-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/12/2015 in all areas
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ======================= Bài giảng của TTg Lý Hiển Long: Về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Singapore Posted on 14/12/2015 by The Observer Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành! Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình. Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Nhưng trong thực tế, chính sách đối ngoại có vai trò rất quan trọng đối với vị thế của chúng ta trên trường quốc tế, nó đảm bảo sự ổn định khu vực, tạo ra các điều kiện bên ngoài thuận lợi để nền kinh tế phát triển thịnh vượng, và đem đến cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi so sánh với cách đây 50 năm, vị thế của Singapore hiện nay đã được cải thiện đáng kể. Singapore ngày nay là một quốc gia thành công và được tôn trọng. Chúng ta nắm giữ một vị trí cao trong cộng đồng quốc tế, và có những người bạn trên khắp thế giới. Điều này là nhờ vào công sức của nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, bắt đầu với Ngoại trưởng đầu tiên của chúng ta, ông S. Rajaratnam, người mà loạt bài giảng này đã vinh dự được đặt tên theo. Thế giới ngày nay rất khác với thế giới của 50 năm trước. Năm 1965, Chiến tranh Lạnh đang vào giai đoạn căng thẳng; nhưng giờ thì nó đã kết thúc lâu rồi. Đông Nam Á khi ấy là một khu vực đầy xung đột, với Chiến tranh Việt Nam là một điểm “nóng”; còn chính chúng ta thì phải trải qua thời kỳ Konfrontasi – một cuộc xung đột cường độ thấp giữa Malaysia và Indonesia. Nhưng hôm nay, Đông Nam Á đã hòa bình trở lại, và ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay. Trên cương vị một quốc gia, đất nước chúng ta hiện nay đã thịnh vượng và vững vàng hơn trước, và trên cương vị một dân tộc, ý thức về bản sắc, về chủ quyền quốc gia của chúng ta cũng mạnh hơn rất nhiều. Nhưng một số nguyên tắc cơ bản về sự tồn tại của chúng ta không thay đổi. Singapore sẽ luôn là một đất nước nhỏ bé trong một thế giới không ổn định, và đôi khi còn nguy hiểm. Chúng ta vẫn bị bao quanh bởi các nước láng giềng lớn hơn, và nằm giữa khu vực Đông Nam Á. Khu vực này dù đã ổn định hơn và thịnh vượng hơn trước, nhưng nó vẫn là nơi mà các lợi ích của các cường quốc lớn giao thoa nhau, và là một khu vực đa dạng và khó dự đoán hơn so với Bắc Mỹ, và cho tới gần đây là so với châu Âu. Chúng ta vẫn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có trí thông minh và nguồn dự trữ ngoại tệ mà chúng ta đã khó nhọc tích lũy nên, để đưa chúng ta qua những lúc khó khăn. Sự thật này sẽ rất khó thay đổi trong một thời gian dài nữa. Thực tế của các nước nhỏ Các nước nhỏ như chúng ta phải không ngừng tự hỏi: làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng ta luôn tồn tại, và giữ vững lợi thế của mình? Theo ngôn ngữ ngoại giao, quan hệ quốc tế dựa trên các nguyên tắc cao cả. Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định sự “bình đẳng chủ quyền” giữa các quốc gia, và tuyên bố các nước phải “giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.” Phong trào Không liên kết được dựa trên Năm Nguyên tắc Chung sống Hòa bình, thể hiện một khát vọng còn cao hơn nữa. Tôi không định kiểm tra kiến thức của các bạn, nhưng Năm nguyên tắc đó là: Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Bình đẳng và hợp tác vì lợi ích chung; và Chung sống hòa bình. Đây là những khẳng định quan trọng, xác định các quy chuẩn của quan hệ giữa các quốc gia và luật pháp quốc tế. Nhưng việc giải quyết các vấn đề quốc tế thường phản ánh một thực tế khắc nghiệt hơn nhiều. Quyền lực sẽ quyết định nước nào chiếm ưu thế, và nước nào sẽ thiết lập chương trình nghị sự. Chính trị cường quyền chưa bao giờ biến mất, dù mọi thứ không hoàn toàn giống với luật rừng. Ngay tại Liên Hiệp Quốc, dù có các điều khoản trong Hiến chương, thì quyền lực vẫn là cốt lõi của ngoại giao. Trong Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, chỉ nhóm P5 mới có quyền phủ quyết, còn 10 nước được bầu ra thì không. Ngay cả trong P5 cũng tồn tại một thứ bậc. Không phải mọi quyền phủ quyết đều có trọng lượng như nhau. Chúng ta đều biết rằng quyền phủ quyết của một số nước sẽ có giá trị hơn những nước khác, mặc dù nói về vấn đề này sẽ không được ngoại giao cho lắm. Nhưng sự thực là như vậy. Và hệ thống thứ bậc quyền lực này được thể hiện rõ ngay cả trong những điều nhỏ nhất. Trong những bức ảnh chụp tại các cuộc họp quốc tế, người nào đứng ở đâu? Nếu xem xét một cách cẩn thận, bạn sẽ thấy được câu chuyện ẩn đằng sau. Ai sẽ là người phát biểu đầu tiên hoặc cuối cùng? Điều đó phụ thuộc vào người nào được vị Chủ tọa quan tâm. Hoặc nước nào mới có quyền chọn khách sạn mà đoàn đại biểu của họ sẽ ở lại? Điều đó cũng phụ thuộc vào nước nào có sức thuyết phục lớn hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao người Trung Quốc lại nói “小 国 无 外交” (Xiǎoguó wú wàijiāo) – Nước nhỏ không có chính sách đối ngoại – bởi vì họ không thể định hình các sự kiện, mà chỉ có thể đi theo những gì đã được định đoạt trước. Cũng có một câu nói tương tự như vậy ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, trong tác phẩm “Lịch sử Chiến tranh Peloponnese” của Thucydides. Đó là câu nói nổi tiếng: “Kẻ mạnh làm những điều họ có thể làm, và kẻ yếu phải gánh chịu những điều mà họ phải gánh chịu.” Bối cảnh mà câu cách ngôn này ra đời cũng đáng được xem xét. Cuộc chiến Peloponnese diễn ra giữa hai thành bang Athens và Sparta, cùng với các đồng minh của mỗi bên. Athens là bá chủ của Liên minh Delos, một trong hai “siêu cường” trong thế giới các thành bang Hy Lạp cổ đại. Athens muốn buộc Melos, một đảo quốc yếu hơn, gia nhập Liên minh Delos. Vì vậy, họ đã gửi một đội quân sang xâm lược Melos, nhưng trước khi làm điều đó, họ đã gửi các đại biểu và các phái viên đến thuyết phục người Melos tự đầu hàng, nếu không sẽ bị hủy diệt. Melos là một hòn đảo nhỏ ở Biển Aegea. “Cuộc đối thoại ở Melos” của Thucydides mô tả lại những gì người Athens có lẽ đã nói, gồm những lập luận và hồi đáp. Đó là một phân tích về quyền lực và cân nhắc giữa hai bên. Người Melos đưa ra những tranh luận mang tính thực dụng và luân lý, giải thích tại sao Athens không nên tấn công Melos. Nhưng phía Athen chỉ đáp lại một cách tàn bạo: “Kẻ mạnh làm những điều họ có thể làm, và kẻ yếu phải gánh chịu những điều mà họ phải gánh chịu.” Người Melos vẫn từ chối đầu hàng. Kết quả là Athens đã quét sạch Melos, giết chết tất cả đàn ông, bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ. Đó là câu chuyện của 2.400 năm trước, nhưng thực ra nó không hoàn toàn xa lạ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hãy nhớ lại những gì đã xảy ra khi Iraq xâm chiếm Kuwait, rồi hãy so sánh nó với những gì xảy ra gần đây, khi mà Nga sáp nhập Crimea. Sức mạnh có vai trò quan trọng. Thúc đẩy lợi ích quốc gia Dù là một nước nhỏ, nhưng Singapore đã từ chối chấp nhận đó là số phận của mình. Chúng ta quyết tâm làm chủ vận mệnh của chính mình. Chính sách đối ngoại của chúng ta là một sự cân bằng giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng. Chúng ta biết mình sẽ phải chấp nhận thế giới, theo một thực tế mà chúng ta chẳng hề mong muốn. Nhưng chúng ta tin rằng mình có thể, và sẽ phải bảo vệ bản thân và thúc đẩy lợi ích quốc gia. Tất nhiên, chúng ta cần hiểu rõ đâu là lợi ích căn bản của mình, và thực ra những lợi ích này đã không thay đổi trong suốt 50 năm qua. Đó là: hòa bình thế giới; một trật tự quốc tế mà trong đó các nước tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế; thiết lập một mạng lưới bạn bè và đồng minh mà chúng ta có thể làm việc cùng; có được một khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, ổn định và an toàn; và cuối cùng là giữ gìn chủ quyền và quyền quyết định tương lai của chúng ta. Làm thế nào Singapore có thể thúc đẩy các lợi ích quốc gia? Tôi xin gửi các bạn một câu ngạn ngữ cổ Trung Quốc nữa – người Trung Quốc quả là đã giải quyết tất cả những vấn đề này từ lâu. Câu nói này trích từ cuốn “Đại Học,” một trong Tứ Thư của Nho giáo – “修身, 齐家, 治国, 平 天下” (Xiūshēn, qí jiā, zhìguó, píng tiānxià – Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Một người trước tiên phải biết tu dưỡng bản thân, thứ đến là chỉnh đốn gia đình, tiếp đó là thiết lập trật tự quốc gia, cuối cùng mới có thể khiến cho toàn thiên hạ thái bình, hạnh phúc. Đây là quan điểm Nho giáo về trị quốc, và nó nằm sâu trong tâm lý người Trung Quốc. Có sợi dây liên kết trực tiếp từ đạo đức cá nhân, đến gia đình, đến cộng đồng, và toàn thể thế giới. Singapore là một xã hội hiện đại, nhưng chúng ta luôn cố gắng hết sức để duy trì các giá trị truyền thống và phù hợp với chúng ta, và câu nói trên là một sự đúc kết trí tuệ, gói gọn những gì chúng ta có thể suy nghĩ về việc thúc đẩy lợi ích quốc gia trên trường quốc tế. Một chính sách đối ngoại thành công phải dựa trên những gì chúng ta làm trong nước. Chúng ta trước tiên phải yên ổn trong nhà thì sau đó quan hệ đối ngoại của chúng ta mới có thể phát triển lớn mạnh được. Tôi xin được giải thích cụ thể như sau. Đầu tiên, trên bình diện quốc tế, chúng ta phải là một thành viên chủ động và xây dựng, tìm cách mang lại các giá trị gia tăng (cho cộng đồng quốc tế) và làm cho đất nước chúng ta quan trọng với các nước khác. Thứ hai, trong khu vực, chúng ta phải tìm ra mục tiêu chung với các nước láng giềng. Thứ ba, Singapore phải tiếp tục là một dân tộc thành công, phải biết tận dụng bất kỳ ảnh hưởng nào ở nước ngoài. Thứ tư, sự thành công của Singapore, dù ở trong hay ngoài nước, đều phụ thuộc vào sự đoàn kết toàn dân, và có niềm tin vững chắc rằng Singapore sẽ đủ sức để trường tồn và nổi bật. Một chủ thể mang tính xây dựng trên trường quốc tế Đầu tiên, trên trường quốc tế, chúng ta phải là một nhân tố chủ động và mang tính xây dựng. Ngoại giao bao gồm rất nhiều vấn đề, diễn ra trong hàng chục các diễn đàn. Các nhà ngoại giao dường như dành tất cả thời gian của mình trong các cuộc họp, uống trà, hay gặp mặt – từ thời chiến đến thời bình, bàn về thương mại, bảo vệ môi trường, hợp tác văn hóa và xã hội, về gần như mọi lĩnh vực của đời sống con người. Các nước nói chuyện với nhau, kinh doanh với nhau, và cố gắng tác động lẫn nhau. Là một nước nhỏ, chúng ta không thể có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng chúng ta phải có mặt tại các diễn đàn chủ chốt và trong những vấn đề quan trọng, ví dụ như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, nơi mà chúng ta có lợi ích bị ảnh hưởng. Nhiều vấn đề trong số đó sẽ còn tiếp tục trong một thời gian rất dài. Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu đã kéo dài suốt nhiều năm; các hiệp định thương mại đa phương – như Vòng đàm phán Doha – bắt đầu từ năm 2001 và có lẽ còn tiếp diễn một thời gian dài nữa. Đó là một quá trình dài, nhưng cứ theo định kỳ trong quá trình đó sẽ lại có những hội nghị quốc tế về các vấn đề này, và sau đó chúng ta có một đợt cao trào các hoạt động: những cuộc đàm phán căng thẳng, nguy cơ đổ vỡ và những thỏa thuận phút chót; những đêm không ngủ để dàn xếp ở giờ thứ 11, thậm chí là 13. Với kịch bản này, chúng ta phải có tư duy chiến lược để duy trì chính sách và đường lối của mình trong nhiều năm, để bảo đảm lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời vẫn có chiến thuật linh hoạt trong các hội nghị và các can dự khác, để gây ảnh hưởng ở mọi nơi mà chúng ta có thể, và trong mọi tình huống quan trọng với chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì? Đầu tiên, hãy tìm điểm chung với các nước khác, đặc biệt là với các nước nhỏ. Tiếng nói của từng nước có thể yếu, nhưng khi chung sức, tiếng nói của chúng ta sẽ được khuếch đại, và nó sẽ được lắng nghe. Đó là lý do tại sao tại Liên Hiệp Quốc, chúng ta thành lập Diễn đàn các Nước nhỏ (Forum of Small States – FOSS). Chúng ta nhỏ nhưng lại rất đông. FOSS gồm các nước dưới 10 triệu dân. Tuy chỉ là một nhóm không chính thức, nhưng 105 thành viên của FOSS có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Các thành viên gặp nhau, thảo luận, hình thành các lập trường chung, chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược. Ngoài ra, còn một tổ chức khác mà chúng ta đã lập ra, đó là Nhóm Quản trị Toàn cầu (Global Governance Group). Đó là một liên minh không chính thức, do 30 nước nhỏ và vừa thành lập, nhằm trao đổi quan điểm về quản trị toàn cầu. Quản trị toàn cầu nghĩa là gì? Đó là các vấn đề như: quy tắc tài chính, IMF và WB, các chính sách kinh tế, nhằm đưa chúng vào các tiến trình G20 và biến G20 thành một nhóm mang tính bao trùm, minh bạch và đại diện hơn. Tóm lại, điều đầu tiên chúng ta phải làm để gia tăng ảnh hưởng của mình là phải tìm ra “mục tiêu chung” với các nước khác. Thứ hai là phải thường xuyên nhìn về phía trước, để dự đoán sự phát triển, để định vị bản thân, để bảo vệ lợi ích quốc gia, và để dự kiến các sự kiện sẽ diễn ra. Quan trọng nhất là trong những thời điểm bất ổn, khi không thể dự đoán được điều sẽ xảy ra, chúng ta buộc phải chuẩn bị cho nhiều tình huống. Ví dụ, chúng ta đang bắt đầu thực hiện dự án liên chính phủ (Government-to-Government, G-to-G) thứ ba với Trung Quốc ở Trùng Khánh. Điều này sẽ đặt chúng ta tại một đầu trong “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Quốc. Giờ đây Singapore đã là một phần của “vành đai,” đó là Con đường Tơ lụa bắt đầu từ Trung Quốc, đi qua lục địa Á – Âu, và chúng ta cũng là một phần của “con đường” – Con đường Tơ lụa trên biển, đi qua khu vực Đông Nam Á. Và đó là một vị thế giá trị mà chúng ta có được. Một ví dụ khác, chúng ta gia nhập Hội đồng Bắc Cực (Arctic Council) với tư cách quan sát viên, nhằm tìm ra những gì có thể xảy đến nếu các tuyến đường biển phía bắc trở nên khả thi khi băng Bắc Cực tan chảy. Một đất nước vùng xích đạo đáng lẽ không cần quan tâm đến Bắc Cực, nhưng chúng ta có lý do của mình. Sam Tan, phái viên ngoại giao của chúng ta, là người đã làm việc rất chăm chỉ và đã có rất nhiều bạn ở trong nhóm Vòng tròn Bắc cực (Arctic Circle), thuộc Hội đồng Bắc Cực. Điều này có liên quan đến chúng ta. Nó sẽ không xảy ra vào ngày mai. Nó có thể sẽ diễn ra hoặc có thể không. Nhưng nó có thể xảy ra, và nếu nó xảy ra chúng ta cũng sẽ có mặt ở đó. Đây là những món đặt cược nhỏ để làm bảo hiểm cho vị thế của chúng ta. Thứ ba, điều chúng ta có thể làm để trở thành một bên có liên quan là hãy đóng góp một điều gì đó. Chúng ta không có nhiều tiền để có thể phân phát, cũng không đủ quyền lực để ép buộc người khác. Nhưng chúng ta biết làm chủ các vấn đề, chúng ta đưa ra những ý tưởng mang tính xây dựng, và mỗi nhà ngoại giao của chúng ta đều có đóng góp trong các cuộc thảo luận. Đây là những gì mà một thế hệ trước đây chúng ta đã làm được, khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đang được đàm phán. Công ước được ký vào năm 1982. Giáo sư Tommy Koh, hiện là Đại sứ lưu động và là nhà ngoại giao kỳ cựu của chúng ta, đã đóng một vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán trên cương vị Chủ tịch Hội nghị lần thứ ba về Luật Biển. Khi ấy ông đang ở độ tuổi đầu 30, có lẽ là người trẻ tuổi nhất trong hội nghị. Giáo sư Jayakumar và Thẩm phán Chao Hick Tin, theo tôi nhớ thì Giáo sư Jayakumar lúc bấy giờ đang là Đại diện Thường trực của Singapore tại Liên Hiệp Quốc, cả hai đã giữ vai trò chủ đạo, thành lập một liên minh “những quốc gia không giáp biển và có hoàn cảnh địa lý khó khăn” nhằm thúc đẩy lợi ích chung. Bạn sẽ thắc mắc thế nào là một liên minh “những quốc gia không giáp biển và có hoàn cảnh địa lý khó khăn?” Nó cũng là một liên minh của các nước có cùng mục đích, cùng lợi ích. Những nước không giáp biển là những nước như Lào, Mông Cổ, hoặc Chad – thật ra có khá nhiều nước như vậy trên thế giới. Và ví dụ về nước có hoàn cảnh địa lý khó khăn chính là Singapore. Chúng ta có các đại dương xung quanh, nhưng các nước láng giềng của chúng ta đều đã tuyên bố chủ quyền trên những đại dương đó; và điều này là bất lợi lớn cho chúng ta. Do đó, chúng ta có lợi ích tương tự như các nước không giáp biển. Vì vậy chúng ta thành lập một nhóm “những quốc gia không giáp biển và có hoàn cảnh địa lý khó khăn” nhằm gây áp lực, vốn không phải là không có hiệu quả trong các cuộc đàm phán của UNCLOS. Chúng ta là một đảo quốc nhỏ, với thương mại hàng hải là huyết mạch kinh tế. Chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. UNCLOS quy định về các quyền này, và đã trở thành một điểm tham chiếu pháp lý quan trọng cho các tuyên bố chủ quyền và hoạt động trên các vùng biển. UNCLOS tạo ra một sự cân bằng cẩn trọng giữa quyền và lợi ích của các quốc gia ven biển với quyền và lợi ích tương tự của các nước khác, cung cấp cơ chế phân xử và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. UNCLOS cũng là khuôn khổ để chúng ta suy nghĩ và thảo luận về các vấn đề mà các nước hiện đang phải đối mặt ở Biển Đông. Đàm phán UNCLOS đã diễn ra một thế hệ trước. Nhưng hiện tại, chúng ta cũng đang tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, bao gồm cuộc họp quan trọng diễn ra tại Paris vào tuần tới. Singapore không phải là một nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn. Ngay cả khi tất cả người dân Singapore ngừng thở, điều đó cũng chẳng tạo nên bất kỳ khác biệt nào đối với sự nóng lên toàn cầu. Nhưng Đại sứ về biến đổi khí hậu của chúng ta vẫn đóng vai trò tích cực, vận động ủng hộ, đóng vai trò như một cầu nối giữa các nước phát triển và đang phát triển, và biến chúng ta thành những người hữu ích. Bộ trưởng Vivian Balakrishnan trong nhiệm kỳ trước của mình, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Nước, đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc họp trước đây. Trong Hội nghị các bên ở Lima, Peru hồi năm ngoái, Bộ trưởng Vivian là một trong hai “Bạn của Chủ tọa” (Friends of the Chair), người còn lại là của Na Uy, và “Bạn của Chủ tọa” là những người giúp Chủ tọa đưa ra được một thỏa thuận cho các thành viên tham gia hội nghị. Và họ đã làm việc đằng sau hậu trường để xây dựng sự đồng thuận về một thỏa thuận cho phép hội nghị kết thúc với kết quả tích cực, để quá trình có thể tiếp tục, và đến được Paris, chứ không kết thúc mà không có thỏa thuận nào. Chúng ta có thể rất nhỏ, nhưng đó là đóng góp mà chúng ta có thể làm. Thỉnh thoảng, chúng ta cũng may mắn khi đưa ra một sáng kiến nhỏ nhưng dẫn đến một kết quả có ý nghĩa lớn hơn, ví dụ như Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Câu chuyện này bắt đầu cách đây 10 năm, khi bốn nước nhỏ ký một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bốn nước đó được gọi là “Thái Bình Dương 4” (Pacific 4 – P4) gồm: Singapore, Brunei, Chile và New Zealand. Đây không phải là 4 nước đầu tiên mà mọi người sẽ nghĩ đến khi nói về một FTA đầy hứa hẹn trên thế giới, nhưng đây là 4 nước có cùng chí hướng và mục đích trong việc hướng tới thỏa thuận. Thương mại