• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/11/2015 in Bài viết

  1. VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ TÍCH HỢP MÔN SỬ Rất nhiều vị lên tiếng về tích hợp môn Sử, từ những giáo viên dạy trường phổ thông cho tới cả giáo sư tiến sĩ, các quan chức. Ý kiến của họ rất nhiều chiều và đa dang. Toàn những từ đao to búa lớn, hoặc lâm lý bi bét, thống thiết bùi ngùi.....Lão Gàn trước khi bình lựng về cái việc này, xin đưa lên vài đường link làm ví dụ, chứ không phải nó là điển hình để quý vị và anh chị em tham khảo: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GSDao-Trong-Thi-Day-tich-hop-nhung-khong-the-mu-quang-post163586.gd http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nhieu-thay-co-o-Nghe-An-khong-nghi-Le-ban-chuyen-cuu-mon-Lich-su-post163566.gd http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GSMach-Quang-Thang-neu-hai-dieu-tat-yeu-cua-mon-Lich-su-post163536.gd http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoi-nghi-dien-hong-truoc-nguy-co-mon-lich-su-bi-xoa-so-3312471.html http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/pgs-nghiem-dinh-vy-khong-nuoc-nao-tich-hop-lich-su-nhu-viet-nam-3315517.html Thưa quý vị và anh chị em. Trên đây chỉ là 5 bài làm ví dụ và tôi cũng xin được lặp lại là không phải tôi chọn 5 bài trên làm điển hình thay mặt cho hàng trăm bài đang làm ồn ào trên mạng "oanh tạc nét" các thể loại về vấn đề này. Ý kiến rất nhiều chiều, khai thác nhiều khía cạnh. Không chỉ "ý kiến quần chúng" là những giáo viên trực tiếp giảng day, còn cả những trí thức khoa bảng, luôn luôn có một chức danh, học vi đứng trước tên tuổi để bảo đảm ý kiến đáng được tôn trọng.....Cũng có cả những quan chức nghỉ hưu, hoặc đương nhiệm liên quan bình luận về sự kiện này.... Nhưng nói chung có thể thấy rõ xu hướng phản đối là chính. Cá nhân tôi thì không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Các con tôi học xong Đại học cả rồi, chỉ có thằng cháu nội đang học lớp Mầm, khiến tôi phải quan tâm đến nền giáo dục nước nhà. Vì tương lai của cháu nội chúng ta - Í lộn - của tôi thôi. Tôi xin hỏi tất cả những quý vị phản đối với những lời lẽ lâm ly bi bét và thống thiết đầy cảm động, hay rất hàn lâm rằng: Nếu bây giờ BGD đồng ý ý kiến với quý vị phản đối thì mọi việc vẫn "Vũ Như Cẩn" chăng? Tức là đã có kỳ thi Sử chỉ có ...1 thí sinh cho cả một hội đồng thi và "giấy bài thi môn Sử trắng xóa sân trường" chăng? Trường hợp kéo dài bao nhiêu năm như vậy, quý vị thấy có cần phải đổi mới, cải cách không? Tích hợp, hay không tích hợp thì nó vẫn chỉ là phương pháp truyền đạt. Các vị đang khai thác những tiểu tiết nằm trong một tập hợp theo kiểu "thầy bói xem voi'. Vấn đề cốt lõi mà quý vị than van về tầm quan trọng của môn Sử là "nội dung truyền đạt" thì lại chẳng ai bàn tới. Về vần đề này, cá nhân tôi và nhiều học giả trong ngoài nước đã xác định cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử. Nhưng có thể nói: Về nội dung cội nguồn Việt sử thì tất cả các vị phát biểu hăng hái với chức danh ồn ào như trên, đều ....phớt lờ. Tôi xác định - từ năm 2006, và khẳng định lại, rằng: nếu chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương (Chính là nội hàm của khái niệm danh xưng văn hiến) chưa được sáng tỏ thì xin lỗi quý vị: Tất cả mọi cố gắng của quý vị đều vô ích. Tôi sẽ có những cố gắng cuối cùng trong việc vinh danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, hy vọng những ai quan tâm đến cội nguồn Việt sử sẽ ủng hộ cố gắng này một cách sòng phẳng, minh bạch, đúng tinh thần khoa học. Tôi hy vọng những vị có những lời lẽ thống thiết về lịch sử nước nhà sẽ ủng hộ những cố gắng tìm về cội nguồn dân tộc của tôi, cho dù quan điểm của quý vị thuộc về "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Khoa học chân chính không phải là sự áp đặt và tính cố chấp.
    4 likes
  2. "Ngôn hành bất nhất", TQ đang trả giá đắt không lường hết được? Kiều Tỉnh | 23/11/2015 07:47 Báo chí Trung Quốc và nước ngoài thời gian qua cho rằng những ứng xử thô bạo và ý đồ chiếm toàn bộ Biển Đông đã làm các nước láng giềng xa lánh Bắc Kinh. Ảnh: AP Những tuyên bố "nghe lọt tai" Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh lại chính sách ngoại giao láng giềng với kỳ vọng xoay chuyển tình hình. Nhưng diễn biến thực tế thì sao? Tháng 10/2013, trong chuyến thăm các nước ASEAN, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng thành lập Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) để trợ giúp các nước, nhất là khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, Bắc Kinh đưa ra những chương trình như xây dựng Khối cộng đồng ASEAN (RCEP), Khu vực mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) và Con đường tơ lụa trên biển, Hợp tác kinh tế vòng cung toàn Vịnh Bắc Bộ (báo Thông tin tài chính ngày 25/5/2014). Ngày 21/5/2014, phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Những biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin (CICA) ở Thượng Hải, ông Tập đưa ra khái niệm "An ninh Châu Á mới" gồm các nội dung: Cộng đồng, tổng hợp, hợp tác, bền vững. Phương châm ông nêu ra là “đối thoại, tin cậy, hợp tác” theo tinh thần 4 chữ “Thân, Thành, Huệ, Dung”, tức thân thiện, chân thành, có lợi, bao dung. Báo cáo về công tác đối ngoại năm 2015 trước Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh: "Ngoại giao nước lớn là then chốt, Ngoại giao láng giềng là hàng đầu, Ngoại giao với các nước đang phát triển là cơ sở, Ngoại giao đa phương là vũ đài quan trọng”. Ông Lý đồng thời khẳng định trách nhiệm nước lớn của Trung Quốc và Ngoại giao “Một vành đai, một con đường”, nhất là “Con đường tơ lụa trên biển” (Trung Quốc cam kết chi 40 tỉ USD), là một chiến lược lâu dài trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Thủ tướng Trung Quốc khi thăm các nước ASEAN tháng 10/2013 cũng cam kết: “Mâu thuẫn tranh chấp nổi lên ở Biển Đông không có lợi cho bất kỳ ai. Chúng ta hãy cùng nhau phấn đấu để Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác”. Ông Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Những biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin (CICA) ngày 21/5/2014. Ảnh: Xinhua Nói không đi đôi với làm Với chính sách ngoại giao này, dư luận các nước trong khu vực kể cả ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế đều tỏ ra hy vọng về sự thay đổi của Bắc Kinh đối với láng giềng. Hòa bình, ổn định ở Biển Đông sẽ được duy trì, đẩy lùi được những nguy cơ xảy ra xung đột và mâu thuẫn. Nhưng thực tế diễn ra không phải như vậy mà Trung Quốc vẫn duy trì chính sách đe dọa, dùng sức mạnh lấn át các nước. Bài “Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc” đăng trên mạng tin Đa Chiều hôm 15/11 viết: “Kể từ ngày Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc tỏ ra rất coi trọng địa vị của các nước láng giềng, nhất là ASEAN. Nhưng hơn 30 tháng cầm quyền tới nay, ông cùng lãnh đạo Trung Quốc đi thăm tới hàng chục nước trên thế giới, trong khi thăm các nước láng giềng rất thưa thớt, nhất là đối với ASEAN. Hơn nữa những chuyến thăm này phần lớn chỉ là ‘nhân tiện’ khi tới đó tham dự các hội nghị quốc tế”. Dư luận báo chí nước ngoài bình luận, một trong những nguyên nhân quan trọng mà lãnh đạo Trung Quốc ít tới thăm các nước ASEAN là khi tới đây những tiếng nói lên án những hành vi thô bạo của Bắc Kinh ở Biển Đông dấy lên làm lãnh đạo nước này khó chịu. Những diễn đàn quốc tế của ASEAN cũng là nơi để các nước Đông Nam Á và đại biểu các nước trên thế giới tới dự bày tỏ bất bình đối với Trung Quốc. Đối thoại an ninh Shangri-la ở Singapore là một ví dụ sống động. Hai năm qua, diễn đàn này trở thành bản “đại hợp xướng” lên án hành vi thô bạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước khi tới dự Hội nghị thượng đỉnh không chính thức APEC lần thứ 23 ở Philippines hôm 18-19/11 vừa qua, ông Tập đã tỏ ra lo ngại những tiếng nói lên án Trung Quốc lại đồng loạt dấy lên, nhất là quan hệ Trung Quốc-Philippines những năm gần đây trở nên căng thẳng. Bởi