-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 30/12/2015 in Bài viết
-
Tiếng Việt
thienan liked a post in a topic by Lãn Miên
Chữ Văn 文 Thời nguyên thủy loài người mới chỉ biết săn bắt hái lượm, nên họ biết cái Vằn trên lông thú hay cái Vết chân chim trên đất bùn là đều có cho biết một loại thông tin gì đó, rồi con người cũng đưa các thông tin là tư duy của mình lên trên da hay đồ mặc của mình mà có từ “dệt hoa văn”, tiếng Thái từ “Dết” có nghĩa là làm: Dết = Dệt (Dệt = Vết = Viết = Vẽ) hoa Văn (Văn = Vằn). < TVGT>: Văn là nét vẽ đan xen chéo nhau; Vô phân thiết (文,交错的笔画. 無分切) – nét vẽ xen chéo nhau tức là cái Vằn (như vậy Văn 文 nghĩa là cái Vằn, tức cái hàm chứa thông tin); thiết “Vô 無 Phân 分” = Vân, Vân 云 có nghĩa là nói . Nói = Na 呐 = Và 話 = Vân 云 = Van = Văn 文 = Viết 曰 (như vậy Văn 文 cũng lại là Nói). Do vậy từ Văn mang nghĩa (1) là cái Chứa thông tin, Chứa = Chữ = Trữ, và (2) là Nói. Nho viết chữ Văn 文 nghĩa (1) là Chữ , (2) là Nói. Bản thân âm tiết “Văn” nó chính là âm tiết “Van” tức là Van Nài = Văn Nói. Nói = Gọi = Vois (tiếng Mĩ – “the vois of America” - VOA). Tiếng Triều Châu đọc chữ Văn 文 là “Vuông”, tiếng Quảng Châu đọc chữ Văn 文 là “Mảnh”, văn bằng cũng là mảnh bằng, vuông ruộng cũng là mảnh ruộng, thân mình cũng là mảnh thân (mảnh thân hình vuông 口 là một phần của chữ Kinh 京 nghĩa là con người , “Con 子 Minh 明” = Kinh = “Tử 子 Minh 明” = Tinh,là tinh hoa đất trời tạo nên, chữ Kinh 京 gồm Đầu (亠)+ Mình (口)+ Túc (小), là con người - Kinh 京 – tiến hóa Cao hơn loài vật nên làm Vua muôn loài, do vậy “King” tiếng Mĩ có nghĩa là Vua). Bản thân chữ Văn 文 chỉ là bốn nét vẽ lệch đi của Vuông 口, nhưng chữ Văn 文 biểu ý là cái Đầu (亠)và sự Giao ( X ) lưu như hai nét chéo nhau. Cổ đại kí hiệu Vuông 口 ám chỉ một cái để chuyển tải thông tin mà giao lưu với nhau, đó chính là cái “Mồm mở Tiếng” = Miệng, đồng thời cũng là cái Mồm để ăn tức cái “Vuông Chứa” = Vựa thức ăn, nên nó là “Vựa Ăn” = Văn. Miếng thức ăn = Mánh thức ăn = Mảnh thức ăn = Mẩu thức ăn = Khẩu thức ăn (còn gọi là khẩu phần), đều viết bằng kí hiệu một Vuông 口. Tiếng Việt có nôi khái niệm: Vuông口 = Vuông Vắn = Văn 文 = Vanh Vách 文 = Vành口 = Mảnh 文 = Miệng 口 = Miếng 口 = Mẩu 口 = Khẩu口= = Khôn 口 (tượng trưng đất) = Khuôn 口 = Khung 口 = Vùng 口 = Vuông 口 = nhấn “Vuông 口 Chi 之!” = Vi 口 (bộ thủ Vi 口 – nghĩa đen là vây bọc). Cái khí quan vẽ bằng hình Vuông 口, vừa dùng để chuyển tải thông tin, vừa dùng để ăn, Nho viết dùng chữ Khẩu 口. “Vuông Chữ Nho nhỏ”, QT Vo lấy giữa là còn “Chữ Nho”. Chữ Nho do vậy còn gọi là chữ “Vuông” hay chữ “Khẩu”. < TVGT>:口, 人所以言食也。象形。