• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/12/2015 in Bài viết

  1. Quả núi trấn trước mặt, lộn ngược dòng địa khí. Cửa chính bị tường/cột kẹt ngay mặt giữa, trạng thái tương tự thiên trảm sát "cửa chính". Mở quá nhiều cửa chính, loạn dòng thiên khí.
    1 like
  2. Chơi dao sắc có ngày đứt tay Hồng Thủy 03/12/15 07:31 Thảo luận (9) (GDVN) - Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan: Chủ nghĩa dân túy có thể chiếm quyền điều khiển phản ứng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Quốc tế sẽ đánh bại yêu sách bành trướng đường lưỡi bò sau phán quyết của PCA 4 lý do Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam, Philippines trên Biển Đông Khủng hoảng Nga - Thổ ảnh hưởng gì đến Biển Đông? Jiang Zongqiang, trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc thành lập và Hu Xin, thành viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Mỹ tại Washington ngày 3/12 có bài phân tích trên The Straits Times với tiêu đề: "Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan: Chủ nghĩa dân túy có thể chiếm quyền điều khiển phản ứng chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông". Bài viết đưa ra nhiều vấn đề không mới với thế giới, nhưng mới với dư luận và giới nghiên cứu Trung Quốc, rất đáng lưu ý. Chơi dao sắc có ngày đứt tay, huống hồ lại là con dao hai lưỡi. Ảnh minh họa: Wikipedia. Đổ thừa cho Mỹ Hai học giả Trung Quốc nói rằng: Hoạt động quyết đoán của Hoa Kỳ trong việc tuần tra tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã thổi bùng chủ nghĩa dân túy ở Trung Quốc và nguy cơ Bắc Kinh phản ứng ngày càng hung hăng hơn. Tại diễn đàn an ninh Halifax International ngày 21/11, Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ nhắc lại rằng: Mỹ sẽ tiếp tục bay và cho tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm Biển Đông. Tuy nhiên, hành động như vậy có thể ra vẻ rằng Hoa Kỳ có ý định thể hiện ưu thế quân sự của mình ở Biển Đông. Như vậy, không thể phủ nhận rằng các hoạt động này là nỗ lực làm suy yếu sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc với Mỹ về mặt quân sự và làm trầm trọng thêm căng thẳng khu vực bằng cách bất chấp những lo ngại của Trung Quốc về chủ quyền, an ninh và lợi ích trong khu vực (?). Nó cũng đã làm dấy lên một làn sóng của chủ nghĩa dân túy trong giới hoạch định chính sách Trung Quốc, các học giả và cư dân mạng. Những kêu gọi Trung Quốc cần đối phó cứng rắn đã tăng cao kể từ khi tàu khu trục USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý quanh bãi cạn lúc nổi, lúc chìm Xu Bi và Vành Khăn ngày 27/10. Hành động quyết đoán như thế này đã làm trầm trọng thêm một chủ nghĩa dân túy đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng có khả năng chiếm quyền kiểm soát các quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Chủ nghĩa dân túy có khả năng sẽ khóa chính phủ Trung Quốc vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, chính phủ Trung Quốc dường như muốn tiếp tục duy trì sự mơ hồ về tình trạng pháp lý của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) và những hòn đảo nhân tạo. Đường 9 đoạn do chính phủ Trung Quốc đưa ra để khẳng định yêu sách của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông, mặc dù Trung Quốc không đệ đơn kiện chính thức hay định nghĩa các vùng lãnh thổ bên trong ranh giới đó. Sự mơ hồ như thế cho phép chính phủ Trung Quốc linh hoạt hơn để đối phó với các tranh chấp và phát triển một chiến lược toàn diện hơn để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên chủ nghĩa dân túy đã ép chính phủ Trung Quốc phải đặt mình vào trạng thái ngày càng quyết đoán hơn trên biển. Vài lời bình luận: Jiang Zongqiang và Hu Xin nói hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông làm tăng chủ nghĩa dân túy, mà thực chất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc đến mức nó có thể chiếm quyền kiểm soát quá trình hoạch định chính sách và phản ứng của Bắc Kinh trong các vấn đề Biển Đông chỉ phản ánh đúng một nửa thực tại, đó là nửa sau. Bởi lẽ, hoạt động của Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế không sai. Chính 2 học giả này thừa nhận 2 thực thể