• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/02/2016 in all areas

  1. "Dị nhân" phản bác nghi ngờ của cụ Ngô Tất Tố về 5000 năm văn hiến 06/07/11 23:41Thảo luận (0) (GDVN) - "Dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói, tất cả các việc tiên tri, dự đoán đối với ông chỉ là phương tiện để chứng minh luận điểm về gần 5.000 năm văn hiến VN (GDVN) - Tâm sự với PV Giáo dục Việt Nam, "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, tất cả các việc tiên tri, dự đoán đối với ông chỉ là phương tiện để chứng minh luận điểm về gần 5.000 năm văn hiến Việt Nam. Đây cũng là đề tài khoa học ông đã dành tâm huyết cả một đời nghiên cứu. Phủ định Việt sử 5.000 năm là sai Hỏi đến nhận định về 5.000 năm Việt sử, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh hào hứng như được "gãi đúng chỗ ngứa". Ông cho biết: "Nền Lý học Đông phương bị thất truyền bởi một nền văn minh bị sụp đổ. Tôi luôn xác định rằng cội nguồn của nền văn minh này là nền văn minh Việt ở bờ nam sông Dương Tử với gần 5.000 năm văn hiến. Trước đây dân tộc Việt của chúng ta vẫn xác định lịch sử hơn 4.000 năm văn hiến. Điều này được khẳng định trong các quyển sử ít nhất từ thời nhà Lê đến nay. Tôi thì gọi là gần 5.000 năm, vẫn là những mốc đó nhưng chỉ là cách gọi khác nhau thôi. Thời chúng tôi đi học vẫn học Việt sử hơn 4.000 năm văn hiến. Hiến pháp năm 1992 cũng ghi trong lời nói đầu về lịch sử Việt Nam hơn 4.000 năm. Từ năm 1972 trở đi, một số nhà sử học trong nước lật lại vấn đề và đưa ra nghi vấn: Có thật Việt sử gần 5.000 năm văn hiến không? Xa hơn nữa, vào những năm 30 của thế kỷ trước thì trên báo Tao Đàn có đăng rải rác 1, 2 bài viết của cụ Ngô Tất Tố và cụ Đào Duy Anh đặt vấn đề nghi ngờ này. Tiếp đó là nhà sử học Trần Trọng Kim. Nhưng họ chỉ đặt vấn đề nghi ngờ và dừng lại ở đấy chứ không phủ định như các nhà nghiên cứu sử sau năm 1972. Với khả năng nhận thức của tôi, tôi nhận thấy tất cả các nhà sử học phủ định Việt sử 5.000 năm văn hiến là sai. Tất cả các luận cứ của họ chỉ dựa trên hoài nghi chứ không có luận cứ minh chứng hợp lý. Khi nghi ngờ thì người ta có quyền đặt ra nhiều giả thiết chứ không được phủ định. Họ phủ định chỉ căn cứ trên việc họ không nhìn thấy gì để chứng minh điều đó, chứ không phải họ chứng tỏ rằng họ có những bằng chứng chứng minh không có 5.000 năm văn hiến Việt". Tuy nhiên, họ lại đi quá xa khi đưa các giả thiết còn rất đáng nghi ngờ của họ vào các sản phẩm văn hóa Việt Nam chính thống như hình tượng thời Vua Hùng ở trần đóng khố - ngay trong sách giáo dục cho trẻ em. Hai cuốn sách của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngừng lại một chút để thở, "dị nhân" lại tiếp tục: "Một tiến sĩ Toán học ở Việt Nam nói rằng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì thời Hùng Vương tồn tại 2622 năm chia cho 18 đời vua thì mỗi vị vua thọ gần 150 tuổi. Vì thế là vô lý. Nói thật, chuyện này tư duy không khác gì việc lấy 3 con gà trừ đi 2 con vịt. Con số 2622 năm thời Hùng Vương là con số thực, còn con số 18 là con số ảo chưa chứng minh được có 18 đời Hùng Vương tồn tại trên thực tế hay không. Dùng một con số thực chia cho một số ảo đương nhiên sai. Chính vì thế người ta chỉ đặt ra sự nghi ngờ mà không chứng minh được họ đã nghi ngờ đúng. Việc họ đưa ra nghi ngờ chỉ là một giả thiết. Tôi cũng đưa ra một giả thiết, các giả thiết cần được công bố minh bạch ai giải thích hợp lý hơn thì phải được chấp nhận. Sự thật về nền văn minh đã sụp đổ? Cội nguồn của Lý học Đông phương là từ Việt sử 5.000 năm văn hiến. Chính các nhà sử học Trung Quốc thừa nhận có một nền văn minh vĩ đại bí ẩn ở nam Dương Tử đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Nền văn minh này sau khi sụp đổ thì nằm rải rác trong dân gian và bị thất truyền. Lạc Việt độn toán chính là 2 mảnh thất truyền (Lục Nhâm và Bát Môn) được ghép lại với nhau để hoàn chỉnh lại một phương pháp dự báo. Nhưng đó cũng chỉ là phương tiện để tôi chứng minh Việt sử 5.000 năm văn hiến chứ tôi không khoe khoang gì chuyện bói toán cả. Tôi sẵn sàng nhận mình bói sai ngay – vì đó là kết quả thực hành một phương pháp – mà thực hành thì luôn hàm chứa sai số. Cái tôi nghiên cứu là phương pháp bói và đằng sau phương pháp bói đó là một chân lý". Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định mình không thể tự nhiên dựng đứng lên câu chuyện Việt sử gần 5.000 năm văn hiến. Để bảo vệ được quan điểm của mình, ông phải chứng minh mình đúng và những người khác sai. Theo hướng dẫn của ông, chúng tôi đã vào mục Cổ Văn hóa sử trên diễn đàn Lý học Đông phương và đọc được nhiều bài viết của ông về vấn đề này. "Dị nhân" khẳng định đầy tin tưởng: "Tôi đã phản biện từ GS Trần Quốc Vượng đến GS Phan Huy Lê. Người ta đồn rằng tôi chỉ căn cứ vào truyền thuyết để chứng minh lịch sử Việt Nam là hoàn toàn sai. Tôi không bao giờ căn cứ vào truyền thuyết mơ hồ mà tôi căn cứ vào những di sản phi vật thể cụ thể còn lại của thời kỳ đó". Ông kể lại: "Tôi đã có lần hân hạnh được gặp GS Trịnh Sinh cách đây 6 - 7 năm. Ông Trịnh Sinh có nói là những ý kiến của tôi không có bằng chứng khảo cổ. Tôi hỏi lại GS Trịnh Sinh là những di vật khảo cổ có phải là bằng chứng duy nhất chứng minh lịch sử không. GS Sinh trả lời là không. Cách đây khoảng 80 - 100 năm, khi khảo cổ chưa được coi là bằng chứng khoa học thì người ta nghiên cứu lịch sử chỉ căn cứ vào những văn bản và phân tích trên cơ sở văn bản. Sau này khảo cổ được công nhận thì người ta xếp khảo cổ là một trong những bằng chứng khoa học để nghiên cứu những tồn nghi trong lịch sử. Theo tìm hiểu của tôi thì năm 2005 tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc thừa nhận những di sản văn hóa phi vật thể là bằng chứng quan trọng của văn minh loài người. Tôi có thể nói rằng chúng tôi đã thực hiện tinh thần này trước 5 năm khi nghiên cứu và dùng những bằng chứng di sản phi vật thể để chứng minh cho Việt