• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/01/2016 in Bài viết

  1. Đế Minh Từ “Đế Minh” do người Việt đặt ra, lưu truyền trong huyền sử Việt. Nghĩa đen của từ Đế 帝 Minh 明 là Đất Sáng, chỉ trái Đất được chiếu sáng ban ngày bằng ánh sáng mặt Trời (chữ Nhật 日) và ban đêm bằng ánh sáng mặt Trăng (chữ Nguyệt 月), nên, như một hành tinh thì, trái Đất lúc nào cũng Sáng. Khái niệm cụ thể này của từ Đế 帝 Minh 明 đã được trừu tượng hóa để chỉ trái Đất 帝 văn Minh 明, rồi được nhân cách hóa để chỉ ông Tổ của loài người.( Và do đó là quan niệm của người Việt nghĩ ra như vậy, nên Đế Minh được coi như là ông Tổ đầu tiên của người Việt – Điều này cũng logic như trái Đất là ông Tổ của sự sống trên trái đất vậy. Bởi vậy người Việt vẫn giữ tục thờ thần Đất đến tận bây giờ). Do đã nhân cách hóa Đế Minh là một người là Tổ sinh ra loài người (Ngọc Hoàng Thượng Đế 玉 煌 上 帝 – Người Sáng Trên Đất), mà theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành của người Việt thì dương có trước âm, dương sinh ra âm, nên Tổ loài người là Đế Minh đó đương nhiên được người Việt coi là một người đàn ông (dù xã hội cổ xưa là xã hội mẫu hệ). Khi xã hội chuyển sang chế độ phụ hệ thì tên của “Tổ Gốc” = Tộc = To = Họ là lấy theo tên của người đàn ông đầu tiên của cái Tộc 族 đó, tức cái Họ đó. Tên = Tánh 姓 = Danh 名. Rồi thế là chia ra để phân biệt là mỗi người trong một Họ phải có cái đề (cái chính, cái Cây, cái to, là Họ) kèm theo là cái thuyết (cái phụ, cái Cành, cái nhỏ, là Tên). Ban đầu dân số còn ít, mỗi người chỉ có Họ Tên (như đến tận thời của Trưng Trắc, Ngô Quyền, Lê Hoàn), dân số đông lên thì Họ có quá nhiều Cành = Ngành = Nhánh = Chánh = Chi 支, gọi là Chi Họ (Hán văn viết ngược là Tộc Chi 族 支), nên cái đề là Họ (của mỗi Chi) phải thêm cái thuyết để phân biệt, cái thuyết thêm vào để bổ nghĩa cho Chi ấy chính là cái gọi là “tên lót”, ví dụ Nguyễn chia nhánh thành các nhánh Nguyễn Đình, Nguyễn Thế, Nguyễn Văn; cái thuyết là “tên lót” ấy có thể chỉ đời, chỉ nghề, hay chỉ địa phương. Tên lót chỉ địa phương như ví dụ họ Gia 諸 có một chi di cư đến vùng Cát 葛 chuyển thành họ Gia Cát 諸葛 (đề là Gia 諸 – họ gốc, thuyết là Cát 葛 – nơi cư ngụ, cú pháp này là cú pháp Việt; nếu là cú pháp Hán thì phải đổi ngược là Cát Gia, và đầy đủ thì viết tên trước họ sau như ngữ pháp phương Tây, ngữ pháp thì vậy mà riêng họ tên thì Hán ngữ vẫn dùng ngược là họ trước tên sau như ngữ pháp tiếng Việt cổ, đủ thấy ngôn ngữ nào là mẹ của ngôn ngữ nào). Họ Gia Cát 諸葛 về sau sinh ra nhân tài Gia Cát Lượng 諸葛亮, hiệu Khổng Minh 孔明. Từ khi biết khai thác bề mặt trái đất làm ruộng nước trồng lúa thì người Việt coi mặt đất là Ruộng = Vuông, nên vẽ tượng trưng trái Đất là cái hình Vuông 囗, thể hiện trong chữ nho đọc là Việt 粤 gồm: dấu Sắc 丿ở trên cùng nghĩa là nước, hình Vuông 囗 là ruộng, chữ Mễ 米 ở giữa là Cơm = Kô-Mê 米 (tiếng Nhật phiên âm, chỉ gạo) = Mễ米, dưới là hình cái Cày亏. Từ Đế có gốc là từ Đất, Đất tức trái Đất là cái Đế cho mọi vật “Có Đế” = Kê = Cư 居 = Đừ = Đờ = Đỗ = Đáp = Đứng = Dừng = Chựng = Vững = Vu 于 = Ư 于= Ở = Sở 處 = Chỗ = Chú = Trú 住 = Trụ 駐 = Ngụ 寓 trên mặt đất, kể cả tàu vũ trụ của người ngoài trái đất nếu đến. Nhưng nhấn “Chựng Chi 之!” = Chỉ 止 thì chữ Chỉ 止 có nghĩa là dừng và chữ Chỉ 址 có nghĩa là Chỗ , Chỗ Đất thì Hán văn gọi ngược là Địa Chỉ 地 址. Vì Đất = Tất (tiếng Mường dùng), mà nhấn “Tất Chi!” = Ti (tiếng Hán dùng “Ti 地” – viết phiên âm là Di – để đọc chữ Địa 地 mang nghĩa là Đất, cũng đọc chữ Đế 帝 là "Ti 帝"). Mà nhấn chữ “Đứng Chi!” = Đì thì tiếng Indonexia