• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/01/2016 in all areas

  1. Phong thủy biệt thự: Nhà bầu Kiên Thứ năm 17/12/2015 12:00:00 (GMT +7) Nguồn: Sưu tầm Cuộc đất nhà bầu kiên: toạ Tỵ hướng Hợi, cửa chính mở hướng Tây quẻ Đoài, cổng mở hướng Hợi – quẻ Càn. Nằm trong khu vực xưa nay đồn đại thế đất Phượng hoàng hàm thư – phát cả phú lần quý cách. Xét về Hình khí: Hình thế toà nhà trông chắc chắn vững chãi, hình khối đan cài khá linh hoạt và có phần tinh tế. Tầng một thấp dài, tầng 2,3 thu nhỏ và cứ thế nhô dần, đỉnh mái rõ ràng dứt khoát tạo thành một toà nhà rất thế lực, với phần đầu chắc chắn, phần toà nhà có độ sâu dầy thể hiện phần nào khí chất đại gia rất có đầu óc và phong phú của các mối quan hệ. Tổng thể toà nhà này nếu quan sát kỹ còn thấy đâu đó hình ảnh một chiếc ấn cho thấy quyền lực lớn của chủ nhân. Quan sát thêm ở ngoài ngôi nhà, đầu nhà thế vững chãi, phần ban công như ngực toà nhà nhô ra rất mạnh mẽ lán lướt cả hai phần tay long tay hổ là cửa sổ hai bên thể hiện thái độ và tinh thần tự tin đến ngang tàng. Tuy nhiên nhìn xuyên qua phần nhô ra này là hình tượng cầu thang lấp ló phía trên đang đè lên sảnh chính Mà sảnh chính theo phong thuỷ là nơi dòng khí từ bên ngoài dẫn nhập vào nhà. Điều này rất không ổn về phong thuỷ, có thể nói lên rằng sự tự tin của chủ nhân đôi khi gây hoạ cho mình. Xét về Lý khí: Bầu Kiên sinh năm Giáp Thìn- 1964 quẻ chủ mệnh phi cung Ly- Đông tứ mệnh. Cửa và cổng chính về Bát trạch đều phạm. Cổng chính phối với mệnh ra hướng Tuyệt mạng phá quân. Cửa chính gặp Ngũ quỷ hướng. Người tuổi Giáp ở nhà trục Tỵ Hợi, Toạ Đông Nam, hướng Tây Bắc được Lưu niên văn tinh, xây hồ bơi ở cung đông nam, thêm hồ tây ở phần Ngoại ứng hợp nên giàu mà không bị trọc, vẫn cao sang cốt cách, đậm chất học hành, lãng mạn là nhờ Lưu niên văn tinh được thuỷ khí kích động … Điều cần bàn là ở khu đất này, nếu nói xấu, Đại Hung về Bát trạch như Ngũ quỷ, như Tuyệt mạng tại sao không ứng ngay sao chưa tiêu đời, sao chưa bị quỷ đày đoạ… Mà thực tế ông Kiên vè đây vẫn rất phát, phát rất huy hoàng là đằng khác nếu như không xảy ra sự cố vào năm 2012- năm Thìn- Thái tuế của tuổi 1964 và cũng là cuối chu Kỳ Tam tai! Xét về khu đất, ta cần nhìn lại lịch sử khu vực này một chút. Lúc đầu, vào năm 2009 khi ông Kiên về đây khu vực Hồ tây chưa hoàn chỉnh phần kè hồ nhất là khu vực đường xá. Lối vào nhà ông Kiên dường như chỉ duy nhất lối vào từ đường Đặng Thai Mai rẽ ra xóm Chùa. Nhà ô Kiên ở ngay đầu hẻm, cuối con đường cụt xóm chùa do chưa thông với hồ nên đón toàn bộ khí lực của con đường. Nhà ông Kiên ngay đầu hẻm đạt được khí vượng là thế. Hung tinh Ngũ quỷ đắc khí lực nên đã phát lại càng phát, nên về nhà này không thể bại mà là Phát. “Hung tinh đắc cách phát dã như lôi” là thế. Tuy nhiên khi địa cuộc biến chuyển, câu chuyện Phong thuỷ bước sang trang khác. Lúc này mạch khí khu vực nhà ông Kiên thay đổi vì cấu trúc đường xá giao thông thay đổi. Giao thông thay đổi, địa mạch bị đập lên đè xuống do thi công theo Phong thuỷ coi là động đã là một cái xấu. Cái xấu thứ hai là khí mạch vào nhà ông Kiên cũng thay đổi tiếp. Bình thường vượng khí, sau thành suy khí. Vượng khí của con đường xóm chùa không có xu hướng chảy vào nhà ông Kiên mà có xu hướng lan toả ra phần hồ Tây. Trong khi đó mạch khí vượng từ hồ tây, mới hình thành theo con đường xòm chùa chảy ngược lại nhưng không tụ vào nhà ông Kiên mà bị suy khí do con hẻm đầu nhà ông. Đến lúc này hung tinh suy khí mới quật trở lại. Ngũ Quỷ mới hiện nguyên hình gây hoạ. Tất nhiên, phân tích trên cũng sẽ chỉ là một phần của câu chuyện. Chưa vào nhà để tận mục sở thị nên sẽ có những vấn đề khác nữa, và những đặt vấn đề trên cũng chỉ là võ đoán. Tôi vẫn cho rằng trong căn nhà ông Kiên có những lối giao thông khá ngoằn ngèo, có một lối giao thông mà ở cuối cùng có khu WC. Khu WC này sẽ có tác động tiêu cực tới mạch khí căn nhà và gây nên những tình huống theo kiểu vi phạm pháp luật, vừa mất tiền vừa mang tiếng như thực tế căn nhà đã gây cho chủ nhân…. Lời kết: Với phong thuỷ bất cứ một sự thay đổi dù lớn dù nhỏ của ngoại cảnh đều có tương tác nhất định đối với ngôi nhà. Nhất là khi đại cuộc có sự thay đổi lớn về đường xá thì long mạch mảnh đất ấy sẽ thay đổi nhiều. Hao hụt hay tăng thêm năng lượng cũng sẽ thay đổi cuộc sống của bạn. Khi ấy cần có những điều chỉnh cần thiết về Phong thuỷ để không những chế được Hung mà còn giúp tăng phần cát khí. ========================== Chả biết bài viết này của ai, chưa hỏi kỹ thuật viên phụ trách trang chủ. Vì không thấy ghi tên tác giả. Nhưng thật là một bài phân tích với trình phoengshui cực kỳ vớ vẩn. Trình chưa tới đâu. Xin lỗi, một nhà nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt chỉ thuộc loại trung bình, nhưng đã "Xuất sơn", cũng đủ thấy nhà Bầu Kiên phạm phong thủy nặng như thế nào. Trước khi phân tích cái ngớ ngẩn của bài viết này và cái sai lầm về phong thủy của nhà Bầu Kiên, lão Gàn kể một "giai thoại" liên quan. Số là khi đọc nhật trình mạng thấy bầu Kiên xúc xích ra tòa, lão thấy cũng ái ngại. Lão có nhắn với một người bạn của Bầu Kiên vốn chơi với nhau từ thời ở Hung Gia Lợi rằng: "Bảo bầu Kiên chi đây 300. 000. 000 VND. Lão sẽ mần Phoengshui, khiến bầu Kiên dưới 15 năm tù. Không đúng như vậy, lão trả lại tiền. Sau một thời gian, lão được phản hồi như sau: "Gia đình bầu Kiên đã có thầy. Hơn nữa họ cũng tự tin vô tội và không thể đi tù". Vậy thôi! 300 triệu với bầu Kiên chỉ là số tiền ...muỗi. Lão đây mần một ca ung thư, chữa ở Sing hết 2 tỷ 700 triệu đồng, nhưng không khỏi. Lão lấy giá hữu nghị có 50 triệu. Không khỏi trả lại tiền. Đây là ca ung thư trên 10 lão chữa thành công. Nhân vật đối tác của lão khỏi bệnh, đi làm và đã lấy chồng sinh con. Tất nhiên, lão không phải trả lại tiền. Hì. Với khả năng phoengshui như vậy, lão thấy bài viết trên cực ngớ ngẩn và manh mún như sau: 1/ Cuộc đất nhà bầu kiên: toạ Tỵ hướng Hợi, cửa chính mở hướng Tây quẻ Đoài, cổng mở hướng Hợi – quẻ Càn. Nằm trong khu vực xưa nay đồn đại thế đất Phượng hoàng hàm thư – phát cả phú lần quý cách. Đã là thầy phoengshui thì điếu có chuyện "đồn đại thế đất Phượng hoàng hàm thư". Mà là tự thân khả năng phải quán xét có phải đúng là thế đất "phương hoàng hàm thư" hay không? Đấy là cái dở thứ nhất. Thấy điếu gì mà "nghe đồn" về thế đất. Lão đây chưa wan sát gì thế đất của Bầu Kiên, nhưng cho dù quả là "phương hoàng hàm thư" thì cũng là con phượng bị cắt đầu. Do can tội phạm phoengshui về hình thể : Nhà ba phía mặt tiền. Lão nhắc lại bài học của lớp phoengshui Lạc Việt cao cấp: a/ Nhà 4 mặt tiền là khốn nạn nhất. b/ Nhà 3 mặt tiền là khốn nạn nhì. c/ Nhà 2 mặt tiền thì cũng còn tùy vị trí, hoặc phát, hoặc phá. 2/ Điếu mựa! Nhìn hình thế tòa nhà này mà bảo là vững chãi thì điếu thể ngửi được. Cấu trúc lai căng giữa đằng trước và các phần còn lại - nửa Tây, nửa Tàu, nửa Urugoay. Mặt tiền thì mái bằng ra lối Tây. phía sau thì mái ngói nửa Tây, nửa Tàu. Chỉ xét về hình khí đã tạp loạn. Lão có thể chắc chắn rằng: Khi nhập trạch căn nhà này thì kinh tế của tập đoàn Bầu Kiên đã bắt đầu mất cân đối, và phải "giật đầu cá, vá đầu tôm". Mặt tiền nhà như cái piton giộng xuống cửa như thế kia là phạm cách "Thiên Âm sát", tiền bạc tạo một áp lực rất nặng nề lên tập đoàn Bầu Kiên dẫn đến ...suy sụp. Tất nhiên không phải vừa mới vào nhà suy sụp ngay. Cũng