-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/12/2015 in Bài viết
-
AI LÀ PHONG THỦY GIA GIỎI NHẤT VIỆT NAM? Có người hỏi tôi như vậy trên Fb. Tôi đã trả lời như sau: Tất cả những thày phong thủy chính thức hành nghề ở Việt Nam đều giỏi nhất. Bởi vậy câu hỏi đặt ra nên sửa lại như thế này: "Ai là phong thủy gia giỏi nhì ở Việt Nam?". Nếu tất cả các phong thủy gia đều được hỏi - ngoài họ là nhất thì người được nhiều phong thủy gia chọn thứ nhì chính là người duy nhất đứng thứ nhì. Câu trả lời của tôi có cảm hứng từ một thực tế lịch sử nghê thuật Hy Lạp cổ. Hồi ấy, một thành phố ở Hy Lạp cần dựng một cái tượng đài. Họ mời ba điêu khắc gia nổi tiếng thời bấy giờ tạo tượng mẫu. Vì ba vị điêu khắc gia này xuất sắc nhất Hy Lạp, nên Hội đồng giám khảo không đủ trình độ để nhận xét bức tượng của ai đẹp nhất. Họ mời chính ba nhà điêu khắc tài ba này tự làm giám khảo cho chính họ. (Tên thành phố Hy Lạp và ba vị điêu khắc gia này rất cụ thể và cả niên đại. Nhưng do xem từ hồi còn niên thiếu, nên tôi quên). Kết quả là: Có ba giải nhất - (do ba vị đều tự cho mình là nhất); hai giải nhì cho một tượng - (Do ngoài giải nhất tự phong cho mình thì cái đẹp nhất thật sẽ nhì); hai giải ba. Sau khi có kế quả bỏ khiếu kín, ban giám khảo tuyên bố tượng có một giải nhất và hai giải nhì được...nhất. Nhưng riêng về phong thủy, ngay cả người nhiều giải nhì nhất cũng không thể hoàn hảo, thậm chí so với tuyệt chiêu của người giải bét. Vài lời chia sẻ.2 likes
-
Việt Nam trở thành nơi Trung - Mỹ tranh giành ảnh hưởng mạnh nhất Hồng Thủy 07/12/15 07:04 Thảo luận (2) (GDVN) - Trung Quốc và Hoa Kỳ dù làm gì cũng nên nhớ rằng, trong lịch sử của mình người Việt Nam luôn ghi nhớ nằm lòng không gì bằng độc lập tự chủ, trong khi bị các... Bộ Ngoại giao và hải quân Trung Quốc tranh cãi về nổ súng đầu tiên ở Biển Đông? Bà Aung San Suu Kyi sẽ xiết chặt kiểm soát các dự án đầu tư từ Trung Quốc? Ông Tập Cận Bình bổ sung nghĩa mới cho từ "đồng chí" Peter Marino, một nhà phân tích chính trị quốc tế chuyên nghiên cứu về Đông Bắc Á và kinh tế chính trị quốc tế ngày 4/12 bình luận, Việt Nam đang trở thành "chiến trường tiếp theo" trong cuộc đua tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Theo ông, các cuộc tranh giành quyền lực thường diễn ra trong các xung đột ủy nhiệm nóng hoặc lạnh. Hình minh họa cạnh tranh ảnh hưởng địa chiến lược trên thế giới giữa hai siêu cường Hoa Kỳ, Trung Quốc, ảnh: Wikispaces.com Hoạt động tranh giành ảnh hưởng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày nay cũng như vậy, không có gì khác. Gần đây những hoạt động cạnh tranh giữa 2 cường quốc thế giới này đã bắt đầu diễn ra ở Ấn Độ, Mỹ La-tinh và nổi bật nhất là trong khu vực Đông Nam Á, một ngã tư thương mại toàn cầu và là điểm tập trung quan trọng của an ninh hàng hải. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có lợi ích đáng kể và đa dạng trong khu vực. Sự chú ý của hai cường quốc này đang tập trung trở lại Việt Nam với âm hưởng kỳ lạ của cuộc Chiến tranh Lạnh. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang nỗ lực để thúc đẩy lợi ích của mình trong khu vực. Quan hệ Việt - Trung Việt Nam là một đối tác thương mại ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 dự kiến có thể vượt 60 tỉ USD. Trong khi sản xuất công nghiệp nhẹ ở Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh do tăng tiền lương, Việt Nam cung cấp cơ hội đầu tư và vị trí liền kề để các doanh nghiệp di dời nhà máy từ Trung Quốc sang. Thông qua việc cung cấp các gói đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại và hợp tác kỹ thuật không tốn kém, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong "sáng kiến" Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, một phần của chiến lược Một vành đai, một con đường mà ông Tập Cận Bình đưa ra nhằm kết nối cơ sở hạ tầng liên kết lục địa châu Á với tuyến đường thương mại hướng tới Trung Quốc. Nhưng muốn chiến lược này hoạt động, quan hệ giữa hai nước phải được cải thiện. Căng thẳng và mất lòng tin giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại hàng thế kỷ với các giai đoạn khác nhau bị đô hộ khiến người Việt Nam luôn cảnh giác chống lại nguy cơ Bắc thuộc. Gần nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 và Việt Nam đã thắng. Đầu tháng 10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch nước Trung Quốc trong một thập kỷ. Đây là nỗ lực của phía Bắc Kinh để nhấn mạnh những "thành công" thương mại trong mối quan hệ song phơng và thúc đẩy nó để giúp quan hệ Việt - Trung vượt qua những căng thẳng bởi những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông, nhất là sau vụ hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 năm ngoái. Cách tiếp cận này là một trong những chiến thuật đối phó ngoại giao Bắc Kinh ưa dùng trong những năm gần đây, giảm nhẹ những căng thẳng chính trị bằng việc giữ sự tập trung vào xúc tiến thương mại và những thành công trong lĩnh vực đó. Học giả Peter Marino, ảnh: Globalogues. Quan hệ Việt - Mỹ Sự phát triển trong quan hệ Việt - Mỹ trong vài năm gần đây cho thấy trong trường hợp cụ thể này, chiến lược sử dụng đòn bẩy thương mại và tài chính của Trung Quốc có thể không đủ. Việt Nam và Hoa Kỳ đã xích lại gần nhau hơn trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại và đầu tư đến hợp tác an ninh quốc phòng. Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ tuy khối lượng không bằng quan hệ với Trung Quốc, nhưng mang lại 35 tỉ USD mỗi năm và đang tiếp tục gia tăng. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, đặc biệt là ngành công nghiệp may mặc. Quan trọng hơn là Việt Nam có thặng dư thương mại trong quan hệ với Hoa Kỳ. Trong khi đó sự thâm hụt thương mại trong quan hệ với Trung Quốc lại là một thực tế các nhà lãnh đạo Việt Nam không đánh giá cao và họ đang mong muốn mở rộng quan hệ sản xuất, cung cấp đầu ra thoát nghèo cho hàng triệu người dân. Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong đó không bao gồm Trung Quốc. Việt Nam đã ký hiệp định này mặc dù phải tuân thủ những chính sách nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là liên quan đến các tiêu chuẩn về lao động. Điều này báo hiệu một sự sẵn sàng của Việt Nam chấp nhận bỏ qua một số lợi thế thương mại trước mắt về nguồn lao động rẻ để có được những lợi ích lâu dài trong mối quan hệ kinh tế tổng thể gần gũi hơn với Hoa Kỳ và các nước khác trong TPP. Điều này có thể giúp Việt Nam cân bằng ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc. Dù sao trong thời điểm này, lợi ích của Hoa Kỳ và Việt Nam trùng nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã thăm Việt Nam một lần trong năm nay và sẽ quay trở lại trong chuyến công du châu Á tiếp theo. Tháng 7 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức lịch sử đầu tiên đến Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Peter Marino tin rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc chống lại các hành vi bành trướng, vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông và hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp quốc tế ở Biển Đông mà Hoa Kỳ tiến hành nhận được sự chào đón thầm lặng từ Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổng thống Obama ban đầu đã dự kiến thăm Việt Nam trong thời gian đi dự hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tại