dùng từ “Đì” (chữ Indonexia viết là Di) mang nghĩa là Ở, Tại, Dừng, còn “Đi đơ cát” lơ lớ như “đứng ở cạnh” (chữ Indonexia viết là Di dekat) thì mang nghĩa là Gần (Gần = Cận = Cạnh = Kế = Kề = deKat = kề Kạnh). Tiếng Việt dùng từ nhấn “Đứng Chi!” = Đì để chỉ sự dừng hãm không cho tiến lên chức cao hơn, “bị thủ trưởng đì”. Trái Đất nó là “Vua của muôn loài” thì là đúng rồi, như <TVGT> nói: “Vương thiên hạ” chi hiệu dã 王天下之號也”, chữ “Vương” ở câu này làm chức năng động từ “làm vua”, chữ “Hiệu” ở câu này làm chức năng danh từ “tên gọi”. Cổ xưa khái niệm Đế (Đất) chỉ vẽ biểu ý bằng hai vạch 丄 (là thứ 2, chẵn, tượng Âm) nghĩa là “làm vua thiên hạ” (đương nhiên không bao gồm thiên thượng). Về sau Nho thêm hai vạch nữa thành chữ Vương 王 chính là bốn nét của cái Vuông 囗 tượng đất. Đời sau người Hán chú giải chữ Vương 王 trong <TVGT> nghĩa là “một Kẻ thống soái cả 3 Kẻ kia” (<chú giải TVGT>), 3 Kẻ kia ám chỉ là toàn bộ Thiên, Địa, Nhân (quá tham, còn lớn hơn cả Đế). Ba là từ chỉ con số 3 , ám chỉ Thiên Địa Nhân, là phạm vi vô cùng rộng lớn, nên còn phiên thiết từ Ba thành từ hai tiếng là Bao La mang nghĩa là vô cùng rộng theo không gian ba chiều, gọi là rộng bao la. Còn rộng theo Mặt phẳng hai chiều thì gọi là rộng mênh mông, vì có hai chiều mở là “Mở theo chiều Hoành 横” = Mênh và “Mở theo chiều Tung 縱” = Mông (Ngang=Ngành = Hoành 横, Dọc = Dũng = Tung 縱; dũng như con thú trước kẻ thù nguy hiểm thì nó hoặc là tiến uýnh tới bến, hoặc là quay đầu bỏ chạy thoát hiểm, đều là theo chiều dọc gọi là dũng). Hán ngữ mượn từ Bao La cũng dùng với nghĩa là vô cùng rộng (phát âm lơ lớ là “Pao Luo包 羅”), nhưng phiên âm bằng mượn hai chữ nho cận âm là chữ Bao 包 (là cái để “Bọc Vào” = Bao 包) và chữ La 羅 (là “cái lưới bẫy chim của Mang tộc – tộc Mường” – theo giải thích của <TVGT>). Ấy vậy mà các nhà hàn lâm lại bảo từ Bao La là “từ Hán - Việt”, trong khi từ chỉ con số 3 của Hán ngữ là từ “San”. Từ “Đế” vốn là từ rất cổ, mà Cổ = Tổ =To, nên “thiên triều” giành lấy cái To = Tổ = Cổ (thành ngữ Việt : “To tổ bố”) để muốn làm cha thiên hạ, nên tự xưng là Đế, giành quyền phong cho chư hầu chỉ là Vương. Sáng = Láng = “Láng thuộc Dương” = Lượng 亮 = “Lượng Chiếu” = Liệu 瞭 = ="Liệu nghĩa là Sáng" = Lãng 朗 = "Hỏa Sáng" = Hoàng 煌,皇,黄 = Quang 光 = Mang 芒 = Minh 明. Trắng = Tráng 壯 = Sáng = Sạch = “Trong Sạch” = Trạch 澤 = Bạch 白 = Bạc (tiếng Mường dùng) = Pạc 白 (tiếng Việt Đông dùng) = Hạc 白 (tiếng Nhật dùng “Ha-kư 白”) = Bạc = Pái 白 (tiếng Hán dùng “Pái 白”). Những chữ trên đều nghĩa là Sáng đồng nghĩa với Minh. Nhưng chỉ có riêng chữ Minh 明 là được viết biểu ý bằng hai “Mắt Tinh” = Minh 明, gồm chữ Nhật 日 (ánh sáng mặt trời) và chữ Nguyệt 月 (ánh sáng mặt trăng), đủ dương âm cân bằng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Việt lại xưng ngôi một là Mình (vì "Minh Minh" = Mình, 0+0=1 theo biến thanh điệu) và gọi ngôi hai là “Mình Hai” = Mày = nhấn “Mày Chứ!” = Mừ (tiếng Tày-Thái dùng cho ngôi hai). Do biểu ý của chữ Minh 明 (hai mắt tinh) nên trong nôi khái niệm của vô số từ mang nghĩa là sáng thì chỉ có riêng từ Minh được dùng làm thuyết cho cái đề là tư duy: Thông Minh, Chí Minh, Trí Minh, Huệ Minh, Pháp Minh, Nghiêm Minh, Văn Minh. Đế Minh = Đất Sáng, là ám chỉ nơi loài người có xã hội văn minh, tức con người có lòng tốt minh bạch (Huệ Minh), trí tuệ minh bạch (Trí Minh) nên có pháp luật minh bạch (Nghiêm Minh).
    1 like
  2. Sư phụ ơi. Lạnh quá cho con đoán ở Hà Nội lạnh 3 ngày nữa ở mức dưới 10 độ xê thôi nhá. (quẻ Sinh Xích khẩu) con xin lấy độ số quẻ nội ạ.