vậy, Trung Quốc cử Ngoại trưởng Vương Nghị đi dọn đường trước. Trong chuyến thăm Philippines hai ngày 10/11-11/11, Ngoại trưởng Vương Nghị nói: “Quan hệ Trung Quốc-Philippines hiện nay thực sự gặp nhiều khó khăn.” Ông Vương bày tỏ quan ngại và yêu cầu nước chủ nhà “vấn đề Biển Đông không nên thành một trong những nghị trình chính thức của Hội nghị APEC”, đồng thời đe dọa nếu không đạt được thỏa thuận trên thì “việc tham dự APEC của Chủ tịch Tập Cận Bình thực sự tồn tại những yếu tố không xác định”. Trong cuộc họp báo ngày 10/11 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông nói Tập Cận Bình “chỉ thuần túy tới Philippines tham dự APEC chứ không thăm Philippines.” Ông Tập đã phải nhờ đến chuyến công du Philippines "chớp nhoáng" của Ngoại trưởng Vương Nghị để tránh vấn đề biển Đông tại APEC. Ảnh: Reuters Trung Quốc tự làm xấu quan hệ với láng giềng Quan hệ Trung Quốc-Philippines những năm gần đây trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh bị Manila phản ứng gay gắt vì hành vi xâm chiếm, xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Hải quân Trung Quốc cũng bị tố là không ngừng ngăn chặn, tấn công các tàu thuyền của ngư dân Philippines đang tác nghiệp bình thường trong vùng biển của mình, ra sức ngăn chặn và tấn công các tàu hậu cần của Hải quân Philippines. Hôm 4/2, tàu chiến Trung Quốc đã ngăn chặn 3 tàu cá Philippines, trong đó đâm hỏng một chiếc gần bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham). Sự kiện này làm cho dân chúng Philippines phẫn nộ. Thậm chí, trong chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày từ 2/6/2015, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã lên án những hành động và ứng xử của Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông "giống như phát xít Đức từng làm trong Thế chiến II". Trở lại Hội nghị APEC mới đây, mặc dù phía Philippines từ Tổng thống tới Ngoại trưởng và Chủ tịch Ủy ban tổ chức APEC đều cam kết không nêu vấn đề Biển Đông trong nghị trình chính thức, đồng thời bày tỏ hoan nghênh và đón tiếp trọng thị đối với ông Tập, nhưng các nước khác và dân chúng Philippines vẫn dấy lên tiếng nói chỉ trích Trung Quốc. Tờ “Thương báo” của Philippines ngày 12/11 dẫn phát biểu của Người phát ngôn Bộ ngoại giao nước này Charles Jose nói nhân dịp APEC, Philippines sẽ công bố về những trình tự kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Trước dư luận và những tiếng nói lên án những hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông tại APEC-23, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 17/11 lên tiếng hăm dọa: “Chính phủ Trung Quốc có quyền và khả năng giành lại những quần đảo, rạn san hô bị các nước ASEAN chiếm đóng (?). Nhưng chúng tôi không làm như vậy. Đây là sự kiềm chế cực lớn để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”. Ngay sau Philippines, Bộ trưởng an ninh Indonesia Luhut Panjaitan ngày 11/11 cũng tuyên bố sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế vì đã đưa một phần lãnh thổ thuộc quần đảo Natuna của nước này vào bản đồ Trung Quốc. Theo ông Luhut, nói cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc nêu ra chẳng những trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của Indonesia mà cũng ảnh hưởng tới lợi ích của các nước Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines và đe dọa hòa bình, an ninh khu vực. Một tàu tiếp tế của Philippines thoát khỏi sự bao vây và truy đuổi của 2 tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 29/3/2014. Ảnh: Reuters Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” và có nhiều điểm tương đồng, nhưng phía Trung Quốc vẫn thường xuyên phá các cam kết mà lãnh đạo cấp cao đã đạt được. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng, ngày 15/10/2011, hai bên đã ra Tuyên bố chung, thỏa thuận 6 điểm về Biển Đông và 9 biện pháp đẩy mạnh quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, tới tháng 6/2012, Trung Quốc đã bất chấp thỏa thuận trên, tiến hành thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì tình trạng này vẫn tái diễn. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2013 của ông Lý Khắc Cường, hai bên đã thỏa thuận 3 biện pháp tăng cường hợp tác trên biển, nhưng chưa được bao lâu tới đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 và đông đảo tàu chiến tác nghiệp trái phép ngay trong thềm lục địa của Việt Nam. Gần đây nhất, sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam hai ngày 5-6/11 của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đạt được nhiều thỏa thuận. Chiều 6/11 tới Singapore, thì ngày 7/11 ông Tập đã lớn tiếng tuyên bố một cách vô căn cứ rằng: “Toàn bộ khu vực Biển Đông từ trước tới nay là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”. Phát biểu này của ông làm dư luận các nước ngạc nhiên và phản cảm vì nó mâu thuẫn với những phát biểu ở Việt Nam. Trong khi đó liên tiếp trong các ngày từ 14/11-16/11 mới đây, các tàu cá của Việt Nam đã bị hàng trăm tàu cá Trung Quốc vô cớ tấn công, đâm hỏng và phá hỏng hơn 40 tấm lưới của ngư dân đang tác nghiệp ngay trong vùng biển của Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 hôm 21/11 ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AP Truyền thông Trung Quốc lên tiếng Những hành vi ứng xử trên của Trung Quốc khiến các nước ASEAN lo ngại, cảnh giác và bất bình. Thậm chí, chính truyền thông Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại. Trong bài “Chúng ta ngôn hành bất nhất, làm các nước ASEAN cảnh giác” đăng trên tờ Văn Trích của Trung Quốc ngày 6/6/2014, tác giả Hàn Lỗi viết: "Hậu quả của ngôn hành bất nhất sẽ không thể lường hết được, các nước ASEAN không tin và nêu cao cảnh giác đối với Trung Quốc, liệu các mặt hợp tác khác còn thuận lợi hay không? Môi trường an ninh còn đảm bảo hay không khi một nước đều bị các nước láng giềng hoài nghi và cảnh giác, thậm chí tẩy chay. Dư luận thế giới dù rất ngưỡng mộ những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong 30 năm qua, nhưng giờ đây sự ngưỡng mộ này bị mất đi thay vào đó là sự hoài nghi và cảnh giác. Liệu vai trò nước lớn và hình tượng quốc tế của Trung Quốc trên trường quốc tế còn giữ được không? Trung Quốc phải dùng bao nhiêu thời gian mới lấy lại được uy tín của mình? Rõ ràng việc ngôn hành bất nhất đã phải trả giá đắt." Trang web “China on-line” của Trung Quốc đầu tháng 1/2013 cũng viết: "Nhìn lại quan hệ đối ngoại những năm qua cho thấy rất nhiều nước đều lạnh nhạt và xa lánh Trung Quốc. Châu Á là láng giềng của Trung Quốc, nhưng có mấy nước gắn bó với Trung Quốc, trái lại càng xa lánh, ngay Triều Tiên là nước anh em chung một chiến hào nay cũng đồng sàng dị mộng. Myanmar từng gắn bó khăng khít, vừa qua đã dấy lên làn sóng chống Trung Quốc và dùng vũ lực xua đuổi người Hoa… Chúng ta vẫn tuyên truyền Trung Quốc có bạn bè khắp năm châu, nhưng giờ đây nhìn lại có mấy nước là bạn bè?" Trong bài “Nước cờ chiến lược Trung-Mỹ”, đăng trên tờ Văn Trích ngày 17/6/2014, tác giả Ngưu Bạch Vũ cũng cho rằng Trung Quốc vẫn chưa tự hoàn thiện mình về cả ba mặt, trong đó có hai chiến lược quan trọng nhất về đối ngoại hiện nay là Ngoại giao nước lớn và Ngoại giao láng giềng đều bộc lộ yếu kém. Trang Đa Chiều hôm 28/10 viết: “Thời gian qua, phái quân sự cứng rắn ở Trung Quốc muốn sử dụng vũ lực, nhưng hậu quả đã đi ngược lại mong muốn của Trung Quốc. Một số nhân vật cấp tiến khác ở Trung Quốc hiện đang kêu gọi lãnh đạo cần chuyển từ giấu mình chờ thời sang cái gọi là 'can dự tích cực trong khu vực'.” Đa Chiều cho rằng mọi hành động gọi là “can dự tích cực” kể cả quân sự ở Biển Đông đều bất lợi đối với Trung Quốc và càng làm cho các nước Đông Nam Á phản cảm hơn. Hành động này lợi bất cập hại. Trong khi đó, tờ Washington Post (Mỹ) ngày 18/11 đưa tin, ông Tập Cận Bình "bị cô lập và khó chịu khi tham dự APEC ở Philippines". Ông Lý Khắc Cường có lẽ cũng sẽ có cảm giác như trên khi tham dự Hội nghị ASEAN +1 (ASEAN-Trung Quốc), ASEAN+3 (ASEAN-Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 18 