mà Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý là bãi cạn lúc nổi lúc chìm, theo Điều 121 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chúng không có lãnh hải 12 hải lý, chỉ có vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét. Việc dư luận Trung Quốc, đặc biệt là cộng đồng mạng không hiểu điều này còn có thể chấp nhận, mặc dù chính phủ Trung Quốc phải có nghĩa vụ giải thích luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS mà mình đã phê chuẩn cho người dân nước mình. Nhưng giới hoạch định chính sách, học giả Trung Quốc là tầng lớp "có ăn có học", tại sao lại hàm hồ phản đối những điều mà chính hải quân Trung Quốc vừa làm trước đó không lâu, đi lại tự do bên trong 12 hải lý lãnh hải của Hoa Kỳ sau khi tập trận với Nga? Tiến sĩ Tiết Lực từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc cũng có những phát biểu rất đáng chú ý về Biển Đông gần đây, ảnh: SCMP. Trung Quốc đổ cả đống tiền nuôi các học giả nghiên cứu UNCLOS, không lẽ họ không biết điều này? Đã biết rồi tại sao còn phản đối hành động đúng luật? Tại sao lại chính trị hóa các vấn đề pháp lý? Lại nữa, chủ nghĩa dân túy mà hai học giả nói, thực chất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong dư luận xã hội Trung Quốc, do ai tạo ra? Do chính nhà nước Trung Quốc tạo ra nhằm hỗ trợ yêu sách đường lưỡi bò vô lý và phi pháp. Trung Quốc đã trải qua Đại Cách mạng Văn Hóa, sự nguy hiểm của Hồng Vệ Binh như thế nào không lẽ đã vội quên? Các bạn nên nhớ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan là con dao hai lưỡi và rất dễ mất kiểm soát. Bản thân Trung Quốc còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nếu để nó "chiếm quyền kiểm soát các hoạt động hoạch định chính sách và phản ứng của chính phủ" thì quá nguy hiểm. Nguy hiểm đầu tiên cho chính bộ máy cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc, người dân vô tội và sự ổn định, bình yên trong xã hội Trung Quốc rồi sau đó mới đến láng giềng và khu vực. Do đó, thay vì đổ lỗi cho Hoa Kỳ, các học giả và giới hoạch định chính sách Trung Quốc nên thấy rõ bản chất vấn đề cũng như hậu quả nếu cứ nhắm mắt làm liều. Bản thân các học giả Trung Quốc có tiếng như Tiến sĩ Tiết Lực và bây giờ là 2 nhà nghiên cứu này biết thừa hoạt động của Mỹ ở Xu Bi, Vành Khăn hôm 27/10 không sai so với UNCLOS và các quy định của luật pháp quốc tế, vẫn cứ nhắm mắt phản đối thì nói gì đến những người dân không có điều kiện tìm hiểu, không am hiểu luật pháp quốc tế. Trách nhiệm này thuộc về chính các bạn, đội ngũ trí thức nhà nước Trung Quốc được học tập, nghiên cứu và sống trong điều kiện tốt nhất bằng tiền thuế của người dân Trung Quốc hiền lành chất phác. Vì vậy hãy xem lại chính mình đã đóng góp được gì, làm đúng vai trò trách nhiệm của trí thức hay chưa, hay chỉ là những cái loa tuyên truyền chính trị một chiều, bởi như vậy chính các bạn phải trả giá, và đẩy dân tộc các bạn vào chỗ phải trả giá. Đường lưỡi bò mơ hồ Hai học giả Jiang Zongqiang và Hu Xin cũng thừa nhận, yêu sách đường lưỡi bò là mơ hồ. Theo họ: Một lý do để Trung Quốc vẫn còn mơ hồ về tình trạng pháp lý của đường 9 đoạn là cộng đồng quốc tế đã không đạt được một sự đồng thuận phổ quát về ý nghĩa của "quyền lịch sử". Và chế độ pháp lý thành lập bởi Công ước UNCLOS đã không đưa ra một định nghĩa rõ ràng về khái niệm này. Trung Quốc cũng có cân nhắc thực tế của riêng mình. Nếu Trung Quốc làm rõ lập trường của mình bằng cách tuyên bố đường 9 đoạn là một đường ranh giới quốc gia, điều đó tương đương với thông điệp rõ ràng đến mọi người dân Trung Quốc rằng, tất cả các đảo, rặng san hô và các thực thể khác bên trong đường 9 đoạn thuộc về Trung Quốc (?). Nhưng nếu khẳng định như vậy thì tại sao chính phủ Trung Quốc không thể "lấy lại" các đảo, các thực thể đang nằm dưới sự kiểm soát của các quốc gia khác? Điều này sẽ đẩy chính phủ Trung Quốc vào tình thế khó khăn. Nếu chính phủ Trung Quốc không làm gì thì mất uy tín với dân, đặc biệt là khi dư luận đang bị thống trị bởi chủ nghĩa dân túy hùng biện. Bất kỳ bước đi nào khác (theo ý muốn của những người mang chủ nghĩa dân tộc cực đoan) đều đảm bảo sẽ làm Trung Quốc bị kẹt trong một tranh chấp ngoại giao mới. Vì vậy việc chính phủ Trung Quốc nghiêng theo hướng duy trì sự mơ hồ về đường 9 đoạn lại càng được đà trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Sự mơ hồ về tình trạng pháp lý của các đảo nhân tạo Jiang Zongqiang và Hu Xin cho rằng: Khi nói đến tình trạng pháp lý của các đảo nhân tạo, chính phủ Trung Quốc cũng có ít lựa chọn để có một lập trường rõ ràng, ít nhất là trong thời gian này. Theo quy định của Điều 121 UNCLOS, một hòn đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước và ở trên mặt nước khi thủy triều lên. Nhưng về mặt địa lý, đá Xu Bi và Vành Khăn (và có thể cả các thực thể còn lại Trung Quốc đang chiếm đóng) chỉ là những bãi cạn lúc nổi, lúc chìm trước khi Trung Quốc bơm cát bồi lấp, xây dựng thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp). Theo định nghĩa của UNCLOS, các thực thể này không hình thành tự nhiên và không thể được sử dụng làm cơ sở để đòi yêu sách lãnh hải 12 hải lý cho chúng như với đảo tự nhiên. Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp, nhưng không thể làm thay đổi bản chất pháp lý của nó. Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào cho thấy yêu sách các vùng biển từ việc "mở rộng lãnh thổ" của mình do việc bồi lấp cải tạo, và dường như chính phủ Trung Quốc không có ý định làm điều này trong tương lai. Tự do khiêu khích của Washington trong hoạt động tuần tra tự do hàng hải đã chứng minh rằng, mối quan tâm thực sự của Mỹ là tự do quân sự chứ không phải tự do thương mại hàng hải ở Biển Đông. Rõ ràng Trung Quốc đã tuyến bố họ không cản trở tự do thương mại hàng hải. Theo quan điểm của Trung Quốc, có vẻ như Mỹ có ý định chứng minh sự tiếp tục hiện diện quân sự của mình trong khu vực và thách thức diễn giải của Trung Quốc về UNCLOS liên quan đến hành vi tích hợp cho tàu quân sự. Vài lời bình luận: Vậy là ít nhất là các học giả và giới hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn hiểu luật, thậm chí là hiểu rất rõ luật quốc tế, nhưng biết mà vẫn cố vi phạm, ngụy biện. Thứ nhất là đường lưỡi bò mơ hồ, không có cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế hiện đại, bao gồm UNCLOS. Một điều tối thiểu đối với người nghiên cứu hay hoạch định chính sách phải biết là, cái gì trái luật thì nghiễm nhiên không có giá trị và phải được bãi bỏ. Hai là khái niệm "quyền lịch sử", chính các học giả Trung Quốc thừa nhận nó không có trong luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS. Vậy thì đó chính là cái sai, cái ngụy tạo của Trung Quốc chứ không thể bắt cả thế giới này phải chạy theo những khái niệm mơ hồ, ngẫu hứng đầy cảm tính và mưu đồ chính trị do Trung Quốc tạo ra được. Tại sao Trung Quốc biết mà cố phạm? Vấn đề chủ nghĩa dân tộc cực đoan là do chính Trung Quốc tạo ra chứ không có thế lực thù địch nào làm nổi. Và người Trung Quốc vẫn nói, ai buộc chuông thì người ấy cởi, tại sao lại đổ thừa cho Hoa Kỳ? Lại nữa, các bạn nói rằng nếu tuyên bố rõ đường lưỡi bò là ranh giới quốc gia mà không đánh chiếm các đảo, các thực thể do các nước khác đang kiểm soát ở Biển Đông thì khó ăn khó nói với người dân Trung Quốc, vậy các bạn lý giải thế nào về phát biểu của lãnh đạo của các bạn khi công du Hoa Kỳ, Anh Quốc và Singapore? Đấy là tư duy của côn đồ, thất học, giành bát cơm trên tay người khác sau đó đòi đàm phán chia phần, không được cả thì chí ít cũng được một nửa. Luật pháp và công luận quốc tế của nhân loại văn minh ngày nay không còn chấp nhận kiểu hành xử cường quyền, ăn trên ngồi trốc thiên hạ, cá lớn nuốt cá bé như vậy nữa. Trung Hoa là một dân tộc có nền văn minh rực rỡ, từng ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của nhân loại và đóng góp cho tư tưởng nhân loại rất nhiều giá trị nhân văn. Khổng Tử dạy: "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" - cái gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Tại sao các bạn ngày nay lại cứ làm ngược lại những điều nhân nghĩa mà tổ tiên mình đã dạy như vậy? Một lần nữa hai học giả Jiang Zongqiang, Hu Xin đã cho dư luận thấy, các học giả, các nhà quản lý Trung Quốc rất hiểu luật. Các bạn nhắc đến Điều 121 UNCLOS và phân tích tình trạng pháp lý của đá Xu Bi, đá Vành Khăn và đảo nhân tạo rất chính