苦后切 (Khẩu, nhân sở dĩ ngôn thực dã. Tượng hình. Khổ Hậu thiết – Khẩu là cái người dùng để ăn và nói. Chữ tượng hình. Lướt “Khổ Hậu” = Khẩu). Đây chỉ là giải thích Khẩu là cái khí quan Miệng, còn ý chuyển nghĩa khác thì Khẩu là Văn (khẩu khí, khẩu ngữ), là cái vuông chứa thông tin, còn gọi bằng từ đôi là Văn Khẩu. Khẩu phiên thiết thành hai tiếng Khoa Đẩu, nên văn tự Khoa Đẩu chính là văn tự Khẩu 口 hay gọi là chữ Vuông口 tức “vuông Chữ Nho nhỏ” gọi vo là Chữ Nho. Cổ thư giải thích, sở dĩ gọi là chữ Khoa Đẩu là do nét chữ có đầu to đuôi nhỏ giống con Khoa Đẩu (con Nòng-Nọc) nên gọi như vậy. Con Nòng-Nọc vì có đặc điểm to đầu mà nhỏ đuôi , nên được gọi là con Khá Đầu (mà kém đuôi), từ Khá Đầu viết phiên âm bằng chữ Khoa Đấu 科 斗 có thêm bộ Trùng 虫 (loài Trùn) vào thành chữ mới là chữ Khoa Đẩu 蝌 蚪 để biểu thị con Nòng-Nọc. Đây là tên và chữ do nhà Nho đặt ra, thời Hứa Thận viết <Thuyết Văn Giải Tự> cách nay hai ngàn năm chưa có hai chữ này: Tra mạng từ điển <TVGT> 说文解字_说文解字在线查询- 词典网 www.cidianwang.com/shuowenjiezi/ thì được kết quả là câu trả lời: 抱歉,没有收录汉字 “蝌”- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Khoa 蝌”。 抱歉,没有收录汉字 “蚪”- Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Đẩu 蚪”。Chữ Nho là cái vuông chứa (thông tin) nho nhỏ, do vậy còn gọi là chữ “Vuông” hay chữ “Khẩu”, Khẩu phiên thiết thành “Khoa Đẩu”. Khẩu mặc nhiên mang nghĩa là vuông vì cái kí hiệu của nó có Hình Hài là một vuông, Việt văn gọi là “Hình Hài Vuông” hay “Hình Khẩu”, nhưng Hán văn thì gọi ngược là “Vuông hình Hài”, tức “Khẩu hình Hài” = Khải (Khẩu Hài thiết Khải). Như vậy chữ Khải (chữ Nho viết theo Khải thể - Khải Thư 楷書, có dùng từ 206 TCN) cũng là chữ “Vuông”- chữ “Khẩu” hay “Khoa Đẩu”. Hình Hài 形 骸 là một từ cấu trúc theo ngữ pháp Việt, cái đề là cái Hình形, cái thuyết là cái “Hột Cái” = Hài 骸, Hình Hài mang nghĩa là một cái hình trọn vẹn như cái hột giống – hột cái, Hột 核 = Cốt 骨 = Cái 骸 = Hột Cái = Hài 骸. Đối với đếm thời gian của một chu kỳ thì theo can chi, bắt đầu từ con nhỏ nhất là con Tí 子 (Con 子 = Nhón = Nhỏ = Nhi 兒 = Nhí = Tí 子 = Chí = Chút = Chuột. Tí 子 nghĩa là nhỏ, càng nhỏ tức "Tí 子 Nhiều 繞" = Tiểu 小) cho đến con thứ mười hai là con cuối cùng của chu kì thời gian, tức con “Hoàn 完 Thời 時” = Hợi 亥, Hợi 亥 được đặt tên cho con lợn là con được giết thịt cúng cuối năm (là lúc hoàn thời), thủ lợn luộc đặt trên mâm xôi (Thủ Lợn để cúng Thủ Lãnh), thịt lợn làm nhân bánh chưng. Vì ăn theo cái tên “Hoàn Thời” = Hợi, nên ở miền Nam còn gọi con lợn là con “Hợi ăn Theo” = Heo. Con 子 Lợn 猪 tiếng Tày là Tu 子 Đồn 猪, Hán ngữ gọi ngược là Đồn 猪 Tu 子 = “Lợn 猪 Tu 子” = Lú = “Tru 猪” = Chư 猪. Chữ Chư 猪 chỉ con lợn là chữ hoàn toàn hội ý, không mượn một âm "lợn" hay âm "Lú" nào mà lại đọc là Chư, chữ Chư 猪 gồm bộ Thỉ 豕 chỉ con "Thịt" và bộ Giả 者 chỉ con vật nuôi ở "Nhà", có nghĩa là con Thịt Nhà chứ không phải là con Thịt Rừng。