-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/11/2015 in all areas
-
Quán vắng!
tranlong07 and 9 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
QUAN ĐIỂM VÀ LUẬN CỨ KHOA HỌC Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Trong quá trình minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi kéo dài gần 20 năm nay, có nhiều luận cứ nhân danh khoa học phản biện, cho dù sai và cũng rất nhiều quan điểm phản đối. Và tôi nhận thấy không ít người lầm lẫn giữa quan điểm học thuật và luận cứ phản biện học thuật. Bởi vậy, tôi viết bày này để chia sẻ với quý vị và anh chị em quan tâm. Một thí dụ đầu tiên là: có người trình độ chỉ là thầy Tử Vi ngồi góc đình bói dạo, nhưng đã phản biện hệ thống luận điểm minh chứng bảng Lạc Thư Hoa Giáp của tôi, rằng: "Bảng Lục thập hoa giáp của Tàu là một tiên đề". Thưa quý vị! Tất nhiên luận cứ phản biện trên là sai. Chỉ cần học hết lớp 9/ 12 bậc PTTH cũng nhận thấy là nó sai lè lè. Nhưng ít nhất nó là một luận cứ phản biện. Và người bị phản biện có thể căn cứ vào luận cứ đó để biện minh, ít nhất bằng cách đối chiếu định nghĩa về "tiên đề" trong một hệ thống lý thuyết khoa học. (Tôi đã biện minh bảng Lục thập hoa giáp không phải là một tiên đề, trên diễn đàn Lý học Đông phương). Nhưng có những phản biện mang tính thể hiện quan điểm và không phải là luận cứ khoa học. Một trong nhưng thí dụ về vấn đề này là một comment của nickname Ngo Huy dưới đây trên Fb, liên quan đến diễn đàn Lý Học Đông phương. Quote https://www.facebook...anViet/?fref=ts Đây là một ví dụ về sự thể hiện quan điểm, mang tính phản đối. Người ta không thể tìm thấy một luận cứ phản biện nào trong phát biểu của nick Ngo Huy. Để mô tả rõ hơn, toàn văn của Ngo Huy chỉ cần sửa lại đối tượng và phạm trù phản đối của ông ta, mô tả là: "lhdp" và "sử", thì ngay lập tức nó thành ra sự phản đối một đối tượng khác. Thí dụ có thể như sau: Ngo Huy nhưng nhiều người vẫn cho rằng Thuyết Tương Đối là những suy luận nhảm đoc thì suôi dễ bị mê hoặc, toàn là những suy luận ko bằng chứng thực sự thì dễ gây ảo, khi trước mới đọc nghe tự hào lắm nhưng đọc nhiều bài thì càng cảm thấy thấy vô lý. những bài viết đó cũng dễ mê hoặc nhiều người đặc biệt những người kém Vật Lý đọc xong lại tự sướng thế nên tôi nghĩ chỉ để tham khảo. Rõ ràng phát biểu của Ngo Huy chỉ thể hiện quan điểm của anh ta, phản đối về những cố gắng chứng minh trên cơ sở khoa học của diễn đàn Lý Học cho một chân lý là "Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Đây là một đoạn thể hiện quan điểm phản bác và hoàn toàn không hề là một luận cứ mang tính học thuật. Bởi vì người ta không thể tìm thấy một luận cứ phản biện khoa học, hoặc phi khoa học (Tín ngưỡng) nào, để người bị phản biện có thể căn cứ vào đấy tự biện minh cho mình. Do đó, phát biểu của Ngo Huy thực chất là thể quan điểm phản bác. Chính vì tính không có luận cứ. Nên chỉ cần thay thể đối tượng và phạm trù hàm chứa đối tượng, thì có thể phản bác bất cứ trong một lĩnh vực nào khác. Hoặc một thí dụ khác, như của Giáo Sư Lê Văn Lan khi phản biện cháu học sinh lớp 4 về câu hỏi trong chương trình: "Đường lên đỉnh Olimpia". Vấn đề đặt ra: "Ai là vua nữ đầu tiên của Việt Nam?". Cháu học sinh trả lời "Hai Bà Trưng". Giáo sư Lê Văn Lan xác định :"Sai! Hai Bà Trưng là 'vương' chứ không phải là 'vua'!". Trong câu của ông Lê Văn Lan thì sự xác định "Sai" thể hiện quan điểm của ông ta. Nhưng toàn bộ câu sau: "Hai Bà Trưng là "vương" chứ không phải là 'vua'", lại là luận cứ phản biện của ông ta. Căn cứ vào luận cứ này, người bị phản biện, có thể biện minh bằng luận cứ của mình. Tôi đã chỉ ra cái sai của ông Lê Văn Lan trên diễn đàn Lý học Đông phương. Nhưng tiện đây tôi trình bày lại luận cứ của mình về vấn đề này: 1/ Nội hàm khái niệm "vua" trong ngôn ngữ Việt chính là một từ cổ chỉ người đứng đầu một quốc gia, hoặc một tổ chức xã hội, một tập hợp, một nhóm tổ chức trong xã hội. Thí dụ: vua ô tô, vua chứng khoán...và cả "vua ăn mày". Tất nhiên với câu hỏi trên thì thằng bé lớp 4 đã tỏ ra đúng xuất sắc khi trả lời câu hỏi trên. Hai Bà Trưng đứng đầu một tổ chức quốc gia Việt tộc, sau khi giành lại độc lập từ nhà Hán, sau hơn 100 năm bị đô hộ. Hai Bà xưng Vương - theo truyền thống từ cổ sử - được dịch ra tiếng Việt - Tất cả các vua Hán tộc trước thời Tần đều xưng Vương, như Chu Văn Vương, các chư hầu đều xưng Công, thí dụ như Tần Công, Tấn Công, Tề Công....Sau này các chư hầu nổi lên mới xưng Vương là danh xưng chỉ người đứng đầu quốc gia. Đến đời Tần mới xưng Đế. Tóm lại giáo sư Lê Văn Lan đã nhầm lẫn khái niệm cụ thể mô tả về người đứng đầu quốc gia : Vương, Hoàng Đế, Tổng