• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/01/2016 in all areas

  1. Nhà này đã thuê một vài thày phoengshui Tàu ....dởm đến xem. Và đã sửa Phoengshui theo mấy ông thầy này. Kết quả thật bi đát. Chưa biết bên trong thế nào, nhưng nhìn cái cửa xéo lấy hướng đủ thấy dởm. Vì bị cột đâm vào cửa. Chưa bàn tới bên trong, do chưa biết.
    2 likes
  2. Đế Minh Từ “Đế Minh” do người Việt đặt ra, lưu truyền trong huyền sử Việt. Nghĩa đen của từ Đế 帝 Minh 明 là Đất Sáng, chỉ trái Đất được chiếu sáng ban ngày bằng ánh sáng mặt Trời (chữ Nhật 日) và ban đêm bằng ánh sáng mặt Trăng (chữ Nguyệt 月), nên, như một hành tinh thì, trái Đất lúc nào cũng Sáng. Khái niệm cụ thể này của từ Đế 帝 Minh 明 đã được trừu tượng hóa để chỉ trái Đất 帝 văn Minh 明, rồi được nhân cách hóa để chỉ ông Tổ của loài người.( Và do đó là quan niệm của người Việt nghĩ ra như vậy, nên Đế Minh được coi như là ông Tổ đầu tiên của người Việt – Điều này cũng logic như trái Đất là ông Tổ của sự sống trên trái đất vậy. Bởi vậy người Việt vẫn giữ tục thờ thần Đất đến tận bây giờ). Do đã nhân cách hóa Đế Minh là một người là Tổ sinh ra loài người (Ngọc Hoàng Thượng Đế 玉 煌 上 帝 – Người Sáng Trên Đất), mà theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành của người Việt thì dương có trước âm, dương sinh ra âm, nên Tổ loài người là Đế Minh đó đương nhiên được người Việt coi là một người đàn ông (dù xã hội cổ xưa là xã hội mẫu hệ). Khi xã hội chuyển sang chế độ phụ hệ thì tên của “Tổ Gốc” = Tộc = To = Họ là lấy theo tên của người đàn ông đầu tiên của cái Tộc 族 đó, tức cái Họ đó. Tên = Tánh 姓 = Danh 名. Rồi thế là chia ra để phân biệt là mỗi người trong một Họ phải có cái đề (cái chính, cái Cây, cái to, là Họ) kèm theo là cái thuyết (cái phụ, cái Cành, cái nhỏ, là Tên). Ban đầu dân số còn ít, mỗi người chỉ có Họ Tên (như đến tận thời của Trưng Trắc, Ngô Quyền, Lê Hoàn), dân số đông lên thì Họ có quá nhiều Cành = Ngành = Nhánh = Chánh = Chi 支, gọi là Chi Họ (Hán văn viết ngược là Tộc Chi 族 支), nên cái đề là Họ (của mỗi Chi) phải thêm cái thuyết để phân biệt, cái thuyết thêm vào để bổ nghĩa cho Chi ấy chính là cái gọi là “tên lót”, ví dụ Nguyễn chia nhánh thành các nhánh Nguyễn Đình, Nguyễn Thế, Nguyễn Văn; cái thuyết là “tên lót” ấy có thể chỉ đời, chỉ nghề, hay chỉ địa phương. Tên lót chỉ địa phương như ví dụ họ Gia 諸 có một chi di cư đến vùng Cát 葛 chuyển thành họ Gia