Hình Vuông tức Hình hài Khẩu thì Hán văn gọi ngược là Khẩu Hình Hài = “Khẩu 口 hình 形 Hài 骸” = Khải 楷 ; chữ Khải gồm bộ Mộc 木 lấy từ chữ Hột 核 ghép với chữ Giai 皆 cho mượn âm, thành “Hột 核 Giai 皆” = Hài, nhưng mà ở đây là “Khẩu 口 Hài 骸” = Khải, nên gọi là chữ Khải hay Khải Thể, Khải Thư. Còn chữ Khoa 科 theo <TVGT>: 科, 程 也。苦 禾 切 - Khoa, trình dã. Khổ Hòa thiết (Khoa nghĩa là Bằng = Bình 平 = Trình 程, trình độ nào đó nghĩa là một độ bằng nào đó. Lướt “Khổ 苦 Hòa 禾” = Khoa, thực ra biểu ý chữ Khoa 科 đã là “Đong 斗 Lúa 禾” = Đũa, Đũa có nghĩa đen là Bằng, khi đong lúa người ta lấy cây thẳng gạt cho bằng miệng đấu, thành ngữ “so đũa bằng đầu”, vì Đũa là do lướt “Đôi que Vừa” = Đũa, là hai chiếc que bằng nhau). Đong lúa là dùng thể tích một vật đựng để đo lượng lúa, đo bằng thể tích vật đựng tức “Đo Trong” = Đong. Đong lúa thường dùng cái đan bằng tre là cái Mủng cầm tay (thể tích nhỏ), “Thập Mủng” = Thúng (thể tích lớn gấp mười Mủng), Nho viết từ Thúng bằng mượn chữ Thăng 升 cận âm. Nôi khái niệm Thăng = Thẳng = Thặng = Thắng đều hàm nghĩa “lên”. Xưa tính đơn vị mười Thăng 升 mới đầy bằng đầu một cái Đấu 斗 đóng bằng gỗ ván, là cái hộc mà mủng phải đong lâu mới đầy, cái ấy là cái “Đong Lâu” = Đấu 斗. <TVGT>: 斗 Đấu, 量 lượng 也 dã.。十 Thập 升 thăng 谓 vị 之 chi 斗 đấu. Trong đếm Thời gian người xưa dùng hệ đếm 12 Con, thì con cuối cùng kết thúc chu kỳ 12 là con “Hoàn 完 Thời 時” = Hợi 亥. Từ Hợi 亥 này được lấy để mệnh danh cho con Lợn, là con làm vật tế cuối năm (lúc Hết = Hoàn 完một thời 12 tháng). Con đầu là con nhỏ nhất tức con Tí 子 = Chí = Chút = Chuột (cũng như nhấn “Tí 子 Chứ!” = Tử 子 = “Thành Tử” = Thử 鼠, Thử 鼠 là chữ nho chỉ con Chuột), con Chí cũng là con rất nhỏ sống kí sinh trong bộ tóc con người. Nhưng ở hệ đếm số học của người Việt cổ thì chỉ có hai con số của hệ nhị phân là số 0 và số 1, đếm theo qui tắc số học nhị phân là 0+0=1 (thái âm thành dương), 1+1=0 (thái dương thành âm), 0+1=1 (cân bằng âm dương thành Đúng), 1+0=1 (cân bằng dương âm thành Đúng). Từ Đúng (là số 1, “number one!”)chỉ sự Trọn Vẹn (Tròn+Vuông = Hoàn + Toàn). Âm/Dương tương ứng 0/1, con số giá trị 0 trong hệ nhị phân này là con số thứ Nhất, con số giá trị 1 trong hệ nhị phân này là con số thứ Hai. Khi đếm thì người ta phải đếm từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất, là : 0 … 1 (tức thứ Nhất … thứ Hai) cứ thế mà quay vòng; từ Hai ở hệ này tương đương từ Hợi ở hệ 12 con nêu trên. Hết vòng tức Trọn Vẹn, tức được cho là Đúng, làm cho người đếm Hài