• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/11/2015 in Bài viết

  1. 'Hội nghị Diên Hồng' trước nguy cơ môn Lịch sử bị xoá sổ Chủ nhật, 15/11/2015 | 21:21 GMT+7 Hàng trăm giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia nghiên cứu Sử học đã phản ứng trước Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới không còn Lịch sử là môn học bắt buộc. Lịch sử là nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình mới Hội thảo khoa học "Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức tổ chức ngày 15/11 đã thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử. Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, qua các lần cải cách giáo dục, môn Lịch sử với Tiếng Việt - Văn học, Toán đều được coi là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Nhưng dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn học khác. Ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc". Tích hợp môn Sử ở cấp tiểu học là phù hợp về phương diện khoa học và tâm lý học sinh. Nhưng đến THCS và THPT mà vẫn bị cắt xén, lấy một ít kiến thức tích hợp với các môn khác là không có cơ sở. "Thực chất là xoá bỏ môn lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", Giáo sư Phan Huy Lê nói. Ông cho biết, cấp THPT có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn. Kết quả thi THPT quốc gia vừa qua đã minh chứng điều này. GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, thông tin nói trên đã làm xã hội hết sức kinh ngạc vì nếu môn Sử bị xoá sổ sẽ gây hậu quả to lớn. Một thế hệ trẻ sẽ lớn lên, trở thành những công dân chỉ biết lờ mờ, thậm chí biết sai về lịch sử dân tộc, không biết cội nguồn tổ tiên, những thành tựu dựng nước và giữ nước của cha ông. Trên thế giới, hầu hết các nước văn minh đều xem lịch sử là môn cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục quốc dân. "Với yêu cầu của giáo dục phổ thông, môn học nào cũng quan trọng, nhưng xét về chức năng giáo dục thì các môn quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và toán học là cơ bản nhất, hay còn gọi là cốt yếu, cốt lõi nhất và đều mang tính bắt buộc", thầy Lê nói. GS Trần Thị Vinh (Khoa Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) phân tích, về cơ sở khoa học, ba môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng - An ninh có đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy khác nhau. Lịch sử là môn khoa học cơ bản giúp học sinh thông hiểu những kiến thức lịch sử cốt lõi của nhân loại, dân tộc. Đối tượng là toàn bộ tiến trình phát triển của nhân loại, khu vực, dân tộc. Còn mục tiêu của môn Quốc phòng an ninh là đảm bảo cho học sinh có hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh nhân dân, mang tính thực hành cao do tính chất rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Còn môn Đạo đức là giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân... Theo GS Vinh, môn Giáo dục - Quốc phòng An ninh và Đạo đức công dân có thể sử dụng một số kiến thức Lịch sử để đạt được mục tiêu giáo dục, như kiến thức về lịch sử chống giặc ngoại xâm. Nhưng Lịch sử khi được tích hợp sẽ trở thành môn khoa học bản lề, học sinh sẽ nhìn nhận phiến diện lịch sử chỉ bao gồm chiến tranh, cách mạng. Như vậy, hiểu biết của các em về lịch sử sẽ thiếu tính hệ thống, phiến diện. "Ai sẽ là người dạy môn Công dân với Tổ quốc trong khi các trường đại học sư phạm hiện nay cả trong nước và trên thế giới đều không đào tạo những môn lắp ghép kiến thức như vậy", GS Vinh trăn trở. PGS Vũ Quang Hiển. Ảnh: HT PGS Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm vủa những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại. Ngày càng có nhiều công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách lắp ghép và xuyên tạc lịch sửu theo một logic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng "cách nhìn mới" về lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử thiếu tính hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước hiểm hoạ thấy rõ. "Nguy cơ lịch sử bị xuyên tạc và lợi dụng là không thể xem thường. Đây là bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm", PGS Hiển nói và băn khoăn, liệu thế hệ trẻ Việt Nam mai sau có biết và tin rằng "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng?", có còn phân biệt được đúng - sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược và chống xâm lược? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào thái độ ứng xử của ngành giáo dục với môn Lịch sử. Cũng nhấn mạnh lịch sử là bất biến, không thể xuyên tạc, Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh (Vụ trưởng Giáo dục Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng vị trí của môn học Lịch sử trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải được đặt đúng tầm quan trọng của nó. Đó là môn học cốt lõi nhất trong các môn học cốt lõi, phải được hệ thống lại, bổ sung cho đủ nội dung, không thể lồng ghép vào một môn học khác. "Nếu không coi trọng lịch sử, chúng ta sẽ nhận lại hệ luỵ không thể lường trước cho chính chế độ, an nguy của đất nước", ông nhấn mạnh. Tham dự Hội thảo, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết Bộ rất tôn trọng ý kiến của các chuyên gia sử học. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết, vì chưa nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo nên một số nội dung các chuyên gia phê phán là "oan cho Bộ". Cụ thể, trong dự thảo đã nói rõ Lịch sử là bắt buộc. "Nhưng chúng tôi không đồng tình bắt buộc thì phải độc lập, vì đây là hai việc khác nhau. Về phản ánh chưa có tiền lệ tích hợp Lịch sử vào môn học khác, tôi cho rằng không phải cứ có tiền lệ thì mới đổi mới", ông Hiển nói và cho hay dự thảo Bộ đã đưa công khai trên website để tiếp nhận ý kiến công dân nên các giáo viên có thể đóng góp ý kiến. GS Phan Huy Lê cho biết, Hội thảo đã nhận được hàng trăm ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử gửi về. Sau khi tổng hợp, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ gửi kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Mặc khác, Hội cũng nhất trí kiến nghị Bộ Giáo dục không thể chậm trễ hơn nữa, bổ sung ngay nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không thể chờ đợt đến khi biên soạn lại sách giáo khoa vì phải vài ba năm nữa mới hoàn thành. Hoàng Thùy ========================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Cách đây gần 20 năm, tác giả Nguyễn Anh Hùng hiên ngang khoe khoang trên tạp chí "Kiến Thức Ngày Nay" (Số 256. ngày 1/ 9/ 1997), rằng quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được "hầu hết những nhà khoa học trong nước ủng hộ" và được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" thì môn lịch sử Việt đã chính thức bị xóa sổ trên thực tế. Tất nhiêu cụm từ "hầu hết những nhà khoa học trong nước", bao gồm "hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử", cầm đầu là người này: Giáo sư tiến sĩ Viện sĩ viện Hàn Lâm khoa học Pháp và đây là hình ảnh rõ nét nhất của ông ta: GS Phan Huy Lê. Ảnh: HT Chính con người này, cầm đầu "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, hay nói chính xác: Chính ông ta là một nhân vật đắc lực, khi nhân danh khoa học một cách bịp bợm, nhằm xóa sổ cội nguồn lịch sử Việt Nam. Tức là ông ta đã gián tiếp xóa sổ toàn bộ lịch sử Việt. Hành vi trắng trợn nhất của ông ta, mà mọi người biết rõ nhất, chính là phủ nhận toàn bộ công trình nghiên cứu chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, mà không hề có một luận cứ khoa học tối thiểu để phản biện. Ông ta chỉ đưa ra một cụm từ mơ hồ rằng những công trình nghiên cứu của cụ Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền là chưa có đủ "cơ sở khoa học". Nhưng khi tôi đặt vấn đề công khai: Thế nào là nội dung khái niệm của cụm từ "cơ sở khoa học" thì đã hơn hai năm trôi qua, ông ta không hề công bố được nội hàm khái niệm này. Lịch sử hết sức quan trọng trong việc hình thành và xác định sự tồn tại của cả một dân tộc. Một dân tộc không có lịch sử và văn hóa thì trên thực tế dân tộc đó không tồn tại. Sự phủ nhận cội nguồn lịch sử Việt Nam của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" mà ông Phan Huy Lê là Chủ Tịch Hội Lịch sử Việt Nam, thực chất là một hành động xóa sổ toàn bộ lịch sử Việt tộc. Quý vị và anh chị em hãy xem lại hình ảnh mà ông Dương Trung Quốc - Tổng Thư Ký Hội Sử học Việt Nam - mô tả dưới đây về cội nguồn Việt sử: Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. 700 năm trước CN, nhiều dân tộc đã phát triển và để lại những di sản văn hóa làm kinh ngạc nền văn minh hiện đại. Nhưng quý vị chắc không cần phải động não, mà sẽ hiểu ngay bản chất của sự phủ nhận cội nguồn Việt sử khi thấy ông Dương Trung Quốc mô tả cội nguồn Việt tộc như hình trên. Chính sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đã tạo cơ sở kiến thức lịch sử và là điều kiện để chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình công khai tại thủ đô siêu cường Hoa Kỳ là Wasington và ở Singapore, rằng: "Chủ quyền Trung quốc ở biền Đông có từ thời cổ sử" - Khi mà cội nguồn Việt tộc một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, từ gần 5000 năm trước, nay chỉ còn là một "liên minh 15 bộ lạc" mà địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ" với những người dân "Ở trần đóng khố". Minh chứng gần nhất chính là cuốn sách "Lược sử Việt Nam bằng tranh" do ông Dương Trung Quốc chủ biên - mà tôi đã trưng dẫn ở trên - xác định rõ điều này. Sự tiếp tay vô tình hay cố ý, bởi chính những con người trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" , mà cầm đầu là ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, không chỉ dẫn đến hậu quả là lời phát ngôn của ông Tập Cận Bình đã xác định về mặt chính trị quốc gia chủ quyền biển đảo ở biển Đông có từ thời cổ sử của Trung Quốc. Mà nó còn là tiếp tay cho sự phủ nhận luôn những gía trị cội nguồn văn hóa của Việt tộc, khi người đàn bà Đỗ Ngọc Bích, công khai phát biểu trên