giữa các nước này khá khiêm tốn. Tổng tác động của FTA của P4 lên thương mại thế giới là không đáng kể. Nhưng chúng ta đã tạo dựng P4 với hy vọng rằng nó sẽ trở thành hạt nhân mà sau này các nước châu Á – Thái Bình Dương khác có thể tham gia, và dần dần phát triển thành một Hiệp định Thương mại Tự do quan trọng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và quả thực, đó là những gì đã xảy ra. Nhiều nước muốn trở thành một phần của hiệp định này; từng nước một đã bày tỏ quan tâm – Australia, Canada, Peru, Việt Nam. Sau đó, người Mỹ đến và thay đổi cuộc chơi hoàn toàn. Tiếp nữa, Nhật Bản tham gia – tuy muộn, nhưng họ hội nhập rất nhanh. Cuối cùng, nó đã trở thành nhóm TPP với 12 quốc gia thành viên, chiếm 40% GDP toàn cầu, tính cả Mỹ và Nhật Bản. TPP từ một con vịt con xấu xí trở thành thiên nga. TPP khác hoàn toàn với P4 – về quy mô và tham vọng. Nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa chiến lược. Nó làm tăng thêm mối quan hệ giữa Mỹ và châu Á, làm cho khu vực trở nên hội nhập và ổn định hơn, và là con đường để cuối cùng dẫn đến một khu vực thương mại tự do thậm chí còn tham vọng hơn nữa ở châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy, tuy không thể tuyên bố mình là “cha đẻ” của TPP, nhưng chúng ta đã tham gia vào tiến trình dẫn tới sự hình thành TPP. Đó là cấp độ đầu tiên. Trên trường quốc tế, chúng ta cần phải làm cho mình trở thành bên có liên quan, và phải có đóng góp. Tăng cường hợp tác và ổn định khu vực Ở cấp độ thứ hai, chúng ta phải duy trì quan hệ tốt với các nước láng giềng, cụ thể là khu vực Đông Nam Á. ASEAN là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của chúng ta. Singapore tích cực hợp tác với các đối tác thuộc ASEAN, tham gia vào các dự án của ASEAN, giúp đỡ các nước kém phát triển hơn trong ASEAN như Campuchia, Lào, Việt Nam, đặc biệt là Myanmar, giúp họ thu hẹp chênh lệch trình độ phát triển thông qua Sáng kiến Hội nhập ASEAN (Initiative for ASEAN Integration – IAI). Và chúng ta cố gắng thúc đẩy sự đồng thuận trong ASEAN về các vấn đề chung, cho dù đó là theo đuổi hội nhập kinh tế nội khối, hay giải quyết ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, vốn là một vấn đề chung của nhiều quốc gia ASEAN. Chúng ta thuộc số những quốc gia nhỏ thuộc ASEAN. Chúng ta không ở vị trí thống trị, nhưng chúng ta vẫn làm phần việc của mình. Và chúng ta cũng làm việc với các nước ASEAN trong các diễn đàn rộng hơn, bên ngoài ASEAN, nhằm biến ASEAN thành một thành viên hiệu quả và đáng tin cậy trong các diễn đàn khu vực và đa phương lớn hơn. Chẳng hạn, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, WTO hay Liên Hiệp Quốc. Trong các diễn đàn này, thường lợi ích của các nước ASEAN hội tụ, điều tạo cho Singapore một cơ hội đóng góp bằng cách hợp tác với các thành viên ASEAN khác, thay vì đối lập với họ trên bàn đàm phán. Trong quá trình này, nhờ làm việc cùng nhau, chúng ta xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với họ. Tất nhiên, ngoại giao ASEAN không phải luôn luôn là về tăng cường hợp tác. Nhiều lần chúng ta cũng phải giải quyết tranh chấp và va chạm, như chúng ta đang làm trong trường hợp Biển Đông. Singapore không phải là một bên yêu sách, nhưng chúng ta có lợi ích quan trọng bị ảnh hưởng – tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng có một vai trò riêng, vì Singapore là nước Điều phối viên quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc trong ba năm tới. Mục đích của chúng ta trên cương vị điều phối viên là trở thành một bên trung gian trung thực, làm việc công bằng và cởi mở với tất cả các bên, vì mục đích của chúng ta không chỉ là duy trì ổn định và hòa bình khu vực, mà còn tạo dựng danh tiếng là một quốc gia đáng tin cậy để hợp tác, và cũng để nâng cao uy tín của ASEAN trong vai trò một tổ chức hiệu quả, đủ khả năng đối phó với các vấn đề an ninh khó khăn. Trong ASEAN, mối quan hệ sâu sắc nhất của chúng ta là với hai nước láng giềng, Malaysia và Indonesia. Tuần trước, khi tôi ở Kuala Lumpur, Thủ tướng Najib và tôi đã khai mạc một cuộc triển lãm, với tên gọi Titian Budaya – Cầu nối văn hóa – nhằm kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị Singapore-Malaysia thông qua nghệ thuật và văn hóa. Tôi đã phát biểu và Thủ tướng Najib cũng vậy. Tôi mô tả mối quan hệ giữa hai nước bằng câu tục ngữ Malay, “bagai aur dengan tebing” – tức giống như quan hệ giữa bờ sông và cây tre mọc trên bờ sông; chúng phụ thuộc vào nhau. Tre mọc bên bờ sông, và rễ tre giữ đất ven bờ để chúng không bị lở. Cả hai cùng cộng sinh và cùng tồn tại với nhau. Singapore và Malaysia phụ thuộc vào nhau, và chúng ta phải học cách làm việc với nhau. Vì thế mà Singapore đang cố gắng thúc đẩy quan hệ với Malaysia và Indonesia, hai trong số những đối tác kinh tế lớn nhất của chúng ta. Chúng ta hợp tác về an ninh, môi trường, du lịch, và nhiều lĩnh vực khác. Công dân của từng nước đều sang nước còn lại, để du lịch hay vì lý do công việc. Nhưng tất nhiên, đây là những mối quan hệ phức tạp, và chắc chắn, theo thời gian, sẽ phát sinh vấn đề, nhưng khi chúng xảy ra, Singapore sẽ giải quyết chúng một cách bình thản mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ rộng lớn hơn, hay gây ra căng thẳng. Đó là cách chúng ta xử lý vấn đề Pedra Branca, một tranh chấp với Malaysia. Nếu các bạn đã quên, thì đây là tranh chấp về chủ quyền trên đảo Pedra Branca, nơi có ngọn hải đăng Horsburg. Tranh chấp này bắt đầu vào năm 1979. Đó là một vấn đề khó khăn cho cả hai bên, nhưng chúng ta đã đồng ý đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) và cuối cùng, vào năm 2008, gần 30 năm sau khi bắt đầu tranh chấp, ICJ đã ra phán quyết. Cả hai nước đều chấp nhận phán quyết đó, và không để nó ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương rộng hơn. Và hai bên tiếp tục làm việc với nhau trong các dự án cùng có lợi khác, như Dự án Đường sắt cao tốc. Tương tự, với Indonesia, chúng ta cũng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và hy vọng sẽ tiến xa hơn nữa dưới thời Tổng thống Joko Widodo. Đó là cấp độ thứ hai trong chính sách đối ngoại của chúng ta, liên quan tới khu vực láng giềng: ASEAN và khu vực Đông Nam Á. Đảm bảo thành công của Singapore Nền tảng thứ ba cho một chính sách ngoại giao tích cực và hiệu quả là đưa Singapore trở thành một quốc gia thành công. Điều tôi muốn nói ở đây là một nền kinh tế thịnh vượng, người dân sống trong hòa bình và hòa hợp, đất nước hoạt động có hiệu quả và đặc biệt, phải là một quốc gia an toàn – có thể tự bảo vệ bản thân, và quyết tâm sẽ làm như vậy. Một quốc gia thất bại không thể có một chính sách đối ngoại hiệu quả. Các nhà ngoại giao có thể xuất sắc, đôi khi họ thực sự như vậy. Họ có thể phát biểu hùng hồn tại Liên Hợp Quốc, thường thì họ sẽ làm được như vậy. Nhưng nếu đất nước là một mớ hỗn độn, chẳng có ai xem xét chúng một cách nghiêm túc. Vì nền kinh tế của Singapore đã phát triển thịnh vượng, nên những nước khác muốn làm kinh doanh với chúng ta. Bởi xã hội chúng ta đang hòa thuận, và chúng ta đã tìm thấy giải pháp cho nhiều vấn đề của mình, như nhà ở, y tế, hoặc cấp nước, nên các quốc gia khác cũng coi trọng và xem chúng ta là một ví dụ thú vị để học hỏi. Đó là lý do tại sao chúng ta hợp tác với nhiều quốc gia trong các dự án tập trung vào chuyên môn và uy tín của mình, và điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người dân của chúng ta. Chúng ta có các dự án liên chính phủ với Trung Quốc – Khu Công nghiệp Tô Châu, Thành phố Xanh Thiên Tân, và giờ là Dự án Khu vực phía Tây Trùng Khánh. Chúng ta còn có các khu công nghiệp liên doanh tại Indonesia, Việt Nam, và trên thực tế ở Việt Nam, nó được gọi là Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (Vietnam-Singapore Industrial Park, VSIP). Chữ S trong tên gọi viết tắt đó phần nào có giá trị về mặt xây dựng thương hiệu. Tại Ấn Độ, các công ty của chúng ta gần đây đã quy hoạch tổng thể cho Amaravati, thủ phủ mới của bang Andhra Pradesh, một khu vực còn nguyên sơ. Các công ty cấp nước và dịch vụ đô thị của chúng ta có nhà máy trên khắp châu Á, Bắc Phi và Trung Đông. Vậy nên chúng ta phải là một quốc gia thành công. Nhưng ngoại giao cần được hỗ trợ bởi nhiều thứ hơn chỉ là lời nói. Lời nói thực sự quan trọng. Singapore luôn coi trọng những lời nói ra. Ông Rajaratnam là một bậc thầy về sử dụng ngôn từ trong những bài phát biểu cũng như bút chiến. Chúng ta rất, rất xem trọng những từ ngữ nói ra. Chúng ta cân nhắc từng chữ một trong mỗi tuyên bố được đưa ra. Chúng ta tôn trọng tất cả các thỏa thuận mà chúng ta ký kết, và chúng ta mong các nước khác cũng hành động như vậy. Khi báo chí dẫn sai lời của chúng ta, hoặc đưa tin sai, chúng ta đã mất rất nhiều thời gian để sửa chữa chúng. Nhưng lời nói rất quan trọng đối với chúng ta, vì chúng ta là một nước nhỏ. Như một nhà ngoại giao Phần Lan đã từng nói – “Là một nước nhỏ, vũ khí duy nhất của chúng ta là ngôn từ và các điều ước quốc tế.” Chúng ta xem trọng chúng, nhưng cuối cùng thì ngôn từ phải được biến thành hành động và kết quả, hay hậu quả. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải có một lực lượng quốc phòng vững mạnh, để có thể bảo vệ Singapore khi tất cả các biện pháp khác đều thất bại. Do đó, một Lực lượng Vũ trang Singapore (Singapore Armed Forces – SAF) vững mạnh là một tầng nấc quan trọng trong quan hệ đối ngoại và chính sách đối ngoại của chúng ta. May mắn thay, chúng ta đã có điều đó. Trong suốt 50 năm qua, dù chưa một lần phải bắn một phát súng với sự giận dữ, nhưng SAF đã gìn giữ cho Singapore được an toàn, và đảm bảo rằng các nước khác cũng xem trọng chúng ta. Hy vọng tương lai vẫn sẽ tiếp tục như vậy. Singapore đã là một quốc gia thành công, nhưng chúng ta không bao giờ được để điều đó làm chúng ta kiêu ngạo. Đừng bao giờ tin rằng chúng ta vượt trội so với các nước khác, hay chúng ta giỏi hơn các nước khác trong việc giải quyết vấn đề của họ. Chúng ta không giải quyết được hết mọi vấn đề của chúng ta, và chúng ta càng biết ít hơn về cách làm thế nào để giải quyết tất cả các vấn đề của người khác. Chúng ta không giả vờ là một “thành phố trên đỉnh đồi”, hay là một dân tộc khai sáng, coi mình là tấm gương mà mọi quốc gia khác phải noi theo. Chúng ta giải quyết vấn đề của riêng mình, chúng ta thành công theo cách của riêng mình, chúng ta cố gắng trở thành người láng giềng và người bạn tốt – quan trọng với các nước khác, nhưng vẫn khiêm tốn và hiểu rõ vị trí của mình trên trường quốc tế. Các nước khác có những điểm mạnh mà chúng ta thiếu. Người dân của họ cũng có khả năng và tài năng như người dân của chúng ta, nhưng hoàn cảnh, lịch sử của họ khác chúng ta, và những thách thức họ phải đối mặt thường sẽ phức tạp hơn. Cũng như những người khác hy vọng sẽ học được điều gì từ chúng ta, chúng ta cũng luôn phải mong muốn học được điều gì đó mới mẻ mỗi lần chúng ta gặp ai đó từ một nước khác. Một dân tộc thống nhất Thứ tư, để thành công, chúng ta phải là một dân tộc thống nhất – thống nhất về chính trị và thống nhất trong một xã hội đa sắc tộc gắn kết. Chúng ta phải thống nhất về mặt chính trị. Điều đó không có nghĩa là không có chính trị trong nước, hoặc đối lập chính trị. Nhưng nó có nghĩa là người dân sẽ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử công khai, nhằm chọn ra những người mà họ muốn sẽ điều hành Chính phủ, và chúng ta có một phe đối lập hiểu được lợi ích căn bản của Singapore trên thế giới, và sẽ không tìm cách phá hoại lợi ích căn bản của Singapore, dù là để tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài hay để đạt được ưu thế chính trị. Tức là sau các cuộc bầu cử, chúng ta vẫn sẽ thống nhất với nhau, đặc biệt là khi phải đối phó với các nước khác. Chúng ta đã có những đảng đối lập như thế. Ông Chiam See Tong, người đã nghỉ hưu – mặc cho bất cứ bất đồng, tranh luận, hay khác biệt quan điểm chính sách nào diễn ra trong nước, thì mỗi khi ông ra nước ngoài, hoặc trong một phái đoàn chính thức hoặc với tư cách một đại biểu Quốc hội, ông luôn đứng lên vì Singapore. Đó là một tiêu chuẩn thực sự nên được ưu tiên áp dụng tại Singapore. Ổn định chính trị là rất quan trọng để duy trì đường lối và nhận thức rõ ràng về lợi ích quốc gia, và theo đuổi chúng một cách nhất quán trong một thời gian dài. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, nó có thể bù đắp cho sự thiếu hụt sức mạnh của chúng ta; nó khiến nước khác có cơ sở để tin rằng chúng ta sẽ là đối tác tin cậy. Nếu xem xét những nước có nền chính trị bất ổn, với các làn gió chính trị đổi chiều liên tục, thì thường chính sách đối ngoại của họ cũng thay đổi liên tục. Điều này gây cản trở rất nhiều khi nước khác muốn hợp tác với các nước này, bởi vì họ không thể chắc chắn rằng những gì họ đạt được với một chính phủ này sẽ không bị chính phủ kế tiếp từ bỏ và lật ngược lại. Hơn nữa, những nước này cũng rất dễ bị lợi dụng, vì họ có thể đợi bạn hết cầm quyền do biết rằng chính phủ của bạn chỉ là một “chính phủ vịt què” không thể tồn tại lâu. Vì vậy, chúng ta phải thống nhất về mặt chính trị để có một chính sách đối ngoại hiệu quả. Chúng ta cũng cần thống nhất, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, để không bị chia rẽ khi tiến hành chính sách đối ngoại, và không bị nước khác làm cho suy yếu và lợi dụng việc ta bị chia rẽ nội bộ. Chúng ta có thể là người Singapore gốc Ấn Độ, gốc Mã Lai hay gốc Hoa, nhưng trên tất cả, chúng ta là người Singapore. Chúng ta phải nhìn thế giới qua đôi mắt của Singapore, và thúc đẩy lợi ích của Singapore, lợi ích chung của chúng ta. Vẫn có những mối liên hệ về văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc, quan hệ họ hàng giữa các nhóm dân tộc của chúng ta và các nhóm tương ứng ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Đông Nam Á. Thực tế, trong mỗi trường hợp, các nhóm sắc tộc này ở nước ngoài còn lớn hơn các nhóm ở Singapore. Hiện có hơn 1 tỷ người Trung Quốc trên thế giới, nhưng chỉ khoảng 2-3 triệu người là ở Singapore. Tương tự với người Ấn Độ và Mã Lai. Và không chỉ các nhóm dân tộc mà còn các nhóm tôn giáo – người Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo sinh sống ở nước ta, tất cả đều có các giáo đoàn hay các cộng đồng lớn hơn đang ở nước ngoài. Những mối quan hệ đó là một tài sản quý giá, bởi vì chúng giúp chúng ta hiểu và làm việc được với các đối tác ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, hay Trung Đông. Nhưng chúng cũng có thể là điểm yếu, nếu các nhóm dân tộc hay tôn giáo ở bên ngoài chia rẽ chúng ta theo những đường chia cắt căn bản này. Vì vậy, chúng ta phải củng cố hòa hợp sắc tộc và tôn giáo, tiếp tục tăng cường bản sắc của người Singapore. Ngày nay, xã hội chúng ta đã có sự gắn kết nhiều hơn và bản sắc Singapore cũng đã mạnh lên nhiều, nhưng trước đây thì không như thế. Trong những năm 1970, đội tuyển bóng bàn Trung Quốc đến Singapore – đó là ngoại giao bóng bàn. Họ đã đấu với đội Singapore, và đám đông người Singapore lại cổ vũ đội tuyển Trung Quốc. Năm 1984, quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng ở Amritsar, và người dân chúng ta cũng đã có phản ứng. Indira Gandhi bị ám sát bởi vệ sĩ người Sikh của bà, cũng có phản ứng tại Singapore. Tức là các sự kiện bên ngoài có ảnh hưởng lên chúng ta; nhưng ảnh hưởng không đồng đều đối với từng bộ phận khác nhau trong xã hội. Giờ đây, bản sắc của chúng ta đã rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, chúng ta tự hào là người Singapore. Tại SEA Games vài tháng trước đây, khi tiếng nhạc đã ngừng, đám đông vẫn tiếp tục hát bài Majulah Singapura (Quốc ca Singapore)! Tôi nghĩ điều đó thực sự rất tốt, nhưng đối với chúng ta, củng cố bản sắc dân tộc vẫn luôn luôn là một quá trình liên tục. Chúng ta đang rất thận trọng trong quan hệ với các nước khác, khi mà sắc tộc hay tôn giáo có thể dẫn đến hiểu lầm. Chẳng hạn như quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, nhìn chung là rất tốt. Nhưng rõ ràng, chúng ta là người Singapore, còn họ là người Trung Quốc, là hai quốc gia khác nhau. Chúng ta không giống như cách Chủ tịch Tập Cận Bình nói về Đài Loan – hai nước mà “xương gãy nhưng gân vẫn còn nối” – “打断 骨头 筋 相连” (Dǎ duàn gǔtou jīn xiānglián). Khi lãnh đạo Singapore gặp lãnh đạo Trung Quốc trong các cuộc họp chính thức, chúng ta nói chuyện bằng tiếng Anh và sử dụng thông dịch viên, dù rằng nhiều nhà lãnh đạo của ta vẫn hiểu và có thể nói được tiếng Quan thoại. Đây là một điểm quan trọng về mặt nguyên tắc. Các nước khác có thể không nhận ra điều này, và họ có thể nghĩ rằng do nhiều người dân Singapore là người gốc Trung Quốc nên Singapore là một xã hội người Hoa. Ví dụ, trong các cuộc họp quốc tế, đôi khi các nhà lãnh đạo sẽ có hướng dẫn viên mặc trang phục dân tộc của họ, để họ có thể biết nên đi theo ai, hay đi tới chỗ nào. Đôi khi, hướng dẫn viên của đại biểu Singapore lại thường mặc một bộ sườn xám Trung Quốc màu đỏ. Sườn xám thanh lịch thật đấy, nhưng đó không phải là quốc phục của chúng ta! Tôi đã từng giải thích với một Thủ tướng Nhật Bản rằng một người Hoa Singapore (Singapore Chinese) khác với một người Hoa Trung Quốc (Chinese Chinese). Tôi giải thích sao lại như vậy. Ông ấy đã lắng nghe tôi một cách cẩn thận, nhưng sau đó lại bối rối hỏi thông dịch viên của mình rằng “Thế nào là người người Hoa Trung Quốc (Chinese Chinese)?” Đó là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với ông. Người Hoa là người Trung Quốc. Một người Hoa Trung Quốc nghĩa là gì? Nhưng thực chất vẫn có những nhóm dân tộc Hoa khác nhau, và sự khác biệt là vô cùng quan trọng trong một xã hội đa sắc tộc. Đây không phải là vấn đề chỉ có ở Singapore. Ở Mỹ, Henry Kissinger có thể là người Do Thái, và Israel là một đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng khi ông trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, ông đã hành động vì lợi ích của nước Mỹ, không phải của Israel. Và ông đã gây sức ép rất mạnh lên Israel trong việc ký thỏa thuận hòa bình với Ai Cập. Ở Singapore cũng vậy, chúng ta đã có năm Ngoại trưởng là người gốc Ấn Độ, nhưng họ đều đã nhìn tất cả theo quan điểm của Singapore và đại diện cho lợi ích của Singapore, với tư cách là người Singapore. Đó là cách nó phải như vậy. Lựa chọn và Niềm tin Cuối cùng thì cả tác động bên ngoài lẫn sự đoàn kết và thành công trong nước đều quy về niềm tin của chúng ta trong tư cách những công dân Singapore. Chúng ta phải xác định rằng chúng ta muốn là người Singapore, để đứng lên với thế giới, và trở thành một chấm đỏ sáng ngời. Như ông Rajaratnam đã nói – “Là một người Singapore không phải là vấn đề về gốc gác tổ tiên, mà là về lựa chọn và niềm tin.” Nếu chúng ta lựa chọn và có niềm tin rằng chúng ta muốn Singapore trường tồn và vươn lên, thì tất cả mọi điều rồi sẽ tự theo sau mà trở thành hiện thực. Những nước khác cũng đang theo dõi chúng ta, để xem liệu Singapore có niềm tin đó hay không, liệu chúng ta có