sử gần 5.000 năm. Tất nhiên, bằng chứng phi vật thể cũng không phải bằng chứng duy nhất mà người ta phải tổng hợp tất cả mọi hiện tượng cả từ khảo cổ, văn bản, các luận điểm khác nhau… để đưa ra một giả thiết khoa học hợp lý nhất thì đó mới là giả thiết hợp lý cuối cùng. Khi một giả thiết bao trùm lên tất cả các vấn đề, giải thích được tất cả những vấn đề đó một cách hợp lý, có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh thì giả thiết đó được coi là đúng. Ít nhất đến lúc này, tôi giải thích được tất cả các vấn đề liên quan đến hiện tượng Việt sử gần 5.000 năm văn hiến. Tôi giải thích từ cái nhỏ nhất là câu vè Chi chi trành trành hay tranh dân gian "Đàn lợn" đến cả lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tôi đã in đến 7, 8 cuốn sách về vấn đề này". Đến thời điểm này, mỗi ngày nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn theo thói quen tỉnh giấc từ 3 giờ sáng để lại ngồi vào bàn viết và nghiên cứu. Ông ngủ rất ít, chỉ lúc nào mệt quá thì mới chợp mắt một chút. Ổng bảo còn chút sức khỏe nào, ông sẽ dành cả cho Lý học phương Đông để chứng minh đến tận cùng Việt Nam ta có 5.000 năm văn hiến. Nguyễn Huệ
    3 likes
  2. ĐẦU XUÂN CHÉM GIÓ Bắt đầu từ bài viết này.... =============================== Phải công nhận thày phong thủy nổi tiếng của Tàu - ông Chen Shuaifu, chủ tịch Hiệp hội phong thủy Trung Quốc - phân tích dở ẹc. Đầu tiên chúng ta xem xét câu này: Sai bét! Nghe lão Gàn phán đây. Làm gì có chuyện TT Obama và Chủ tịch Tàu Tập đồng hạng với nhau như vậy được?! 1/ Tổng Thống Obama: ngài tuổi Tân Sửu, Âm nam, Thiên can Tân, mạng Thổ và Địa chi Sửu - Mộ của Thủy (Hợi/ Tý/ Sửu), Tương quan với Bính Thân, ta có công thức như sau: a/ Về Thiên can: Bình Tân hợp số thuộc hành Mộc trên Hà Đồ. b/ Về Vận khí: Tân Sửu mạng Thổ, khắc Bính Thân Thủy (Theo Lạc thư hoa giáp). c/ Về Địa chi: Sửu /Thân tuyệt mạng. Nhưng vì là Mộ của Thủy, nên tính sinh xuất Thân Kim không mạnh. Ngược lại phần nào được Thân/ Kim sinh Sửu Một của Thủy. Xét về Thiên Can thì ngài Obama năm tới gặp rất nhiều sự đồng thuận trong các quyết định của ngài, so với các năm trước. Mặc dù để có những kết quả tốt cuối cùng này, ngài Obama phải tranh đấu chật vật. Về sức khỏe có phần giảm sút, vì Địa chi tuyệt. Nhưng nhìn chung TT Hoa Kỳ Obama đạt được nhiều thành tựu trong năm Bình Thân. Ngài sẽ có nhiều bài diễn văn và bài nói gây ấn tượng. Nói chung tốt. 2/ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: ngài tuổi Quý Tỵ, Âm Nam, Thiên Can Quý thuộc Thủy, Mạng Hỏa theo Lạc thư hoa giáp (Sách Lục thập hoa giáp của Tàu còn lại là mạng Thủy), Địa chi Tỵ thuộc Âm Hỏa. Tương quan với Bính Thân ta có công thức sau: a/ Về Thiên Can: Quý phá Bính. Đây là điểm bất lợi nhất của ngài Tập. Tương tự như việc bẻ nạng chống trời. Tuy là bậc quân vương, nhưng không thể Quý Thủy cá nhân chống lại được Hỏa Khí của Thiên Can - tức sức mạnh vũ trụ. Ngay yếu tố này có thể xét đoán ngay là năm Bính Thân là một năm rất chật vật của ngài Tập về khá nhiều phương diện, từ kinh tế, đối ngoại..... b/ Về Vận Khí: Mạng khí Hỏa của ngài Tập bị thủy Khí của năm Bính Thân khắc. Tuy không khắc sát, vì Dương Thủy không khắc sát Âm Hỏa. Nhưng vẫn là yếu tố không thuận lợi cho ngài Tập. c/ Về Địa chi: Ngài Tập tuy có thuận lợi là Tỵ/ Thân nhị hợp. Nhưng vẫn nằm trong tứ hành sung và Tỵ theo Việt Dịch thuộc Khôn Thổ sinh xuất Thân Kim. Bởi vậy, một trong những sự kiện gây nhức đầu cho ngài Tập chính là sự xuống dốc của kinh tế Trung hoa Lục địa. Bởi vậy, làm gì có chuyện đồng hạng giữa hai vị cầm đầu quốc gia này. Đúng là Phoengshui Tàu "dở hơi nhưng biết bơi". Bởi vậy! Lãnh đạo Tàu cấm đảng viên của họ xem phoengshui Tàu là phải. Hãy chờ xem.
    2 likes
  3. Obama sẽ ra thông điệp cứng rắn với Trung Quốc khi họp cùng ASEAN 16:10 ngày 10 tháng 02 năm 2016 Nhà Trắng tiết lộ Tổng thống Barack Obama tuần sau sẽ đưa ra thông điệp với Trung Quốc rằng tranh chấp ở Biển Đông không thể được giải quyết bằng cách nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: AP Tổng thống Mỹ Obama sẽ họp với các lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands, California vào ngày 15 và 16/2. Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của Obama, cho biết tổng thống sẽ nhắc lại rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nơi Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, phải được xử lý thông qua đàm phán và đúng với quy định quốc tế. Mặc dù Trung Quốc không tham gia cuộc họp, trợ lý của ông Obama nói rõ rằng hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ là một trong những nội dung bàn thảo chính của hội nghị thượng đỉnh. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối quốc tế. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. "Tổng thống sẽ kêu gọi tất cả bên tranh chấp ngừng bồi đắp, cải tạo, xây dựng cơ sở mới và quân sự hóa" ở Biển Đông, Reuters dẫn lời Dan Kritenbrink, cố vấn châu Á hàng đầu của Obama, cho biết. Theo ông Rhodes, một phần thông điệp của Obama tại hội nghị sẽ là sự cần thiết "phải tránh việc giải quyết tranh chấp bằng cách nước lớn bắt nạt nước nhỏ", duy trì tự do hàng hải và tránh hành động quân sự "thiếu thận trọng và không cần thiết" ở Biển Đông. Các quan chức Mỹ nhấn mạnh hội nghị tuần tới nhằm củng cố quan hệ kinh tế và an ninh với Đông Nam Á, khu vực mà ông Obama coi là một trong những trọng tâm của chính sách "tái cân bằng" ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, tổng thống Mỹ sẽ thông báo cho các lãnh đạo Đông Nam Á về những nỗ lực tăng trừng phạt quốc tế với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa. Theo VnExpress ============================= Cái model nó phải vậy thôi. Chứ không lẽ cứ đem máy bay, tàu thủy lượn lờ mãi và Bắc Kinh cứ cực lực phản đối thì thiệt hại về phía Hoa Kỳ vì tốn dầu. Mặc dù bây giờ giá dầu cũng rẻ. Biển Đông năm nay sôi sùng sục.
