• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/12/2015 in Bài viết

  1. Nhật Bản đẩy mạnh chính sách quốc phòng không phải vì ông Abe là Thủ tướng Đông Bình 25/12/15 09:04 Thảo luận (0) (GDVN) - Ngân sách quốc phòng Nhật Bản cao kỷ lục, tập trung phòng thủ đảo nhỏ, đối phó Trung Quốc, tiếp tục thực thi chính sách an ninh cứng rắn. Trung Quốc muốn triển khai chiến lược “chuỗi ngọc trai” áp sát Nhật Bản Tham chiến quá nhiều khiến Mỹ thiếu tiền chi cho tàu sân bay? Chiến lược của Nhật chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông Hội nghị nội các ngày 24/12 của Chính phủ Nhật Bản đã thông qua ngân sách năm tài khóa 2016. Báo chí quốc tế ngày 24/12 đã đăng nhiều bài viết về vấn đề này. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản Tổng ngân sách năm tài khóa 2016 là 96.720 tỷ yên (gần 800 tỷ USD), tăng 380 tỷ yên so với ngân sách ban đầu năm tài khóa 2015, tăng 4 năm liên tục. Nguyên nhân là do tiến trình già hóa dân số tăng nhanh, những chi phí an sinh xã hội như y tế, chăm sóc tăng nhiều. Do thu thuế tăng lên, lượng phát hành trái phiếu chính phủ mới giảm 2.430 tỷ yên so với năm tài khóa 2015, xuống còn 34.430 tỷ yên. Ngân sách quốc phòng cao kỷ lục Trong tổng ngân sách nhà nước năm 2016 được Chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 24/12, ngân sách quốc phòng đã đạt mức cao kỷ lục mới, với 5.050 tỷ yên (41,8 tỷ USD), bắt đầu từ tháng 4/2016. Theo Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 24/12, quyết định tăng ngân sách quốc phòng lần này của Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không nằm ngoài dự tính. Từ năm 2012 trở đi, chính quyền Shinzo Abe đã tìm kiếm khả năng tăng ngân sách quốc phòng vì nhiều lý do. Tờ Mainichi Shimbun Nhật Bản phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tăng mạnh liên tục là “do lo ngại các hoạt động của Trung Quốc trên biển, nhằm tăng cường công tác phòng vệ quần đảo tây nam”. Với ngân sách này, Tokyo sẽ tập trung vào tăng cường bảo vệ cho các đảo phía tây nam kéo dài từ các hòn đảo chính của Nhật Bản đến vùng biển gần Đài Loan. Khoản chi trên sẽ được phân bổ từ ngân sách quốc gia và sẽ được trình lên Quốc hội Nhật Bản để thảo luận và thông qua vào đầu năm 2016. Ngân sách quốc phòng 2016 cao hơn 1,5% so với mức chi trong năm tài khóa 2015, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng. Theo tuyên truyền của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc, từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền lần thứ hai, chính quyền của ông đã đẩy nhanh các bước “bình thường hóa” quân sự, tìm kiếm khả năng trở thành nước lớn về chính trị, quân sự. Theo hãng tin Reuters Anh, Mỹ luôn thúc đẩy Nhật Bản từ bỏ chính sách phòng vệ đảo đã thực hiện vài chục năm để giúp họ phát huy thực lực quân sự tốt hơn ở châu Á. Đáp lại, Lực lượng Phòng vệ đã tích cực hành động, phối hợp với kế hoạch tự do đi lại của Mỹ. Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lần này là để hỗ trợ tài chính cho rất nhiều hành động quân sự, tập trung thực hiện giấc mơ quân đội mạnh của ông Shinzo Abe. Lữ Diệu Đông – chủ nhiệm phòng nghiên cứu ngoại giao, Viện nghiên cứu Nhật Bản – Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Chính phủ Nhật Bản muốn thông qua ngân sách quốc phòng vào năm tới để hỗ trợ tài chính cho bình thường hóa về quân sự. Họ muốn tìm một lý do hợp lý và Trung Quốc chỉ là cái cớ để họ đạt được mục đích này. Theo