Cát 諸葛 (đề là Gia 諸 – họ gốc, thuyết là Cát 葛 – nơi cư ngụ, cú pháp này là cú pháp Việt; nếu là cú pháp Hán thì phải đổi ngược là Cát Gia, và đầy đủ thì viết tên trước họ sau như ngữ pháp phương Tây, ngữ pháp thì vậy mà riêng họ tên thì Hán ngữ vẫn dùng ngược là họ trước tên sau như ngữ pháp tiếng Việt cổ, đủ thấy ngôn ngữ nào là mẹ của ngôn ngữ nào). Họ Gia Cát 諸葛 về sau sinh ra nhân tài Gia Cát Lượng 諸葛亮, hiệu Khổng Minh 孔明. Từ khi biết khai thác bề mặt trái đất làm ruộng nước trồng lúa thì người Việt coi mặt đất là Ruộng = Vuông, nên vẽ tượng trưng trái Đất là cái hình Vuông 囗, thể hiện trong chữ nho đọc là Việt 粤 gồm: dấu Sắc 丿ở trên cùng nghĩa là nước, hình Vuông 囗 là ruộng, chữ Mễ 米 ở giữa là Cơm = Kô-Mê 米 (tiếng Nhật phiên âm, chỉ gạo) = Mễ米, dưới là hình cái Cày亏. Từ Đế có gốc là từ Đất, Đất tức trái Đất là cái Đế cho mọi vật “Có Đế” = Kê = Cư 居 = Đừ = Đờ = Đỗ = Đáp = Đứng = Dừng = Chựng = Vững = Vu 于 = Ư 于= Ở = Sở 處 = Chỗ = Chú = Trú 住 = Trụ 駐 = Ngụ 寓 trên mặt đất, kể cả tàu vũ trụ của người ngoài trái đất nếu đến. Nhưng nhấn “Chựng Chi 之!” = Chỉ 止 thì chữ Chỉ 止 có nghĩa là dừng và chữ Chỉ 址 có nghĩa là Chỗ , Chỗ Đất thì Hán văn gọi ngược là Địa Chỉ 地 址. Vì Đất = Tất (tiếng Mường dùng), mà nhấn “Tất Chi!” = Ti (tiếng Hán dùng “Ti 地” – viết phiên âm là Di – để đọc chữ Địa 地 mang nghĩa là Đất, cũng đọc chữ Đế 帝 là "Ti 帝"). Mà nhấn chữ “Đứng Chi!” = Đì thì tiếng Indonexia dùng từ “Đì” (chữ Indonexia viết là Di) mang nghĩa là Ở, Tại, Dừng, còn “Đi đơ cát” lơ lớ như “đứng ở cạnh” (chữ Indonexia viết là Di dekat) thì mang nghĩa là Gần (Gần = Cận = Cạnh = Kế = Kề = deKat = kề Kạnh). Tiếng Việt dùng từ nhấn “Đứng Chi!” = Đì để chỉ sự dừng hãm không cho tiến lên chức cao hơn, “bị thủ trưởng đì”. Trái Đất nó là “Vua của muôn loài” thì là đúng rồi, như <TVGT> nói: “Vương thiên hạ” chi hiệu dã 王天下之號也”, chữ “Vương” ở câu này làm chức năng động từ “làm vua”, chữ “Hiệu” ở câu này làm chức năng danh từ “tên gọi”. Cổ xưa khái niệm Đế (Đất) chỉ vẽ biểu ý bằng hai vạch 丄 (là thứ 2, chẵn, tượng Âm) nghĩa là “làm vua thiên hạ” (đương nhiên không bao gồm thiên thượng). Về sau Nho thêm hai vạch nữa thành chữ Vương 王 chính là bốn nét của cái Vuông 囗 tượng đất. Đời sau người Hán chú giải chữ Vương 王 trong <TVGT> nghĩa là “một Kẻ thống soái cả 3 Kẻ kia” (<chú giải TVGT>), 3 Kẻ kia ám chỉ là toàn bộ Thiên, Địa, Nhân (quá tham, còn lớn hơn cả