 được dự báo là 7,6% và trước đó là 7,2% trong năm 2014. Trong khi đó Trung Quốc chỉ đạt 6,9% trong năm 2015 – thấp nhất trong 25 năm qua. Giới quan sát cho rằng lúc này là thời điểm cuối cùng để Ấn Độ bắt đầu tỏa sáng. Bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành IMF nhận định, chương trình cải cách đầy tham vọng của ông Modi có vai trò cực kỳ quan trọng khai thác tiềm năng, thúc đẩy sự tăng trưởng của Ấn Độ. Theo dự báo, vào năm 2019, quy mô kinh tế Ấn Độ sẽ vượt qua cả Nhật Bản và Đức cộng lại. Ngày 9/2 The Telegraph đưa tin tỷ giá USD/JPY chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014 với 115 JPY đổi được 1 USD – hiệu ứng của hiện tượng bán tháo chứng khoán châu Âu và Mỹ vào thị trường châu Á vẫn tiếp tục diễn ra. Điều này làm cho những nhà đầu tư Nhật Bản kiếm lời tựa như mang tiền về nhà từ thị trường toàn cầu đầy biến động. Cùng lúc đó là tâm lý lo lắng của những nhà đầu tư Mỹ. Bây giờ họ chú ý nhiều hơn đến sự trấn an của Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen trước Quốc hội vào ngày Thứ Tư (10/2). Bà Janet Yellen vẫn giữ quan điểm tăng lãi suất nên có thể nhìn thấy sự sáng sủa hơn đối với đồng USD và những nhà đầu tư vào thị trường Mỹ. Đồng yên Nhật (JPY) yếu đi so với đồng đô la Mỹ (USD) có thể được Trung Quốc tận dụng làm lợi cho mình. Ảnh: The Telegraph. Cùng với việc hai con số tăng trưởng và tỉ giá được đưa ra là tâm lý trái ngược nhau của những nhà đầu tư, cũng như triển vọng của những nền kinh tế trong thời gian tới. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế toàn cầu vốn đang bị ảnh hưởng bởi xung đột và giá dầu thô giảm thê thảm. Tuy nhiên, theo người viết thì có một nền kinh tế sẽ được lợi bởi cả hai chỉ số ấy – đó là kinh tế Trung Quốc. Các nhà hoạch định chiến lược Bắc Kinh đang tạo ra thế cờ rất có lợi cho họ từ 2 con số này, trong đó ấn định tỉ giá phi thị trường, không sòng phẳng vẫn là công cụ và thủ đoạn hữu hiệu cho Trung Quốc thực hiện âm mưu thống trị kinh tế thế giới. Tỉ giá "bẩn" tạo thế cờ Vì biên độ tỷ giá của đồng nhân dân tệ (CNY) được điều tiết bởi ý đồ có chủ đích của chính phủ trung ương chứ không do thị trường quyết định, nên thị trường tài chính Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ (USD) với đồng yên Nhật (JPY). Cũng như vậy, hoạt động thương mại của Trung Quốc cũng không bị thiệt hại bởi thay đổi tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu. Phải nói lại rằng, dựa vào lợi thế của một thị trường rộng lớn, một nền kinh tế có quy mô lớn và đã thay thế Mỹ chi phối trong một số lĩnh vực của nền kinh tế thế giới nên Trung Quốc đã tham gia vào sân chơi của kinh tế thế giới một cách không song phẳng, mà việc lập hàng rào bảo hộ mậu dịch thông qua điều tiết tỷ giá là một sự "chơi bẩn" của quốc gia này. Dù cho sự yếu đi hay mạnh lên của đồng đô la Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh hay đồng yên Nhật có gây ra những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu thì đồng nhân dân tệ vẫn luôn là công cụ tài chính giúp cho hệ thống tài chính – tiền tệ của Trung Quốc có thể miễn nhiễm với những biến động ấy. Không chỉ không bị thiệt hại bởi sự thay đổi tỷ giá giữa những ngoại tệ mạnh trên thế giới, mà Trung Quốc còn tạo ra được cơ chế để làm lợi cho mình từ lợi thế có được do bất bình đẳng mang lại cho họ. Từ hoạt động dịch vụ tài chính đến hoạt động trao đổi thương mại, Trung Quốc đều có thể được lợi từ biến động tỷ giá giữa các ngoại tệ mạnh. Khi đồng USD mạnh lên so với đồng JPY, lợi thế trong cán cân thương mại Mỹ - Nhật sẽ nghiêng về phía đất nước mặt trời mọc. Bởi khi đó hàng Nhật trở nên rẻ hơn trên thị trường Mỹ, nhưng hàng Mỹ lại trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường Nhật, lợi nhuận/giá thành sản phẩm của Nhật tăng lên, và của Mỹ giảm đi. Mặt khác, tình trạng Mỹ nhập siêu từ Nhật được kích thích. Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen – người có quyết định ảnh hưởng đến tỷ giá USD/JPY và Trung Quốc đều được hưởng lợi với bất cứ tỷ giá nào. Ảnh: Reuters. Trước cơ hội đó Trung Quốc sẽ thúc đẩy xuất siêu vào Mỹ và nhập siêu từ Nhật – lấy tiền của Mỹ và mua hàng của Nhật. Do tỷ giá CNY/USD không đổi nên Trung Quốc không bị thiệt với Mỹ. Và Trung Quốc dùng USD thu được xuất hàng cho Mỹ để thanh toán cho hàng hóa nhập từ Nhật để hưởng chênh lệch tỷ giá JPY/USD. Để dễ hiểu, người viết đưa ra một bài toán kinh tế, qua đó sẽ thấy Trung Quốc được hưởng lợi như thế nào từ việc đồng đô là Mỹ (USD) mạnh lên so với đồng yên Nhật (JPY). Chẳng hạn Trung Quốc xuất một lô hàng sang Mỹ và thu về 1.000.000USD. Vì tỷ giá CNY/USD được điều tiết nên không đổi, vì vậy Trung Quốc vẫn thu đủ số tiền này. Trung Quốc nhập lô hàng của Nhật tính bằng JPY và có trị giá là 114.000.000 JPY. Nếu như trước đây tỷ giá là: 1USD = 114JPY thì Trung Quốc phải trả cho Nhật 1.000.000USD. Nay tỷ giá thay đổi là: 1USD = 115JPY thì Trung Quốc chỉ phải trả cho Nhật là : C = 114.000.000/115 = 991.304,35USD Nghĩa là Trung Quốc xuất một lô hàng sang Mỹ và nhập một lô hàng từ Nhật cùng giá trị 1.000.000USD thì họ đã được lợi là: P = 1.000.000 – 991.304,35 = 8.695.65USD. Với hàng trăm tỷ USD xuất vào Mỹ và nếu dùng số tiền ấy nhập hàng từ Nhật thì ta sẽ thấy Trung Quốc hưởng lợi lớn như thế nào. Tuy nhiên, theo giới phân tích thì sau khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thị trường tài chính một số nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc…sẽ mở cửa trở lại và cùng với hy vọng FED tăng lãi suất làm cho tỷ giá USD/JPY tăng lên. Điều đó làm cho những nhà xuất khẩu Nhật Bản đau đầu, vì hàng hóa của Nhật sẽ trở nên đắt hơn tại thị trường Mỹ và lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản sẽ sụt giảm, The Telegraph ngày 9/2 bình luận. Song với Trung Quốc thì họ vẫn có lợi, thậm chí lợi hơn nếu USD yếu đi so với JPY. Bởi lẽ lúc đó Trung Quốc có lợi với cả Mỹ và Nhật trong cả hai hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu, chứ không chỉ có lợi một chiều – với Mỹ là xuất, với Nhật là nhập – khi đồng USD mạnh lên so với đồng JPY, như đã phân tích qua bài toán kinh tế ở trên. Và cũng nên nhắc lại rằng năm 2014, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 4.000 tỷ USD, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia có giá trị hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Với vị thế như vậy, Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều từ thủ đoạn tỉ giá bất bình đẳng, không sòng phẳng của mình. Trung Quốc có được lợi từ hoạt động kinh tế của mình và cả do hoạt động kinh tế của các quốc gia khác mang lại, theo BBC ngày 25/2/2015. Do đó, với Mỹ và Nhật, ngoài việc sử dụng công cụ tác động vào thị trường tài chính làm sao cho tỷ giá thay đổi có lợi cho cả hai bên, thì còn phải tính toán để hạn chế tối đa tình trạng "cốc mò cò xơi", Trung Quốc ngồi không trục lợi từ cơ chế tác động ấy. Do biên độ tỷ giá giữa USD với JPY được quyết định bởi thị trường tự do nên cơ chế tác động không dễ dàng mang lại hiệu quả ngay. Muốn tránh bị hôi của bởi trò chơi tỉ giá của Trung Quốc thì phải tìm kiếm một đối tác mới, một thị trường mới có thể thay thế hoặc đối trọng với Trung Quốc trong tương lai. Ấn Độ được xem là một đối tác tin cậy cho Mỹ và Nhật gửi gắm kỳ vọng. Oái oăm thay, chính điều này lại cũng đang tạo một thế cờ có lợi cho Trung Quốc và họ có thể tính toán khai thác thế cờ được người khác tạo ra vào mục đích của mình. Đòn "phản khách vi chủ" Điều trước tiên để nền kinh tế Ấn Độ có thể thay thế sức mạnh nên kinh tế Trung Quốc thì nó phải là một nền kinh tế có quy mô lớn. Bởi lẽ, chỉ khi nền kinh tế có quy mô lớn thì Ấn Độ mới có được thế mạnh, từ đó hình thành nên sức mạnh và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng và mang tính toàn cầu của kinh tế thế giới. . Điều này cho thấy, kinh tế Ấn Độ phải bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ - giống như giai đoạn phát triển của Trung Quốc hơn một phần tư thế kỷ qua. Có thể cơ cấu kinh tế của Ấn Độ không giống như của Trung Quốc thời kỳ phát triển cực nóng ấy, nhưng mục tiêu thì không khác và không thể khác được. Với con số tăng trưởng là 7,3% trong năm 2015 – vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới – cho thấy Ấn Độ đã chính thức bước vào giai đoạn bùng nổ. Và như nhận định của giới phân tích thì đây là thời điểm thuận lợi nhất cho kinh tế Ấn Độ cất cánh với cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Và có lẽ cả thế giới, nhất là Mỹ và Nhật, 2 nước G7 còn lại không tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), đang chờ đợi Ấn Độ sẽ thay thế vị thế của Trung Quốc vì thói "chơi bẩn" của quốc gia đông dân nhất thế giới này trong sân chơi của kinh tế toàn cầu. Và cũng qua chỉ số tăng trưởng của Ấn Độ, người ta tin Trung Quốc sẽ nhanh chóng lùi lại phía sau. Theo The Telegraph, việc quy mô nền kinh tế Ấn Độ vượt qua quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ diễn ra trong thời gian không xa nữa. Điều đó trở thành hiện thực bởi 2 lý do quan trong. Thứ nhất, tiềm lực của Ấn Độ từ thị trường rộng lớn – dân số cũng đã hơn 1 tỷ người – đến chính sách của chính phủ. Đặc biệt từ khi ông Modi lên làm Thủ tướng, đất nước Ấn Độ đã có những đổi thay tích cực, mà chính sách của chính phủ Modi là một phần quan trọng tạo ra những khởi sắc như vậy. Có thể thấy rằng, trước khi cất cánh, nền kinh tế Ấn Độ đã có những bước chạy đà, khởi động ấn tượng – một sự chuẩn bị khá tốt. Cùng lúc đó là việc Mỹ và Nhật chủ động tạo thế cờ như một cú hích cho Ấn Độ với những hiệp định mà chính quyển của Tổng thống Mỹ Barak Obama và chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dành cho Ấn Độ qua các chuyền thăm của Thủ tướng Modi đến những nước này và ngược lại. Kinh tế Ấn Độ đang bước vào gian đoạn phát triển bùng nổ và có lợi cho Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Tuy nhiên, lý do thứ hai quan trọng hơn nhiều, đó là Trung Quốc thay đổi chiến lược phát triển kinh tế bằng việc tái cơ cấu lại nền kinh tế - một động thái được xem như Trung Quốc chủ động “nhường” Ấn Độ qua mặt cả về chỉ số tăng trưởng lẫn quy mô nền kinh tế. Triết lý phát triển của Trung Quốc đã khác trước, đó là Trung Quốc hướng vào phát triển một nền kinh tế mạnh mà không cần lớn chứ không phải là một nên kinh tế lớn nhưng lại không mạnh như trước đây. Và với những lợi thề có được và đã tạo ra được, Trung Quốc có đủ điều kiện để thực hiện triết lý kinh tế mới của mình. Song với Ấn Độ thì chưa thể phát triển một nền kinh tế vừa lớn vừa mạnh lúc này. Mục tiêu phát triển một nền kinh tế quy mô lớn phải là ưu tiên trong chiến lược phát triển của họ ở giai đoạn hiện nay. Theo The Telegraph, hiện tại những lĩnh vực giúp nền kinh tế phát triển chiều sâu như dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin, thương mại điện tử của Ấn Độ đang phát triển chậm và giảm tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Có thể nhận định rằng Ấn Độ không chỉ “gánh vác” trách nhiệm của thế giới – mà trực tiếp là Mỹ và Nhật – trong việc chế ngự Trung Quốc, mà thực ra còn “gánh vác” đỡ cho Trung Quốc những gánh nặng mà họ trót gánh và đang gây hậu quả tại đất nước họ. Bởi vì Ấn Độ tham gia sáng lập AIIB nên sẽ có kết nối với Trung Quốc ở cấp độ cao hơn một đối tác. Có thể Ấn Độ sẽ là quốc gia được Bắc Kinh ưu tiên cho sử dụng vốn của AIIB để phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Và có thể nói rằng hướng tới Ấn Độ là một trong những mục tiêu quan trọng mà Tập Cận Bình cho thành lập AIIB. Trong thời gian tới nếu sự hợp tác và đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ tăng đột biến trong những lĩnh vực kinh tế mà tại Trung Quốc nó đang suy giảm thì cũng không có gì bất ngờ. Và có thể Trung Quốc mới là quốc gia giúp cho Ấn Độ nhanh chóng qua mặt họ về quy mô nền kinh tế, chứ không phải là Mỹ và Nhật. Thế là Ấn Độ từ chỗ được xem là quân cờ được dùng vào việc chế ngự Trung Quốc thì lại có nguy cơ bị Trung Quốc chế ngự, dùng làm trở lực trước sự chèn ép của hai đối thủ Nhật – Mỹ. Và có thể Ấn Độ càng phát triển nhanh, càng bùng nổ thì Trung Quốc càng hưởng lợi, chứ không phải là Mỹ - Nhật. Quân cờ Ấn độ trở nên vô hại với Trung Quốc. Hai con số - sự tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ và tỷ giá USD/JPY giảm – tưởng chừng như hai chỉ số kinh tế hoàn toàn tách biệt, nhưng thật ra chúng có liên quan đến nhau thông qua một thực thể - kinh tế Trung Quốc. Với hai chỉ số kinh tế ấy, một thế cờ được tạo ra và người