    1 like
  3. Người Nga bế tắc với giá dầu 25/01/2016 11:38 GMT+7 TT - Tổng thống Vladimir Putin tháng trước khẳng định phần tệ nhất của suy thoái đã qua và kinh tế sẽ phát triển trở lại trong năm 2016, nhưng rồi giá dầu tháng này lại tuột dốc... Nhân viên cửa hàng bánh pizza ở Matxcơva đứng trước cửa hàng đòi được trả lương ngày 20-1 - Ảnh: Reuters Tổng thống Vladimir Putin tháng trước khẳng định phần tệ nhất của suy thoái đã qua và kinh tế sẽ phát triển trở lại trong năm 2016, nhưng rồi giá dầu tháng này lại tuột dốc và đồng rúp mất giá kỷ lục. Lượng dầu xuất khẩu của Nga đạt kỷ lục trong năm ngoái, gần 11 triệu thùng mỗi ngày, nhưng cũng không đủ bù đắp thâm hụt. Đến nay chính quyền Matxcơva vẫn chủ yếu cắt giảm chi tiêu và dựa vào các khoản dự trữ trong khi chờ đợi giá dầu phục hồi. Tuy nhiên với nhiều người Nga, đặc biệt là những người già, sự chờ đợi ngày càng trở nên vô vọng và bế tắc. “Tôi không biết họ còn cắt giảm gì nữa nhưng tôi biết chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng - giáo viên âm nhạc Sergei Titov, 64 tuổi, nói với phóng viên báo New York Times của Mỹ - Rõ ràng chính phủ thiếu các nguồn lực để cho chúng tôi có một cuộc sống bình thường”. Khoản lương còm của vợ ông bị cắt hơn một phần ba và chính quyền ở thành phố Krasnodar nơi vợ chồng ông ở mới đây cũng quyết định giảm khoản trợ cấp đi lại cho người già. Trong khi đó, giá lương thực đã tăng 20%, một phần do các biện pháp cấm vận của phương Tây. “Chưa ai chết đói nhưng thu nhập bị giảm mạnh” - viên cảnh sát về hưu Sergei Galustian phân trần. Chỉ cần nhìn quanh dãy nhà của ông cũng có thể nhận ra sự khác biệt khi các hàng xóm bật ít đèn hơn lúc trời tối và mọi người không còn mua đồ mới. Chỉ số bán lẻ của Nga giảm hơn 13% tính đến tháng 11-2015, trong đó ngành bán lẻ xe hơi tuột hơn 40%. Lời nguyền giá dầu Trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ từng một thời là chỗ dựa vững chắc cho nước Nga, nay trở thành lời nguyền khi dầu mất giá. Không giống như đợt khủng hoảng năm 2008-2009 khi giá dầu nhanh chóng phục hồi, các chuyên gia cho rằng thế giới sẽ sống chung với giá dầu thấp trong một thời gian dài. Lần cuối cùng khi dầu mất giá trong thời gian dài vào những năm 1980, Liên Xô đã sụp đổ. Người Nga vốn đã quen với sự sung túc nhờ xuất khẩu dầu mỏ cảm thấy khó mà chấp nhận. Ông Titov và hàng trăm người đã xuống đường tuần hành hồi tuần trước đòi lại các khoản phúc lợi. Không chỉ riêng ở Krasnodar, các cuộc biểu tình tự phát của những nhóm giáo viên, tài xế, công nhân... cũng diễn ra trên khắp nước Nga. Tuần trước, các nhân viên của cửa hàng bánh pizza ở thủ đô Matxcơva đứng trong giá lạnh với tấm bảng ghi “Trả tiền cho chúng tôi”. Nhiều người cho biết họ bị nợ lương đến ba tháng. “Dầu vừa là may mắn vừa là lời nguyền” - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo Nga và kêu gọi Matxcơva dùng nguồn tiền từ dầu mỏ để chấn chỉnh các mảng kinh tế, chống tham nhũng và thu hút đầu tư. Tuy nhiên đến cuối tuần trước, lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina mới lên tiếng kêu gọi các nỗ lực nhằm “đa dạng hóa nền kinh tế”. “Chúng ta đừng chờ đợi dầu sẽ quay trở lại mức giá cao” - bà Nabiullina nói. Rắc rối thật sự chưa bắt đầu Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Nga đang chuẩn bị kế hoạch chống khủng hoảng nhằm đối phó với các “thực tế mới”. Nga cũng còn 360 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và khoảng 120 tỉ USD từ hai quỹ dự phòng cho những thời điểm tồi tệ. Tuy nhiên, hai nguồn quỹ dự phòng dự kiến chỉ giúp Matxcơva duy trì trong 18 tháng. Trong thời gian đó, Nga có thể cân nhắc việc bán các công ty nhà nước nhằm bù đắp tài chính. Bộ Tài chính ước tính có thể thu được 12,5 tỉ USD từ việc tư nhân hóa các công ty. Có khả năng cổ phần tập đoàn dầu mỏ lớn như Rosneft hay Sberbank cũng bị đem bán và Nga sẽ phải kềm chế chi tiêu quân sự. “Không nên đánh giá thấp tình hình ở Nga hiện tại - lãnh đạo William Browder của Công ty Hermitage Capital phân tích - Nga đang rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế thật sự nghiêm trọng”. Theo ông, Ngân hàng Trung ương Nga đang đốt tiền dự trữ để giữ ấm nền kinh tế nhưng “cuối cùng họ sẽ hết tiền và khi đó rắc rối thật sự mới bắt đầu”. Với người như ông Titov, khó khăn kinh tế khiến họ cảm thấy như mắc cạn. “Nga luôn sống theo tư tưởng quốc gia, một mục tiêu: xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng giờ chẳng còn tư tưởng gì nữa. Chúng ta cứ trôi theo dòng và chẳng rõ phải hướng về đâu”. TRẦN PHƯƠNG (tranphuong@tuoitre.com.vn) ============================ Từ khi giá dầu chưa xuống, lão Gàn đã xác định chiến tranh kinh tế đã xảy ra. Nhưng nó không công khai và trực quan với những lời tuyên bố hùng hồn và quyết liệt, để con người có thể nhận dạng. Chiến tranh mạng tuy ảo, nhưng người ta có thể nhận diện được, còn chiến tranh kinh tế thì không. "Cái đáng sợ nhất, không phải là cái hữu hình, mà là cái vô hình" - đây là câu nói nổi tiếng của nhà tiên tri lừng danh Vanga - nhưng nội dung của lời tiên tri không dừng ở đây.
