• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 19/11/2015 in all areas

  1. Lo xóa bỏ môn lịch sử: Chỉ là hiểu nhầm do trình bày thiếu sót? Phạm Mai (Vietnam+) lúc : 18/11/15 14:02 (Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnam+) Trước nhiều ý kiến của các chuyên gia sử học cho rằng cần giữ môn Lịch sử là môn độc lập, mới đây, Ban xây dựng chương trình tổng thể đã có ý kiến trao đổi. Theo đó, ban soạn thảo cho rằng nếu giữ môn học với tên gọi Lịch sử, với lôgic nội dung kiến thức như hiện nay thì khó đáp ứng được các yêu cầu đổi mới. Không thể xét riêng môn học lịch sử Theo Ban xây dựng chương trình, việc bố trí các môn học phải quán triệt yêu cầu đổi mới, phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các môn học, phải tạo thuận lợi cho việc đổi mới cả nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Với lịch sử, muốn giáo dục lịch sử trở nên hấp dẫn học sinh, chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phải đổi mới đồng bộ các yếu tố, từ xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn và tổ chức nội dung, phương pháp dạy, cách đánh giá. Vì thế, khi bàn về cách thức tổ chức nội dung giáo dục (môn học lịch sử đứng độc lập hay không độc lập), phải xét trong mối quan hệ giữa các yếu tố. Bên cạnh đó, cũng phải xét vấn đề giáo dục lịch sử hay môn học Lịch sử trong tổng thể chương trình giáo dục phổ thông, không thể xét riêng về tổ chức nội dung giáo dục hay riêng môn học Lịch sử và giáo dục lịch sử. Theo Ban xây dựng chương trình, để bảo đảm tầm quan trọng của môn học/lĩnh vực giáo dục nào thì không phải cần gọi tên môn học đó một cách đích danh, trực tiếp (như tên các môn học trong các chương trình truyền thống). Tầm quan trọng ở chỗ người học nắm được kiến thức của môn học/lĩnh vực đó ở mức độ nào, bằng cách nào (có hiệu quả không) và kiến thức đó có chuyển hoá thành phẩm chất (hứng thú, niềm tin, đạo đức, thái độ...) và năng lực (vận dụng kiến thức cùng với các phẩm chất cá nhân để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống). Giải thích về cách đặt tên môn Công dân với Tổ quốc, Ban xây dựng cho biết việc lựa chọn tên môn học chủ yếu dựa vào tính chất của môn học. Ở cấp trung học phổ thông, có 4 môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh thì ba môn được đặt tên “trực tiếp” theo truyền thống là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp,...). Cách đặt này do tính chất môn học là công cụ cho hoạt động của con người. Riêng môn Công dân với Tổ quốc (là môn học có tên mới) do vai trò đặc biệt, có ý nghĩa chính trị trong lĩnh vực giáo dục đạo đức – công dân, góp phần quan trọng hình thành phẩm chất công dân, năng lực và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc đặt tên này được thực hiện thống nhất với các môn học/lĩnh vực giáo dục khác trong chương trình. Theo Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh sẽ học lịch sử nhiều hơn trong chương trình mới. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN) Học sinh sẽ học lịch sử nhiều hơn Trước nhiều ý kiến lo ngại việc để học sinh tự chọn sẽ khiến cho môn lịch sử bị bỏ rơi cho không được học sinh chọn, Ban xây dựng chương trình cho rằng ở đây đã có sự hiểu nhầm. “Ban xây dựng chương trình nhận thiếu sót đã trình bày chưa rõ trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm và từ một vài người phát biểu không chính xác dẫn đến xôn xao dư luận. Tiếp thu các góp ý, văn bản chương trình tổng thể sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho rõ vấn đề này.” Giải thích cụ thể hơn, Ban xây dựng chương trình cho biết, trong dự thảo chương trình tổng thể mới, ở bậc trung học phổ thông, kiến thức lịch sử sẽ hiện diện trong ba môn. Đó là môn Công dân với Tổ quốc (môn bắt buộc), môn Khoa học xã hội (dành cho học sinh chọn lĩnh vực khoa học tự nhiên) và môn Lịch sử (dành cho học sinh chọn lĩnh vực xã hội). Tất cả học sinh đều bắt buộc phải học nội dung giáo dục lịch sử trong ít nhất hai môn: Công dân với Tổ quốc và 1 trong 2 môn Lịch sử hoặc môn Khoa học xã hội. Ban xây dựng chương trình cho rằng lịch sử không những không bị bỏ rơi mà thời lượng bắt buộc dành cho nội dung giáo dục lịch sử trong chương trình mới chắc chắn sẽ nhiều hơn trong chương trình hiện hành. Cụ thể, chương trình hiện hành bắt buộc học sinh học lịch sử 1,5 tiết/tuần còn dự thảo chương trình mới bắt buộc học sinh phải học môn Công dân với Tổ quốc 3 tiết/tuần, cộng thêm môn Khoa học xã hội 3 tiết/tuần hoặc môn Lịch sử 3 tiết/tuần. Ngoài ra, học sinh còn được học lịch sử trong các môn học khác, nhất là trong môn Ngữ văn và trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học sinh còn có thể tự chọn thêm các chuyên đề học tập mở rộng hoặc nâng cao về lịch sử. Về lo ngại sự góp mặt của kiến thức lịch sử trong ba môn ở cùng một cấp học có thể làm kiến thức lịch sử bị xé lẻ hay chồng chéo, theo Ban xây dựng chương trình khẳng định sẽ sắp xếp theo lôgic mới. Cụ thể, chương trình sẽ không chồng chéo/lặp lại kiến thức lịch sử giữa môn Công dân với Tổ quốc với môn Khoa học Xã hội, giữa môn Công dân với Tổ quốc với môn Lịch sử. Giữa 2 môn Khoa học Xã hội và môn Lịch sử thì có thể có cùng có một số nội dung kiến thức vì 2 môn này nhằm đáp ứng 2 nhóm học sinh khác nhau (mỗi em không bắt buộc phải học cả 2 môn này). Ban xây dựng chương trình cũng cho biết, với tinh thần cầu thị và khoa học, Ban sẵn sàng trao đổi và tiếp thu các góp ý hợp lý để điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa để có một chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tốt nhất./. =========================== Từ năm 2006, khi trao đổi với một cựu thành viên trên diễn đàn về một khả năng cải cách giáo dục thành công với tân bộ trưởng hồi ấy là ngài Nguyễn Thiên Nhân, lão Gàn đã trả lời: "Chừng nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được làm sáng tỏ tính chân lý của nó thì không có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công ở Việt Nam". Sau này, tôi đã công khai nhiều lần luận điểm này trên diễn đàn. Đến nay, mọi người lại chú ý đến một cuộc cải cách giáo dục tiếp tục của Bộ Giáo Dục, trong đó sôi nổi nhất là ngành lịch sử. Tức là ngành có liên quan trực tiếp đến luận điểm của tôi nói trên từ 2006. Những tư duy đơn giản, hoặc tệ hơn là loại giẻ rách thì không thể nào hiểu nổi mối liên hệ rất hữu cơ giữa cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và sự thành công của cải cách giáo dục. Nhưng ít nhất - cho dù không phải ai cũng hiểu được mối liên hệ tương tác giữa chân lý Việt sử trải gần 5000 văn hiến với cải cách giáo dục. - thì tất cả mọi người đều chứng kiến một cách trực quan những cuộc cải cách từ 2006 đến ngày hôm nay chưa thành công. là bằng chứng chứng minh khả năng chính xác của luận điểm của tôi. Cá nhân tôi chưa thấy có một câu chữ nào trong các văn bản của Bộ Giáo Dục về việc xóa bỏ môn lịch sử. Sự tích hợp các môn học thực chất chỉ là sự thay đổi phương pháp giảng dạy. Thậm chí nó cũng chưa thể hiện rằng có một sự biên soạn lại môn lịch sử về cội nguồn dân tộc trở lại với truyền thống văn hóa sử trong đó Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử (Điều kiện tiên quyết của tôi, nếu muốn cải cách thành công). Bởi vậy, những sự phản đối, hoài nghi việc cải cách của Bộ Giáo Dục lần này, tôi cảm giác họ đang chém gió theo đúng nghĩa đen và phản đối, nhiều hơn là một sự đóng góp khách quan.
    4 likes
  2. Bạn đọc tranh luận về bài toán 5 x 3 không bằng 5 + 5 + 5 21:46 07/11/2015 Sau khi bài toán 5 x 3 không bằng 5 + 5 +5 của Mỹ được chia sẻ rộng rãi, nhiều độc giả đưa ra bình luận, nhưng chưa thống nhất được quan điểm. Theo Bộ quy chuẩn Chương trình Cốt lõi của Mỹ, phép Toán 5 x 3 được diễn giải thành 3 + 3 + 3 + 3 + 3. Hội đồng Giáo viên Toán Quốc gia Mỹ (NCTM) đã lên tiếng giải thích lý do 5 x 3 không bằng 5 + 5 + 5. Họ khẳng định, giáo viên chấm không sai. Phép toán gây tranh cãi tại Mỹ Sau khi đề bài toán 5 x 3 của Mỹ được báo chí chia sẻ rộng rãi, nhiều bạn đọc đưa ra đáp án và tranh luận sôi nổi. Bạn Tùng Chi cho rằng, các giáo viên người Mỹ đúng, vì họ bắt học sinh phải hiểu rằng: 5 x 3 tức là 5 lần của số 3, còn 3 x 5 là 3 lần