• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/01/2016 in all areas

  1. Tàu Đài Loan tấn công tàu cá Quảng Ngãi ở Trường Sa (Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - Khi đang hành nghề tại quần đảo Trường Sa, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị 2 tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công, phun vòi rồng. Tàu cá bị đâm: Ngư dân khẳng định tàu Trung Quốc Tàu cá Bình Định bị đâm chìm ở Hoàng Sa Vào khoảng 14h, ngày 23/1, tàu cá mang số hiệu QNg 90649 Ts, do ngư dân Nguyễn Thành Biên (sinh 1984), ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đã cập cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu. Đồng thời, trình báo với Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ-Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi về việc bị 2 tàu tuần tiễn của Đài Loan tấn công khi đang hoạt động khai thác tại vùng biển Trường Sa. Ngay sau đó, trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ đã kiểm tra thiệt hại, lấy lời khai từ các ngư dân. Đồng thời tiếp nhận biên bản mà hải quân Việt Nam đóng ở đảo Sơn Ca xác nhận sự việc. Hình ảnh cắt từ clip ngư dân cung cấp ghi lại tàu tuần tiễu Đài Loan tấn công tàu cá QNg 90649 Trao đổi với Đất Việt, ngày 24/1, trước thông tin trên, ông Ung Đình Hiền - Chánh văn phòng UBND huyện Bình Sơn cho biết: "Chúng tôi cũng đã nắm được thông tin về sự việc, hiện nay tàu đã cập bến an toàn và kiểm tra về thiệt hại". Bên cạnh đó, ông Hiền cho biết thêm: "Thời gian vừa qua, rất nhiều trường hợp tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm trên biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đánh bắt của ngư dân, sản lượng cũng như tính mạng". Theo ông Hiền, đánh bắt tại vùng biển này cũng gặp khá nhiều nguy hiểm, tàu cá của ngư dân hay gặp nhiều va chạm. Riêng với trường hợp tàu cá của anh Biên, sau khi kiểm tra xong thiệt hại, theo quy định hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh thì huyện cũng sẽ có hỗ trợ về tài chính. Biên phòng Trạm Tịnh Kỳ lấy lời khai của ngư dân trên tàu cá Cũng cho biết thêm thông tin, ông Lưu Văn Huy - Cục trưởng Cục kiểm ngư, Tổng cục thủy sản Việt Nam nói: "Hiện nay, phía Cục kiểm ngư đang phối hợp với bên Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, Trạm biên phòng Tịnh Kỳ xác minh lại thông tin về tàu cá đã đâm tàu cá Việt Nam, để có thông tin chính xác". Về phía lãnh đạo đảo Sơn Ca, trao đổi với báo chí, trung tá Phạm Xuân Trung - phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng đảo Sơn Ca cho biết đã báo cáo sự việc lên cấp trên. Đồng thời khẳng định: “Chúng tôi có ra cụ thể hiện trường ngoài biển, xác định chính xác hai tàu tuần tiễu tấn công tàu cá của ngư dân Biên là của Đài Loan. Chúng tôi từng thấy hai tàu này xuất hiện ở bãi đá Bàn Than (bãi đá nằm giữa đảo Tiên Nữ và Ba Bình), nhiều lần yêu cầu họ rút khỏi khu vực vùng biển của Việt Nam”. Trong khi đó, về phía chủ tàu kiêm thuyền trưởng, anh Biên vẫn chưa hết kinh hoàng kể lại: "Tàu cá QNg 90649 Ts, cùng 13 thuyền viên xuất bến ra Trường Sa đánh bắt vào ngày 25/12/2015. Người trên tàu Đài Loan chỉ về phía ngư dân Quảng Ngãi- Ảnh do ngư dân chụp lại. Đến khoảng 7h30 phút, ngày 6/1/2016, khi đang neo để ăn sáng cách đảo Sơn Ca-Quần đảo trường Sa khoảng 4 hải lý về phía đông thì bất ngờ phát hiện 2 tàu tuần tiễu của Đài Loan có số hiệu PP10052 và PP10053, chạy ra từ đảo Ba Bình tiến thẳng về phía mình. Linh cảm chuyện chẳng lành nên tôi vội kéo neo và bỏ chạy. Tuy nhiên chỉ khoảng 10p sau, thuyền của anh Biên bị 2 tàu của Đài Loan này áp sát 2 bên mạn tàu. Theo đó cùng với sử dụng phương tiện đâm va, phía tàu Đài Loan dùng vòi rồng phun nước xối xả, cho đến khi tàu cá của anh Biên chạy về gần đến sát đảo Sơn Ca thì tàu Đài Loan mới bỏ đi". Tuy không gây thương tích cho thuyền viên, thế nhưng với hành động sử dụng phương tiện đâm va, rồi dùng vòi rồng tấn công tàu Đài Loan đã làm hư hỏng nhiều trang thiết bị trên tàu cá của ngư dân, như máy dò, bộ đàm... làm thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. Sau khi xảy ra vụ việc, thuyền trưởng Biên đã vào trình báo và được cơ quan chức năng đảo Sơn Ca lập biên bản. Vết đâm do tàu Đài Loan gây ra Theo văn bản do Thượng tá Lương Duy Hãnh, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca lập và cung cấp thì vào 8p50 ngày 6/1/2016, ngoài tàu ngư dân biên, còn có tàu cá mang số hiệu QNg 90929 Ts cũng đã bị tàu Đài Loan dùng phương tiện va tông và sử dụng vòi rồng tấn công. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Quảng Ngãi phối hợp để điều tra, làm rõ. Được biết trước đó vào năm 2009, tàu cá của ngư dân Biên cũng đã bị phía Trung Quốc bắt nhốt trái phép 10 ngày ở đảo Phú Lâm khi đang hành nghề hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa. Theo đó thuyền trưởng Biên đã phải nộp phạt 500 triệu đồng tiền chuộc cho phía Trung Quốc mới được thả về. Châu An ========================= Láo toét thật! Sau ngày 10 tháng Ba Việt lịch - tức đúng 18 năm lão Gàn mô tả chân lý - "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định" - thì Thượng Đế sẽ xử các người. Lúc đó có thành tâm cầu nguyện cũng muộn rồi. Hãy đợi đấy!