    1 like
  4. Học giả Trung Quốc: Không chiến tranh "vô cớ" chiếm các đảo Biển Đông?! Hồng Thủy 24/01/16 16:30 Thảo luận (0) (GDVN) - Học giả Trung Quốc này nói họ chỉ muốn đàm phán, nhưng xin lưu ý, phải chăng là quý vị muốn đàm phán ở tư thế "gí súng vào đầu"... Mỹ không yêu cầu Việt Nam, Ấn Độ phải chọn "phe" nào Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông khi thua kiện Philippines? Quân đội Trung Quốc thay đổi nhân sự, Chiến khu miền Nam "phụ trách" Biển Đông NBC News ngày 24/1 dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông mà Trung Quốc thành lập ở tỉnh Hải Nam nói rằng, nước này sẽ không khơi mào một cuộc chiến tranh để chiếm các thực thể ở Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là "thu hồi". Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc lập ra ở Hải Khẩu, Hải Nam. "Chúng tôi sẽ không gây ra xung đột quân sự để thu hồi các đảo bị các nước khác chiếm đóng bất hợp pháp. Lập trường của chúng tôi là hướng tới các cuộc đàm phán với các nước liên quan trực tiếp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải", ông Tồn nói với NBC News. Đài này lưu ý, Ngô Sĩ Tồn với vai trò Viện trưởng Viện Nghiên cứu BIển Đông thường hoạt động như một "người phát ngôn không chính thức" của chính quyền ông Tập Cận Bình trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Thời Ân Hoằng, một Giáo sư Đại học Nhân Dân, Trung Quốc và là cố vấn chính sách đối ngoại của chính phủ cũng đồng ý với Ngô Sĩ Tồn rằng, Trung Quốc sẽ "không khởi động một cuộc chiến tranh vô cớ". "Các quốc gia khác cũng đã nói như vậy, và điều này có ích cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Sẽ có những biện pháp để giảm nhẹ căng thẳng. Trung Quốc sẽ áp dụng một chính sách ngoại giao mới để cố gắng hạ nhiệt căng thẳng với Hoa Kỳ và các nước liên quan", ông Hoằng nói. Tuy nhiên Ngô Sĩ Tồn đã tỏ ra lúng túng khi đề cập đến các công trình quân sự trên đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). "Bất kỳ căn cứ quân sự nào chúng tôi xây dựng là để đảm bảo an toàn cho các nhân viên Trung Quốc và công trình liên quan. Bất kỳ người bình thường nào cũng có thể thấy những tiền đồn nhỏ bé không thể có vai trò gì trong một cuộc xung đột quân sự", ông Ngô Sĩ Tồn lập luận. Ông Thời Ân Hoằng, Đại học Nhân dân Trung Quốc. Ông Tồn nói rằng, Bắc Kinh sẽ "chia sẻ" nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông (?!) theo cái ông gọi là "thỏa thuận phát triển khai thác chung trong khu vực, dưới sự kiểm soát của Trung Quốc." Vài lời bình luận: Nhân dân các nước ven Biển Đông không ai muốn chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, không ai muốn xung đột quân sự nổ ra. Tuy nhiên, cả khu vực này cũng không ai muốn chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp quốc gia mình bị xâm phạm, vùng biển quốc tế rộng lớn thành ao nhà của Trung Quốc. Việc ông Ngô Sĩ Tồn, ông Thời Ân Hoằng phải lên truyền thông trấn an dư luận rằng Trung Quốc không dùng chiến tranh để đánh chiếm các thực thể ở Biển Đông không thể che lấp được sự thật những gì đã, đang và sẽ diễn ra ở Biển Đông. Những tiền đồn quân sự khổng lồ, lực lượng hải quân và hải quân trá hình hùng hậu và hùng hổ đang hàng ngày hoành hành và reo rắc nỗi bất an trên biển không phải Trung Quốc dựng lên để chơi hay chỉ nhằm hù dọa. Nếu quả thực Trung Quốc thiện chí như lời quý vị nói, hãy dừng ngay việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Trường Sa. Dừng ngay việc bắt bớ đánh đập ngư dân nước khác, ra trước cơ quan tài phán quốc tế để nói rõ đúng sai. Còn không chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi hòng nghi binh, đánh lừa dư luận. Hai vị học giả Trung Quốc này nói họ chỉ muốn đàm phán, nhưng xin lưu ý, phải chăng là quý vị muốn đàm phán ở tư thế "gí súng vào đầu" láng giềng bằng các công trình quân sự khổng lồ bất hợp pháp này? Trung Quốc muốn khai thác chung nếu nói như ông Ngô Sĩ Tồn thì khác gì kiểu cướp bát cơm người khác rồi "thí" lại cho nạn nhân chút ít với điều kiện, phải thừa nhận bát cơm vốn là của mình, giờ là của Trung Quốc để được chia phần? Ông Thời Ân Hoằng nói Trung Quốc sẽ không "chiến tranh vô cớ", tức là nếu có một cái cớ mà quý vị cho là hợp lý, Trung Quốc vẫn có thể thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với láng giềng trên Biển Đông? Những cái cớ này nếu thực sự Trung Quốc muốn tạo ra thì sẽ không thiếu. Cuộc đấu tranh chống lại các hành vi bành trướng, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế nhằm xưng hùng, xưng bá ở Biển Đông sẽ ngày càng khó khăn hơn, nhưng các bên liên quan cũng sẽ ngày càng đoàn kết bảo vệ công lý và lẽ phải, bảo vệ không gian sinh tồn của quốc gia dân tộc mình cũng như một tuyến đường hàng hải huyết mạch trọng yếu hàng đầu của thế giới. Hồng Thủy ============================= Lệnh bà Raice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu - trước cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ Trung - rằng: "Đối với Trung Quốc không nói nhiều. Cứ điều tàu sân bay đến Tây Thái bình Dương". Làm gì còn gì để nói nữa, khi thực tế cuộc gặp thượng đỉnh ở Washinhton giữa hai thế lực đang tranh chấp trong "canh bạc cuối cùng", đã khóa sổ mọi cánh cửa ngoại giao. Aritstote - triết gia lừng danh Hy Lạp cổ - đã phát biểu: "Nếu mọi bí mật của thế giới này lộ ra ngoài ánh sáng thì thế giới này sẽ sụp đổ". Cho nên "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...." là vậy. Lão nhắc lại là tia hy vọng cuối cùng rất mong manh chỉ là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải xuất lộ tính chân lý. Hôm nay đã là 16 tháng Chạp Việt lịch. Giới hạn cuối cùng là 10 tháng Ba Việt lịch. Sau đó thì không cần khả năng tiên tri. Híc.
