• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/12/2015 in Bài viết

  1. Los Angeles đóng cửa tất cả trường học vì bị đe dọa đánh bom (TTXVN/Vietnam+) lúc : 16/12/15 06:04 Sáng 15/12 theo giờ địa phương, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ đã yêu cầu toàn bộ trường học công phải đóng cửa sau khi nhận được một đe dọa đánh bom nhằm vào hệ thống trường học vốn có khoảng 640.000 học sinh ở thành phố này. Lực lượng cảnh sát được triển khai bảo vệ khu vực trường học ở Los Angeles. (Nguồn: AFP) Quan chức phụ trách hệ thống trường học của Los Angeles, Ramon Cortines cho biết ông đã đưa ra quyết định trên sau khi cảnh sát báo động rằng có mối đe dọa "không chỉ nhằm vào một trường mà rất nhiều trường." Cảnh sát cũng như các nhân viên Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã được triệu tập hỗ trợ kiểm tra hơn 1.000 trường học và dự kiến chiến dịch này sẽ kết thúc vào cuối ngày. Theo cảnh sát Los Angeles, quyết định trên là một biện pháp phòng ngừa tối đa sau khi sáng 15/12, họ nhận được một đe dọa liên quan đến sự an toàn của các trường học. Vụ việc trên xảy ra chưa đầy hai tuần lễ sau vụ xả súng đẫm máu tại thành phố San Bernardino cũng thuộc bang California làm 14 người thiệt mạng./. =========================== Lão Gàn đang ở Los Angeles đây. Lão đã xác định không thể có khủng bố có hiệu quả trên toàn nước Mỹ trong thời gian lão ở đây. Mặc dù chưa xảy ra, nhưng với lão thế này thì quá đáng. Lão phản ứng bằng một dự báo như sau: Tất cả các âm mưu khủng bố trên toàn nước Mỹ sẽ bị phát hiện, những tên khủng bố sẽ bị bắt hoặc bị tiêu diệt. Thiệt hại do khủng bố gây ra là không đáng kể.Lời dự báo này không có giới hạn thời gian cho đến khi "canh bạc cuối cùng " kết thúc.
    5 likes
  2. Ông Mã Anh Cửu đòi 200 hải lý cho đảo Ba Bình bằng cơm hộp? Hồng Thủy 15/12/15 15:47 Thảo luận (0) (GDVN) - Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình. Củ cà rốt kinh tế không giúp Trung Quốc vãn hồi được uy tín ở Biển Đông Ông Abe nhắc Thủ tướng Malaysia: Biển Đông phải được đưa vào tuyên bố Thủ đoạn 2 rắn, 2 mềm của Trung Quốc ở Biển Đông Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay). Phần rau xào trong xuất cơm trưa mà ông Mã Anh Cửu nói rằng được đem về từ Ba Bình, Trường Sa, "căn cứ" để xác định thực thể này là một island theo Điều 121 UNCLOS. Ông Cửu nói rằng, Ba Bình là đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa, và cũng là thực thể duy nhất ở đây có nước ngọt tự nhiên với 4 giếng nước có tỉ lệ nước ngọt lần lượt là 99,1%, 75,8%, 97,5% và 96,8%, bình quân đạt 92,3%. Chất lượng nước ngọt tự nhiên ở Ba Bình khá tốt, không những cung cấp đủ nhu cầu nước uống cho lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) mà còn phục vụ việc nấu nướng, sinh hoạt của lính Đài Loan. Ngoài ra đảo Ba Bình còn có hệ thực vật phong phú với tổng cộng 147 cây cổ thụ hàng trăm tuổi có độ cao trên 10 mét. Sau đó nhà lãnh đạo Đài Loan lập luận: Bất kể xét theo luật pháp quốc tế, kinh tế hay địa lý thì đảo Ba Bình không những phù hợp với tiêu chí của đảo tự nhiên (island) quy định trong Điều 121 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), mà còn có thể "phù hợp với đời sống của con người và duy trì đời sống kinh tế riêng", do đó không phải đảo đá (rock)?! Sở dĩ ông Mã Anh Cửu phải vội vã trưng ra hộp cơm trưa có mấy món rau xào mà ông cho là được lính của mình trồng trên đảo Ba Bình để chứng minh thực thể này là một đảo tự nhiên (island) chứ không phải đảo đá (rock) theo Điều 121 UNCLOS là vì vụ kiện đường lưỡi bò của Philippines. Vụ kiện này đang được Tòa Trọng tài Thường trực PCA thụ lý đến phần nội dung, trong đó có yêu cầu tòa xác định bản chất một số thực thể ở Trường Sa là gì, và ở Trường Sa không có thực thể nào là một đảo tự nhiên, do đó nó không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Khoản 1 Điều 121 UNCLOS quy định: Một hòn đảo (island) là một vùng đất hình thành tự nhiên, được bao quanh bởi nước và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên; Khoản 3 Điều 121 UNCLOS quy định: Đảo đá (rock) mà không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cũng không phải vội vàng nhận định, phán xét gì về hộp cơm trưa của ông Mã Anh Cửu có mang lại cho đảo Ba Bình 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế hay không. Bởi lẽ, như thế nào là "có thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng"? Chỉ bằng chút nước ngọt và rau rừng hay còn cần gì khác? PCA sẽ có phán quyết sớm nhất vào giữa năm 2016, tức chỉ vài tháng nữa. Đã có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, trình độ và uy tín để xét xử về việc giải thích và vận dụng Công ước UNCLOS 1982 thì hãy vui vẻ chờ đợi phán quyết của tòa. Như thế sẽ hay hơn là việc tự chứng minh bằng...cơm hộp, hay tệ hơn nữa là bóp méo các phán quyết, lập luận của tòa bằng những khái niệm pháp lý tự chế - PV. Hồng Thủy =================== Trong "canh bạc cuối cùng" xác định ngôi vị bá chủ thế giới sẽ xảy ra và kết thúc ở Tây Thái Bình Dương. Chuyện này chậm nhất vào năm 2017. Nhanh vào cuối năm tới 2016. Biển Đông chỉ là cái cớ để mở đầu "canh bạc cuối cùng". Nhưng chính vì cái cớ này, sẽ dẫn đến một kịch bản mà hậu quả rất bất lợi cho Đài Loan. Đây là kết luận của tôi, sau khi suy ngẫm về bức tranh mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", kết hợp với những dữ kiện đầu vào của những sự kiện liên quan, thông qua nhãn quan Lý Học. "Thiên cơ bất khả lộ", nên tôi không thể nói ra diễn biến kịch bản này sẽ như thế nào. Nhưng tôi chỉ lưu ý rằng: Trong bức tranh mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", mô tả nó xảy ra trong một ngôi nhà có treo ảnh ngài Tôn Trung Sơn và bên bờ biển - Tức nó bắt đầu từ Đài Loan. Ở đấy, cô gái Đài Loan bị loại khỏi cuộc chơi. Ông Mã Anh Cửu và các chính khách Đài Loan có thể mời các cao thủ Lý học Đài Loan để tìm hiểu thêm về vấn đề này, nếu quả là họ có thực tài. Lời khuyên của tôi là, nếu Đài Loan muốn thoát khỏi hiểm họa trong "canh bạc cuối cùng" thì hãy tuyên bố đường lưỡi bò của họ ngày xưa là vô giá trị. Đồng thời trả lại đảo Ba Bình mà các vị đang chiếm đóng trái phép. Hãy suy nghĩ cho kỹ. Thiên Sứ không nói đùa! Xin lưu ý điều này. Và để "chứng nghiệm" những phân tích của Thiên Sứ tôi về vấn đề này, mọi người sẽ không phải chờ qúa lâu như Thiên Sứ chờ kết quả "Hạt của Chúa".
    4 likes
  3. TƯ LIỆU THAM KHẢO ======================= Bài giảng của TTg Lý Hiển Long: Về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Singapore Posted on 14/12/2015 by The Observer Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành! Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình. Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Nhưng trong thực tế, chính sách đối ngoại có vai trò rất quan trọng đối với vị thế của chúng ta trên trường quốc tế, nó đảm bảo sự ổn định khu vực, tạo ra các điều kiện bên ngoài thuận lợi để nền kinh tế phát triển thịnh vượng, và đem đến cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi so sánh với cách đây 50 năm, vị thế của Singapore hiện nay đã được cải thiện đáng kể. Singapore ngày nay là một quốc gia thành công và được tôn trọng. Chúng ta nắm giữ một vị trí cao trong cộng đồng quốc tế, và có những người bạn trên khắp thế giới. Điều này là nhờ vào công sức của nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, bắt đầu với Ngoại trưởng đầu tiên của chúng ta, ông S. Rajaratnam, người mà loạt bài giảng này đã vinh dự được đặt tên theo. Thế giới ngày nay rất khác với thế giới của 50 năm trước. Năm 1965, Chiến tranh Lạnh đang vào giai đoạn căng thẳng; nhưng giờ thì nó đã kết thúc lâu rồi. Đông Nam Á khi ấy là một khu vực đầy xung đột, với Chiến tranh Việt Nam là một điểm “nóng”; còn chính chúng ta thì phải trải qua thời kỳ Konfrontasi – một cuộc xung đột cường độ thấp giữa Malaysia và Indonesia. Nhưng hôm nay, Đông Nam Á đã hòa bình trở lại, và ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay. Trên cương vị một quốc gia, đất nước chúng ta hiện nay đã thịnh vượng và vững vàng hơn trước, và trên cương vị một dân tộc, ý thức về bản sắc, về chủ quyền quốc gia của chúng ta cũng mạnh hơn rất nhiều. Nhưng một số nguyên tắc cơ bản về sự tồn tại của chúng ta không thay đổi. Singapore sẽ luôn là một đất nước nhỏ bé trong một thế giới không ổn định, và đôi khi còn nguy hiểm. Chúng ta vẫn bị bao quanh bởi các nước láng giềng lớn hơn, và nằm giữa khu vực Đông Nam Á. Khu vực này dù đã ổn định hơn và thịnh vượng hơn trước, nhưng nó vẫn là nơi mà các lợi ích của các cường quốc lớn giao thoa nhau, và là một khu vực đa dạng và khó dự đoán hơn so với Bắc Mỹ, và cho tới gần đây là so với châu Âu. Chúng ta vẫn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có trí thông minh và nguồn dự trữ ngoại tệ mà chúng ta đã khó nhọc tích lũy nên, để đưa chúng ta qua những lúc khó khăn. Sự thật này sẽ rất khó thay đổi trong một thời gian dài nữa. Thực tế của các nước nhỏ Các nước nhỏ như chúng ta phải không ngừng tự hỏi: làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng ta luôn tồn tại, và giữ vững lợi thế của mình? Theo ngôn ngữ ngoại giao, quan hệ quốc tế dựa trên các nguyên tắc cao cả. Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định sự “bình đẳng chủ quyền” giữa các quốc gia, và tuyên bố các nước phải “giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.” Phong trào Không liên kết được dựa trên Năm Nguyên tắc Chung sống Hòa bình, thể hiện một khát vọng còn cao hơn nữa. Tôi không định kiểm tra kiến thức của các bạn, nhưng Năm nguyên tắc đó là: Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Bình đẳng và hợp tác vì lợi ích chung; và Chung sống hòa bình. Đây là những khẳng định quan trọng, xác định các quy chuẩn của quan hệ giữa các quốc gia và luật pháp quốc tế. Nhưng việc giải quyết các vấn đề quốc tế thường phản ánh một thực tế khắc nghiệt hơn nhiều. Quyền lực sẽ quyết định nước nào chiếm ưu thế, và nước nào sẽ thiết lập chương trình nghị sự. Chính trị cường quyền chưa bao giờ biến mất, dù mọi thứ không hoàn toàn giống với luật rừng. Ngay tại Liên Hiệp Quốc, dù có các điều khoản trong Hiến chương, thì quyền lực vẫn là cốt lõi của ngoại giao. Trong Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, chỉ nhóm P5 mới có quyền phủ quyết, còn 10 nước được bầu ra thì không. Ngay cả trong P5 cũng tồn tại một thứ bậc. Không phải mọi quyền phủ quyết đều có trọng lượng như nhau. Chúng ta đều biết rằng quyền phủ quyết của một số nước sẽ có giá trị hơn những nước khác, mặc dù nói về vấn đề này sẽ không được ngoại giao cho lắm. Nhưng sự thực là như vậy. Và hệ thống thứ bậc quyền lực này được thể hiện rõ ngay cả trong những điều nhỏ nhất. Trong những bức ảnh chụp tại các cuộc họp quốc tế, người nào đứng ở đâu? Nếu xem xét một cách cẩn thận, bạn sẽ thấy được câu chuyện ẩn đằng sau. Ai sẽ là người phát biểu đầu tiên hoặc cuối cùng? Điều đó phụ thuộc vào người nào được vị Chủ tọa quan tâm. Hoặc nước nào mới có quyền chọn khách sạn mà đoàn đại biểu của họ sẽ ở lại? Điều đó cũng phụ thuộc vào nước nào có sức thuyết phục lớn hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao người Trung Quốc lại nói “小 国 无 外交” (Xiǎoguó wú wàijiāo) – Nước nhỏ không có chính sách đối ngoại – bởi vì họ không thể định hình các sự kiện, mà chỉ có thể đi theo những gì đã được định đoạt trước. Cũng có một câu nói tương tự như vậy ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, trong tác phẩm “Lịch sử Chiến tranh Peloponnese” của Thucydides. Đó là câu nói nổi tiếng: “Kẻ mạnh làm những điều họ có thể làm, và kẻ yếu phải gánh chịu những điều mà họ phải gánh chịu.” Bối cảnh mà câu cách ngôn này ra đời cũng đáng được xem xét. Cuộc chiến Peloponnese diễn ra giữa hai thành bang Athens và Sparta, cùng với các đồng minh của mỗi bên. Athens là bá chủ của Liên minh Delos, một trong hai “siêu cường” trong thế giới các thành bang Hy Lạp cổ đại. Athens muốn buộc Melos, một đảo quốc yếu hơn, gia nhập Liên minh Delos. Vì vậy, họ đã gửi một đội quân sang xâm lược Melos, nhưng trước khi làm điều đó, họ đã gửi các đại biểu và các phái viên đến thuyết phục người Melos tự đầu hàng, nếu không sẽ bị hủy diệt. Melos là một hòn đảo nhỏ ở Biển Aegea. “Cuộc đối thoại ở Melos” của Thucydides mô tả lại những gì người Athens có lẽ đã nói, gồm những lập luận và hồi đáp. Đó là một phân tích về quyền lực và cân nhắc giữa hai bên. Người Melos đưa ra những tranh luận mang tính thực dụng và luân