    3 likes
  2. LỜI TIÊN TRI BÍNH THÂN 2016 * Kinh tế thế giới Bính Thân 2016, như cái mền rách, chỉ có nền kinh tế Hoa Kỳ như một con rùa lười biếng chậm chạp đang nhúc nhích về phía trước. ============================== Trung Quốc 'bốc hơi' 676 tỉ USD 09:00 AM - 23/01/2016Thanh Niên Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ thất thoát vốn nghiêm trọng và tình trạng này vẫn chưa có điểm dừng, đẩy nền kinh tế đến viễn cảnh “hạ cánh nặng nề”. Nhân dân tệ có thể mất thêm 3% giá trị vào cuối năm 2016 - Ảnh: Reuters Tin liên quan Chứng khoán Trung Quốc náo loạn vì ông Tập quá ôm đồm? Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lâm nguy Bán tháo chứng khoán, kích hoạt vàng CNN ngày 22.1 dẫn báo cáo của Viện Tài chính quốc tế (IIF, trụ sở tại Washington D.C, Mỹ) ước tính khoảng 676 tỉ USD đã “bốc hơi” khỏi Trung Quốc vào năm ngoái. Con số này gấp nhiều lần so với tổng số 111 tỉ USD thất thoát tại tất cả thị trường mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, vào năm 2014. Theo tính toán của tổ chức bao gồm đại diện hầu hết các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới này, tình trạng “chảy máu” vốn đặc biệt tăng tốc vào quý 4/2015, do giới đầu tư nước ngoài ngày càng tỏ ra lo lắng về “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng chậm lại và tình trạng hỗn loạn của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các công ty nội địa cũng đổ xô chi trả những khoản vay nước ngoài trong lúc nhân dân tệ suy yếu. Hiện Bắc Kinh áp đặt giới hạn tối đa số tiền cá nhân có thể mang khỏi nước này là 50.000 USD/năm và thậm chí còn khống chế số lượng tiền mặt mà người dân có thể rút từ các máy ATM ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo IIF, giới đầu tư vẫn đang cố gắng rút tiền khỏi Trung Quốc trước đà mất giá của nhân dân tệ và các thị trường chứng khoán liên tục chao đảo. Điều đáng ngại hơn nữa là các nhà quan sát nước ngoài cảnh báo tình trạng nói trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung Quốc đang đối mặt “nguy cơ thất thoát nguồn tài chính nghiêm trọng trong lúc nền kinh tế tiếp tục vật lộn trước những luồng gió ngược về mặt vĩ mô đồng thời phải can thiệp mạnh tay để ổn định tiền tệ”, báo cáo của IIF viết. Theo CNN, giới chuyên gia nước ngoài dự báo đến cuối năm 2016, nhân dân tệ sẽ còn mất thêm 3% giá trị so với hiện nay. Thụy Miên ============================== "Xuống xe đi bộ". Thưa quý vị và anh chị em. Trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng", tất cả các con bạc đều "ở trần đóng khố" khi ngồi sát phạt, trừ cô gái Hoa Kỳ. Bởi vậy, mọi chuyện bắt đầu là một cuộc chiến tranh kinh tế - và điều này lão Gàn đã khẳng định đã xảy ra từ khi giá dầu chưa xuống. Nhưng lão Gàn cũng cần nhắc lại lời tiên tri từ 2008 rằng: Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới lần này, khác hẳn hai lần khủng khoảng kinh tế ở thế kỷ trước là: Không bị khủng khoảng nhân đạo.
    2 likes
  3. Chưa phải động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ.... ================================== Động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Alaska, chưa có cảnh báo sóng thần (Vietnam+) lúc : 24/01/16 18:28 Theo Reuters, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) thông báo ngày 24/1, một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực bờ biển phía Nam Alaska, cách Vịnh Pedro 50 km về phía Đông Đông Nam. Ảnh minh họa. (Nguồn: independent.co.uk) Theo USGS, trận động đất xảy ra lúc 10 giờ 30 giờ GMT (tức 17 giờ 30 giờ Việt Nam), với tâm chấn ở độ sâu 124,8 km. Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ chưa cảnh báo sóng thần sau trận động đất này. Hiện chưa có thông tin về thương vong hay thiệt hại do động đất./.
