• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/01/2016 in all areas

  1. Đài Loan - át chủ bài Mỹ buộc Trung Quốc xuống thang ở Biển Đông Hồng Thủy 20/01/16 07:19 Thảo luận (4) (GDVN) - "Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phát hoảng với cách tiếp cận này", Bolton nói. Ông cho rằng, Trung Quốc phải hiểu. Biển Đông câu chuyện làm quà Hoàng Sa và Tổ quốc "Trái đắng" Thái Anh Văn Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton, ảnh: wnd.com. Taipei Times ngày 20/1 đưa tin, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton đã có bài xã luận trên The Wall Street Journal ngày Chủ Nhật kêu gọi Tổng thống kế nhiệm ông Obama nên sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. "Hoa Kỳ có một cái thang ngoại giao sẽ buộc Bắc Kinh phải chú ý", Bolton viết. Hiện tại ông là một thành viên cấp cao của Viện Doanh nghiệp Mỹ. Ông nhấn mạnh, Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á mà Trung Quốc đang theo đuổi. "Trung Quốc có thể tự do tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ (bành trướng) của họ về mặt ngoại giao, nhưng từ nay đến khi họ giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng một cách hòa bình, họ và Hoa Kỳ đều có thể tự do bỏ qua yêu sách đó một cách hoàn toàn", Bolton cho biết. Nếu Bắc Kinh từ chối xuống thang ở Biển Đông, Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể mời các nhà ngoại giao Đài Loan chính thức đến Bộ Ngoại giao Mỹ và nâng cấp cơ quan đại diện của Hoa Kỳ tại Đài Bắc từ một Viện lên cơ quan ngoại giao chính thức (lãnh sự quán/đại sứ quán). Từ đó, Hoa Kỳ có thể mời nhà lãnh đạo Đài Loan mới đắc cử, bà Thái Anh Văn thăm chính thức Hoa Kỳ. Đồng thời cho phép các quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm chính thức Đài Loan để trao đổi công việc của chính phủ. Cuối cùng, Hoa Kỳ có thể khôi phục lại sự công nhận ngoại giao đầy đủ với Đài Loan. "Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phát hoảng với cách tiếp cận này", Bolton nói. Ông cho rằng, Trung Quốc phải hiểu bằng việc thành lập cái gọi là một thành phố ở Biển Đông, nó có nguy cơ gây mất khả năng kiểm soát của bản thân với đảo Đài Loan, mà có khả năng là mãi mãi. "Thậm chí là Trung Quốc phải hành động có trách nhiệm hơn trong vùng biển gần đó. Tất nhiên số phận của Đài Loan sẽ vẫn do người dân Đài Loan quyết định", John Bolton lưu ý. Theo Bolton, tân lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn dù khá thận trọng, nhưng bà không từ bỏ nền tảng của Dân Tiến đảng là chính sách Đài Loan độc lập. Nhà ngoại giao này cho hay, hầu hết các ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm nay đều xác định thay thế và lấp đầy các khoảng trống trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Điều này có thể liên quan đến việc sửa đổi, thậm chí là loại bỏ chính sách "một Trung Quốc" cùng với các sáng kiến sâu rộng hơn để đối phó với Bắc Kinh đang "tăng tốc gây hấn về chính trị và quân sự". Ông tin rằng Bắc Kinh có thể có hành động chống lại Đài Bắc trước khi người kế nhiệm ông Barack Obama nhậm chức trong năm tới. "Quá nhiều người nước ngoài vẫn tiếp tục tin vào quan điểm của Bắc Kinh rằng, Đài Loan là một vấn đề chỉ có thể được giải quyết bằng cách sáp nhập vào Trung Quốc với nguyên tắc "một nước Trung Quốc". Nhưng tự do của Đài Loan không phải một vấn đề, nó là một nguồn cảm hứng. Hãy chiêm ngưỡng Bắc Kinh từ thực tế, trên mặt đất", John Bolton kết luận. Hồng Thủy =========================== Trong bức tranh chính trị nổi tiếng - mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" - họa sĩ người Ca Na Đa gốc Tàu, đã mô tả cô em gái Đài Loan bị các đàn chị loại khỏi cuộc chơi. Lão Gàn đã nhiều lần nhắc nhở cô em về việc này, ngay trong topic này. Bởi vì: chính phủ Trung Hoa Dân Quốc với chính thể Quốc Dân Đảng đã xác định "đường lưỡi bò" vào năm 1948. Đây chính là sự cản trở lớn nhất về tính chính danh cho chính sách Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khi Đài Loan với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ. Trong trường hợp Đài Loan với chính thể Quốc Dân Đảng khăng khăng bảo vệ quan điểm về "Đường lưỡi bò", tất nhiên Hoa Kỳ đành phải loại cô em ra khỏi cuộc chơi vì tính kỳ đà cản mũi. Nhưng, Đài Loan vẫn còn một đường thoát hiểm - Đó chính là phủ nhận tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" nhân danh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Và đây cũng là điều mà lệnh bà Thái Anh Văn đã xác định khi tranh cử Tổng Thống. Đây cũng là điều mà lão Gàn không dưới 20 lần nhắc nhở trong topic này từ khi lệnh bà Thái Anh Văn chưa xuất hiện trên báo chí Việt. Lão Gàn cũng cần phải nhắc lại rằng: Việc tuyên bố phủ nhận chủ quyền "Đường lưỡi bò" không ảnh hưởng gì đến chính sách "một Trung Quốc, hai chế độ". Ngược lại, nó chứng tỏ sự độc lập của chính phủ Đài Loan và làm sáng tỏ tính tự chủ của "hai chế độ" mà Trung Quốc rao giảng. Có thể nhân cơ hội này, Trung Quốc xuống thang trong danh dự và thừa nhận chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này sẽ sửa chữa sai lầm lớn nhất mà Trung Quốc phạm phải là đã đụng tới Việt Nam. Nhưng lão Gàn cũng cần cảnh báo rằng: Ngay cả khi kịch bản mà lão Gàn nêu trên xảy ra - thì đó cũng chưa phải là yếu tố duy nhất đem lại hòa bình cho Tây Thái Bình Dương. Yếu tố quan trọng hơn nhiều và có tính quyết định, chính là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ. Nếu cách đây một năm, chân lý Việt sử được sáng tỏ - thì nó sẽ quyết định sự yên bình chí ít ở biển Đông và cả Tây Thái Bình Dương. Lão Gàn đã nói điều này hàng ngàn lần ở ngay diễn đàn này. Cách đây hơn một tháng, tư liệu trên thông tin đại chúng đã mô tả lời tiên tri của nữ tiên tri nổi tiếng Hoa Kỳ, rằng: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông". Sự xác định của nữ tiên tri Hoa Kỳ Jeane Dixon, như một chứng nhân cho sự xác định của lão Gàn về sự sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ chính là cứu cánh cho nền văn minh. Một chứng nhân khác là nhà tiên tri lừng danh Vanga cũng xác định rằng: "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Nhưng lão Gàn cũng cần xác định là: Đây chỉ còn là hy vọng rất mong manh cho hoàn cảnh hiện tại về sự đối đầu giữa hai siêu cường, cho ngôi vị bá chủ thế giới, trong "canh bạc cuối cùng". Vì đã muộn quá rồi, ánh sáng của chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không còn thời gian nhiều trước sức mạnh của những quy luật vũ trụ, đang tiến dần tới hậu quả của nó. Và bây giờ chỉ còn hy vọng ở Thượng Đế. Có thể tất cả những ai đang đọc bài này không tin lão Gàn. Bản thân lão Gàn cũng không cố gắng thuyết phục ai cả, mà chỉ trình bày luận điểm của mình. Sau ngày mùng 10 tháng Ba Bình Thân Việt lịch, nếu không có một cơ hội cuối cùng làm sáng tỏ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, lão sẽ cáo lỗi với Tổ Tiên và nhường chỗ cho những ai muốn tiếp tục. Cầu xin Thượng đế ban ơn lành. PS: Quên không có vài lời bình lựng về bài viết trên: Đại để thế này: Nội dung bài viết mô tả một khả năng rất khả thi trong đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
    7 likes
  2. Quan điểm nhất quán của diễn đàn với sự chịu trách nhiệm của tôi là: Không dây dưa đến chính trị và các nhóm lợi ích. Mục đích duy nhất của diễn đàn này được thành lập để minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm vắn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử, nhân danh khoa học. Ấy vậy mà nó còn chìm nổi và thậm chí bị dọa dẫm. Chú namthang xem lại video cuộc Hội thảo "Phong thủy là khoa học", năm 2009, chú có thấy giai đoạn đầu hội thảo không có bàn chủ tịch đoàn. Chú có biết tại sao không? Sự đe dọa cá nhân tôi khi chứng minh Việt sử làm tôi căng thẳng đến mức: Tôi không lập bàn chủ tịch vì sợ những phần tử cực đoan ập vào phá hoại do tôi xác định Phong Thủy của Việt Nam không phải của Trung Quốc. Cho đến khi có thứ trường bộ Nội Vụ Thang Văn Phúc đến dự, tôi mới yên tâm và sau giờ giải lao mới lập bàn chủ tịch. Tất nhiên đấy là việc từ 2009. Tôi thừa khả năng đoán trước cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và TT Obama có kết quả thế nào, tất nhiên tôi có thể biết trước tất cả những gì sẽ xảy ra nếu tôi muốn. Nhưng Namthang hãy thông cảm cho tôi. Tôi không dây dưa gì đến chính trị Việt Nam và các nhóm lợi ích. Tâm huyết của tôi dành cho cội nguồn Việt sử. Tôi sẽ rất có cảm tính với ai ủng hộ tôi việc này. Thậm chí quốc gia nào trong các siêu cường ủng hộ tôi - tôi sẽ nhân danh cá nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bỏ một phiếu bầu cho quốc gia đó làm bá chủ thế giới.