lý, giải thích tại sao Athens không nên tấn công Melos. Nhưng phía Athen chỉ đáp lại một cách tàn bạo: “Kẻ mạnh làm những điều họ có thể làm, và kẻ yếu phải gánh chịu những điều mà họ phải gánh chịu.” Người Melos vẫn từ chối đầu hàng. Kết quả là Athens đã quét sạch Melos, giết chết tất cả đàn ông, bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ. Đó là câu chuyện của 2.400 năm trước, nhưng thực ra nó không hoàn toàn xa lạ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hãy nhớ lại những gì đã xảy ra khi Iraq xâm chiếm Kuwait, rồi hãy so sánh nó với những gì xảy ra gần đây, khi mà Nga sáp nhập Crimea. Sức mạnh có vai trò quan trọng. Thúc đẩy lợi ích quốc gia Dù là một nước nhỏ, nhưng Singapore đã từ chối chấp nhận đó là số phận của mình. Chúng ta quyết tâm làm chủ vận mệnh của chính mình. Chính sách đối ngoại của chúng ta là một sự cân bằng giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng. Chúng ta biết mình sẽ phải chấp nhận thế giới, theo một thực tế mà chúng ta chẳng hề mong muốn. Nhưng chúng ta tin rằng mình có thể, và sẽ phải bảo vệ bản thân và thúc đẩy lợi ích quốc gia. Tất nhiên, chúng ta cần hiểu rõ đâu là lợi ích căn bản của mình, và thực ra những lợi ích này đã không thay đổi trong suốt 50 năm qua. Đó là: hòa bình thế giới; một trật tự quốc tế mà trong đó các nước tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế; thiết lập một mạng lưới bạn bè và đồng minh mà chúng ta có thể làm việc cùng; có được một khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, ổn định và an toàn; và cuối cùng là giữ gìn chủ quyền và quyền quyết định tương lai của chúng ta. Làm thế nào Singapore có thể thúc đẩy các lợi ích quốc gia? Tôi xin gửi các bạn một câu ngạn ngữ cổ Trung Quốc nữa – người Trung Quốc quả là đã giải quyết tất cả những vấn đề này từ lâu. Câu nói này trích từ cuốn “Đại Học,” một trong Tứ Thư của Nho giáo – “修身, 齐家, 治国, 平 天下” (Xiūshēn, qí jiā, zhìguó, píng tiānxià – Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Một người trước tiên phải biết tu dưỡng bản thân, thứ đến là chỉnh đốn gia đình, tiếp đó là thiết lập trật tự quốc gia, cuối cùng mới có thể khiến cho toàn thiên hạ thái bình, hạnh phúc. Đây là quan điểm Nho giáo về trị quốc, và nó nằm sâu trong tâm lý người Trung Quốc. Có sợi dây liên kết trực tiếp từ đạo đức cá nhân, đến gia đình, đến cộng đồng, và toàn thể thế giới. Singapore là một xã hội hiện đại, nhưng chúng ta luôn cố gắng hết sức để duy trì các giá trị truyền thống và phù hợp với chúng ta, và câu nói trên là một sự đúc kết trí tuệ, gói gọn những gì chúng ta có thể suy nghĩ về việc thúc đẩy lợi ích quốc gia trên trường quốc tế. Một chính sách đối ngoại thành công phải dựa trên những gì chúng ta làm trong nước. Chúng ta trước tiên phải yên ổn trong nhà thì sau đó quan hệ đối ngoại của chúng ta mới có thể phát triển lớn mạnh được. Tôi xin được giải thích cụ thể như sau. Đầu tiên, trên bình diện quốc tế, chúng ta phải là một thành viên chủ động và xây dựng, tìm cách mang lại các giá trị gia tăng (cho cộng đồng quốc tế) và làm cho đất nước chúng ta quan trọng với các nước khác. Thứ hai, trong khu vực, chúng ta phải tìm ra mục tiêu chung với các nước láng giềng. Thứ ba, Singapore phải tiếp tục là một dân tộc thành công, phải biết tận dụng bất kỳ ảnh hưởng nào ở nước ngoài. Thứ tư, sự thành công của Singapore, dù ở trong hay ngoài nước, đều phụ thuộc vào sự đoàn kết toàn dân, và có niềm tin vững chắc rằng Singapore sẽ đủ sức để trường tồn và nổi bật. Một chủ thể mang tính xây dựng trên trường quốc tế Đầu tiên, trên trường quốc tế, chúng ta phải là một nhân tố chủ động và mang tính xây dựng. Ngoại giao bao gồm rất nhiều vấn đề, diễn ra trong hàng chục các diễn đàn. Các nhà ngoại giao dường như dành tất cả thời gian của mình trong các cuộc họp, uống trà, hay gặp mặt – từ thời chiến đến thời bình, bàn về thương mại, bảo vệ môi trường, hợp tác văn hóa và xã hội, về gần như mọi lĩnh vực của đời sống con người. Các nước nói chuyện với nhau, kinh doanh với nhau, và cố gắng tác động lẫn nhau. Là một nước nhỏ, chúng ta không thể có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng chúng ta phải có mặt tại các diễn đàn chủ chốt và trong những vấn đề quan trọng, ví dụ như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, nơi mà chúng ta có lợi ích bị ảnh hưởng. Nhiều vấn đề trong số đó sẽ còn tiếp tục trong một thời gian rất dài. Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu đã kéo dài suốt nhiều năm; các hiệp định thương mại đa phương – như Vòng đàm phán Doha – bắt đầu từ năm 2001 và có lẽ còn tiếp diễn một thời gian dài nữa. Đó là một quá trình dài, nhưng cứ theo định kỳ trong quá trình đó sẽ lại có những hội nghị quốc tế về các vấn đề này, và sau đó chúng ta có một đợt cao trào các hoạt động: những cuộc đàm phán căng thẳng, nguy cơ đổ vỡ và những thỏa thuận phút chót; những đêm không ngủ để dàn xếp ở giờ thứ 11, thậm chí là 13. Với kịch bản này, chúng ta phải có tư duy chiến lược để duy trì chính sách và đường lối của mình trong nhiều năm, để bảo đảm lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời vẫn có chiến thuật linh hoạt trong các hội nghị và các can dự khác, để gây ảnh hưởng ở mọi nơi mà chúng ta có thể, và trong mọi tình huống quan trọng với chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì? Đầu tiên, hãy tìm điểm chung với các nước khác, đặc biệt là với các nước nhỏ. Tiếng nói của từng nước có thể yếu, nhưng khi chung sức, tiếng nói của chúng ta sẽ được khuếch đại, và nó sẽ được lắng nghe. Đó là lý do tại sao tại Liên Hiệp Quốc, chúng ta thành lập Diễn đàn các Nước nhỏ (Forum of Small States – FOSS). Chúng ta nhỏ nhưng lại rất đông. FOSS gồm các nước dưới 10 triệu dân. Tuy chỉ là một nhóm không chính thức, nhưng 105 thành viên của FOSS có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Các thành viên gặp nhau, thảo luận, hình thành các lập trường chung, chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược. Ngoài ra, còn một tổ chức khác mà chúng ta đã lập ra, đó là Nhóm Quản trị Toàn cầu (Global Governance Group). Đó là một liên minh không chính thức, do 30 nước nhỏ và vừa thành lập, nhằm trao đổi quan điểm về quản trị toàn cầu. Quản trị toàn cầu nghĩa là gì? Đó là các vấn đề như: quy tắc tài chính, IMF và WB, các chính sách kinh tế, nhằm đưa chúng vào các tiến trình G20 và biến G20 thành một nhóm mang tính bao trùm, minh bạch và đại diện hơn. Tóm lại, điều đầu tiên chúng ta phải làm để gia tăng ảnh hưởng của mình là phải tìm ra “mục tiêu chung” với các nước khác. Thứ hai là phải thường xuyên nhìn về phía trước, để dự đoán sự phát triển, để định vị bản thân, để bảo vệ lợi ích quốc gia, và để dự kiến các sự kiện sẽ diễn ra. Quan trọng nhất là trong những thời điểm bất ổn, khi không thể dự đoán được điều sẽ xảy ra, chúng ta buộc phải chuẩn bị cho nhiều tình huống. Ví dụ, chúng ta đang bắt đầu thực hiện dự án liên chính phủ (Government-to-Government, G-to-G) thứ ba với Trung Quốc ở Trùng Khánh. Điều này sẽ đặt chúng ta tại một đầu trong “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Quốc. Giờ đây Singapore đã là một phần của “vành đai,” đó là Con đường Tơ lụa bắt đầu từ Trung Quốc, đi qua lục địa Á – Âu, và chúng ta cũng là một phần của “con đường” – Con đường Tơ lụa trên biển, đi qua khu vực Đông Nam Á. Và đó là một vị thế giá trị mà chúng ta có được. Một ví dụ khác, chúng ta gia nhập Hội đồng Bắc Cực (Arctic Council) với tư cách quan sát viên, nhằm tìm ra những gì có thể xảy đến nếu các tuyến đường biển phía bắc trở nên khả thi khi băng Bắc Cực tan chảy. Một đất nước vùng xích đạo đáng lẽ không cần quan tâm đến Bắc Cực, nhưng chúng ta có lý do của mình. Sam Tan, phái viên ngoại giao của chúng ta, là người đã làm việc rất chăm chỉ và đã có rất nhiều bạn ở trong nhóm Vòng tròn Bắc cực (Arctic Circle), thuộc Hội đồng Bắc Cực. Điều này có liên quan đến chúng ta. Nó sẽ không xảy ra vào ngày mai. Nó có thể sẽ diễn ra hoặc có thể không. Nhưng nó có thể xảy ra, và nếu nó xảy ra chúng ta cũng sẽ có mặt ở đó. Đây là những món đặt cược nhỏ để làm bảo hiểm cho vị thế của chúng ta. Thứ ba, điều chúng ta có thể làm để trở thành một bên có liên quan là hãy đóng góp một điều gì đó. Chúng ta không có nhiều tiền để có thể phân phát, cũng không đủ quyền lực để ép buộc người khác. Nhưng chúng ta biết làm chủ các vấn đề, chúng ta đưa ra những ý tưởng mang tính xây dựng, và mỗi nhà ngoại giao của chúng ta đều có đóng góp trong các cuộc thảo luận. Đây là những gì mà một thế hệ trước đây chúng ta đã làm được, khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đang được đàm phán. Công ước được ký vào năm 1982. Giáo sư Tommy Koh, hiện là Đại sứ lưu động và là nhà ngoại giao kỳ cựu của chúng ta, đã đóng một vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán trên cương vị Chủ tịch Hội nghị lần thứ ba về Luật Biển. Khi ấy ông đang ở độ tuổi đầu 30, có lẽ là người trẻ tuổi nhất trong hội nghị. Giáo sư Jayakumar và Thẩm phán Chao Hick Tin, theo tôi nhớ thì Giáo sư Jayakumar lúc bấy giờ đang là Đại diện Thường trực của Singapore tại Liên Hiệp Quốc, cả hai đã giữ vai trò chủ đạo, thành lập một liên minh “những quốc gia không giáp biển và có hoàn cảnh địa lý khó khăn” nhằm thúc đẩy lợi ích chung. Bạn sẽ thắc mắc thế nào là một liên minh “những quốc gia không giáp biển và có hoàn cảnh địa lý khó khăn?” Nó cũng là một liên minh của các nước có cùng mục đích, cùng lợi ích. Những nước không giáp biển là những nước như Lào, Mông Cổ, hoặc Chad – thật ra có khá nhiều nước như vậy trên thế giới. Và ví dụ về nước có hoàn cảnh địa lý khó khăn chính là Singapore. Chúng ta có các đại dương xung quanh, nhưng các nước láng giềng của chúng ta đều đã tuyên bố chủ quyền trên những đại dương đó; và điều này là bất lợi lớn cho chúng ta. Do đó, chúng ta có lợi ích tương tự như các nước không giáp biển. Vì vậy chúng ta thành lập một nhóm “những quốc gia không giáp biển và có hoàn cảnh địa lý khó khăn” nhằm gây áp lực, vốn không phải là không có hiệu quả trong các cuộc đàm phán của UNCLOS. Chúng ta là một đảo quốc nhỏ, với thương mại hàng hải là huyết mạch kinh tế. Chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. UNCLOS quy định về các quyền này, và đã trở thành một điểm tham chiếu pháp lý quan trọng cho các tuyên bố chủ quyền và hoạt động trên các vùng biển. UNCLOS tạo ra một sự cân bằng cẩn trọng giữa quyền và lợi ích của các quốc gia ven biển với quyền và lợi ích tương tự của các nước khác, cung cấp cơ chế phân xử và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. UNCLOS cũng là khuôn khổ để chúng ta suy nghĩ và thảo luận về các vấn đề mà các nước hiện đang phải đối mặt ở Biển Đông. Đàm phán UNCLOS đã diễn ra một thế hệ trước. Nhưng hiện tại, chúng ta cũng đang tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, bao gồm cuộc họp quan trọng diễn ra tại Paris vào tuần tới. Singapore không phải là một nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn. Ngay cả khi tất cả người dân Singapore ngừng thở, điều đó cũng chẳng tạo nên bất kỳ khác biệt nào đối với sự nóng lên toàn cầu. Nhưng Đại sứ về biến đổi khí hậu của chúng ta vẫn đóng vai trò tích cực, vận động ủng hộ, đóng vai trò như một cầu nối giữa các nước phát triển và đang phát triển, và biến chúng ta thành những người hữu ích. Bộ trưởng Vivian Balakrishnan trong nhiệm kỳ trước của mình, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Nước, đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc họp trước đây. Trong Hội nghị các bên ở Lima, Peru hồi năm ngoái, Bộ trưởng Vivian là một trong hai “Bạn của Chủ tọa” (Friends of the Chair), người còn lại là của Na Uy, và “Bạn của Chủ tọa” là những người giúp Chủ tọa đưa ra được một thỏa thuận cho các thành viên tham gia hội nghị. Và họ đã làm việc đằng sau hậu trường để xây dựng sự đồng thuận về một thỏa thuận cho phép hội nghị kết thúc với kết quả tích cực, để quá trình có thể tiếp tục, và đến được Paris, chứ không kết thúc mà không có thỏa thuận nào. Chúng ta có thể rất nhỏ, nhưng đó là đóng góp mà chúng ta có thể làm. Thỉnh thoảng, chúng ta cũng may mắn khi đưa ra một sáng kiến nhỏ nhưng dẫn đến một kết quả có ý nghĩa lớn hơn, ví dụ như Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Câu chuyện này bắt đầu cách đây 10 năm, khi bốn nước nhỏ ký một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bốn nước đó được gọi là “Thái Bình Dương 4” (Pacific 4 – P4) gồm: Singapore, Brunei, Chile và New