    1 like
  4. Thưa quý vị và anh chị em. Hôm nay là 15 tháng Chạp Ất Mùi Việt lịch. Tức là chỉ còn 9 ngày nữa đến 24 tháng Chạp, là ngày Thiên Sứ tôi ấn định để ăn mừng chiến thắng rõ ràng, và không thể một kẻ dốt nát với tâm địa bẩn thỉu hèn hạ nào có thể kết luận Thiên Sứ tôi gặp may. Đó là khi những tri thức đầu bảng chuyên về Địa Vật Lý của Hoa Kỳ - một quốc gia đầu bảng, tiêu biểu cho nền văn minh tiên tiến nhất hiện nay, đã sai khi dự đoán động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ. Và sự xác định không thể có động đất hủy diệt ở đây trong năm nay của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử đã hoàn toàn chính xác. Thưa quý vị và anh chị em. Đây không phải lần duy nhất tôi đúng khi dự báo những điều tốt đẹp cho đất nước Hoa Kỳ liên quan đến động đất. Mà là lần thứ ba. Hai lần trước cũng chính những nhà khoa học Hoa Kỳ, dự báo động đất hủy diệt ở California. Tôi bảo không. Tôi cũng không phải chỉ xác định những hiện tượng thiên tai chỉ với các sự kiện kiên quan đến vật lý Địa cầu trên đất Hoa Kỳ. Mà có thể nói toàn diện từ hỏa tai, bão tuyết ....Tất cả đều đã nghiệm đúng và những tri thức đầu bảng chuyên ngành của quốc gia tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại đã sai, liên quan đến những hiện tượng tôi đã dự báo manh tính xác định. Không cần đến giáo sư tiến sĩ, chỉ cần biết đọc, biết viết, biết vào mạng Internet với nhận thức trực quan cũng đã nhận thấy điều này. Bởi vậy, tôi sẽ ăn mừng chiến thắng một cách xứng đáng với món rượu trắng thuần Việt và chuối xanh muối ớt trên bàn nhậu của tôi. Sự chiến thắng này không chỉ riêng trong lĩnh vực thiên tai, mà còn ở nhiều lĩnh vực khác với những tri thức mũi nhọn của nền văn minh hiện đại, như: Hạt của Chúa, vấn đề nước trên mặt Trăng, Ngày Tận Thế, thời tiết Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi....Và đây cũng chỉ là giới thiệu sơ sơ, chưa nói đến những thành tựu trong phong thủy. Tôi không hề kiêu ngạo và tự hào gì với sự chiến thắng của một tri thức vượt trội này trước những tri thức đầu bảng của nền văn minh hiện đại. Nhưng tôi phải xác định: Đây chính là dấu ấn trực quan để xác định tính vượt trội của nền văn minh hiến Việt trước tất cả những giá trị đỉnh cao của nền văn minh hiện đại liên quan. Nó là phương tiện để tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - nền văn hiến ẩn chứa cả một hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ đầy nhân bản. Nhưng tất cả sẽ kết thúc vào ngày 10/ tháng Ba Bính Thân Việt lịch, nếu như những cố gắng cuối cùng của tôi chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không thành công. Tôi không cần gây sức ép từ những sức mạnh tinh thần mà tôi có thể sở hữu đối với những kẻ dốt nát và ngu xuẩn đang vênh vang phủ nhận những gía trị của nền văn hiến Việt, mà tôi sẽ đối thoại sòng phẳng nhân danh khoa học. Phương tiện chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử, chỉ duy nhất là tri thức và tinh thần khoa học. Nhưng tôi bất chấp tất cả mọi hình thức phương pháp luận để bác bỏ tôi ngoài khoa học, tức là những người phản bác có thể nhân danh tín ngưỡng, tôn giáo và cả tâm linh, nếu họ muốn tham gia phản biện tôi. Thưa quý vị và anh chị em. Đây là những cố gắng cuối cùng của tôi. Sau ngày mùng 10 tháng Ba Bính Thân Việt lịch, tôi sẽ ngưng tất cả mọi cố gắng chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Và tập hợp lớn nhất trong tất cả mọi tập hợp và không thể có tập hợp nào lớn hơn sẽ quyết định số phận của nền văn minh này - đấy là nói theo lý thuyết toán học Cantor. Nói nôm cho dễ hiểu: Thượng Đế sẽ quyết định số phận của nền văn minh này. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
    1 like
  5. Bắc Kinh ngày càng lún sâu vào việc thể hiện tham vọng bá chủ của họ. Chính điều này làm cho "canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc nhanh chóng hơn nhiều so với dự tính của họ. Tầm nhìn thì hạn hẹp, tư duy thì cục bộ, nên cách ứng sử của họ rất tiểu tiết có tính đối phó. Xin lỗi: Điếu đủ tầm gọi là mang tính nhất quán và lâu dài có tính phương pháp cho một sách lược quốc gia. Cho nên, hoặc là họ phải chủ động gây chiến tranh để thực hiện mục đích, hoặc tự sụp đổ. Lão Gàn nhắc nhở rằng: Sự nhẫn nại của Thượng Đế cũng có giới hạn. PS: Trung Quốc đang bị cho vào làm xiếc trong gánh xiếc của Hoa Kỳ. Đã bị xiếc một lần với khẩu hiệu : "Hoa Kỳ không đứng về phía nào trên biển Đông" mà vẫn chưa tỉnh. Mọi chuyện trên biển Đông không nằm ngoài dự báo của lão Gàn từ 2008 với "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn dề biển Đông". Tiếp theo sẽ như thế nào Thượng Đế sẽ quyết định sau mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Ngu thì chết! Lão chỉ nói đến đấy.
    1 like
  6. Đài Loan - át chủ bài Mỹ buộc Trung Quốc xuống thang ở Biển Đông Hồng Thủy 20/01/16 07:19 Thảo luận (4) (GDVN) - "Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phát hoảng với cách tiếp cận này", Bolton nói. Ông cho rằng, Trung Quốc phải hiểu. Biển Đông câu chuyện làm quà Hoàng Sa và Tổ quốc "Trái đắng" Thái Anh Văn Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton, ảnh: wnd.com. Taipei Times ngày 20/1 đưa tin, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton đã có bài xã luận trên The Wall Street Journal ngày Chủ Nhật kêu gọi Tổng thống kế nhiệm ông Obama nên sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. "Hoa Kỳ có một cái thang ngoại giao sẽ buộc Bắc Kinh phải chú ý", Bolton viết. Hiện tại ông là một thành viên cấp cao của Viện Doanh nghiệp Mỹ. Ông nhấn mạnh, Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á mà Trung Quốc đang theo đuổi. "Trung Quốc có thể tự do tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ (bành trướng) của họ về mặt ngoại giao, nhưng từ nay đến khi họ giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng một cách hòa bình, họ và Hoa Kỳ đều có thể tự do bỏ qua yêu sách đó một cách hoàn toàn", Bolton cho biết. Nếu Bắc Kinh từ chối xuống thang ở Biển Đông, Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể mời các nhà ngoại giao Đài Loan chính thức đến Bộ Ngoại giao Mỹ và nâng cấp cơ quan đại diện của Hoa Kỳ tại Đài Bắc từ một Viện lên cơ quan ngoại giao chính thức (lãnh sự quán/đại sứ quán). Từ đó, Hoa Kỳ có thể mời nhà lãnh đạo Đài Loan mới đắc cử, bà Thái Anh Văn thăm chính thức Hoa Kỳ. Đồng thời cho phép các quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm chính thức Đài Loan để trao đổi công việc của chính phủ. Cuối cùng, Hoa Kỳ có thể khôi phục lại sự công nhận ngoại giao đầy đủ với Đài Loan. "Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phát hoảng với cách tiếp cận này", Bolton nói. Ông cho rằng, Trung Quốc phải hiểu bằng việc thành lập cái gọi là một thành phố ở Biển Đông, nó có nguy cơ gây mất khả năng kiểm soát của bản thân với đảo Đài Loan, mà có khả năng là mãi mãi. "Thậm chí là Trung Quốc phải hành động có trách nhiệm hơn trong vùng biển gần đó. Tất nhiên số phận của Đài Loan sẽ vẫn do người dân Đài Loan quyết định", John Bolton lưu ý. Theo Bolton, tân lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn dù khá thận trọng, nhưng bà không từ bỏ nền tảng của Dân Tiến đảng là chính sách Đài Loan độc lập. Nhà ngoại giao này cho hay, hầu hết các ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm nay đều xác định thay thế và lấp đầy các khoảng trống trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Điều này có thể liên quan đến việc sửa đổi, thậm chí là loại bỏ chính sách "một Trung Quốc" cùng với các sáng kiến sâu rộng hơn để đối phó với Bắc Kinh đang "tăng tốc gây hấn về chính trị và quân sự". Ông tin rằng Bắc Kinh có thể có hành động chống lại Đài Bắc trước khi người kế nhiệm ông Barack Obama nhậm chức trong năm tới. "Quá nhiều người nước ngoài vẫn tiếp tục tin vào quan điểm của Bắc Kinh rằng, Đài Loan là một vấn đề chỉ có thể được giải quyết bằng cách sáp nhập vào Trung Quốc với nguyên tắc "một nước Trung Quốc". Nhưng tự do của Đài Loan không phải một vấn đề, nó là một nguồn cảm hứng. Hãy chiêm ngưỡng Bắc Kinh từ thực tế, trên mặt đất", John Bolton kết luận. Hồng Thủy =========================== Trong bức tranh chính trị nổi tiếng - mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" - họa sĩ người Ca Na Đa gốc Tàu, đã mô tả cô em gái Đài Loan bị các đàn chị loại khỏi cuộc chơi. Lão Gàn đã nhiều lần nhắc nhở cô em về việc này, ngay trong topic này. Bởi vì: chính phủ Trung Hoa Dân Quốc với chính thể Quốc Dân Đảng đã xác định "đường lưỡi bò" vào năm 1948. Đây chính là sự cản trở lớn nhất về tính chính danh cho chính sách Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khi Đài Loan với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ. Trong trường hợp Đài Loan với chính thể Quốc Dân Đảng khăng khăng bảo vệ quan điểm về "Đường lưỡi bò", tất nhiên Hoa Kỳ đành phải loại cô em ra khỏi cuộc chơi vì tính kỳ đà cản mũi. Nhưng, Đài Loan vẫn còn một đường thoát hiểm - Đó chính là phủ nhận tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Và đây cũng là điều mà lệnh bà Thái Anh Văn đã xác định khi tranh cử Tổng Thống. Đây cũng là điều mà lão Gàn không dưới 20 lần nhắc nhở trong topic này từ khi lệnh bà Thái Anh Văn chưa xuất hiện trên báo chí Việt. Lão Gàn cũng cần phải nhắc lại rằng: Việc tuyên bố phủ nhận chủ quyền "Đường lưỡi bò" không ảnh hưởng gì đến chính sách "một Trung Quốc, hai chế độ". Ngược lại, nó chứng tỏ sự độc lập của chính phủ Đài Loan và làm sáng tỏ tính tự chủ của "hai chế độ" mà Trung Quốc rao giảng. Có thể nhân cơ hội này, Trung Quốc xuống thang trong danh dự và thừa nhận chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này sẽ sửa chữa sai lầm lớn nhất mà Trung Quốc phạm phải là đã đụng tới Việt Nam. Nhưng lão Gàn cũng cần cảnh báo rằng: Ngay cả khi kịch bản mà lão Gàn nêu trên xảy ra - thì đó cũng chưa phải là yếu tố duy nhất đem lại hòa bình cho Tây Thái Bình Dương. Yếu tố quan trọng hơn nhiều và có tính quyết định, chính là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ. Nếu cách đây một năm, chân lý Việt sử được sáng tỏ - thì nó sẽ quyết định sự yên bình chí ít ở biển Đông và cả Tây Thái Bình Dương. Lão Gàn đã nói điều này hàng ngàn lần ở ngay diễn đàn này. Cách đây hơn một tháng, tư liệu trên thông tin đại chúng đã mô tả lời tiên tri của nữ tiên tri nổi tiếng Hoa Kỳ, rằng: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông". Sự xác định của nữ tiên tri Hoa Kỳ Jeane Dixon, như một chứng nhân cho sự xác định của lão Gàn về sự sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ chính là cứu cánh cho nền văn minh. Một chứng nhân khác là nhà tiên tri lừng danh Vanga cũng xác định rằng: "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Nhưng lão Gàn cũng cần xác định là: Đây chỉ còn là hy vọng rất mong manh cho hoàn cảnh hiện tại về sự đối đầu giữa hai siêu cường, cho ngôi vị bá chủ thế giới, trong "canh bạc cuối cùng". Vì đã muộn quá rồi, ánh sáng của chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không còn thời gian nhiều trước sức mạnh của những quy luật vũ trụ, đang tiến dần tới hậu quả của nó. Và bây giờ chỉ còn hy vọng ở Thượng Đế. Có thể tất cả những ai đang đọc bài này không tin lão Gàn. Bản thân lão Gàn cũng không cố gắng thuyết phục ai cả, mà chỉ trình bày luận điểm của mình. Sau ngày mùng 10 tháng Ba Bình Thân Việt lịch, nếu không có một cơ hội cuối cùng làm sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, lão sẽ cáo lỗi với Tổ Tiên và nhường chỗ cho những ai muốn tiếp tục. Cầu xin Thượng đế ban ơn lành. PS: Quên không có vài lời bình lựng về bài viết trên: Đại để thế này: Nội dung bài viết mô tả một khả năng rất khả thi trong đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