được lợi từ thế cờ ấy là người không tham gia bàn cờ nhưng lại có thể ép người khác đi những nước cờ có lợi cho họ. Với ý đồ thống trị thế giới, Chủ tịch Tập Cận Bình đã xây dựng chiến lược công – thủ toàn diện. Có thể ông Tập Cận Bình đã nhận ra Trung Quốc có nhiều kẻ thù, nhiều đối thủ quyết tâm ngăn chặn mộng bá chủ của Bắc Kinh, vì vậy mọi chính sách đều được vạch ra với yêu cầu tạo thế cho Trung Quốc có thề chiến thắng đối thủ ở mọi cấp độ, dù có phải dùng “mưu hèn kế bẩn” đi chăng nữa. Ngọc Việt ======================= Gần đây có một số nhà kinh thế - í lộn - kinh tế, phân tích cứ như đúng rồi, rằng thì là Trung Quốc cao tay ấn và cứ gọi là thắng về kinh tế đến nơi. Rằng thì là đám Âu Mỹ, Nhật Bủn toàn là những thằng ngu cả. Trung Quốc cứ gọi là ăn đủ. Lão thì tính thật thà, hay "có sao nói vậy người ơi" - trừ chiện chính trị và nhóm lợi ích - lão thấy sai, mà gặp lúc lão rách việc thì phán liền. Cụ tỷ như chiện kinh thế Tàu được phân tích ở đây. Bài phân tích trên, mới đọc qua thì có vẻ có một sự hợp lý hình thức, rằng Tàu toàn được lợi trở lên. Nhưng tiếc thay, chiện kinh thế của cái tế giới ló nại không chỉ dừng ở tỷ giá hối đoái. Phân tích từ nguyên nhân Lý học có tính lý thuyết tổng hợp, sao nọ, sao kia, chiếu chỗ này, chỗ nọ thì lão nói dồi: "Kinh tế Tàu chưa chết hẳn năm nay". Mặc dù năm nay thế giới "như cái mền rách". Đấy là lão phân tích khách quan theo cách hiểu của lão, chứ lão cũng chẳng bênh vực gì anh Tàu và cũng chẳng ghét gì mấy ông Tây. Còn phân tích theo kiến thức kinh tế hiện đại thì lão vén tét như thế lày: Cuộc chiến kinh tế đang diễn biến - cái này lão nói lâu rồi nhá, chứ không phải bây giờ mới nói nhá. Tức là nó mới đang múa võ Tây chào sới. Nó chưa ra đòn quyết định. Khi nó ra đòn quyết định thì mọi chuyện sẽ thấy anh anh Tàu thảm hại như thế nào. Nhưng thôi,"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Cuối năm nay sẽ biết. Hãy chờ xem.2 likes
-
ĐẦU XUÂN CHÉM GIÓ Bắt đầu từ bài viết này.... =============================== Phải công nhận thày phong thủy nổi tiếng của Tàu - ông Chen Shuaifu, chủ tịch Hiệp hội phong thủy Trung Quốc - phân tích dở ẹc. Đầu tiên chúng ta xem xét câu này: Sai bét! Nghe lão Gàn phán đây. Làm gì có chuyện TT Obama và Chủ tịch Tàu Tập đồng hạng với nhau như vậy được?! 1/ Tổng Thống Obama: ngài tuổi Tân Sửu, Âm nam, Thiên can Tân, mạng Thổ và Địa chi Sửu - Mộ của Thủy (Hợi/ Tý/ Sửu), Tương quan với Bính Thân, ta có công thức như sau: a/ Về Thiên can: Bình Tân hợp số thuộc hành Mộc trên Hà Đồ. b/ Về Vận khí: Tân Sửu mạng Thổ, khắc Bính Thân Thủy (Theo Lạc thư hoa giáp). c/ Về Địa chi: Sửu /Thân tuyệt mạng. Nhưng vì là Mộ của Thủy, nên tính sinh xuất Thân Kim không mạnh. Ngược lại phần nào được Thân/ Kim sinh Sửu Một của Thủy. Xét về Thiên Can thì ngài Obama năm tới gặp rất nhiều sự đồng thuận trong các quyết định của ngài, so với các năm trước. Mặc dù để có những kết quả tốt cuối cùng này, ngài Obama phải tranh đấu chật vật. Về sức khỏe có phần giảm sút, vì Địa chi tuyệt. Nhưng nhìn chung TT Hoa Kỳ Obama đạt được nhiều thành tựu trong năm Bình Thân. Ngài sẽ có nhiều bài diễn văn và bài nói gây ấn tượng. Nói chung tốt. 2/ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: ngài tuổi Quý Tỵ, Âm Nam, Thiên Can Quý thuộc Thủy, Mạng Hỏa theo Lạc thư hoa giáp (Sách Lục thập hoa giáp của Tàu còn lại là mạng Thủy), Địa chi Tỵ thuộc Âm Hỏa. Tương quan với Bính Thân ta có công thức sau: a/ Về Thiên Can: Quý phá Bính. Đây là điểm bất lợi nhất của ngài Tập. Tương tự như việc bẻ nạng chống trời. Tuy là bậc quân vương, nhưng không thể Quý Thủy cá nhân chống lại được Hỏa Khí của Thiên Can - tức sức mạnh vũ trụ. Ngay yếu tố này có thể xét đoán ngay là năm Bính Thân là một năm rất chật vật của ngài Tập về khá nhiều phương diện, từ kinh tế, đối ngoại..... b/ Về Vận Khí: Mạng khí Hỏa của ngài Tập bị thủy Khí của năm Bính Thân khắc. Tuy không khắc sát, vì Dương Thủy không khắc sát Âm Hỏa. Nhưng vẫn là yếu tố không thuận lợi cho ngài Tập. c/ Về Địa chi: Ngài Tập tuy có thuận lợi là Tỵ/ Thân nhị hợp. Nhưng vẫn nằm trong tứ hành sung và Tỵ theo Việt Dịch thuộc Khôn Thổ sinh xuất Thân Kim. Bởi vậy, một trong những sự kiện gây nhức đầu cho ngài Tập chính là sự xuống dốc của kinh tế Trung hoa Lục địa. Bởi vậy, làm gì có chuyện đồng hạng giữa hai vị cầm đầu quốc gia này. Đúng là Phoengshui Tàu "dở hơi nhưng biết bơi". Bởi vậy! Lãnh đạo Tàu cấm đảng viên của họ xem phoengshui Tàu là phải. Hãy chờ xem.2 likes
-
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
"Dị nhân" phản bác nghi ngờ của cụ Ngô Tất Tố về 5000 năm văn hiến 06/07/11 23:41Thảo luận (0) (GDVN) - "Dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói, tất cả các việc tiên tri, dự đoán đối với ông chỉ là phương tiện để chứng minh luận điểm về gần 5.000 năm văn hiến VN (GDVN) - Tâm sự với PV Giáo dục Việt Nam, "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, tất cả các việc tiên tri, dự đoán đối với ông chỉ là phương tiện để chứng minh luận điểm về gần 5.000 năm văn hiến Việt Nam. Đây cũng là đề tài khoa học ông đã dành tâm huyết cả một đời nghiên cứu. Phủ định Việt sử 5.000 năm là sai Hỏi đến nhận định về 5.000 năm Việt sử, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh hào hứng như được "gãi đúng chỗ ngứa". Ông cho biết: "Nền Lý học Đông phương bị thất truyền bởi một nền văn minh bị sụp đổ. Tôi luôn xác định rằng cội nguồn của nền văn minh này là nền văn minh Việt ở bờ nam sông Dương Tử với gần 5.000 năm văn hiến. Trước đây dân tộc Việt của chúng ta vẫn xác định lịch sử hơn 4.000 năm văn hiến. Điều này được khẳng định trong các quyển sử ít nhất từ thời nhà Lê đến nay. Tôi thì gọi là gần 5.000 năm, vẫn là những mốc đó nhưng chỉ là cách gọi khác nhau thôi. Thời chúng tôi đi học vẫn học Việt sử hơn 4.000 năm văn hiến. Hiến pháp năm 1992 cũng ghi trong lời nói đầu về lịch sử Việt Nam hơn 4.000 năm. Từ năm 1972 trở đi, một số nhà sử học trong nước lật lại vấn đề và đưa ra nghi vấn: Có thật Việt sử gần 5.000 năm văn hiến không? Xa hơn nữa, vào những năm 30 của thế kỷ trước thì trên báo Tao Đàn có đăng rải rác 1, 2 bài viết của cụ Ngô Tất Tố và cụ Đào Duy Anh đặt vấn đề nghi ngờ này. Tiếp đó là nhà sử học Trần Trọng Kim. Nhưng họ chỉ đặt vấn đề nghi