• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/11/2015 in Bài viết

  1. Ngoài sự phổ biến trên khắp thế giới của đồ hình Âm Dương Lạc Việt, Những di sản khảo cổ khác cũng cho thấy một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại...... Biểu tượng của chữ Vạn chính là sự mô tả cô động nhất sự vận động (Chữ Vạn ngược) và sự tương tác của vũ trụ (Chữ Vạn xuôi)..... Nguyễn Vũ Tuấn Anh. =========================== Ý nghĩa thực sự của biểu tượng chữ “Vạn” (Swastika) không như những gì bạn từng nghĩ Tác giả: Keejaa Ramgotra | Epoch Times | Dịch giả: Nguyên LinhNguồn Đại Kỷ Nguyên 19 Tháng Một , 2015 Khi nhắc đến chữ “Vạn” ( “Swastika” ), người ta thường nghĩ đến vụ diệt chủng Holocaust, Phát-xít, Hitler và cả cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian dài cho đến trước năm 1947, hình chữ “Vạn” lại nổi tiếng được biết đến như là một biểu tượng rất phổ biến tượng trựng cho vận may tốt lành. Từ Vạn (swastika) trong tiếng Phạn: ‘swa’ – nghĩa là ‘cái tôi cao hơn’, ‘asti’ nghĩa là ‘sinh mệnh’, và ‘ka’ là một hậu tố. Cả từ này có thể được hiểu là “sinh mệnh với cái tôi cao hơn.” —Natalie Basdeki (The Epoch Times) Biểu tượng chữ “Vạn” xuất hiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Israel, Nhật Bản, Ethiopia, và nhiều nơi khác trên Thế giới. Hầu hết mỗi nền văn hóa đều có chứng tích về biểu tượng này trong những dữ liệu về văn hóa nghệ thuật của họ, và nó được phát hiện là đã được vẽ trên vách đá của các hang động cách đây hơn 10.000 năm. Danh từ “swastika” (biểu tượng chữ “Vạn”) cũng còn được gọi là srivatsa. Biểu tượng chữ “Vạn” là một ký hiệu của những điều liên quan đến Mặt trời, con số 10.000 (“Vạn” còn có nghĩa là mười ngàn) ở Trung Quốc và Nhật Bản, sự trường tồn hoặc sự sáng tạo vô tận, và một vòng tròn đang quay. “ Khi chữ Vạn quay tròn theo chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho năng lượng, sức mạnh và sự thông thái của vũ trụ. Khi quay tròn ngược chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho sự khoan dung từ bi.” Đây là những hình ảnh về biểu tượng chữ “Vạn” tại các quốc gia khác nhau trên thế giới: Hy Lạp Dấu chữ Vạn trên Mũ bảo vệ của người Macedonia cổ đại, từ 350-325 trước Công nguyên, đã được tìm thấy tại Herculanum. (Cabinet des Médailles, Paris / Wikimedia Commons) Ý Etruscan Pendant với biểu tượng chữ vạn – Bolsena – Italy – 700 TCN đến 650 TCN Peru Di vật từ nền văn minh Sican / Lambayeque ở Peru, nền văn minh phát triển hưng thịnh từ năm 750 đến 1375 sau Công Nguyên(Wikimedia Commons) Hong Kong Tượng Phật – Đảo Lantau – Hồng Kông Ethiopia Biểu tượng Swastika trong cửa sổ của nhà thờ đá Lalibela. Tây Ban Nha Đồ khảm của người La Mã cổ đại ở Villa Romana La Olmeda Israel Đồ Khảm Chữ “Vạn” được tìm thấy ở nhà thờ Byzantine ở – Shavei Tzion (Israel) Tunisia Chữ vạn trên tấm khảm của người La Mã trước thế kỷ thứ 2 sau CN (Maciej Szczepańczyk/Wikimedia Commons) Hy lạp 2 chữ Vạn nằm đối xứng trên bình cổ Kantharos của Hy L ạp – Attica năm 780 trước CN Bình cổ ở Viện bảo tàng khảo cổ học quốc gia – Hy Lạp Nữ thần Athena – Bảo tàng ở Olympia – Hy Lạp Iran Vòng cổ làm bằng vàng với chữ vạn cổ được tìm thấy ở Marlik, một địa điểm cổ đại gần Rudbar – Iran Hy Lạp Cổ Đại Chữ vạn trong văn hóa Hy Lạp cổ đại Bulgaria Sunny Beach Nesebar Đan Mạch Tháp voi Carlberg Hàn Quốc Chữ vạn trên một đền thờ ở Hàn Quốc Việt Nam Biểu tượng chữ “Vạn” trong một ngôi đền cổ ở Nha Trang (VN)
    1 like