Zealand. Đây không phải là 4 nước đầu tiên mà mọi người sẽ nghĩ đến khi nói về một FTA đầy hứa hẹn trên thế giới, nhưng đây là 4 nước có cùng chí hướng và mục đích trong việc hướng tới thỏa thuận. Thương mại giữa các nước này khá khiêm tốn. Tổng tác động của FTA của P4 lên thương mại thế giới là không đáng kể. Nhưng chúng ta đã tạo dựng P4 với hy vọng rằng nó sẽ trở thành hạt nhân mà sau này các nước châu Á – Thái Bình Dương khác có thể tham gia, và dần dần phát triển thành một Hiệp định Thương mại Tự do quan trọng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và quả thực, đó là những gì đã xảy ra. Nhiều nước muốn trở thành một phần của hiệp định này; từng nước một đã bày tỏ quan tâm – Australia, Canada, Peru, Việt Nam. Sau đó, người Mỹ đến và thay đổi cuộc chơi hoàn toàn. Tiếp nữa, Nhật Bản tham gia – tuy muộn, nhưng họ hội nhập rất nhanh. Cuối cùng, nó đã trở thành nhóm TPP với 12 quốc gia thành viên, chiếm 40% GDP toàn cầu, tính cả Mỹ và Nhật Bản. TPP từ một con vịt con xấu xí trở thành thiên nga. TPP khác hoàn toàn với P4 – về quy mô và tham vọng. Nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa chiến lược. Nó làm tăng thêm mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á, làm cho khu vực trở nên hội nhập và ổn định hơn, và là con đường để cuối cùng dẫn đến một khu vực thương mại tự do thậm chí còn tham vọng hơn nữa ở châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy, tuy không thể tuyên bố mình là “cha đẻ” của TPP, nhưng chúng ta đã tham gia vào tiến trình dẫn tới sự hình thành TPP. Đó là cấp độ đầu tiên. Trên trường quốc tế, chúng ta cần phải làm cho mình trở thành bên có liên quan, và phải có đóng góp. Tăng cường hợp tác và ổn định khu vực Ở cấp độ thứ hai, chúng ta phải duy trì quan hệ tốt với các nước láng giềng, cụ thể là khu vực Đông Nam Á. ASEAN là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của chúng ta. Singapore tích cực hợp tác với các đối tác thuộc ASEAN, tham gia vào các dự án của ASEAN, giúp đỡ các nước kém phát triển hơn trong ASEAN như Campuchia, Lào, Việt Nam, đặc biệt là Myanmar, giúp họ thu hẹp chênh lệch trình độ phát triển thông qua Sáng kiến Hội nhập ASEAN (Initiative for ASEAN Integration – IAI). Và chúng ta cố gắng thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN về các vấn đề chung, cho dù đó là theo đuổi hội nhập kinh tế nội khối, hay giải quyết ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, vốn là một vấn đề chung của nhiều quốc gia ASEAN. Chúng ta thuộc số những quốc gia nhỏ thuộc ASEAN. Chúng ta không ở vị trí thống trị, nhưng chúng ta vẫn làm phần việc của mình. Và chúng ta cũng làm việc với các nước ASEAN trong các diễn đàn rộng hơn, bên ngoài ASEAN, nhằm biến ASEAN thành một thành viên hiệu quả và đáng tin cậy trong các diễn đàn khu vực và đa phương lớn hơn. Chẳng hạn, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, WTO hay Liên Hiệp Quốc. Trong các diễn đàn này, thường lợi ích của các nước ASEAN hội tụ, điều tạo cho Singapore một cơ hội đóng góp bằng cách hợp tác với các thành viên ASEAN khác, thay vì đối lập với họ trên bàn đàm phán. Trong quá trình này, nhờ làm việc cùng nhau, chúng ta xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với họ. Tất nhiên, ngoại giao ASEAN không phải luôn luôn là về tăng cường hợp tác. Nhiều lần chúng ta cũng phải giải quyết tranh chấp và va chạm, như chúng ta đang làm trong trường hợp Biển Đông. Singapore không phải là một bên yêu sách, nhưng chúng ta có lợi ích quan trọng bị ảnh hưởng – tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng có một vai trò riêng, vì Singapore là nước Điều phối viên quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc trong ba năm tới. Mục đích của chúng ta trên cương vị điều phối viên là trở thành một bên trung gian trung thực, làm việc công bằng và cởi mở với tất cả các bên, vì mục đích của chúng ta không chỉ là duy trì ổn định và hòa bình khu vực, mà còn tạo dựng danh tiếng là một quốc gia đáng tin cậy để hợp tác, và cũng để nâng cao uy tín của ASEAN trong vai trò một tổ chức hiệu quả, đủ khả năng đối phó với các vấn đề an ninh khó khăn. Trong ASEAN, mối quan hệ sâu sắc nhất của chúng ta là với hai nước láng giềng, Malaysia và Indonesia. Tuần trước, khi tôi ở Kuala Lumpur, Thủ tướng Najib và tôi đã khai mạc một cuộc triển lãm, với tên gọi Titian Budaya – Cầu nối văn hóa – nhằm kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị Singapore-Malaysia thông qua nghệ thuật và văn hóa. Tôi đã phát biểu và Thủ tướng Najib cũng vậy. Tôi mô tả mối quan hệ giữa hai nước bằng câu tục ngữ Malay, “bagai aur dengan tebing” – tức giống như quan hệ giữa bờ sông và cây tre mọc trên bờ sông; chúng phụ thuộc vào nhau. Tre mọc bên bờ sông, và rễ tre giữ đất ven bờ để chúng không bị lở. Cả hai cùng cộng sinh và cùng tồn tại với nhau. Singapore và Malaysia phụ thuộc vào nhau, và chúng ta phải học cách làm việc với nhau. Vì thế mà Singapore đang cố gắng thúc đẩy quan hệ với Malaysia và Indonesia, hai trong số những đối tác kinh tế lớn nhất của chúng ta. Chúng ta hợp tác về an ninh, môi trường, du lịch, và nhiều lĩnh vực khác. Công dân của từng nước đều sang nước còn lại, để du lịch hay vì lý do công việc. Nhưng tất nhiên, đây là những mối quan hệ phức tạp, và chắc chắn, theo thời gian, sẽ phát sinh vấn đề, nhưng khi chúng xảy ra, Singapore sẽ giải quyết chúng một cách bình thản mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ rộng lớn hơn, hay gây ra căng thẳng. Đó là cách chúng ta xử lý vấn đề Pedra Branca, một tranh chấp với Malaysia. Nếu các bạn đã quên, thì đây là tranh chấp về chủ quyền trên đảo Pedra Branca, nơi có ngọn hải đăng Horsburg. Tranh chấp này bắt đầu vào năm 1979. Đó là một vấn đề khó khăn cho cả hai bên, nhưng chúng ta đã đồng ý đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) và cuối cùng, vào năm 2008, gần 30 năm sau khi bắt đầu tranh chấp, ICJ đã ra phán quyết. Cả hai nước đều chấp nhận phán quyết đó, và không để nó ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương rộng hơn. Và hai bên tiếp tục làm việc với nhau trong các dự án cùng có lợi khác, như Dự án Đường sắt cao tốc. Tương tự, với Indonesia, chúng ta cũng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và hy vọng sẽ tiến xa hơn nữa dưới thời Tổng thống Joko Widodo. Đó là cấp độ thứ hai trong chính sách đối ngoại của chúng ta, liên quan tới khu vực láng giềng: ASEAN và khu vực Đông Nam Á. Đảm bảo thành công của Singapore Nền tảng thứ ba cho một chính sách ngoại giao tích cực và hiệu quả là đưa Singapore trở thành một quốc gia thành công. Điều tôi muốn nói ở đây là một nền kinh tế thịnh vượng, người dân sống trong hòa bình và hòa hợp, đất nước hoạt động có hiệu quả và đặc biệt, phải là một quốc gia an toàn – có thể tự bảo vệ bản thân, và quyết tâm sẽ làm như vậy. Một quốc gia thất bại không thể có một chính sách đối ngoại hiệu quả. Các nhà ngoại giao có thể xuất sắc, đôi khi họ thực sự như vậy. Họ có thể phát biểu hùng hồn tại Liên Hợp Quốc, thường thì họ sẽ làm được như vậy. Nhưng nếu đất nước là một mớ hỗn độn, chẳng có ai xem xét chúng một cách nghiêm túc. Vì nền kinh tế của Singapore đã phát triển thịnh vượng, nên những nước khác muốn làm kinh doanh với chúng ta. Bởi xã hội chúng ta đang hòa thuận, và chúng ta đã tìm thấy giải pháp cho nhiều vấn đề của mình, như nhà ở, y tế, hoặc cấp nước, nên các quốc gia khác cũng coi trọng và xem chúng ta là một ví dụ thú vị để học hỏi. Đó là lý do tại sao chúng ta hợp tác với nhiều quốc gia trong các dự án tập trung vào chuyên môn và uy tín của mình, và điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người dân của chúng ta. Chúng ta có các dự án liên chính phủ với Trung Quốc – Khu Công nghiệp Tô Châu, Thành phố Xanh Thiên Tân, và giờ là Dự án Khu vực phía Tây Trùng Khánh. Chúng ta còn có các khu công nghiệp liên doanh tại Indonesia, Việt Nam, và trên thực tế ở Việt Nam, nó được gọi là Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (Vietnam-Singapore Industrial Park, VSIP). Chữ S trong tên gọi viết tắt đó phần nào có giá trị về mặt xây dựng thương hiệu. Tại Ấn Độ, các công ty của chúng ta gần đây đã quy hoạch tổng thể cho Amaravati, thủ phủ mới của bang Andhra Pradesh, một khu vực còn nguyên sơ. Các công ty cấp nước và dịch vụ đô thị của chúng ta có nhà máy trên khắp châu Á, Bắc Phi và Trung Đông. Vậy nên chúng ta phải là một quốc gia thành công. Nhưng ngoại giao cần được hỗ trợ bởi nhiều thứ hơn chỉ là lời nói. Lời nói thực sự quan trọng. Singapore luôn coi trọng những lời nói ra. Ông Rajaratnam là một bậc thầy về sử dụng ngôn từ trong những bài phát biểu cũng như bút chiến. Chúng ta rất, rất xem trọng những từ ngữ nói ra. Chúng ta cân nhắc từng chữ một trong mỗi tuyên bố được đưa ra. Chúng ta tôn trọng tất cả các thỏa thuận mà chúng ta ký kết, và chúng ta mong các nước khác cũng hành động như vậy. Khi báo chí dẫn sai lời của chúng ta, hoặc đưa tin sai, chúng ta đã mất rất nhiều thời gian để sửa chữa chúng. Nhưng lời nói rất quan trọng đối với chúng ta, vì chúng ta là một nước nhỏ. Như một nhà ngoại giao Phần Lan đã từng nói – “Là một nước nhỏ, vũ khí duy nhất của chúng ta là ngôn từ và các điều ước quốc tế.” Chúng ta xem trọng chúng, nhưng cuối cùng thì ngôn từ phải được biến thành hành động và kết quả, hay hậu quả. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải có một lực lượng quốc phòng vững mạnh, để có thể bảo vệ Singapore khi tất cả các biện pháp khác đều thất bại. Do đó, một Lực lượng Vũ trang Singapore (Singapore Armed Forces – SAF) vững mạnh là một tầng nấc quan trọng trong quan hệ đối ngoại và chính sách đối ngoại của chúng ta. May mắn thay, chúng ta đã có điều đó. Trong suốt 50 năm qua, dù chưa một lần phải bắn một phát súng với sự giận dữ, nhưng SAF đã gìn giữ cho Singapore được an toàn, và đảm bảo rằng các nước khác cũng xem trọng chúng ta. Hy vọng tương lai vẫn sẽ tiếp tục như vậy. Singapore đã là một quốc gia thành công, nhưng chúng ta không bao giờ được để điều đó làm chúng ta kiêu ngạo. Đừng bao giờ tin rằng chúng ta vượt trội so với các nước khác, hay chúng ta giỏi hơn các nước khác trong việc giải quyết vấn đề của họ. Chúng ta không giải quyết được hết mọi vấn đề của chúng ta, và chúng ta càng biết ít hơn về cách làm thế nào để giải quyết tất cả các vấn đề của người khác. Chúng ta không giả vờ là một “thành phố trên đỉnh đồi”, hay là một dân tộc khai sáng, coi mình là tấm gương mà mọi quốc gia khác phải noi theo. Chúng ta giải quyết vấn đề của riêng mình, chúng ta thành công theo cách của riêng mình, chúng ta cố gắng trở thành người láng giềng và người bạn tốt – quan trọng với các nước khác, nhưng vẫn khiêm tốn và hiểu rõ vị trí của mình trên trường quốc tế. Các nước khác có những điểm mạnh mà chúng ta thiếu. Người dân của họ cũng có khả năng và tài năng như người dân của chúng ta, nhưng hoàn cảnh, lịch sử của họ khác chúng ta, và những thách thức họ phải đối mặt thường sẽ phức tạp hơn. Cũng như những người khác hy vọng sẽ học được điều gì từ chúng ta, chúng ta cũng luôn phải mong muốn học được điều gì đó mới mẻ mỗi lần chúng ta gặp ai đó từ một nước khác. Một dân tộc thống nhất Thứ tư, để thành công, chúng ta phải là một dân tộc thống nhất – thống nhất về chính trị và thống nhất trong một xã hội đa sắc tộc gắn kết. Chúng ta phải thống nhất về mặt chính trị. Điều đó không có nghĩa là không có chính trị trong nước, hoặc đối lập chính trị. Nhưng nó có nghĩa là người dân sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử công khai, nhằm chọn ra những người mà họ muốn sẽ điều hành Chính phủ, và chúng ta có một phe đối lập hiểu được lợi ích căn bản của Singapore trên thế giới, và sẽ không tìm cách phá hoại lợi ích căn bản của Singapore, dù là để tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài hay để đạt được ưu thế chính trị. Tức là sau các cuộc bầu cử, chúng ta vẫn sẽ thống nhất với nhau, đặc biệt là khi phải đối phó với các nước khác. Chúng ta đã có những đảng đối lập như thế. Ông Chiam See Tong, người đã nghỉ hưu – mặc cho bất cứ bất đồng, tranh luận, hay khác biệt quan điểm chính sách nào diễn ra trong nước, thì mỗi khi ông ra nước ngoài, hoặc trong một phái đoàn chính thức hoặc với tư cách một đại biểu Quốc hội, ông luôn đứng lên vì Singapore. Đó là một tiêu chuẩn thực sự nên được ưu tiên áp dụng tại Singapore. Ổn định chính trị là rất quan trọng để duy trì đường lối và nhận thức rõ ràng về lợi ích quốc gia, và theo đuổi chúng một cách nhất quán trong một thời gian dài. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, nó có thể bù đắp cho sự thiếu hụt sức mạnh của chúng ta; nó khiến nước khác có cơ sở để tin rằng chúng ta sẽ là đối tác tin cậy. Nếu xem xét những nước có nền chính trị bất ổn, với các làn gió chính trị đổi chiều liên tục, thì thường chính sách đối ngoại của họ cũng thay đổi liên tục. Điều này gây cản trở rất nhiều khi nước khác muốn hợp tác với các nước này, bởi vì họ không thể chắc chắn rằng những gì họ đạt được với một chính phủ này sẽ không bị chính phủ kế tiếp từ bỏ và lật ngược lại. Hơn nữa, những nước này cũng rất dễ bị lợi dụng, vì họ có thể đợi bạn hết cầm quyền do biết rằng chính phủ của bạn chỉ là một “chính phủ vịt què” không thể tồn tại lâu. Vì vậy, chúng ta phải thống nhất về mặt chính trị để có một chính sách đối ngoại hiệu quả. Chúng ta cũng cần thống nhất, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, để không bị chia rẽ khi tiến hành chính sách đối ngoại, và không bị nước khác làm cho suy yếu và lợi dụng việc ta bị chia rẽ nội bộ. Chúng ta có thể là người Singapore gốc Ấn Độ, gốc Mã Lai hay gốc Hoa, nhưng trên tất cả, chúng ta là người Singapore. Chúng ta phải nhìn thế giới qua đôi mắt của Singapore, và thúc đẩy lợi ích của Singapore, lợi ích chung của chúng ta. Vẫn có những mối liên hệ về văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc, quan hệ họ hàng giữa các nhóm dân tộc của chúng ta và các nhóm tương ứng ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Đông Nam Á. Thực tế, trong mỗi trường hợp, các nhóm sắc tộc này ở nước ngoài còn lớn hơn các nhóm ở Singapore. Hiện có hơn 1 tỷ người Trung Quốc trên thế giới, nhưng chỉ khoảng 2-3 triệu người là ở Singapore. Tương tự với người Ấn Độ và Mã Lai. Và không chỉ các nhóm dân tộc mà còn các nhóm tôn giáo – người Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo sinh sống ở nước ta, tất cả đều có các giáo đoàn hay các cộng đồng lớn hơn đang ở nước ngoài. Những mối quan hệ đó là một tài sản quý giá, bởi vì chúng giúp chúng ta hiểu và làm việc được với các đối tác ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, hay Trung Đông. Nhưng chúng cũng có thể là điểm yếu, nếu các nhóm dân tộc hay tôn giáo ở bên ngoài chia rẽ chúng ta theo những đường chia cắt căn bản này. Vì vậy, chúng ta phải củng cố hòa hợp sắc tộc và tôn giáo, tiếp tục tăng cường bản sắc của người Singapore. Ngày nay, xã hội chúng ta đã có sự gắn kết nhiều hơn và bản sắc Singapore cũng đã mạnh lên nhiều, nhưng trước đây thì không như thế. Trong những năm 1970, đội tuyển bóng bàn Trung Quốc đến Singapore – đó là ngoại giao bóng bàn. Họ đã đấu với đội Singapore, và đám đông người Singapore lại cổ vũ đội tuyển Trung Quốc. Năm 1984, quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng ở Amritsar, và người dân chúng ta cũng đã có phản ứng. Indira Gandhi bị ám sát bởi vệ sĩ người Sikh của bà, cũng có phản ứng tại Singapore. Tức là các sự kiện bên ngoài có ảnh hưởng lên chúng ta; nhưng ảnh hưởng không đồng đều đối với từng bộ phận khác nhau trong xã hội. Giờ đây, bản sắc của chúng ta đã rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, chúng ta tự hào là người Singapore. Tại SEA Games vài tháng trước đây, khi tiếng nhạc đã ngừng, đám đông vẫn tiếp tục hát bài Majulah Singapura (Quốc ca Singapore)! Tôi nghĩ điều đó thực sự rất tốt, nhưng đối với chúng ta, củng cố bản sắc dân tộc vẫn luôn luôn là một quá trình liên tục. Chúng ta đang rất thận trọng trong quan hệ với các nước khác, khi mà sắc tộc hay tôn giáo có thể dẫn đến hiểu lầm. Chẳng hạn như quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, nhìn chung là rất tốt. Nhưng rõ ràng, chúng ta là người Singapore, còn họ là người Trung Quốc, là hai quốc gia khác nhau. Chúng ta không giống như cách Chủ tịch Tập Cận Bình nói về Đài Loan – hai nước mà “xương gãy nhưng gân vẫn còn nối” – “打断 骨头 筋 相连” (Dǎ duàn gǔtou jīn xiānglián). Khi lãnh đạo Singapore gặp lãnh đạo Trung Quốc trong các cuộc họp chính thức, chúng ta nói chuyện bằng tiếng Anh và sử dụng thông dịch viên, dù rằng nhiều nhà lãnh đạo của ta vẫn hiểu và có thể nói được tiếng Quan thoại. Đây là một điểm quan trọng về mặt nguyên tắc. Các nước khác có thể không nhận ra điều này, và họ có thể nghĩ rằng do nhiều người dân Singapore là người gốc Trung Quốc nên Singapore là một xã hội người Hoa. Ví dụ, trong các cuộc họp quốc tế, đôi khi các nhà lãnh đạo sẽ có hướng dẫn viên mặc trang phục dân tộc của họ, để họ có thể biết nên đi theo ai, hay đi tới chỗ nào. Đôi khi, hướng dẫn viên của đại biểu Singapore lại thường mặc một bộ sườn xám Trung Quốc màu đỏ. Sườn xám thanh lịch thật đấy, nhưng đó không phải là quốc phục của chúng ta! Tôi đã từng giải thích với một Thủ tướng Nhật Bản rằng một người Hoa Singapore (Singapore Chinese) khác với một người Hoa Trung Quốc (Chinese Chinese). Tôi giải thích sao lại như vậy. Ông ấy đã lắng nghe tôi một cách cẩn thận, nhưng sau đó lại bối rối hỏi thông dịch viên của mình rằng “Thế nào là người người Hoa Trung Quốc (Chinese Chinese)?” Đó là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với ông. Người Hoa là người Trung Quốc. Một người Hoa Trung Quốc nghĩa là gì? Nhưng thực chất vẫn có những nhóm dân tộc Hoa khác nhau, và sự khác biệt là vô cùng quan trọng trong một xã hội đa sắc tộc. Đây không phải là vấn đề chỉ có ở Singapore. Ở Mỹ, Henry Kissinger có thể là người Do Thái, và Israel là một đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng khi ông trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, ông đã hành động vì lợi ích của nước Mỹ, không phải của Israel. Và ông đã gây sức ép rất mạnh lên Israel trong việc ký thỏa thuận hòa bình với Ai Cập. Ở Singapore cũng vậy, chúng ta đã có năm Ngoại trưởng là người gốc Ấn Độ, nhưng họ đều đã nhìn tất cả theo quan điểm của Singapore và đại diện cho lợi ích của Singapore, với tư cách là người Singapore. Đó là cách nó phải như vậy. Lựa chọn và Niềm tin Cuối cùng thì cả tác động bên ngoài lẫn sự đoàn kết và thành công trong nước đều quy về niềm tin của chúng ta trong tư cách những công dân Singapore. Chúng ta phải xác định rằng chúng ta muốn là người Singapore, để đứng lên với thế giới, và trở thành một chấm đỏ sáng ngời. Như ông Rajaratnam đã nói – “Là một người Singapore không phải là vấn đề về gốc gác tổ tiên, mà là về lựa chọn và niềm tin.” Nếu chúng ta lựa chọn và có niềm tin rằng chúng ta muốn Singapore trường tồn và vươn lên, thì tất cả mọi điều rồi sẽ tự theo sau mà trở thành hiện thực. Những nước khác cũng đang theo dõi chúng ta, để xem liệu Singapore có niềm tin đó hay không, liệu chúng ta có sự mãnh liệt bên trong đó hay không và liệu chúng ta có “tấm lòng” để trở một dân tộc không chỉ biết tập trung vào thành công hẹp hòi của mình hay không. Nó được thể hiện trong tinh thần của mỗi người lính chuyên nghiệp, hay những người lính nghĩa vụ trong các đơn vị quân đội của chúng ta – để đấu tranh cho những gì chúng ta yêu mến và tin tưởng. Nó thể hiện trong cách chúng ta giúp đỡ nhau và giúp đỡ các nước láng giềng. Ví dụ, khi có sóng thần ở Indonesia, SAF đã tới giúp đỡ và giải cứu, phân phối và vận chuyển hàng hóa, viện trợ trong tình thế cấp thiết. Khi các đám khói mù xuất hiện gần đây, tình nguyện viên từ các tổ chức Relief.sg và Let’s Help Kalimantan đã đến Kalimantan và Sumatra rất nhiều lần, nhằm cung cấp khẩu trang cho người dân địa phương. Họ làm việc với các tổ chức quốc tế, với Chính phủ Indonesia, và họ đang mang lại những thay đổi tích cực, dù nhỏ nhưng cụ thể và hữu ích. Vâng, chúng ta bảo vệ lãnh thổ, và chăm sóc cho người dân của chúng ta, nhưng người dân của chúng ta không hề hẹp hòi. Chúng ta phải thể hiện tinh thần hào phóng và bác ái đối với mọi người. Và đó là một trong những lý do tại sao Rajaratnam lại là một ngoại trưởng thành công. Bởi vì ông đã chiến đấu cho quyền lợi của Singapore nhưng đồng thời cũng quan tâm đến người khác, ông đã làm việc hòa hợp cùng với những người khác, trò chuyện với ngoại trưởng các nước khác, tạo dựng quan hệ với họ, và thúc đẩy những vấn đề quan trọng đối với cả hai bên. Vì vậy, thậm chí ngay từ góc nhìn hẹp thì đây cũng là điều tích cực. Nhưng thực ra, điều phải trở nên căn bản là chúng ta là người Singapore, và hào phóng với người khác là một phần trong tâm trí của người dân Singapore. Nếu chúng ta có niềm tin đó, nếu chúng ta có tư duy đó, thì tất cả mọi điều khác sẽ tự động theo sau. Chúng ta sẽ là một dân tộc thống nhất, chúng ta sẽ đưa Singapore đến thành công. Từ đó, Singapore sẽ có một chính sách đối ngoại hiệu quả, và chúng ta sẽ có thể đem ánh sáng từ chấm đỏ nhỏ bé của mình ra với thế giới. Xin trân trọng cảm ơn! ======================= Quan điểm của lão Gàn thì đơn giản hơn nhiều: Nếu một nước nhỏ cân bằng được các lực tương tác giữa những mối quan hệ quốc tế, thì chính là một phương pháp hiệu quả để tồn tại và phát triển.
    1 like
  4. Báo Đài Loan: Mỹ ép Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình 11:40 AM - 12/12/2015 Thanh Niên Online Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm nay 12.12, một động thái được cho là do sức ép từ Mỹ. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ không đến đảo Ba Bình ở Trường Sa - Ảnh: AFP Tin liên quan Lãnh đạo Đài Loan lên kế hoạch đến đảo Ba Bình Đài Loan xây xong công trình trái phép trên đảo Ba Bình ở Trường Sa Đài Loan tăng cường tuần tra phi pháp ở đảo Ba Bình Truyền thông Đài Loan ngày 12.12 đưa tin, lãnh đạo Mã Anh Cửu sẽ không đến đảo Ba Bình để tham dự lễ khánh thành các công trình xây dựng trên hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng. Trước đó, cũng theo truyền thông Đài Loan, ông Mã sẽ bay đến đảo Ba Bình trên chiếc máy bay quân sự C-130 H và đáp xuống đường băng mới xây dựng trên đảo. Đường băng này được thiết kế cho máy bay C-130 H, theo truyền thông Nhật Bản. Trang web cna.com cho biết, ngày 11.12, một nhóm quan chức do người đứng đầu cơ quan cảnh sát biển và nội vụ hòn đảo dẫn đầu sẽ thay ông Mã Anh Cửu chủ trì lễ khánh thành cầu cảng, hải đăng. Tuy nhiên, nhóm quan chức Đài Loan chỉ thực hiện chuyến đi trong điều kiện “thời tiết tốt”. Chính phủ Việt Nam nhiều lần phản đối Đài Loan xây dựng phi pháp trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. China Post nhận định, ông Mã quyết định hủy chuyến đi đến Ba Bình vì sức ép của Mỹ trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng. Tờ báo tiếng Hoa China Times và United Evening News (Bản tin thống nhất buổi chiều) nói rằng cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Đài Bắc rất quan ngại về chuyến đi của ông Mã và đã can thiệp. Đài Bắc buộc phải nhượng bộ vì khả năng tuần tới Washington sẽ công bố danh sách các vũ khí bán cho Đài Loan, bất chấp quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng. Người phát ngôn của cơ quan lãnh đạo Đài Loan Charles Chen cho biết, dù không thực hiện chuyến đi lần này, ông Mã vẫn giữ quan điểm “không loại trừ khả năng đi thăm đảo Ba Bình” vào một dịp khác, nhưng không cho biết khi nào chuyến đi có thể được thực hiện, China Post cho hay. Minh Quang ======================== Các chính khứa của Đài Loan thuộc Quốc Dân Đảng có lẽ sẽ không thay đổi quan điểm về một nước Trung Quốc, từ thời Thống Chế Tưởng Giới Thạch di tản ra Đài Loan. Bởi vậy, đây là chính đảng ở Đài Loan duy nhất sẵn sàng không tuyên bố độc lập, khi họ cầm quyền. Đây là tính chính danh của Quốc Dân Đảng, khi họ đã một thời thống trị Trung Quốc như một chính phủ chính thống. Sự thua trận, không phải nguyên nhân để họ chấp nhận là một chính phủ phiên thuộc. Bởi tính chính danh của một chính quyền, được coi là chính thống trong lịch sử vẫn tồn tại thì không thể chấp nhận "hai Trung Quốc". Tuy nhiên, vấn đề biển Đông lại là một chuyện khác. Nó không liên quan đến quan điểm chính thống này của Quốc Dân đảng. Vì vậy, việc chiếm đảo Ba Bình từ quá khứ 1953 và tuyên bố đường lưỡi bò từ 1947, đến nay đã trở thành một sai lầm của Quốc Dân đảng, khi nó vô tình tiếp tay cho Bắc Kinh và coi như đã trở thành một đồng minh của Bắc Kinh trong việc tranh chấp biển Đông - tất nhiên là sẽ đối đầu với Hoa Kỳ trong thời điểm nhạy cảm của "Canh bạc cuối cùng". Lão đây không muốn phân tích sâu thêm, vì không thể tiết lộ thiên cơ. Nhưng một lần nữa lão cảnh báo các chính khứa của chính quyền Quốc Dân Đảng rằng: Đài Loan có nhiều khả năng bị loại khỏi cuộc chơi một cách thảm khốc, nếu không rút ra khỏi biển Đông.