xác. Chỉ có điều các bạn vẫn cứ cố bao biện một cách vô lý cho hành động của chính phủ mình, rõ ràng đó không phải việc làm khôn ngoan. Các bạn đang đẩy dân tộc Trung Quốc vào chỗ cực đoan, tới chỗ thảm họa của Hồng Vệ Binh thế kỷ 21. Cá nhân người viết rất ngưỡng mộ ngài Tư Mã Thiên, một sử gia chân chính của mọi thời đại. Người đã bất chấp mọi áp bức của cường quyền, thậm chí chấp nhận hình phạt nghiệt ngã đối với thân thể và tinh thần từ triều đình phong kiến, quyết không bẻ cong ngòi bút theo ý muốn chủ quan sai sự thật của hoàng đế, triều đình. Nhưng người viết cũng cảm thấy buồn vì hậu duệ của ngài ngày nay, vì miếng cơm manh áo, vinh thân phì gia, biết luật mà vẫn cố phạm, chỉ biết nói biết viết những điều làm vui lòng những cái đầu nóng của một số nhà lãnh đạo, bất chấp công lý và đạo lý, đẩy đất nước Trung Quốc đến chỗ bất nghĩa với láng giềng, thậm chí là miệng hố chiến tranh nồi da, xáo thịt! Bức họa chân dung sử gia Tư Mã Thiên, ảnh: dissertationreviews.org Tiếng nói của chủ nghĩa dân túy Jiang Zongqiang và Hu Xin cho biết: Chủ nghĩa dân túy đã ngày càng gây được nhiều chú ý và áp lực đối với chính phủ Trung Quốc (?) để có lập trường cứng rắn hơn, thậm chí là phải phản ứng bằng quân sự với các tình huống như vậy (tàu Mỹ tuần tra 12 hải lý quanh Xu Bi, Vành Khăn?). Những người theo chủ nghĩa dân túy có thể không hiểu được bản chất phức tạp của các tranh chấp ở Biển Đông và các quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Nếu Trung Quốc phản ứng bằng lực lượng quân sự trong bất kỳ cách thức nào theo như những người chủ nghĩa dân túy mong muốn, thì sau đó các cơ quan ngoại giao Trung Quốc sẽ bị dồn tới chỗ phải làm rõ tình trạng pháp lý của các đảo nhân tạo và đường chín đoạn. Trong trường hợp này, chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ bị lên án bởi các bên yêu sách khác và phần còn lại của cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý, có lẽ những người theo chủ nghĩa dân túy đã bỏ quên có chủ ý thực tế là, đầu tháng 9 một cụm 5 chiến hạm hải quân Trung Quốc đã đi qua bên trong 12 hải lý lãnh hải quần đảo Aleutian, Hoa Kỳ sau cuộc tập trận chung với Nga. Mặc dù Lầu Năm Góc cho đây là hoạt động "không bình thường", nhưng nhấn mạnh: "Trung Quốc là một lực lượng hải quân toàn cầu, và chúng tôi khuyến khích họ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, chuyên nghiệp và luật pháp quốc tế về hàng hải". Mỹ đã không điều tàu ra áp sát tàu Trung Quốc. Cân bằng giữa sự mơ hồ chiến lược với chủ nghĩa dân túy Theo Jiang Zongqiang và Hu Xin: Trung Quốc đã cố gắng để cân bằng giữa sự mơ hồ chiến lược và chủ nghĩa dân túy đang ngày càng gia tăng. Để phục vụ chủ nghĩa dân túy trong nước, Trung Quốc đã thông qua tuyên bố ngày càng quyết đoán (hung hăng), chẳng hạn như tuyên bố Biển Đông liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tăng cường các hoạt động thực thi luật thủy sản, xây dựng cơ sở dân sự và hiện diện quân sự trên các đảo nhân tạo... Quyền lực và chính trị ảnh hưởng đến sự gia tăng quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á đã gây lo ngại và nghi ngờ đối với các bên yêu sách khác và Hoa Kỳ. Đặc biệt sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc về (yêu sách phi lý) chủ quyền, quyền hàng hải ở Biển Đông được xem như một thách thức nghiêm trọng đối với tình trạng hiện tại trong khu vực. Tuy nhiên trong khi đó Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng sẵn sàng có động thái mang tính xây dựng, để góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Trong những năm qua, họ đã cam kết thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, tăng cường sự tin cậy quân sự với Hoa Kỳ. Cũng như ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn ngày 17/10 rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ liều lĩnh dùng đến vũ lực, thậm chí ngay cả với các vấn đề liên quan đến chủ quyền, một chương trình rõ ràng về sự kiềm chế trong bối cảnh áp lực gia tăng từ chủ nghĩa dân túy. Tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc ký kết 2 cơ chế đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau, bao gồm bộ quy tắc ứng xử về an toàn hàng hải trong tình huống chạm trán bất ngờ trên biển giữa các tàu hải quân 2 nước. Do đó Mỹ không nên cố gắng đẩy Trung Quốc vào chỗ phải làm rõ bản chất pháp lý yêu sách đường 9 đoạn và các đảo nhân tạo (???). Với các hoạt động của Mỹ tại Biển Đông những năm gần đây, không thể loại trừ khả năng Trung Quốc có thể có những biện pháp "phòng ngừa" nhất định, như việc công bố (yêu sách) đường cơ sở lãnh hải của quần đảo Trường Sa, thúc đẩy triển khai quân sự phòng thủ đảo nhân tạo hay tuyên bố vùng nhận diện phòng không (?). 