Đế). Ba là từ chỉ con số 3 , ám chỉ Thiên Địa Nhân, là phạm vi vô cùng rộng lớn, nên còn phiên thiết từ Ba thành từ hai tiếng là Bao La mang nghĩa là vô cùng rộng theo không gian ba chiều, gọi là rộng bao la. Còn rộng theo Mặt phẳng hai chiều thì gọi là rộng mênh mông, vì có hai chiều mở là “Mở theo chiều Hoành 横” = Mênh và “Mở theo chiều Tung 縱” = Mông (Ngang=Ngành = Hoành 横, Dọc = Dũng = Tung 縱; dũng như con thú trước kẻ thù nguy hiểm thì nó hoặc là tiến uýnh tới bến, hoặc là quay đầu bỏ chạy thoát hiểm, đều là theo chiều dọc gọi là dũng). Hán ngữ mượn từ Bao La cũng dùng với nghĩa là vô cùng rộng (phát âm lơ lớ là “Pao Luo包 羅”), nhưng phiên âm bằng mượn hai chữ nho cận âm là chữ Bao 包 (là cái để “Bọc Vào” = Bao 包) và chữ La 羅 (là “cái lưới bẫy chim của Mang tộc – tộc Mường” – theo giải thích của <TVGT>). Ấy vậy mà các nhà hàn lâm lại bảo từ Bao La là “từ Hán - Việt”, trong khi từ chỉ con số 3 của Hán ngữ là từ “San”. Từ “Đế” vốn là từ rất cổ, mà Cổ = Tổ =To, nên “thiên triều” giành lấy cái To = Tổ = Cổ (thành ngữ Việt : “To tổ bố”) để muốn làm cha thiên hạ, nên tự xưng là Đế, giành quyền phong cho chư hầu chỉ là Vương. Sáng = Láng = “Láng thuộc Dương” = Lượng 亮 = “Lượng Chiếu” = Liệu 瞭 = ="Liệu nghĩa là Sáng" = Lãng 朗 = "Hỏa Sáng" = Hoàng 煌,皇,黄 = Quang 光 = Mang 芒 = Minh 明. Trắng = Tráng 壯 = Sáng = Sạch = “Trong Sạch” = Trạch 澤 = Bạch 白 = Bạc (tiếng Mường dùng) = Pạc 白 (tiếng Việt Đông dùng) = Hạc 白 (tiếng Nhật dùng “Ha-kư 白”) = Bạc = Pái 白 (tiếng Hán dùng “Pái 白”). Những chữ trên đều nghĩa là Sáng đồng nghĩa với Minh. Nhưng chỉ có riêng chữ Minh 明 là được viết biểu ý bằng hai “Mắt Tinh” = Minh 明, gồm chữ Nhật 日 (ánh sáng mặt trời) và chữ Nguyệt 月 (ánh sáng mặt trăng), đủ dương âm cân bằng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Việt lại xưng ngôi một là Mình (vì "Minh Minh" = Mình, 0+0=1 theo biến thanh điệu) và gọi ngôi hai là “Mình Hai” = Mày = nhấn “Mày Chứ!” = Mừ (tiếng Tày-Thái dùng cho ngôi hai). Do biểu ý của chữ Minh 明 (hai mắt tinh) nên trong nôi khái niệm của vô số từ mang nghĩa là sáng thì chỉ có riêng từ Minh được dùng làm thuyết cho cái đề là tư duy: Thông Minh, Chí Minh, Trí Minh, Huệ Minh, Pháp Minh, Nghiêm Minh, Văn Minh. Đế Minh = Đất Sáng, là ám chỉ nơi loài người có xã hội văn minh, tức con người có lòng tốt minh bạch (Huệ Minh), trí tuệ minh bạch (Trí Minh) nên có pháp luật minh bạch (Nghiêm Minh).
