-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/12/2015 in all areas
-
Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát? Thứ ba, 26/05/2015 - 07:05 Nhìn trên bàn cờ lớn, các diễn biến trên Biển Đông hiện nay cho thấy đây không còn là vấn đề an ninh khu vực thuần túy, mà là vấn đề an ninh toàn cầu. Ấn dưới các “hành động lên gân” là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đang tiến rất gần đến “ngưỡng nguy hiểm”. Cái bẫy Thucydides (Thucydies Trap) Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phức tạp với những mặt hay, dở; trái, ngược cùng song hành tồn tại. Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc hình thành các nền văn minh vĩ đại, tính nhân văn cao cả, thì nhân loại cũng chứng kiến những cuộc cuộc “quần hùng, tranh bá” gây ra bao bất ổn, bi thương cho nhân loại. Graham Allison, Giáo sư chính trị học của Harvard, gọi hiện tượng này là “Cái bẫy Thucydides” và thuật ngữ này hiện được dùng khá phổ biến trong giới nghiên nghiên cứu chính trị.Graham nghiên cứu lịch sử thế giới trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp khi một cường quốc mới trỗi dậy tìm cách “soán ngôi” của một cường quốc khác và thay đổi trật tự đã được thiết lập, thì 12 trường hợp đưa đến kết cục là chiến tranh. Từ góc độ lịch sử, Graham có lý do để không lạc quan về chiều hướng phát triển của quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời liên tục cảnh báo hai quốc gia này không rơi vào “Cái bẫy Thucydides”. “Định mệnh” Cách đây không lâu, giới phân tích chính trị quốc tế khá lạc quan về quan hệ Trung-Mỹ. Nhiều người cho rằng xu hướng chỉ là xu hướng chứ không phải định mệnh và quan hệ Trung-Mỹ “khác xa” quan hệ giữa các nước lớn trong lịch sử. Lấy quan hệ Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh lạnh để so sánh, họ cho rằng quan hệ Trung-Mỹ khác xa về mức độ tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Chẳng hạn, con số 2.000 tỷ USD là tổng đầu tư trực tiếp từ Mỹ, quan hệ thương mại hai chiều và toàn bộ trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu. Rồi mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay chở 30.000 công dân Trung Quốc đến các thành phố khác nhau của Mỹ, và khoảng 10.000 công dân Mỹ đến Trung Quốc làm ăn, du lịch. Bên cạnh đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều là thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, rất cần nhau trong việc giải quyết những hồ sơ toàn cầu quan trọng như chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân của CHDC nhân dân Triều Tiên. Hình ảnh TQ xây dựng trái phép tại phía trái đảo Gạc Ma do phóng viên VietNamNet chụp. (Ảnh: Huy Phong) Đó là chưa nói đến việc cả Trung Quốc và Mỹ đều là những cường quốc quân sự, cường quốc hạt nhân và cả hai sẽ bị “sứt đầu, mẻ trán” nghiêm trọng nếu xảy ra bất kỳ đụng độ quân sự nào. Theo đó, trong bất kể trường hợp nào cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng tránh xung đột, tuy rằng trong một số trường hợp họ có nhu cầu đẩy căng thẳng lên để “làm giá” rồi sau đó tìm cách thỏa hiệp với nhau và thỏa hiệp trên lưng các nước khác. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Mỹ hiện đang có những chuyển biến rất nhanh. Chưa bao giờ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay lại có nhiều báo cáo từ các Viện, các trung tâm nghiên cứu có uy tín của Mỹ như CNAS (Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới), CSIS (Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược), CFR (Hội đồng Đối ngoại); sách, bài trên các tạp chí tên tuổi như Foreign Affairs, Foreign Policy, the National Interests…; các cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ xuất hiện với tần suất dày đặc như hiện nay bàn về Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Nội dung chủ yếu bàn về sự quyết đoán trong chính sách an ninh-đối ngoại của Trung Quốc, các thách thức an ninh của Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ, sự thất bại trong chính sách can dự