-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/01/2016 in Bài viết
-
Tiếng Việt
thanhdc and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Danh từ Văn Lang Tương ứng D/Â = 1/0 thì số 1 là Đặc và số 0 là Rỗng, như Đặc/Rỗng. Nôi khái niệm: Một = Mật 密 = Cật = Nhất 一 = Thật 實 = Thịt = Thực 實 = Đực = Đặc = Chắc = Chiêu 角 = Chạc = Gạc = Góc = Dọc = Giác 角 = Giáp 甲. Do vậy chữ Giáp 甲 dùng chỉ vị trí thứ Nhất trong thiên can, số Giáp = số Nhất = số Chắc (Trắc); chữ Giáp lại cũng mang nghĩa là Mật chỉ sự tụ tập đông người thành các cụm dân cư trong mỗi làng. Giáp là số 1 tức số Dương là số bên ngoài, đại diện cái Tơi, do vậy Giáp 甲 mang nghĩa là cái Vỏ như áo giáp. Vỏ là cái đựng cơ thể, Vỏ = Vóc = Góc = Gác = Giác = Giáp 甲 = Giát = Sát = Giát = Giác = Xác 殼 = Vạc (cái đựng làm bằng đồng), loài côn trùng có vỏ cứng gọi là loài Giáp Xác甲 殼, văn viết trên Vỏ cứng (như mai rùa) hay trên xương cốt gọi là Giáp Cốt văn 甲 骨 文. Góc 角 = Gác 角 = Giác角 = =Chạc角 = (Chà Gạc 角 = Chùm Gai 角) = Chiêu角 = Chiều 角, chỉ cái Hướng nên có từ đôi Chiều Hướng, Hán ngữ phiên âm từ Đổi 倒Chiều 角 là “Dao Jiao 倒 角” viết bằng hai chữ Đảo Giác 倒 角. Khi đếm các lớp tạo nên một vật thì người ta sẽ đếm đương nhiên là từ lớp ngoài cùng đến lớp trong cùng, ví dụ các lớp tạo nên thân cây gỗ từ ngoài vào trong lõi : lớp (1) là Vỏ = Giỏ = Da = Giáp 甲, rồi đến lớp (2) là Giác (lớp gỗ non), rồi đến lớp (3) là lớp lõi trong cùng là lớp gỗ Thịt = Thật = Cật = Cốt = Cột = Cứng (lớp này mới dùng làm cột được vì mọt không ăn nổi). Giáp là cái Vỏ tức cái Ranh phân biệt giữa cơ thể với môi trường ngoài, tức nó là cái Giáp Sát hay “Giáp 甲 Với” = Giới 界, là cái biên giới hay Giáp Giới của cơ thể trong và môi trường ngoài, cho nên nó chính là cái Giữa, do vậy mà có Giáp 甲 = Giáp 夾 = Giữa = =“Của Giữa” = Cửa, là “Cửa Giới” = Cõi, là nơi lưu thông trong với ngoài: Cửa = Giữa = Giáp 夾 = Giao 交. Chỗ = “Chỗ Chi 之!” = Chỉ 址 = =Chỗ = Đỗ = Đô, Giữa = Giao 交 = Trao = Chào = Chéo = Keo = Dẻo = Dính = Dinh = Kinh. Chỗ Giữa = Chỉ Giao 址 交 = Giao Chỉ 交 址, là cái cửa giao lưu, là đất Kinh Đô, là nơi tiêu biểu nhất của nước Văn Lang cổ đại. Vỏ = Vế = Kề = Cận = Cạnh = Lãnh = Ranh, là chỉ cái vị trí, “Vỏ Chi 之 !” = Vị = “Vị Hề 兮 !” = Vế, người có vai vế là người có vị trí tức có chỗ đứng xứng đáng trong xã hội. Trong tiếng Việt từ Mặt Trời có nghĩa ám chỉ là Mắt Sáng (nhấn mạnh “Mắt Mắt” = Mặt; ngày sáng là “Ngày Trời” = Ngời = Blơi = Lọi = Chói = =Soi = Sáng = Lãng 朗 = Lang = Quang 光 = Máng 芒 = Manh 明 = Minh明 = (phiên thiết) Mắt Tinh, chữ Minh 明 vẽ bằng hai con mắt tinh là Nhật 日 và Nguyệt 月(Chói = Soi = Rọi = Rực = Nhực 日= Nhật 日= Nhiệt 热 = Nguyệt 月= Ngời = Trời = Trắng = Tráng 壮 = Sáng = Vàng 黄 = Hoàng 煌 = Máng 芒 = Manh 明 = Minh 明). Tên nước Văn Lang cổ đại của người Việt có hai ý nghĩa: (1) Chỉ địa lý là Vùng của đế Minh: Vùng Minh = Vuông 文 Minh 明 = Văn 文 Sáng 朗 = Văn Lang. (2) Chỉ dân tộc có “nhân Văn Sáng ngời” gọi tắt bằng vo còn giữa là Văn 文 Sáng 朗 = Văn Lang 文 朗 (Hán viết: 文 郎). Nhưng chữ Lang trong từ ghép Văn Lang đúng ra phải là chữ Lang 朗 = Lãng 朗, chứ không phải chữ Lang 郎 này như Hán thư viết. Vì theo QT Tơi-Rỡi: Sáng = Láng = (nhấn)Láng Láng = Lang (biến thanh điệu là 1+1= 0), hay nhấn “Láng Láng” = Lãng (biến thanh điệu vẫn là 1+1=0), tức Sáng = Láng = Lang 朗 = Lãng朗 = Quang = Máng = Minh, nên có các từ đôi: Quang Máng = Quang Minh = Minh Lãng = Sáng Láng = Sán Lạn = Sáng Sáng. Chữ Lang 朗 = Lãng 朗 có bộ Nguyệt 月 biểu ý “sáng” và bộ Lương 良 là để mượn cận âm, vì Lành = Lang = Lương 良 = Thương 傷 = Thiện 善 = Hiền 賢= Tiên 僊 = Từ 慈 , (do nhấn “Tiên Chứ!” = Từ慈 , từ đôi: “Từ Thiện” = Tiên, “Thiện Lương” = Thương, “Thương Hiền” = Thiện - <TVGT>: “抱歉没有收录汉字善 xin lỗi chưa có thâu lục Hán tự Thiện 善” - , “Thiện Lương” = Thương, “Hiền Từ” = Hư, Hư = Hổng = Không = =Rỗng là khi tâm rỗng do “Hành Thiền” = Hiền, khi ấy mới có phát kiến tài năng do nguyên khí vũ trụ đem lại, nên có câu “Hiền Tài là nguyên khí quốc gia”), khoai lang là khoai lành nên đông y gọi nó là có tính lành, Lành = Lang cũng logic như Hành 行 = Hàng 行 = Hãng 行. <TVGT>:良Lương, 善 thiện 也 dã (chú giải của Đoạn Ngọc Tái 段玉裁 đời Thanh) – Lương là Thiện (tức nó là cái Lành). Văn Lang文 朗 = Vuông Minh 囗 明 (tiếng Triều Châu đọc chữ Văn 