• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/01/2016 in all areas

  1. Người Nga bế tắc với giá dầu 25/01/2016 11:38 GMT+7 TT - Tổng thống Vladimir Putin tháng trước khẳng định phần tệ nhất của suy thoái đã qua và kinh tế sẽ phát triển trở lại trong năm 2016, nhưng rồi giá dầu tháng này lại tuột dốc... Nhân viên cửa hàng bánh pizza ở Matxcơva đứng trước cửa hàng đòi được trả lương ngày 20-1 - Ảnh: Reuters Tổng thống Vladimir Putin tháng trước khẳng định phần tệ nhất của suy thoái đã qua và kinh tế sẽ phát triển trở lại trong năm 2016, nhưng rồi giá dầu tháng này lại tuột dốc và đồng rúp mất giá kỷ lục. Lượng dầu xuất khẩu của Nga đạt kỷ lục trong năm ngoái, gần 11 triệu thùng mỗi ngày, nhưng cũng không đủ bù đắp thâm hụt. Đến nay chính quyền Matxcơva vẫn chủ yếu cắt giảm chi tiêu và dựa vào các khoản dự trữ trong khi chờ đợi giá dầu phục hồi. Tuy nhiên với nhiều người Nga, đặc biệt là những người già, sự chờ đợi ngày càng trở nên vô vọng và bế tắc. “Tôi không biết họ còn cắt giảm gì nữa nhưng tôi biết chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng - giáo viên âm nhạc Sergei Titov, 64 tuổi, nói với phóng viên báo New York Times của Mỹ - Rõ ràng chính phủ thiếu các nguồn lực để cho chúng tôi có một cuộc sống bình thường”. Khoản lương còm của vợ ông bị cắt hơn một phần ba và chính quyền ở thành phố Krasnodar nơi vợ chồng ông ở mới đây cũng quyết định giảm khoản trợ cấp đi lại cho người già. Trong khi đó, giá lương thực đã tăng 20%, một phần do các biện pháp cấm vận của phương Tây. “Chưa ai chết đói nhưng thu nhập bị giảm mạnh” - viên cảnh sát về hưu Sergei Galustian phân trần. Chỉ cần nhìn quanh dãy nhà của ông cũng có thể nhận ra sự khác biệt khi các hàng xóm bật ít đèn hơn lúc trời tối và mọi người không còn mua đồ mới. Chỉ số bán lẻ của Nga giảm hơn 13% tính đến tháng 11-2015, trong đó ngành bán lẻ xe hơi tuột hơn 40%. Lời nguyền giá dầu Trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ từng một thời là chỗ dựa vững chắc cho nước Nga, nay trở thành lời nguyền khi dầu mất giá. Không giống như đợt khủng hoảng năm 2008-2009 khi giá dầu nhanh chóng phục hồi, các chuyên gia cho rằng thế giới sẽ sống chung với giá dầu thấp trong một thời gian dài. Lần cuối cùng khi dầu mất giá trong thời gian dài vào những năm 1980, Liên Xô đã sụp đổ. Người Nga vốn đã quen với sự sung túc nhờ xuất khẩu dầu mỏ cảm thấy khó mà chấp nhận. Ông Titov và hàng trăm người đã xuống đường tuần hành hồi tuần trước đòi lại các khoản phúc lợi. Không chỉ riêng ở Krasnodar, các cuộc biểu tình tự phát của những nhóm giáo viên, tài xế, công nhân... cũng diễn ra trên khắp nước Nga. Tuần trước, các nhân viên của cửa hàng bánh pizza ở thủ đô Matxcơva đứng trong giá lạnh với tấm bảng ghi “Trả tiền cho chúng tôi”. Nhiều người cho biết họ bị nợ lương đến ba tháng. “Dầu vừa là may mắn vừa là lời nguyền” - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo Nga và kêu gọi Matxcơva dùng nguồn tiền từ dầu mỏ để chấn chỉnh các mảng kinh tế, chống tham nhũng và thu hút đầu tư. Tuy nhiên đến cuối tuần trước, lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina mới lên tiếng kêu gọi các nỗ lực nhằm “đa dạng hóa nền kinh tế”. “Chúng ta đừng chờ đợi dầu sẽ quay trở lại mức giá cao” - bà Nabiullina nói. Rắc rối thật sự chưa bắt đầu Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Nga đang chuẩn bị kế hoạch chống khủng hoảng nhằm đối phó với các “thực tế mới”. Nga cũng còn 360 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và khoảng 120 tỉ USD từ hai quỹ dự phòng cho những thời điểm tồi tệ. Tuy nhiên, hai nguồn quỹ dự phòng dự kiến chỉ giúp Matxcơva duy trì trong 18 tháng. Trong thời gian đó, Nga có thể cân nhắc việc bán các công ty nhà nước nhằm bù đắp tài chính. Bộ Tài chính ước tính có thể thu được 12,5 tỉ USD từ việc tư nhân hóa các công ty. Có khả năng cổ phần tập đoàn dầu mỏ lớn như Rosneft hay Sberbank cũng bị đem bán và Nga sẽ phải kềm chế chi tiêu quân sự. “Không nên đánh giá thấp tình hình ở Nga hiện tại - lãnh đạo William Browder của Công ty Hermitage Capital phân tích - Nga đang rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế thật sự nghiêm trọng”. Theo ông, Ngân hàng Trung ương Nga đang đốt tiền dự trữ để giữ ấm nền kinh tế nhưng “cuối cùng họ sẽ hết tiền và khi đó rắc rối thật sự mới bắt đầu”. Với người như ông Titov, khó khăn kinh tế khiến họ cảm thấy như mắc cạn. “Nga luôn sống theo tư tưởng quốc gia, một mục tiêu: xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng giờ chẳng còn tư tưởng gì nữa. Chúng ta cứ trôi theo dòng và chẳng rõ phải hướng về đâu”. TRẦN PHƯƠNG (tranphuong@tuoitre.com.vn) ============================ Từ khi giá dầu chưa xuống, lão Gàn đã xác định chiến tranh kinh tế đã xảy ra. Nhưng nó không công khai và trực quan với những lời tuyên bố hùng hồn và quyết liệt, để con người có thể nhận dạng. Chiến tranh mạng tuy ảo, nhưng người ta có thể nhận diện được, còn chiến tranh kinh tế thì không. "Cái đáng sợ nhất, không phải là cái hữu hình, mà là cái vô hình" - đây là câu nói nổi tiếng của nhà tiên tri lừng danh Vanga - nhưng nội dung của lời tiên tri không dừng ở đây.