2 học giả Trung Quốc kết luận: Mỹ nên nhớ những bài học kinh nghiệm ở Iraq và Afghanistan, trong đó cho thấy những hạn chế của việc cố gắng tạo ra sự ổn định bằng phương tiện quân sự. Phận sự của Mỹ là hãy tôn trọng cam kết của mình để giữ lập trường trung lập ở Biển Đông. Những kẻ quá khích lợi dụng danh nghĩa biểu tình chống Nhật Bản để đập phá bất cứ thứ gì liên quan đến Nhật, hình ảnh gợi nhớ đến lực lượng Hồng Vệ Binh, một lời cảnh báo nghiêm khắc với nhà nước Trung Quốc. Vài lời bình luận Đọc đến đây người viết bất giác cảm thấy phải "bái phục" trình độ ngụy biện, đổ thừa của 2 học giả Trung Quốc. Công luận quốc tế có lẽ đều thấy rõ, nhà nước Trung Quốc rất giỏi trong việc định hướng dư luận, thế mà bây giờ không hiểu tại sao lại quay ra chạy theo dư luận, mà lại là dư luận của một bộ phận nhỏ theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đây âu có lẽ cũng là nghiệp chướng do mình gây ra chứ không ai hãm hại. Nhìn thấy rõ vấn đề, thay vì vai trò của học giả chân chính kiến nghị với nhà nước những điều cần thay đổi, ứng xử cho phù hợp với luật pháp quốc tế và chuẩn mực xã hội văn minh của nhân loại, Jiang Zongqiang và Hu Xin lại quay ra nghĩ cách làm thế nào để tiếp tục thỏa mãn những đòi hỏi hết sức vô lý, trái luật của một bộ phận theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà người viết tin rằng chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị của đất nước 1,3 tỉ dân này. Nhưng dù sao nói gì thì nói cũng phải ghi nhận một điều, các học giả Trung Quốc này cũng đã khá hơn, có bản lĩnh hơn so với những đồng nghiệp đi trước của họ trong việc nói ra bản chất đường lưỡi bò, đảo nhân tạo cũng như chiến lược mơ hồ, "Trung Quốc hóa" luật pháp quốc tế mà nhà nước họ đang làm. Đó cũng là đóng góp của họ trong bối cảnh hiện nay. Tiếc rằng về phần giải pháp, một số học giả này vẫn chưa thoát khỏi cái vòng kim cô của lập trường chính trị cá lớn nuốt cá bé, ngụy biện bảo vệ cường quyền là bảo vệ nồi cơm, dù biết rằng cộng đồng quốc tế không ai chấp nhận và có thể đẩy dân tộc Trung Quốc vào chỗ nguy hiểm. Đáng tiếc. Hồng Thủy ========================= Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - từ lâu đã phán rằng: "Tâm bất chính, ngôn tắc loạn". Trình của lão Gàn đây, chỉ cần qua cặp hoành phi câu đối trên một con tàu nhỏ, đủ để phăng ra tất cả các mối quan hệ quốc tế liên quan. Nhưng không phải lúc nào cũng qưỡn để phân tích. Hai học giả Tàu với những phân tích trong bài trên của nhà bình luận Hồng Thủy, cho thấy: Chiến lược quốc gia của Tàu đang bế tắc đến hồi khủng hoảng. Điều này, lão Gàn cũng đã nói lâu lắm rồi. Trung quốc bây giờ tiến lên, làm tới ở biển Đông thì chắc chắn không tránh khỏi chiến tranh với Hoa Kỳ và Đồng minh, mà họ nắm chắc phần thua. Nhưng lùi lại thì sao? Theo như hai học giả Tàu trong bài trên thì không thể lùi vì "tinh thần dân tộc cực đoan". Nhưng ngay cả cái gọi là "tinh thần dân tộc cực đoan" đó, chỉ là hình tướng sự việc. Bản chất vấn đề ở chỗ này: Dân chúng đã bất mãn cao độ với chính quyền và một nội bộ đầy mâu thuẫn. Họ sẽ nhân cơ hội này và nhân danh tinh thần yêu nước, làm xã hội Trung Quốc khủng khoảng dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Bắc Kinh. Bởi vậy, thực trạng hiện nay là sai lầm chiến lược quốc gia của Bắc Kinh, lấy tiểu tiết thay đại cục, mà người Việt gọi là "tham bát, bỏ mâm". Khiến cho Bắc Kinh hiện này ở vào thế lùi, hay tiến đều ở thế nguy hiểm. Bây giờ chỉ có Thượng Đế gật đầu thì may ra họ thoát hiểm. Nhưng để Thượng Đế gật đầu lại gồm nhiều yếu tố tương tác. Một trong những yếu tố cần chính là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý.