    1 like
  5. Tàu Đài Loan tấn công tàu cá Quảng Ngãi ở Trường Sa (Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - Khi đang hành nghề tại quần đảo Trường Sa, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị 2 tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công, phun vòi rồng. Tàu cá bị đâm: Ngư dân khẳng định tàu Trung Quốc Tàu cá Bình Định bị đâm chìm ở Hoàng Sa Vào khoảng 14h, ngày 23/1, tàu cá mang số hiệu QNg 90649 Ts, do ngư dân Nguyễn Thành Biên (sinh 1984), ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đã cập cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu. Đồng thời, trình báo với Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ-Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi về việc bị 2 tàu tuần tiễn của Đài Loan tấn công khi đang hoạt động khai thác tại vùng biển Trường Sa. Ngay sau đó, trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ đã kiểm tra thiệt hại, lấy lời khai từ các ngư dân. Đồng thời tiếp nhận biên bản mà hải quân Việt Nam đóng ở đảo Sơn Ca xác nhận sự việc. Hình ảnh cắt từ clip ngư dân cung cấp ghi lại tàu tuần tiễu Đài Loan tấn công tàu cá QNg 90649 Trao đổi với Đất Việt, ngày 24/1, trước thông tin trên, ông Ung Đình Hiền - Chánh văn phòng UBND huyện Bình Sơn cho biết: "Chúng tôi cũng đã nắm được thông tin về sự việc, hiện nay tàu đã cập bến an toàn và kiểm tra về thiệt hại". Bên cạnh đó, ông Hiền cho biết thêm: "Thời gian vừa qua, rất nhiều trường hợp tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm trên biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đánh bắt của ngư dân, sản lượng cũng như tính mạng". Theo ông Hiền, đánh bắt tại vùng biển này cũng gặp khá nhiều nguy hiểm, tàu cá của ngư dân hay gặp nhiều va chạm. Riêng với trường hợp tàu cá của anh Biên, sau khi kiểm tra xong thiệt hại, theo quy định hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh thì huyện cũng sẽ có hỗ trợ về tài chính. Biên phòng Trạm Tịnh Kỳ lấy lời khai của ngư dân trên tàu cá Cũng cho biết thêm thông tin, ông Lưu Văn Huy - Cục trưởng Cục kiểm ngư, Tổng cục thủy sản Việt Nam nói: "Hiện nay, phía Cục kiểm ngư đang phối hợp với bên Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, Trạm biên phòng Tịnh Kỳ xác minh lại thông tin về tàu cá đã đâm tàu cá Việt Nam, để có thông tin chính xác". Về phía lãnh đạo đảo Sơn Ca, trao đổi với báo chí, trung tá Phạm Xuân Trung - phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng đảo Sơn Ca cho biết đã báo cáo sự việc lên cấp trên. Đồng thời khẳng định: “Chúng tôi có ra cụ thể hiện trường ngoài biển, xác định chính xác hai tàu tuần tiễu tấn công tàu cá của ngư dân Biên là của Đài Loan. Chúng tôi từng thấy hai tàu này xuất hiện ở bãi đá Bàn Than (bãi đá nằm giữa đảo Tiên Nữ và Ba Bình), nhiều lần yêu cầu họ rút khỏi khu vực vùng biển của Việt Nam”. Trong khi đó, về phía chủ tàu kiêm thuyền trưởng, anh Biên vẫn chưa hết kinh hoàng kể lại: "Tàu cá QNg 90649 Ts, cùng 13 thuyền viên xuất bến ra Trường Sa đánh bắt vào ngày 25/12/2015. Người trên tàu Đài Loan chỉ về phía ngư dân Quảng Ngãi- Ảnh do ngư dân chụp lại. Đến khoảng 7h30 phút, ngày 6/1/2016, khi đang neo để ăn sáng cách đảo Sơn Ca-Quần đảo trường Sa khoảng 4 hải lý về phía đông thì bất ngờ phát hiện 2 tàu tuần tiễu của Đài Loan có số hiệu PP10052 và PP10053, chạy ra từ đảo Ba Bình tiến thẳng về phía mình. Linh cảm chuyện chẳng lành nên tôi vội kéo neo và bỏ chạy. Tuy nhiên chỉ khoảng 10p sau, thuyền của anh Biên bị 2 tàu của Đài Loan này áp sát 2 bên mạn tàu. Theo đó cùng với sử dụng phương tiện đâm va, phía tàu Đài Loan dùng vòi rồng phun nước xối xả, cho đến khi tàu cá của anh Biên chạy về gần đến sát đảo Sơn Ca thì tàu Đài Loan mới bỏ đi". Tuy không gây thương tích cho thuyền viên, thế nhưng với hành động sử dụng phương tiện đâm va, rồi dùng vòi rồng tấn công tàu Đài Loan đã làm hư hỏng nhiều trang thiết bị trên tàu cá của ngư dân, như máy dò, bộ đàm... làm thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. Sau khi xảy ra vụ việc, thuyền trưởng Biên đã vào trình báo và được cơ quan chức năng đảo Sơn Ca lập biên bản. Vết đâm do tàu Đài Loan gây ra Theo văn bản do Thượng tá Lương Duy Hãnh, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca lập và cung cấp thì vào 8p50 ngày 6/1/2016, ngoài tàu ngư dân biên, còn có tàu cá mang số hiệu QNg 90929 Ts cũng đã bị tàu Đài Loan dùng phương tiện va tông và sử dụng vòi rồng tấn công. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Quảng Ngãi phối hợp để điều tra, làm rõ. Được biết trước đó vào năm 2009, tàu cá của ngư dân Biên cũng đã bị phía Trung Quốc bắt nhốt trái phép 10 ngày ở đảo Phú Lâm khi đang hành nghề hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa. Theo đó thuyền trưởng Biên đã phải nộp phạt 500 triệu đồng tiền chuộc cho phía Trung Quốc mới được thả về. Châu An ========================= Láo toét thật! Sau ngày 10 tháng Ba Việt lịch - tức đúng 18 năm lão Gàn mô tả chân lý - "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định" - thì Thượng Đế sẽ xử các người. Lúc đó có thành tâm cầu nguyện cũng muộn rồi. Hãy đợi đấy!