    2 likes
  4. Thế giới / Tin tức 24h Mỹ hoảng loạn khi Nga-Nhật kí hiệp ước? (Tin tức 24h) - Việc Nhật Bản có những động thái bắt tay và cải thiện mối quan hệ với Nga đang khiến Washington lo lắng, dè chừng. Nhật Bản lên kịch bản Senkaku bị đánh chiếm Phương Tây bối rối vì chiến tranh phi truyền thống của Nga Nhật Bản muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga Trong thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo tổng kết năm 2015 cho rằng lãnh đạo Nga và Nhật Bản cần tổ chức cuộc gặp cấp cao trong năm 2016 để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đối với khu vực Quần đảo Kuril (phía Nhật Bản gọi là khu vực lãnh thổ phương Bắc). Theo ông Abe, cuộc đối thoại cấp cao Nga - Nhật là hết sức cần thiết đối với việc giải quyết các vấn đề còn đang bế tắc trong việc thúc đẩy ký kết Hiệp ước hòa bình Nga-Nhật. Thủ tướng Nhật khẳng định sẽ nỗ lực không ngừng để Tổng thống Putin thực hiện một chuyến thăm cấp cao đến Nhật Bản năm 2016. Trong một diễn biến khác, trước khi đón năm mới 2016, Đại sứ mới của Nhật Bản tại Nga là Toesisa Kodzuki đã đến Moskva. Nhật Bản muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga Trong bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Ria Novosti của Nga, Đại sứ mới của Nhật tuyên bố sẽ cố gắng thúc đẩy các cuộc đối thoại chính trị ở các cấp độ khác nhau để thúc đẩy hợp tác Nga-Nhật Bản trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ tự do cầm quyền, đồng thời là cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Masahico Komura cũng lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm 4 ngày đến Nga trong tháng 1/2016. Theo dự kiến, ông Komura sẽ có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hạ viện Nga Sergey Naryshkin để thảo luận hợp tác kinh tế giữa hai nước và khẳng định mong muốn chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Kuril. Ngoài việc lên các phương án về một cuộc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo 2 nước, Moskva cũng khẳng định sẵn sàng trao đổi các biện pháp giảm bớt các thủ tục liên quan đến cấp visa, thậm chí có khả năng sẽ thực hiện quy chế miễn thị thực cho công dân Nhật Bản. Theo Đại sứ Nga tại Tokyo Evghenhi Afanasev, trong năm 2016, Nga sẽ “cởi mở để đối thoại với Nhật Bản ở tất cả các cấp độ”. “Vấn đề này vẫn cần bàn bạc thêm nhưng chúng tôi đã sẵn sàng”- ông Afanasev khẳng định. Đại sứ Nga cũng để ngỏ khả năng Tổng thống Putin sẽ đến thăm Nhật Bản trong thời gian tới đồng thời nhấ mạnh mối quan tâm chính hiện không phải là thời hạn của chuyến thăm mà là kết quả của chuyến thăm và các dự án sẽ được đề cập đến. Mỹ sẽ tìm cách phá rối? Rõ ràng Nga và Nhật Bản đang có nhiều động thái tích cực nhằm xóa bỏ những khoảng cách, mâu thuẫn để cùng nhau giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên cái bắt tay của Nga – Nhật đang khiến Washington hết sức lo lắng, dè chừng. “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga. Tuy nhiên, xét bối cảnh các lệnh cấm vận của Mỹ và EU chống Nga bị kéo dài đến tháng 7/2016 thì rõ ràng Mỹ không muốn mối quan hệ Nga-Nhật được cải thiện”- chuyên gia về hợp tác Nga-Nhật, Chủ tịch Hội đồng kinh tế Đông Bắc Á, giáo sư danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga Susumu Yosida nhận định. Giới phân tích cho rằng, Mỹ sẽ lợi dụng những mâu thuẫn, xung đột của Nhật Bản với các nước trong khu vực để gây sức ép ngăn chặn việc hợp tác này hoặc chí ít là lùi thời gian hợp tác giữa Nga – Nhật. Đầu tiên đó là những căng thẳng Nhật Bản – Trung Quốc xung quanh các hòn đảo Sensaku/Điếu ngư giữa hai nước này. Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo và thời gian gần đây đều triển khai lực lượng vũ trang ở khu vực gần các đảo. Giới phân tích dự đoán nhiều khả năng Mỹ sẽ dùng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc Nga - Nhật bắt tay nhau. Những căng thẳng giữa 2 quốc gia này chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt và ngày càng được đẩy lên cao hơn nữa. Trong khi đó Mỹ, nước gắn kết với Nhật Bản bằng hiệp ước bảo vệ lẫn nhau sẽ dựa vào điều này để mặc cả và ra sức ép với Tokyo. Bên cạnh đó, nhiều khả năng Washington sẽ tiếp tục phản ứng với việc Tokyo đảm đương vai trò an ninh lớn hơn. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây của Viện Pew cho kết quả 47% số người Mỹ được hỏi nói rằng họ hoan nghênh một sự thay đổi của Nhật Bản, một phần để chia sẻ gánh nặng tài chính và hậu cần với Mỹ. Tuy vậy, cũng có tới 43% tin rằng, với lịch sử gây hấn của mình, Nhật Bản nên bị hạn chế về quân sự. Chính vì vậy, một khi chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe bắt tay với Nga, nhiều khả năng Nhà Trắng sẽ khoét sâu vào những quan điểm trái chiều này để tạo thêm áp lực buộc Tokyo phải thay đổi quyết định của mình. Long Vương (Tổng hợp) ======================= Hì! Thấy vậy mà không phải vậy. Nhưng thôi, chuyện thiên hạ, chẳng ảnh hưởng gì đến ngày mùng ba Tết của lão Gàn. Lão chúc cho Nga Nhật sống trong sự tin cậy và một hiệp ước hòa bình.
    2 likes
  5. NGÔN NGỮ VIỆT Tôi xin được mở đầu bài viết thể hiện cái nhìn của tôi về ngôn ngữ Việt, qua sự trích dẫn quan điểm của ông Phạm Công Thiện trên thư viện mở Wikipedia: Cái nhìn của ông Phạm Công Thiên đúng hay sai, được "khoa học công nhận" chưa thì chưa bàn vội. Tôi giới thiệu đoạn trích dẫn này chỉ như là một hiện tượng xác định sự minh triết của ngôn ngữ Việt từ ông Phạm Công Thiện - một nhân vật được giới thiệu trên thư viện mở - chắc hẳn phải thông minh hơn nhiều so với Thiên Sứ tôi. Một hiện tượng thứ hai tôi dẫn ra đây là cái tên cổ của đường Thanh Niên bên Hồ Tây và hồ Trúc Bạch ở Hanoi. Cái tên ấy bây giờ người ta gọi là "Cố (cố gắng) - Ngự (phòng ngự)". Nhưng trước đây từ đời cụ kỵ của tất cả những người dân Hanoi sinh ra ở cõi Tràng An, đều gọi là "Cổ (Cổ xưa) Ngư (Cá)". Vậy tại sao nó là thành "cố ngự"? Cái sự tích nó là thế này: Vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, có một vị sĩ phu Bắc Hà nào đó (lâu quá tôi quên mất tên vị này) phán rằng: Cổ Ngư thực ra là hiểu nhầm từ văn bản tiếng Pháp vốn ghi âm tiếng Việt không có dấu nên ghi là "Co ngu" và các cụ Nho nhà ta đã phiên âm là "Cổ Ngư". Chứ thật ra nó là "Cố Ngự" . Căn cứ vào một số nhà ngâm cứu thì cái đường gọi là "Cổ Ngư" đó, thực chất ngày xa xưa là một quãng đê. Vậy chắc chắn nó là "Cố ngự" rồi. Tức là quãng đê này cố gắng chống lại Hà Bá sông Hồng , mỗi khi ngài dâng nước nổi cơn thịnh nộ. Chà! Có lý! Thế là từ đó người ta cứ thế mà phang khi nói đến tên cổ của đường Thanh Niên là "cố ngự" như là một sản phẩm của kiến thức hàn lâm, đã được "khoa học công nhận". Ngày ấy, tôi chỉ là một gã thanh niên mới lớn, đọc báo thì biết vậy, chứ cũng chẳng đủ hiểu biết để ý kiến , ý cò gì. "Cổ Ngư" hay "cố ngự" thì cũng chẳng làm phai mờ mối tình đầu dang dở của tôi. Lúc ấy, như nhiều gã thanh niên mới lớn, tôi quan tâm đến mối tình của tôi hơn nhiều thứ trên đời. Nhưng bây giờ, tình đã nhạt phai, ngồi ngẫm lại về ngôn ngữ Việt, tôi mới thấy tính hệ thống và nhất quán của ngôn ngữ cao cấp nhất trong văn minh nhân loại, chính là ngôn ngữ Việt. Và phải bắt đầu từ một địa danh này. Tôi xin bắt đầu từ "Co Ngu". "Co ngu" là phiên âm tiếng Tây từ tiếng Việt thì đúng quá rồi. Nhưng nếu thêm dấu để nó thành "Cố Ngự" thì có thế thêm dấu thành rất nhiều chữ khác. Thí dụ: "Cò (Con cò) ngủ"; "Cỗ Ngự"; "Có Ngu" và tất nhiên là có cả "Cổ Ngư" nữa. Bây giờ, theo cái nhìn của tôi thì cần đặt lại vấn đề đường Thanh Niên bây giờ có phải ngày xửa, ngày xưa là con đê chắn nước không? Theo tôi hoàn toàn không! Bởi vì đê chắn sóng sông Hồng thì phải chạy dọc theo sông Hồng. Cho dù ngày xưa, rất xưa Hồ Tây được coi là một nhánh của sông Hồng thì cũng chằng ai mần một con đê chắn ngang Hồ Tây và chia đôi nó thánh Hồ Trúc Bạch cả. Khi mà con đê sông Hồng chạy sờ sờ bên kia Hồ Tây. Hơn nữa, tôi nhận thấy rằng: Chùa Trấn Quốc có từ trước cả thế kỷ XV. Trước đây nó vốn là hành cung của vua Lê. Sau này, dùng làm nơi để đưa những cung nữ có lỗi ra đấy. Cuối cùng nó mới thành chùa (Theo Doãn Kế Thiện - "Cổ tích và thắng cảnh Hanoi" Nxb Văn Hóa 1959). Vậy thì cái đê "cố ngự" ấy lập nên để làm gì khi con đường vào chùa Trấn Quốc phải có từ rất lâu, ít nhất từ hàng trăm năm trước vào thời Lê Trịnh. Chứ không lẽ bơi thuyền vào cung? Giả sử nó thật sự là con đê gì đó thì nó cũng chỉ là đê phụ sau đê sông Hồng, Nhưng đê phụ thì phải trước mặt đê chính chứ không thể sau đê chính để "cố ngự" cả. Hơn nữa, cái vô lý nó ở chỗ này: chẳng bao giờ cùng một danh từ mô tả một địa điểm, lại nửa nôm, nửa Nho như cái tên "Cố Ngự" cả. Vấn đề này tôi xin liên hệ với một hiện tượng là nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi lập am ở Hồ Tây thì bà lấy tên là "Cổ Nguyệt" - Trăng xưa. Những địa danh ở quanh vùng đất Thăng Long xưa, có rất nhiều địa danh mang chữ đầu là "Cổ", như: Cổ Bi, Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Mễ.... Vậy vùng đất Thăng Long xưa có dịa danh "Cổ Ngư" hoàn toàn hợp lý trong sự nhất quán và tính hệ thống với các địa danh gần gũi liên quan. Và quan trọng hơn cả, khi cụ Doãn Kế Thiện - người sống qua hai thế kỷ XIX và XX - trong tác phẩm của mình vẫn gọi là "Cổ Ngư". Vậy Tây nó phiên âm tiếng Việt từ chữ "Cổ Ngư" hay "cố ngự"? Khi chính cụ - một học giả cổ xưa vẫn gọi là "Cổ Ngư". Tức là địa danh Cổ Ngư đã có từ trước cả thời Tây xâm lược nước ta và "co ngu" không thể là "Cò ngủ", "có ngu", hoặc "Cố ngự", mà chính là "Cổ Ngư" Với địa danh "Cổ Ngư" vừa mang tính nhất quán về tính hệ thống của chữ Nho trong địa danh "Cổ" - xưa cũ, "Ngư" - cá. Chứ không như cái địa danh suy luận không có "cơ sở khoa học" là "cố ngự", nửa nôm, nửa Việt Nho - Thói quen gọi là từ Hán Việt - này. Vấn đề được đặt ra mà tôi muốn trình bày với bạn đọc là: tính nhất quán và tính hệ thống của tiếng Việt - ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử nhận thức được của văn minh nhân loại mà tôi xin tiếp tục trình bày dưới đây, để chứng tỏ rằng: Ngôn ngữ Việt trong đó bao hàm chữ Việt, không phải thích thì đổi loạn cào cào. Còn tiếp
    1 like
  6. Dầu tụt dốc không phanh, rúp Nga thảm hại (Tài chính) - Giá dầu đã tụt dốc xuống dưới 30 USD/thùng, đồng nội tệ Nga cũng giảm giá thảm hại trong khi giá vàng thế giới đột ngột tăng giá sau nhiều ngày chìm. Chỉ Mỹ cứu được giá dầu: Vì sao Mỹ khó hành động? Nga hết sức chịu đựng giá dầu: Khó bắt tay với OPEC Giá dầu trong phiên giao dịch ngày 8/2 đã tiếp tục trượt giá, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã xuống ngưỡng dưới 30 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng Ba giảm 1,2 USD, tương đương 3,9%, xuống 29,69 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Tư hạ 1,18 USD, hay 3,5%, và đóng cửa phiên này ở mức 32,88 USD/thùng. Thị trường dầu mỏ vẫn trong trạng thái dư cung. Ảnh: Reuters Đây là biểu hiện đầu tiên về giá dầu sau khi hai nước chiếm thị phần lớn nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tuyên bố không cắt giảm sản lượng trong thời gian tới. Bộ trưởng Dầu mỏ của hai nước Saudi Arabia và Venezuela, 2 thành viên của OPEC đã thảo luận về vấn đề bình ổn thị trường song không đưa ra phương án cắt giảm sản lượng hay tổ chức một phiên họp khẩn của OPEC liên quan tới việc giá dầu thấp lần này. Trong khi đó, hồi cuối năm 2015, khả năng Nga và OPEC có thể cùng ngồi lại thảo luận về khả năng cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu trong một