    1 like
  2. Nghệ An: Tuyết rơi ngày càng dày hơn, nhiều trâu bò chết vì rét Ngọc Tú | 25/01/2016 20:40 Sau hơn 1 ngày nhiệt độ xuống thấp kỷ lục, nhiều huyện miền núi, biên giới ở Nghệ An đã chìm trong tuyết trắng. Nhiều trâu bò, hoa màu của người dân bị chết vì quá rét. Ngày 25/1, theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, nhiệt độ ở các huyện miền núi, biên giới như: Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương vẫn tiếp tục giảm sâu xuống 0 độ C. Có nơi nhiệt độ xuống đến -8 độ C, tuyết rơi dày đặc. Tại khu vực cửa khẩu lối mở thuộc bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, kỳ sơn, Nghệ An), tuyết bắt đầu rơi từ sáng 24/1. Đến thời điểm hiện tại (chiều tối 25/1) tuyết vẫn rơi dày và nhiều hơn. Ở các huyện miền núi Nghệ An, tuyết bắt đầu rơi từ ngày 24/1 và trong ngày 25/1 tiếp tục rơi nhiều và dày hơn. (Ảnh: Bằng Trần). Theo các cán bộ làm việc tại khu vực cửa khẩu lối mở Buộc Mú (Na Ngoi), vào thời điểm ban ngày nhiệt giảm xuống -8 độ C và đến đêm khuya có thể giảm sâu hơn. Đến chiều tối 25/1, tình trạng tuyết rơi dày hơn 10cm và không có dấu hiệu ngừng. Dự kiến ngày mai 26/1 sẽ vẫn có băng tuyết tại khu vực cửa khẩu này. Do ảnh hưởng của thời tiết giá rét và băng tuyết nên cuộc sống của người dân nơi đây cũng bị đảo lộn và ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, nhiều trâu bò, gia súc, gia cầm và hoa màu của người dân ở các huyện miền núi đã bị chết, thiệt hại vì giá trét. Trao đổi với PV, ông Vi Thái Điệp - Chủ tịch UBND xã Quang Phong (huyện Quế Phong, Nghệ An) cho biết, mấy ngày qua nhiệt độ trên địa bàn giảm sâu xuống chỉ còn từ 5-8 độ C. Vì quá rét nên trên địa bàn xã đã có 8 con trâu bò bị chết. Nhiều tuyến đường phủ trắng trong tuyết với độ dày hơn 10cm, đi lại rất khó khăn, trơn trượt. (Ảnh: Bằng Trần). Để phòng tránh tình trạng trâu bò, gia súc chết vì rét, người dân đã tìm nhiều cách để phòng tránh rét cho trâu bò như đắp chăn, đốt củi sưởi ấm cho trâu bò. Hiện chính quyền xã Quang Phong vẫn đang tiếp tục thống kê số lượng trâu bò, gia súc, gia cầm và hoa màu của người dân bị chết để có phương án tìm cách hỗ trợ giúp người dân qua lúc khó khăn. Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết: “Rét nặng nhất là ở xã Tri Lễ, Tối qua nhiệt độ xuống -2 độ C nên có tuyết rơi. Chúng tôi đã chỉ đạo bà con đưa trâu bò thả rông lùa về nhốt ở chuồng và đốt lửa sưởi ấm. Tất cả mạ gieo trong vụ đông xuân cũng được bà con bọc ni lông”. Ô tô mắc kẹt trong tuyết trắng ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An), người dân phải xuống cuốc bộ. Trước tình trạng giá rét, nhiệt độ xuống thấp kỷ lục như hiện nay, Sở GD - ĐT Nghệ An cũng đã có chỉ đạo cho phòng giáo dục các huyện xem xét tình hình thực tế thời tiết để thông báo cho học sinh nghỉ học, đảm bảo sức khỏe của các học sinh. Sở GD-DDT Nghệ An yêu cầu các phòng Giáo dục cần phải thường xuyên theo dõi tin tức trên các kênh dự báo thời tiết để cập nhật tình hình. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ C sẽ cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ. Nếu dưới 7 độ C học sinh THPT và THCS sẽ nghỉ học. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Chánh văn phòng Sở GD - ĐT Nghệ An cho biết, trong ngày 25/1, học sinh tiểu học và mầm non của TP.Vinh, huyện Tân Kỳ và huyện Con Cuông được nghỉ học. Riêng huyện miền núi Kỳ Sơn như xã Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn do nhiệt độ đã xuống dưới 0 độ C nên toàn bộ các cấp học đã được nghỉ học. Một số hình ảnh tuyết rơi trắng xóa ngày càng dày tại xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An): Nhiều con đường ngập trong tuyết trắng. (Ảnh: Bằng Trần). Tuyết rơi ngày càng dày đặc trong ngày 25/1 ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An). (Ảnh: Bằng Trần). Xe máy lạnh quá không thể nổ được. (Ảnh: Bằng Trần). Trạm Biên phòng Buộc Mú cũng "đóng băng" trong cái rét kỷ lục. (Ảnh: Bằng Trần). Nhiều dân phượt đổ xô về đây để săn ảnh khoảnh khắc tuyết rơi đặc biệt tại Nghệ An. (Ảnh: Bằng Trần). Hàng rào trắng xóa vì tuyết. "Cây băng". Mọi thứ từ đường đến cây cối đều phủ màu tuyết trắng. Một xô hứng đầy tuyết trắng sau 2 ngày. (Ảnh: Bằng Trần). Những cánh hoa đào "đóng băng" trong tuyết. (Ảnh: Bằng Trần). Những cành cây cao cũng đóng băng vì tuyết. Người tuyết mang thương hiệu "Nghệ An". Lán trại công nhân mong manh và phủ trắng tuyết. Nhiều đoạn đường bị đóng băng, trơn trượt. Hà Nội rét 6 độ, ô tô chở 3 người lao xuống hồ theo Trí Thức Trẻ ======================== Lão Gàn xác định rằng: Nhanh thì đúng ngày 23 tháng Chạp Bính Thân Việt lịch, chậm là 26 tháng Chạp, lấy nhiệt độ Hanoi làm chuẩn sẽ phải phục hồi 15 độ với biên độ dao động 3 độ. Các vùng khác ở Việt Nam tùy theo tương quan.
