-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 04/01/2016 in Bài viết
-
Thưa quý vị và anh chị em. Hôm nay đã là ngày mùng 4 / 1/ năm 2016. Về Dương lịch trận động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ đã không xảy ra. Thế giới yên bình để tiếp tục diễn biến theo những quy luật xã hội tự nhiên của nó. Thiên nhiên đã không can thiệp vào quá trình này - Ít nhất đến hết năm Bính Thân Việt lịch - theo như lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Về Âm lịch hôm nay là 25/ tháng Một (11) Ất Mùi. Như vậy còn đúng một tháng nữa chúng tôi sẽ mở tiệc nhậu rượu Tây ngoại hạng với món chuối xanh, muối ớt có mặt tại bàn tiệc ở nhà hàng Bên Sông, gần nhà Thiên Sứ, để chứng tỏ sự xác định tính ưu việt của nền Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trước tri thức tiên tiến của nền khoa học hiện đai, xuất phát từ một quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh là Hoa Kỳ. Đây không phải chỉ một vài lần chúng tôi - những người tìm hiểu về Lý Học Đông phương của TTNC LHDP - nhân danh nền văn hiến Việt xác đính tính ưu việt hơn hẳn những trí thức của nền văn minh hiện đại. Chúng tôi hoàn toàn tự hào về những tri thức huyền vĩ của nền văn minh Đông Phương nhân danh nền văn hiến Việt. Đây là những bằng chứng trực quan nhất của những tri thức huyền vĩ thuộc về nền văn minh này. Nhưng cá nhân tôi xác định rằng: Tôi không cần ai đó công nhận. Đây là tùy nhận thức và cơ duyên của mỗi con người hoặc cả một cộng đồng với trách nhiệm nếu có của họ. Bởi vậy nếu ai đó cho rằng chúng tôi gặp may, chúng tôi cũng không quan tâm. Nhưng chúng tôi sẵn sàng chia sẻ cho những ai nhận thức được chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Trân trọng mời Hung Nguyên, Nhị Địa Sinh, Thiên Luân, Thiên Đồng, Mộc Bản, Thiên Bồng, Yêu Phụ Nữ, Hùngphupy ....tham gia độ nhậu này vào 9g sáng ngày 24/ Tháng Chạp Bính Thân Việt lịch. PS: Địa điểm có thể thay đổi.5 likes
-
Đảng viên Trung Quốc bị cấm đi coi bói, xem phong thủy 04:15 PM - 04/01/2016 Thanh Niên Online Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa ra quy định nghiêm cấm đảng viên tham gia các hoạt động xem bói toán, phong thủy, đi ngược lại luật lệ, kỷ cương của đảng. Trung Quốc cấm đảng viên coi bói - Ảnh minh họa: AFP Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đưa ra quy định mới nhằm siết chặt những điều cấm đoán đối với các đảng viên, theo AFP ngày 4.1. Theo đó, 88 triệu đảng viên ở Trung Quốc không được đi coi bói hoặc xem phong thủy. Báo chí địa phương cho rằng coi bói và xem phong thủy là những hành vi mê tín dị đoan mà các đảng viên không được phép. Tân Hoa xã ngày 3.1 cho biết các quy định mới của đảng Cộng sản Trung Quốc có hiệu lực đầu tháng 1.2016, những đảng viên tổ chức các hoạt động mê tín sẽ bị khai trừ đảng, trong khi những người tham gia vào những hoạt động này sẽ bị kỷ luật, cảnh cáo. Trong những năm gần đây rất nhiều đảng viên, kể cả đảng viên cấp cao của Trung Quốc được cho tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, tin vào thầy bà. Chu Vĩnh Khang, nguyên Trưởng ban Chính pháp trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và đang chịu án tù chung thân vì tội nhận hối lộ, lạm quyền và tiết lộ bí mật quốc gia, được xem là đảng viên cấp cao rất tin vào bói toán. Chu Vĩnh Khang thường đến tham vấn, nhờ xem vận mệnh với thầy bói Cao Ung Chính cũng là một bậc thầy về khí công ở Trung Quốc. Việc cấm hoạt động mê tín dị đoan là không mới ở Trung Quốc, nhưng theo AFP quy định vừa có hiệu lực tỏ ra nghiêm khắc hơn trong việc xử phạt đối với những đảng viên thực hành hành vi mê tín. Minh Quang ========================= Một bằng chứng rất thuyết phục để thấy rõ rằng: Người Trung Quốc không thể là cội nguồn của nền văn minh Đông phương. Họ không hể biết bản chất của Phong thủy và bói toán. Việc làm này của Trung Quốc cho thấy họ tự mâu thuẫn khi lập Viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới. Bởi vì, trong Nho học được coi là của Khổng Tử có Kinh Dịch, là một kỳ thư dùng để bói toán và cũng là chứa đựng căn nguyên của Phong Thủy (Phân cung, mệnh theo Bát quái). Nhưng đã bị chính Trung Quốc phủ nhận qua quyết định này.2 likes
-
Cuộc chiến chưa hồi kết, đốt cháy sức mạnh Putin 03/01/2016 01:00 GMT+7 Một năm dài co kéo giá dầu nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình hình sẽ bớt tồi tệ hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu của nền kinh tế Nga. Cú sốc "gây chiến" và âm mưu toàn cầu Trung Quốc Vật vã USD: Dân Việt lãnh cú sốc thế giới phẳng Xem bài khác trên Vef.vn Nga - Mỹ: Trong cuộc chiến giá dầu Cơn bão dầu giảm giá năm 2015 đã tàn phá nặng nề tới kinh tế nhiều nước, từ Nga, Venezuela… cho tới cả Saudi Arabia và ngay cả Mỹ. Các ông hoàng Trung Đông đã phải đi vay tiền. Người Venezuela khốn đốn trong khó khăn thiếu thốn. Nhiều đồng tiền mất giá. Nhiều tập đoàn dầu khí lớn trở thành các 'thây ma'… Tuy nhiên, trong một năm chạy đua đầy khốc liệt, với thảm kịch xảy ra ở khắp nơi, nhưng chưa có nước nào ở phía xuất khẩu dầu chịu lùi bước. Nước Nga của Tổng thống Putin đã có những nước cờ táo bạo, tưởng chừng sẽ thay đổi ngoạn mục tình thế. Tuy nhiên, một cuộc chiến dầu khí dường như vẫn còn kéo