-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/12/2015 in Bài viết
-
Quán vắng!
thienan liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tặng học sinh nghèo suất ăn trưa, nhân viên căn-tin mất việc 24/12/2015 11:31 GMT+7 TTO - Nhân viên Dalene Bowden tại căn-tin một trường học ở Idaho, Mỹ vừa mất việc vì tặng cho một học sinh 12 tuổi không có tiền một suất trưa của căn-tin ... Nhân viên Dalene Bowden bị sa thải vì phát miễn phí suất ăn trưa cho học sinh Ảnh: Idaho State Journal Điều này đã làm dấy lên phản ứng tức giận của cộng đồng mạng. Christian Science Monitor ngày 23-12 đưa tin hành động trên của Bowden là một câu chuyện cảm động mùa Giáng sinh và gọi cô Bowden là "quý bà bữa trưa". Theo đó một học sinh 12 tuổi tại Trường Irving Middle School ở Pocatello, Idaho đã nói với Bowden rằng mình rất đói nhưng không có tiền để trả cho bữa trưa. Rất nhanh và dường như chẳng nghĩ ngợi gì, Bowden trao cho học sinh này một suất ăn trưa trị giá 1,7 USD của căn-tin. Tuy hành động đó mang lại niềm vui cho người học trò đó nhưng lại là nỗi buồn của Bowden khi bà bị đuổi việc. Câu chuyện về hành động ấm áp này lan truyền trên mạng và trong giới chính trị gia nước Mỹ. Fox News cho biết người giám sát tại căn-tin đã nhìn thấy hành động này của Bowden và sau đó hội đồng trường học tại Pocatello ra quyết định sa thải bà. Lý do bị đuổi là do bà Bowden đã ăn trộm tài sản của trường và thực hiện không đúng quy định khâu nhận đặt món, nhận tiền và phục vụ bữa ăn. Câu chuyện của bà Bowden nhận được hành trăm bình luận trên mạng xã hội và mở ra một cuộc tranh luận công khai trực tuyến yêu cầu để bà Bowden quay trở lại công việc tại Irving. Bà Bowden cho biết thêm bà đã đề nghị được trả số tiền 1,7 USD cho bữa ăn trưa của người học sinh đó nhưng giám sát viên tại nơi bà làm việc đã từ chối đề xuất này. Hội đồng đã từ chối bình luận về việc cho bà Bowden nghỉ việc, lập luận rằng đây là vấn đề cá nhân trong khi trang Idaho Statesman cho biết phóng viên không thể liên lạc để xin bình luận từ các nhà chức trách của trường. Trong khi phát ngôn viên của hội đồng Shelley Allen lưu ý với các bậc phụ huynh rằng những học sinh nào nợ hơn 11 USD trong hóa đơn thanh toán thức ăn thì những bữa ăn sau đó chỉ nhận được một vài thứ để ăn như bơ đậu phộng và bánh mì sandwich cùng sữa, những thức ăn thêm khác nữa là không thể. Học sinh trong câu chuyện cũng rơi vào trường hợp trên. ANH THƯ ============================ Vừa mới viết ở bài trên mấy câu: Chưa ráo mực thì xem được chuyện này. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH1 like -
Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát? Thứ ba, 26/05/2015 - 07:05 Nhìn trên bàn cờ lớn, các diễn biến trên Biển Đông hiện nay cho thấy đây không còn là vấn đề an ninh khu vực thuần túy, mà là vấn đề an ninh toàn cầu. Ấn dưới các “hành động lên gân” là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đang tiến rất gần đến “ngưỡng nguy hiểm”. Cái bẫy Thucydides (Thucydies Trap) Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phức tạp với những mặt hay, dở; trái, ngược cùng song hành tồn tại. Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc hình thành các nền văn minh vĩ đại, tính nhân văn cao cả, thì nhân loại cũng chứng kiến những cuộc cuộc “quần hùng, tranh bá” gây ra bao bất ổn, bi thương cho nhân loại. Graham Allison, Giáo sư chính trị học của Harvard, gọi hiện tượng này là “Cái bẫy Thucydides” và thuật ngữ này hiện được dùng khá phổ biến trong giới nghiên nghiên cứu chính trị.Graham nghiên cứu lịch sử thế giới trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp khi một cường quốc mới trỗi dậy tìm cách “soán ngôi” của một cường quốc khác và thay đổi trật tự đã được thiết lập, thì 12 trường hợp đưa đến kết cục là chiến tranh. Từ góc độ lịch sử, Graham có lý do để không lạc quan về chiều hướng phát triển của quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời liên tục cảnh báo hai quốc gia này không rơi vào “Cái bẫy Thucydides”. “Định mệnh” Cách đây không lâu, giới phân tích chính trị quốc tế khá lạc quan về quan hệ Trung-Mỹ. Nhiều người cho rằng xu hướng chỉ là xu hướng chứ không phải định mệnh và quan hệ Trung-Mỹ “khác xa” quan hệ giữa các nước lớn trong lịch sử. Lấy quan hệ Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh lạnh để so sánh, họ cho rằng quan hệ Trung-Mỹ khác xa về mức độ tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Chẳng hạn, con số 2.000 tỷ USD là tổng đầu tư trực tiếp từ Mỹ, quan hệ thương mại hai chiều và toàn bộ trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu. Rồi mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay chở 30.000 công dân Trung Quốc đến các thành phố khác nhau của Mỹ, và khoảng 10.000 công dân Mỹ đến Trung Quốc làm ăn, du lịch. Bên cạnh đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều là thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, rất cần nhau trong việc giải quyết những hồ sơ toàn cầu quan trọng như chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân của CHDC nhân dân Triều Tiên. Hình ảnh TQ xây dựng trái phép tại phía trái đảo Gạc Ma do phóng viên VietNamNet chụp. (Ảnh: Huy Phong) Đó là chưa nói đến việc cả Trung Quốc và Mỹ đều là những cường quốc quân sự, cường quốc hạt nhân và cả hai sẽ bị “sứt đầu, mẻ trán” nghiêm trọng nếu xảy ra bất kỳ đụng độ quân sự nào. Theo đó, trong bất kể trường hợp nào cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng tránh xung đột, tuy rằng trong một số trường hợp họ có nhu cầu đẩy căng thẳng lên để “làm giá” rồi sau đó tìm cách thỏa hiệp với nhau và thỏa hiệp trên lưng các nước khác. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Mỹ hiện đang có những chuyển biến rất nhanh. Chưa bao giờ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay lại có nhiều báo cáo từ các Viện, các trung tâm nghiên cứu có uy tín của Mỹ như CNAS (Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới), CSIS (Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược), CFR (Hội đồng Đối ngoại); sách, bài trên các tạp chí tên tuổi như Foreign Affairs, Foreign Policy, the National Interests…; các cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ xuất hiện với tần suất dày đặc như hiện nay bàn về Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Nội dung chủ yếu bàn về sự quyết đoán trong chính sách an ninh-đối ngoại của Trung Quốc, các thách thức an ninh của Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ, sự thất bại trong chính sách can dự của Mỹ, những căng thẳng khó tránh trong quan hệ Trung-Mỹ, cùng những đòi hỏi Mỹ phải có cách tiếp cận mới, cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Còn về phía Trung Quốc, các phản ứng thể hiện rõ sự ngờ vực chiến lược đối với Mỹ, quyết tâm thực hiện “Giấc mơ phục hưng Trung Hoa”, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc biển, cường quốc thế giới. Các tuyên bố và cách làm của Trung Quốc không còn úp mở, mà thể hiện rõ: “nguyên trạng” khu vực hiện không còn “nguyên” nữa, mà đang thay đổi; Trung Quốc chính là nguyên nhân, là động lực, là trung tâm của sự thay đổi đó; Mỹ và các quốc gia ở khu vực phải chấp nhận và điều chỉnh theo thực tế đó. Cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy “Cái bẫy Thucydides” nguy hiểm đang rình rập và tìm mọi cách thoát ra. Tuy nhiên, khi không có một cái hãm đủ mạnh, khi so sánh lực lượng hai bên đang tiến tới chỗ ngang bằng thì việc cố gắng “quẫy ra” lại vô hình trung làm cho họ tiến nhanh, tiến gần hơn “Cái bẫy Thucydides” định mệnh. Phải chăng các cố gắng thiết lập thêm các kênh đối thoại Trung-Mỹ (hiện lên tới trên 100) là những nỗ lực vô vọng hòng “bịt” các lỗ hổng thiếu lòng tin chiến lược? Phải chăng các nỗ lực xây dựng “Quan hệ nước lớn kiểu mới”cũng là những nỗ lực vô vọng làm “trì hoãn” các xung đột, các mâu thuẫn mang tính cơ cấu ngày càng trở nên khó điều hòa? Biển Đông: Tâm điểm của “Cái bẫy Thucydides” Không nghi ngờ gì nữa, tâm điểm cạnh tranh Trung-Mỹ hiện nay chính là Biển Đông, mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Châu Viên vào tháng 11/2014. (Ảnh: CSIS) Việc cả Trung Quốc và Mỹ đều cứng rắn, không nhân nhượng lẫn nhau, nổi bật nhất là việc Trung Quốc tôn tạo đảo nhân tạo và tìm cách giải thích luật quốc tế theo cách riêng của mình, cho thấy rõ: Đối với Trung Quốc, Biển Đông là biển quan trọng nhất trong Tứ Hải của Bắc Kinh và việc kiểm soát, khống chế Biển Đông mang ý nghĩa sống còn trong việc đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới. Đối với Mỹ, việc “mất” Biển Đông, tức để Trung Quốc kiểm soát và khống chế vùng biển quan trọng này, thì vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ bị lung lay nghiêm trọng, do nảy sinh thách thức đối với: (i) sự an toàn của 40% tổng thương mại, 50% nguồn năng lượng nhập khẩu thế giới đi qua khu vực Biển Đông; (ii) nguyên tắc tối thượng về tự do hàng hải – nguyên tắc mà nhờ đó Mỹ đã phát triển và duy trì vị thế siêu cường; (iii) Các diễn giải luật quốc tế theo cách riêng của Trung Quốc về quy chế đối với đảo không người ở, thành quy chế đảo có người ở và nếu không bị “ngăn chặn” thì có thể đưa đến các diễn giải khác nữa về luật quốc tế; (iv) Cam kết của Mỹ đối với đảm bảo an ninh quốc tế. Rõ ràng, các lợi ích quốc gia, lợi ích sống còn của cả Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông là quá lớn và hai bên có rất ít dư địa để thỏa hiệp. Tuy nhiên, việc “chiến” hay “hòa”, hay hình thức quản lý xung đột lợi ích ở khu vực này ra sao thì không chỉ do Trung-Mỹ quyết định. Hoàng Anh Tuấn (Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Bộ Ngoại giao) Theo Vietnamnet ======================= Hình như bài này, lão Gàn đã đưa lên topic này rồi thì phải? Nhưng dù đưa rồi và đã phân tích; hoặc là chưa, thì lần này lão Gàn sẽ phân tích từ một góc độ khác. Thưa quý vị và anh chị em. Nếu bàn về nội hàm danh từ "Định mệnh" thì TTNC LHDP, nếu không phải là cơ quan nghiên cứu số một quốc tế về vấn đề này, thì cùng lắm cũng đứng trong top III. "Định mệnh" theo quan điểm của chúng tôi, định nghĩa là: Những quy luật tương tác của vũ trụ lên thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và từng hành vi của con người có thể tiên, tri mà không thể thay đổi. Nhưng để hiểu được bản chất của "định mệnh" như vậy, cũng đã là một điều cực kỳ khó khăn. Có thể có rất nhiều nhà tiên tri giỏi bởi các phương pháp tiên tri, như: Bốc Dịch, Tử Vi.....;hoặc cảm ứng tiên tri, như bà Vanga....thì những người này vẫn chưa thể biết được bản chất "định mệnh" qua chính lời tiên tri của họ. Cho nên, họ vẫn có thể có những tiên tri sai. Trong trường hợp này, những người theo chủ nghĩa duy ngã cực đoan, sẽ vui mừng lấy đó làm ví dụ về việc không có định mệnh và con người quyết định tất cả. Tôi không gọi những kẻ duy ngã cực đoan là những người vô thần. Vì những người