Philippines, nhưng vì tình hình thay đổi khi nổ ra cuộc tấn công khủng bố đẫm máu vào Paris, ông Obama phải cắt ngắn hành trình trở lại Washington để tập trung vào Trung Đông. Kết luận của Peter Marino và vài lời bình luận Peter Marino tin rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới. Nhưng cả Trung Quốc và Hoa Kỳ dù làm gì cũng nên nhớ rằng, trong lịch sử của mình người Việt Nam luôn ghi nhớ nằm lòng không gì bằng độc lập tự chủ, trong khi bị các cường quốc cám dỗ và thúc đẩy. Quan trọng hơn cả, từ năm 1965 đến năm 1979, Việt Nam đã phải chiến đấu với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, và Việt Nam chiến thắng cả hai. Bình luận của Peter Marino phản ánh những gì đã và đang diễn ra trong quan hệ quốc tế giữa hai siêu cường Trung Quốc và Hoa Kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Bản thân ông đánh giá rất cao tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trước sự cạnh tranh ảnh hưởng, lôi kéo của các cường quốc, việc duy trì tinh thần độc lập tự chủ kết hợp khai thác tối đa các xu thế quan hệ quốc tế có lợi cho Việt Nam là việc rất quan trọng. Đồng thời, việc xử lý sao cho đúng đắn mối quan hệ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm với các cường quốc mà đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng lớn tới tiền đồ của dân tộc Việt Nam và hòa bình, ổn định trong khu vực. Muốn được như vậy, tinh thân độc lập tự chủ, tự lực tự cường phải được mỗi người Việt coi như phương châm sống của mình. Trong một lần trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã, ông có nói hai điều người viết rất tâm đắc. Một là, Việt Nam muốn bảo vệ được chủ quyền biển đảo thì phải trở thành cường quốc về biển. Hai là, đất nước Việt Nam muốn phát triển cường thịnh thì thanh niên, thế hệ trẻ của Việt Nam phải học được cách yêu nước của thanh niên Nhật Bản và học được tinh thần sáng tạo của thanh niên Do Thái. Được như vậy, những nguy cơ, rủi ro trong cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc đối với Việt Nam có thể sẽ được hóa giải, thậm chí còn có thể biến thành cơ hội để đất nước này, dân tộc này vươn lên phát triển mạnh mẽ. Hồng Thủy ====================== Hì! Không nằm ngoài sự tiên đoán của lão Gàn từ rất lâu rồi. Nhưng chính vì điều này mà Việt Nam phải rất thận trọng và có những quyết định đúng thời điểm.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Những món quà tuyệt vời mà ông Obama không thể nhận Thứ Sáu, 04/12/2015 18:01 Thanh kiếm, bức chân dung hoàng tử hay như áo choàng dài chạm đất… nằm trong số rất nhiều món quà mà Tổng thống Mỹ Barack Obama được tặng trong năm 2014, song thực sự ông lại không thể nhận chúng. Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố danh sách hàng trăm món quà có tổng trị giá tới 1,5 triệu USD do các nhà lãnh đạo thế giới gửi tặng ông Obama cùng gia đình qua những chuyến thăm, những lần gặp mặt trong năm 2014. Trong số đó, món quà của nhà vua Arab Saudia quá cố là hào phóng hơn cả. Tuy nhiên theo luật pháp nước Mỹ, ông Obama cũng như mọi nhân viên liên bang khác, không được phép nhận bất cứ món quà ngoại giao nào làm của riêng. Ngài tổng thống sẽ phải nộp lại chúng cho Cơ quan lưu trữ quốc gia hoặc nếu ông muốn giữ chúng thì phải dùng tiền túi để mua lại với giá thị trường. Đối với rượu và các món đồ dễ hỏng thì sẽ giao cho Cơ quan Mật vụ xử lý. Ông Obama nhận sợi dây chuyền vàng từ Quốc vương Abdullah nhân chuyến thăm thủ đô Riyadh năm 2009. Ảnh: Reuters Trang sức đắt tiền cho Phu nhân và con gái Quốc vương Saudi quá cố Abdullah đã tặng riêng Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama hai bộ trang sức quý khoảng 