của số 5. Kết quả đều bằng 15, nhưng nếu phân tích ra thành phép cộng (từ nhân tử thành đa thức) thì vẫn có sự khác nhau về thành phần tạo nên đa thức. Một độc giả viết: Tôi nhớ 5 x 3 được hiểu là 5 lần 3, tức là 5 con số 3 cộng lại. Sao lại nói là khó hiểu cho học sinh Việt Nam nhỉ? Nếu phân tích 5 x 3 được diễn đạt như thế nào thì kết quả đúng sẽ là 5 số 3 cộng lại, trả lời ngược lại là sai. Theo bạn Thanh Hiệp, nếu viết: 5 x 3 =? thì đa số người Việt sẽ hiểu: 5 là giá trị của số, 3 là số lần gấp lên (gấp 3 lần) nên cho kết quả là: 5 + 5 + 5 = 15 là đúng. Vấn đề là hiểu khác nhau nên cách làm khác nhau mà thôi. Còn bạn Hoa Xuân dẫn ví dụ: Em có 5 bông hoa, anh có gấp 3 lần số hoa của em. Tính số bông hoa của anh? Số hoa của anh có là: 5 x 3 = 15 ( bông). 5 x 3 phải hiểu là gấp 3 lần con số 5, giáo viên cấp 1 của chúng tôi dạy như vậy. Cũng như bạn đọc, một số chuyên gia, giảng viên Toán học đã đưa ra những ý kiến chưa thống nhất. Theo quan điểm của thầy giáo Đỗ Duy Hiếu (Viện Toán học), viết thế nào chỉ là cách quy ước của mỗi nền giáo dục. Việc viết 5 x 3 = 5 + 5 + 5 (số 5 được lấy 3 lần) theo cách chúng ta vẫn làm, hay quan niệm 5 x3 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 (5 lần số 3) theo kiểu của Mỹ đều đúng. "Tôi vẫn dạy học sinh cách 5 x 3 = 5 + 5 + 5, nhưng thật sự khi giảng bài vẫn có cảm giác nó không thuận lắm, và vẫn thích hiểu theo kiểu 5 lần số 3 hơn", thầy Hiếu nói. Theo thầy giáo này, nếu học sinh làm 5 x 3 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3, thầy sẽ không chấm điểm và yêu cầu các em sửa lại. "Tôi sẽ giải thích với học sinh rằng, mặc dù làm như vậy không sai, nhưng chúng ta sử dụng quy ước chung, và quy ước đó sẽ ảnh hưởng việc giảng dạy và tư duy chung của các bài toán liên quan vấn đề này về sau". Trái với quan điểm của Đỗ Duy Hiếu, PGS.TS Vũ Đình Hòa, người nhiều năm đưa học sinh đi thi Olympic Toán quốc tế, cho biết: "Theo cách quy ước của Mỹ, 5 x 3 phải diễn giải ra phép tổng là 3 + 3 + 3 + 3 + 3, tức là số 3 được nhân lên 5 lần. Sở dĩ bài toán gây nhiều tranh cãi, bởi chúng ta thường không khắt khe với những quy ước nhỏ như vậy". Thầy Hòa giải thích, phép A x B với A ở bên trái và B ở bên phải khi chuyển sang phép cộng sẽ phải bằng tổng của A lần số B (và ngược lại). Công thức khái quát: A x B = B + B + B +...+ B (A lần số B). Thầy Hòa cho rằng, Toán học không thể giáo điều và tuyệt đối, sẽ luôn có những ý kiến trái chiều. Việc quy ước của Mỹ chỉ để tạo tính thống nhất, những quốc gia khác hoàn toàn có thể có cách quy ước khác. "Trong trường hợp bài toán dành cho học sinh tiểu học, tôi thấy việc đưa ra phép tính 5 x 3 rồi bắt diễn giải thành 5 + 5 + 5 hay 3 + 3 + 3 + 3 + 3 là hơi phức tạp và không phù hợp mục tiêu giáo dục ở lứa tuổi của các em", thầy Hòa cho biết. Chia sẻ quan điểm với PGS Vũ Đình Hòa, thầy giáo Võ Quốc Bá Cẩn (giáo viên dạy Toán trường THCS Archimedes, Hà Nội, cũng là người huấn luyện học sinh thi Olympic Toán quốc tế) cho biết, ông chấp nhận đáp án 5 + 5 + 5 của học sinh tiểu học ở Mỹ. Các em được học phép nhân có tính chất giao hoán nên 5 x 3 có thể hiểu là 3 x 5. Thủ khoa tranh luận bài toán 5 x 3 không bằng 5 + 5 + 5 Thủ khoa Đỗ Duy Hiếu đồng tình với giáo viên ở Mỹ khi chấm phép tính 5 x 3 = 5 + 5 + 5 của học sinh là sai. Bài tập Tiếng Việt lớp 1 tìm 5 từ vần ưi làm khó cả tiến sĩCô giáo cho học sinh lớp 1 bài tập tìm và viết lại 5 từ đơn có vần "ưi" có nghĩa, không lặp lại từ hoặc âm. PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, ông tìm mãi cũng chỉ được 4 từ. Ngọc Quang tổng hợp ========================= Quý vị và anh chị em thân mến. Đây là topic "Lý học và khoa học hiện đại", nhằm đối chiếu những giá trị của nền văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là Lý học Đông phương để so sánh với tri thức khoa học hiện đại. Bài viết được đưa lên ở trên về các nhà toán học Hoa Kỳ đặt vấn đề 5 x 3; hoặc 3 x 5 phải được mô tả như thế nào với một đa thức cộng (+) liên quan đến nó? Qua sự kiện này, cho thấy trong qúa trình phát triển của nền văn minh, con