của Mỹ, những căng thẳng khó tránh trong quan hệ Trung-Mỹ, cùng những đòi hỏi Mỹ phải có cách tiếp cận mới, cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Còn về phía Trung Quốc, các phản ứng thể hiện rõ sự ngờ vực chiến lược đối với Mỹ, quyết tâm thực hiện “Giấc mơ phục hưng Trung Hoa”, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc biển, cường quốc thế giới. Các tuyên bố và cách làm của Trung Quốc không còn úp mở, mà thể hiện rõ: “nguyên trạng” khu vực hiện không còn “nguyên” nữa, mà đang thay đổi; Trung Quốc chính là nguyên nhân, là động lực, là trung tâm của sự thay đổi đó; Mỹ và các quốc gia ở khu vực phải chấp nhận và điều chỉnh theo thực tế đó. Cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy “Cái bẫy Thucydides” nguy hiểm đang rình rập và tìm mọi cách thoát ra. Tuy nhiên, khi không có một cái hãm đủ mạnh, khi so sánh lực lượng hai bên đang tiến tới chỗ ngang bằng thì việc cố gắng “quẫy ra” lại vô hình trung làm cho họ tiến nhanh, tiến gần hơn “Cái bẫy Thucydides” định mệnh. Phải chăng các cố gắng thiết lập thêm các kênh đối thoại Trung-Mỹ (hiện lên tới trên 100) là những nỗ lực vô vọng hòng “bịt” các lỗ hổng thiếu lòng tin chiến lược? Phải chăng các nỗ lực xây dựng “Quan hệ nước lớn kiểu mới”cũng là những nỗ lực vô vọng làm “trì hoãn” các xung đột, các mâu thuẫn mang tính cơ cấu ngày càng trở nên khó điều hòa? Biển Đông: Tâm điểm của “Cái bẫy Thucydides” Không nghi ngờ gì nữa, tâm điểm cạnh tranh Trung-Mỹ hiện nay chính là Biển Đông, mặc dù Biển Đông có ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia khác. Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Châu Viên vào tháng 11/2014. (Ảnh: CSIS) Việc cả Trung Quốc và Mỹ đều cứng rắn, không nhân nhượng lẫn nhau, nổi bật nhất là việc Trung Quốc tôn tạo đảo nhân tạo và tìm cách giải thích luật quốc tế theo cách riêng của mình, cho thấy rõ: Đối với Trung Quốc, Biển Đông là biển quan trọng nhất trong Tứ Hải của Bắc Kinh và việc kiểm soát, khống chế Biển Đông mang ý nghĩa sống còn trong việc đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới. Đối với Mỹ, việc “mất” Biển Đông, tức để Trung Quốc kiểm soát và khống chế vùng biển quan trọng này, thì vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ bị lung lay nghiêm trọng, do nảy sinh thách thức đối với: (i) sự an toàn của 40% tổng thương mại, 50% nguồn năng lượng nhập khẩu thế giới đi qua khu vực Biển Đông; (ii) nguyên tắc tối thượng về tự do hàng hải – nguyên tắc mà nhờ đó Mỹ đã phát triển và duy trì vị thế siêu cường; (iii) Các diễn giải luật quốc tế theo cách riêng của Trung Quốc về quy chế đối với đảo không người ở, thành quy chế đảo có người ở và nếu không bị “ngăn chặn” thì có thể đưa đến các diễn giải khác nữa về luật quốc tế; (iv) Cam kết của Mỹ đối với đảm bảo an ninh quốc tế. Rõ ràng, các lợi ích quốc gia, lợi ích sống còn của cả Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông là quá lớn và hai bên có rất ít dư địa để thỏa hiệp. Tuy nhiên, việc “chiến” hay “hòa”, hay hình thức quản lý xung đột lợi ích ở khu vực này ra sao thì không chỉ do Trung-Mỹ quyết định. Hoàng Anh Tuấn (Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Bộ Ngoại giao) Theo Vietnamnet ======================= Hình như bài này, lão Gàn đã đưa lên topic này rồi thì phải? Nhưng dù đưa rồi và đã phân tích; hoặc là chưa, thì lần này lão Gàn sẽ phân tích từ một góc độ khác. Thưa quý vị và anh chị em. Nếu bàn về nội hàm danh từ "Định mệnh" thì TTNC LHDP, nếu không phải là cơ quan nghiên cứu số một quốc tế về vấn đề này, thì cùng lắm cũng đứng trong top III. "Định mệnh" theo quan điểm của chúng tôi, định nghĩa là: Những quy luật tương tác của vũ trụ lên thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và từng hành vi của con người có thể tiên, tri mà không thể thay đổi. Nhưng để hiểu được bản chất của "định mệnh" như vậy, cũng đã là một điều cực kỳ khó khăn. Có thể có rất nhiều nhà tiên tri giỏi bởi các phương pháp tiên tri, như: Bốc Dịch, Tử Vi.....;hoặc