sự mãnh liệt bên trong đó hay không và liệu chúng ta có “tấm lòng” để trở một dân tộc không chỉ biết tập trung vào thành công hẹp hòi của mình hay không. Nó được thể hiện trong tinh thần của mỗi người lính chuyên nghiệp, hay những người lính nghĩa vụ trong các đơn vị quân đội của chúng ta – để đấu tranh cho những gì chúng ta yêu mến và tin tưởng. Nó thể hiện trong cách chúng ta giúp đỡ nhau và giúp đỡ các nước láng giềng. Ví dụ, khi có sóng thần ở Indonesia, SAF đã tới giúp đỡ và giải cứu, phân phối và vận chuyển hàng hóa, viện trợ trong tình thế cấp thiết. Khi các đám khói mù xuất hiện gần đây, tình nguyện viên từ các tổ chức Relief.sg và Let’s Help Kalimantan đã đến Kalimantan và Sumatra rất nhiều lần, nhằm cung cấp khẩu trang cho người dân địa phương. Họ làm việc với các tổ chức quốc tế, với Chính phủ Indonesia, và họ đang mang lại những thay đổi tích cực, dù nhỏ nhưng cụ thể và hữu ích. Vâng, chúng ta bảo vệ lãnh thổ, và chăm sóc cho người dân của chúng ta, nhưng người dân của chúng ta không hề hẹp hòi. Chúng ta phải thể hiện tinh thần hào phóng và bác ái đối với mọi người. Và đó là một trong những lý do tại sao Rajaratnam lại là một ngoại trưởng thành công. Bởi vì ông đã chiến đấu cho quyền lợi của Singapore nhưng đồng thời cũng quan tâm đến người khác, ông đã làm việc hòa hợp cùng với những người khác, trò chuyện với ngoại trưởng các nước khác, tạo dựng quan hệ với họ, và thúc đẩy những vấn đề quan trọng đối với cả hai bên. Vì vậy, thậm chí ngay từ góc nhìn hẹp thì đây cũng là điều tích cực. Nhưng thực ra, điều phải trở nên căn bản là chúng ta là người Singapore, và hào phóng với người khác là một phần trong tâm trí của người dân Singapore. Nếu chúng ta có niềm tin đó, nếu chúng ta có tư duy đó, thì tất cả mọi điều khác sẽ tự động theo sau. Chúng ta sẽ là một dân tộc thống nhất, chúng ta sẽ đưa Singapore đến thành công. Từ đó, Singapore sẽ có một chính sách đối ngoại hiệu quả, và chúng ta sẽ có thể đem ánh sáng từ chấm đỏ nhỏ bé của mình ra với thế giới. Xin trân trọng cảm ơn! ======================= Quan điểm của lão Gàn thì đơn giản hơn nhiều: Nếu một nước nhỏ cân bằng được các lực tương tác giữa những mối quan hệ quốc tế, thì chính là một phương pháp hiệu quả để tồn tại và phát triển.4 likes
-
Báo Đài Loan: Mỹ ép Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình 11:40 AM - 12/12/2015 Thanh Niên Online Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm nay 12.12, một động thái được cho là do sức ép từ Mỹ. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ không đến đảo Ba Bình ở Trường Sa - Ảnh: AFP Tin liên quan Lãnh đạo Đài Loan lên kế hoạch đến đảo Ba Bình Đài Loan xây xong công trình trái phép trên đảo Ba Bình ở Trường Sa Đài Loan tăng cường tuần tra phi pháp ở đảo Ba Bình Truyền thông Đài Loan ngày 12.12 đưa tin, lãnh đạo Mã Anh Cửu sẽ không đến đảo Ba Bình để tham dự lễ khánh thành các công trình xây dựng trên hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng. Trước đó, cũng theo truyền thông Đài Loan, ông Mã sẽ bay đến đảo Ba Bình trên chiếc máy bay quân sự C-130 H và đáp xuống đường băng mới xây dựng trên đảo. Đường băng này được thiết kế cho máy bay C-130 H, theo truyền thông Nhật Bản. Trang web cna.com cho biết, ngày 11.12, một nhóm quan chức do người đứng đầu cơ quan cảnh sát biển và nội vụ hòn đảo dẫn đầu sẽ thay ông Mã Anh Cửu chủ trì lễ khánh thành cầu cảng, hải đăng. Tuy nhiên, nhóm quan chức Đài Loan chỉ thực hiện chuyến đi trong điều kiện “thời tiết tốt”. Chính phủ Việt Nam nhiều lần phản đối Đài Loan xây dựng phi pháp trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. China Post nhận định, ông Mã quyết định hủy chuyến đi đến Ba Bình vì sức ép của Mỹ trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng. Tờ báo tiếng Hoa China Times và United Evening News (Bản tin thống nhất buổi chiều) nói rằng cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Đài Bắc rất quan ngại về chuyến đi của ông Mã và đã can thiệp. Đài Bắc buộc phải nhượng bộ vì khả năng tuần tới Washington sẽ công bố danh sách các vũ khí bán cho Đài Loan, bất chấp quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng. Người phát ngôn của cơ quan lãnh đạo Đài Loan Charles Chen cho biết, dù không thực hiện chuyến đi lần này, ông Mã vẫn giữ quan điểm “không loại trừ khả năng đi thăm đảo Ba Bình” vào một dịp khác, nhưng không cho biết khi nào chuyến đi có thể được thực hiện, China Post cho hay. Minh Quang ======================== Các chính khứa của Đài Loan thuộc Quốc Dân Đảng có lẽ sẽ không thay đổi quan điểm về một nước Trung Quốc, từ thời Thống Chế Tưởng Giới Thạch di tản ra Đài Loan. Bởi vậy, đây là chính đảng ở Đài Loan duy nhất sẵn sàng không tuyên bố độc lập, khi họ cầm quyền. Đây là tính chính danh của Quốc Dân Đảng, khi họ đã một thời thống trị Trung Quốc như một chính phủ chính thống. Sự thua trận, không phải nguyên nhân để họ chấp nhận là một chính phủ phiên thuộc. Bởi tính chính danh của một chính quyền, được coi là chính thống trong lịch sử vẫn tồn tại thì không thể chấp nhận "hai Trung Quốc". Tuy nhiên, vấn đề biển Đông lại là một chuyện khác. Nó không liên quan đến quan điểm chính thống này của Quốc Dân đảng. Vì vậy, việc chiếm đảo Ba Bình từ quá khứ 1953 và tuyên bố đường lưỡi bò từ 1947, đến nay đã trở thành một sai lầm của Quốc Dân đảng, khi nó vô tình tiếp tay cho Bắc Kinh và coi như đã trở thành một đồng minh của Bắc Kinh trong việc tranh chấp biển Đông - tất nhiên là sẽ đối đầu với Hoa Kỳ trong thời điểm nhạy cảm của "Canh bạc cuối cùng". Lão đây không muốn phân tích sâu thêm, vì không thể tiết lộ thiên cơ. Nhưng một lần nữa lão cảnh báo các chính khứa của chính quyền Quốc Dân Đảng rằng: Đài Loan có nhiều khả năng bị loại khỏi cuộc chơi một cách thảm khốc, nếu không rút ra khỏi biển Đông.3 likes
-
Xem Tướng Chó
mutin and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tướng chó và cách chọn chóDoccocauthang Đăng ngày: 11:41 AM - 26/02/2015 Chó được xem là một trong những con vật đầu tiên sống chung bên cạnh loài người, từ lúc mà con người tiền sử biết sống theo từng nhóm nhỏ, rồi trở thành bộ lạc và cho đến ngày nay. Chó nhờ vào bản năng trời sinh rất thính tai, mũi ngữi có thể theo đó mà tìm ra được dấu vết đã ngữi, cũng như mắt nhìn vào ban đêm thấy rõ hơn con người và rất tỉnh ngủ, có trí thông minh và dễ huấn luyện nên con người đã sớm biết lợi dụng chó để bảo vệ và giúp đỡ cho mình. Chó lại là một giống vật có tình nghĩa nhất nếu so sánh với các con vật khác đã sống gần gũi với con người như trâu, bò, ngựa, heo v.v… những câu chuyện về chó đã cứu chủ trong những cơn hiểm nghèo, nếu phải kể ra, cũng không giấy bút nào có thể ghi lại cho hết được. Trong những trường hợp nguy hiểm, dù biết phải hy sinh tính mạng, chó không bao giờ bỏ chủ để thoát thân một mình, nó nhất định bảo vệ và phản công kẻ địch dù biết đó là loài dữ dằn hơn nó như beo, gấu, cọp v.v… Và cho dù chủ có nghèo hèn, chó bị bửa đói bửa no vẫn không bao giờ tìm cao sang mà bỏ chủ. Chó thật xứng đáng với câu nói của người Tây phương “ Man’s best friend “ xin tạm dịch “ Bạn tốt nhất của con người “. Thế nhưng chó vẫn bị con người, nhiều nhất là người Á Đông đã tróc da xẻ thịt làm nhiều món nhậu khác nhau để thỏa mãn khẩu vị của họ. Theo các sách tướng mệnh học được truyền lại thì người ta tin tưởng rằng: một người đàn ông khi lấy vợ, nếu người vợ có tướng vượng phu ích tử thì chắc chắn rằng người đàn ông đó sẽ được may mắn, rộng bước thênh thang trên con đường công danh sự nghiệp. Nếu như người vợ lại có tướng là mệnh phụ phu nhân thì chắc chắc ông ta sẽ được ‘tiền hô hậu ủng’ chức quan sẽ ngồi trên muôn vạn người. Còn nếu xui rủi mà gặp phải bà vợ có tướng bần nhân chi tướng thì chắc là ông ta sẽ bữa đói bửa no, và nếu bị xui xẻo hơn nữa mà gặp phải trích lệ phu quân. Đây chỉ mới bàn luận sơ qua về tướng pháp của con người, nếu phải nói ra chi tiết thì phải cần đến cả một cuốn sách. Tướng pháp của chó cũng vậy, theo sự nghiên cứu của người viết bài này thì cho đến nay, dù là Việt ngữ hoặc Hán văn, vẫn chưa có một cuốn sách nào chính thức bàn luận về tướng chó. Tuy nhiên vẫn có những thuật ngữ được truyền tụng trong nhân gian như sau: – Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì xực: có nghĩa là chó mà có đốm ở trên đầu thì tốt nên để nuôi, còn chó mà có đốm ở đuôi thì đó là phường hại chủ. – Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt: Chó dù là đuôi dài hoặc ngắn, hoặc uốn cong lại, những lúc chó đang ở trong trạng thái tự nhiên thì đuôi sẽ nghiêng về một phía như câu trên. Nhất một, nhì chín : người ta tin rằng chó sinh ra chỉ có một con thì con chó con đó rất quý, bởi lẽ chó mỗi lần sinh ra năm bảy con là chuyện bình thường, có khi chó sinh đến cả hơn chục con (cũng may là ông trời sinh ra con người khác với loài này). Tuy nhiên sinh cho đúng chín con cũng rất hiếm. Số 1 và 9 là số đối nhau trong Lạc thư, nên người ta tin cả hai đều tốt. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người viết thì không phải cả hết chín con đều tốt, mà trong đó chỉ có một hoặc vài con có tướng đặc biệt rất tốt. Để phân biệt cái tốt như thế nào? xin mời đọc giả xem xét những tướng pháp của chó sau đây: Bạch cẩu hoàng đầu thân bối nguyệt: Là loại chó toàn thân màu trắng, đầu vàng, trên lưng có dấu ấn như hình mặt trăng tròn. Loại này thường thì mắt và mũi màu hồng hoặc đỏ hoặc nâu, ấn tròn phải nằm ở chính giữa lưng, và từ chổ cuối thân mình để mọc ra cái đuôi phải có thêm một cái ấn nữa. Đây là con chó còn có tên vương cẩu hoặc thần cẩu, nếu có nó thì chủ nhân sẽ thăng quan tiến chức rất nhanh, tiền tài tấn phát. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng nếu bất cứ lý do gì mà chó chết, hoặc bỏ đi thì chủ nhà cũng bị xui xẻo theo. Đây là giống được xếp hàng đệ nhất trong tướng pháp của chó. Thông thường thì các dấu ấn mọc nghiêng một bên, rất hiếm con mọc ngay ở chính giữa lưng. Nếu chó của nhà mình sinh ra một trong những con chó có tướng quý đã nói trên, thì nên giữ con chó đó mà nuôi, vì chó tự sinh ra cho mình là điềm báo trước một sự may mắn sẽ đến, do đó nếu đem cho người khác, tức là mình sẽ không nhận được cái may đó nữa. Lẽ đương nhiên cũng phải hiểu rằng chó tự sinh ra đương nhiên là tốt hơn mình đi kiếm về. Bối kiếm cẩu: Trên lưng của chó, lông mọc xuôi từ đầu cho đến đuôi, tạo ra hình tượng một cây kiếm nằm dọc theo trên lưng, thường thì cán kiếm nằm ở phía cổ và lưỡi kiếm nằm xuôi theo từ thân cho đến đuôi, cũng có khi cây kiếm nằm trong tư thế ngược lại. Loại chó này tạo cho chủ nhà có uy quyền sinh sát. Thông thường loại chó này hợp với các vị quan làm chức Án sát, tức là chánh án bây giờ. Theo truyền thuyết thì Bao Công ( một nhân vật xử án chí công vô tư nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa ) có con chó này trong thời gian ông làm quan. Con chó này được xếp hạng đệ nhị cẩu tướng pháp của chó. Bạch cẩu: Là một loại chó toàn thân trắng như tuyết, chứ không phải là loại chó có màu trắng thường. Vì có thân hình trắng như tuyết, nên con chó này rất là đẹp. Loại này cũng rất hiếm, nên được xếp hạng đệ tam cẩu tướng. Lý do được xếp hàng thứ ba vì người nuôi con chó này, ắt hẳn trong gia đình phải có người rất xinh đẹp, nếu không thì cũng sắp sữa có con cháu rất xinh đẹp sắp chào đời, nếu là phái nữ thì giống như tiên giáng trần. Con chó này trời sinh ra để bảo vệ người đẹp chủ nhân của nó, tương truyền rằng Dương quý Phi và nàng Tây Thi ( hai trong tứ tuyệt đại giai nhân của Trung Quốc ), từ thuở nhỏ gia đình của hai bà đều có nuôi con chó này. Hoàng cẩu: là một loại chó toàn thân đều màu vàng không có những vết hoặc đốm màu khác pha trộn. loại này tương đối thường dễ gặp hơn các giống khác. Vì vậy nó phò giúp cho chủ kém hơn những con khác. Tuy nhiên nó vẫn được xếp vào loại chó có tướng tốt. Tứ quý cẩu: là mỗi chân mọc thêm một ngón đặc biệt được gọi là đeo, đeo là một loại như ngón chân thừa, thường mọc ở trên đoạn dưới của xương ống chân, tùy thuộc vào giống chó mà có khoảng cách từ một đến ba lóng tay so với mặt đất và tuyệt đối không bao giờ mọc ra ở cùng với các ngón thông thường, cả bốn chân đều phải có như vậy mới được xem là tứ quý. Con này được xếp hạng đệ ngũ cẩu tướng. Lưỡng câu cẩu: Chỉ có hai đeo, thông thường thì ở hai chân sau hoặc hai chân trước. Lục hợp cẩu: Có hai đeo ở mỗi chân sau và một đeo ở mỗi chân trước, tổng cộng là sáu đeo. Bát long cẩu: Ảnh: yeuthucung Là mỗi chân có hai đeo, tổng cộng được tám cái. Con này được xếp hạng đệ tứ cẩu tướng. Trong tất cả các loại đeo nói trên thì tốt nhất là Bát long, kế đến là tứ quý, sau nữa là Lục hợp và cuối cùng là Lưỡng câu. Có các con chó này, gia chủ nhất định sẽ phát phú quý rất nhanh. Ngoài ra chó cũng còn có các tướng khác như sau: Tử mị cẩu: Khi ngủ chó nằm ngữa ra trong tư thế như bị chết, bốn chân và thân mình xoải dài ra, ngực như ngừng thở. Lân hành cẩu: Khi bước đi cả thân mình con chó đều lắc qua, lắc về như con kỳ lân và từng bước chân cũng uốn éo khi đặt xuống đất. Về điểm này thường biểu lộ ra mỗi khi chó hân hoan gặp được chủ. Giống chó này thì lông phải dài nên khi đi mới có điệu bộ giống y con kỳ lân. Đây là con chó được xếp hạng đệ lục trong tướng pháp của chó. Hổ bộ cẩu: Bốn chân khi đi rất khoan thai, nhưng chắc chắn, mỗi bước chân đặt xuống đất thì các xương cốt trên phần thân thể đều lộ ra. Về Lân hành và Hổ bộ, quý vị có thể nhìn cách đi của người múa Lân, cũng như xem cách đi của con cọp thì sẽ hiểu rõ thêm. Hắc cẩu: tiếng Việt Nam còn gọi là chó mực, một giống chó toàn thân đều đen tuyền, người ta tin rằng loại chó này mắt thấy được ma, và ma quái rất kỵ loại chó này, nhất là máu huyết của nó. Một số thầy pháp khi trị về tà ma thường dùng máu của giống chó này. Nhà có ma người ta thường nuôi chó này thì ma không dám ở trong nhà nữa mà phải bỏ đi nơi khác. Hắc Bạch tứ mục cẩu: là loại chó toàn thân lông trắng hoặc toàn thân lông đen, trên hai mắt lại có lông xoáy lại trông giống như hai con mắt nữa, loại này vì cái xoáy cùng màu lông nên khó nhận ra, phải nhìn kỷ mới thấy được. Đặc biệt đã là chó đen mà có thêm bốn mắt thì chắc chắn tà ma sợ nhất vì hai con mắt đặc biệt này khi nhìn ma quái, tự nó sẽ phát ra những tia vô hình như tên đạn bắn vào tà ma vậy. Hắc cẩu tứ mục: Ảnh: yeuthucung là giống chó màu đen nhưng không đen tuyền, bốn chân và bụng là màu vàng, có hai đốm vàng trên mắt, trông như bốn mắt. Đây là giống chó rất dữ dằn, người ta thường nuôi để giữ gìn những doanh trại, công ty, loại chó này nếu nuôi một lúc vài ba con thì khi tấn công địch thủ, chúng đều hợp lực tấn công cùng một lúc từ các phía khác nhau. Hắc cẩu tứ bạch: cũng là giống chó đen, nhưng dưới bụng và bốn chân đều trắng ở phần dưới y như mang vớ, loại chó này cũng mang đến sự giàu sang cho gia chủ. Tam nhãn cẩu: là một loại chó có nhiều màu khác nhau, có khi là bạch, hắc, hoàng hoặc nhiều mằu. Giống này đặc biệt trên đầu, giữa hai mắt có một đốm nhỏ, gọi là con mắt thứ ba. Đây là giống chó có biệt tài tự nó biết trước có chuyện gì sẽ xảy ra trong đêm, vì vậy khi nuôi loại này, ban đêm nếu thấy nó có cái vẽ lo lắng, bồn chồn hoặc rên rỉ, ắt là có chuyện trộm cướp sẽ xảy đến, hay tai họa sắp đến với gia chủ. Có những con rất khôn, vì biết trước chủ gặp tai nạn nên nó tìm cách ngăn cản như cắn ống quần lôi chân lại không cho đi, hoặc sủa lên, hoặc tìm những cách khác cố làm cho chủ hiểu. Vì vậy người nuôi cần phải lưu ý và đoán ý định của nó muốn nói gì với mình. Thỉnh thoảng lại có một con chó mà tự nó lại có nhiều tướng tốt. Những con như vậy thì càng tăng sự tốt thêm như nuôi được hai ba con có quý tướng vậy. Sự sắp xếp theo thứ tự đệ nhất, đệ nhị tướng pháp của chó v.v… không có nghĩa là nó tốt nhất, tốt nhì mà chỉ về sự tìm kiếm khó gặp loại chó đó. Các con chó được kể ra ở trên đều là quý tướng cẩu, nếu có nó chủ nhân gặp may mắn, phát phú quý, thăng quan tiến chức v.v… Từ quan sát tướng mệnh của con người, chó cũng có những tướng pháp tương tự, chó mà lúc đi bốn chân bành ra theo hình chữ bát (八), mắt lại lim dim, thì đó là giống chó rất dê xồm, suốt ngày chỉ luẩn quẩn theo bên mấy con chó cái, loại này thường được nuôi để gầy giống y như heo nọc vậy. Ngoài ra chó cũng là một loài vật mà tự nó rất giỏi về thuật phong thủy, đúng ra thì phải tặng cho chó cái biệt hiệu là phong thủy sư, con người sinh ra dù có học vài chục năm về các bộ môn thuộc phong thủy như phái Bát Trạch, Loan Đâù, Huyền Không v.v… chưa chắc đã biết được các khí mạch tốt hoặc xấu ở dưới lòng đất dù trên tay có la bàn. Nhưng chó chỉ nhìn một cái là biết ngay đất chổ nào tốt, chổ nào xấu. Hãy quan sát chó, trước khi nằm xuống trên mặt đất, chó luôn luôn cúi xuống khoảnh đất và đảo ít nhất là một vòng, chổ lạ thì nhiều vòng hơn, nếu gặp chổ xấu thì tuyệt đối chó không bao giờ nằm xuống. Từ quan sát điểm này, nhưng chổ mà chó chê không nằm xuống, quý vị thử trồng cây, đặt chậu hoa, chậu cá v.v… chắc chắn cây hoa và cá sẽ chết rất sớm, bởi vì từ dưới lòng đất đó có những luồng hắc khí rất xấu xa. Những nơi này làm người ở trong nhà hay bị bệnh hoạn, uể oải hoặc thường gặp chuyện xui xẻo, bực mình v.v…Nói chung là xấu nếu người nào đó thường xuyên ở trên khu vực này như văn phòng làm việc, chổ ngủ v.v… Hoặc quý vị nuôi chó trong nhà, nếu như trường hợp nào đó mà chó không thể ra ngoài được để làm công việc đại tiểu tiện, chắc chắn chó sẽ làm bậy trong nhà. Tuy nhiên không phải nơi nào chó cũng làm bậy, những chổ mà chó đã đại tiểu tiện, nếu đọc giả nào am tường về bộ môn Loan đầu hoặc Huyền Không thì hiểu ra rằng những nơi đó đều là khu vực xấu trong trạch vận. Như vậy mới thấy chó quả thật đáng phong danh là Phong thủy sư. Cũng từ điểm này khi quý vị đặt căn nhà để cho chó ở trên một khoảng đất nào đó mà chó không chịu vào ở, thì chắc chắn chổ đó là vủng đất xấu, nên di chuyển căn nhà chó đến vị trí khác, hoặc thấy chổ nào chó thường nằm thì nên đặt căn nhà ở trên chổ đó. Không những chó giỏi về phong thủy, mà còn là một loài vật giỏi về binh pháp, chó biết dùng yếu tố bất ngờ để hạ thủ các loài vật khác hoặc để cắn con người, đó là dùng chiêu ‘tiên hạ thủ vi cường’, mà muốn ra chiêu này thì phải xử dụng yếu tố bất ngờ, do đó trước khi cắn ai, tuyệt đối nó không bao giờ sủa, vì sủa thì các loài khác biết nên khó mà tấn công, do đó khi đột xuất tấn công tuyệt đối chó không bao giờ sủa, đúng là im miệng quả thật lợi khí hơn vàng. Và khi cần phải hợp lực để tấn công một đối thủ mạnh hơn thì chó áp dụng ‘xa luân chiến‘ tức là hết con này đến con khác thay phiên nhau chiến đấu để làm hao mòn sức lực đối thủ, hoặc cùng tấn công một lần từ các phía khác nhau, dù là cọp mà bị nguyên một đàn chó tấn công thì cũng phải thua, từ điểm này ngưòi ta mới có câu ‘mãnh hổ nan địch quần hồ‘ là ý này. Như đã nói trên, chó nuôi để giữ của và bảo vệ con người, nên giống chó lớn và bé cũng phân biệt khác nhau, các giống lớn con như German Shepherd, Black Labrador, giống có hình dáng trung bình như Cocker Spaniel, Papillion hoặc các giống nhỏ như Rat terrier, chihuahuas (tea cup) là loại có thể bỏ vào trong túi áo. Tất cả các giống trên và hàng chục giống khác nhau nữa, đều có cùng các tướng pháp như đã nói ở trên. Lẽ đương nhiên để bảo vệ chủ nhân thì chó càng lớn càng tốt, các nhà giàu thường nuôi chó bự con. Tuy nhiên theo ngưòi viết bài này thì tùy vào sự lớn nhỏ của căn nhà mà nuôi loại chó nào. Dù lớn hoặc bé chúng đều có khả năng báo động như nhau mỗi khi có người lạ hoặc loài vật khác đến nhà. ===================== Thấy bài này hay chép lại trên FB, chợt thấy tác giả là "Độc cô cầu thắng", một kỳ nhân mà lão Gàn rất quý mến và tôn trong tài năng lý học, khi cả hai đều sinh hoạt ở tuvilyso.com. Cả chục năm trôi qua, kỳ nhân này đã mai danh ẩn tích. Thấy tên cố nhân, không khỏi chạnh buồn.2 likes -
