-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/11/2015 in Bài viết
-
Xin cảm ơn anh chị em đã giành những lời chúc lành cho tôi. Chúc anh chị em vạn sự an lành và ngày càng tinh tấn trên con đường nghiên cứu bản chất huyền vĩ của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Cũng nhân dịp này, tôi chia sẻ với anh chị em hy vọng của tôi, rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương là một chân lý sẽ phải được sáng tỏ, không quá ba năm nữa.5 likes
-
Quán vắng!
Trần Phương and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ăn cơm Việt, uống nước Việt, nhưng thờ thánh Tàu và nhờ thánh Tàu trấn giữ cho vùng biển phía Nam. "xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm". Làm điều này chắc phù hợp với quan điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trong: "Lý thuyết khoa học hiện đại, không cần tính hợp lý". Rất phù hợp với phát biểu của mụ đàn bà Đỗ Ngọc Bích "Văn hóa Việt có cội nguồn từ Trung Quốc". Đây chính là một trong những thành tựu của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của Việt sử. Đức Thánh Trần Hưng Đạo của Việt Nam - vị anh hùng dân tộc ba lần đánh thắng quân Nguyên, tâm đức sáng chói, hết lòng vì nước vì dân, thì không thấy nói tới. Còn Quan Công, chỉ ôm một tư duy ngu trung cực đoan, tuy có đầy đủ đạo đức của người quân tử. Nhưng lại vô cùng ích kỷ, kiêu mạn. Không chịu tuân theo chiến lược chung bảo vệ quốc gia của Khổng Minh "Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền", nên chết thảm ở Hoa Dung, làm thay đổi cục diện chiến lược Tam Quốc, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thục mà ông ta phụng sự. Khi con ông ta (Quan Hưng) gặp nguy, thì ông ta hiển linh xuống cứu và gọi Trương Bào đem quân cứu con ông ta. Ngược lại, Nhà Thục mà ông phụng sự, chưa thấy ông ta hiển linh cứu giúp dù chỉ một lần. Quân thua , tướng chết không thấy xấu hổ, còn lang thang đi đòi sinh mạng của mình, khi chính ông ta giết bao nhiêu người. Chứng tỏ một tâm địa oán sầu, bất công ngay cả lúc chết. Thế thì phù hộ cho ai? Xin lỗi nha! Thế thì làm điếu gì ông ta lại hiển linh trấn ải thuê cho Việt Nam nhể! Thờ Quan công, điếu có "cơ sở khoa học". Điếu mựa! Muốn trấn yểm đến gặp Lão đây, lão trấn yểm cho. Muốn trấn kiểu gì lão trấn cho kiểu đó. PS: Tượng Quan Công, nhà lão cũng có một ông không biết ai cho từ mấy năm nay, mất mựa nó thanh Long Đao. Lão mới sắm thanh Long đao cho ông ta và để trong bếp cho bà xã đỡ sợ ma.3 likes -
SỰ THÀNH CÔNG CỦA TỔNG CTY DTT Tất nhiên, chúng ta cần thừa nhận tài năng của người lãnh đạo Cty và sự cố gắng của toàn thể cán bộ Tổng Cty DTT. Nhưng kèm theo đó là sự tự hào của Địa Lý Lạc Việt với một sự tự tin vững chắc khi công bố ứng dụng của Phong thủy Lạc Việt , ngay từ đầu xây dựng trụ sở Cty này. ===================== Doanh nhân Nguyễn Thế Trung: Thương vụ triệu đô và niềm tin vào phụ huynh 21/11/2015 08:38 Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT, ông Nguyễn Thế Trung quan niệm, nếu triển khai giáo dục đào tạo và trải nghiệm (STEM) sớm từ bây giờ, thì 20 năm sau sẽ có được kết quả, tương tự như cách đây 20 năm, ở thế hệ 7x, ai đầu tư cho tiếng Anh thì hiện tại, họ đang là người nắm cơ hội và thành công hơn. Bớt một bữa bia sẽ tạo cơ hội cho con mình trải nghiệm STEM Khoảng 1 tháng rưỡi nữa, vào đầu năm 2016, Khu đào tạo và trải nghiệm STEM tại Dolphin Plaza (Mỹ Đình, Hà Nội) của DTT sẽ bắt đầu đón lứa học viên đầu tiên cho các khóa đào tạo. Sau đó, vào tháng 3, Khu vực trải nghiệm với các công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như đo sóng não, thế giới ảo, robot, Internet của vạn vật (IOT) sẽ được mở cửa. “Trên diện tích hơn 700 m2, Khu đào tạo và trải nghiệm STEM gồm nhiều hoạt động được xây dựng theo theo chủ đề nhất quán như Giai điệu vũ trụ, Khám phá đại dương, Bí mật sự sống, Thế giới hóa học, Bảo tồn sinh thái, Thành phố thông minh, Nông nghiệp thông minh... Các chủ đề được cập nhật nhiều lần trong năm. Với ứng dụng IOT, học sinh sẽ không chỉ trải nghiệm tại trung tâm mà còn tiếp tục được trải nghiệm tại nhà trên Internet và các thiết bị di động”, ông Nguyễn Thế Trung nói về STEM với đầy đam mê. Trong kế hoạch của ông, địa chỉ tiếp theo sẽ là TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Hải Phòng... Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT, ông Nguyễn Thế Trung “Tôi tin là các bậc phụ huynh sẵn sàng tiết kiệm một món đồ thời trang hay một bữa bia để cho con cái mình có thể trải nghiệm chương trình tốt nhất về STEM trên thế giới”, ông Trung hào hứng. Ông Trung có lý do để tin vậy. Giáo dục STEM, về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý, mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.Quan trọng hơn, giáo dục STEM chú trọng phương pháp “học qua hành”, hình thành khả năng tư duy sáng tạo để có đủ năng lực làm việc “tức thì”; tư duy máy tính là khả năng lặp đi lặp lại nhiều vòng thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu để điều chỉnh quyết định cũng như khả năng làm việc nhóm. Đây là lý do mà nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, EU đang coi giáo dục STEM là ưu tiên hàng đầu. Ở châu Á, Singapore, Malaysia đang đi đầu... Ở Việt Nam, STEM không mới với nhiều bậc phụ huynh thời facebook, nhưng không có nghĩa là họ sẽ sẵn sàng đầu tư. “Chúng tôi biết điều đó. Để có giáo trình tốt nhất về STEM, chúng tôi phải mua của Đại học Carnegie Mellon (trường đại học số 1 thế giới về kỹ nghệ phần mềm - PV) nhiều chục triệu USD cho thị trường Đông Nam Á, nếu tính riêng Việt Nam cũng nhiều triệu USD. Để dạy được, chúng tôi phải đầu tư các bộ robot và máy tính khoảng 1.500 USD cho nhóm 3 học sinh. Hiện nay, ngành giáo dục chỉ cho chúng tôi dạy vài giờ trong tuần với số lượng học sinh rất ít. Nếu tính bài toán đầu tư, thì hoàn toàn không có lãi vì chúng tôi không thể thu phí quá cao. Nhưng giống như những làn sóng tiến bộ khác, xã hội và đặc biệt các phụ huynh học sinh sẽ là những người quyết định sự thành công của chúng tôi. Họ sẽ hành động”, ông Trung chia sẻ. Ông Trung không nhắc lại, nhưng DTT đã từng thất bại một lần trong thương vụ triệu đô để nhập khẩu giáo trình của Đại học Carnegie Mellon vào năm 2008. Khi đó, mục tiêu của DTT là triển khai đào tạo cho cấp đại học và người đi làm. Chương trình không thành công vì khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó. “Thương vụ không thành này lại mở cho chúng tôi 2 cơ hội. Một là, hiểu hơn về căn nguyên của nguồn nhân lực công nghệ cao trong thời đại mới là sự cần thiết của nền tảng tri thức liên ngành và tư duy máy tính. Hai là, được tiếp cận với một đại học hàng đầu và biết cách họ mang giáo dục công nghệ cao đến với xã hội ngay từ học sinh phổ thông. Đây là lý do mà năm 2010, chúng tôi quyết định một lần nữa bắt tay làm giáo dục. Lần này đi thẳng vào điểm cốt lõi là giáo dục STEM ở cấp phổ thông”, ông Trung không ngần ngại nói về bài học kinh nghiệm trong đầu tư vào giáo dục của DTT. Lần này, bước đi của DTT có vẻ vững chắc và khả quan hơn khi chọn đúng môn vừa đại diện cho giáo dục STEM, vừa mang lại hứng thú cho học sinh là STEM Robotics. Tính đến nay, đã có nhiều ngàn lượt học sinh được tiếp cận phương pháp học này ngay từ lớp 2. Hiện nay, chương trình đang được mở rộng sang nhiều môn học STEM - khoa học máy tính; STEM - công nghệ phục vụ giải trí; STEM - Internet của vạn vật... “Chúng tôi đang hướng đến một chương trình đầy đủ toàn diện từ lớp 1 đến lớp 12. Nếu triển khai giáo dục STEM sớm từ bây giờ, 20 năm sau chúng ta nhìn lại và sẽ có được những kết quả. Giống như cách đây 20 năm, ở thế hệ 7x, ai đầu tư cho tiếng Anh thì hiện tại, họ đang là người nắm cơ hội và thành