    1 like
  5. Tiên đoán ớn lạnh về cuộc chiến Nga-Thổ 01/12/2015 11:26 GMT+7 Hai trong số các nhân vật được kính trọng nhất trong lịch sử Do Thái dự đoán một cuộc chiến thế giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể dẫn tới Trận Quyết chiến cuối cùng- làm dấy lên lo sợ rằng con người đang tiến đến một sự hủy diệt hoàn toàn. Putin tố Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ mua bán dầu với IS Obama trực tiếp gặp Putin, "lấy làm tiếc" về vụ Su-24 Thế giới 24h: Nga quyết không xuống thang Theo báo Daily Star của Anh, ngay trước khi qua đời vào năm 1797, nhà tiên tri Elijah ben Shlomo Zalman đã cảnh báo người Do Thái hãy chuẩn bị cho ngày tận thế khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm. Lời tiên đoán đã trở thành hiện thực một phần với việc Nga sáp nhập Crưm hồi tháng 3. Nhà thông thái Vilna Gaon dự đoán chiến tranh thế giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. (Ảnh: IG) Con người thần bí này, còn được biết đến là Vilna Gaon, dự báo Nga sẽ lao vào một cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kỳ - một khả năng đáng sợ nhưng rõ ràng có nguy cơ sắp xảy ra. Sau vụ máy bay F-16 của Ankara bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Moscow ngày 24/11, quan hệ giữa hai bên đang ở trong tình trạng căng thẳng cao độ. Một nhà hiền triết cùng thời kỳ là Yisroel Israel ben Eliezer dự đoán Nga sẽ hợp sức với người Hồi giáo trước trận chiến cuối cùng. Điều này có vẻ như ngày càng đúng bởi hiện Moscow đang ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, một nước Hồi giáo Shiite, và hợp tác với Cộng hòa Hồi giáo Iran. Cuộc xung đột Syria hiện nay đang thu hút nhiều bên tham gia, trong đó có Nga, Mỹ, Iran, Ảrập Xêút, Pháp và có thể sẽ gồm cả Anh. Tổng thống Putin dọa sẽ bắt Thổ Nhĩ Kỳ nhận "những hậu quả bi thảm" sau vụ Su-24. Yisroel Israel ben Eliezer là một trong những nhà tư tưởng Do Thái có ảnh hưởng nhất.(Ảnh: Daily Star) Lời tiên tri của Vilna Gaon đã được giữ tuyệt mật cho đến khi hậu duệ của ông là Rabbi Moshe Shternbuch chia sẻ công khai lần đầu tiên vào năm 2014. Nhà thông thái này - lớn lên ở thủ đô Vilnius của Lithuania trước khi đi khắp châu Âu để phổ biến thông điệp của mình - nói rõ: "Khi bạn biết tin người Nga thâu tóm thành phố Crưm thì bạn cần biết rằng thời đại của Chúa Cứu thế bắt đầu - và tiếng chân của Người có thể nghe thấy rõ. Và khi bạn thấy người Nga đến thành phố Constantinople thì bạn hãy mặc trang phục Sabbath và chớ cởi ra - bởi vì nó có nghĩa là Chúa cứu thế sẽ đến ngay". Constantinople ngày nay có tên là Istanbul - thành phố lớn nhất và quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà hiền triết Ben Eliezer - nổi tiếng hơn với cái tên Baal Shem Tov - cũng đưa ra tiên đoán ớn lạnh tương tự. Ông được dẫn lời nói: "Người Nga sẽ tới - họ sẽ tới và liên kết với những người con trai của Ishmael". "Những người con của Ishmael" là những người Hồi giáo, tự nhận là hậu duệ của Ishamel - con trai cả của Abraham (tổ phụ của người Do Thái và người Ảrập). Theo nhận định của các chuyên gia an ninh toàn cầu, cuộc nội chiến ở Syria thực chất là một cuộc tranh giành quyền lực giữa Ảrập Xêút và các nước Sunni khác ở Vùng Vịnh với "kẻ thù lịch sử của họ là Iran của người Shiite". Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã "cướp" cuộc chiến này và đang cố gắng đẩy phương Tây vào một cuộc đấu chết chóc giữa một bên là Hồi giáo và một bên là "các nước xâm lược" như Mỹ, Anh và Pháp. Mỹ và Nga đứng ở hai đầu đối diện của cuộc xung đột Syria. Hai nước đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về khủng hoảng sau khi Moscow quyết định dội bom phiến quân, trong đó có các mục tiêu mà Mỹ cho là quân nổi dậy ôn hòa chống Tổng thống Assad mà Washington đào tạo và ủng hộ. NATO - bao gồm cả Anh và Mỹ - thề sẽ bảo vệ bất kỳ nước thành viên nào bị tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên, vì vậy nếu Nga thực hiện đúng như những đe dọa dáp trả vụ Ankara bắn hạ Su-24 thì sẽ cuộc xung đột ở địa phương sẽ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát. Thanh Hảo ======================= Nhà tiên tri thiên tài của thế kỷ 20: ‘Niềm hy vọng của nhân loại là ở phương Đông’ 08/09/2015 71,629 lượt xem Nhà tiên tri Jeane Dixon cùng hình ảnh minh họa cho lời tiên tri nổi tiếng nhất của bà về tổng thống Kennedy bị ám sát (Ảnh: Internet) Đầu tháng 11/1963, một vị khách không mời đã đột nhiên xuất hiện trước mặt bà Kay Halle – người bạn thân thiết của gia đình Tống thống Mỹ Kennedy. Với vẻ mặt thất thần và hối hả, vị khách đi thẳng luôn vào vấn đề: “Tổng thống vừa mới ra quyết định sẽ công du tới một nơi nào đó ở phía Nam. Tôi biết bà và Tổng thống Kennedy thân thiết như người một nhà, vậy xin bà nói với Tổng thống hãy hủy bỏ chuyến công du này”. Nhận thấy bà Kay Halle có vẻ không hiểu lời mình đang nói, vị khách tiếp tục: Nhà Quảng Cáo “Trong thời gian rất lâu đã có một đám mây đen che phủ toàn bộ Nhà Trắng. Đám mây kéo đến càng ngày càng nhiều, và bây giờ nó đang ép xuống Nhà Trắng. Điều này có nghĩa là đại họa sắp xảy ra… khi Tổng thống rời khỏi Nhà Trắng, ngài sẽ bị ám sát”. Bà Kay Halle cảm thấy người phụ nữ lạ mặt thật quá tùy tiện, nên chỉ trả lời qua loa: “Nếu những sự việc này đã được số phận định sẵn, vậy dù chúng ta có cố gắng thế nào thì cũng chỉ là vô ích, phải không?”. Nhưng vị khách không chịu bỏ qua mà lại cố thuyết phục: “Đôi khi, cho dù chỉ còn một cơ hội rất nhỏ, nhưng chỉ cần vẫn còn kịp thời gian thì vẫn có khả năng thay đổi được cục diện, xin bà hãy khẩn báo cho Tổng thống ngay”. Tuy nhiên, bà Kay Halle không thật sự tin vào lời cảnh báo này và thầm nghĩ: “Cho đến thời điểm này, các nhân viên trong Nhà Trắng đều coi mình là một người có hiểu biết, nếu bây giờ mà nói ra cảnh báo kỳ lạ này thì họ sẽ nghĩ gì về mình đây?”. Chẳng qua vì vị khách quá kiên trì khẩn cầu, bà Kay mới trả lời đồng ý và hứa sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Kennedy. Nhưng ngay sau khi vị khách rời đi, bà đã vội quên ngay câu chuyện “nhảm nhí” này. Giữa trưa ngày 22/11/1963, tại một nhà hàng ở Washington, trong lúc đang vui vẻ trò chuyện với bạn bè, bà Kay Halle đã nhận được một cuộc điện thoại. Tại đầu bên kia điện thoại, một giọng nói nặng trĩu cất lên: “Tổng thống đã bị ám sát!”. Nét mặt bà Kay trở nên biến sắc. Vậy là vị khách kỳ lạ ấy, bà Jeane Dixon, đã nói đúng! Jeane L. Dixon (1904-1997) và quả cầu thủy tinh nổi tiếng (Ảnh: Wikipedia)Thực ra câu chuyện khó tin kể trên đã bắt đầu vào một ngày khoảng 11 năm trước khi Jeane đến gặp Kay Halle. Buổi chiều hôm ấy, trong lúc trời đổ mưa phùn, Jeane đã tới nhà thờ St. Matthew, Washington (Mỹ). Trong những ngày đó, bà luôn có một cảm giác rất kỳ lạ – một cảm giác muốn được ẩn nấp, giống như một khúc dạo đầu cho những điều kỳ lạ xảy ra tiếp sau. Trong nhà thờ, Jeane đã mua một vài ngọn nến; và trong khi đang chuẩn bị quỳ xuống cầu nguyện trước tượng Đức mẹ Maria, đột nhiên trước mắt bà xuất hiện môt ánh lửa lập lòe, rồi những tia sáng này nhanh chóng tạo thành con số “1960”. Bà còn nhìn thấy một đám mây đen lan ra từ những con số và chúng tạo thành hình tượng Nhà Trắng. Trong đó có một người đang đứng tại cửa trước – đó là một người trẻ tuổi, thân hình cao lớn, đôi mắt màu xanh lam, cùng mái tóc xoăn. Sau đó, một âm thanh vang lên bên tai bà Jeane: “Người này thuộc Đảng Dân Chủ, năm 1960 đắc cử Tổng thống, nhưng bị sát hại trong nhiệm kỳ”, những hình ảnh này xuất hiện rất nhanh rồi vụt biến mất. Những lời tiên tri về tình hình chính trị thế giới Cũng giống như rất nhiều người phụ nữ khác, Jeane Dixon không hiểu rõ về tình hình chính trị cũng như tình hình thế giới. Nhưng nhờ khả năng tiên đoán chính xác nên danh tiếng của bà đã vang rất xa. Cùng với Edgar Cayce, bà được công nhận là một trong những nhà tiên tri vĩ đại. Vì vậy các thủ tướng hay các chính trị gia cả trong và ngoài nước đều đến xin thỉnh giáo bà. Và điều khiến mọi người kinh ngạc là, những dự đoán của bà về các sự kiện quốc tế hầu hết đều được cho là “bách phát bách trúng”. Cuốn sách ghi lại những trường hợp tiên đoán chính xác của Jeane Dixon (Ảnh: Amazon)Jeane Dixon lần đầu tiên thể hiện tài năng của mình trước công chúng thế giới vào năm 1945, sau khi nhận được lời mời dự tiệc do Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, Winston Churchill, tổ chức. Ngay trong lúc bắt tay thủ tướng Churchill, một linh cảm kỳ lạ đột nhiên đến với bà, và bà liền thỉnh cầu Thủ tướng: “Thủ tướng, tốt nhất ngài đừng nên tham gia tuyển cử quá sớm, nếu không, ngài sẽ không trúng tuyển đâu”. Thủ tướng Winston Churchill là người lãnh đạo thế chiến thứ hai với chiến công hiển hách lẫy lừng, hơn nữa, ông lại có quyền lực cao trong giới chính trị. Lúc đó ông đã trừng mắt trước người phụ nữ trẻ tuổi và hừ lên một tiếng: “Nước Anh tuyệt đối sẽ không hạ bệ tôi đâu!”. Jeane vẫn tiếp tục nói: “Tạm thời không trúng cử cũng không sao, qua mấy năm nữa, quyền lực của Anh Quốc lại một lần nữa rơi vào tay ngài thôi”. Tháng 7/1945, nước Anh tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Đúng như những gì Jeane tiên đoán, Thủ tướng Churchill không trúng cử. Phải đến sáu năm sau đó, tức năm 1951, thời cơ mới quay trở lại để ông một lần nữa đắc cử chức thủ tướng. Ông vẫn giữ phong thái lẫm liệt tràn đầy như vậy cho đến năm 1955, khi ông tự nguyện từ chức. Sau này, Thủ tướng đã biểu thị sự ngưỡng mộ tới bà Jeane. Tháng 10/1964, điện Kremli đột nhiên thay đổi nhân sự khiến các quan chức chính phủ trong và ngoài nước giật mình hoảng hốt. Thế nhưng, trước đó một năm, Jeane đã từng tiên đoán: “[Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô] Nikita Khrushchev sẽ bị hạ bệ”, trong bài tiên đoán của bà có viết: “Tiên đoán của tôi: Trong giai đoạn 1964─1967, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn trong và ngoài nước, nguy cơ này sẽ xảy ra trong vòng 18 tháng nữa và trở nên trầm trọng hơn với sự xuất hiện của thủ lĩnh mới do Nikita Khrushchev bị thay thế. Tên của người lãnh đạo Liên bang Xô Viết bắt đầu bằng chữ S, ông ta thuộc giới trí thức, đối với chúng ta mà nói, ông ta có sức uy hiếp lớn hơn cả Nikita Khrushchev.” “Người Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, mở rộng quân sự và âm thầm đọ sức với chúng ta. Nhưng ở họ sẽ sớm xuất hiện tranh chấp giữa những người lãnh đạo đứng đầu, và đẩy các nước này vào một loại hỗn loạn chưa từng có, độc tài cá nhân, sùng bái lạ thường. Một số lượng lớn các nhà lãnh đạo bị trục xuất khỏi bộ máy quyền lực, hơn một tỷ người Trung Quốc gần như điên cuồng. Tình trạng này sẽ tiếp tục chừng một thập kỷ, cho đến khi trận động đất lớn xảy ra và tàn phá một thành phố ở phía Bắc, hơn một nghìn người chết, nhân vật bí ẩn kia chết đi thì tình trạng hỗn loạn này mới dần dần lắng xuống”. Những sự kiện lớn của nước Mỹ trong năm 1972 qua lời tiên đoán của Jeane Dixon – Ảnh chụp bài viết đăng trên tờ Chicago Tribune, số ra ngày 2/1/1972 (Ảnh: chicagotribune.com)Đương nhiên không có ai hỏi rằng không biết lời tiên tri của Jeane đã đến từ quả cầu thủy tinh hay đến từ những hình ảnh mà bà nhìn thấy? Mọi người đều chỉ chú ý đến những lời tiên đoán “bách phát bách trúng” trong quá khứ của bà. Công chúng thường vướng mắc trong cái vòng luẩn quẩn của sự bán tín bán nghi khi bà đưa ra những lời tiên đoán mới, rồi lại trở nên ngạc nhiên không thôi khi những tiên đoán này trở thành sự thật. Dù chưa từng rời khỏi nước Mỹ, nhưng bà Jeane lại có thể tiên đoán một cách thần kỳ về sự chia cắt ở Ấn Độ. Bà từng nói với một thành viên mới của đoàn đại biểu Ấn Độ khi ông này đến thăm văn phòng làm việc của chồng bà tại Washington, D.C.: “Trong vòng hai năm tới, Ấn độ sẽ có sự chia cắt, thời điểm xảy ra là vào ngày 20/2/1947. Ông sẽ rời khỏi Ấn Độ để nhập vào phần bên kia, và cũng từ đó con đường tương lai của ông sẽ vô cùng rộng mở”. Trong sự nghi hoặc, vị quan viên người Ấn Độ này nói to lên rằng: “Tôi sẽ dành cả cuộc đời mình cho một Ấn Độ thống nhất”. Buổi sáng ngày 20/2/1947, vị quan viên này đã gọi điện cho Jeane và cười nhạo khi nói rằng lời tiên tri của bà là không chính xác. Không chút do dự, bà Jeane phản bác lại: “Vẫn chưa hết ngày cơ mà”. Sáng sớm ngày hôm sau, báo chí đồng loạt đưa tin về việc một phần lãnh thổ Ấn Độ bị phân tách, và vị quan viên này đã không khỏi thán phục tài năng của bà Jeane. Một lần trúng vé số Vài năm sau chiến tranh, xe hơi trở nên rất được ưa chuộng. Sau bữa tiệc chiêu đãi, vị quan viên Ấn Độ đã dẫn các khách mời đến xem một hội đua ngựa. Tại đây, người ta dùng hình thức rút thăm xổ số để dành cơ hội trúng giải một chiếc xe ô tô. Jeane tỏ ra không chút hứng thú với trò rút thăm này. Nhưng bỗng nhiên bà nghe thấy một người nói từ phía sau lưng: “Nghe nói phu nhân Dixon quả thật thần thông quảng đại, sao bà ấy lại không thể giành được chiếc xe này nhỉ?”