-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/11/2015 in all areas
-
Trung Quốc ngang ngược ở biển Đông: Dồn dập sức ép (Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - "Trung Quốc phải cải chính lại quần đảo Natuna thuộc về Indonesia bởi họ biết sợ" Indonesia lần đầu tiên đánh chìm tàu cá Trung Quốc Indonesia chuẩn bị gì cho tranh chấp Biển Đông? Xung quanh thông tin về việc Trung Quốc tuyên bố nước này không phản đối chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna ở Biển Đông, sau khi Jakarta tuyên bố có thể kiện nước này ở tòa quốc tế, chia sẻ với Đất Việt ngày 13/111, Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, ông Dương Danh Dy cho rằng: "Trung Quốc phải cải chính lại quần đảo Natuna thuộc về Indonesia bởi họ biết ngại. Philippines đã kiện rồi giờ mà để Indonesia kiện nữa, nghĩa là,hai nước cùng kiện về một vấn đề xâm phạm lãnh hải thì rõ ràng Trung Quốc đã tự nhận những hành động của mình là phạm pháp. Mặt khác, Trung Quốc ngại còn bởi Indonesia là nước lớn không phải nước nhỏ". Theo ông Dy: "Thế giới ủng hộ vụ kiện của Philippines trong khi đó Việt Nam cần phải tính toán lúc nào kiện thì có lợi nhất. Nếu Indonesia cũng kiện như Philippines kiện Trung Quốc thì rõ ràng liên quan đến biển Đông, Việt Nam cũng được lợi". Đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" của Trung Quốc vẽ ra không được luật pháp quốc tế và các nước trên thế giới công nhận. Ảnh: UNCLOS Cũng liên quan đến vấn đề này, cùng ngày trao đổi với báo Đất Việt, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng viện chiến lược, Bộ Công an nói: "Cộng đồng quốc tế không chỉ Philippines, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản mà cả 28 nước Châu Âu đều lên tiếng phản đối Trung Quốc, chỉ có 1 số nước có mắc mớ về kinh tế với Trung Quốc mới không lên tiếng. Thậm chí có thể cả 200 quốc gia vùng lãnh thổ đều thống nhất hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế. Chính những việc làm sai trái của Trung Quốc cũng như áp lực của các vụ kiện gần đây chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc bị sức ép. "Họ (Trung Quốc-PV) muốn viết lại luật chơi, luật biển, luật lãnh thổ theo kiểu Trung Quốc nhưng cộng đồng quốc tế không ai đồng ý như vậy. Bởi điều này sẽ phá vỡ trật tự hiện hành của thế giới. Hành động Mỹ kéo tàu khu trục vào 12 hải lý cũng như việc điều B-52 áp sát các đảo nhân tạo xây phi pháp ở biển Đông là có ý ngăn cản Trung Quốc viết lại luật chơi quốc tế. Cộng đồng quốc tế càng có tiếng nói mạnh mẽ bao nhiêu thì cang tạo ra một răn đe lớn với Trung Quốc bởi họ không thể bất chấp luật pháp được. Nếu họ chống lại luật pháp thì họ sống với ai", Thiếu tướng Cương nhấn mạnh. Theo Thiếu tướng Cương, vụ kiện của Philippines đúng theo Công ước luật pháp quốc tế năm 1982. Việc tòa tuyên bố có toàn quyền xử vụ kiện biển Đông, và việc Trung Quốc có hay không tham gia vụ kiện không ảnh hưởng gì đến phán quyết của tòa là một thắng lợi đầu tiên cho Philippines. Các nước kiện càng nhiều thì sức nặng vụ kiện càng lớn và lợi thế sẽ thuộc về những nước đi kiện. Nói thêm về vụ kiện biển Đông này, vị thiếu tướng này cho rằng, Trung Quốc sợ kiện vì không có có sở pháp lý nào, đến 1% cũng không có. Một đất nước lớn như thế mà sợ một nước nhỏ, chỉ riêng điều này đã thấy họ không có cơ sở pháp lý cả về lý luận cũng như thực tiễn đều bộc trần bản chất phi lý của họ. Theo thiếu tướng Cương, chắc chắn tòa sẽ phán quyết vào năm 2016, và điều quan trọng nhất là tòa trọng tài sẽ phán quyết yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn không phù hợp với công ước liên hiệp quốc. Điều này coi như yêu sách đó bị đổ vỡ và như vậy phần thắng sẽ thuộc về Philippines. Nói đúng hơn là phần thắng sẽ nghiêng về lẽ phải của cộng đồng quốc tế. "Còn nếu tòa trọng tài ra phán quyết mà Trung Quốc chống lại thì sẽ bộc lộ hai điểm: một là Trung Quốc tuyên bố phát triển hòa bình là không đúng, thứ hai bộc lộ một quốc gia không có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chỉ với 2 điều này thôi đã đủ cho thấy vai trò, vị thế của Trung Quốc trên thế giới thế nào" - vị chuyên gia khẳng định. Gia Hân ======================== Có mấy vấn đề cần phải bàn thẳng thắn ở đây: 1/ Nếu không có sự hiện hữu của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương thì - Xin lỗi - Ba lần Indonesia đòi kiện Trung Quốc cũng chẳng coi ra mùi gì. Kể cả thêm Nhật Bản. 2/ Ngay bây giờ - một chuyện viễn tưởng xảy ra - Trung Quốc tuyên bố xác định Đường Lưỡi bò là một tuyên bố sai trái của Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1948 và rút khỏi biển Đông. Đồng thời kêu gọi chính phủ cầm quyền tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc là Quốc Dân Đảng ở Đài Loan trả lại đảo Ba Bình cho Việt Nam. Thì tất cả những điều này cũng không làm cho Hoa Kỳ rút 60% quân số khỏi Tây Thái Bình Dương. Tức "Canh bạc cuối cùng" vẫn tiếp tục xảy ra và rất quyết liệt. 3/ Ngoại trừ một điều duy nhất: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý - lão Gàn nói lại: Xác định tính chân lý, chứ không phải áp đặt tính chân lý. Nhưng cũng đã muộn rồi, khi ông Tập Cận Bình hiên ngang phát biểu trước hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung ở Wasington. Lão sẽ vạch ra sai lầm có tính chiến lược quốc gia của Trung Quốc và phân tích cái đúng phải như thế nào trong việc thực hiện giấc mơ Trung Hoa. Nhưng lão sẽ chỉ phân tích điều này khi mọi sự không thể đảo ngược. Điếu mựa! "Khôn sống, mống chết" con ạ! Các cụ nhà ta đã dạy rồi! Điếu mựa! Câu "khôn sống, mống chết" không phải dành cho những ứng sử cá nhân trong quan hệ xã hội. Mà nó chính là dành cho những nhà lãnh đạo tầm cỡ quốc gia. Điếu mựa! Những bằng chứng lịch sử hàng trăm năm trở lại đây, chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi. Nhưng sở dĩ Tập Cận Bình công khai tuyên bố "Chủ quyền của Trung Quốc có từ thời cổ sử", chính vì sự ngu ngục của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước", phủ nhận cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tập Cận Bình không nói "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời nhà Minh". Điếu mựa! Ngu thì chết.4 likes
-
Thưa ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết. Đây không phải thư ngỏ dành cho ông, mà chỉ là phản bác một sự biện minh của của ông, về việc ông soạn sách giáo khoa liên quan đến sự kiện lịch sử Hai Bà Trưng, khiến học sinh không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào. Ông biện minh cho hành vi của ông có những luận cứ đáng chú ý sau: Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông nói là "ai cũng biết". Nhưng đây là sách ông viết để giáo dục thế hệ sau "chưa biết". Vì vậy mới cần phải dạy thế hệ sau về những sự kiện lịch sử để thể hệ tiếp nối dân tộc Việt biết về lịch sử Việt tộc. Nếu sách ông viết những điều mà "ai cũng biết" thì không cần đến phải có bằng giáo sư tiến sĩ như ông. Bởi vậy đây là sự nguy biện trắng trợn của ông. Sẽ là vô tình, nếu ông là kẻ không có khả năng tư duy logic. Nhưng sẽ là cố ý xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nếu ông thấy ông xứng đáng là giáo sư tiến sĩ. Ông cố tình hay vô ý cắt 10 câu sau vậy? Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông biện minh: Tôi đồng ý với ông "môn Tiềng Việt thì không phải môn lịch sử". Đúng quá! Nếu vậy, tại sao ông không chọn một đoạn văn chương nổi tiếng mổ tả về một sự vật, sự việc gì đó để dạy tiếng Việt cho trẻ em, mà lại phải dẫn chứng một sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam được mô tả bằng thơ là sự kiện Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán vậy? Bởi vậy, bọn trẻ không biết Hai Bà Trưng đánh giặc nào là hoàn toàn có "cơ sở khoa học" và ông phải chịu trách nhiệm vì truyền bá không đầy đủ sự kiện lịch sử mà ông dẫn làm bài học. Là môn "Tiếng Việt", như ông nói thì tại sao các trang sau toàn nói về các sự kiện lịch sử. Đây - chính là phần biện minh của ông: Đây là nội dung môn "Tiếng Việt" của ông mô tả, mà sao nó lại đầy rẫy những sự kiện lịch sử? Hay là ông đã "tích hợp Lịch sử và Tiếng Việt?". Nếu là môn tiếng Việt thuần túy thì tôi nghĩ nền văn học nước nhà có trong lịch sử văn minh Việt, chắc không quá kém cỏi, để khiến ông không thể lấy nền văn chương Việt, dạy môn tiếng Việt cho trẻ em Việt. Nếu ông đã lấy lịch sử để mô tả tiếng Việt thì ông không thể cắt xén sự kiện lịch sử và biện minh là ông không có chủ trương dạy sử trong tiếng Việt. Đây là một ví dụ cho sự tích hợp nội dung môn lịch sử và môn Tiếng Việt, do giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết thực hiện. Không biết ông có tham gia "Hội Nghị Diên Hồng" của các nhà nghiên cứu lịch sử được mô tả ở trên không nhỉ? Ông có ý kiến gì về vấn đề này? Phản đối? Ủng hộ? Ông còn nói: Thưa ông Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết. Có lẽ tất cả mọi người đều đồng ý và đều biết rằng sự giáo dục thì phải từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng không phương pháp giáo dục nào - từ bình dân, cho đến hàn lâm - lại chỉ mô tả một nửa vấn đề, hoặc sự kiện để chia sẻ kiến thức trong hệ thống giáo dục cả. Ông không thể xé cái bìa cuốn vở đưa cho học sinh và bảo các cháu rằng đây là cuốn vở được. Phải chăng đó là phương pháp giáo dục của riêng giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết?! Có thể nói: đây là một sự ngụy biện trắng trợn của ông. Ông kết luận: Vâng! Cũng có thể là chuyện nhỏ đối với ông. Nhưng với chúng tôi thì không! Cũng như với một vị đại gia vài triệu, thậm chí vài chục triệu chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng với tầng lớp bình dân thì - như báo đăng - chỉ vì 10. 000 VND, mà một người vợ đánh chồng đến chết. Tôi và tác giả bài báo "Hai Bà Trưng đánh giặc nào?" - ít nhất là có hai người Việt Nam không coi là chuyện nhỏ ông ạ. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng về bản chất là một cuộc khởi nghĩa hưng quốc của dân tộc Việt. Mặc dù thất bại, nhưng nó chứng tỏ một truyền thống Việt tộc được kết nối với hàng ngàn năm văn hiến sử trước đó - với sử cũ ghi nhận: Hai Bà Trưng là dòng dõi vua Hùng - Việt tộc đã bị đô hộ từ khi Nam Việt thất bại trước nhà Hán. Cho nên cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là dấu ấn tiếp nối xác định lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Đó không phải là cuộc nổi dậy của nông dân bị áp bức, khởi nghĩa chống lại nhà cầm quyền phong kiến. Cho nên nó phải có đối tượng xâm lược ngoại tộc là "giặc Hán", thưa ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Bởi vậy, việc ông không hề nhắc đến đối tượng xâm lược và đô hộ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - thì - vô tình hay cố ý, chính ông đã khiến người Hán có "cơ sở khoa học" để hiểu nhầm "Chủ quyền Trung Quốc có từ thời cổ sử ở bể Đông" đấy ông ạ. Bởi vậy, dù qua hơn 1000 năm Bắc Thuộc tàn khốc của Hán tộc, người Việt vẫn trân trọng gìn giữ những di sản truyền thống từ thời Hai Bà Trưng là vậy. Tôi không có mâu thuẫn cá nhân gì với ông cả. Nên viết vài lời và thành thật khuyên ông nên nhận khuyết điểm vì chủ quan, sơ sót nên dẫn đến sai lầm không đáng có. Nếu ông có tình cờ biết đến bài viết này của tôi thì tôi cũng khuyên ông nên im lặng và nhận lỗi. Người ta sẽ nghĩ ông vô tình mắc sai lầm này. Tôi viết bài này một cách khá bình tĩnh, nên không phân tích những vấn đề liên quan đến bối cảnh chung của những quan điểm về cổ sử Việt.3 likes
-
'Hội nghị Diên Hồng' trước nguy cơ môn Lịch sử bị xoá sổ Chủ nhật, 15/11/2015 | 21:21 GMT+7 Hàng trăm giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia nghiên cứu Sử học đã phản ứng trước Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới không còn Lịch sử là môn học bắt buộc. Lịch sử là nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình mới Hội thảo khoa học "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức tổ chức ngày 15/11 đã thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử. Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, qua các lần cải cách giáo dục, môn Lịch sử với Tiếng Việt - Văn học, Toán đều được coi là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhưng dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn học khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc". Tích hợp môn Sử ở cấp tiểu học là phù hợp về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Nhưng đến THCS và THPT mà vẫn bị cắt xén, lấy một ít kiến thức tích hợp với các môn khác là không có cơ sở. "Thực chất là xoá bỏ môn lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", Giáo sư Phan Huy Lê nói. Ông cho biết, cấp THPT có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn. Kết quả thi THPT quốc gia vừa qua đã minh chứng điều này. GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, thông tin nói trên đã làm xã hội hết sức kinh ngạc vì nếu môn Sử bị xoá sổ sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành những công dân chỉ biết lờ mờ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông. Trên thế giới, hầu hết các nước văn minh đều xem lịch sử là môn cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục quốc dân. "Với yêu cầu của giáo dục phổ thông, môn học nào cũng quan trọng, nhưng xét về chức năng giáo dục thì các môn quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và toán học là cơ bản nhất, hay còn gọi là cốt yếu, cốt lõi nhất và đều mang tính bắt buộc", thầy Lê nói. GS Trần Thị Vinh (Khoa Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) phân tích, về cơ sở khoa học, ba môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng - An ninh có đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau. Lịch sử là môn khoa học cơ bản giúp học sinh thông hiểu những kiến thức lịch sử cốt lõi của nhân loại, dân tộc. Đối tượng là toàn bộ tiến trình phát triển của nhân loại, khu vực, dân tộc. Còn mục tiêu của môn Quốc phòng an ninh là đảm bảo cho học sinh có hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh nhân dân, mang tính thực hành cao do tính chất rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Còn môn Đạo đức là giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân... Theo GS Vinh, môn Giáo dục - Quốc phòng An ninh và Đạo đức công dân có thể sử dụng một số kiến thức Lịch sử để đạt được mục tiêu giáo dục, như kiến thức về lịch sử chống giặc ngoại xâm. Nhưng Lịch sử khi được tích hợp sẽ trở thành môn khoa học bản lề, học sinh sẽ nhìn nhận phiến diện lịch sử chỉ bao gồm chiến tranh, cách mạng. Như vậy, hiểu biết của các em về lịch sử sẽ thiếu tính hệ thống, phiến diện. "Ai sẽ là người dạy môn Công dân với Tổ quốc trong khi các trường đại học sư phạm hiện nay cả trong nước và trên thế giới đều không đào tạo những môn lắp ghép kiến thức như vậy", GS Vinh trăn trở. PGS Vũ Quang Hiển. Ảnh: HT PGS Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm vủa những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại. Ngày càng có nhiều công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách lắp ghép và xuyên tạc lịch sửu theo một logic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng "cách nhìn mới" về lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử thiếu tính hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước hiểm hoạ thấy rõ. "Nguy cơ lịch sử bị xuyên tạc và lợi dụng là không thể xem thường. Đây là bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm", PGS Hiển nói và băn khoăn, liệu thế hệ trẻ Việt Nam mai sau có biết và tin rằng "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng?", có còn phân biệt được đúng - sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược và chống xâm lược? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào thái độ ứng xử của ngành giáo dục với môn Lịch sử. Cũng nhấn mạnh lịch sử là bất biến, không thể xuyên tạc, Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh (Vụ trưởng Giáo dục Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng vị trí của môn học Lịch sử trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải được đặt đúng tầm quan trọng của nó. Đó là môn học cốt lõi nhất trong các môn học cốt lõi, phải được hệ thống lại, bổ sung cho đủ nội dung, không thể lồng ghép vào một môn học khác. "Nếu không coi trọng lịch sử, chúng ta sẽ nhận lại hệ luỵ không thể lường trước cho chính chế độ, an nguy của đất nước", ông nhấn mạnh. Tham dự Hội thảo, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết Bộ rất tôn trọng ý kiến của các chuyên gia sử học. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết, vì chưa nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo nên một số nội dung các chuyên gia phê phán là "oan cho Bộ". Cụ thể, trong dự thảo đã nói rõ Lịch sử là bắt buộc. "Nhưng chúng tôi không đồng tình bắt buộc thì phải độc lập, vì đây là hai việc khác nhau. Về phản ánh chưa có tiền lệ tích hợp Lịch sử vào môn học khác, tôi cho rằng không phải cứ có tiền lệ thì mới đổi mới", ông Hiển nói và cho hay dự thảo Bộ đã đưa công khai trên website để tiếp nhận ý kiến công dân nên các giáo viên có thể đóng góp ý kiến. GS Phan Huy Lê cho biết, Hội thảo đã nhận được hàng trăm ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử gửi về. Sau khi tổng hợp, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ gửi kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Mặc khác, Hội cũng nhất trí kiến nghị Bộ Giáo dục không thể chậm trễ hơn nữa, bổ sung ngay nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không thể chờ đợt đến khi biên soạn lại sách giáo khoa vì phải vài ba năm nữa mới hoàn thành. Hoàng Thùy ========================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Cách đây gần 20 năm, tác giả Nguyễn Anh Hùng hiên ngang khoe khoang trên tạp chí "Kiến Thức Ngày Nay" (Số 256. ngày 1/ 9/ 1997), rằng quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được "hầu hết những nhà khoa học trong nước ủng hộ" và được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" thì môn lịch sử Việt đã chính thức bị xóa sổ trên thực tế. Tất nhiêu cụm từ "hầu hết những nhà khoa học trong nước", bao gồm "hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử", cầm đầu là người này: Giáo sư tiến sĩ Viện sĩ viện Hàn Lâm khoa học Pháp và đây là hình ảnh rõ nét nhất của ông ta: GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT Chính con người này, cầm đầu "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, hay nói chính xác: Chính ông ta là một nhân vật đắc lực, khi nhân danh khoa học một cách bịp bợm, nhằm xóa sổ cội nguồn lịch sử Việt Nam. Tức là ông ta đã gián tiếp xóa sổ toàn bộ lịch sử Việt. Hành vi trắng trợn nhất của ông ta, mà mọi người biết rõ nhất, chính là phủ nhận toàn bộ công trình nghiên cứu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, mà không hề có một luận cứ khoa học tối thiểu để phản biện. Ông ta chỉ đưa ra một cụm từ mơ hồ rằng những công trình nghiên cứu của cụ Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền là chưa có đủ "cơ sở khoa học". Nhưng khi tôi đặt vấn đề công khai: Thế nào là nội dung khái niệm của cụm từ "cơ sở khoa học" thì đã hơn hai năm trôi qua, ông ta không hề công bố được nội hàm khái niệm này. Lịch sử hết sức quan trọng trong việc hình thành và xác định sự tồn tại của cả một dân tộc. Một dân tộc không có lịch sử và văn hóa thì trên thực tế dân tộc đó không tồn tại. Sự phủ nhận cội nguồn lịch sử Việt Nam của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" mà ông Phan Huy Lê là Chủ Tịch Hội Lịch sử Việt Nam, thực chất là một hành động xóa sổ toàn bộ lịch sử Việt tộc. Quý vị và anh chị em hãy xem lại hình ảnh mà ông Dương Trung Quốc - Tổng Thư Ký Hội Sử học Việt Nam - mô tả dưới đây về cội nguồn Việt sử: Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. 700 năm trước CN, nhiều dân tộc đã phát triển và để lại những di sản văn hóa làm kinh ngạc nền văn minh hiện đại. Nhưng quý vị chắc không cần phải động não, mà sẽ hiểu ngay bản chất của sự phủ nhận cội nguồn Việt sử khi thấy ông Dương Trung Quốc mô tả cội nguồn Việt tộc như hình trên. Chính sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đã tạo cơ sở kiến thức lịch sử và là điều kiện để chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình công khai tại thủ đô siêu cường Hoa Kỳ là Wasington và ở Singapore, rằng: "Chủ quyền Trung quốc ở biền Đông có từ thời cổ sử" - Khi mà cội nguồn Việt tộc một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, từ gần 5000 năm trước, nay chỉ còn là một "liên minh 15 bộ lạc" mà địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ" với những người dân "Ở trần đóng khố". Minh chứng gần nhất chính là cuốn sách "Lược sử Việt Nam bằng tranh" do ông Dương Trung Quốc chủ biên - mà tôi đã trưng dẫn ở trên - xác định rõ điều này. Sự tiếp tay vô tình hay cố ý, bởi chính những con người trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" , mà cầm đầu là ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, không chỉ dẫn đến hậu quả là lời phát ngôn của ông Tập Cận Bình đã xác định về mặt chính trị quốc gia chủ quyền biển đảo ở biển Đông có từ thời cổ sử của Trung Quốc. Mà nó còn là tiếp tay cho sự phủ nhận luôn những gía trị cội nguồn văn hóa của Việt tộc, khi người đàn bà Đỗ Ngọc Bích, công khai phát biểu trên hãng truyền thông quốc tế BBC, rằng: "Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc" và đây là điều mà y thị được "học trong nhà trường" của Việt Nam trước khi sang Hoa Kỳ. Nay, 'hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử - nhân danh khoa học một cách trơ tráo, bịp bợm đó - đang bày tỏ sự phản đối khi Bộ Giáo Dục muốn tích hợp môn lịch sử trong một tập hợp lớn hơn. Nhưng họ hoàn toàn không hề nhắc tới một câu, về sự liên hệ của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phát biểu về chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông thuộc về cổ sử và cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị chính họ phủ nhận, tạo hành vi tiếp tay cho sự lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Không hề có một câu nào - ít nhất trong cái mà bài báo mô tả là "Hội Nghị Diên Hồng" về môn lịch sử. Có một phát biểu đáng chú ý của ông Vũ Quang Hiển: . Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã nhân danh khoa học một cách bịp bợm, xóa sổ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, phủ nhận tổ tiên một cách trắng trợn vô liêm sỉ. đã xuyên tạc lịch sử và làm sai lệch ngay cả khái niệm "khoa học". Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - là nguyên nhân của mọi sự suy thoái nền giáo dục Việt Nam hiện nay, khi chân lý bị phủ nhận. Nếu quả thực chân lý lịch sử dân tộc được coi là : "bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm" thì cần phải có một cuộc đối thoại chính thức với sự bảo trợ của nhà nước, sòng phẳng, minh bạch, nhân danh khoa học về cội nguồn Việt sử Việt Nam trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử, giữa những người tâm huyết với cội nguồn Việt sử và chân lý với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống của Việt tộc. Cá nhân tôi, sẽ cùng với những học giả quan tâm về cội nguồn Việt sử truyền thống sẵn sàng đối thoại với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" cộng với cả "cộng đồng khoa học quốc tế" đang nhâu nhâu phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, mà thực chất là bán rẻ cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt cho ngoại bang, tiếp tay cho Trung Quốc ngang nhiên coi chủ quyền biển Đông thuộc về thời cổ sử. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi khẳng định một cách chắc chắn rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Mà nền tảng tri thức của nền văn minh này là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là thuyết thống nhất vũ trụ. Cá nhân tôi chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình và một lần nữa xác định quyết tâm đối thoại của tôi nhằm bảo vệ chân lý về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Và tôi cần một cuộc đối thoại quy mô, chính danh do chính nhà nước đứng ra tổ chức để xác định chân lý về cội nguồn Việt sử, chứ không phải do một đám đông những người khoác áo giáo sư tiến sĩ do Hội Sử Học Việt Nam của ông Phan Huy Lê quyết định chân lý. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Viết xong 4g sáng 16/ 11. 2015. Tại Sài Gòn. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.2 likes
-
Nét Việt
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
An Giang: Kỳ lạ cây dừa đâm đọt thành hình… rồng, phụng Thứ ba, 17/11/2015 - 03:30 Dân trí Mấy ngày qua người dân miền Tây xôn xao bàn tán chuyện một cây dừa đâm đọt có hình thù kỳ quái. Có người cho rằng nó đột biến lạ thường nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó có hình con rồng, phụng, giống mâm ngũ quả… Chủ nhân của cây dừa lạ thường đó là ông Nguyễn Văn Khỏi, 66 tuổi, ngụ ấp Khánh Mỹ, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, An Giang. Gia đình ông có trồng 3 cây dừa Dâu dây được 3 năm thì đã có 1 cây chết, còn lại 2 cây. Trong đó có cây dừa đâm đọt, sau đó các tàu dừa không bình thường mà có hình thù như rồng bay phượng múa... nên nhiều người dân tại địa phương và các tỉnh thành lân cận cũng tìm đến xem vì sự hiếu kỳ. http://dantri.com.vn/su-kien/ky-la-cay-dua-dam-dot-thanh-hinh-rong-phung-20151116212337378.htm “Ban đầu tôi chăm sóc vườn thấy cây dừa đâm đọt ngoằn ngoèo, có hình thù kỳ quái quá tôi định la rầy thằng con sao xịt thuốc để cây dừa bị như vậy. Nhưng sau khi hỏi kỹ lưỡng, con tôi cho biết không phun thuốc gì hết. Lúc này gia đình tôi sợ không dám cho ai biết vì sợ họ vào xem đồn thổi bậy bạ, nhưng đến nay cây dừa tiếp tục đâm đọt, phát triển thành tàu dừa mang hình thù lạ quá!”. Ông Khỏi nói. Cây dừa trổ đọt kỳ lạ của gia đình ông Nguyễn Văn Khỏi Theo ông Khỏi, cây dừa xuất hiện tình trạng lạ thường này đã gần 6 tháng nay nhưng gia đình không dám cho ai biết vì sợ tin đồn thổi phiền phức nhưng vài ngày nay có một số người vào vườn chơi phát hiện nên tung hình ảnh lên các mạng xã hội đã khiến nhiều người tìm đến xem. Mặc dù là người bán dừa có nói với gia đình trồng sau 24 tháng sẽ ra trái nhưng đến nay 2 cây dừa này của ông đã 3 năm mà vẫn không thấy nở bông hay trái gì hết. Ông Khỏi cho biết, tùy nhiêu trí tưởng tượng của mỗi người, có người nhìn giống rồng, phụng... có người nhìn giống mâm ngũ quả và cũng có người chỉ thấy tàu lá của cây dừa ngoằn ngoèo, kỳ lạ... Anh Nguyễn Khoa Nam – con trai ông Khỏi cho biết, cây dừa này có khoảng 14 nhánh nhưng đã có 11 nhánh có hình thù kỳ quái giống con rồng hay con phụng mà tùy thuộc vào ý mỗi người suy nghĩ. “Ban đầu, tôi nghĩ nó bị bệnh nên tính chặt bỏ, nhưng sau đó nó lại tiếp tục trổ đọt ngoằn ngoèo từ 4 đến 5 khúc như hình con rồng nên thấy đẹp, nên để luôn đến giờ. Cây dừa có chiều cao gần 2m. riêng phần hình thù kỳ quái có chiều dài khoảng 1m và rộng khoảng 0,8m”. Anh Nam nói. Ông Khởi cho biết, sắp tới nếu cây dừa phát triển tốt, gia đình ông sẽ bứng cho vào chậu làm kiểng luôn Sáng ngày 16 /11, ông Phạm Quốc Tuấn, chủ tịch UBND xã Khánh Hòa cho biết có nghe mọi người nói về cây dừa lạ này nhưng anh cũng chưa xuống xem cụ thể là như thế nào. Ông cũng cho rằng có thể đây chỉ là một dạng đột biến cây trồng thông thường. Minh Thư ======================= Linh khí nước Nam bắt đầu vượng. Tụi bành trướng điếu làm gì được. Láo!2 likes -
Quý vị và anh chị em quan tâm, hãy xem lại bức tranh minh họa dưới đây. Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Thưa quý vị và anh chị em. Đây chính là "cơ sở khoa học" để ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung tại Wasington và Sinhgapore: "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử". Tại sao ông ta không nói chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời nhà Đường? Hoặc thời Hán? Chính vì đám giẻ rách, tư duy "ở trần đóng khố", nhao nhao phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt.1 like
-
Không cần thiết thì không thay bản dịch “Nam quốc sơn hà” 16/11/2015 15:27 GMT+7 TTO - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 16-11. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận Cụ thể, trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu về việc thay thế bản dịch mới bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” trong sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định quan điểm cá nhân là làm SGK lần này nếu không cần thiết và không có hiệu quả cao thì không thay thế bản dịch mới. Tuy nhiên, sau đó đại biểu Lê Văn Lai, Quảng Nam cho rằng bản dịch mới đã được in chính thức trong SGK, trong khi bản dịch cũ đã đi vào lòng dân, đã có chỗ đứng trong lịch sử. “Theo tôi là bản dịch mới không đạt yêu cầu so với bản dịch cũ. Nhất là trong tình hình hiện nay gắn lịch sử với bảo vệ chủ quyền quốc gia” - ông Lai nói. Liên quan đến dự kiến chương trình mới không còn môn lịch sử, Bộ trưởng Luận khẳng định môn lịch sử không coi nhẹ mà coi trọng hơn so với chương trình hiện hành, lâu nay học 1,5 tiết lịch sử/ tuần, theo chương trình mới thì không chuyên ban học 2,5 tiết/tuần, còn phân ban khoa học xã hội học 4 tiết/tuần, đều là các tiết học bắt buộc, nghĩa là nội dung và khối lượng kiến thức về lịch sử là tăng lên. Về việc vì sao đưa môn lịch sử vào môn giáo dục công dân với tổ quốc, Bộ trưởng Luận nói đó là chủ trương tích hợp. Hơn nữa Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, có quy định giảng dạy về lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng, “vì vậy anh em đưa nội dung môn lịch sử vào chỗ đó để tránh trùng lắp”. Cũng theo Bộ trưởng Luận, ngoài các nội dung của môn lịch sử đưa vào môn giáo dục công dân với tổ quốc thì còn đưa vào các môn học khác. “Không hề có ý không bắt buộc môn lịch sử, vấn đề là để riêng hay để tích hợp với các môn khác. Đó là chỗ cần thảo luận”- Bộ trưởng Luận nói. Tham gia điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu lại câu hỏi: “Theo quan điểm của bộ trưởng thì có bỏ môn lịch sử như là một môn độc lập trong SGK không?”. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Bạn soạn thảo đang lắng nghe ý kiến rộng, rãi, chúng tôi sẽ thảo luận, tiếp thu, làm việc với các quan khác, và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm của chúng tôi là nếu tích hợp mà làm nhẹ, không làm tăng thì không tích hợp, nếu tích hợp mà vẫn đảm bảo thì cho tích hợp”. V.V.THÀNH ======================== Tích hợp các môn học trong điều kiện hiện nay - chứ không phải trong tương lai - thì chỉ mang tính phương pháp. Nhưng trong tương lai, mọi thứ kiến thức của nền văn minh hiện nay, nó phải có sự giao lưu và tích hợp ngày càng chặt chẽ. Ngay bây giờ, ngành Y cũng đang tích hợp trên thực tế kiến thức y khoa với các phương tiện kỹ thuật hiện đại, sản phẩm của các kiến thức vật lý, toán học, hóa học ....vv..... Hoặc như chính tư duy chính trị và kinh tế phải có sự liên hệ tích hợp lẫn nhau. Vài chục năm trước, chưa có khái niệm tích hợp, nhưng trên thực tế người ta đã tích hợp ở giai đoạn sơ khai các môn Toán Lý Hóa vào một nhóm; Văn Sử Địa vào một nhóm. Bởi vậy, việc tích hợp một số kiến thức chuyên ngành như lịch sử, giáo dục công dân....là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền văn minh. Cá nhân tôi ủng hộ xu hướng này của Bộ Giáo Dục. Vấn đề còn lại là nội dung môn lịch sử được dạy như thế nào? Cội nguồn dân tộc Việt được xác định tính chân lý trải gần 5000 năm văn hiến; hay chỉ là "một nhà nước sơ khai, gồm một liên minh 15 bộ lạc"" với những người dân được mô tả như thế này: Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Thưa ngài Bộ Trưởng. Nếu ngài quyết định tích hợp môn Sử vào các môn khác thì cá nhân tôi ủng hộ ngài. .1 like
-
Tập Cận Bình điều chỉnh chiến lược sau thất bại của chuyến thăm Hoa Kỳ Hồng Thủy 13/11/15 06:41 Thảo luận (4) (GDVN) - Bắc Kinh sẵn sàng "làm mềm lập trường" của Trung Quốc trong vấn đề Senkaku, đồng thời cảnh báo chống lại Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông. Mỹ điều B-52 áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa Học giả Campuchia: Hãy thận trọng khi nhận viện trợ của Trung Quốc Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cân nhắc các phương án đưa quân đội Nhật đến Biển Đông Nikkei Asia Review ngày 12/11 bình luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã khởi động một chiến dịch hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng đã trở nên căng thẳng sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ trong tháng 9 mà không đạt được kết quả nào có ý nghĩa. Bắc Kinh đã bị cô lập vì những hành vi leo thang gây hấn của mình trên Biển Đông. Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: SCMP. Bắc thân Triều Tiên, Đông hòa Nhật Bản Tập Cận Bình mới đây đã gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, đồng thời phái đặc sứ đến gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un để cải thiện mối quan hệ trong khu vực, phá thế bị cô lập vì Biển Đông. Trong một bài viết rất đáng ngạc nhiên đăng trên website Bộ Quốc phòng Trung Quốc gần đây, Lưu Á Châu, Thượng tướng - Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh phải làm hết sức mình để tránh xung đột với Nhật Bản. Ông Châu cảnh báo, việc sa đà vào một cuộc đụng độ với Nhật Bản có thể gây ra mất ổn định đối với chế độ cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc. "Hải quân Nhật Bản tuyên bố rằng, một khi chiến tranh nổ ra, họ có thể hủy diệt Hạm đội Đông Hải rõ ràng chỉ trong 4 giờ. Đây không phải là một trò đùa", Lưu Á Châu viết. Nếu Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến tranh mà không thể giành chiến thắng, các vấn đề quốc tế sẽ trở thành vấn đề trong nước. Lưu Á Châu khá nổi tiếng với quan điểm diều hâu chống Nhật đến cùng, nhưng xu hướng đối đầu với Nhật Bản rõ ràng vắng bóng trong bài viết này. Ông khẳng định rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Senkaku/Điếu Ngư không phải vấn đề lớn trong quan hệ song phương. Tướng Lưu Á Châu còn nói rằng, quan hệ Trung - Nhật không kém phần quan trọng hơn quan hệ Trung - Mỹ. Đây là lần đầu tiên một viên Thượng tướng Trung Quốc chỉ mới 2 năm trước còn tham gia sản xuất một vídeo tài liệu về âm mưu của Mỹ lật đổ đảng Cộng sản Trung Quốc công khai hạ giọng với Mỹ, Nhật. Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề ngoại giao đã tỏ ra cay đắng vì quân đội nước này đã bóp chết cơ hội để thực hiện dự án hợp tác khai thác dầu khí trên vùng biển chồng lấn giữa hai nước ở Hoa Đông năm 2008 mà Lưu Á Châu từng là người phản đối gay gắt nhất. Chưa sẵn sàng đối đầu với cơn thịnh nộ của Hoa Kỳ Xu hướng xem lại chiến lược đang trở nên rõ ràng hơn, đó là lý do tại sao Lưu Á Châu đột ngột thay đổi quan điểm, theo đuổi một phương pháp tiếp cận hòa giải hơn với Nhật Bản. Ông Châu là con rể của cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông hiện đang là Chủ tịch Hội liên hiệp hữu nghị Trung Quốc với các nước và có quan hệ thân thiết với Tập Cận Bình, cùng xuất thân từ tầng lớp hạt giống đỏ. Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc. Theo một chuyên gia về an ninh quốc gia Trung Quốc, bài viết của Lưu Á Châu là nỗ lực ngầm của Tập Cận Bình để thuyết phục quân đội Trng Quốc rằng, chưa phải lúc để đối đầu quân sự với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Một cuộc xung đột nổ ra lúc này Trung Quốc sẽ không có cơ hội giành chiến thắng, thậm chí lại làm suy yếu sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc với các vấn đề trong nước. "Tập Cận Bình tung ra một đòn thăm dò dưới hình thức bài viết của một nhà bình luận để đánh giá khả năng làm lành trong mối quan hệ với Nhật Bản. Nhưng trọng tâm thực sự của Tập Cận Bình là quan hệ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ", chuyên gia này nói với Nikkei Asian Review. Ông Bình đã chịu nhiều áp lực sau chuyến thăm Mỹ cuối tháng 9. Ông đã đối đầu với Tổng thống Barack Obama trong vấn đề bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Biển Đông. Thất bại thậm chí đến mức hai nước không thể ra tuyên bố chung, việc Hoa Kỳ bắt đầu thách thức các yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là không thể tránh khỏi. Điều chỉnh chiến lược, vỗ về các nước trong khu vực Để kiềm chế phản ứng của quân đội Trung Quốc với các hoạt động của Mỹ cũng như làm giảm tâm lý chống Trung Quốc trong khu vực, Tập Cận Bình đã tranh thủ sự giúp đỡ của 3 sứ giả vào đầu tháng 10, trong khoang thời gian bài bình luận của Lưu Á Châu xuất hiện. Đầu tiên, ông phái Lưu Vân Sơn, một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị sang Triều Tiên gặp Kim Jong-un ngày 9/10 và trao tận tay ông Jong-un lá thư tay của Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Trung Quốc sang Bình Nhưỡng trong 5 năm qua, ám chỉ Tập Cận Bình muốn cải thiện quan hệ với Kim Jong-un, mở ra khả năng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ thăm Trung Quốc. Người thứ 2 là Dương Khiết Trì, một Ủy viên Quốc vụ được phái sang Nhật Bản trong chuyến công du được thu xếp quá vội vàng. Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Tokyo của một quan chức hàng đầu Trung Quốc về chính sách đối ngoại dưới sự quản lý của Tập Cận Bình. Ông đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 14/10, Dương Khiết Trì tỏ rõ Bắc Kinh sẵn sàng "làm mềm lập trường" của Trung Quốc trong vấn đề Senkaku, đồng thời cảnh báo chống lại Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông. Cách tiếp cận của Dương Khiết Trì rất phù hợp với nội dung bài viết của Lưu Á Châu. Đại diện đặc biệt thứ 3 của Tập Cận Bình là Trương Chí Quân - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Đài Loan đã hội đàm với người đồng cấp Đài Loan ở Quảng Châu ngày 14/10 để thu xếp cho cuộc họp thượng đỉnh với Mã Anh Cửu tại Singapore ngày 7/11. Chuyên gia cho biết, Tập Cận Bình tự mình quyết định hoàn toàn về quan hệ với Đài Loan. Bằng cách gặp Mã Anh Cửu, Tập Cận Bình đã bắn phát súng cảnh cáo vào phe đối lập Đài Loan ủng hộ độc lập, đảng Dân chủ tiến bộ, cũng như tránh bị cô lập hoàn toàn trong vấn đề Biển Đông", chuyên gia nói. Kể từ khi tàu USS Lassen Hoa Kỳ tuần tra trong 12 hải lý quanh bãi cạn Xu Bi ngày 27/10, quân đội Trung Quốc đã tự kiềm chế không có bất cứ hành động liều lĩnh nào. Điều này cho thấy các lập luận trong bài viết của Lưu Á Châu đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc chấp nhận. Tuy nhiên Tập Cận Bình không dừng lại ở đây mà tiếp tục nỗ lực trong các hoạt động đối ngoại để đảm bảo rằng không phải Trung Quốc đang bị cô lập. Ông dùng sức mạnh kinh tế để đổi lấy ảnh hưởng ở khắp châu Âu với chuyến thăm vương quốc Anh và mời lãnh đạo Pháp, Đức thăm Trung Quốc. Trong khi tình bạn thực sự khó kiếm hơn ở châu Á, tuần trước ông Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam, quốc gia láng giềng từng đụng độ quân sự (Trung Quốc gây hấn) những năm 1970, 1980, gần nhất là khủng hoảng giàn khoan 981 tháng 5 năm ngoái. Chuyến thăm cũng có thể được thiết kế để làm mịn hơn mối quan hệ có nhiều thăng trầm mà Hoa Kỳ có thể khai thác, Nikkei Asian Review bình luận. Cách tiếp cận mới của Tập Cận Bình với Nhật Bản cung cấp cho Tokyo một cơ hội để đinh hướng quan hệ Trung - Nhật theo ý mình muốn. Tuy nhiên Nhật Bản phải ghi nhớ rằng, Trung Quốc rất giỏi trong các trò chơi địa chính trị. Do đó Nikkei Aisian Review khuyến nghị, Thủ tướng Shinzo Abe và nội các của ông phải đánh giá chính xác các tình huống có thể "thay đổi như chất lỏng" trong quan hệ Trung Quốc - Đài Loan, Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên và khu vực Đông Nam Á. Hồng Thủy ====================== Muộn quá rồi! Thưa ngài Tập Cận Bình! Trước cuộc gặp chính thức của ngài với Tổng Thống Hoa kỳ Obama, lão Gàn đã báo trước 3g đồng hồ, sự thất bại của cuộc gặp mặt đình đám trong lịch sử ngoại giao của nhân loại. Tất nhiên, lão Gàn biết trước điều này từ khi nghe tin ngài có ý định sang Hoa Kỳ gặp TT Obama. Nhưng chỉ chờ đến sát nút, mới công bố dự báo của mình. Ý định của lão là chỉ công bố trước một giờ, nhưng vì không biết lịch trình của ngài nên sớm hơn 2g. Khiến cho đoán sai màu calavatte của ngài. Màu xanh trở thành màu đỏ. Ngài thì không phải Long Vương sông Kinh Hà, trong Tây Du Ký, cố tình làm sai lời dự báo của thày bói. Nhưng vì lão Gàn đoán sai màu calavatte, nên lão nhận thấy sự việc nghiêm trọng lão tưởng hơn rất nhiều: Sự đối đầu Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là rất quyết liệt. Kể cả khả năng chiến tranh. Hay nói cách khác: Đây sẽ là cuộc đối đầu không khoan nhượng, dưới mọi hình thức cho đến khi có kết quả cuối cùng. Lão xin nói thẳng với ngài là như vậy. Với nước Nga tuy hầm hứ vậy, nhưng Hoa Kỳ có thể bắt tay và trở thành Đồng minh, nhưng với nước của ngài thì không. Lão có thể nói thẳng thế này: Ngay bây giờ, ngài có long trọng công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, Senkaku là của Nhật thì cũng không còn cơ hội hòa bình với Hoa Kỳ. Huống chi ngài không thể dám làm việc này. Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Hoa Kỳ, mọi cánh cửa ngoại giao đã khép lại trên thực tế. Cho nên mọi cố gắng của ngài hoàn toàn vô ích. Sở dĩ lão Gàn xác định như vậy vì biển Đông, Senkaku/ Điếu Ngư chỉ là cái cớ để một cuộc đối đầu toàn diện sẽ xảy ra, và vì nó không phải bản chất của cuộc đối đầu. Cái này lão Gàn nói nhiều rồi. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên mà một tướng Mỹ đã phát biểu từ lâu rằng: "Việt Nam không cần phải ngả theo phe nào". Hay nói rõ hơn: Ngay cả việc Việt Nam có ủng hộ ngài thì điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rút 60% quân lực ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Bởi vậy, dù quân đội của ngài có im re trước những hoạt động của tàu chiến, máy bay B52 trên biển Đông thì cũng chẳng có tác dụng thay đổi bản chất của "canh bạc cuối cùng". Ngài tưởng rằng sẽ thuyết phục được Nhật Bản theo ngài sẽ làm mềm khả năng đối đầu với Hoa Kỳ chăng? Xin lỗi! Ngay cả việc ngài long trọng công nhận Senkaku và ngài Thủ Tướng Abe của Nhật tuyên bố ủng hộ ngài lúc này, thì cũng chỉ có tác dụng điều chỉnh sách lược của Hoa Kỳ và không làm thay đổi mục đích. Huống chi đây là điều ngài không thể làm. Những việc làm của ngài mang tính rất tiểu tiết, lão đây không thấy cái "đại cục" mà các ngài hay nói tới nó nằm ở chỗ nào trong sách lược của ngài. Từ lâu, lão đã đặt điều kiện tiên quyết rằng: Chỉ có long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến mới là giải pháp cứu cái thiên hạ này thoát khỏi một kết cục không mấy tốt đẹp. Lão nói ra rả, lão nói như ve, lão nói khản cả cổ. Nhưng lão cũng biết rằng chẳng mấy ai tin lão, vì không dễ gì cả cái lịch sử của nền văn minh này, hiểu ngay lập tức rằng: Văn minh Đông phương không phải của văn minh Hán, mà thuộc về văn minh Việt. Đương nhiên, cũng sẽ chẳng có ai có thể hiểu được mối liên hệ giữa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và sự tiếp tục phát triển của tương lai... Cho đến khi ngài long trọng phát biểu "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" thì mọi chuyện đã chấm dứt ở đây. Lão thừa biết khoa học cái điếu gì khi đám tư duy ở trần đóng khố nhao nhao phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.1 like
-
Nhân tố có thể xoay chuyển cục diện đối đầu Mỹ-Trung Quốc Hải Võ | 13/11/2015 13:50 Tạp chí The Week (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích chỉ ra một hướng đi mà Washington và Bắc Kinh cần thực hiện nếu không muốn mâu thuẫn leo thang thành xung đột. (Ảnh minh họa) Truyền thông Mỹ đánh giá, mâu thuẫn hiện nay giữa siêu cường số 1 thế giới và Trung Quốc - quốc gia không ngừng trỗi dậy - khó có thể dung hòa được và va chạm là điều tất yếu sẽ xảy ra. Bài viết của tác giả Noah Millman đăng trên The Week hôm 12/11 nhận định, biện pháp tốt nhất để Mỹ-Trung tránh được chiến tranh chính là thống nhất bán đảo Triều Tiên. Theo đó, các siêu cường thường sẽ áp đặt các biện pháp kiềm chế sự đi lên của thế lực mới nổi, khiến cho sự va chạm giữa các thế lực cũ-mới trở thành xu thế tất yếu. Quan điểm này giống với cách mà Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer về khoa học và các vấn đề quốc tế thuộc Trường Kennedy của ĐH Harvard, đánh giá tình trạng đối đầu Mỹ-Trung như một "cái bẫy Thucydides". Nhà báo Millan lấy ví dụ, việc Mỹ tăng cường hợp tác quan hệ với đồng minh Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ bị Bắc Kinh cáo buộc là "chiến lược bao vây Trung Quốc" và đưa ra hành động trả đũa. "Trên thực tế, cơ hội tốt nhất để Trung Quốc và