-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/01/2016 in all areas
-
Nga bất ngờ cảnh cáo: Trung Quốc là kẻ thù tiềm ẩn VietTimes 21/01/2016 04:08 VietTimes -- Mới đây, các phương tiện truyền thông Nga dồn dập đăng tải nhiều bài viết cảnh báo: Trung Quốc không phải là người bạn đích thực mà hoàn toàn là "kẻ thù" tiềm ẩn. Những tranh chấp về kinh tế giữa hai quốc gia vốn được coi là đồng minh thân thiết này sẽ gia tăng trong năm 2016. Quan hệ Trung Quốc - Nga đang có nhiều bấp bênh Các cuộc xung đột với nước láng giềng diễn ra liên miên, tiếp đó lại sa vào đầm lầy Syria, năm 2016 có thể nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Một số chuyên gia Nga cũng đưa ra dự đoán, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông ở Nga liên tiếp đăng tải nhiều bài viết, cảnh cáo Trung Quốc không phải là người bạn thật sự, mà là “kẻ thù” tiềm ẩn. Ngày 15/1, một chiếc xe chở hàng chạy vòng qua Nga, men theo “con đường tơ lụa” mới, chạy về Trung Quốc càng thu hút sự chú ý của dư luận. Chiếc xe chở hàng này xuất phát từ thành phố Illichivsk thuộc miền Nam Ukraine, chạy qua biển Đen, Gruzia, Azerbaijan, biển Caspi, Kazakhstan, cuối cùng là Trung Quốc, tổng cộng hết khoảng 12 ngày. Hàng hóa trên xe một phần là quặng sắt, khi quay về sẽ chở theo vật liệu kiến trúc và các mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng Ukraina Pivovarski cho biết: “Đây là một sự kiện lớn mang tính lịch sử”. Dư luận phổ biến cho rằng, trong bối cảnh Nga đang phong tỏa thương mại nghiêm ngặt với Ukraine, có thể “con đường tơ lụa” mới sẽ trở thành lối thoát mới về thương mại cho Ukraine. Trung Quốc có nhiều toan tính xung quanh chiến lược "Con đường tơ lụa" mới Tờ Quan điểmcủa Nga đưa tin, trong bối cảnh hoạt động trao đổi thương mại với Nga ngày càng xấu đi, Ukraine đang thử nghiệm rẽ sang ngả mới, thông qua tuyến đường vận chuyển quốc tế này, đưa hàng hóa nước mình sang châu Á, đây là dự án cạnh tranh “con đường tơ lụa” từ Trung Quốc, qua Nga để sang châu Âu. Mọi quốc gia tham gia vào vào tuyến đường vận tải quốc tế này đều đã đánh giá rất thận trọng về tuyến đường mới. Các nước tham gia như Azerbaijan, Kazakhstan và Gruzia đều được thu phí quá cảnh. Trong khi Trung Quốc thì có được tuyến đường vận chuyển hàng hóa sang châu Âu với mức chi phí thấp hơn, tốc độ nhanh hơn. Tại sao Trung Quốc lại ủng hộ tuyến đường đi vòng qua Nga? Một nhà phân tích kinh tế của Nga đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đặc biệt lệ thuộc vào thu nhập xuất khẩu, và trên các phương diện, Bắc Kinh luôn kiên trì nguyên tắc theo đuổi lợi ích tối đa, giữ thái độ trung lập trong mọi xung đột kinh tế và chính trị. Ngoài ra, tờ Kommersant của Nga cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp Trung Quốc thích làm ăn với các nước Liên Xô cũ hơn, đầu tư vào Nga không bằng Nhật Bản. 5 năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào các nước Liên Xô cũ (bao gồm thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu, Ukraine và Tajikistan. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 10% vốn đầu tư rót vào Nga, chỉ đứng thứ 4 trong số các nước châu Á đầu tư vào Nga. Đứng số 1 là Nhật Bản, đến cuối năm 2014, tổng cộng Nhật Bản đã đầu tư 14,4 tỉ USD vào Nga. Ngày 6/1 vừa qua, Bộ công thương Trung Quốc công bố số liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga là 61,3 tỉ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, tổng giá trị thương mại song phương giữa hai nước là 422,73 tỉ USD, giảm 27,8%. Trong đó xuất khẩu sang Nga đạt 216,24 tỉ USD, giảm 34,4%; nhập khẩu từ Nga 206,49 tỉ USD, giảm 19,1%, xuất