    2 likes
  3. Tham khảo: Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán” và loại khỏi sinh hoạt văn hóa Việt Nam. Nguyễn Thiếu Dũng Nguồn https://www.facebook.com/dung.nguyenthieu/posts/747860805346147 Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng diệt các nước đối thủ, thống nhất Trung Quốc, thi hành biện pháp đốt sách chôn sống nho sĩ, nhằm tận diệt các tư tưởng trái ngược với Pháp gia không cho văn hóa các tiểu quốc phát triển, hạn chế khả năng phục quốc của các nước đó; Tần Thủy Hoàng giết hết trai tráng của họ, tiêu chuẩn hóa trọng lượng, đo lường, luật pháp và chữ viết. Việc điển chế chữ viết sang kiểu viết Đại triện, Tiểu triện và Lệ thư là bước đầu nhà Tần muốn xóa sạch dấu tích cội nguồn của chữ viết này. Ban sơ chữ viết này thường gọi là “tự” nhưng khi có ngoại tộc tràn vào xâm chiếm Trung Quốc, như vào đời Nguyên, họ gán thêm từ Hán vào để định danh nhằm xác định quyền sở hữu, chữ của tộc Hán. Vào thời nhà Thanh thì “ Hán tự” càng được gọi thường xuyên hơn để phân biệt với Mãn tự. Việt Nam tiêm nhiễm cách gọi này, mặc nhiên công nhận đó là thứ chữ của Trung Hoa còn ta thì học mượn viết nhờ. Đó là thời kỳ bị đánh tráo, ta bị cuốn hút theo quỹ đạo của đối phương vì không đủ thông tin, nhưng nay thì khác, ta đã có đủ chứng lý để kết luận thứ chữ đó của người Việt sáng chế chứ không phải người Hán, chứng lý đó do chính đối phương cung cấp cho ta chứ ta không bịa đặt, không vơ càn. Trước hết, GS Chu, GS Li Yin người Hoa qua Di truyền học phát hiện: Loài người từ Phi Châu qua ngõ Nam Á đến Đông Nam Á rồi lên Đông Á sau qua Bắc Mỹ. Người phía Bắc Trung Hoa chỉ là hậu duệ của người Phương Nam di cư lên. Đây là tiền đề của mọi vấn đề, Phương Nam là gốc của phương Bắc, vậy ngôn ngữ phương Nam phải là gốc của ngôn ngữ phương Bắc. Thế nên dầu ngôn ngữ các nơi có biến đổi thế nào vẫn còn có chỗ đồng nguyên với nhau. Đã có nhiều người ra sức lăn đá lên núi cố thống kê và áp đặt tiếng Việt 70% có gốc từ tiếng Hán rồi đẻ ra từ Hán Việt quái đản hết sức ngược ngạo mà dân ta đã mỉa mai “sinh con rồi mới sinh cha”. Không hề có cái quái thai Hán -Việt vì cái gọi là Hán Việt đọc lên Tàu có hiểu đâu. Đó hoàn toàn là tiếng Việt, tiếng Việt là tiếng Việt, tiếng Hán là tiếng Hán không có con lai Hán Việt, ta ưa nặng mà làm chuyện tào lao rất tai hại di họa cho biết bao thế hệ. Nói tiếng Việt 70% gốc Hán là nói chuyện lấy ngọn làm gốc, ta ở phương Nam họ ở phương Bắc, Bắc là hậu duệ của Nam, làm sao tiếng mẹ lại bắt chước tiếng con? Ta giữ gốc, họ nắm đầu ngọn nên tiếng họ dễ lung lay, dễ thay đổi. Họ bị chi phối bởi cái lưỡi của họ nên ta có cảm giác như họ nói ngọng, ta có 8 thanh họ chỉ có 4 thanh nên tiếng ta du dương tiếng họ lơ lớ, ta nói như chim hót như nước chảy như mây bay còn họ thì lên dốc xuống đèo. Thế thì ai bắt chước ai? Tiếng Việt là tiếng lưỡng tính có hai phần, một phần là tiếng thuần Việt, là tiếng mẹ đẻ, tiếng Âm, thuộc Tiên Thiên Ngữ, có tính cụ thể thuận cho việc diễn tả tình cảm, thơ ca; một phần là tiếng tân tạo có tính trừu tượng hợp với lãnh vực lý luận, triết học, do quý tộc và quan lại tạo ra để bổ sung cho sự khiếm khuyết của tiếng mẹ đẻ, đó là tiếng Dương, thuộc Hậu Thiên Ngữ. Loại tiếng này khi truyền lên phương Bắc được người Hoa thu nhận tạo thành tiếng Hoa nên thay vì nói tiếng Việt gốc Hán phải nói là tiếng Hán gốc Việt mới đúng với tiến trình lịch sử. Những trang đầu lịch sử Trung Quốc còn để lại nhiều ấn tích tiếng Việt như Hoàng đế Trung Quốc thì họ viết theo cú phápHán (thuyết trước, đề sau) tức là Hoàng đế, Hiên Viên đế. Hoàng đế gốc Việt thì viết theo cú pháp Việt (đề trước, thuyết sau) tức là Đế Chúc Dung, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ, Đế Khải, Đế Thái Khang. Tiếng Việt còn được sử dụng trong giao tiếp: – Những thuật ngữ trong Kinh Dịch : Diệc, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài đều là tiếng Việt -Trong Kinh Thi: cha thì gọi là bố“播” , mẹ thì gọi là mẹ“米” -Đôi khi nói tục : Kiệt tức là Căc, Trụ là Đụ , Đắc Kỷ đọc theo phiên thiết là ĐĨ. -Phạm Lãi có hiệu là Si Di Tử Bì (Sợ gì tứ bể) Họ nói cận âm với tiếng Việt cho mãi đến đời Đường mới tách ra, Tiếng Bắc Kinh chịu ảnh hưởng Mông Cổ, Mãn Thanh biến đổi khác đi, các phương ngữ khác biến đổi theo vùng. Như chữ 望 lúc đầu ta đọc “mong” đời Đường họ vẫn đọc là “mong” khi ta đổi đọc là “vọng” thì chỉ có Bắc Kinh đổi theo đọc là “wàng” còn các phương ngữ khác như Quảng Châu, Mân Nam, Triều Châu, Thượng Hải, Tô Châu, Khách Gia vẫn giữ âm “mong”. Ai thưởng thức thơ Đường đều có thể cảm nhận chỉ có âm hưởng Việt là phù hợp nhất với vần và luật thơ Đường còn các phương ngữ khác của Trung Quốc đọc lên thế nào cũng có trục trặc. Khi cách đọc có gốc ở Việt thì tất nhiên chữ viết cũng là do người Việt tạo ra. Giáp Cốt được khắc trên mu rùa, mà rùa là giống sinh trưởng ở dưới sông Dương tử địa bàn cư trú của người Việt, đó là tài sản của người Việt được thu tập về Ân Khư để khảo cứu mà thôi. Mới đây nhóm Lạc Việt Quảng Tây đã trưng chứng cứ chữ do người Việt sáng chế, tiền thân của chữ Giáp cốt hiện diện đến nay đã 6.000 năm trước khi Trung Quốc thành hình mấy nghìn năm. Cũng giống như nếm vị mặn của một giọt nước biển ta thử khảo sát một chữ tiêu biểu thì cũng có thể suy ra toàn bộ khối chữ đó. Chữ Man 蠻 chữ Giáp Cốt Đây là tên của tộc Việt ở phương Nam, nhưng người Hoa gán cho nó một nghĩa miệt thị , lạc hậu kém khai hóa man rợ. Với nghĩa áp đặt này họ tự tố cáo họ không phải là người tạo ra chữ vì nếu cho là man rợ sao còn vẽ lên một bức tranh sinh động về tộc người này, đây là bài ca về một nền văn minh nông nghiệp, về người làm nông vác nông cụ ra đồng, hai tay cầm hai bó tơ chỉ sự trù phú, có ngôn ngữ riêng , có thờ totem thờ rồng . Chỉ có chủ nhân của chữ viết do mình tạo ra mới đủ tự hào gọi mình là Man và vẽ ra hình ảnh lộng lẫy như vậy. Cái nghĩa lạc hậu, man rợ chỉ nên dành cho tự điển tiếng Trung còn tự điển tiếng Việt không nên đưa vào để khỏi mắc bẫy của họ cũng khỏi mang tiếng a tòng Thế mà với chữ Bắc北 thì ngược lại, Bắc là nơi phát tích của người Hoa trái với Nam nơi họ muốn thống trị, họ tự hào là trung tâm thế giới, là văn minh; nhưng chữ Bắc thì được tạo với hình ảnh hai người đâu lưng lại kèn cựa nhau, đấy là lời miệt thị dân Bắc xấu tính, thích đánh nhau, ưa bạo lực hơn là giải quyết vấn đề trong hòa bình. Không lẽ họ sáng tạo chữ để tự bêu xấu mình. Lượt sơ như vậy để thấy rằng cái mà người Hoa gọi là Hán tự chỉ là hành động tiếm danh, đối lại ta phải thực hiện quyền chính danh gọi chữ đó là VIỆT TỰ. Giờ là thời đại độc lập tự chủ, ta