• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 07/12/2015 in Bài viết

  1. Mỹ đặt thêm bẫy đưa Nga sa lầy tại Syria? (Tin tức 24h) - Truyền thông Nga cho rằng những thay đổi trong kế hoạch quân sự của Mỹ thời gian qua chỉ nhằm mục đích muốn Nga sa lầy tại Syria. Nghịch lý Syria phải mua dầu của khủng bố IS Lực lượng mang tư tưởng phát-xít mới muốn tham chiến Syria Mỹ giảm không kích, triển khai đặc nhiệm tạo phe đối lập Cuộc chiến chống IS tại Syria ngày càng diễn biến phức tạp. Các nước phương Tây như Pháp, Đức, Anh cũng lần lượt nhảy vào để tham chiến. Đặc biệt về phần mình, Nga ngày càng thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt IS đến tận gốc rễ bằng các cuộc không kích với quy mô lớn hơn, đánh vào những vị trí đầu não, những tụ điểm chứa dầu của nhóm phần tử khủng bố. Trái ngược hoàn toàn với Moskva, chính quyền tổng thống Obama ngày càng phản ứng lạ đầy toan tính. Thay vì đẩy mạnh các hoạt động tấn công phiến quân thì Washington lại lên kế hoạch đưa lực lượng đặc nhiệm đến đây. Ngày 1/12 Nhà Trắng tuyên bố sẽ cử một lực lượng đặc nhiệm mới có thể lên đến 200 người tới Iraq để tiêu diệt IS tại Iraq và quốc gia láng giềng Syria. “Các lính đặc nhiệm sắp tới sẽ thực thi các nhiệm vụ như tiến hành tấn công, giải phóng con tin bị bắt cóc, thu thập thông tin tình báo cũng như bắt giữ các thủ lính của IS”, Bộ trưởng Carter tuyên bố với Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ. Thay vì đẩy mạnh các cuộc không kích thì Mỹ lại lên kế hoạch đưa lực lượng đặc nhiệm đến Syria để huấn luyện phe đối lập. Ảnh: AP Còn nhớ, ngày 30/10, Nhà Trắng cũng cử một lực lượng đặc nhiệm gồm 50 người đến Syria nhằm phối hợp với các nhóm nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, Nga ngay lập tức lên tiếng cáo buộc rằng, hoạt động hỗ trợ phe đối lập chỉ là cái cớ để Washington ngăn cản các kế hoạch không kích IS của Moskva. Thậm chí, ngày 3/12 vừa qua, phát biểu tại hội nghị bộ trưởng của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu diễn ra ở Serbia, Ngoại trưởng Mỹ Kerry còn tỏ ra ngờ vực về khả năng giành chiến thắng trước IS bằng việc tiến hành các hoạt động không kích. “Tôi cho rằng chúng ta đều biết nếu không thể tìm ra các lực lượng trên bộ sẵn sàng đương đầu với Daesh (IS), sẽ không thể thắng cuộc chiến này từ trên không", ông Kerry khẳng định. Truyền thông Nga cho rằng, trong bối cảnh IS đang ngày càng hung hăng, tìm đủ mọi cách để tuồn dầu lậu ra ngoài lãnh thổ Syria thì những thay đổi đột ngột trong chiến lược quân sự của Washington đã gây thêm những khó khăn cho Moskva. Việc Nhà Trắng giảm hẳn các cuộc không kích mà chủ yếu tập trung đưa đặc nhiệm sang hỗ trợ và huấn luyện cho lực lượng đối lập đã tạo ra những khoảng trống để phiến quân IS tiếp tục lộng hành vận chuyển dầu lậu bán sang các nước gần khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Kế hoạch quân sự của Nga chắc chắn sẽ rơi vào thế sa lầy khi không nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và các nước và phải chống chọi với nhiều nhóm đối lập mới cũ được huấn luyện. Mỹ rút tàu chiến ra khỏi vịnh Ba Tư Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông Nga lên tiếng khẳng định Washington đang tìm mọi cách để kéo sâu Moskva vào cuộc chiến tại Syria. Trước đó vào tháng 10, chỉ một tuần sau khi chính quyền tổng thống Putin tiến hành các cuộc không kích tại Syria theo lời đề nghị của Tổng thống Assad, Mỹ đã ngay lập tức rút tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khỏi Vịnh Ba Tư để tiến hành đại tu, sửa chữa. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2007 Washington không có tàu sân bay ở đây. USS Theodore Roosevelt là một tàu sân bay chạy bằng hạt nhân cỡ lớn. Nó đóng vai trò trung tâm trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria kể từ tháng 8/2014 khi liên quân do Mỹ dẫn đầu bắt đầu khởi động chiến dịch không kích. Sự thiếu vắng hiện diện của Mỹ ở vùng Vịnh diễn ra đúng vào thời điểm Nga gia tăng không kích. Mỹ đã đột ngột rút tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khỏi Vịnh Ba Tư sau khi Nga không kích Syria. Ảnh: AP "Với sự có mặt của Nga, thì sự thiếu vắng tàu sân bay Mỹ khiến dư luận chú ý" - Peter Daly, đô đốc hải quân về hưu, CEO của Viện Hải quân Mỹ, nhận xét. "Điều quan trọng nhất cần có một tàu sân bay là để đáp ứng cho những gì bạn không biết sẽ xảy ra tiếp theo" - ông Daly nói với NBC News. Tờ báo nhận xét, việc rút USS Theodore Roosevelt về chứng tỏ Hải quân Mỹ đang cố gắng hạn chế các đợt triển khai dài ngày, vì không chỉ phá hỏng tàu, mà còn gây hiện thại về tinh thần cho các thủy thủ. Nhưng đó chỉ là lý do nói cho có, thực sự Mỹ đã toan tính đẩy vị trí tiên phong cho Moskva tại Syria. Lương Sơn (Tổng hợp) ============================ Bởi vậy, từ lâu lão Gàn chỉ liếc qua cách uýnh IS của Hoa Kỳ, đủ cho thấy Hoa Kỳ câu độ chờ Nga nhảy vào. Nếu ngài Putin khôn ngoan thì sẽ thoát hiểm và đề cao được vai trò của nước Nga, còn không thì bị sa lầy ở đây và hậu quả là không mấy tốt đẹp.