dài và đang dần đốt cháy sức mạnh của ông chủ điện Kremlin. Trong những ngày cuối cùng của năm 2015, giá dầu tiếp tục hạ sâu. Giá dầu Brent xuống mức thấp nhất trong 11 năm, trong khi dầu thô WTI lập đáy mới trong 7 năm. Giá dầu WTI có lúc đã xuống dưới 34 USD/thùng, trong khi dầu Brent xuống 36 USD. So với đầu năm, giá dầu đã giảm 35%, còn so với giữa 2014, giá đã mất tổng cộng 70%. Cuộc chiến dầu khí cả năm đốt cháy sức mạnh của Putin. Dầu đã liên tục rớt mạnh từ đầu tháng 12 sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố từ bỏ chiến lược hạn chế sản lượng để kiểm soát giá, tiếp tục duy trì sản lượng cao kỷ lục 31,5 triệu thùng/ngày sau cuộc họp tại Vienna. Tới giữa tháng 6/2016, OPEC mới họp trở lại. Xu hướng giảm giá vẫn khá rõ. Áp lực càng đè nặng lên mặt hàng dầu sau khi Mỹ có quyết định lịch sử cho phép Mỹ bán dầu ra thế giới lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua. Trong 2015, đã có những lúc giá dầu tăng vọt, trở lại mức giá đầu năm. Hồi đầu tháng 10, giá dầu liên tục tăng 12% và lần đầu tiên trong vòng 3 tháng vượt ngưỡng 50 USD. Thông tin Nga tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự tại Syria đã hỗ trợ cho mặt hàng này. OPEC cũng không chịu lùi bước trong cuộc chiến dầu khí. Tuy nhiên, tác động thực của cuộc khủng hoảng Syria với thị trường năng lượng dường như không còn đủ lớn. Bước sâu hơn vào Trung Đông, gắn bó chặt chẽ hơn với Syria, Iran, Iraq nhưng Tổng thống Nga dường như vẫn chưa có nhiều tác động với thị trường năng lượng. Giá dầu khí vẫn không ngừng suy giảm. Không những thế, nguồn cung cũng có thể sẽ còn gia tăng trong năm 2016 khi mà Iran được quay trở lại thị trường dầu mỏ sau cấm vận. Nhu cầu dầu có nguy cơ suy yếu do kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn EU, Nhật hồi phục chậm chạp. Theo Bloomberg, trong những ngày cuối năm 2015, giới đầu cơ đang mua vào các hợp đồng quyền chọn bán ở các mức giá rất thấp, từ 30 USD xuống cho tới 15 USD/thùng trong năm 2016. Nhiều dự báo của các tổ chức và lãnh đạo uy tín từ Mỹ cho tới Nga đều cho rằng, khả năng giá dầu xuống 30 USD/thùng là rất cao. 2016: Đầy thách thức với ông Putin Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo thường niên cuối 2015 tại Moscow, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nước Nga đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra. Giá dầu được dự báo còn giảm nhưng ông Putin vẫn còn quân cờ chiến lược. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất lớn. Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/ thùng. Trong khi đó, chính ông Putin cho rằng, dự báo giá dầu hồi phục lên mức 50 USD/thùng trong năm 2016 là một dự báo “rất lạc quan”. Trên Business Insider, tỷ phú lừng danh Carl Icahn - người từng đứng dầu danh sách tỷ phú thế giới - cho rằng, giá dầu có thể giảm sâu hơn nữa. Và theo NĐT này, điều tồi tệ nằm ở chỗ, thị trường dầu khó có thể cân bằng được khi mà các nước xuất khẩu dầu không ngừng bơm dầu nhiều hơn cho dù giá giảm. Giá dầu lao dốc từ giữa 2014 đã buộc Nga liên tục phải cắt giảm dự báo kinh tế cũng như thực thi các chính sách tài chính thắt chặt. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016. Theo dự báo của Chính phủ Nga, GDP nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2016. Tuy nhiên, đây được xem là một dự báo lạc quan. Số liệu trên chưa tính tới việc giá dầu về dưới 35 USD/thùng. Ông Putin tự tin về hầu hết các vấn đề, trừ giá dầu. Nhưng đây lại được xem là điểm yếu nhất của nền kinh tế Nga. Xuất khẩu có đến 80% từ dầu khí. Ngân sách cũng phụ thuộc một nửa vào mặt hàng này. Trong 16 năm cầm quyền của mình, ông Putin đã làm được rất nhiều việc cho nước Nga: vực dậy một nền kinh tế hoang tàn, lấy lại vị trí chính trị của Nga trên trường quốc tế, có ảnh hưởng lớn ở khu vực Trung Đông… Tuy nhiên, sự thành công của ông Putin có phần đóng góp rất lớn từ việc dầu tăng giá mạnh trong nửa thập kỷ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Giá đã tăng vọt gấp hơn 7 lần lên 130 USD. 2015 dầu thô giảm mạnh nhưng chưa phải là điểm cuối. Cho dù giá giảm khiến hàng loạt các DN dầu khí đá phiến của Mỹ đứng trước bờ vực phá sản, nhưng với nhiều nghị sĩ Mỹ, điều đó có lẽ không phải là vấn đề lớn đối với một nền kinh tế tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Và việc mở cửa thị trường dầu thô sẽ giúp làm giảm sức mạnh của nhiều nước xuất khẩu dầu, trong đó có Nga, Venezuela và Trung Đông. Trong chu kỳ giảm giá khủng khiếp trước đó và có gắn với các cuộc chiến dầu khí giữa Mỹ, OPEC và Nga, Sự đối đầu Đông-Tây giờ có lẽ đã khác trước nhiều, không còn là một chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, 2016 vẫn là một năm đầy thách thức cho ông Putin. V. Minh ========================== Nếu ngài Putin đến lão Gàn xem bói về giá dầu, lão chỉ lấy một quẻ 50USD. Đây là giá hữu nghị so với lão xem bói ở Huê Kỳ - 100 USD/ quẻ. Lúc ấy, chắc ngài Putin sẽ không lạc quan như vậy. Lão chưa bao wờ nói giá dầu 50 USD/ thùng cả. Trong "Lời tiên tri 2015" lần đầu tiên lão phán giá dầu 40USD/ Thùng. Sau đó lão bổ sung rằng đến cuối năm là xấp xỉ 30USD/ Thùng. Sang năm, mọi nền kinh tế liên quan đến dầu hãy hoạch định nền tảng kinh tế trên cơ sở xấp xỉ 32 USD/ Thùng - Tức là nó có thể cộng hoặc trừ tối đa là 4 USD. Kinh tế thế giới năm Bính Thân 2016 sẽ như một cái mền rách. Lão sẽ công bố chính thực và chi tiết điều này trong "Lời tiên tri Bính Thân 2016".1 like