cảm ứng tiên tri, như bà Vanga....thì những người này vẫn chưa thể biết được bản chất "định mệnh" qua chính lời tiên tri của họ. Cho nên, họ vẫn có thể có những tiên tri sai. Trong trường hợp này, những người theo chủ nghĩa duy ngã cực đoan, sẽ vui mừng lấy đó làm ví dụ về việc không có định mệnh và con người quyết định tất cả. Tôi không gọi những kẻ duy ngã cực đoan là những người vô thần. Vì những người vô thần vẫn có thể tin vào định mệnh, khi họ nhận thấy định mệnh là hệ quả của những quy luật vận động và tương tác của tự nhiên, phi thần thánh. Đây cũng là nguyên nhân để SW Hawking xác định rằng: "Nếu chúng ta phát hiện ra được lý thuyết thống nhất thì nó sẽ là phương tiện để điều hành xã hội của chúng ta". Bởi vì, khi đã biết được quy luật vận đông và tương tác của xã hội có thể tiên tri, thì con người sẽ thuận theo những quy luật vận động của thiên nhiên, vũ trụ để vận hành xã hội con người thuận theo sự vận động tương tác của vũ trụ trong sự tồn tại và phát triển của nó. Đương nhiên nó sẽ không chế những quy luật tương tác có hại và phát huy những quy luật tương tác có lợi cho con người, mà con người nhận thức được. Đây cũng chính là nguyên nhân để các hoàng đế Đông phương có câu thể hiện đầu tiên trong những chiếu,và chỉ dụ của họ: "Thuận Thiên thừa vận. Hoàng Đế chiếu viết:...". Mặc dù, ngay cả các vị Hoàng Đế khả kính đó và đám quần thần của họ cũng chỉ hiểu lờ mờ về chuyện này, sau khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử. Tôi rất thành thật xác định rằng: Tất cả nền tri thức của nền văn minh hiện nay - mặc dù là đỉnh cao của quá khứ tính từ vài trăm năm trước - nhưng chưa đủ khả năng để biết được những quy luật vận động và bản chất tương tác từ những quy luật vận động của vũ trụ. Ngay cả toàn bộ những gía trị còn sót lại của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, cũng chỉ là những phương pháp ứng dụng thuần túy; nó chỉ là hệ quả và không phản ánh bản chất hệ thống tri thức của nó là nguyên nhân tạo ra những phương pháp ứng dụng này. Bởi vậy, nền văn minh hiện đại chưa đủ sức để xác định một lý thuyết thống nhất. Ngay cả với những tri thức đầu bảng như SW Hawking, thì một lý thuyết thống nhất vẫn chỉ là ước mơ thần thánh. Cho nên, tôi cũng thật sự - với lý trí - rất thông cảm với tất cả thế gian hiện nay, nếu như họ hoài nghi, hoặc không tin thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà những nhà khoa học đầu bảng đang mơ ước. Đây cũng chính là nguyên nhân để nhà tiên tri lừng danh Vanga xác định rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Tất cả đều chỉ là một nguyên nhân rất đơn giản: Nền tảng tri thức của cả nền văn minh hiện nay, chưa đủ khả năng nhận thức được nó, một cách tự nhiên. Không hiểu thì khó có thể thừa nhận. Đây cũng chính là lý do để tôi rất nhiều lần nói rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ tính chấn lý thì mới có khả năng cứu vãn được những vấn đề "định mệnh" mà bái báo của ông Hoàng Anh Tuấn nói tới. Bởi vì khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh vì tính chân lý, mới có cơ hội làm sáng tỏ sự huyền vĩ của nền văn minh Đông phương với thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Nó mới thể hiện được những quy luật vận đông và tương tác của vũ trụ với khả năng tiên tri. Con người mới có thể làm giảm thiếu những yếu tố xấu và phát huy nhưng khả năng tích cực phục vụ cuộc sống bình yên của con người. Tức là nó tác động trở lại cái "Định mệnh" có thể nhận thức được bất lợi cho nó. Tiếc thay! Nó cũng đã muộn rồi. Trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có cái giới hạn của nó. Định mệnh đã an bài, mọi hy vọng chỉ là mong manh. Có thể không ít người cho rằng Thiên Sứ tôi "chém gió". Tùy! Tôi không còn muốn thuyết phục ai cả, nhưng vẫn tiếp tục viết cho đến 10/ 3 Bính Thân Việt lịch.3 likes
-