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 10 tổ chức ở Kuala Lumpur, Malaysia từ 20-23/11/2015. Dư luận các nước cho rằng “An ninh Châu Á mới” do ông Tập Cận Bình đưa ra theo tinh thần 4 chữ “Thân, Thành, Huệ, Dung” cũng như “Ngoại giao láng giềng là hàng đầu” chỉ là bề ngoài, còn đe dọa, lấn ất.Thậm chí, dùng vũ lực và tiếp tục xây dựng trái phép đảo nhân tạo để từng bước thực hiện ý đồ chiếm toàn bộ mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn” mới là nội dung thực chất của Ngoại giao láng giềng Trung Quốc đối với Khu vực Đông Nam Á./. Khủng bố Mali: Lý do "lực lượng tinh nhuệ" TQ không cứu công dân theo Trí Thức Trẻ ======================== "Bụt chùa nhà không thiêng". Sai lầm của Bắc Kinh lão nói từ lâu lém rùi. Từ hồi năm nẳm lận. Rằng thì là Bắc Kinh đã sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Sai lầm tới mức mà lão cứ tưởng có gián điệp chiến lược nằm ở cấp hoạch định chính sách quốc gia. Từ sai lầm chiến lược nghiêm trọng này , mới dẫn đến phát ngôn bất nhất. Phát ngôn bất nhất thì cùng lắm bị cho là điên, chứ không nguy lắm. Sở dĩ Bắc Kinh sẽ nguy chính vì sai lầm chiến lược này. Khi nào tình thế không thể xoay chuyển được, lão sẽ nói ra cái ngu nó ở chỗ nào. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Mặc dù trở nên giàu có đột xuất do số phận mỉm cười, nhưng vẫn điếu thoát khỏi tư duy từ nguồn gốc "ve chai lông vịt".
    4 likes
  3. Ăn cơm Việt, uống nước Việt, nhưng thờ thánh Tàu và nhờ thánh Tàu trấn giữ cho vùng biển phía Nam. "xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm". Làm điều này chắc phù hợp với quan điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trong: "Lý thuyết khoa học hiện đại, không cần tính hợp lý". Rất phù hợp với phát biểu của mụ đàn bà Đỗ Ngọc Bích "Văn hóa Việt có cội nguồn từ Trung Quốc". Đây chính là một trong những thành tựu của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của Việt sử. Đức Thánh Trần Hưng Đạo của Việt Nam - vị anh hùng dân tộc ba lần đánh thắng quân Nguyên, tâm đức sáng chói, hết lòng vì nước vì dân, thì không thấy nói tới. Còn Quan Công, chỉ ôm một tư duy ngu trung cực đoan, tuy có đầy đủ đạo đức của người quân tử. Nhưng lại vô cùng ích kỷ, kiêu mạn. Không chịu tuân theo chiến lược chung bảo vệ quốc gia của Khổng Minh "Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền", nên chết thảm ở Hoa Dung, làm thay đổi cục diện chiến lược Tam Quốc, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thục mà ông ta phụng sự. Khi con ông ta (Quan Hưng) gặp nguy, thì ông ta hiển linh xuống cứu và gọi Trương Bào đem quân cứu con ông ta. Ngược lại, Nhà Thục mà ông phụng sự, chưa thấy ông ta hiển linh cứu giúp dù chỉ một lần. Quân thua , tướng chết không thấy xấu hổ, còn lang thang đi đòi sinh mạng của mình, khi chính ông ta giết bao nhiêu người. Chứng tỏ một tâm địa oán sầu, bất công ngay cả lúc chết. Thế thì phù hộ cho ai? Xin lỗi nha! Thế thì làm điếu gì ông ta lại hiển linh trấn ải thuê cho Việt Nam nhể! Thờ Quan công, điếu có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Muốn trấn yểm đến gặp Lão đây, lão trấn yểm cho. Muốn trấn kiểu gì lão trấn cho kiểu đó. PS: Tượng Quan Công, nhà lão cũng có một ông không biết ai cho từ mấy năm nay, mất mựa nó thanh Long Đao. Lão mới sắm thanh Long đao cho ông ta và để trong bếp cho bà xã đỡ sợ ma.
    3 likes
  4. Úc cảnh báo Trung Quốc có thể gây ra chiến tranh ở Biển Đông 08:40 PM - 22/11/2015 Thanh Niên Online Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc sẽ không chỉ tự cô lập mình, mà còn có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh nếu cứ tiếp tục các tuyên bố chủ quyền và đe dọa việc đi lại ở Biển Đông. Hai thủ tướng Úc và Trung Quốc trong cuộc gặp song phương ngày 21.11 ở Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: The Australian Financial Review Tin liên quan Trung Quốc ngang nhiên nói quân sự hoá đảo nhân tạo để phòng thủ Philippines quyết không từ bỏ vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây đảo nhân tạo ở Biển Đông gây xói mòn lòng tin Theo tờ The Australian Financial Review ngày 22.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 21.11, Thủ tướng Turnbull đã gặp riêng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhằm đưa ra thông điệp của Úc rằng hành vi của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là “phản tác dụng”, đồng thời cảnh báo rằng lịch sử cho thấy hành vi tương tự đã dẫn đến xung đột vũ trang. Ông Turnbull đã gợi lại cuộc chiến tranh Peloponnesus xảy ra cách đây 2.500 năm và thúc giục Trung Quốc không “rơi vào bẫy Thucydides”, thuật ngữ được đặt theo tên của sử gia Hy Lạp đã đúc kết tài liệu về cuộc chiến tranh giữa quốc gia thành thị Athens và Sparta. Đã có lập luận rằng cuộc chiến nổ ra do sự lo sợ ở Sparta trước sự vươn lên của Athens. Những căng thẳng như thế đã dẫn đến việc 2 bên chuẩn bị và cuối cùng đi đến chiến tranh. Thủ tướng Turnbull nói với Thủ tướng Trung Quốc rằng Úc không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc cần lưu tâm những mối quan ngại rộng rãi hơn mà nước này đang gây ra với Mỹ và những quốc gia khác trong khu vực. Ông nhắc lại thông điệp trước đó rằng những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc là một trong những chính sách đối ngoại phản tác dụng mà nước này đã thực hiện và đang thúc đẩy những nước như Brunei, Malaysia, Việt Nam đến gần Mỹ hơn. Các nguồn tin nói rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lưu ý vấn đề Biển Đông bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Manila (Philippines), qua đó đã cực kỳ thành công trong việc đoàn kết các nước ASEAN với nhau. Trung Quốc cũng bị cô lập về vấn đề trên tại cả Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ trước đó, tại APEC và tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 22.11 ở Kuala Lumpur (Malaysia). Bắc Kinh đã gây căng thẳng bằng hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông nhằm mở rộng tuyên bố chủ quyền phi lý nuốt trọn gần cả Biển Đông. Tại Sydney (Úc), yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là vấn đề nổi bật trong cuộc trao đổi giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Úc và Nhật Bản. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng Úc và Mỹ nên giữ quan điểm trung lập, không dính líu trực tiếp vào các cuộc tranh chấp. Bà Bishop khẳng định 2/3 lượng thương mại của nước này đi qua Biển Đông, vì thế Úc có quyền lợi quốc gia trực tiếp và đáng kể trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. “Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng chúng tôi thừa nhận hoạt động xây dựng và cải tạo đất mà Trung Quốc đã thực hiện... làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”, bà nhấn mạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani và Ngoại trưởng Fumio Kishida đã gắn kết những lo ngại của 2 nước về hành động của Trung Quốc với nỗ lực của Nhật trong việc thầu cung cấp tàu ngầm cho Úc. “Cả 2 nước đều là những quốc gia hàng hải, chúng tôi có lợi ích then chốt trong việc tự do đi lại và tự do bay ngang vùng biển khơi, những điều này sẽ được bảo đảm và luật pháp quốc tế sẽ được tuân thủ, việc sử dụng vũ lực sẽ không bao giờ được tha thứ”, ông Kishida nói. “Vì thế đây không chỉ là sự hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm, mà đây là điều cơ bản nhằm bảo đảm an ninh hàng hải cho cả 2 nước”, Ngoại trưởng Nhật nói thêm. Trùng Quang ========================= Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Lão Gàn đã xác định rằng: Tình hình biển Đông cuối năm nay rất căng thẳng. Nhưng chưa có chiến tranh xảy ra trong năm nay. Lão sẽ chờ đến hết 10/ 3 Năm Bình Thân 2016 Việt lịch - là hạn chót cuối cùng cho việc vinh danh chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến. Ngay trong lời tiên tri 2016 cũng sẽ không nói về việc có chiến tranh hay không giữa Hoa Kỳ cùng Đồng minh và Trung Quốc. Nhưng qua ngày 10/ 3 Bính Thân 2016 Việt lịch, sẽ có lời tiên tri bổ sung cho vấn đề này.
