-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/11/2015 in all areas
-
Tiếng Việt
vandung689 and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Một chữ TRỜI Mặt Trời 日được vẽ bằng tượng hình con mắt sáng. Mắt có mà không tự thấy là không phải “mắt sáng” mà gọi là “mắt mù”. Mắt đã bị múc tròng, chỉ còn lại như cái lỗ không còn chức năng nhìn gọi là “mắt đui”. “Đui” có nghĩa là cái lỗ, như cái đui đèn điện là cái lỗ để cắm chuôi cái bóng đèn điện vào (Chuôi = Buồi, hình giống như trái Chuối), “đui” tiếng Khơ Me nghĩa là cái lỗ, câu chửi “choay cơ đui thum” nghĩa là “chọi cái lỗ thúi” (cặp đối nguyên thủy: Thum Thủm / Thơm Thơm, Hôi Hôi/ Hương Hương香 香). Do nhấn mạnh “Mắt Mắt” = Mặt, 1+1=0, nên có từ Mặt Trời. Trời = Ngời = Ngày. Trời = Blời = Lọi = Chói = Soi = Rọi = Rực = Nhực 日(tiếng Nam Bộ) = Nhật 日= Nhiệt 熱 = Liệt 烈 = Lửa = Li = Lả = Hỏa 火 = Tá = Tra = Trời. (Trời = Blời = Lọi = Chói = Chiếu; Lọi = Lux, “Lux” tiếng Tây nghĩa là độ đặc của chói “Lọi” , tức “Lọi Đúc” = Lux). Chữ Nhật 日 và chữ Hỏa 火 của Việt Nho đều có bốn nét như bốn Kẻ tạo thành hình quẻ Li. Còn Hán ngữ viết quẻ Li bằng chữ Li 離 này là do mượn âm chữ nho Li 離 nghĩa là “Lìa Chi之!” = Li 離, chẳng có dính dáng ý nghĩa gì với Lửa cả. Tiếng Đài Loan đọc chữ Nhiệt 熱 là “Lửa”, mang nghĩa là Nóng. Tiếng Hán đọc chữ Nhiệt 熱 là “Rưa”, mang nghĩa là Nóng. Tiếng Đài Loan chửi “ ma cơ pi” nghĩa là “mẹ cái lỗ”, cái lỗ “Pi” của tiếng Đài Loan như cái lỗ “Hi” của tiếng Tày hay như cái lỗ “Pi-zđa” của tiếng Nga. Cái lỗ mà có nhiệt độ Ấm = Ôn gọi là cái "Lỗ Ôn 温" = Lồn (thành ngữ "Một người đàn bà bằng ba bếp lửa"). “Tra” tiếng Nghệ nghĩa là Già. Dân ca quan họ: “Giời bao nhiêu tuổi giời Già? Giăng bao nhiêu tuổi gọi là giăng Non?”. Trời thuộc Dương, Trăng thuộc Âm, dương có trước âm, nên trời phải là Già. Mặt Trời thì luôn luôn Sáng Ngời, Chói Lọi. Chói = “Chói Chi之!” = Chi (Ji 日 – “Chi” là tiếng Đài Loan đọc chữ Nhật日. Ji = Ni 日 – “Ni” là tiếng Nhật đọc chữ Nhật日, “Ni Hôn” là Nhựt Bổn). Rực = “Rực Chớ之!” = Rỡ = Rực Rỡ = “Rực Chứ之!” = Rư (“Rư日” – Ri日, là tiếng Hán đọc chữ Nhật日). Rực = Rỡ = Rõ = Tỏ = “Tỏ Manh明” = Tạnh. Từ đôi Tạnh Nắng tứcTạnh+Nắng thì Việt nho viết bằng chữ “Tỏ Minh 明” = Tình 晴 + Lãng 朗 thành từ đôi Tình Lãng 晴 朗 (chữ Tình Lãng 晴 朗 thì Hán ngữ đọc là “ Xíng Lảng 晴 朗” - Qing Lang 晴 朗). Soi = Lọi = Rọi = Chói = Chiếu 照 = “Lọi Chiếu” = Liệu 瞭 = Diệu 耀 = Chói Rọi = Chiếu Diệu 照 耀 (chữ Chiếu Diệu thì Hán ngữ đọc là “Trao Dao 照 耀” - Zhao Yao 照 耀 ). Soi = Sáng = Quang 光 = Choang = Láng = Sáng = Sáng Láng = Sán Lạn 燦 爛 = “Láng Láng” = Lang (1+1=0) = "Láng Láng" = Lãng 朗 (1+1=0) = "Lãng 朗 Dương 陽 " = Lượng 亮 = Quang Lượng 光 亮 = “Quang Leng光 亮” (Guang Liang 光 亮 – tiếng Hán) = Lãng 朗 = “Lảng朗” (Lảng 朗 – tiếng Hán) = Náng (tiếng Nghệ) = Nắng = Nóng = Nướng = Dương 陽 = “Dáng陽” (Yáng 陽 – tiếng Hán) . Nhật Lãng 日 朗 = “Rư Lảng日 朗” (Ri Lang 日 朗 – nghĩa là Trời Sáng = Trời Náng = Trời Nắng, tiếng Hán hiện dùng, mà lại theo cú pháp Việt, đề trước thuyết sau). Nguyệt Lượng 月 亮 = “Duê Leng月 亮” (Yue Liang 月 亮 – nghĩa là Trăng Sáng, tiếng Hán hiện dùng, mà lại theo cú pháp Việt, đề trước thuyết sau). Thành ngữ “Trời có Mắt”, nhìn mù thì mới sinh ra cái khái niệm gọi là “từ Hán-Việt”.2 likes -