Lữ Diệu Đông, nguyên nhân chính tăng ngân sách quốc phòng là để tăng cường tiếng nói và cảm giác hiện diện của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thực hiện chủ nghĩa hòa bình tích cực của Nhật Bản và phối hợp với chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ. Cố vấn nội các của ông Shinzo Abe Tomohiko Taniguchi cho biết: “Chúng tôi lần đầu tiên có thể lập tức thực hiện tự vệ tập thể với Mỹ và các nước khác, mọi người cảm thấy chúng tôi cuối cùng có thể thoát khỏi trói buộc”. Biên đội tàu ngầm, tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Tiếp tục thực hiện chính sách cứng rắn Theo hãng tin Reuters Anh, nhiều quan chức Nhật Bản cho rằng, chính sách an ninh cứng rắn hiện nay không phải hoàn toàn là do ông Shinzo Abe thúc đẩy. Chính sách này có nguồn gốc rất sâu xa, vì vậy, nó được duy trì mạnh mẽ sau khi ông Shinzo Abe rời nhiệm. Nghị sĩ Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda cho rằng: “Sự thay đổi về thái độ quốc phòng hoàn toàn không phải vì ông Shinzo Abe là Thủ tướng, mà là vấn đề phải làm của chúng tôi”. Ngày 16/12, tại một hội nghị cán bộ cấp cao của Lực lượng Phòng vệ, ông Shinzo Abe cho rằng, Lực lượng Phòng vệ phải nhìn xa trông rộng, tích cực hoạt động trên toàn thế giới, đồng thời ám chỉ sau khi Luật an ninh có hiệu lực vào tháng 3/2016, Lực lượng Phòng vệ sẽ tích cực tiến hành hoạt động ở nước ngoài. Lữ Diệu Đông cho rằng, trong tình hình xã hội Nhật Bản có xu hướng bảo thủ hóa về tổng thể, chính sách an ninh cứng rắn cũng sẽ được tiếp tục, cho dù ông Shinzo Abe có ra đi. Sửa đổi Hiến pháp hòa bình là tư tưởng đã định của đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản. Tình hình trong tương lai có thể sẽ hòa dịu, nhưng đường lối chính tăng cường thực lực phòng vệ sẽ không thay đổi. Đông Bình =========================== Logic mang tính tất yếu là Nhật Bản phải là thành viên quan trọng trong "canh bạc cuối cùng", quan trọng hơn cả Ấn Độ - là ứng cử viên bổ sung của lão Gàn. Hì. Điều này đã có sẵn trong bức tranh chính trị quốc tế nổi tiếng mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng". Nó có trước cả khi ông Abe đắc cử làm thủ tướng. Bởi vậy việc Nhật Bản đẩy mạnh chính sách quốc phòng không phải vì ông Abe là Thủ tướng, mà là tất yếu đã được tiên tri. Những hàng động của ông Abe, chỉ việc phù hợp với quy luật có thể tiên tri mà thôi. Không có gì là lạ.
    1 like
  2. CÔ GÁI ẤN ĐỘ VÀ MẶT TRẬN PHÍA SAU TRUNG QUỐC. ====================================== New Delhi sẵn sàng "ứng chiến mức độ cao" với Trung Quốc? Hải Võ | 25/12/2015 13:33 Hải quân Ấn Độ chuẩn bị tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn trên Ấn Độ Dương, trong khi quân đội Trung Quốc cũng tập trận bắn đạn thật tại vùng biển này. Tàu INS Shakti của Ấn Độ và tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ trong cuộc tập trận Malabar hồi năm 2012. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Hải quân Ấn Độ tập trận quy mô đối phó Trung Quốc Trong 2 tuần tiếp theo, hàng chục chiến hạm, tàu ngầm hạt nhân cùng với tàu sân bay của quân đội Ấn Độ sẽ tham gia cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển phía Đông Ấn Độ, trong phạm vi từ Vịnh Bengal kéo tới biển Andaman. Tờ The New Indian Express (Ấn Độ) hôm 24/12 phân tích, mục đích của cuộc tập trận này là nhằm đối phó với việc Hải quân Trung Quốc ngày càng gia tăng hoạt động quân sự ở vùng biển khu vực này. Hải