hãng truyền thông quốc tế BBC, rằng: "Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc" và đây là điều mà y thị được "học trong nhà trường" của Việt Nam trước khi sang Hoa Kỳ. Nay, 'hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử - nhân danh khoa học một cách trơ tráo, bịp bợm đó - đang bày tỏ sự phản đối khi Bộ Giáo Dục muốn tích hợp môn lịch sử trong một tập hợp lớn hơn. Nhưng họ hoàn toàn không hề nhắc tới một câu, về sự liên hệ của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phát biểu về chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông thuộc về cổ sử và cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị chính họ phủ nhận, tạo hành vi tiếp tay cho sự lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Không hề có một câu nào - ít nhất trong cái mà bài báo mô tả là "Hội Nghị Diên Hồng" về môn lịch sử. Có một phát biểu đáng chú ý của ông Vũ Quang Hiển: . Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã nhân danh khoa học một cách bịp bợm, xóa sổ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, phủ nhận tổ tiên một cách trắng trợn vô liêm sỉ. đã xuyên tạc lịch sử và làm sai lệch ngay cả khái niệm "khoa học". Chính họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - là nguyên nhân của mọi sự suy thoái nền giáo dục Việt Nam hiện nay, khi chân lý bị phủ nhận. Nếu quả thực chân lý lịch sử dân tộc được coi là : "bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm" thì cần phải có một cuộc đối thoại chính thức với sự bảo trợ của nhà nước, sòng phẳng, minh bạch, nhân danh khoa học về cội nguồn Việt sử Việt Nam trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử, giữa những người tâm huyết với cội nguồn Việt sử và chân lý với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống của Việt tộc. Cá nhân tôi, sẽ cùng với những học giả quan tâm về cội nguồn Việt sử truyền thống sẵn sàng đối thoại với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" cộng với cả "cộng đồng khoa học quốc tế" đang nhâu nhâu phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, mà thực chất là bán rẻ cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt cho ngoại bang, tiếp tay cho Trung Quốc ngang nhiên coi chủ quyền biển Đông thuộc về thời cổ sử. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi khẳng định một cách chắc chắn rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Mà nền tảng tri thức của nền văn minh này là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là thuyết thống nhất vũ trụ. Cá nhân tôi chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình và một lần nữa xác định quyết tâm đối thoại của tôi nhằm bảo vệ chân lý về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Và tôi cần một cuộc đối thoại quy mô, chính danh do chính nhà nước đứng ra tổ chức để xác định chân lý về cội nguồn Việt sử, chứ không phải do một đám đông những người khoác áo giáo sư tiến sĩ do Hội Sử Học Việt Nam của ông Phan Huy Lê quyết định chân lý. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. Viết xong 4g sáng 16/ 11. 2015. Tại Sài Gòn. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    8 likes
  2. Thưa ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết. Đây không phải thư ngỏ dành cho ông, mà chỉ là phản bác một sự biện minh của của ông, về việc ông soạn sách giáo khoa liên quan đến sự kiện lịch sử Hai Bà Trưng, khiến học sinh không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào. Ông biện minh cho hành vi của ông có những luận cứ đáng chú ý sau: Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông nói là "ai cũng biết". Nhưng đây là sách ông viết để giáo dục thế hệ sau "chưa biết". Vì vậy mới cần phải dạy thế hệ sau về những sự kiện lịch sử để thể hệ tiếp nối dân tộc Việt biết về lịch sử Việt tộc. Nếu sách ông viết những điều mà "ai cũng biết" thì không cần đến phải có bằng giáo sư tiến sĩ như ông. Bởi vậy đây là sự nguy biện trắng trợn của ông. Sẽ là vô tình, nếu ông là kẻ không có khả năng tư duy logic. Nhưng sẽ là cố ý xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nếu ông thấy ông xứng đáng là giáo sư tiến sĩ. Ông cố tình hay vô ý cắt 10 câu sau vậy? Thưa ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông biện minh: Tôi đồng ý với ông "môn Tiềng Việt thì không phải môn lịch sử". Đúng quá! Nếu vậy, tại sao ông không chọn một đoạn văn chương nổi tiếng mổ tả về một sự vật, sự việc gì đó để dạy tiếng Việt cho trẻ em, mà lại phải dẫn chứng một sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam được mô tả bằng thơ là sự kiện Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán vậy? Bởi vậy, bọn trẻ không biết Hai Bà Trưng đánh giặc nào là hoàn toàn có "cơ sở khoa học" và ông phải chịu trách nhiệm vì truyền bá không đầy đủ sự kiện lịch sử mà ông dẫn làm bài học. Là môn "Tiếng Việt", như ông nói thì tại sao các trang sau toàn nói về các sự kiện lịch sử. Đây - chính là phần biện minh của ông: Đây là nội dung môn "Tiếng Việt" của ông