vô thần vẫn có thể tin vào định mệnh, khi họ nhận thấy định mệnh là hệ quả của những quy luật vận động và tương tác của tự nhiên, phi thần thánh. Đây cũng là nguyên nhân để SW Hawking xác định rằng: "Nếu chúng ta phát hiện ra được lý thuyết thống nhất thì nó sẽ là phương tiện để điều hành xã hội của chúng ta". Bởi vì, khi đã biết được quy luật vận đông và tương tác của xã hội có thể tiên tri, thì con người sẽ thuận theo những quy luật vận động của thiên nhiên, vũ trụ để vận hành xã hội con người thuận theo sự vận động tương tác của vũ trụ trong sự tồn tại và phát triển của nó. Đương nhiên nó sẽ không chế những quy luật tương tác có hại và phát huy những quy luật tương tác có lợi cho con người, mà con người nhận thức được. Đây cũng chính là nguyên nhân để các hoàng đế Đông phương có câu thể hiện đầu tiên trong những chiếu,và chỉ dụ của họ: "Thuận Thiên thừa vận. Hoàng Đế chiếu viết:...". Mặc dù, ngay cả các vị Hoàng Đế khả kính đó và đám quần thần của họ cũng chỉ hiểu lờ mờ về chuyện này, sau khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử. Tôi rất thành thật xác định rằng: Tất cả nền tri thức của nền văn minh hiện nay - mặc dù là đỉnh cao của quá khứ tính từ vài trăm năm trước - nhưng chưa đủ khả năng để biết được những quy luật vận động và bản chất tương tác từ những quy luật vận động của vũ trụ. Ngay cả toàn bộ những gía trị còn sót lại của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, cũng chỉ là những phương pháp ứng dụng thuần túy; nó chỉ là hệ quả và không phản ánh bản chất hệ thống tri thức của nó là nguyên nhân tạo ra những phương pháp ứng dụng này. Bởi vậy, nền văn minh hiện đại chưa đủ sức để xác định một lý thuyết thống nhất. Ngay cả với những tri thức đầu bảng như SW Hawking, thì một lý thuyết thống nhất vẫn chỉ là ước mơ thần thánh. Cho nên, tôi cũng thật sự - với lý trí - rất thông cảm với tất cả thế gian hiện nay, nếu như họ hoài nghi, hoặc không tin thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà những nhà khoa học đầu bảng đang mơ ước. Đây cũng chính là nguyên nhân để nhà tiên tri lừng danh Vanga xác định rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Tất cả đều chỉ là một nguyên nhân rất đơn giản: Nền tảng tri thức của cả nền văn minh hiện nay, chưa đủ khả năng nhận thức được nó, một cách tự nhiên. Không hiểu thì khó có thể thừa nhận. Đây cũng chính là lý do để tôi rất nhiều lần nói rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ tính chấn lý thì mới có khả năng cứu vãn được những vấn đề "định mệnh" mà bái báo của ông Hoàng Anh Tuấn nói tới. Bởi vì khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh vì tính chân lý, mới có cơ hội làm sáng tỏ sự huyền vĩ của nền văn minh Đông phương với thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Nó mới thể hiện được những quy luật vận đông và tương tác của vũ trụ với khả năng tiên tri. Con người mới có thể làm giảm thiếu những yếu tố xấu và phát huy nhưng khả năng tích cực phục vụ cuộc sống bình yên của con người. Tức là nó tác động trở lại cái "Định mệnh" có thể nhận thức được bất lợi cho nó. Tiếc thay! Nó cũng đã muộn rồi. Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có cái giới hạn của nó. Định mệnh đã an bài, mọi hy vọng chỉ là mong manh. Có thể không ít người cho rằng Thiên Sứ tôi "chém gió". Tùy! Tôi không còn muốn thuyết phục ai cả, nhưng vẫn tiếp tục viết cho đến 10/ 3 Bính Thân Việt lịch.1 like
-