Ngoài sự phổ biến trên khắp thế giới của đồ hình Âm Dương Lạc Việt, Những di sản khảo cổ khác cũng cho thấy một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại...... Biểu tượng của chữ Vạn chính là sự mô tả cô động nhất sự vận động (Chữ Vạn ngược) và sự tương tác của vũ trụ (Chữ Vạn xuôi)..... Nguyễn Vũ Tuấn Anh. =========================== Ý nghĩa thực sự của biểu tượng chữ “Vạn” (Swastika) không như những gì bạn từng nghĩ Tác giả: Keejaa Ramgotra | Epoch Times | Dịch giả: Nguyên LinhNguồn Đại Kỷ Nguyên 19 Tháng Một , 2015 Khi nhắc đến chữ “Vạn” ( “Swastika” ), người ta thường nghĩ đến vụ diệt chủng Holocaust, Phát-xít, Hitler và cả cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian dài cho đến trước năm 1947, hình chữ “Vạn” lại nổi tiếng được biết đến như là một biểu tượng rất phổ biến tượng trựng cho vận may tốt lành. Từ Vạn (swastika) trong tiếng Phạn: ‘swa’ – nghĩa là ‘cái tôi cao hơn’, ‘asti’ nghĩa là ‘sinh mệnh’, và ‘ka’ là một hậu tố. Cả từ này có thể được hiểu là “sinh mệnh với cái tôi cao hơn.” —Natalie Basdeki (The Epoch Times) Biểu tượng chữ “Vạn” xuất hiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Israel, Nhật Bản, Ethiopia, và nhiều nơi khác trên Thế giới. Hầu hết mỗi nền văn hóa đều có chứng tích về biểu tượng này trong những dữ liệu về văn hóa nghệ thuật của họ, và nó được phát hiện là đã được vẽ trên vách đá của các hang động cách đây hơn 10.000 năm. Danh từ “swastika” (biểu tượng chữ “Vạn”) cũng còn được gọi là srivatsa. Biểu tượng chữ “Vạn” là một ký hiệu của những điều liên quan đến Mặt trời, con số 10.000 (“Vạn” còn có nghĩa là mười ngàn) ở Trung Quốc và Nhật Bản, sự trường tồn hoặc sự sáng tạo vô tận, và một vòng tròn đang quay. “ Khi chữ Vạn quay tròn theo chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho năng lượng, sức mạnh và sự thông thái của vũ trụ. Khi quay tròn ngược chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho sự khoan dung từ bi.” Đây là những hình ảnh về biểu tượng chữ “Vạn” tại các quốc gia khác nhau trên thế giới: Hy Lạp Dấu chữ Vạn trên Mũ bảo vệ của người Macedonia cổ đại, từ 350-325 trước Công nguyên, đã được tìm thấy tại Herculanum. (Cabinet des Médailles, Paris / Wikimedia Commons) Ý Etruscan Pendant với biểu tượng chữ vạn – Bolsena – Italy – 700 TCN đến 650 TCN Peru Di vật từ nền văn minh Sican / Lambayeque ở Peru, nền văn minh phát triển hưng thịnh từ năm 750 đến 1375 sau Công Nguyên(Wikimedia Commons) Hong Kong Tượng Phật – Đảo Lantau – Hồng Kông Ethiopia