lòng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nôi khái niệm chỉ sự Đúng (từ khẳng định) trong tiếng Việt là: Hầy (tiếng Nghệ của Việt Nam) = Hầy (tiếng Việt Đông – tức tiếng Quảng Châu) = Hay (tiếng Nhật, tương đương từ Ngay của tiếng Việt nghĩa là đúng trong cặp đối Ngay/Gian; từ phủ định của tiếng Nhật là “Nay” đúng cặp đối nguyên thủy cùng “rỡi” tương ứng Â/D = 0/1 trong tiếng Nhật là Nay/Hay ) = Hợi (số thứ tự trọn vẹn của hệ đếm thời gian 12 Con = Can chính là con Hợi 亥) = Hai (số thứ tự trọn vẹn của hệ đếm nhị phân chính là số thứ Hai) = Hài (hài lòng, cho là trọn vẹn, cho là đúng, là Hài) = =Phải (nghĩa là Đúng, cặp đối tương ứng D/Â = Ngay/Gian = Phải/Quấy). Con số “trọn vẹn” của hệ đếm nhị phân là con thứ Hai, nhấn “Hai Hai” = Hài, 0+0=1, thành 1 tức là thành Đúng. Bởi vậy từ “Hài” của tiếng Việt có nghĩa là Trọn Vẹn, nên từ ghép Hình Hài có nghĩa là cái hình trọn vẹn (không thiếu bất cứ bộ phận phải có nào), từ Hình Hài là ghép theo cấu trúc ngữ pháp Việt, đề (Hình) trước, thuyết (trọn vẹn – Hài) sau. Hình Hài chuyển nghĩa chỉ cái cơ thể. Hán ngữ dùng nguyên văn Hình Hài 形 骸 là mượn của tiếng Việt, nếu theo cú pháp Hán thì phải dùng là Hài Hình 骸 形 (thuyết trước, đề sau), như Hán văn dùng từ ghép Hài Cốt 骸 骨(thuyết trước, đề sau) nghĩa là “bộ xương (Cốt 骨) hoàn chỉnh (Hài 骸)” dùng chỉ bộ xương người chết, phải đầy đủ không thiếu đến một lóng xương ngón tay út. Hài mang nghĩa là trọn vẹn, âm dương cân bằng (đủ và vừa Hai tố), hoàn chỉnh, đầy đủ (bởi vậy mà làm cho con người ta Hài lòng, xã hội phải tốt lắm mới có được “xã hội Hài hòa 諧 和”, con người phải là khỏe mạnh mới có thông minh để mà biết Hài hước諧 謔, nhấn “Hài 諧 Hề 兮!” = Hề, như vai Hề chèo). Hài là Trọn Vẹn, nên cái Của trọn vẹn gọi là “Của Hài” = Cải, mà có từ đôi Của Cải (chứ Của Cải không phải là từ láy), đồng thời “Của Hài” = Cái, nên từ Cái cũng có nghĩa là trọn vẹn, toàn bộ, tổng thể, như các từ ghép: máy Cái, sông Cái (các suối nhỏ chỉ là chi lưu của nó), cột Cái (xem chùa một cột). Cái = Cốt = Cột = Hột = “Hột Cái” = Hài. Chữ Hài 骸 thì nho viết bằng biểu ý “Hợi 亥 Cốt 骨” = Hột [Hán ngữ mà thiết thì là “Hai 亥 Gu骨” = Hu, trật, không thành “He 核” như Hán ngữ đọc chữ Hột 核 ], nó là cái trọn vẹn (Hợi 亥) của tổng thể bộ khung (Cốt 骨), Hột cây cũng là chức năng đó cho cả đời của cây, Hài nhi (孩兒)cũng là chức năng đó cho cả đời của con người; đồng thời là “Cốt 骨 Hợi 亥” = Cỡi = nhấn “Cỡi Chi 之!” = Kị 騎 [Hán ngữ mà thiết thì là “Gu 骨 Hai 亥” = Gai, trật, Hán ngữ học theo chữ Kị 騎 mà phát âm lơ lớ là “Qí 騎”], ai được Cỡi mà chẳng Hài lòng vì quá sướng ?1 like -
Tiếng Việt
Thiên Sứ liked a post in a topic by Lãn Miên