    2 likes
  2. Vụ kiện biển Đông: Tòa quốc tế ra hạn chót cho Trung Quốc 01/12/2015 15:13 (NLĐO) – Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) quyết định cho Trung Quốc cơ hội gửi văn bản trước ngày 1-1-2016 để phản hồi vụ kiện trên biển Đông. Vòng điều trần thứ hai, kéo dài 5 ngày, của vụ Philippines kiện các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông vừa khép lại hôm 30-11. Từ khi Philippines khởi kiện hồi năm 2013, Trung Quốc cho tới nay vẫn tẩy chay phiên tòa. Song ngày 1-12, PCA phát hành thông cáo báo chí bằng email, quyết định cho Bắc Kinh cơ hội “phản hồi bằng văn bản” và phải nộp cho tòa trước thời hạn 1-1-2016. Mặt khác, Manila có thể tiếp tục bổ sung tài liệu và trả lời các câu hỏi của tòa trong phiên điều trần diễn ra vào ngày 18-12 tới. Trước đó, PCA đã cho phép 2 bên xem xét lại và hoàn chỉnh những chứng cứ của mình cho đến hết ngày 9-12. Theo Điều 5, Phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), PCA phải đảm bảo cho mỗi bên liên quan có cơ hội lắng nghe và trình bày lập luận của mình một cách đầy đủ. Ngoại trưởng Philippines Albert Ferreros del Rosario phát biểu: “Chúng tôi xem Trung Quốc như một người bạn có giá trị và để giữ gìn tình bạn đó, chúng tôi đã viện tới sự phân xử này”. Phái đoàn Philippines tại trụ sở PCA, Hà Lan. Ảnh: Inquirer Trong 5 ngày điều trần vừa qua, Philippines đã tìm cách vạch trần những tuyên bố ngạo ngược của Trung Quốc ở biển Đông. Một lần nữa, Philippines khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là trái với quy định của UNCLOS, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh để công dân mình khai thác tài nguyên trái phép trong vùng biển của Manila cũng như không tôn trọng quyền đánh cá truyền thống tại bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, Trung Quốc còn bị tố cáo phá hoại môi trường biển bằng cách sử dụng các phương pháp đánh bắt “hủy diệt” như dùng chất độc cyanide và thuốc nổ, bên cạnh việc cho thấy tàu của họ là một mối nguy hiểm trên biển. Ngay cả sau khi Manila đưa vụ việc ra tòa án, Bắc Kinh vẫn tiếp tục làm căng thẳng mọi chuyện bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông, theo phái đoàn Philippines tại phiên tòa được tổ chức ở The Hague - Hà Lan. Thông cáo của PCA cũng cho biết tòa ra phán quyết trong năm 2016 trong khi phía Philippines tiết lộ mốc thời gian cụ thể hơn: 6 tháng nữa. P.Nghĩa (Theo Inquirer) ==================== Nếu sự kiện tiếp tục phát triển trên con đường pháp lý về biển Đông thì cuối cùng chính Đài Loan phải ra tòa, vì họ đã công bố đường lưỡi bò ở biển Đông thuộc Trung Quốc từ 1947. Điều này có khả năng sẽ diễn ra vào nửa cuối năm tới. Hoặc sớm hơn, tùy theo diễn biến phức tạp ở nơi đây. Việc đưa Đài Loan ra tòa sẽ đẩy cuộc chơi đến cao trào. Nó sẽ quyết định số phận của Đài Loan trong "canh bạc cuối cùng", vì tính chính danh của các vấn đề pháp lý trện biển Đông.
    2 likes
  3. Chơi dao sắc có ngày đứt tay Hồng Thủy 03/12/15 07:31 Thảo luận (9) (GDVN) - Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan: Chủ nghĩa dân túy có thể chiếm quyền điều khiển phản ứng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Quốc tế sẽ đánh bại yêu sách bành trướng đường lưỡi bò sau phán quyết của PCA 4 lý do Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam, Philippines trên Biển Đông Khủng hoảng Nga - Thổ ảnh hưởng gì đến Biển Đông? Jiang Zongqiang, trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc thành lập và Hu Xin, thành viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Mỹ tại Washington ngày 3/12 có bài phân tích trên The Straits Times với tiêu đề: "Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan: Chủ nghĩa dân túy có thể chiếm quyền điều khiển phản ứng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông". Bài viết đưa ra nhiều vấn đề không mới với thế giới, nhưng mới với dư luận và giới nghiên cứu Trung Quốc, rất đáng lưu ý. Chơi dao sắc có ngày đứt tay, huống hồ lại là con dao hai lưỡi. Ảnh minh họa: Wikipedia. Đổ thừa cho Mỹ Hai học giả Trung Quốc nói rằng: Hoạt động quyết đoán của Hoa Kỳ trong việc tuần tra tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã thổi bùng chủ nghĩa dân túy ở Trung Quốc và nguy cơ Bắc Kinh phản ứng ngày càng hung hăng hơn. Tại diễn đàn an ninh Halifax International ngày 21/11, Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ nhắc lại rằng: Mỹ sẽ tiếp tục bay và cho tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm Biển Đông. Tuy nhiên, hành động như vậy có thể ra vẻ rằng Hoa Kỳ có ý định thể hiện ưu thế quân sự của mình ở Biển Đông. Như vậy, không thể phủ nhận rằng các hoạt động này là nỗ lực làm suy yếu sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc với Mỹ về mặt quân sự và làm trầm trọng thêm căng thẳng khu vực bằng cách bất chấp những lo ngại của Trung Quốc về chủ quyền, an ninh và lợi ích trong khu vực (?). Nó cũng đã làm dấy lên một làn sóng của chủ nghĩa dân túy trong giới hoạch định chính sách Trung Quốc, các học giả và cư dân mạng. Những kêu gọi Trung Quốc cần đối phó cứng rắn đã tăng cao kể từ khi tàu khu trục USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý quanh bãi cạn lúc nổi, lúc chìm Xu Bi và Vành Khăn ngày 27/10. Hành động quyết đoán như thế này đã làm trầm trọng thêm một chủ nghĩa dân túy đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng có khả năng chiếm quyền kiểm soát các quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Chủ nghĩa dân túy có khả năng sẽ khóa chính phủ Trung Quốc vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, chính phủ Trung Quốc dường như muốn tiếp tục duy trì sự mơ hồ về tình trạng pháp lý của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) và những hòn đảo nhân tạo. Đường 9 đoạn do chính phủ Trung Quốc đưa ra để khẳng định yêu sách của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông, mặc dù Trung Quốc không đệ đơn kiện chính thức hay định nghĩa các vùng lãnh thổ bên trong ranh giới đó. Sự mơ hồ như thế cho phép chính phủ Trung Quốc linh hoạt hơn để đối phó với các tranh chấp và phát triển một chiến lược toàn diện hơn để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên chủ nghĩa dân túy đã ép chính phủ Trung Quốc phải đặt mình vào trạng thái ngày