siêu thương mại 9,75 tỉ USD, thu hẹp 86,9%. Trang Morning news của Nga đăng bài viết cảnh báo, năm 2016 có thể trở thành năm thử thách ngặt nghèo nhất mà nước Nga phải đối mặt trong quan hệ quốc tế. Ngoài các cuộc xung đột xảy ra với các nước láng giềng trước đó, lại có những xung đột mới, thậm chí không thể ngờ tới xảy ra. “Đối thủ” tiềm ẩn là Phần Lan, Trung Quốc, Mông Cổ và Kyrgyzstan. Đã từ lâu, Nga luôn mong muốn phần lớn của “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” kết nối Trung Quốc và thị trường châu Âu nằm trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có ý tưởng khác: Trung Quốc đã thử nghiệm mở con đường khác tới châu Âu vòng qua nước Nga – đi qua Thổ Nhĩ, Kazakhstan, Azerbaijan và Gruzia. Ông Andrey Karneev – Phó viện trưởng học viện Á – Phi thuộc trường đại học Moscow nhận định, năm 2016, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga giảm mạnh, đây là một trong những thách thức lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong năm 2016. * Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu - cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn. "Vành đai" sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á. "Con đường" sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải. H.L ========================= Đã bảo Hoa Kỳ uýnh câu giờ với IS chỉ để chờ Nga nhảy vào. Cái này lão Gàn nói rồi. Điếu mựa! Lão đây chỉ nhìn sơ qua cách đánh IS của Hoa Kỳ là biết ngay Hoa Kỳ câu giờ. Ngài Putin không tỉnh đòn, cứ lao vào đấm như võ sĩ quyền Anh thì hỏng. Để đạt một mục đích có nhiều giải pháp. Có giải pháp đúng, có giải pháp sai. Giải pháp dở hơi thì đi mựa nó cả sự nghiệp. Nhưng lão xét thấy phần lớn là "dở hơi nhưng biết bơi". Bởi vậy thế giới này mới loạn cào cào cả. Lão rất bày tỏ sự không lấy làm hài lòng khi nước Nga tỏ ra thân thiện với Tàu. Híc. Nay nhận ra vấn đề thì tốt.3 likes
-
Quán vắng!
vandung689 and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bức ảnh thể hiện sự đối lập của hai nền giáo dục Âu - Á 19/01/2016 02:00 GMT+7 - Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình, nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để...chụp hình! Tôi còn nhớ đó là một buổi trưa hè trời rất đẹp ở Venice. Gió và nắng nhẹ. Tôi lang thang ở quảng trường vắng gần một nhà thờ cổ thì thấy có một cặp vợ chồng mang theo 1 đứa con nhỏ dạo ở đây. Cô bé chạy chơi với bầy chim. Chim ở Châu Âu nói chung và ở Venice nói riêng cực kỳ thân thiện. Cô bé đang chơi thì mẹ cô thong thả rút ra một mẩu bánh mì. Rồi cô bé ngồi bệt xuống đất bắt đầu cho chim ăn. Bé cẩn trọng, đáng yêu, đút từng mẩu bánh cho từng chú chim. Tôi ngồi đó quan sát em. Và cha mẹ em nữa. Trên đôi mắt cặp vợ chồng trẻ là niềm hạnh phúc bất tận long lanh khi nhìn con chơi đùa. Họ cười một nụ cười tỏa nắng và dựa đầu vào nhau. Cô bé chơi chừng 20 phút thì có một cặp vợ chồng du khách người Trung Quốc đi qua. Có một cô bé khác cũng thấy đàn chim. Cô bé lân la đến. Và tôi đọc trong mắt em là sự thèm muốn được vào cuộc với cô bé kia. Có đứng đó chừng 2, 3 phút thì ba bé chạy đến và chụp ảnh lia lịa...con gái với chim. Xong kêu bé tạo dáng để chụp các kiểu. Con bé ngoan ngoãn làm xong phận sự rồi lại ngắm cô bé cho chim ăn. Lúc này tôi nghe tiếng mẹ em the thé (xin lỗi cho dịch đúng nguyên bản vì tiếng Hoa tôi khá tốt): nhanh nhanh về mà còn đi chỗ khác chụp hình! Cô bé luyến tiếc mãi. Mẹ lại dụ: chim có ở mọi nơi mà con. Lát nữa mình lại thấy các bạn chim mà. Cô bé vẫn đứng đó. Lúc này ba cô quát ầm lên làm chim bay hết và thay đổi cả không gian nơi này: Mau lên! Chim với chả chóc! Rồi ông xốc đứa