công hơn”, ông Trung nói. Trách nhiệm của những người trẻ Nguyễn Thế Trung là thế hệ 7x đang nắm trong tay cơ hội đó. Trung vốn là dân chuyên toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng giành giải nhì Toán quốc tế năm 1995 tại Canada. Năm 1996, Trung sang Australia học công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ Sydney, theo học bổng toàn phần của Chính phủ Australia. Tại đây, năm thứ 4, mặc dù chưa tốt nghiệp, Trung đã làm giám đốc kinh doanh cho một công ty của Australia với mức lương 70.000 AUD/năm, quản lý nhiều nhân viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... Nguyễn Thế Trung hiện đang điều hành công ty với 200 nhân viên, với các chi nhánh và liên doanh toàn cầu tại Mỹ, Singapore và Đan Mạch... Bởi vậy, Trung nhận thức rõ ảnh hưởng của chất lượng giáo dục tới nguồn nhân lực. “Giáo dục STEM là một trụ cột quan trọng bậc nhất của DTT, nhưng thực ra nó nên là trụ cột quan trọng bậc nhất của cả ngành giáo dục Việt Nam vì tác động của nó tới từng học sinh, tới từng gia đình, tới đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý giáo dục. Một ví dụ đơn giản, một học sinh 8 tuổi nếu “học qua hành”, áp dụng khoa học công nghệ và tư duy máy tính vào hoạt động hàng ngày, nó sẽ tạo ra môi trường thực học, thực làm, thực sáng tạo không chỉ trong nhà trường mà trong cả xã hội. Chính học sinh 8 tuổi này sẽ đòi hỏi những người lớn xung quanh cũng phải nhanh chóng nói thực, làm thực và sáng tạo thực”, ông Trung làm rõ. Nhưng ở góc độ kinh doanh, đây không phải là khoản đầu tư hấp dẫn, thậm chí là khó sống trong bối cảnh quản lý giáo dục vẫn theo mô hình tập trung chưa phát huy sáng tạo cùng sự tham gia của xã hội. Có thể điều này cũng lý giải một phần đầu tư của khu vực tư nhân vào giáo dục còn rất thấp. “Chúng tôi coi việc giáo dục STEM vừa là định hướng chiến lược trong kinh doanh, vừa là trách nhiệm xã hội. Nói ví dụ, trồng cây macca thì 6-7 năm mới có lãi, trồng sâm Ngọc Linh cũng phải 5 năm, trong kinh doanh người ta coi thế là dài. Nhưng trong giáo dục, không thể nhìn vào thời gian để quyết định đầu tư”, ông Trung nói và kể về những người bạn của mình. Đó là Nguyễn Quang Thạch phải mất 18 năm triển khai chương trình Sách hóa nông thôn – để trẻ em nông thôn có sách đọc. Đó là Đỗ Hoàng Sơn cũng mất tới 7 năm với dự án sách khoa học có Index, hiệu sách có biển sách khoa học - những điều căn bản như cần phải uống nước đun sôi - mà vẫn chưa đâu vào đâu... Hay như việc kết hợp với bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP TID trong dự án Khu đào tạo và trải nghiệm STEM tại Dolphin Plaza, theo ông Trung, cũng dựa trên những điều cốt lõi như vậy bởi xã hội đang rất cần, nhưng lại chưa phổ biến, chưa được ngành giáo dục tạo điều kiện cho dạy học sinh trong giờ, nên chắc sẽ còn nhiều khó khăn. “Chúng tôi vẫn làm vì tin tưởng rằng, sự phát triển đi lên của Việt Nam cần một nền giáo dục hiện đại, hội nhập. Một em bé lớp 2 sẽ mất hàng chục năm để bắt đầu sử dụng các sản phẩm khác của DTT, nhưng với giáo dục STEM, em bé đó sẽ góp phần tạo nên sự tăng tốc của sức sáng tạo của xã hội. Em bé đó có thể là doanh nhân làm ra của cải vật chất, giá trị cho xã hội một cách thực sự. Đó mới là điều mà chúng tôi muốn hướng tới”, ông Trung nói. Có lẽ cũng phải nhắc lại một triết lý kinh doanh đơn giản của Nguyễn Thế Trung, đó là cách triết tự về từ “kinh doanh”: kinh là lớn, doanh là bao lại. Doanh nhân là người biết cách bao lại (phạm vi hóa) các việc lớn để biến nó thành sự thực. “Đó cũng chính là động lực của tôi. Việc càng lớn thì thử thách càng nhiều, đó là lúc ta phải cố gắng phạm vi hóa nó lại để giải quyết nhưng nhất quyết không được bỏ cuộc mà vẫn phải thực hiện bằng được việc lớn kia”, ông tâm sự. Khánh An2 likes
-
Bài này thiếu một câu rất quan trọng. Đó là câu của ông Võ Điện Biên nói với báo chí, đã thông tin trên mạng. Đó là câu: "Mộ cha tôi chôn theo hướng Tây Bắc Đông Nam, tức chôn theo truyền thống của các triều đại phong kiến Việt Nam". Đây cũng là khí mạch chính của tổ long nước Việt hiện nay. Đây cũng là hướng Phúc Đức trạch của Địa Lý Lạc Việt - dành cho người Tây Trạch. Theo phong thủy Tàu, người Tây Trạch không có hướng Phúc Đức Trạch, mà chỉ có Sinh khí trạch - nhưng bị sai - đó là hướng Đông Bắc Tây Nam. Thực ra hướng Đông Bắc Tây Nam là Tuyệt Mạng trạch theo Địa Lý Lạc Việt. Đây chính là hướng mộ của Chú Hỏa và dòng họ này đã ly tán suy kiệt, sau khi ông này chôn theo hướng đó. Người viết bài trên có lẽ theo phong thủy Tàu và chưa đến thực địa đo đạc, nên cho rằng mộ Đại Tướng chôn theo hướng Bắc Nam (Bài viết về mộ chú Hỏa đã đăng trên diễn đàn).2 likes
-
Quán vắng!
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Phó giáo sư Vật lý lên tiếng “phản biện” các nhà Lịch sử Thứ năm, 19/11/2015 - 11:11 Dân trí Rất nhiều bất cập hiện nay ở nền giáo dục phân khoa học thành các “môn học” có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ việc mỗi “môn học” đều chú trọng về tính hàn lâm, ít gắn với thực tiễn và thiếu sự gắn kết hữu cơ với nhau, như tự thân vốn có của khoa học và thực tiễn. >> Bộ Giáo dục nhận thiếu sót đã gây hiểu nhầm "khai tử" môn lịch sử >> Việc lên tiếng môn Lịch sử bị “khai tử” là phản ứng quá vội vàng! >> Bộ trưởng Giáo dục giải trình việc “hô biến” môn Lịch sử GS Phan Huy Lê khẳng định Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp THCS đến cấp THPT. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, lẽ nào lại phải viện đến những thể chế cao nhất của đất nước để phân xử một vấn đề mà thật ra là trách nhiệm chuyên môn của những nhà khoa học và nhà giáo dục? Trong chương trình mới, thời lượng học kiến thức lịch sử của học sinh phổ thông sẽ nhiều hơn Chúng ta đều biết rằng, cho đến nay, trong giáo dục phổ thông Việt Nam, các kiến thức khoa học, dù là tự nhiên hay xã hội, đều được phân thành các “môn học” theo ước lệ chủ quan của con người. Chẳng hạn như: môn Văn, môn Toán, môn Vật lý, môn Lịch sử, môn Địa lý… Trong khi, khoa học vốn dĩ là một chỉnh thể không thể tách rời một cách cơ học. Câu chuyện "Thầy bói xem voi" đã khắc họa khá chi tiết điều này. Một anh xẩm khi sờ được chân con voi thì cho rằng con voi có hình dạng như cái cột đình, một anh xẩm khác sờ phải cái tai của voi nên lại cho rằng con voi có hình dạng như cái quạt mo. Sự thật, chân và tai chỉ là các bộ phận của một chỉnh thể là con voi mà thôi. Nói về về kết quả giáo dục lịch sử, theo GS Phan Huy Lê, thời gian gần đây, giáo dục môn Lịch sử trong trường THCS và THPT sa sút nhiều, gây nỗi lo âu trong xã hội. Học sinh chán môn Lịch sử, không thích học lịch sử biểu hiện trên nhiều phương diện. Nếu đưa vào môn học bắt buộc thi thì điểm số rất thấp. Nếu đưa vào môn tự chọn thì hầu hết không chọn môn Lịch sử. Học hết cấp phổ thông mà hiểu biết lịch sử của phần lớn học sinh là rất lờ mờ, thậm chí những sự kiện cơ bản hay nhân vật anh hùng tiêu biểu cũng không nhớ hay nhớ sai. Như vậy, giáo dục lịch sử trong nhà trường phổ thông “sa sút” khi giáo dục lịch sử là (do con người phân lập ra) một “môn học” độc lập, chứ chưa có một tí lỗi lầm nào của “tích hợp” cả. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh rằng, giáo dục khoa học (cả tự nhiên và xã hội, mà việc phân chia ra thành tự nhiên và xã hội cũng bởi con người tạo ra và hoàn toàn mang tính tương đối) theo con đường tích hợp, về một khía cạnh nào đấy, là trả lại cách nhận thức khoa học theo đúng cái chỉnh thể vốn có của nó. Sở dĩ có “một số cuộc thi tìm hiểu lịch sử với đề tài mở rộng cho sự tìm tòi, khám phá, thể hệ trẻ hăng hái tham gia với nhiều bài làm đạt chất lượng tốt” là bởi vì các cuộc thi ấy đã trả lại cái chỉnh thể của lịch sử với ý nghĩa là một phần hữu cơ của khoa học (xã hội) và cuộc sống. Đa số trong chúng ta hiện nay chưa hiểu tích hợp là gì. Khi các nhà giáo dục làm việc tích hợp một số “môn học” với nhau để phù hợp với bản chất khoa học của các môn học ấy, phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như mục tiêu của giáo dục phổ thông và phù hợp với xu thế tất yếu của khoa học giáo dục hiện đại mà thế giới đang áp dụng thì phản ứng của nhiều người là: người ta đã bỏ môn học này, “hô biến” môn học kia rồi! Trong khi đó, lẽ ra, chúng ta phải đánh giá xem có nên thực hiện tích hợp - một xu thế thời đại của giáo dục thế giới - vào nền giáo dục Việt Nam không? Tích hợp như thế đã khoa học chưa, có phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi không, có góp phần vào việc giáo dục nên con người phát triển toàn diện không?... Đó là những yêu cầu mà nền khoa học, nhất là khoa học giáo dục Việt Nam phải giải quyết được, chứ tuyệt nhiên không phải là những mệnh lệnh hay ý muốn chủ quan của một nhóm người nào. Mặt khác, cũng cần nhấn mạnh rằng bậc giáo dục phổ thông phải giáo dục sao cho con người phát triển hài hòa phù hợp với lứa tuổi. Đào tạo các nhà vật lý, nhà hóa học, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học… là trách nhiệm của bậc giáo dục chuyên nghiệp. Việc thiết kế một nền giáo dục như thế nào để đáp ứng được các yêu cầu ấy là trách nhiệm của các nhà giáo dục, nhà khoa học, là trách nhiệm của nền khoa học nước nhà. Lẽ nào các nhà chuyên môn lại không giải quyết được nhiệm vụ chuyên môn của chính mình! Nói rằng "dân ta phải biết sử ta" là muốn nói đến giáo dục lịch sử cho người học chứ không ai lại hiểu “thô thiển” là phải dạy khoa học lịch sử cho tất cả học sinh phổ thông. Mà giáo dục lịch sử thì có nhiều con đường và cách thức. Miễn sao con đường giáo dục ấy đạt được hiệu quả tốt nhất trong cái tổng hòa chung là giáo dục để con người phát triển hài hòa. Có thể khẳng định rằng, làm tốt giáo dục tích hợp là một trong những cách thức để đạt đến cái mục tiêu tối thượng của giáo dục là phát triển năng lực của con người. Không phải do ngày nay là kỷ nguyên của khoa học và công nghệ mà ai đấy lại đòi phải đưa một “môn học” (dù đó là môn học cơ sở của khoa học công nghệ, chẳng hạn như Vật lý là cơ sở của kỹ thuật) thành “môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp THCS đến cấp THPT”. Đòi hỏi ấy, thoạt nhìn tưởng như là bảo vệ “môn học” ấy, nhưng sự thực là hại nó, bởi vì chặt một bộ phận cấu thành ra khỏi một cơ thể tránh sao khỏi sự hiểu khô cứng và méo mó về nó. Vả chăng, làm gì có “môn học” nào là độc lập, vì khoa học là một chỉnh thể; các “môn học” mà con người phân ra thì về bản chất chúng vốn có quan hệ hữu cơ với nhau theo các mức độ khác nhau. Trên một bàn tay, tạo hóa đã tạo ra năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài phù hợp với chức năng riêng của chúng. Một bàn tay sẽ ra sao khi các ngón tay lại giống hệt như nhau! Nên chăng, thay vì “kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam hãy cùng các nhà khoa học giáo dục tìm ra cách làm như thế nào để giáo dục lịch sử trong mối quan hệ hữu cơ với các giáo dục khoa học khác ở bậc học phổ thông với kết quả là các thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, mai này, qua những bậc giáo dục khác, là chủ nhân của một nước Việt hùng cường. PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh (Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) ================================== Trước sự bức xúc cao độ của ông Phan Huy Lê, PGS. TS Nguyễn Văn Khánh đã có ý kiến: Ông Nguyễn Văn Khánh nói đúng. Nhưng theo tôi việc ông ta kiến nghị thì cứ kiến nghị. Đó là quyền của ông ta. Nhưng vấn đề cuối cùng vẫn cứ phải trả về với "chuyên môn của những nhà khoa học và nhà giáo dục?" mà giáo sư Nguyễn Văn Khánh nói tới. Chính ông Phan Huy Lê và những người hùa theo ông ta đã xóa bỏ môn Việt sử từ cội nguồn của nó. Trong cuộc góp ý sửa đổi Hiến Pháp vừa qua, tôi chỉ có một ý kiến duy nhất là phục hồi chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tôi đề nghị Nhà Nước, Đảng và Mặt trận tổ chức hội nghị khoa học về đề tài: "Nội hàm của Lịch sử và cội nguồn Việt sử". Sở dĩ tôi có ý nghĩ này từ sự kiện ông Phan Huy Lê muốn kiến nghị. Ông Phan Huy Lê và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử hãy định nghĩa nội hàm khái niệm từ "lịch sử" là gì đã, rồi hãy nói chuyện. Ông Phan Huy Lê với cái vỏ Giáo sư Tiến Sĩ, lại hẳn Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hẳn của Pháp chứ không phải Uruqoay, vẫn chưa hiểu được nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" mà ông ta hay nói. Xin lỗi! Mặc dù là Chủ Tịch Hội Lịch sử Việt Nam, chứ tôi chắc chắn ông ta không có ý niệm về khái niệm lịch sử. Nếu ông ta thừa nhận không biết gì về khái niệm "lịch sử" thì tôi sẽ định nghĩa giúp ông, để đối chứng với những việc làm của ông với lịch sử dân tộc. Còn nếu ông ta định nghĩa được và được thừa nhận thì tôi sẽ dùng ngay định nghĩa của ông để chứng minh ông ta sai và hoàn toàn phi khoa học khi phủ nhận cội nguồn lịch sử Việt. Đọc bài trên với các đường link giới thiệu những bài viết kèm theo, tôi hơi ngạc nhiên với câu: "Bộ Giáo Dục nhận thiếu sót đã gây hiểu lầm "khai tử" môn Sử" (!?). Mấy ông trong Bộ Giáo Dục này hiền qúa nhỉ! Việc gì phải nhận thiếu sót? Nói mà người ta không hiểu đâu phải lỗi hoàn toàn tại người nói, mà còn đối tác có đủ thông minh để hiểu không nữa chứ. Toàn giáo sư tiến sĩ cả, lại còn có cả hẳn Viện sĩ viện hàm lâm nữa chứ. Không hiểu thì thật tình tôi chỉ nghĩ rằng họ cố tình la ó , nhằm mục đích khác, chứ không lẽ lại kết luận vì những vị đó toàn những thứ tư duy giẻ rách?! Bản thân tôi, phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, "chình độ" mới hết lớp 4 về mặt pháp lý, chỉ liếc qua với thông tin trên báo chí, cũng không hề hiểu rằng BGD khai tử môn Sử. Huống chi là giáo sư, lại còn tiến sĩ, lại cả Viện sĩ viện Hàn lâm hẳn Pháp quốc mà cũng không hiểu nữa thì tệ quá! Kiểu này thì Eisteins phải nhận thiếu sót vì giảng Thuyết Tương đối rất ít người hiểu.2 likes -
Lý Học & Khoa Học Hiện Đại
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Quý vị và anh chị em thân mến. Nếu không có thời gian nhiều, quý vị và anh chị em có thể chỉ cần xem đoạn cuối của bài viết rất dài dòng, mô tả tài năng tiên tri của nhà Tiên Tri nổi tiếng Hoa Kỳ Jeane Dixon. Trong đoạn cuối, ghi nhận lời tiên tri của bà về: "Hy vọng của nhân loại là ở Phương Đông". Nhưng tôi cần nói rõ hơn cái nhìn của tôi về nội dung lời tiên tri của bà Jeane Dixon, để các quý vị và anh chị em quan tâm về nội dung lời tiên tri này, là: Nội dung của nó không nói đến sự lớn mạnh của Trung Quốc và đất nước này sẽ đem lại "hy vọng của nhân loại". Mà nội dung "niềm hy vọng của nhân loại từ phương Đông" mà lời tiên tri này nói tới, chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ - một cứu cánh cho sự phát triển của nền văn minh trong tương lai, sẽ được xác định, khi Việt sử trải gần 5000 văn hiến được tôn vinh và xác định tính chân lý. Sự lý giải của tôi, cũng trùng khớp với lời tiên tri của bà Vanga, khi bà xác định rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Tất nhiên lý thuyết đó phải có một nội dung huyền vĩ và bao trùm cả vũ trụ, vượt xa nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, nó mới có khả năng quay trở lại với nhân loại đang sống trong một nền văn minh đầy kiêu ngạo này. Và phải như vậy nó mới xứng đáng để được gọi là "Niềm hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông", mà nhà tiên tri Jeane Dixon nói tới. Vài lời chia sẻ. ================================== Nhà tiên tri thiên tài