quân Ấn Độ cần phải dùng "trạng thái ứng chiến mức độ cao" để đối đầu mới mối đe dọa quân sự trong tương lai, bao gồm nguy cơ đến từ Trung Quốc, tờ báo cho biết. Thông báo của Hải quân nước này hôm 24 còn tiết lộ, nhiều tàu chiến đã được điều động đặc biệt từ bờ Tây Ấn Độ để tham gia tập trận. Theo hãng thông tấn Ấn Độ PTI, trong vài chục năm qua, các tàu ngầm Trung Quốc đã hiện diện tại Ấn Độ Dương với tần suất không ngừng gia tăng. Bất chấp Bắc Kinh tuyên bố hành động của họ chỉ nhằm phục vụ hoạt động chống cướp biển, song cơ quan an ninh quốc gia Ấn Độ luôn giữ thái độ nghi ngờ trước chủ trương của Trung Quốc. Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), số lượng và quy mô các cuộc tập trận mà quân đội Ấn Độ tiến hành trên Ấn Độ Dương cũng gia tăng liên tục trong những năm trở lại đây. New Delhi thường xuyên tổ chức tập trận chung với Mỹ, Nga và gần đây là cả Nhật Bản, khiến Bắc Kinh không hài lòng. Phân tích trên tờ này cho rằng việc Ấn Độ tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển khu vực này là "ý đồ kiềm chế Trung Quốc một cách rõ ràng". Hoàn Cầu cho rằng, báo chí Ấn Độ tỏ rõ lập trường này khi thường tuyên bố "New Delhi gửi thông điệp đến Trung Quốc" trong các bản tin về hoạt động của quân đội. Theo Hoàn Cầu, Hải quân Trung Quốc xem việc Hải quân Ấn Độ tổ chức tập luyện ở vùng biển quốc tế "là hành động bình thường", "không mang ý nghĩa đặc biệt nhằm vào một nước nào đó". Cùng thời gian Ấn Độ tổ chức tập trận quy mô lớn sắp tới, một cơ quan thuộc quân đội Trung Quốc cũng đang tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Ấn Độ Dương. Về sự hiện diện thường xuyên ở Ấn Độ Dương của tàu ngầm Trung Quốc, Hoàn Cầu cho hay, Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố đây là "nhu cầu hàng hải bình thường" và khẳng định đã thông báo đầy đủ với phía Ấn Độ khi dừng đỗ ở các cảng tiếp tế, "không xâm phạm lợi ích của nước nào". Tàu INS Shakti của Ấn Độ và tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ trong cuộc tập trận Malabar hồi năm 2012. Ảnh: Wikipedia Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ không can thiệp vào biển Đông Mối quan ngại của Trung Quốc về vai trò của New Delhi trong tình hình biển Đông trở nên rõ rệt hơn sau tuyên bố chung của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cùng người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi hôm 13/12 vừa qua. Hai nhà lãnh đạo khẳng định "tuyến giao thông biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh năng lượng cũng như hòa bình thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" và kêu gọi "tất cả các nước tránh hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng". Giới quan sát đánh giá tuyên bố này là sự chỉ trích "không đích danh" đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, đồng thời chứng minh sợi dây liên kết từ Ấn Độ Dương sang Tây Thái Bình Dương đang dần hiện hữu rõ rệt. Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Nhạc Ngọc Thành hôm 19/12 đã lên tiếng cảnh cáo: "Các quốc gia ngoài khu vực không nên can thiệp vào biển Đông. Điều này chỉ làm tình hình diễn biến tồi tệ hơn." Tuyên bố này của ông Nhạc được đưa ra trong cuộc Đối thoại "Thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương: Ấn Độ và sự can dự lớn hơn" do nhật báo Deccan Herald của Ấn Độ tổ chức. Theo Deccan Herald, ông Nhạc ám chỉ Mỹ-Ấn đang "dấn thêm 1 bước" trong việc can thiệp vào biển Đông và