còn lưu luyến gì cái căn tính nô lệ mà còn e dè không chôn đi hai từ “chữ Hán” và cái quái thai Hán-Việt đó. Lãn Miên Tra cứu Thuyết Văn Giải Tự trên mạng 说文解字_说文解字在线查询- 词典网 - 日语词典 www.cidianwang.com/shuowenjiezi/ Chữ Man 蠻 “đây là bài ca về một nền văn minh nông nghiệp, về người làm nông vác nông cụ ra đồng, hai tay cầm hai bó tơ (chữ Tơ 糸) chỉ sự trù phú, có ngôn ngữ riêng (chữ Ngôn 言), có thờ totem thờ rồng (chữ Trùn虫). Chỉ có chủ nhân của chữ viết do mình tạo ra mới đủ tự hào gọi mình là Man” 清代陈昌治刻本【说文解字】蠻Thanh đại Trần Xương Trị khắc bản [Thuyết Văn Giải Tự] Man. Dịch: chữ Man trong [Thuyết Văn Giải Tự] ở bản khắc in của Trần Xương Trị đời Thanh. 南蠻,蛇穜。从虫䜌聲。莫還切 Nam Man, xà chủng; tùng trùng man thanh; mạc hoàn thiết. Dịch: Man là người phương nam, rắn trồng (Rắn Trồng thiết Rồng – lướt “Rắn Trồng” = Rồng); chữ tá âm “man䜌” cùng với bộ thủ Trùng虫; đọc Mạc Hoàn thiết (lướt “Mạc Hoàn” = Man). 蠻说文解字注『清代段玉裁』Man Thuyết Văn Giải Tự chú [Thanh đại Đoạn Ngọc Tái]. Dịch: Chú giải của Đoạn Ngọc Tái đời Thanh về chữ Man trong Thuyết Văn Giải Tự. 東南越。釋名曰。越,夷蠻之國也 Đông Nam Việt; Thích Danh viết, Việt Di Man chi quốc dã. Dịch: Man là người Việt ở Đông Nam; Thích Danh nói Việt là nước của người Di, Man. 武巾切 vũ cân thiết. Dịch: đọc là Vũ Cân thiết Vân – lướt “Vũ Cân” = Vân. (Đây là do Man còn gọi là “Man Dân” = Mân, và Mân còn đọc là Vân, giống như từ Mần còn gọi là Việc viết bằng chữ Vụ, người Nhật đọc chữ Vụ là “Man” (âm của từ Mần), từ Mùa còn gọi là Vụ thành từ đôi Mùa Vụ, từ Mưa còn gọi là Vũ, từ Mong còn gọi là Vọng, đây là sự chuyển đổi Tơi thường gặp trong tiếng Việt: M >> V, S>>L, L>>N, B>> Ph v.v. Chữ Bắc 北 清代陈昌治刻本【说文解字】北,从二人相背。博墨切 Thanh đại Trần Xương Trị khắc bản Thuyết Văn Gi ải Tự Bắc, tùng nhị nhân tương bối. Bác Hắc thiết. Dịch: chữ Bắc trong [Thuyết Văn Giải Tự] ở bản khắc in của Trần Xương Trị đời Thanh: Bắc, hai người quay lưng vào nhau, Đọc Bác Hắc thiết – lướt “Bác Hắc” = Bắc. (Người Đài Loan gọi người Hán là “Bắc Hán”, phát âm như tiếng Việt, tiếng Hán phát âm lơ lớ là “Bei Han”). Chữ Vọng 望 清代段玉裁【说文解字注】望,出亡在外。望其還也。還者,復也。巫放切 Thanh đại Đoạn Ngọc Tái Thuyết Văn Gải Tự chú Vọng, xuất vong tại ngoại; Vọng kỳ hoàn dã, hoàn giả, phúc dã. Mo phóng thiết. Dịch: Đoạn Ngọc Tái đời Thanh chú giải chữ Vọng trong Thuyết Văn Gải Tự: Vọng là mong người thân ra ngoài quay trở về, về dùng chữ Hoàn hay chữ Phúc. Đọc mo phóng thiết – lướt “Mo Phóng” = Mong. Muốn = Mơ = Chờ = Chong = Trông = Mộng = Mong = Vọng = "Nghe Vọng" = Ngóng = "Hơi Mong" = Hóng ở tiếng Việt là cùng một nôi khái niệm, nhưng sắc thái mỗi từ khác nhau bởi xuất xứ tạo từ bằng QT Lướt khác nhau: “Muốn Trông” = Mong, từ đôi Mong Muốn, Trông Mong, Trông Chờ, Chờ Mong, Mơ Mộng, Mong Ngóng, Ngóng Trông; “Vắng Mong” = Vọng 望, nghĩa là Trông Chờ người thân đi vắng quay về, tiếng Nhật đọc chữ Vọng 望 là “Bô 望” (âm của chữ Mơ = Chờ), từ Vọng còn dùng chuyển nghĩa thay cho từ ghép quay lại, như Vọng Lại, Tiếng Vọng, mất đi rồi còn quay trở lại là “Vong Lại” = Vọng (QT Lướt lủn); “Hóng vậy thôi chứ chưa chắc đã được”, đó là “Hơi Mong” = Hóng, Hơi Mong viết bằng chữ Hi Vọng 希 望 do nhấn “Hơi Chi!” = Hi, Hi 希 mang nghĩa là ít, do vậy Ít Lắm là “Hi Lắm” = Hiếm, đã hiếm lại hạn chế là “Hiếm Hạn” = Hãn, nên Hãn cũng nghĩa là Ít và có từ đôi Hi Hãn 稀 罕.