của thế kỷ 20: ‘Niềm hy vọng của nhân loại là ở phương Đông’ 08/09/2015 71,209 lượt xem Nguồn Đại Kỷ Nguyên Nhà tiên tri Jeane Dixon cùng hình ảnh minh họa cho lời tiên tri nổi tiếng nhất của bà về tổng thống Kennedy bị ám sát (Ảnh: Internet) Đầu tháng 11/1963, một vị khách không mời đã đột nhiên xuất hiện trước mặt bà Kay Halle – người bạn thân thiết của gia đình Tống thống Mỹ Kennedy. Với vẻ mặt thất thần và hối hả, vị khách đi thẳng luôn vào vấn đề: “Tổng thống vừa mới ra quyết định sẽ công du tới một nơi nào đó ở phía Nam. Tôi biết bà và Tổng thống Kennedy thân thiết như người một nhà, vậy xin bà nói với Tổng thống hãy hủy bỏ chuyến công du này”. Nhận thấy bà Kay Halle có vẻ không hiểu lời mình đang nói, vị khách tiếp tục: “Trong thời gian rất lâu đã có một đám mây đen che phủ toàn bộ Nhà Trắng. Đám mây kéo đến càng ngày càng nhiều, và bây giờ nó đang ép xuống Nhà Trắng. Điều này có nghĩa là đại họa sắp xảy ra… khi Tổng thống rời khỏi Nhà Trắng, ngài sẽ bị ám sát”. Bà Kay Halle cảm thấy người phụ nữ lạ mặt thật quá tùy tiện, nên chỉ trả lời qua loa: “Nếu những sự việc này đã được số phận định sẵn, vậy dù chúng ta có cố gắng thế nào thì cũng chỉ là vô ích, phải không?”. Nhưng vị khách không chịu bỏ qua mà lại cố thuyết phục: “Đôi khi, cho dù chỉ còn một cơ hội rất nhỏ, nhưng chỉ cần vẫn còn kịp thời gian thì vẫn có khả năng thay đổi được cục diện, xin bà hãy khẩn báo cho Tổng thống ngay”. Tuy nhiên, bà Kay Halle không thật sự tin vào lời cảnh báo này và thầm nghĩ: “Cho đến thời điểm này, các nhân viên trong Nhà Trắng đều coi mình là một người có hiểu biết, nếu bây giờ mà nói ra cảnh báo kỳ lạ này thì họ sẽ nghĩ gì về mình đây?”. Chẳng qua vì vị khách quá kiên trì khẩn cầu, bà Kay mới trả lời đồng ý và hứa sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Kennedy. Nhưng ngay sau khi vị khách rời đi, bà đã vội quên ngay câu chuyện “nhảm nhí” này. Giữa trưa ngày 22/11/1963, tại một nhà hàng ở Washington, trong lúc đang vui vẻ trò chuyện với bạn bè, bà Kay Halle đã nhận được một cuộc điện thoại. Tại đầu bên kia điện thoại, một giọng nói nặng trĩu cất lên: “Tổng thống đã bị ám sát!”. Nét mặt bà Kay trở nên biến sắc. Vậy là vị khách kỳ lạ ấy, bà Jeane Dixon, đã nói đúng! Jeane L. Dixon (1904-1997) và quả cầu thủy tinh nổi tiếng (Ảnh: Wikipedia) Thực ra câu chuyện khó tin kể trên đã bắt đầu vào một ngày khoảng 11 năm trước khi Jeane đến gặp Kay Halle. Buổi chiều hôm ấy, trong lúc trời đổ mưa phùn, Jeane đã tới nhà thờ St. Matthew, Washington (Mỹ). Trong những ngày đó, bà luôn có một cảm giác rất kỳ lạ – một cảm giác muốn được ẩn nấp, giống như một khúc dạo đầu cho những điều kỳ lạ xảy ra tiếp sau. Trong nhà thờ, Jeane đã mua một vài ngọn nến; và trong khi đang chuẩn bị quỳ xuống cầu nguyện trước tượng Đức mẹ Maria, đột nhiên trước mắt bà xuất hiện môt ánh lửa lập lòe, rồi những tia sáng này nhanh chóng tạo thành con số “1960”. Bà còn nhìn thấy một đám mây đen lan ra từ những con số và chúng tạo thành hình tượng Nhà Trắng. Trong đó có một người đang đứng tại cửa trước – đó là một người trẻ tuổi, thân hình cao lớn, đôi mắt màu xanh lam, cùng mái tóc xoăn. Sau đó, một âm thanh vang lên bên tai bà Jeane: “Người này thuộc Đảng Dân Chủ, năm 1960 đắc cử Tổng thống, nhưng bị sát hại trong nhiệm kỳ”, những hình ảnh này xuất hiện rất nhanh rồi vụt biến mất. Những lời tiên tri về tình hình chính trị thế giới Cũng giống như rất nhiều người phụ nữ khác, Jeane Dixon không hiểu rõ về tình hình chính trị cũng như tình hình thế giới. Nhưng nhờ khả năng tiên đoán chính xác nên danh tiếng của bà đã vang rất xa. Cùng với Edgar Cayce, bà được công nhận là một trong những nhà tiên tri vĩ đại. Vì vậy các thủ tướng hay các chính trị gia cả trong và ngoài nước đều đến xin thỉnh giáo bà. Và điều khiến mọi người kinh ngạc là, những dự đoán của bà về các sự kiện quốc tế hầu hết đều được cho là “bách phát bách trúng”. Cuốn sách ghi lại những trường hợp tiên đoán chính xác của Jeane Dixon (Ảnh: Amazon) Jeane Dixon lần đầu tiên thể hiện tài năng của mình trước công chúng thế giới vào năm 1945, sau khi nhận được lời mời dự tiệc do Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, Winston Churchill, tổ chức. Ngay trong lúc bắt tay thủ tướng Churchill, một linh cảm kỳ lạ đột nhiên đến với bà, và bà liền thỉnh cầu Thủ tướng: “Thủ tướng, tốt nhất ngài đừng nên tham gia tuyển cử quá sớm, nếu không, ngài sẽ không trúng tuyển đâu”. Thủ tướng Winston Churchill là người lãnh đạo thế chiến thứ hai với chiến công hiển hách lẫy lừng, hơn nữa, ông lại có quyền lực cao trong giới chính trị. Lúc đó ông đã trừng mắt trước người phụ nữ trẻ tuổi và hừ lên một tiếng: “Nước Anh tuyệt đối sẽ không hạ bệ tôi đâu!”. Jeane vẫn tiếp tục nói: “Tạm thời không trúng cử cũng không sao, qua mấy năm nữa, quyền lực của Anh Quốc lại một lần nữa rơi vào tay ngài thôi”. Tháng 7/1945, nước Anh tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Đúng như những gì Jeane tiên đoán, Thủ tướng Churchill không trúng cử. Phải đến sáu năm sau đó, tức năm 1951, thời cơ mới quay trở lại để ông một lần nữa đắc cử chức thủ tướng. Ông vẫn giữ phong thái lẫm liệt tràn đầy như vậy cho đến năm 1955, khi ông tự nguyện từ chức. Sau này, Thủ tướng đã biểu thị sự ngưỡng mộ tới bà Jeane. Tháng 10/1964, điện Kremli đột nhiên thay đổi nhân sự khiến các quan chức chính phủ trong và ngoài nước giật mình hoảng hốt. Thế nhưng, trước đó một năm, Jeane đã từng tiên đoán: “[Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô] Nikita Khrushchev sẽ bị hạ bệ”, trong bài tiên đoán của bà có viết: “Tiên đoán của tôi: Trong giai đoạn 1964─1967, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn trong và ngoài nước, nguy cơ này sẽ xảy ra trong vòng 18 tháng nữa và trở nên trầm trọng hơn với sự xuất hiện của thủ lĩnh mới do Nikita Khrushchev bị thay thế. Tên của người lãnh đạo Liên bang Xô Viết bắt đầu bằng chữ S, ông ta thuộc giới trí thức, đối với chúng ta mà nói, ông ta có sức uy hiếp lớn hơn cả Nikita Khrushchev.” “Người Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, mở rộng quân sự và âm thầm đọ sức với chúng ta. Nhưng ở họ sẽ sớm xuất hiện tranh chấp giữa những người lãnh đạo đứng đầu, và đẩy các nước này vào một loại hỗn loạn chưa từng có, độc tài cá nhân, sùng bái lạ thường. Một số lượng lớn các nhà lãnh đạo bị trục xuất khỏi bộ máy quyền lực, hơn một tỷ người Trung Quốc gần như điên cuồng. Tình trạng này sẽ tiếp tục chừng một thập kỷ, cho đến khi trận động đất lớn xảy ra và tàn phá một thành phố ở phía Bắc, hơn một nghìn người chết, nhân vật bí ẩn kia chết đi thì tình trạng hỗn loạn này mới dần dần lắng xuống”. Những sự kiện lớn của nước Mỹ trong năm 1972 qua lời tiên đoán của Jeane Dixon – Ảnh chụp bài viết đăng trên tờ Chicago Tribune, số ra ngày 2/1/1972 (Ảnh: chicagotribune.com) Đương nhiên không có ai hỏi rằng không biết lời tiên tri của Jeane đã đến từ quả cầu thủy tinh hay đến từ những hình ảnh mà bà nhìn thấy? Mọi người đều chỉ chú ý đến những lời tiên đoán “bách phát bách trúng” trong quá khứ của bà. Công chúng thường vướng mắc trong cái vòng luẩn quẩn của sự bán tín bán nghi khi bà đưa ra những lời tiên đoán mới, rồi lại trở nên ngạc nhiên không thôi khi những tiên đoán này trở thành sự thật. Dù chưa từng rời khỏi nước Mỹ, nhưng bà Jeane lại có thể tiên đoán một cách thần kỳ về sự chia cắt ở Ấn Độ. Bà từng nói với một thành viên mới của đoàn đại biểu Ấn Độ khi ông này đến thăm văn phòng làm việc của chồng bà tại Washington, D.C.: “Trong vòng hai năm tới, Ấn độ sẽ có sự chia cắt, thời điểm xảy ra là vào ngày 20/2/1947. Ông sẽ rời khỏi Ấn Độ để nhập vào phần bên kia, và cũng từ đó con đường tương lai của ông sẽ vô cùng rộng mở”. Trong sự nghi hoặc, vị quan viên người Ấn Độ này nói to lên rằng: “Tôi sẽ dành cả cuộc đời mình cho một Ấn Độ thống nhất”. Buổi sáng ngày 20/2/1947, vị quan viên này đã gọi điện cho Jeane và cười nhạo khi nói rằng lời tiên tri của bà là không chính xác. Không chút do dự, bà Jeane phản bác lại: “Vẫn chưa hết ngày cơ mà”. Sáng sớm ngày hôm sau, báo chí đồng loạt đưa tin về việc một phần lãnh thổ Ấn Độ bị phân tách, và vị quan viên này đã không khỏi thán phục tài năng của bà Jeane. Một lần trúng vé số Vài năm sau chiến tranh, xe hơi trở nên rất được ưa chuộng. Sau bữa tiệc chiêu đãi, vị quan viên Ấn Độ đã dẫn các khách mời đến xem một hội đua ngựa. Tại đây, người ta dùng hình thức rút thăm xổ số để dành cơ hội trúng giải một chiếc xe ô tô. Jeane tỏ ra không chút hứng thú với trò rút thăm này. Nhưng bỗng nhiên bà nghe thấy một người nói từ phía sau lưng: “Nghe nói phu nhân Dixon quả thật thần thông quảng đại, sao bà ấy lại không thể giành được chiếc xe này nhỉ?”