Họ Nguyễn <Thuyết văn giải tự>: Nguyễn, Ngu Viễn thiết 虞 遠 切,giải thích Nguyễn là tên cái cổng ở Đại Quận. <Địa lý chí> viết: Đại Quận có Ngũ Nguyên Quan. Nguyễn là chữ chính, Nguyên chỉ là chữ cho mượn âm (代郡有五原關。阮者正字。原者叚借字也 – Đại Quận hữu Ngũ Nguyên quan. Nguyễn giả, chính tự. Nguyên giả, giả tá tự dã). 【< TVGT>: Ngu Viễn thiết Nguyễn 虞 遠 切 阮, nếu Hán ngữ mà đọc theo hướng dẫn thiết của Hứa Thận thì sẽ thiết như sau: “Yu 虞 Yuan 遠” = Yuan, trật, không thành Ruan như Hán ngữ đọc chữ Nguyễn 阮 là “Ruan 阮”, sao kỳ vậy? chắc thời đó cách nay hơn hai nghìn năm, Hứa Thận đã soạn sách TVGT theo tiếng Kinh của người Việt?】. Như vậy tức là chữ Nguyễn 阮 đã được phiên thiết thành hai chữ Ngũ 五 Nguyên 原, mà nói lái thì Ngũ Nguyên nói lái là Nguyễn 阮 Ngu 虞, tức Nguyễn có xuất xứ từ Ngu Thuấn. Bản thân chữ Nguyễn 阮 là ghép bằng chữ Phụ 阝với chữ Nguyên 元, tức nghĩa là ông bố đầu tiên, ông tổ, Phụ Nguyên nói lái là Nguyễn Phu tức Nguyễn là ông bố. <TVGT> giải thích “chữ Kinh 京 là cái Cao 高 của con người”, mà chữ Kinh 京 viết biểu ý chính là một con người, gồm Đầu (亠)+ Mình (口)+ Túc (小), đúng là Con = Kinh = Canh = Cao (cành cây hay cánh chim cũng đều ở trên cao). Chữ Kinh 京 chỉ dân tộc Kinh 京 có nghĩa đen là Người. Loài người làm chủ muôn loài nên tiếng Tây gọi “King” nghĩa là vua. Nôi khái niệm của vật nâng cao hay sự nâng cao là bắt đầu từ con số biểu trưng Dương là con số Một 1, chỉ ĐẤT, biểu diễn nó bằng hình tượng đất đùn lên thành một đống như đống mối, gọi là chữ “Đất đùn Một” = Đột 凸. Cái cụ thể là Đột 凸 dần dần chuyển nghĩa thành ĐẤT = Đột = Đội = Đài 台 = =Đồi = Lồi = Lòi = Thòi = Thồi = Thò = Thượng = DƯƠNG = Dôi = Đội = Đột = ĐẤT. Từ đôi Thồi Lồi (tiếng miền Trung) là từ trừu tượng chỉ sự Bướng (Dương = Bướng = Chướng = Chứng = Sừng Sững) để trách đứa trẻ con giở chứng không chịu nghe lời. Ngược với ĐẤT (vẽ tượng hình biểu ý bằng chữ Đột 凸) là NƯỚC = Ướt (vẽ tượng hình biểu ý bằng chữ Ao 凹 , chỉ cái ao nước), diễn biến thành NƯỚC = Ướt = Ao = Ổ = Hồ = Hà = Hố = Lỗ = =Lõm = Lấm = Đầm = Âm = Trầm = Trẫm = Trũng = Trụng = Nhúng = Nhão = Ao = Ướt = NƯỚC. Con người luôn Ước Ao hay Ao Ước kéo dài sự sống, mà sự sống bắt đầu từ Nước (vì khát Nước mà nhân loại còn wuýnh nhau dài dài). Nước = Ướt = Ao (lễ cầu mưa có từ cổ đại). Từ đôi Lõm Bõm chỉ chỗ trũng có nước (dân vùng trũng có tập quán đội thúng đi chợ, và còn được gọi là “dân cầu Tõm” vì một tập quán khác). Chữ Đột còn diễn biến thành nôi khái niệm vật nâng cao cụ thể hay sự nâng cao trừu tượng: Đột 凸 = Đùn = Đòn = Đôn = Tôn 吨 = Đồn = Đài 台 = Đê 堤 = Đội = Gối = Ghế = Kê = “Kê Chi 之!” = Kỷ 椅 = Kệ = Kiêu 驕 = Kiều橋 = Cầu = Cao = Trào = Trèo = =Leo = Kheo = Khiêu = Nghiêu = Nghễ = Ngạo 傲 = Ngật 屹 = Chất = Chồng. Vị trí địa lý một bên là Đất, một bên là Ao gọi là xứ “Đất 凸 + Ao 凹” = Đào, gọi là xứ Đào. Cho nên tiếng Việt gọi xứ sở mình bằng từ kép Đất Nước, một nửa là đất liền, một nửa là biển Đông. Xứ Đào nổi tiếng với gạo nàng Đào, lụa Đào, rượu hồng Đào. Đào = Đường = Thường, là đất Việt Thường của Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Đường Nghiêu là phiên thiết của chữ Điều = Đào. Ngu Thuấn là phiên thiết của chữ Nguyễn. Nghĩa biểu ý của chữ Nguyễn 阮 là ông bố đầu tiên (Phụ 阝Nguyên 元nói lái là Nguyễn Phu). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Hồ Qúi Ly đặt tên nước Đại Việt 大 越 là Đại Ngu 大 虞. Thời vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt tên nước là Đại Nam. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trên điện Thái Hòa kinh đô Huế có bài thơ: Văn hiến thiên niên quốc Xa thư vạn lý đồ Hồng Bàng khai tịch hậu Nam phục nhất Đường, Ngu 文 獻 千 年 國 車 書 萬 里 圖 鴻 厖 開 闢 後 南 服 一 唐 虞 Tạm dịch: Ngàn năm văn hiến nước ta Hà Đồ từng chở truyền xa nghìn trùng Hồng Bàng mở nước Việt Hùng Đại Nam dựng lại lẫy lừng sử xưa. Giải thích: “ Văn hiến thiên niên quốc” nghĩa là văn hiến ngàn năm của Nước. Chữ Quốc 國 có nghĩa là “Của Nước” = Quốc 國, Nước là chỉ lãnh thổ, của Nước viết bằng chữ Quốc 國 gồm nội dung là: đã khoanh Vùng ( 囗 ) Trời ( 一 ) Đất ( 口 ) và có vũ khí là cái Qua ( 戈 ) để bảo vệ. Cổ văn thường viết theo ngữ pháp Việt, câu “Trong của Nước” tức trong nước viết bằng hai chữ Trung Quốc (Hán văn dùng từ Quốc Nội chỉ trong nước). “Xa Thư vạn lý Đồ” ý nói văn hiến chính là Lạc Thư và Hà Đồ, được xe đi – chở đi – hàng vạn dặm, tiếng Việt Đông – Quảng Đông – cũng đọc chữ Xa 車 là “xe” mang nghĩa là chở, như tiếng Việt Nam; Lạc Thư, Hà Đồ nói tắt thì tóm cái đề là Thư, Đồ. “khai tịch hậu” nghĩa là mở ra (Khai 開 ) và kết thúc (Tịch 闢) rồi thì (Hậu 後). “Nam phục nhất Đường, Ngu” ý nói Đại Nam (nói tắt thì chỉ tóm cái đề là Nam), sẽ Phục Nhất nghĩa là làm (Phục 服) như sự thật (Nhất 一) là làm đúng lại sự thật lịch sử từ thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn;chữ Phục 服 này nghĩa là làm, như từ Phục Vụ 服 务 nghĩa là việc làm, khác với chữ Phục 复 này có nghĩa là lại, như từ Khôi Phục 恢 复, Hồi Phục 回 复. Chữ Nhất 一, nhất là số 1, chuyển nghĩa chỉ sự Chính (Chắc = 1), là sự Thật – “Như sự Thật” = Nhất; ngược với số 0, chuyển nghĩa chỉ sự Tà, sự Sai, bóp méo sự thật. Bản dịch của Nhà Sử học Dương Trung Quốc (http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=5045.): “Nước ngàn năm văn hiến Vạn dặm một sơn hà Từ Hồng Bàng mở nước Thịnh trị nước Nam ta”1 like