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Trí tuệ nhân tạo hủy diệt nhân loại? 14/12/2015 08:15 GMT+7 TT - Tỉ phú Elon Musk, người sáng lập Tesla Motors Inc, cùng nhiều lãnh đạo công ty công nghệ hàng đầu thế giới vừa tuyên bố thành lập quỹ phi lợi nhuận OpenAI. Tỉ phú Elon Musk Việc thành lập quỹ này với mục đích ứng dụng trí thông minh nhân tạo vì tương lai tốt đẹp cho thế giới. Thông báo phát đi hôm 11-12, ngày công bố thành lập OpenAI, cho biết: “Mục đích chúng tôi hướng cho trí thông minh kỹ thuật số theo con đường có lợi nhất cho toàn nhân loại mà không cần đạt được lợi nhuận tài chính”. Theo mong muốn của các nhà đầu tư gồm nhiều công ty công nghệ lớn như Facebook, Alphabet Inc's Google, LinkedIn và Amazon, OpenAI sẽ hoạt động phi lợi nhuận và chỉ hướng tới mục đích duy nhất là giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng trí tuệ nhân tạo. Theo Reuters, các nhà sáng lập, đồng thời là những người đang đi đầu trong việc nghiên cứu trí thông minh nhân tạo, tin rằng trí thông minh nhân tạo không sớm thì muộn sẽ can thiệp vào cuộc sống xã hội nên sự ra đời của tổ chức như OpenAI là rất cần thiết, vì sẽ không sử dụng thứ công nghệ tiên tiến này để phục vụ các mục đích cá nhân. Tỉ phú Elon Musk thời gian gần đây thường lên tiếng cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo là mối đe dọa lớn nhất đối với loài người qua cách ông hình dung những “robot sát thủ” kiểu trong kịch bản phim Terminator (Kẻ hủy diệt) của Hollywood. Vì vậy ông đang hướng cách hành động đến việc quy tụ nhân lực và vật lực để có thể kiểm soát được sự phát triển của trí thông minh nhân tạo. Các nhà đầu tư vào OpenAI ngay khi công bố thành lập bao gồm đơn vị điện toán đám mây của Amazon, đơn vị nghiên cứu AI của Facebook và Google. Ngoài ra còn có Công ty Infosys Ltd của Ấn Độ. Vai trò giám đốc nghiên cứu của OpenAI sẽ được trao cho chuyên gia Ilya Sutskever và Greg Brockman. Dự kiến bảy chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng khác cũng sẽ gia nhập OpenAI. Theo kế hoạch, OpenAI sẽ thực hiện những nghiên cứu và chia sẻ với cộng đồng chứ không giữ bản quyền. Số tiền đầu tư vào OpenAI được cam kết 1 tỉ USD và phần tiền đầu tiên sẽ được chi ra trong vài năm tới cho các hoạt động nghiên cứu. Reuters cho biết giảng viên ĐH Stanford Norman Winarsky, người đã tạo ra ứng dụng “trợ lý ảo Siri” của Apple, nhận định quỹ đầu tư OpenAI “sẽ có tác động rất lớn” nếu được sử dụng để phát triển trí tuệ nhân tạo. Ông dẫn ví dụ: trước khi Apple mua lại Siri năm 2010, đây là một chương trình của Chính phủ Mỹ và được đầu tư chỉ 150 triệu USD trong vòng năm năm. N.QUÂN ============================= Sự sợ hãi trí tuệ nhân tạo chỉ vì con người hiện nay mới đang bước vào thời kỳ sơ khai của nền văn minh trí tuệ nhân tạo. Họ chưa biết được nền văn minh trí tuệ nhân tạo trong tương lai sẽ như thế nào. Đó là nguyên nhân chính của sự sợ hãi...viển vông. Tất nhiên nó ảnh hưởng từ những trí tuệ nhân tạo do phim Hoolywold phịa ra cứ như thật. Nếu lão nói rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trước nền văn minh của chúng ta, và họ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo, thì may lắm, mọi người sẽ cho rằng: Vấn đề mà lão đặt ra tương đương chuyện người ngoài hành tinh. Còn nặng hơn thì bảo lão hoang tưởng.2 likes -
GIẢI MÃ NGÀY TAM NƯƠNG VÀ NGUYỆT KỴ 1. Mở đầu Mặt Trăng và chu kì của nó ảnh hưởng rất lớn và rất quan trọng đối với cuộc sống trên Trái đất và đặc biệt đối với người Việt, chủ nhân của nền Văn minh Lúa nước. Chu kì con nước cho hoạt động sản xuất gắn liền với chu kì của Mặt Trăng gắn liền với người Việt từ thủa sơ khai, và do đó lịch Âm hay Âm Dương phối lịch, được người Việt sử dụng chính thức cho tới tận ngày hôm nay. Tất cả những việc liên quan tới cuộc sống từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh hay văn hoá, tâm linh chúng ta đều dùng tới Âm Dương lịch. Ông cha ta theo dõi chu kì Trăng đưa cả vào các câu thơ đồng dao, đủ thấy rằng từ xa xưa Người Việt đã làm chủ được chu kì và thời gian của Trăng, vừa dễ nhớ và lại vừa phổ cập, lưu truyền từ đời này qua đời khác: Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật Mồng sáu thật trăng Mồng bảy thượng huyền Mười rằm trăng náu Mười sáu trăng treo Mười bảy sảy giường chiếu Mười tám rám trấu Mười chín đụn dịn Hăm mươi giấc tốt Hăm mốt nửa đêm Hăm hai hạ huyền Hăm ba gà gáy Hăm bốn ở đâu Hăm nhăm ở đấy Hăm sáu đã vậy Hăm bảy làm sao Hăm tám thế nào Hăm chín thế ấy Ba mươi chẳng thấy Mặt mày trăng đâu ? Từ việc gắn liền mọi hoạt động của cuộc sống tới lịch Âm lịch, việc chọn ngày tốt xấu để sản xuất nông nghiệp cho tới các hoạt động khác đã có từ xa xưa. Rõ ràng việc chọn ngày tốt xấu mang yếu tố khoa học, nhưng một thời bị xem là mê tín, bởi việc chọn ngày được thực hiện bởi những người làm những công việc tâm linh. Người ta không giải thích được sự việc hiện tượng vì sao lại có ngày tốt, ngày xấu liên quan tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Một nguyên nhân nữa là vì những ngày xấu đó lại liên quan tới những truyền thuyết hay những câu chuyện huyền bí. Chúng ta coi đó là việc liên quan tới Tâm linh, mê tín và những câu chuyện xảy ra đều sẽ gắn liền với mê tín và Tâm linh. Chúng ta cũng mặc nhiên nghĩ rằng đang sử dụng Âm lịch của người Trung hoa. Nhưng lịch sử xa xưa cho thấy nông nghiệp của họ từ xưa là trồng Kê chứ không phải lúa nước. Cũng giống như nền nông nghiệp lúa mì hay ngô, chuyện con nước lên xuống không phải là điều quan trọng so với trồng lúa. Vậy thì vì sao người Hoa Hạ lại nghĩ ra được lịch Mặt Trăng và việc chọn ngày tốt xấu cũng thuộc “bản quyền” của họ? Người ta đã căn cứ vào truyền thuyết, những câu chuyện thần bí và những nhân vật lịch sử Trung Quốc được gán ghép với nguồn gốc và tên gọi, từ ngày tốt xấu tới kinh Dịch, phong thuỷ. Vậy là người ta dễ dàng tin ngày Tam Nương thuộc về văn hóa Hoa Hạ do nó liên quan đến truyền thuyết ba người đàn bà (Tam nương) nổi tiếng của Trung Quốc liên quan tới sự lụn bại của cả một triều đại; rồi vua Phục Hy tìm được rùa thần trên sông Hoàng Hà, để rồi sáng chế ra Hà đồ. Chúng ta dễ dàng tin vào điều hoang đường đó. Nhưng điều đơn giản tổ tiên người Việt là chủ nhân của nền Văn minh lúa nước, là cội nguồn của nền Văn minh Đông phương trực tiếp sử dụng và lưu truyền tới ngày nay thì chúng ta lại phủ nhận. Việc chọn ngày tốt, xấu để thực hiện công việc vốn có nguồn gốc từ việc Tổ tiên chúng ta chọn ngày gieo trồng lúa và các nghi thức tôn giáo, tâm linh. Việc chọn ngày tốt xấu bởi ảnh hưởng lớn của Mặt Trăng lên Trái đất và con người, đặc biệt đối với người Việt thì sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. Trong một chu kì Trăng, tức là một tháng Âm lịch thì có tới ít nhất 1/3 số ngày là ngày xấu. Trong những ngày xấu đó, ngày Nguyệt kị được viết thành thơ “ Mùng 5-14-23, đi chơi còn lỡ nữa là đi buôn” để ai cũng nhớ mà tránh. Việc chọn ngày tốt để làm việc hay ngày xấu để tránh đi, đối với công việc và cuộc sống hiện đại lại bị coi là mê tín, bởi nhiều người cho rằng chỉ liên quan tới các công việc thuộc về tâm linh, chẳng liên quan tới trồng trọt hay con nước lên xuống. Trong các ngày xấu trong tháng, có các ngày cố định là 6 ngày Tam nương (3-7-13-18-22-27) và 3 ngày Nguyệt kị (5-14-23). Với Trung tâm lý học đông phương thì chúng tôi tránh tuyệt đối những ngày này cho các việc khởi sự hay kết thúc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh , Giám đốc trung tâm đã nhiều lần giải thích về ngày Tam nương và tôi đã đề nghị Ông giao cho tôi nghiên cứu và viết về chủ đề này từ vài năm trước. Để làm rõ vì sao ngày Tam nương lại mang tới những chuyện không hay, tôi xin viết những gì mình tìm hiểu về ngày đặc biệt này và nó chẳng liên quan tới việc xui xẻo của người Hoa Hạ gán với ba đại Mỹ nhân làm mất nước trong lịch sử của họ. 2. Ngày Tam nương và sự mơ hồ theo truyền thuyết. Ngày tam nương theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu. Do đó, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng (như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà, v.v...) để khỏi chuốc lấy thất bại, phải tránh khởi sự vào các ngày tam nương, gồm ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng Âm lịch. Tam nương hiểu đơn giản là “ba người đàn bà”. Theo dân gian Trung Quốc, tam nương gồm ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Hầu hết sách sử Trung Quốc đều kết tội ba giai nhân tuyệt sắc này là nguyên nhân làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu trước Công nguyên (TCN). Các sử gia đều phỏng chừng ba sự kiện “tan nhà đổ nước” này lần lượt xảy ra trong các năm như sau: 1. Muội Hỉ (sinh ngày mồng 3 tử ngày mồng 7 ( ngày Mão )mê hoặc vua Kiệt (tức Lý Quý , cai trị? - 1600 TCN), làm sụp đổ nhà Hạ (khoảng 2100 TCN - 1600 TCN). 