phải ít nhất hai năm mọi chuyện xấu mới diễn ra. Uống thuốc cũng cần thời gian để ngấm, huống chi là phoengshui. Cứ thấy người giầu thì bảo có đầu óc?! Trong cuộc đời làm phoengshui của lão, lão nhận thấy người giầu mà có đầu óc thật sự chỉ có khoảng tối đa 5%, 20 % do cái đức của họ - những người này thường khiêm tốn, tôn trọng thầy và ít tranh luận. Còn lại hầu hết là những thằng ngu lâu, nhưng nhờ số phận mỉm cười. Lão đây đã mời ít nhất hai đại gia ra khỏi cửa và trả lại tiền làm Phoengshui vì can tội ngu lâu. Nhà Bầu Kiên mặt tiền có dấu hiệu cái ấn thiệt. Nhưng núm ấn quá thấp lại có bề ngang gần bằng thân ấn (Phần cấu trúc nhà phía dưới), thân ấn phình to, chưa kể hai dãy phòng liền kề hai bên như hai vòng tay, cho thấy người này có tham vọng thâu tóm và khá "tinh tướng" trong kinh doanh với nhiều thủ pháp. Còn bảo là "khí chất đại gia" thì "khí không phải".Hì. 3/ Điển hình của phoengshui Tàu! Phongshui Tàu chết chính vì rơi vào các trường hợp này. Theo Phoengshui Lạc Việt thì Bầu Kiên phi cung Đoài (Do phi tinh trên Hà Đồ). Nhưng tranh luận về việc này mệt lắm. Lão gàn đã phát biểu trong việc tranh luận về hành vi đuổi mưa của kỳ nhân Lương Ngọc Huỳnh, rằng: "Một phương pháp ứng dụng có thể kiểm chứng bằng trực quan, mà giáo sư tiến sĩ còn cãi nhau như mổ bò, Vậy làm sao có đủ trình độ để kiểm chứng một lý thuyết đúng hay sai?!". Nói thế là hiểu ý lão rồi. Lão không tranh luận với đám lôm côm. Theo Địa Lý Lạc Việt thì bầu Kiên phi cung Đoài và do đổi chỗ Tốn / Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt. Cho nên hướng nhà của Bầu Kiên là hướng Đông Nam thuộc Khôn. Sơn hướng thuộc Càn, phối Khôn là Phúc Đức Trạch. Đây chính là hướng Thiên Y và căn nhà này là Phúc Đức Trạch của Bầu Kiên. Nhưng chính cái hồ bơi sau nhà của Bầu Kiên tự nó đã hủy hoại vượng khí của Phúc ĐứcTrạch. Đây chính là cách "Thủy ủng địa hộ". Chưa nói đến sau lưng nhà là cả một cái hồ Tây mênh mông. Phúc Khí tiêu tan. Bởi vậy không qúa hai năm sau khi nhập trạch, do phúc khí tiêu tan, bầu Kiên sụp đổ gần như hoàn toàn. Nếu ngay vào thời lão Gàn để nghị . có thể cứu vãn và phục hồi phúc khí được. Còn bây giờ có trả 1 tỷ, lão cũng thấy khó cứu. Tuy vậy, "nhà nát vẫn còn bờ tre", nên so với phó thường dân thì gia đình bầu Kiên vẫn còn của ăn của để. 4/ Về năm 2009, đến 2012, tức là mới ba năm thì ...tiêu, mà còn gọi là phát thì chán quá. Trước khi bầu Kiên về đây ông ta đã giàu sẵn rồi, đâu phải bang trưởng Cái bang?! Đúng là kiểu phân tích theo kiểu "gọt chân cho vừa giày". Trong 12 năm, thằng nào mà chẳng có ba năm Tam Tai và bị Thái Tuế chiếu?! Phân tích kiểu này thiếu tính hệ thống và không nhất quán. Khi đã phân tích phong thủy thì phải hoàn toàn theo hệ thống phương pháp luận của Phong thủy. Các yếu tố khác ngoài phong thủy chỉ tham chiếu. Đúng là vớ vẩn thật. Đầu hẻm mà vượng khí thì đúng là "chém gió vung xích chó" thật. Điếu mựa! Cả tòa nhà của Bitexco Financial Tower ở ngay TT Quận I, vượng khí nhất T/p HCM, còn ngáp ngáp vì phạm thoái khí nặng do cấu trúc nội tại. Huống chi tòa nhà đầu hẻm, mà vượng cái con khỉ. Có thể nói, chính nhờ quy hoạch đường xá Hồ Tây, nên trong năm 2010 và 2011, Bầu Kiên mánh mung được ít tiền để chống đỡ cho Cty của ông ta. Tuy nhiên vì tính chất phạm phong thủy năng, như đã phân tích ở trên nền cũng tiêu tan hết. Bởi vậy, phân tích không đến nơi đến chốn, chỉ chém gió. Đã vậy còn sổ Nho nữa chứ: "Hung tinh đắc cách phát dã như lôi” . Lão nhắc lại là khi về đây, bầu Kiên không phải bang trưởng Cái Bang, mà ông ta đã là đại gia và "phát dã như lôi” lâu rồi. Bài trích dẫn ở trên chỉ là bài phân tích kiểu "chém gió vung xích chó", sổ Nho dọa những người chưa biết. Phàm thế gian có hai loại giải thích vấn đề. Một loại giải thích trực quan thì không cần đến một lý thuyết nào cả - và các nhà thông thái giáo sư tiến sĩ gọi là "cơ sở khoa học" và được "khoa học công nhận". Vì ai cũng có thể "nhìn thấy" như thế. Với cái nhìn này thì "Lý thuyết Dây", "Thuyết Tương đối", Bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu" vứt mẹ nó vào sọt rác. Một cách giải thích thứ hai là giải thích trên cơ sở hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Về vấn đề này thì trình độ của cả nền văn minh hiện nay mới chỉ là manh nha. Chỉ những khoa học gia đầu bảng quốc tế, có tính chuyên môn sâu mới có thể hiểu được điều này.Ví dụ dùng lý thuyết Dây để giải thích cấu trúc và sự vận động của vũ trụ.Và khi đã là một hệ thống lý thuyết thì tất nhiên nó phải có tính tổng hợp sự vận động có tính quy luật của những hiện tượng khách quan và tri thức nền tảng trước nó. Nên nó mới có thể giải thích những hiện tượng nằm trong sự tổng hợp của lý thuyết được tạo dựng. Nhưng nói giải thích với những từ chuyên môn và không phải mang tính phổ biến. Một điều tất yếu là: chính vì tổng hợp sự vận động có tính quy luật của những hiện tượng khách quan, nên nó phải có tính tiên tri. Khả năng tiên tri của những lý thuyết khoa học của nền văn minh hiện đại rất thấp. Bởi vậy tôi mới xác định: trình độ của cả nền văn minh hiện nay mới chỉ là manh nha. Chính thuyết Âm Dương Ngũ hành - thông qua hệ thống phương pháp luận ứng dụng chuyên ngành của nó, như: Phong thủy, Tử Vi....- đã chứng tỏ tính tiên tri cực kỳ sâu sắc, của một hệ thống lý thuyết vượt trội, so với tất cả hệ thống lý thuyết của cả nền văn minh hiện đại. Điều này chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành phải là một học thuyết tổng hợp rất sâu sắc mọi hiện tượng của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người, vượt xa tất cả những lý thuyết tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại. Có người bắt bẻ tôi rằng: Châu Âu tiên tiến và hiện đại, nó có cần Phong thủy đâu mà vẫn phát triển ầm ầm. Ý muốn nói - tôi cần điếu gì cái phooengshui của thầy. Tôi đã gặp nhiều lần, nhiều người lặp lại vấn đề này với tôi. Hôm nay, nhân phân tích bài viết chưa có bdanh tính tác giả kể trên, tôi trả lời chung cho tất cả những ai có ý tưởng này ở đây: Với cái nhìn thiển cận của thứ trực quan đơn giản thì lý thuyết Dây, thuyết Tương Đối... cũng vứt vào sọt rác. Châu Âu cách đây 100 năm chưa có lý thuyết này, họ vẫn có người giàu, người nghèo, những ông hoàng bà chúa và phó thường dân; họ vẫn đem quân đi chinh phục cả thế giới. Cả Đông phương với nền minh triết sâu sắc bị chìm vào sự nô lệ của người phương Tây. Đấy là thời Hoàng Kim của Phương Tây, nhân danh sự phát triển của khoa học kỹ thuật của họ. Lúc ấy, ngay cả nền văn minh Tây phương vẫn chưa có những lý thuyết khoa học hiện đại tiên tiến như bây giờ. Bởi vậy, cần phải rung cái đầu bò lên để phân biệt giữa sự phát triển xã hội một cách tự nhiên của thứ tư duy ve chai và sự phát triển mũi nhọn của nền văn minh, chính là những lý thuyết khoa học để tiến tới chân lý. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết khoa học cao cấp nhất và vượt trội lên tất cả mọi lý thuyết khoa học hiện nay. Bằng chứng là nó có thể thẩm định về mặt lý thuyết tất cả các lý thuyết khoa học hiện đại, nhưng những lý thuyết khoa học hiện đại không có khả năng thẩm định được nó. Tất nhiên, lý thuyết Âm Dương Ngũ hành, không dành cho thứ tư duy "Ở trần đóng khố", ve chai lông vịt. Tất nhiên, chỉ có nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương mới có thể phục hồi được lý thuyết này. Xin cảm ơn vì sự quan tâm.