-
Thế giới năm 2016 tiếp tục đầy bất ổn 03/01/2016 11:01 GMT+7 TTO - Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải - trưởng khoa Chính trị quốc tế, Học viện Ngoại giao và giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Úc trả lời Tuổi Trẻ về những vấn đề nóng bỏng của thế giới năm 2016. Trong năm 2015, thế giới đã chứng kiến hàng loạt sự kiện gây chấn động, từ sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Nga can thiệp quân sự vào Syria cho đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông. Theo tiến sĩ Đỗ Sơn Hải và giáo sư Thayer, còn nhiều vướng mắc và khủng hoảng của năm 2015 sẽ tiếp tục kéo dài suốt năm 2016. Năm 2015 Trung Quốc ồ ạt bồi lấn, xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông - Ảnh: CSIS * Trong năm 2015, Trung Quốc liên tục tăng cường xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông. Liệu Trung Quốc sẽ còn tiếp tục những gì năm 2016? - Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Dự báo được hành động tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông là việc làm hết sức khó khăn đối với mọi nhà nghiên cứu, giống như người đứng ở nơi sáng mà phải nói về những điều trong bóng tối vậy. Về tổng thể, Trung Quốc sẽ không ngại thực hiện bất cứ một giải pháp nào, như thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Đáng lo ngại nhất là việc Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp tuần tra, kiểm soát trên Biển Đông như thể đó là ao nhà của họ. Có hai việc mà chắc Trung Quốc chưa muốn làm trong thời gian tới. Một là va chạm với Mỹ hay ở một mức độ nào đó là với Nhật và Ấn Độ. Hai là sử dụng công cụ pháp lý (tương tự như Philippines), bởi có Trung Quốc chưa tích lũy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền. Phản ứng của ASEAN trước các hành động của Trung Quốc chắc chắn sẽ vẫn ở mức ngoại giao là chính. Phản ứng của Mỹ có lẽ cũng chỉ dừng lại ở mức răn đe như đã từng làm trong năm 2015, như đưa hạm tàu USS Lassen hay máy bay B52 vào Biển Đông. Năm 2016 là năm bầu cử nên Nhà Trắng cũng không dám đánh cược uy tín chính trị của đảng Dân chủ vào sự kiện này. Đụng độ bất ngờ trên Biển Đông phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiềm chế của chính Trung Quốc. - Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng các hạ tầng trên bảy đảo nhân tạo trái phép. Ba đường băng dài 3.000 m sẽ đi vào hoạt động. Tàu cảnh sát biển và hải quân Trung Quốc sẽ thường xuyên tới các đảo nhân tạo này. Bắc Kinh sẽ tiếp tục quân sự hóa chúng bằng chiến dịch triển khai các thiết bị điện tử và kỹ thuật để hỗ trợ lực lượng hàng hải của nước này. Chắc chắn quân đội Mỹ sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông. Các tàu chiến Trung Quốc sẽ tìm cách chặn những cuộc tuần tra trên biển và trên không của lực lượng Mỹ. Nhưng Bắc Kinh sẽ không dám gây hấn dẫn tới đụng độ vũ trang trên biển Đông. Binh sĩ Pháp tuần tra ở Paris sau vụ tấn công khủng bố đêm 13-11-2015 - Ảnh: Reuters * Trong năm 2015, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đánh mất một số vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, nhưng tổ chức các cuộc tấn công khủng bố ở ba châu lục. Cuộc chiến chống IS sẽ tiếp diễn thế nào? - Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Cứ nhìn việc các nước phải thắt chặt an ninh trong đêm giao thừa 2016 cũng đủ khẳng định nguy cơ khủng bố có thể hiện hữu ở bất cứ đâu. Hơn nữa, cách tốt nhất để IS tồn tại trước các chiến dịch không kích của các cường quốc tại Syria, hoặc sự thay đổi chiến thuật của liên quân Mỹ - Iraq (qua việc đánh chiếm lại thành phố Ramadi), chính là việc tiến hành các vụ khủng bố ngay tại châu Âu và Mỹ. Mọi giải pháp mà các nước đã và đang tiến hành chưa thể tiêu diệt được IS, đặc biệt nếu IS bắt đầu phân tán lực lượng ra ngoài thánh địa tại Syria và Iraq. Giờ đây, cộng đồng quốc tế đang trông chờ vào một Mặt trận thống nhất chống IS có thể được thành lập sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua được nghị quyết về vấn đề này. Đây có thể là một vũ khí mới giúp cuộc chiến chống khủng bố thu được hiệu quả hơn. - Giáo sư Carl Thayer: IS và các mạng lưới của chúng ở nước ngoài có khả năng tiếp tục thực hiện những cuộc giết chóc quy mô lớn tại phương Tây. Có thể trong năm 2016 những cuộc thảm sát như vụ Paris sẽ lặp lại. IS cần “tiếng vang” để tiếp tục chiêu mộ cực đoan và cũng có ý đồ tấn công báo thù các nước đã tham gia chiến dịch không kích ở Syria. Năm 2016, IS có thể sẽ tiếp tục suy yếu, nhưng điều đó không làm mối đe dọa khủng bố của IS giảm đi. IS sẽ tăng cường mở rộng hoạt động ở nhiều quốc gia Trung Đông và châu Phi, trong đó có Libya ở rất gần châu Âu. Người tị nạn vượt biển đến Hi Lạp - Ảnh: Reuters * Trong năm 2015, châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II. Liệu cuộc khủng hoảng này có thể phá hủy hệ thống Schengen? - Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Khi Hungaria dựng lên hàng rào thép gai dọc biên giới, sau đó là Đức, Áo bắt đầu