    2 likes
  5. Đức Phật nói 8.4000 Pháp môn là có "cơ sở khoa học" đấy. Ngài mô tả nhiều con đường tu tập để đi đến giải thoát. Nói theo khoa học hiện đại là nhiều phương pháp để đạt tới mục đích. Nhưng Đức Phật cũng khẳng định rằng: "Phật pháp của ta chỉ có một vị là vị giải thoát". Nhiều phương pháp để đi đến mục đích = hình tượng 8. 400 pháp môn. Nhưng mục đích cuối cùng là "giải thoát". Đấy là chân lý cuối cùng theo Phật pháp. chân lý chỉ có một - nên với Pháp của Đức Phật thì giải thoát là chân lý tuyệt đối. Ông Thích Nhật Từ giỏi, kiến thức rộng. Nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Nếu ông ta nói ra là luôn luôn đúng thì chính ông ta là chân lý tuyệt đối. Điều này không có "cơ sở khoa học".
    1 like
  6. Bài nói chuyện của Thượng Tọa Thích Nhật Từ có liên quan đến Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Kinh Địa Mẫu là viết tắt của Địa Mẫu Chân Kinh, đây là một quyển kinh do Trung Quốc biên tập lấy danh nghĩa của Phật giáo và do vậy, không phải là kinh Phật dầu nhân danh là kinh Phật, điều này cũng giống như các hàng Trung Quốc nhái các thương hiệu lớn trên thế giới, mặc dầu mang thương hiệu…nhưng chất liệu và sản xuất vẫn là Made In China. Trong Quốc là nơi nhái nổi tiếng thế giới, kinh điển họ cũng nhái, như vậy chứ không phải chỉ có sản phẩm hàng hóa họ có nhái đâu, từ xa xưa Trung Quốc là thế. Lịch sử Trung Quốc thực sử thì không nhiều mà hư cấu là nhiều. Ông Quan Công cũng là một nhân vật hư cấu là chính yếu, so với Đức Thánh Trần Hưng Đạo của Việt Nam thì Quan Công thua xa, vì ổng ấy không phải nhân vật thật sử nhiều đâu. Còn Trần Hưng Đạo là danh tướng tài mà thế giới phải thừa nhận. Cho nên, thay vì mình thờ ngài Quan Công tại các nhà người Việt Nam, chúng ta hãy đổi lại là thờ thánh Trần Hưng Đạo vì Trần Hưng Đạo là một Phật tử toàn tài và là một vị anh hùng dân tộc với đóng góp mất lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Do đó, chúng ta mới phong ông như là thánh sống vậy. Tương tự, các quyển nhận danh Kinh Phật mà do Trung Quốc biên soạn với những mục đích dù là gì đi nữa thì cái đó không phải là Kinh thật của đức Phật. Và là người Phật tử tu học chúng ta không nên truyền bá các loại kinh như thế, vì như thế là đang gieo rắc các niềm tin mê tín và trái với lời dạy gốc của đức Phật. Các bản Kinh mạo nhận hay các bản Kinh ngụy Đạo thì nó có dấp dáng giống với Kinh Phật, nhưng giống có nghĩa là không phải, không chính thức là… Là người tu học Phật thì Kinh Phật ngày này được phiên dịch rất nhiều ra tiếng Việt, phổ biến trên Internet, phổ biến theo dạng sách, phổ biến dạng âm thanh, phổ biến dạng ứng dụng iPhone, iBook, iPad và Android chúng ta nên đọc. Còn những Kinh không phải của đức Phật đọc chỉ mất thời giờ vô ích.” https://www.youtube.com/watch?v=jx5esOw_jPQ ============================= "Trong hàng trăm bài pháp thoại, Sư Thích Nhật Từ kêu gọi Tăng Ni và Phật tử hay quay trở về với đức Phật gốc, thực tập và truyền bá “Tứ thánh đế” (thừa nhận khổ đau, truy tìm nhân nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập bát chánh đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới. Theo Sư Thích Nhật Từ, thực tế không có 84.000 pháp môn như Trung Quốc đã khẳng định. Không có pháp môn thứ hai, ngoài tứ diệu đế. Các Pháp môn của Trung Quốc là một nhấn mạnh về một vài bài kinh tông chỉ, đang khi bỏ qua các bài kinh khác, các phương diện tu tập khác, nên không đầy đủ, do vậy khó trị liệu nỗi khổ niềm đau dứt điểm. Theo Sư, 10 pháp môn của Trung Quốc, 14 pháp môn của Nhật Bản, 4 trường phái của Phật giáo Tây Tạng chẳng qua chỉ là phần ứng dụng của chánh niệm và chánh định trong Bát chánh đạo (6 yếu tố còn lại là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn), do vậy không có pháp môn nào của các tổ có thể toàn diện và hay hơn tứ diệu đế. Ngoài ra, Sư Thích Nhật Từ còn kêu gọi Tăng Ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam; không lệ thuộc vào phương pháp Phật học, tu tập, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật của Trung Quốc, vốn đã bám rễ vào VN 2000 qua. Sư kêu gọi thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm, câu đối, bảng hiệu chùa. Tại Việt Nam, theo Sư, tất cả nên dùng tiếng Việt để giới thiệu nền minh triết của đức Phật cho con người Việt Nam. Theo Sư, nhập cảng nguyên xi nền Phật học của Trung Quốc đã giết chết tinh thần sáng tạo và đóng góp của Phật giáo Việt Nam."
