-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 30/11/2015 in all areas
-
Hoảng loạn, tháo chạy khỏi Trung Quốc - Sự bất ổn của thị trường tài chính và kinh tế Trung Quốc đã khiến một dòng tiền lớn tháo chạy khỏi nước này. Trong sự dịch chuyển đó, ASEAN, bao gồm cả Việt Nam, đang có cơ hội. Hoảng loạn trở lại Thị trường chứng khoán (TTCK) TQ ngày 27/11 đã chứng kiến một phiên giảm điểm kinh hoàng. Chỉ số của sàn chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Composite Index) đóng cửa giảm gần 200 điểm (-5,48%) xuống còn 3.436,3 điểm. Phiên lao dốc này diễn ra chỉ đúng một ngày sau khi nước này kỷ niệm 25 năm TTCK TQ vào ngày 26/11. Nỗ lực vực dậy sau sụt giảm chóng mặt của TTCK hồi tháng 7-8 đã giúp các chỉ số hồi phục khá mạnh, tăng hơn 15% so với mức đáy thiết lập hồi cuối tháng 8. Tuy nhiên, thị trường có quy mô 7 ngàn tỷ USD trước đó đã có những đợt sóng tăng hoang dại, 150% trong vòng một năm. Đây vẫn là điều khiến rất nhiều NĐT trong và ngoài nước lo lắng bởi tăng trưởng không đi liền với sự ổn định và bền vững. Hiện tại chỉ số Shanghai Composite vẫn thấp hơn hơn 33% so với đỉnh cao 5.166 điểm ghi nhận hồi cuối tháng 12/2014. Dù vậy, dòng vốn ngoại và ngay cả dòng vốn trong nước này vẫn đang âm thầm dịch chuyển ra bên ngoài. Cuộc khủng hoảng chứng khoán trong năm nay đã khiến TTCK bốc hơn hơn 3 ngàn tỷ USD. Theo ước tính của Bộ Tài chính Mỹ, trong 8 tháng đầu năm, dòng tiền rút khỏi TQ đã lên tới hơn 500 tỷ đô-la trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc, chứng khoán giảm mạnh và NDT biến động mạnh. Riêng trong tháng 8, lượng tiền rút ra lên tới khoảng 200 tỷ USD. Sự bất ổn của thị trường tài chính và kinh tế Trung Quốc đã khiến một dòng tiền lớn tháo chạy khỏi nước này. Nhiều DN bên ngoài đang phải trả giá đắt do sự phụ thuộc vào nền kinh tế TQ và không ít trong số đó đang từ bỏ TQ và tìm đến thị trường VN, Ấn Độ. Theo Nikkei, kể từ cuối năm ngoái, xuất khẩu của Đài Loan, nhất là mặt hàng thiết bị điện tử di động đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các loại hàng hóa như sản phẩm thép, máy móc nông nghiệp, hóa dầu, điện tử… của Hàn Quốc sang TQ cũng giảm mạnh. Trước đó, nhiều DN châu Âu cũng đã phải cắt giảm hoạt động ở TQ do tăng trưởng sụt giảm và lợi nhuận tại thị trường này ngày càng teo tóp. Hồi giữa năm, chỉ khoảng 20% DN châu Âu cho biết, họ có kế hoạch đầu tư mới, giảm rất nhiều so với tỷ lệ 1/3 năm trước. Trong khoảng một tháng qua, tỷ phú người Hong Kong giàu nhất châu Á Lý Gia Thành liên tục bị truyền thông TQ bị coi là kẻ “vong ơn bội nghĩa” sau khi ông đã bán tháo tài sản tại Đại lục để rút vốn khỏi nước này do tăng trưởng kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 1/4 thập kỷ qua và chưa có dấu hiệu hồi phục. Không chỉ các DN nước ngoài rời đi, chính các DN và doanh nhân TQ cũng đang ôm tỷ đô tháo chạy khỏi TQ. Vài năm gần đây, mỗi năm người TQ đã chi hàng trăm tỷ cho BĐS ở Mỹ, và cũng đang điên cuồng mua BĐS ở nhiều nước khác. Cuối năm 2014, tập đoàn giải trí và bất động Dalian Wanda của tỷ phú từng giàu nhất TQ Wang Jianlin đã đổ hàng tỷ USD vào khách sạn và trung tâm thương mại ở Chicago Mỹ và London Anh. Tiền cũng được các đại gia TQ đổ hàng trăm tỷ USD sang các nước để thâu tóm DN từ thực phẩm, công nghệ cho tới các câu lạc bộ bóng đá. Thị trường nước ngoài giờ đây dường như đang hấp dẫn hơn khi mà sự ổn định trong nước đang bị mất đi, nhiều yếu tố như lao động, rảo cản thâm nhập… đang kém hấp dẫn. Việt Nam: Cơ hội và bến đỗ mới Theo HSBC, châu Á được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy một thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu sắp tới và khởi đầu cho xuất khẩu thế giới tăng gấp bốn lần đạt mức 68,5 ngàn tỷ đô la Mỹ vào năm 2050. Làn sóng dịch chuyển đầu tư cho thấy TQ không còn được xem là "công xưởng" chính của thế giới. Trong làn sóng thứ ba này, VN sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.437 tỷ đô la Mỹ, bên cạnh các quốc gia như TQ, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore. Ông Paul Skelton, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính DN khu vực châu Á TBD của HSBC cho rằng, thế giới cần phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng của thương mại trong tăng trưởng và sự phồn thịnh của kinh tế toàn cầu. Mặc dù, HSBC vẫn ghi nhận, TQ giữ vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của thế giới, với ảnh hưởng gia tăng tại châu Á được hỗ trợ bởi những dự án như ‘One Belt, One Road’ và dưới ảnh hưởng của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tuy nhiên, HSBC lạo chỉ ra một xu hướng mới khi dòng vốn đầu tư từ TQ đang dịch chuyển sang các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bà Victoria Kwakwa, giám đốc quốc gia của WB tại VN, chia sẻ về xu hướng tỷ trọng FDI vào chế biến, chế tạo tăng nhanh trong 10 năm qua và cho