ngờ và dừng lại ở đấy chứ không phủ định như các nhà nghiên cứu sử sau năm 1972. Với khả năng nhận thức của tôi, tôi nhận thấy tất cả các nhà sử học phủ định Việt sử 5.000 năm văn hiến là sai. Tất cả các luận cứ của họ chỉ dựa trên hoài nghi chứ không có luận cứ minh chứng hợp lý. Khi nghi ngờ thì người ta có quyền đặt ra nhiều giả thiết chứ không được phủ định. Họ phủ định chỉ căn cứ trên việc họ không nhìn thấy gì để chứng minh điều đó, chứ không phải họ chứng tỏ rằng họ có những bằng chứng chứng minh không có 5.000 năm văn hiến Việt". Tuy nhiên, họ lại đi quá xa khi đưa các giả thiết còn rất đáng nghi ngờ của họ vào các sản phẩm văn hóa Việt Nam chính thống như hình tượng thời Vua Hùng ở trần đóng khố - ngay trong sách giáo dục cho trẻ em. Hai cuốn sách của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngừng lại một chút để thở, "dị nhân" lại tiếp tục: "Một tiến sĩ Toán học ở Việt Nam nói rằng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì thời Hùng Vương tồn tại 2622 năm chia cho 18 đời vua thì mỗi vị vua thọ gần 150 tuổi. Vì thế là vô lý. Nói thật, chuyện này tư duy không khác gì việc lấy 3 con gà trừ đi 2 con vịt. Con số 2622 năm thời Hùng Vương là con số thực, còn con số 18 là con số ảo chưa chứng minh được có 18 đời Hùng Vương tồn tại trên thực tế hay không. Dùng một con số thực chia cho một số ảo đương nhiên sai. Chính vì thế người ta chỉ đặt ra sự nghi ngờ mà không chứng minh được họ đã nghi ngờ đúng. Việc họ đưa ra nghi ngờ chỉ là một giả thiết. Tôi cũng đưa ra một giả thiết, các giả thiết cần được công bố minh bạch ai giải thích hợp lý hơn thì phải được chấp nhận. Sự thật về nền văn minh đã sụp đổ? Cội nguồn của Lý học Đông phương là từ Việt sử 5.000 năm văn hiến. Chính các nhà sử học Trung Quốc thừa nhận có một nền văn minh vĩ đại bí ẩn ở nam Dương Tử đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Nền văn minh này sau khi sụp đổ thì nằm rải rác trong dân gian và bị thất truyền. Lạc Việt độn toán chính là 2 mảnh thất truyền (Lục Nhâm và Bát Môn) được ghép lại với nhau để hoàn chỉnh lại một phương pháp dự báo. Nhưng đó cũng chỉ là phương tiện để tôi chứng minh Việt sử 5.000 năm văn hiến chứ tôi không khoe khoang gì chuyện bói toán cả. Tôi sẵn sàng nhận mình bói sai ngay – vì đó là kết quả thực hành một phương pháp – mà thực hành thì luôn hàm chứa sai số. Cái tôi nghiên cứu là phương pháp bói và đằng sau phương pháp bói đó là một chân lý". Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định mình không thể tự nhiên dựng đứng lên câu chuyện Việt sử gần 5.000 năm văn hiến. Để bảo vệ được quan điểm của mình, ông phải chứng minh mình đúng và những người khác sai. Theo hướng dẫn của ông, chúng tôi đã vào mục Cổ Văn hóa sử trên diễn đàn Lý học Đông phương và đọc được nhiều bài viết của ông về vấn đề này. "Dị nhân" khẳng định đầy tin tưởng: "Tôi đã phản biện từ GS Trần Quốc Vượng đến GS Phan Huy Lê. Người ta đồn rằng tôi chỉ căn cứ vào truyền thuyết để chứng minh lịch sử Việt Nam là hoàn toàn sai. Tôi không bao giờ căn cứ vào truyền thuyết mơ hồ mà tôi căn cứ vào những di sản phi vật thể cụ thể còn lại của thời kỳ đó". Ông kể lại: "Tôi đã có lần hân hạnh được gặp GS Trịnh Sinh cách đây 6 - 7 năm. Ông Trịnh Sinh có nói là những ý kiến của tôi không có bằng chứng khảo cổ. Tôi hỏi lại GS Trịnh Sinh là những di vật khảo cổ có phải là bằng chứng duy nhất chứng minh lịch sử không. GS Sinh trả lời là không. Cách đây khoảng 80 - 100 năm, khi khảo cổ chưa được coi là bằng chứng khoa học thì người ta nghiên cứu lịch sử chỉ căn cứ vào những văn bản và phân tích trên cơ sở văn bản. Sau này khảo cổ được công nhận thì người ta xếp khảo cổ là một trong những bằng chứng khoa học để nghiên cứu những tồn nghi trong lịch sử. Theo tìm hiểu của tôi thì năm 2005 tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc thừa nhận những di sản văn hóa phi vật thể là bằng chứng quan trọng của văn minh loài người. Tôi có thể nói rằng chúng tôi đã thực hiện tinh thần này trước 5 năm khi nghiên cứu và dùng những bằng chứng di sản phi vật thể để chứng minh cho Việt sử gần 5.000 năm. Tất nhiên, bằng chứng phi vật thể cũng không phải bằng chứng duy nhất mà người ta phải tổng hợp tất cả mọi hiện tượng cả từ khảo cổ, văn bản, các luận điểm khác nhau… để đưa ra một giả thiết khoa học hợp lý nhất thì đó mới là giả thiết hợp lý cuối cùng. Khi một giả thiết bao trùm lên tất cả các vấn đề, giải thích được tất cả những vấn đề đó một cách hợp lý, có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh thì giả thiết đó được coi là đúng. Ít nhất đến lúc này, tôi giải thích được tất cả các vấn đề liên quan đến hiện tượng Việt sử gần 5.000 năm văn hiến. Tôi giải thích từ cái nhỏ nhất là câu vè Chi chi trành trành hay tranh dân gian "Đàn lợn" đến cả lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tôi đã in đến 7, 8 cuốn sách về vấn đề này". Đến thời điểm này, mỗi ngày nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn theo thói quen tỉnh giấc từ 3 giờ sáng để lại ngồi vào bàn viết và nghiên cứu. Ông ngủ rất ít, chỉ lúc nào mệt quá thì mới chợp mắt một chút. Ổng bảo còn chút sức khỏe nào, ông sẽ dành cả cho Lý học phương Đông để chứng minh đến tận cùng Việt Nam ta có 5.000 năm văn hiến. Nguyễn Huệ1 like -
ĐẦU NĂM KHAI BÚT Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. ĐẠO GIÁO & CHỬ ĐỒNG TỬ Một tôn giáo cổ xưa rất phổ biến của nền văn minh Đông phương, trước khi đạo Phật lan tỏa trong nền văn minh này, đó chính là Đạo Giáo. Theo truyền thuyết và các bản văn cổ thì có vẻ như Đạo Giáo ra đời từ khoảng 500 năm, trước CN, Lão Tử sáng lập, hoặc chí ít ông được người đời sau tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, thủy tổ của Đạo Giáo. Với danh xưng này có thể hiểu là một người đứng đầu (Quân) của những người đạt đến sự tột cùng của sự sống (Lão) và vượt lên trên cả cái cao nhất (Thái Thượng). Nhưng Lão Tử là ai và nội dung Đạo Đức kinh là gì, bản chất và ảnh hưởng của Đạo giáo trong nền văn minh Đông phương như thế nào, lại là vấn đề cần bàn. I. Xuất thân của Lão Tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (Nxb Văn Học 1988/ Tài liệu được dịch từ Thương vụ ấn thư quán Thượng Hải 1936), có hẳn một truyện viết về Lão Tử, có tựa là: Truyện Lão