    1 like
  7. Israel liên tiếp đùa giỡn hệ thống phòng không “siêu mạnh” Nga-Syria (Bình luận quân sự) - Mặc dù Syria sở hữu hệ thống phòng không rất mạnh, lại có sự yểm trợ của Nga nhưng Israel vẫn không kích thành công vào sâu lãnh thổ nước này. Israel không kích Hezbollah ở Syria ngay 'trước mũi' Nga Khi cơ quan đặc biệt Nga, Israel, Mỹ tung đòn thù Hệ thống Buk M-2E là biến thể hiện đại nhất của hệ thống Buk (Cây sồi), ra đời năm 2008, có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng tên lửa 9M317 (Nato gọi là SA-17 Grizzly) có tầm bắn 3 - 50km, độ cao tối đa 25km với vận tốc đạt tới Mach4. Hệ thống phòng không Buk M-2E có tầm phóng tới 3-50km Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn gồm 6 xe phóng tên lửa, mỗi xe mang 4 quả tên lửa trên bệ, cùng 4 quả dự trữ. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Còn hệ thống Pantsir-S1 (Nato gọi là SA-22 Greyhound) là tổ hợp phòng không tích hợp pháo phòng không tự động 30mm 2A72, radar và tên lửa đối không 57E6-1. Loại tên lửa này có vận tốc 1300m/s (tương đương mach4), tầm bắn 20km, trần bắn tối đa 15km. Các nhà sản xuất vũ khí Nga khẳng định hệ thống này có thể bắn hạ cả máy bay tàng hình, UAV tàng hình và tên lửa hành trình. Hệ thống tên lửa S-200 có thể tiêu diệt các mục tiêu cách duyên hải Syria 140-150 km, tiêu diệt các mục tiêu cách vùng núi nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và trung tâm công nghiệp lớn 100 km. Còn tầm bắn của tên lửa S-75 sau nâng cấp cũng có thể đạt 50-70 km. Cuối tháng 6-2012, lực lượng phòng không Syria đã bắn rơi máy bay trinh sát RF-4E Phantom của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ gần như ngay lập tức, khi máy bay này tiến hành trinh sát và xâm phạm vùng trời Syria. Điều này chứng tỏ khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của hệ thống phòng không Damacus. Syria đã bắn rơi máy bay trinh sát RF-4E Phantom của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6-2012 Syria tập trung bảo vệ không phận tây nam giáp giới Israel và Lebanon Tuy trong biên chế hệ thống phòng không của Quân đội Syria chỉ có 12-15% vũ khí hiện đại, rất khó đối phó thành công với các cuộc không kích mạnh, trên diện rộng của Mỹ-NATO. Tuy nhiên, ở các vùng, các hướng trọng điểm đều được tập trung bảo vệ rất chặt chẽ. Thông qua phân tích sơ bộ, đơn giản đối với hệ thống hỏa lực của lực lượng phòng không Syria, không khó để phát hiện, chủ lực phòng không của quân đội Syria tập trung bảo vệ hai hướng tây nam (giáp giới với Lebanon và Israel) và bắc-tây bắc (giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ). Đầu năm 2012, Quân đội Syria triển khai radar phiên bản nâng cấp do Nga chế tạo ở khu vực phía nam Damascus và vùng núi giáp Lebanon, với mục đích kịp thời nắm được thông tin cảnh báo sớm về khả năng tấn công đường không của Quân đội Israel. Tuyến đường xâm nhập bí mật siêu thấp và thấp của khu vực phòng không ở những hướng này do 3 tiểu đoàn tên lửa S-200, 3 tiểu đoàn tên lửa S-75 và 2 tiểu đoàn tên lửa S-125 bảo vệ và được sự yểm trợ của một số tổ hợp Buk. Ngoài ra, hỏa lực phòng không lục quân của các lữ đoàn, sư đoàn bộ binh và bộ binh cơ giới cũng có hàng trăm hệ thống tên lửa phòng không vác vai cùng hàng trăm hệ thống pháo phòng không tầm thấp, kiểu cơ động Shilka và các trận địa pháo phòng không cố định. Do đó, mặc dù kể cả chưa có S-300 thì hệ thống phòng không của Syria vẫn được đánh giá khá cao, nhưng họ liên tiếp thất bại dưới các cuộc không kích của Israel. Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo Kể từ khi nổ ra cuộc nội chiến ở Syria vào tháng 3-2011, máy bay chiến đấu của Israel vẫn thường xuyên không kích các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria, với lý do ngăn cản không để Hezbollah tiếp cận được với nguồn vũ khí từ Iran qua Syria. Hầu như năm nào Israel cũng tiến hành không kích vào lãnh thổ Syria. Gần đây nhất là vào hồi cuối tháng 10-2015, Không quân Israel đã tiến hành ném bom nhằm vào nhiều địa điểm đóng quân của lực lượng quân đội Syria ở cao nguyên Golan. Trước đó, Israel cũng đã nhiều lần tập trung đánh vào các đoàn xe chở vũ khí đến biên giới Lebanon cho lực lượng Hezbolah. Điển hình như vụ tập kích tháng 5-2013, chiến đấu cơ của Israel đã đột nhập vào Syria không kích một đoàn xe chở vũ khí đang di chuyển trên tuyến đường từ Damascus ra biên giới. Có thể nhận định rằng, mặc dù đã chú ý đề phòng nhưng trong thời điểm hiện tại Syria rất khó đối phó với những đòn đánh kiểu này, bởi không quân Israel sử dụng chiến thuật tập kích đường không bí mật, với một nhóm nhỏ máy bay chiến đấu (khác với không kích ồ ạt). Đối phó với chiến thuật này, quan điểm cho rằng phải sở hữu những hệ thống phòng không tầm cao, tầm xa hiện đại là vô cùng sai lầm. Để hiểu về điều này, trong kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu về các biện pháp kỹ, chiến thuật của một số vụ tập kích đường không tiêu biểu. Thiên Nam ============================ Máy bay dù hiện đại như của Isarael, qua mặt cả hệ thống phòng không siêu đẳng của Syria do Nga viện trợ, thì lão Gàn cũng chỉ phân loại vào vũ khí hạng hai. Bởi vậy, với thứ vũ khí hạng nhất, mà lão Gàn tiên tri từ nhiều năm trước, mà Hoa Kỳ đang sở hữu - đã được bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận mấy ngày gần đây, mà chính lão Gàn cũng không biết đặt tên là gì - thì chưa xuất hiện. Do đó, Trung Quốc nên khiêm tốn và thành tâm suy nghĩ lại toàn bộ sách lược quốc gia của họ. Trung Quốc đừng có tưởng lầm là hacke của họ đã biết tất cả những bí mật của Hoa Kỳ. Quên nhanh đi. Những tri thức Lý học nhân danh nền văn hiến Việt, cho phép lão xác định điều này. Vì lòng nhân đạo, lão Gàn không muốn chiến tranh, chết chóc, bi thương với con người , nên có vài lời khuyên như vậy. Điếu mựa! Mấy tay trọc phú nhờ ăn may của số phận, mới nổi vì sự giàu có, cứ tưởng minh là bố tướng , thiên hạ không ai sánh bằng. Wên nhanh đi nha em. Vận đổi, sao dời là các em đi ăn mày cả. Thói đời vẫn thế! Điếu mựa. Ngu thì chết em ạ.