    1 like
  4. Bức ảnh thể hiện sự đối lập của hai nền giáo dục Âu - Á 19/01/2016 02:00 GMT+7 - Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình, nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để...chụp hình! Tôi còn nhớ đó là một buổi trưa hè trời rất đẹp ở Venice. Gió và nắng nhẹ. Tôi lang thang ở quảng trường vắng gần một nhà thờ cổ thì thấy có một cặp vợ chồng mang theo 1 đứa con nhỏ dạo ở đây. Cô bé chạy chơi với bầy chim. Chim ở Châu Âu nói chung và ở Venice nói riêng cực kỳ thân thiện. Cô bé đang chơi thì mẹ cô thong thả rút ra một mẩu bánh mì. Rồi cô bé ngồi bệt xuống đất bắt đầu cho chim ăn. Bé cẩn trọng, đáng yêu, đút từng mẩu bánh cho từng chú chim. Tôi ngồi đó quan sát em. Và cha mẹ em nữa. Trên đôi mắt cặp vợ chồng trẻ là niềm hạnh phúc bất tận long lanh khi nhìn con chơi đùa. Họ cười một nụ cười tỏa nắng và dựa đầu vào nhau. Cô bé chơi chừng 20 phút thì có một cặp vợ chồng du khách người Trung Quốc đi qua. Có một cô bé khác cũng thấy đàn chim. Cô bé lân la đến. Và tôi đọc trong mắt em là sự thèm muốn được vào cuộc với cô bé kia. Có đứng đó chừng 2, 3 phút thì ba bé chạy đến và chụp ảnh lia lịa...con gái với chim. Xong kêu bé tạo dáng để chụp các kiểu. Con bé ngoan ngoãn làm xong phận sự rồi lại ngắm cô bé cho chim ăn. Lúc này tôi nghe tiếng mẹ em the thé (xin lỗi cho dịch đúng nguyên bản vì tiếng Hoa tôi khá tốt): nhanh nhanh về mà còn đi chỗ khác chụp hình! Cô bé luyến tiếc mãi. Mẹ lại dụ: chim có ở mọi nơi mà con. Lát nữa mình lại thấy các bạn chim mà. Cô bé vẫn đứng đó. Lúc này ba cô quát ầm lên làm chim bay hết và thay đổi cả không gian nơi này: Mau lên! Chim với chả chóc! Rồi ông xốc đứa bé và lôi nó xềnh xệch trong tiếng khóc ré của con và tiếng lầm bầm của chị vợ! Cặp vợ chồng người Châu Âu nhìn, khẽ lắc đầu, rồi họ trở lại cuộc sống yên tĩnh vốn có. Chim lại bay về và cô bé ngẩn ra một lúc lại cho chim ăn và nô đùa với chúng. Bức ảnh thể hiện sự đối lập của hai nền giáo dục Âu - Á Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình. Nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để...chụp hình. Không phải chụp cảnh vì yêu thích và cảm nhận mà ảnh nào cũng phải...có mình! Chụp mình hay chụp cảnh? Ừ thì thôi cũng được. Nhưng trẻ con không cần những thứ như thế. Trẻ con cần là được cảm nhận, được hoà vào thiên nhiên. Nhìn hai đứa trẻ ấy xem, một đứa con nhà giàu Trung Quốc đó còn một đứa là bố mẹ cũng chỉ là dân backpacker, hai gia đình không hề nghèo hơn nhau mẩu bánh mì nhưng cách xử sự rất khác nhau. Đứa trẻ kia được hoà vào thiên nhiên, học cách sống với chính mình, trân quý cuộc sống và yêu thương muôn loài. Trên hết trong em là những kỷ niệm đẹp và đầy tình yêu. Mà trên hết là tình yêu sáng suốt mà cha mẹ dành cho em. Khi lớn lên, em không cần biết là giàu hay nghèo, đều có thể sống hạnh phúc và tỏa sáng theo cách của em. Mọi người sẽ trân trọng em như một con người thực sự! Đứa trẻ Trung Quốc, những tấm ảnh bày đủ loại kiểu dáng ấy có thể mang đến cho cha mẹ em niềm hãnh diện, hoặc sưu tập những tấm ảnh đẹp cho con, để rồi sao? Khi nhìn những tấm ảnh đó là sự nuối tiếc về một kỷ niệm buồn buồn và tiếc nuối đối với đứa trẻ. Đứa trẻ ở đâu cũng vậy, cũng trong sáng và thánh thiện. Nhưng người lớn chúng ta nợ con chính bản thân con. Chúng ta hủy hoại đứa trẻ. Những tấm ảnh ấy rồi sao, mỗi lần nhìn lại là một sự tự mãn, tự mãn vì mình đã đi qua nơi này, vì mình ...trên người khác. Nếu được khen thì tốt, bị chê thì ghét, bảo người ta ...gato mình. Thế thì mình đang dạy con những gì: tự phụ (bệnh của rất nhiều trẻ học trường "có yếu tố quốc tế" bây giờ), cao ngạo, vô cảm, khoe mẽ ...nhưng