Tử. Trong đó, nhà sử học nổi tiếng viết như sau: "Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở; họ Lý, tên Nhĩ, tện thụy là Đam. Ông làm quan sử giữ kho sách của nhà Chu". Và mô tả Khổng Tử đến gặp Lão Tử hỏi về việc Lễ. Như vậy trong đoạn này, Tư Mã Thiên xác định Lão Tử và Khổng Tử sống cùng thời. Sử Ký cũng viết rõ: Lão Tử vì người tri âm là quan giữ cửa thành Doãn Hỷ mà viết cuốn "Đạo Đức Kinh", hơn 5000 chữ, một kỳ thư Đông phương còn đến ngày nay. Sau khi viết xong cuốn Đạo Đức Kinh thì ông biệt tích. Như vậy, có vẻ như Lão Tử có lý lịch rõ ràng. Tuy nhiên, qua đoạn này, chúng ta thấy về nội dung văn bản không xác định Lão Tử là ông tổ của Đạo giáo. Nhưng cũng ngay trong truyện Lão Tử từ Sử Ký, chính sử gia Tư Mã Thiên cũng không xác định chắc chắn lý lịch của Lão Tử. Ở đoạn sau ông ta viết: "Có người nói: - Lão Lai Tử cũng là người nước Sở, làm 15 thiên sách nói về công dụng của Đạo gia. Ông ta cũng sống đồng thời với Khổng tử. Đại khái Lão Tử sống hơn 160 tuổi, có người nói ông sống hơn 200 tuổi, vì ông tu đọa để kéo dài tuổi thọ". Đến đoạn này, chúng ta thấy một sự xác định người viết Đạo Đức Kinh là "Lão Lai Tử" và cũng là người cùng thời với Khổng Tử. Đoạn tiếp theo nữa lại viết: "Sau khi Khổng Tử mất 129 năm, sử ký chép thái sử nhà Chu tên Đam yết kiến Tần Hiến Công". "Có người bảo Đam tức là Lão Tử, có người bảo không phải. Đời không biết là ai nói phải, ai nói không phải". Như vậy, chúng ta thấy rằng: Ngay trong bộ sử xưa nhất của Trung Quốc nói về Lão Tử, cũng đưa ra ba thuyết về thân thế của ông. Sở dĩ chúng ta bàn về Lão Tử, chính vì bộ kỳ thư Đông phương Đạo Đức kinh, tương truyền do Lão Tử viết và còn lưu truyền đến ngày nay. Và ngài được coi là thủy tổ của Đạo giáo, một tôn giáo cổ xưa nhất của nền văn minh này. Nhưng rốt cuộc Lão Tử là ai? Nếu quả thật nền văn minh Hán là nền tảng tri thức để sinh ra một tuyệt phẩm kỳ thư là Đạo Đức Kinh và Lão Tử là ông tổ của Đạo giáo thì ít nhất những thế hệ truyền thừa của tôn giáo này thì những người truyền thừa và nền tảng tri thức đó phải phục hồi được nó. Nhưng cùng chung số phận với thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, nó vẫn huyền bí cho đến tận ngày hôm nay. Tức là hơn 2000 năm đã trôi qua, chẳng có ai hiểu được giá trị đích thực trong nội dung của nó? Tra cứu một bản dịch Đạo Đức Kinh của học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần (Nxb Khai Trí Sài Gòn 1961), cũng nhắc tới Sử Ký và nói rõ hơn như sau: "Lão Tử là người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, xóm Khúc Nhân, ở tỉnh Hồ Nam bây giờ". Đến đây, chúng ta thấy rằng: Vào thời Xuân Thu và đồng thời với Khổng Tử, nước Sở nói riêng và cả lãnh thổ nhà Chu, chưa hề có địa danh Hồ Nam vốn ở khá sâu trong vùng đất Nam Dương tử. Nhưng đến bản "Lão Tử và Đạo Đức Kinh" của Nguyễn Hiến Lê (Viết xong 1977. Nxb Văn Hóa 1994) thì lại xác định quê Lão Tử ở tỉnh Hà Nam? Tỉnh Hà Nam bây giờ ở phía Bắc sông Dương tử, gần hạ nguồn sông Hoàng Hà. Vào thời Xuân Thu lại không thuộc về nước Sở. Mà thuộc về Tấn, sau đó vào thời Chiến Quốc, chia làm ba nước là Hàn, Triệu. Ngụy. Nước Sở cho đến lúc bị Tần diệt và biên giới chưa hề vươn tới Hà Nam bây giờ. Chỉ riêng xuất xứ của Lão Tử trong lịch sử văn minh Trung Hoa đã cho thấy một lý lịch không rõ ràng. Đọc Lão Tử và Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê cho thấy không chỉ các học giả Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay, mà cả các học giả ngoại quốc quan tâm, như Nhật Bản, Pháp, Đức cũng xác định điều này. Trong "Lão Tử và Đạo Đức Kinh", tác giả Nguyễn Hiến Lê cũng phải ngậm ngùi viết rằng: Cuộc tranh luận của họ (Các nhà nghiên cứu Hán Nho/ Thiên Sứ) không có kẻ thắng, người bại, mà vấn đề cho tới nay vẫn còn gần như nguyên vẹn: không sao biết được Lão Tử là ai? (Sách đã dẫn, trg 27). II Đạo Đức Kinh và Đạo Giáo. II. 1/ Đạo giáo Lão Tử được coi là tác giả duy nhất viết cuốn Đạo Đức Kinh và được coi là ông tổ Đạo Giáo và Đạo Đức Kinh được coi là hệ thống kinh điển của Đạo giáo. Đạo giáo được mô tả với các đạo sĩ tu tiên, luyện đan dưỡng sinh, có khả năng hô phong, hoán vũ và nhiều pháp thuật. Các Đạo sĩ coi Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân, người đứng đầu và sáng lập Đạo giáo. Nhưng Đạo giáo lại được coi là hình thành từ cuối thời Đông Hán do Trương Đạo Lăng khởi xướng (Trương Đạo Lăng, theo tài liệu tôi có được sinh và mất vào khoảng 35 - 156 CN). Nhưng cũng theo những bản văn chữ Hán thì những người tu tiên lại có từ rất lâu. Ngay từ thời Tiền Hán (Thế kỷ thứ II Trc CN), ít nhất trong truyền truyết đã mô tả Trương Lương - tể tướng và là mưu sĩ đầu bảng của Hán Cao Tổ đã được tiên nhân truyền cho bí kíp để giúp vua dựng nghiệp lớn. Nhưng xa xôi hơn nữa, cũng theo bản văn chữ Hán thì vào đời Tần Mục Công - 659 TCN – 621 TCN - cuối thời Xuân Thu. Tần Mục Công đã tu tiên theo con rể là Tiêu Sử và Lộng Ngọc. Qua đó ngay cả hiện tượng Đạo giáo xuất hiện vào lúc nào, qua bản văn cổ chữ Hán cũng rất mơ hồ, như truyện thần tiên vậy. II.2/ Văn bản và nội dung Đạo Đức Kinh Có thể nói đến giờ này, nội dung của Đạo Đức Kinh và những văn bản của nó vẫn là một điều huyền vĩ và mơ hồ với các nhà nghiên cứu Hán Nho và cả của các nhà nghiên cứu hiện đại. Ngay về phần hình thức thì các bản văn của Đạo Đức Kinh cũng rất khác nhau, có bản dưới 5000 từ, có bản nhiều nhất lên tới 5200 từ. Phần nào là thật, phần nào là giả do người đời sau thêm vào, cũng là các vấn đề nan giải với các nhà nghiên cứu. Chưa nói đến nội dung rất mơ hồ và khó hiểu của nó. Dẫn chứng đơn giản nhất là ngay tựa cuốn sách của Nxb Đồng Nai 1996, do Giáp Văn Cường và Trần Kiết Hùng biên soạn và hiệu đính, đã cho thấy sự huyền vĩ và khó hiểu của tác phẩm này, khi nó được đặt tựa là "Lão Tử - Đạo đức huyền bí". Các học giả Trung Hoa từ thời Hán đến nay, đã tốn không ít giấy mực để phân tích và chú giải Đạo Đức Kinh, nhưng tất cả đều không thấu đáo. Có thể nói: cùng chung số phận với kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành, Đạo Đức Kinh cũng có một nội dung mơ hồ đến huyền vĩ cho cả các học giả Hán từ hàng ngàn năm qua và cả những học giả Tây phương hiện đại. Nhưng có điều Đạo Đức Kinh không phải là một hiện tượng có tính ứng dụng phổ biến như các sản phẩm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cho nên nó ít được quan tâm nhiều. Với một nguyên tắc nhất quán và có tính hệ thống trong nghiên cứu Lý học Đông phương của tôi là: "Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai". Từ nguyên tắc này, người viết đặt vấn đề và nguồn gốc của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo từ nền văn hiến Việt. Tất nhiên, bước đầu được coi là một giả thuyết và vấn đề còn lại là chứng minh cho giả thuyết này. III. Chử Đồng Tử - tác giả của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo. Trong truyền thuyết Việt nói đến Chử Đồng Tử sinh thời vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII, (Theo Truyền thuyết Hùng Vương - Thần Thoại Vĩnh Phú), nhà nghèo rất khổ sở . Tình cờ lấy công chúa Tiên Dung. Hai vợ chồng tự lập, Chử Đồng Tử đi ra biển, được truyền đạo. Khi về thuyết phục công chúa Tiên Dung cùng học đạo. Hai vợ chồng bỏ cơ nghiệp đi tu. Trên đường đi tìm thầy học đạo, gặp trời mưa, Chử Đồng Tử bèn lấy cậy gậy cắm xuống đất và đậy lên đầu gậy chiếc nón. Phút chốc hóa ra thành quách, cung điện, lâu đài, lập một cõi riêng của mình. Vua Hùng đem quân đến thì chỉ trong một đêm, toàn bộ thành quách, cung điện biến mất. Vùng đất của Chử Đồng Tử, Tiên Dung biến thành cái đầm và tương truyền chính là đầm Dạ trạch ở Hưng Yên ngày nay. Câu chuyện được người viết tóm tắt như vậy. Chung ta đều biết rằng: Chử Đồng Tử chính là một trong Tứ Bất Tử trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt. Bốn vị thánh bất tử trong văn hiến Việt, gồm: 1/ Tháng Gióng. Kỳ tích của Ngài là hiển linh chống giặc Ân cứu nước. 2/ Chử Đồng Tử. Kỳ tích của Ngài là người đầu tiên đắc đạo tu tiên ở Việt Nam. 3/ Tản Viên Sơn Thánh. Kỳ tích của Ngài là khuyên vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, để giữ gìn sinh lực của Việt tộc bảo vệ lưu truyền những giá trị căn bản của nền văn hiến Việt. 4/ Công chúa Liễu Hạnh. Kỳ tích của Bà là bảo vệ chân lý, ổn định xã hội. Ở đây chúng ta bàn sâu về Thánh Chử Đồng Tử. III. 1/ Về niên đại xuất hiện của Ngài Chử Đồng Tử. Truyền thuyết ghi rõ vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Căn cứ theo Hùng Triều Ngọc Phả của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá ghi như sau: "18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc". Như vậy, chúng ta thấy có điểm tương đồng về niên đại Ngài Chử Đồng Tử xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V, hoặc đầu thế kỷ thứ IV Trc CN. Đây là thời điểm tương đương với truyền thuyết về Lão Tử theo cổ thư chữ Hán. III.2/ Về lai lịch xuất xứ Theo Sử Ký thì Lão Tử xuất thân từ "làng Khổ, nước Sở". Theo truyền thuyết Việt Nam thì Ngài Chử Đồng tử cũng rất "khổ sở", đói rách, đến "cái khố không có mà mang". III.3/ Về nội dung liên quan đến Đạo giáo. Ngài Chử Đồng Tử đắc đạo với tư cách là một đạo sĩ với quyền năng pháp thuật, đã tạo ra một cõi riêng của mình. Dấu ấn của Ngài là cây trượng và cái nón, chính là hình ảnh cây nêu của người Việt cổ còn lại đến ngày nay. Cõi riêng của Ngài ở đây chính là Đạo giáo, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt cổ ở Nam Dương Tử, cội nguồn của truyền thống lên đồng ở Nam Triều Tiên, Nhật Bản hiện nay và ở Việt Nam, những di sản còn lại chính là tín ngưỡng Ngũ phủ Công Đồng, 36 giá đồng và đạo thờ Tứ Phủ trong văn hóa truyền thống Việt. Truyền thống này không phổ biến ở Bắc Dương Tử cho đến ngày hôm nay. Trong các bản văn chữ Hán thì Lão Tử được tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, có một cõi riêng trên Thiên Đình và là Thượng Đẳng thần chỉ sau có Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hiện tượng này tương đương truyền thống văn hóa Việt coi Ngài Chử Đồng Tử là một trong bốn vị thần bất tử của người Việt. Vì Ngài đã tạo ra một tín ngưỡng cho Việt tộc, để giữ hồn Việt qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử. III.4/ Hình tượng của Lão tử. Trong truyền thuyết từ các bản văn chữ Hán thì Lão Tử cưỡi trâu.Đây là một sinh vật không hề có ở Bắc Dương Tử, chí ít nó cũng không phổ biến ở Bắc Dương Tử thời Xuân Thu Chiến quốc. Hình tượng Lão Tử cưỡi trâu xanh, phải chăng chính là một sự nhắc nhở về cội nguồn Việt tộc ở Nam Dương Tử? III. 5/ Nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh. Nếu bốn nội dung trên chỉ là những hiện tượng tương đồng và chưa cho chúng ta một chứng cứ chắc chắn về luận điểm xác định Lão Tử chính là Chử Đồng Tử, vị thánh bất tử của Việt tộc, thì chính nội dung cuốn Đạo Đức Kinh lại đầy đủ khả năng chứng tỏ điều này. Trong truyền thuyết về cội nguồn Việt tộc và chính thức trong cuốn Việt Sử lược, đã nói về thời đầu lập quốc của Việt tộc, là "chính sự dùng lối thắt nút" - thì - trong Đạo Đức Kinh đã nhắc tới điều này. Có thể nói, trong bản văn cổ Đông phương thì chí có ba bản văn, mô tả "chính sự dùng lối thắt nút". Đó là : Việt sử Lược; Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh. Việt sử lược viết về sử Việt thì điều đó đã rõ ràng. Sự xác định của các bản văn cổ kinh Dịch và Đạo đức Kinh cũng nhắc tới điều này, cho thấy chúng hoàn toàn liên hệ đến cội nguồn Việt sử. Trong nội dung bản văn của Đạo Đức Kinh cũng nhắc tới Âm Dương: "vạn vật cõng Âm, bồng Dương". Âm Dương là khái niệm xuất hiện trong bản văn cổ nhất chính là kinh Dịch và các học giả Trung Quốc đã thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về Việt tộc (Thông tin về cuộc Hội thảo tại Bắc Kinh với sự tham dự của giáo sư Trần Ngọc Thêm). Nhưng ngay cả những dấu ấn gần gũi chỉ thẳng đến cội nguồn cuốn Đạo Đức Kinh thuộc về Việt tộc, cũng chưa phải là kết luật cuối cùng. Kết luận cuối cùng của người viết xác định rằng: Chỉ có truyền thống văn hóa sử Việt, nền tảng đích thực làm nên nội dung cuốn Đạo Đức Kinh, mới có thể mô tả được sự huyền vĩ của nó. Người viết trân trọng hứa với quý độc giả sẽ mô tả nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh, bí ẩn từ hàng ngàn năm qua, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được sáng tỏ tính chân lý. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ================= Tài liệu tham khảo: 1/ Hầu hết những cuốn Đạo Đức Kinh và liên quan đến Lão Tử, đã được in ra tiếng Việt. 2/ Thần tiên truyện. Nxb Đồng Nai 1996. 3/ 100 câu chuyện về Đạo Giáo. 4/ Sử Ký Tư Mã Thiên. 5/ Các sách của chính tác giả.1 like