mô tả, mà sao nó lại đầy rẫy những sự kiện lịch sử? Hay là ông đã "tích hợp Lịch sử và Tiếng Việt?". Nếu là môn tiếng Việt thuần túy thì tôi nghĩ nền văn học nước nhà có trong lịch sử văn minh Việt, chắc không quá kém cỏi, để khiến ông không thể lấy nền văn chương Việt, dạy môn tiếng Việt cho trẻ em Việt. Nếu ông đã lấy lịch sử để mô tả tiếng Việt thì ông không thể cắt xén sự kiện lịch sử và biện minh là ông không có chủ trương dạy sử trong tiếng Việt. Đây là một ví dụ cho sự tích hợp nội dung môn lịch sử và môn Tiếng Việt, do giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết thực hiện. Không biết ông có tham gia "Hội Nghị Diên Hồng" của các nhà nghiên cứu lịch sử được mô tả ở trên không nhỉ? Ông có ý kiến gì về vấn đề này? Phản đối? Ủng hộ? Ông còn nói: Thưa ông Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết. Có lẽ tất cả mọi người đều đồng ý và đều biết rằng sự giáo dục thì phải từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng không phương pháp giáo dục nào - từ bình dân, cho đến hàn lâm - lại chỉ mô tả một nửa vấn đề, hoặc sự kiện để chia sẻ kiến thức trong hệ thống giáo dục cả. Ông không thể xé cái bìa cuốn vở đưa cho học sinh và bảo các cháu rằng đây là cuốn vở được. Phải chăng đó là phương pháp giáo dục của riêng giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết?! Có thể nói: đây là một sự ngụy biện trắng trợn của ông. Ông kết luận: Vâng! Cũng có thể là chuyện nhỏ đối với ông. Nhưng với chúng tôi thì không! Cũng như với một vị đại gia vài triệu, thậm chí vài chục triệu chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng với tầng lớp bình dân thì - như báo đăng - chỉ vì 10. 000 VND, mà một người vợ đánh chồng đến chết. Tôi và tác giả bài báo "Hai Bà Trưng đánh giặc nào?" - ít nhất là có hai người Việt Nam không coi là chuyện nhỏ ông ạ. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng về bản chất là một cuộc khởi nghĩa hưng quốc của dân tộc Việt. Mặc dù thất bại, nhưng nó chứng tỏ một truyền thống Việt tộc được kết nối với hàng ngàn năm văn hiến sử trước đó - với sử cũ ghi nhận: Hai Bà Trưng là dòng dõi vua Hùng - Việt tộc đã bị đô hộ từ khi Nam Việt thất bại trước nhà Hán. Cho nên cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính là dấu ấn tiếp nối xác định lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Đó không phải là cuộc nổi dậy của nông dân bị áp bức, khởi nghĩa chống lại nhà cầm quyền phong kiến. Cho nên nó phải có đối tượng xâm lược ngoại tộc là "giặc Hán", thưa ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Bởi vậy, việc ông không hề nhắc đến đối tượng xâm lược và đô hộ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - thì - vô tình hay cố ý, chính ông đã khiến người Hán có "cơ sở khoa học" để hiểu nhầm "Chủ quyền Trung Quốc có từ thời cổ sử ở bể Đông" đấy ông ạ. Bởi vậy, dù qua hơn 1000 năm Bắc Thuộc tàn khốc của Hán tộc, người Việt vẫn trân trọng gìn giữ những di sản truyền thống từ thời Hai Bà Trưng là vậy. Tôi không có mâu thuẫn cá nhân gì với ông cả. Nên viết vài lời và thành thật khuyên ông nên nhận khuyết điểm vì chủ quan, sơ sót nên dẫn đến sai lầm không đáng có. Nếu ông có tình cờ biết đến bài viết này của tôi thì tôi cũng khuyên ông nên im lặng và nhận lỗi. Người ta sẽ nghĩ ông vô tình mắc sai lầm này. Tôi viết bài này một cách khá bình tĩnh, nên không phân tích những vấn đề liên quan đến bối cảnh chung của những quan điểm về cổ sử Việt.
    7 likes
  3. Lời nguyền từ hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” 15/11/2015 - 11:57 AM Hơn 20 tham luận khác chiều đã làm nóng không khí hội thảo sáng nay 15.11.2015 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. Tại hội thảo, GS-TS-NGND. Nguyễn Quang Ngọc cho rằng đã có sự chậm trễ, cẩu thả đến mức có thể nghĩ đến ý đồ gian dối đối với việc đưa chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa Lịch sử phổ thông.. Ảnh: Thế Thanh Hội thảo, ngoài các nhà nghiên cứu và giảng dạy sử học, còn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển và những người chịu trách nhiệm về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo chương trình này, môn Lịch sử không còn là một môn học độc lập, bắt buộc mà trở thành nội dung tích hợp trong môn học Công dân và Tổ quốc và cũng chỉ là môn học tự chọn khi đi thi. Qua tranh luận rất thẳng thắn và gay gắt, trên cơ sở khoa học, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đều khẳng định sự cần thiết, tất yếu để môn Lịch sử phải là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông, trước khi trở thành một nội dung trong môn học tích hợp Công dân và Tổ quốc (nếu cần phải có môn học tích hợp này). Qua tham luận, các đại biểu cũng khẳng định: các nước phát triển (như Mỹ, Canada, nhiều nước Châu Âu, Hàn Quốc), các nước láng giềng (như Trung Quốc) đều xếp môn lịch sử vào vị trí môn học độc lập, bắt buộc ở bậc phổ thông. Người dự kỳ sát hạch để trở thành công dân Mỹ phải thực hiện bài viết về lịch sử nước Mỹ. Trung