Thưa quý vị và anh chị em. Dưới đây là bài viết của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, thành viên nghiên cứu của TTNC LHDP về ngày tốt xấu và hướng xuất hành năm Bình Thân 2016 Việt Lịch. Bài viết này, căn cứ theo Huyền Không Lạc Việt, vị trí Thái Tuế chiếu và xung chiếu, cùng nhiều yếu tố khác trong ngành Địa Lý Lạc Việt - tức ngành phong thủy nổi tiếng trong nền văn minh Đông phương huyền vĩ, để xác định những vấn đề nêu trên. Bài viết của Thiên Đông Bùi Anh Tuấn, ngõ hầu giúp quý vị và anh chị em, gần lành, tránh dữ trong năm Bính Thân nhiều biến động của thế giới, từ góc nhìn của Địa Lý Lạc Việt. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. =========================. NGÀY TỐT NĂM BÍNH THÂN 2016 Vận khí Thiên Hà thủy Dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ. Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo. Dùng cho năm Bính Thân 2016, vận khí (mệnh tuổi) Thiên Hà Thủy theo Lạc Thư Hoa Giáp. Tất Niên: Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ. Những ngày tốt theo Việt lịch trong tháng Chạp (12) Việt lịch: Ngày 09**, 10, 16, 17, 21**, 24**, 29**…kỵ giờ Mão. Trong đó những ngày tốt nhất có đáng dấu hai hoa thị (*). Các doanh nghiệp có thể chọn ngày 24, hoặc 29 để có một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành. Ngày Lập Xuân: Ngày 26 âm tháng Chạp năm Ất Mùi, tức là ngày 04/02/2016 Tây lịch. Xuất hành: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 06 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Bảy13.02.2016 Tây lịch Đây là ngày Minh Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g19 Hoặc: Mồng 09 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Ba 16.02.2016 Tây lịch Đây là ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Tý, từ 23g20 đến 01g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 (Trong trường hợp không thể chờ đến ngày 6 hoặc 9/ tháng Giêng, quý vị và anh chị em có thể cho ngày tốt, tuy kem 1ho7n, nhưng không xấu theo bản chọn ngày tốt xấu nắm Bính Thân, kèm dưới đây) Hướng Xuất Hành: Hướng tốt xuất hành là hướng Đông (hướng Giáp/ Mão/ Ất, từ 67,5 - 112,5 độ). Tốt nhất là cứ chính Đông 90 độ. Hướng được coi là tốt thì cũng kén người có bản lãnh, mạo hiểm, trí dũng và quyết đoán. Hướng Tốt Để Động Thổ: Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh Nhị Hắc nhập trung, phương Tây Nam gặp Thái Tuế, phương Đông Bắc Xung Thái Tuế, tam sát ở Nam Đông Nam, Nam, Nam Tây Nam, do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Đông . Cụ thể là phương Giáp, Mão, Ất từ 67,5 - 112,5 độ. Tuy nhiên, nếu quý vị và anh chị em có thể phân cung điểm hướng chính xác thì có thể động thổ đúng sơn Thìn thuộc Đông Nam 157.5 đến 172.5 độ Đông Nam. Ngày Tốt Khai Trương: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 06 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Bảy 13.02.2016 Tây lịch Đây là ngày Minh Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Mão, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Giờ Dậu, từ 17g20 đến 19g19 Hoặc Mồng 09 tháng Giêng năm Bính Thân, nhằm ngày thứ Ba 16.02.2016 Tây lịch Đây là ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Tý, từ 23g20 đến 01g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Tuổi tốt để xông đất, mở hàng và khai trương: Chọn tuổi: Mậu Thìn 1988, Giáp Thìn 1964, Kỷ Tỵ 1989, Kỷ Mùi 1979, Mậu Tý 1948, Kỷ Hợi 1958, Tân Dậu 1981. Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ. Lưu ý Là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen. Áo mặc tông màu xanh biển, màu xanh da trời, xanh lá cây là thuận nhất với năm Bính Thân vận khí Thiên Hà Thủy. Năm Bính Thân vận khí Thiên Hà Thủy có lẽ là năm mà Lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn. * * * NGÀY TỐT NĂM BÍNH THÂN 2016 Vận khí Thiên Hà Thủy Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng. Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau: Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo Tháng Giêng: Ngày 02, 04, 06**, 08, 09**, 20, 28, 30 kỵ giờ Dần Tháng Hai: Ngày 01**, 08, 20, 21…kỵ giờ Tỵ. Tháng Ba: Ngày 04, 20**, 21, 28 …kỵ giờ Thân. Tháng Tư: Ngày 01**, 04**, 08, 25** …kỵ giờ Thìn. Tháng Năm: Ngày 01**, 04**, 20**…kỵ giờ Dậu. Tháng Sáu: Ngày 10**, 15 …kỵ giờ Mão. Tháng Bảy: Ngày 04**, 15**,…kỵ giờ Dần. Tháng Tám: Ngày 11, 25, 26…kỵ giờ Tỵ. Tháng Chín: Ngày 04**, 08, 17**…kỵ giờ Thân. Tháng Mười: Ngày 01, 02**, 15, 17… kỵ giờ Thìn. Tháng Một (11): Ngày 02**, 09**, 19**, 26…kỵ giờ Dậu. Tháng Chạp (12): Ngày 04, 06**, 15, 16**, 26**, 28…kỵ giờ Mão. Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn2 likes