rằng, VN có lợi thế nhờ gần chuỗi sản xuất toàn cầu, lao động dồi dào, chi phí thấp, quy mô thị trường lớn và hội nhập mạnh mẽ,... Làn sóng dịch chuyển đầu tư cho thấy TQ không còn được xem là "công xưởng" chính của thế giới. Một số tập đoàn thậm chí tính tới phương án chuyển đại bản doanh sản xuất toàn cầu về VN. Samsung, LG, Intel,... đổ thêm tiền, hàng loạt DN ngoại khác cũng đang rục rịch chuyển nhà máy sang VN. Hồi cuối tháng 9, Công ty tư vấn Bất động sản Savills VN cũng có báo cáo khẳng dinh về một sự dịch chuyển vốn đầu tư từ TQ sang ASEAN để tận dụng cơ hội từ các hiệp định sắp tới trong đó có AEC và TPP. Theo Savills, trong nửa năm 2015, FDI vào dệt may đóng góp nhiều tỷ USD. TPP khiến dòng vốn, bao gồm cả từ TQ và Đài Loan, Hồng Kong… đang đổ dồn vào VN. Cùng với hàng loạt các hiệp định FTAs và làn sóng toàn cấu hóa thứ 3 này, VN đang có cơ hội lớn để đón dòng vốn đang chạy khỏi các thị trường không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả lợi thế lần này lại là một câu chuyện khác, một thách thức của chính Việt Nam. M.Hà ====================== Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã phát biểu: "Trung Quốc ngồi chung xe với chúng ta quá lâu!". Vâng! Thưa ngài Obama. Cho họ xuống xe đi bộ để họ hiểu được thời gian ngồi chung xe là lòng tốt của Hoa Kỳ, chứ không phải vì họ đã lợi dụng sự dốt nát của Hoa Kỳ. Mọi việc cũng không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn trong "Lời tiên tri Ất Mùi 2015": Việt Nam được hưởng lợi trong sự khủng khoảng toàn cầu và có cơ hội phát triển vào cuối năm. Nhưng phải lợi dụng cơ hội để vươn lên.3 likes
-
Tiếng Việt
longphibaccai and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Ngữ pháp: Con lương hay con lươn? Một loài cá da trơn rất lành, gọi là con Lành. Cùng loài cá da trơn khác giống nó là các con Trành và con Trạch, Lành = =Trành = Trạch = Trình = Chình = Chạch (mềm hóa phát âm). Từ Lành đã biến âm theo QT Tơi-Rỡi: Lành = Lương 良= Thương 傷 = Thiện 善 = Hiền 賢 = Hư 虛 = Từ 慈. Những từ trong nôi khái niệm này đều là những từ trừu tượng mang ý là không làm hại ai (Hư: Hư Vô, là con số 0, vô vi trong Đạo Lão, lòng thương còn gọi là lòng lành). Các từ đôi trong nôi khái niệm này cũng hay dùng riêng, và khi lướt cũng tạo ra các từ mới có cùng nôi khái niệm: Hiền Lành = =Hạnh 行 (có đức hạnh, hạnh kiểm tốt, tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh), Hiền Từ = Hư (vô vi), Thương Lành = =Thành 誠 (lòng thành, thành tín, thành thực, chân thành), Thương Hiền = Thiện 善, Từ Thiện = Tiên 仙 (hay ban phúc lành cho mọi người), Thiện Lương = Thương 傷 (có lòng lành), Lương Thiện = Liễn 聯 (chuyển nghĩa chỉ câu đối, liễn cú 聯句, thường dùng để chúc mừng, hay răn dạy điều lành. Ví dụ câu đối ở một nhà cổ tại Hội An: Tổ phụ thường ngôn, cần kiệm vi tiên thành đại nghiệp. Nhi tôn mỗi niệm, dĩ hòa vi quí hiển tông môn 祖父常言勤俭為先成大業。兒孫每念以和為貴顯宗門. Câu đối còn gọi là câu Liễn聯句, vì nó phải có hai câu đi Liền với nhau, mà QT Lướt từ lặp là “Liền Liền” = Liễn 聯 , 1+1=0). Nôi khái niệm: Lành=Lương=Thương=Thiện=Hiền=Hư=Từ là sự diễn biến âm theo QT T-R. Cũng dễ giải thích: Cặp từ đối tương ứng Â/D hay dùng là Lành/Dữ. Chỉ tánh nết con người thì hay dùng từ Lành Vía, Lành Tướng, Lành Tánh nghịch với Dữ Vía, Dữ Tướng, Dữ Tánh. Lướt “Lành Tướng” = Lương良, nhấn “Dữ Ạ!” = Dã 野. Do vậy cặp từ đối Lành / Dữ được viết bằng chữ Nho là cặp chữ đối Lương良/ Dã野, lương thiện ngược với dã man. Lướt qua lại thì “Lành Tướng” = Lương 良mà “Lương Tánh” = Lành. Nhấn qua lại thì “Dữ Ạ!” = Dã 野 mà “Dã Chứ!” = Dữ. Tất cả các từ có viết bằng chữ Nho hay không có viết bằng chữ Nho (mà là đã từng được viết bằng chữ Khoa Đẩu, tức chữ Việt cổ) đều là của Việt cả. Như vậy con Lương chính là từ gốc, như phát âm của người miền Nam. Do người thủ đô phát âm là con Lươn, mà lấy phát âm của thủ đô làm chuẩn nên ngữ pháp qui định viết con Lươn là đúng ngữ pháp, viết con Lương là sai ngữ pháp. Từ trong nôi khái niệm của tiếng Việt như nêu trên mà Hán ngữ gọi con Lương (con cá lành) là Thiện Ngư 鱔魚 và gọi con Chạch là Hoàng Thiện Ngư 黃鱔魚 (vì Chạch có da màu vàng hơn Lương) Tra <Thuyết Văn Giải Tự说文解字> trên mạng [shuowenjiezizaixianchaxun 说文解字在线查询 ] thì được hiện lên câu trả lời: 抱歉,没有收录汉字 “鳝” (xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Thiện鳝”). Như vậy chứng tỏ rằng thời của Hứa Thận 許慎 tác giả của Thuyết Văn Giải Tự 說文解字 cách nay 2000 năm chưa có chữ Thiện 鱔 trong từ Thiện Ngư 鱔魚 chỉ con Lương. Chữ Thiện鱔(Ngư 魚)là do người Hán học chữ Nho đặt ra bằng cách giả tá, lấy chữ Ngư 魚 chỉ con cá ghép với chữ Thiện善 tá âm mà thành chữ Thiện 鱔 để chỉ con Lương. Hai ngàn năm trước trong các câu đối của nhà Phật còn gọi Biển Đông là Việt Hải 粵海. Tra thêm trong <Thuyết Văn Giải Tự> các từ Việt có viết bằng chữ Nho: 1/ từ Lương:【卷五】【畗部】良善也。