文 là “Vuông囗”) = Vuông Minh 囗 明 = Đất Minh (Vuông 囗 tượng Đất) = Đất Minh = Đế Minh 帝 明 ( nhấn “Đất Hề 兮!” = Đế 帝) = Đế Minh 帝 明 = Đế Hoàng 帝 煌, 帝 皇(Hán ngữ viết ngược là Hoàng Đế 黄 帝). Tôn xưng Đế Minh là Ngọc Hoàng Thượng Đế 玉 皇 上 帝 (nghĩa đen là “Ngọc sáng Trên Đất”). Người Việt thường kêu “Trời Đất!” hay khi ngạc nhiên thì thán “Trời Đất ơi!”, bởi vì Ngọc Sáng = Ngọc Hoàng tượng trưng cho Trời, Trên Đất tượng trưng cho Đất tức là cái Vuông 囗 của thiên hạ ( Vuông 囗 = Vương 王 = Vua 王 = Chúa 主 = Chủ 主 ), đó là chuyển nghĩa của chữ Đất = Đế 帝, <TVGT>: Đế, vương thiên hạ chi hiệu 帝, 王天下之號(Đế là tên hiệu chỉ vua của thiên hạ). Hán văn dùng các từ đôi với nghĩa Sáng Sáng là: Quang Máng 光 芒,Quang Minh 光 明 (Quang Manh Chánh Đại光 明正 大),Nhật Lãng 日 朗 (nguyên cú pháp Việt: Trời 日 Sáng 朗),Nguyệt Lượng 月 亮 (nguyên cú pháp Việt: Trăng 月 Sáng 亮),thành ngữ Nhật Nguyệt Minh Lãng 日月明朗. Hán thư viết chữ Văn Lang文 郎 bằng chữ Lang 郎 là chữ tạo ra để phiên âm từ “Làng” của tiếng Việt (chữ Lang 郎 có bộ Ấp 阝và chữ Lương 良 mượn cận âm), kết cấu Văn Lang theo cú pháp Hán có nghĩa đen là cái Làng Văn minh ( nhưng Hán lại hiểu “Làng” ở đây là cái Đình). < TVGT>: 郎,魯 亭 也, 魯 當 切 Lang, Lỗ đình dã, Lỗ Đang thiết (Lang là cái đình Lỗ, đọc lướt “Lỗ Đang” = Lang). Do cổ đại vùng Lỗ của người Việt mỗi làng đều có cái Đình Làng (Đài Loan mỗi làng cũng có đình làng thờ thần thành hoàng của làng, mà xứ Hán thì không có). Tiếng Việt từ Đình Làng thì Đình là đề, Làng là thuyết, gọi tắt thì túm cái đề là Đình. Nhưng Hán nghe hai tiếng Đình Làng thì lại nghĩ theo cú pháp Hán: Làng đứng sau là đề, Đình đứng trước là thuyết, gọi tắt thì túm cái đề là Làng, cho nên cái “Đình Làng” thì Hán gọi tắt là cái “Làng” và thế là người Hán đời sau chú giải <TVGT> rằng thì là “郎,魯 亭 也 Lang, Lỗ đình dã - Lang là cái đình của nước Lỗ”. Còn cái nước “Lỗ” ấy là ở đâu? Tiếng Nghệ cái “Chỗ” gọi là “Lỗ”, ví dụ “chỗ nào?” thì hỏi là “Lỗ mô?”, mà Chỗ = nhấn “Chỗ Chi! 之” = Chỉ 址 là đất Chỉ Giao 址 交 (Chỗ Giữa) mà Hán văn gọi ngược là Giao Chỉ 交 址. Theo chú giải <TVGT> thì Văn Lang 文 郎 không còn nghĩa đen là cái đình văn mà chính với nghĩa là “Văn minh Giao Chỉ”,còn chính xác theo chữ nho Việt thì phải viết là Văn Sáng = Văn Lãng文朗 = Văn Lang = Văn Minh文明 , như thành ngữ Nhật Nguyệt Minh Lãng 日月明 朗. QT Vo đã làm biến từ câu của tiếng Việt thành ra “vuông Chữ Nho nhỏ” >> Chữ Nho, “nhân Văn Sáng ngời” >> Văn Sáng = Văn Lang; cũng như làm biến từ của tiếng Nhật “ô-Na-di” >> Na ná, “xa-Ca-na” >> Cá, “ha-Na-xư” >> Na = Nói, v.v.2 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
"Quan tham" cấu kết "dị nhân" chiếm đoạt 3 nghìn tỷ Thứ tư, 06/01/2016 - 15:00 Nhờ sự giúp đỡ của Bộ trưởng Công an một thời Chu Vĩnh Khang, “dị nhân” Tào Vĩnh Chính đã lừa đảo, đút túi hàng nghìn tỷ. >> Nhờ thầy bói nổi tiếng nhất, Chu Vĩnh Khang vẫn phải vào tù Báo chí Trung Quốc hôm 4/1 loan tin, Tào Vĩnh Chính, người nắm quyền kiểm soát chuỗi công ty Niên Đại đồng thời là bạn thân của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, đã bị bắt giam và đang bị điều tra xử lý. Kết quả điều tra sơ bộ, được sự giúp đỡ của Chu Vĩnh Khang, các công ty của Chính đã giành được nhiều hạng mục quan trọng tại các mỏ dầu Cát Lâm và Trường Khánh rồi “nhượng” lại cho người khác, qua đó kiếm lợi phi pháp tới 870 triệu Nhân dân tệ (3.045 tỷ VND). Tào Vĩnh Chính (trái) và Chu Vĩnh Khang Theo báo chí Trung Quốc, Chính đã lần lượt lập ra Công ty Năng lượng Niên Đại Hongkong và Công ty Năng lượng Niên Đại Tân Cương để hợp tác thăm dò, khai thác các giếng dầu ở hai mỏ lớn này. Tuy nhiên cả hai công ty đều không hề có người lẫn kỹ thuật, thậm chí chẳng có kinh nghiệm điều hành các công trình về khai thác dầu khí. Thế nhưng, do có ý kiến chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang nên đầu năm 2005, Tưởng Khiết Mẫn – Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia vẫn phê chuẩn kế hoạch “hợp tác khu vực” với Niên Đại. Tất nhiên, để đạt được mục đích, Chính đã làm quen rồi kết thân với Mẫn. Tính đến năm 2013, khi các quan chức liên quan lần lượt ngã ngựa, công ty Niên Đại Hongkong đã kiếm được 240 triệu Nhân dân tệ, công ty Niên Đại Tân Cương được 630 triệu Nhân dân tệ. Tổng cộng, nhóm Tào Vĩnh Chính đã “tay không bắt giặc”, bỏ túi 870 triệu Nhân dân tệ. “Quốc sư” có công năng đặc dị Tào Vĩnh Chính được cho là có mối thâm tình với nhiều quan chức cấp cao trong ngành chính pháp và dầu khí Trung Quốc. Trong nhóm quyền lực mà Chính dày công gây dựng và duy trì, y được tôn xưng là “Quốc sư”. Mối quan hệ “tình nghĩa” giữa Chu Vĩnh Khang và Tào Vĩnh Chính cũng không biết bắt đầu từ khi nào. Chỉ biết rằng, Chu Vĩnh Khang một thời luôn tuyên bố Tào Vĩnh Chính là bạn thân, còn Chính thì khoe khoang với các đối tác rằng Chu Vĩnh Khang từng vỗ vai ông ta giới thiệu: "Đây là người tôi tin tưởng nhất". Sau phiên tòa xét xử Chu Vĩnh Khang hôm 11/6/2015, nhiều người mới lần đầu tiên biết đến cái tên Tào Vĩnh Chính khi Tòa án thành phố Tế Nam kết tội Chu Vĩnh Khang phạm tội “tiết lộ bí mật”: Khang đã “vi phạm các quy định, tự ý giao 5 văn kiện tuyệt mật, 1 văn kiện cơ mật cho người không có liên quan là “quốc sư” Tào Vĩnh Chính”. Tào Vĩnh Chính sinh năm 1959 tại Thanh Đảo, Sơn Đông, sau đó theo cha chuyển về binh đoàn xây dựng Tân Cương. Năm 1982, Chính tốt nghiệp khoa Chính trị Đại học Tân Cương, sau đó từng làm giảng viên trường đảng, biên tập viên nhà xuất bản, người ghi chép sử kí. Năm 1980, ông ta bất ngờ nổi danh là người có “công năng đặc dị”, đứng đầu trong “Tân Cương tam đại tiên” và trở thành Phó giám đốc Sở Nghiên cứu y học siêu việt Tân Cương. Cuối thập niên 1990, cơn sốt khí công hạ nhiệt, Chính chuyển sang phát triển các mối quan hệ với các nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị, kinh doanh, giải trí, đồng thời kết thân với nhiều quan chức cao cấp trong giới chính pháp, dầu khí, và dần xây dựng nên mạng lưới lợi ích dính líu với Chu Vĩnh Khang, rồi được tôn là “Quốc sư”. Năm 1998, Chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị Đài Truyền hình vệ tinh Miền Tây Trung Quốc, rồi Chủ tịch Tập đoàn Công ty Trung Thực. Năm 2003, Chính cùng Vương Quốc Cự, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình mỏ dầu Thắng Lợi Đại Khánh thành lập Công ty Đầu tư Niên Đại Tứ Xuyên, Chính bỏ vốn 67%, Cự 33% chuyên kinh doanh địa ốc và sản xuất chương trình giải trí truyền hình. Năm 2005, Chính lại cùng Vương Quốc Cự thành lập và làm Chủ tịch Tập đoàn Niên Đại Hongkong, Niên Đại Tân Cương để kiếm tiền từ dầu khí. Tháng 7/2013, cơ quan chức năng đã khám xét rồi niêm phong trụ sở Tập đoàn Niên Đại ở Bắc Kinh, phong tỏa tài khoản ngân hàng. Tào Vĩnh Chính bỏ trốn nhưng sau bị bắt. Từ trái qua: Tưởng Khiết Mẫn, Chu Vĩnh Khang, Tào Vĩnh Chính Giai thoại một thời trên báo chí Thời trẻ, Chính được gọi là một trong "tam đại tiên Tân Cương" với khả năng cảm nhận quá khứ, tương lai của người khác thông qua một bức ảnh. Bài báo “Kỳ nhân Tào Vĩnh Chính” được đăng tải rộng rãi trên báo chí đã mô tả Chính như sau: “Là thi nhân, nhà văn, bác sĩ, chủ xí nghiệp, cũng là nhà xã hội học; ông có tới 36 nghề khác nhau hoặc nông hoặc sâu… Ông là bác sĩ tự học không cần thầy. Nhiều người mắc chứng bệnh nan y các bác sĩ bó tay khi đưa đến ông đều khỏi bệnh. Ông cũng tinh thông phong thủy, nhiều nhà kinh doanh địa ốc trong, ngoài nước đã tìm đến ông để thụ giáo lập tức phát tài nhờ bảo địa”. Trong dân gian lưu truyền chuyện Tào Vĩnh Chính có năng lực cảm nhận và dự đoán đặc biệt từ khi mới học lớp 3, “trước một bức ảnh chân dung, một tấm danh thiếp, hoặc thứ gì đó một người thường sử dụng; chỉ sau vài giây đến vài chục giây Tào Vĩnh Chính có thể nhận biết được quá khứ, hiện tại và tương lai của người đó”. Thời kỳ Chính sống ở Bắc Kinh, số người tìm đến nhờ khám bệnh, xem bói và xin tư vấn tâm lý luôn đông ngịt. “Lúc cao điểm, người tới khám bệnh xếp hàng từ tầng 1 đến tận tầng 7”. Các báo cũng kể lại các chuyện kiểu giai thoại về khả năng đặc biệt của Chính như: khi học trung học, khi thày giáo chốt xong nội dung ôn tập, thày vừa xuống lớp, Chính đã nói cho các bạn biết nội dung đề thi sắp tới. Hay chuyện chị gái Chính sau khi kết hôn đi khắp nơi tìm thầy chữa bệnh vô sinh, bỗng đến một ngày Chính cảm nhận mách bảo, người chị làm theo quả nhiên có thai... Năm 1992, Chính trở nên nổi tiếng nhờ dự đoán thành công kết quả thất bại của Trung Quốc trong cuộc chạy đua đăng cai Olympic năm 2000 về tay Australia, khi khuyên một tỷ phú địa ốc từ bỏ kế hoạch đầu tư lớn vào một khu đất