càng quyết đoán hơn trên biển. Vài lời bình luận: Jiang Zongqiang và Hu Xin nói hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông làm tăng chủ nghĩa dân túy, mà thực chất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc đến mức nó có thể chiếm quyền kiểm soát quá trình hoạch định chính sách và phản ứng của Bắc Kinh trong các vấn đề Biển Đông chỉ phản ánh đúng một nửa thực tại, đó là nửa sau. Bởi lẽ, hoạt động của Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế không sai. Chính 2 học giả này thừa nhận 2 thực thể mà Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý là bãi cạn lúc nổi lúc chìm, theo Điều 121 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chúng không có lãnh hải 12 hải lý, chỉ có vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét. Việc dư luận Trung Quốc, đặc biệt là cộng đồng mạng không hiểu điều này còn có thể chấp nhận, mặc dù chính phủ Trung Quốc phải có nghĩa vụ giải thích luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS mà mình đã phê chuẩn cho người dân nước mình. Nhưng giới hoạch định chính sách, học giả Trung Quốc là tầng lớp "có ăn có học", tại sao lại hàm hồ phản đối những điều mà chính hải quân Trung Quốc vừa làm trước đó không lâu, đi lại tự do bên trong 12 hải lý lãnh hải của Hoa Kỳ sau khi tập trận với Nga? Tiến sĩ Tiết Lực từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc cũng có những phát biểu rất đáng chú ý về Biển Đông gần đây, ảnh: SCMP. Trung Quốc đổ cả đống tiền nuôi các học giả nghiên cứu UNCLOS, không lẽ họ không biết điều này? Đã biết rồi tại sao còn phản đối hành động đúng luật? Tại sao lại chính trị hóa các vấn đề pháp lý? Lại nữa, chủ nghĩa dân túy mà hai học giả nói, thực chất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong dư luận xã hội Trung Quốc, do ai tạo ra? Do chính nhà nước Trung Quốc tạo ra nhằm hỗ trợ yêu sách đường lưỡi bò vô lý và phi pháp. Trung Quốc đã trải qua Đại Cách mạng Văn Hóa, sự nguy hiểm của Hồng Vệ Binh như thế nào không lẽ đã vội quên? Các bạn nên nhớ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan là con dao hai lưỡi và rất dễ mất kiểm soát. Bản thân Trung Quốc còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nếu để nó "chiếm quyền kiểm soát các hoạt động hoạch định chính sách và phản ứng của chính phủ" thì quá nguy hiểm. Nguy hiểm đầu tiên cho chính bộ máy cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc, người dân vô tội và sự ổn định, bình yên trong xã hội Trung Quốc rồi sau đó mới đến láng giềng và khu vực. Do đó, thay vì đổ lỗi cho Hoa Kỳ, các học giả và giới hoạch định chính sách Trung Quốc nên thấy rõ bản chất vấn đề cũng như hậu quả nếu cứ nhắm mắt làm liều. Bản thân các học giả Trung Quốc có tiếng như Tiến sĩ Tiết Lực và bây giờ là 2 nhà nghiên cứu này biết thừa hoạt động của Mỹ ở Xu Bi, Vành Khăn hôm 27/10 không sai so với UNCLOS và các quy định của luật pháp quốc tế, vẫn cứ nhắm mắt phản đối thì nói gì đến những người dân không có điều kiện tìm hiểu, không am hiểu luật pháp quốc tế. Trách nhiệm này thuộc về chính các bạn, đội ngũ trí thức nhà nước Trung Quốc được học tập, nghiên cứu và sống trong điều kiện tốt nhất bằng tiền thuế của người dân Trung Quốc hiền lành chất phác. Vì vậy hãy xem lại chính mình đã đóng góp được gì, làm đúng vai trò trách nhiệm của trí thức hay chưa, hay chỉ là những cái loa tuyên truyền chính trị một chiều, bởi như vậy chính các bạn phải trả giá, và đẩy dân tộc các bạn vào chỗ phải trả giá. Đường lưỡi bò mơ hồ Hai học giả Jiang Zongqiang và Hu Xin cũng thừa nhận, yêu sách đường lưỡi bò là mơ hồ. Theo họ: Một lý do để Trung Quốc vẫn còn mơ hồ về tình trạng pháp lý của đường 9 đoạn là cộng đồng quốc tế đã không đạt được một sự đồng thuận phổ quát về ý nghĩa của "quyền lịch sử". Và chế độ pháp lý thành lập bởi Công ước UNCLOS đã không đưa ra một định nghĩa rõ ràng về khái niệm này. Trung Quốc cũng có cân nhắc thực tế của riêng mình. Nếu Trung Quốc làm rõ lập trường của mình bằng cách tuyên bố đường 9 đoạn là một đường ranh giới quốc gia, điều đó tương đương với thông điệp rõ ràng đến mọi người dân Trung Quốc rằng, tất cả các đảo, rặng san hô và các thực thể khác bên trong đường 9 đoạn thuộc về Trung Quốc (?). Nhưng nếu khẳng định như vậy thì tại sao chính phủ Trung Quốc không thể "lấy lại" các đảo, các thực thể đang nằm dưới sự kiểm soát của các quốc gia khác? Điều này sẽ đẩy chính phủ Trung Quốc vào tình thế khó khăn. Nếu chính phủ Trung Quốc không làm gì thì mất uy tín với dân, đặc biệt là khi dư luận đang bị thống trị bởi chủ nghĩa dân túy hùng biện. Bất kỳ bước đi nào khác (theo ý muốn của những người mang chủ nghĩa dân tộc cực đoan) đều đảm bảo sẽ làm Trung Quốc bị kẹt trong một tranh chấp ngoại giao mới. Vì vậy việc chính phủ Trung Quốc nghiêng theo hướng duy trì sự mơ hồ về đường 9 đoạn lại càng được đà trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Sự mơ hồ về tình trạng pháp lý của các đảo nhân tạo Jiang Zongqiang và Hu Xin cho rằng: Khi nói đến tình trạng pháp lý của các đảo nhân tạo, chính phủ Trung Quốc cũng có ít lựa chọn để có một lập trường rõ ràng, ít nhất là trong thời gian này. Theo quy định của Điều 121 UNCLOS, một hòn đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước và ở trên mặt nước khi thủy triều lên. Nhưng về mặt địa lý, đá Xu Bi và Vành Khăn (và có thể cả các thực thể còn lại Trung Quốc đang chiếm đóng) chỉ là những bãi cạn lúc nổi, lúc chìm trước khi Trung Quốc bơm cát bồi lấp, xây dựng thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp). Theo định nghĩa của UNCLOS, các thực thể này không hình thành tự nhiên và không thể được sử dụng làm cơ sở để đòi yêu sách lãnh hải 12 hải lý cho chúng như với đảo tự nhiên. Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp, nhưng không thể làm thay đổi bản chất pháp lý của nó. Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào cho thấy yêu sách các vùng biển từ việc "mở rộng lãnh thổ" của mình do việc bồi lấp cải tạo, và dường như chính phủ Trung Quốc không có ý định làm điều này trong tương lai. Tự do khiêu khích của Washington trong hoạt động tuần tra tự do hàng hải đã chứng minh rằng, mối quan tâm thực sự của Mỹ là tự do quân sự chứ không phải tự do thương mại hàng hải ở Biển Đông. Rõ ràng Trung Quốc đã tuyến bố họ không cản trở tự do thương mại hàng hải. Theo quan điểm của Trung Quốc, có vẻ như Mỹ có ý định chứng minh sự tiếp tục hiện diện quân sự của mình trong khu vực và thách thức diễn giải của Trung Quốc về UNCLOS liên quan đến hành vi tích hợp cho tàu quân sự. Vài lời bình luận: Vậy là ít nhất là các học giả và giới hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn hiểu luật, thậm chí là hiểu rất rõ luật quốc tế, nhưng biết mà vẫn cố vi phạm, ngụy biện. Thứ nhất là đường lưỡi bò mơ hồ, không có cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế hiện đại, bao gồm UNCLOS. Một điều tối thiểu đối với người nghiên cứu hay hoạch định chính sách phải biết là, cái gì trái luật thì nghiễm nhiên không có giá trị và phải được bãi bỏ. Hai là khái niệm "quyền lịch sử", chính các học giả Trung Quốc thừa nhận nó không có trong luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS. Vậy thì đó chính là cái sai, cái ngụy tạo của Trung Quốc chứ không thể bắt cả thế giới này phải chạy theo những khái niệm mơ hồ, ngẫu hứng đầy cảm tính và mưu đồ chính trị do Trung Quốc tạo ra được. Tại sao Trung Quốc biết mà cố phạm? Vấn đề chủ nghĩa dân tộc cực đoan là do chính Trung Quốc tạo ra chứ không có thế lực thù địch nào làm nổi. Và người Trung Quốc vẫn nói, ai buộc chuông thì người ấy cởi, tại sao lại đổ thừa cho Hoa Kỳ? Lại nữa, các bạn nói rằng nếu tuyên bố rõ đường lưỡi bò là ranh giới quốc gia mà không đánh chiếm các đảo, các thực thể do các nước khác đang kiểm soát ở Biển Đông thì khó ăn khó nói với người dân Trung Quốc, vậy các bạn lý giải thế nào về phát biểu của lãnh đạo của các bạn khi công du Hoa Kỳ, Anh Quốc và Singapore? Đấy là tư duy của côn đồ, thất học, giành bát cơm trên tay người khác sau đó đòi đàm phán chia phần, không được cả thì chí ít cũng được một nửa. Luật pháp và công luận quốc tế của nhân loại văn minh ngày nay không còn chấp nhận kiểu hành xử cường quyền, ăn trên ngồi trốc thiên hạ, cá lớn nuốt cá bé như vậy nữa. Trung Hoa là một dân tộc có nền văn minh rực rỡ, từng ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của nhân loại và đóng góp cho tư tưởng nhân loại rất nhiều giá trị nhân văn. Khổng Tử dạy: "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" - cái gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Tại sao các bạn ngày nay lại cứ làm ngược lại những điều nhân nghĩa mà tổ tiên mình đã dạy như vậy? Một lần nữa hai học giả Jiang Zongqiang, Hu Xin đã cho dư luận thấy, các học giả, các nhà quản lý Trung Quốc rất hiểu luật. Các bạn nhắc đến Điều 121 UNCLOS và phân tích tình trạng pháp lý của đá Xu Bi, đá Vành Khăn và đảo nhân tạo rất chính xác. Chỉ có điều các bạn vẫn cứ cố bao biện một cách vô lý cho hành động của chính phủ mình, rõ ràng đó không phải việc làm khôn ngoan. Các bạn đang đẩy dân tộc Trung Quốc vào chỗ cực đoan, tới chỗ thảm họa của Hồng Vệ Binh thế kỷ 21. Cá nhân người viết rất ngưỡng mộ ngài Tư Mã Thiên, một sử gia chân chính của mọi thời đại. Người đã bất chấp mọi áp bức của cường quyền, thậm chí chấp nhận hình phạt nghiệt ngã đối với thân thể và tinh thần từ triều đình phong kiến, quyết không bẻ cong ngòi bút theo ý muốn chủ quan sai sự thật của hoàng đế, triều đình. Nhưng người viết cũng cảm thấy buồn vì hậu duệ của ngài ngày nay, vì miếng cơm manh áo, vinh thân phì gia, biết luật mà vẫn cố phạm, chỉ biết nói biết viết những điều làm vui lòng những cái đầu nóng của một số nhà lãnh đạo, bất chấp công lý và đạo lý, đẩy đất nước Trung Quốc đến chỗ bất nghĩa với láng giềng, thậm chí là miệng hố chiến tranh nồi da, xáo thịt! Bức họa chân dung sử gia Tư Mã Thiên, ảnh: dissertationreviews.org Tiếng nói của chủ nghĩa dân túy Jiang Zongqiang và Hu Xin cho biết: Chủ nghĩa dân túy đã ngày càng gây được nhiều chú ý và áp lực đối với chính phủ Trung Quốc (?) để có lập trường cứng rắn hơn, thậm chí là phải phản ứng bằng quân sự với các tình huống như vậy (tàu Mỹ tuần tra 12 hải lý quanh Xu Bi, Vành Khăn?). Những người theo chủ nghĩa dân túy có thể không hiểu được bản chất phức tạp của các tranh chấp ở Biển Đông và các quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Nếu Trung Quốc phản ứng bằng lực lượng quân sự trong bất kỳ cách thức nào theo như những người chủ nghĩa dân túy mong muốn, thì sau đó các cơ quan ngoại giao Trung Quốc sẽ bị dồn tới chỗ phải làm rõ tình trạng pháp lý của các đảo nhân tạo và đường chín đoạn. Trong trường hợp này, chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ bị lên án bởi các bên yêu sách khác và phần còn lại của cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý, có lẽ những người theo chủ nghĩa dân túy đã bỏ quên có chủ ý thực tế là, đầu tháng 9 một cụm 5 chiến hạm hải quân Trung Quốc đã đi qua bên trong 12 hải lý lãnh hải quần đảo Aleutian, Hoa Kỳ sau cuộc tập trận chung với Nga. Mặc dù Lầu Năm Góc cho đây là hoạt động "không bình thường", nhưng nhấn mạnh: "Trung Quốc là một lực lượng hải quân toàn cầu, và chúng tôi khuyến khích họ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, chuyên nghiệp và luật pháp quốc tế về hàng hải". Mỹ đã không điều tàu ra áp sát tàu Trung Quốc. Cân bằng giữa sự mơ hồ chiến lược với chủ nghĩa dân túy Theo Jiang Zongqiang và Hu Xin: Trung Quốc đã cố gắng để cân bằng giữa sự mơ hồ chiến lược và chủ nghĩa dân túy đang ngày càng gia tăng. Để phục vụ chủ nghĩa dân túy trong nước, Trung Quốc đã thông qua tuyên bố ngày càng quyết đoán (hung hăng), chẳng hạn như tuyên bố Biển Đông liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tăng cường các hoạt động thực thi luật thủy sản, xây dựng cơ sở dân sự và hiện diện quân sự trên các đảo nhân tạo... Quyền lực và chính trị ảnh hưởng đến sự gia tăng quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á đã gây lo ngại và nghi ngờ đối với các bên yêu sách khác và Hoa Kỳ. Đặc biệt sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc về (yêu sách phi lý) chủ quyền, quyền hàng hải ở Biển Đông được xem như một thách thức nghiêm trọng đối với tình trạng hiện tại trong khu vực. Tuy nhiên trong khi đó Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng sẵn sàng có động thái mang tính xây dựng, để góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Trong những năm qua, họ đã cam kết thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, tăng cường sự tin cậy quân sự với Hoa Kỳ. Cũng như ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn ngày 17/10 rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ liều lĩnh dùng đến vũ lực, thậm chí ngay cả với các vấn đề liên quan đến chủ quyền, một chương trình rõ ràng về sự kiềm chế trong bối cảnh áp lực gia tăng từ chủ nghĩa dân túy. Tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc ký kết 2 cơ chế đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau, bao gồm bộ quy tắc ứng xử về an toàn hàng hải trong tình huống chạm trán bất ngờ trên biển giữa các tàu hải quân 2 nước. Do đó Mỹ không nên cố gắng đẩy Trung Quốc vào chỗ phải làm rõ bản chất pháp lý yêu sách đường 9 đoạn và các đảo nhân tạo (???). Với các hoạt động của Mỹ tại Biển Đông những năm gần đây, không thể loại trừ khả năng Trung Quốc có thể có những biện pháp "phòng ngừa" nhất định, như việc công bố (yêu sách) đường cơ sở lãnh hải của quần đảo Trường Sa, thúc đẩy triển khai quân sự phòng thủ đảo nhân tạo hay tuyên bố vùng nhận diện phòng không (?). 2 học giả Trung Quốc kết luận: Mỹ nên nhớ những bài học kinh nghiệm ở Iraq và Afghanistan, trong đó cho thấy những hạn chế của việc cố gắng tạo ra sự ổn định bằng phương tiện quân sự. Phận sự của Mỹ là hãy tôn trọng cam kết của mình để giữ lập trường trung lập ở Biển Đông. Những kẻ quá khích lợi dụng danh nghĩa biểu tình chống Nhật Bản để đập phá bất cứ thứ gì liên quan đến Nhật, hình ảnh gợi nhớ đến lực lượng Hồng Vệ Binh, một lời cảnh báo nghiêm khắc với nhà nước Trung Quốc. Vài lời bình luận Đọc đến đây người viết bất giác cảm thấy phải "bái phục" trình độ ngụy biện, đổ thừa của 2 học giả Trung Quốc. Công luận quốc tế có lẽ đều thấy rõ, nhà nước Trung Quốc rất giỏi trong việc định hướng dư luận, thế mà bây giờ không hiểu tại sao lại quay ra chạy theo dư luận, mà lại là dư luận của một bộ phận nhỏ theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đây âu có lẽ cũng là nghiệp chướng do mình gây ra chứ không ai hãm hại. Nhìn thấy rõ vấn đề, thay vì vai trò của học giả chân chính kiến nghị với nhà nước những điều cần thay đổi, ứng xử cho phù hợp với luật pháp quốc tế và chuẩn mực xã hội văn minh của nhân loại, Jiang Zongqiang và Hu Xin lại quay ra nghĩ cách làm thế nào để tiếp tục thỏa mãn những đòi hỏi hết sức vô lý, trái luật của một bộ phận theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà người viết tin rằng chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị của đất nước 1,3 tỉ dân này. Nhưng dù sao nói gì thì nói cũng phải ghi nhận một điều, các học giả Trung Quốc này cũng đã khá hơn, có bản lĩnh hơn so với những đồng nghiệp đi trước của họ trong việc nói ra bản chất đường lưỡi bò, đảo nhân tạo cũng như chiến lược mơ hồ, "Trung Quốc hóa" luật pháp quốc tế mà nhà nước họ đang làm. Đó cũng là đóng góp của họ trong bối cảnh hiện nay. Tiếc rằng về phần giải pháp, một số học giả này vẫn chưa thoát khỏi cái vòng kim cô của lập trường chính trị cá lớn nuốt cá bé, ngụy biện bảo vệ cường quyền là bảo vệ nồi cơm, dù biết rằng cộng đồng quốc tế không ai chấp nhận và có thể đẩy dân tộc Trung Quốc vào chỗ nguy hiểm. Đáng tiếc. Hồng Thủy ========================= Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - từ lâu đã phán rằng: "Tâm bất chính, ngôn tắc loạn". Trình của lão Gàn đây, chỉ cần qua cặp hoành phi câu đối trên một con tàu nhỏ, đủ để phăng ra tất cả các mối quan hệ quốc tế liên quan. Nhưng không phải lúc nào cũng qưỡn để phân tích. Hai học giả Tàu với những phân tích trong bài trên của nhà bình luận Hồng Thủy, cho thấy: Chiến lược quốc gia của Tàu đang bế tắc đến hồi khủng hoảng. Điều này, lão Gàn cũng đã nói lâu lắm rồi. Trung quốc bây giờ tiến lên, làm tới ở biển Đông thì chắc chắn không tránh khỏi chiến tranh với Hoa Kỳ và Đồng minh, mà họ nắm chắc phần thua. Nhưng lùi lại thì sao? Theo như hai học giả Tàu trong bài trên thì không thể lùi vì "tinh thần dân tộc cực đoan". Nhưng ngay cả cái gọi là "tinh thần dân tộc cực đoan" đó, chỉ là hình tướng sự việc. Bản chất vấn đề ở chỗ này: Dân chúng đã bất mãn cao độ với chính quyền và một nội bộ đầy mâu thuẫn. Họ sẽ nhân cơ hội này và nhân danh tinh thần yêu nước, làm xã hội Trung Quốc khủng khoảng dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Bắc Kinh. Bởi vậy, thực trạng hiện nay là sai lầm chiến lược quốc gia của Bắc Kinh, lấy tiểu tiết thay đại cục, mà người Việt gọi là "tham bát, bỏ mâm". Khiến cho Bắc Kinh hiện này ở vào thế lùi, hay tiến đều ở thế nguy hiểm. Bây giờ chỉ có Thượng Đế gật đầu thì may ra họ thoát hiểm. Nhưng để Thượng Đế gật đầu lại gồm nhiều yếu tố tương tác. Một trong những yếu tố cần chính là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý.
    2 likes
  4. Anh chị em xem này: Đặc sệt Phongshui Tàu! Chết là phải. ======================== Bệnh viện không còn tiền trả lương bác sĩ (Tin tức thời sự) - Hơn 100 bác sĩ, nhân viên tại Bệnh viện đa khoa Hồng Đức (Quận Kiến An, Hải Phòng) hơn 1 năm qua đi làm không được trả lương, đóng bảo hiểm. Nhà máy xi măng nghìn tỷ nợ lương công nhân Công nhân bị nợ lương, sếp 75 triệu/tháng Nghịch cảnh đi làm nhưng không có lương Báo Tuổi Trẻ đưa tin, Bác sĩ Bùi Văn Mã - Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện cho hay, từ tháng 10/2014 đến nay, bệnh viện (BV) không trả lương cho các bác sĩ, nhân viên y tế. Ông Mã nói thêm: “Tôi về làm việc tại bệnh viện được khoảng bốn năm với mức lương trung bình khoảng 25 triệu đồng/tháng, nhưng đã gần một năm nay cứ đến kỳ nhận lương thì bệnh viện xin nợ lại vì tình hình hoạt động gặp nhiều khó khăn”. Theo ông Mã, sau nhiều kiến nghị của cán bộ, công nhân viên, bệnh viện mới trả lương tháng 3/2015 và ứng lương trong hai tháng 4 và 5/2015 với mức 1-3 triệu đồng/người. Tính riêng ông Mã, BV đã nợ lương gần 300 triệu đồng. Đây cũng không phải lần đầu, câu chuyện BV đa khoa Hồng Đức không trả lương cho bác sĩ được phản ánh. Đời sống bác sĩ gặp nhiều khó khăn do không được trả lương Trước đó, báo Lao động cũng phản ánh, Bác sĩ Bùi Tiến Nghinh - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng của BV cũng lên tiếng về việc bị nợ lương. Ký hợp đồng với BV với mức lương 8 triệu đồng/tháng nhưng chỉ được trả tạm ứng 3 triệu đồng; các y