người đã ngày càng rời xa cái gốc nhận thức ban đầu của trí tuệ nền tảng nhận thức và đã lúng túng khi đặt lại vấn đề cho nó. Một thí dụ cho vấn đề này - tôi đã trình bày ngay trong topic này - chính là khái niệm không gian ba chiều bị phản bác và cho rằng không gian gồm nhiều chiều. Trong khi thực tế là một phần tử có thể có nhiều chiều chuyển động trong không gian, nhưng không gian ba chiều là không gian quy ước để mô tả sự chuyển động của phần tử đó. Bởi vậy, khi một nhà thông... thái chuối nào đó, bác bỏ không gian ba chiều thì phải đề xuất một mô hình quy ước mô tả được phần tử chuyển động trong không gian nhiều chiều. Tóm lại người ta đã lầm lẫn giữa tính quy ước của nhận thức mô tả thực tại và thực tại sinh động. Đây cũng chính là sự ngớ ngẩn của Kinh Dịch Tàu - nếu nói lịch sự là Kinh Dịch theo bản văn chữ Hán - khi nó mô tả: "Thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái". Thật là một sự quái gở của nhận thức, nhưng hơn 2000 năm qua, các bậc túc nho Tàu vẫn tin như sấm và giải thích cứ như đúng rồi. Tất nhiên nó được sự ủng hộ của những bộ não không quan tâm và không cần biết suy luận. Về phần này, tôi đã chứng minh rõ trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương. Nó là sự nhầm lẫn giữa tính quy ước về một thực tại và và chính thực tại đó. Do con người đã xa rời cái gốc nhận thức ban đầu. Một thí dụ khác nữa là khái niệm "điểm". Đây là một khái niệm quy ước, nhưng vì nhận thực trực quan sinh động được ứng dụng qúa nhiều vấn đề liên quan đến "điểm", khiến người ta cứ tưởng nó ...có thật. Tôi thành thật thách đố tất cả các nhà Toán học và Vật Lý trên thế giới có thể tìm ra được kích thước và khối lượng thật của "điểm" trong không gian. Không hề có! Một Dollar danh dự do Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh trả cho một cá nhân hoặc một tổ chức khoa học nào đó chứng minh được khối lượng và kích thước của khái niệm "điểm" trong toán học. Trở lại với bài toán bản chất đa thức cộng của 5 x 3, hoặc 3 x 5. Các con số là những ký hiệu quy ước mô phỏng thực tại, nó thể hiện thực tại trong nhận thức con người dưới một dạng khác. Số đếm và phép tính cộng trừ là tư duy toán học đầu tiên trong nhận thức của con người. Phép nhân chi là đa thức của phép cộng hoặc trừ. Do đó, nếu chúng ta bắt đầu bằng một thực tại có thể mô tả bằng một bài toán, là: 1kg có ba quả cà chua. vậy có 5kg thì có bao nhiêu quả cà chua? Rõ ràng trong trường hợp này, ta có một đa thức: 3 + 3 + 3 + 3 + 3. Tức 3 x 5 = 15. Hoặc từ một thực tại khác , ngược với thực tại trên, ta có 1kg có 5 quả cà chua. Và có 3 kg thì có bao nhiêu quả cà chua? Bài toán sẽ được giải là: 5 x 3 = 5 + 5 + 5 = 15. Như vậy, tính quy ước 3 x 5 hay 5 x 3, sẽ được giải quyết, nếu chúng ta quy ước rằng: Một tập hợp gồm nhiều phần tử đồng đẳng, được nhân lên với một số lần nào đó, thì bài toán sẻ được mô tả với đa thức tính cộng, gồm con số phần tử trong một tập hợp đó với số lần của số nhân. Thí dụ - như trên là: Một tập hợp 1kg, gồm 5 phần tử quả cà chua - là phần tử đồng đẳng - và với 3kg cà chua là số nhân thì ta có bao nhiêu quả? Đa thức mô tả sẽ là: 5 + 5 + 5. Ngược lại phần tử trong tập hợp 3 quả trong 1kg với số nhân là 5 kg, sẽ là: 3 + 3 + 3 + 3 + 3. Như vậy, với quy ước này thì số phần tử trong một tập hợp sẽ đặt trước số nhân. Và từ đó ta sẽ có cách mô tả một đa thức phù hợp với quy ước. Đây chỉ là quy ước do con người đặt ra. Miễn làm sao nó hợp lý với một thực tại mà nó mô tả. Nhưng vì con người ngày càng rời xa nền tảng nhận thức thực tại ban đầu, nên đã nhầm lẫn giữa tính quy ước và thực tại, vì vậy đã lúng túng khi phải quay trở lại với chính những quy ước của mình. Đây là những điều mà tôi đã trình bày ngay từ đầu bài viết này. Đây là cách lý giải của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử với tri thức khoa học hiện đại. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
    4 likes
  3. Cảm ơn Thanh Phúc. Chúc Thanh Phúc luôn tấn tới và phát triển trong nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong Thủy Lạc Việt, giúp ích cho đời.