Quốc thì thông qua môn học lịch sử từ bậc phổ thông mà triển khai tư tưởng bành trướng, tham vọng lãnh thổ đối với các quốc gia khác. Nhìn lại một quá trình khá dài mới thấy, từ lâu rồi môn lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông; được xem là môn “thay thế”, nghĩa là nơi nào thí sinh không thi ngoại ngữ thì có thể chọn thi môn Sử. Thậm chí trong các kỳ thi gần đây, Lịch sử còn được xem là môn tự chọn ! Vì thế, GS-NGND. Vũ Dương Ninh đã đưa ra kết luận trong bài phát biểu của mình: môn Lịch sử đã bị đẩy lùi từng bước, loại bỏ từng bộ phận và cuối cùng không còn vị thế của một môn học riêng biệt, ngang bằng như các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam! GS-TS-NGND. Nguyễn Quang Ngọc thì vạch trần quá trình chậm trễ, cẩu thả đến mức có thể nghĩ đến ý đồ gian dối đối với việc đưa chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa lịch sử phổ thông. Ông đã đưa ra lời nguyền để kết thúc tham luận của mình tại hội thảo: “Cho dù môn học lịch sử có thể bị bức tử, cho dù chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa có thể không được đưa vào sách giáo khoa lịch sử phổ thông một cách đúng đắn, thì Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam”. Ông Nghiêm Đình Vì, nguyên Hiệu trường Đại học sư phạm, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương nói: “tôi đã dặn con tôi, nếu môn lịch sử được là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông thì mới ghi trên mộ tôi chức vụ Nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương, còn như không phải thì không ghi vì tự thấy không xứng đáng". Thế Thanh ====================== LỜI NGUYỀN CỦA THIÊN SỨ NGUYỄN VŨ TUẤN ANH Trong giới hạn thời gian cho đến lúc trước khi tôi chết. Nếu như cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, không được phục hồi tính chân lý của nó, thì toàn bộ nền văn minh này sẽ bị hủy diệt vì tội ác phá hủy cội nguồn văn hiến Việt. Tất cả những kẻ dù vô tình hay cố ý chống lại văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, sẽ vĩnh viễn bị đày đọa xuống địa ngục và con cháu của những kẻ này suốt đời ngu ngục. Khi tôi chết, ghi lời nguyền này trên bia mộ của tôi.
    3 likes
  4. Nhận diện “bộ phận không nhỏ” ngành Giáo dục Xuân Dương 14/11/15 07:49 Thảo luận (3) (GDVN) - Mang cách hành xử “tiền hậu bất nhất” để nói về một hội nghị gồm nhiều nhà khoa học nổi tiếng liệu có cho thấy cái tâm và tầm thực sự của người lãnh đạo? Giáo dục Lịch sử có phải là giáo dục tri thức khoa học không? - Bài 1 Ông Dương Trung Quốc: "Bộ Giáo dục không minh bạch" Có Lịch sử để tạo niềm tin cho học sinh qua những bằng chứng xác thực Đi tìm “bộ phận không nhỏ” hiện gặp nhiều khó khăn, việc này diễn ra trên bình diện toàn quốc, bài viết này chỉ xin nêu hai sự kiện liên quan đến giáo dục nhằm giúp ngành Giáo dục đỡ mất công tìm kiếm. Sự kiện thứ nhất Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 12/11/2015 dẫn lời ông Dương Trung Quốc: “Trong buổi hội thảo vừa rồi, chúng tôi đến dự và rất trân trọng phát biểu ý kiến. Tất cả các phát biểu một chiều, nhưng ông Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lên kết luận một kiểu theo ý của mình. Hôm đó không mời báo chí, nhưng ngày hôm sau ông ấy lại xuất hiện phát biểu trên báo chí rằng đó là kết luận của hội nghị. Tôi cho rằng cách làm ấy không minh bạch”. Buổi hội thảo mà ông Dương Trung Quốc nói đến là buổi hội thảo do Bộ GD&ĐT tổ chức nhưng không cho các nhà báo tham dự. Nội dung hội thảo bàn về đổi mới giáo dục liên quan đến việc tích hợp môn Lịch sử vào các môn học khác ở bậc phổ thông. Nhiều nhà giáo, trong đó có người viết cảm thấy xấu hổ, thậm chí là ngao ngán khi đọc ý kiến của ông Dương Trung Quốc. Xấu hổ và ngao ngán không phải vì lời nói thẳng, không câu nệ của nhà sử học này mà vì cách hành xử của người lãnh đạo ngành Giáo dục đã khiến cho ông Dương Trung Quốc buộc phải nói như vậy. Khi một vị đại biểu Quốc hội đánh giá, rằng “cách làm ấy (của lãnh đạo Bộ GD&ĐT) không minh bạch” thì đó không còn là xấu hổ của riêng ông Thứ trưởng. Bởi dù các thầy cô giáo không trực tiếp bỏ phiếu bầu cho ông vào vị trí ấy, nhưng theo luật pháp hiện hành, ông vẫn là người quản lý, người lãnh đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nước nhà. Vì sao khi “Tất cả các phát biểu một chiều” nghĩa là phản đối cách thức đổi mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra đối với môn Lịch sử, riêng ông Hiển có “kết luận một kiểu theo ý của mình” nhưng lại nói đó là “kết luận của hội nghị”? Mang cách hành xử “tiền hậu bất nhất” để nói về một hội nghị gồm nhiều nhà khoa học nổi tiếng liệu có cho thấy cái tâm và tầm thực sự của người lãnh đạo? Mời người ta đến họp, không cho truyền thông tham dự, mặc kệ người ta nói gì thì nói để có cớ sau đó nói rằng chúng tôi đã họp, đã lắng nghe, còn ý kiến của cá nhân tôi (chủ nhà) mới là ý kiến kết luận của cuộc họp? Đây không còn là biểu hiện xem thường trí thức, xem thường đóng góp của