Biểu tượng Swastika trong cửa sổ của nhà thờ đá Lalibela. Tây Ban Nha Đồ khảm của người La Mã cổ đại ở Villa Romana La Olmeda Israel Đồ Khảm Chữ “Vạn” được tìm thấy ở nhà thờ Byzantine ở – Shavei Tzion (Israel) Tunisia Chữ vạn trên tấm khảm của người La Mã trước thế kỷ thứ 2 sau CN (Maciej Szczepańczyk/Wikimedia Commons) Hy lạp 2 chữ Vạn nằm đối xứng trên bình cổ Kantharos của Hy L ạp – Attica năm 780 trước CN Bình cổ ở Viện bảo tàng khảo cổ học quốc gia – Hy Lạp Nữ thần Athena – Bảo tàng ở Olympia – Hy Lạp Iran Vòng cổ làm bằng vàng với chữ vạn cổ được tìm thấy ở Marlik, một địa điểm cổ đại gần Rudbar – Iran Hy Lạp Cổ Đại Chữ vạn trong văn hóa Hy Lạp cổ đại Bulgaria Sunny Beach Nesebar Đan Mạch Tháp voi Carlberg Hàn Quốc Chữ vạn trên một đền thờ ở Hàn Quốc Việt Nam Biểu tượng chữ “Vạn” trong một ngôi đền cổ ở Nha Trang (VN)1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em. Tôi đã trình bày một luận điểm về sự tồn tại của một nền văn minh toàn cầu, trước nền văn minh của chúng ta. Và nền văn minh này chính là chủ nhân đích thực của thuyết ADNh. Mọi người có thể hoài nghi luận điểm này của tôi. Nhưng những di sản khảo cổ học tiết lộ ngày càng nhiều và đang tự nó chứng minh luận điểm của tôi hoàn toàn chính xác. Thí dụ như bài viết dưới đây trên Đại Kỷ Nguyên. ============================== Phát hiện cấu trúc nano có cổ đại 300.000 năm tuổi ở Nga Đại Kỷ Nguyên 2 days trước 1,303 lượt xem Oopart (Đồ tạo tác lạc chỗ – out of place artifact) là một thuật ngữ chỉ nhiều vật thể thời tiền sử được tìm thấy tại nhiều nơi trên khắp thế giới, dường như cho thấy một trình độ tiến bộ công nghệ không tương xứng với thời đại chúng được tạo ra. Những Oopart thường gây khó chịu cho các nhà khoa học bảo thủ, và truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu liều lĩnh mở ra những lý thuyết thay thế, và khuấy lên tranh luận. Năm 1991, các cổ vật cực nhỏ, hình cuộn xoắn đã được tìm thấy bên bờ các con sông Kozhim, Narada, và Balbanyu ở Nga, và chúng đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Những cấu trúc nano nhỏ xíu, bí ẩn này cho thấy có thể tồn tại một nền văn hóa có khả năng phát triển công nghệ nano từ tận 300.000 năm trước. Các dây xoắn nano được tìm thấy tại dãy núi Ural. (Ảnh: cosmostv.org) Những cuộn dây xoắn đã được phát hiện lần đầu tiên trong một cuộc khảo sát địa chất với mục đích khai thác vàng ở dãy núi Ural, Những mảnh vụn được phát hiện bao gồm các cuộn dây xoắn, các đường xoắn ốc, các cán tay cầm của giáo mác, cùng với các thành phần chưa được xác định. Những cổ vật hình cuộn dây xoắn thời cổ đại đã được tìm thấy ở dãy núi Ural ở Nga. (Ảnh: Pinterest) Theo một phân tích của Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Syktyvkar, mảnh vụn lớn nhất được tìm thấy có cấu tạo chủ yếu bằng đồng, trong khi mảnh nhỏ nhất có cấu tạo từ tungsten (W) và molypden (Mo). Trong khi mảnh lớn nhất trong số đó có chiều dài 2,99 cm, thì mảnh nhỏ nhất chỉ bằng 1/25.400 của một cm, và rất nhiều trong số chúng cho thấy mức tỷ lệ vàng. Hình dạng của chúng cho thấy chúng ta đã được sản xuất chứ không phải là các mảnh kim loại được hình thành trong tự nhiên. Trên thực tế, người ta nhận thấy chúng có hình dạng khá tương đồng với các bộ phận vi tiểu của công nghệ nano đương đại. Hình ảnh phóng đại của một trong các cuộn dây xoắn nano được tìm thấy trong dãy núi Ural. (Ảnh: esoreiter.ru) Tuy một số người cho rằng những cấu trúc nano này chỉ đơn thuần là các mảnh vụn còn sót lại từ các vụ phóng tên lửa thí nghiệm ở trạm không gian Plesetsk gần đó, một báo cáo từ Viện Moscow đã khẳng định rằng chúng có niên đại quá lớn để có thể bắt nguồn từ quá trình sản xuất hiện đại. Năm 1996, Tiến sĩ E.W. Matvejeva, từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất và Khai thác Kim loại quý ở Moscow, đã viết rằng, bất chấp một mốc niên địa hàng nghìn năm tuổi, các bộ phận này là một sảm phẩm có tính chất công nghệ. Các mảnh vụn đã được tìm thấy tại một độ sâu trong khoảng từ 25 đến 100 cm, trong một tầng địa chất có niên đại trong khoảng từ 20.000 đến 318.000 năm tuổi. Làm sao con người có thể chế tạo được những bộ phận nhỏ bé như vậy trong quá khứ xa xôi, và chúng đã được sử dụng phục vụ mục đích gì? Một số người tin rằng các cuộn dây này chứng tỏ nhân loại đã có một trình độ công nghệ tiên tiến vào Thế Pleistocene (hay Thế Canh Tân), trong khi những người khác cho rằng các di vật này là tác phẩm của người ngoài hành tinh. Cổ vật này đã được phân tích tại bốn cơ sở khác nhau ở Helsinki, St. Petersburg, và Moscow. Tuy nhiên, các nghiên cứu đi sâu vào các cấu trúc nano này dường như đã kết thúc vào năm 1999, theo sau cái chết của Tiến sĩ Johannes Fiebag, nhà nghiên cứu chính của phát hiện này. Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh Đọc bản gốc ở đây. Quý Khải biên dịch ============================== Kim tự tháp ở Nam Cực có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại Đại Kỷ Nguyên 15/04/2015 79,921 lượt xem “Kim tự tháp” ở Nam Cực đã được phát hiện khá lâu. Tin tức về kiến trúc bí ẩn này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người tin học thuyết UFO, vô số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích sự kì lạ của những “kiến trúc” này. (Ảnh: getty images) Các giả thuyết được đưa ra gồm: công trình xây dựng của người ngoài hành tinh, căn cứ quân sự bí mật của những nền văn minh cổ đại tiên tiến, trong khi lại có những người khác tin rằng kim tự tháp này chỉ là cấu trúc hình thành trong tự nhiên. Đáng tiếc giả thuyết này vẫn chưa được xác nhận hay bác bỏ vì không có những nguồn dữ liệu chính thức nhằm xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Những bức ảnh chụp kim tự tháp tại Nam Cực. (Ảnh: ianchadwick.com) Một vài bức