-
Tiếng Việt
Thiên Sứ liked a post in a topic by Lãn Miên
Họ Nguyễn <Thuyết văn giải tự>: Nguyễn, Ngu Viễn thiết 虞 遠 切,giải thích Nguyễn là tên cái cổng ở Đại Quận. <Địa lý chí> viết: Đại Quận có Ngũ Nguyên Quan. Nguyễn là chữ chính, Nguyên chỉ là chữ cho mượn âm (代郡有五原關。阮者正字。原者叚借字也 – Đại Quận hữu Ngũ Nguyên quan. Nguyễn giả, chính tự. Nguyên giả, giả tá tự dã). 【< TVGT>: Ngu Viễn thiết Nguyễn 虞 遠 切 阮, nếu Hán ngữ mà đọc theo hướng dẫn thiết của Hứa Thận thì sẽ thiết như sau: “Yu 虞 Yuan 遠” = Yuan, trật, không thành Ruan như Hán ngữ đọc chữ Nguyễn 阮 là “Ruan 阮”, sao kỳ vậy? chắc thời đó cách nay hơn hai nghìn năm, Hứa Thận đã soạn sách TVGT theo tiếng Kinh của người Việt?】. Như vậy tức là chữ Nguyễn 阮 đã được phiên thiết thành hai chữ Ngũ 五 Nguyên 原, mà nói lái thì Ngũ Nguyên nói lái là Nguyễn 阮 Ngu 虞, tức Nguyễn có xuất xứ từ Ngu Thuấn. Bản thân chữ Nguyễn 阮 là ghép bằng chữ Phụ 阝với chữ Nguyên 元, tức nghĩa là ông bố đầu tiên, ông tổ, Phụ Nguyên nói lái là Nguyễn Phu tức Nguyễn là ông bố. <TVGT> giải thích “chữ Kinh 京 là cái Cao 高 của con người”, mà chữ Kinh 京 viết biểu ý chính là một con người, gồm Đầu (亠)+ Mình (口)+ Túc (小), đúng là Con = Kinh = Canh = Cao (cành cây hay cánh chim cũng đều ở trên cao). Chữ Kinh 京 chỉ dân tộc Kinh 京 có nghĩa đen là Người. Loài người làm chủ muôn loài nên tiếng Tây gọi “King” nghĩa là vua. Nôi khái niệm của vật nâng cao hay sự nâng cao là bắt đầu từ con số biểu trưng Dương là con số Một 1, chỉ ĐẤT, biểu diễn nó bằng hình tượng đất đùn lên thành một đống như đống mối, gọi là chữ “Đất đùn Một” = Đột 凸. Cái cụ thể là Đột 凸 dần dần chuyển nghĩa thành ĐẤT = Đột = Đội = Đài 台 = =Đồi = Lồi = Lòi = Thòi = Thồi = Thò = Thượng = DƯƠNG = Dôi = Đội = Đột = ĐẤT. Từ đôi Thồi Lồi (tiếng miền Trung) là từ trừu tượng chỉ sự Bướng (Dương = Bướng = Chướng = Chứng = Sừng Sững) để trách đứa trẻ con giở chứng không chịu nghe lời. Ngược với ĐẤT (vẽ tượng hình biểu ý bằng chữ Đột 凸) là NƯỚC = Ướt (vẽ tượng hình biểu ý bằng chữ Ao 凹 , chỉ cái ao nước), diễn biến thành NƯỚC = Ướt = Ao = Ổ = Hồ = Hà = Hố = Lỗ = =Lõm = Lấm = Đầm = Âm = Trầm = Trẫm = Trũng = Trụng = Nhúng = Nhão = Ao = Ướt = NƯỚC. Con người luôn Ước Ao hay Ao Ước kéo dài sự sống, mà sự sống bắt đầu từ Nước (vì khát Nước mà nhân loại còn wuýnh nhau dài dài). Nước = Ướt = Ao (lễ cầu mưa có từ cổ đại). Từ đôi Lõm Bõm chỉ chỗ trũng có nước (dân vùng trũng có tập quán đội thúng đi chợ, và còn được gọi là “dân cầu Tõm” vì một tập quán khác). Chữ Đột còn diễn biến thành nôi khái niệm vật nâng cao cụ thể hay sự nâng cao trừu tượng: Đột 凸 = Đùn = Đòn = Đôn = Tôn 吨 = Đồn = Đài 台 = Đê 堤 = Đội = Gối = Ghế = Kê = “Kê Chi 之!” = Kỷ 椅 = Kệ = Kiêu 驕 = Kiều橋 = Cầu = Cao = Trào = Trèo = =Leo = Kheo = Khiêu = Nghiêu = Nghễ = Ngạo 傲 = Ngật 屹 = Chất = Chồng. Vị trí địa lý một bên là Đất, một bên là Ao gọi là xứ “Đất 凸 + Ao 凹” = Đào, gọi là xứ Đào. Cho nên tiếng Việt gọi xứ sở mình bằng từ kép Đất Nước, một nửa là đất liền, một nửa là biển Đông. Xứ Đào nổi tiếng với gạo nàng Đào, lụa Đào, rượu hồng Đào. Đào = Đường = Thường, là đất Việt Thường của Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Đường Nghiêu là phiên thiết của chữ Điều = Đào. Ngu Thuấn là phiên thiết của chữ Nguyễn. Nghĩa biểu ý của chữ Nguyễn 阮 là ông bố đầu tiên (Phụ 阝Nguyên 元nói lái là Nguyễn Phu). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Hồ Qúi Ly đặt tên nước Đại Việt 大 越 là Đại Ngu 大 虞. Thời vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt tên nước là Đại Nam. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trên điện Thái Hòa kinh đô Huế có bài thơ: Văn hiến thiên niên quốc Xa thư vạn lý đồ Hồng Bàng khai tịch hậu Nam phục nhất Đường, Ngu 文 獻 千 年 國 車 書 萬 里 圖 鴻 厖 開 闢 後 南 服 一 唐 虞 Tạm dịch: Ngàn năm văn hiến nước ta Hà Đồ từng chở truyền xa nghìn trùng Hồng Bàng mở nước Việt Hùng Đại Nam dựng lại lẫy lừng sử xưa. Giải thích: “ Văn hiến thiên niên quốc” nghĩa là văn hiến ngàn năm của Nước. Chữ Quốc 國 có nghĩa là “Của Nước” = Quốc 國, Nước là chỉ lãnh thổ, của Nước viết bằng chữ Quốc 國 gồm nội dung là: đã khoanh Vùng ( 囗 ) Trời ( 一 ) Đất ( 口 ) và có vũ khí là cái Qua ( 戈 ) để bảo vệ. Cổ văn thường viết theo ngữ pháp Việt, câu “Trong của Nước” tức trong nước viết bằng hai chữ Trung Quốc (Hán văn dùng từ Quốc Nội chỉ trong nước). “Xa Thư vạn lý Đồ” ý nói văn hiến chính là Lạc Thư và Hà Đồ, được xe đi – chở đi – hàng vạn dặm, tiếng Việt Đông – Quảng Đông – cũng đọc chữ Xa 車 là “xe” mang nghĩa là chở, như tiếng Việt Nam; Lạc Thư, Hà Đồ nói tắt thì tóm cái đề là Thư, Đồ. “khai tịch hậu” nghĩa là mở ra (Khai 開 ) và kết thúc (Tịch 闢) rồi thì (Hậu 後). “Nam phục nhất Đường, Ngu” ý nói Đại Nam (nói tắt thì chỉ tóm cái đề là Nam), sẽ Phục Nhất nghĩa là làm (Phục 服) như sự thật (Nhất 一) là làm đúng lại sự thật lịch sử từ thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn;chữ Phục 服 này nghĩa là làm, như từ Phục Vụ 服 务 nghĩa là việc làm, khác với chữ Phục 复 này có nghĩa là lại, như từ Khôi Phục 恢 复, Hồi Phục 回 复. Chữ Nhất 一, nhất là số 1, chuyển nghĩa chỉ sự Chính (Chắc = 1), là sự Thật – “Như sự Thật” = Nhất; ngược với số 0, chuyển nghĩa chỉ sự Tà, sự Sai, bóp méo sự thật. Bản dịch của Nhà Sử học Dương Trung Quốc (http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=5045.): “Nước ngàn năm văn hiến Vạn dặm một sơn hà Từ Hồng Bàng mở nước Thịnh trị nước Nam ta”1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Họ Phan Họ Phan xuất xứ là người phương Nam, được nói đến nhiều nhất là thời nước Sở cách nay ba nghìn năm. Sử ký của Tư Mã Thiên viết: vợ vua Sở người họ Phan, họ Phan lại có gốc là họ Bàn, họ Bàn có gốc là họ Cơ từ thời nhà Chu. Cổ thư viết: Chu Văn Vương phong cho con trai ở đất Phan, sau con cháu người đó lấy tên đất làm họ gọi là họ Phan. Nhưng trước đó cái đất ấy đã có tên là đất Phan thì là do ai đặt ra? Phải là do cái người đầu tiên thám hiểm ra đất đó rồi lấy tên mình hoặc tên cái nghề của mình để đặt cho thành tên của đất đó chứ! Họ Phan ở Hàn Quốc gọi là “Ban” (như họ của ông Ban Ki Mun). Theo Wikipedia thì họ Phan ở Hàn Quốc có gốc từ Phúc Kiến: Thời Nam Đường ở Phúc Kiến có ông Phan Hựu là hàn lâm học sĩ, thái sư, có bốn con trai là Văn Hoán, Văn Chấn, Văn Tiết, Văn Tráng. Sang thời Tống thì hai anh em Phan Văn Tiết và Phan Văn Tráng được cử sang làm quan ở Cao Ly, trở thành ông tổ họ Phan ở Hàn Quốc ( 潘佑字廷佐,南唐时任翰林学士、太师,生四子,分别为文焕、文振、文节、文壮。潘佑三子文节、四子文壮迁高丽国为官,为高丽潘姓开基祖).Vậy truy cho cùng thì họ Phan có xuất xứ từ đâu? Theo khoa học nghiên cứu ngày nay chỉ rõ, loài người cổ đại đã khai phá Đông Á là bắt đầu từ Đông Nam Á mà lên Bắc. Ở Nghệ An, huyện Diễn Châu có làng Huỳnh Dương, có nghề truyền thống là làm Bún, dân làng chủ yếu là họ Phan. Từ Bún được Nho viết bằng chữ Phan 潘. Họ Phan có xuất xứ từ cái tên nghề là làm Bún. Họ của các dân tộc khác cũng thường có xuất xứ như vậy, ví dụ Kuznexop là một họ của người Nga có xuất xứ từ nghề thợ Rèn (Kuzne); Yenoda (viết bằng chữ Điền Trung 田中 – trong đồng) là một họ của người Nhật có xuất xứ là dân nghề Nông. Biến âm B = Ph như Bè = Phe, Bè chuyển nghĩa chỉ sự nhiều, Bè = Bản (tiếng Thái) = Buôn (tiếng Tây Nguyên) = Phum (tiếng Khơme) = Phồn 繁(Buôn – làng, nơi hội tụ đông dân cư, chữ Phồn 繁 chuyển nghĩa chỉ sự nhiều), Buôn = Phồn 繁, Buồn = Phiền 煩, Buồm = Phàm 帆, Buồng = Phòng 房, Buông = Phóng 放, tương tự như Bún = Phan 潘. Tra mạng [http://tool.httpcn.com/Html/ShuoWen/29/PWXVUYAZILTBFUYXV.shtml ] để đọc <Thuyết Văn Giai Tự> : 潘,[普官切 ],淅米汁也 (Phan, [ Phổ Quan thiết ], trích mễ trấp dã – Phan, đọc bằng