    1 like
  3. Những giải mã bất ngờ về trống đồng Việt Nam Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí? Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí? Để trả lời được câu hỏi này, cần làm rõ một số vấn đề sau: Về nguyên tắc thì hợp kim của một loại nhạc khí là phải có 17% kim loại thiếc và không có kim loại chì: Thiếc có âm thanh đẹp, trong cứng, còn chì sẽ làm câm tiếng. Do đó, hợp kim đồng thau đúc Thần Đồng của Việt Nam kim loại thiếc chỉ có 0,5% tạo độ cứng, còn kim loại chì đến 25% - chì làm câm tiếng lại, nhưng chì mềm điền đầy các họa tiết hoa văn. Vậy Thần Đồng của Việt Nam không phải loại nhạc khí mà là Ấn tín của thời đại Hùng Vương. Vật linh ấn tín biểu tượng vương quyền Mỗi dân tộc trong thời tiền sử thường có một vật linh biểu tượng quyền uy của vị đứng đầu một tôn giáo hoặc tù trưởng: Có tộc, vật linh là chiếc gậy, có tộc vật linh là chiếc mũ. Vật linh ấy nếu kèm theo một câu Thần chú thì tạo nên sự linh nghiệm vô song như chiếc “Gậy”, cái “Nón” của Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Về sau chiếc gậy, cái nón ấy là cây Vương trượng và chiếc mũ Niệm: Khi bị lột mũ Niệm, cất cây Vương trượng thì người đó không còn uy quyền gì nữa. Đó là giá trị của vật linh biểu chương Vương quyền. Đến thời cổ đại, có tổ chức Nhà nước thì xuất hiện loại vật linh Ấn tín của nhà vua như Đỉnh đồng của nhà Thương Trung Quốc và Thần Đồng - Ngọc Lũ của vua Hùng nhà nước Văn Lang. Đến thời đại có chữ viết thì vật linh của các tôn giáo là Sử thi nói về lịch sử của tôn giáo đó, như đạo Phật có Kinh Phật, đạo Cơ Đốc có Kinh Thánh, đạo Hồi có Kinh Koran... Sự ra đời của mỗi loại vật linh ấy là kết tinh – hệ quy chiếu về nền văn hóa tư tưởng của mỗi Tôn giáo và Nhà nước đó. Đặc biệt, hoa văn Thần Đồng - Ngọc Lũ từ thời chưa có chữ viết, bằng những ký hiệu mật mã tạo nên bản Sử thi của dân tộc Kinh - Giao Chỉ biểu đạt về khởi nguyên và tiến trình vòng đời của con người: Đồng thời qua đó, mà hình dung về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khởi thủy cho đến ngày vua Hùng tuyên bố thành lập nước Văn Lang (xem bài Ý nghĩa hoa văn “Thần Đồng” Ngọc Lũ Báo KH&ĐS số 122 - Thứ 6 (10/10/2014). Vào thời đại Hùng Vương, khi đội ngũ các “nhà khoa học”: Phù thủy, chiêm tinh, thầy bói phục vụ trong triều đình Văn Lang đã hoàn thành sứ mệnh, đúc vật linh Ngọc Lũ: Một hiện vật biểu tượng văn hóa mang tính quốc gia - kiệt tác có một không hai của nhân loại – hiện vật tâm linh, gọi là hèm. Hèm là từ khóa; kiêng dè, cấm kỵ, húy tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Thái ở Tây Bắc gọi là căm dam: linh thiêng, huyền bí, bí hiểm, điều không được nói ra động đến thánh thần, không phải dễ, ai cũng biết, muốn biết phải thông qua thần chú của thầy mo - khi đúc xong vật linh thì có lễ “hô thần nhập tượng” nên vật linh đã trở thành “thần”. Vì thế, vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ đó là biểu tượng quyền uy, Ấn tín và là báu vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương. Tương truyền, trong những lần Vua Hùng cầm quân đi dẹp loạn bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của nước Văn Lang, Thần Đồng đã hiện hình giúp nhà Vua thắng trận. Vì vậy, vua Hùng đã phong cho Thần là Đại vương, và lập đền thờ Ngài trên núi Khả Lao, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - còn gọi là “núi Thần Đồng” - nơi tìm ra kim loại đồng đầu tiên. Kẻ thù thay đổi tên của ấn tín Người xưa cho rằng, cống nạp Ấn tín là tỏ lòng thuần phục, dùng sức mạnh đánh cướp Ấn tín là nước đó không còn Vua – mất Chủ, hoặc thay đổi tên của Ấn tín thì dù cư dân của nước đó có chôn giấu Ấn tín thì cũng không còn giá trị nữa. Vì thế, Mã Viện trong lần đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) biết giá trị của Ấn tín cho