1,1 triệu USD. Lần đầu, bà Michelle nhận được một viên kim cương cùng với một bộ trang sức ngọc lục bảo bao gồm đầy đủ vòng cổ, khuyên tai, nhẫn và vòng tay. Lần sau, ông Abdullah lại gửi tặng bà Michelle thêm một bộ trang sức nữa. Thái tử Miteb – con trai Quốc vương Abdullah và là người đứng đầu lực lượng Vệ binh quốc gia – hồi tháng trước đã tặng ông chủ Nhà Trắng một chiếc áo thụng dài màu trắng đính họa tiết hoa màu hồng tím. Gói quà gần 40.000USD này còn có một chiếc áo choàng không tay màu cam dài chấm gót cùng với một chiếc áo thụng họa tiết cánh hoa màu nâu và xanh lam. Ngoài ra, gia đình hoàng gia Saudi không quên tặng hai cô con gái của Tổng thống Mỹ là Sasha và Malia những món quà nạm kim cương, ngọc quý với trị giá khoảng 80.000USD. Thủ tướng New Zealand John Key cũng từng thể hiện sự chu đáo của mình bằng việc gửi tặng Sasha và Malia 4 bộ găng tay len và mũ dạ có giá khoảng 800USD. Quốc vương Mswati III của Swaziland cũng “lấy lòng” Đệ nhất Phu nhân bằng một bộ dụng cụ nhà bếp và ăn tối. Bộ quà này trị giá hơn 2.700 USD bao gồm một chiếc bát đặt lên giá đỡ bằng thủy tinh tái chế, hai cốc thủy tinh với tay cầm hình con báo, một xô đựng đá, 6 ly nhỏ và 6 nút chai trang trí hình con vật. Quà lưu niệm hữu nghị Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott đã tặng ông Obama một tấm ván trượt màu trắng xanh in hình cờ hữu nghị của hai nước và đóng con dấu Tổng thống. Thủ tướng Ireland Enda Kenny tặng nhà lãnh đạo Mỹ một chiếc đĩa DVD có tựa đề “Bền vững bắt đầu từ đây”. Giỏ quà của Quốc vương Malaysia tặng cho ông Obama trị giá hơn 8.000USD, gồm một thanh kiếm thép có phần chuôi bọc vàng và nạm ngọc cùng với nhiều đồng tiền xu, một chiếc đĩa và một tấm hình chân dung của Quốc vương và Hoàng hậu Malaysia. Quà tặng của cựu Tổng thống Uruguay Jose Mujica là một vài bức vẽ và một chiếc khăn choàng có điểm nhấn da lộn màu nâu. Thay vì tặng kiếm, ông Mujica đã gửi một miếng vải in hình những người đàn ông cầm kiếm nhìn vào khoảng không. Quà của Vua Brunei tặng ông Obama là một ấm pha trà tự động hình chim cánh cụt, một chiếc rương bọc da rắn, một khay pho mát và một bộ cờ vua với tổng trị giá hơn 1.200USD. Ấm pha trà tự động dễ dàng mua được trên Amazon. Còn Hoàng tử William của nước Anh đã gửi món quà là một bức chân dung của chính mình, có kèm chữ ký trên đó, ước tính có giá trị khoảng 888 USD. Một con dao găm bằng bạc và đá san hô trị giá 885USD là quà tặng của Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal dành cho Tổng thống Mỹ. Các quan chức Mỹ cấp cao khác và người thân của họ cũng thường xuyên nhận được những món quà giá trị từ nhiều quốc gia. Năm 2014, Ngoại trưởng John Kerry đã nhận nhiều món quà từ Vương quốc Saudi, trị giá trên 60.000USD, bao gồm hai chiếc đồng hồ Rolex, một chiếc đồng hồ Cartier bằng vàng và một bức tượng cây cọ nạm ngọc. Vợ của ông, bà Theresa Heinz Kerry cũng được tặng nhiều trang sức đá quý với giá trị khoảng 800.000USD. Hoàng Trang (theo CNN) ====================== Kỳ này sang Hoa Kỳ, lão sẽ tặng Tổng Thống Obama cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", trị giá 10 Dollar. Còn việc nó có đến tay ông ta và ông ta có nhận nó hay không lại là chuyện khác.1 like -
Cháu chào bác Thiên Luân và các bác nghiên cứu trong diễn đàn, Chồng: 7/10/1984 –âm lịch, Giáp Tý, Hải Trung Kim Vợ: 11/7/1984 – âm lịch, Giáp Tý, Hải Trung Kim Nhờ tư vấn: Năm sinh con đầu lòng và con út tốt. Vợ chồng cháu cưới năm 2013 và mới suy tính đến việc con cái, chỉ mong xem được năm tốt không gấp sinh con ngay ạ. Hi vọng cháu có được duyên tư vấn luận tuổi sinh con từ diễn dàn. Cháu cảm ơn bác Thiên Luân và diễn đàn.1 like