bé và lôi nó xềnh xệch trong tiếng khóc ré của con và tiếng lầm bầm của chị vợ! Cặp vợ chồng người Châu Âu nhìn, khẽ lắc đầu, rồi họ trở lại cuộc sống yên tĩnh vốn có. Chim lại bay về và cô bé ngẩn ra một lúc lại cho chim ăn và nô đùa với chúng. Bức ảnh thể hiện sự đối lập của hai nền giáo dục Âu - Á Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình. Nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để...chụp hình. Không phải chụp cảnh vì yêu thích và cảm nhận mà ảnh nào cũng phải...có mình! Chụp mình hay chụp cảnh? Ừ thì thôi cũng được. Nhưng trẻ con không cần những thứ như thế. Trẻ con cần là được cảm nhận, được hoà vào thiên nhiên. Nhìn hai đứa trẻ ấy xem, một đứa con nhà giàu Trung Quốc đó còn một đứa là bố mẹ cũng chỉ là dân backpacker, hai gia đình không hề nghèo hơn nhau mẩu bánh mì nhưng cách xử sự rất khác nhau. Đứa trẻ kia được hoà vào thiên nhiên, học cách sống với chính mình, trân quý cuộc sống và yêu thương muôn loài. Trên hết trong em là những kỷ niệm đẹp và đầy tình yêu. Mà trên hết là tình yêu sáng suốt mà cha mẹ dành cho em. Khi lớn lên, em không cần biết là giàu hay nghèo, đều có thể sống hạnh phúc và tỏa sáng theo cách của em. Mọi người sẽ trân trọng em như một con người thực sự! Đứa trẻ Trung Quốc, những tấm ảnh bày đủ loại kiểu dáng ấy có thể mang đến cho cha mẹ em niềm hãnh diện, hoặc sưu tập những tấm ảnh đẹp cho con, để rồi sao? Khi nhìn những tấm ảnh đó là sự nuối tiếc về một kỷ niệm buồn buồn và tiếc nuối đối với đứa trẻ. Đứa trẻ ở đâu cũng vậy, cũng trong sáng và thánh thiện. Nhưng người lớn chúng ta nợ con chính bản thân con. Chúng ta hủy hoại đứa trẻ. Những tấm ảnh ấy rồi sao, mỗi lần nhìn lại là một sự tự mãn, tự mãn vì mình đã đi qua nơi này, vì mình ...trên người khác. Nếu được khen thì tốt, bị chê thì ghét, bảo người ta ...gato mình. Thế thì mình đang dạy con những gì: tự phụ (bệnh của rất nhiều trẻ học trường "có yếu tố quốc tế" bây giờ), cao ngạo, vô cảm, khoe mẽ ...nhưng hoàn toàn thiếu hạnh phúc đích thực và thiếu cảm nhận cuộc sống sâu sắc. Đứa trẻ đó lớn lên có thể giàu có và thành công, nhưng người ta không nhớ về em, người ta có thể xu nịnh em nhưng hoàn toàn không trân quý em! Cùng một hoàn cảnh, cùng một thời điểm vậy mà đã cho ra đời hai đứa trẻ khác nhau đến thế! Tôi nghĩ cái thời ngày xưa nghèo khó không được đi du lịch mà chắc mình chỉ ngồi dưới gốc cây mơ mộng mà còn có nhiều thời gian cảm nhận về cuộc sống hơn là bây giờ! Tôi biết nhiều bậc phụ huynh cho con đến trường chỉ để xem cô giáo có thương con không là đủ. Chính mình cũng nghĩ cưng nó thôi là đủ. Cho nó đi chơi thì bảo con con chơi cái này đi, đừng chơi cái kia bẩn, cái này hay nè, tốt nè ! Rồi nó bỏ không thèm chơi nữa hay khóc ré lên. Ta tự hỏi mình cho con nhiều thế, cho nó ăn uống vất vả thế mà nó vẫn ...không hài lòng. Nó vẫn ...bất hiếu. Rồi ta vin vào chữ hiếu, khiên cưỡng bắt con có hiếu. Ta tước đoạt cái đẹp trong con trắng trợn để thỏa mãn lòng tham, rồi bắt đứa trẻ đó phải cảm ơn mình. Nhìn lại xem mình làm gì với đứa trẻ và mình đã bị làm gì khi còn là 1 đứa trẻ? Chính chúng ta không hiểu và không phân biệt nổi đâu là tình yêu đích thực đâu là tình yêu khiên cưỡng và gông cùm vào thứ gọi là: trách nhiệm phải yêu. Đứa trẻ nó không cảm nhận giống bạn, bạn đến một nơi, chụp chụp đủ thứ hình ảnh, ăn uống, khách sạn ... Đứa trẻ về cuối cùng chỉ nhớ mỗi cái ...hồ bơi dù nó đi biển, hay chỉ nhớ mỗi cái hoa bồ công anh dù bạn có hàng trăm hoạt động ở trên núi! Hãy nhìn bằng cảm nhận của con hay ít nhất là để con được tự do! đừng cố lấy cái nhìn của mình áp lên tâm hồn non nớt và trong trẻo của con. Hãy