nên y gọi là “đồng cổ” – (trống đồng) thứ nhạc cụ. Chủ trương thâm hiểm đó của kẻ thù đã được chúng thực hiện thành công. Về sau này, khi chúng ta đào được Thần Đồng thì đều gọi là “đồng cổ” (trống đồng) thứ nhạc cụ, chứ không ai nghĩ đó là Ấn tín của thời đại Hùng Vương nữa. Tuy nhiên, để thực hiện được ý đồ xóa tinh thần Ấn tín, kẻ thù còn phải dùng một loạt biện pháp tiến hành triệt để nữa - tức là trong một ngàn năm Bắc thuộc, giới thống trị đã cho viết trên 40 đầu sách rêu rao, quảng bá thứ đồng cổ - trống đồng, và cho dân vùng Lưỡng Quảng biểu diễn tiết mục đánh trống đồng, nhưng phải kiên trì, lâu dài. Bởi lẽ, khi gọi hiện vật “đồng cổ” - (trống đồng) của Giao Chỉ là thứ nhạc cụ là mới mẻ quá, chưa đi vào nhận thức của cư dân ở vùng đó, cho nên nhà hào trưởng khi đúc trống đồng xong không dùng dùi đánh thử, để nghe tiếng kêu mà đặt trống đồng giữa sân, mở tiệc rượu mời đồng loại đến mừng. Người đến chật nhà, con trai con gái nhà hào phú dùng vàng bạc đúc thành thoa (hoa tai) dùng thoa gõ vào trống đồng rồi để lại cho nhà chủ - chỉ dùng thoa “gõ” thôi chứ không dùng dùi đánh thử (sách Quảng Châu ký của Bùi Thị khoảng năm 420 - 488). Phải đến sách Cựu Đường thư (940 - 946) mới xuất hiện việc đánh trống đồng và coi đó là một nhạc cụ. Từ giữa thế kỷ thứ X trở đi vùng Lưỡng Quảng mới chính thức đánh trống đồng thành tiết mục biểu diễn. Nghĩa là kể từ khi Mã Viện gọi thứ vật linh hèm Ấn tín của người Kinh - Giao Chỉ là “đồng cổ” thứ nhạc cụ thì sau 900 năm, sử của Trung Quốc mới chính thức gọi thứ vật linh hèm ấy là thứ nhạc cụ, đưa ra hai tiêu chí về đánh trống đồng cho vùng Lưỡng Quảng thực hiện. GS H.Loofs - Wwiosowa người Australia, gốc Đức, từng ở trong đội quân viễn chinh Pháp có nhiều hiểu biết về văn hoá Việt Nam, với thuyết Biểu chương vương quyền coi Trống Đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp pháp. Ông cho rằng, có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở Bắc Việt Nam trong thời cổ, tương tự với quyền uy của giáo hoàng phương Tây. Theo ông các tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến Bắc Việt Nam để xin ban các Trống Đồng mà với chúng, họ có thể làm vua hợp pháp. theo http://kienthuc.net.vn/di-san/nhung-giai-ma-bat-ngo-ve-trong-dong-viet-nam-407875.html ==================================================== Điều này hoàn toàn đã có thể xảy ra.
    1 like
  4. Những món quà tuyệt vời mà ông Obama không thể nhận Thứ Sáu, 04/12/2015 18:01 Thanh kiếm, bức chân dung hoàng tử hay như áo choàng dài chạm đất… nằm trong số rất nhiều món quà mà Tổng thống Mỹ Barack Obama được tặng trong năm 2014, song thực sự ông lại không thể nhận chúng. Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố danh sách hàng trăm món quà có tổng trị giá tới 1,5 triệu USD do các nhà lãnh đạo thế giới gửi tặng ông Obama cùng gia đình qua những chuyến thăm, những lần gặp mặt trong năm 2014. Trong số đó, món quà của nhà vua Arab Saudia quá cố là hào phóng hơn cả. Tuy nhiên theo luật pháp nước Mỹ, ông Obama cũng như mọi nhân viên liên bang khác, không được phép nhận bất cứ món quà ngoại giao nào làm của riêng. Ngài tổng thống sẽ phải nộp lại chúng cho Cơ quan lưu trữ quốc gia hoặc nếu ông muốn giữ chúng thì phải dùng tiền túi để mua lại với giá thị trường. Đối với rượu và các món đồ dễ hỏng thì sẽ giao cho Cơ quan Mật vụ xử lý. Ông Obama nhận sợi dây chuyền vàng từ Quốc vương Abdullah nhân chuyến thăm thủ đô Riyadh năm 2009. Ảnh: Reuters Trang sức đắt tiền cho Phu nhân và con gái Quốc vương Saudi quá cố Abdullah đã tặng riêng Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama hai bộ trang sức quý khoảng 1,1 triệu USD. Lần đầu, bà Michelle nhận được một viên kim cương cùng với một bộ trang sức ngọc lục bảo bao gồm đầy đủ vòng cổ, khuyên tai, nhẫn