ảnh đã được lưu truyền trên mạng Internet cho thấy tồn tại một kiến trúc hình kim tự tháp trong môi trường băng giá ở Nam Cực, một vài bức trong số đó là được thu thập trong Chương trình Khoan Đại dương tích hợp (Integrated Ocean Drilling Program-IODP), một dự án quốc tế nhằm thăm dò đại dương. Việc phát hiện ra kim tự tháp ở Nam Cực đã dẫn đến những suy đoán về hình thái của Châu Nam Cực trong quá khứ xa xôi. Một số người cho rằng nó không luôn luôn lạnh lẽo như ngày nay, và các nghiên cứu khoa học dường như cũng xác nhận giả thuyết này. Năm 2009, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và thu thập mẫu vật, đã phát hiện thấy các hạt phấn hoa ở Châu Nam Cực, từ đó cho thấy hệ sinh thái của Châu Nam Cực trong quá khứ là vô cùng khác biệt. Vào một thời điểm nhất định trong mùa hè nhiệt độ tại đây có thể lên đến 20 độ C. Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được 32 loài vi khuẩn, trong đó có một loài vi khuẩn ưa mặn 2800 tuổi được lấy từ các mẫu nước ở hồ Vida tại phía đông Nam Cực. Lớp băng vĩnh cửu trên mặt hồ là loại băng dày nhất trên Trái đất. Có thể châu Nam Cực trong quá khứ không lạnh như hiện nay? (Ảnh: thedailyjournalist.com) Nếu chúng ta giả định rằng Nam Cực không lạnh giá trường kỳ như ngày nay, điều này có thể mở ra những khả năng vô tận. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Trong quá khứ châu Nam Cực có đủ ấm để một nền văn minh cổ đại có thể tồn tại ở đây hay không? Và nếu một nền văn minh cổ đại đã phát triển ở Nam Cực trong thời quá khứ xa xôi, tại sao hôm nay chúng ta không tìm thấy dấu vết về cuộc sống của họ ở đó? Theo nhiều nhà nghiên cứu, có những kiến trúc ở Nam Cực, cả những kim tự tháp và các bằng chứng đủ để củng cố giả thuyết về nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại ở Nam Cực trong quá khứ. Việc giới khảo cổ có thừa nhận phát hiện này hay không thì lại là một câu hỏi hoàn toàn khác. Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: Gettyimages) Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.forocoches.com) Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.egaliteetreconciliation.fr) Quay trở lại châu Phi, chúng ta biết rằng các học giả và nhà Ai Cập học từ lâu đã nghi ngờ rằng tượng Nhân Sư có tuổi thọ lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta, thậm chí có thể lên đến hơn 10.000 năm tuổi. Những giả thuyết này được củng cố bởi việc phát hiện các dấu hiệu xói mòn nước trên tượng Nhân Sư khổng lồ, và theo các học giả điều này cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu cực đại trong quá khứ. Ngoài ra, tấm bản đồ nổi tiếng Piri Reis cũng mô tả đường bờ biển của Nam Cực trong một thời kỳ vô cùng xa xôi trước đây, trước khi bị băng bao phủ.1 like
-
Tiếng Việt
vandung689 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Một phát hiện cực kỳ hấp dẫn. Cảm ơn anh Lãn Miên.1 like