• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/02/2016 in all areas

  1. Bắc Kinh lo sợ nhất là lập trường của bà Thái Anh Văn đối với Biển Đông Hồng Thủy 02/02/16 14:48Thảo luận (0) (GDVN) - Với Trung Quốc, kể cả vấn đề Senkaku/Điếu Ngư hay Biển Đông đều "nhạy cảm", liên quan đến chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) và (cái gọi là) lòng yêu nước. Bà Thái Anh Văn sẽ không phái người thị sát (trái phép) đảo Ba Bình "Trung Quốc sẽ tấn công nếu Đài Loan tuyên bố độc lập" Sóng sẽ vỗ mạnh hai bờ eo biển Đài Loan Tiến sĩ Thái Anh Văn, tân lãnh đạo tối cao Đài Loan. Ảnh: Chinapost.com.tw. China Times Đài Loan ngày 2/1 có bài xã luận khuyên Tiến sĩ Thái Anh Văn, tân lãnh đạo tối cao đảo Đài Loan rằng, trong quan hệ với Bắc Kinh bà Thái Anh Văn nên khiêm tốn, khiêm tốn và khiêm tốn hơn nữa. Kể từ khi bà giành chiến thẳng trong cuộc bầu cử đầu tháng này, tranh cãi giữa Dân Tiến đảng ở Đài Loan với các nhà cầm quyền Trung Quốc về "nhận thức chung 1992" vẫn cứ liên miền không dứt. Do thiếu kênh liên lạc, đối thoại giữa hai bên nên Dân Tiến đảng cầm quyền ở Đài Loan với Trung Quốc đều tự suy diễn ý đồ của đối phương xung quanh nguyên tắc "một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên", tức là Trung Hoa Dân quốc đối với Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Trung Quốc. Thời gian tới, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan vẫn bị chi phối bởi nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài, mức độ bất ổn khá cao. Trong bối cảnh đó, vấn đề Biển Đông lại dậy sóng. Trước khi loại bỏ các tranh cãi về "nhận thức chung 1992", vấn đề Biển Đông là một rủi ro lớn trong quan hệ giữa đảng Dân Tiến với Bắc Kinh. Philippines đang đề nghị Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hiện đang do Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) không phải một đảo (island) theo định nghĩa trong Điều 181 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), do đó nó không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Ông Mã Anh Cửu, người sắp mãn nhiệm đã tức tốc bay ra đảo Đài Loan để khẳng định (cái gọi là) chủ quyền đối với Trường Sa và Biển Đông, đồng thời tìm cách chứng minh Ba Bình là một đảo (Island), chứ không phải đảo đá (rock), theo Điều 181 UNCLOS. Thời báo Hoàn Cầu lập tức có bài xã luận ca ngợi (cái gọi là) tinh thần dân tộc bảo vệ chủ quyền của Mã Anh Cửu, tiếp tục bày tỏ thiện chí với lập trường "nhận thức chung 1992" của Quốc Dân đảng, sau cuộc gặp Tập Cận Bình - Mã Anh Cửu tại Singapore tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, Dân Tiến đảng đã từ chối phái người đi cùng Mã Anh Cửu, tiếp đó còn lên án hành động này. Bản thân Tiến sĩ Thái Anh Văn nhắc lại yêu sách của Đài Loan về "chủ quyền" với Biển Đông, nhưng đồng thời nhấn mạnh các bên cần tôn trọng tự do hàng hải, mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. China Times bình luận, đối với Trung Quốc, kể cả vấn đề Senkaku/Điếu Ngư hay Biển Đông đều "nhạy cảm", liên quan đến chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) và (cái gọi là) lòng yêu nước. Mặt khác dưới áp lực của "phe diều hâu" trong quân đội và một bộ phận dư luận cộng đồng mạng, lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông không cách nào có thể rút lui, thay đổi được. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn chưa chấp nhận lập trường của Tiến sĩ Thái Anh Văn về "nhận thức chung 1992". Nếu chính quyền của bà Thái Anh Văn tiếp tục theo đuổi mục tiêu "không gian riêng cho Đài Loan", Bắc Kinh sẽ khó tránh khỏi việc đình chỉ hợp tác kinh tế hai bờ cũng như các kênh tiếp xúc giữa hai bên. Vì thế để cải thiện quan hệ hai bờ, China Times khuyên Tiến sĩ Thái Anh Văn, với Bắc Kinh phải biết "khiêm tốn, khiêm tốn và khiêm tốn hơn nữa". Hồng Thủy ======================= Híc! "Nhân bảo như thiên bảo"! Lão đây đã phán điều này - ngay trong topic này - từ khi bà Thái Anh Văn chưa xuất hiện trên báo chí tiếng Việt: Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cần phải rút lại yêu sách "đường lưỡi bò". Trong trường hợp này Trung Quốc sẽ không có tính chính danh trong việc lấn chiếm biển Đông. Khi tranh cử Tổng Thống, lệnh bà Thái Anh Văn đã tuyên bố điều này như một mục tiêu tranh cử. Cá nhân lão Gàn hy vọng lệnh bà Thái Anh Văn sẽ thực hiện mục tiêu này, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức. Còn điều mà Bắc Kinh lo lắng sợ lệnh bà Thái Anh Văn tuyên bố độc lập - thì lão Gàn đây nói cho các người rõ: Lệnh bà Thái Anh Văn sẽ chưa tuyên bố độc lập trước khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc. Còn sau đó thế nào thì "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Lão cũng cần phải nhắc lại rằng: Đã nhiều lần lão cảnh báo cô em Đài Loan về những hành vi cà chớn trên biển Đông dưới thời ngài Mã Anh Cửu cầm đồ - í lộn - cầm quyền. Và cảnh báo về việc bị loại khỏi cuộc chơi như mô tả trong bức tranh nổi tiếng mà lão đặt tên là "canh bạc cuối cùng". Nhưng một lần nữa, lão nhắc lại rằng: Chính quyền của Lệnh bà Tổng Thống Thái Anh Văn cần phải rút mọi dính líu liên quan đến biển Đông, sẽ thoát khỏi việc bị loại khỏi cuộc chơi. Lão cũng cảnh báo rằng: Trong trường hợp Đài Loan rút khỏi biển Đông và trả lại đảo Ba Bình thì nó sẽ tạo ra một sự tranh chấp mới giữa các nước liên quan. Bởi vậy, lão nhắc nhở các nước liên quan - tất nhiên trong đó có Việt Nam - phải có sự chuẩn bị về mặt pháp lý cho những tình huống mới, nếu nó xảy ra. Lão cũng khuyến cáo nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Đây là cơ hội để các người xuống thang trở về cos 0 trong tranh chấp biển Đông thì các người có khả năng - dù rất mong manh - tránh được sự đối đầu với Hoa Kỳ. Mọi chuyện đều có giới hạn thời gian trong cõi Hậu Thiên này. Thời gian mà lão ấn định là hết mùng 10/ tháng Ba Bính Thân Việt lịch. Hì. Một nước nhỏ chống lại một nước lớn đã mệt mỏi. Nhưng cả thế giới này chống lại "tập hợp lớn nhất trong tất cả mọi tập hợp, không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó" còn mệt mỏi hơn. Giả thiết các nhà khoa học đầu bảng của Hoa Kỳ đúng khi dự báo động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ thì sẽ ra sao nhỉ? May quá! Lão Gàn đã đúng khi xác định nó không xảy ra. Lão có ăn mừng chiến thắng bằng chuối xanh, muối ớt rồi đấy! Hì. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet/media_set?set=a.1002464429800583.1073742047.100001111066256&type=3&pnref=story
    1 like
  2. Ô, thế thì hay quá! Em chúc anh thành công! Em sẽ theo dõi. Nhưng sao lại là "cố gắng cuối cùng"? Em mong anh không bao giờ từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Em cám ơn anh! Em sẽ cố gắng. Nhưng nếu vậy, em nhờ anh một việc. Em mong anh có thể giúp em chuyển bàn thảo của em tới GS Đào Vọng Đức để ông đọc và thẩm định về chuyên môn Vật lý được không ạ. Em biết anh có quan hệ tốt với GS Đào Vọng Đức. Cám ơn anh!