khoảng thời gian ngắn được đồn đoán song hiện vẫn chưa có động thái nào cho thấy cuộc đàm phán trên sẽ diễn ra. Đồng nội tệ Nga sụt giá mạnh Đồng thời, theo những tín hiệu mới nhất từ thị trường Nga, đồng nội tệ của nước này đang sụt giá tới mức thảm hại. Không chỉ có đồng nội tệ, cả nền kinh tế của nước này cũng đang đứng trước một vực sâu khi giá dầu vẫn ở mức không thể thấp hơn trong cả vài thập kỷ qua. Đồng rúp Nga mất giá sâu. Ảnh: Bloomberg Nga hiện được cho là nước thứ 2 trên thế giới sau Argentina là nước có đồng nội tệ sụt giá nhanh nhất. Nguyên nhân chính khiến đồng rúp ngã nhào đến từ việc giá dầu thô thế giới giảm sâu. Hiện mức lạm phát của Nga đã lên tới gần 13%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 6%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng thì đã tăng lên gấp 4 lần so với mức mà ngân hàng trung ương Nga dự kiến là 4%. Việc giá dầu tiếp tục có xu hướng giảm cũng đồng nghĩa với việc lạm phát có thể sẽ còn tăng hơn nữa. Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina thì tuyên bố hồi giữa tháng 1 rằng sẽ không can thiệp vào thị trường tiền tệ trừ phi biến động tỷ giá đồng Rúp đe dọa sự ổn định của ngành ngân hàng Nga. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nga đang không có ý định ngăn cản đà mất giá đồng nội tệ, hoặc là không đủ sức để làm điều đó, khi mà quỹ dự trữ của Nga cũng đang bị sụt giảm mạnh và buộc chính phủ nước này cắt giảm chi tiêu trong hàng loạt các lĩnh vực như y tế hay giáo dục. Giá vàng tăng đột ngột Trong khi Nga đang vất vả với giá dầu và đồng rúp sụt giá, thị trường vàng thế giới đang có cơ hội tăng giá mạnh. Vàng được hưởng lợi rất nhiều từ các dòng chảy an toàn, do quan ngại nền kinh tế Mỹ, kinh tế toàn cầu sẽ kìm kẹp thị trường. Tăng trưởng toàn cầu yếu hơn dự kiến đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trở lại trên băng ghế dự bị và không nâng lãi suất ở tất cả trong năm 2016. Ngày càng có nhiều kỳ vọng FED không tăng lãi suất đã đẩy đồng đô la Mỹ xuống thấp hơn, từ đó hỗ trợ giá vàng. Những số liệu kinh tế đáng thất vọng thời gian gần đây, nhất là từ Mỹ và Trung Quốc, cũng khiến thị trường tài chính đồn đoán Fed có thể không nâng lãi suất 4 lần trong năm nay như dự kiến trước kia, thậm chí còn cho rằng FED chỉ nâng lãi suất 1 lần trong năm 2016 này. Vàng tăng giá đột ngột sau nhiều ngày chìm. Ảnh: Người đưa tin Giá vàng trên sàn Kitco thời điểm 6h30 sáng 9/2 (theo giờ Việt Nam) đang duy trì mức 1.192,70 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng đạt 1.200,6 USD/ounce, cao nhất kể từ 22/6/2015. Giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex tăng mạnh 40,2 USD, tương ứng 3,5%, lên 1.197,9 USD/ounce, ghi nhận mức tăng tốt nhất kể từ tháng 12/2014 và cao nhất kể từ 19/6/2015. Tâm lý tích cực còn được thể hiện ở tốc độ mua vào của các quỹ ETF vàng. Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Sáu 5/2 tăng 0,7% lên 698,46 tấn. Giá vàng đột ngột tăng sau hôm 8/2, giá vàng thế giới đi xuống, trong bối cảnh đồng USD mạnh lên sau báo cáo khả quan về thị trường lao động Mỹ. Hài Nhi (Tổng hợp) ========================= Kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 'bốc hơi' mạnh (Tài chính) - Kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tiếp tục bị thu hẹp khi giảm tới 99,47 tỷ USD xuống còn 3.230 tỷ USD tính đến cuối tháng 1/2016. Kinh tế Trung Quốc ảm đạm: Việt Nam nên phản ứng nhanh Kinh tế Trung Quốc ngày càng ốm yếu Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), sự sụt giảm của kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc trong tháng 1/2016 vẫn thấp hơn mức giảm 107,9 tỷ USD trong tháng 12/2015 - tháng ghi nhận có mức giảm kỷ lục từ trước tới nay. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải vật lộn để ngăn đà giảm giá của nhân dân tệ bằng cách "đốt" dần lượng dự trữ ngoại hối để giảm sự biến động của nội tệ. Zhao yang, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura Holding, nhận định, khi các dòng vốn chảy đi, rất khó để PBOC ngăn sự sụt giảm của dự trữ ngoại hối. PBOC không muốn NDT mất giá quá nhanh. Đó là lý do vì dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh như vậy. Dự trữ ngoại hối đã giảm khoảng 420 tỷ USD trong 6 tháng qua và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2012. Kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cạn dần một phần là do PBoC liên tục rót thêm tiền vào nền kinh tế trong những tháng đầu năm. Mới nhất là ngày 6/2 PBoC đã "bơm" 110 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 16,7 tỷ USD, vào hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở để tăng tính thanh khoản trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ông Rajiv Biswas, kinh tế trưởng về châu Á-Thái Bình Dương của tập đoàn tư vấn IHS Global Insight, nhận định: “Mặc dù quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn còn rất lớn nhưng tốc độ suy giảm nhanh chóng trong những tháng gần đây là xu thế không bền vững”. Trong khi đó, giới chức trách Trung Quốc lo sợ sự mất giá đồng nội tệ có thể gây bất ổn cho nền kinh tế trong nước. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang gánh những khoản nợ tính bằng USD trong khi đồng nhân dân tệ mất giá có thể gây ra không ít vấn đề dẫn đến việc một số công ty phá sản. Mối lo ngại kinh tế Trung Quốc chậm lại, tài sản sẽ nhanh chóng bị mất giá đã thôi thúc các nhà đầu tư bán tháo các tài sản định giá bằng đồng nhân dân tệ để mua các tài sản định giá bằng USD. Trong tháng 12/2015, dòng tiền chảy khỏi Trung Quốc đã lên tới 158,7 tỷ USD và tính riêng trong năm 2015, dòng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế thứ 2 thế giới đã lên tới hơn 1.000 tỷ USD, gấp 7 lần năm 2014. Nhằm ổn định tình hình trên, Trung Quốc đã tung USD để mua đồng nhân dân tệ. Bình luận về sự sụt giảm dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, nhà kinh tế kỳ cựu George Magnus cho rằng có sự "nhầm lẫn" trong chính sách ngoại hối của Trung Quốc. "Rõ ràng điều này không thể kéo dài", chuyên gia này nhận định. An Nhiên (Tổng hợp) ========================= Bởi vậy, cái này lão Gàn nói lâu rồi: "Chiến tranh kinh tế đã xảy ra". Lão nói điều này trước cả khi giá dầu giảm. Nhưng đây là cuộc chiến với một đối thủ vô hình. Nhưng thôi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Việt sử 5000 năm văn hiến mà không xong thì còn lắm chuyện. Xin xem hồi sau sẽ rõ.