    1 like
  3. Thien Su Lac Viet đã chia sẻ ảnh của Lương Ngọc Huỳnh. 1 giờ trước · Mặc dù rất khâm phục Kỳ nhân Lương Ngọc Huỳnh dấn thân làm việc nghĩa, mong cho thời tiết ấm lên để dân chúng đỡ khổ! Thành công thất bại chưa biết. Nhưng theo tôi, trong trường hợp này vận trời đất ko dễ gì xoay chuyển. Nhanh lắm phải sáu ngày nữa (Hôm nay là 16 tháng Chạp Âm lịch) thời tiết mới bình thường trở lại khí hậu mùa đông. Tức là phải đến gần 23 Tết, nhiệt độ mới trở lại 15/ 16 độ tại Hanoi. Nhưng dù sao tôi cũng gửi lời chúc Kỳ nhân thành công. Tôi đã hiệu chỉnh lại tựa của topic này, tựa cũ là: "Dự báo bão xa, bão gần bằng Lạc Việt độn toán " thành "Dự báo thời tiết bằng Lạc Việt độn toán", cho chủ đề được mở rộng hơn.
    1 like
  4. Chữ Đế <Thuyết Văn Giải Tự> giải thích Đế là tên hiệu chỉ kẻ làm vua thiên hạ (Đế, Đế dã, vương thiên hạ chi hiệu dã 帝,諦也。王天下之號也).Vì Đế chỉ là cái danh từ chỉ tên hiệu, nên chữ Đế 諦 về sau viết có thêm bộ Ngôn 言, còn chữ Đế 帝 cổ văn thì chưa có bộ ngôn. Lại cũng giải thích: “cấu tạo chữ Đế cổ văn gồm kí hiệu 丄 cùng với chữ Đốc朿 là cái âm thanh”;cổ văn kí hiệu Trời là một nét gạch ngang 一 còn Đất là hai nét gạch ngang (có một rồi mới có hai, dương trước âm sau, lẻ là dương chẵn là âm) hay hai nét dọc ngang 丄 (đó là biếu ý), còn tượng hình thì vẽ đất là chữ Đột 凸, sau thành chữ Thổ 土. Kí hiệu 丄 chính là chữ Đột 凸 hay chữ Thổ 土. Đất = Đốc = Đột = Đọ = Thò = =Thổ = Nhô = Mấp-Mô = Lộ = Lục 陸. Đất = Địa 地, nên có từ đôi Lục Địa 陸 地 chỉ ý nhiều đất hay đất rộng (chữ Lục 陸 có hai bộ Thổ 土 ở trên và dưới, nêu ý là nhiều địa hình mấp mô). Lục Địa 陸 地 là đất cao hơn so với mặt nước biển. Đất = Đọ = So = Sơn 山 = San 山 = Non = Núi (nghĩa là cao hơn với mặt nước biển), người xưa san những đất mấp mô cho bằng để làm ruộng nước, gọi là “Non Hạ” = Nà (Nà tiếng Tày-Thái là ruộng nước); Thổ 土 = Thò = Thái 台 . Chữ Thái 台 vẽ biếu ý là Đất 口 mà Xách 台 cao lên chứ không phải đất dưới đáy biển, Thái chuyển nghĩa thành động từ Xách nghĩa là nâng cao lên, Xách = Thách = Thái 抬 (chữ Thái 抬 động từ có bộ Tay 扌, như hàng Xách tay); Xách = Sách (hạch sách) = Sạn (hòn sạn) = “Sand” = Sỏi (hòn sỏi) = “Soil”, tiếng Tây “Sand” là đất, “Soil” là thổ nhưỡng). Núi Đọ (ở Thanh Hóa cổ đại) chính là Núi Thái, viết theo cú pháp Hán là Thái Sơn 台山,太山,泰山. Về sau dân Việt cổ đại dù cư ở nơi nào (dù là ở Sơn Đông TQ), thích ngọn núi nào ở nơi đó, coi như núi Tổ, thì đều đặt tên cho nó là Thái Sơn, cho đến trong vườn chùa có hòn non bộ cũng mang tên Thái Sơn luôn. Kẻ làm “Vua thiên hạ” thì chính là Đất, là trái đất, được tôn là thần Đất, nhấn “Đất Hề 兮!” = Đế 帝, mà chữ Đế có cái âm đọc xưa của nó là “Đốc” (Đốc=Đất) như <TVGT> nói, cho nên chữ Đế thành cái tên hiệu, chỉ kẻ là Vua thiên hạ, đã là trái đất thì đất lục địa hay đất đáy biển cũng là một, vì cũng rứa: “Đáy Hề!” = Đế, đến cái rọ lót nồi còn gọi là cái “Rọ Đế” = Rế, là cái rế. Rượu lậu nấu xong rót vô vò đậy kín chôn dấu dưới Đất gọi là rượu Đế. Đế Minh 帝 明 cũng chỉ là cái tên hiệu (nghĩa đen là Đất Sáng chỉ Vua Sáng), do Đất kí hiệu bằng Vuông囗, nên Đất = Đế 帝 thì cũng như Vuông 囗 = Vương 王 = Vua = Chúa = Chậu = Chủ 主, đều là kẻ làm vua thiên hạ. Còn người thật ông Đế Minh là ổng họ Nguyễn, chữ Nguyễn 阮 viết là Nguyên 元 Phụ 阝tức nguyên là Bố của dân tộc Việt . Bố = Bọ = Phò (tiếng Lào dùng) = Phụ (tiếng Hán dùng). Do ông Tổ là Nguyễn nên đời sau mới đẻ ra “Nguyễn Nhiều” = Nghiêu, thời Vua Nghiêu (Đế Nghiêu) của nước Việt Thường (Hán thư viết là thời Đường Nghiêu 唐 堯). Ca dao “Vua Nghiêu ba mươi sáu tán vàng. Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì. Chúa Chổm uống rượu tì tì. Thác xuống âm phủ khác gì Vua Nghiêu”. Càng về sau dân số càng đông, con chữ càng nhiều, nên phải chia ra, chữ Nguyễn 阮 còn phiên thiết ra thành hai chữ Ngu Thuấn (Ngu Thuấn thiết Nguyễn), đó là thời Vua Thuấn (Đế Thuấn) của nước Ngu, tên nước Ngu là do nhấn chữ “Nguyễn Chứ!” = Ngu. Thời nhà Hồ, Hồ Qúi Ly đổi tên nước Đại Việt thành nước Đại Ngu. Thời nhà Nguyễn, vua Nguyễn đổi tên nước Đại Việt thành nước Đại Nam. Và trên điện Thái Hòa kinh đô Huế có câu thơ: “… Hồng Bàng khai tịch hậu鴻 厖 開 闢 後. Nam phục nhất Đường, Ngu 南 服 一 唐 虞” (Thời đại Hồng Bàng mở ra và kết thúc rồi. Thời đại Đại Nam phải giành lại lịch sử từ thời Đường, Ngu) [ Tham khảo: “Có lẽ ít ai biết rằng, đầu TK 19, năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và quy mô kinh tế: Lớn hơn cả Philippines và Mianma cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan; thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới. Còn hiện nay, số liệu 2014, thu nhập bình quân đầu người của ta chưa bằng 1/5 mức trung bình của thế giới (2052 USD so với mức bình quân gần 12.000 USD của thế giới), và chỉ bằng 1/3 Thái Lan. Mọi so sánh đều khập khiễng, vì chúng ta phải trải qua chiến tranh, giành độc lập, thống nhất. Nhưng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương để các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đưa nước mình từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển.” – trích Tham luận của đại biểu Bùi Quang Vinh, bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư tại ĐH ĐCSVN 12] Đế Minh 帝 明 = Đế Mang帝 芒 = Đế Quang 帝 光 = Đế Sáng = Đế Lãng 帝 朗 = Đế Hoàng 帝 煌, 帝黃 ( Hán ngữ gọi ngược là Hoàng Đế 黃帝, 皇帝) được tôn xưng là “Ngọc 玉 Hoàng 黃 Thượng 上 Đế 帝”, nghĩa đen của câu bốn chữ này là “Người Sáng Trên Đất”, bởi nghĩa chữ là: Ngọc 玉 (“Người có Học” = Ngọc, dân ca quan họ: “Ai đem a là đem Người – Ngọc ới a…”) Sáng (Minh 明) Trên (Thượng 上) Đất (Đế 帝). Đế Minh đã khuất, hồn ổng về trời, chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế là ở trên trời. Hàng năm hai ông một bà Bếp (gọi là “Ba đầu rau Xếp” = =Bếp) với con cá Chép (thư kí chuyên ghi chép) là Bốn, Bốn vị ấy lấy ngày 23 tháng Chạp lên trời báo cáo tình hình thiên hạ cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hai ông + một bà là Ba vị “Đầu Rau” = Đạo = Táo 灶, gọi là Táo Quân 灶 君, là “Ba đầu rau Xếp” = Bếp, quan hệ giữa họ là “Bếp Đạo” = Bào là biết đùm bọc nhau, nên nó thể hiện cái “Đạo Bếp” = Đẹp. Cái Bếp vẽ tượng hình thành chữ Lòng = Tỏng = Tâm. Chữ Tâm 心 là hình “3 chân kiềng, 1 vòng cong” thành 4 nét , tượng cho 4 vạch của quái Li = Lửa, ca dao: "Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"; nhưng “3 chân kiềng” như ba kẻ của quái Càn, tượng Càn (Càn = Kiền = Kiềng) là tượng Dương, “1 vòng cong” ở giữa cong như vành trăng (Viêng Chăn) là tượng Âm. Li = Lửa, tượng Dương, nhưng trong Dương có Âm, âm tính động làm cho lửa luôn rừng rực.
    1 like
  5. Thủy Chung Thủy Chung 始 終 viết bằng chữ Nho, nghĩa đen là đầu tiên và cuối cùng, chuyển nghĩa chỉ Trước Sau, chuyển nghĩa chỉ sự kiên định, cuối vẫn như đầu, sau vẫn như trước, ví dụ câu lòng chung thủy cũng như tâm kiên định. Gốc của Thủy Chung là do tiếng Việt: QT Lướt “Chót Cùng” = Chung, cặp từ đối nguyên thủy là Chớm/Chung đồng nghĩa cặp đối Khởi Đầu 啟頭 / Kết Thúc 結束. Còn từ Thủy là do từ Ra, cây mọc mầm là Ra mầm, động vật sinh đẻ là Ra đời. Nước từ một nguồn nào đó Ra mãi gọi là Ra ào ào, gọi lướt là “Ra ào Ào” = Rào (như mưa rào). Tiếng Nghệ gọi sông là Rào (Rào Rum là Sông Lam, chuyển Tơi “R”>>”L” như Rời Rạc viết bằng chữ nho Li Lạc 籬 落). Rào=Chao (tiếng Thái Lan chỉ sông). Rào = Chao = Cháo = Chảy = “Nước Chảy” = Nảy = Lẩy = Lưu = Luồng = Lạch = Rạch = Rào. Lưu = Loát = Thoát. Thành ngữ “nói lưu loát như cháo chảy”. Sông = Dòng = Dõng 涌 (tiếng Việt Đông) = Giang 江 = Dương 洋 = Khương = Khoỏng (tiếng Lào) = Không = Krông = Sông. Sông = Suối = Xuôi = Xuyên 川 = Xoi = Ngòi = Hói (tiếng Nghệ) = nhấn “Hói Ạ!” = Hà 河. Mẹ Sông = Mê Kông = Mè Khoỏng, nghĩa đen là Mẹ của các dòng sông , hay Mẹ Chung. Hán ngữ dùng hai chữ nho Mi Công 湄 公 để phiên âm từ Mẹ Sông. Chữ Mi 湄 là từ Mé nước tức Bờ nước nhấn “Mé Chi!” = Mi 湄, chữ Mi 湄 nghĩa là bờ nước, chữ có bộ thủ Nước 氵như các chữ khác mang nghĩa Sông. Chữ Công 公 là từ “Của số Đông” = Công 公, nghĩa là của chung , Chữ Công đồng âm với chữ Ông 翁 lại đơn giản hơn, nên Hán ngữ còn dùng chữ Công 公 để chỉ giống đực hoặc thay cho từ Ông 翁 = Trống (như gà trống) = Chồng = Chàng = Lang 郎 = Tráng 壯 = Trượng 丈, Hán ngữ gọi chồng bằng chữ Trượng Phu 丈夫, gọi chú rể trong đám cưới bằng chữ Tân Lang 新 郎. Cổ thư viết: “Hùng Vương tử vị Lang, nữ mị Nương 雄 王 子 謂 郎, 女 媚 娘” (“Vua Hùng có con trai gọi Lang, con gái gọi Nương”). Lang 郎 và Nương 娘 là chữ của từ Chàng và Nàng; Tiếng là Ồn 音 (tiếng Nhật là tiếng của nước Đại Hòa 大 和 gọi là “Wa Ôn 和 音” – Hòa Ồn 和 音). Ồn 音 = “Người Ồn” = Ngôn 言 = nhấn “Ngôn Chứ!” = Ngữ 語 = Gừ = Gí 語 (tiếng Đài Loan) = Gô 語 (tiếng Nhật) = Gọi = Nói = “Nói Ra” = Na (như Nam nói là Nôm Na) = ha-Na-xư (tiếng Nhật) = Và 話 (tiếng Quảng Đông) = Van (tiếng Nghệ) = Vân 云 = Viết 曰 = Vịnh 詠 = Vị 謂 = Mị 媚, đều cùng nghĩa là “Nói” của trong cái NÔI khái niệm của một Nòi đồng chủng). Từ Ồn viết bằng chữ Âm 音, “Người Ồn” = Ngôn言, “Người Âm 音” = Ngâm 吟 (chữ Ngâm 吟 có bộ miệng 口) = nhấn “Ngâm Ạ!” = Nga, chỉ có loài Người mới biết Ngâm Nga thơ ca, nhưng Ngâm thơ mà “nổ” quá thì thành “Ngâm Kêu” = Nghêu, là Nghêu Ngao, giống như Kêu Gào, chẳng ai thèm nghe. Hán ngữ phiên âm dịch nghĩa từ Mê Kông bằng chữ Mi Công Hà 湄 公 河 (“MeiGongHe 湄公河”,nghĩa đen của chữ là “sông ông bờ nước”), không toát được ý nghĩa là “mẹ các dòng sông” như của tiếng Việt, Lào, Thái Lan. Con 子 = Kô 子 (tiếng Nhật) = Cu 子 (tiếng Vân Kiều) = Tu 子 (tiếng Tày, tiếng Quảng Đông) = Tử 子 (chữ nho) = nhấn “Tử 子 Chi 之!” = Tí 子, nên từ đôi Cu Tí là chỉ người con trai, Cu Tí chính là Câu Tiễn, Việt Vương Câu Tiễn 越 王 勾 践 (nghĩa đen là người Việt 越 làm Vua 王 tên là Câu Tiễn 勾 践), cũng như Kinh Giương Vương 京 揚 王 (nghĩa đen là người Kinh 京 Làm 揚 Vua 王). Làm = Lộng 弄 = Đổng 董 = Gióng = Giương 揚 = Dựng, Tay Làm = Tay Dựng = Tạo Dựng. Con Sông viết bằng chữ Tử Dương 子 洋 (cú pháp Việt, như Con Gà 子 雞 thì tiếng Tày hay tiếng Quảng Đông gọi là Tu Cáy 子 雞, Hán ngữ dùng ngược là Kê Tử 雞 子). Con Sông = Tử 子 Dương 洋, vì Sông = Dòng = Dõng 涌 = Dương 洋 = Giang 江, các chữ nho này đều có bộ Nước 氵, biển như Dòng To, viết bằng chữ Dương Đại 洋 大, Hán ngữ gọi ngược là Đại Dương 大 洋 để chỉ biển, từ của tiếng Việt: Biển = Bái 沛 (nghĩa là đầy nước tràn trề) = Hải 海, các chữ này đều có bộ Nước 氵. Con Sông = Tử Dương 子 洋, Hán ngữ gọi ngược là Dương Tử 洋 子, coi Dương Tử như là tên riêng nên đời sau Hán ngữ viết là Giương Tử giang 揚 子 江 (nghĩa đen của chữ là “sông việc làm”), hoặc Dương Tử giang 楊 子 江 (nghĩa đen của chữ là “sông cây phi lao”), chữ Giương 揚 (chữ Giương 揚 nghĩa là làm, có bộ Tay 扌mà không có bộ Nước氵), hoặc chữ Dương 楊 (chữ Dương 楊 nghĩa là cây dương tức cây phi lao, có bộ Cây 木 mà không có bộ Nước 氵) này chỉ là do Hán ngữ mượn chữ nho cận âm để phiên âm cho từ Dòng = Dương 洋 của tiếng Việt. Sau để cho gọn hơn, người Hán gọi là Trường Giang, thành tên phổ biến ngày nay. Trường Giang = Dài Sông (tức Sông Dài của tiếng Việt), do cú pháp Hán ngược, Sông (Giang 江) là đề lại đứng sau, Dài (Trường 長) là thuyết lại đứng trước, chỉ cần tráo chữ theo ngữ pháp Hán thế là thành “của Hán”, là thành “Hán tự”, không cần phải thấy từ Trường và từ Giang đều là từ gốc Việt: Sông = Dòng = Dương 洋 = Giang 江; Dãn = “Dãn Mãi” = Dài = Dằng (dài dằng dặc) = Dang = Tràng = =Trường 長 , Hán ngữ đọc lơ lớ chữ Trường 長 là “Chang”. Gốc chữ Dài do cặp đối nguyên thủy tương ứng Â/D là Dúm/Dãn, Dúm = Dun = Thun = Ngủn = Ngắn = Đẵn = Đoạn = Đoản 短, Dãn = Dài = Dang = Tràng = Trường 長; các cặp đối tương ứng Â/D như Chỗ Ngắn/Chỗ Dài = Sở Đoản/Sở Trường hoặc Đoạn/Trường đều là từ gốc Việt,Hán ngữ cũng dùng những chữ nho này nhưng gọi ngược là Đoản Sở 短 處 / Trường Sở 長 處; Chốn = Chỗ = Lộ (tiếng Nghệ) = Ở = Sở 處,所 = Sới = Nơi = Nơi Chốn = Nơi Ở, dọn nơi ở đi chốn khác gọi là Bán Sới 搬 所, Hán ngữ đọc lơ lớ là “Ban Suo 搬 所”, Bán nghĩa là Đem đổi (“Bán thân đổi mấy đồng xu. Thịt rơi dưới gốc cao su mấy tầng” – thơ Tố Hữu). Ra=Róc=Roạt=Loát=Thoát=Thoạt. Thoạt nghĩa là Ra, là đầu tiên nên có từ đôi Thoạt Đầu, Thoạt Tiên. Thoạt = nhấn “Thoạt Chi!” = Thỉ 始 = nhấn “Thỉ Chi!” = Thủy 始, nên từ Thoạt thì nho viết bằng chữ Thủy 始 cũng đọc là Thỉ 始. Do vậy cặp đối nguyên thủy Đầu/Đuôi cũng viết bằng chữ Thủy 始 / Chung 终.