tá, điều dưỡng được ứng 1-2 triệu đồng. Rồi sau đó, BV tiếp tục không trả lương. Điều dưỡng Nguyễn Thị L cho biết: “Tháng 3/2015, lãnh đạo BV họp với các cán bộ y-bác sĩ để chốt số nợ lương, đồng thời hứa sẽ trả lương đầy đủ. Sau đó, mãi đến tháng 6, tôi mới được BV cho lĩnh ứng lương của tháng 4, 5 trước đó với số tiền 1 triệu đồng". Nhân viên N.D.C được BV ký hợp đồng từ tháng 4/2015 với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Nhưng từ đó đến nay, anh mới được tạm ứng 1 triệu đồng tiền lương của tháng 9. Ngoài việc không được trả lương, người lao động tại BV cũng không được đơn vị đóng BHXH, người lao động tại BV do không có chế độ, phải tự chi trả chi phí chữa bệnh cho mình. Bệnh viện đa khoa Hồng Đức Để đảm bảo quyền lợi chính đáng theo quy định hiện hành, tập thể y bác sỹ, người lao động đã đồng loạt gửi đơn kiến nghị đến Nhà đầu tư (Cty CP BVĐK Hồng Đức) từ ngày 02/7/2015 yêu cầu Ban lãnh đạo BV trả lương và các chế độ theo đúng quy định của Bộ luật Lao động và các cam kết thoả thuận theo Hợp đồng lao động mà Ban lãnh đạo đã ký kết với người lao động. Sau khi tiếp nhận đơn thư đề nghị của tập thể cán bộ, nhân viên BV, Ban lãnh đạo BVĐK Hồng Đức đã họp và hứa thanh toán tiền lương cho người lao động và thực hiện các chế độ hiện hành, nhưng đến nay sự việc vẫn “dậm chân tại chỗ”. Giám đốc bệnh viện: Sẽ trả lương từ tháng 10/2015 Trước sự việc trên, Bà Ngô Thuần Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần đa khoa Bệnh viện Hồng Đức, đã xác nhận thông tin trên và cho biết bệnh viện hiện có khoảng 150 bác sĩ, nhân viên y tế. Về bệnh viện, theo bà Oanh, trước đây chỉ là phòng khám, năm 2010 được nâng lên thành bệnh viện hạng 3, trực thuộc Công ty Hồng Đức, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo bà Oanh, sau khi 2 phòng khám tại Hải Phòng bị cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm, phía BHXH siết chặt công tác quản lý, nên nhiều hạng mục của BV không được thanh quyết toán, dẫn đến việc phải xuất toán, khó khăn rất nhiều khi thu không đủ bù chi. BV bị mất cân đối, dẫn đến việc không đủ kinh phí để trả lương cho các y-bác sĩ. “Năm 2014, BV bị BHXH “treo” gần 10 tỉ đồng do BV chưa thực hiện đúng các thủ tục theo quy định. Hiện tại, số tiền thu từ công tác khám chữa bệnh phải chuyển để mua thuốc, nên khó khăn trong việc trả lương cho người lao động. Trước mắt chúng tôi đang đẩy mạnh tiến độ làm việc với bảo hiểm xã hội để gỡ những nút thắt, đồng thời cũng đang hoàn tất các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất xây dựng bệnh viện này để có tài sản thế chấp ngân hàng. Sau khi có tiền, chúng tôi sẽ xin khoanh nợ những khoản đã nợ người lao động và trả lương đầy đủ cho bác sĩ, nhân viên y tế trong thời gian từ tháng 10/2015 trở đi”, bà Oanh nói. Trong một diễn biến liên quan, ông Nguyễn Văn Hải, Phó giám đốc bảo hiểm xã hội quận Kiến An cho biết: “Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức đang nợ hơn 1,2 tỉ đồng tiền bảo hiểm. Trong đó, bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng cho 46 lao động đến hết tháng 11.2013, bảo hiểm tự nguyện đóng cho 46 lao động đến hết tháng 2/2014. Hiện nay, chúng tôi đang làm đơn kiện đơn vị này về việc nợ tiền bảo hiểm”. Được biết, tổng số nợ bảo hiểm và tiền lương của Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức khoảng gần 3 tỉ đồng. Chi Nguyệt
    1 like
  5. Những giải mã bất ngờ về trống đồng Việt Nam Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí? Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí? Để trả lời được câu hỏi này, cần làm rõ một số vấn đề sau: Về nguyên tắc thì hợp kim của một loại nhạc khí là phải có 17% kim loại thiếc và không có kim loại chì: Thiếc có âm thanh đẹp, trong cứng, còn chì sẽ làm câm tiếng. Do đó, hợp kim đồng thau đúc Thần Đồng của Việt Nam kim loại thiếc chỉ có 0,5% tạo độ cứng, còn kim loại chì đến 25% - chì làm câm tiếng lại, nhưng chì mềm điền đầy các họa tiết hoa văn. Vậy Thần Đồng của Việt Nam không phải loại nhạc khí mà là Ấn tín của thời đại Hùng Vương. Vật linh ấn tín biểu tượng vương quyền Mỗi dân tộc trong thời tiền sử thường có một vật linh biểu tượng quyền uy của vị đứng đầu một tôn giáo hoặc tù trưởng: Có tộc, vật linh là chiếc gậy, có tộc vật linh là chiếc mũ. Vật linh ấy nếu kèm theo một câu Thần chú thì tạo nên sự linh nghiệm vô song như chiếc “Gậy”, cái “Nón” của Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Về sau chiếc gậy, cái nón ấy là cây Vương trượng và chiếc mũ Niệm: Khi bị lột mũ Niệm, cất cây Vương trượng thì người đó không còn uy quyền gì nữa. Đó là giá trị của vật linh biểu chương Vương quyền. Đến thời cổ đại, có tổ chức Nhà nước thì xuất hiện loại vật linh Ấn tín của nhà vua như Đỉnh đồng của nhà Thương Trung Quốc và Thần Đồng - Ngọc Lũ của vua Hùng nhà nước Văn Lang. Đến thời đại có chữ viết thì vật linh của các tôn giáo là Sử thi nói về lịch sử của tôn giáo đó, như đạo Phật có Kinh Phật, đạo Cơ Đốc có Kinh Thánh, đạo Hồi có Kinh Koran... Sự ra đời của mỗi loại vật linh ấy là kết tinh – hệ quy chiếu về nền văn hóa tư tưởng của mỗi Tôn giáo và Nhà nước đó. Đặc biệt, hoa văn Thần Đồng - Ngọc Lũ từ thời chưa có chữ viết, bằng những ký hiệu mật mã tạo nên bản Sử thi của dân tộc Kinh - Giao Chỉ biểu đạt về khởi nguyên và tiến trình vòng đời của con người: Đồng thời qua đó, mà hình dung về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khởi thủy cho đến ngày vua Hùng tuyên bố thành lập nước Văn Lang (xem bài Ý nghĩa hoa văn “Thần Đồng” Ngọc Lũ Báo KH&ĐS số 122 - Thứ 6 (10/10/2014). Vào thời đại Hùng Vương, khi đội ngũ các “nhà khoa học”: Phù thủy, chiêm tinh, thầy bói phục vụ trong triều đình Văn Lang đã hoàn thành sứ mệnh, đúc vật linh Ngọc Lũ: Một hiện vật biểu tượng văn hóa mang tính quốc gia - kiệt tác có một không hai của nhân loại – hiện vật tâm linh, gọi là hèm. Hèm là từ khóa; kiêng dè, cấm kỵ, húy tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Thái ở Tây Bắc gọi là căm dam: linh thiêng, huyền bí, bí hiểm, điều không được nói ra động đến thánh thần, không phải dễ, ai cũng biết, muốn biết phải thông qua thần chú của thầy mo - khi đúc xong vật linh thì có lễ “hô thần nhập tượng” nên vật linh đã trở thành “thần”. Vì thế, vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ đó là biểu tượng quyền uy, Ấn tín và là báu vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương. Tương truyền, trong những lần Vua Hùng cầm quân đi dẹp loạn bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của nước Văn Lang, Thần Đồng đã hiện hình giúp nhà Vua thắng trận. Vì vậy, vua Hùng đã phong cho Thần là Đại vương, và lập đền thờ Ngài trên núi Khả Lao, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - còn gọi là “núi Thần Đồng” - nơi tìm ra kim loại đồng đầu tiên. Kẻ thù thay đổi tên của ấn tín Người xưa cho rằng, cống nạp Ấn tín là tỏ lòng thuần phục, dùng sức mạnh đánh cướp Ấn tín là nước đó không còn Vua – mất Chủ, hoặc thay đổi tên của Ấn tín thì dù cư dân của nước đó có chôn giấu Ấn tín thì cũng không còn giá trị nữa. Vì thế, Mã Viện trong lần đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) biết giá trị của Ấn tín cho nên y gọi là “đồng cổ” – (trống đồng) thứ nhạc cụ. Chủ trương thâm hiểm đó của kẻ thù đã được chúng thực hiện thành công. Về sau này, khi chúng ta đào được Thần Đồng thì đều gọi là “đồng cổ” (trống đồng) thứ nhạc cụ, chứ không ai nghĩ đó là Ấn tín của thời đại Hùng Vương nữa. Tuy nhiên, để thực hiện được ý đồ xóa tinh thần Ấn tín, kẻ thù còn phải dùng một loạt biện pháp tiến hành triệt để nữa - tức là trong một ngàn năm Bắc thuộc, giới thống trị đã cho viết trên 40 đầu sách rêu rao, quảng bá thứ đồng cổ - trống đồng, và cho dân vùng Lưỡng Quảng biểu diễn tiết mục đánh trống đồng, nhưng phải kiên trì, lâu dài. Bởi lẽ, khi gọi hiện vật “đồng cổ” - (trống đồng) của Giao Chỉ là thứ nhạc cụ là mới mẻ quá, chưa đi vào nhận thức của cư dân ở vùng đó, cho nên nhà hào trưởng khi đúc trống đồng xong không dùng dùi đánh thử, để nghe tiếng kêu mà đặt trống đồng giữa sân, mở tiệc rượu mời đồng loại đến mừng. Người đến chật nhà, con trai con gái nhà hào phú dùng vàng bạc đúc thành thoa (hoa tai) dùng thoa gõ vào trống đồng rồi để lại cho nhà chủ - chỉ dùng thoa “gõ” thôi chứ không dùng dùi đánh thử (sách Quảng Châu ký của Bùi Thị khoảng năm 420 - 488). Phải đến sách Cựu Đường thư (940 - 946) mới xuất hiện việc đánh trống đồng và coi đó là một nhạc cụ. Từ giữa thế kỷ thứ X trở đi vùng Lưỡng Quảng mới chính thức đánh trống đồng thành tiết mục biểu diễn. Nghĩa là kể từ khi Mã Viện gọi thứ vật linh hèm Ấn tín của người Kinh - Giao Chỉ là “đồng cổ” thứ nhạc cụ thì sau 900 năm, sử của Trung Quốc mới chính thức gọi thứ vật linh hèm ấy là thứ nhạc cụ, đưa ra hai tiêu chí về đánh trống đồng cho vùng Lưỡng Quảng thực hiện. GS H.Loofs - Wwiosowa người Australia, gốc Đức, từng ở trong đội quân viễn chinh Pháp có nhiều hiểu biết về văn hoá Việt Nam, với thuyết Biểu chương vương quyền coi Trống Đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp pháp. Ông cho rằng, có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở Bắc Việt Nam trong thời cổ, tương tự với quyền uy của giáo hoàng phương Tây. Theo ông các tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến Bắc Việt Nam để xin ban các Trống Đồng mà với chúng, họ có thể làm vua hợp pháp. theo http://kienthuc.net.vn/di-san/nhung-giai-ma-bat-ngo-ve-trong-dong-viet-nam-407875.html ==================================================== Điều này hoàn toàn đã có thể xảy ra.
    1 like
  6. Lão Gàn cảnh báo rằng: Nếu trước 10/ 3 Bình Thân Việt lịch, Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử không được xác định tính chân lý, thì không còn một hy vọng nào, dù mong manh, có thể cứu vãn được sự đối đầu không khoan nhượng ở Tây Thái Bình Dương. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân Mỹ - Trung vì Biển Đông 09:00 AM - 01/12/2015Thanh Niên Một số chuyên gia cho rằng nếu mỗi bên tính toán sai, căng thẳng Mỹ - Trung về vấn đề Biển Đông có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Trung Quốc có thể đã triển khai tên lửa đạn đạo DF-21C tới căn cứ ở Quảng Đông - Ảnh: Sino Defence Tin liên quan Học giả Hồng Kông nói Trung Quốc không sợ đối đầu Mỹ ở Biển Đông Tàu tuần duyên Mỹ sẽ lại vào Biển Đông Bên trong một tàu ngầm Mỹ theo dõi Trung Quốc gần Biển Đông Mỹ đang tỏ dấu hiệu sẽ hành động ngày càng kiên quyết hơn trong vấn đề bảo đảm tự do lưu thông trên Biển Đông và phản ứng tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại khu vực này. Bất chấp thái độ giận dữ của Bắc Kinh, Washington khẳng định sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra áp sát đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông đồng thời tìm cách khuyến khích đồng minh trong khu vực cùng tham gia. Từ tình hình này, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Lĩnh Nam (Hồng Kông) Trương Bảo Huy cảnh báo căng thẳng Mỹ - Trung từ các cuộc tuần tra ở Biển Đông có thể dẫn đến nguy cơ xung đột và Bắc Kinh đã sẵn sàng cho một cuộc chiến hạt nhân. Trung Quốc tăng vũ khí hạt nhân Trong bài viết đăng trên diễn đàn bình luận RSIS Commentary của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Giáo sư Trương nhận định Mỹ đã “phần nào tự tin thái quá” khi cho rằng Trung Quốc sẽ không dám phản ứng mạnh tay vì chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa 2 nước. “Cần nhớ là một quốc gia hạt nhân có thể đe dọa làm leo thang căng thẳng hạt nhân để ngăn chặn đối phương gây tổn hại cho cái mà họ xem là lợi ích quan trọng”, ông Trương khẳng định. Theo chuyên gia này, trong thời gian qua, Bắc Kinh đã ra sức phát triển vũ khí hạt nhân để răn đe Washington. Dẫn chứng mới nhất là quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 3.11 tung ra hình ảnh hiếm hoi về tên lửa chiến lược JL-2 phóng từ tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân (SSBN). Hiện nay Trung Quốc có 4 chiếc SSBN lớp Tấn, được xem là đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược răn đe hạt nhân của nước này, và tất cả đều phục vụ trong Hạm đội Nam Hải hoạt động ở Biển Đông. Tờ The Australian dẫn lời nhiều chuyên gia Mỹ dự đoán hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu cho SSBN tuần tra ở Biển Đông vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Cũng theo Giáo sư Trương Bảo Huy, Trung Quốc gần đây liên tục tiết lộ những tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân như DF-26 và DF-41. Với tầm bắn 12.000 - 14.000 km, tên lửa liên lục địa