vàng ở Bắc Kinh đón đầu Đại hội Olympic. Chính khẳng định “Bắc Kinh sẽ thất bại trong cuộc chạy đua”. Vị tỷ phú này sau đó gọi Chính là “ân nhân cứu mạng” và giới chuyên gia nước này phải ngả mũ bái phục. Khu nhà số 60 ngõ Tiền Mã Xưởng ở thủ đô Bắc Kinh trước đây chính là đại bản doanh bí mật của “đế chế chính trị - thương mại” của Tào Vĩnh Chính. Chính bỏ ra hơn 100 triệu tệ mua vào năm 2005 để làm trụ sở công ty Niên Đại Bắc Kinh. Khu nhà nằm ở một khu vực kín đáo đằng sau Hậu Hải, một khu vực sầm uất ở Bắc Kinh. Bề ngoài nhìn vào, nó gồm 2 tòa nhà 4 tầng kiểu cổ mái dốc, nhưng bên trong được Chính trang trí lộng lẫy, xa hoa bằng lan can, các bức tượng và đèn chùm kiểu Âu. Ngay sân trước là một cây Hòe trăm tuổi mà Tào Vĩnh Chính gọi là “cây tiền bạc”, bởi ông ta tin rằng cây đem lại của cải cho mình. Tòa nhà số 2 ở phía trước là dãy phòng khách có nhiều nữ nhân viên phục vụ trẻ đẹp, được dùng là nơi tiếp đón các quan chức đến để “cầu y xin thuốc”. Tào Vĩnh Chính sống ở tầng 2 ngôi nhà này. Tòa nhà số 2 là nơi làm việc của Tập đoàn Niên Đại Bắc Kinh. Số liệu của ngành Công thương cho thấy, công ty đầu tư Niên Đại được thành lập tháng 3/2003, vốn ban đầu 10 triệu Nhân dân tệ. Mặc dù đại diện pháp nhân là người họ Chu, nhưng người khống chế cổ phần là Tào Vĩnh Bình, em trai Chính. Công ty Năng lượng Niên Đại có số vốn 50 triệu Nhân dân tệ, thành lập tháng 4/2006, Chính là đại diện pháp nhân. Văn phòng của 2 công ty này và Công ty Văn hóa phim ảnh Hỏa Hồng Niên Đại đều đặt ở đây. Không bột vẫn gột nên hồ Ban đầu, khi Tào Vĩnh Chính và Vương Cự thành lập mấy công ty, chủ yếu để kinh doanh giải trí và địa ốc, tới năm 2005 mới nhắm vào lĩnh vực dầu khí. Ngày 27/7 năm đó, Công ty Năng lượng Niên Đại Hongkong được lập ra, Chính nắm 80% số cổ phần nhờ sự giúp đỡ của Chu Vĩnh Khang để “chia phần” chiếc bánh khai thác dầu khí ở hai giếng ở huyện Càn An, Cát Lâm. Hai giếng này ở khu vực 77 km2, trữ lượng 16,23 triệu tấn dầu. Đầu năm 2005, Chu Vĩnh Khang đã giới thiệu để Chính kết thân với Tưởng Khiết Mẫn, yêu cầu Mẫn “quan tâm và ủng hộ” Chính. Mẫn bày cho Chính lấy danh nghĩa công ty vốn nước ngoài hợp tác khai thác với Công ty Mỏ dầu Cát Lâm, rồi giao cho Diêm Tồn Chương, Giám đốc đối ngoại của Công ty Mỏ dầu Cát Lâm tìm, bố trí 2 giếng “ngon lành” nhất cho Chính. Tháng 2/2006, không cần qua đấu thầu, mặc dù biết Niên Đại Hongkong thiếu vốn, không có khả năng về kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như năng lực khai thác, Tưởng Khiết Mẫn vẫn chỉ đạo Diêm Tồn Chương sửa chữa hồ sơ để công ty của Chính đủ điều kiện ký hợp đồng hợp tác khai khác, giúp y thu được lợi nhuận khổng lồ dù chỉ nắm trong tay một công ty “rỗng ruột”. Các số liệu tài vụ cho thấy, đến tháng 6/2013, Niên Đại Hongkong đầu tư vào 2 giếng này hơn 100 triệu Nhân dân tệ, nhưng đã thu về hơn 358 triệu. Trừ các khoản chi phí khác, Tào Vĩnh Chính và đồng bọn đã kiếm được hơn 240 triệu Nhân dân tệ, gây thiệt hại nghiêm trọng. Từ tháng 2/2007 đến tháng 6/2013, công ty Niên Đại Tân Cương, cũng được Tào lập ra để “hợp tác khai thác” dự án mỏ dầu Trường Khánh với thủ đoạn tương tự, kiếm được 630 triệu Nhân dân tệ. Tháng 6/2013, chiến dịch chống tham nhũng trong ngành Dầu khi bùng nổ. Tháng 9 cùng năm, Tưởng Khiết Mẫn, khi đó là Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát - quản lý tài sản công hữu Quốc vụ viện cũng bị “ngã ngựa”. Những cấp dưới từng được ông ta chỉ đạo phối hợp, ăn chia cùng Tào Vĩnh Chính như Diêm Tồn Chương… lần lượt bị xử lý. Tháng 7/2013, khu nhà số 60 ngõ Tiền Mã Xưởng bị niêm phong để điều tra. Các khoản tiền Tào Vĩnh Chính thu lợi phi pháp được xác định tạm thời là khoảng 870 triệu Nhân dân tệ đã bị thu hồi. Vụ án liên quan đến ông ta đang được xử lý theo trình tự pháp luật. Tưởng Khiết Mẫn đã bị tòa án thành phố Hán Giang, tỉnh Hồ Bắc tuyên phạt 16 năm tù về tội nhận hối lộ, có khối tài sản lớn nguồn gốc bất minh và lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính. Theo Ngô Tuyết Vietnamnet ========================= Nói đến tên "dị nhân" nghe tự ái wá! Nhưng không sao. Vì đây là "dị nhân" Tàu. Còn lão Gàn là 'dị nhân" Việt. Hì. Một bên là hàng thật, còn Tàu là hàng giả, nên ông Chu Vĩnh Khang chết là phải. Ok.2 likes -
Quán vắng!