-
Ngôn Ngữ Việt
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. Để mở đầu cho phần này, tôi lại giới thiệu vài điều về ông Phạm Công Thiện. Tôi vẫn không có ý kiến gì về những quan niệm của ông. Mà chỉ dẫn những luận điểm của ông như một nhận thức của một con người, được phổ biến như một thực tại khách quan. (Nguồn: Thư viện mở Wikipedia tiếng Việt) Như vậy quí vị cũng thấy rất rõ rằng: Ông Phạm Công Thiện đánh giá những thành tựu của nền văn minh thế giới bằng đơn vị thấp nhất trong nấc thang tiền tệ - Tính bằng xu. Nhưng ông phải vì nể sự minh triết lớn lao trong hệ thống ngôn ngữ Việt. Đấy là một quan điểm, một cái nhìn tồn tại khách quan thể hiện ở một con người là ông Phạm Công Thiện. Quan điểm đó, cái nhìn đó đúng hay sai chưa bàn vội. Nhưng nó đã tồn tại và phổ biến qua phương tiện được nhiều người biết đến là trang Thư viện mở Wikipedia. Tôi dẫn lời ông Phạm Công thiện chỉ là gây ấn tượng cho bài viết và nó không nằm trong hệ thống những luận cứ của tôi. Nhưng tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn này rằng; Một hệ thống ngôn ngữ cao cấp có khả năng dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ của nó. Nhưng những hệ thống ngôn ngữ thấp hơn không thể thực hiện được điều này. Đây là điều hiển nhiên. Và đấy cũng chỉ là một yếu tố. Vấn đề còn là: Một ngôn ngữ cao cấp có khả năng chuyển đổi, dung nạp tất cả các khái niệm của các hệ thống ngôn ngữ thấp hơn ra ngôn ngữ của nó. Nhưng các ngôn ngữ thấp hơn lại không thể làm được điều này với một ngôn ngữ cao cấp hơn nó. Đấy chinh là nguyên nhân để ngôn ngữ Việt có thể Việt hóa - qua cách phát âm Việt - trên 30. 000 ký tự Hán. Mà nó không bị Hán hóa về ngôn ngữ, sau khi đất nước Văn Lang của Việt tộc bị sụp đổ hàng ngàn năm. Điều này, cho thấy số lượng từ ngữ và cấu trúc nội hàm của ngôn ngữ Việt phải hết sức phong phú, nên mới có khả năng Hán hóa một số lượng ngôn từ Hán lớn như vậy, ra ngôn ngữ Việt. Chưa hết, những dấu ấn ngôn ngữ Việt mà các nhà ngôn ngữ học tìm thấy ở Nam Đảo, Việt Mường...Thực chất là những bằng chứng cho thấy ngôn ngữ Việt đã một thời bao trùm cả nền văn minh Đông phương và ảnh hưởng đến ngôn ngữ của các dân tộc sống gần nền văn minh Việt tộc và chịu ảnh hưởng của nó, qua những chính những dấu ấn còn lại từ hàng ngàn năm trước trong ngôn ngữ của họ. Lịch sử thăng trầm của nền văn minh Việt từ hàng ngàn năm trước, đã khiến cho nó tản mạn khắp nơi và ghi dấu ấn trong ngôn ngữ Việt Mường, Nam Đảo và cả ngôn ngữ Hán. Riêng về ảnh hưởng của ngôn ngữ Việt lên ngôn ngữ Hán, nhà nghiên cứu Lãn Miên đã trưng dẫn Thuyết Văn Giải Tự - một cuốn từ điển nổi tiếng của nền văn minh Hán - ra đời vào thế kỷ thứ I AC, có rất nhiều từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Việt. Sự ảnh hưởng của nền văn minh Việt lên văn hóa Hán, không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ. Trong Thiên Hiến Vấn, sách Luận ngữ, chính người được gọi là Khổng Tử - nhân vật nổi tiếng được coi là tạo dụng và ảnh hưởng lớn đến nền văn minh Hán - cũng đã phát biểu: Thế kỷ VII BC, chính là thời điểm mà "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng dồng khoa học quốc tế" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, khi họ cho rằng: Đấy là thời điểm xuất hiện quốc gia Văn Lang, mà họ gọi là "nhà nước sơ khai, cùng lắm là một liên minh bộ lạc" và "địa bàn sinh hoạt vỏn vẹn ở Đồng bằng Bắc Bộ" với những người dân "Ở trần đóng khố". Tất nhiên, để cho có tính logic tối thiểu của những cái đầu gọi là học giả ấy, họ phủ nhận luôn "người Man" mà Khổng tử nhắc đến là không nhằm chỉ người Việt ở Nam Dương Tử. Nhưng trong tiểu luận "Y phục thời Hùng Vương", tôi đã chứng minh rằng chính nền văn minh Việt với những di sản còn lại, ngay trên đất Việt hiện nay và ngay bây giờ - khi tôi đang gõ những chữ này - đã xác định nền văn minh Việt cổ xưa mặc áo cài vạt bên trái. Qua đó xác định rằng; Nền văn hiến Việt đã gấy một ảnh hưởng rất lớn đến chính nền văn minh Hán, từ hàng ngàn năm trước. Cụ thể: Ít nhất từ thế kỷ thứ VII BC. Chưa hết. Ngay trong Việt Sử Lược - cuốn sách được những học giả trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", tôn vinh gọi là "Đại Việt sử Lược" ấy - lấy ra làm dẫn chứng cho quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử , để xác định rằng: Thời Hùng Vương bắt đầu từ thê kỷ thừ VII BC. Nhưng cũng ngay trong Việt sử lược, lại có đoạn chép: Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang tiếp kiến Hùng Vương , đề nghị liên minh chống lại nhà Chu. Nhưng bị Hùng Vương từ chối". Tất nhiên, họ cũng đi gam "lờ" và không bao giờ nhắc tới đoạn này trong Việt sử Lược, trong các bài viết của họ khi nói tới Thời Hùng Vương. Một sự phủ định trắng trợn những bằng chứng khách quan của những học giả phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phải chăng, đấy là "cơ sở khoa học" của họ. Làm gì có chuyện một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" với "địa bàn hoạt động, vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng" lại hân hạnh được quốc gia bá chủ Trung Nguyên vào thế kỷ thứ V BC, tồn tại ở hạ lưu Nam Dương tử (cách đồng bằng Bắc bộ hàng vạn dăm, lại được wan tâm với tư cách là một liên minh quan trọng trong việc chống lại cả một đế chế!? Dẫn Việt sử lược, cũng mới chỉ là một hiện tượng làm ví dụ cho cái gọi là "cơ sở khoa học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận những giá trị của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Qua những dẫn chứng trên, mặc dù không phải là một chuyên đề về cội nguồn Việt sử - nhưng có thể nói rằng: Trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả cội nguồn văn minh Đông phương, đều xác định một chân lý bao trùm và giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng liên quan, đều chỉ thẳng đến Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tôi cũng xin nói luôn: Ngay cả những tri thức khoa học tiên tiến nhất, cũng không vượt thoát được những gía trị tri thức của nền văn minh Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì: Thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Xin lỗi! So với lý thuyết này, tất cả những gì