    6 likes
  2. Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình: Hợp tác ngầm Trung Quốc - Đài Loan? 02:37 PM - 29/01/2016 Thanh Niên Online Báo chí Đài Loan đặt nhiều nghi vấn về chuyến đi của ông Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình, nghi ngờ đó là sự hợp tác ngầm của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan trong việc đối phó các nước ở Biển Đông. Ông Mã Anh Cửu trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 28.1.2016 - Ảnh: Reuters Tin liên quan Việt Nam phản đối lãnh đạo Đài Loan đến đảo Ba Bình Ông Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình, bất chấp phản đối của các nước Mỹ phản đối kế hoạch đến đảo Ba Bình của lãnh đạo Đài Loan Ông Mã cho biết chính quyền của ông ta thực hiện chính sách ôn hòa, tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, và chuyến đi của ông là nhằm mục đích này, theo China Post hôm nay 29.1. Mỹ, Philippines và Việt Nam chỉ trích gay gắt chuyến đi ngày 28.1 đến đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng) của ông Mã. Dư luận các nước cho rằng chuyến đi không giúp ích cho điều mà ông Mã tự nhận là “đem lại hòa bình và ổn định” cho khu vực, Washingon cũng chỉ trích chuyến đi “gây thêm căng thẳng” cho các nước có liên quan. Nhà lãnh đạo Đài Loan còn nói rằng “chuyến đi lịch sử” nếu không thực hiện lúc này thì ông ta sẽ không còn cơ hội để thực hiện, theo Reuters. Nhiệm kỳ lãnh đạo lãnh thổ Đài Loan của ông Mã sẽ chấm dứt vào tháng 5.2016. “Những gì chúng tôi mong muốn thực hiện là cung cấp dịch vụ cứu trợ nhân đạo. Tại sao mọi người lại phản đối?”, ông Mã nói trong buổi họp báo ở Đài Bắc ngay sau chuyến đi. Liên quan đến phản ứng không hài lòng của Mỹ, ông Mã Anh Cửu nói rằng cả Đài Loan và Mỹ đều chia sẻ thông tin và mục tiêu mà 2 bên mong muốn đạt được trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, theo Reuters. Tuy nhiên, ông thừa nhận cả Đài Bắc và Washington cũng có những vấn đề không cùng chung quan điểm và đang cố gắng cải thiện sự khác biệt thông qua đối thoại. Hợp tác ngầm giữa chính quyền Trung Quốc và Đài Loan? Chuyến đi của ông Mã Anh Cửu đến đảo Ba Bình vấp phải sự phản đối từ nhiều nước - Ảnh: Reuters Trong khi đó, báo chí Đài Loan đặt nhiều nghi vấn về chuyến đi của ông Mã và đặt câu hỏi phải chăng đó là sự hợp tác ngầm của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan trong việc đối phó các nước ở Biển Đông, theo China Post. Thậm chí truyền thông trên lãnh thổ này còn ví nó như “cuộc gặp lịch sử thứ hai” của ông Mã. Tuy nhiên, ông Mã phản bác rằng đây là những "cáo buộc không có căn cứ". Ông Mã đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối năm 2015 ở Singapore. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan sau 6 thập niên. Hãng tin CNA (Đài Loan) cho hay không như với Mỹ, giới chức Đài Loan không cần thông báo cho Trung Quốc về chuyến đi của ông Mã. Dù vậy, Bắc Kinh tỏ ra hài lòng với chuyến đi của người đứng đầu Đài Loan, và mặc nhiên xem chuyến đi của ông Mã là đại diện cho Trung Quốc đến khu vực này. “Nam Sa (tên ngụy xưng của Trung Quốc với Trường Sa) thuộc Trung Quốc từ lâu. Cả hai bên (Trung Quốc và Đài Loan) có trách nhiệm gìn giữ tài sản của dân tộc”, bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu hôm 28.1 khi đề cập đến chuyến đi của ông Mã, theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Các lãnh đạo Đài Loan đã 2 lần đến đảo Ba Bình, một trong những đảo lớn nhất ở Trường Sa. Cựu lãnh đạo Trần Thủy Biển đã đến đây hồi năm 2008. Minh Quang ======================== Đúng đám báo chí Đài Loan là thứ chính khách vỉa hè, uống trà 5 xu, xem báo cọp rồi "chém gió vung xích chó". Ngầm thì làm sao mà công khai thì làm sao? Chỉ cần Tổng Thống kế nhiệm Đài Loan tuyên bố bãi bỏ yêu sách "Đường lưỡi bò" năm 1948 của Trung Hoa Dân Quốc thì ngay cả việc ông Mã Anh Cửu xây nhà ở đảo Ba Bình do Trung Quốc lục địa tài trợ cũng phải dỡ đi. Đúng là vớ vỉn thật. Điếu mựa! Lệnh bà Thái Anh Văn mà tuyên bố chính thức nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thì Trung Quốc mặt dài như cái bơm. Mất mẹ nó tính chính danh trong việc lấn chiếm ở bể Đông. Trơ mặt là kẻ cướp biển. Điếu mựa! Lúc ấy các chính khứa Hoa Kỳ cười bể bụng. Trường hợp Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố như vậy, thì về lý thuyết, chính các nước có quyền lợi liên quan ngoài Trung Quốc, phải có tính chính danh trong việc xác định chủ quyền. Vì nhiều nước cùng tuyên bố chủ quyền trên các vùng chồng lấn. Đây cũng là một tình huống được bàn tới trong bài: "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông".
    4 likes
  3. Lộ mật ngân hàng Trung Quốc thấy rõ sự thật kinh tế http://baodatviet.vn (Tài chính) - Một bức thư mật của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) gửi các ngân hàng thương mại đã bị tiết lộ. Người trẻ "xông pha" trên sàn chứng khoán Trung Quốc Nhà đầu tư mắc kẹt trên sàn chứng khoán Trung Quốc Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" (SCMP) dẫn tài liệu bị rò rỉ này cho biết, hiện PBoC đang miễn cưỡng trong việc tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại do lo ngại động thái này có thể khiến đồng NDT suy yếu. Thông tin trên, được cho là bị rò rỉ từ biên bản cuộc họp ngày 19/1 giữa PBoC và các ngân hàng thương mại, đã được chia sẻ rộng rãi sau khi nó được đăng tải trên các trang mạng chính của Trung Quốc, trong đó có Sina.com và Netease.com. Biên bản trên đã phơi bày thách thức mà PBoC phải đối mặt trong việc cố gắng đạt được 2 mục tiêu mâu thuẫn nhau, đó là phải nới lỏng nguồn cung tiền tệ để tăng thanh khoản nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn nhưng lại không được để đồng NDT bị suy yếu quá nhiều, điều chỉ khả thi trong trường hợp thanh khoản tăng. Thế nhưng, thực tế, NDT đã mất giá 5% kể từ động thái phá giá của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng 8/2015. Theo hãng tin Bloomberg, đồng tiền này phải mất giá thêm 14% nữa thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể cảm nhận được lợi ích thực sự. Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã xả hàng trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016. Một cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia do Bloomberg thực hiện cho thấy, đồng NDT cần giảm giá về mức 7,7NDT đổi 1 USD từ mức 6,6NDT/USD hiện nay để tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng thêm 0,7 điểm phần trăm. Tuy nhiên, sự giảm giá đồng nội tệ của Trung Quốc tới mức như vậy là một kịch bản mà không một nhà phân tích nào được Bloomberg khảo sát ý kiến kỳ vọng. Trong trường hợp đồng NDT giảm giá như vậy, dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc có thể lên tới 670 tỷ USD. Bấn loạn Trong một diễn biến liên quan trước đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 4/1 một lần nữa sụp đổ, và lần này là xuống cái hố sâu hơn hồi tháng 8/2015. Chính phủ Trung Quốc tất nhiên đã nhảy vào cuộc. 130 tỷ nhân dân tệ (tương đương 19,9 tỷ USD) ngay lập tức được bơm vào hệ thống ngân hàng thông qua hợp đồng bán lại kỳ hạn 7 ngày (với lãi suất 2,25%). Đi kèm với đó, lệnh cấm bán cổ phiếu của các cổ đông lớn dự kiến chấm dứt vào ngày 8/1 sẽ được gia hạn. Điều này khiến chỉ số chứng khoán của Trung Quốc chỉ còn giảm 0,26% (tính đến 3h chiều ngày 5/1). Ngay sau đó, ngày 8/1, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố đình chỉ hệ thống ngắt mạch giao dịch chứng khoán gây tranh cãi chưa đầy một tuần sau khi đề ra cơ chế này. Bởi vì, từ khi cơ chế trên được kích hoạt đã hai lần thị trường chứng khoán Trung Quốc phải đóng cửa sớm vào ngày 4/1 và 7/1 khi chỉ số CSI300 giảm quá ngưỡng 7%. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) Xiao Gang đã nộp đơn xin từ chức, sau khi cơ chế tự động ngắt mạch giao dịch do ông khởi xướng chính là nguyên nhân khiến bán tháo càng diễn ra trầm trọng hơn. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng bình thường xuất hiện trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế. Giám đốc Đầu tư của Quỹ Krane Brendan Ahern cho biết nhân tố khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm bao gồm chỉ số sản suất thấp hơn dự báo, đồng NDT giảm giá mạnh so với đồng USD,... Những nhân tố ngắn hạn này nếu chỉ xảy ra riêng lẻ sẽ không tác động quá lớn đến thị trường, nhưng tổng hợp lại sẽ dẫn tới sự hoảng loạn bất ngờ. Thị trường bấp bênh là điều khó tránh khỏi. Một khi sự hoảng loạn ngắn hạn của thị trường được khắc phục, chính sách cải cách mới của Chính phủ Trung Quốc khóa này được thực thi đầy đủ, giới đầu tư sẽ nhận thấy thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn có giá trị đầu tư khá lớn trong lĩnh vực tiêu dùng trong nước, Internet, thương mại điện tử... Nhà phân tích đầu tư của Công ty Quản lý vốn quốc tế Mathews Andy Rothman nhận định, thị trường chứng khoán Trung Quốc không phản ánh chính xác tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc. Tình hình cơ bản kinh tế Trung Quốc vẫn khá vững chắc, lĩnh vực tiêu dùng và ngành dịch vụ trong tương lai sẽ tiếp tục dẫn dắt kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vững. Mặt khác, hầu hết giới phân tích đều cho rằng mặc dù đà phục hồi kinh tế thế giới không mấy sáng sủa, kinh tế Trung Quốc đối mặt với áp lực suy giảm, song việc tái cân bằng kinh tế Trung Quốc đang tiến lên trong ổn định, dự báo thị trường sẽ dần bình ổn. Ông trùm đầu cơ khẳng định Trung Quốc hạ cánh cứng Ngân Giang (Tổng hợp) =========================== Lão Gàn bày tỏ sự khâm phục vì tính tiên tri trong bức tranh nổi tiếng, mà lão đặt tên là "Canh bạc cuối cùng". Tuy tính tiên tri chưa hoàn hảo, nhưng rất căn bản. Trong đó mô tả tất cả các con bạc đều "Ở trần đóng khố" - trừ Hoa Kỳ. Hay nói rõ hơn một tý: Cuộc chiến tranh kinh tế đã mở đầu cho con đường dẫn tới ngôi bá chủ thế giới. Cũng trong bức tranh trên, mô tả Trung Quốc chơi bài gian lận. Nhưng trong "Canh bạc cuối cùng" này, suy cho cùng những chiêu trò cờ bạc chính trị đã được được thể hiện rất ngoạn mục. Nhưng thôi, "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...", lão khoanh tay đứng nhìn thiên hạ chơi bài. Thằng nào ngu thì chết. Híc.
    4 likes
  4. Người Nga bế tắc với giá dầu 25/01/2016 11:38 GMT+7 TT - Tổng thống Vladimir Putin tháng trước khẳng định phần tệ nhất của suy thoái đã qua và kinh tế sẽ phát triển trở lại trong năm 2016, nhưng rồi giá dầu tháng này lại tuột dốc... Nhân viên cửa hàng bánh pizza ở Matxcơva đứng trước cửa hàng đòi được trả lương ngày 20-1 - Ảnh: Reuters Tổng thống Vladimir Putin tháng trước khẳng định phần tệ nhất của suy thoái đã qua và kinh tế sẽ phát triển trở lại trong năm 2016, nhưng rồi giá dầu tháng này lại tuột dốc và đồng rúp mất giá kỷ lục. Lượng dầu xuất khẩu của Nga đạt kỷ lục trong năm ngoái, gần 11 triệu thùng mỗi ngày, nhưng cũng không đủ bù đắp thâm hụt. Đến nay chính quyền Matxcơva vẫn chủ yếu cắt giảm chi tiêu và dựa vào các khoản dự trữ trong khi chờ đợi giá dầu phục hồi. Tuy nhiên với nhiều người Nga, đặc biệt là những người già, sự chờ đợi ngày càng trở nên vô vọng và bế tắc. “Tôi không biết họ còn cắt giảm gì nữa nhưng tôi biết chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng - giáo viên âm nhạc Sergei Titov, 64 tuổi, nói với phóng viên báo New York Times của Mỹ - Rõ ràng chính phủ thiếu các nguồn lực để cho chúng tôi có một cuộc sống bình thường”. Khoản lương còm của vợ ông bị cắt hơn một phần ba và chính quyền ở thành phố Krasnodar nơi vợ chồng ông ở mới đây cũng quyết định giảm khoản trợ cấp đi lại cho người già. Trong khi đó, giá lương thực đã tăng 20%, một phần do các biện pháp cấm vận của phương Tây. “Chưa ai chết đói nhưng thu nhập bị giảm mạnh” - viên cảnh sát về hưu Sergei Galustian phân trần. Chỉ cần nhìn quanh dãy nhà của ông cũng có thể nhận ra sự khác biệt khi các hàng xóm bật ít đèn hơn lúc trời tối và mọi người không còn mua đồ mới. Chỉ số bán lẻ của Nga giảm hơn 13% tính đến tháng 11-2015, trong đó ngành bán lẻ xe hơi tuột hơn 40%. Lời nguyền giá dầu Trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ từng một thời là chỗ dựa vững chắc cho nước Nga, nay trở thành lời nguyền khi dầu mất giá. Không giống như đợt khủng hoảng năm 2008-2009 khi giá dầu nhanh chóng phục hồi, các chuyên gia cho rằng thế giới sẽ sống chung với giá dầu thấp trong một thời gian dài. Lần cuối cùng khi dầu mất giá trong thời gian dài vào những năm 1980, Liên Xô đã sụp đổ. Người Nga vốn đã quen với sự sung túc nhờ xuất khẩu dầu mỏ cảm thấy khó mà chấp nhận. Ông Titov và hàng trăm người đã xuống đường tuần hành hồi tuần trước đòi lại các khoản phúc lợi. Không chỉ riêng ở Krasnodar, các cuộc biểu tình tự phát của những nhóm giáo viên, tài xế, công nhân... cũng diễn ra trên khắp nước Nga. Tuần trước, các nhân viên của cửa hàng bánh pizza ở thủ đô Matxcơva đứng trong giá lạnh với tấm bảng ghi “Trả tiền cho chúng tôi”. Nhiều người cho biết họ bị nợ lương đến ba tháng. “Dầu vừa là may mắn vừa là lời nguyền” - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo Nga và kêu gọi Matxcơva dùng nguồn tiền từ dầu mỏ để chấn chỉnh các mảng kinh tế, chống tham nhũng và thu hút đầu tư. Tuy nhiên đến cuối tuần trước, lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina mới lên tiếng kêu gọi các nỗ lực nhằm “đa dạng hóa nền kinh tế”. “Chúng ta đừng chờ đợi dầu sẽ quay trở lại mức giá cao” - bà Nabiullina nói. Rắc rối thật sự chưa bắt đầu Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Nga đang chuẩn bị kế hoạch chống khủng hoảng nhằm đối phó với các “thực tế mới”. Nga cũng còn 360 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và khoảng 120 tỉ USD từ hai quỹ dự phòng cho những thời điểm tồi tệ. Tuy nhiên, hai nguồn quỹ dự phòng dự kiến chỉ giúp Matxcơva duy trì trong 18 tháng. Trong thời gian đó, Nga có thể cân nhắc việc bán các công ty nhà nước nhằm bù đắp tài chính. Bộ Tài chính ước tính có thể thu được 12,5 tỉ USD từ việc tư nhân hóa các công ty. Có khả năng cổ phần tập đoàn dầu mỏ lớn như Rosneft hay Sberbank cũng bị đem bán và Nga sẽ phải kềm chế chi tiêu quân sự. “Không nên đánh giá thấp tình hình ở Nga hiện tại - lãnh đạo William Browder của Công ty Hermitage Capital phân tích - Nga đang rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế thật sự nghiêm trọng”. Theo ông, Ngân hàng Trung ương Nga đang đốt tiền dự trữ để giữ ấm nền kinh tế nhưng “cuối cùng họ sẽ hết tiền và khi đó rắc rối thật sự mới bắt đầu”. Với người như ông Titov, khó khăn kinh tế khiến họ cảm thấy như mắc cạn. “Nga luôn sống theo tư tưởng quốc gia, một mục tiêu: xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng giờ chẳng còn tư tưởng gì nữa. Chúng ta cứ trôi theo dòng và chẳng rõ phải hướng về đâu”. TRẦN PHƯƠNG (tranphuong@tuoitre.com.vn) ============================ Từ khi giá dầu chưa xuống, lão Gàn đã xác định chiến tranh kinh tế đã xảy ra. Nhưng nó không công khai và trực quan với những lời tuyên bố hùng hồn và quyết liệt, để con người có thể nhận dạng. Chiến tranh mạng tuy ảo, nhưng người ta có thể nhận diện được, còn chiến tranh kinh tế thì không. "Cái đáng sợ nhất, không phải là cái hữu hình, mà là cái vô hình" - đây là câu nói nổi tiếng của nhà tiên tri lừng danh Vanga - nhưng nội dung của lời tiên tri không dừng ở đây.