    1 like
  6. Tham khảo: Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán” và loại khỏi sinh hoạt văn hóa Việt Nam. Nguyễn Thiếu Dũng Nguồn https://www.facebook.com/dung.nguyenthieu/posts/747860805346147 Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng diệt các nước đối thủ, thống nhất Trung Quốc, thi hành biện pháp đốt sách chôn sống nho sĩ, nhằm tận diệt các tư tưởng trái ngược với Pháp gia không cho văn hóa các tiểu quốc phát triển, hạn chế khả năng phục quốc của các nước đó; Tần Thủy Hoàng giết hết trai tráng của họ, tiêu chuẩn hóa trọng lượng, đo lường, luật pháp và chữ viết. Việc điển chế chữ viết sang kiểu viết Đại triện, Tiểu triện và Lệ thư là bước đầu nhà Tần muốn xóa sạch dấu tích cội nguồn của chữ viết này. Ban sơ chữ viết này thường gọi là “tự” nhưng khi có ngoại tộc tràn vào xâm chiếm Trung Quốc, như vào đời Nguyên, họ gán thêm từ Hán vào để định danh nhằm xác định quyền sở hữu, chữ của tộc Hán. Vào thời nhà Thanh thì “ Hán tự” càng được gọi thường xuyên hơn để phân biệt với Mãn tự. Việt Nam tiêm nhiễm cách gọi này, mặc nhiên công nhận đó là thứ chữ của Trung Hoa còn ta thì học mượn viết nhờ. Đó là thời kỳ bị đánh tráo, ta bị cuốn hút theo quỹ đạo của đối phương vì không đủ thông tin, nhưng nay thì khác, ta đã có đủ chứng lý để kết luận thứ chữ đó của người Việt sáng chế chứ không phải người Hán, chứng lý đó do chính đối phương cung cấp cho ta chứ ta không bịa đặt, không vơ càn. Trước hết, GS Chu, GS Li Yin người Hoa qua Di truyền học phát hiện: Loài người từ Phi Châu qua ngõ Nam Á đến Đông Nam Á rồi lên Đông Á sau qua Bắc Mỹ. Người phía Bắc Trung Hoa chỉ là hậu duệ của người Phương Nam di cư lên. Đây là tiền đề của mọi vấn đề, Phương Nam là gốc của phương Bắc, vậy ngôn ngữ phương Nam phải là gốc của ngôn ngữ phương Bắc. Thế nên dầu ngôn ngữ các nơi có biến đổi thế nào vẫn còn có chỗ đồng nguyên với nhau. Đã có nhiều người ra sức lăn đá lên núi cố thống kê và áp đặt tiếng Việt 70% có gốc từ tiếng Hán rồi đẻ ra từ Hán Việt quái đản hết sức ngược ngạo mà dân ta đã mỉa mai “sinh con rồi mới sinh cha”. Không hề có cái quái thai Hán -Việt vì cái gọi là Hán Việt đọc lên Tàu có hiểu đâu. Đó hoàn toàn là tiếng Việt, tiếng Việt là tiếng Việt, tiếng Hán là tiếng Hán không có con lai Hán Việt, ta ưa nặng mà làm chuyện tào lao rất tai hại di họa cho biết bao thế hệ. Nói tiếng Việt 70% gốc Hán là nói chuyện lấy ngọn làm gốc, ta ở phương Nam họ ở phương Bắc, Bắc là hậu duệ của Nam, làm sao tiếng mẹ lại bắt chước tiếng con? Ta giữ gốc, họ nắm đầu ngọn nên tiếng họ dễ lung lay, dễ thay đổi. Họ bị chi phối bởi cái lưỡi của họ nên ta có cảm giác như họ nói ngọng, ta có 8 thanh họ chỉ có 4 thanh nên tiếng ta du dương tiếng họ lơ lớ, ta nói như chim hót như nước chảy như mây bay còn họ thì lên dốc xuống đèo. Thế thì ai bắt chước ai? Tiếng Việt là tiếng lưỡng tính có hai phần, một phần là tiếng thuần Việt, là tiếng mẹ đẻ, tiếng Âm, thuộc Tiên Thiên Ngữ, có tính cụ thể thuận cho việc diễn tả tình cảm, thơ ca; một phần là tiếng tân tạo có tính trừu tượng hợp với lãnh vực lý luận, triết học, do quý tộc và quan lại tạo ra để bổ sung cho sự khiếm khuyết của tiếng mẹ đẻ, đó là tiếng Dương, thuộc Hậu Thiên Ngữ. Loại tiếng này khi truyền lên phương Bắc được người Hoa thu nhận tạo thành tiếng Hoa nên thay vì nói tiếng Việt gốc Hán phải nói là tiếng Hán gốc Việt mới đúng với tiến trình lịch sử. Những trang đầu lịch sử Trung Quốc còn để lại nhiều ấn tích tiếng Việt như Hoàng đế Trung Quốc thì họ viết theo cú phápHán (thuyết trước, đề sau) tức là Hoàng đế, Hiên Viên đế. Hoàng đế gốc Việt thì viết theo cú pháp Việt (đề trước, thuyết sau) tức là Đế Chúc Dung, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ, Đế Khải, Đế Thái Khang. Tiếng Việt còn được sử dụng trong giao tiếp: – Những thuật ngữ trong Kinh Dịch : Diệc, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài đều là tiếng Việt -Trong Kinh Thi: cha thì gọi là bố“播” , mẹ thì gọi là mẹ“米” -Đôi khi nói tục : Kiệt tức là Căc, Trụ là Đụ , Đắc Kỷ đọc theo phiên thiết là ĐĨ. -Phạm Lãi có hiệu là Si Di Tử Bì (Sợ gì tứ bể) Họ nói cận âm với tiếng Việt cho mãi đến đời Đường mới tách ra, Tiếng Bắc Kinh chịu ảnh hưởng Mông Cổ, Mãn Thanh biến đổi khác đi, các phương ngữ khác biến đổi theo vùng. Như chữ 望 lúc đầu ta đọc “mong” đời Đường họ vẫn đọc là “mong” khi ta đổi đọc là “vọng” thì chỉ có Bắc Kinh đổi theo đọc là “wàng” còn các phương ngữ khác như Quảng Châu, Mân Nam, Triều Châu, Thượng Hải, Tô Châu, Khách Gia vẫn giữ âm “mong”. Ai thưởng thức thơ Đường đều có thể cảm nhận chỉ có âm hưởng Việt là phù hợp nhất với vần và luật thơ Đường còn các phương ngữ khác của Trung Quốc đọc lên thế nào cũng có trục trặc. Khi cách đọc có gốc ở Việt thì tất nhiên chữ viết cũng là do người Việt tạo ra. Giáp Cốt được khắc trên mu rùa, mà rùa là giống sinh trưởng ở dưới sông Dương tử địa bàn cư trú của người Việt, đó là tài sản của người Việt được thu tập về Ân Khư để khảo cứu mà thôi. Mới đây nhóm Lạc Việt Quảng Tây đã trưng chứng cứ chữ do người Việt sáng chế, tiền thân của chữ Giáp cốt hiện diện đến nay đã 6.000 năm trước khi Trung Quốc thành hình mấy nghìn năm. Cũng giống như nếm vị mặn của một giọt nước biển ta thử khảo sát một chữ tiêu biểu thì cũng có thể suy ra toàn bộ khối chữ đó. Chữ Man 蠻 chữ Giáp Cốt Đây là tên của tộc Việt ở phương Nam, nhưng người Hoa gán cho nó một nghĩa miệt thị , lạc hậu kém khai hóa man rợ. Với nghĩa áp đặt này họ tự tố cáo họ không phải là người tạo ra chữ vì nếu cho là man rợ sao còn vẽ lên một bức tranh sinh động về tộc người này, đây là bài ca về một nền văn minh nông nghiệp, về người làm nông vác nông cụ ra đồng, hai tay cầm hai bó tơ chỉ sự trù phú, có ngôn ngữ riêng , có thờ totem thờ rồng . Chỉ có chủ nhân của chữ viết do mình tạo ra mới đủ tự hào gọi mình là Man và vẽ ra hình ảnh lộng lẫy như vậy. Cái nghĩa lạc hậu, man rợ chỉ nên dành cho tự điển tiếng Trung còn tự điển tiếng Việt không nên đưa vào để khỏi mắc bẫy của họ cũng khỏi mang tiếng a tòng Thế mà với chữ Bắc北 thì ngược lại, Bắc là nơi phát tích của người Hoa trái với Nam nơi họ muốn thống trị, họ tự hào là trung tâm thế giới, là văn minh; nhưng chữ Bắc thì được tạo với hình ảnh hai người đâu lưng lại kèn cựa nhau, đấy là lời miệt thị dân Bắc xấu tính, thích đánh nhau, ưa bạo lực hơn là giải quyết vấn đề trong hòa bình. Không lẽ họ sáng tạo chữ để tự bêu xấu mình. Lượt sơ như vậy để thấy rằng cái mà người Hoa gọi là Hán tự chỉ là hành động tiếm danh, đối lại ta phải thực hiện quyền chính danh gọi chữ đó là VIỆT TỰ. Giờ là thời đại độc lập tự chủ, ta còn lưu luyến gì cái căn tính nô lệ mà còn e dè không chôn đi hai từ “chữ Hán” và cái quái thai Hán-Việt đó. Lãn Miên Tra cứu Thuyết Văn Giải Tự trên mạng 说文解字_说文解字在线查询- 词典网 - 日语词典 www.cidianwang.com/shuowenjiezi/ Chữ Man 蠻 “đây là bài ca về một nền văn minh nông nghiệp, về người làm nông vác nông cụ ra đồng, hai tay cầm hai bó tơ (chữ Tơ 糸) chỉ sự trù phú, có ngôn ngữ riêng (chữ Ngôn 言), có thờ totem thờ rồng (chữ Trùn虫). Chỉ có chủ nhân của chữ viết do mình tạo ra mới đủ tự hào gọi mình là Man” 清代陈昌治刻本【说文解字】蠻Thanh đại Trần Xương Trị khắc bản [Thuyết Văn Giải Tự] Man. Dịch: chữ Man trong [Thuyết Văn Giải Tự] ở bản khắc in của Trần Xương Trị đời Thanh. 南蠻,蛇穜。从虫䜌聲。莫還切 Nam Man, xà chủng; tùng trùng man thanh; mạc hoàn thiết. Dịch: Man là người phương nam, rắn trồng (Rắn Trồng thiết Rồng – lướt “Rắn Trồng” = Rồng); chữ tá âm “man䜌” cùng với bộ thủ Trùng虫; đọc Mạc Hoàn thiết (lướt “Mạc Hoàn” = Man). 蠻说文解字注『清代段玉裁』Man Thuyết Văn Giải Tự chú [Thanh đại Đoạn Ngọc Tái]. Dịch: Chú giải của Đoạn Ngọc Tái đời Thanh về chữ Man trong Thuyết Văn Giải Tự. 東南越。釋名曰。越,夷蠻之國也 Đông Nam Việt; Thích Danh viết, Việt Di Man chi quốc dã. Dịch: Man là người Việt ở Đông Nam; Thích Danh nói Việt là nước của người Di, Man. 