    1 like
  7. Nga bất ngờ cảnh cáo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn VietTimes 21/01/2016 04:08 VietTimes -- Mới đây, các phương tiện truyền thông Nga dồn dập đăng tải nhiều bài viết cảnh báo: Trung Quốc không phải là người bạn đích thực mà hoàn toàn là "kẻ thù" tiềm ẩn. Những tranh chấp về kinh tế giữa hai quốc gia vốn được coi là đồng minh thân thiết này sẽ gia tăng trong năm 2016. Quan hệ Trung Quốc - Nga đang có nhiều bấp bênh Các cuộc xung đột với nước láng giềng diễn ra liên miên, tiếp đó lại sa vào đầm lầy Syria, năm 2016 có thể nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Một số chuyên gia Nga cũng đưa ra dự đoán, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông ở Nga liên tiếp đăng tải nhiều bài viết, cảnh cáo Trung Quốc không phải là người bạn thật sự, mà là “kẻ thù” tiềm ẩn. Ngày 15/1, một chiếc xe chở hàng chạy vòng qua Nga, men theo “con đường tơ lụa” mới, chạy về Trung Quốc càng thu hút sự chú ý của dư luận. Chiếc xe chở hàng này xuất phát từ thành phố Illichivsk thuộc miền Nam Ukraine, chạy qua biển Đen, Gruzia, Azerbaijan, biển Caspi, Kazakhstan, cuối cùng là Trung Quốc, tổng cộng hết khoảng 12 ngày. Hàng hóa trên xe một phần là quặng sắt, khi quay về sẽ chở theo vật liệu kiến trúc và các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng Ukraina Pivovarski cho biết: “Đây là một sự kiện lớn mang tính lịch sử”. Dư luận phổ biến cho rằng, trong bối cảnh Nga đang phong tỏa thương mại nghiêm ngặt với Ukraine, có thể “con đường tơ lụa” mới sẽ trở thành lối thoát mới về thương mại cho Ukraine. Trung Quốc có nhiều toan tính xung quanh chiến lược "Con đường tơ lụa" mới Tờ Quan điểmcủa Nga đưa tin, trong bối cảnh hoạt động trao đổi thương mại với Nga ngày càng xấu đi, Ukraine đang thử nghiệm rẽ sang ngả mới, thông qua tuyến đường vận chuyển quốc tế này, đưa hàng hóa nước mình sang châu Á, đây là dự án cạnh tranh “con đường tơ lụa” từ Trung Quốc, qua Nga để sang châu Âu. Mọi quốc gia tham gia vào vào tuyến đường vận tải quốc tế này đều đã đánh giá rất thận trọng về tuyến đường mới. Các nước tham gia như Azerbaijan, Kazakhstan và Gruzia đều được thu phí quá cảnh. Trong khi Trung Quốc thì có được tuyến đường vận chuyển hàng hóa sang châu Âu với mức chi phí thấp hơn, tốc độ nhanh hơn. Tại sao Trung Quốc lại ủng hộ tuyến đường đi vòng qua Nga? Một nhà phân tích kinh tế của Nga đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đặc biệt lệ thuộc vào thu nhập xuất khẩu, và trên các phương diện, Bắc Kinh luôn kiên trì nguyên tắc theo đuổi lợi ích tối đa, giữ thái độ trung lập trong mọi xung đột kinh tế và chính trị. Ngoài ra, tờ Kommersant của Nga cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp Trung Quốc thích làm ăn với các nước Liên Xô cũ hơn, đầu tư vào Nga không bằng Nhật Bản. 5 năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào các nước Liên Xô cũ (bao gồm thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu, Ukraine và Tajikistan. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 10% vốn đầu tư rót vào Nga, chỉ đứng thứ 4 trong số các nước châu Á đầu tư vào Nga. Đứng số 1 là Nhật Bản, đến cuối năm 2014, tổng cộng Nhật Bản đã đầu tư 14,4 tỉ USD vào Nga. Ngày 6/1 vừa qua, Bộ công thương Trung Quốc công bố số liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga là 61,3 tỉ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tổng giá trị thương mại song phương giữa hai nước là 422,73 tỉ USD, giảm 27,8%. Trong đó xuất khẩu sang Nga đạt 216,24 tỉ USD, giảm 34,4%; nhập khẩu từ Nga 206,49 tỉ USD, giảm 19,1%, xuất siêu thương mại 9,75 tỉ USD, thu hẹp 86,9%. Trang Morning news của Nga đăng bài viết cảnh báo, năm 2016 có thể trở thành năm thử thách ngặt nghèo nhất mà nước Nga phải đối mặt trong quan hệ quốc tế. Ngoài các cuộc xung đột xảy ra với các nước láng giềng trước đó, lại có những xung đột mới, thậm chí không thể ngờ tới xảy ra. “Đối thủ” tiềm ẩn là Phần Lan, Trung Quốc, Mông Cổ và Kyrgyzstan. Đã từ lâu, Nga luôn mong muốn phần lớn của “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” kết nối Trung Quốc và thị trường châu Âu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có ý tưởng khác: Trung Quốc đã thử nghiệm mở con đường khác tới châu Âu vòng qua nước Nga – đi qua Thổ Nhĩ, Kazakhstan, Azerbaijan và Gruzia. Ông Andrey Karneev – Phó viện trưởng học viện Á – Phi thuộc trường đại học Moscow nhận định, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong năm 2016. * Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu - cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn. "Vành đai" sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á. "Con đường" sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải. H.L ========================= Đã bảo Hoa Kỳ uýnh câu giờ với IS chỉ để chờ Nga nhảy vào. Cái này lão Gàn nói rồi. Điếu mựa! Lão đây chỉ nhìn sơ qua cách đánh IS của Hoa Kỳ là biết ngay Hoa Kỳ câu giờ. Ngài Putin không tỉnh đòn, cứ lao vào đấm như võ sĩ quyền Anh thì hỏng. Để đạt một mục đích có nhiều giải pháp. Có giải pháp đúng, có giải pháp sai. Giải pháp dở hơi thì đi mựa nó cả sự nghiệp. Nhưng lão xét thấy phần lớn là "dở hơi nhưng biết bơi". Bởi vậy thế giới này mới loạn cào cào cả. Lão rất bày tỏ sự không lấy làm hài lòng khi nước Nga tỏ ra thân thiện với Tàu. Híc. Nay nhận ra vấn đề thì tốt.