    1 like
  3. Anh Thiên sứ tân mến! Anh viết: Đúng vậy, tốt nhất là không phải ta tự chức, vừa tốn kém lại bị chụp mũ đánh bóng tên tuổi, ảnh hưởng tới mục tiêu. Phải làm sao cho các nhà khoa học hàng đầu, thông qua các tổ chức của họ chính thức mời ta hội thảo. Điều này dĩ nhiên rất khó, nhưng nếu cái “lý thuyết mồi” đủ quan trọng với họ do nó có thể giải quyết rốt ráo những vấn đề mà họ đang lúng túng thì khả năng này là có thể. Ban đầu, có thể mục tiêu của họ không giống ta, chỉ quan tâm tới cái “lý thuyết mồi” thôi vì nó giải quyết vấn đề của họ. Nhưng sau đó, khi họ hiểu được, những luận điểm chính của lý thuyết đó được rút ra từ học thuyết ADNH của người Lạc Việt thì tình thế sẽ thay đổi. Lúc đó, khó có một thế lực nào, kể cả chính trị có thể làm điều ngược lại.Viễn cảnh phục hồi Văn hóa Việt sẽ được xã hội hóa ngày càng sâu rộng, và thành công sẽ rất hiển nhiên. Xác định như thế nên cũng nhiều năm ròng rã, bất chấp hoàn cảnh cá nhân khó khăn, em đã xây dựng xong “lý thuyết mồi” đó trên cơ sở và phương pháp luận của học thuyết ADNH Lạc Việt. Lý thuyết này đảm bảo: - Mọi luận điểm của nó được suy ra từ học thuyết ADNH Lạc Việt. - Phương pháp luận là khai triển logic những luận điểm của học thuyết ADNH Lạc Việt (khác hẳn ADNH của Tàu) - Ngôn ngữ là khoa học đương đại mà mọi sinh viên trung bình năm thứ 3 có thể hiểu được. (miễn là biết các phép tính vi phân, tích phân thông thường) - Chủ đề lả Vật lý cơ bản. - Tầm cỡ là lý thuyết Vật lý cơ bản tổng quát nhất cho tới hiện nay, có thể thống nhất thuyết tương đối và lượng tử. Thuyết tương đối chỉ là một trường hợp riêng khi cho hệ số k = 1. Có thể giải quyết tốt tất cả những nghịch lý hiện tại trong khoa học hiện đại (xin lưu ý, em nói là “tất cả”). Chỉ rõ những giới hạn của Vật lý hiện đại và chỉ rõ trong trường hợp tổng quát thì như thế nào. Năm 1916 Eistein công bố thuyết tương đối trọng, thì tới nay, đúng 100 năm, “thuyết tuyệt đối” ra đời trên cơ sở nền văn hiết Lạc Việt 5000 năm huy hoàng phía nan Dương tử. Điều này thật thú vị, đủ khiến ch các nhà khoa học hàng đầu chú ý. Vấn đề còn lại là, liệu cái “lý thuyết mồi” đó có đủ tầm cỡ như vậy hay không thì em có thể cùng anh tham khảo để anh tự đánh giá. Kính anh!
    1 like
  4. Anh Vô Trước thân mến. Điều đầu tiên tôi muốn xác định với anh và tất cả những ai quan tâm đọc được bài viết này là: Phải có khả năng phục hồi thì tôi mới có thể xác định được điều kiện phục hồi, là: Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết đầu tiên - mà anh gọi là kịch bản - để phục hồi học thuyết này. Không có điều kiện tiên quyết này, thì không thể bàn tới vấn đề tiếp theo. Đây không phải là tôi áp đặt sự chủ quan của tôi vào việc đánh đổi mục đích chứng minh chân lý Việt sử trải gần 5000 văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, lấy một chân lý tuyệt đối cuối cùng trong tương lai - mà các nhà khoa học đầu bảng gọi là lý thuyết thống nhất. Bởi vì - nếu như tôi không thực hiện được điều này - điều này còn phụ thuộc vào thời gian sống của tôi và phương tiện làm việc - thì không khác gì tôi tự phủ nhận chính mục đích bao nhiêu năm tâm huyết của tôi. Mà điều kiện tiên quyết này - chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ - thì nó mới có một nền tảng cho việc tiếp theo là phục hồi thuyết ADNh - lý thuyết thống nhất. Hơn 2000 năm qua, tất cả những tinh hoa của nền văn minh Hán đã không thể phục hồi được lý thuyết này. Cho đến tận ngày hôm nay, khi hai nền văn minh Đông Tây hội nhập thì cả nền văn minh hiện đại vẫn phải ngỡ ngàng, vì sự huyền bí đến kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương. Điều này đã chứng tỏ rằng: Toàn bộ lịch sử nền văn minh nhân loại, đều không phải chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Và chỉ có chủ nhân của nó, mới có thể phục hồi lại được chính những gía trị của họ. Đây là một thực tế khách quan. Và vì vậy là điều kiện tiên quyết. Điều kiên tiên quyết tiếp theo phải bắt đầu từ một định đề, là - sự phục hồi một lý thuyết vũ trụ quan - chưa hề có tiền lệ trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được hiện nay. Cần phải xác định rằng: Phục hồi thuyết ADNH là một hiện tượng tương tác ngược trong lịch sử phát triển của nền văn minh hiện nay , mà con người nhận thức được. Hay nói rõ hơn, là: Những lý thuyết khoa học của nền văn minh hiện đại, đã tạo dựng nền tảng tri thức của nó, bắt đầu từ sự tổng hợp những nhận thức trực quan. Trên cơ sở này những lý thuyết khoa học của nền văn minh hiện nay phát triển từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng trong lịch sử phát triển nhận thức được của nền văn minh hiện nay, chưa hề phục hồi lại một lý thuyết đã thất truyền. Bởi vậy, định đề để có một kịch bản hoàn hảo cho việc phục hồi thuyết ADNh, là: Chúng ta phục hồi một lý thuyết và chưa có tiền lệ trong lịch sử văn minh. Tất nhiên - khi thừa nhận định đề này - thì việc phục hồi một lý thuyết cổ xưa sẽ khác rất xa việc chứng minh cho một giả thuyết hoặc một lý thuyết tiên tiến nhất của nền khoa học hiện đại. Tức là nó sẽ không có sự tổng hợp từ những tri thức nền tảng và những phương tiện thí nghiệm trực quan. Mà - vì tính đặc thù của nó, chưa có tiền lệ trong lịch sử văn minh nhân loại - chúng ta phải thẩm định tính đúng đắn của một học thuyết khoa học trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Về bản chất hai điều kiện này bổ sung cho nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng nếu không có điều kiện tiên quyết thì điều kiện thứ hai không thể thực thi. Hai ngàn năm mơ hồ và bí ẩn của nền văn minh Đông phương vốn mặc định thuộc về văn minh hán, chứng tỏ điều này. Khi chúng ta thỏa mãn tất cả các điều kiện trên - điều kiện tiên quyết - Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương - là khó nhất. Vượt qua được điều kiện thứ nhất, chúng ta mới bắt đầu tiếp tục triển khai kịch bản với điều kiện thứ hai với các định đề nêu trên. Cá nhân tôi xác định với chính tôi là: Với tôi thì thuyết Âm Dương Ngũ hành đã hoàn chỉnh. Cho nên kịch bản tiếp theo với tôi chỉ còn là thuyết trình , chứng minh, trả lời các câu hỏi. Sau đó là những buổi thuyết trình và giảng dạy về học thuyết này ở Harvar, Nasa hoặc Viện Hàn lâm khoa học Anh Quốc chẳng hạn. Anh Vô Trước thân mến. Bài viết trước của tôi rất dài. Tôi gõ suốt 3 tiếng đồng hồ. Bài này hơi ngắn và tóm gọn. Nhưng chắc anh cũng thông cảm. Người ta khó lấy lại ý tưởng khi mất cảm hứng.
    1 like
  5. Thưa giáo sư. Vì một bài viết mang tính ngẫu nhiên nên có vẻ như chưa rõ. Tôi xin được lặp lại và nói rõ hơn như sau: Thuyết Darwin không chỉ khiếm khuyết về mặt thời gian, còn khiếm khuyết khi nó chưa xác định về mặt lý thuyết bản chất và cơ chế của sự tiến hóa. Bởi vậy, những người quan tâm đến học thuyết này và ít chịu tư duy sẽ khó hiểu vì sao một con khỉ - hoặc một loài tương tự - lại có thể tiến hóa thành con người như ngày nay. Nhưng xét về tính định hướng của thuyết tiến hóa thì tôi chắc chắn không sai. Cũng như thuyết di truyền của Mendel, lúc đầu nó chỉ đặt một giả thuyết về sự tồn tại xác định tính di truyền trong muôn loài, nhưng nó cũng chưa mô tả được cơ chế di truyền. Nên một thời nó cũng bị phản đối mạnh mẽ. Rất tiếc thuyết Tiến hóa của Darwin không có sự phát triển tiếp theo như thuyết di truyền của Mendel. Nếu hai học thuyết này bổ sung cho nhau thì chính là một học thuyết hoàn chỉnh về sự phát triển và tồn tại của tự nhiên.
    1 like