tuyên bố Bắc Kinh "sẽ tiếp tục gìn giữ an ninh, hòa bình khu vực". Nhật và Ấn Độ lần đầu tiên đạt được nhận thức chung về vấn đề biển Đông. Ảnh: waltonian.com Nhạc Ngọc Thành cảnh cáo Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận hải quân chung thường niên mang tên Malabar "không nên phá hoại ổn định khu vực biển xung quanh Trung Quốc". Trước đó, ông Nhạc hôm 17 cũng đòi hỏi New Delhi "bảo đảm những hoạt động trên biển 3 bên như trên hoặc các mối quan hệ quốc phòng với quốc gia khác có lợi cho hòa bình, ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Trong các tuyên bố của mình, Nhạc Ngọc Thành cũng ngang ngược lặp lại khẳng định vô giá trị rằng "các đường biên giới mà Bắc Kinh vạch ra trên biển Đông là hợp pháp" và "tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không thể tranh cãi". Phát biểu tại cuộc Đối thoại trên, Đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành cho biết căng thẳng ở biển Đông nổi lên là một vấn đề an ninh chủ chốt có thể gây trở ngại cho giấc mơ về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương. Đại sứ bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp ở biển Đông khi Trung Quốc tiến hành hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa (trái phép-PV) ở quy mô chưa từng có. Đại sứ Tôn Sinh Thành tuyên bố Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì nơi đây trên thực tế do Việt Nam sở hữu và quản lý một cách hòa bình và liên tục từ thế kỷ thứ 17. Mỹ thất hứa khiến Nga không thể đạt điều kiện tất yếu để chống IS theo Thế giới trẻ
    1 like
  3. Họ Nguyễn <Thuyết văn giải tự>: Nguyễn, Ngu Viễn thiết 虞 遠 切,giải thích Nguyễn là tên cái cổng ở Đại Quận. <Địa lý chí> viết: Đại Quận có Ngũ Nguyên Quan. Nguyễn là chữ chính, Nguyên chỉ là chữ cho mượn âm (代郡有五原關。阮者正字。原者叚借字也 – Đại Quận hữu Ngũ Nguyên quan. Nguyễn giả, chính tự. Nguyên giả, giả tá tự dã). 【< TVGT>: Ngu Viễn thiết Nguyễn 虞 遠 切 阮, nếu Hán ngữ mà đọc theo hướng dẫn thiết của Hứa Thận thì sẽ thiết như sau: “Yu 虞 Yuan 遠” = Yuan, trật, không thành Ruan như Hán ngữ đọc chữ Nguyễn 阮 là “Ruan 阮”, sao kỳ vậy? chắc thời đó cách nay hơn hai nghìn năm, Hứa Thận đã soạn sách TVGT theo tiếng Kinh của người Việt?】. Như vậy tức là chữ Nguyễn 阮 đã được phiên thiết thành hai chữ Ngũ 五 Nguyên 原, mà nói lái thì Ngũ Nguyên nói lái là Nguyễn 阮 Ngu 虞, tức Nguyễn có xuất xứ từ Ngu Thuấn. Bản thân chữ Nguyễn 阮 là ghép bằng chữ Phụ 阝với chữ Nguyên 元, tức nghĩa là ông bố đầu tiên, ông tổ, Phụ Nguyên nói lái là Nguyễn Phu tức Nguyễn là ông bố. <TVGT> giải thích “chữ Kinh 京 là cái Cao 高 của con người”, mà chữ Kinh 京 viết biểu ý chính là một con người, gồm Đầu (亠)+ Mình (口)+ Túc (小), đúng là Con = Kinh = Canh = Cao (cành cây hay cánh chim cũng đều ở trên cao). Chữ Kinh 京 chỉ dân tộc Kinh 京 có nghĩa đen là Người. Loài người làm chủ muôn loài nên tiếng Tây gọi “King” nghĩa là vua. Nôi khái niệm của vật nâng cao hay sự nâng cao là bắt đầu từ con số biểu trưng Dương là con số Một 1, chỉ ĐẤT, biểu diễn nó bằng hình tượng đất đùn lên thành một đống như đống mối, gọi là chữ “Đất đùn Một” = Đột 凸. Cái cụ thể là Đột 凸 dần dần chuyển nghĩa thành ĐẤT = Đột = Đội = Đài 台 = =Đồi = Lồi = Lòi = Thòi = Thồi = Thò = Thượng = DƯƠNG = Dôi = Đội = Đột = ĐẤT. Từ đôi Thồi Lồi (tiếng miền Trung) là từ trừu tượng chỉ sự Bướng (Dương = Bướng = Chướng = Chứng = Sừng Sững) để trách đứa trẻ con giở chứng không chịu nghe lời. Ngược với ĐẤT (vẽ tượng hình biểu