thienan and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bí ẩn vị thiền sư di chuyển ngôi mộ tổ giúp dòng họ ngụ cư “lột xác” 19:25 PM, 13-03-2015 (ĐSPL) - Ít ai biết giai thoại về một vị thiền sư đã “di chuyển” ngôi mộ cổ giúp con cháu của dòng họ nổi tiếng nghèo túng này đỗ đạt làm quan... Khi nhắc đến dòng họ Dương ở làng Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội), người ta lại nghĩ ngay đến hai anh em danh nhân nổi tiếng là Dương Khuê và Dương Lâm. Không chỉ giỏi giang, công minh, liêm chính chốn quan trường, cụ Dương Khuê còn sáng tác loại hình ca trù nhiều tác phẩm để đời mà tiêu biểu là bài “Hồng hồng, Tuyết tuyết”... Sau này, những thế hệ kế tiếp của họ Dương cứ nối nhau giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và nổi tiếng là dòng họ khoa bảng. Tuy nhiên, ít ai biết giai thoại về một vị thiền sư đã “di chuyển” ngôi mộ cổ giúp con cháu của dòng họ nổi tiếng nghèo túng này đỗ đạt làm quan... Cận cảnh nhà thờ họ Dương ở Vân Đình. Vị thiền sư bí ẩn và hành trình di mộ lúc nửa đêm Trước đây, huyện Ứng Hòa được gọi với cái tên tổng Phương Đình thuộc tỉnh Hà Đông. Nhà thờ của dòng họ Dương chi Ất Hạ nằm ngay bên bờ sông Đáy thơ mộng. Từ thuở giặc phương Bắc đô hộ đến những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thanh niên Vân Đình trong đó có những con em họ Dương nô nức lên đường ra trận. Họ đã chiến đấu quả cảm, hy sinh xương máu vì Tổ quốc, vì độc lập và vì nhân dân. Không mất quá nhiều thời gian để chúng tôi có thể tìm ra nhà thờ của dòng họ khoa bảng này. Ngồi trước mặt chúng tôi là ông Dương Văn Hoạt (61 tuổi), Trưởng ban liên lạc họ Dương chi Ất Hạ. Nói chuyện với chúng tôi, ông Hoạt cho biết: “Căn nhà này chúng tôi đã trùng tu lại. Còn chính ra nhà thờ cổ của họ Dương nằm ở phía bên cạnh, được các cụ ngày xưa xếp bằng những mảnh sành chồng khít lên nhau như hình vảy cá. Năm 2008, nhà thờ của họ tôi đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia”. Ông Dương Văn Hoạt trò chuyện với PV về dòng họ Dương. Cũng theo ông Hoạt, dù đi đâu, làm ăn ở chốn nào, người họ Dương chi Ất Hạ cũng rất tự hào về dòng tộc danh giá của mình. Từ nghèo túng, họ vươn lên thành dòng họ khoa bảng nổi tiếng kinh kỳ với những danh nhân và con người giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Nhấp ngụm trà đặc, ông Hoạt kể: “Theo tài liệu và các cụ bô lão trong dòng họ ghi lại, họ Dương chi Ất Hạ có nguồn gốc từ Nghệ An, lưu lạc đến Vân Đình. Ngày xưa, dòng họ tôi nghèo túng, yếu kém lắm. Đàn ông chỉ đi học hoặc làm nghề tầm thường, còn phụ nữ buôn bán lận đận nơi thôn quê. Họ Dương lại bị người làng miệt thị vì là dân ngụ cư. Ngày đó, cụ sinh đồ Dương Đức Thắng vì quá túng thiếu nên phải lên chùa viết sớ giúp người đến lễ bái để có thêm tiền chi dùng. Sau khi cụ mất được một năm, một hôm có một vị thiền sư đến chơi nhà hỏi thăm và nói với gia đình: “Tôi vốn quen thân với cụ ông. Nay người bạn đã mất, tôi sẽ giúp tìm cho cụ một ngôi đất để di chuyển mộ đến đó. Tôi hỏi, gia đình muốn chuyển mộ cụ đến khu đất giàu có hay khu con cháu đỗ đạt làm quan?”. Cụ bà (vợ cụ Thắng-PV) liền thưa rằng: “Nhà tôi có con đi học nên mong được con cháu sau này đỗ đạt chứ không muốn giàu có”. Ông Hoạt tiếp lời, nghe đến đây, vị sư nói rằng, hiện nay có một ngôi đất địa thế rất tốt nên sẽ dành cho cụ ông. Vì gia đình nghèo, không có tiền làm cơm thiết đãi dân làng nên khi cải táng cho chồng, cụ bà đã quyết định cùng con cháu làm về ban đêm. Khi màn đêm buông xuống, vị sư và con trai cụ Thắng đem thuổng, cuốc và một cái nồi đình ra lo việc bốc mộ (vì nhà nghèo không sắm được tiểu sành). Hài cốt được xếp vào nồi, chôn ngay ở mô đất sát đường đi đến phủ lỵ. Chôn xong, vị sư nói với gia đình rằng: “Thử địa tiên phát, Hàn lâm viện thị giảng học sỹ. Thứ phát đồng triều lưỡng Thượng thư, Nhị thập niên phương kế đăng khoa, nhị thập niên phương kế hiểm họa”. Khi gia đình hỏi tên hiệu vị thiền sư để ghi ân thì ngài không chịu cho biết. Do thửa ruộng táng ngôi mộ tổ có nhiều mồ mả của người dân chôn cùng nên người nhà rất lo bị lẫn lộn. Tuy nhiên, vị thiền sư khẳng định rằng, chỉ trong vòng trăm ngày họ sẽ phải bốc đi hết. Điều đó quả nhiên đúng. Nay chỉ còn ngôi mộ cổ của dòng họ hình chiếc án thư. Phía trước ngôi mộ là những ngọn núi đá màu lam xa thẳm. Sau này, việc cụ Đức Ứng, Đốc học tỉnh Sơn Tây được vua ban chức Hàn lâm viện thị giảng học sỹ, rồi cụ Dương Khuê, Dương Lâm làm tới Thượng thư đồng Triều và các con cháu kế tiếp đỗ đạt (2 tiến sỹ, 8 cử nhân, tây học, bác sỹ, kỹ sư và làm quan) đã chứng nghiệm lời nói của vị thiền sư. Tới nay, mặc dù không biết tên hiệu của vị thiền sư nhưng khi con cháu cúng giỗ, để tỏ lòng thành kính, ghi ân ngài nên vẫn khấn Đức dương gia phúc thần Đức thanh tịnh Thiền sư. Những chuyện chưa kể về dòng họ khoa bảng Dòng họ Dương chi Ất Hạ là nơi sinh ra hai danh nhân nổi tiếng của đất nước là cụ Dương Khuê và cụ Dương Lâm. Những tài liệu mà ông Hoạt