kiểm soát biên giới gắt gao thì hệ thống Schengen có lẽ chỉ còn trên giấy mà thôi. Đây cũng là điều khiến các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang lo ngại, vì sau Schengen sẽ kéo theo những nền tảng pháp lý, những giá trị cơ bản khác của EU. EU đang rơi vào tình trạng lưỡng nan - muốn duy trì hệ thống Schengen nhưng khả năng đang không đủ, đặc biệt là sự chia rẽ trong nội bộ khối. - Giáo sư Carl Thayer: Châu Âu sẽ không từ bỏ cơ chế đi lại tự do Schengen cho những ai đi vào khu vực một cách hợp pháp. Nhưng các nước sẽ siết chặt kiểm soát biên giới. Mỗi quốc gia châu Âu sẽ áp dụng chính sách riêng để xử lý vấn đề di cư và tị nạn. Châu Âu nhận ra rằng dòng người di cư và tị nạn hiện tại vượt quá khả năng giải quyết của khu vực. Một nguy cơ tiềm ẩn là những kẻ cực đoan giả dạng làm người tị nạn thực hiện tấn công khủng bố đẫm máu như vụ tấn công Paris đêm 13-11-2015. Khi đó dư luận châu Âu sẽ phản đối dữ dội các kế hoạch tiếp nhận người di cư và tị nạn. Làn sóng cực hữu, bài ngoại, phản đối người tị nạn sẽ tiếp tục bùng lên ở châu Âu. * Năm 2015, Mỹ và 11 quốc gia đã hoàn tất đàm phán TPP. Tuy nhiên vướng mắc còn tồn tại ở Quốc hội Mỹ. Liệu Tổng thống Barack Obama có thể thuyết phục quốc hội phê chuẩn TPP? - Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Tôi nghĩ hoàn toàn có thể. Sự chống đối TPP của phe Cộng hòa chỉ là phản ứng theo thói quen đối lập chính trị với Dân chủ, chứ thực chất họ có cùng mục tiêu kinh tế trong TPP với Nhà Trắng. - Giáo sư Carl Thayer: Đây là câu hỏi rất khó trả lời trong năm bầu cử tổng thống Mỹ. Đảng Dân chủ quyết tái đắc cử và lực lượng ủng hộ họ phản đối TPP. Hãy nhớ rằng cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton từng vận động cho TPP nhưng rồi lại lên tiếng phản đối hiệp định này. Ở Mỹ có nhiều người cho rằng Tổng thống Obama sẽ không thể thuyết phục Quốc hội phê chuẩn TPP trong những tháng tới, đặc biệt khi các cuộc bầu cử sơ bộ bắt đầu diễn ra, mở đường cho cuộc bầu cử tổng thống. TPP sẽ là vấn đề của Quốc hội Mỹ vào năm 2017. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là ứng cử viên lớn của vị trí tổng thống Mỹ - Ảnh: Reuters * Ông dự báo như thế nào về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016? Có khả năng tỷ phú Donald Trump gây bất ngờ và giành chiến thắng hay không, hay cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ trở lại Nhà Trắng như dự báo? - Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải: Trong vài chục năm gần đây, bầu cử tổng thống Mỹ luôn đem đến những bất ngờ ngoài sức tưởng tượng, như gần nhất là chiến thắng của tổng thống Barack Obama. Căn cứ vào số liệu thống kê thì đã đến lúc đảng Cộng hòa giành chiến thắng. Căn cứ vào chương trình tranh cử thì cả Donald Trump lẫn bà Hillary Clinton chưa cho thấy họ đưa ra điều gì mới có thể thu hút sự ủng hộ vượt trội của cử tri. Giáo sư Carl Thayer: Bà Hillary Clinton nhiều khả năng sẽ giành vé của Đảng Dân chủ. Hãy còn quá sớm để dự đoán về Donald Trump bởi ông ta phải đối mặt với nhiều đối thủ khác của Đảng Cộng hòa. Chưa thể dự đoán ai sẽ giành vé của Đảng Cộng hòa cho đến khi các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra. Và thậm chí các cuộc bầu cử sơ bộ cũng chưa chắc đã xác định được ứng cử viên cụ thể và đại hội của Đảng Cộng hòa sẽ chứng kiến một cuộc chiến căng thẳng. Nếu điều đó xảy ra, Đảng Cộng hòa sẽ bị chia rẽ trầm trọng khi bước vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2016. Và khi đó, bà Clinton sẽ hưởng lợi lớn. HIẾU TRUNG (Thực hiện) ====================== Năm tới Trung Quốc "Hạ cánh cứng" thì chưa. Nhưng khủng khoảng cục bộ của nền kinh tế này sẽ xảy ra. Sự khủng hoảng cục bộ này của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến toàn cục của nó thì cái này "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Vì nó liên quan đến "canh bạc cuối cùng" sẽ diễn biến và kết thúc như thế nào.1 like
-
Biển Đông năm 2016 sẽ không yên ả Đông Bình 02/01/16 07:35 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra, tập trận ở Biển Đông, đồng thời mở rộng hợp tác với một số nước ven bờ Biển Đông, với đồng minh. Quân đội Mỹ quyết thách thức yêu sách "đưỡng lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc Nhật-Mỹ-Australia sẽ tổ chức tập trận chung ở Biển Đông vào tháng 2/2016 Đối đầu Trung-Mỹ biến Biển Đông thành thùng thuốc súng mới ở châu Á Kế hoạch mới của Mỹ ở Biển Đông Sputnik Nga ngày 30/12 đưa tin, cơ quan nghiên cứu Mỹ Stratfor Global Intelligence đưa ra báo cáo dự đoán thường niên, cho rằng, năm 2016 Mỹ sẽ tăng cường hoạt động ở Biển Đông, đồng thời củng cố hợp tác quân sự với các nước đối tác Đông Nam Á. Máy bay ném bom B-52 đã được Mỹ điều động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, ảnh minh họa. “Mỹ đã gia tăng ngân sách cho các cuộc diễn tập phòng thủ Biển Đông năm 2016, đồng thời sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản và Australia”, báo cáo ghi nhận. Hợp tác kinh tế có thể kiềm chế cạnh tranh trong lĩnh vực an ninh khu vực, nhưng báo cáo này cho rằng, điều này sẽ không giải quyết các tranh chấp chính trị và lãnh thổ, Biển Đông vẫn sẽ là trung tâm chú ý của dư luận. Báo cáo viết: “Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở xung quanh các thực thể lúc nổi lúc chìm đang tranh chấp, đồng thời mở rộng hợp tác với một số nước ven bờ Biển Đông. Xung quanh các thực thể tranh chấp có thể sẽ tiếp tục căng thẳng, bởi vì Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague Hà Lan sẽ tuyên bố kết quả sơ bộ vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc”. Đồng thời, phán quyết sẽ tạo ra “khó khăn” mới cho giải quyết tranh chấp trên biển, sẽ đặt ra vấn đề là: Phán quyết này có thể trở thành căn cứ pháp lý để xác định phạm vi lãnh thổ hay không. Báo cáo cho rằng, mặc dù Mỹ có xu thế tích cực can dự Biển Đông, Trung Quốc vẫn sẽ không hạn chế quan hệ quân sự với Mỹ, cũng sẽ không từ bỏ thường xuyên tham gia diễn tập với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ Mỹ sẽ không bỏ qua cho Trung Quốc Về vấn đề Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu ngày 31/12 cũng đăng bài viết của học giả Chu Phong, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Quốc. Ông Phong cho rằng, tình hình Biển Đông năm 2016 chắc chắn sẽ không yên ả, rủi ro xung đột thậm chí sẽ tiếp tục lên cao. Chu Phong tiếp tục đổ tội cho các nước khác gây ra sóng gió ở Biển Đông, chứ không phải là Trung Quốc đang ra sức khiêu khích bằng các hành vi bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông, điển hình là xây đảo nhân tạo, biến nó thành các tiền đồn quân sự. Chu Phong lập luận cho rằng, Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành gây sức ép dưới mọi hình thức đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, muốn thông qua chính sách Biển Đông – từ răn đe vũ lực, ngoại giao pháo hạm, dựa vào các cơ chế đa dạng của châu Á-Thái Bình Dương để thường xuyên chỉ trích Trung Quốc, đến tổ chức tập trận ở Biển Đông, phối hợp tuần tra Biển Đông, gây sức ép để Trung Quốc từ bỏ xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Chính quyền Barack Obama mặc dù không muốn đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng sự nhạy cảm cao của Mỹ đối với việc Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự trên biển, cùng với lợi ích chiến lược của Mỹ trong việc hỗ trợ cho các đồng minh, đối tác lớn nhỏ ở châu Á-Thái Bình Dương đều đã quyết định chính quyền Obama sẽ không bỏ qua cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines. Năm 2016 còn có 2 nhân tố có thể làm leo thang tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Mỹ: Một là Trung Quốc hoàn thành xây dựng bất hợp pháp các công trình ở các bãi cạn lúc nổi lúc chìm bị đảo hóa. Hai là “cuộc chiến” chính trị trong bầu cử Tổng thống Mỹ. Hiệu ứng đan xen của hai nhân tố này sẽ làm cho hai nước Trung Quốc và Mỹ “lên gân” ở Biển Đông trong năm 2016. Tiếp theo là vụ kiện Biển Đông nhằm vào Trung Quốc của Philippines và cuộc bầu cử ở Philippines. Tháng 6/2016, Philippines tổ chức bầu cử Tổng thống, Tổng thống Philippines hiện nay Benigno Aquino sẽ rời nhiệm sở. Từ tình hình bầu cử hiện nay ở Manila cho thấy, bất kể ai trúng cử, Tân Tổng thống Philippines sẽ khó có sự khác biệt mang tính thực chất với chính quyền Benigno Aquino trong chính sách Biển Đông. Sau khi lên cầm quyền, tân Chính phủ Philippines rất có thể sẽ tiếp tục chính sách đối kháng cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông của Manila hiện nay. Về vụ kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, ở Philippines hiện nay, không khí tràn ngập hy vọng Manila chắc chắn sẽ chiến thắng. Philippines có thể chiến thắng Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông Ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc đã công bố họ có quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, đã trực tiếp thách thức yêu sách “đường lưỡi bò” vẽ bậy vẽ bạ của giới cầm quyền Bắc Kinh. Điều này chắc chắn sẽ đánh thẳng vào tham vọng bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc không kiềm chế, tiếp tục cố tình thực hiện lòng tham này, các nước ven Biển Đông khác kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của mình, thì tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ tiếp tục nóng lên. Thứ ba, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tiếp tục coi vấn đề Biển Đông là con bài chiến lược để kiềm chế Trung Quốc. Bất kể năm 2016 Nhật Bản có điều tàu chiến cùng Mỹ tiến hành tuần tra thông thường ở Biển Đông hay không, với việc thực hiện Luật bảo đảm an ninh mới, năm 2016, Nhật Bản chắc chắn sẽ không ngừng can thiệp vấn đề Biển Đông. Chính sách Biển Đông của Nhật Bản đã trở thành thước đo quan trọng nhất để phán đoán phương hướng chiến lược trong chính sách của Nhật đối với Trung Quốc. Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Cuối cùng, Chu Phong đe dọa Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực ở Biển Đông, cho rằng sẽ sử dụng “súng săn” để săn “sói”. Họ sợ con đường pháp lý – một con đường hòa bình. Đông Bình ====================== Không nằm ngoài dự báo của lão Gàn: "Cuối năm tới, biển Đông sôi sùng sục". Và trong điều kiện "nếu" chiến tranh xảy ra, lập tức nó lan tỏa toàn bộ Tây Bắc Thái Bình Dương và rất khốc liệt với chiến trường chính ở Hoa Đông. Các quốc gia liên quan ít nhiều đều "giăng miểng", "chẳng phải đầu cũng phải tai". Lão Gàn nhớ đến lời dự báo về sự thống nhất giữa hai miền Cao Ly, rằng: Các bạn có giới hạn cuối cùng là năm 2016. Vì tình cảm với đất nước Cao Ly, lão Gàn xác định cụ thể rằng: Các bạn có thời gian quyết định vận mệnh dân tộc của các bạn đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch. Ít nhất đến giới hạn thời gian này, các bạn phải có những văn kiện xác định căn bản về tính thống nhất của đất nước và được tuân thủ với niềm tin chiến lược, mặc dù có thể chưa thống nhất trên thực tế. Thí dụ: Hai miền Cao Ly thống nhất về mặt ngoại giao chẳng hạn... Như vậy, với những mối tương tác liên quan thì đến hết tháng 10 Bính Thân Việt lịch, chưa thể có chiến tranh ở biển Đông. Nhưng sau đó ra sao thì "thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh, là hy vọng mong manh cuối cùng để giải quyết vấn đề, là: chiến tranh, hay các thủ đoạn khác trong việc kết thúc "Canh bạc cuối cùng". Nhưng ngay cả cái hy vong mong manh này, cũng có giới hạn cuối cùng là mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Đây là mốc thời gian kết thúc đúng 18 năm lão Gàn lăn lóc chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.1 like
-
Công thành thân thoái thì hơn Ngọc Việt 01/01/16 12:56 (GDVN) - Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng. Tiếc là ông Putin không làm như vậy. Ăn sẵn Tham quyền cố vị Putin trừng phạt 38 nước Ngày 31/12/1999 là một ngày đặc biệt, khi cả nhân loại háo hức chờ đón Thiên niên kỷ thứ 3 – Khoảnh khắc ngàn năm có một. Hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều có thông điệp chào năm mới, chào thế kỷ mới, chào thiên niên kỷ mới nêu lên khát vọng và gửi gắm niềm tin cho nhân dân các quốc gia trên toàn thế giới. Ngay trong ngày cực kỳ trọng đại này của nhân loại thì tại nước Nga, Tổng thống Boris Elsin lên truyền hình tuyên bố từ chức, chỉ định vị Thủ tướng trẻ Vladimir Putin – người còn khá xa lạ với cả nước Nga và thế giới lúc đó - là người thay thế. Ông Elsin làm cho cả thế giới ngỡ ngàng về hành động của mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin, ảnh: Romaniatv.net. Từ đó đến nay, lịch sử nước Nga và lịch sử thế giới đã ghi lại nhiều dấu ấn của con người ấy. Thậm chí ông còn đang đi vào danh sách những con người huyền thoại của lịch sử chính trị thế giới. Mặc dù hiện nay ông Putin vẫn đang là Tổng thống của nước Nga, nhưng theo người viết thì đã có thể tổng kết, đánh giá về thành công và thất bại của ông Putin. Có nghĩa là ông Putin sẽ không có được thành công nào hơn những gì đã đạt được, và cũng sẽ không có thất bại nào nặng nề hơn những gì ông đã phải chấp nhận. Do vậy trả lời cho câu hỏi: Điều tiếp theo với Tổng thống Putin là gì, mà nhà báo chuyên về các vấn đề ngoại giao Bridget Kendall đã nêu lên trên BBC ngày 31/12/2015 khi vừa tròn 15 năm ông Putin nhận lãnh trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của nước Nga, là không có gì quan trọng cả. Nói vậy có chủ quan quá chăng? Không thể tốt hơn Nước Nga mà Putin nhận bàn giao từ ông Elsin chỉ là một quốc gia rộng về diện tích, nhiều về dân số, nhiều đầu đạt hạt nhân và mạnh về vũ khí liên lục địa. Song lúc đó người dân Nga chỉ biết kêu trời vì khó khăn và bế tắc bởi thất nghiệp và giá cả leo thang, theo The Telegraph. Ông Putin nhận chức Tổng thống Nga từ ông Elsin khi nước Nga chỉ là quốc gia của chia rẽ, phe cánh, của tội phạm có tổ chức và được chính quyền dung túng. Lúc đó, chỉ lo giải quyết việc của nước Nga cũng chưa xuể, chính quyền Nga đâu còn khả năng để lo việc thiên hạ. Tiếp quản vị trí người đứng đầu đất nước từ ông Elsin khi Nga chỉ còn là một quốc gia ngập trong thiếu thốn, nợ nước ngoài ngập đầu ngập cổ, nguy cơ nội chiến đe dọa sự thống nhất của nhà nước liên bang. Lúc đó, chỉ lo trả nợ, ổn định xã hội cũng đã quá sức của một chính quyền. Vậy mà ông Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế siêu cường của Liên Xô chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ, ông Putin đã xây dựng một nước Nga siêu cường từ một xuất phát điểm yếu kém và gần như hỗn loạn mà người tiền nhiệm đã để lại cho ông, theo BBC. Hiện nay, kinh tế của nước Nga dù còn rất nhỏ bé so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản thậm chí đứng sau cả Brazil, nhưng Nga vẫn có quyền tham gia quyết định những vấn đề của thế giới mà không liên quan tới sức mạnh của vũ lực. Nghĩa là nước Nga đã đóng một vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế mà không phải chỉ dựa trên vị thế của một siêu cường quân sự. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo của nước Nga làm được điều này, thậm chí kể cả Liên Xô trước kia. Cho dù có rất nhiều ý kiến cho rằng việc đưa nước Nga ra khỏi khủng hoảng thì nước Nga không là gì cả nếu so với Nhật Bản và Israel – những bài học về sự phi thường trong xây dựng và phát triển đất nước. Hoặc thấp hơn một chút là Đức và Singapore. Tổng thống Putin – người đã mang lại sức mạnh của sự đoàn kết trong xã hội Nga. Ảnh BBC. Vì xuất phát điểm của những quốc gia ấy gần như là rất nhiều con số không, thậm chí là con số âm, nhưng sau khoảng thời gian 15 năm – đúng bằng thời gian mà ông Putin lãnh đạo nước Nga – thì họ đã làm được những điều có thể gọi là thần kỳ mà cả nhân loại phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu ai biết rằng Tổng thống Putin đã phải trao nghị định Tổng thống nhà nước Nga cho người tiền nhiệm về việc không truy tố ông, gia đình ông ra tòa vì những gì đã mắc phải trong thời gian nắm quyền thì mới thấy lúc đó nước Nga rối ren và phức tạp như thế nào, theo AP 3/5/2008. Nếu ai đã từng biết về tình hình nội chiến tại Chechnya xảy ra gần chục năm, thách thức và đe dọa chính quyền mà người nổi tiếng cứng rắn như Tổng thống Elsin phải bó tay thì mới thấy giá trị của việc Tổng thống Putin chấm dứt nội chiến tại nước cộng hòa tự trị này có ý nghĩa lớn lao như thế nào. Thủ lĩnh Dudayev của Chechnya thách thức cả nước Nga và có ý định đưa tình hình vượt ra khỏi biên giới nước Nga. Nhưng ngay khi nắm quyền, ông Putin đã tập trung giải quyết vấn đề Chechnya một cách dứt khoát, chấm dứt đổ máu, đảm bảo ổn định cho Chechnya, theo BBC Timeline. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng là đảm bảo được tính thống nhất của Cộng hòa Liên bang Nga. Sau sự kiện Chechnya, không có bất cứ một chủ thể nào nằm trong nước Nga có ý định phá vỡ sự thống nhất của nhà nước Nga. Và đây là điều kiện quan trọng nhất giúp cho người Nga tập trung phát triển đất nước và thể hiện sức mạnh trong quan hệ đối ngoại. Vì nếu xã hội không ổn định, chủ quyền quốc gia bị đe dọa thì không có thể làm tốt được gì và không giữ được những gì đã làm một cách trọn vẹn. Có nhiều người cho rằng nước Nga của ông Putin thừa hưởng thành quả một Liên Xô hùng mạnh nên việc lấy lại sức mạnh cho nước Nga cũng chỉ đơn giản như là việc lấy lại cho dân tộc Nga những gì đã mất. Tuy nhiên, dư luận không thể nào quên nước Nga thời của ông Elsin đã nhiều lần xóa bỏ những di sản của lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga Lenin, và trước đó với làn gió của cải tổ và công khai, người ta đã lên án tất cả những gì thuộc về lịch sử tồn tại của Liên Xô, theo BBC 26/1/2011. Điều đó chứng tỏ giá trị của lịch sử dân tộc đã bị người ta xóa nhòa đi trước khi ông Putin được giao nắm giữ vận mệnh quốc gia. Song ngày nay ai cũng biết, giá trị của những gì vĩ đại trong lịch sử nước Nga đã được ông Puitn đưa vào di sản văn hóa dân tộc Nga, để đảm bảo sẽ tồn tại vĩnh hằng. Có thể ông Putin còn làm việc lâu hơn nữa, còn làm được nhiều điều hơn nữa cho nước Nga, người dân Nga và tổ quốc Nga của ông. Nhưng không ai tin ông sẽ làm được những gì lớn lao hơn những gì mà ông đã làm được – ông Putin không thể thành công hơn được nữa. Không thể xấu hơn Cho đến bây giờ Ông Putin vẫn “phải” ngồi ghế Tổng thống của nước Nga và hàng năm ở những sự kiện lớn, người ta vẫn thường hỏi là không biết ông Putin còn “phải” ngồi ghế Tổng thống Nga bao lâu nữa. Tổng thống Nga vẫn hàng ngày phải tìm cách đưa nước Nga ra khỏi bế tắc. Ảnh: BBC. Nhiều người cho rằng đây là vinh hạnh của ông Putin vì sự tín nhiệm của người dân Nga, là niềm tự hào của nước Nga khi có một Tổng thống tài năng xuất chúng. Nhưng với cá nhân người viết thì đây là một biểu hiện của việc mất lòng tin của Tổng thống Putin. Cũng nên nhớ lại rằng, khi Tổng thống Putin nắm quyền thì cũng là lúc Tổng thống Mỹ Bill Clinton sắp mãn nhiệm. "Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ”, theo The White House, 29/10/2008. Và ông Clinton rời nhiệm sở trong sự nuối tiếc của người dân Mỹ, thậm chí cả người dân thế giới và lúc đó ông Clinton mới ngoài 50 tuổi. Sau 15 năm rời khỏi cương vị Tổng thống Mỹ, cứ mỗi sự kiện gì mà người dân Mỹ thất vọng thì người ta lại nghĩ tới ông Clinton trong một sự nuối tiếc. Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng. Tiếc là ông Putin không làm như vậy, có thể vì ông chưa yên tâm khi giao vận mệnh quốc gia cho những người mà ông chưa có lòng tin. Việc mất lòng tin của ông Putin làm cho những cộng sự của ông dần mất niềm tin ở ông. Những người có tham vọng và khát vọng thể hiện tài năng của mình để cống hiến cho tổ quốc Nga không biết khi nào mới có cơ hội khi thời gian ông ngồi ghế Tổng thống không xác định được. Có người chấp nhận cộng tác cùng ông, tận tụy làm việc dưới quyền ông, nhưng cũng có người thất vọng rời bỏ ông và nước Nga mất đi những người tài năng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đất nước. Nước Nga chỉ là siêu cường về sức mạnh quân sự, chưa thể là một cường quốc. Ảnh: BBC Gần đây nhiều hãng tin lớn trên thế giới đặt câu hỏi là ai gánh vác con thuyền nước Nga cùng với Tổng thống Putin, đó là một vấn đề thể hiện sự mất lòng tin và mất niếm tin trong chính quyền của Tổng thống Nga. Người ta cho rằng, thành công lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Elsin là tìm ra được ông Putin để gởi gắm niềm tin và trao lại quyền lực. Và ông Elsin hoàn toàn thanh thản khi rời khỏi đời sống chính trị. Về mặt này thì có thể khẳng định rằng ông Putin đã thất bại. Trên các phương tiên truyền thông, ai cũng thấy Tổng thông Putin gần như hàng ngày phải ra quyết định về việc giải quyết hầu hết những vấn đề xảy ra trên đất nước mình thì rõ ràng bộ phận tham mưu bị thiếu thẩm quyền, mà điều này xuất phát từ cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước Nga. Có thể thấy rằng, cho đến lúc này thể chế chính trị tại nước Nga vẫn chưa hoàn thiện, mà