    1 like
  6. LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN 2016 * Kinh tế thế giới Bính Thân 2016, như cái mền rách, chỉ có nền kinh tế Hoa Kỳ như một con rùa lười biếng chậm chạp đang nhúc nhích về phía trước. ============================== Trung Quốc 'bốc hơi' 676 tỉ USD 09:00 AM - 23/01/2016Thanh Niên Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ thất thoát vốn nghiêm trọng và tình trạng này vẫn chưa có điểm dừng, đẩy nền kinh tế đến viễn cảnh “hạ cánh nặng nề”. Nhân dân tệ có thể mất thêm 3% giá trị vào cuối năm 2016 - Ảnh: Reuters Tin liên quan Chứng khoán Trung Quốc náo loạn vì ông Tập quá ôm đồm? Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lâm nguy Bán tháo chứng khoán, kích hoạt vàng CNN ngày 22.1 dẫn báo cáo của Viện Tài chính quốc tế (IIF, trụ sở tại Washington D.C, Mỹ) ước tính khoảng 676 tỉ USD đã “bốc hơi” khỏi Trung Quốc vào năm ngoái. Con số này gấp nhiều lần so với tổng số 111 tỉ USD thất thoát tại tất cả thị trường mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, vào năm 2014. Theo tính toán của tổ chức bao gồm đại diện hầu hết các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới này, tình trạng “chảy máu” vốn đặc biệt tăng tốc vào quý 4/2015, do giới đầu tư nước ngoài ngày càng tỏ ra lo lắng về “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng chậm lại và tình trạng hỗn loạn của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các công ty nội địa cũng đổ xô chi trả những khoản vay nước ngoài trong lúc nhân dân tệ suy yếu. Hiện Bắc Kinh áp đặt giới hạn tối đa số tiền cá nhân có thể mang khỏi nước này là 50.000 USD/năm và thậm chí còn khống chế số lượng tiền mặt mà người dân có thể rút từ các máy ATM ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo IIF, giới đầu tư vẫn đang cố gắng rút tiền khỏi Trung Quốc trước đà mất giá của nhân dân tệ và các thị trường chứng khoán liên tục chao đảo. Điều đáng ngại hơn nữa là các nhà quan sát nước ngoài cảnh báo tình trạng nói trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung Quốc đang đối mặt “nguy cơ thất thoát nguồn tài chính nghiêm trọng trong lúc nền kinh tế tiếp tục vật lộn trước những luồng gió ngược về mặt vĩ mô đồng thời phải can thiệp mạnh tay để ổn định tiền tệ”, báo cáo của IIF viết. Theo CNN, giới chuyên gia nước ngoài dự báo đến cuối năm 2016, nhân dân tệ sẽ còn mất thêm 3% giá trị so với hiện nay. Thụy Miên ============================== "Xuống xe đi bộ". Thưa quý vị và anh chị em. Trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng", tất cả các con bạc đều "ở trần đóng khố" khi ngồi sát phạt, trừ cô gái Hoa Kỳ. Bởi vậy, mọi chuyện bắt đầu là một cuộc chiến tranh kinh tế - và điều này lão Gàn đã khẳng định đã xảy ra từ khi giá dầu chưa xuống. Nhưng lão Gàn cũng cần nhắc lại lời tiên tri từ 2008 rằng: Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới lần này, khác hẳn hai lần khủng khoảng kinh tế ở thế kỷ trước là: Không bị khủng khoảng nhân đạo.
    1 like
  7. Bắc Kinh ngày càng lún sâu vào việc thể hiện tham vọng bá chủ của họ. Chính điều này làm cho "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc nhanh chóng hơn nhiều so với dự tính của họ. Tầm nhìn thì hạn hẹp, tư duy thì cục bộ, nên cách ứng sử của họ rất tiểu tiết có tính đối phó. Xin lỗi: Điếu đủ tầm gọi là mang tính nhất quán và lâu dài có tính phương pháp cho một sách lược quốc gia. Cho nên, hoặc là họ phải chủ động gây chiến tranh để thực hiện mục đích, hoặc tự sụp đổ. Lão Gàn nhắc nhở rằng: Sự nhẫn nại của Thượng Đế cũng có giới hạn. PS: Trung Quốc đang bị cho vào làm xiếc trong gánh xiếc của Hoa Kỳ. Đã bị xiếc một lần với khẩu hiệu : "Hoa Kỳ không đứng về phía nào trên biển Đông" mà vẫn chưa tỉnh. Mọi chuyện trên biển Đông không nằm ngoài dự báo của lão Gàn từ 2008 với "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn dề biển Đông". Tiếp theo sẽ như thế nào Thượng Đế sẽ quyết định sau mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Ngu thì chết! Lão chỉ nói đến đấy.
    1 like
  8. Đài Loan - át chủ bài Mỹ buộc Trung Quốc xuống thang ở Biển Đông Hồng Thủy 20/01/16 07:19 Thảo luận (4) (GDVN) - "Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phát hoảng với cách tiếp cận này", Bolton nói. Ông cho rằng, Trung Quốc phải hiểu. Biển Đông câu chuyện làm quà Hoàng Sa và Tổ quốc "Trái đắng" Thái Anh Văn Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton, ảnh: wnd.com. Taipei Times ngày 20/1 đưa tin, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton đã có bài xã luận trên The Wall Street Journal ngày Chủ Nhật kêu gọi Tổng thống kế nhiệm ông Obama nên sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. "Hoa Kỳ có một cái thang ngoại giao sẽ buộc Bắc Kinh phải chú ý", Bolton viết. Hiện tại ông là một thành viên cấp cao của Viện Doanh nghiệp Mỹ. Ông nhấn mạnh, Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á mà Trung Quốc đang theo đuổi. "Trung Quốc có thể tự do tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ (bành trướng) của họ về mặt ngoại giao, nhưng từ nay đến khi họ giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng một cách hòa bình, họ và Hoa Kỳ đều có thể tự do bỏ qua yêu sách đó một cách hoàn toàn", Bolton cho biết. Nếu Bắc Kinh từ chối xuống thang ở Biển Đông, Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể mời các nhà ngoại giao Đài Loan chính thức đến Bộ Ngoại giao Mỹ và nâng cấp cơ quan đại diện của Hoa Kỳ tại Đài Bắc