. Bị thách thức, bà Jeane liền đi đến bên người phụ nữ bán vé số, nhắm mắt lại, hạ tâm bình ổn, và từ xấp xổ số thứ 6 rút ra một tờ, ký tên người chồng rồi bình tĩnh nói: “Các bạn đừng mua xổ số nữa nhé, vé trúng giải đã ở trong tay tôi rồi”. “Cô không chỉ đoán biết được tương lai quá khứ, mà còn đoán được vé số trúng thưởng nữa hay sao? Như vậy thì thần kỳ quá!”, không ai tin bà. Ngày hôm sau, chồng của Jeane là Jimmy đã nhận được một cuộc điện thoại thông báo rằng ông đã trúng xổ số độc đắc với xác suất 1/14.000. Lúc đó Jimmy chỉ nghĩ rằng họ đang cố tình trêu đùa ông. Phải đến sáng ngày thứ ba, khi một phóng viên ảnh của tờ báo địa phương tới và bày tỏ mong muốn được chụp ảnh trong lễ trao chìa khóa ô tô cho người trúng thưởng, thì ông mới tin đó là sự thật. Sau đó, mọi người vây quanh Jeane và thỉnh cầu bà xem bói, muốn được bà chỉ ra vận mệnh trong tương lai của mình. Điện thoại trong nhà cũng liên tục đổ chuông khiến vợ chồng bà cả đêm mất ngủ. Ông Jimmy không chịu được, còn bà Jeane thì cũng chỉ vì xem bói mà tinh lực suy kiệt. Thế là, Jimmy đề nghị vợ mình đến văn phòng của ông để làm việc. Nhưng cũng thật không ngờ, văn phòng của Jeane lại trở thành “trung tâm quản lý tổng hợp”. Mọi người từ khắp nơi trên nước Mỹ, vì tình yêu, vì tiền tài, vì tiền đồ trong tương lai, đều đến gặp bà để dành lấy một cơ hội được xem bói về vận mệnh bản thân. Ấn tượng kì lạ của mọi người về bà Không chỉ báo chí tại Washington mà các kênh thông tấn trên cả nước đều đưa tin về Jeane Dixon. Một ấn tượng đặc biệt bà đã để lại cho rất nhiều người xa lạ là bà trông giống như một Thiên sứ, hay Đức mẹ Maria. Một lần, khi Jeane nhận lời mời tham gia lễ hội âm nhạc, một quý phu nhân chưa từng gặp Jeane đứng tại đại sảnh tiếp đón khách đã nói: “Khi cửa thang máy vừa mở, tôi đã trông thấy một vị Thiên sứ đang đứng trong thang máy khiến tôi sợ đến ngẩn người. Sau đó tôi mới nhìn thấy rõ một phụ nữ xinh đẹp, mặc bộ váy trắng bông tuyết chói sáng, khoác chiếc áo choàng màu trắng đang bước ra ngoài thang máy, tóc của bà tạo nên một quầng sáng trắng, khuôn mặt của Thiên sứ giống như đang ngước nhìn Thượng đế… Cho đến giờ, cảm giác chấn động đó vẫn còn y nguyên trong tâm trí tôi”. Jeane Dixon (Ảnh: Ebay)Là chồng của Jeane, ông James Dixon (còn gọi là Jimmy) cũng thường xuyên chứng kiến nhiều cảnh tượng tương tự. Ngay sau khi kết hôn, họ đã đến New York du lịch. Một ngày, khi đang đi dạo dọc đường cái, có hai cô gái trẻ tuổi từ phía trước bước đến gần. Họ vừa mới đi qua cặp vợ chồng mới cưới thì đột nhiên quay người lại, trong đó một người kinh ngạc hỏi: “Chị quả thực giống như Đức mẹ Maria vậy, xin hỏi chị rốt cuộc là ai?”. Một lần khác là ở Detroit, Jimmy lái xe đến đón Jeane. Trong lúc bước lên xe bà đã gặp một cậu bé bán báo, cậu bé hoảng hốt la lên: “Ồ… nhìn cô giống y như một Thiên sứ !”. Trên thực tế, quả thực những sự việc Jeane từng thực hiện cũng khá giống với của Thiên Sứ. Mặc dù vẫn không thể tránh khỏi một vài lần sai sót, nhưng hầu hết những lời tiên đoán của bà đều vô cùng chuẩn xác; không phải chỉ ở lần rút vé trúng thưởng ô tô đó, mà ngay cả ở trên thương trường. Dựa vào những tiên đoán “bách phát bách trúng” của mình, Jeane có thể thu lời sau mỗi vụ làm ăn. Nhưng bà hiếm khi sử dụng năng lực kỳ diệu đó để mưu lợi cho bản thân. Khi bà kết hôn cùng Jimmy, ông Jimmy lúc đó đã là một người rất giàu có; ông có cổ phiếu ở nhiều công ty lớn và sở hữu rất nhiều đất đai. Sau khi kết hôn, với khả năng của mình, bà hoàn toàn có thể kiếm được rất nhiều của cải tiền bạc cho gia đình, nhưng bà chỉ tập trung tinh lực vào làm việc thiện, làm một người giải trừ rất nhiều những tai họa và nguy hiểm tiềm tàng, chứ không để cho ông chồng sử dụng năng lực của mình để kiếm về dù chỉ một đồng một xu bất chính. Sau khi Jeane đến văn phòng của chồng làm việc, thì trong lúc chồng làm kinh doanh, bà vẫn phải bề bộn với những việc công ích. Mọi người đều nói, bà có tấm lòng bao dung như của Thiên Sứ. Câu chuyện của phu nhân Danny Trong một lần ngồi uống cà phê và trò chuyện với Jeane, phu nhân Danny đã cảm thấy ấn tượng rất sâu sắc với người phụ nữ có vóc dáng thon gọn, với bề ngoài trông giống Thiên sứ, và cách ăn nói cởi mở. Phu nhân Danny liền đem hết tâm tình trong lòng thổ lộ ra với bà. Bà nói cho Jeane biết bản thân mình đang tiến hành thủ tục ly hôn, đồng thời đã trót yêu một anh chàng sĩ quan hải quân trẻ tuổi. Danny nói rằng: “Đợi sau khi tôi hoàn tất thủ tục ly hôn, chúng tôi sẽ kết hôn”, tình cảm của bà lúc đó đang vô cùng mãnh liệt. Jeane từ chối không đưa ra ý kiến gì, và chỉ sau khi chạm vào ngón tay của Danny, bà mới lên tiếng: “Người đàn ông đó sẽ không thể kết hôn với chị được”, phu nhân Danny đang trong tình yêu say đắm đã vô cùng phản cảm lời nói đó của Jeane, liền tức giận mà phản bác lại: “Cô sai rồi, không có bất kỳ điều gì trên đời này có thể ngăn cản được việc tôi kết hôn với anh ấy, cũng không thể ngăn cản được việc anh ấy cưới tôi”. Jeane tiếp tục nói: “Người đàn ông này sẽ đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời chị, cũng như việc anh ta đột nhiên xuất hiện trong cuộc đời chị, vì vậy tốt hơn hết chị nên chuẩn bị tâm lý trước đi.” Sau đó, hai người phụ nữ chia tay nhau trong buồn bã. Phu nhân Danny đem hết câu chuyện này kể cho vị hôn phu nghe, anh ta chỉ lạnh lùng nói: “Cô ấy có thể là bạn của em, nhưng anh không hy vọng gặp cô ấy!”. Ba tuần sau buổi trò chuyện đó, một máy bay hải quân đã bị rơi, trên máy bay có 7 người, 3 người trong số đó đã được cứu sống, và thi thể 3 người khác cũng được tìm thấy ngay sau đó, duy chỉ có vị hôn phu của phu nhân Danny là đã biến mất không rõ tăm tích. Jeane ngày đêm ở bên bạn mà an ủi: “Tôi nhìn trong quả cầu thủy tinh, thấy anh ta chuẩn bị một bộ quan tài. Anh ta sẽ chết và nhất định sẽ tìm thấy được thi thể”. Mấy ngày sau, một ngư dân đã vớt được thi thể người đàn ông này. Phu nhân Danny lúc đó đang đau khổ tột cùng, nhưng Jeane lại nói: “Sau hai năm nữa, một người đàn ông xuất sắc sẽ đến bên chị, anh ta sẽ đem đến cho chị niềm hạnh phúc và sự thỏa mãn mà chị chưa từng thấy. Cho dù chị có kết hôn với vị sĩ quan hải quân kia đi chăng nữa, thì một khi gặp mặt người đàn ông này, chị cũng sẽ lại ly hôn mà cưới người này. Anh ấy có hàm răng trên thưa, và một ít tóc màu đỏ”. Phu nhân Danny cho rằng đây chỉ là những lời an ủi của Jeane nên không mấy để ý, huống hồ cô lại không bao giờ yêu thích những người đàn ông xấu xí. Và theo lời Jeane miêu tả thì người đàn ông kia rất xấu, trong khi cô vẫn còn tình yêu sâu đậm với sĩ quan hải quân nọ… làm sao cô có thể để người đàn ông xấu xí này thay thế được? Sau khi ly hôn với người chồng cũ, phu nhân Danny được gọi bằng cái tên Kitty. Khi đã bình tĩnh trở lại, Kitty tạm thời làm việc tại công ty bất động sản của Jimmy (chồng Jeane Dixon). Một hôm Jimmy nhờ bà đi lấy bảng giá nhà; một vị thiếu tá mới từ Alaska trở về đang định bán đi một tòa nhà. Vị thiếu tá này tên là George Racey Jordan, là tác giả của cuốn sách bán chạy kể về hồi ức của thiếu tá Jordan (tên tiếng Anh: “From Major Jordan’s Diaries”). Không phải Kitty và vị thiếu tá này vừa gặp mặt đã yêu nhau, mà tình bạn của họ dần dần trở thành tình yêu sâu đậm. Kitty nói: “Đó là một loại tình yêu mà tôi chưa từng cảm nhận, anh ấy là người mà tôi hài lòng nhất trong số những người đàn ông tôi từng quen biết”. Hai năm sau, họ kết hôn. Từ hoài nghi đến tin tưởng Kitty và người chồng cũ sinh được hai người con gái, trong đó một người con xinh đẹp như tiên nữ, nhưng lại trải qua một cuộc hôn nhân không như mong đợi. Một ngày, Jeane đã cảnh báo cho cô con gái của Kitty biết phải lập tức rời khỏi Washington, nếu không, sẽ có tai họa chết người. Cô gái này không tin theo những gì Jeane nói, và kết quả là vài ngày sau, đột nhiên cô bị chính chồng mình sát hại. Sau đó anh ta cũng tự sát theo vợ. Bài viết đăng trên nhật báo Delaware County Daily Times, số ra ngày 15/1/1966, đề cập đến lời tiên đoán của Jeane Dix, trong đó có nhắc tới Kitty và George Racey Jordan (Ảnh: newspapers.com)Giữa lúc Kitty rơi vào cảnh bi thương vì con gái chết thảm, Jeane lại muốn bà chuẩn bị tốt tâm lý cho sự kiện tiếp theo: “Mẹ của bạn sắp chết vì ung thư, xung quanh bà có con số 9, nhưng tôi không hiểu rõ ý nghĩa của chúng”. Không đầy một năm, từ một người già khỏe mạnh, mẹ của Kitty qua đời vì căn bệnh ung thư tại căn phòng số 9 của bệnh viện. Khi giới thiệu về Jeane, Kitty nói: “Trên đời thực sự có Thiên sứ và người đó chính là Jeane. Nếu như mọi người chịu nghe lời cô ấy, thì có thể tránh được ít nhiều những rủi ro không may trong cuộc đời”. Jeane không chỉ có khả năng nhìn thấu quá khứ, tiên đoán tương lai, mà còn có khả năng đoán biết được những sự việc xảy ra cách xa hàng nghìn dặm. Ví dụ như Betty, một phụ nữ giàu có ở Châu Âu. Một ngày nọ, khi Betty đang ở New York, cô đã gọi điện đến Washington tìm gặp Jeane, và hỏi ý kiến Jeane về việc có nên mua một sợi dây chuyền đẹp hiếm có hay không, và giá trị của nó lên đến 125.000 USD. Jeane không trả lời câu hỏi của Betty mà chỉ cảnh báo rằng: “Hãy nhìn ra ngoài cửa sổ và cô sẽ thấy một người thanh niên. Ông ta đang dạo bộ trên đường và theo dõi xem liệu cô có ở nhà hay không, vì hắn muốn sách nhiễu để vơ vét tài sản của cô… Ông ta sẽ nhấn chuông cửa nhà, nhưng dù thế nào cô cũng phải mặc kệ, đừng ra mở cửa, mà hãy để người giúp việc của cô đi ra và hỏi họ tên cùng số điện thoại của ông ta, sau đó cô hãy giao cho luật sư của cô xử lý”. Betty nhìn qua cửa sổ, và quả thật đã nhìn thấy một người thanh niên đang tiến đến gần cửa nhà. Cô nhớ mang máng người này và đã làm theo lời căn dặn của Jeane. Vị luật sư nói với Betty rằng, người thanh niên kia từng là bạn của Betty trong một khoảng thời gian rất ngắn. Hiện anh ta muốn dùng mấy lá thư mà Betty viết đến để sách nhiễu cô. Người thanh niên này muốn kết hôn nên cần phải có tiền gấp. Betty lập tức kể hết cho Jeane, rồi lại hỏi: “Sợi dây chuyền xinh đẹp kia phải làm thế nào bây giờ?” Jeane cười lớn và cho Betty biết rằng cô có thể mua, tuy nhiên phải chờ vài tuần nữa, khi giá của sợi dây chuyền giảm xuống rất nhiều. Một tháng sau, giá sợi dây chuyền quả thật giảm xuống chỉ còn 65.000 USD, và Betty đã mua nó. Từ đó trở đi cô đặt niềm tin tuyệt đối vào Jeane. Bà Hawley đã thỉnh mời Jeane xem bói cho mình. Jeane nói với bà rằng cô nhìn thấy “hai cháu nhỏ rất đáng yêu”, nhưng bà Hawley lắc đầu, bởi lúc đó bà chỉ có một đứa cháu trai. Jeane cười một cách bí hiểm: “Vậy là con gái bà vẫn chưa thông báo cho bà biết rằng cô ấy đang mang thai rồi”. Bà Hawley liền lập tức gọi điện cho cô con gái đang sinh sống ở một thành phố khác để hỏi thăm. Con gái bà đã bị chấn động: “Làm sao mà mẹ biết được vậy? Chính con cũng vừa mới biết mà!”. Danh tiếng của Jeane Dixon vang xa khắp nước Mỹ, người người đều biết đến nhà tiên tri lỗi lạc này. Nhưng dù vậy, vẫn có rất nhiều người không chịu tin vào khả năng của Jeane. Jeane thường xuyên được đài truyền hình và đài phát thanh phỏng vấn. Một lần, một nhiếp ảnh gia đi cùng đoàn phỏng vấn đến gặp Jeane, và đã không e dè gì khi cười nhạo bà. Jeane chưa từng gặp người này, nhưng bà vẫn hết sức độ lượng và khoan dung, không biện hộ một tiếng nào cho bản thân mình. Ngay trong lúc người này đang cười nhạo một cách hăng say, Jeane đột nhiên nói rằng bà nhìn thấy bên cạnh ông ta có tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ sơ sinh. Nhà nhiếp ảnh bất thỉnh lình ngây người đến mức khoa chân múa tay. Hóa ra, tối hôm trước vợ anh ta đã sinh hạ một bé gái. Sau này vị nhiếp ảnh gia này trở thành một “tín đồ” trung thành của bà Jeane. Dù không sử dụng quả cầu thủy tinh để trợ giúp chồng mình trong kinh doanh, nhưng bà lại giúp ông ở một phương diện khác. Một buổi sáng, bà gọi điện cho Kwan Tak, người quản lý của Công ty bất động sản, và nói: “Có một ngôi nhà đang bị cháy, hãy nhanh chóng đi kiểm tra!”. Kwan Tak không nói năng gì và cho rằng điều này quá hoang đường nên chỉ miễn cưỡng đi kiểm tra. Ông vừa đẩy cánh cửa nhà ra thì nhận thấy khói bốc lên ngùn ngụt. Kể từ đó, vô luận là Jeane nói gì, Kwan Tak đều tin theo và nói rằng: “Lời cô ấy nói vô cùng chuẩn xác”. Một bài báo đưa tin về lời tiên tri của Jeane Dixon (Ảnh: Internet)Jeane cũng từng “thách thức” nhà tiên tri lớn Nostradamus bằng một tiên đoán trái ngược của bản thân, bà nói: “Nhân loại không cần phải cảm thấy lo sợ trước lời tiên đoán của Nostradamus. Năm 1999, loài người sẽ không bị diệt vong, và hy vọng được cứu vớt của nhân loại là ở phương Đông, còn phương Tây chỉ là nơi kết nối”. Theo SecretChina Mai Trà biên dịch ======================= NIỀM HY VỌNG CỦA NHÂN LOẠI Ở PHƯƠNG ĐÔNG Quý vị và anh chị em thân mến. Đây là nội dung lời tiên tri của bà Jeane Dixon mô tả trong bài viết trên Đại Kỷ Nguyên kèm theo sau bài bình luận của tôi. Nếu không có thời gian nhiều, quý vị và anh chị em có thể chỉ cần xem đoạn cuối của bài viết rất dài dòng, mô tả tài năng tiên tri của nhà Tiên Tri nổi tiếng Hoa Kỳ Jeane Dixon. Trong đoạn cuối, ghi nhận lời tiên tri của bà về: "Hy vọng của nhân loại là ở Phương Đông". Nhưng tôi cần nói rõ hơn về nội dung lời tiên tri của bà Jeane Dixon, để các quý vị và anh chị em quan tâm về nội dung lời tiên tri này, là: Nội dung của nó không nói đến sự lớn mạnh của Trung Quốc và sẽ đem lại "hy vọng của nhân loại". Mà nội dung "niềm hy vọng của nhân loại từ phương Đông" mà lời tiên tri này nói tới, chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ - một cứu cánh cho sự phát triển của nền văn minh trong tương lai, sẽ được xác định, khi Việt sử trải gần 5000 văn hiến được tôn vinh và xác định tính chân lý. Sự lý giải của tôi, cũng trùng khớp với lời tiên tri của bà Vanga, khi bà xác định rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".Tất nhiên lý thuyết đó phải có một nội dung huyền vĩ và bao trùm cả vũ trụ, vượt xa nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, nó mới có khả năng quay trở lại với nhân loại đang sống trong một nền văn minh đầy kiêu ngạo này. Và phải như vậy nó mới xứng đáng để được gọi là "Niềm hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông", mà nhà tiên tri Jeane Dixon nói tới. Vài lời chia sẻ.