    2 likes
  4. ĐỊA LÝ LẠC VIỆT & TÒA NHÀ MARINA BAY SANT. Tiếp theo KHÍ CHẤT CỦA TÒA NHÀ MARIAN BAY SANT VÀ SỰ TƯƠNG TÁC VỚI ĐẤT NƯỚC SINHGAPORE. Cái tiêu đề của tiểu mục này có vẻ "ăn to, nói lớn". Hẳn tương tác với đất nước Singapore, chứ không phải chuyện "ve chai, lông vịt". Nhưng tôi xác định ngay, tôi rất nghiêm túc với bài viết này. Tôi thường dạy các học trò của tôi (Tất nhiên là học viên lớp phong thủy cao cấp), rằng: "Các công trình tiêu biểu của một đơn vị xã hội nào đó, sẽ tương tác với đơn vị đó. Sự tương tác này hoàn toàn có tính quy luật, nên có khả năng tiên tri". Chính vì vậy, ngày xưa trong làng thì các cụ lãnh đạo làng của dân Việt, rất quan trọng cái đình làng là vậy.(*)Thí dụ vậy. Mọi người có thể đặt vấn đề: "Tòa nhà Marian Bay Sant thuộc tư nhân, vậy sao nó có thể ảnh hưởng đến đất nước Singapore?". Tôi xin phép trả lời rằng: Tuy nó thuộc về tư nhân, những đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của đất nước này. Chính vì vậy, ảnh hưởng của nó rất lớn. Cũng giống như những tòa nhà chọc trời ở New Yook tuy thuộc về tư nhân, nhưng là hình ảnh tiêu biểu của thành phố này và của cả nước Mỹ vậy. Bài viết này đến đây sẽ có nhiều khái niệm chuyên môn, nhưng tôi sẽ cố gắng thể hiện một cách dễ hiểu nhất, để những ai quan tâm thì cũng có thể cảm nhận được và có thể phản biện trên cơ sở những luận cứ của tôi. I/ VỀ HÌNH LÝ KHÍ CỦA MARIAN BAY SANTS Như tôi đã trình bày ở trên: Mọi hình tướng có thể cảm nhận trực quan, nhưng phải có thẩm định về những tri thức liên quan đến bản chất của khí. Về khí ứng dụng trong phong thủy và cả trong các ngành khác thuộc lý học Đông phương, cổ thư viết:"Dương thăng, Âm giáng". Nhưng cũng cổ thư viết "Âm nhô cao, Dương trũng thấp". Nhiều phong thủy gia và cả những nhà nghiên cứu về lý học Đông phương không hiểu bản chất của khái niệm Âm Dương trong "nghịch lý Âm Dương " này (Giống như "nghịch lý toán học Cantor"), nên đã nhận xét và ứng dụng rất sai về những mô tả này trong cổ thư chữ Hán. Về việc này, tôi đã có nhiều bài giảng rất kỹ về các vấn đề liên quan cho anh chị em lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Vấn đề quá dài, nên không thể mô tả ở đây. Nhưng kết luận của tôi là: "Cả hai nguyên lý trên đều đúng trong điều kiện cụ thể của nó, trong quá trình lịch sử hình thành vũ trụ và cụ thể trên Địa cầu". Phong thủy là phương pháp ứng dụng trên Địa cầu, nên ứng dụng nguyên lý: "Âm nhô cao. Dương trũng thấp". Cụ thể với tòa nhà Maryan Bay Sants (Từ này tôi viết tắt tên toàn nhà là MBS). Nguyên lý này cũng được giảng rất kỹ về bản chất trong PTLV cao cấp. Trên cơ sở này, tôi xác định rằng tòa nhà MBS, thuộc dạng cực âm so với môi trường xây dựng của nó. Tương tự như tất cả những toàn nhà cao tầng khác trên thế gian. Nhưng tòa nhà này lại không lâm vào tình trạng khốn khổ cho chủ đầu tư, như các tòa nhà Koengnam, Thuận Kiều Plaza và Thùy Dương Plaza, tất cả đều đã phá sản. Mặc dù chúng giống nhau về hình thức gồm nhiều log nhô cao và cùng đặt trên một chân đế. Quý vị và anh chị em so sánh những hình dưới đây: Thuận Kiều Plaza Thùy Dương Plaza Tòa nhà MBS Về cái xấu của các toà nhà phạm Thiên Trảm sát, tôi đã phân tích ở những bài trên. Và ngay cả trường hợp phạm Thiên Trảm sát, cũng chỉ là một yếu tố xấu, trong hàng trăm yếu tố tốt xấu tương tác lên toàn nhà. Cho nên nó cũng không phải yếu tố duy nhất xấu, làm sụp đổ sự nghiệp của chủ đầu tư. Nhưng nó là yếu tố quan trọng. Nói theo khoa học hiện đại thì đó là yếu tố tương tác mạnh. Trong Lý học, những