từ một Viện lên cơ quan ngoại giao chính thức (lãnh sự quán/đại sứ quán). Từ đó, Hoa Kỳ có thể mời nhà lãnh đạo Đài Loan mới đắc cử, bà Thái Anh Văn thăm chính thức Hoa Kỳ. Đồng thời cho phép các quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm chính thức Đài Loan để trao đổi công việc của chính phủ. Cuối cùng, Hoa Kỳ có thể khôi phục lại sự công nhận ngoại giao đầy đủ với Đài Loan. "Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phát hoảng với cách tiếp cận này", Bolton nói. Ông cho rằng, Trung Quốc phải hiểu bằng việc thành lập cái gọi là một thành phố ở Biển Đông, nó có nguy cơ gây mất khả năng kiểm soát của bản thân với đảo Đài Loan, mà có khả năng là mãi mãi. "Thậm chí là Trung Quốc phải hành động có trách nhiệm hơn trong vùng biển gần đó. Tất nhiên số phận của Đài Loan sẽ vẫn do người dân Đài Loan quyết định", John Bolton lưu ý. Theo Bolton, tân lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn dù khá thận trọng, nhưng bà không từ bỏ nền tảng của Dân Tiến đảng là chính sách Đài Loan độc lập. Nhà ngoại giao này cho hay, hầu hết các ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm nay đều xác định thay thế và lấp đầy các khoảng trống trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Điều này có thể liên quan đến việc sửa đổi, thậm chí là loại bỏ chính sách "một Trung Quốc" cùng với các sáng kiến sâu rộng hơn để đối phó với Bắc Kinh đang "tăng tốc gây hấn về chính trị và quân sự". Ông tin rằng Bắc Kinh có thể có hành động chống lại Đài Bắc trước khi người kế nhiệm ông Barack Obama nhậm chức trong năm tới. "Quá nhiều người nước ngoài vẫn tiếp tục tin vào quan điểm của Bắc Kinh rằng, Đài Loan là một vấn đề chỉ có thể được giải quyết bằng cách sáp nhập vào Trung Quốc với nguyên tắc "một nước Trung Quốc". Nhưng tự do của Đài Loan không phải một vấn đề, nó là một nguồn cảm hứng. Hãy chiêm ngưỡng Bắc Kinh từ thực tế, trên mặt đất", John Bolton kết luận. Hồng Thủy =========================== Trong bức tranh chính trị nổi tiếng - mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" - họa sĩ người Ca Na Đa gốc Tàu, đã mô tả cô em gái Đài Loan bị các đàn chị loại khỏi cuộc chơi. Lão Gàn đã nhiều lần nhắc nhở cô em về việc này, ngay trong topic này. Bởi vì: chính phủ Trung Hoa Dân Quốc với chính thể Quốc Dân Đảng đã xác định "đường lưỡi bò" vào năm 1948. Đây chính là sự cản trở lớn nhất về tính chính danh cho chính sách Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khi Đài Loan với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ. Trong trường hợp Đài Loan với chính thể Quốc Dân Đảng khăng khăng bảo vệ quan điểm về "Đường lưỡi bò", tất nhiên Hoa Kỳ đành phải loại cô em ra khỏi cuộc chơi vì tính kỳ đà cản mũi. Nhưng, Đài Loan vẫn còn một đường thoát hiểm - Đó chính là phủ nhận tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Và đây cũng là điều mà lệnh bà Thái Anh Văn đã xác định khi tranh cử Tổng Thống. Đây cũng là điều mà lão Gàn không dưới 20 lần nhắc nhở trong topic này từ khi lệnh bà Thái Anh Văn chưa xuất hiện trên báo chí Việt. Lão Gàn cũng cần phải nhắc lại rằng: Việc tuyên bố phủ nhận chủ quyền "Đường lưỡi bò" không ảnh hưởng gì đến chính sách "một Trung Quốc, hai chế độ". Ngược lại, nó chứng tỏ sự độc lập của chính phủ Đài Loan và làm sáng tỏ tính tự chủ của "hai chế độ" mà Trung Quốc rao giảng. Có thể nhân cơ hội này, Trung Quốc xuống thang trong danh dự và thừa nhận chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này sẽ sửa chữa sai lầm lớn nhất mà Trung Quốc phạm phải là đã đụng tới Việt Nam. Nhưng lão Gàn cũng cần cảnh báo rằng: Ngay cả khi kịch bản mà lão Gàn nêu trên xảy ra - thì đó cũng chưa phải là yếu tố duy nhất đem lại hòa bình cho Tây Thái Bình Dương. Yếu tố quan trọng hơn nhiều và có tính quyết định, chính là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ. Nếu cách đây một năm, chân lý Việt sử được sáng tỏ - thì nó sẽ quyết định sự yên bình chí ít ở biển Đông và cả Tây Thái Bình Dương. Lão Gàn đã nói điều này hàng ngàn lần ở ngay diễn đàn này. Cách đây hơn một tháng, tư liệu trên thông tin đại chúng đã mô tả lời tiên tri của nữ tiên tri nổi tiếng Hoa Kỳ, rằng: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông". Sự xác định của nữ tiên tri Hoa Kỳ Jeane Dixon, như một chứng nhân cho sự xác định của lão Gàn về sự sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ chính là cứu cánh cho nền văn minh. Một chứng nhân khác là nhà tiên tri lừng danh Vanga cũng xác định rằng: "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Nhưng lão Gàn cũng cần xác định là: Đây chỉ còn là hy vọng rất mong manh cho hoàn cảnh hiện tại về sự đối đầu giữa hai siêu cường, cho ngôi vị bá chủ thế giới, trong "canh bạc cuối cùng". Vì đã muộn quá rồi, ánh sáng của chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không còn thời gian nhiều trước sức mạnh của những quy luật vũ trụ, đang tiến dần tới hậu quả của nó. Và bây giờ chỉ còn hy vọng ở Thượng Đế. Có thể tất cả những ai đang đọc bài này không tin lão Gàn. Bản thân lão Gàn cũng không cố gắng thuyết phục ai cả, mà chỉ trình bày luận điểm của mình. Sau ngày mùng 10 tháng Ba Bình Thân Việt lịch, nếu không có một cơ hội cuối cùng làm sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, lão sẽ cáo lỗi với Tổ Tiên và nhường chỗ cho những ai muốn tiếp tục. Cầu xin Thượng đế ban ơn lành. PS: Quên không có vài lời bình lựng về bài viết trên: Đại để thế này: Nội dung bài viết mô tả một khả năng rất khả thi trong đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