    1 like
  7. ĐẦU NĂM KHAI BÚT Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. ĐẠO GIÁO & CHỬ ĐỒNG TỬ Một tôn giáo cổ xưa rất phổ biến của nền văn minh Đông phương, trước khi đạo Phật lan tỏa trong nền văn minh này, đó chính là Đạo Giáo. Theo truyền thuyết và các bản văn cổ thì có vẻ như Đạo Giáo ra đời từ khoảng 500 năm, trước CN, Lão Tử sáng lập, hoặc chí ít ông được người đời sau tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, thủy tổ của Đạo Giáo. Với danh xưng này có thể hiểu là một người đứng đầu (Quân) của những người đạt đến sự tột cùng của sự sống (Lão) và vượt lên trên cả cái cao nhất (Thái Thượng). Nhưng Lão Tử là ai và nội dung Đạo Đức kinh là gì, bản chất và ảnh hưởng của Đạo giáo trong nền văn minh Đông phương như thế nào, lại là vấn đề cần bàn. I. Xuất thân của Lão Tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (Nxb Văn Học 1988/ Tài liệu được dịch từ Thương vụ ấn thư quán Thượng Hải 1936), có hẳn một truyện viết về Lão Tử, có tựa là: Truyện Lão Tử. Trong đó, nhà sử học nổi tiếng viết như sau: "Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở; họ Lý, tên Nhĩ, tện thụy là Đam. Ông làm quan sử giữ kho sách của nhà Chu". Và mô tả Khổng Tử đến gặp Lão Tử hỏi về việc Lễ. Như vậy trong đoạn này, Tư Mã Thiên xác định Lão Tử và Khổng Tử sống cùng thời. Sử Ký cũng viết rõ: Lão Tử vì người tri âm là quan giữ cửa thành Doãn Hỷ mà viết cuốn "Đạo Đức Kinh", hơn 5000 chữ, một kỳ thư Đông phương còn đến ngày nay. Sau khi viết xong cuốn Đạo Đức Kinh thì ông biệt tích. Như vậy, có vẻ như Lão Tử có lý lịch rõ ràng. Tuy nhiên, qua đoạn này, chúng ta thấy về nội dung văn bản không xác định Lão Tử là ông tổ của Đạo giáo. Nhưng cũng ngay trong truyện Lão Tử từ Sử Ký, chính sử gia Tư Mã Thiên cũng không xác định chắc chắn lý lịch của Lão Tử. Ở đoạn sau ông ta viết: "Có người nói: - Lão Lai Tử cũng là người nước Sở, làm 15 thiên sách nói về công dụng của Đạo gia. Ông ta cũng sống đồng thời với Khổng tử. Đại khái Lão Tử sống hơn 160 tuổi, có người nói ông sống hơn 200 tuổi, vì ông tu đọa để kéo dài tuổi thọ". Đến đoạn này, chúng ta thấy một sự xác định người viết Đạo Đức Kinh là "Lão Lai Tử" và cũng là người cùng thời với Khổng Tử. Đoạn tiếp theo nữa lại viết: "Sau khi Khổng Tử mất 129 năm, sử ký chép thái sử nhà Chu tên Đam yết kiến Tần Hiến Công". "Có người bảo Đam tức là Lão Tử, có người bảo không phải. Đời không biết là ai nói phải, ai nói không phải". Như vậy, chúng ta thấy rằng: Ngay trong bộ sử xưa nhất của Trung Quốc nói về Lão Tử, cũng đưa ra ba thuyết về thân thế của ông. Sở dĩ chúng ta bàn về Lão Tử, chính vì bộ kỳ thư Đông phương Đạo Đức kinh, tương truyền do Lão Tử viết và còn lưu truyền đến ngày nay. Và ngài được coi là thủy tổ của Đạo giáo, một tôn giáo cổ xưa nhất của nền văn minh này. Nhưng rốt cuộc Lão Tử là ai? Nếu quả thật nền văn minh Hán là nền tảng tri thức để sinh ra một tuyệt phẩm kỳ thư là Đạo Đức Kinh và Lão Tử là ông tổ của Đạo giáo thì ít nhất những thế hệ truyền thừa của tôn giáo này thì những người truyền thừa và nền tảng tri thức đó phải phục hồi được nó. Nhưng cùng chung số phận với thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, nó vẫn huyền bí cho đến tận ngày hôm nay. Tức là hơn 2000 năm đã trôi qua, chẳng có ai hiểu được giá trị đích thực trong nội dung của nó? Tra cứu một bản dịch Đạo Đức Kinh của học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần (Nxb Khai Trí Sài Gòn 1961), cũng nhắc tới Sử Ký và nói rõ hơn như sau: "Lão Tử là người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, xóm Khúc Nhân, ở tỉnh Hồ Nam bây giờ". Đến đây, chúng ta thấy rằng: Vào thời Xuân Thu và đồng thời với Khổng Tử, nước Sở nói riêng và cả lãnh thổ nhà Chu, chưa hề có địa danh Hồ Nam vốn ở khá sâu trong vùng đất Nam Dương tử. Nhưng đến bản "Lão Tử và Đạo Đức Kinh" của Nguyễn Hiến Lê (Viết xong 1977. Nxb Văn Hóa 1994) thì lại xác định quê Lão Tử ở tỉnh Hà Nam? Tỉnh Hà Nam bây giờ ở phía Bắc sông Dương tử, gần hạ nguồn sông Hoàng Hà. Vào thời Xuân Thu lại không thuộc về nước Sở. Mà thuộc về Tấn, sau đó vào thời Chiến Quốc, chia làm ba nước là Hàn, Triệu. Ngụy. Nước Sở cho đến lúc bị Tần diệt và biên giới chưa hề vươn tới Hà Nam bây giờ. Chỉ riêng xuất xứ của Lão Tử trong lịch sử văn minh Trung Hoa đã cho thấy một lý lịch không rõ ràng. Đọc Lão Tử và Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê cho thấy không chỉ các học giả Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay, mà cả các học giả ngoại quốc quan tâm, như Nhật Bản, Pháp, Đức cũng xác định điều này. Trong "Lão Tử và Đạo Đức Kinh", tác giả Nguyễn Hiến Lê cũng phải ngậm ngùi viết rằng: Cuộc tranh luận của họ (Các nhà nghiên cứu Hán Nho/ Thiên Sứ) không có kẻ thắng, người bại, mà vấn đề cho tới nay vẫn còn gần như nguyên vẹn: không sao biết được Lão Tử là ai? (Sách đã dẫn, trg 27). II Đạo Đức Kinh và Đạo Giáo. II. 1/ Đạo giáo Lão Tử được coi là tác giả duy nhất viết cuốn Đạo Đức Kinh và được coi là ông tổ Đạo Giáo và Đạo Đức Kinh được coi là hệ thống kinh điển của Đạo giáo. Đạo giáo được mô tả với các đạo sĩ tu tiên, luyện đan dưỡng sinh, có khả năng hô phong, hoán vũ và nhiều pháp thuật. Các Đạo sĩ coi Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân, người đứng đầu và sáng lập Đạo giáo. Nhưng Đạo giáo lại được coi là hình thành từ cuối thời Đông Hán do Trương Đạo Lăng khởi xướng (Trương Đạo Lăng, theo tài liệu tôi có được sinh và mất vào khoảng 35 - 156 CN). Nhưng cũng theo những bản văn chữ Hán thì những người tu tiên lại có từ rất lâu. Ngay từ thời Tiền Hán (Thế kỷ thứ II Trc CN), ít nhất trong truyền truyết đã mô tả Trương Lương - tể tướng và là mưu sĩ đầu bảng của Hán Cao Tổ đã được tiên nhân truyền cho bí kíp để giúp vua dựng nghiệp lớn. Nhưng xa xôi hơn nữa, cũng theo bản văn chữ Hán thì vào đời Tần Mục Công - 659 TCN – 621 TCN - cuối thời Xuân Thu. Tần Mục Công đã tu tiên theo con rể là Tiêu Sử và Lộng Ngọc. Qua đó ngay cả hiện tượng Đạo giáo xuất hiện vào lúc nào, qua bản văn cổ chữ Hán cũng rất mơ hồ, như truyện thần tiên vậy. II.2/ Văn bản và nội dung Đạo Đức Kinh Có thể nói đến giờ này, nội dung của Đạo Đức Kinh và những văn bản của nó vẫn là một điều huyền vĩ và mơ hồ với các nhà nghiên cứu Hán Nho và cả của các nhà nghiên cứu hiện đại. Ngay về phần hình thức thì các bản văn của Đạo Đức Kinh cũng rất khác nhau, có bản dưới 5000 từ, có bản nhiều nhất lên tới 5200 từ. Phần nào là thật, phần nào là giả do người đời sau thêm vào, cũng là các vấn đề nan giải với các nhà nghiên cứu. Chưa nói đến nội dung rất mơ hồ và khó hiểu của nó. Dẫn chứng đơn giản nhất là ngay tựa cuốn sách của Nxb Đồng Nai 1996, do Giáp Văn Cường và Trần Kiết Hùng biên soạn và hiệu đính, đã cho thấy sự huyền vĩ và khó hiểu của tác phẩm này, khi nó được đặt tựa là "Lão Tử - Đạo đức huyền bí". Các học giả Trung Hoa từ thời Hán đến nay, đã tốn không ít giấy mực để phân tích và chú giải Đạo Đức Kinh, nhưng tất cả đều không thấu đáo. Có thể nói: cùng chung số phận với kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành, Đạo Đức Kinh cũng có một nội dung mơ hồ đến huyền vĩ cho cả các học giả Hán từ hàng ngàn năm qua và cả những học giả Tây phương hiện đại. Nhưng có điều Đạo Đức Kinh không phải là một hiện tượng có tính ứng dụng phổ biến như các sản phẩm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cho nên nó ít được quan tâm nhiều. Với một nguyên tắc nhất quán và có tính hệ thống trong nghiên cứu Lý học Đông phương của tôi là: "Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai". Từ nguyên tắc này, người viết đặt vấn đề và nguồn gốc của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo từ nền văn hiến Việt. Tất nhiên, bước đầu được coi là một giả thuyết và vấn đề còn lại là chứng minh cho giả thuyết này. III. Chử Đồng Tử - tác giả của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo. Trong truyền thuyết Việt nói đến Chử Đồng Tử sinh thời vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII, (Theo Truyền thuyết Hùng Vương - Thần Thoại Vĩnh Phú), nhà nghèo rất khổ sở . Tình cờ lấy công chúa Tiên Dung. Hai vợ chồng tự lập, Chử Đồng Tử đi ra biển, được truyền đạo. Khi về thuyết phục công chúa Tiên Dung cùng học đạo. Hai vợ chồng bỏ cơ nghiệp đi tu. Trên đường đi tìm thầy học đạo, gặp trời mưa, Chử Đồng Tử bèn lấy cậy gậy cắm xuống đất và đậy lên đầu gậy chiếc nón. Phút chốc hóa ra thành quách, cung điện, lâu đài, lập một cõi riêng của mình. Vua Hùng đem quân đến thì chỉ trong một đêm, toàn bộ thành quách, cung điện biến mất. Vùng đất của Chử Đồng Tử, Tiên Dung biến thành cái đầm và tương truyền chính là đầm Dạ trạch ở Hưng Yên ngày nay. Câu chuyện được người viết tóm tắt như vậy. Chung ta đều biết rằng: Chử Đồng Tử chính là một trong Tứ Bất Tử trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt. Bốn vị thánh bất tử trong văn hiến Việt, gồm: 1/ Tháng Gióng. Kỳ tích của Ngài là hiển linh chống giặc Ân cứu nước. 2/ Chử Đồng Tử. Kỳ tích của Ngài là người đầu tiên đắc đạo tu tiên ở Việt Nam. 3/ Tản Viên Sơn Thánh. Kỳ tích của Ngài là khuyên vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, để giữ gìn sinh lực của Việt tộc bảo vệ lưu truyền những giá trị căn bản của nền văn hiến Việt. 4/ Công chúa Liễu Hạnh. Kỳ tích của Bà là bảo vệ chân lý, ổn định xã hội. Ở đây chúng ta bàn sâu về Thánh Chử Đồng Tử. III. 1/ Về niên đại xuất hiện của Ngài Chử Đồng Tử. Truyền thuyết ghi rõ vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Căn cứ theo Hùng Triều Ngọc Phả của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá ghi như sau: "18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc". Như vậy, chúng ta thấy có điểm tương đồng về niên đại Ngài Chử Đồng Tử xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V, hoặc đầu thế kỷ thứ IV Trc CN. Đây là thời điểm tương đương với truyền thuyết về Lão Tử theo cổ thư chữ Hán. III.2/ Về lai lịch xuất xứ Theo Sử Ký thì Lão Tử xuất thân từ "làng Khổ, nước Sở". Theo truyền thuyết Việt Nam thì Ngài Chử Đồng tử cũng rất "khổ sở", đói rách, đến "cái khố không có mà mang". III.3/ Về nội dung liên quan đến Đạo giáo. Ngài Chử Đồng Tử đắc đạo với tư cách là một đạo sĩ với quyền năng pháp thuật, đã tạo ra một cõi riêng của mình. Dấu ấn của Ngài là cây trượng và cái nón, chính là hình ảnh cây nêu của người Việt cổ còn lại đến ngày nay. Cõi riêng của Ngài ở đây chính là Đạo giáo, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt cổ ở Nam Dương Tử, cội nguồn của truyền thống lên đồng ở Nam Triều Tiên, Nhật Bản hiện nay và ở Việt Nam, những di sản còn lại chính là tín ngưỡng Ngũ phủ Công Đồng, 36 giá đồng và đạo thờ Tứ Phủ trong văn hóa truyền thống Việt. Truyền thống này không phổ biến ở Bắc Dương Tử cho đến ngày hôm nay. Trong các bản văn chữ Hán thì Lão Tử được tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, có một cõi riêng trên Thiên Đình và là Thượng Đẳng thần chỉ sau có Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hiện tượng này tương đương truyền thống văn hóa Việt coi Ngài Chử Đồng Tử là một trong bốn vị thần bất tử của người Việt. Vì Ngài đã tạo ra một tín ngưỡng cho Việt tộc, để giữ hồn Việt qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử. III.4/ Hình tượng của Lão tử. Trong truyền thuyết từ các bản văn chữ Hán thì Lão Tử cưỡi trâu.Đây là một sinh vật không hề có ở Bắc Dương Tử, chí ít nó cũng không phổ biến ở Bắc Dương Tử thời Xuân Thu Chiến quốc. Hình tượng Lão Tử cưỡi trâu xanh, phải chăng chính là một sự nhắc nhở về cội nguồn Việt tộc ở Nam Dương Tử? III. 5/ Nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh. Nếu bốn nội dung trên chỉ là những hiện tượng tương đồng và chưa cho chúng ta một chứng cứ chắc chắn về luận điểm xác định Lão Tử chính là Chử Đồng Tử, vị thánh bất tử của Việt tộc, thì chính nội dung cuốn Đạo Đức Kinh lại đầy đủ khả năng chứng tỏ điều này. Trong truyền thuyết về cội nguồn Việt tộc và chính thức trong cuốn Việt Sử lược, đã nói về thời đầu lập quốc của Việt tộc, là "chính sự dùng lối thắt nút" - thì - trong Đạo Đức Kinh đã nhắc tới điều này. Có thể nói, trong bản văn cổ Đông phương thì chí có ba bản văn, mô tả "chính sự dùng lối thắt nút". Đó là : Việt sử Lược; Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh. Việt sử lược viết về sử Việt thì điều đó đã rõ ràng. Sự xác định của các bản văn cổ kinh Dịch và Đạo đức Kinh cũng nhắc tới điều này, cho thấy chúng hoàn toàn liên hệ đến cội nguồn Việt sử. Trong nội dung bản văn của Đạo Đức Kinh cũng nhắc tới Âm Dương: "vạn vật cõng Âm, bồng Dương". Âm Dương là khái niệm xuất hiện trong bản văn cổ nhất chính là kinh Dịch và các học giả Trung Quốc đã thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về Việt tộc (Thông tin về cuộc Hội thảo tại Bắc Kinh với sự tham dự của giáo sư Trần Ngọc Thêm). Nhưng ngay cả những dấu ấn gần gũi chỉ thẳng đến cội nguồn cuốn Đạo Đức Kinh thuộc về Việt tộc, cũng chưa phải là kết luật cuối cùng. Kết luận cuối cùng của người viết xác định rằng: Chỉ có truyền thống văn hóa sử Việt, nền tảng đích thực làm nên nội dung cuốn Đạo Đức Kinh, mới có thể mô tả được sự huyền vĩ của nó. Người viết trân trọng hứa với quý độc giả sẽ mô tả nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh, bí ẩn từ hàng ngàn năm qua, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được sáng tỏ tính chân lý. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ================= Tài liệu tham khảo: 1/ Hầu hết những cuốn Đạo Đức Kinh và liên quan đến Lão Tử, đã được in ra tiếng Việt. 2/ Thần tiên truyện. Nxb Đồng Nai 1996. 3/ 100 câu chuyện về Đạo Giáo. 4/ Sử Ký Tư Mã Thiên. 5/ Các sách của chính tác giả.
    1 like
  8. Hàn Quốc quyết định đàm phán triển khai hệ thống THADD với Mỹ Hồng Thủy 07/02/16 14:01 (GDVN) - Đây là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất, Trung Quốc xem nó như mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, đánh chặn tên lửa Triều Tiên nhưng cuối cùng không hành động. Ảnh: SCMP. Hãng thông tấn AP ngày 7/2 đưa tin, cục diện bán đảo Triều Tiên lại gia tăng căng thẳng sau vụ phóng tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên sáng nay. Trong diễn biến mới có thể khiến cả Bắc Kinh lẫn Bình Nhưỡng lo ngại, Seoul và Washington đã thống nhất bắt đầu đàm phán việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THADD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Yoo Seung Jeh đã nói điều này với các phóng viên. Đây là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất, Trung Quốc xem nó như mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược của nước này. Ông Yoo Seung Jeh cho hay, các cuộc đàm phán về THADD nhằm mục đích củng cố hợp tác quốc phòng Mỹ - Hàn để đối phó với các mối đe dọa đang lên từ Bắc Triều Tiên. Tham dự cuộc họp báo cùng ông Thứ trưởng còn có Trung tướng Thomas Vandal, một sĩ quan chỉ huy của lực lượng quân sự Hoa Kỳ đồn trú tại Hàn Quốc. Vandal cho hay, quyết định này được thực hiện trên cơ sở khuyến cáo của tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc. Hồng Thủy ========================== Còn một giờ nữa mới đến giao thừa. nên có nói chuyện bắn súng, phi dao găm giữa các quốc gia trên thế giới thì nói nốt. Chứ trong ba ngày Tết là các cụ kiêng lắm. Lão phát biểu là các cụ kiêng là hoàn toàn có "cơ sở Lý học", chứ không phải phong long đâu. Vài bữa , nếu rảnh lão Gàn sẽ lần lượt phân tích vì sao các cụ kiêng: Kiêng nói bậy, chửi nhau, kiêng sát sinh..... Với bài viết cuối cùng của năm Ất Mùi, lão nhận xét thế này: Mọi chuyện bắt đầu keng thẻng. Nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến biển Đông. Vì Bắc Kinh lâm vào thế "cờ bí, dí tốt".
    1 like