    1 like
  8. SỰ THÀNH CÔNG CỦA TỔNG CTY DTT Tất nhiên, chúng ta cần thừa nhận tài năng của người lãnh đạo Cty và sự cố gắng của toàn thể cán bộ Tổng Cty DTT. Nhưng kèm theo đó là sự tự hào của Địa Lý Lạc Việt với một sự tự tin vững chắc khi công bố ứng dụng của Phong thủy Lạc Việt , ngay từ đầu xây dựng trụ sở Cty này. ===================== Doanh nhân Nguyễn Thế Trung: Thương vụ triệu đô và niềm tin vào phụ huynh 21/11/2015 08:38 Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT, ông Nguyễn Thế Trung quan niệm, nếu triển khai giáo dục đào tạo và trải nghiệm (STEM) sớm từ bây giờ, thì 20 năm sau sẽ có được kết quả, tương tự như cách đây 20 năm, ở thế hệ 7x, ai đầu tư cho tiếng Anh thì hiện tại, họ đang là người nắm cơ hội và thành công hơn. Bớt một bữa bia sẽ tạo cơ hội cho con mình trải nghiệm STEM Khoảng 1 tháng rưỡi nữa, vào đầu năm 2016, Khu đào tạo và trải nghiệm STEM tại Dolphin Plaza (Mỹ Đình, Hà Nội) của DTT sẽ bắt đầu đón lứa học viên đầu tiên cho các khóa đào tạo. Sau đó, vào tháng 3, Khu vực trải nghiệm với các công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như đo sóng não, thế giới ảo, robot, Internet của vạn vật (IOT) sẽ được mở cửa. “Trên diện tích hơn 700 m2, Khu đào tạo và trải nghiệm STEM gồm nhiều hoạt động được xây dựng theo theo chủ đề nhất quán như Giai điệu vũ trụ, Khám phá đại dương, Bí mật sự sống, Thế giới hóa học, Bảo tồn sinh thái, Thành phố thông minh, Nông nghiệp thông minh... Các chủ đề được cập nhật nhiều lần trong năm. Với ứng dụng IOT, học sinh sẽ không chỉ trải nghiệm tại trung tâm mà còn tiếp tục được trải nghiệm tại nhà trên Internet và các thiết bị di động”, ông Nguyễn Thế Trung nói về STEM với đầy đam mê. Trong kế hoạch của ông, địa chỉ tiếp theo sẽ là TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Hải Phòng... Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT, ông Nguyễn Thế Trung “Tôi tin là các bậc phụ huynh sẵn sàng tiết kiệm một món đồ thời trang hay một bữa bia để cho con cái mình có thể trải nghiệm chương trình tốt nhất về STEM trên thế giới”, ông Trung hào hứng. Ông Trung có lý do để tin vậy. Giáo dục STEM, về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý, mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.Quan trọng hơn, giáo dục STEM chú trọng phương pháp “học qua hành”, hình thành khả năng tư duy sáng tạo để có đủ năng lực làm việc “tức thì”; tư duy máy tính là khả năng lặp đi lặp lại nhiều vòng thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu để điều chỉnh quyết định cũng như khả năng làm việc nhóm. Đây là lý do mà nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, EU đang coi giáo dục STEM là ưu tiên hàng đầu. Ở châu Á, Singapore, Malaysia đang đi đầu... Ở Việt Nam, STEM không mới với nhiều bậc phụ huynh thời facebook, nhưng không có nghĩa là họ sẽ sẵn sàng đầu tư. “Chúng tôi biết điều đó. Để có giáo trình tốt nhất về STEM, chúng tôi phải mua của Đại học Carnegie Mellon (trường đại học số 1 thế giới về kỹ nghệ phần mềm - PV) nhiều chục triệu USD cho thị trường Đông Nam Á, nếu tính riêng Việt Nam cũng nhiều triệu USD. Để dạy được, chúng tôi phải đầu tư các bộ robot và máy tính khoảng 1.500 USD cho nhóm 3 học sinh. Hiện nay, ngành giáo dục chỉ cho chúng tôi dạy vài giờ trong tuần với số lượng học sinh rất ít. Nếu tính bài toán đầu tư, thì hoàn toàn không có lãi vì chúng tôi không thể thu phí quá cao. Nhưng giống như những làn sóng tiến bộ khác, xã hội và đặc biệt các phụ huynh học sinh sẽ là những người quyết định sự thành công của chúng tôi. Họ sẽ hành động”, ông Trung chia sẻ. Ông Trung không nhắc lại, nhưng DTT đã từng thất bại một lần trong thương vụ triệu đô để nhập khẩu giáo trình của Đại học Carnegie Mellon vào năm 2008. Khi đó, mục tiêu của DTT là triển khai đào tạo cho cấp đại học và người đi làm. Chương trình không thành công vì khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó. “Thương vụ không thành này lại mở cho chúng tôi 2 cơ hội. Một là, hiểu hơn về căn nguyên của nguồn nhân lực công nghệ cao trong thời đại mới là sự cần thiết của nền tảng tri thức liên ngành và tư duy máy tính. Hai là, được tiếp cận với một đại học hàng đầu và biết cách họ mang giáo dục công nghệ cao đến với xã hội ngay từ học sinh phổ thông. Đây là lý do mà năm 2010, chúng tôi quyết định một lần nữa bắt tay làm giáo dục. Lần này đi thẳng vào điểm cốt lõi là giáo dục STEM ở cấp phổ thông”, ông Trung không ngần ngại nói về bài học kinh nghiệm trong đầu tư vào giáo dục của DTT. Lần này, bước đi của DTT có vẻ vững chắc và khả quan hơn khi chọn đúng môn vừa đại diện cho giáo dục STEM, vừa mang lại hứng thú cho học sinh là STEM Robotics. Tính đến nay, đã có nhiều ngàn lượt học sinh được tiếp cận phương pháp học này ngay từ lớp 2. Hiện nay, chương trình đang được mở rộng sang nhiều môn học STEM - khoa học máy tính; STEM - công nghệ phục vụ giải trí; STEM - Internet của vạn vật... “Chúng tôi đang hướng đến một chương trình đầy đủ toàn diện từ lớp 1 đến lớp 12. Nếu triển khai giáo dục STEM sớm từ bây giờ, 20 năm sau chúng ta nhìn lại và sẽ có được những kết quả. Giống như cách đây 20 năm, ở thế hệ 7x, ai đầu tư cho tiếng Anh thì hiện tại, họ đang là người nắm cơ hội và thành công hơn”, ông Trung nói. Trách nhiệm của những người trẻ Nguyễn Thế Trung là thế hệ 7x đang nắm trong tay cơ hội đó. Trung vốn là dân chuyên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng giành giải nhì Toán quốc tế năm 1995 tại Canada. Năm 1996, Trung sang Australia học công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ Sydney, theo học bổng toàn phần của Chính phủ Australia. Tại đây, năm thứ 4, mặc dù chưa tốt nghiệp, Trung đã làm giám đốc kinh doanh cho một công ty của Australia với mức lương 70.000 AUD/năm, quản lý nhiều nhân viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... Nguyễn Thế Trung hiện đang điều hành công ty với 200 nhân viên, với các chi nhánh và liên doanh toàn cầu tại Mỹ, Singapore và Đan Mạch... Bởi vậy, Trung nhận thức rõ ảnh hưởng của chất lượng giáo dục tới nguồn nhân lực. “Giáo dục STEM là một trụ cột quan trọng bậc nhất của DTT, nhưng thực ra nó nên là trụ cột quan trọng bậc nhất của cả ngành giáo dục Việt Nam vì tác động của nó tới từng học sinh, tới từng gia đình, tới đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý giáo dục. Một ví dụ đơn giản, một học sinh 8 tuổi nếu “học qua hành”, áp dụng khoa học công nghệ và tư duy máy tính vào hoạt động hàng ngày, nó sẽ tạo ra môi trường thực học, thực làm, thực sáng tạo không chỉ trong nhà trường mà trong cả xã hội. Chính học sinh 8 tuổi này sẽ đòi hỏi những người lớn xung quanh cũng phải nhanh chóng nói thực, làm thực và sáng tạo thực”, ông Trung làm rõ. Nhưng ở góc độ kinh doanh, đây không phải là khoản đầu tư hấp dẫn, thậm chí là khó sống trong bối cảnh quản lý giáo dục vẫn theo mô hình tập trung chưa phát huy sáng tạo cùng sự tham gia của xã hội. Có thể điều này cũng lý giải một phần đầu tư của khu vực tư nhân vào giáo dục còn rất thấp. “Chúng tôi coi việc giáo dục STEM vừa là định hướng chiến lược trong kinh doanh, vừa là trách nhiệm xã hội. Nói ví dụ, trồng cây macca thì 6-7 năm mới có lãi, trồng sâm Ngọc Linh cũng phải 5 năm, trong kinh doanh người ta coi