武巾切 vũ cân thiết. Dịch: đọc là Vũ Cân thiết Vân – lướt “Vũ Cân” = Vân. (Đây là do Man còn gọi là “Man Dân” = Mân, và Mân còn đọc là Vân, giống như từ Mần còn gọi là Việc viết bằng chữ Vụ, người Nhật đọc chữ Vụ là “Man” (âm của từ Mần), từ Mùa còn gọi là Vụ thành từ đôi Mùa Vụ, từ Mưa còn gọi là Vũ, từ Mong còn gọi là Vọng, đây là sự chuyển đổi Tơi thường gặp trong tiếng Việt: M >> V, S>>L, L>>N, B>> Ph v.v. Chữ Bắc 北 清代陈昌治刻本【说文解字】北,从二人相背。博墨切 Thanh đại Trần Xương Trị khắc bản Thuyết Văn Gi ải Tự Bắc, tùng nhị nhân tương bối. Bác Hắc thiết. Dịch: chữ Bắc trong [Thuyết Văn Giải Tự] ở bản khắc in của Trần Xương Trị đời Thanh: Bắc, hai người quay lưng vào nhau, Đọc Bác Hắc thiết – lướt “Bác Hắc” = Bắc. (Người Đài Loan gọi người Hán là “Bắc Hán”, phát âm như tiếng Việt, tiếng Hán phát âm lơ lớ là “Bei Han”). Chữ Vọng 望 清代段玉裁【说文解字注】望,出亡在外。望其還也。還者,復也。巫放切 Thanh đại Đoạn Ngọc Tái Thuyết Văn Gải Tự chú Vọng, xuất vong tại ngoại; Vọng kỳ hoàn dã, hoàn giả, phúc dã. Mo phóng thiết. Dịch: Đoạn Ngọc Tái đời Thanh chú giải chữ Vọng trong Thuyết Văn Gải Tự: Vọng là mong người thân ra ngoài quay trở về, về dùng chữ Hoàn hay chữ Phúc. Đọc mo phóng thiết – lướt “Mo Phóng” = Mong. Muốn = Mơ = Chờ = Chong = Trông = Mộng = Mong = Vọng = "Nghe Vọng" = Ngóng = "Hơi Mong" = Hóng ở tiếng Việt là cùng một nôi khái niệm, nhưng sắc thái mỗi từ khác nhau bởi xuất xứ tạo từ bằng QT Lướt khác nhau: “Muốn Trông” = Mong, từ đôi Mong Muốn, Trông Mong, Trông Chờ, Chờ Mong, Mơ Mộng, Mong Ngóng, Ngóng Trông; “Vắng Mong” = Vọng 望, nghĩa là Trông Chờ người thân đi vắng quay về, tiếng Nhật đọc chữ Vọng 望 là “Bô 望” (âm của chữ Mơ = Chờ), từ Vọng còn dùng chuyển nghĩa thay cho từ ghép quay lại, như Vọng Lại, Tiếng Vọng, mất đi rồi còn quay trở lại là “Vong Lại” = Vọng (QT Lướt lủn); “Hóng vậy thôi chứ chưa chắc đã được”, đó là “Hơi Mong” = Hóng, Hơi Mong viết bằng chữ Hi Vọng 希 望 do nhấn “Hơi Chi!” = Hi, Hi 希 mang nghĩa là ít, do vậy Ít Lắm là “Hi Lắm” = Hiếm, đã hiếm lại hạn chế là “Hiếm Hạn” = Hãn, nên Hãn cũng nghĩa là Ít và có từ đôi Hi Hãn 稀 罕.
    1 like
  7. Thưa quý vị và anh chị em. Hôm nay đã là ngày mùng 4 / 1/ năm 2016. Về Dương lịch trận động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ đã không xảy ra. Thế giới yên bình để tiếp tục diễn biến theo những quy luật xã hội tự nhiên của nó. Thiên nhiên đã không can thiệp vào quá trình này - Ít nhất đến hết năm Bính Thân Việt lịch - theo như lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Về Âm lịch hôm nay là 25/ tháng Một (11) Ất Mùi. Như vậy còn đúng một tháng nữa chúng tôi sẽ mở tiệc nhậu rượu Tây ngoại hạng với món chuối xanh, muối ớt có mặt tại bàn tiệc ở nhà hàng Bên Sông, gần nhà Thiên Sứ, để chứng tỏ sự xác định tính ưu việt của nền Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trước tri thức tiên tiến của nền khoa học hiện đai, xuất phát từ một quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh là Hoa Kỳ. Đây không phải chỉ một vài lần chúng tôi - những người tìm hiểu về Lý Học Đông phương của TTNC LHDP - nhân danh nền văn hiến Việt xác đính tính ưu việt hơn hẳn những trí thức của nền văn minh hiện đại. Chúng tôi hoàn toàn tự hào về những tri thức huyền vĩ của nền văn minh Đông Phương nhân danh nền văn hiến Việt. Đây là những bằng chứng trực quan nhất của những tri thức huyền vĩ thuộc về nền văn minh này. Nhưng cá nhân tôi xác định rằng: Tôi không cần ai đó công nhận. Đây là tùy nhận thức và cơ duyên của mỗi con người hoặc cả một cộng đồng với trách nhiệm nếu có của họ. Bởi vậy nếu ai đó cho rằng chúng tôi gặp may, chúng tôi cũng không quan tâm. Nhưng chúng tôi sẵn sàng chia sẻ cho những ai nhận thức được chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Trân trọng mời Hung Nguyên, Nhị Địa Sinh, Thiên Luân, Thiên Đồng, Mộc Bản, Thiên Bồng, Yêu Phụ Nữ, Hùngphupy ....tham gia độ nhậu này vào 9g sáng ngày 24/ Tháng Chạp Bính Thân Việt lịch. PS: Địa điểm có thể thay đổi.
    1 like