    2 likes
  5. 1 like
  6. Thưa giáo sư. Vì một bài viết mang tính ngẫu nhiên nên có vẻ như chưa rõ. Tôi xin được lặp lại và nói rõ hơn như sau: Thuyết Darwin không chỉ khiếm khuyết về mặt thời gian, còn khiếm khuyết khi nó chưa xác định về mặt lý thuyết bản chất và cơ chế của sự tiến hóa. Bởi vậy, những người quan tâm đến học thuyết này và ít chịu tư duy sẽ khó hiểu vì sao một con khỉ - hoặc một loài tương tự - lại có thể tiến hóa thành con người như ngày nay. Nhưng xét về tính định hướng của thuyết tiến hóa thì tôi chắc chắn không sai. Cũng như thuyết di truyền của Mendel, lúc đầu nó chỉ đặt một giả thuyết về sự tồn tại xác định tính di truyền trong muôn loài, nhưng nó cũng chưa mô tả được cơ chế di truyền. Nên một thời nó cũng bị phản đối mạnh mẽ. Rất tiếc thuyết Tiến hóa của Darwin không có sự phát triển tiếp theo như thuyết di truyền của Mendel. Nếu hai học thuyết này bổ sung cho nhau thì chính là một học thuyết hoàn chỉnh về sự phát triển và tồn tại của tự nhiên.
    1 like
  7. Chỉ Mỹ cứu được giá dầu: Vì sao Mỹ khó hành động? (Thị trường) - Theo PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Mỹ có khả năng thực hiện cắt giảm sản lượng dầu mỏ nhưng liệu Mỹ có hành động hay không thì vẫn còn tranh cãi. Mỹ vạ lây vì giá dầu giảm: Nỗi đau dầu đá phiến Mỹ vạ lây vì giá dầu: Cơ hội tuyệt vời cho Nga Vì sao là người Mỹ? PGS.TS Bùi Xuân Hồi, giảng viên Bộ môn Kinh tế Công nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội không quá ngạc nhiên khi chuyên gia Citigroup cho rằng, Mỹ là nước duy nhất có thể thay đổi tình hình giá dầu vào lúc này. Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh, đây chỉ là giả thuyết Mỹ có thể can thiệp vào thị trường dầu vào thời điểm hiện tại. Lý giải điều này, vị chuyên gia cho rằng, sau một chu kỳ giá dầu tăng cao kéo dài, tạo động lực cho các nghiên cứu trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ phát triển và đã làm cho lượng cung về dầu mỏ gia tăng mạnh mẽ. Một trong những thành tựu lớn nhất từ phía cung là Mỹ đã thành công với công nghệ khai thác dầu đá phiến, giúp Mỹ từ một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc không nhỏ vào dầu thô nhập khẩu trở thành nhà sản xuất dầu mỏ số 1 thế giới vào năm 2014. So với OPEC, có thể sản lượng của Mỹ không bằng cả khối này nhưng nếu so với quy mô một nước thì Mỹ đang là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, thậm chí năm 2014 Mỹ còn vượt cả Saudi Arabia. Hoạt động khai thác dầu khí đá phiến ở hạt Webb, bang Texas - Mỹ "Trong tình trạng dư cung dầu mỏ như hiện nay, chuyên gia Citigroup đưa ra nhận định như trên là vì khi dư thừa dầu, để giá không xuống quá thấp, cách duy nhất là phải cắt giảm sản lượng. Vậy ai là người sẵn sàng cắt giảm và có thể làm được việc đó? Hiện nay có 3 chủ thể thâu tóm thị trường dầu mỏ (như những nhà độc quyền nhóm - PV), đó là OPEC, Nga và Mỹ. Về mặt chiến lược, các chủ thể độc quyền nhóm sẽ không cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Trước hết là OPEC, đầu tháng 12/2015, với sự quyết đoán của Saudi Arabia, các nước thuộc tổ chức này đã đồng thuận áp dụng chiến lược mà họ đã đưa ra cách đây 1 năm, tức là tiếp tục duy trì thị phần của OPEC trước các đối thủ là Nga và Mỹ. Lựa chọn này gây ra tổn thất không nhỏ cho OPEC, đặc biệt là các thành viên yếu hơn như Venezuela, Algeria hay Nigeria, tuy nhiên nó vẫn là sự lựa chọn vượt trội. Đó là vì không ở đâu có chi phí khai thác dầu mỏ rẻ như ở OPEC, ngay cả khi giá dầu xuống 20 USD/thùng thì việc cung ứng dầu của OPEC vẫn sinh lời, thậm chí đối với Saudi Arabia, giá dầu có về mức 15 USD/thùng thì họ vẫn có lãi. Với sự phụ thuộc lớn vào dầu thô và chi phí khai thác thấp như thế, không lý do gì OPEC phải cắt giảm sản lượng, đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay. Mặt khác, việc OPEC duy trì chiến lược giá thấp bằng cách không cắt giảm sản lượng dầu sẽ tạo áp lực lớn cho đối thủ của họ - những nhà sản xuất dầu có chi phí cao. Giá dầu thấp trong thời gian ngắn thì không sao nhưng giá thấp trong thời gian dài sẽ khiến các nhà sản xuất có chi phí cao gặp vô vàn khó khăn và thậm chí là ngừng cung ứng. Khi loại bỏ được các nhà cạnh tranh khác có chi phí cao hơn ra khỏi thị trường, thị phần của OPEC ngày càng lớn lên, vai trò của tổ chức này ngày càng được củng cố. Hành vi này của OPEC không có gì mới mẻ. Thứ hai, về phía Nga, dù muốn hay không nguồn thu ngân sách của Nga vẫn phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu dầu mỏ và Nga là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ, Saudi Arabia. Nga cũng không có chủ trương cắt giảm sản lượng dầu mỏ, nếu không muốn nói rằng những cơ hội kinh tế khác từ Nga kém xa so với Mỹ hay các nước khác. Nga và OPEC rất khó tìm được tiếng nói hợp tác trong việc trong cắt giảm sản lượng khi OPEC đã chính thức lên tiếng với chiến lược bảo đảm thị phần của họ. Và nếu Nga và OPEC có thỏa thuận được với nhau để cắt giảm sản lượng thì điều đó thậm chí có lợi cho các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ vì với tình trạng dư thừa như hiện nay, OPEC và Nga có hợp tác và cắt giảm sản lượng thì vô hình dung họ sẽ mất thị phần vào tay Mỹ. Còn giữa Nga và Mỹ hố sâu ngăn cách, các lệnh cấm vận, trừng phạt ngày càng nặng nề nói gì tới sự hợp tác về dầu mỏ. Nga vẫn phải bảo đảm một tỷ trọng ngân sách từ dầu mỏ nhất định và ứng phó các chiến lược từ OPEC và Mỹ, chính vì thế không có lý do gì Nga phải cắt giảm sản lượng. Trong điều kiện hiện nay, nếu Nga càng cắt giảm bao nhiêu thì người thiệt hại là Nga vì Nga cắt giảm một thì OPEC sẽ đẩy ngay sản lượng của họ vào vị trí Nga cắt giảm. Trong bối cảnh đó, người ta kỳ vọng vào Mỹ. Mỹ đang là quốc gia sản xuất dầu mỏ số 1 thế giới và xét tổng thể nền kinh tế, Mỹ không phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ quốc tế. Thậm chí các phân tích định lượng còn chỉ ra rằng khi giá dầu xuống thấp, doanh thu dầu mỏ của Mỹ giảm nhưng bù lại làm tăng sức mua của dân Mỹ và phát triển kinh tế trong nước với chi phí năng lượng giảm và điều đó còn mang lại hiệu ứng tổng thể tích cực cho kinh tế Mỹ. Do đó, giá dầu có tăng cao hay xuống thấp thì so với các quốc gia khác, mức ảnh hưởng đối với Mỹ là không quá nhiều. Nhìn tổng thể 3 chủ thể độc quyền nhóm của thị trường dầu mỏ thế giới như vậy thì rõ ràng Mỹ là chủ thể được kỳ vọng là có thể cắt giảm sản lượng dầu hòng cứu giá dầu khỏi chiến tranh giá. Hơn nữa, với việc chi phí khai thác dầu đá phiến vẫn khá cao, nếu Mỹ cắt giảm sản lượng và mua dầu trên thị trường thế giới với giá rẻ thì một mặt Mỹ vừa giữ được tài nguyên dầu mỏ mặt khác kinh tế Mỹ được cung ứng và dự trữ dầu mỏ từ bên ngoài với giá rẻ. Đó cũng là một lợi ích của việc Mỹ cắt giảm sản lượng, điều mà họ đã làm trong năm 2015 khi đẩy dự trữ dầu thô lên mức kỷ lục'', PGS.TS Bùi Xuân Hồi phân tích. Mỹ khó hành động Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Xuân Hồi cho rằng Mỹ sẽ không cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Điều này xuất phát từ hai lý do: Thứ nhất, nếu Mỹ cắt giảm sản lượng thì Mỹ cũng sẽ chịu thua thiệt vì trong thế thị trường dư thừa như hiện nay, Mỹ cắt giảm bao nhiêu thì lượng dầu đổ vào thị trường sẽ là bấy nhiêu do các nhà độc quyền nhóm khác tiếp tục bán ra đặc biệt là từ Nga và OPEC, lượng cung dầu vì thế không có xu hướng giảm ngay và như thế sản lượng bán giảm và giá không tăng thì người thua thiệt là Mỹ. Thứ hai, giá dầu thấp chưa phải là điều tệ hại với kinh tế Mỹ, thậm chí nó còn làm cho GDP của Mỹ tăng lên. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và dầu là đầu vào quan trọng của tất cả các hoạt động, khi đầu vào của các ngành kinh tế giảm thì vô hình trung nó sẽ làm tăng sức mua, kích thích tiêu dùng, phát triển các ngành khác tạo sự cạnh tranh tốt cho kinh tế Mỹ và như thế thiệt hại từ giá dầu thấp ít hơn so với lợi ích có được từ nó. ''Chính vì thế, bản thân Mỹ có khả năng thực hiện việc cắt giảm sản lượng dầu nhưng quốc gia này có hành động hay không thì vẫn còn tranh cãi. Nếu Mỹ muốn cắt giảm sản lượng thì không có lý do gì ngày 18/12/2015 Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đã tồn tại 40 năm nay, PGS.TS Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh. Bàn đến câu chuyện địa chính trị quanh giá dầu, về khả năng Mỹ lợi dụng giá dầu để "dìm" Nga, vị chuyên gia cho rằng, câu chuyện này sẽ còn rất phức tạp. Những hiệu ứng địa chính trị không đến trong 6 tháng hay một năm mà cần khoảng thời gian dài hơn. Nếu giá dầu sụt giảm kéo dài thì tình hình kinh tế Nga sẽ rất khó khăn, ngay cả khi Nga tiến hành tái cơ cấu kinh tế thì hiệu quả cũng không thể đến nhanh được bởi một chu kỳ kinh tế thường kéo dài từ 5 năm đến 7 năm, còn trong trường hợp này mới chỉ là khoảng thời gian rất ngắn. "Với tình trạng thị trường hiện nay, các nhà độc quyền nhóm đang ở trong trạng thái tiến thoái lưỡng nan. Các quốc gia này đều biết, nếu họ hợp tác với nhau cùng nhau cắt giảm sản lượng giá dầu sẽ tăng trở lại và sẽ giảm thiệt hại cho họ. Nhưng cơ hội hợp tác là không có và nếu có cũng là trạng thái không bền vững vì đàm phán về phân bổ quota sản xuất là cực kỳ khó khăn (chia sẻ lợi ích là rất khó) và đặc biệt kết cấu có thể sụp đổ do sư gian lận và nghi ngờ gian lận ở phía các thành viên. Vì thế các nhà sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ đều biết rằng, nếu cứ cạnh tranh và tiếp tục bán ra giá dầu giảm họ bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là một vài nước OPEC khi có tới 85% GDP đến từ xuất khẩu dầu mỏ, nhưng phi hợp tác (cách mà họ đang làm như hiện nay, tiếp tục cung ứng) lại là chiến lược vượt trội (không để người khác hành động trước, sự gian lận từ việc hợp tác). Cụ thể, để cứu giá dầu cần có sự cam kết giảm sản lượng giữa các chủ thể. Nhưng điều đó ngay cả trong OPEC đã khó chứ đừng nói OPEC, Nga, Mỹ sẽ hợp tác với nhau cắt giảm, ai sẽ giảm và giảm bao nhiêu, liệu có thương thảo được? Và ngay cả khi nhưng chủ thể này đồng thuận và phân chia được quota cung ứng mà ở đây là cam kết với nhau cắt giảm sản lượng dầu mỏ, trong khi Nga-Mỹ nghiêm túc thực hiện việc cắt giảm thì OPEC gian lận và cứ tuồn dầu ra bán ở chợ đen thì kết quả thị trường vẫn dư thừa và hai chủ thể độc quyền nhóm nói trên bị thiệt hại vô cùng lớn khi sản lượng vừa ít, giá vừa xuống thấp. Bởi vậy các nước này cũng sợ hành động đâm sau lưng nên mặc dù biết giá thấp sẽ thiệt hại nhưng không ai muốn hợp tác", PGS.TS Bùi Xuân Hồi chỉ rõ. Dự báo về giá dầu trong năm 2016, PGS.TS Bùi Xuân Hồi cho rằng, năm nay, trừ những trường hợp có tính chất dao động tức thời, còn lại giá dầu đi vào chu kỳ giá thấp mà chu kỳ giá không thể kéo dài 6 tháng hay 1 năm mà phải từ 10-15 năm. Vì thế cuộc chơi giá dầu có thể rất dai dẳng và OPEC sẵn sàng đeo đuổi chiến lược này vì họ nắm ưu thế chi phí khai thác thấp, liệu các công ty dầu lửa Mỹ có chi phí cao cầm cự được đến bao giờ? Chưa kể dầu là tài nguyên không năng tái sinh, giá thấp thì về nguyên tắc, để bảo vệ tài nguyên, họ có thể nhập khẩu dầu giá rẻ để tiêu dùng mà không việc gì phải khai thác. Mỹ có thể cắt giảm sản lượng nhưng nếu có thì chắc chắn đó là những bước đi, những toan tính chiến lược để đảm bảo lợi ích kinh tế tổng thể của nước Mỹ chứ không phải họ ra tay cứu vớt thị trường dầu mỏ thế giới khỏi chiến tranh giá. "Mỹ sẽ phải cân đo hai câu chuyện: hoặc cứu các công ty dầu lửa đang rơi vào tình trạng nguy ngập vì giá dầu thấp (phải cắt giảm sản lượng, đóng cửa các mỏ chi phí cao, hủy bỏ các dự án, cắt giảm lương, nhân sự với số lượng lớn...) hay phát triển kinh tế với chi phí thấp, để từ đó có hành động trên thị trường dầu mỏ là cắt giảm hay tiếp tục cung ứng chứ không có chuyện Mỹ cắt giảm sản lượng là vì họ giải cứu ai đó trên thị trường dầu mỏ thế giới đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh giá", PGS Bùi Xuân Hồi lưu ý. Thành Luân ========================= Nước Mỹ đang suy nghĩ xem có nên cứu hay không? Híc!
    1 like
  8. Tin giật gân chưa được kiểm chứng tinh xác thực. ================================ Sankei: Mỹ có thể tấn công Triều Tiên vào cuối tháng 2 tới Lê Na | 29/01/2016 15:40 http://soha.vn/quoc-te/sankei-my-co-the-tan-cong-trieu-tien-vao-cuoi-thang-2-toi-201601291505206.htm Vào đúng ngày Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Trung Quốc, tờ “Sankei” của Nhật Bản tiết lộ có thể vào cuối tháng 2/2016, Mỹ sẽ phát động tấn công vào các cơ sở quân sự của Triều Tiên. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22. Ảnh: AFP/TTXVN. Theo báo trên, quân Mỹ đang tăng cường các động thái quân sự ở khu vực Đông Á, sau khi đưa tàu sân bay hạt nhân tiến vào vùng biển Tây Thái Bình Dương tiếp tục đưa 26 chiếc máy bay chiến đấu, bao gồm cả chiến đấu cơ tàng hình F-22 tới căn cứ không quân Yokota ở Nhật Bản. Nguồn tin tuyệt mật của tờ báo cho biết mục đích chủ yếu của quân Mỹ là nhằm đối phó với việc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân và “ngày X” thực hiện hành động tấn công nhằm vào Triều Tiên có thể là vào cuối tháng 2 tới còn “ngày X” cụ thể là ngày nào cuối cùng sẽ được quyết định bởi Tổng thống Mỹ Barack Obama. Cũng theo báo trên, nhiều nguồn tới quân đội Mỹ tiết lộ “cuộc chiến hủy diệt” nhằm vào Triều Tiên diễn ra với một số phương thức, nhưng chủ yếu là sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình để ra đòn tấn công chính xác nhằm vào khoảng 700 cứ điểm quân sự của Triều Tiên, tiến hành phong tỏa vùng biển Triều Tiên bằng tàu ngầm hạt nhân. Sau đó, lực lượng đặc nhiệm sẽ đổ bộ lên Triều Tiên, phối hợp với gián điệp cài cắm sẵn ở Triều Tiên thực hiện cuộc tấn công ngay trong lòng Triều Tiên và ở giai đoạn hai, tàu sân bay hạt nhân cùng tàu ngầm hạt nhân sẽ tiến vào vùng biển thuộc bán đảo Triều Tiên. Về vấn đề này, truyền hình CNN của Mỹ cho rằng việc lựa chọn giải pháp quân sự đối với bán đảo Triều Tiên là không thể tưởng tượng được vì Triều Tiên và Hàn Quốc sát cạnh nhau, nếu xảy ra chiến tranh quy mô lớn, tên lửa của Triều Tiên trong vài phút có thể trút lửa đạn lên Seoul, đó là chưa kể tới việc có gần 30.000 quân Mỹ đóng ở Hàn Quốc. Trong khi đó, học giả Lỗ Siêu của Trung Quốc nói với tờ “Thời báo Hoàn cầu” rằng không có gì lạ khi thấy những thông tin như trên xuất phát từ Nhật Bản. Tuy nhiên, suy đoán như vậy không có bất cứ căn cứ nào, chỉ là mong muốn đơn phương của một số người có tư tưởng cực đoan, hoàn toàn mất lý tính trước tình hình trên bán đảo Triều Tiên. theo Báo tin tức ================================ Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, lão Gàn đưa ra giới hạn thời gian cho hai miền Cao Ly chỉ trong năm Bính Thân Việt lịch.