DF-41 có thể vươn tới một số thành phố của Mỹ và được lắp đặt thiết bị chứa nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập. Chuyên trang Bulletin of the Atomic Scientists dẫn các nguồn tin quân sự Mỹ lẫn Trung Quốc cho hay Bắc Kinh hiện sở hữu khoảng 240 đầu đạn hạt nhân và có thể tăng gấp đôi vào đầu thập niên 2020. Phần lớn trong số này thuộc sự quản lý của Lực lượng pháo binh số 2 (SAC). Đây là đơn vị cốt lõi trong chiến lược răn đe hạt nhân Trung Quốc, chịu trách nhiệm vận hành tên lửa hạt nhân lẫn thông thường. SAC, được cho là có 90.000 - 100.000 quân nhân, sở hữu 110 - 140 tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3, tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 và 900 - 1.000 tên lửa thông thường, theo chuyên trang quân sự Sino Defense. Hiện nay, đơn vị này có ít nhất 6 căn cứ trải rộng khắp Trung Quốc. Trong đó, có một căn cứ được đưa vào hoạt động từ năm 2010 ở tỉnh Quảng Đông. Căn cứ được trang bị tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc tên lửa hành trình tầm xa CJ-10, cả hai được cho là có khả năng tấn công chính xác trong phạm vi 2.000 km, đặt 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN trong tầm ngắm. Lực lượng hạt nhân Mỹ Máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: Bloomberg Thực tế, năng lực vũ khí hạt nhân Mỹ vượt xa Trung Quốc gấp nhiều lần. Tính đến năm 2015, nước này vẫn còn 4.760 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 2.080 đầu đạn đã được triển khai, theo Bulletin of the Atomic Scientists. Trong thập niên tới, Washington sẽ chi tới 350 tỉ USD cho việc hiện đại hóa và duy trì năng lực hạt nhân. Các lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ hiện nay được cho là gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, tên lửa hành trình phóng từ máy bay, oanh tạc cơ B-52, oanh tạc cơ tàng hình B-2, bom nguyên tử B61 và bom nhiệt hạch B-83. Với tương quan lực lượng như vậy, nhiều nhà chiến lược Mỹ tự tin Trung Quốc sẽ chịu tổn thất hơn gấp nhiều lần nên nước này sẽ tránh mọi xung đột ngay khi xuất hiện nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Họ cũng cho rằng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh “thừa hiểu” Mỹ có khả năng bắn chặn tên lửa liên lục địa ngay trước khi được phóng hoặc trong lúc bay. Tuy nhiên, tờ The Strait Times dẫn lời Giáo sư Hugh White tại Đại học Quốc gia Úc đặt câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu các lãnh đạo Trung Quốc nghĩ khác?”. Theo ông, Trung Quốc vẫn có thể nghiêng về khả năng tấn công hạt nhân vì họ cho rằng sự kiên quyết của mình có thể đối trọng với lợi thế về vũ khí của Mỹ. Dù sao thì khi đã xảy ra chiến tranh hạt nhân thì bất chấp thực lực chênh lệch ra sao, kết quả cuối cùng vẫn gần như là “ngọc đá cùng tan” nên Washington vẫn có thể chùn chân. Từ đó, Giáo sư White cho rằng vẫn có nguy cơ xung đột hạt nhân Mỹ - Trung khi bên này đánh giá thấp bên kia. “Ngày nay vẫn có nguy cơ thật sự là cả hai phía đều nghĩ bên kia sẽ rút lui trước. Điều đó khiến cả hai càng sẵn sàng tạo ra nguy cơ biến đối đầu thành xung đột không thể kiểm soát”, ông cảnh báo. Văn Khoa ======================= Ngày xưa - trong chiến tranh Lạnh Xô Mỹ - thì lập luận này đúng như vậy. Cho nên mới có cuộc gặp Thượng đỉnh bí mật nhất trong lịch sử văn minh nhân loại giữa TT Liên Xô và Hoa Kỳ ở Địa Trung Hải. Kết quả là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm Vùng Vịnh I, để kết thúc Chiến tranh Lạnh. Sau đó là Liên Xô và khối Wasava sụp đổ. Nhưng ngày nay, thời thế không như ngày xưa, không thể có chiến tranh ủy nhiệm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bởi vậy, chiến tranh giữa hai siêu cường là rất khó tránh khỏi. Vấn đề còn lại là nó xảy ra vào lúc nào mà thôi. Đương nhiên cũng không quá lâu để phải đến thế hệ sau mới chứng kiến. Trung Quốc với những nhà lãnh đạo của họ đã quá chủ quan với thứ lập luận cổ điển: Xưa rồi Diễm. Ngày nay, hệ thống phòng thủ quốc gia có thể ngăn được cả một viên đạn súng cối. Chưa nói đến tên lửa đạn đạo. Đây - đoạn trích dẫn này cho thấy điều đó: Từ lâu, lão Gàn đã khẳng định rằng: "Trong chiến tranh hiện đại, nước nào phòng thủ tốt sẽ là kẻ chiến thắng". Hoa Kỳ đã có một hệ thống phòng thủ tuyệt hảo. Chưa nói đến những loại vũ khí đầu bảng, mà nếu nó xuất hiện thì cũng chưa biết đặt tên nó là gì. Hiện nay chỉ có nước Nga là đủ tiêu chuẩn để nước Mỹ e ngại một cuộc chiến tranh hạt nhân theo kiểu cả hai bên cùng chết. Vì số lượng đầu đạn hạt nhân cùa Nga quá nhiều. Nhiều đến mức độ xác xuất nổ trên lãnh thổ Hoa Kỳ chỉ cần 1% cũng đủ tan hoang đất nước này, nên Hoa Kỳ có thể e ngại. Còn Trung Quốc thì quên nhanh. Có lẽ Bắc Kinh cũng biết điều đó, nên Phó Chủ tịch Trung Quốc Uông Dương, vội vã thừa nhận địa vị bá chủ thế giới, để Hoa Kỳ "yên tâm" trước sự bành trướng của Trung Quốc. Nhưng các chính khứa Hoa Kỳ không ngây thơ - "Ngố Tây" - như Trung Quốc tưởng tượng. Cho nên, sai lầm có tính chiến lược quốc gia của Bắc Kinh đã và sẽ dẫn đến thảm họa cho chính dân tộc này. Cứu cánh duy nhất - "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông" - Như lời nhà tiên tri Jeane Dixon của Hoa Kỳ đã nói tới - chính là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được chứng minh tính chân lý. Nhưng vì sự vô minh với tâm địa ích kỷ, nhỏ mọn cản trở, nên nó cũng muộn rồi và chỉ còn là hy vọng thôi. Vì lý do nhân đạo, lão sẽ cố gắng một lần chót. Mọi việc sẽ tùy thuộc vào "Tập hợp lớn nhất, bao trùm mọi tập hợp, mà không thể có tập hợp nào lớn hơn nó" có quyết định cuối cùng.
    1 like
  7. Thật ra những hình tượng đó đều cụ thể hóa cho dễ nhận biết về khí âm dương của PTLV mà thôi, theo hà đồ thì bắc và tây là âm nên cần cao, nam và đông là dương nên cần thấp. Theo quan niệm loan đầu truyền thống, mọi người dễ lầm giữa thanh long và bạch hổ, vì bị ảnh hưởng sách tàu cứ hay cho rằng thanh long phải cao hơn bạch hổ, theo PTLV xét tương quan giữa bạch hổ và thanh long thì thanh long (dương) cần thấp hơn bạch hổ và dài, còn bạch hổ (âm) cần cao và ngắn. Còn giữa chu tước và huyền vũ, thì chu tước (dương) cần trống thoáng và mở rộng xa ra, còn huyền vũ (âm) cần nhô cao và gần. Nói chung cần nhớ là âm thăng dương giáng là căn bản nhất khi xem xét địa hình.
    1 like