thể hiện ra là những hoạt động của nhánh hành pháp vẫn lấn át quyền lực của lập pháp và tư pháp. Người ta có cảm tưởng rằng, ở nước Nga điều gì cũng phải cần tới Tổng thống thì mới giải quyết được. Đây là một sự hạn chế của hệ thống pháp luật và việc này sẽ gây nên những hậu quả trong quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị. Mà không nói đâu xa, việc sát nhập Crimea là một ví dụ. Khi người dân Crimea đã thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý và kết quả là đồng ý về với nước Nga, thì tại nước Nga cũng phải có một cuộc trưng cầu dân ý tương tự để xem ý nguyện của người dân Nga như thế nào. Sau đó là bước tiếp theo của Quốc hội thông qua kết quả và cuối cùng là Tổng thống tuyên bố, khẳng định chủ quyền với bán đảo này. Nếu diễn tiến đúng như vậy thì chắc chắn nước Nga sẽ không phải nhận sự trừng phạt nặng nề của phương Tây vì đó là ý nguyện của cả dân tộc Nga. Tuy nhiên, do thể chế chưa hoàn thiện nên Tổng thống Putin đã hành động chỉ dựa trên sự ủy quyền của Quốc hội Nga – trong khi đây không phải là trường hợp khẩn cấp – nên phương Tây đã áp lệnh trừng phạt mà ai cũng biết là nhắm vào Tổng thống Putin và những trợ thủ đắc lực của ông. Tổng thống Nga đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp để có thể nắm quyền trong thời gian lâu hơn, để hoàn thành những ý định còn dang dở, nhưng tiếc thay ông lại không hoàn thiện cái thể chế để đảm bảo an toàn cho nước Nga và cho bản thân ông. Dù ông Putin làm việc gì, đưa ra quyết định nào cũng đều thông qua tập thể nhưng khổ nỗi lại không ai tin đó là ý nguyện của tập thể. Nguyên nhân là do thể chế chưa hoàn thiện nên người ta cứ nghĩ Tổng thống là cao nhất, đứng trên cả Hiến pháp. Do vậy, ông Putin đưa nước Nga lên vị thế của một cường quốc, nhưng chỉ là vị thế thôi chứ Nga chưa phải là một cường quốc, vì cường quốc là phải mạnh về nhiều mặt mà trong đó có hệ thống luật pháp vững mạnh, củng cố lòng tin của người dân vào sức mạnh và sự công bằng của pháp luật. Hiện nay, dù không phải chịu mưa bom bão đạn, nhưng nước Nga đang phải hứng chịu những hậu quả hết sức nặng nề do sự trừng phạt của các nước phương Tây, và nếu kéo dài lâu hơn nữa thì có thể sẽ đưa nước Nga trở về với những khó khăn của hàng chục năm trước. Vì những quyết định không sáng suốt – thậm chí có phần sai lầm – Tổng thống Putin có thể sẽ tước bỏ đi những thành quả mà ông cùng cả nước Nga đã gây dựng được trong bao năm qua, và đền giờ này mà ông vẫn phải dò dẫm tìm lối thoát cho nước Nga và cho chính bản thân ông thì thử hỏi còn thất bại nào hơn thế nữa. Ngọc Việt ======================= Đã nhiều lần lão Gàn nhắc đến các sự kiện của nước Nga với ngài Putin, ngay trong topic này. Nhưng hình như không có người Nga biết tiếng Việt vào đây, nên mọi chuyện đã dẫn đến bài bình luận ở trên của báo GDVN. Với những kiến thức phổ thông của các bình luận gia chuyên nghiệp ở cõi trần gian thì lão không bàn nữa. Nhưng ở đây lão muốn bàn tới một chuyên với những cảm nhận tâm linh liên quan. Số là trong Hội nghị Tổng kết năm Giáp Ngọ 2014 của Trung Tâm nghiên cứu Văn hóa cổ Đông phương (Hậu thân của Thăng Long Dịch học Nghĩa kỳ), một nhà nghiên cứu - nếu tôi nhớ không nhầm là ông Lê Văn Thành - phát biểu, đại ý: "Nước Nga được lãnh đạo bởi Vladimir Putin. Trong lịch sử Nga cũng rất nhiều lần bị xâm lược bởi ngoại bang, nhưng chúng đều thất bại trước những nhà lãnh đạo có họ là Vladimir - với những dẫn chứng lịch sử từ thời Nga Hoàng và gần nhất là liên quân 18 nước tấn công nước Nga với Vladimir Ilyich Lenin, đều thất bại. Cho nên với Vladimia Putin, nước Nga sẽ một lần nữa chiến thắng". Lão Gàn ngồi dưới chả nói gì cùng với số đông im lặng. Nhưng có một điều lão nghĩ rằng: Theo chính nhà nghiên cứu Lê Văn Thành(?) thì sự chiến thắng của những nhà lãnh đạo Nga có họ Vladimia chỉ trong điều kiện họ bị xâm lược. Nhưng Hoa Kỳ và Đồng minh chưa hề xua quân xâm lược Nga. Bởi vậy, đây chính là lối ra cho những quyết sách quốc tế liên quan đến đất nước này về mặt tâm linh. Quả giá dầu giảm đến xấp sỉ 30 USD/ Thùng là một ví dụ. Sang năm nước Nga cũng đã được nhắc tới trong "Lời tiên tri Bính thân 2016" - chưa công bố - của lão Gàn.1 like
-
Đến nay, gần 5 tháng đã trôi qua. 17/ 7 - 2/ 12 2015 lời dự đoán gây chấn động dư luận thế giới của các nhà khoa học Hoa Kỳ, về một trận động đất hủy diệt ở miền Tây Hoa Kỳ đã không xảy ra. Âm lịch thì hôm nay là 21/ 10 Ất Mùi. Như vậy còn đúng hai tháng nữa - 24 tháng Chạp Ất Mùi Việt lịch, Thiên Sứ tôi sẽ mở chai rượu xịn, cùng Hung nguyen và anh chị em Địa Lý Lạc Việt ăn mừng vì sự may mắn của nước Mỹ và sự ưu việt của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, so với tri thức của nền khoa học hiện đại, trong lĩnh vực dự báo động đất. Đây không phải là lần duy nhất ăn may, mà chúng tôi đã dự báo chính xác ngót cả trăm lần như vậy, ngay trên diễn đàn này.1 like
-
- Theo tương tác tuổi trong gia đình thì chỉ có vợ bạn sức khỏe yếu thôi. Nếu sức khỏe của bạn mà không tốt thì cần xem lại phong thủy nhà ở . - Chọn ngày động thổ thì phải biết hướng nhà bao nhiêu độ mới chọn được vì khi đó mới biết các hung tinh nằm ở đâu để mà tránh, nếu không biết mà đụng vào hung tinh là tai ương đấy .1 like