hoàn toàn thiếu hạnh phúc đích thực và thiếu cảm nhận cuộc sống sâu sắc. Đứa trẻ đó lớn lên có thể giàu có và thành công, nhưng người ta không nhớ về em, người ta có thể xu nịnh em nhưng hoàn toàn không trân quý em! Cùng một hoàn cảnh, cùng một thời điểm vậy mà đã cho ra đời hai đứa trẻ khác nhau đến thế! Tôi nghĩ cái thời ngày xưa nghèo khó không được đi du lịch mà chắc mình chỉ ngồi dưới gốc cây mơ mộng mà còn có nhiều thời gian cảm nhận về cuộc sống hơn là bây giờ! Tôi biết nhiều bậc phụ huynh cho con đến trường chỉ để xem cô giáo có thương con không là đủ. Chính mình cũng nghĩ cưng nó thôi là đủ. Cho nó đi chơi thì bảo con con chơi cái này đi, đừng chơi cái kia bẩn, cái này hay nè, tốt nè ! Rồi nó bỏ không thèm chơi nữa hay khóc ré lên. Ta tự hỏi mình cho con nhiều thế, cho nó ăn uống vất vả thế mà nó vẫn ...không hài lòng. Nó vẫn ...bất hiếu. Rồi ta vin vào chữ hiếu, khiên cưỡng bắt con có hiếu. Ta tước đoạt cái đẹp trong con trắng trợn để thỏa mãn lòng tham, rồi bắt đứa trẻ đó phải cảm ơn mình. Nhìn lại xem mình làm gì với đứa trẻ và mình đã bị làm gì khi còn là 1 đứa trẻ? Chính chúng ta không hiểu và không phân biệt nổi đâu là tình yêu đích thực đâu là tình yêu khiên cưỡng và gông cùm vào thứ gọi là: trách nhiệm phải yêu. Đứa trẻ nó không cảm nhận giống bạn, bạn đến một nơi, chụp chụp đủ thứ hình ảnh, ăn uống, khách sạn ... Đứa trẻ về cuối cùng chỉ nhớ mỗi cái ...hồ bơi dù nó đi biển, hay chỉ nhớ mỗi cái hoa bồ công anh dù bạn có hàng trăm hoạt động ở trên núi! Hãy nhìn bằng cảm nhận của con hay ít nhất là để con được tự do! đừng cố lấy cái nhìn của mình áp lên tâm hồn non nớt và trong trẻo của con. Hãy để con cảm nhận cuộc sống theo cách của con! Tôi thích đi du lịch một mình, hoặc với trẻ con, vì các em trong sáng, chụp ảnh các em vui chơi là một điều cực kỳ thú vị, chụp ảnh cuộc sống và con người nơi đó cũng vậy, đưa được hồn nơi ấy vào trong ảnh là một công việc khó khăn và nâng cao tâm hồn mình. Tôi yêu du lịch và cuộc sống xê dịch đó đây, ở đó ta cảm nhận thế giới rất khác. Nếu một lần nào đó đi du lịch mà bạn quẳng cái máy chụp hình đi mà cảm nhận thôi, hoặc chỉ chụp khi cảm được nơi ấy thôi. Bạn sẽ thấy mỗi một ngọn cây đã nói với bạn bao điều. Bạn sẽ nhớ hết vì bạn sợ quên mất. Sẽ yêu vì bạn thổi chính mình vào đó. Vào những buổi chiều trên những lâu đài cổ với những đàn chim hay chỉ là một cánh đồng xanh cuộn sóng mùa lúa chín. Đừng đi xem hoa sen mà chỉ để uốn éo với cái hoa. Riêng về trẻ em, xin đừng đầu độc con bằng chính tâm hồn bị nhiễm bẩn của mình, ít nhất hãy theo con và cho con là chính mình. Hãy để ý xem hành động của mình xây dựng một đứa trẻ như thế nào. Còn tôi, chỉ muốn đi du lịch một mình! Catherine Yên Phạm ================== Lão Gàn đã nói qúa nhiều lần. Nói mãi thậm chí có thể bị nghe chửi, hoặc tệ hơn là lại "Hai thằng nhìn vào trong nhà đã hai ngày hôm nay...". Nhưng lão cũng cố nói lần chót: "Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ tính chân lý, thì không một cuộc cải cách giáo dục nào thành công ở Việt Nam". Hàng ngàn bài phân tích, phân teo, hàng trăm diễn giả tầm cỡ ở Tây, Tàu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Urugoay.... phán đủ các kiểu - chưa kể những thành phần "dở hơi, nhưng biết bơi", nhảy vô "chém gió"....Xin lỗi! Có mời ngay những chuyên gia giáo dục, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới đến đây cũng chỉ khóc tiếng Hindu, nếu điều kiện tiên quyết trên không được thực hiện. Lão phát biểu từ 2006 đến nay, tròn 10 năm chứng nghiệm cho nhận xét của lão Gàn. Lão Gàn cũng nói lần chót cho vui. Gọi là thể hiện sự quan tâm của lão Gàn. Hết.