ý bằng chữ Đột 凸) là NƯỚC = Ướt (vẽ tượng hình biểu ý bằng chữ Ao 凹 , chỉ cái ao nước), diễn biến thành NƯỚC = Ướt = Ao = Ổ = Hồ = Hà = Hố = Lỗ = =Lõm = Lấm = Đầm = Âm = Trầm = Trẫm = Trũng = Trụng = Nhúng = Nhão = Ao = Ướt = NƯỚC. Con người luôn Ước Ao hay Ao Ước kéo dài sự sống, mà sự sống bắt đầu từ Nước (vì khát Nước mà nhân loại còn wuýnh nhau dài dài). Nước = Ướt = Ao (lễ cầu mưa có từ cổ đại). Từ đôi Lõm Bõm chỉ chỗ trũng có nước (dân vùng trũng có tập quán đội thúng đi chợ, và còn được gọi là “dân cầu Tõm” vì một tập quán khác). Chữ Đột còn diễn biến thành nôi khái niệm vật nâng cao cụ thể hay sự nâng cao trừu tượng: Đột 凸 = Đùn = Đòn = Đôn = Tôn 吨 = Đồn = Đài 台 = Đê 堤 = Đội = Gối = Ghế = Kê = “Kê Chi 之!” = Kỷ 椅 = Kệ = Kiêu 驕 = Kiều橋 = Cầu = Cao = Trào = Trèo = =Leo = Kheo = Khiêu = Nghiêu = Nghễ = Ngạo 傲 = Ngật 屹 = Chất = Chồng. Vị trí địa lý một bên là Đất, một bên là Ao gọi là xứ “Đất 凸 + Ao 凹” = Đào, gọi là xứ Đào. Cho nên tiếng Việt gọi xứ sở mình bằng từ kép Đất Nước, một nửa là đất liền, một nửa là biển Đông. Xứ Đào nổi tiếng với gạo nàng Đào, lụa Đào, rượu hồng Đào. Đào = Đường = Thường, là đất Việt Thường của Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Đường Nghiêu là phiên thiết của chữ Điều = Đào. Ngu Thuấn là phiên thiết của chữ Nguyễn. Nghĩa biểu ý của chữ Nguyễn 阮 là ông bố đầu tiên (Phụ 阝Nguyên 元nói lái là Nguyễn Phu). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Hồ Qúi Ly đặt tên nước Đại Việt 大 越 là Đại Ngu 大 虞. Thời vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt tên nước là Đại Nam. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trên điện Thái Hòa kinh đô Huế có bài thơ: Văn hiến thiên niên quốc Xa thư vạn lý đồ Hồng Bàng khai tịch hậu Nam phục nhất Đường, Ngu 文 獻 千 年 國 車 書 萬 里 圖 鴻 厖 開 闢 後 南 服 一 唐 虞 Tạm dịch: Ngàn năm văn hiến nước ta Hà Đồ từng chở truyền xa nghìn trùng Hồng Bàng mở nước Việt Hùng Đại Nam dựng lại lẫy lừng sử xưa. Giải thích: “ Văn hiến thiên niên quốc” nghĩa là văn hiến ngàn năm của Nước. Chữ Quốc 國 có nghĩa là “Của Nước” = Quốc 國, Nước là chỉ lãnh thổ, của Nước viết bằng chữ Quốc 國 gồm nội dung là: đã khoanh Vùng ( 囗 ) Trời ( 一 ) Đất ( 口 ) và có vũ khí là cái Qua ( 戈 ) để bảo vệ. Cổ văn thường viết theo ngữ pháp Việt, câu “Trong của Nước” tức trong nước viết bằng hai chữ Trung Quốc (Hán văn dùng từ Quốc Nội chỉ trong nước). “Xa Thư vạn lý Đồ” ý nói văn hiến chính là Lạc Thư và Hà Đồ, được xe đi – chở đi – hàng vạn dặm, tiếng Việt Đông – Quảng Đông – cũng đọc chữ Xa 車 là “xe” mang nghĩa là chở, như tiếng Việt Nam; Lạc Thư, Hà Đồ nói tắt thì tóm cái đề là Thư, Đồ. “khai tịch hậu” nghĩa là mở ra (Khai 開 ) và kết thúc (Tịch 闢) rồi thì (Hậu 後). “Nam phục nhất Đường, Ngu” ý nói Đại Nam (nói tắt thì chỉ tóm cái đề là Nam), sẽ Phục Nhất nghĩa là làm (Phục 服) như sự thật (Nhất 一) là làm đúng lại sự thật lịch sử từ thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn;chữ Phục 服 này nghĩa là làm, như từ Phục Vụ 服 务 nghĩa là việc làm, khác với chữ Phục 复 này có nghĩa là lại, như từ Khôi Phục 恢 复, Hồi Phục 回 复. Chữ Nhất 一, nhất là số 1, chuyển nghĩa chỉ sự Chính (Chắc = 1), là sự Thật – “Như sự Thật” = Nhất; ngược với số 0, chuyển nghĩa chỉ sự Tà, sự Sai, bóp méo sự thật. Bản dịch của Nhà Sử học Dương Trung Quốc (http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=5045.): “Nước ngàn năm văn hiến Vạn dặm một sơn hà Từ Hồng Bàng mở nước Thịnh trị nước Nam ta”
    1 like