thống....với một khái niệm mô tả người đứng đầu nói chung, là "vua" mà tôi đã trình bày ở trên. Do đó, chúng ta đặt lại vấn đề, là: Nếu câu hỏi trên được sửa từ "vua", và đặt ra như sau: "Ai là người nữ đầu tiên đứng đầu quốc gia của người Việt?". Trong trường hợp nay ông giáo sư sử học Lê Văn Lan có lẽ không thể lợi dụng sự lẫn lộn về khái niệm "Vương" và "vua" để phản biện kiến thức lịch sử của cháu học sinh lớp 4. Tuy nhiên trong trường hợp của nhà Sử học giáo sư tiến sĩ Lê Văn Lan, thì ít ra ông ta có luận cứ phản biện học thuật, để người ta có thể biện minh cho mình. Nhưng giữa quan điểm học thuật và luận cứ học thuật khi trình bày rất dễ để người nghe, đọc bị lầm lẫn. Và đây là một tình trạng khá phổ biến trong tranh luận học thuật, ít nhất ở Việt Nam. Một trong những ví dụ điển hình về quan điểm học thuật, đính kèm với một nhân vật nổi tiếng. Đó là ông Phan Huy Lê, khi ông ta phản bác hệ thống luận điểm khoa học của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, khi ông ta trình bày một hệ thống chứng minh về sự tồn tại của Chữ Việt cổ trong cổ sử Việt. Toàn bộ luận điểm của ông Khánh Hoài là những luận cứ, tiêu chí những tư liệu, văn bản mang tính hệ thống chứng minh rất chặt chẽ. Nhưng ông Phan Huy Lê không hề vạch ra một sai lầm - chỉ cần một sai lầm thôi, chứ không cần thiết phải cả hệ thống để phản bác. Mà ông ta chỉ thể hiện quan điểm bác bỏ những luận điểm của ông Khánh Hoài, bằng những câu chữ mơ hồ, chung chung và kết luận chưa phù hợp với "cơ sở khoa học". Nhưng nội hàm khái niệm cơ sở khoa học là gì thì cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ câu này, ông ta cũng chưa hề công bố. Bởi vậy, tôi cần phải thẳng thắn phát biểu rằng: Ông Phan Huy Lê, mặc dù nhân danh khoa học, nhưng không hề có luận cứ phản biện khoa học với công trình nghiên cứu của ông Khánh Hoài, mà chỉ thể hiện quan điểm phủ nhận bằng uy tín học thuật của ông ta. Sở dĩ tôi cần phải viết tiểu luận này, để phân biệt rõ quan điểm và luận cứ khoa học. Và đồng thời cũng để quý vị và anh chị em quan tâm, nhận rõ chân tướng giữa việc thể hiện quan điểm phản bác - một vấn đề gì đó - và luận cứ khoa học. Bởi vì nó có nguyên nhân liên quan đến vấn đề chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử của tôi và ngày càng nhiều nhà nghiên cứu với góc nhìn đa dạng cùng có kết luận tương tự như tôi. Luận điểm của tôi minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là một hệ thống lý luận với những luận cứ minh bạch, rõ ràng, công khai và nhân danh khoa học. Đương nhiên, đó là điều kiện để những nhà khoa học thật sự, cả trong nước và quốc tế, có thể căn cứ vào những luận cứ đó, để vạch ra cái sai và phản biện. Ngược lại, với quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của "hầu hết những nhà khoa học trong nước", thì tôi đều đã vạch ra những sai lầm của họ, căn cứ trên những luận cứ chứng minh cho quan điểm của họ. Công khai và in thành sách là vấn đề tôi phản biện ông Đào Duy Anh, khi ông ta cho rằng Thục Phán là con di phúc của vua Thục tỵ nạn xuống Văn Lang, trong cuốn "Thời hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp". Ngoài ra, tôi còn chỉ ra hàng loạt những sai lầm trong những bài viết liên quan của các học giả trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước", Từ Trần Quốc Vượng....ngay trong diễn đàn này với topic theo đường link dưới đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/2767-tinh-bat-hop-ly-va-phi-khoa-hoc-cua-nhung-luan-diem-phu-nhan-van-hoa-su-truyen-thong-viet/ Nhưng, "hầu hết những nhà khoa học trong nước " đó, chưa hề có một bài viết công khai tranh luận chỉ ra sai lầm của tôi, ngoài những bài thể hiện quan điểm phản đối của những nhân vật ảo - điển hình như nick Ngo Huy. Và để bảo vệ quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử - nhưng lại trơ tráo nhân danh khoa học của họ - thì áp lực rất mạnh thưa quý vị. Tôi có thể thí dụ như vụ Trung Nhân, khiến tôi chút síu nữa giải tán TTNC LHDP. Bởi vậy, vấn đề được đặt ra: Quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến có thật sự khoa học hay không? Đằng sau phong trào được sự "ủng hộ của hầu hết những nhà khoa học trong nước" này là gì? Khi mà kể từ khi tôi viết cuốn sách đầu tay "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" 1998, đến nay đã gần 20 năm, chưa hề có một bài phản biện công khai tranh luận của dù chỉ 1 trong số "hầu hết" đó? Rõ ràng hoàn toàn nó không hề thể hiện một hành vi khoa học nào. Điển hình rõ nhất và được công khai của Hội Sử Học Việt Nam dự định tổ chức hội thảo về quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát, chứng