呂張切 Lương, thiện dã. Lữ Trương thiết (Lương nghĩa là thiện, đọc bằng cách lướt “Lữ Trương” = Lương). Nếu thiết như phát âm của Hán ngữ thì là “Lu Zhang” = Lang, trật, không thành “Liáng” như Hán ngữ dùng. Lang = Lành, như khoai lang là khoai lành. 2/ từ Thiện: Khi tra thì được hiện lên dòng chữ: 抱歉,没有收录汉字 “善”(Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Thiện善”) 3/ từ Hiền:【卷六】【貝部】賢多才也。胡田切 Hiền, đa tài dã. Hồ Điền thiết (Hiền nghĩa là đa tài – đây là do đã chuyển nghĩa – Đọc bằng cách lướt “Hồ Điền” = Hiền). Nếu thiết như Hán ngữ phát âm thì là “Hu 胡 Tian 田” = =Hian, trật, không thành “Xian賢” như Hán ngữ dùng. Chữ Hiền 賢 tiếng “Đài quốc thoại” (như người Đài Loan nói) phát âm là “Hền賢”. 4/ từ Từ:【卷十】【心部】慈, 愛也。疾之切 Từ, ái dã. Tật Chứ thiết (Từ nghĩa là yêu. Đọc bằng cách lướt “Tật Chứ” = Từ). Nếu thiết như Hán ngữ đọc thì là “Ji 疾Zhi之” = Ji, trật, không thành “Ci慈” như Hán ngữ dùng. Từ nghĩa là yêu, yêu tới mức dính chặt vào nhau như một thì là Yêu Dính tức “Từ Dính” = Tình. Đó là nhìn thấy trong QT Lướt bổn ý của từ “làm tình”. 5/ từ Thương: 【卷八】【人部】傷,創也。少羊切 Thương, sáng dã. Thiếu Dương thiết (Thương nghĩa là sáng – đây là đã chuyển nghĩa vì, đương nhiên, có tấm lòng trong sáng thì mới biết thương người - Đọc bằng cách lướt “Thiếu Dương” = Thương). Hán ngữ đọc thiết “Shao 少Yang羊” = Shang, đúng, phát âm của Hán ngữ đọc chữ Thương傷là “Shang傷”, nhưng lại đọc chữ Sáng 創 là “Chuang 創”. 6/ từ Sáng 創 : Khi tra mạng [ 结果来源于: http://tool.httpcn.com/ShuoWen/So.asp?wd=%E5%89%B5 ] thì được câu hiện lên:很抱歉,本站【说文解字】中没有查到“創”字 (Rất xin lỗi, trang mạng này trong < Thuyết Văn Giải Tự> không tra được chữ Sáng “創” ).2 likes -
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc! GS Mạch Quang Thắng 29/11/15 07:40 Thảo luận (17) (GDVN) - Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử. Quốc hội đã có quyết định hợp lòng dân Quốc hội yêu cầu giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới GS. Bùi Đình Thanh: Xã hội chưa đồng tình, càng cố càng thêm rắc rối LTS: Khi Quốc hội đã quyết định giữ lại môn Lịch sử trong chương trình trung học phổ thông. Tuy nhiên, theo GS. Mạch Quang Thắng, nếu coi đây thắng lợi của những ai suốt bấy lâu nay tích cực lập luận, đề nghị, thậm chí có lúc rất gay gắt, với Ban soạn thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc cấu tạo môn Lịch sử thì cũng có thể nói tiếp: Đây mới chỉ là thắng lợi bước đầu! Bởi theo tác giả, nhiệm vụ tiếp theo của sự nghiệp giáo dục nước nhà là cần có cuộc cách mạng trong nhận thức và viết lịch sử ở nước ta trong soạn thảo chương trình và sách giáo khoa để dạy và học môn Lịch sử. Tòa soạn trân trọng gửi tới đọc giả quan điểm của tác giả. Khoa học lịch sử là sự phản ánh sự thật. Hư cấu là điều tối kỵ với sử học. Xuyên tạc là gây tội với sử học. Như thế, sự thật là nguyên tắc tối thượng của sự phản ánh trong khoa học lịch sử. Chẳng thế mà đọc "Sử ký" của Tư Mã Thiên bên Trung Quốc, tôi thấy rằng, có câu chuyện thời Xuân Thu, ba anh em quan Thái sử Bá, Thái sử Trọng, Thái sử Thúc lần lượt bị chém đầu chỉ vì dám viết sự thật "Tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết vua", chứ không chịu viết như lệnh của Thôi Trữ là “Tiên Vương chết vì bệnh nặng”. Đến người em thứ tư là Quý, vào triều thay các anh làm quan Thái sử, người em này vẫn viết: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân”. Thái sử Quý đã có câu nói khảng khái với Thôi Trữ để muôn đời sau phải nghĩ về cái nguyên tắc bất di bất dịch đó trong việc hành nghề sử: "Ông có thể giết chết Thái sử nhưng không thể giết chết được sự thật". Sự thật lịch sử là thế. Nó hiên ngang giữa Trời. Chữ Dũng thách thức cái chết. Nó mạnh hơn cả cái chết! Đó là chuyện của đời xưa ở Trung Quốc. Không biết là có đúng như thế không?. Chứ nói về sự thật thì khó có nhà sử học ở bất cứ nước nào trên thế giới lại không lấy "nhận rõ sự thật, nói rõ, viết rõ sự thật" làm điều răn hành trong học tập và trong hành nghề, giống như sinh viên ngành y Việt Nam phải "thuộc" lời thề của ông tổ nghề y trên thế giới là Hypocrite và những lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông. Còn khi hành nghề có đạt được cái điều ấy không thì lại là một chuyện khác. Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn là chuyên gia hàng đầu trong giới sử học Việt Nam về phương pháp sử học. Lời của ông vẫn vang bên tai các thế hệ học trò: "Biết sự thật không dễ, và dám nói lên sự thật nhiều khi càng khó hơn. Muốn viết sử phải biết phương pháp sử học và trước hết phải là người trung thực chứ không phải là tên cơ hội". Làm sao để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử (Ảnh: anninhthudo.vn) Cả một thời phổ thông và đại học, chúng tôi được mấy quý thầy triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học dạy rằng, nguồn gốc chiến tranh thời hiện đại là do chủ nghĩa đế quốc, do chế độ tư hữu mà ra. Mấy quý thầy dạy sử thì khác. Chỉ cần dùng phương pháp miêu tả lịch sử thôi thì cũng thấy luận đề trên đây không vững. Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đánh Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở biên giới phía bắc để "dạy cho Việt Nam một bài học", thực chất là xâm lược chứ chẳng phải là "xung đột" hay "va chạm"gì cả. Ở đây, đế quốc ở đâu ra? Tư hữu ở đâu ra? Làm gì có! Cứ mỗi lần hai bên (Việt Nam và Trung Quốc) gặp nhau có vẻ hữu hảo ở đâu đó, kể cả trên đất Hà Nội và trên đất Bắc Kinh, thì Trung Quốc lại gây ra chuyện mới ở Trường Sa và Hoàng Sa. Ông Tập Cận Bình nói rất ngang trong tháng 9/2015 với chuyến thăm Mỹ khi dự Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc. Gần đây nhất sang làm việc tại Việt Nam, đến nói chuyện tại Phòng Diên Hồng của Quốc hội Việt Nam đang họp, ông ấy nói như thế nào chúng ta đều biết rõ. Nhưng vừa rời Việt Nam sang làm việc tại Singapore thì ông Tập lại nói rằng, từ thời cổ đại những đảo trên Biển Đông vốn đã là của Trung Quốc. Không phải xâm lược chỉ là bởi chế độ tư hữu. Không phải chỉ là do đế quốc, tư bản. Sự thật tự nó nói lên cái mà con người cứ nhìn sai hoặc cố tình nhận thức sai. Sự thật càng được nhận thức rõ và càng được tôn trọng bao nhiêu, thì tính hấp dẫn, tính giáo dục nhân cách càng cao bấy nhiêu, với mọi lứa tuổi. Trong thế giới phẳng hiện nay, thời đại thông tin 3.0, chúng ta thấy con người có rất nhiều cơ hội để tiếp nhận sự thật thông tin. Nhưng sự thật cũng không dễ thấy như người ta tưởng. Nó lại hay bị che lấp, bị giấu giếm, bị gây nhiễu muôn màu, muôn vẻ.Có công nghệ cao để nhận biết sự thật thông tin thì cũng có công nghệ cao để gây nhiễu, để giấu giếm, để xuyên tạc, để che lấp sự thật. Mà không phải một người làm những việc đó. Có khi cả một tổ chức, một nhà nước, một đảng chính trị làm những việc che giấu, gây nhiễu đó. Chẳng thế mà trên thế giới nói chung, không ít người dân - những người đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước - bị lừa để bỏ phiếu ủng hộ cái điều gì đó của nhà nước khi cần lấy phiếu! Có người nói với tôi là việc nhận ra sự thật không khó. Tôi lại thấy khó. Ngay cả những con số trong các văn bản tư liệu để viết sử cũng vậy. Số liệu "ma", số liệu dối nhiều lắm. Những quý thầy cô dạy môn Xã hội học cứ hay chứng minh cho tôi rõ là kết quả điều tra xã hội học (bằng phiếu hỏi) là chính xác lắm. Tôi không tin, bởi tôi từng thấy sự không chính xác từ nhiều điều tra kiểu ấy ở Việt Nam. Người viết sử không biết tin vào con số nào đây? Khó quá! Ngay những con số gần đây. Nợ công hiện nay ở Việt Nam là chiếm bao nhiêu phần trăm GDP? Ngân sách tài chính với số liệu nào đây? Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đưa ra những con số khác nhau. Viết sử không tránh khỏi miêu tả sự kiện, con số. Nhưng sự kiện và con số nào nói lên sự thật? Miêu tả không khéo thì lại sa vào "chủ nghĩa miêu tả" mà có người dùng thuật ngữ Pháp là anecdotisme. Tôi thấy trong viết sử, có người cứ mê tín các con số của ngay các đối tượng nghiên cứu đưa ra. Đã mê tín các con số của đối tượng đưa ra thì cái chuyện lấy nhận định của đối tượng làm nhận định của chính mình là chuyện thường, mặc dù nhận định đó là rất chủ quan, không đúng sự thật. Thực ra, nếu làm như vậy thì người nghiên cứu sử đã đi từ chủ nghĩa miêu tả tiến đến chủ quan, định kiến, mà nhiều người dùng thuật ngữ Pháp để diễn tả là "chủ nghĩa đóng màu" (fixisme). Nhiều quý thầy cô dạy học sinh về tình yêu Tổ quốc. Tổ quốc là những điều có thật ở bên chúng ta, bên các em học sinh tuổi đời còn trẻ. Nói và viết về sự thật như thế nào đây? Tôi đi điền dã (nghiên cứu thực tế), thấy nhiều điều phản cảm. Nói tới tính ưu việt của xã hội mà cứ thấy nhiều điều chưa phản ánh được cái đó. Sự thật nằm ở đâu? Chẳng lẽ cứ nằm mãi ở lý luận, lý thuyết. Đọc lại phần viết về chủ nghĩa xã hội phong kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen trong bản "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (công bố năm 1848), tôi thấy rằng để gột rửa được tính phong kiến trong tư duy và hành động của con người Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử phong kiến, thật không đơn giản! Trong Khổng Tử phong kiến, ngay từ trước Công nguyên, ông ấy đã hình dung và mong muốn có một thế giới đại đồng hẳn hoi. Nhưng đại đồng của ông ấy vẫn nhuốm màu đẳng cấp của cái tôn ti trật tự phong kiến, vua phải ra vua, quan phải ra quan, dân phải ra dân, quân tử phải ra quân tử, tiểu nhân phải ra tiểu nhân, phụ nữ phải làm tròn cái đạo của phụ nữ,… Tính chính danh phải là một nguyên tắc trong hành xử của một xã hội. Do đó, cái đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi là cái chi phối hết thẩy trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng đó là cái cũ mà cái mới cần phủ định ở xã hội Việt Nam hiện đại. Quý thầy triết học dạy chúng tôi như thế. Đặc quyền, đặc lợi, đẳng cấp hiện nay ở nước ta khá