các nhà khoa học mà còn cho thấy tư duy của “một bộ phận không nhỏ” lãnh đạo ngành Giáo dục có vấn đề. Cố Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt từng nói đại ý “tốt nhất là quyết định đúng, gần như tốt nhất là quyết định sai, tệ hại nhất là chẳng làm gì". Phải chăng lãnh đạo ngành Giáo dục đang muốn làm cái điều “gần như tốt nhất”? Sau khi nghe ý kiến đóng góp mà vẫn bỏ ngoài tai, vẫn kiên quyết không thay đổi quan điểm, người viết cho rằng lãnh đạo Bộ GD&ĐT không phải chỉ làm cái việc “gần như tốt nhất” mà đang làm cái việc Theodore Roosevelt nói là “chẳng làm gì”. Xin trích dẫn một số bài viết liên quan trên các báo điện tử: “ĐBQH Bùi Thị An: Không thể "bỏ" môn Lịch sử được”; “Dạy "tích hợp" môn Lịch sử là dự thảo sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT”; “Bỏ môn Sử sẽ làm mất đi cái gốc riêng biệt của lịch sử văn hóa ngàn năm”. (Infonet.vn 11-12/11/2015) “Tích hợp môn Lịch sử: Không thể ghép nối, chắp vá tùy tiện” (vov.vn 10/11/2015) “Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử!” (Nld.com.vn 7/11/2015) “Môn Lịch sử, nhìn từ tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Lịch sử được lồng ghép, một sự sáng tạo “vô tiền khoáng hậu” (Giaoduc.net.vn, 7/11/2015)… Liên quan đến vấn đề này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9/11/2015 trong bài viết của tác giả Mỹ Anh “Đại biểu Dương Trung Quốc: Tích hợp môn Lịch sử cần hết sức thận trọng” đã đăng ý kiến Ban Biên tập: “Trong bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình”. Dân đã nói, các nhà khoa học đã nói, thầy cô giáo đã nói, trẻ em đã nói, báo Đảng cũng đã nói, vậy sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT không nghe? Họ không nghe thấy, không đọc được những gì truyền thông đăng tải hay họ muốn lặp lại ý kiến của ai đó “dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số” để khẳng định, rằng những người đứng đầu ngành Giáo dục chính là cái nhóm “thiểu số dân trí cao” ấy? Điều đáng nói là Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu quan điểm rõ ràng về vai trò của môn Lịch sử và chuyện tích hợp môn học này “cần hết sức thận trọng” bởi “không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình”. Vì sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT vẫn chưa có phản hồi tích cực, phải chăng một số quan chức Bộ GD&ĐT đang muốn thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay “lãng quên lịch sử, đánh mất mình”? Đến đây, có một câu hỏi là những ai tham gia vào việc soạn thảo dự án này (dự án chương trình giáo dục phổ thông tổng thể) và vì sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT lại cố tình bênh vực quan điểm của nhóm tác giả này như vậy? Sự kiện thứ hai Ngày 27/12/2013, trả lời đơn thư tố cáo của công dân về một số lãnh đạo Đại học Chu Văn An không đủ tiêu chuẩn, mạo nhận học vị và dùng bằng tiến sĩ “rởm”, ngày 27/12/2013, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã ban hành kết luận thanh tra số 1147 khẳng định tố cáo của công dân là không đúng. Gần một năm sau, Thứ trưởng Bùi Văn Ga trong bản kết luận thanh tra số 816/KL-BGDĐT ngày 19/9/2014 đã xác nhận hai hiệu phó Đại học Chu Văn An, một người mạo nhận học vị thạc sĩ, một người sử dụng bằng tiến sĩ “rởm”. Điều quan trọng là kết luận của Bộ do ông Bùi Văn Ga ký, viết như sau: “đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên quan tâm phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo trường Đại học Chu Văn An và các cá nhân nghiêm túc thực hiện nội dung tố cáo, giúp trường sớm ổn định và phát triển”. Sau vụ việc này những cán bộ thanh tra đã vi phạm pháp luật khi ban hành quyết định 1147 không ai bị kỷ luật, Thứ trưởng Bùi Văn Ga có thể trả lời công luận tại sao lại như vậy? Tham khảo trang web của Đại học Chu Văn An ngày 13/11/2015 thấy bỏ trống các mục Thành phần Ban Giám hiệu và Đội ngũ cán bộ. Việc này là do trường không đủ năng lực quản trị trang web của mình hay do họ không có Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ để công bố công khai? Ảnh chụp màn hình trang web Đại học Chu Văn An ngày 13/11/2015 Tuy nhiên chính Thứ trưởng Bùi Văn Ga ngày 20/5/2015 đã ký văn bản số 2406/BGD&ĐT-KTKĐCLGD xác nhận Bộ GD&ĐT cho phép trường này tuyển sinh hệ cao đẳng, đại học chính quy năm học 2015-2016. Văn bản của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký (Ảnh chụp màn hình) Tại sao Thứ trưởng Ga có thể cho phép một trường đại học tuyển sinh khi trường này không dám công bố công khai thành phần Ban Giám hiệu và đội ngũ cán bộ cơ hữu của mình? Ở đây không đơn giản chỉ là trách nhiệm của ông Bùi Văn Ga mà còn là trách nhiệm của Vụ Đào tạo đại học, Thanh tra Bộ và Cục Khảo thí. Các đơn vị này dựa vào đâu để tư vấn cho Thứ trưởng Ga ban hành văn bản nêu trên? Liệu ông Tư lệnh ngành có biết các sự kiện này, nếu đọc bài này mà biết thì ông sẽ xử lý thế nào hay vẫn là phương pháp quen thuộc “im lặng và cứ để đấy”, cùng lắm thì “gãi từ vai trở xuống”? Liệu