minh Việt sử trải gần 5000 văn hiến, nhưng sau đó im re, sự kiện này nói lên điều gì? Nhưng đến nay, họ lại lầm ầm ĩ lên về tầm quan trọng của môn sử. Nhưng lại không hề có một lời về tầm quan trọng của cội nguồn Việt sử. Họ la hét về sự trung thực và tính chân lý trong lịch sử. Nhưng lại không nhìn thấy chính họ đã xuyên tạc một cách có hệ thống cội nguồn lịch sử Việt, khiến cho người đàn bà Đỗ Ngọc Bích công khai trên BBC rằng: Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quôc", và trắng trợn tuyên bố: "Đây là những điều được dạy ở nhà trường". Họ công nhận điều mà người đàn bà Đỗ Ngọc Bích thừa nhận hay sao, khi họ im re và không một lời phản ứng vậy? Rõ ràng những sự kiện liên tiếp gần 20 năm qua, đã cho tôi có thể kết luận rằng: Không hề có tinh thần khoa học trong việc phủ nhận cội nguồn Việt sử. "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" đã áp đặt quan điểm của họ lên toàn thế hệ trẻ Việt Nam. Hậu quả của quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được áp đặt này là phát biểu của ông Tập Cân bình: "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ đại". Im re hết cả, không thấy một cái mặt nào trong đám "hầu hết" lên tiếng phản bác. Đã là khoa học thì phải có tranh luận học thuật và phản biện. Tất nhiên không phải là phản biện và tranh luận với cả thế giới, mà là ở những con người tiêu biểu cho những quan điểm học thuật, trên cơ sở luận cứ khoa học được biện minh cho chân lý. Khoa học chứ không phải sự áp đặt một quan điểm học thuật. Đấy là chính trị. Còn "Khoa học thì phải có tự do" - Giáo sư Ngô Bảo Châu đã phát biểu như vậy. Tôi chính thức đề nghị những nhà lãnh đạo quốc gia có trách nhiệm tạo điều kiện làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử một cách hoàn toàn khoa học, như lời Hồ Chủ Tịch dạy: Kể năm hơn bốn ngàn năm Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang Hồ Chí Minh Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.10 likes -
Mỹ-Pháp-NATO nói gì sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga? Thứ tư, 25/11/2015 - 08:46 Dân trí Trung Đông một lần nữa lại đối mặt với nguy cơ leo thang một cuộc xung đột mới khi lần đầu tiên trong 7 thập niên qua một thành viên NATO bắn rơi một chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Ngay lập tức lãnh đạo Mỹ, Pháp và NATO đã vào cuộc để tháo "ngòi nổ". Một chiến đấu cơ uy lực của Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi sáng ngày 24/11 (Ảnh: Newyorker) Trong cuộc họp báo chung ngày 24/11 tại Washington với người đồng cấp Pháp François Hollande, Tổng thống Barack Obama hối thúc Điện Kremlin và NATO tránh leo thang căng thẳng sau khi chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị không lực Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngay biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria với cáo buộc vi phạm không phận. “Thổ Nhĩ Kỳ cũng như bất kỳ quốc gia nào có quyền bảo vệ không phận và lãnh thổ”, Tổng thống Obama phát biểu, nhưng ông kêu gọi tất cả các bên cần đưa ra biện pháp làm giảm leo thang căng thẳng. Tổng thống Obama và Tổng thống Hollande đều hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đàm phán trực tiếp sau sự cố để ngăn chặn bất kỳ sự gia tăng căng thẳng. Cũng tại cuộc họp báo, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Mátxcơva sẽ “kiềm chế” để tránh một cuộc xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc Liên minh châu Âu sẵn sàng tăng cường nỗ lực trên mặt trận tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). “Đây là một trong những sự cố tồi tệ của Chúa… nhưng ưu tiên hàng đầu lúc này là tiêu diệt phiến quân Daesh (ám chỉ IS)”, ông Biden phát biểu. Trong khi đó phát biểu với báo giới tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau cuộc họp khẩn cấp đã kêu gọi “(các bên) bình tĩnh và không leo thang căng thẳng”. “Tôi đã lo ngại trước đó về các hoạt động quân sự của Nga gần biên giới NATO. Những thông tin chúng tôi có từ các nước đồng minh là phù hợp với những gì Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp”, ông Stoltenberg nhấn mạnh. Tổng thư ký NATO cũng gọi “đây là tình huống tồi tệ” nhưng bác bỏ thông tin rằng máy bay chiến đấu Su-24 không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên của NATO. Trong khi đó, giới chức Nga lại cho rằng máy bay Nga không vi phạm không phận. Cùng ngày chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Liên minh châu Âu Donald Tusk cùng kêu gọi các bên kiềm chế. “Đây là thời khắc nguy hiểm sau khi máy bay Nga bị bắn rơi. Tất cả các bên cần giữ đầu lạnh và kiềm chế”. Hiện, Đức vẫn chưa lên