    1 like
  9. 1 like
  10. Chiêm ngưỡng linh vật Việt Nam bằng vàng ròng Tất Định Thứ Tư, ngày 28/10/2015 15:28 PM (GMT+7) (Dân Việt) Những linh vật làm từ chất liệu vàng ròng, ngọc quý hiếm đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Sáng nay (28.10), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Linh vật Việt Nam”. Triển lãm giới thiệu 27 linh vật Việt Nam với các loại hình tượng tiêu biểu như: chim lạc, rồng, kỳ lân, rùa, phượng, long mã, tích tà, tiêu đổ, thao thiết, bổ lao, si vẫn… Theo đại diện Bảo tàng, trưng bày chuyên đề nhằm giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sự phong phú, đa dạng và độc đáo của linh vật Việt Nam, cũng như diễn biến phát triển, đặc điểm tạo hình, phong cách nghệ thuật… Qua đó khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam, nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa. Đặc biệt, nhiều linh vật quý tầm cỡ bảo vật quốc gia như tượng rồng vàng thời Nguyễn, tượng rồng trên ấn vàng “Đại nam hiệp kỷ lịch chi bảo”… cũng được trưng bày. Triển lãm sẽ kéo dài đến khoảng đầu năm 2016. Tượng rồng trên ấn vàng “Đại nam hiệp kỷ lịch chi bảo” thời Nguyễn (1847). Tượng rồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Tượng Sư tử/lân trên ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Hình tứ linh: Long, Li, Quy, Phượng trang trí trên nắp lồng ấp thế kỷ 19-20. Hình phượng trang trí trên hộp trầu vàng, thời Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh 5 (1824). Tượng đồng Long Mã, thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Tượng ngọc đầu trâu, thân người trong bộ sưu tập 12 con giáp, thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Cặp Sư tử/ Lân chầu làm bằng gỗ thếp vàng thời Nguyễn. Tượng Si Vẫn (con Kìm). Theo truyền thuyết, Si Vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Người xưa thường đắp nó lên nóc các công trình kiến trúc để đề phòng hỏa hoạn. Đỉnh “Ngũ sư hí cầu” bằng đồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Cặp tượng rắn đầu người thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Hình rồng chạm trên đố cửa chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh, thời Lý (1057). Hình Giao long trang trí trên giáo đồng, Văn hóa Đông Sơn cách đây 2.500 – 2.000 năm. Voi đội bình thời Lê Trung Hưng , thế kỷ 17-18. Nắp đỉnh trầm hình nghê, thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17. Cặp Phượng chầu, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18. Triển lãm thu hút đông đảo người dân đến thăm quan.
    1 like
  11. LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN 2016 Biển Đông sôi sùng sục...... ========================== "Mỹ lo ông Tập Cận Bình học Mã Anh Cửu, bay ra Chữ Thập" Hồng Thủy 28/01/16 16:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỹ lo ông Tập Cận Bình cũng có thể "bắt chước" Mã Anh Cửu, bay ra thị sát đá Chữ Thập, lúc đó tình hình Biển Đông sẽ còn căng thẳng và hỗn loạn hơn nữa. Trung Quốc khen ngợi Campuchia Hoa Kỳ: Ông Mã Anh Cửu ra Trường Sa là việc làm vô bổ Kerry ép Campuchia cải cách, Hun Sen hứa thúc đẩy COC Nhà lãnh đạo Đài Loan sắp mãn nhiệm ông Mã Anh Cửu hôm nay đã có chuyến thị sát bất hợp pháp đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Xung quanh động thái này, ngoài phản đối chính thức của Việt Nam và Philippines, các học giả Đài Loan và Trung Quốc cũng đưa ra những bình luận đáng chú ý về mục đích chuyến đi này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, ảnh: wtop.com Lâm Trung Bân, một cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan nói với The Wall Street Journal, chuyến đi đảo Ba Bình hôm nay của ông Mã Anh Cửu là một phần di sản chính sách thân Bắc Kinh của Quốc Dân đảng. Nó được xem như bước đi tiếp theo sau "cuộc gặp đột phá" giữa ông Mã Anh Cửu với ông Tập Cận Bình tháng 11 năm ngoái ở Singapore. Giải thích cụ thể hơn trên tờ Apple Daily Đài Loan, ông Bân cho hay, chính quyền Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) mới là lực lượng vẽ ra đường lưỡi bò năm 1947. Năm 1949 chính quyền Mao Trạch Đông buộc Tưởng Giới Thạch phải tháo chạy ra đảo Đài Loan và kế thừa luôn đường lưỡi bò ấy. Nếu chính quyền Mã Anh Cửu ngày nay mà rút lại lập trường đường lưỡi bò, sẽ là cú sốc làm lung lay tận gốc lập trường yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông. Do đó hành động thị sát (trái phép) Ba Bình hôm nay có thể xem là động thái ông Mã Anh Cửu chống lưng cho yêu sách (vô lý, phi pháp, bành trướng) của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Đinh Thụ Phạm, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu quan hệ quốc tế Đại học Chính trị Đài Loan cho rằng, sở dĩ Mỹ "thất vọng, lo ngại" về việc Mã Anh Cửu "tự tiện" thị sát đảo Ba Bình là vì Mỹ lo ông Tập Cận Bình cũng có thể "bắt chước" Mã Anh Cửu, bay ra thị sát đá Chữ Thập, lúc đó tình hình Biển Đông sẽ còn căng thẳng và hỗn loạn hơn nữa. Tiến sĩ Thái Anh Văn, người sẽ kế nhiệm ông Mã Anh Cửu vào tháng 3 tới. Bà Văn đã từ chối phái người đi cùng Mã Anh Cửu ra Ba Bình hôm nay. Thời Ân Hoằng, giáo sư Đại học Nhân Dân Trung Quốc nói với China Times Đài Loan, Trung Quốc tán dương hành động này của ông Mã Anh Cửu, nhưng đồng thời cũng lo lắng khi bà Thái Anh Văn lên thay, lập trường Đài Bắc trong vấn đề Biển Đông có thể thay đổi. Bắc Kinh lo lắng bởi Tiến sĩ Thái Anh Văn từng bỏ ngỏ khả năng từ bỏ đường lưỡi bò mà bà nghĩ rằng nó không có căn cứ pháp lý nào. Ông Lâm Đình Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách mới Đài Loan nói với tờ Tự do Thời báo Đài Loan, Mỹ lo ngại hành động của ông Mã Anh Cửu chủ yếu là vì yêu sách của Đài Loan ở Biển Đông là đường lưỡi bò, hoàn toàn trùng khít với yêu sách của Trung Quốc. Đường lưỡi bò mà Trung Hoa Dân quốc vẽ năm 1947 có căn cứ pháp lý hay không, theo ông Huy còn cần phải chờ xác minh làm rõ. Mỹ cũng đã từng hối thúc Đài Loan làm rõ yêu sách đường lưỡi bò của mình, nhưng nếu Đài Bắc nghe theo thì đắc tội với Bắc Kinh, mà nếu giải thích không thống nhất với Bắc Kinh thì càng làm lợi cho Philippines trong vụ kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực PCA ở The Hague, Hà Lan. Đó là lý do tại sao cho đến nay chính quyền Mã Anh Cửu không dám làm rõ yêu sách đường lưỡi bò, mà chỉ dùng khái niệm (ngụy tạo) "cương vực cố hữu" để yêu sách "chủ quyền" đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Về việc đảng Dân Tiến và bà Thái Anh Văn sau khi lên nắm quyền có thay đổi lập trường đường lưỡi bò của Quốc Dân đảng hay không, theo học giả Bonnie Glase từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS, đây là vấn đề phức tạp và đưa ra các phán đoán về điều này bây giờ còn quá sớm. Hơn nữa, thay đổi lập trường của Dân Tiến đảng về vấn đề Biển Đông có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hai bờ eo biển. Chuyến thị sát trái phép Ba Bình hôm nay mà ông Mã Anh Cửu tiến hành, theo Tiến sĩ Bonnie Glase, đó chính là "sản phẩm" của cuộc gặp Tập Cận Bình - Mã Anh Cửu tháng 11 năm ngoái. Hồng Thủy ========================= Điều này chứng tỏ tầm nhìn thiển cận và rất tiểu tiết của những chính khách Quốc Dân đảng. Điếu mựa! Thân kiếp rắn nước mà cũng đòi "Ngân xà kình vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy". Mọi chuyện sẽ rất bất lợi cho quý vị, nếu còn tiếp tục sinh sự ở đây. Tháng Ba Âm lịch sẽ đi trước tháng Ba Tây lịch xấp xỉ một tháng. Híc!