    1 like
  6. Hoảng loạn, tháo chạy khỏi Trung Quốc - Sự bất ổn của thị trường tài chính và kinh tế Trung Quốc đã khiến một dòng tiền lớn tháo chạy khỏi nước này. Trong sự dịch chuyển đó, ASEAN, bao gồm cả Việt Nam, đang có cơ hội. Hoảng loạn trở lại Thị trường chứng khoán (TTCK) TQ ngày 27/11 đã chứng kiến một phiên giảm điểm kinh hoàng. Chỉ số của sàn chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Composite Index) đóng cửa giảm gần 200 điểm (-5,48%) xuống còn 3.436,3 điểm. Phiên lao dốc này diễn ra chỉ đúng một ngày sau khi nước này kỷ niệm 25 năm TTCK TQ vào ngày 26/11. Nỗ lực vực dậy sau sụt giảm chóng mặt của TTCK hồi tháng 7-8 đã giúp các chỉ số hồi phục khá mạnh, tăng hơn 15% so với mức đáy thiết lập hồi cuối tháng 8. Tuy nhiên, thị trường có quy mô 7 ngàn tỷ USD trước đó đã có những đợt sóng tăng hoang dại, 150% trong vòng một năm. Đây vẫn là điều khiến rất nhiều NĐT trong và ngoài nước lo lắng bởi tăng trưởng không đi liền với sự ổn định và bền vững. Hiện tại chỉ số Shanghai Composite vẫn thấp hơn hơn 33% so với đỉnh cao 5.166 điểm ghi nhận hồi cuối tháng 12/2014. Dù vậy, dòng vốn ngoại và ngay cả dòng vốn trong nước này vẫn đang âm thầm dịch chuyển ra bên ngoài. Cuộc khủng hoảng chứng khoán trong năm nay đã khiến TTCK bốc hơn hơn 3 ngàn tỷ USD. Theo ước tính của Bộ Tài chính Mỹ, trong 8 tháng đầu năm, dòng tiền rút khỏi TQ đã lên tới hơn 500 tỷ đô-la trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc, chứng khoán giảm mạnh và NDT biến động mạnh. Riêng trong tháng 8, lượng tiền rút ra lên tới khoảng 200 tỷ USD. Sự bất ổn của thị trường tài chính và kinh tế Trung Quốc đã khiến một dòng tiền lớn tháo chạy khỏi nước này. Nhiều DN bên ngoài đang phải trả giá đắt do sự phụ thuộc vào nền kinh tế TQ và không ít trong số đó đang từ bỏ TQ và tìm đến thị trường VN, Ấn Độ. Theo Nikkei, kể từ cuối năm ngoái, xuất khẩu của Đài Loan, nhất là mặt hàng thiết bị điện tử di động đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các loại hàng hóa như sản phẩm thép, máy móc nông nghiệp, hóa dầu, điện tử… của Hàn Quốc sang TQ cũng giảm mạnh. Trước đó, nhiều DN châu Âu cũng đã phải cắt giảm hoạt động ở TQ do tăng trưởng sụt giảm và lợi nhuận tại thị trường này ngày càng teo tóp. Hồi giữa năm, chỉ khoảng 20% DN châu Âu cho biết, họ có kế hoạch đầu tư mới, giảm rất nhiều so với tỷ lệ 1/3 năm trước. Trong khoảng một tháng qua, tỷ phú người Hong Kong giàu nhất châu Á Lý Gia Thành liên tục bị truyền thông TQ bị coi là kẻ “vong ơn bội nghĩa” sau khi ông đã bán tháo tài sản tại Đại lục để rút vốn khỏi nước này do tăng trưởng kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 1/4 thập kỷ qua và chưa có dấu hiệu hồi phục. Không chỉ các DN nước ngoài rời đi, chính các DN và doanh nhân TQ cũng đang ôm tỷ đô tháo chạy khỏi TQ. Vài năm gần đây, mỗi năm người TQ đã chi hàng trăm tỷ cho BĐS ở Mỹ, và cũng đang điên cuồng mua BĐS ở nhiều nước khác. Cuối năm 2014, tập đoàn giải trí và bất động Dalian Wanda của tỷ phú từng giàu nhất TQ Wang Jianlin đã đổ hàng tỷ USD vào khách sạn và trung tâm thương mại ở Chicago Mỹ và London Anh. Tiền cũng được các đại gia TQ đổ hàng trăm tỷ USD sang các nước để thâu tóm DN từ thực phẩm, công nghệ cho tới các câu lạc bộ bóng đá. Thị trường nước ngoài giờ đây dường như đang hấp dẫn hơn khi mà sự ổn định trong nước đang bị mất đi, nhiều yếu tố như lao động, rảo cản thâm nhập… đang kém hấp dẫn. Việt Nam: Cơ hội và bến đỗ mới Theo HSBC, châu Á được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy một thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu sắp tới và khởi đầu cho xuất khẩu thế giới tăng gấp bốn lần đạt mức 68,5 ngàn tỷ đô la Mỹ vào năm 2050. Làn sóng dịch chuyển đầu tư cho thấy TQ không còn được xem là "công xưởng" chính của thế giới. Trong làn sóng thứ ba này, VN sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.437 tỷ đô la Mỹ, bên cạnh các quốc gia như TQ, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore. Ông Paul Skelton, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính DN khu vực châu Á TBD của HSBC cho rằng, thế giới cần phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng của thương mại trong tăng trưởng và sự phồn thịnh của kinh tế toàn cầu. Mặc dù, HSBC vẫn ghi nhận, TQ giữ vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của thế giới, với ảnh hưởng gia tăng tại châu Á được hỗ trợ bởi những dự án như ‘One Belt, One Road’ và dưới ảnh hưởng của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tuy nhiên, HSBC lạo chỉ ra một xu hướng mới khi dòng vốn đầu tư từ TQ đang dịch chuyển sang các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bà Victoria Kwakwa, giám đốc quốc gia của WB tại VN, chia sẻ về xu hướng tỷ trọng FDI vào chế biến, chế tạo tăng nhanh trong 10 năm qua và cho rằng, VN có lợi thế nhờ gần chuỗi sản xuất toàn cầu, lao động dồi dào, chi phí thấp, quy mô thị trường lớn và hội nhập mạnh mẽ,... Làn sóng dịch chuyển đầu tư cho thấy TQ không còn được xem là "công xưởng" chính của thế giới. Một số tập đoàn thậm chí tính tới phương án chuyển đại bản doanh sản xuất toàn cầu về VN. Samsung, LG, Intel,... đổ thêm tiền, hàng loạt DN ngoại khác cũng đang rục rịch chuyển nhà máy sang VN. Hồi cuối tháng 9, Công ty tư vấn Bất động sản Savills VN cũng có báo cáo khẳng dinh về một sự dịch chuyển vốn đầu tư từ TQ sang ASEAN để tận dụng cơ hội từ các hiệp định sắp tới trong đó có AEC và TPP. Theo Savills, trong nửa năm 2015, FDI vào dệt may đóng góp nhiều tỷ USD. TPP khiến dòng vốn, bao gồm cả từ TQ và Đài Loan, Hồng Kong… đang đổ dồn vào VN. Cùng với hàng loạt các hiệp định FTAs và làn sóng toàn cấu hóa thứ 3 này, VN đang có cơ hội lớn để đón dòng vốn đang chạy khỏi các thị trường không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả lợi thế lần này lại là một câu chuyện khác, một thách thức của chính Việt Nam. M.Hà ====================== Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã phát biểu: "Trung Quốc ngồi chung xe với chúng ta quá lâu!". Vâng! Thưa ngài Obama. Cho họ xuống xe đi bộ để họ hiểu được thời gian ngồi chung xe là lòng tốt của Hoa Kỳ, chứ không phải vì họ đã lợi dụng sự dốt nát của Hoa Kỳ. Mọi việc cũng không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn trong "Lời tiên tri Ất Mùi 2015": Việt Nam được hưởng lợi trong sự khủng khoảng toàn cầu và có cơ hội phát triển vào cuối năm. Nhưng phải lợi dụng cơ hội để vươn lên.
    1 like
  7. Thưa quý vị và anh chị em. Qua bài viết dưới đây trên Tuanvietnam, nói về mối tương quan giữa văn hóa - cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO với những mưu đồ của Trung Quốc, cho thấy Việt sử gần 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào, và qua đó cũng cho thấy rằng: Chính Trung Quốc là nước sẽ quyết liệt nhất trong việc góp phần vào việc "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ" cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Hôm nay tôi muốn trình bày với quý vị và anh chị em rằng: "Con đường tơ lụa" - cả trên bộ lẫn trên biển có từ thời cổ sử của các vua Hùng - một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử. Tôi nghiên cứu sự kiện lịch sử này sau khi phân tích, giải mã truyện "Sự tích dưa hầu". Những nghiên cứu của tôi về để tài này chưa công bố - (Nên sẽ không tranh luận, tôi chỉ thể hiện quan điểm) - Vì nó chỉ là một yếu tố minh họa sắc sảo, cho yếu tố căn bản là cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về Việt sử. Do đó, khi Trung Quốc khống chế được UNSCO, như bài viết trình bày dưới đây - thì vấn đề chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến sẽ còn cực kỳ gian nan - vì mục đích chính trị của quốc gia này. Cho nên chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi đưa giới hạn cuối cùng - trên cơ sở tri thức Lý học, chứ không phải thông tin từ bài viết trên Tuanvietnam - cho những cố gắng cuối cùng của mình vào 10/ 3 Bình Thân Việt lịch. Trong Đại hội kỷ niệm 30 năm thành lập cơ quan văn hóa Liên Hiệp quốc tại Hanoi - TTNC LHP, đã kịp tặng sách : "Thông điệp của Tương lai" cho các đại diện của tổ chức này. Trong đó, cuốn sách xác định thuyết ADNh thuộc về Việt tộc và chính là lý thuyết thống nhất. Nhưng sau đó không hề có phản hồi của cơ quan này. Đủ hiểu, sự cam go nhiều chiều của công cuộc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Sở dĩ ông Tập Cận Bình ngang nhiên công bố trước thế giới ở Wasington và Singapor, về "chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" và cả thế giới này im re, đã cho thấy sự "há miệng mắc quai" của chính Hoa kỳ, Anh Quốc và Cộng Hòa Pháp từ những âm mưu của họ liên kết với Trung Quốc, nhằm triệt hạ sức mạnh tinh thần của Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước. Cũng qua bài viết dưới đây đăng trên Tuanvietnam, quý vị và bạn đọc cũng thấy rõ: Khoa học và văn hóa bị lợi dung như thế nào. Đồng thời cũng qua đó quý vị và anh chị em cũng thấy rõ mối liên hệ giữa "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và biển Đông", mà tôi đã phân tích từ 2008 trên diễn đàn. Những cố gắng cá nhân của tôi - không thuộc về bất cứ một tổ chức chính trị và lợi ích nhóm nào - tuy nó mang lại một lợi thế khách quan trong việc công bố những chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng nó cho tôi một sự đơn độc trước sự cố chấp, u mê trong tâm thức, trước những âm mưu chính trị, lợi ích nhóm, trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm của con người. Cho nên xác xuất thua của tôi gần như tuyệt đối. Lợi thế duy nhất của tôi là chân lý. Cho nên, trong giới hạn của mình, đến đúng ngày 10/ 3 Bính Thân Việt lịch, nếu như không có những sự kiện xác định chân lý sẽ được sáng tỏ thì tôi sẽ cáo lỗi với tổ tiên và lúc đó "tập hợp lớn nhất trong mọi tập hợp" - sẽ quyết định số phận của nền văn minh. ========================== Giải mã “con đường tơ lụa” trên Biển Đông Giỏi nghi binh, Trung Quốc thình lình chiếm biển 25/11/2015 06:22 GMT+7 TQ không hề “vô tư” khi ráo riết rủ rê cộng đồng quốc tế, đầu tư trên 40 tỷ đô la để chuẩn bị cho “Con đường tơ lụa trên biển”. Và, TQ cũng không ngẫu nhiên ra sức tạo ảnh hưởng mạnh mẽ ở tổ chức UNESCO. LTS: Ngoài việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ còn có nhiều động thái mới trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông như tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương 981 lượn lờ trong vùng chồng lấn, TQ cũng đamg ráo riết vận động các quốc gia khác trong đó có Việt Nam thành lập “quỹ đầu tư” để tái thiết lập “Con đường tơ lụa trên biển” lên đến 40 tỷ USD… Để hiểu rõ hơn câu chuyện này, Tuần Việt Nam đã trò chuyện với GS.TS Nguyễn Tấn Anh, chuyên gia về UNESCO, nguyên Giám đốc Trung tâm UNESCO Khoa học, Công nghệ và Tư vấn đầu tư phát triển tại VN, nguyên thành viên của UB điều phối hợp tác Kinh tế Indonsia và các nước CPC, Lào, Myanmar và Việt Nam. Trung Quốc bày ma trận lôi kéo học giả quốc tế Ứng phó với ma trận thông tin của Trung Quốc Từ "mối đe dọa" Trung Quốc tới "thách thức" Trung Quốc Tranh chấp lãnh thổ: Trung Quốc lãnh đòn pháp lý từ Philippines Trung Quốc không có sức hút nào ngoài con bài kinh tế Thưa TS. các động thái của TQ hiện nay là chiến thuật và chiến lược gì trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông? GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Thật ra các động thái này của TQ theo chuyên ngành Khoa học Chính trị và Khoa học Quân sự gọi là các “kế hoạch”, các “chiến dịch”, các “chiến thuật” trong một “chiến lược” dài hạn mà TQ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và rất lâu để độc chiếm Biển Đông. Các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở các bãi đá chiếm của Việt Nam tại Trường Sa nhằm mục đích áp đặt việc thực thi cái gọi là đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông. Trong ảnh là Đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm và cải tạo đất, xây thành đảo nhân tạo - Ảnh: CSIS/IHS Jane’s Tùy theo tình hình và điều kiện khách quan và chủ quan mà TQ có thể triển khai các “kế hoạch”, các “chiến dịch”, các “chiến thuật” sao cho có “hiệu quả” hay để “chiến thắng”. Ở đây chúng ta phải thừa nhận TQ làm gì cũng có “kế hoạch” rất bài bản bên cạnh các “chiến thuật” gây bất ngờ cho đối phương dù đối phương có thể đã biết trước ý đồ của TQ. Ấn Độ đã hoàn toàn bị bất ngờ khi bị TQ tấn công vào năm 1962. Liên Xô là siêu cường trong thế kỷ 20 cũng đã bị TQ bất ngờ tấn công vào tháng 3/1969 vào đảo Damansky trên sông Ussuri. Việt Nam cũng từng bị bất ngờ hồi cuối thập niên 1979 và hồi năm 1988 khi họ chiếm đảo Gạc Ma. TQ rất giỏi “nghi binh” với dư luận thế giới. Năm 2014, TQ đưa giàn khoan HD 981 xuống vùng biển của VN, họ đã tập trung dư luận vào đó. Cũng trong thời điểm này, họ đã tập trung nhân lực, vật lực âm thầm xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Khi cả thế giới nhận ra thì bãi cạn kia đã biến thành đảo với diện tích 1.200 ha! Theo tính toán của chuyên gia Nga Vasily Kashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, diện tích đảo do TQ xây dựng lớn hơn tất cả các hòn đảo tự nhiên trong vùng cộng lại. Mặc dù đã tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thậm