tiếng về vụ việc trên. Thủ tướng Đức Angela Merkel đang bị chỉ trích về chính sách tiếp nhận người di cư Syria sau một loạt hệ lụy của cuộc khủng hoảng di cư, đặc biệt là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris, Pháp, ngày 13/11 khiến 130 chết. Về phần mình Tổng thống Nga Putin đã tố cáo hành động của Ankara như một “nhát đâm lén sau lưng” và “kẻ đồng lõa với bọn khủng bố”. Ngoại trưởng Nga cũng hủy chuyến thăm tới Istanbul vào ngày 25/11 và kêu gọi công dân Nga không đến Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ việc. Phó chủ tịch Hạ viện Nga Nikolay Levichev đã đề nghị Cơ quan hàng không liên bang Nga cân nhắc lệnh cấm các chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi sáng 24/11. Đến nay, Nga xác nhận một phi công chiến đấu cơ Su-24 đã bị bắn chết. Chuyên gia an ninh tại Quỹ nghiên cứu chính sách kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Nihat Ali Özcan, bày tỏ lo ngại Điện Kremlin sẽ đáp trả thích đáng sau vụ việc trên. Vũ Duy Tổng hợp ======================= Nếu lão là ngài Putin thì chỉ lên tiếng phản đối cách hành xử không thân thiện của Thổ và đề nghị Thổ với Nato cùng Nga lập một cơ chế an toàn bay cho máy bay các bên ở những nước có biên giới sát vùng chiến sự và không phải đối tượng chiến tranh. Nhằm mục đích tránh những sự cố xảy ra ngoài ý muốn. Nhân cơ hội này, ngài Putin có thể tăng thêm vị thế kết hợp với Hoa Kỳ và Nato. Trước đây, mặc dù cho rằng Hoa Kỳ câu độ vụ ISIS để đưa Nga vào vòng xoáy chiến tranh Trung Đông, nhưng lão cũng xác định rằng: vì tính chính danh, nên ngài Putin có thể chuyển đổi thế cục có lợi cho nước Nga. Bài đã đưa lên diễn đàn. Tất nhiên nó còn phụ thuộc vào tài năng của ngài Putin và bộ tham mưu của ngài. Nếu sai lầm thì ngài sẽ thất bại. Sau vụ bắn rơi mày bay Nga, dư luận đã lo sợ một cuộc thế chiến thứ III xảy ra giữa Nato, Hoa kỳ và Nga. Yên tâm đi quý vị! Chiến tranh lớn xảy ra (Quen gọi là Thế chiến) sẽ không bắt đầu từ Trung Đông. Mà ngòi dẫn nổ ở ngay Biển Đông này. Khốc liệt đấy! Lão Gàn cảnh báo rằng: Nếu trước 10/ 3 Bình Thân Việt lịch, Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử không được xác định tính chân lý, thì không còn một hy vọng nào, dù mong manh, có thể cứu vãn được sự đối đầu không khoan nhượng ở Tây Thái Bình Dương.4 likes
-
Quán vắng!
xuanhylac and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cá nhân tôi không hề nhìn thấy ở ông này là một con người nói thẳng nói thật. Tôi chỉ nhìn thấy sau những lời lẽ của ông ta là một tâm địa dối trá. Đó là kết luận của tôi với ông này và với tất cả những kẻ trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến". Họ không có một lời nào nhắc tới cội nguồn Việt sử bị chính họ phủ nhận. Cho nên những lời lẽ của họ không đủ tư cách, gỉa tạo và bịp bợm. Cái bịp bợm của ông này là trích dẫn thơ của Hồ Chủ tịch, nhưng không dám trích 4 câu tiếp theo xác định cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến, cái dối trá nó nằm ở chỗ tỏ ra thống thiết với sử, nhưng không nhắc tới cội nguồn Việt sử bị phủ nhận. Chẳng qua thấy số đông lên tiếng thì hùa theo thể hiện. Tốt nhất tôi khuyên các vị hãy dẹp bớt những thông tin không hoàn chỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. "Tích hợp môn sử sẽ là một thảm họa khôn lường" - nghe Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Quốc Sử nhận xét thấy mà phát khiếp! Nhưng xóa bỏ toàn bộ cội nguồn lịch sử và là lòng tự hào dân tộc trải gần 5000 văn hiến thì sẽ làm sao? Bởi vậy dối trá, bịp bợm là vậy!2 likes -
"Ngôn hành bất nhất", TQ đang trả giá đắt không lường hết được? Kiều Tỉnh | 23/11/2015 07:47 Báo chí Trung Quốc và nước ngoài thời gian qua cho rằng những ứng xử thô bạo và ý đồ chiếm toàn bộ Biển Đông đã làm các nước láng giềng xa lánh Bắc Kinh. Ảnh: AP Những tuyên bố "nghe lọt tai" Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh lại chính sách ngoại giao láng giềng với kỳ vọng xoay chuyển tình hình. Nhưng diễn biến thực tế thì sao? Tháng 10/2013, trong chuyến thăm các nước ASEAN, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng thành lập Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) để trợ giúp các nước, nhất là khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, Bắc Kinh đưa ra những chương trình như xây dựng Khối cộng đồng ASEAN (RCEP), Khu vực mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) và Con đường tơ lụa trên biển, Hợp tác kinh tế vòng cung toàn Vịnh Bắc Bộ (báo Thông tin tài chính ngày 25/5/2014). Ngày 21/5/2014, phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Những biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin (CICA) ở Thượng Hải, ông Tập đưa ra khái niệm "An ninh Châu Á mới" gồm các nội dung: Cộng đồng, tổng hợp, hợp tác, bền vững. Phương châm ông nêu ra là “đối thoại, tin cậy, hợp tác” theo tinh thần 4 chữ “Thân, Thành, Huệ, Dung”, tức thân thiện, chân thành, có lợi, bao dung. Báo cáo về công tác đối ngoại năm 2015 trước Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh: "Ngoại giao nước lớn là then chốt, Ngoại giao láng giềng là hàng đầu, Ngoại giao với các nước đang phát triển là cơ sở, Ngoại giao đa phương là vũ đài quan trọng”. Ông Lý đồng thời khẳng định trách nhiệm nước lớn của Trung Quốc và Ngoại giao “Một vành đai, một con đường”, nhất là “Con đường tơ lụa trên biển” (Trung Quốc cam kết chi 40 tỉ USD), là một chiến lược lâu dài trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Thủ tướng Trung Quốc khi thăm các nước ASEAN tháng 10/2013 cũng cam kết: “Mâu thuẫn tranh chấp nổi lên ở Biển Đông không có lợi cho bất kỳ ai. Chúng ta hãy cùng nhau phấn đấu để Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác”. Ông Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Những biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin (CICA) ngày 21/5/2014. Ảnh: Xinhua Nói không đi đôi với làm Với chính sách ngoại giao này, dư luận các nước trong khu vực kể cả ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế đều tỏ ra hy vọng về sự thay đổi của Bắc Kinh đối với láng giềng. Hòa bình, ổn định ở Biển Đông sẽ được duy trì, đẩy lùi được những nguy cơ xảy ra xung đột và mâu thuẫn. Nhưng thực tế diễn ra không phải như vậy mà Trung Quốc vẫn duy trì chính sách đe dọa, dùng sức mạnh lấn át các nước. Bài “Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc” đăng trên mạng tin Đa Chiều hôm 15/11 viết: “Kể từ ngày Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc tỏ ra rất coi trọng địa vị của các nước láng giềng, nhất là ASEAN. Nhưng hơn 30 tháng cầm quyền tới nay, ông cùng lãnh đạo Trung Quốc đi thăm tới hàng chục nước trên thế giới, trong khi thăm các nước láng giềng rất thưa thớt, nhất là đối với ASEAN. Hơn nữa những chuyến thăm này phần lớn chỉ là ‘nhân tiện’ khi tới đó tham dự các hội nghị quốc tế”. Dư luận báo chí nước ngoài bình luận, một trong những nguyên nhân quan trọng mà lãnh đạo Trung Quốc ít tới thăm các nước ASEAN là khi tới đây những tiếng nói lên án những hành vi thô bạo của Bắc Kinh ở Biển Đông dấy lên làm lãnh đạo nước này khó chịu. Những diễn đàn quốc tế của ASEAN cũng là nơi để các nước Đông Nam Á và đại biểu các nước trên thế giới tới dự bày tỏ bất bình đối với Trung Quốc. Đối thoại an ninh Shangri-la ở Singapore là một ví dụ sống động. Hai năm qua, diễn đàn này trở thành bản “đại hợp xướng” lên án hành vi thô bạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước khi tới dự Hội nghị thượng đỉnh không chính thức APEC lần thứ 23 ở Philippines hôm 18-19/11 vừa qua, ông Tập đã tỏ ra lo ngại những tiếng nói lên án Trung Quốc lại đồng loạt dấy lên, nhất là quan hệ Trung Quốc-Philippines những năm gần đây trở nên căng thẳng. Bởi vậy, Trung Quốc cử Ngoại trưởng Vương Nghị đi dọn đường trước. Trong chuyến thăm Philippines hai ngày 10/11-11/11, Ngoại trưởng Vương Nghị nói: “Quan hệ Trung Quốc-Philippines hiện nay thực sự gặp nhiều khó khăn.” Ông Vương bày tỏ quan ngại và yêu cầu nước chủ nhà “vấn đề Biển Đông không nên thành một trong những nghị trình chính thức của Hội nghị APEC”, đồng thời đe dọa nếu không đạt được thỏa thuận trên thì “việc tham dự APEC của Chủ tịch Tập Cận Bình thực sự tồn tại những yếu tố không xác định”. Trong cuộc họp báo ngày 10/11 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông nói Tập Cận Bình “chỉ thuần túy tới Philippines tham dự APEC chứ không thăm Philippines.” Ông Tập đã phải nhờ đến chuyến công du Philippines "chớp nhoáng" của Ngoại trưởng Vương Nghị để tránh vấn đề biển Đông tại APEC. Ảnh: Reuters Trung Quốc tự làm xấu quan hệ với láng giềng Quan hệ Trung Quốc-Philippines những năm gần đây trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh bị Manila phản ứng gay gắt vì hành vi xâm chiếm, xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Hải quân Trung Quốc cũng bị tố là không ngừng ngăn chặn, tấn công các tàu thuyền của ngư dân Philippines đang tác nghiệp bình thường trong vùng biển của mình, ra sức ngăn chặn và tấn công các tàu hậu cần của Hải quân Philippines. Hôm 4/2, tàu chiến Trung Quốc đã ngăn chặn 3 tàu cá Philippines, trong đó đâm hỏng một chiếc gần bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Sự kiện này làm cho dân chúng Philippines phẫn nộ. Thậm chí, trong chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày từ 2/6/2015, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã lên án những hành động và ứng xử của Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông "giống như phát xít Đức từng làm trong Thế chiến II". Trở lại Hội nghị APEC mới đây, mặc dù phía Philippines từ Tổng thống tới Ngoại trưởng và Chủ tịch Ủy ban tổ chức APEC đều cam kết không nêu vấn đề Biển Đông trong nghị trình chính thức, đồng thời bày tỏ hoan nghênh và đón tiếp trọng thị đối với ông Tập, nhưng các nước khác và dân chúng Philippines vẫn dấy lên tiếng nói chỉ trích Trung Quốc. Tờ “Thương báo” của Philippines ngày 12/11 dẫn phát biểu của Người phát ngôn Bộ ngoại giao nước này Charles Jose nói nhân dịp APEC, Philippines sẽ công bố về những trình tự kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Trước dư luận và những tiếng nói lên án những hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông tại APEC-23, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 17/11 lên tiếng hăm dọa: “Chính phủ Trung Quốc có quyền và khả năng giành lại những quần đảo, rạn san hô bị các nước ASEAN chiếm đóng (?). Nhưng chúng tôi không làm như vậy. Đây là sự kiềm chế cực lớn để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”. Ngay sau Philippines, Bộ trưởng an ninh Indonesia Luhut Panjaitan ngày 11/11 cũng tuyên bố sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế vì đã đưa một phần lãnh thổ thuộc quần đảo Natuna của nước này vào bản đồ Trung Quốc. Theo ông Luhut, nói cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc nêu ra chẳng những trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của Indonesia mà cũng ảnh hưởng tới lợi ích của các nước Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines và đe dọa hòa bình, an ninh khu vực. Một tàu tiếp tế của Philippines thoát khỏi sự bao vây và truy đuổi của 2 tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 29/3/2014. Ảnh: Reuters Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” và có nhiều điểm tương đồng, nhưng phía Trung Quốc vẫn thường xuyên phá các cam kết mà lãnh đạo cấp cao đã đạt được. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng, ngày 15/10/2011, hai bên đã ra Tuyên bố chung, thỏa thuận 6 điểm về Biển Đông và 9 biện pháp đẩy mạnh quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, tới tháng 6/2012, Trung Quốc đã bất chấp thỏa thuận trên, tiến hành thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì tình trạng này vẫn tái diễn. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2013 của ông Lý Khắc Cường, hai bên đã thỏa thuận 3 biện pháp tăng cường hợp tác trên biển, nhưng chưa được bao lâu tới đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 và đông đảo tàu chiến tác nghiệp trái phép ngay trong thềm lục địa của Việt Nam. Gần đây nhất, sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam hai ngày 5-6/11 của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đạt được nhiều thỏa thuận. Chiều 6/11 tới Singapore, thì ngày 7/11 ông Tập đã lớn tiếng tuyên bố một cách vô căn cứ rằng: “Toàn bộ khu vực Biển Đông từ trước tới nay là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”. Phát biểu này của ông làm dư luận các nước ngạc nhiên và phản cảm vì nó mâu thuẫn với những phát biểu ở Việt Nam. Trong khi đó liên tiếp trong các ngày từ 14/11-16/11 mới đây, các tàu cá của Việt Nam đã bị hàng trăm tàu cá Trung Quốc vô cớ tấn công, đâm hỏng và phá hỏng hơn 40 tấm lưới của ngư dân đang tác nghiệp ngay trong vùng biển của Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 hôm 21/11 ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AP Truyền thông Trung Quốc lên tiếng Những hành vi ứng xử trên của Trung Quốc khiến các nước ASEAN lo ngại, cảnh giác và bất bình. Thậm chí, chính truyền thông Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại. Trong bài “Chúng ta ngôn hành bất nhất, làm các nước ASEAN cảnh giác” đăng trên tờ Văn Trích của Trung Quốc ngày 6/6/2014, tác giả Hàn Lỗi viết: "Hậu quả của ngôn hành bất nhất sẽ không thể lường hết được, các nước ASEAN không tin và nêu cao cảnh giác đối với Trung Quốc, liệu các mặt hợp tác khác còn thuận lợi hay không? Môi trường an ninh còn đảm bảo hay không khi một nước đều bị các nước láng giềng hoài nghi và cảnh giác, thậm chí tẩy chay. Dư luận thế giới dù rất ngưỡng mộ những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong 30 năm qua, nhưng giờ đây sự ngưỡng mộ này bị mất đi thay vào đó là sự hoài nghi và cảnh giác. Liệu vai trò nước lớn và hình tượng quốc tế của Trung Quốc trên trường quốc tế còn giữ được không? Trung Quốc