. Bị thách thức, bà Jeane liền đi đến bên người phụ nữ bán vé số, nhắm mắt lại, hạ tâm bình ổn, và từ xấp xổ số thứ 6 rút ra một tờ, ký tên người chồng rồi bình tĩnh nói: “Các bạn đừng mua xổ số nữa nhé, vé trúng giải đã ở trong tay tôi rồi”. “Cô không chỉ đoán biết được tương lai quá khứ, mà còn đoán được vé số trúng thưởng nữa hay sao? Như vậy thì thần kỳ quá!”, không ai tin bà. Ngày hôm sau, chồng của Jeane là Jimmy đã nhận được một cuộc điện thoại thông báo rằng ông đã trúng xổ số độc đắc với xác suất 1/14.000. Lúc đó Jimmy chỉ nghĩ rằng họ đang cố tình trêu đùa ông. Phải đến sáng ngày thứ ba, khi một phóng viên ảnh của tờ báo địa phương tới và bày tỏ mong muốn được chụp ảnh trong lễ trao chìa khóa ô tô cho người trúng thưởng, thì ông mới tin đó là sự thật. Sau đó, mọi người vây quanh Jeane và thỉnh cầu bà xem bói, muốn được bà chỉ ra vận mệnh trong tương lai của mình. Điện thoại trong nhà cũng liên tục đổ chuông khiến vợ chồng bà cả đêm mất ngủ. Ông Jimmy không chịu được, còn bà Jeane thì cũng chỉ vì xem bói mà tinh lực suy kiệt. Thế là, Jimmy đề nghị vợ mình đến văn phòng của ông để làm việc. Nhưng cũng thật không ngờ, văn phòng của Jeane lại trở thành “trung tâm quản lý tổng hợp”. Mọi người từ khắp nơi trên nước Mỹ, vì tình yêu, vì tiền tài, vì tiền đồ trong tương lai, đều đến gặp bà để dành lấy một cơ hội được xem bói về vận mệnh bản thân. Ấn tượng kì lạ của mọi người về bà Không chỉ báo chí tại Washington mà các kênh thông tấn trên cả nước đều đưa tin về Jeane Dixon. Một ấn tượng đặc biệt bà đã để lại cho rất nhiều người xa lạ là bà trông giống như một Thiên sứ, hay Đức mẹ Maria. Một lần, khi Jeane nhận lời mời tham gia lễ hội âm nhạc, một quý phu nhân chưa từng gặp Jeane đứng tại đại sảnh tiếp đón khách đã nói: “Khi cửa thang máy vừa mở, tôi đã trông thấy một vị Thiên sứ đang đứng trong thang máy khiến tôi sợ đến ngẩn người. Sau đó tôi mới nhìn thấy rõ một phụ nữ xinh đẹp, mặc bộ váy trắng bông tuyết chói sáng, khoác chiếc áo choàng màu trắng đang bước ra ngoài thang máy, tóc của bà tạo nên một quầng sáng trắng, khuôn mặt của Thiên sứ giống như đang ngước nhìn Thượng đế… Cho đến giờ, cảm giác chấn động đó vẫn còn y nguyên trong tâm trí tôi”. Jeane Dixon (Ảnh: Ebay) Là chồng của Jeane, ông James Dixon (còn gọi là Jimmy) cũng thường xuyên chứng kiến nhiều cảnh tượng tương tự. Ngay sau khi kết hôn, họ đã đến New York du lịch. Một ngày, khi đang đi dạo dọc đường cái, có hai cô gái trẻ tuổi từ phía trước bước đến gần. Họ vừa mới đi qua cặp vợ chồng mới cưới thì đột nhiên quay người lại, trong đó một người kinh ngạc hỏi: “Chị quả thực giống như Đức mẹ Maria vậy, xin hỏi chị rốt cuộc là ai?”. Một lần khác là ở Detroit, Jimmy lái xe đến đón Jeane. Trong lúc bước lên xe bà đã gặp một cậu bé bán báo, cậu bé hoảng hốt la lên: “Ồ… nhìn cô giống y như một Thiên sứ !”. Trên thực tế, quả thực những sự việc Jeane từng thực hiện cũng khá giống với của Thiên Sứ. Mặc dù vẫn không thể tránh khỏi một vài lần sai sót, nhưng hầu hết những lời tiên đoán của bà đều vô cùng chuẩn xác; không phải chỉ ở lần rút vé trúng thưởng ô tô đó, mà ngay cả ở trên thương trường. Dựa vào những tiên đoán “bách phát bách trúng” của mình, Jeane có thể thu lời sau mỗi vụ làm ăn. Nhưng bà hiếm khi sử dụng năng lực kỳ diệu đó để mưu lợi cho bản thân. Khi bà kết hôn cùng Jimmy, ông Jimmy lúc đó đã là một người rất giàu có; ông có cổ phiếu ở nhiều công ty lớn và sở hữu rất nhiều đất đai. Sau khi kết hôn, với khả năng của mình, bà hoàn toàn có thể kiếm được rất nhiều của cải tiền bạc cho gia đình, nhưng bà chỉ tập trung tinh lực vào làm việc thiện, làm một người giải trừ rất nhiều những tai họa và nguy hiểm tiềm tàng, chứ không để cho ông chồng sử dụng năng lực của mình để kiếm về dù chỉ một đồng một xu bất chính. Sau khi Jeane đến văn phòng của chồng làm việc, thì trong lúc chồng làm kinh doanh, bà vẫn phải bề bộn với những việc công ích. Mọi người đều nói, bà có tấm lòng bao dung như của Thiên Sứ. Câu chuyện của phu nhân Danny Trong một lần ngồi uống cà phê và trò chuyện với Jeane, phu nhân Danny đã cảm thấy ấn tượng rất sâu sắc với người phụ nữ có vóc dáng thon gọn, với bề ngoài trông giống Thiên sứ, và cách ăn nói cởi mở. Phu nhân Danny liền đem hết tâm tình trong lòng thổ lộ ra với bà. Bà nói cho Jeane biết bản thân mình đang tiến hành thủ tục ly hôn, đồng thời đã trót yêu một anh chàng sĩ quan hải quân trẻ tuổi. Danny nói rằng: “Đợi sau khi tôi hoàn tất thủ tục ly hôn, chúng tôi sẽ kết hôn”, tình cảm của bà lúc đó đang vô cùng mãnh liệt. Jeane từ chối không đưa ra ý kiến gì, và chỉ sau khi chạm vào ngón tay của Danny, bà mới lên tiếng: “Người đàn ông đó sẽ không thể kết hôn với chị được”, phu nhân Danny đang trong tình yêu say đắm đã vô cùng phản cảm lời nói đó của Jeane, liền tức giận mà phản bác lại: “Cô sai rồi, không có bất kỳ điều gì trên đời này có thể ngăn cản được việc tôi kết hôn với anh ấy, cũng không thể ngăn cản được việc anh ấy cưới tôi”. Jeane tiếp tục nói: “Người đàn ông này sẽ đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời chị, cũng như việc anh ta đột nhiên xuất hiện trong cuộc đời chị, vì vậy tốt hơn hết chị nên chuẩn bị tâm lý trước đi.” Sau đó, hai người phụ nữ chia tay nhau trong buồn bã. Phu nhân Danny đem hết câu chuyện này kể cho vị hôn phu nghe, anh ta chỉ lạnh lùng nói: “Cô ấy có thể là bạn của em, nhưng anh không hy vọng gặp cô ấy!”. Ba tuần sau buổi trò chuyện đó, một máy bay hải quân đã bị rơi, trên máy bay có 7 người, 3 người trong số đó đã được cứu sống, và thi thể 3 người khác cũng được tìm thấy ngay sau đó, duy chỉ có vị hôn phu của phu nhân Danny là đã biến mất không rõ tăm tích. Jeane ngày đêm ở bên bạn mà an ủi: “Tôi nhìn trong quả cầu thủy tinh, thấy anh ta chuẩn bị một bộ quan tài. Anh ta sẽ chết và nhất định sẽ tìm thấy được thi thể”. Mấy ngày sau, một ngư dân đã vớt được thi thể người đàn ông này. Phu nhân Danny lúc đó đang đau khổ tột cùng, nhưng Jeane lại nói: “Sau hai năm nữa, một người đàn ông xuất sắc sẽ đến bên chị, anh ta sẽ đem đến cho chị niềm hạnh phúc và sự thỏa mãn mà chị chưa từng thấy. Cho dù chị có kết hôn với vị sĩ quan hải quân kia đi chăng nữa, thì một khi gặp mặt người đàn ông này, chị cũng sẽ lại ly hôn mà cưới người này. Anh ấy có hàm răng trên thưa, và một ít tóc màu đỏ”. Phu nhân Danny cho rằng đây chỉ là những lời an ủi của Jeane nên không mấy để ý, huống hồ cô lại không bao giờ yêu thích những người đàn ông xấu xí. Và theo lời Jeane miêu tả thì người đàn ông kia rất xấu, trong khi cô vẫn còn tình yêu sâu đậm với sĩ quan hải quân nọ… làm sao cô có thể để người đàn ông xấu xí này thay thế được? Sau khi ly hôn với người chồng cũ, phu