    2 likes
  3. Chân dung 19 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII Đăng lúc 10:31AM - 28/01/2016 Tại phiên bế mạc sáng nay (28/1), Đại hội XII đã công bố kết quả bầu 19 thành viên Bộ Chính trị. 7 trong số 19 vị là uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI, 12 vị còn lại là các ủy viên mới. Tin liên quan Công bố danh sách Bộ Chính trị khóa 12: Nhiều gương mặt mới Hà Tĩnh có số lượng ủy viên nhiều nhất với 16 người Bế mạc Đại hội Đảng lần thứ XII Chân dung 19 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII Theo VnExpress
    1 like
  4. Chữ Đế <Thuyết Văn Giải Tự> giải thích Đế là tên hiệu chỉ kẻ làm vua thiên hạ (Đế, Đế dã, vương thiên hạ chi hiệu dã 帝,諦也。王天下之號也).Vì Đế chỉ là cái danh từ chỉ tên hiệu, nên chữ Đế 諦 về sau viết có thêm bộ Ngôn 言, còn chữ Đế 帝 cổ văn thì chưa có bộ ngôn. Lại cũng giải thích: “cấu tạo chữ Đế cổ văn gồm kí hiệu 丄 cùng với chữ Đốc朿 là cái âm thanh”;cổ văn kí hiệu Trời là một nét gạch ngang 一 còn Đất là hai nét gạch ngang (có một rồi mới có hai, dương trước âm sau, lẻ là dương chẵn là âm) hay hai nét dọc ngang 丄 (đó là biếu ý), còn tượng hình thì vẽ đất là chữ Đột 凸, sau thành chữ Thổ 土. Kí hiệu 丄 chính là chữ Đột 凸 hay chữ Thổ 土. Đất = Đốc = Đột = Đọ = Thò = =Thổ = Nhô = Mấp-Mô = Lộ = Lục 陸. Đất = Địa 地, nên có từ đôi Lục Địa 陸 地 chỉ ý nhiều đất hay đất rộng (chữ Lục 陸 có hai bộ Thổ 土 ở trên và dưới, nêu ý là nhiều địa hình mấp mô). Lục Địa 陸 地 là đất cao hơn so với mặt nước biển. Đất = Đọ = So = Sơn 山 = San 山 = Non = Núi (nghĩa là cao hơn với mặt nước biển), người xưa san những đất mấp mô cho bằng để làm ruộng nước, gọi là “Non Hạ” = Nà (Nà tiếng Tày-Thái là ruộng nước); Thổ 土 = Thò = Thái 台 . Chữ Thái 台 vẽ biếu ý là Đất 口 mà Xách 台 cao lên chứ không phải đất dưới đáy biển, Thái chuyển nghĩa thành động từ Xách nghĩa là nâng cao lên, Xách = Thách = Thái 抬 (chữ Thái 抬 động từ có bộ Tay 扌, như hàng Xách tay); Xách = Sách (hạch sách) = Sạn (hòn sạn) = “Sand” = Sỏi (hòn sỏi) = “Soil”, tiếng Tây “Sand” là đất, “Soil” là thổ nhưỡng). Núi Đọ (ở Thanh Hóa cổ đại) chính là Núi Thái, viết theo cú pháp Hán là Thái Sơn 台山,太山,泰山. Về sau dân Việt cổ đại dù cư ở nơi nào (dù là ở Sơn Đông TQ), thích ngọn núi nào ở nơi đó, coi như núi Tổ, thì đều đặt tên cho nó là Thái Sơn, cho đến trong vườn chùa có hòn non bộ cũng mang tên Thái Sơn luôn. Kẻ làm “Vua thiên hạ” thì chính là Đất, là trái đất, được tôn là thần Đất, nhấn “Đất Hề 兮!” = Đế 帝, mà chữ Đế có cái âm đọc xưa của nó là “Đốc” (Đốc=Đất) như <TVGT> nói, cho nên chữ Đế thành cái tên hiệu, chỉ kẻ là Vua thiên hạ, đã là trái đất thì đất lục địa hay đất đáy biển cũng là một, vì cũng rứa: “Đáy Hề!” = Đế, đến cái rọ lót nồi còn gọi là cái “Rọ Đế” = Rế, là cái rế. Rượu lậu nấu xong rót vô vò đậy kín chôn dấu dưới Đất gọi là rượu Đế. Đế Minh 帝 明 cũng chỉ là cái tên hiệu (nghĩa đen là Đất Sáng chỉ Vua Sáng), do Đất kí hiệu bằng Vuông囗, nên Đất = Đế 帝 thì cũng như Vuông 囗 = Vương 王 = Vua = Chúa = Chậu = Chủ 主, đều là kẻ làm vua thiên hạ. Còn người thật ông Đế Minh là ổng họ Nguyễn, chữ Nguyễn 阮 viết là Nguyên 元 Phụ 阝tức nguyên là Bố của dân tộc Việt . Bố = Bọ = Phò (tiếng Lào dùng) = Phụ (tiếng Hán dùng). Do ông Tổ là Nguyễn nên đời sau mới đẻ ra “Nguyễn Nhiều” = Nghiêu, thời Vua Nghiêu (Đế Nghiêu) của nước Việt Thường (Hán thư viết là thời Đường Nghiêu 唐 堯). Ca dao “Vua Nghiêu ba mươi sáu tán vàng. Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì. Chúa Chổm uống rượu tì tì. Thác xuống âm phủ khác gì Vua Nghiêu”. Càng về sau dân số càng đông, con chữ càng nhiều, nên phải chia ra, chữ Nguyễn 阮 còn phiên thiết ra thành hai chữ Ngu Thuấn (Ngu Thuấn thiết Nguyễn), đó là thời Vua Thuấn (Đế Thuấn) của nước Ngu, tên nước Ngu là do nhấn chữ “Nguyễn Chứ!” = Ngu. Thời nhà Hồ, Hồ Qúi Ly đổi tên nước Đại Việt thành nước Đại Ngu. Thời nhà Nguyễn, vua Nguyễn đổi tên nước Đại Việt thành nước Đại Nam. Và trên điện Thái Hòa kinh đô Huế có câu thơ: “… Hồng Bàng khai tịch hậu鴻 厖 開 闢 後. Nam phục nhất Đường, Ngu 南 服 一 唐 虞” (Thời đại Hồng Bàng mở ra và kết thúc rồi. Thời đại Đại Nam phải giành lại lịch sử từ thời Đường, Ngu) [ Tham khảo: “Có lẽ ít ai biết rằng, đầu TK 19, năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và quy mô kinh tế: Lớn hơn cả Philippines và Mianma cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan; thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới. Còn hiện nay, số liệu 2014, thu nhập bình quân đầu người của ta chưa bằng 1/5 mức trung bình của thế giới (2052 USD so với mức bình quân gần 12.000 USD của thế giới), và chỉ bằng 1/3 Thái Lan. Mọi so sánh đều khập khiễng, vì chúng ta phải trải qua chiến tranh, giành độc lập, thống nhất. Nhưng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương để các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đưa nước mình từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển.” – trích Tham luận của đại biểu Bùi Quang Vinh, bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư tại ĐH ĐCSVN 12] Đế Minh 帝 明 = Đế Mang帝 芒 = Đế Quang 帝 光 = Đế Sáng = Đế Lãng 帝 朗 = Đế Hoàng 帝 煌, 帝黃 ( Hán ngữ gọi ngược là Hoàng Đế 黃帝, 皇帝) được tôn xưng là “Ngọc 玉 Hoàng 黃 Thượng 上 Đế 帝”, nghĩa đen của câu bốn chữ này là “Người Sáng Trên Đất”, bởi nghĩa chữ là: Ngọc 玉 (“Người có Học” = Ngọc, dân ca quan họ: “Ai đem a là đem Người – Ngọc ới a…”) Sáng (Minh 明) Trên (Thượng 上) Đất (Đế 帝). Đế Minh đã khuất, hồn ổng về trời, chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế là ở trên trời. Hàng năm hai ông một bà Bếp (gọi là “Ba đầu rau Xếp” = =Bếp) với con cá Chép (thư kí chuyên ghi chép) là Bốn, Bốn vị ấy lấy ngày 23 tháng Chạp lên trời báo cáo tình hình thiên hạ cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hai ông + một bà là Ba vị “Đầu Rau” = Đạo = Táo 灶, gọi là Táo Quân 灶 君, là “Ba đầu rau Xếp” = Bếp, quan hệ giữa họ là “Bếp Đạo” = Bào là biết đùm bọc nhau, nên nó thể hiện cái “Đạo Bếp” = Đẹp. Cái Bếp vẽ tượng hình thành chữ Lòng = Tỏng = Tâm. Chữ Tâm 心 là hình “3 chân kiềng, 1 vòng cong” thành 4 nét , tượng cho 4 vạch của quái Li = Lửa, ca dao: "Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"; nhưng “3 chân kiềng” như ba kẻ của quái Càn, tượng Càn (Càn = Kiền = Kiềng) là tượng Dương, “1 vòng cong” ở giữa cong như vành trăng (Viêng Chăn) là tượng Âm. Li = Lửa, tượng Dương, nhưng trong Dương có Âm, âm tính động làm cho lửa luôn rừng rực.
    1 like