nhà nghiên cứu đều biết đến một nguyên lý, là "Âm Dương tương giao. Thiên nhất sinh thủy". Bởi vậy, với nguyên lý Âm nhô cao do ba log của tòa nhà MBS, nếu như nó chỉ có mái bằng trên đỉnh ba log này. Cụ thể là hình tượng con thuyền làm mái nhà và không có bể bơi. Trong trường hợp này - không có bể bơi - Như vậy, nó sẽ phạm cách "Cô Âm". Nhưng rất hay ở chỗ phong thủy gia thiết kế toàn nhà này đã đưa cả một bể bơi lên phía trên. Như vậy đây chính là một độc chiêu của vị thày phong thủy thiết kế tòa nhà này. Bởi vì nó hợp cách và cũng là nguyên lý: "Âm Dương tương giao. Thiên nhất sinh thủy". Thiết kế này đã phá cách cô âm của những tòa nhà cao tầng. Nó tạo được sự hài hòa Âm Dương giữa độ cao ngất ngưởng của tòa nhà (Cực âm) với Dương khí từ vũ trụ. Mặc dù là nhân tạo, nhưng phù hợp với nguyên lý. Chúng ta đã từng chiêm ngưỡng những dãy núi cao hùng vĩ, từ trên núi thác nước bạc đổ xuống ầm ầm, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên gây xúc động lòng người. Sự xuất hiện của những thác nước từ trên núi cao, chính là nguyên lý của sự hài hòa Âm Dương "Âm Dương tương giao, Thiên nhất sinh thủy". Tòa nhà MBS đã mô phỏng tự nhiên, thỏa mãn nguyên lý này. Không chỉ một cái bể bơi hoành tráng cheo leo trên đỉnh tòa nhà MBS, có thể nói trong tòa nhà này, nước được thể hiện ở khắp nơi. Gần như tất cả những hình thức trang trí kiến trúc bên ngoài các log, phía dưới khe rỗng của từng log, đều là những bể nước tràn chảy liên tục. Điều này cho thấy nguyên lý mô phỏng tự nhiên "Thiên nhất sinh thủy", được áp dụng triệt để. Nó giống như hình ảnh nước từ trên thác cao đổ xuống và tụ thành hồ dưới nền của tòa nhà MBS. Trong phong thủy Âm trạch, cổ thư có ghi: "Ở nơi trũng thấp, huyệt tụ ở chỗ cao". Tòa nhà MBS chính là tòa nhà cao nhất ngay gần sát biển. Nên Âm khí tụ ở đây. Cho nên có thể nói rằng: Đây là một tòa nhà chuẩn về phong thủy - nếu xét về góc nhìn chuyên môn của Hình Lý Khí - Bởi vậy, không khí sinh hoạt ở đây rất tấp nập. Cả ngày lẫn đêm. Thiên Sứ tôi may mắn đã được đến đây và ở lại trong phòng VIP nhất trong khách sạn của của tòa nhà MBS. Phòng của tôi ở nhìn ra vịnh Victoria, trên tầng cao, và đó chính là phòng dành cho những người đứng đầu quốc gia khi nghỉ tại đây. Bởi vậy, tôi có dịp quan sát hầu hết những sinh hoạt chính của tòa nhà này. Rất tiếc! Những hình chụp kỷ niệm của tôi với tòa nhà MBS không tìm thấy để có thể minh họa một cách sắc sảo cho bài viết này. Tính cực vượng của Âm khí trong tòa nhà này và sự hài hòa Âm Dương, đã mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Các yếu tố khác trong Địa Lý Lạc Việt, như: Năm khánh thành tòa nhà, Hướng nhà và cấu trúc bên trong ngôi nhà...tôi không có tư liệu nên không thể phân tích riêng phần cho những yếu tố này. Chính vì tính chất cực vượng của Âm Khí, nên nó thích hợp với việc mở casino - Tất nhiên không thể quy mô như ở Las Vegas - Nhưng có thể nói, nó rất có khả năng trở thành một nơi cờ bạc nổi tiếng của đảo quốc Sư Tử này. Chỉnh vì vậy, nó sẽ gây tương tác với chính đất nước này, qua sự phân tích tiếp theo đây. Còn tiếp. II/ MARIAN BAY SANTS - HỆ QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI SINGAPORE Từ góc nhìn Địa Lý Lạc Việt. =============== * Chú thích: sự phố biến kiến thức phong thủy liên quan đến cái đình làng ở Việt Nam, là một ví dụ nữa cho thấy Phong thủy thuộc về nền văn hiến Việt. Ở Trung Quốc tuy có nhiều thày phong thủy, nhưng vấn đề phong thủy cái đình làng - tức là sinh hoạt đời sống văn hóa cụ thể - lại không phổ biến.