    1 like
  8. Sóng sẽ vỗ mạnh hai bờ eo biển Đài Loan Ngọc Việt 17/01/16 07:42 Thảo luận (0) (GDVN) - Việc bà Thái Anh Văn chiến thắng có thể khiến chuyện thống nhất 2 bờ khó có thể xảy ra trong thời gian ông Tập Cận Bình nắm quyền. Bầu cử Đài Loan: Quốc dân đảng dễ thua, Bắc Kinh nín thở Tham vọng quyền lực Nhạt nhòa và dang dở Cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan đã kết thúc bằng chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân Tiến Thái Anh Văn. Dù không qua bất ngờ với kết quả này nhưng những người ủng hộ ứng cử viên Quốc Dân đảng cầm quyền Chu Lập Luân đều tỏ ra hết sức thất vọng. Việc chiến thắng của bà Thái Anh Văn dù được xem là chiến thắng quan trọng trong việc đưa đảo Đài Loan vào một giai đoạn phát triển mới, nhưng sự kiện này được nhận định là sẽ mang đến nhiều khó khăn cho hòn đảo này trong thời gian tới. Tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: Reuters. Vậy tại sao người dân Đài Loan vẫn quyết định lựa chọn bà Thái Anh Văn dù biết trước sẽ có khó khăn, nan giải trong quan hệ vơi Trung Quốc? Lo sợ trước giờ G Có thể thấy rằng, với xu thế phát triển hiện nay và tình hình quan hệ Đài Loan – Trung Quốc trong mấy năm qua, thì việc Đài Loan về với Trung Hoa lục địa là rõ ràng, chỉ còn xác định giờ G nữa thôi. Tuy nhiên, việc lui lại giờ G được bao lâu là một vấn đề hệ trọng và liên quan chặt chẽ đến quyền lợi của người dân đảo quốc này. Lợi ích của người dân Đài Loan khi sáp nhập với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào vị thế của Đài Loan, mà vị thế của lãnh thổ này đối Trung Quốc được quyết định bởi hai yếu tố quan trọng nhất là sức mạnh của chính quyền Đài Bắc và ý nguyện của người dân Đài Loan đối với vấn đề trọng đại này. Thực ra, trong nội dung chương trình tranh cử và quá trình vận động tranh cử, có thể thấy rằng chiến lược của đảng Dân Tiến trong lần bầu cử này không quá sắc sảo và ứng cử viên Thái Anh Văn cũng không quá nổi trội, nhưng họ đã chiến thắng. Có thể nhận định rằng chiến thắng của đảng Dân Tiến là nhờ vào những sai sót trong quản lý kinh tế của chính phủ Mã Anh Cửu. “Bà Thái Anh Văn giành được nhiều sự ủng hộ từ công chúng, một phần nhờ vào sự không hài lòng rộng khắp của người dân đối với cách thức Quốc Dân đảng và ông Mã Anh Cửu xử lý các vấn đề kinh tế, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội”, theo BBC ngày 16/1. Tuy nhiên, những sai lầm mang tính chiến lược của đảng cầm quyền, trong đó có việc nhận định sai ý nguyện của người dân Đài Loan trong việc tiến nhanh quan hệ với Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ cho chiến thắng của đảng Dân Tiến. "Người dân Đài Loan coi thường Quốc Dân đảng vì họ quá gần gũi với Trung Quốc," Một người dân Đài Loan tên là Jeff Chang, 35 tuổi cho The Telegrap biết ngày 16/1. Còn cô Anita Lin, 37 tuổi, một người Đài Loan khác thì hồi hộp: "Tương lai của Đài Loan không phải là ở Trung Quốc. Tương lai của Đài Loan là ở trên toàn thế giới." Khi xu thế của thời đại không thể đảo ngược thì người dân Đài Loan cũng đã có những đổi thay trong suy nghĩ, tuy nhiên không thể nhanh như những gì Quốc Dân đảng đã thể hiện trong thời gian qua. Phải trải qua ít nhất một, hai thế hệ lãnh đạo nữa thì việc người dân Đài Loan nghĩ về Tổ quốc Trung Hoa mới nhẹ nhàng hơn. Có thể thấy rằng từ khi ông Lý Đăng Huy được bầu làm lãnh đạo tối cao Đài Loan năm 1988, việc xem nhẹ sự đe dọa của Trung Quốc mới được người dân Đài Loan phản ứng bớt phần gay gắt. Nghĩa là mới hơn 30 năm bắt đầu từ sự cảm nhận mà đến nay đã có những hành động đổi thay lập trường của Quốc Dân đảng là quá nhanh, quá sớm cho việc xóa bỏ một Trung Hoa Dân quốc trong tương lai. Dù việc hòa hoãn, rồi nồng ấm trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan mang lại cho người vùng lãnh thổ này nhiều lợi ích, song niềm tin cho việc trở thành “người một nhà” vẫn chưa thể xác lập trong suy nghĩ của người dân Đài Loan như một sự mặc định được. Quốc Dân đảng đã làm cho người dân Đài Loan lo sợ về một sự áp đặt của Trung Quốc đại lục đối với đảo quốc này. “Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai và đe dọa sẽ dùng vũ lực để lấy lại nếu cần”, theo BBC Những người ủng hộ đảng Dân Tiến ăn mừng chiến thắng của bà Thái Anh Văn tại Đài Bắc. Ảnh: Reuters. Và họ không phải mơ hồ hay mường tượng ra điều ấy. “Một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông đã là một bài học cho người dân Đài Loan nhìn vào để thể hiện cảm xúc của mình. Và đương nhiên họ thấy càng lùi xa giờ G càng tốt cho họ trong việc chuẩn bị cả tâm thế và điều kiện trước khi Đài Loan trở về với đất mẹ Trung Hoa. Đây là một sai lầm quá lớn của Quốc Dân đảng khi hiểu sai lòng dân, thực hiện những bước đi quá sớm, quá nhanh trong quan hệ với Trung Quốc. Và đương nhiên, đảng Dân Tiến đã nắm bắt ngay cơ hội ấy để hoàn hiện chiến lược tranh cử của mình. Đảng Dân tiến đã đánh trúng vào suy nghĩ của người dân Đài Loan nên đã chiến thắng. Như vậy, chiến thắng của đảng Dân Tiến và cá nhân bà Thái Anh Văn ngoài việc thay đổi chiến thuật mà còn nhờ Quốc Dân đảng có những sai lầm mang tính chiến chiến lược trong cả chương trình hoạt động của chính phủ Mã Anh Cửu lẫn trong xây dựng chương trình tranh cử của Chu Lập Luân trong cuộc bầu cử ngày 16/1 vừa qua. Và qua việc lựa chọn bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiến lần này, người dân Đài Loan đã gửi một thông điệp tới Trung Hoa đại lục là mọi việc phải diễn ra tự nhiên và việc thống nhất sẽ phải là ý nguyện của người dân đại lục và người dân trên đảo Đài Loan quyết định. Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Đài Loan chỉ đảm bảo cho việc đó diễn ra theo đúng tiến trình mà thôi. Chấp nhận trả giá Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa. Vì vậy, bà Tống Mỹ Linh đã ủng hộ Lý Đăng Huy lên thay Tưởng Kinh Quốc làm lãnh đạo đảo này. Từ đó, mọi việc từ thăm dò đến kết nối trong quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã thẩm thấu theo đúng như những gì mà bà Tống Mỹ Linh đã toan tính. Đối với Trung Hoa đại lúc thì ngay từ ngày lập quốc, việc thống nhất Đài Loan đã luôn là ý muốn của các nhà lãnh đạo của đất nước này. Tuy nhiên, cơ hội chỉ trở nên rõ ràng khi Nixon quyết định buông Đài Loan để chọn Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch mất ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chủ tịch Trung Quốc tập Cận Bình gặp nhà lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu tại Singapore – sự kiện có ảnh hưởng đến thất bại của Quốc Dân đảng. Ảnh : AP. Song chỉ với sự quyết đoán của Đặng Tiểu Bình thì ý tưởng tái thống nhất Trung Hoa mới có cơ hội thành hiện thực. Có thể thấy rằng, cuộc đời làm chính trị của Đặng Tiểu Bình được lưu danh trong lịch sử Trung Quốc bằng hai thành công lớn nhất của ông. Thứ nhất là việc phát động cải cách mở cửa, đổi mới đất nước. Thứ hai là thành công trong việc xác định được ngày hợp nhất Hồng Kông và Ma Cao về với Trung Quốc từ Anh và Bồ Đào Nha, theo cơ chế “một quốc gia hai chế độ” trong 50 năm với hai lãnh thổ này. Và có lẽ với Tập Cận Bình việc ông muốn xác định giờ G cho vấn đề thống nhất Đài Loan là một trong những ưu tiên của mình trong thời gian ông lãnh đạo Trung Quốc, noi theo gương của Đặng Tiểu Bình. Vì vậy, trong thời gian qua ông đã tập trung rất nhiều cho việc này, và việc gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ở Singapore tháng 11/2015 đã là một bước ngoặc trong quá trình thực hiện mong muốn đó. Tuy nhiên, việc bà Thái Anh Văn chiến thắng có thể khiến chuyện thống nhất 2 bờ khó có thể xảy ra trong thời gian ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc. Và điều này có thể làm cho nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ có những biện pháp cứng rắn với chế độ mới ở Đài Bắc và cả người dân đảo Đài Loan. Cái giá mà Trung quốc “buộc” Đài Loan phải trả phụ thuộc vào những chính sách và hoạt động của chính quyền bà Thái Anh Văn sẽ thực hiện trên đảo Đào Loan và thể hiện trong quan hệ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, người ta dự đoán là cái giá mà chính quyền Đài Bắc và người dân Đài Loan phải trả cho chiến thắng của đảng Dân Tiến có thể là không nhỏ. Bà Thái, 59 tuổi, là đại diện của Dân Tiến đảng (DPP) vốn chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc. Tuy bà chưa tỏ rõ quan điểm nhưng phe đối lập nói quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc sẽ xấu đi bởi bà không thừa nhận chính sách "một Trung Quốc", BBC đưa tin. Có lẽ người dân Đài Loan cũng đã đoán biết điều ấy, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận vì với họ độc lập trong suy nghĩ, tự do trong hành động đối với vấn đề trong đại của đất nước, hệ trong với cuộc đời của họ thì không có điều gì lớn lao và ý nghĩa hơn. Do vậy, chắc chắn sóng sẽ vỗ mạnh hơn hai bên bờ eo biển Đài Loan trong thời gian tới. Người dân Trung Quốc và người dân Đài Loan sẽ phải là những người quyết định cho độ dài của những bước sóng ấy vì họ chính là người xác định chính xác nhất giờ G . Ngọc Việt =========================== Chả cần phải chờ đến Lệnh bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan, Ngay từ khi Trung Quốc lục địa phấn khỉ - Í lộn! Phấn khởi - với một tương lai thống nhất với bán đảo Đài Loan, mà điển hình là đôi câu đối được coi là hay nhất thể hiện điều này, là: " "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy" Thì lão đã phân tích thần khí của cặp câu đối này từ góc nhìn của Lý học Việt và xác định: Còn lâu chính phủ Bắc Kinh mới thực hiện được chuyên này. link đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/29098-lai-ban-chuyen-kim-long-dang-phi/ Đến bây giờ thì chẳng cần phải suy luận, một chính khách cấp phường ngồi chém gió ở quán trà 5 xu vỉa hè, quen coi báo "cọp" cũng thấy rõ điều này. "Chẳng sang Tàu, tớ cũng "đếch sang Tây" . Ấy là thơ của cụ Tú Xương bảo thế. Tớ chỉ phân tích khách wan vậy thôi. Bắc Kinh còn hy vọng giờ G hả?! Hy vọng này đáng nhẽ thành hiện thực, nếu như họ đừng gây sự với Việt Nam. Đã nhiều lần, lão xác định ngay trong topic này, rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Lão tin chắc hầu hết những chính khứa có sạn của thế giới hiện đại - bao gồm cả Bắc Kinh - không thể hiểu được điều này. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". * "Cái đáng sợ nhất, không phải là cái hữu hình, mà là cái vô hình". Bà Vanga phát biểu như vậy. * "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông", nhà nữ tiên tri nổi tiếng của Hoa Kỳ đã phát biểu như vậy. Lão đây cũng đang chờ đến giờ G để niềm hy vọng này xuất hiện. Giờ G của lão hoàn toàn có "cơ sở khoa học" - Í lộn - Hoàn toàn có "cơ sở Lý học", chứ không hề mơ hồ như hy vọng của Bắc Kinh.