những sự kiện nêu trên có giúp ích gì cho ngành Giáo dục trong việc đi tìm “bộ phận không nhỏ” mà “Đảng hỏi mãi, dân hỏi mãi nhưng không biết nằm ở đâu”? Xuân Dương ========================= Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến. Đọc bài viết trên báo GDVN mà tôi đưa lên ở trên, quý vị và anh chị em cũng thấy rõ rằng: Họ lớn tiếng phản biện Bộ Giáo Dục trong việc cải cách tích hợp môn sử vào cùng các môn học khác. Thâm chí họ dùng những lời lẽ rất nặng nề chỉ đích danh ngài Bộ Trưởng phải chịu trách nhiệm về việc này. Toàn là những giáo sư tiến sĩ, hoặc những học giả chuyên ngành cả. Nhưng quý vị và anh chị em hãy xem kỹ nội dung những luận cứ của họ, quý vị sẽ thấy ngay rằng những luận cứ của họ - nói theo cách nói của ông Phan Huy Lê - Hoàn toàn không có "cơ sở khoa học". Họ tỏ thái độ lo ngại BGD bỏ môn lịch sử. Nhưng trong các văn bản công khai đăng báo, tôi chắc chắn với quý vị rằng: Chưa có một văn bản nào của BGD xác định rằng bỏ môn lịch sử cả. Vậy họ thắc mắc cái gì? Họ không cho phép BGD tích hợp môn Sử của họ cùng với một số môn khác chăng? Những người la lối lớn tiếng trên truyền thông báo chí là những người có địa vị học thuật trong ngành sử học: Phan Huy Lê, giáo sư tiến sĩ Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp, chủ tịch Hội Sử học Việt Nam; ông Dương Trung Quốc tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam ....vv...Có thể nói, hầu hết những bài viết của những nhà sử học này bàn về các vấn đề liên quan trên báo giáo dục Việt Nam, đều lớn tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng của môn Sử. Nhưng tôi có thể chắc chắn với quý vị rằng: Họ không có khái niệm tối thiểu để định nghĩa về bản chất của "lịch sử". Phải chăng họ muốn tiếp tục sử dụng môn Sử như một công cụ để xóa hẳn dấu vết của lịch sử dân tộc, khi "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt? Không hề có một luận điểm nào trong những bài viết có một lời về nội dung môn sử Việt liên quan đến cội nguồn dân tộc, ngoài những danh từ hoa mỹ, ồn ào ca tụng môn Sử một cách chung chung của những người như Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc ....Họ phàn nàn rằng: Những ý kiến của những "trí thức" như họ không được BGD quan tâm. Nhưng bản thân họ, những trí thức này thì có quan tâm gì đến cội nguồn dân tộc đâu; khi họ phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống. Họ có thấy nhục nhã khi chính họ phủ nhận tổ tiên và văn hóa truyền thống Việt không? Chính Hội Sử học làm ầm ĩ về một cuộc hội thảo với ông Lê Mạnh Thát rồi lờ tịt thì lãnh đạo Hội Sử học Việt Nam có thấy nhục nhã không? Hay họ vẫn dương dương tự đắc với cái "cơ sở khoa học" khi xúm xít phủ nhận chính cội nguồn dân tộc của mình và thấy tự hào vì đã rất trí thức "khoa học"? Một thứ khoa học nhục nhã, đểu giả và bịp bợm, khi phủ nhận chính cội nguồn dân tộc của mình. Xin lỗi! Một cô điếm mạt hạng nhất cũng biết cội nguồn của cô ta từ đâu? Sở dĩ tôi nói nặng lời như vậy. Đừng nghĩ tôi xúc phạm đến họ. Bởi vì, việc họ làm còn khốn nạn hơn nhiều với tất cả những lời sỉ nhục trên thế gian. Đó là hành vi xóa sổ cội nguồn văn hóa của cả một dân tộc mà họ sinh ra từ đó. Một sự kiện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử văn minh nhân loại. Vậy mà còn vác cái mặt nhơn nhơn, phê phán người khác, không biết nhục. Nếu là khoa học - như họ quảng cáo - chứ không phải hạ nhục tổ tiên và truyền thống văn hóa sử Việt có ý thức và có hệ thống thì họ có giám đối thoại không? Không dám! Thực tế việc ông Lê Mạnh Thát và tôi năm ngoái đã chứng tỏ điều này. Bởi vậy, tôi coi đây là thứ khoa học bịp bợm và đểu giả. Trần Văn Tuấn đã xác định trên VNN: Vậy thì theo ông Tuấn nên coi môn Sử là môn tự chọn và giành thời gian để học về kinh tế, hoặc các môn khoa học khác, vì như ông ta nói: "Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân",chăng? Nhưng ông ta đang nói đến một qúa khứ hào hùng. Còn đây là một sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt: Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng. Hiệu đính Dương Trung Quốc. 700 năm trước CN, nhiều dân tộc đã phát triển và để lại những di sản văn hóa làm kinh ngạc nền văn minh hiện đại. Nhưng quý vị chắc không cần phải động não, mà sẽ hiểu ngay bản chất của sự phủ nhận cội nguồn Việt sử khi thấy ông Dương Trung Quốc mô tả cội nguồn Việt tộc như hình trên. Bộ Giáo Dục cần phải cải cách vì đó là trách nhiệm của họ. Tất cả mọi người dân nước Việt đều nhận thấy điều đó. Cải cách giáo dục là điều tất yếu. Tất nhiên, họ phải chịu trách nhiệm, nếu cải cách không thành công. Cá nhân tôi ủng hộ những cuộc cải cách của BGD. Nếu như chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ một cách sòng phẳng thì tôi sẽ không quản tài hèn sẽ giúp BGD thành công. Tôi dùng từ "sòng phẳng" ở đây, tức là một cuộc tranh luận, công khai, minh bạch, nhân danh khoa học thật sự để làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc, chứ không áp đặt.