Cảm ơn Phạm Hùng có lời chúc lành. Độ Phong thủy này khó hơn cả ca ung thư. Nếu không vì thấy người hoan nạn, sư phụ cũng chẳng đi làm gì. Ca Phong thủy chữa ung thư thời kỳ cuối, sư phụ còn dám nói trước: Sẽ chữa khỏi ca ung thư này. Còn độ phong thủy này sư phụ chưa dám nói trước điều gì. Đủ hiểu nó khó thế nào! Còn về luật diễn đàn - Ừ! Để sư phụ xem xét rút kinh nghiệm, hoặc bổ sung "luật diễn đàn". Nhưng nói về luật thì - về mặt không gian - xem xét đến khắp cả thế gian này; về mặt thời gian - tính theo suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại - từ bộ luật cổ nhất phát hiện được của nền văn minh Sumer - đến hàng ngàn năm nữa trong tương lai, cũng sẽ chẳng bao giờ có bộ luật nào hoàn chỉnh cả! Bất cứ một quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ ngay trong lúc sư phụ đang gõ hàng chữ này, cũng không bao giờ có thể hoàn chỉnh về luật pháp. Ngay cả với một quốc gia hùng mạnh nhất thì luật pháp của nó cũng chỉ có thể tiệm cận với thực tế sinh động của mọi hành vi sinh hoạt của con người luôn phát triển mà thôi. Luật pháp luôn luôn đòi hỏi phải bổ sung và phát triển - nói hơi qúa lời là từng ngày. Cho nên, mới thấy được sự vĩ đại của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - từ ngàn xưa đã nhận thấy điều này và các bậc tiên nho Việt tộc, đã bổ sung bằng hai hình thái ý thức xã hội khác. Đó là: Lễ và Đạo đức. Và các bậc tiên Nho đã tổng kết được như sau: 1/ Lễ trị phát triển con người trở nên giả dối. 3/ Pháp trị phát triển con người trở nên tàn ác, 2/ Đức trị phát triển, con người thô lỗ, ngờ nghệch. Đấy là chu kỳ tuần hoàn của ba hình thái ý thức xã hội cổ xưa. Chỉ với chu kỳ tuần hoàn được nhận thức này, đủ cho thấy một xã hội cổ xưa của Việt tộc đã văn minh như thế nào. Và ở đó phải có một mối quan hệ xã hội phát triển phức tạp, phong phú thì tiền nhân mới có thể tổng kết được như vậy. Chuyện đơn giản như thế, mà các học giả, học thật, giáo sư, tiến sĩ bằng cấp nhâng nháo, ngông nghênh vẫn không nhận ra. Họ vẫn mê muôi mà mô tả tổ tiên ta "ở trần đóng khố". Nhưng qua đó thì Pham Hùng đủ hiểu cái diễn đàn quặt quẹo của chúng ta, sống được bằng phong thủy và xem bói. Đã vậy sư phụ còn cắt không tiếp tục cho đăng ký tham gia và còn loại bớt những người có đăng ký mà chưa viết bài nào. Vậy mà nó sống dai đến ngày hôm nay, đủ thấy nó phải được bù đắp mãnh liệt bằng những cố gắng của sư phụ và những anh chị em nhiệt tình. Nếu như nội quy diễn đàn qúa chặt chẽ, sẽ ngăn chặn sự phát triển ("Dương thịnh, Âm suy tắc bế". Thí dụ thêm điều luật: "Cấm sử dụng những danh từ chưa có trong từ điển Việt Nam". Thì sự phụ e rằng những từ điển xúc phạm đến tổ tiên như: "Bánh dầy" thành "bánh giầy" sẽ được sử dung phổ biến ở diễn đàn. Nhưng từ điển Việt Nam thì sư phụ lại không được tham gia đóng góp. Cho nên, điếu mựa, kệ cái con mựa nó đi. Hì. PS: Có một sự kiện xảy ra ngay với thân chủ của sự phụ ở Hoa Kỳ liên quan đến chủ đề mà Pham Hùng gọi là luật. Đó là có một người tàng tật đi xe lăn đến tiệm Nail của thân chủ sư phụ, nhờ đi WC. Khi vào WC, ông ta ngồi trên xe lăn, nhưng chiếc gương lại đặt quá cao trên lavabo. Thế là ông ta kiện thân chủ sư phụ ra tòa và bắt bồi thường...10. 000 USD. Thân chủ của sư phụ mặt đang méo mó và dài như cái bơm. Về mặt phong thủy thì sư phụ phải cấp tốc gửi từ Việt Nam sang ba cụ Khiết. Còn về mặt đời thường, sư phụ khuyên thân chủ cứ yên tâm. Vì sư phụ thừa khả năng hóa giải việc này ở tận Quốc hội Hoa Kỳ. Còn nếu sư phụ không hóa giải được trong trường hợp này thì sẽ trừ một điểm cho ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay cho ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Những kẻ tầm thường sẽ cười sư phụ vì văn ngôn này. Nhưng những người thật sự uyên thâm sẽ nể sư phụ. Điếu mựa! Đời nó rắc rối thế chứ lỵ!Hì.1 like