nhân Danny được gọi bằng cái tên Kitty. Khi đã bình tĩnh trở lại, Kitty tạm thời làm việc tại công ty bất động sản của Jimmy (chồng Jeane Dixon). Một hôm Jimmy nhờ bà đi lấy bảng giá nhà; một vị thiếu tá mới từ Alaska trở về đang định bán đi một tòa nhà. Vị thiếu tá này tên là George Racey Jordan, là tác giả của cuốn sách bán chạy kể về hồi ức của thiếu tá Jordan (tên tiếng Anh: “From Major Jordan’s Diaries”). Không phải Kitty và vị thiếu tá này vừa gặp mặt đã yêu nhau, mà tình bạn của họ dần dần trở thành tình yêu sâu đậm. Kitty nói: “Đó là một loại tình yêu mà tôi chưa từng cảm nhận, anh ấy là người mà tôi hài lòng nhất trong số những người đàn ông tôi từng quen biết”. Hai năm sau, họ kết hôn. Từ hoài nghi đến tin tưởng Kitty và người chồng cũ sinh được hai người con gái, trong đó một người con xinh đẹp như tiên nữ, nhưng lại trải qua một cuộc hôn nhân không như mong đợi. Một ngày, Jeane đã cảnh báo cho cô con gái của Kitty biết phải lập tức rời khỏi Washington, nếu không, sẽ có tai họa chết người. Cô gái này không tin theo những gì Jeane nói, và kết quả là vài ngày sau, đột nhiên cô bị chính chồng mình sát hại. Sau đó anh ta cũng tự sát theo vợ. Bài viết đăng trên nhật báo Delaware County Daily Times, số ra ngày 15/1/1966, đề cập đến lời tiên đoán của Jeane Dix, trong đó có nhắc tới Kitty và George Racey Jordan (Ảnh: newspapers.com). Giữa lúc Kitty rơi vào cảnh bi thương vì con gái chết thảm, Jeane lại muốn bà chuẩn bị tốt tâm lý cho sự kiện tiếp theo: “Mẹ của bạn sắp chết vì ung thư, xung quanh bà có con số 9, nhưng tôi không hiểu rõ ý nghĩa của chúng”. Không đầy một năm, từ một người già khỏe mạnh, mẹ của Kitty qua đời vì căn bệnh ung thư tại căn phòng số 9 của bệnh viện. Khi giới thiệu về Jeane, Kitty nói: “Trên đời thực sự có Thiên sứ và người đó chính là Jeane. Nếu như mọi người chịu nghe lời cô ấy, thì có thể tránh được ít nhiều những rủi ro không may trong cuộc đời”. Jeane không chỉ có khả năng nhìn thấu quá khứ, tiên đoán tương lai, mà còn có khả năng đoán biết được những sự việc xảy ra cách xa hàng nghìn dặm. Ví dụ như Betty, một phụ nữ giàu có ở Châu Âu. Một ngày nọ, khi Betty đang ở New York, cô đã gọi điện đến Washington tìm gặp Jeane, và hỏi ý kiến Jeane về việc có nên mua một sợi dây chuyền đẹp hiếm có hay không, và giá trị của nó lên đến 125.000 USD. Jeane không trả lời câu hỏi của Betty mà chỉ cảnh báo rằng: “Hãy nhìn ra ngoài cửa sổ và cô sẽ thấy một người thanh niên. Ông ta đang dạo bộ trên đường và theo dõi xem liệu cô có ở nhà hay không, vì hắn muốn sách nhiễu để vơ vét tài sản của cô… Ông ta sẽ nhấn chuông cửa nhà, nhưng dù thế nào cô cũng phải mặc kệ, đừng ra mở cửa, mà hãy để người giúp việc của cô đi ra và hỏi họ tên cùng số điện thoại của ông ta, sau đó cô hãy giao cho luật sư của cô xử lý”. Betty nhìn qua cửa sổ, và quả thật đã nhìn thấy một người thanh niên đang tiến đến gần cửa nhà. Cô nhớ mang máng người này và đã làm theo lời căn dặn của Jeane. Vị luật sư nói với Betty rằng, người thanh niên kia từng là bạn của Betty trong một khoảng thời gian rất ngắn. Hiện anh ta muốn dùng mấy lá thư mà Betty viết đến để sách nhiễu cô. Người thanh niên này muốn kết hôn nên cần phải có tiền gấp. Betty lập tức kể hết cho Jeane, rồi lại hỏi: “Sợi dây chuyền xinh đẹp kia phải làm thế nào bây giờ?” Jeane cười lớn và cho Betty biết rằng cô có thể mua, tuy nhiên phải chờ vài tuần nữa, khi giá của sợi dây chuyền giảm xuống rất nhiều. Một tháng sau, giá sợi dây chuyền quả thật giảm xuống chỉ còn 65.000 USD, và Betty đã mua nó. Từ đó trở đi cô đặt niềm tin tuyệt đối vào Jeane. Bà Hawley đã thỉnh mời Jeane xem bói cho mình. Jeane nói với bà rằng cô nhìn thấy “hai cháu nhỏ rất đáng yêu”, nhưng bà Hawley lắc đầu, bởi lúc đó bà chỉ có một đứa cháu trai. Jeane cười một cách bí hiểm: “Vậy là con gái bà vẫn chưa thông báo cho bà biết rằng cô ấy đang mang thai rồi”. Bà Hawley liền lập tức gọi điện cho cô con gái đang sinh sống ở một thành phố khác để hỏi thăm. Con gái bà đã bị chấn động: “Làm sao mà mẹ biết được vậy? Chính con cũng vừa mới biết mà!”. Danh tiếng của Jeane Dixon vang xa khắp nước Mỹ, người người đều biết đến nhà tiên tri lỗi lạc này. Nhưng dù vậy, vẫn có rất nhiều người không chịu tin vào khả năng của Jeane. Jeane thường xuyên được đài truyền hình và đài phát thanh phỏng vấn. Một lần, một nhiếp ảnh gia đi cùng đoàn phỏng vấn đến gặp Jeane, và đã không e dè gì khi cười nhạo bà. Jeane chưa từng gặp người này, nhưng bà vẫn hết sức độ lượng và khoan dung, không biện hộ một tiếng nào cho bản thân mình. Ngay trong lúc người này đang cười nhạo một cách hăng say, Jeane đột nhiên nói rằng bà nhìn thấy bên cạnh ông ta có tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ sơ sinh. Nhà nhiếp ảnh bất thỉnh lình ngây người đến mức khoa chân múa tay. Hóa ra, tối hôm trước vợ anh ta đã sinh hạ một bé gái. Sau này vị nhiếp ảnh gia này trở thành một “tín đồ” trung thành của bà Jeane. Dù không sử dụng quả cầu thủy tinh để trợ giúp chồng mình trong kinh doanh, nhưng bà lại giúp ông ở một phương diện khác. Một buổi sáng, bà gọi điện cho Kwan Tak, người quản lý của Công ty bất động sản, và nói: “Có một ngôi nhà đang bị cháy, hãy nhanh chóng đi kiểm tra!”. Kwan Tak không nói năng gì và cho rằng điều này quá hoang đường nên chỉ miễn cưỡng đi kiểm tra. Ông vừa đẩy cánh cửa nhà ra thì nhận thấy khói bốc lên ngùn ngụt. Kể từ đó, vô luận là Jeane nói gì, Kwan Tak đều tin theo và nói rằng: “Lời cô ấy nói vô cùng chuẩn xác”. Một bài báo đưa tin về lời tiên tri của Jeane Dixon (Ảnh: Internet) Jeane cũng từng “thách thức” nhà tiên tri lớn Nostradamus bằng một tiên đoán trái ngược của bản thân, bà nói: “Nhân loại không cần phải cảm thấy lo sợ trước lời tiên đoán của Nostradamus. Năm 1999, loài người sẽ không bị diệt vong, và hy vọng được cứu vớt của nhân loại là ở phương Đông, còn phương Tây chỉ là nơi kết nối”. Theo SecretChina Mai Trà biên dịch2 likes -
Tiếng Việt
longphibaccai liked a post in a topic by Lãn Miên
Ngữ pháp: Con lương hay con lươn? Một loài cá da trơn rất lành, gọi là con Lành. Cùng loài cá da trơn khác giống nó là các con Trành và con Trạch, Lành = =Trành = Trạch = Trình = Chình = Chạch (mềm hóa phát âm). Từ Lành đã biến âm theo QT Tơi-Rỡi: Lành = Lương 良= Thương 傷 = Thiện 善 = Hiền 賢 = Hư 虛 = Từ 慈. Những từ trong nôi khái niệm này đều là những từ trừu tượng mang ý là không làm hại ai (Hư: Hư Vô, là con số 0, vô vi trong Đạo Lão, lòng thương còn gọi là lòng lành). Các từ đôi trong nôi khái niệm này cũng hay dùng riêng, và khi lướt cũng tạo ra các từ mới có cùng nôi khái niệm: Hiền Lành = =Hạnh 行 (có đức hạnh, hạnh kiểm tốt, tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh), Hiền Từ = Hư (vô vi), Thương Lành = =Thành 誠 (lòng thành, thành tín, thành thực, chân thành), Thương Hiền = Thiện 善, Từ Thiện = Tiên 仙 (hay ban phúc lành cho mọi người), Thiện Lương = Thương 傷 (có lòng lành), Lương Thiện = Liễn 聯 (chuyển nghĩa chỉ câu đối, liễn cú 聯句, thường dùng để chúc mừng, hay răn dạy điều lành. Ví dụ câu đối ở một nhà cổ tại Hội An: Tổ phụ thường ngôn, cần kiệm vi tiên thành đại nghiệp. Nhi tôn mỗi niệm, dĩ hòa vi quí hiển tông môn 祖父常言勤俭為先成大業。