lướt “Phổ Quan” = Phan, nghĩa là bột của gạo xay nước – để làm bún). Chữ Phan 潘 có bộ Mễ 米 + bộ Điền 田+ bộ Nước 氵, đọc đúng qui tắc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái là: “Mễ 米 + Điền 田” = Miến + Nước 氵= Miến Nước, miến nước tức là Bún (miến khô thì đã không gọi là bún). Nôi khái niệm: Bột = Bún = Bánh (bánh tráng - tức bánh cuốn, ở làng Huỳnh Dương lại gọi bánh cuốn là bánh mướt, do lướt "Mễ Ướt" = Mướt) = Bánh = Báng (vỏ cây Báng dã lấy bột để ăn) = Bàn = Phan 潘 = Phang 潘 (phát âm Nam Bộ) = Phấn 粉 (Hán ngữ hiện đại dùng chữ Phấn 粉 để chỉ Bột ), nhấn “Phấn Chớ!” = Phở, tất cả đó là những loại bột ăn được, còn những loại bột vứt đi thì như Bột = Mọt = Mạt (như mạt cưa, mạt sắt), còn những loại bột ngũ cốc thải ra thì dùng làm thức ăn gia súc như Mạt cám, Mạt ngô, chữ Mạt 秣này có bộ Lúa 禾 gọi là bộ thủ Hòa 禾. Từ Lúa viết bằng chữ Hòa 禾 là cùng logic với từ Lửa viết bằng chữ Hỏa 火. Bởi người nguyên thủy biết dùng Lửa trước rồi dần dần mới biết trồng Lúa sau, mà ban đầu là trồng bằng cách đốt nương chọc lỗ tra hột (sử thư gọi là “hỏa chủng”), tức phải dùng Lửa mà trồng (lửa để đốt sạch cỏ dại, lửa đốt đầu cây cọc để mài đầu cọc cho nhọn mà chọc lỗ xuống đất rồi tra hột) nên mới gọi cái loài cây dại cho hột gạo ăn được đó là cây Lúa, theo logic Lửa > > Lúa. Dân trồng Lúa đầu tiên là những họ “Lúa Chi!” = Lý, “Lúa Hề!” = Lê, “Lúa Ạ!” = La = Lã, “Lúa Chứ!” = Lữ, “Lúa Chớ!” = Lô = Lỗ = Lò, đông dân lên thì dần dần thành họ “Lúa Nhiều” = Liêu, “Lúa Rậm” = Lâm, nói chung là dân làm lúa, xứ nóng, tức dân Quẻ Li, còn gọi là dân Kẻ Lửa hay Kẻ La. Dân Kẻ Lửa = Quẻ Li = (thiết) Qủi, là dân nước Xích Qủi, là dân đầu tiên làm ra Lúa và Lụa. Công nghệ làm ra Lụa cũng phải dùng Lửa để nấu nước sôi mà kéo cái sợi tơ tằm ra khỏi cái kén, theo logic Lửa >> Lúa >> Lụa. Nhấn “Lụa Ạ!” = Là, từ đôi Lụa Là để chỉ nhiều loại lụa. Tiếng Đài Loan lại đọc chữ La 羅 là “Loa”, (chữ La 羅 này chỉ đồ dệt thưa, cũng dùng chỉ họ La), còn ở tiếng Việt thì cái công cụ để mà La cho lớn tiếng gọi là cái Loa. Người họ Liêu ở Đài Loan có truyền thuyết rằng các họ Liêu, “Loa”, Đỗ là cùng một Mẹ Tổ, do vậy muôn đời không được lấy nhau để tránh hiện tượng cận thân. Nếu theo nôi khái niệm thì có Liêu = La = Loa = Lỗ = =Đỗ = Ngô = Nghiêm = Nguyễn … đến trăm họ cũng đều là trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ cả, gọi chung là đồng bào. Kết cấu thứ tự Họ Và Tên (ví dụ Hồ Văn Tèn) là kết cấu của ngữ pháp Việt, đề trước thuyết sau, cái tổng thể (họ) trước, cái chi tiết (tên) sau. Kết cấu đặt tên này còn tồn tại nguyên vẹn trong tiếng Hán và tiếng Hàn quốc, trong khi ngữ pháp của những ngôn ngữ ấy lại là thuyết trước đề sau. Trong <Bách gia tính > giải thích: người tộc Nữ Chân (một tộc Hán ở phương Bắc) cũng có một số đã đổi họ của chính mình (vốn là từ đa âm tiết) thành họ Phan (tức là bị Việt hóa). Đề trước thuyết sau là của ngữ pháp Việt. Ví dụ (1): Con là cái tổng thể (đề), Người và Vật là những chi tiết (thuyết) nên có từ Con Người và Con Vật; Con 子 = Kinh 京 = Kẻ = Cả = Ta = =Ngã 我 = Người. ( Con 子 viết biểu ý là Một 一 đời cho đến khi kết Liễu 了, còn chết rồi thì chỉ gọi là Xác chứ không còn là Con. Kinh 京 viết biểu ý là Đầu 亠 + Mình 口 + Chân Tay 小) . Con 子 = Kô 子 (tiếng Nhật) = Cu (tiếng Vân Kiều) = Tu 子(tiếng Tày) = Tử 子 (chữ Nho). Con = Người, từ đôi Con Người, nên làng của những người làm Bún có tên là làng Kẻ Bún, làng của những người làm Rèn có tên là làng Kẻ Rèn. Ví dụ (2): Việt là cái tổng thể (đề), vị trí địa lý là cái chi tiết (thuyết) nên mới có từ Việt Nam, Việt Đông (tức Quảng Đông), Việt Tây (tức Quảng Tây), Quảng là do tiếng Thái từ “Quang” nghĩa là rộng, rộng mở tức “Quang Mở” = Quảng (QT lướt lủn), rộng mở là rộng nhiều hơn tức “Quang Quang” = Quảng, 0+0=1 (QT lướt từ lặp thành biến đổi dấu thanh điệu theo số học nhị phân – từ lặp là dùng nhấn ý “nhiều”). Về sau Quảng Đông cùng Quảng Tây thành tên Lưỡng Việt ở Trung Quốc. Từ Phang 潘 (phát âm Nam Bộ) phiên thiết thành hai chữ Phan Rang 潘朗, Phan Rang là nơi cổ đại dân bản địa người Việt họ Phan 潘 ở. La = Loa, nên La Thành (thành Đại La) cũng chính là Loa Thành, Kẻ La viết bằng chữ là Cổ Loa.1 like -