lớn. Chúng lại được trốn dưới nhiều dạng chính sách, dạng hành động tưởng là nhỏ. Nhưng cái tưởng là nhỏ ấy lại lòi ra cái tư duy không nhỏ của cái cũ mèm, lạc hậu của phong kiến mà không theo kịp sự tiến bộ của nhân loại. Từ cái thời Việt Nam chưa thịnh hành viết và nói tiếng Anh thì tôi thấy đã xuất hiện nhiều cái chữ VIP rồi. Người ta đem VIP ra gắn với những người có chức có quyền. Chứ không gắn với ông bà công nhân, nông dân mà trong lý thuyết quý thầy cô cứ giảng cho học sinh họ là hai giai cấp quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã bỏ VIP trong dịch vụ rồi. Là hạng thương gia khi đi máy bay. Người ta bỏ tiền đắt hơn gấp đôi hạng thường để mua vé hạng thương gia. Và người bỏ tiền mua vé hạng thương gia đó có quyền hưởng dịch vụ tốt hơn nhiều so với hạng thường. Đó là hàng hóa, là thương mại. Sòng phẳng. Công bằng. Hợp lẽ phải. Nhiều nước còn cho rằng, nước họ không có chế độ phục vụ VIP cho một số ít người không chịu bỏ tiền mua dịch vụ đó. Nhiều nước coi tất cả những người dân, đặc biệt những người đóng thuế, là VIP. Nếu bạn nào đi du lịch một số nước châu Âu, ở Bắc Âu, cứ quan sát mà xem. Đến nhà ga sân bay, nhìn xem, họ có phòng chờ dành cho những ai có vé hạng thương gia, chứ không có phòng VIP và thương gia lẫn lộn. Ở nước mình, trong phòng họp của một cơ quan nào đó thì thấy rằng, ghế ngồi của các cán bộ thì to như nhau, đến ghế của thủ trưởng thì lại to hơn lên. Để làm gì nhỉ? Để phân biệt thủ trưởng to hơn chăng? Ngồi họp Quốc hội thì đại biểu nào thuộc đoàn nào thì phải ngồi theo đoàn ấy chứ. Năm 1994, có lần tôi được nghe một cán bộ kể lại một câu chuyện. Chuyện rằng, trước đây, khi họp Quốc hội, trên đoàn chủ tọa có rất nhiều người ngồi. Dứt khoát là có những nhân vật đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội ở Việt Nam. Một vị đại biểu Quốc hội lúc đó góp ý rằng, không được ngồi như thế, hãy về ghế ngồi theo đoàn đại biểu của mình đi; rằng, cứ bảo là xây dựng nhà nước pháp quyền mà cái vị trí ngồi cũng không nhận ra nổi thì xây cái gì!... Dạy học sinh về sự thật lịch sử qua những cái đó ra sao đây? Thì đó là sự thật mà. Nhưng sự thật đó phản ánh bản chất không? Hay là thầy cô giáo chỉ dùng cái phương pháp miêu tả để rồi học sinh muốn hiểu, muốn bình luận như thế nào là tùy, theo kiểu tư duy mở trong cái phương pháp dạy và học tích cực? Người ta nói môn học Lịch sử quan trọng lắm. Nhưng, môn học Lịch sử đích thực phải là sự thật lịch sử. Thầy cô giáo phải chuyển tải tri thức và tư duy sử trên cái nền sự thật đó chứ như hiện thời thì chưa được. Viết các tác phẩm sử học cũng vậy. Chứ viết như hiện nay thì nhiều tác phẩm còn nặng về "chính trị hóa" (chính trị hành vi, chứ không phải chính trị trong "chính trị học"). Không ít thầy cô giáo, không ít các "nhà" sử học còn miêu tả và nhận định sử học không dựa trên căn cứ của sự thật. Như thế mà cứ chứng minh môn Lịch sử quan trọng lắm thì khó mà thuyết phục. Có điền dã, có thực tế, có nghiên cứu cho ra đầu ra đũa, đừng tin những gì trong các báo cáo viết. Như thế mới tìm ra sự thật, tìm ra chân lý. Như thế mới đúng là khoa học lịch sử. Như thế mới gọi là vai trò to lớn của khoa học lịch sử. Tôi nghe nói là Việt Nam đang bắt đầu viết quốc sử. Cần quá. Tuy muộn. Muộn còn hơn không. Nhưng viết như thế nào thì lại là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sự thật vẫn là tiêu chuẩn của các tập quốc sử. Nhưng, đừng ngồi chờ viết xong quốc sử. Hãy đưa ngay vào giáo khoa những tri thức của sự thật. Chẳng hạn, phải bổ sung ngay kiến thức về lịch sử chủ quyền và vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông. Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử. Lâu nay, viết sử ở nước ta có vẻ nửa vời, phiến diện, nó mang đầy tính chính trị thô thiển… Kẻ bưng bít sự thật là kẻ hèn. Không những hèn mà còn có tội với dân tộc. Mong cho viết lịch sử đúng sự thật. Để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử. Và đó là yêu cầu mới, yêu cầu cực kỳ cấp thiết, yêu cầu cực kỳ quan trọng việc của đưa tri thức lịch sử vào các bậc học ở Việt Nam. Mà con đường hay nhất để thực hiện điều đó là nên để môn Lịch sử thành môn học độc lập. Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả. GS Mạch Quang Thắng ===================== Thưa quý vị và anh chị em. Dưới đây là hai đoạn văn và một hình trích dẫn liên quan đến lịch sử Việt Nam. Quý vị và anh chị em so sánh để thấy nó rất lởm khởm và đầy mâu thuẫn. Còn đây là ảnh mô tả cội nguồn dân tộc Việt cách đầy 2700 năm của nhà Sử học Dương Trung Quốc - so với cội nguồn văn hóa sử truyền thống: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Tuy nhiên riêng bài của giáo sư Mạch Quang Thắng có nhiều đoạn đáng chú ý: Nhưng riêng đoạn này thì tôi đặc biệt chú ý và sẽ trình bày với các bạn: Riêng vấn đề này, ông Mạch Quang Thắng đã lầm, hoặc ông mô tả một sai lầm - ít nhất theo luận điểm của cá nhân tôi. Hệ thống Nho Giáo, không phải chỉ giành riêng cho chế độ phong kiến. Mà vì áp dụng cho chế độ phong kiến trong một thời gian lịch sử qúa dài, nên con người hiện nay đã quan niệm sai, khi cho rằng nó chỉ thuộc về chế độ phong kiến. Thực ra hệ thống luận điểm của Nho giáo áp dụng cho tất cả mọi hình thái ý thức xã hội của loài người nói chung. Tức là vấn đề tôn ti trật tự xã hội phải có đẳng cấp. Không thể "cá mè một lứa" rồi bảo đó là "dân chủ" được. Nho giáo không phân biệt giai cấp. Tôi cần xác định điều này và không cần chứng minh , vì nó quá rõ ràng. Nhưng Nho giáo phân biệt tôn tri trật tự trong quan hệ xã hội. Vua phải ra vua - khi áp dụng vào chế độ phong kiến, nhưng trong xã hội hiện đại thì tổng thống phải ra tổng thống, quan chức phải ra quan chức, dân phải ra dân - theo cách hiểu làm tròn trách nhiệm trong địa vị xã hội của mình. Có thể nói rằng: Chính sự phân biệt tôn ti trật tự xã hội của Nho Giáo, là nền tảng của các mối quan hệ xã hội, nên xã hội ngày này - ớ Đông phương - ít nhất vẫn còn tồn tại mà chưa bị tan rã, chính vì những gía trị của Ngo giáo chưa bị phá vỡ hoàn toàn. Nếu bác bỏ quan điểm của Nho giáo trong quan hệ xã hội, thì phải có một hình thái ý thức hệ tương đương thay thế. "Vua phải ra vua, dân phải ra dân", nếu muốn thay thế thì quan hệ giữa những nhà lãnh đạo hiện đại và dân chúng sẽ phải như thế nào? Cũng như không ít những học gỉa, đẳng cấp cũng giáo sư tiến sĩ cho rằng: "Lễ" là vấn đề của xã hội phong kiến, rườm rà, lạc hậu cần xóa bỏ. Và họ đề nghị xóa bỏ câu "Tiên học lễ, hậu học văn", từng là khẩu hiệu được chủ yếu của các trường phổ thông. Nhưng thực chất - "Lễ" theo quan niệm của Nho giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội, được áp dụng cụ thể vào thờinđại phong kiến. Và nó là một hình thái ý thức xã hội phát sinh tự nhiên, trong bất cứ xã hội nào. Tùy theo thực trạng xã hội, mà hình thức của "lễ" thay đổi. Chính những cách hiểu sai của không ít nhưng tri thức tinh hoa , đầu bảng, góp phần làm cho xã hội ngày càng phức tạp. Nhưng thật buồn cười. Không ít những trí thức tinh hoa đó, lại phàn nàn về sự xuống cấp của những giá trị đạo lý, của các mối quan hệ xã hội, mà họ đã góp phần tạo ra nó, vì thiếu hiểu biết sâu sắc.1 like -
Tiếng Việt
vandung689 liked a post in a topic by Lãn Miên
Một chữ TRỜI Mặt Trời 日được vẽ bằng tượng hình con mắt sáng. Mắt có mà không tự thấy là không phải “mắt sáng” mà gọi là “mắt mù”. Mắt đã bị múc tròng, chỉ còn lại như cái lỗ không còn chức năng nhìn gọi là “mắt đui”. “Đui” có nghĩa là cái lỗ, như cái đui đèn điện là cái lỗ để cắm chuôi cái bóng đèn điện vào (Chuôi = Buồi, hình giống như trái Chuối), “đui” tiếng Khơ Me nghĩa là cái lỗ, câu chửi “choay cơ đui thum” nghĩa là “chọi cái lỗ thúi” (cặp đối nguyên thủy: Thum Thủm / Thơm Thơm, Hôi Hôi/ Hương Hương香 香). Do nhấn mạnh “Mắt Mắt” = Mặt, 1+1=0, nên có từ Mặt Trời. Trời = Ngời = Ngày. Trời = Blời = Lọi = Chói = Soi = Rọi = Rực = Nhực 日(tiếng Nam Bộ) = Nhật 日= Nhiệt 熱 = Liệt 烈 = Lửa = Li = Lả = Hỏa 火 = Tá = Tra = Trời. (Trời = Blời = Lọi = Chói = Chiếu; Lọi = Lux, “Lux” tiếng Tây nghĩa là độ đặc của chói “Lọi” , tức “Lọi Đúc” = Lux). Chữ Nhật 日 và chữ Hỏa 火 của Việt Nho đều có bốn nét như bốn Kẻ tạo thành hình quẻ Li. Còn Hán ngữ viết quẻ Li bằng chữ Li 離 này là do mượn âm chữ nho Li 離 nghĩa là “Lìa Chi之!” = Li 離, chẳng có dính dáng ý nghĩa gì với Lửa cả. Tiếng Đài Loan đọc chữ Nhiệt 熱 là “Lửa”, mang nghĩa là Nóng. Tiếng Hán đọc chữ Nhiệt 熱 là “Rưa”, mang nghĩa là Nóng. Tiếng Đài Loan chửi “ ma cơ pi” nghĩa là “mẹ cái lỗ”, cái lỗ “Pi” của tiếng Đài Loan như cái lỗ “Hi” của tiếng Tày hay như cái lỗ “Pi-zđa” của tiếng Nga. Cái lỗ mà có nhiệt độ Ấm = Ôn gọi là cái "Lỗ Ôn 温" = Lồn (thành ngữ "Một người đàn bà bằng ba bếp lửa"). “Tra” tiếng Nghệ nghĩa là Già. Dân ca quan họ: “Giời bao nhiêu tuổi giời Già? Giăng bao nhiêu tuổi gọi là giăng Non?”. Trời thuộc Dương, Trăng thuộc Âm, dương có trước âm, nên trời phải là Già. Mặt Trời thì luôn luôn Sáng Ngời, Chói Lọi. Chói = “Chói Chi之!” = Chi (Ji 日 – “Chi” là tiếng Đài Loan đọc chữ Nhật日. Ji = Ni 日 – “Ni” là tiếng Nhật đọc chữ Nhật日, “Ni Hôn” là Nhựt Bổn). Rực = “Rực Chớ之!” = Rỡ = Rực Rỡ = “Rực Chứ之!” = Rư (“Rư日” – Ri日, là tiếng Hán đọc chữ Nhật日). Rực = Rỡ = Rõ = Tỏ = “Tỏ Manh明” = Tạnh. Từ đôi Tạnh Nắng tứcTạnh+Nắng thì Việt nho viết bằng chữ “Tỏ Minh 明” = Tình 晴 + Lãng 朗 thành từ đôi Tình Lãng 晴 朗 (chữ Tình Lãng 晴 朗 thì Hán ngữ đọc là “ Xíng Lảng 晴 朗” - Qing Lang 晴 朗). Soi = Lọi = Rọi = Chói = Chiếu 照 = “Lọi Chiếu” = Liệu 瞭 = Diệu 耀 = Chói Rọi = Chiếu Diệu 照 耀 (chữ Chiếu Diệu thì Hán ngữ đọc là “Trao Dao 照 耀” - Zhao Yao 照 耀 ). Soi = Sáng = Quang 光 = Choang = Láng = Sáng = Sáng Láng = Sán Lạn 燦 爛 = “Láng Láng” = Lang (1+1=0) = "Láng Láng" = Lãng 朗 (1+1=0) = "Lãng 朗 Dương 陽 " = Lượng 亮 = Quang Lượng 光 亮 = “Quang Leng光 亮” (Guang Liang 光 亮 – tiếng Hán) = Lãng 朗 = “Lảng朗” (Lảng 朗 – tiếng Hán) = Náng (tiếng Nghệ) = Nắng = Nóng = Nướng = Dương 陽 = “Dáng陽” (Yáng 陽 – tiếng Hán) . Nhật Lãng 日 朗 = “Rư Lảng日 朗” (Ri Lang 日 朗 – nghĩa là Trời Sáng = Trời Náng = Trời Nắng, tiếng Hán hiện dùng, mà lại theo cú pháp Việt, đề trước thuyết sau). Nguyệt Lượng 月 亮 = “Duê Leng月 亮” (Yue Liang 月 亮 – nghĩa là Trăng Sáng, tiếng Hán hiện dùng, mà lại theo cú pháp Việt, đề trước thuyết sau). Thành ngữ “Trời có Mắt”, nhìn mù thì mới sinh ra cái khái niệm gọi là “từ Hán-Việt”.1 like -
TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ ! Con trâu thì gọi “con tru” Con dâu thì gọi “con du” trong nhà “Mấn” là “váy”, “ngái” là “xa” “Đi mô?” để hỏi ai là “đi đâu? ” “Nác su” ý nói “nước sâu” “Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha “Gác bếp” thì gọi là “tra” “Lông cơn” thực chất đó là “trồng cây” “Ra sân” thì nói “ra cươi” “Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà “Chúng tao” thì nói là “choa” “Các bạn”, thân mật gọi là “bọn bay” “Tê” là “kia”, “ni” là “này” “Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi “Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười” “Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền “Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền” “Khủy chân” đích thị có tên “lặc lè” “Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè” “Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong “Rừng” là “rú”,“rào” là “sông” “Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi “Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi” “Nỏ nhởi” ý nói “không chơi” đó mà “Tê” là “kia, “tề” là “kìa” “Cái môi” tên gọi “cái thìa” đó em “Đánh nhau” – “đập chắc” nhớ liền “Ra răng” là muốn hỏi em “thế nào” “Ả” là “chị”, “tau” là “tao” “Rứa” là “thế”, “răng” là “sao” đó mà “Bổ” là “ngã”, “mả” là “mồ” “Lọi cẳng” để nói đó là “duỗi chân” Vải “đen” ắt hẳn vải “thâm” ”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi “Dốc” là “trôộc”, “đôộng” là “đồi” “Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm “Đầu” là “trôốc”, “hun” là “hôn” “Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em “Ngượng” là “rầy” “thích” là “sèm” Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền “Nỏ” là “không” nhé đừng quên “Lá trù” chính xác là tên “lá trầu” “Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu” “Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà Có người gọi “bọ” là “cha” “Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi “Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi “Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè” “Nướng” là phải “náng” đó nghe Gọi mang lọ “mói” thì bê “muối” liền Trốc cúi” là “đầu gối” chân Gọi “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay “Chủi” là cái “chổi” đây này Nói “rờ” thì cứ đưa tay mà “sờ” “Lúc này” tạm nói là “dừ” “Luộc kỹ gốc” nhé, “Loọc nhừ côộc” nha, “Con ga” để chỉ “con gà” “Con bê” choa nói đó là “con me” “Con suối” cứ gọi là “khe” ”Châu chấu” ngoài đó, ở quê “cào cào” “Hồ” nước được gọi là “bàu” “Cá quả” cứ gọi “cá tràu” không sai “Con người” thì nói “Con ngài” ”Cù cu” tên gọi của loài “bồ câu” “tối” nói “túi”, “túi” nói “bâu” “Con sâu” có chỗ gọi “trâu” thật mà “Hổ bắt” thì nói “khái tha” “Muỗi”, “giòi” thì gọi đó là “mọi”, “troi” “Con ruồi” thì nói “Con ròi” Bắt “tôi” “Nhúng” đít thì “tui” “trụng” quần “Con giun” phải nói “Con trùn” “Với chắc” có nghĩa là cùng “với nhau” “Lộ mô” có nghĩa “chỗ nào” Nói “vo trôốc” là “gội đầu” đó em “Gạo” thì gọi “gấu” đừng quên Ai nói đến “trự” nhớ liền “chữ” ngay ”Chạc” là để chỉ cái “dây” Nói đi “đâm” gạo hiểu ngay “giã” rồi Cả anh, em mẹ tới chơi Đều chào là “cụ” thế thôi em ờ “Sạu” thì phải hiểu là “ngô” ”O” là bác gái và “cô” đó mà “Mẹ chồng” vẫn gọi “mụ gia” “Ràn tru” phải hiểu đó là “chuồng trâu” “Ròi bu” ý nói “ruồi bâu” Hỏi nơi “rửa bát” là đâu “lộ chồ” Gọi “vợ” là “gấy”nhớ cho Nói “Nhôông” ắt hẳn chính là “chồng” thôi “Dao khoắm” là “rạ” đúng rồi Bảo đi lấy “toóc” thì lôi “rạ” về “Ruộng” là gọi “roọng” đó nghe “Anh nha” cứ nói “eng hè” là xong “Suôn” là “thẳng”, “ngoẹo” là “cong” “Nỏ mần răng cả” là “không việc gì” “Gõ đầu” là “trọi trốc” mi “Kệ tau” ý nói làm gì “mặc tôi” “Trúp vả” để chỉ cái “đùi” “Ả nậy” – “chị lớn” biết rồi chứ em, “Ngong” là “ nhìn”, “coi” là “xem” “Mệ va” – “chị ấy” mong em chớ cười “Lớn” thì nói “nậy” thế thôi “Lõi” ngô, lõi mít nói “cồi” đừng lo “Cây cọ” choa nói “cơn tro” Gọi “tắn”, gọi “tít” “rắn” bò “rết” ra “Mạo” là cái “mũ” đó nha Trong đó từ “rạc” nghĩa là “xác xơ” “Anh” là “eng”, “cô” là “O” “Mun” trong bếp củi là “tro bếp” mà… Sưu tầm1 like
-