    1 like
  9. Nga bất ngờ cảnh cáo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn VietTimes 21/01/2016 04:08 VietTimes -- Mới đây, các phương tiện truyền thông Nga dồn dập đăng tải nhiều bài viết cảnh báo: Trung Quốc không phải là người bạn đích thực mà hoàn toàn là "kẻ thù" tiềm ẩn. Những tranh chấp về kinh tế giữa hai quốc gia vốn được coi là đồng minh thân thiết này sẽ gia tăng trong năm 2016. Quan hệ Trung Quốc - Nga đang có nhiều bấp bênh Các cuộc xung đột với nước láng giềng diễn ra liên miên, tiếp đó lại sa vào đầm lầy Syria, năm 2016 có thể nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Một số chuyên gia Nga cũng đưa ra dự đoán, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông ở Nga liên tiếp đăng tải nhiều bài viết, cảnh cáo Trung Quốc không phải là người bạn thật sự, mà là “kẻ thù” tiềm ẩn. Ngày 15/1, một chiếc xe chở hàng chạy vòng qua Nga, men theo “con đường tơ lụa” mới, chạy về Trung Quốc càng thu hút sự chú ý của dư luận. Chiếc xe chở hàng này xuất phát từ thành phố Illichivsk thuộc miền Nam Ukraine, chạy qua biển Đen, Gruzia, Azerbaijan, biển Caspi, Kazakhstan, cuối cùng là Trung Quốc, tổng cộng hết khoảng 12 ngày. Hàng hóa trên xe một phần là quặng sắt, khi quay về sẽ chở theo vật liệu kiến trúc và các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng Ukraina Pivovarski cho biết: “Đây là một sự kiện lớn mang tính lịch sử”. Dư luận phổ biến cho rằng, trong bối cảnh Nga đang phong tỏa thương mại nghiêm ngặt với Ukraine, có thể “con đường tơ lụa” mới sẽ trở thành lối thoát mới về thương mại cho Ukraine. Trung Quốc có nhiều toan tính xung quanh chiến lược "Con đường tơ lụa" mới Tờ Quan điểmcủa Nga đưa tin, trong bối cảnh hoạt động trao đổi thương mại với Nga ngày càng xấu đi, Ukraine đang thử nghiệm rẽ sang ngả mới, thông qua tuyến đường vận chuyển quốc tế này, đưa hàng hóa nước mình sang châu Á, đây là dự án cạnh tranh “con đường tơ lụa” từ Trung Quốc, qua Nga để sang châu Âu. Mọi quốc gia tham gia vào vào tuyến đường vận tải quốc tế này đều đã đánh giá rất thận trọng về tuyến đường mới. Các nước tham gia như Azerbaijan, Kazakhstan và Gruzia đều được thu phí quá cảnh. Trong khi Trung Quốc thì có được tuyến đường vận chuyển hàng hóa sang châu Âu với mức chi phí thấp hơn, tốc độ nhanh hơn. Tại sao Trung Quốc lại ủng hộ tuyến đường đi vòng qua Nga? Một nhà phân tích kinh tế của Nga đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đặc biệt lệ thuộc vào thu nhập xuất khẩu, và trên các phương diện, Bắc Kinh luôn kiên trì nguyên tắc theo đuổi lợi ích tối đa, giữ thái độ trung lập trong mọi xung đột kinh tế và chính trị. Ngoài ra, tờ Kommersant của Nga cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp Trung Quốc thích làm ăn với các nước Liên Xô cũ hơn, đầu tư vào Nga không bằng Nhật Bản. 5 năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào các nước Liên Xô cũ (bao gồm thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu, Ukraine và Tajikistan. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 10% vốn đầu tư rót vào Nga, chỉ đứng thứ 4 trong số các nước châu Á đầu tư vào Nga. Đứng số 1 là Nhật Bản, đến cuối năm 2014, tổng cộng Nhật Bản đã đầu tư 14,4 tỉ USD vào Nga. Ngày 6/1 vừa qua, Bộ công thương Trung Quốc công bố số liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga là 61,3 tỉ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tổng giá trị thương mại song phương giữa hai nước là 422,73 tỉ USD, giảm 27,8%. Trong đó xuất khẩu sang Nga đạt 216,24 tỉ USD, giảm 34,4%; nhập khẩu từ Nga 206,49 tỉ USD, giảm 19,1%, xuất siêu thương mại 9,75 tỉ USD, thu hẹp 86,9%. Trang Morning news của Nga đăng bài viết cảnh báo, năm 2016 có thể trở thành năm thử thách ngặt nghèo nhất mà nước Nga phải đối mặt trong quan hệ quốc tế. Ngoài các cuộc xung đột xảy ra với các nước láng giềng trước đó, lại có những xung đột mới, thậm chí không thể ngờ tới xảy ra. “Đối thủ” tiềm ẩn là Phần Lan, Trung Quốc, Mông Cổ và Kyrgyzstan. Đã từ lâu, Nga luôn mong muốn phần lớn của “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” kết nối Trung Quốc và thị trường châu Âu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có ý tưởng khác: Trung Quốc đã thử nghiệm mở con đường khác tới châu Âu vòng qua nước Nga – đi qua Thổ Nhĩ, Kazakhstan, Azerbaijan và Gruzia. Ông Andrey Karneev – Phó viện trưởng học viện Á – Phi thuộc trường đại học Moscow nhận định, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong năm 2016. * Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu - cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn. "Vành đai" sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á. "Con đường" sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải. H.L ========================= Đã bảo Hoa Kỳ uýnh câu giờ với IS chỉ để chờ Nga nhảy vào. Cái này lão Gàn nói rồi. Điếu mựa! Lão đây chỉ nhìn sơ qua cách đánh IS của Hoa Kỳ là biết ngay Hoa Kỳ câu giờ. Ngài Putin không tỉnh đòn, cứ lao vào đấm như võ sĩ quyền Anh thì hỏng. Để đạt một mục đích có nhiều giải pháp. Có giải pháp đúng, có giải pháp sai. Giải pháp dở hơi thì đi mựa nó cả sự nghiệp. Nhưng lão xét thấy phần lớn là "dở hơi nhưng biết bơi". Bởi vậy thế giới này mới loạn cào cào cả. Lão rất bày tỏ sự không lấy làm hài lòng khi nước Nga tỏ ra thân thiện với Tàu. Híc. Nay nhận ra vấn đề thì tốt.
    1 like