Cảm ơn Phạm Hùng có lời chúc lành. Độ Phong thủy này khó hơn cả ca ung thư. Nếu không vì thấy người hoan nạn, sư phụ cũng chẳng đi làm gì. Ca Phong thủy chữa ung thư thời kỳ cuối, sư phụ còn dám nói trước: Sẽ chữa khỏi ca ung thư này. Còn độ phong thủy này sư phụ chưa dám nói trước điều gì. Đủ hiểu nó khó thế nào! Còn về luật diễn đàn - Ừ! Để sư phụ xem xét rút kinh nghiệm, hoặc bổ sung "luật diễn đàn". Nhưng nói về luật thì - về mặt không gian - xem xét đến khắp cả thế gian này; về mặt thời gian - tính theo suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại - từ bộ luật cổ nhất phát hiện được của nền văn minh Sumer - đến hàng ngàn năm nữa trong tương lai, cũng sẽ chẳng bao giờ có bộ luật nào hoàn chỉnh cả! Bất cứ một quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ ngay trong lúc sư phụ đang gõ hàng chữ này, cũng không bao giờ có thể hoàn chỉnh về luật pháp. Ngay cả với một quốc gia hùng mạnh nhất thì luật pháp của nó cũng chỉ có thể tiệm cận với thực tế sinh động của mọi hành vi sinh hoạt của con người luôn phát triển mà thôi. Luật pháp luôn luôn đòi hỏi phải bổ sung và phát triển - nói hơi qúa lời là từng ngày. Cho nên, mới thấy được sự vĩ đại của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - từ ngàn xưa đã nhận thấy điều này và các bậc tiên nho Việt tộc, đã bổ sung bằng hai hình thái ý thức xã hội khác. Đó là: Lễ và Đạo đức. Và các bậc tiên Nho đã tổng kết được như sau: 1/ Lễ trị phát triển con người trở nên giả dối. 3/ Pháp trị phát triển con người trở nên tàn ác, 2/ Đức trị phát triển, con người thô lỗ, ngờ nghệch. Đấy là chu kỳ tuần hoàn của ba hình thái ý thức xã hội cổ xưa. Chỉ với chu kỳ tuần hoàn được nhận thức này, đủ cho thấy một xã hội cổ xưa của Việt tộc đã văn minh như thế nào. Và ở đó phải có một mối quan hệ xã hội phát triển phức tạp, phong phú thì tiền nhân mới có thể tổng kết được như vậy. Chuyện đơn giản như thế, mà các học giả, học thật, giáo sư, tiến sĩ bằng cấp nhâng nháo, ngông nghênh vẫn không nhận ra. Họ vẫn mê muôi mà mô tả tổ tiên ta "ở trần đóng khố". Nhưng qua đó thì Pham Hùng đủ hiểu cái diễn đàn quặt quẹo của chúng ta, sống được bằng phong thủy và xem bói. Đã vậy sư phụ còn cắt không tiếp tục cho đăng ký tham gia và còn loại bớt những người có đăng ký mà chưa viết bài nào. Vậy mà nó sống dai đến ngày hôm nay, đủ thấy nó phải được bù đắp mãnh liệt bằng những cố gắng của sư phụ và những anh chị em nhiệt tình. Nếu như nội quy diễn đàn qúa chặt chẽ, sẽ ngăn chặn sự phát triển ("Dương thịnh, Âm suy tắc bế". Thí dụ thêm điều luật: "Cấm sử dụng những danh từ chưa có trong từ điển Việt Nam". Thì sự phụ e rằng những từ điển xúc phạm đến tổ tiên như: "Bánh dầy" thành "bánh giầy" sẽ được sử dung phổ biến ở diễn đàn. Nhưng từ điển Việt Nam thì sư phụ lại không được tham gia đóng góp. Cho nên, điếu mựa, kệ cái con mựa nó đi. Hì. PS: Có một sự kiện xảy ra ngay với thân chủ của sự phụ ở Hoa Kỳ liên quan đến chủ đề mà Pham Hùng gọi là luật. Đó là có một người tàng tật đi xe lăn đến tiệm Nail của thân chủ sư phụ, nhờ đi WC. Khi vào WC, ông ta ngồi trên xe lăn, nhưng chiếc gương lại đặt quá cao trên lavabo. Thế là ông ta kiện thân chủ sư phụ ra tòa và bắt bồi thường...10. 000 USD. Thân chủ của sư phụ mặt đang méo mó và dài như cái bơm. Về mặt phong thủy thì sư phụ phải cấp tốc gửi từ Việt Nam sang ba cụ Khiết. Còn về mặt đời thường, sư phụ khuyên thân chủ cứ yên tâm. Vì sư phụ thừa khả năng hóa giải việc này ở tận Quốc hội Hoa Kỳ. Còn nếu sư phụ không hóa giải được trong trường hợp này thì sẽ trừ một điểm cho ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay cho ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Những kẻ tầm thường sẽ cười sư phụ vì văn ngôn này. Nhưng những người thật sự uyên thâm sẽ nể sư phụ. Điếu mựa! Đời nó rắc rối thế chứ lỵ!Hì.1 like