để con cảm nhận cuộc sống theo cách của con! Tôi thích đi du lịch một mình, hoặc với trẻ con, vì các em trong sáng, chụp ảnh các em vui chơi là một điều cực kỳ thú vị, chụp ảnh cuộc sống và con người nơi đó cũng vậy, đưa được hồn nơi ấy vào trong ảnh là một công việc khó khăn và nâng cao tâm hồn mình. Tôi yêu du lịch và cuộc sống xê dịch đó đây, ở đó ta cảm nhận thế giới rất khác. Nếu một lần nào đó đi du lịch mà bạn quẳng cái máy chụp hình đi mà cảm nhận thôi, hoặc chỉ chụp khi cảm được nơi ấy thôi. Bạn sẽ thấy mỗi một ngọn cây đã nói với bạn bao điều. Bạn sẽ nhớ hết vì bạn sợ quên mất. Sẽ yêu vì bạn thổi chính mình vào đó. Vào những buổi chiều trên những lâu đài cổ với những đàn chim hay chỉ là một cánh đồng xanh cuộn sóng mùa lúa chín. Đừng đi xem hoa sen mà chỉ để uốn éo với cái hoa. Riêng về trẻ em, xin đừng đầu độc con bằng chính tâm hồn bị nhiễm bẩn của mình, ít nhất hãy theo con và cho con là chính mình. Hãy để ý xem hành động của mình xây dựng một đứa trẻ như thế nào. Còn tôi, chỉ muốn đi du lịch một mình! Catherine Yên Phạm ================== Lão Gàn đã nói qúa nhiều lần. Nói mãi thậm chí có thể bị nghe chửi, hoặc tệ hơn là lại "Hai thằng nhìn vào trong nhà đã hai ngày hôm nay...". Nhưng lão cũng cố nói lần chót: "Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ tính chân lý, thì không một cuộc cải cách giáo dục nào thành công ở Việt Nam". Hàng ngàn bài phân tích, phân teo, hàng trăm diễn giả tầm cỡ ở Tây, Tàu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Urugoay.... phán đủ các kiểu - chưa kể những thành phần "dở hơi, nhưng biết bơi", nhảy vô "chém gió"....Xin lỗi! Có mời ngay những chuyên gia giáo dục, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới đến đây cũng chỉ khóc tiếng Hindu, nếu điều kiện tiên quyết trên không được thực hiện. Lão phát biểu từ 2006 đến nay, tròn 10 năm chứng nghiệm cho nhận xét của lão Gàn. Lão Gàn cũng nói lần chót cho vui. Gọi là thể hiện sự quan tâm của lão Gàn. Hết.2 likes -
Thiên Sứ mần thơ
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
VĨNH BIỆT CỤ RÙA Một thời oanh liệt nghĩ mà thương.Ngậm kiếm vua Lê chí quật cường. Sóng nước ngàn năm tràn đảo Ngọc. Bể dâu sử Việt dạ vấn vương. Dấu chân còn gửi Loa thành cũ.* Mai vàng một kiếp phụng quân vương.* Giã biệt nhân sinh sầu kim cổ. Chiều tím bên hồ bóng tịch dương. =======================* Sự tích rùa vàng giúp vua An Dương Vương xây Loa Thành. * Vua An Dương Vương đứng trên mai rùa vàng đi xuống biển.1 like -
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Namthang yên tâm. Nếu dự đoán có lợi cho đất nước thì tôi luôn luôn dự đoán. Nếu có hại mà ngăn chặn được tôi cũng dự đoán. Nhưng nếu dự đoán làm cho người ta suy nghĩ sai về mình, về sự việc trong thời gian nó chưa xảy ra thì tôi luôn im lặng. Thí dụ như xác định Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi; đây là dự đoán có lợi cho con người. Vậy mà trong lúc chờ đợi kết quả chứng nghiệm, chưa biết tôi đúng hay sai thế nào - Gớm, chửi ơi là chửi. Tôi dự báo trước hai tháng Đại Lễ, nên phải chịu trận đủ hai tháng, (Biết thế dự báo trước một ngày cho đỡ bị nghe chửi nhiều. Hì). Nhưng khi thực tế xác định: Không có mưa trong 10 ngày Đại lễ tại Hanoi - thì im re như chưa có chuyện gì xảy ra. Đấy là một thí dụ. Thời Hùng Vương, các bậc tiền bối đã có khuyến cáo về vấn đề này, hậu bối lão Gàn cứ thế mà tuân thủ giáo huấn của các Ngài. Hơn nữa chuyện cụ rùa viên tịch, chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới - Tôi khẳng định điều này. Không tin mọi người cứ chờ xem. Nên nếu ai dự đoán cũng chỉ để..."chém gió" cho vui.1 like