    2 likes
  5. ĐỊA LÝ LẠC VIỆT & TÒA NHÀ MARINA BAY SANT. Tiếp theo II/ MARIAN BAY SANTS - HỆ QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI SINGAPORE Từ góc nhìn Địa Lý Lạc Việt. Chỉ với công trình kiến trúc "chiếc nhẫn may mắn"; cấu trúc dinh Thủ Tướng Singapore (*) đã đủ để lan truyền những câu chuyện huyền bí về Phong thủy Đông phương, góp phần cho sự phát triển đất nước này. Mặc dù chính phủ Sinhgapore chưa bao giờ công bố một văn bản chính thức thừa nhận điều này. Nhưng những hướng dẫn viên du lịch ở đây đã nói đến những công trình kiến trúc phong thủy ghi dấu ấn trên đất nước này, rất hấp dẫn du khách. Ngoài công trình "chiếc nhẫn may mắn", Singapore còn nhiều công trình kiến trúc khác được coi là gây ảnh hưởng tích cực qua thuật phong thủy đến đất nước này. Chúng ta xem xét hình thế và lý khí của dinh thủ tướng Singapore: Dinh Thủ tướng Singapore nhìn thẳng Tòa nhà này xây theo hình cái ấn, phía trước là một hồ nước tròn. Nếu bạn nào sưu tầm được hình ảnh cấu trúc dinh Thủ Tướng Singapore nhìn từ trên cao cũng sẽ thấy hình cái ấn rất rõ nét và hồ nước tròn phía trước giống như con dấu được đóng xuống. Đây là một kiến trúc biểu tượng của quyền lực theo Địa Lý Lạc Việt. Tất nhiên Marian Bay Sants cũng không thể ngoại lệ, khi nó là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở đảo quốc này. Các bạn cũng biết rằng: Đất nước Singapore hình tứ giác, tòa nhà MBS không nhìn ra biển, mà nhìn vào vịnh Victoria.Tôi ước đoán trục của tòa nhà hướng Tây Bắc/ Đông Nam - tức là Phúc Đức trạch của Tây trạch theo Phong thủy Lạc Việt. Trong cổ thư chữ Hán, người Tây trạch không có Phúc Đức trạch, mà chỉ có Sinh Khí trạch là hướng Tây Nam/ Đông Bắc. Hướng Tây Bắc/ Đông Nam là Phúc Đức trạch của Tây Trạch do Thiên Sứ phát hiện và chứng minh về mặt lý thuyết. Nhưng trong dân gian bí truyền của Phong thủy Lạc Việt, vẫn có những kỳ nhân ứng dụng hướng này trên thực tế. Gần đây, theo ông Võ Điện Biên, mộ của Ngài Võ Nguyên Giáp cũng chôn theo hướng Tây Bắc/ Đông Nam. Ông nói: "Cha tôi chôn theo hướng truyền thống của các triều đại phong kiến Việt Nam". Như vậy ngôi nhà MBS cũng có thể đã lựa chọn hướng này. Hình tứ giác của Singapore có thể ví với hình thể con rùa bơi dưới nước. Như vậy về căn bản đất nước này còn tiếp tục phát triển thịnh vượng và bền chắc. Tòa nhà MBS cao vút ở điểm gần chót đất nước này quay trở vào có thể ví với thế "Long quy hồi đầu". Qua đó có thể suy lý theo Lý học - một cách chủ quan cho sự phát triển của Singapore - rằng: Đất nước này đã phát triển đến đỉnh cao nhất của nó. Người Singapore có thể tiếp tục giữ gìn được cuộc sống hạnh phúc của họ, nhưng sự phát triển bắt đầu chậm lại, và tương lai sẽ có nhiều quốc gia phát triển vượt lên sự thịnh vượng của Singapore hiện nay. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
    1 like
  6. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam Kính chúc sư phụ mạnh khoẻ, hạnh phúc!!!