2. Đát Kỷ (người Việt quen gọi Đắc Kỷ)(sinh ngày 13 tử ngày 18 ( ngày Thìn ) (mê hoặc vua Trụ (tức Đế Tân, cai trị khoảng 1154 TCN - 1066 TCN), làm sụp đổ nhà Thương (khoảng 1600 TCN - 1066 TCN). Huyền thoại đề quyết nàng Đát Kỷ là con cáo cái thành tinh (hồ ly tinh), có phép hoá ra mỹ nhân. 3. Bao Tự (sinh ngày 22, tử ngày 27 ( ngày Mùi ) (?-771 TCN) mê hoặc vua U (tức Cơ Cung Niết , cai trị 781 TCN – 771 TCN), làm sụp đổ nhà Tây Chu (khoảng 1066 TCN - 771 TCN). Tuy nhiên thì không có truyền thuyết nào gắn với ngày nguyệt kỵ ngoài câu thơ lưu truyền trong dân gian: “Mùng 5, 14, 23, đi chơi còn lỡ nữa là đi buôn” Vậy 6 ngày tam nương có liên quan gì tới ba giai nhân này? Có người giải thích rằng là ngày sinh và ngày mất của ba giai nhân này - như chúng tôi đã trình bày ở trên - và điều này thật sự là cưỡng ép để giải thích nguồn gốc của ngày tam nương cũng như để hơp thức hoá chủ nhân của “ngày tốt xấu” trong tháng âm lịch. Đối với những ai là fan của www.lyhocdongphuong.com.vn đều biết ngày tam nương là ngày kiêng kị tuyệt đối để khởi hành hay bắt đầu hoặc kết thúc một công việc nào. Bây giờ chúng ta xem xét cơ sở thực tế của ngày Tam nương từ những tương tác của chu kỳ mặt Trăng. 3. Pha và chu kì của Mặt Trăng: Khoa học đã chứng minh ảnh hưởng của chu kì Mặt Trăng lên Trái Đất và cuộc sống của con người. 1-Trăng mới (Sóc) 2-Trăng lưỡi liềm đầu tháng (Trăng non) 3-Bán nguyệt đầu tháng (Trăng thượng huyền) 4-Trăng khuyết đầu tháng (Trăng trương huyền tròn dần) 5-Trăng tròn (Vọng, hay Trăng rằm) 6-Trăng khuyết cuối tháng (Trăng trương huyền khuyết dần) 7-Bán nguyệt cuối tháng (Trăng hạ huyền) 8-Trăng lưỡi liềm cuối tháng (Trăng tàn, trăng xế) 9-Trăng tối(Không trăng) Mặt Trăng cần 28 ngày (27,3 ngày làm tròn) đi hết quĩ đạo quanh Trái Đất và 30 ngày để đi hết một vòng 12 cung Hoàng đạo tức là trung bình 2,5 ngày đi qua một cung Hoàng đạo. Chúng ta nhận thấy rằng sẽ phải quán xét tới vị trí của Mặt trăng với các cung Hoàng đạo và vị trí đó ảnh hưởng tới Trái đất . Vấn đề ở đây chúng ta sẽ dùng 30 ngày -chu kì trăng hay 28 ngày-thời gian Mặt Trăng quay quanh Trái Đất để xem xét ảnh hưởng tốt xấu của Mặt Trăng tới Trái Đất ? Theo Âm Dương phối lịch từ truyền thống, chúng ta thường dùng lịch Âm (lịch Mặt Trăng) với 30 ngày theo chu kì từ ngày Rằm tháng này tới Rằm tháng sau. Ngày Rằm là 15 và kết thúc vào ngày 30 hàng tháng và với tục đi lễ ngày Rằm và Đầu tháng Âm thì chúng ta nhằm ngày 15 và mùng 1 của tháng 30 ngày. Cách tính ngày tốt-xấu cũng tính theo lịch 30 ngày và nếu là tháng Nhuận thì vẫn tính theo tháng nhuận 30 ngày chẵn. Sau rất nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu để giải thích về ngày xấu mà đặc biệt là ngày Tam nương-Nguyệt Kị, cùng với thống kê các sự việc xấu xảy ra vào ngày Tam nương, tôi nhận thấy rằng một số sự kiện xấu lại xảy ra trước ngày Tam nương, tức là nhiều khi không chính xác vào các ngày tam nương: 3-7-13-18-22-27. Trên thực tế, trái đất chịu ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của Mặt Trăng khi di chuyển quanh trái đất, do vậy đối với lĩnh vực Tâm Linh tây phương hay Ả rập họ vẫn dùng lịch mặt Trăng với ngày Trăng tròn là ngày thứ 14 và kết thúc vào ngày thứ 29(làm chẵn). Hình ảnh dưới đây mô tả chu kì và vị trí của Mặt Trăng với 12 cung Hoàng Đạo. Người Ả Rập sử dụng 28 ngày và gọi mỗi ngày của Mặt Trăng trên mặt phẳng Hoàng Đạo là một “Nhà”. Điều đặc biệt là khi sử dụng biểu đồ mô tả vị trí tương đối của Mặt Trăng với cung Hoàng Đạo, các nhà Chiêm tinh hay Tâm linh đều tránh các ngày Mặt Trăng nằm ở vị trí giao nhau giữa các cung Hoàng Đạo ! Khi nhìn vào Hình 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy các ngày Tam nương và Nguyệt kị đều vào vị trí giao nhau giữa các cung Hoàng đạo. Tất nhiên là vị tri không chính xác theo biểu đồ bởi số ngày là lẻ (27,3 ngày) chia đều cho 12 cung, và chúng ta lại quán xét ngày xấu trên cơ sở lịch âm 30 ngày. Đây cũng là lý do vì sao có một số ngày Tam nương tới “sớm” hay “muộn” hơn một ngày. H1: 30 ngày Trăng với 12 cung Hoàng đạo H2: 28 ngày Trăng Tiếp theo, chúng ta lại xét tiếp tới Pha của măt Trăng. Tổng số là 29,5 ngày và theo Chiêm tinh, họ dùng ngày thứ 29 làm ngày kết thúc một chu kì Trăng thay bởi làm tròn thành 30 ngày như lịch Trăng của Đông Phương. Từ hình vẽ mô tả này, chúng ta cũng có thể nhận thấy ngày Tam nương cũng trùng với ngày kết thúc của một Pha mặt Trăng. Điều thú vị là có 8 Pha nhưng có hai Pha tương tự, do vậy có 2 ngày kết thúc của Pha có đặc tính giống nhau, thu gọn lại ta có 6 ngày kết thúc một Pha, trùng lặp với ngày Tam nương. H3: Pha của Mặt Trăng H4.(thuỷ triều với chu kì Trăng) Ngày Nguyệt Kị, tôi cho rằng đây chính là ngày đỉnh điểm của lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất, gây ra hiện tượng thuỷ Triều mạnh nhất. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới con Người bởi cơ thể chúng ta nước chiếm 78%. Hiện tượng này tạo cho chúng ta dễ mất kiểm soát cho nên công việc sẽ không thuận lợi nếu chúng ta đưa ra quyết định vào ngày này. Ngày Tam nương, là điểm chết vị trí của Mặt Trăng trên cung Hoàng Đạo và cũng là vị trí kết thúc Pha của Mặt Trăng, là vị trí của Mặt Trăng với Trái Đất. Do vậy, mọi sự bắt đầu và kết thúc đều ở điểm “chết” và khó để phát triển. Do vậy, theo Lý Học Đông Phương thì chúng ta không nên bắt đầu hay kết thúc một việc gì đó do tạm thời “mất” đi tương tác của Mặt Trăng lên Trái Đất và “mất” ý nghĩa của Mặt Trăng trong mặt phẳng Hoàng Đạo. Nền Lý Học của người Việt không gán ghép các nhân vật Lịch sử hay huyền sử vào nguồn gốc hay giải thích sự việc tốt xấu nhằm mục đích mê hoặc và đặc biệt để tạo nguồn gốc và sở hữu. Tổ tiên chúng ta truyền lại cho thế hệ sau qua ca dao, qua phong tục tập quán chứ không mê hoặc hay gán ghép vào chuyện thần tiên để mô tả nguồn gốc của lý thuyết thuộc về Lý học. 3. Ngôn ngữ.: Sẽ có người đặt câu hỏi vì sao có 6 ngày mà lại gọi là Tam nương. Theo lý học đông phương thì có 3 ngày cực Âm và cặp với nó là 3 ngày dương. Theo đồ hình chúng ta cũng có thể nhận ra điều này. Cũng là một cách đạt vấn đề về ngôn ngữ, cách gọi và đặt tên ngày Tam nương. Tam Nương theo cách nói và nghe được ghi lại và người Hoa hạ gán ghép với chuyện của ba đại Mỹ nhân trong lịch sử là nguyên nhân mất nước. Đối với người Việt thì từ Nương và Lương khi phát âm thì nhiều người Việt phát âm ý nghĩa của từ này là như nhau. Ví dụ: Nương rẫy Lương thực thì nhiều người phát âm thành “Lương rẫy, Nương thực” hoặc Lương rẫy, Lương thực hoặc Nương rẫy , Nương thực. Xa xưa, có lẽ ngôn ngữ có khác biệt khi sử dụng chữ tượng hình như chữ Nôm. Do đó ta sẽ xem xét ý nghĩa của từ Nương và Lương. 1. Nương: 娘 :Là cô, thiếu nữ, chị, mẹ, bà, vợ, bà chủ.. chỉ chung cho Nữ giới. 碭: Mang ý nghĩa nếu muốn qua thì phải vượt lên, như vượt qua cầu. 2. LƯƠNG:量 : Cân nhắc, coi xem nặng nhẹ Với người Việt, khi cân nhắc điều gì thường nói tới con số 3, ví dụ khuyên răn: Uốn lưỡi ba lần trước khi nói, hay tốt xấu: quá Tam ba bận Tam Lương: Hãy cân nhắc ba lần trước khi làm Phải chăng Tam Lương là cách tổ tiên chúng ra khuyên hãy cân nhắc trước khi làm việc gì vào những ngày này ? * đây chỉ là cách đặt nghi vấn của cá nhân tôi trong cách gọi tên ngày Tam nương Mạnh Đại Quân, 14-12-20151 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hàng loạt trung tâm mua sắm ở 3 bang của Mỹ bị đe dọa đánh bom (Vietnam+) lúc : 13/12/15 08:01 Reuters đưa tin, ngày 12/12, hàng nghìn người tại các trung tâm mua sắm ở ít nhất 3 bang của Mỹ đã phải sơ tán sau đe dọa đánh bom và tình trạng hoảng loạn bùng phát vào một trong những ngày bận rộn nhất của đợt mua sắm vào kỳ nghỉ. Cảnh sát Mỹ tại hiện trường vụ xả súng ở San Bernardino ngày 2/12. (Nguồn: TH/TTXVN) Theo nhà chức trách Mỹ, một vali rỗng đã khiến khoảng 500 người phải sơ tán vào sáng 12/12 tại một số quầy hàng ở Largo Mall - một khu mua sắm ngoài trời gần Tampa, Florida. Trong khi đó, Shops at Riverside, khu mua sắm 2 tầng ở Hackensack, New Jersey, cũng đã phải sơ tán sau nhà chức trách được thông báo về dòng chữ đe dọa đánh bom viết trên bức tường một nhà vệ sinh. Ngoài ra, Animas Valley Mall, trung tâm mua sắm ở Farmington, New Mexico, cũng đã bị đóng cửa để cảnh sát lục soát sau khi phát hiện lời đe dọa đánh bom viết trên tường phòng vệ sinh nữ. Các vụ sơ tán diễn ra trong bối cảnh an ninh tại các khu vực công cộng trên toàn nước Mỹ được nâng cao, sau vụ một cặp vợ chồng xả súng sát hại 14 người tại một buổi tiệc ở thành phố San Bernardino, bang California - vụ việc mà Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) coi là một hành động khủng bố./. ================================== Lão Gàn đã nhiều lần dự báo đúng những sự kiện tránh cho những tai họa xảy ra ở Hoa Kỳ: Từ mưa dập tắt cháy rừng ở Okaloma (Hay Colorado..), không có bão tuyết ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày độc lập của Hoa Kỳ...vv....Gần đây là xác định không có động đất hủy diệt ở phía Tây Hoa Kỳ. Bây giờ, lão hy vọng rằng: sự dự báo về không có khủng bố trên toàn nước Mỹ vào thời gian lão đang ở đây sẽ đúng.1 like