    1 like
  5. Namthang yên tâm. Nếu dự đoán có lợi cho đất nước thì tôi luôn luôn dự đoán. Nếu có hại mà ngăn chặn được tôi cũng dự đoán. Nhưng nếu dự đoán làm cho người ta suy nghĩ sai về mình, về sự việc trong thời gian nó chưa xảy ra thì tôi luôn im lặng. Thí dụ như xác định Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi; đây là dự đoán có lợi cho con người. Vậy mà trong lúc chờ đợi kết quả chứng nghiệm, chưa biết tôi đúng hay sai thế nào - Gớm, chửi ơi là chửi. Tôi dự báo trước hai tháng Đại Lễ, nên phải chịu trận đủ hai tháng, (Biết thế dự báo trước một ngày cho đỡ bị nghe chửi nhiều. Hì). Nhưng khi thực tế xác định: Không có mưa trong 10 ngày Đại lễ tại Hanoi - thì im re như chưa có chuyện gì xảy ra. Đấy là một thí dụ. Thời Hùng Vương, các bậc tiền bối đã có khuyến cáo về vấn đề này, hậu bối lão Gàn cứ thế mà tuân thủ giáo huấn của các Ngài. Hơn nữa chuyện cụ rùa viên tịch, chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới - Tôi khẳng định điều này. Không tin mọi người cứ chờ xem. Nên nếu ai dự đoán cũng chỉ để..."chém gió" cho vui.
    1 like
  6. Mượn lời... thầy bói, Hun Sen gửi thông điệp cứng rắn tới CNRP Đức Huy | 19/01/2016 19:50 Trên trang Facebook cá nhân hôm 18/1 vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khen ngợi một thầy bói người Thái vì tiên đoán chính xác số phận của đảng đối lập CNRP. Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Reuters Chiến tranh hạt nhân vĩ đại" ở phương Đông sẽ bùng nổ giữa Nga và TQ? Theo Phnom Penh Post, lời tiên đoán về sự đổ vỡ của đảng đối lập CNRP trong hệ thống chính trị Campuchia đã được một thầy bói người Thái có tên Pinyo Pongcharoen đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái. Nay, với việc Chủ tịch CNRP Sam Rainsy bị truy tố và phải sống lưu vong tại Pháp, cũng như phó Chủ tịch Kem Sokha mất chức phó Chủ tịch Quốc hội Campuchia hồi tháng 10, ông Hun Sen đã viết trên Facebook rằng lời tiên đoán của thầy bói này là hoàn toàn chính xác. Ông Pongcharoen đã tiên đoán rằng CNRP sẽ lụi tàn bởi những đường lối "dối trá" của đảng này, trong đó điển hình là việc dựng chuyện xuyên tạc Campuchia tranh chấp biên giới với Việt Nam để đạt mục đích chính trị. "Tôi tình cờ đọc được lời tiên đoán này 4 ngày trước, trong đó có đoạn viết có một số kẻ làm chính trị muốn chơi xấu tôi, nhưng tôi đã nhận ra và đập tan thủ đoạn của họ. Lời tiên đoán này thật chính xác. Nhân đây tôi cũng muốn gửi một thông điệp tới tất cả những ai nghĩ rằng mình có thể chơi xấu được Hun Sen – các vị phải thành thật thì mới 'chơi' được với Hun Sen" - trích chia sẻ Facebook của Thủ tướng Campuchia. Bức ảnh do ông Hun Sen đăng tải trên Facebook, với nội dung là lời tiên đoán của thầy bói Pongcharoen về số phận của đảng đối lập CNRP. Về phần mình, phát ngôn viên CNRP Yem Ponhearith cho biết, đảng này không quan tâm tới lời tiên đoán này. "Dựa trên nền tảng chính trị của CNRP thì việc chúng tôi được tham gia vào các cuộc bầu cử trong tương lai là hoàn toàn có cơ sở. Quan điểm cá nhân của người thầy bói kia không có ảnh hưởng gì tới CNRP" - ông phát biểu với Phnom Penh Post. Ông Hun Sen tức giận vì liên tục bị gọi là "gã mù" trên Facebook theo Trí Thức Trẻ ========================== Vào Tất niên Giáp Dần năm 1974, chuẩn bị năm mới 1975, Quốc vương Xihanuc đã đọc bài diễn văn làm tôi rất thú vị và ngạc nhiên, khi có đoạn - tôi nhớ gần nguyên văn như sau: Các chiêm tinh gia ở Nông Pênh dự đoán rằng: chế độ Sài Gòn không thể tồn tại quá 4, hoặc 5 năm nữa. Nhưng các chiêm tính gia ở Sài Gòn là bậc thầy của các chiêm tinh gia ở Nông Pênh, lại dự báo rằng: Chế độ Sài Gòn tồn tại không quá một năm nữa". Tất cả những ai bằng tuổi tôi, hoặc lớn hơn và quan tâm đến bài diễn văn này, chắc còn nhớ. Câu chuyện này cho thấy rằng: Các chính trị gia Nông Pênh rất wan tâm đến chiêm tinh. Bởi vậy việc ngài Hunsen dẫn lời một chiêm tinh gia Thái dự báo số phận của đảng đối lập CNRP, cũng không có gì là lạ. Lời dự báo này rất có...."cơ sở khoa học". Rồi các quý vị và anh chị em sẽ chứng kiến. .
    1 like