兒孫每念以和為貴顯宗門. Câu đối còn gọi là câu Liễn聯句, vì nó phải có hai câu đi Liền với nhau, mà QT Lướt từ lặp là “Liền Liền” = Liễn 聯 , 1+1=0). Nôi khái niệm: Lành=Lương=Thương=Thiện=Hiền=Hư=Từ là sự diễn biến âm theo QT T-R. Cũng dễ giải thích: Cặp từ đối tương ứng Â/D hay dùng là Lành/Dữ. Chỉ tánh nết con người thì hay dùng từ Lành Vía, Lành Tướng, Lành Tánh nghịch với Dữ Vía, Dữ Tướng, Dữ Tánh. Lướt “Lành Tướng” = Lương良, nhấn “Dữ Ạ!” = Dã 野. Do vậy cặp từ đối Lành / Dữ được viết bằng chữ Nho là cặp chữ đối Lương良/ Dã野, lương thiện ngược với dã man. Lướt qua lại thì “Lành Tướng” = Lương 良mà “Lương Tánh” = Lành. Nhấn qua lại thì “Dữ Ạ!” = Dã 野 mà “Dã Chứ!” = Dữ. Tất cả các từ có viết bằng chữ Nho hay không có viết bằng chữ Nho (mà là đã từng được viết bằng chữ Khoa Đẩu, tức chữ Việt cổ) đều là của Việt cả. Như vậy con Lương chính là từ gốc, như phát âm của người miền Nam. Do người thủ đô phát âm là con Lươn, mà lấy phát âm của thủ đô làm chuẩn nên ngữ pháp qui định viết con Lươn là đúng ngữ pháp, viết con Lương là sai ngữ pháp. Từ trong nôi khái niệm của tiếng Việt như nêu trên mà Hán ngữ gọi con Lương (con cá lành) là Thiện Ngư 鱔魚 và gọi con Chạch là Hoàng Thiện Ngư 黃鱔魚 (vì Chạch có da màu vàng hơn Lương) Tra <Thuyết Văn Giải Tự说文解字> trên mạng [shuowenjiezizaixianchaxun 说文解字在线查询 ] thì được hiện lên câu trả lời: 抱歉,没有收录汉字 “鳝” (xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Thiện鳝”). Như vậy chứng tỏ rằng thời của Hứa Thận 許慎 tác giả của Thuyết Văn Giải Tự 說文解字 cách nay 2000 năm chưa có chữ Thiện 鱔 trong từ Thiện Ngư 鱔魚 chỉ con Lương. Chữ Thiện鱔(Ngư 魚)là do người Hán học chữ Nho đặt ra bằng cách giả tá, lấy chữ Ngư 魚 chỉ con cá ghép với chữ Thiện善 tá âm mà thành chữ Thiện 鱔 để chỉ con Lương. Hai ngàn năm trước trong các câu đối của nhà Phật còn gọi Biển Đông là Việt Hải 粵海. Tra thêm trong <Thuyết Văn Giải Tự> các từ Việt có viết bằng chữ Nho: 1/ từ Lương:【卷五】【畗部】良善也。呂張切 Lương, thiện dã. Lữ Trương thiết (Lương nghĩa là thiện, đọc bằng cách lướt “Lữ Trương” = Lương). Nếu thiết như phát âm của Hán ngữ thì là “Lu Zhang” = Lang, trật, không thành “Liáng” như Hán ngữ dùng. Lang = Lành, như khoai lang là khoai lành. 2/ từ Thiện: Khi tra thì được hiện lên dòng chữ: 抱歉,没有收录汉字 “善”(Xin lỗi, chưa có thâu lục Hán tự “Thiện善”) 3/ từ Hiền:【卷六】【貝部】賢多才也。胡田切 Hiền, đa tài dã. Hồ Điền thiết (Hiền nghĩa là đa tài – đây là do đã chuyển nghĩa – Đọc bằng cách lướt “Hồ Điền” = Hiền). Nếu thiết như Hán ngữ phát âm thì là “Hu 胡 Tian 田” = =Hian, trật, không thành “Xian賢” như Hán ngữ dùng. Chữ Hiền 賢 tiếng “Đài quốc thoại” (như người Đài Loan nói) phát âm là “Hền賢”. 4/ từ Từ:【卷十】【心部】慈, 愛也。疾之切 Từ, ái dã. Tật Chứ thiết (Từ nghĩa là yêu. Đọc bằng cách lướt “Tật Chứ” = Từ). Nếu thiết như Hán ngữ đọc thì là “Ji 疾Zhi之” = Ji, trật, không thành “Ci慈” như Hán ngữ dùng. Từ nghĩa là yêu, yêu tới mức dính chặt vào nhau như một thì là Yêu Dính tức “Từ Dính” = Tình. Đó là nhìn thấy trong QT Lướt bổn ý của từ “làm tình”. 5/ từ Thương: 【卷八】【人部】傷,創也。少羊切 Thương, sáng dã. Thiếu Dương thiết (Thương nghĩa là sáng – đây là đã chuyển nghĩa vì, đương nhiên, có tấm lòng trong sáng thì mới biết thương người - Đọc bằng cách lướt “Thiếu Dương” = Thương). Hán ngữ đọc thiết “Shao 少Yang羊” = Shang, đúng, phát âm của Hán ngữ đọc chữ Thương傷là “Shang傷”, nhưng lại đọc chữ Sáng 創 là “Chuang 創”. 6/ từ Sáng 創 : Khi tra mạng [ 结果来源于: http://tool.httpcn.com/ShuoWen/So.asp?wd=%E5%89%B5 ] thì được câu hiện lên:很抱歉,本站【说文解字】中没有查到“創”字 (Rất xin lỗi, trang mạng này trong < Thuyết Văn Giải Tự> không tra được chữ Sáng “創” ).1 like -
5 vấn đề nảy sinh khi cưỡng duyên môn lịch sử 18/11/2015 14:00 GMT+7 TTO - Cuộc cưỡng duyên kỳ lạ đưa môn lịch sử vào tích hợp với các môn học khác như đề xuất của Bộ GD-ĐT tiếp tục bị chỉ trích gay gắt từ giới chuyên môn và bạn đọc yêu sử. Sáng kiến “lớp học ngoài trời” của thầy Nguyễn Bá Tước (hiệu trưởng Trường tiểu học Long Thạnh 1, xã Long Thạnh, Phụng Hiệp, Hậu Giang) khiến môn lịch sử trở nên hào hứng hơn với học sinh - Ảnh: M.Tâm Để góp thêm góc nhìn khác, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của ThS Trương Khắc Trà - chuyên viên Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Mấy ngày qua dư luận sôi sùng sục liên quan đến đề án tích hợp môn lịch sử với môn an ninh quốc phòng và đạo đức. Chưa bàn đến đúng - sai, vì để có câu trả lời chính xác đúng hoặc sai theo lối tư duy dứt khoát kiểu Tây sẽ phải cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận của một người yêu sử, việc tích hợp sẽ sản sinh ra một số vấn đề sau: Thứ 1: Xưa nay sở dĩ các môn lịch sử, an ninh quốc phòng và đạo đức “sống được” là vì chúng có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng, điều này trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ. Hiển nhiên, bản thân chúng đã là những môn khoa học vì có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng, bây giờ tích hợp lại thì đối tượng và phương pháp của “siêu môn” này ghi mỏi tay vẫn chưa hết! Việc xác định đối tượng, phương pháp, nội hàm, ngoại diên của “siêu môn” này vô cùng khó khăn. Câu hỏi ai có đủ trình độ và hiểu biết để giảng dạy “siêu môn” này khi nó phải cáng đáng cả một loạt kiến thức sử học mấy ngàn năm, một nghệ thuật quân sự an ninh quốc phòng hàng chục thế kỷ của dân tộc và thế giới, một hệ thống đạo đức học đồ sộ từ thời La Mã - Hi Lạp cổ đại? Thứ 2: làm thế nào để có “siêu thầy” giảng dạy được “siêu môn” nói trên? Câu trả lời là phải có “siêu ngành”, “siêu khoa”, “siêu trường” và siêu của các loại siêu để vận hành và đào tạo ra những “siêu thầy”. Có làm nổi không khi giáo dục đại học VN hiện nay cho ra lò quá nhiều những cử nhân, thạc sĩ mang trên mình đầy khiếm khuyết? Thứ 3: việc lắp ghép có phần khiên cưỡng này sẽ vô tình bức tử luôn cả hai môn đạo đức và an ninh quốc phòng, vì không thể có môn khoa học riêng biệt (hiện đại) nào lại có đối tượng và phương pháp nghiên cứu thuộc tập hợp con của ngành kia. Điều này giống với phương Tây hồi thế kỷ 17, khi họ nhận ra sai lầm vì coi “Triết học là khoa học của mọi khoa học”, thế giới đang có xu hướng phân tích, tách biệt các môn khoa học để xác định càng rõ đối tượng và phương pháp nghiên cứu càng tốt, trong khi ta làm ngược lại, quay ngược lịch sử. Thứ 4: nếu việc lắp ghép này xảy ra sẽ tạo thành một tiền lệ, chưa nói xấu hay tốt nhưng nếu sử học, an ninh quốc phòng, đạo đức ghép được thì cũng có vô số môn có thể ghép như: văn - sử - Địa; toán - lý - hóa; hóa - sinh; sinh học - giới tính… Nếu mọi cái đều có thể tích hợp thì như đã nói sẽ quay lại thời kỳ Trung cổ châu Âu cách đây chục thế kỷ khi mọi môn học đều được “tích” trong một môn học có tên là thần học. Thứ 5: việc học sử, dạy sử đã khó và bất cập hàng chục năm qua, trong đó sự khô khan và thiếu tính chân thực đã khiến học sinh chán ngán, việc tích hợp thêm hai môn vào nó sẽ cho ra một khối lượng kiến thứ đồ sộ, học sinh có thể học nổi hay không trong thời lượng khiêm tốn. Như vậy, liệu có phản tác dụng khi tích hợp để tăng tính hấp dẫn, bởi lẽ không một ai muốn học cái môn quá nặng về kiến thức hàn lâm". Bạn có đồng ý với quan điểm của bạn đọc Trương Khắc Trà? Theo bạn, để học sinh hào hứng với môn lịch sử và trân trọng môn học này, chúng ta nên làm gì? Thân mời bạn hãy chia sẻ ý kiến, hình ảnh, clip với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gửi đến email: tto@tuoitre.com.vn. ThS TRƯƠNG KHẮC TRÀ ====================== Thưa quý vị và anh chị em. Bài này chỉ là của một anh thạc sĩ quèn, đóng góp cái gọi là "tiếng nói quần chúng", trong cái dư luận ồn ào chỉ trích việc tích hợp môn Sử trong các môn khác. Lề trái, lề phải phương tiện truyền thông khua chiêng gõ mõ với một định hướng rất rõ: Phản đối Bộ Giáo Dục tích hợp môn sử. Nhìn chung họ tỏ ra sự thể hiện sự gắn bó với lịch sử nước nhà việc giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Một trong những lời than não nề có phần lâm ly bi bét, được mô tả trong bài viết trên là của ông Giáo sư tiến sĩ, kiêm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hẳn của Pháp Quốc Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội sử học Việt Nam, rằng: Đây chính là nguyên nhân tôi đọc xong, muốn lên tăng xông. Và dù cho đã