    1 like
  9. Nếu trí nhớ của lão Gàn không tồi thì Lệnh bà Thái Anh Văn khi ra ứng cử có hứa sẽ từ bỏ đường lưỡi bò mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố sai trái vào năm 1947 hoặc 48 gì đó. Thành thật khuyên bà hãy thực hiện lời hứa này và trao trả đảo Ba Bình cho Việt Nam , cùng với việc thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Cá nhân lão Gàn nhân danh nicknaem Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, hứa sẽ ủng hộ những mục tiêu của Lệnh bà tại Đài Loan. Để chứng tỏ rằng Thiên Sứ tôi có thể thực hiện lời hứa, tôi bảo đảm Đài Loan sẽ không có thiên tai lớn trong năm Bính Thân Việt lịch 2016. Lão Gàn cũng cần xác định rằng: Việc phủ nhận đường lưỡi bò mà Trung Hoa Dân quốc công bố năm 1947 (Hoặc 1948), không ảnh hưởng đến chính sách "Một Trung quốc". Nhưng ngược lại, nó thể hiện của uy lực chính phủ Đài Loan - đại diện một chế độ trong phạm trù "Hai chế độ, một Trung Quốc". Chính phủ Trung Quốc lục địa nên hoan hỉ điều này, nếu họ nghĩ đến cái mà họ gọi là "đại cuộc".
    1 like
  10. Mỹ sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông Hồng Thủy 14/01/16 14:07 Thảo luận (0) (GDVN) - Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng mình sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Mỹ cam kết duy trì sự hiện diện ở Biển Đông bao gồm... Chiến khu Nam phụ trách Hồng Kông, Ma Cao và độc chiếm Biển Đông Vụ kiện Philippines sẽ tạo ra thách thức thực sự cho Trung Quốc Tham vọng lõa lồ Inquirer ngày 14/1 đưa tin, Hoa Kỳ sẽ duy trì sự có mặt tại Biển Đông thông qua tuần tra không quân và hải quân để đảm bảo tự do hàng không, hàng hải được thực hiện trên vùng biển này. Điều đó được thảo luận trong hội nghị "2+2" giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hai nước ở Washington hôm Thứ Ba. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cho biết, vấn đề Biển Đông được hai phía thảo luận rộng rãi trong cuộc họp. Mỹ tái khẳng định sự chắc chắn như thép trong cam kết với Philippines. "Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng mình sẽ không cho phép Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Mỹ cam kết duy trì sự hiện diện ở Biển Đông bao gồm hải quân, không quân, lực lượng tàu ngầm và lực lượng đặc biệt", Galvez nói. Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 7 đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) tại Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Gần đây Bắc Kinh đã leo thang trong các hành động khiêu khích khi cho cất hạ cánh thử nghiệm trên đá Chữ Thập. Tòa án Hiến pháp Philippines vừa quyết định thông qua hiệp định hợp tác quốc phòng mở rộng giữa Hoa Kỳ và Philippines. Tới đây, quân đội Mỹ sẽ được truy cập/sử dụng 8 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines. Hồng Thủy =================== Mần răng mà cho phép được! Điếu mựa, lão biết trước điều này từ 2008, khi Tung Coóc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam. Hổng tin thì cứ xem lại bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông". Ngay cả khi Hoa Kỳ tuyên bố: "Không đứng về phe nào ở biền Đông" thì lão Gàn cũng thừa biết đây chỉ là chiêu trò chính chị, chính em - Nói đùa cho vui. Ngay cả khi Tomahok dộng vào Tử Cấm Thành thì nước Mỹ vẫn tuyên bố: "Không đứng về phe nào trên biển Đông", mà là bảo vệ trật tự quốc tế. Nếu trong lời tiên tri từ đầu năm ngoái, lão phát biểu: "Biển Đông sẽ rất nóng vào nửa cuối năm", thì bây wờ lão có thể nói trước rằng: Sang năm ( sau Tết Bính Thân), bể Đông sôi sùng sục. Hy vọng mong manh - rất mong manh - nhưng là hy vọng duy nhất lúc này, vẫn là Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh. Tuy nhiên chỉ đến mùng 10/ Tháng Ba Bính Thân Việt lịch, mọi chuyện sẽ không còn gì để hy vọng, dù mong manh cho một khả năng giải quyết vấn đề hòa bình ở Tây Thái Bình Dương. Lão cũng nói rõ để những cái đầu bã đậu không chịu suy luận biết rằng: Điều đó không có nghĩa là sau ngày 10/ 3 Bính Thân sẽ uýnh nhau ngay. Nhà nữ tiên tri Hoa Kỳ đã phát biểu: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông". Ngay cả khi thế giới này hội nhập và xác định phương thức hội nhập của thế giới - tức xác định ngôi vị bá chủ - thì lão Gàn vẫn xác định rằng: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông" - chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cá nhân lão vẫn có thể đợi đến lúc đó.
    1 like