có được của nền văn minh hiện đại, mới chỉ ở dạng bán khai. Tất nhiên, ngôn ngữ Việt vốn là hệ quả của một lý thuyết thống nhất, tất yếu nó phải là một hệ thống ngôn ngữ rất cao cấp và hàm chứa trong nó những giá trị của một nền văn minh cao cấp, chủ nhân của lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là điều giải thích cho một hiện tượng tồn tại khách quan là sự nhìn nhận của ông Phạm Công Thiện về hệ thống ngôn ngữ này. Có lẽ tôi phải nhắc lại rằng: Tôi không coi nhận định của ông Phạm Công Thiện như là một luận cứ chứng minh cho những luận điểm của tôi, theo kiểu "Ông Phạm Công Thiện đã nói..." như là một chân lý để biện minh cho luận điểm. Mà chỉ coi đó là một hiện tượng khách quan cần giải thích từ hệ thống luận điểm cho rằng: Ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ cao cấp có ảnh hưởng tới những ngôn ngữ của những nền văn minh liên quan đến nó. Tôi cũng xin phép nhắc lại một tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học, rằng: Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy được tính ưu việt của hệ thống ngôn ngữ Việt. Và cũng căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy rất rõ rằng: Sự phủ nhận truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, chỉ là sản phẩm của thứ tư duy "Ở trần đóng khố". Cũng căn cứ vào chuẩn mực này, chúng tôi xác định rằng: Ngôn ngữ Việt có tính hệ thống, tính nhất quán, tính quy luật và khả năng phát triển (Tính tiên tri) trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc. Điều này cũng giải thích được khả năng dung nạp và Việt hóa tất cả các ngôn ngữ khác trong hệ thống của nó. Còn tiếp1 like -
NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo. HỆ THỐNG CHỮ VIỆT CỔ CỦA NHÀ VĂN KHÁNH HOÀI Việc công bố hệ thống chữ Việt cổ của nhà văn Khánh Hoài đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Hầu hết các nhà nghiên cứu có tên tuổi đều tỏ ý phản bác và không công nhận, khiến đến nay nó bị "chìm xuồng". Trong các ý kiến phản bác thì đáng chú ý nhất là lập luận của Giáo sư Lê Trọng Khánh. Còn các nhà khoa học khác chỉ là phản bác chung chung, theo kiểu "chưa có cơ sở khoa học", hoặc là "ghi nhận tinh thần yêu nước"....Đối với các nhà khoa học khác, lập luận của họ không có gì để phải tranh luận. Vì họ không hề có luận điểm phản biện rõ ràng. Trên thực tế - thể hiện qua thông tin báo chí, họ chỉ lấy cái danh vị học thuật để phủ nhận chung chung. Những luận điểm phản bác loại này, tôi đã biện minh và phản biện trong một chủ đề riêng trên diễn đàn này, quí vị quan tâm có thể tham khảo theo đường link dưới đây: http://diendan.lyhoc...va-chu-viet-co/ Nhưng với giáo sư Lê Trọng Khánh, ông đưa ra luận điểm học thuật là: Hệ thống chữ Khoa đẩu của nhà nghiên cứu Khánh Hoài có nguồn gốc từ hệ thống chữ Tày - Thái. Đây là vị học giả duy nhất đưa ra luận điểm học thuật dể phản biện nhà nghiên cứu Khánh Hoài. Thực ra, trong bài viết của mình, tôi đã biện minh cho nhà nghiên cứu Khánh Hoài trước luận điểm của giáo sư Lê Trọng Khánh. Nhưng nó chưa mang tính hệ thống và tập trung. Nên tôi giành riêng bài này để thể hiện tính khoa học thật sự của hệ thống chữ Khoa đẩu của nhà nghiên cứu Khánh Hoài và chứng minh luận điểm của giáo sư Lê Trong Khánh chỉ xuất phát từ cái nhìn cục bộ. Giáo sư Lê Trọng Khánh là người có nhiều năm nghiên cứu về chữ Khoa Đẩu và ông có nhiều công trình nghiên cứu về loại chữ này. Ông là người tôi rất kính trọng, vì chính ông đã giới thiệu tôi với cơ quan văn hóa Lào Cai, để tạo điều kiện thuận lợi trong dịp khảo sát bãi đá cổ Sapa từ 15 năm trước. Ông cũng tặng tôi nhiều sách của ông nghiên cứu về chữ Việt cổ. Trong sự tranh biện học thuật này, tôi vẫn giữ sự kính trọng với ông, khi làm sáng tỏ chân lý của vấn đề. Trong phản biện học thuật, nhất là đối với một công trình có tính chất phục hồi những giá trị tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc như nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với một tính thần được gọi là "yêu nước" thì tôi nghĩ nó phải là một sự phản biện nghiêm túc của những người có bằng cấp và được gọi là học giả. Một sự phản biện nghiêm túc trong học thuật là: Người phản biện phải chỉ ra cái sai trong hệ thống luận cứ của công trình học thuật bị phản biện. Ở đây, qua đường link thể hiện những ý kiến của những học giả tên tuổi trên phương tiện truyền thông chính thống thì chỉ là sự phủ nhận trắng trợn với thái độ vô trách nhiệm, qua sự thể hiện không quan tâm đến văn hóa cội nguồn dân tộc, mà chí ít là chính họ cho rằng: "Thể hiện lòng yêu nước" của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Chẳng phải ngẫu nhiên, cá nhân tôi sử dụng chuẩn mực Việt sử 5000 năm văn hiến để đo tất cả mọi sự kiện, hiện tượng cho đến từng hành vi của con người trên thế gian. Cá nhân tôi, không phải dễ dàng chấp nhận ngay cả những công trình nghiên cứu có xu hướng chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến - Nếu như những công trình đó có những lập luận không chặt chẽ. Rất nhiều người công bố các công trình nghiên cứu của họ, chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, liên quan đến Lý học Đông phương. Nhưng từ nhiều năm nay, tôi vẫn chỉ trung thành với những phương pháp và luận điểm của mình. Ủng hộ một luận điểm sai về mặt học thuật, dù cùng có một mục đích, sẽ gây ảnh hướng rất lớn đến hệ thống luận điểm của tôi. Chưa nói đến việc nó thể hiện sự hồ đồ, dốt nát khi ủng hộ một luận điểm sai. Nhưng với vấn đề chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, tôi chiệm nghiệm rất kỹ. Tôi theo cụ Xuyền nhiều năm, từ 2007, qua những buổi trình bày của cụ, tìm hiểu và so sánh đối chiếu từ phương pháp nghiên cứu, tư liệu, những bằng chứng cụ dẫn và những luận cứ của cụ. Tôi được cụ tặng rất nhiều sách của cụ và những tư liệu liên quan, kể cả cuốn Tự điển Việt Bồ La. Khi tôi nhận thấy hệ thống luận cứ của cụ thật sự phù hợp với tính khách quan khoa học, tôi mới tích cực ủng hộ. Tôi bỏ sang một bên tất cả sự phản đối chung chung của những học giả vô trách nhiệm, quay lưng lại với cội nguồn văn hóa dân tộc. Ở đây, tôi chỉ trình bày sự biện minh của tôi với hệ thống chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền trước vấn đề được đặt ra của giáo sư Lê Trọng Khánh. Còn tiếp1 like