đưa bài viết vào topic này, nhưng phải ngưng gõ với dòng chữ: BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH. ĐỢI HẠ HỎA. Nhưng tạm thời chưa bình luận về những lời lẽ thống thiết của con người đứng đầu Hội Sử học Việt Nam vội. Trước khi bình luận về những lời lẽ thống thiết của nhà sử học có tên tuổi này, tôi cần vài lời liên quan đến tác giả bài viết, là: Thạc sĩ Trương Khắc Trà - chuyên viên Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Vì chức danh Thạc sĩ của người viết bài dẫn ở trên, khiến tôi nhớ đến một bài viết của một vị thạc sĩ văn chương - anh ta tên là Lê Nguyễn Hàm Luông. Từ năm 91, anh ta "mần" một bài thơ đăng trên báo Văn Nghệ Bến Tre, mô tả nước mắt của Mỹ Nương khóc mối tình Trương Chi là một loại nước mắt cá sấu. Một thứ tình yêu không thật, đầy giả dối của con người. Ngày ấy, bức xúc trước nhận xét sai lầm của một vị - cũng thạc sĩ văn chương này - tôi viết bài "Giọt lệ Thiên Thu" dưới dạng văn chương, mô tả sự trân trọng một di sản văn hóa truyền thống huyền vĩ Việt được tổ tiên và bao thế hệ cha anh, lưu truyền cho giống nòi Việt, qua những thăng trầm của lịch sử đến tận ngày hôm nay. Bài viết của tôi cũng được đăng trên tờ Văn Nghệ Bến Tre cùng năm. Khoảng 6 năm sau, khi tôi lên Sài Gòn, một giọng điệu quen thuộc, chê bai chuyện tình Trương Chi của nền văn học Việt thời Hùng Vương lưu truyền trong dân gian qua bao thăng trầm của Việt sử, là của ông nhạc sĩ nổi tiếng Nguyễn Văn Tý với bài Dư Âm. Ông ta công khai phát biểu trên truyền hình - thật vô tình tôi xem được - rằng: Chuyện tình Trương Chi là một câu chuyện tình đầy giả tạo mang tính giai cấp. Thật là có một sự nhận xét trùng khớp giữa hai thế hệ tiếp nối, giữa hai con người cùng chung một hoạt động nghệ thuật, ở hai không gian khác nhau, khi họ nhận xét về mối tình Trương Chi. Ngay trện diễn đàn này, với riêng ông Nguyễn Văn Tý - khi nghệ sĩ Ánh Tuyết kêu gọi giúp ông ta thoát khỏi sự khốn quẫn, tôi đã bình luận và đặt vấn đề: Mối tình đi vào huyền thoại trong nhạc phẩm Dư âm của ông nó thuộc về giai cấp nào? Cả một truyền thống văn hóa sử Việt bị một âm mưu phá hoại. Không chỉ cội nguồn Việt sử với gần 5000 năm văn hiến, mà đến từng câu chuyện cổ tích, truyền thuyết cũng đều chung một số phận. Tất cả những di sản văn hóa truyền thống huyền vĩ Việt như truyện Thạch Sanh thì bị coi là của Khơ Me; chuyện tình lãng mạn nổi tiếng cổ kim là "Trương Chi" thì thành nước mắt cá sấu và "mang tính gia cấp"; truyện Tấm Cám thì thành câu chuyện mô tả sự trả thù tàn ác; Truyện thánh Gióng huyền vĩ thì trở thành một motip bắt chước và ra đời vào thế kỷ thứ III sau CN (Bài của tiến sĩ Nguyễn Việt/ Đã mở topic về đề tài này).....Còn cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, trở thành một "Liên minh 15 bộ lạc, hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai" với những người dân "ở trần đóng khố" và được họ mô tả như thế này: Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Có thể nói, truyền thống văn hóa sử Việt đã bị phá hoại tan nát, nhiều mặt trong một diễn biến rất hòa bình. Không chỉ ở truyền thông trong nước, mà những truyền thông chính thống ở những siêu cường nhiều ảnh hưởng. như BBC; AFP...đều chỉ một giọng điệu phụ họa và tôn vinh những luận điểm chống lại truyền thống văn hóa sử Việt. "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt đều đã đăng đàn trên BBC để bày tỏ quan điểm; Nước Pháp ít nhất đã trao huân chương Bắc Đẩu bội tinh cho 3 người gốc Việt và phong hàm Viện sĩ cho hai người - trong đó có ông Phan Huy Lê - là những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử Việt. Trên BBC, người đàn bà theo học khoa tiến sĩ tại Hoa Kỳ ngạo nghễ phát biểu: "Văn hóa Việt có nguồn gốc từ văn hóa Hán", sau đó y thị ngang nhiên nói: "Đây là những điều y thị được học ở nhà trường Việt Nam". Tất cả những điều này không phải từ mới vài tháng trước đây. Mà nó đã âm ỉ từ đầu những năm 1970 và công khai từ 1992, tức đã hơn 20 năm nay.Trong hơn 20 năm ấy, không thấy một cái gọi là "dư luận" viên nào lên tiếng bênh vực cho nền văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, được đăng trện báo. Nhưng nay, khi môn lịch sử đứng trước chủ trương tích hợp với các môn khác của Bộ Giáo Dục thì dư luận nổ ra, ầm ầm lên tiếng phản biện. Từ Hội Sử học Việt Nam đứng đầu là ông Phan Huy Lê - giáo sư tiến sĩ Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học Pháp quốc, mở ra cái gọi là "Hội Nghị Diên Hồng", tập trung hàng trăm nhà nghiên cứu lịch sử, lên tiếng phản đối, phản biện, cho đến những giáo viên của các trường tiểu học, những công chức hành chánh như tác giả thạc sĩ Trương Khắc Trà. Một thứ dư luận có vẻ như nhiều chiều, rộng khắp với cái nhìn nhiều góc độ và cùng một giọng điệu. Nhưng tất cả những người dự cái gọi là "Hội Nghị Diên Hồng" và cả các dư luận viên này, không hề có một lời nói về cội nguồn truyền thống sử Việt bị xuyên tạc, phủ nhận. Nhưng họ đã tập hợp nhau lại trong cái mà họ lạm dụng danh từ là "Hội Nghị Diên Hồng" để làm ầm ĩ lên về việc bãi bỏ môn Sử trong chương trình giáo dục Việt Nam. Họ đã quá vội vã thể hiện thái độ trước một việc chưa hề xảy ra và hoàn toàn không có thật: Trong các bản văn của Bộ Giáo Dục chưa hề có một câu chữ nào nói về việc bãi bỏ môn Sử. Tại sao "hầu hết những nhà khoa học trong nước" ở trong cái gọi là "Hội Nghị Diên hồng " này, lại tỏ ra rất nhạy cảm và vội vã phản ứng với một việc chưa xảy ra thế và không có thật nhỉ? Đây là một phản ứng tự nhiên, bột phát chăng? Hay là họ đã kịp nhận thấy từ bên trong những gì có thể xảy ra, bất lợi cho quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử của họ? Cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" mà đứng đầu là ông Phan Huy Lê , người nhiệt tình nhất trong việc tự cho là khoa học của việc phủ nhận cội nguồn Việt sử - đã không hề xúc động, khi chính họ xóa sổ chính môn Việt sử từ cội nguồn của nó. Nhưng chính họ lại khoác một bộ mặt giả tạo khi than van: Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - mà đứng đầu là con người này : Phan Huy Lê - đã xóa bỏ Việt sử trên thực tế. Chính ông Phan huy Lê và những kẻ theo hùa với ông đã làm cho: "Lớp trẻ lớn lên trở thành công dân mà chỉ biết lờ mờ, thậm chí là biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, không biết những thành tựu dựng nước và giữ nước… thì làm sao có thể viết tiếp trang sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chính họ, đã thay thế một nền tảng đạo đức của nền văn hiến Việt bằng một giá trị đạo đức giả làm băng hoại xã hội và con người Việt Nam. Chính họ, những kẻ ngu ngục, bán rẻ cội nguồn văn hóa sử Việt, đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho ngoại bang khi ông Tập Cận Bình lớn tiếng: "Chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử". Sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, phải chăng họ đang chuẩn bị những bước xây dựng một nền tảng tri thức nô lệ cho một cuộc Bắc thuộc lần thứ III đối với Việt tộc? Tôi khuyên các vị quan tâm một cách đích thực và có trách nhiệm đến Việt sử và nhận thấy gía trị đích thực của Việt sử, thì hãy mở một cuộc đối thoại quy mô, công khai, minh bạch về cội nguồn Việt sử làm sáng tỏ chân lý về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Đây mới chính là chân lý, là cội nguồn đích thực của Việt tộc với một niềm tự hào dân tộc huyền vĩ, là sức mạnh tinh thần đích thực Việt tộc đã đưa dân tộc này, qua bao thăng trầm của Việt sử tồn tại đến hôm nay. Đó cũng chính là động lực để Việt tộc tiếp tục phát triển và tồn tại trong tương lai, góp phần vào sự phát triển của văn minh nhân loại. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị.1 like