thế là dài. Nhưng trong giáo dục, không thể nhìn vào thời gian để quyết định đầu tư”, ông Trung nói và kể về những người bạn của mình. Đó là Nguyễn Quang Thạch phải mất 18 năm triển khai chương trình Sách hóa nông thôn – để trẻ em nông thôn có sách đọc. Đó là Đỗ Hoàng Sơn cũng mất tới 7 năm với dự án sách khoa học có Index, hiệu sách có biển sách khoa học - những điều căn bản như cần phải uống nước đun sôi - mà vẫn chưa đâu vào đâu... Hay như việc kết hợp với bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP TID trong dự án Khu đào tạo và trải nghiệm STEM tại Dolphin Plaza, theo ông Trung, cũng dựa trên những điều cốt lõi như vậy bởi xã hội đang rất cần, nhưng lại chưa phổ biến, chưa được ngành giáo dục tạo điều kiện cho dạy học sinh trong giờ, nên chắc sẽ còn nhiều khó khăn. “Chúng tôi vẫn làm vì tin tưởng rằng, sự phát triển đi lên của Việt Nam cần một nền giáo dục hiện đại, hội nhập. Một em bé lớp 2 sẽ mất hàng chục năm để bắt đầu sử dụng các sản phẩm khác của DTT, nhưng với giáo dục STEM, em bé đó sẽ góp phần tạo nên sự tăng tốc của sức sáng tạo của xã hội. Em bé đó có thể là doanh nhân làm ra của cải vật chất, giá trị cho xã hội một cách thực sự. Đó mới là điều mà chúng tôi muốn hướng tới”, ông Trung nói. Có lẽ cũng phải nhắc lại một triết lý kinh doanh đơn giản của Nguyễn Thế Trung, đó là cách triết tự về từ “kinh doanh”: kinh là lớn, doanh là bao lại. Doanh nhân là người biết cách bao lại (phạm vi hóa) các việc lớn để biến nó thành sự thực. “Đó cũng chính là động lực của tôi. Việc càng lớn thì thử thách càng nhiều, đó là lúc ta phải cố gắng phạm vi hóa nó lại để giải quyết nhưng nhất quyết không được bỏ cuộc mà vẫn phải thực hiện bằng được việc lớn kia”, ông tâm sự. Khánh An
    1 like
  9. Nhận diện “bộ phận không nhỏ” ngành Giáo dục Xuân Dương 14/11/15 07:49 Thảo luận (3) (GDVN) - Mang cách hành xử “tiền hậu bất nhất” để nói về một hội nghị gồm nhiều nhà khoa học nổi tiếng liệu có cho thấy cái tâm và tầm thực sự của người lãnh đạo? Giáo dục Lịch sử có phải là giáo dục tri thức khoa học không? - Bài 1 Ông Dương Trung Quốc: "Bộ Giáo dục không minh bạch" Có Lịch sử để tạo niềm tin cho học sinh qua những bằng chứng xác thực Đi tìm “bộ phận không nhỏ” hiện gặp nhiều khó khăn, việc này diễn ra trên bình diện toàn quốc, bài viết này chỉ xin nêu hai sự kiện liên quan đến giáo dục nhằm giúp ngành Giáo dục đỡ mất công tìm kiếm. Sự kiện thứ nhất Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 12/11/2015 dẫn lời ông Dương Trung Quốc: “Trong buổi hội thảo vừa rồi, chúng tôi đến dự và rất trân trọng phát biểu ý kiến. Tất cả các phát biểu một chiều, nhưng ông Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lên kết luận một kiểu theo ý của mình. Hôm đó không mời báo chí, nhưng ngày hôm sau ông ấy lại xuất hiện phát biểu trên báo chí rằng đó là kết luận của hội nghị. Tôi cho rằng cách làm ấy không minh bạch”. Buổi hội thảo mà ông Dương Trung Quốc nói đến là buổi hội thảo do Bộ GD&ĐT tổ chức nhưng không cho các nhà báo tham dự. Nội dung hội thảo bàn về đổi mới giáo dục liên quan đến việc tích hợp môn Lịch sử vào các môn học khác ở bậc phổ thông. Nhiều nhà giáo, trong đó có người viết cảm thấy xấu hổ, thậm chí là ngao ngán khi đọc ý kiến của ông Dương Trung Quốc. Xấu hổ và ngao ngán không phải vì lời nói thẳng, không câu nệ của nhà sử học này mà vì cách hành xử của người lãnh đạo ngành Giáo dục đã khiến cho ông Dương Trung Quốc buộc phải nói như vậy. Khi một vị đại biểu Quốc hội đánh giá, rằng “cách làm ấy (của lãnh đạo Bộ GD&ĐT) không minh bạch” thì đó không còn là xấu hổ của riêng ông Thứ trưởng. Bởi dù các thầy cô giáo không trực tiếp bỏ phiếu bầu cho ông vào vị trí ấy, nhưng theo luật pháp hiện hành, ông vẫn là người quản lý, người lãnh đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nước nhà. Vì sao khi “Tất cả các phát biểu một chiều” nghĩa là phản đối cách thức đổi mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra đối với môn Lịch sử, riêng ông Hiển có “kết luận một kiểu theo ý của mình” nhưng lại nói đó là “kết luận của hội nghị”? Mang cách hành xử “tiền hậu bất nhất” để nói về một hội nghị gồm nhiều nhà khoa học nổi tiếng liệu có cho thấy cái tâm và tầm thực sự của người lãnh đạo? Mời người ta đến họp, không cho truyền thông tham dự, mặc kệ người ta nói gì thì nói để có cớ sau đó nói rằng chúng tôi đã họp, đã lắng nghe, còn ý kiến của cá nhân tôi (chủ nhà) mới là ý kiến kết luận của cuộc họp? Đây không còn là biểu hiện xem thường trí thức, xem thường đóng góp của các nhà khoa học mà còn cho thấy tư duy của “một bộ phận không nhỏ” lãnh đạo ngành Giáo dục có vấn đề. Cố Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt từng nói đại ý “tốt nhất là quyết định đúng, gần như tốt nhất là quyết định sai, tệ hại nhất là chẳng làm gì". Phải chăng lãnh đạo ngành Giáo dục đang muốn làm cái điều “gần như tốt nhất”? Sau khi nghe ý kiến đóng góp mà vẫn bỏ ngoài tai, vẫn kiên quyết không thay đổi quan điểm, người viết cho rằng lãnh đạo Bộ GD&ĐT không phải chỉ làm cái việc “gần như tốt nhất” mà đang làm cái việc Theodore Roosevelt nói là “chẳng làm gì”. Xin trích dẫn một số bài viết liên quan trên các báo điện tử: “ĐBQH Bùi Thị An: Không thể "bỏ" môn Lịch sử được”; “Dạy "tích hợp" môn Lịch sử là dự thảo sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT”; “Bỏ môn Sử sẽ làm mất đi cái gốc riêng biệt của lịch sử văn hóa ngàn năm”. (Infonet.vn 11-12/11/2015) “Tích hợp môn Lịch sử: Không thể ghép nối, chắp vá tùy tiện” (vov.vn 10/11/2015) “Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử!” (Nld.com.vn 7/11/2015) “Môn Lịch sử, nhìn từ tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Lịch sử được lồng ghép, một sự sáng tạo “vô tiền khoáng hậu” (Giaoduc.net.vn, 7/11/2015)… Liên quan đến vấn đề này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9/11/2015 trong bài viết của tác giả Mỹ Anh “Đại biểu Dương Trung Quốc: Tích hợp môn Lịch sử cần hết sức thận trọng” đã đăng ý kiến Ban Biên tập: “Trong bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình”. Dân đã nói, các nhà khoa học đã nói, thầy cô giáo đã nói, trẻ em đã nói, báo Đảng cũng đã nói, vậy sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT không nghe? Họ không nghe thấy, không đọc được những gì truyền thông đăng tải hay họ muốn lặp lại ý kiến của ai đó “dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số” để khẳng định, rằng những người đứng đầu ngành Giáo dục chính là cái nhóm “thiểu số dân trí cao” ấy? Điều đáng nói là Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu quan điểm rõ ràng về vai trò của môn Lịch sử và chuyện tích hợp môn học này “cần hết sức thận trọng” bởi “không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình”. Vì sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT vẫn chưa có phản hồi tích cực, phải chăng một số quan chức Bộ GD&ĐT đang muốn thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay “lãng quên lịch sử, đánh mất mình”? Đến đây, có một câu hỏi là những ai tham gia vào việc soạn thảo dự án này (dự án chương trình giáo dục phổ thông tổng thể) và vì sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT lại cố tình bênh vực quan điểm của nhóm tác giả này như vậy? Sự kiện thứ hai Ngày 27/12/2013, trả lời đơn thư tố cáo của công dân về một số lãnh đạo Đại học Chu Văn An không đủ tiêu chuẩn, mạo nhận học vị và dùng bằng tiến sĩ “rởm”, ngày 27/12/2013, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã ban hành kết luận thanh tra số 1147 khẳng định tố cáo của công dân là không đúng. Gần một năm sau, Thứ trưởng Bùi Văn Ga trong bản kết luận thanh tra số 816/KL-BGDĐT ngày 19/9/2014 đã xác nhận hai hiệu phó Đại học Chu Văn An, một người mạo nhận học vị thạc sĩ, một người sử dụng bằng tiến sĩ “rởm”. Điều quan trọng là kết luận của Bộ do ông Bùi Văn Ga ký, viết như sau: “đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên quan tâm phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo trường Đại học Chu Văn An và các cá nhân nghiêm túc thực hiện nội dung tố cáo, giúp trường sớm ổn định và phát triển”. Sau vụ việc này những cán bộ thanh tra đã vi phạm pháp luật khi ban hành quyết định 1147 không ai bị kỷ luật, Thứ trưởng Bùi Văn Ga có thể trả lời công luận tại sao lại như vậy? Tham khảo trang web của Đại học Chu Văn An ngày 13/11/2015 thấy bỏ trống các mục Thành phần Ban Giám hiệu và Đội ngũ cán bộ. Việc này là do trường không đủ năng lực quản trị trang web của mình hay do họ không có Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ để công bố công khai? Ảnh chụp màn hình trang web Đại học Chu Văn An ngày 13/11/2015 Tuy nhiên chính Thứ trưởng Bùi Văn Ga ngày 20/5/2015 đã ký văn bản số 2406/BGD&ĐT-KTKĐCLGD xác nhận Bộ GD&ĐT cho phép trường này tuyển sinh hệ cao đẳng, đại học chính quy năm học 2015-2016. Văn bản của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký (Ảnh chụp màn hình) Tại sao Thứ trưởng Ga có thể cho phép một trường đại học tuyển sinh khi trường này không dám công bố công khai thành phần Ban Giám hiệu và đội ngũ cán bộ cơ hữu của mình? Ở đây không đơn giản chỉ là trách nhiệm của ông Bùi Văn Ga mà còn là trách nhiệm của Vụ Đào tạo đại học, Thanh tra Bộ và Cục Khảo thí. Các đơn vị này dựa vào đâu để tư vấn cho Thứ trưởng Ga ban hành văn bản nêu trên? Liệu ông Tư lệnh ngành có biết các sự kiện này, nếu đọc bài này mà biết thì ông sẽ xử lý thế nào hay vẫn là phương pháp quen thuộc “im lặng và cứ để đấy”, cùng lắm thì “gãi từ vai trở xuống”? Liệu những sự kiện nêu trên có giúp ích gì cho ngành Giáo dục trong việc đi tìm “bộ phận không nhỏ” mà “Đảng hỏi mãi, dân hỏi mãi nhưng không biết nằm ở đâu”? Xuân Dương ========================= Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Đọc bài viết trên báo GDVN mà tôi đưa lên ở trên, quý vị và anh chị em cũng thấy rõ rằng: Họ lớn tiếng phản biện Bộ Giáo Dục trong việc cải cách tích hợp môn sử vào cùng các môn học khác. Thâm chí họ dùng những lời lẽ rất nặng nề chỉ đích danh ngài Bộ Trưởng phải chịu trách nhiệm về việc này. Toàn là những giáo sư tiến sĩ, hoặc những học giả chuyên ngành cả. Nhưng quý vị và anh chị em hãy xem kỹ nội dung những luận cứ của họ, quý vị sẽ thấy ngay rằng những luận cứ của họ - nói theo cách nói của ông Phan Huy Lê - Hoàn toàn không có "cơ sở khoa học". Họ tỏ thái độ lo ngại BGD bỏ môn lịch sử. Nhưng trong các văn bản công khai đăng báo, tôi chắc chắn với quý vị rằng: Chưa có một văn bản nào của BGD xác định rằng bỏ môn lịch sử cả. Vậy họ thắc mắc cái gì? Họ không cho phép BGD tích hợp môn Sử của họ cùng với một số môn khác chăng? Những người la lối lớn tiếng trên truyền thông báo chí là những người có địa vị học thuật trong ngành sử học: Phan Huy Lê, giáo sư tiến sĩ Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp, chủ tịch Hội Sử học Việt Nam; ông Dương Trung Quốc tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam ....vv...Có thể nói, hầu hết những bài viết của những nhà sử học này bàn về các vấn đề liên quan trên báo giáo dục Việt Nam, đều lớn tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng của môn Sử. Nhưng tôi có thể chắc chắn với quý vị rằng: Họ không có khái niệm tối thiểu để định nghĩa về bản chất của "lịch sử". Phải chăng họ muốn tiếp tục sử dụng môn Sử như một công cụ để xóa hẳn dấu vết của lịch sử dân tộc, khi "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt? Không hề có một luận điểm nào trong những bài viết có một lời về nội dung môn sử Việt liên quan đến cội nguồn dân tộc, ngoài những danh từ hoa mỹ, ồn ào ca tụng môn Sử một cách chung chung của những người như Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc ....Họ phàn nàn rằng: Những ý kiến của những "trí thức" như họ không được BGD quan tâm. Nhưng bản thân họ, những trí thức này thì có quan tâm gì đến cội nguồn dân tộc đâu; khi họ phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống. Họ có thấy nhục nhã khi chính họ phủ nhận tổ tiên và văn hóa truyền thống Việt không? Chính Hội Sử học làm ầm ĩ về một cuộc hội thảo với ông Lê Mạnh Thát rồi lờ tịt thì lãnh đạo Hội Sử học Việt Nam có thấy nhục nhã không? Hay họ vẫn dương dương tự đắc với cái "cơ sở khoa học" khi xúm xít phủ nhận chính cội nguồn dân tộc của mình và thấy tự hào vì đã rất trí thức "khoa học"? Một thứ khoa học nhục nhã, đểu giả và bịp bợm, khi phủ nhận chính cội nguồn dân tộc của mình. Xin lỗi! Một cô điếm mạt hạng nhất cũng biết cội nguồn của cô ta từ đâu? Sở dĩ tôi nói nặng lời như vậy. Đừng nghĩ tôi xúc phạm đến họ. Bởi vì, việc họ làm còn khốn nạn hơn nhiều với tất cả những lời sỉ nhục trên thế gian. Đó là hành vi xóa sổ cội nguồn văn hóa của cả một dân tộc mà họ sinh ra từ đó. Một sự kiện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử văn minh nhân loại. Vậy mà còn vác cái mặt nhơn nhơn, phê phán người khác, không biết nhục. Nếu là khoa học - như họ quảng cáo - chứ không phải hạ nhục tổ tiên và truyền thống văn hóa sử Việt có ý thức và có hệ thống thì họ có giám đối thoại không? Không dám! Thực tế việc ông Lê Mạnh Thát và tôi năm ngoái đã chứng tỏ điều này. Bởi vậy, tôi coi đây là thứ khoa học bịp bợm và đểu giả. Trần Văn Tuấn đã xác định trên VNN: Vậy thì theo ông Tuấn nên coi môn Sử là môn tự chọn và giành thời gian để học về kinh tế, hoặc các môn khoa học khác, vì như ông ta nói: "Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân",chăng? Nhưng ông ta đang nói đến một qúa khứ hào hùng. Còn đây là một sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt: Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng. Hiệu đính Dương Trung Quốc. 700 năm trước CN, nhiều dân tộc đã phát triển và để lại những di sản văn hóa làm kinh ngạc nền văn minh hiện đại. Nhưng quý vị chắc không cần phải động não, mà sẽ hiểu ngay bản chất của sự phủ nhận cội nguồn Việt sử khi thấy ông Dương Trung Quốc mô tả cội nguồn Việt tộc như hình trên. Bộ Giáo Dục cần phải cải cách vì đó là trách nhiệm của họ. Tất cả mọi người dân nước Việt đều nhận thấy điều đó. Cải cách giáo dục là điều tất yếu. Tất nhiên, họ phải chịu trách nhiệm, nếu cải cách không thành công. Cá nhân tôi ủng hộ những cuộc cải cách của BGD. Nếu như chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ một cách sòng phẳng thì tôi sẽ không quản tài hèn sẽ giúp BGD thành công. Tôi dùng từ "sòng phẳng" ở đây, tức là một cuộc tranh luận, công khai, minh bạch, nhân danh khoa học thật sự để làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc, chứ không áp đặt.
    1 like