và vòng tay. Lần sau, ông Abdullah lại gửi tặng bà Michelle thêm một bộ trang sức nữa. Thái tử Miteb – con trai Quốc vương Abdullah và là người đứng đầu lực lượng Vệ binh quốc gia – hồi tháng trước đã tặng ông chủ Nhà Trắng một chiếc áo thụng dài màu trắng đính họa tiết hoa màu hồng tím. Gói quà gần 40.000USD này còn có một chiếc áo choàng không tay màu cam dài chấm gót cùng với một chiếc áo thụng họa tiết cánh hoa màu nâu và xanh lam. Ngoài ra, gia đình hoàng gia Saudi không quên tặng hai cô con gái của Tổng thống Mỹ là Sasha và Malia những món quà nạm kim cương, ngọc quý với trị giá khoảng 80.000USD. Thủ tướng New Zealand John Key cũng từng thể hiện sự chu đáo của mình bằng việc gửi tặng Sasha và Malia 4 bộ găng tay len và mũ dạ có giá khoảng 800USD. Quốc vương Mswati III của Swaziland cũng “lấy lòng” Đệ nhất Phu nhân bằng một bộ dụng cụ nhà bếp và ăn tối. Bộ quà này trị giá hơn 2.700 USD bao gồm một chiếc bát đặt lên giá đỡ bằng thủy tinh tái chế, hai cốc thủy tinh với tay cầm hình con báo, một xô đựng đá, 6 ly nhỏ và 6 nút chai trang trí hình con vật. Quà lưu niệm hữu nghị Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott đã tặng ông Obama một tấm ván trượt màu trắng xanh in hình cờ hữu nghị của hai nước và đóng con dấu Tổng thống. Thủ tướng Ireland Enda Kenny tặng nhà lãnh đạo Mỹ một chiếc đĩa DVD có tựa đề “Bền vững bắt đầu từ đây”. Giỏ quà của Quốc vương Malaysia tặng cho ông Obama trị giá hơn 8.000USD, gồm một thanh kiếm thép có phần chuôi bọc vàng và nạm ngọc cùng với nhiều đồng tiền xu, một chiếc đĩa và một tấm hình chân dung của Quốc vương và Hoàng hậu Malaysia. Quà tặng của cựu Tổng thống Uruguay Jose Mujica là một vài bức vẽ và một chiếc khăn choàng có điểm nhấn da lộn màu nâu. Thay vì tặng kiếm, ông Mujica đã gửi một miếng vải in hình những người đàn ông cầm kiếm nhìn vào khoảng không. Quà của Vua Brunei tặng ông Obama là một ấm pha trà tự động hình chim cánh cụt, một chiếc rương bọc da rắn, một khay pho mát và một bộ cờ vua với tổng trị giá hơn 1.200USD. Ấm pha trà tự động dễ dàng mua được trên Amazon. Còn Hoàng tử William của nước Anh đã gửi món quà là một bức chân dung của chính mình, có kèm chữ ký trên đó, ước tính có giá trị khoảng 888 USD. Một con dao găm bằng bạc và đá san hô trị giá 885USD là quà tặng của Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal dành cho Tổng thống Mỹ. Các quan chức Mỹ cấp cao khác và người thân của họ cũng thường xuyên nhận được những món quà giá trị từ nhiều quốc gia. Năm 2014, Ngoại trưởng John Kerry đã nhận nhiều món quà từ Vương quốc Saudi, trị giá trên 60.000USD, bao gồm hai chiếc đồng hồ Rolex, một chiếc đồng hồ Cartier bằng vàng và một bức tượng cây cọ nạm ngọc. Vợ của ông, bà Theresa Heinz Kerry cũng được tặng nhiều trang sức đá quý với giá trị khoảng 800.000USD. Hoàng Trang (theo CNN) ====================== Kỳ này sang Hoa Kỳ, lão sẽ tặng Tổng Thống Obama cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", trị giá 10 Dollar. Còn việc nó có đến tay ông ta và ông ta có nhận nó hay không lại là chuyện khác.
    1 like
  5. Đến nay, gần 5 tháng đã trôi qua. 17/ 7 - 2/ 12 2015 lời dự đoán gây chấn động dư luận thế giới của các nhà khoa học Hoa Kỳ, về một trận động đất hủy diệt ở miền Tây Hoa Kỳ đã không xảy ra. Âm lịch thì hôm nay là 21/ 10 Ất Mùi. Như vậy còn đúng hai tháng nữa - 24 tháng Chạp Ất Mùi Việt lịch, Thiên Sứ tôi sẽ mở chai rượu xịn, cùng Hung nguyen và anh chị em Địa Lý Lạc Việt ăn mừng vì sự may mắn của nước Mỹ và sự ưu việt của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, so với tri thức của nền khoa học hiện đại, trong lĩnh vực dự báo động đất. Đây không phải là lần duy nhất ăn may, mà chúng tôi đã dự báo chính xác ngót cả trăm lần như vậy, ngay trên diễn đàn này.
    1 like