    1 like
  7. Tốt! Lão Gàn xoa đầu khen: Thế mà giỏi! Về mặt này là một bước chứng tỏ tính chính danh của việc bảo vệ luật pháp quốc tế và chủ quyền đích thực ở biển Đông, không thuộc về Trung Quốc. Nhưng lão nhắc lại là: "Nếu không có sức mạnh của một siêu cường là Hoa Kỳ đứng đằng sau, thì Phi Luật Tân chỉ như "con Kiến kiện củ khoai". Phán quyết của tòa án sẽ không làm cho Trung Quốc trao trả đảo bị Trung Quốc chiếm cho Phi Luật Tân. Một thí dụ cho vấn đề này sờ sờ trước mắt là: Khi Trung Quốc tấn công chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, lúc đó do Việt Nam Cộng Hòa cai quản, hạm đội 7 của Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn. Lúc ấy chưa có khái niệm "tự do hàng hải". Bởi vậy, muốn có tính chính danh xuyên suốt , mang tính hệ thống, nhất quán với những bước đi thận trọng về mặt chính trị - thì - Hoa Kỳ phải chính thức phản đối - hoặc lên án dưới một hình thức nào đó - hành vi của Trung Quốc từ khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc - đang cầm quyền trện thực tế ở Đài Loan - phải long trọng công bố việc tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông là một sai lầm. Nhưng ngay cả việc này được thực thi một cách lý tưởng thì chỉ làm chậm lại diễn biến kết thúc "Canh bạc cuối cùng", chứ không làm thay đổi mục đích của nó. Bởi vậy, nói như bà Raice: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều. Chỉ cần điều sân bay đến Tây Thái Bình Dương".
    1 like
  8. An Giang: Kỳ lạ cây dừa đâm đọt thành hình… rồng, phụng Thứ ba, 17/11/2015 - 03:30 Dân trí Mấy ngày qua người dân miền Tây xôn xao bàn tán chuyện một cây dừa đâm đọt có hình thù kỳ quái. Có người cho rằng nó đột biến lạ thường nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó có hình con rồng, phụng, giống mâm ngũ quả… Chủ nhân của cây dừa lạ thường đó là ông Nguyễn Văn Khỏi, 66 tuổi, ngụ ấp Khánh Mỹ, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, An Giang. Gia đình ông có trồng 3 cây dừa Dâu dây được 3 năm thì đã có 1 cây chết, còn lại 2 cây. Trong đó có cây dừa đâm đọt, sau đó các tàu dừa không bình thường mà có hình thù như rồng bay phượng múa... nên nhiều người dân tại địa phương và các tỉnh thành lân cận cũng tìm đến xem vì sự hiếu kỳ. http://dantri.com.vn/su-kien/ky-la-cay-dua-dam-dot-thanh-hinh-rong-phung-20151116212337378.htm “Ban đầu tôi chăm sóc vườn thấy cây dừa đâm đọt ngoằn ngoèo, có hình thù kỳ quái quá tôi định la rầy thằng con sao xịt thuốc để cây dừa bị như vậy. Nhưng sau khi hỏi kỹ lưỡng, con tôi cho biết không phun thuốc gì hết. Lúc này gia đình tôi sợ không dám cho ai biết vì sợ họ vào xem đồn thổi bậy bạ, nhưng đến nay cây dừa tiếp tục đâm đọt, phát triển thành tàu dừa mang hình thù lạ quá!”. Ông Khỏi nói. Cây dừa trổ đọt kỳ lạ của gia đình ông Nguyễn Văn Khỏi Theo ông Khỏi, cây dừa xuất hiện tình trạng lạ thường này đã gần 6 tháng nay nhưng gia đình không dám cho ai biết vì sợ tin đồn thổi phiền phức nhưng vài ngày nay có một số người vào vườn chơi phát hiện nên tung hình ảnh lên các mạng xã hội đã khiến nhiều người tìm đến xem. Mặc dù là người bán dừa có nói với gia đình trồng sau 24 tháng sẽ ra trái nhưng đến nay 2 cây dừa này của ông đã 3 năm mà vẫn không thấy nở bông hay trái gì hết. Ông Khỏi cho biết, tùy nhiêu trí tưởng tượng của mỗi người, có người nhìn giống rồng, phụng... có người nhìn giống mâm ngũ quả và cũng có người chỉ thấy tàu lá của cây dừa ngoằn ngoèo, kỳ lạ... Anh Nguyễn Khoa Nam – con trai ông Khỏi cho biết, cây dừa này có khoảng 14 nhánh nhưng đã có 11 nhánh có hình thù kỳ quái giống con rồng hay con phụng mà tùy thuộc vào ý mỗi người suy nghĩ. “Ban đầu, tôi nghĩ nó bị bệnh nên tính chặt bỏ, nhưng sau đó nó lại tiếp tục trổ đọt ngoằn ngoèo từ 4 đến 5 khúc như hình con rồng nên thấy đẹp, nên để luôn đến giờ. Cây dừa có chiều cao gần 2m. riêng phần hình thù kỳ quái có chiều dài khoảng 1m và rộng khoảng 0,8m”. Anh Nam nói. Ông Khởi cho biết, sắp tới nếu cây dừa phát triển tốt, gia đình ông sẽ bứng cho vào chậu làm kiểng luôn Sáng ngày 16 /11, ông Phạm Quốc Tuấn, chủ tịch UBND xã Khánh Hòa cho biết có nghe mọi người nói về cây dừa lạ này nhưng anh cũng chưa xuống xem cụ thể là như thế nào. Ông cũng cho rằng có thể đây chỉ là một dạng đột biến cây trồng thông thường. Minh Thư ======================= Linh khí nước Nam bắt đầu vượng. Tụi bành trướng điếu làm gì được. Láo!
    1 like