chí cả khu vực biển Đông (tức “đường chín đoạn”) là thuộc TQ nhưng chưa có một quốc gia nào trên thế giới chính thức công nhận. Với các động thái này TQ muốn khẳng định với thế giới thông qua LHQ, một tổ chức Liên chính phủ mà TQ có nhiều quyền hạn hơn các nước cùng tranh chấp ở Biển Đông. Đây là màn mở đầu của TQ trong tiến trình pháp lý để chính thức tuyên bố chủ quyền lãnh hải của TQ ở biển Đông. Động thái tiếp theo có thể họ sẽ đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra các tổ chức quốc tế khác bên cạnh việc tiếp tục củng cố hồ sơ “Con đường tơ lụa trên biển” để trình lên UNESCO. Nên nhớ, UNESCO đã công nhận dự án con đường này rồi. Theo ông, có phải các động thái liên tục đưa giàn khoan Hải Dương 981, giàn khoan Hưng Vượng hay tàu Đông Phương Hồng 2,… ra Biển Đông chỉ làm nhiệm vụ như TQ công bố không? GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Không ai ngây thơ nghĩ như vậy! Các chuyên gia nghiên cứu quốc tế về biển Đông đều khẳng định, TQ đang che đậy một số mục đích khác mà trong đó là “khảo cổ”, tức là xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm “ngụy tạo” chứng cứ trên Biển Đông để củng cố hồ sơ pháp lý và khoa học nhằm khởi kiện Việt Nam ra Tòa án Công lý quốc tế của LHQ [1] và đệ trình “Con đường tơ lụa trên biển” lên UNESCO để công nhận là “Di sản thế giới” của TQ. Thông qua đó xác lập chủ quyền lãnh hải của TQ ở Biển Đông. Đây là “đường đi” tới mục đích độc chiếm biển Đông của TQ… Được biết TQ đã phản đối quyết liệt Nhật Bản trình di sản lên UNESCO. Ông có biết, thế giới đã có tiền lệ dùng ảnh hưởng của tổ chức UNESCO để phục vụ cho mục đích khẳng định chủ quyền hay mục đích chính trị nào khác chưa? GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Trong bài phỏng vấn lần trước, tôi đã đưa ra 2 trường hợp điển hình sử dụng “con đường UNESCO” là tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và CPC và trường hợp Palestine. Tôi vắn tắt nhắc lại thế này. Tranh chấp ngôi đền Preah Vihear nằm giữa biên giới Thái Lan và CPC kéo dài từ lâu. Năm 2007, CPC làm hồ sơ đệ trình lên UB di sản thế giới của UNESCO đề nghị công nhận di sản cho đền Preah Vihear. Ngày 7/6/2008, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã tiến hành họp tại Canada và thông qua công nhận ngôi đền này là di sản văn hóa thế giới. Mặc nhiên đây được xem là di sản thế giới thứ ba của Campuchia. Theo điều 4 của Công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO, quốc gia nào trình hồ sơ lên UNESCO phê chuẩn thì di sản đó thuộc quốc gia làm hồ sơ trình. Vì Campuchia đã làm hồ sơ gửi lên UNESCO nên ngôi đền đã thuộc về Campuchia, quân đội Thái Lan phải lập tức rút ra khỏi vùng đó. Tất nhiên chủ quyền lãnh thổ vùng có ngôi đền cũng mặc nhiên được công nhận cho Campuchia. Gần đây nhất là trường hợp nhà nước Palestine. Sau nhiều lần đi con đường LHQ không thành, Palestine đã chuyển qua “đi đường” UNESCO. Ngày 31/10/2011, UNESCO đã bỏ phiếu công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của UNESCO, mở đường cho việc xem xét công nhận độc lập cho Palestine. Nguyên tắc thông qua của UNESCO là “đa số thắng thiểu số”, các quốc gia đều bình đẳng “one vote–one country” cho nên Hoa Kỳ là siêu cường cũng chỉ 1 phiếu. Hoa Kỳ, Israel và vài nước đồng minh phản đối quyết liệt nhưng với kết quả 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống, 52 phiếu trắng, nhà nước Palestine đã thành công bước đầu. Mới đây, chính TQ đã phản đối quyết liệt hồ sơ 23 địa điểm Nhật Bản trình lên UNESCO xem xét để ghi vào danh sách Di sản thế giới bao gồm những mỏ than, nhà máy thép, xưởng đóng tàu… Đây là những địa điểm tiêu biểu cho việc Nhật Bản trở thành quốc gia châu Á đầu tiên bước vào thời đại công nghiệp hiện đại trong giai đoạn 1850 đến 1910. Chính TQ là nước phản đối mạnh mẽ nhất.Mặc dù 23 địa điểm Nhật đề nghị đều nằm trên lãnh thổ và lãnh hải của Nhật song TQ cương quyết phản đối với lý do “quá khứ quân phiệt” của Nhật. Có 7 địa điểm bị TQ phản ứng kịch liệt vì có khoảng 60.000 nhân công TQ và Triều Tiên bị ép làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Một địa điểm là đảo Hasima ở ngoài khơi Nagasaki có mỏ than dưới biển, nơi bị TQ quyết liệt chống tới cùng. Tôi dẫn ra các trường hợp này để thấy, TQ không hề “vô tư” khi ráo riết vận động, rủ rê cộng đồng quốc tế, đầu tư trên 40 tỷ đô la để chuẩn bị cho “Con đường tơ lụa trên biển”. Và, cũng không phải ngẫu nhiên TQ ra sức tạo ảnh hưởng mạnh mẽ ở tổ chức UNESCO. Khi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vừa mới tuyên bố cắt kinh phí đóng góp 22% kinh phí cho tổ chức này, TQ lập tức tuyên bố sẵn sàng đóng góp thay Hoa Kỳ! Khả năng nhiệm kỳ sắp tới TQ sẽ tranh chức Tổng Giám đốc UNESCO, thậm chí là Chủ tịch của Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới trong đại hội sắp tới được tổ chức vào cuối tháng 7 này tại Bắc Kinh mà TQ đã cố tình “tranh giành” từ Châu Phi mặc dù nhiều nước thành viên kể cả các quan chức cao cấp của UNESCO lên tiếng phản đối. Rõ ràng TQ hiểu rất rõ vai trò của UNESCO và đang tận dụng tối đa ảnh hưởng, sức mạnh của TQ tại đây! Tôi hiểu là, TQ dùng“Con đường tơ lụa trên biển” qua con đường UNESCO như là “vũ khí” trong cuộc chiến tranh giành lãnh hải ở Biển Đông, có đúng không? GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: TQ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thông qua “Con đường tơ lụa trên biển” để xác lập chủ quyền hợp pháp trên Biển Đông. “Con đường” này vừa “văn minh” và vừa “hòa bình” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và giúp cho TQ đạt được cả hai mục đích chính trị và kinh tế. “Con đường tơ lụa trên bộ” vĩ đại tan rã vào thập niên 1400 bằng hàng loạt sự kiện đáng buồn. Tại TQ, nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế con đường tơ lụa. Việc bắt nộp thuế cao đã khiến nhiều thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác. Chính vì thế, từ thế kỷ thứ VII, với sự phát triển của ngành hàng hải, “Con đường tơ lụa trên biển” (The Maritime Silk Route) ra đời bởi các thương gia Ả Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến TQ buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn. Như chúng ta đã biết “Con đường tơ lụa” là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực. UNESCO là tổ chức thiên về văn hóa nên quan tâm đến dự án này là điều bình thường. Liệu UNESCO có quan tâm đến việc xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” này là di sản thế giới không? GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Không chỉ quan tâm mà còn “đặc biệt” quan tâm. Từ những năm 1990, một số nước trong đó có cả TQ và Nhật Bản đề xuất đệ trình nhiều dự án, UNESCO không chỉ “đặc biệt” quan tâm mà còn có nhiều dự án đa quốc gia đầy tham vọng để tái hiện một cách đầy đủ “Con đường tơ lụa” cả trên bộ lẫn trên biển qua nhiều quốc gia khác nhau. Điển hình là Dự án “The Digital Silk Road Project” (Dự án số hóa Con đường tơ lụa) nhằm nghiên cứu, thu thập tư liệu, dữ liệu về văn hóa, lịch sử mà chưa bị phá hủy từ “cổ chí kim” cho đến ngày nay để lưu giữ làm tư liệu cho tương lai. Đây là một dự án nghiên cứu kết hợp công nghệ tin học với nghiên cứu văn hóa. Đặc biệt, các thành viên thực hiện dự án này phải dùng nhiều phương pháp điều tra khác nhau bắt đầu từ việc “số hóa” các di vật khảo cổ “thật” và xây dựng dữ liệu bằng số hóa đến việc tổ chức triển lãm các nguồn tư liệu đã được số hóa và có chú giải về các tư liệu đó. Bên cạnh đó với đề xuất của từng quốc gia riêng rẻ, các di sản đã từng nằm trên hai “Con đường tơ lụa” đó đã được UNESCO xem xét và công nhận. “Thương cảng Hội An” của VN cũng là một trong các di sản nằm trên “Con đường tơ lụa trên biển” mà UNESCO cũng đã công nhận. Đặc biệt, 6/2014 vừa qua UNESCO đã chính thức ghi nhận “Con đường tơ lụa trên bộ (The Silk Road) “chỉ” đi qua 3 quốc gia “cùng hợp tác” đệ trình là Trung Quốc Kazakhstan và Kyrgyzstan là di sản thế giới. Còn nữa Duy Chiếnthực hiện [1] Toà án Công lý Quốc tế (tiếng Anh: International Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) có từ năm 1922. Tòa bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn đề giữa các quốc gia thành viên có liên quan, cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như các ủy ban khác trực thuộc Liên Hiệp Quốc như đã ghi rõ trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ 1946. Tòa án công lý Quốc tế tọa lạc tại thành phố Den Haag (La Haye – tiếng Pháp), Hà Lan. ==============================
    1 like
  8. Úc cảnh báo Trung Quốc có thể gây ra chiến tranh ở Biển Đông 08:40 PM - 22/11/2015 Thanh Niên Online Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc sẽ không chỉ tự cô lập mình, mà còn có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh nếu cứ tiếp tục các tuyên bố chủ quyền và đe dọa việc đi lại ở Biển Đông. Hai thủ tướng Úc và Trung Quốc trong cuộc gặp song phương ngày 21.11 ở Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: The Australian Financial Review Tin liên quan Trung Quốc ngang nhiên nói quân sự hoá đảo nhân tạo để phòng thủ Philippines quyết không từ bỏ vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây đảo nhân tạo ở Biển Đông gây xói mòn lòng tin Theo tờ The Australian Financial Review ngày 22.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 21.11, Thủ tướng Turnbull đã gặp riêng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhằm đưa ra thông điệp của Úc rằng hành vi của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là “phản tác dụng”, đồng thời cảnh báo rằng lịch sử cho thấy hành vi tương tự đã dẫn đến xung đột vũ trang. Ông Turnbull đã gợi lại cuộc chiến tranh Peloponnesus xảy ra cách đây 2.500 năm và thúc giục Trung Quốc không “rơi vào bẫy Thucydides”, thuật ngữ được đặt theo tên của sử gia Hy Lạp đã đúc kết tài liệu về cuộc chiến tranh giữa quốc gia thành thị Athens và Sparta. Đã có lập luận rằng cuộc chiến nổ ra do sự lo sợ ở Sparta trước sự vươn lên của Athens. Những căng thẳng như thế đã dẫn đến việc 2 bên chuẩn bị và cuối cùng đi đến chiến tranh. Thủ tướng Turnbull nói với Thủ tướng Trung Quốc rằng Úc không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc cần lưu tâm những mối quan ngại rộng rãi hơn mà nước này đang gây ra với Mỹ và những quốc gia khác trong khu vực. Ông nhắc lại thông điệp trước đó rằng những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc là một trong những chính sách đối ngoại phản tác dụng mà nước này đã thực hiện và đang thúc đẩy những nước như Brunei, Malaysia, Việt Nam đến gần Mỹ hơn. Các nguồn tin nói rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lưu ý vấn đề Biển Đông bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Manila (Philippines), qua đó đã cực kỳ thành công trong việc đoàn kết các nước ASEAN với nhau. Trung Quốc cũng bị cô lập về vấn đề trên tại cả Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ trước đó, tại APEC và tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 22.11 ở Kuala Lumpur (Malaysia). Bắc Kinh đã gây căng thẳng bằng hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông nhằm mở rộng tuyên bố chủ quyền phi lý nuốt trọn gần cả Biển Đông. Tại Sydney (Úc), yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là vấn đề nổi bật trong cuộc trao đổi giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Úc và Nhật Bản. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng Úc và Mỹ nên giữ quan điểm trung lập, không dính líu trực tiếp vào các cuộc tranh chấp. Bà Bishop khẳng định 2/3 lượng thương mại của nước này đi qua Biển Đông, vì thế Úc có quyền lợi quốc gia trực tiếp và đáng kể trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. “Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng chúng tôi thừa nhận hoạt động xây dựng và cải tạo đất mà Trung Quốc đã thực hiện... làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”, bà nhấn mạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani và Ngoại trưởng Fumio Kishida đã gắn kết những lo ngại của 2 nước về hành động của Trung Quốc với nỗ lực của Nhật trong việc thầu cung cấp tàu ngầm cho Úc. “Cả 2 nước đều là những quốc gia hàng hải, chúng tôi có lợi ích then chốt trong việc tự do đi lại và tự do bay ngang vùng biển khơi, những điều này sẽ được bảo đảm và luật pháp quốc tế sẽ được tuân thủ, việc sử dụng vũ lực sẽ không bao giờ được tha thứ”, ông Kishida nói. “Vì thế đây không chỉ là sự hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm, mà đây là điều cơ bản nhằm bảo đảm an ninh hàng hải cho cả 2 nước”, Ngoại trưởng Nhật nói thêm. Trùng Quang ========================= Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Lão Gàn đã xác định rằng: Tình hình biển Đông cuối năm nay rất căng thẳng. Nhưng chưa có chiến tranh xảy ra trong năm nay. Lão sẽ chờ đến hết 10/ 3 Năm Bình Thân 2016 Việt lịch - là hạn chót cuối cùng cho việc vinh danh chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến. Ngay trong lời tiên tri 2016 cũng sẽ không nói về việc có chiến tranh hay không giữa Hoa Kỳ cùng Đồng minh và Trung Quốc. Nhưng qua ngày 10/ 3 Bính Thân 2016 Việt lịch, sẽ có lời tiên tri bổ sung cho vấn đề này.
    1 like