    1 like
  12. Học giả Trung Quốc: Không chiến tranh "vô cớ" chiếm các đảo Biển Đông?! Hồng Thủy 24/01/16 16:30 Thảo luận (0) (GDVN) - Học giả Trung Quốc này nói họ chỉ muốn đàm phán, nhưng xin lưu ý, phải chăng là quý vị muốn đàm phán ở tư thế "gí súng vào đầu"... Mỹ không yêu cầu Việt Nam, Ấn Độ phải chọn "phe" nào Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông khi thua kiện Philippines? Quân đội Trung Quốc thay đổi nhân sự, Chiến khu miền Nam "phụ trách" Biển Đông NBC News ngày 24/1 dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông mà Trung Quốc thành lập ở tỉnh Hải Nam nói rằng, nước này sẽ không khơi mào một cuộc chiến tranh để chiếm các thực thể ở Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là "thu hồi". Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc lập ra ở Hải Khẩu, Hải Nam. "Chúng tôi sẽ không gây ra xung đột quân sự để thu hồi các đảo bị các nước khác chiếm đóng bất hợp pháp. Lập trường của chúng tôi là hướng tới các cuộc đàm phán với các nước liên quan trực tiếp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải", ông Tồn nói với NBC News. Đài này lưu ý, Ngô Sĩ Tồn với vai trò Viện trưởng Viện Nghiên cứu BIển Đông thường hoạt động như một "người phát ngôn không chính thức" của chính quyền ông Tập Cận Bình trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Thời Ân Hoằng, một Giáo sư Đại học Nhân Dân, Trung Quốc và là cố vấn chính sách đối ngoại của chính phủ cũng đồng ý với Ngô Sĩ Tồn rằng, Trung Quốc sẽ "không khởi động một cuộc chiến tranh vô cớ". "Các quốc gia khác cũng đã nói như vậy, và điều này có ích cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Sẽ có những biện pháp để giảm nhẹ căng thẳng. Trung Quốc sẽ áp dụng một chính sách ngoại giao mới để cố gắng hạ nhiệt căng thẳng với Hoa Kỳ và các nước liên quan", ông Hoằng nói. Tuy nhiên Ngô Sĩ Tồn đã tỏ ra lúng túng khi đề cập đến các công trình quân sự trên đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). "Bất kỳ căn cứ quân sự nào chúng tôi xây dựng là để đảm bảo an toàn cho các nhân viên Trung Quốc và công trình liên quan. Bất kỳ người bình thường nào cũng có thể thấy những tiền đồn nhỏ bé không thể có vai trò gì trong một cuộc xung đột quân sự", ông Ngô Sĩ Tồn lập luận. Ông Thời Ân Hoằng, Đại học Nhân dân Trung Quốc. Ông Tồn nói rằng, Bắc Kinh sẽ "chia sẻ" nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông (?!) theo cái ông gọi là "thỏa thuận phát triển khai thác chung trong khu vực, dưới sự kiểm soát của Trung Quốc." Vài lời bình luận: Nhân dân các nước ven Biển Đông không ai muốn chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, không ai muốn xung đột quân sự nổ ra. Tuy nhiên, cả khu vực này cũng không ai muốn chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp quốc gia mình bị xâm phạm, vùng biển quốc tế rộng lớn thành ao nhà của Trung Quốc. Việc ông Ngô Sĩ Tồn, ông Thời Ân Hoằng phải lên truyền thông trấn an dư luận rằng Trung Quốc không dùng chiến tranh để đánh chiếm các thực thể ở Biển Đông không thể che lấp được sự thật những gì đã, đang và sẽ diễn ra ở Biển Đông. Những tiền đồn quân sự khổng lồ, lực lượng hải quân và hải quân trá hình hùng hậu và hùng hổ đang hàng ngày hoành hành và reo rắc nỗi bất an trên biển không phải Trung Quốc dựng lên để chơi hay chỉ nhằm hù dọa. Nếu quả thực Trung Quốc thiện chí như lời quý vị nói, hãy dừng ngay việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Trường Sa. Dừng ngay việc bắt bớ đánh đập ngư dân nước khác, ra trước cơ quan tài phán quốc tế để nói rõ đúng sai. Còn không chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi hòng nghi binh, đánh lừa dư luận. Hai vị học giả Trung Quốc này nói họ chỉ muốn đàm phán, nhưng xin lưu ý, phải chăng là quý vị muốn đàm phán ở tư thế "gí súng vào đầu" láng giềng bằng các công trình quân sự khổng lồ bất hợp pháp này? Trung Quốc muốn khai thác chung nếu nói như ông Ngô Sĩ Tồn thì khác gì kiểu cướp bát cơm người khác rồi "thí" lại cho nạn nhân chút ít với điều kiện, phải thừa nhận bát cơm vốn là của mình, giờ là của Trung Quốc để được chia phần? Ông Thời Ân Hoằng nói Trung Quốc sẽ không "chiến tranh vô cớ", tức là nếu có một cái cớ mà quý vị cho là hợp lý, Trung Quốc vẫn có thể thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với láng giềng trên Biển Đông? Những cái cớ này nếu thực sự Trung Quốc muốn tạo ra thì sẽ không thiếu. Cuộc đấu tranh chống lại các hành vi bành trướng, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế nhằm xưng hùng, xưng bá ở Biển Đông sẽ ngày càng khó khăn hơn, nhưng các bên liên quan cũng sẽ ngày càng đoàn kết bảo vệ công lý và lẽ phải, bảo vệ không gian sinh tồn của quốc gia dân tộc mình cũng như một tuyến đường hàng hải huyết mạch trọng yếu hàng đầu của thế giới. Hồng Thủy ============================= Lệnh bà Raice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu - trước cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ Trung - rằng: "Đối với Trung Quốc không nói nhiều. Cứ điều tàu sân bay đến Tây Thái bình Dương". Làm gì còn gì để nói nữa, khi thực tế cuộc gặp thượng đỉnh ở Washinhton giữa hai thế lực đang tranh chấp trong "canh bạc cuối cùng", đã khóa sổ mọi cánh cửa ngoại giao. Aritstote - triết gia lừng danh Hy Lạp cổ - đã phát biểu: "Nếu mọi bí mật của thế giới này lộ ra ngoài ánh sáng thì thế giới này sẽ sụp đổ". Cho nên "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...." là vậy. Lão nhắc lại là tia hy vọng cuối cùng rất mong manh chỉ là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải xuất lộ tính chân lý. Hôm nay đã là 16 tháng Chạp Việt lịch. Giới hạn cuối cùng là 10 tháng Ba Việt lịch. Sau đó thì không cần khả năng tiên tri. Híc.
    1 like
  13. Xem bộ ảnh flycam cực đẹp về ba miền Việt Nam Đất Việt - Người Việt Đăng ngày Thứ sáu, 08 Tháng 1 2016 20:57 Những bức ảnh chụp bằng flycam từ Bắc chí Nam cho thấy một quê hương Việt Nam vô cùng hùng vĩ, sống động và tuyệt đẹp của tác giả trẻ Lê Thế Thắng gửi cho báo Tuổi Trẻ Online. Lê Thế Thắng đã bỏ ra hơn 200 triệu đồng sắm các dụng cụ kỹ thuật flycam/drone để chụp ảnh với ước mơ có được một bộ ảnh chụp “Nẻo đường đất nước" Việt Nam từ trên cao, từ bầu trời. Trong năm 2015, Lê Thế Thắng đã đưa phương tiện flycam/drone của anh "bay gần như dọc biển Đông từ Nam ra Bắc" và chụp ảnh từ cao nguyên Đá nơi địa đầu Tổ Quốc, ruộng bậc thang mùa vàng Tây Bắc, thảo nguyên Mộc Châu, vịnh Hạ Long, hoang mạc Nam Trung Bộ, cố đô Huế, Đà Nẵng, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chàm... cho tới những ruộng lúa, hoa màu miền tây bát ngát, cánh đồng cây thốt nốt lừng danh ở An Giang và mũi Cà Mau. "Việc chụp, quay phim bằng flycam thực sự rất khó khăn, dễ gặp sự cố và rơi thiết bị bay do lỗi kỹ thuật, do thời tiết bất thường hoặc do người điều khiển bất cẩn" - Lê Thế Thắng chia sẻ. Dù vậy, Thắng vẫn đam mê flycam trong công việc và sở thích riêng của anh bởi chụp bằng phương tiện bay giúp anh có được những bức ảnh tuyệt đẹp với tầm bao quát rất rộng lớn. Xem một số tác phẩm trong bộ ảnh chụp “Nẻo đường đất nước Việt Nam nhìn từ bầu trời" của Lê Thế Thắng: Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội. Đường Lâm - Hà Nội. Cao nguyên Đá nơi địa đầu Tổ Quốc Lai Châu Mộc Châu Ruộng bậc thang Y Tí (Lào Cai) Vịnh Hạ Long mùa đông. Đường lên Đồng Văn Vịnh Hạ Long trong làn mây mờ ảo. Nhà thờ Lớn Hà Nội Chương Dương - Hà Nội. Hồ Tây (Hà Nội) Cù lao Chàm ( tỉnh Quảng Nam) Sông Hương (Huế) Lăng Minh Mạng (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) Cầu Trường Tiền bắt ngang sông Hương (Huế) Cầu Rồng (Đà Nẵng) Cầu Rồng (Đà Nẵng) về đêm Hội An Tháp Bánh Ít, Bình Định Gềnh Đá Dĩa (Phú Yên) Sông Cái Răng (Cần Thơ). Đồng bằng Nam bộ. Mũi Cà Mau. Theo TUỔI TRẺ ONLINE
    1 like