đem ra cho chúng tôi xem có ghi lại: Cụ Dương Khuê là con cả Đô ngự sử Dương Quang đỗ tiến sỹ năm 1868 làm quan đến chức Thượng thư thời vua Tự Đức. Vị này còn là bạn thân của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Khi còn giữ chức quan Thượng thư, ông đã dâng sớ can vua Tự Đức “không nên nhượng thực dân Pháp” nên bị điều đi khai hoang. Cụ Dương Khuê sáng tác nhiều thơ văn, trong đó có bài “Hồng hồng, Tuyết tuyết” rất nổi tiếng dùng để phổ cập cho những người hát ca trù. Cụ Dương Lâm là em (Canh Tuất 1851-Canh Thân 1920). Khi sinh ra đã có tướng lạ, lông mày như người lớn. Vị này cũng làm quan tới chức Thái tử Thiếu bảo. Ngoài ra, con cháu họ Dương hiện có rất nhiều người đỗ đạt cao và nổi tiếng như nhạc sỹ Dương Thiệu Tước, Dương Thụ, GS-TS. Dương Thiệu Tống, nhà thơ Dương Tuyết Lan... Theo ông Dương Văn Hoạt, vì nổi tiếng khoa bảng, danh giá, nhiều con cháu đỗ đạt làm quan nên không ít người xa lạ đến tự nhận xuất thân từ dòng họ Dương. Tuy nhiên, trước những trường hợp này, các cụ đều tra lại phả tộc rất cẩn thận mới quyết định nhận hay từ chối. Tuy nhiên, có một câu chuyện mà lúc nào cũng ám ảnh trong tâm trí người họ Dương, đặc biệt là ông Hoạt, đó chính là việc một “đại ca” khét tiếng giang hồ từng đến đây để nhận là con cháu. “Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, bỗng một ngày Dương Văn K. đến Vân Đình nhận họ hàng. Thời điểm K. đến chỉ cách lúc hắn bị bắt có hai tháng. Khi gặp các cụ cao niên trong họ, K. nói rằng, trước khi thân phụ mình qua đời có căn dặn ông ta sau này dù bất kể lý do gì cũng phải cố gắng tìm lại họ tộc. Mặc dù K. cũng mang họ Dương nhưng không biết chi họ mình ở đâu. Khi nghe nói có chi nhánh họ Dương ở Vân Đình, K. đã tìm về mong được nhận họ. Tuy nhiên, theo trí nhớ và ghi chép của các cụ thượng thọ trong họ thì K. không thuộc chi họ Dương ở Vân Đình nên đã từ chối”. VƯƠNG CHÂN – THIÊN VŨ ======================= Phàm đã gọi là "nghiên cứu khoa học" thì mọi hiện tượng khách wan phải là đối tượng nghiên cứu, dù cho nó huyền bí đến đâu. Cái gì khó hiểu cũng loại ra, phê phán thì khoa học nghiên cứu cái gì? Chức danh giáo sư tiến sĩ thì tất nhiên là đầu bảng của tri thức khoa học. Vậy mà nhận thức lộn xộn, viết mà người đọc chẳng hiểu muốn nói cái gì thì thật chán quá: Câu đầu còn tạm được, coi như sự thể hiện một quan điểm: Nhưng câu sau thì chán wá: Câu chuyện giải thích dẫn đến việc ngôi mộ của dòng họ Dương nằm chính ình ở "mô đất sát đường đi đến phủ lỵ", là một hiện tượng khách quan. Hay nói rõ hơn cho dễ hiểu: giữa truyền thuyết đặt mộ là sự giải thích thực tế nguyên nhân vị trí ngôi mộ ở "mô đất sát đường đi đến phủ lỵ" là một hệ quả khách quan. Nay cụ giáo sư tiến sĩ không công nhận thì phải giải thích thế nào về việc ngôi mộ - hệ quả khách quan của truyền thuyết - nằm chình ình ở đó chứ? Sự phủ nhận nguyên nhân có phần huyền bí với kiến thức của cụ giáo sư, đã làm thêm phần huyền bí cho khái niệm khoa học, đã là một yếu tố sai. Nếu như cụ giáo sư Thịnh chỉ nhận xét thế này và dừng lại ở đây: - Truyền thuyết về phong thủy Âm trạch dẫn đến việc đặt mộ dòng họ Dương chi Ất hạ là một hiện tượng, như bao hiện tượng truyền thuyết Địa Lý phong thủy đang là đề tài nghiên cứu khoa học - thì nghe hợp lý. Đằng này cụ sổ toẹt, khiến phó thường dân dốt hơn cụ hiểu lầm khái niệm khoa học. Không những vậy, cụ lại coi nó không phải "cứ liệu lịch sử"? Hơ? Rõ ràng lịch sử dòng họ Dương từ Nghệ An ra và tạo bước ngoặt lịch sử từ giai thoại đặt mộ. Nó không phải cứ liệu lịch sử thì nó là cái gì? Rõ ràng giai thoại tạo bước ngoặt lịch sử dòng họ Dương là cứ liệu lịch sử. Vấn đề là "cứ liệu lịch sử" đó đáng tin cậy không - trong nhận thức của người nhận xét - mà thôi Đã vậy cụ lại xếp nó vào danh mục "văn hóa" là chuyên môn của cụ! Hơ? Thế gian này có hơn 400 định nghĩa về văn hóa, không biết cụ nhân danh định nghĩa văn hóa nào để kết luận như vậy? Trong khi Phong thủy (Chưa bàn về "mê tín dị đoan" hay không"), là một ứng dụng có hiệu quả - ít nhất theo truyền thuyết - vậy nó là "văn hóa" hay đối tượng của nghiên cứu khoa học? Thật là buồn! Một giáo sư viện sĩ - nếu lão nhớ không nhầm là cụ Nguyễn Khánh Toàn - phát biểu: "Nền khoa học Việt Nam đang tự sát". Nếu không có một nhìn nhận đúng bản chất của khoa học thì quả thật là một sự tù mù cho một nền khoa học muốn phát triển.2 likes -
Tiếng Việt
thienan liked a post in a topic by Lãn Miên