Mỹ-Pháp-NATO nói gì sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga? Thứ tư, 25/11/2015 - 08:46 Dân trí Trung Đông một lần nữa lại đối mặt với nguy cơ leo thang một cuộc xung đột mới khi lần đầu tiên trong 7 thập niên qua một thành viên NATO bắn rơi một chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Ngay lập tức lãnh đạo Mỹ, Pháp và NATO đã vào cuộc để tháo "ngòi nổ". Một chiến đấu cơ uy lực của Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi sáng ngày 24/11 (Ảnh: Newyorker) Trong cuộc họp báo chung ngày 24/11 tại Washington với người đồng cấp Pháp François Hollande, Tổng thống Barack Obama hối thúc Điện Kremlin và NATO tránh leo thang căng thẳng sau khi chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị không lực Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngay biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria với cáo buộc vi phạm không phận. “Thổ Nhĩ Kỳ cũng như bất kỳ quốc gia nào có quyền bảo vệ không phận và lãnh thổ”, Tổng thống Obama phát biểu, nhưng ông kêu gọi tất cả các bên cần đưa ra biện pháp làm giảm leo thang căng thẳng. Tổng thống Obama và Tổng thống Hollande đều hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đàm phán trực tiếp sau sự cố để ngăn chặn bất kỳ sự gia tăng căng thẳng. Cũng tại cuộc họp báo, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Mátxcơva sẽ “kiềm chế” để tránh một cuộc xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc Liên minh châu Âu sẵn sàng tăng cường nỗ lực trên mặt trận tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). “Đây là một trong những sự cố tồi tệ của Chúa… nhưng ưu tiên hàng đầu lúc này là tiêu diệt phiến quân Daesh (ám chỉ IS)”, ông Biden phát biểu. Trong khi đó phát biểu với báo giới tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau cuộc họp khẩn cấp đã kêu gọi “(các bên) bình tĩnh và không leo thang căng thẳng”. “Tôi đã lo ngại trước đó về các hoạt động quân sự của Nga gần biên giới NATO. Những thông tin chúng tôi có từ các nước đồng minh là phù hợp với những gì Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp”, ông Stoltenberg nhấn mạnh. Tổng thư ký NATO cũng gọi “đây là tình huống tồi tệ” nhưng bác bỏ thông tin rằng máy bay chiến đấu Su-24 không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên của NATO. Trong khi đó, giới chức Nga lại cho rằng máy bay Nga không vi phạm không phận. Cùng ngày chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Liên minh châu Âu Donald Tusk cùng kêu gọi các bên kiềm chế. “Đây là thời khắc nguy hiểm sau khi máy bay Nga bị bắn rơi. Tất cả các bên cần giữ đầu lạnh và kiềm chế”. Hiện, Đức vẫn chưa lên tiếng về vụ việc trên. Thủ tướng Đức Angela Merkel đang bị chỉ trích về chính sách tiếp nhận người di cư Syria sau một loạt hệ lụy của cuộc khủng hoảng di cư, đặc biệt là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris, Pháp, ngày 13/11 khiến 130 chết. Về phần mình Tổng thống Nga Putin đã tố cáo hành động của Ankara như một “nhát đâm lén sau lưng” và “kẻ đồng lõa với bọn khủng bố”. Ngoại trưởng Nga cũng hủy chuyến thăm tới Istanbul vào ngày 25/11 và kêu gọi công dân Nga không đến Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ việc. Phó chủ tịch Hạ viện Nga Nikolay Levichev đã đề nghị Cơ quan hàng không liên bang Nga cân nhắc lệnh cấm các chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi sáng 24/11. Đến nay, Nga xác nhận một phi công chiến đấu cơ Su-24 đã bị bắn chết. Chuyên gia an ninh tại Quỹ nghiên cứu chính sách kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Nihat Ali Özcan, bày tỏ lo ngại Điện Kremlin sẽ đáp trả thích đáng sau vụ việc trên. Vũ Duy Tổng hợp ======================= Nếu lão là ngài Putin thì chỉ lên tiếng phản đối cách hành xử không thân thiện của Thổ và đề nghị Thổ với Nato cùng Nga lập một cơ chế an toàn bay cho máy bay các bên ở những nước có biên giới sát vùng chiến sự và không phải đối tượng chiến tranh. Nhằm mục đích tránh những sự cố xảy ra ngoài ý muốn. Nhân cơ hội này, ngài Putin có thể tăng thêm vị thế kết hợp với Hoa Kỳ và Nato. Trước đây, mặc dù cho rằng Hoa Kỳ câu độ vụ ISIS để đưa Nga vào vòng xoáy chiến tranh Trung Đông, nhưng lão cũng xác định rằng: vì tính chính danh, nên ngài Putin có thể chuyển đổi thế cục có lợi cho nước Nga. Bài đã đưa lên diễn đàn. Tất nhiên nó còn phụ thuộc vào tài năng của ngài Putin và bộ tham mưu của ngài. Nếu sai lầm thì ngài sẽ thất bại. Sau vụ bắn rơi mày bay Nga, dư luận đã lo sợ một cuộc thế chiến thứ III xảy ra giữa Nato, Hoa kỳ và Nga. Yên tâm đi quý vị! Chiến tranh lớn xảy ra (Quen gọi là Thế chiến) sẽ không bắt đầu từ Trung Đông. Mà ngòi dẫn nổ ở ngay Biển Đông này. Khốc liệt đấy! Lão Gàn cảnh báo rằng: Nếu trước 10/ 3 Bình Thân Việt lịch, Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử không được xác định tính chân lý, thì không còn một hy vọng nào, dù mong manh, có thể cứu vãn được sự đối đầu không khoan nhượng ở Tây Thái Bình Dương.1 like
-
Tiếng Việt
vandung689 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Một phát hiện cực kỳ hấp dẫn. Cảm ơn anh Lãn Miên.1 like