phải dùng bao nhiêu thời gian mới lấy lại được uy tín của mình? Rõ ràng việc ngôn hành bất nhất đã phải trả giá đắt." Trang web “China on-line” của Trung Quốc đầu tháng 1/2013 cũng viết: "Nhìn lại quan hệ đối ngoại những năm qua cho thấy rất nhiều nước đều lạnh nhạt và xa lánh Trung Quốc. Châu Á là láng giềng của Trung Quốc, nhưng có mấy nước gắn bó với Trung Quốc, trái lại càng xa lánh, ngay Triều Tiên là nước anh em chung một chiến hào nay cũng đồng sàng dị mộng. Myanmar từng gắn bó khăng khít, vừa qua đã dấy lên làn sóng chống Trung Quốc và dùng vũ lực xua đuổi người Hoa… Chúng ta vẫn tuyên truyền Trung Quốc có bạn bè khắp năm châu, nhưng giờ đây nhìn lại có mấy nước là bạn bè?" Trong bài “Nước cờ chiến lược Trung-Mỹ”, đăng trên tờ Văn Trích ngày 17/6/2014, tác giả Ngưu Bạch Vũ cũng cho rằng Trung Quốc vẫn chưa tự hoàn thiện mình về cả ba mặt, trong đó có hai chiến lược quan trọng nhất về đối ngoại hiện nay là Ngoại giao nước lớn và Ngoại giao láng giềng đều bộc lộ yếu kém. Trang Đa Chiều hôm 28/10 viết: “Thời gian qua, phái quân sự cứng rắn ở Trung Quốc muốn sử dụng vũ lực, nhưng hậu quả đã đi ngược lại mong muốn của Trung Quốc. Một số nhân vật cấp tiến khác ở Trung Quốc hiện đang kêu gọi lãnh đạo cần chuyển từ giấu mình chờ thời sang cái gọi là 'can dự tích cực trong khu vực'.” Đa Chiều cho rằng mọi hành động gọi là “can dự tích cực” kể cả quân sự ở Biển Đông đều bất lợi đối với Trung Quốc và càng làm cho các nước Đông Nam Á phản cảm hơn. Hành động này lợi bất cập hại. Trong khi đó, tờ Washington Post (Mỹ) ngày 18/11 đưa tin, ông Tập Cận Bình "bị cô lập và khó chịu khi tham dự APEC ở Philippines". Ông Lý Khắc Cường có lẽ cũng sẽ có cảm giác như trên khi tham dự Hội nghị ASEAN +1 (ASEAN-Trung Quốc), ASEAN+3 (ASEAN-Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 18 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 10 tổ chức ở Kuala Lumpur, Malaysia từ 20-23/11/2015. Dư luận các nước cho rằng “An ninh Châu Á mới” do ông Tập Cận Bình đưa ra theo tinh thần 4 chữ “Thân, Thành, Huệ, Dung” cũng như “Ngoại giao láng giềng là hàng đầu” chỉ là bề ngoài, còn đe dọa, lấn ất.Thậm chí, dùng vũ lực và tiếp tục xây dựng trái phép đảo nhân tạo để từng bước thực hiện ý đồ chiếm toàn bộ mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn” mới là nội dung thực chất của Ngoại giao láng giềng Trung Quốc đối với Khu vực Đông Nam Á./. Khủng bố Mali: Lý do "lực lượng tinh nhuệ" TQ không cứu công dân theo Trí Thức Trẻ ======================== "Bụt chùa nhà không thiêng". Sai lầm của Bắc Kinh lão nói từ lâu lém rùi. Từ hồi năm nẳm lận. Rằng thì là Bắc Kinh đã sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Sai lầm tới mức mà lão cứ tưởng có gián điệp chiến lược nằm ở cấp hoạch định chính sách quốc gia. Từ sai lầm chiến lược nghiêm trọng này , mới dẫn đến phát ngôn bất nhất. Phát ngôn bất nhất thì cùng lắm bị cho là điên, chứ không nguy lắm. Sở dĩ Bắc Kinh sẽ nguy chính vì sai lầm chiến lược này. Khi nào tình thế không thể xoay chuyển được, lão sẽ nói ra cái ngu nó ở chỗ nào. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Mặc dù trở nên giàu có đột xuất do số phận mỉm cười, nhưng vẫn điếu thoát khỏi tư duy từ nguồn gốc "ve chai lông vịt".2 likes
-
Israel liên tiếp đùa giỡn hệ thống phòng không “siêu mạnh” Nga-Syria (Bình luận quân sự) - Mặc dù Syria sở hữu hệ thống phòng không rất mạnh, lại có sự yểm trợ của Nga nhưng Israel vẫn không kích thành công vào sâu lãnh thổ nước này. Israel không kích Hezbollah ở Syria ngay 'trước mũi' Nga Khi cơ quan đặc biệt Nga, Israel, Mỹ tung đòn thù Hệ thống Buk M-2E là biến thể hiện đại nhất của hệ thống Buk (Cây sồi), ra đời năm 2008, có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng tên lửa 9M317 (Nato gọi là SA-17 Grizzly) có tầm bắn 3 - 50km, độ cao tối đa 25km với vận tốc đạt tới Mach4. Hệ thống phòng không Buk M-2E có tầm phóng tới 3-50km Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn gồm 6 xe phóng tên lửa, mỗi xe mang 4 quả tên lửa trên bệ, cùng 4 quả dự trữ. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Còn hệ thống Pantsir-S1 (Nato gọi là SA-22 Greyhound) là tổ hợp phòng không tích hợp pháo phòng không tự động 30mm 2A72, radar và tên lửa đối không 57E6-1. Loại tên lửa này có vận tốc 1300m/s (tương đương mach4), tầm bắn 20km, trần bắn tối đa 15km. Các nhà sản xuất vũ khí Nga khẳng định hệ thống này có thể bắn hạ cả máy bay tàng hình, UAV tàng hình và tên lửa hành trình. Hệ thống tên lửa S-200 có thể tiêu diệt các mục tiêu cách duyên hải Syria 140-150 km, tiêu diệt các mục tiêu cách vùng núi nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và trung tâm công nghiệp lớn 100 km. Còn tầm bắn của tên lửa S-75 sau nâng cấp cũng có thể đạt 50-70 km. Cuối tháng 6-2012, lực lượng phòng không Syria đã bắn rơi máy bay trinh sát RF-4E Phantom của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ gần như ngay lập tức, khi máy bay này tiến hành trinh sát và xâm phạm vùng trời Syria. Điều này chứng tỏ khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của hệ thống phòng không Damacus. Syria đã bắn rơi máy bay trinh sát RF-4E Phantom của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6-2012 Syria tập trung bảo vệ không phận tây nam giáp giới Israel và Lebanon Tuy trong biên chế hệ thống phòng không của Quân đội Syria chỉ có 12-15% vũ khí hiện đại, rất khó đối phó thành công với các cuộc không kích mạnh, trên diện rộng của Mỹ-NATO. Tuy nhiên, ở các vùng, các hướng trọng điểm đều được tập trung bảo vệ rất chặt chẽ. Thông qua phân tích sơ bộ, đơn giản đối với hệ thống hỏa lực của lực lượng phòng không Syria, không khó để phát hiện, chủ lực phòng không của quân đội Syria tập trung bảo vệ hai hướng tây nam (giáp giới với Lebanon và Israel) và bắc-tây bắc (giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ). Đầu năm 2012, Quân đội Syria triển khai radar phiên bản nâng cấp do Nga chế tạo ở khu vực phía nam Damascus và vùng núi giáp Lebanon, với mục đích kịp thời nắm được thông tin cảnh báo sớm về khả năng tấn công đường không của Quân đội Israel. Tuyến đường xâm nhập bí mật siêu thấp và thấp của khu vực phòng không ở những hướng này do 3 tiểu đoàn tên lửa S-200, 3 tiểu đoàn tên lửa S-75 và 2 tiểu đoàn tên lửa S-125 bảo vệ và được sự yểm trợ của một số tổ hợp Buk. Ngoài ra, hỏa lực phòng không lục quân của các lữ đoàn, sư đoàn bộ binh và bộ binh cơ giới cũng có hàng trăm hệ thống tên lửa phòng không vác vai cùng hàng trăm hệ thống pháo phòng không tầm thấp, kiểu cơ động Shilka và các trận địa pháo phòng không cố định. Do đó, mặc dù kể cả chưa có S-300 thì hệ thống phòng không của Syria vẫn được đánh giá khá cao, nhưng họ liên tiếp thất bại dưới các cuộc không kích của Israel. Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo Kể từ khi nổ ra cuộc nội chiến ở Syria vào tháng 3-2011, máy bay chiến đấu của Israel vẫn thường xuyên không kích các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria, với lý do ngăn cản không để Hezbollah tiếp cận được với nguồn vũ khí từ Iran qua Syria. Hầu như năm nào Israel cũng tiến hành không kích vào lãnh thổ Syria. Gần đây nhất là vào hồi cuối tháng 10-2015, Không quân Israel đã tiến hành ném bom nhằm vào nhiều địa điểm đóng quân của lực lượng quân đội Syria ở cao nguyên Golan. Trước đó, Israel cũng đã nhiều lần tập trung đánh vào các đoàn xe chở vũ khí đến biên giới Lebanon cho lực lượng Hezbolah. Điển hình như vụ tập kích tháng 5-2013, chiến đấu cơ của Israel đã đột nhập vào Syria không kích một đoàn xe chở vũ khí đang di chuyển trên tuyến đường từ Damascus ra biên giới. Có thể nhận định rằng, mặc dù đã chú ý đề phòng nhưng trong thời điểm hiện tại Syria rất khó đối phó với những đòn đánh kiểu này, bởi không quân Israel sử dụng chiến thuật tập kích đường không bí mật, với một nhóm nhỏ máy bay chiến đấu (khác với không kích ồ ạt). Đối phó với chiến thuật này, quan điểm cho rằng phải sở hữu những hệ thống phòng không tầm cao, tầm xa hiện đại là vô cùng sai lầm. Để hiểu về điều này, trong kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp kỹ, chiến thuật của một số vụ tập kích đường không tiêu biểu. Thiên Nam ============================ Máy bay dù hiện đại như của Isarael, qua mặt cả hệ thống phòng không siêu đẳng của Syria do Nga viện trợ, thì lão Gàn cũng chỉ phân loại vào vũ khí hạng hai. Bởi vậy, với thứ vũ khí hạng nhất, mà lão Gàn tiên tri từ nhiều năm trước, mà Hoa Kỳ đang sở hữu - đã được bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận mấy ngày gần đây, mà chính lão Gàn cũng không biết đặt tên là gì - thì chưa xuất hiện. Do đó, Trung Quốc nên khiêm tốn và thành tâm suy nghĩ lại toàn bộ sách lược quốc gia của họ. Trung Quốc đừng có tưởng lầm là hacke của họ đã biết tất cả những bí mật của Hoa Kỳ. Quên nhanh đi. Những tri thức Lý học nhân danh nền văn hiến Việt, cho phép lão xác định điều này. Vì lòng nhân đạo, lão Gàn không muốn chiến tranh, chết chóc, bi thương với con người , nên có vài lời khuyên như vậy. Điếu mựa! Mấy tay trọc phú nhờ ăn may của số phận, mới nổi vì sự giàu có, cứ tưởng minh là bố tướng , thiên hạ không ai sánh bằng. Wên nhanh đi nha em. Vận đổi, sao dời là các em đi ăn mày cả. Thói đời vẫn thế! Điếu mựa. Ngu thì chết em ạ.1 like