Chữ Văn 文 Thời nguyên thủy loài người mới chỉ biết săn bắt hái lượm, nên họ biết cái Vằn trên lông thú hay cái Vết chân chim trên đất bùn là đều có cho biết một loại thông tin gì đó, rồi con người cũng đưa các thông tin là tư duy của mình lên trên da hay đồ mặc của mình mà có từ “dệt hoa văn”, tiếng Thái từ “Dết” có nghĩa là làm: Dết = Dệt (Dệt = Vết = Viết = Vẽ) hoa Văn (Văn = Vằn). < TVGT>: Văn là nét vẽ đan xen chéo nhau; Vô phân thiết (文,交错的笔画. 無分切) – nét vẽ xen chéo nhau tức là cái Vằn (như vậy Văn 文 nghĩa là cái Vằn, tức cái hàm chứa thông tin); thiết “Vô 無 Phân 分” = Vân, Vân 云 có nghĩa là nói . Nói = Na 呐 = Và 話 = Vân 云 = Van = Văn 文 = Viết 曰 (như vậy Văn 文 cũng lại là Nói). Do vậy từ Văn mang nghĩa (1) là cái Chứa thông tin, Chứa = Chữ = Trữ, và (2) là Nói. Nho viết chữ Văn 文 nghĩa (1) là Chữ , (2) là Nói. Bản thân âm tiết “Văn” nó chính là âm tiết “Van” tức là Van Nài = Văn Nói. Nói = Gọi = Vois (tiếng Mĩ – “the vois of America” - VOA). Tiếng Triều Châu đọc chữ Văn 文 là “Vuông”, tiếng Quảng Châu đọc chữ Văn 文 là “Mảnh”, văn bằng cũng là mảnh bằng, vuông ruộng cũng là mảnh ruộng, thân mình cũng là mảnh thân (mảnh thân hình vuông 口 là một phần của chữ Kinh 京 nghĩa là con người , “Con 子 Minh 明” = Kinh = “Tử 子 Minh 明” = Tinh,là tinh hoa đất trời tạo nên, chữ Kinh 京 gồm Đầu (亠)+ Mình (口)+ Túc (小), là con người - Kinh 京 – tiến hóa Cao hơn loài vật nên làm Vua muôn loài, do vậy “King” tiếng Mĩ có nghĩa là Vua). Bản thân chữ Văn 文 chỉ là bốn nét vẽ lệch đi của Vuông 口, nhưng chữ Văn 文 biểu ý là cái Đầu (亠)và sự Giao ( X ) lưu như hai nét chéo nhau. Cổ đại kí hiệu Vuông 口 ám chỉ một cái để chuyển tải thông tin mà giao lưu với nhau, đó chính là cái “Mồm mở Tiếng” = Miệng, đồng thời cũng là cái Mồm để ăn tức cái “Vuông Chứa” = Vựa thức ăn, nên nó là “Vựa Ăn” = Văn. Miếng thức ăn = Mánh thức ăn = Mảnh thức ăn = Mẩu thức ăn = Khẩu thức ăn (còn gọi là khẩu phần), đều viết bằng kí hiệu một Vuông 口. Tiếng Việt có nôi khái niệm: Vuông口 = Vuông Vắn = Văn 文 = Vanh Vách 文 = Vành口 = Mảnh 文 = Miệng 口 = Miếng 口 = Mẩu 口 = Khẩu口= = Khôn 口 (tượng trưng đất) = Khuôn 口 = Khung 口 = Vùng 口 = Vuông 口 = nhấn “Vuông 口 Chi 之!” = Vi 口 (bộ thủ Vi 口 – nghĩa đen là vây bọc). Cái khí quan vẽ bằng hình Vuông 口, vừa dùng để chuyển tải thông tin, vừa dùng để ăn, Nho viết dùng chữ Khẩu 口. “Vuông Chữ Nho nhỏ”, QT Vo lấy giữa là còn “Chữ Nho”. Chữ Nho do vậy còn gọi là chữ “Vuông” hay chữ “Khẩu”. < TVGT>:口, 人所以言食也。象形。苦后切 (Khẩu, nhân sở dĩ ngôn thực dã. Tượng hình. Khổ Hậu thiết – Khẩu là cái người dùng để ăn và nói. Chữ tượng hình. Lướt “Khổ Hậu” = Khẩu). Đây chỉ là giải thích Khẩu là cái khí quan Miệng, còn ý chuyển nghĩa khác thì Khẩu là Văn (khẩu khí, khẩu ngữ), là cái vuông chứa thông tin, còn gọi bằng từ đôi là Văn Khẩu. Khẩu phiên thiết thành hai tiếng Khoa Đẩu, nên văn tự Khoa Đẩu chính là văn tự Khẩu 口 hay gọi là chữ Vuông口 tức “vuông Chữ Nho nhỏ” gọi vo là Chữ Nho. Cổ thư giải thích, sở dĩ gọi là chữ Khoa Đẩu là do nét chữ có đầu to đuôi nhỏ giống con Khoa Đẩu (con Nòng-Nọc) nên gọi như vậy. Con Nòng-Nọc vì có đặc điểm to đầu mà nhỏ đuôi , nên được gọi là con Khá Đầu (mà kém đuôi), từ Khá Đầu viết phiên âm bằng chữ Khoa Đấu 科 斗 có thêm bộ Trùng 虫 (loài Trùn) vào thành chữ mới là chữ Khoa Đẩu 蝌 蚪 để biểu thị con Nòng-Nọc. Đây là tên và chữ do nhà Nho đặt ra, thời Hứa Thận viết <Thuyết Văn Giải Tự> cách nay hai ngàn năm chưa có hai chữ này: Tra mạng từ điển <TVGT> 说文解字_说文解字在线查询- 词典网 www.cidianwang.com/shuowenjiezi/ thì được kết quả là câu trả lời: 抱歉,没有收录汉字 “蝌”- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Khoa 蝌”。 抱歉,没有收录汉字 “蚪”- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Đẩu 蚪”。Chữ Nho là cái vuông chứa (thông tin) nho nhỏ, do vậy còn gọi là chữ “Vuông” hay chữ “Khẩu”, Khẩu phiên thiết thành “Khoa Đẩu”. Khẩu mặc nhiên mang nghĩa là vuông vì cái kí hiệu của nó có Hình Hài là một vuông, Việt văn gọi là “Hình Hài Vuông” hay “Hình Khẩu”, nhưng Hán văn thì gọi ngược là “Vuông hình Hài”, tức “Khẩu hình Hài” = Khải (Khẩu Hài thiết Khải). Như vậy chữ Khải (chữ Nho viết theo Khải thể - Khải Thư 楷書, có dùng từ 206 TCN) cũng là chữ “Vuông”- chữ “Khẩu” hay “Khoa Đẩu”. Hình Hài 形 骸 là một từ cấu trúc theo ngữ pháp Việt, cái đề là cái Hình形, cái thuyết là cái “Hột Cái” = Hài 骸, Hình Hài mang nghĩa là một cái hình trọn vẹn như cái hột giống – hột cái, Hột 核 = Cốt 骨 = Cái 骸 = Hột Cái = Hài 骸. Đối với đếm thời gian của một chu kỳ thì theo can chi, bắt đầu từ con nhỏ nhất là con Tí 子 (Con 子 = Nhón = Nhỏ = Nhi 兒 = Nhí = Tí 子 = Chí = Chút = Chuột. Tí 子 nghĩa là nhỏ, càng nhỏ tức "Tí 子 Nhiều 繞" = Tiểu 小) cho đến con thứ mười hai là con cuối cùng của chu kì thời gian, tức con “Hoàn 完 Thời 時” = Hợi 亥, Hợi 亥 được đặt tên cho con lợn là con được giết thịt cúng cuối năm (là lúc hoàn thời), thủ lợn luộc đặt trên mâm xôi (Thủ Lợn để cúng Thủ Lãnh), thịt lợn làm nhân bánh chưng. Vì ăn theo cái tên “Hoàn Thời” = Hợi, nên ở miền Nam còn gọi con lợn là con “Hợi ăn Theo” = Heo. Con 子 Lợn 猪 tiếng Tày là Tu 子 Đồn 猪, Hán ngữ gọi ngược là Đồn 猪 Tu 子 = “Lợn 猪 Tu 子” = Lú = “Tru 猪” = Chư 猪. Chữ Chư 猪 chỉ con lợn là chữ hoàn toàn hội ý, không mượn một âm "lợn" hay âm "Lú" nào mà lại đọc là Chư, chữ Chư 猪 gồm bộ Thỉ 豕 chỉ con "Thịt" và bộ Giả 者 chỉ con vật nuôi ở "Nhà", có nghĩa là con Thịt Nhà chứ không phải là con Thịt Rừng。