Mỹ tránh được chiến tranh nằm ở bán đảo Triều Tiên," Millan viết. "Không thể loại trừ khả năng chiến tranh sẽ bùng nổ ở CHDCND Triều Tiên và ảnh hưởng đến vị thế cầm quyền của gia tộc họ Kim. Như vậy, với sứ mệnh chủ nghĩa nhân đạo và gìn giữ an ninh, quân đội Mỹ sẽ phải can thiệp vào bán đảo Triều Tiên. Cũng không loại trừ một Tổng thống Mỹ trong tương lai sẽ khởi động hành động quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng, giống như những gì Mỹ từng làm với Iraq hay trước đây là chiến tranh Triều Tiên," Noah Millan phân tích. Trong bối cảnh hiện tại, Washington cho rằng nếu quân đội Mỹ can thiệp vào tình hình bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ duy trì vị trí trung lập. Điều này được lý giải rằng Bắc Kinh sẽ khó chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả nếu tham chiến, trong khi nếu đối đầu đến cùng, Trung Quốc không thể ngăn cản được Mỹ. Dù vậy, một cuộc xung đột như vậy, dù chỉ là nguy cơ tiềm ẩn, vẫn trở thành mối đe dọa vô cùng lớn đối với Trung Quốc và thậm chí khiến Bắc Kinh "manh động" hơn trong những hành động nhằm "đuổi" Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters Đàm phán Mỹ-Trung về bán đảo Triều Tiên? "Thời điểm để xoa dịu nguy cơ tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc chính là lúc này, trước khi một cuộc khủng hoảng bùng phát," ông Millan phân tích. Ông đặt giả thiết Mỹ-Trung triển khai các cuộc hội đàm song phương bí mật về tương lai của bán đảo Triều Tiên. Sự bí mật cả một cuộc đàm phán như vậy được nhấn mạnh để tránh phản ứng tiêu cực từ Triều Tiên và Hàn Quốc khi những "người trong cuộc" này bị "bỏ rơi". Noah Millan cho rằng, nếu bán đảo này đi đến thống nhất, các bên cần cam kết rõ ràng rằng Mỹ chấp nhận một bán đảo không hạt nhân và không có căn cứ quân sự Mỹ, trong khi Trung Quốc phải thừa nhận bán đảo Triều Tiên hòa bình và thống nhất "không phải là cơ sở để Mỹ bao vây Trung Quốc". Nhà báo này cũng nhắc lại việc Mỹ can thiệp vào một số quốc gia Liên Xô cũ trong quá khứ sau khi Liên bang này tan rã là một lịch sử khiến Bắc Kinh không tin tưởng Washington. Tuy vậy, việc triển khai đối thoại về tình hình Triều Tiên trong thời điểm này được cho là phù hợp bởi bán đảo này đang trong giai đoạn tương đối ổn định, cho phép Mỹ-Trung đạt được một số nhận thức chung. Thêm vào đó, việc Thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua đã chứng minh Washington vẫn có thể đạt được các thỏa thuận ngoại giao bất chấp sức cản lớn từ trong nước. Việc Trung Quốc tham dự đàm phán thỏa thuận hạt nhân này cũng nhằm tạo ra tiền lệ để 2 nước tiến hành đàm phán về các vấn đề hạt nhân quốc tế khác. Theo Noah Millan: "Trong trường hợp tốt nhất, những cuộc đối thoại như thế sẽ giúp giải quyết những khúc mắc lớn trong chính sách ngoại giao. Nhưng dù là tệ nhất thì các nhà hoạch định chính sách cấp cao nhất của song phương cũng có được cơ hội để hiểu rõ và đúng hơn về lợi ích cốt lõi của đối phương." Tác giả kết luận: "Nếu chúng ta không thể đi đến kết quả mang tính xây dựng và thực tế trong một diễn đàn như vậy thì tình hình sẽ còn ra sao khi những lợi ích song phương phân cực sâu sắc hơn?" ============================= Đến bây giờ truyền thông Mỹ mới nhận thấy điều này. Còn lão thì từ 2008 lận. Muộn rồi em ạ. Lại thế nữa cơ à?! Điều này lão Gàn nói cũng rất lâu lém rồi. Còn đưa ra cả thời hạn cho sự thống nhất hai miền Cao Ly nữa cơ - không quá 2016 - Nhưng nó không phải yếu tố tương tác mạnh gây ảnh hưởng đến sự đối đầu Mỹ Trung. Hiểu không - Thưa ông Noah Millman? Toàn chém gió vớ vẩn! Nghe lão Gàn nói đây: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, thì may ra - May ra thôi. Vì nó quá muộn rồi - mới có thể tránh đối đầu Mỹ Trung.1 like
-
Bộ Ngoại Giao Việt Nam bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Tàu ở biển Đông thì hoàn toàn đúng đắn về mặt chính trị để bảo vệ chủ quyền với những chứng cứ vững chắc, không thể chối cãi, về sự thực thi quyền hành chính (Chứng tỏ chủ quyền) từ hàng trăm năm trước. Nhưng phát ngôn của ông Tập ở Wasington và Singapore về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông từ thời cổ sử" thì lại là chuyện chứng minh khoa học từ cội nguồn Việt sử - Tức lại là chuyện từ hàng ngàn năm trước. Đây là hai vấn đề khác nhau. Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử được xác định tính chân lý thì ông Tập Cận Bình không có "cơ sở khoa học" để nói điều này. Nhưng thật tiếc cho ông Tập Cận Bình! Khi xác định chủ quyền từ thời cổ sử của Trung Quốc trên biển Đông, chính ông ta và những kẻ phụ họa đã tự đẩy nhau vào thế bí. Họ đã chấp nhận đối đầu với Hoa Kỳ. Mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng sập. Hoa Kỳ sẽ không dừng lại chỉ ở việc bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông. Hãy chờ xem! Không mất thời gian nhiều như lão chờ kết quả thử nghiệm Hạt của Chúa đâu. Vấn đề còn lại - như lão Gàn đã nói từ 2008 - là tránh cho Việt Nam bị giăng miểng trong cuộc đối đầu quyết liệt của "canh bạc cuối cùng". Muốn thoát khỏi giăng miểng, hoặc giăng miểng ít nhất thì Việt sử 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Và nó cũng chỉ có thời hạn của nó. Nhưng đấy cũng chỉ là quan điểm cá nhân.1 like
-
Mỹ tung “5 chiêu” để Trung Quốc không cần đánh mà tan Thứ Sáu, ngày 13/11/2015 - 04:06 Có thể khái quát chiến lược của Mỹ gồm 5 mục tiêu lớn: Cô lập Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc, chia tách Trung Quốc, phá hoại khả năng lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, từ đó củng cố vị thế bá chủ thế giới. Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn thường trực xung quanh Trung Quốc Mới đây, tờ Đa Chiều đã có bài phân tích với tựa đề "Đấu trí- trò chơi có một không hai giữa Mỹ và Trung Quốc", cho rằng trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, Mỹ sẽ tập trung vào năm mục tiêu lớn để đối phó. Thucydides - cha đẻ của triết học phương Tây đã từng viết rằng, rất khó giải quyết mâu thuẫn giữa một quốc gia mới nổi và một quốc gia vốn rất hùng mạnh, kết cục cuối cùng là chiến tranh. Sau đó, lịch sử phương Tây không ngừng tái diễn bi kịch này. Vài năm gần đây, sự lớn mạnh của Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận quan hệ Trung Mỹ rơi vào "cái bẫy Thucydides". Năm 2014, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã chỉ ra rằng hai nước cần tránh "cái bẫy Thucydedes". Đa Chiều tự tin cho rằng một điều cần nêu rõ là, do Mỹ và Trung Quốc đều là cường quốc hạt nhân nên về cơ bản có thể loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh. Huống chi còn có nước Nga luôn lăm lăm tay súng, sẵn sàng trợ giúp Trung Quốc (!?). Thứ hai, do lợi ích kinh tế khổng lồ giữa hai nước Mỹ - Trung và sự "cân bằng khủng bố" về tài chính nào đó - Trung Quốc nắm lượng trái phiếu chính phủ với số lượng lớn của Mỹ, giữa hai bên cũng khó có thể xảy ra một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện. Điều này hoàn toàn không giống với viêc Mỹ vin vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine để chế tài nước Nga. Do đó, Cuộc đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ hoàn toàn với các cuộc đối đầu của nhân loại trong lịch sử. Năm mục tiêu lớn của Mỹ Đứng trên góc độ ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc, con bài đầu tiên của Mỹ là các nước đồng minh châu Á. Bao gồm Nhật Bản, Philippines, Australia và một số quốc gia vì tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ. Do đó, dư luận rất dễ lý giải những tranh chấp xảy ra trên biển Đông và biển Hoa Đông xảy ra gần đây. Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhằm độc chiếm vùng biển quan trọng này Con bài thứ hai của Mỹ là con bài kinh tế, bao gồm từ chối nâng quyền bỏ phiếu của Trung Quốc tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chưa cho phép Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chỉ trích Trung Quốc thao túng đồng NDT, gây sức ép cho Trung Quốc tăng giá đồng NDT nhằm tái diễn lại phiên bản của hiệp ước Plaza Accordt (*) ký kết giữa Mỹ và Nhật 25 năm về trước tại New York Con bài thứ ba của Mỹ là các thế lực ly khai với đại diện là Đài Loan, tập đoàn lưu vong với các lãnh tụ tinh thần là Đại Lai Lạt Ma, Rebiya Kadeer... Mặc dù tác dụng của các quân bài này không còn hiệu quả như trước, nhưng vẫn làm Trung Quốc thật sự đau đầu. Đứng trên góc độ đánh bại Trung Quốc một cách triệt để thì đó là cuộc chiến giá trị quan, hay còn gọi là cuộc Cách mạng màu sau Chiến tranh lạnh, là hành động "rút củi đáy nồi". Mục đích là nội bộ Trung Quốc xuất hiện những nhân vật kiểu Gorbachev, để Trung Quốc tự giải thể, không đánh mà tan. Có thể khái quát chiến lược của Mỹ gồm 5 mục tiêu lớn: Cô lập Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc, chia tách Trung Quốc, phá hoại khả năng lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, từ đó củng cố vị thế bá chủ thế giới. Đa chiều cho rằng, cuộc đấu trí chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là sự lặp lại của cuộc chuyển giao quyền lực toàn cầu trong lịch sử nhân loại, đó là trò chơi phi điển hình. Xét trên góc độ văn hóa, Trung Quốc luôn coi mình đóng vai trò chủ đạo ở Đông Á, đem lại nền hòa bình cho Đông Á. Trung Quốc tự coi mình là quốc gia coi trọng sự "hài hòa" và "cùng thắng", cống hiến cho thế giới một trật tự tốt hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, đại dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ cùng vẫy vùng. Bắc Kinh cho rằng, với thể chế chính trị như hiện nay, Trung Quốc coi trọng khuynh hướng hòa bình hơn nước Mỹ. Vận mệnh chính đảng của Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với thể chế chính trị. Sự thắng bại của một cuộc chiến tranh không những quyết định vận mệnh của chính đảng, mà còn quyết định số phận quốc gia. Do đó, Trung Quốc hết sức thận trọng với chiến tranh. Bắc Kinh cho rằng sự tồn vong của chính đảng tại Mỹ không liên quan gì đến thể chế, nếu phát động chiến tranh giành thắng lợi, số phiếu ủng hộ của chính đảng sẽ gia tăng, nếu thua, cùng lắm là thua trong cuộc tranh cử tổng thống, không ai bị truy cứu trách nhiệm, quốc gia cũng không bị ảnh hưởng. Chính vì liên quan đến sự tồn vong của chính đảng mà Trung Quốc muốn duy trì nền hòa bình. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, các hành động của Trung Quốc vài năm gần đây luôn khiến các nước láng giềng phải lo ngại, làm gia tăng căng thẳng và làm mất ổn định khu vực. Mỹ chưa thấu hiểu tham vọng của Bắc Kinh National Interest ngày 9/11 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Nick Bisley tại Đại học La Trobe ở Melbourne (Australia) sau sự kiện tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải trong vùng 12 hải lý mà Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông. Giáo sư Bisley cho rằng, hành động lấp biển xây đảo nhân tạo của Trung Quốc chỉ nhằm thể hiện chiến lược dài hạn trên biển. Trung Quốc muốn chấm dứt giai đoạn hàng hải yếu kém từ giữa thế kỷ 19. Các quốc gia siêu cường bên ngoài đã dựa vào hàng hải để tấn công Bắc Kinh trong quá khứ. Ngoài ra, yếu tố phát triển thịnh vượng cũng phụ thuộc vào dòng chảy năng lượng và trao đổi hàng hóa thông qua tuyến đường biển. Trung Quốc cũng muốn tận dụng lợi thế tài nguyên trên biển, bao gồm trữ lượng hydrocarbon và thủy sản. Nhu cầu về protein và năng lượng đang ngày càng tạo nên sức ép với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng muốn đưa Biển Đông trở về giai đoạn lịch sử trước khi bị chủ nghĩa thực dân chia cắt. Cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông thường được mô tả giống như "lát cắt salami", sử dụng những bước tiến nhỏ để đạt được tham vọng lớn hơn. Chiến lược này dường như đã trở thành nền tảng cho các phản ứng của Mỹ. Tuy vậy, Washington đã không thể đánh giá được chiến lược đa phương của Trung Quốc nhằm cụ thể hóa tham vọng nuốt trọn Biển Đông. Bắc Kinh chưa ngay lập tức tập trung một lượng lớn nguồn lực nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông hay thậm chí là lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Trung Quốc hành động như thể nước này thực sự có chủ quyền trong khu vực, bao gồm việc đơn phương bắt giữ tàu cá của nước ngoài hay đưa giàn khoan đến thăm dò dầu khí và đây là những hành động vô cùng nguy hiểm. Việc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép cũng là một bước đi nhằm củng cố chiến lược này. Nếu như Mỹ tiếp tục phản ứng bằng các biện pháp thiếu quyết liệt, Washington sẽ chỉ hành động mà không thể đạt được mục đích chính trị cuối cùng - ngăn chặn sự bành trướng trái phép của Trung Quốc. Cho đến khi Washington và các đồng minh nhận ra tham vọng lớn của Trung Quốc để xây dựng chiến lược phù hợp, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành xử một cách ngang ngược và liều lĩnh. Điều này về lâu dài chắc chắn không phải là một kịch bản dễ dàng đối phó. (*) Đầu những năm 1980, thâm hụt ngân sách tăng Mỹ, tăng trưởng đáng kể của thâm hụt thương mại nước ngoài. Mỹ hy vọng sẽ tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của đồng USD của các sản phẩm của họ để cải thiện cán cân thanh toán mất cân bằng. ", "Plaza Accord" là để chống lại chủ nợ lớn nhất của Mỹ - Nhật Bản. Ngày 22-9-1985, Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp và Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh và Ngân hàng Trung ương đốc (gọi tắt là G5) họp tại khách sạn Plaza ở New York, đạt đến một chính phủ can thiệp chung năm quốc gia trong thị trường ngoại hối, đồng đô la Mỹ so với chính đồng tiền cảm ứng khấu hao có trật tự của tỷ giá hối đoái, để giải quyết vấn đề của hợp đồng thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Vì thỏa thuận ký kết tại khách sạn Plaza, Hiệp định đã được gọi là "Plaza Accord." Theo QPAN ======================= Kể từ ngày ông Tập Cận Bình phát biểu thẳng thắn ở Wasington về "Chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử", lão Gàn buồn quá. Bởi vì điều này đã là dấu chấm hết cho mọi quan hệ ngoại giao giữa hai siêu cường bá chủ thế giới. Từ nay, mọi mối quan hệ giữa hai siêu cường chỉ còn là những âm mưu triệt hạ nhau, bằng mọi khả năng và không loại trừ chiến tranh. Giá như Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ nhân danh khoa học từ năm ngoái, thì chắc chắn ông Tập Cận Bình sẽ không có "cơ sở khoa học" để phát biểu như vậy. Nhưng nay đã muộn quá rồi. Ngay cả năm ngoái cũng đã quá muộn, nhưng còn thời gian để cứu vãn. Việc vinh danh chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là một điều có lợi cho tất cả mọi người và các quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc. Đấy là nói về "Đại cục". Người Trung Quốc rất hay nói về "Đại cục". Nhưng tiếc thay! Khái niệm Đại cục theo cách hiểu của họ. Bài viết trên chỉ đưa ra một hy vọng, nhiều hơn là một bài bình luận chính trị xã hội.1 like