Hình Vuông tức Hình hài Khẩu thì Hán văn gọi ngược là Khẩu Hình Hài = “Khẩu 口 hình 形 Hài 骸” = Khải 楷 ; chữ Khải gồm bộ Mộc 木 lấy từ chữ Hột 核 ghép với chữ Giai 皆 cho mượn âm, thành “Hột 核 Giai 皆” = Hài, nhưng mà ở đây là “Khẩu 口 Hài 骸” = Khải, nên gọi là chữ Khải hay Khải Thể, Khải Thư. Còn chữ Khoa 科 theo <TVGT>: 科, 程 也。苦 禾 切 - Khoa, trình dã. Khổ Hòa thiết (Khoa nghĩa là Bằng = Bình 平 = Trình 程, trình độ nào đó nghĩa là một độ bằng nào đó. Lướt “Khổ 苦 Hòa 禾” = Khoa, thực ra biểu ý chữ Khoa 科 đã là “Đong 斗 Lúa 禾” = Đũa, Đũa có nghĩa đen là Bằng, khi đong lúa người ta lấy cây thẳng gạt cho bằng miệng đấu, thành ngữ “so đũa bằng đầu”, vì Đũa là do lướt “Đôi que Vừa” = Đũa, là hai chiếc que bằng nhau). Đong lúa là dùng thể tích một vật đựng để đo lượng lúa, đo bằng thể tích vật đựng tức “Đo Trong” = Đong. Đong lúa thường dùng cái đan bằng tre là cái Mủng cầm tay (thể tích nhỏ), “Thập Mủng” = Thúng (thể tích lớn gấp mười Mủng), Nho viết từ Thúng bằng mượn chữ Thăng 升 cận âm. Nôi khái niệm Thăng = Thẳng = Thặng = Thắng đều hàm nghĩa “lên”. Xưa tính đơn vị mười Thăng 升 mới đầy bằng đầu một cái Đấu 斗 đóng bằng gỗ ván, là cái hộc mà mủng phải đong lâu mới đầy, cái ấy là cái “Đong Lâu” = Đấu 斗. <TVGT>: 斗 Đấu, 量 lượng 也 dã.。十 Thập 升 thăng 谓 vị 之 chi 斗 đấu. Trong đếm Thời gian người xưa dùng hệ đếm 12 Con, thì con cuối cùng kết thúc chu kỳ 12 là con “Hoàn 完 Thời 時” = Hợi 亥. Từ Hợi 亥 này được lấy để mệnh danh cho con Lợn, là con làm vật tế cuối năm (lúc Hết = Hoàn 完một thời 12 tháng). Con đầu là con nhỏ nhất tức con Tí 子 = Chí = Chút = Chuột (cũng như nhấn “Tí 子 Chứ!” = Tử 子 = “Thành Tử” = Thử 鼠, Thử 鼠 là chữ nho chỉ con Chuột), con Chí cũng là con rất nhỏ sống kí sinh trong bộ tóc con người. Nhưng ở hệ đếm số học của người Việt cổ thì chỉ có hai con số của hệ nhị phân là số 0 và số 1, đếm theo qui tắc số học nhị phân là 0+0=1 (thái âm thành dương), 1+1=0 (thái dương thành âm), 0+1=1 (cân bằng âm dương thành Đúng), 1+0=1 (cân bằng dương âm thành Đúng). Từ Đúng (là số 1, “number one!”)chỉ sự Trọn Vẹn (Tròn+Vuông = Hoàn + Toàn). Âm/Dương tương ứng 0/1, con số giá trị 0 trong hệ nhị phân này là con số thứ Nhất, con số giá trị 1 trong hệ nhị phân này là con số thứ Hai. Khi đếm thì người ta phải đếm từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất, là : 0 … 1 (tức thứ Nhất … thứ Hai) cứ thế mà quay vòng; từ Hai ở hệ này tương đương từ Hợi ở hệ 12 con nêu trên. Hết vòng tức Trọn Vẹn, tức được cho là Đúng, làm cho người đếm Hài lòng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nôi khái niệm chỉ sự Đúng (từ khẳng định) trong tiếng Việt là: Hầy (tiếng Nghệ của Việt Nam) = Hầy (tiếng Việt Đông – tức tiếng Quảng Châu) = Hay (tiếng Nhật, tương đương từ Ngay của tiếng Việt nghĩa là đúng trong cặp đối Ngay/Gian; từ phủ định của tiếng Nhật là “Nay” đúng cặp đối nguyên thủy cùng “rỡi” tương ứng Â/D = 0/1 trong tiếng Nhật là Nay/Hay ) = Hợi (số thứ tự trọn vẹn của hệ đếm thời gian 12 Con = Can chính là con Hợi 亥) = Hai (số thứ tự trọn vẹn của hệ đếm nhị phân chính là số thứ Hai) = Hài (hài lòng, cho là trọn vẹn, cho là đúng, là Hài) = =Phải (nghĩa là Đúng, cặp đối tương ứng D/Â = Ngay/Gian = Phải/Quấy). Con số “trọn vẹn” của hệ đếm nhị phân là con thứ Hai, nhấn “Hai Hai” = Hài, 0+0=1, thành 1 tức là thành Đúng. Bởi vậy từ “Hài” của tiếng Việt có nghĩa là Trọn Vẹn, nên từ ghép Hình Hài có nghĩa là cái hình trọn vẹn (không thiếu bất cứ bộ phận phải có nào), từ Hình Hài là ghép theo cấu trúc ngữ pháp Việt, đề (Hình) trước, thuyết (trọn vẹn – Hài) sau. Hình Hài chuyển nghĩa chỉ cái cơ thể. Hán ngữ dùng nguyên văn Hình Hài 形 骸 là mượn của tiếng Việt, nếu theo cú pháp Hán thì phải dùng là Hài Hình 骸 形 (thuyết trước, đề sau), như Hán văn dùng từ ghép Hài Cốt 骸 骨(thuyết trước, đề sau) nghĩa là “bộ xương (Cốt 骨) hoàn chỉnh (Hài 骸)” dùng chỉ bộ xương người chết, phải đầy đủ không thiếu đến một lóng xương ngón tay út. Hài mang nghĩa là trọn vẹn, âm dương cân bằng (đủ và vừa Hai tố), hoàn chỉnh, đầy đủ (bởi vậy mà làm cho con người ta Hài lòng, xã hội phải tốt lắm mới có được “xã hội Hài hòa 諧 和”, con người phải là khỏe mạnh mới có thông minh để mà biết Hài hước諧 謔, nhấn “Hài 諧 Hề 兮!” = Hề, như vai Hề chèo). Hài là Trọn Vẹn, nên cái Của trọn vẹn gọi là “Của Hài” = Cải, mà có từ đôi Của Cải (chứ Của Cải không phải là từ láy), đồng thời “Của Hài” = Cái, nên từ Cái cũng có nghĩa là trọn vẹn, toàn bộ, tổng thể, như các từ ghép: máy Cái, sông Cái (các suối nhỏ chỉ là chi lưu của nó), cột Cái (xem chùa một cột). Cái = Cốt = Cột = Hột = “Hột Cái” = Hài. Chữ Hài 骸 thì nho viết bằng biểu ý “Hợi 亥 Cốt 骨” = Hột [Hán ngữ mà thiết thì là “Hai 亥 Gu骨” = Hu, trật, không thành “He 核” như Hán ngữ đọc chữ Hột 核 ], nó là cái trọn vẹn (Hợi 亥) của tổng thể bộ khung (Cốt 骨), Hột cây cũng là chức năng đó cho cả đời của cây, Hài nhi (孩兒)cũng là chức năng đó cho cả đời của con người; đồng thời là “Cốt 骨 Hợi 亥” = Cỡi = nhấn “Cỡi Chi 之!” = Kị 騎 [Hán ngữ mà thiết thì là “Gu 骨 Hai 亥” = Gai, trật, Hán ngữ học theo chữ Kị 騎 mà phát âm lơ lớ là “Qí 騎”], ai được Cỡi mà chẳng Hài lòng vì quá sướng ?1 like