    2 likes
  5. Nhà Thanh khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của VN Thứ Ba, 17/06/2014 06:21AM (VTC News) – Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam. Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) - nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán). Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in. Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851). Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 - triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) - niên hiệu Quang Tự. Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập. Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên... Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ). Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa dịch) Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt - tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương - một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc). Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 - chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam - thuộc Quảng Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam. Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích) Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt Nam. Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng). Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết) Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson - Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ - đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”). Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
    2 likes
  6. Người Do Thái Đoạt Giải Nobel Tiết Lộ Bí Mật Dân Tộc : Kinh Thánh Là Chìa Khóa Cho Thiên Tài Người Do Thái Người Do Thái Đoạt Giải Nobel Tiết Lộ Bí Mật Dân Tộc : Kinh Thánh Là Chìa Khóa Cho Thiên Tài Người Do Thái Sau khi hai giáo sư người Do Thái sống ở Mỹ đoạt giải Nobel Hóa học năm nay, nó đặt ra câu hỏi: Tại sao người Do Thái đã rất thành công trong lĩnh vực này, mặc dù dân số theo tỷ lệ nhỏ của họ? Khoảng 20% hoặc 1 trong 5 người đoạt giải Nobel là người Do Thái, nhưng người Do Thái chỉ chiếm chưa đầy 0,2% dân số thế giới. Một giả thuyết phổ biến trong một bài luận một vài năm trước đây gọi là Thiên Tài người Do Thái của tác giả Charles Murray, người tạo ra ý tưởng về siêu gen. Ông viết rằng "một cái gì đó trong gen giải thích chỉ số IQ rất cao của người Do Thái ." Khoảng 20% hoặc 1 trong 5 người đoạt giải Nobel là người Do Thái, nhưng người Do Thái chỉ chiếm chưa đầy 0,2% dân số thế giới. Nhưng một lý thuyết mới đã nổi lên của Robert Aumann, một người Do Thái đoạt giải Nobel Kinh tế (Lý thuyết trò chơi) vào năm 2005. Ông cho rằng điều tạo ra các thiên tài người Do Thái là do truyền thống đọc sách nói chung và cụ thể là học Kinh Thánh Do Thái (Kinh Ngũ Thư bao gồm Sách Sáng thế, Sách Xuất hành, Sách Lêvi, Sách Dân số và Sách Đệ nhị luật). Điều tạo ra các thiên tài người Do Thái là do truyền thống đọc sách nói chung và cụ thể là học Kinh Thánh Do Thái "Học sách Kinh Thánh Do Thái là một sự theo đuổi tri thức, và tôn vinh giá trị này cuối cùng để theo đuổi các mục đích khác," Aumann đã nói với Đài phát thanh quân đội Do Thái. "Ngôi nhà của người Do Thái có đầy đủ sách, còn những ngôi nhà khác có thể hoặc không thể có. Nhà của người Do Thái bị tràn lan ngập đầy những cuốn sách. Trong suốt các thế hệ chúng ta đã vinh dự để theo đuổi trí tuệ này ... Học sách Kinh Thánh Do Thái làm cho đất nước và con người đạt được chất lượng tốt nhất và cao nhất. " Học sách Kinh Thánh Do Thái làm cho đất nước và con người đạt được chất lượng tốt nhất và cao nhất Sau tất cả những điều này, người Do Thái là Dân Tộc Của Sách (Sách Kinh Thánh) Dịch từ bài báo http://www.israeltoday.co.il/NewsItem/tabid/178/nid/24286/Default.aspx
    1 like
  7. Tập Cận Bình điều chỉnh chiến lược sau thất bại của chuyến thăm Hoa Kỳ Hồng Thủy 13/11/15 06:41 Thảo luận (4) (GDVN) - Bắc Kinh sẵn sàng "làm mềm lập trường" của Trung Quốc trong vấn đề Senkaku, đồng thời cảnh báo chống lại Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông. Mỹ điều B-52 áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa Học giả Campuchia: Hãy thận trọng khi nhận viện trợ của Trung Quốc Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cân nhắc các phương án đưa quân đội Nhật đến Biển Đông Nikkei Asia Review ngày 12/11 bình luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã khởi động một chiến dịch hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng đã trở nên căng thẳng sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ trong tháng 9 mà không đạt được kết quả nào có ý nghĩa. Bắc Kinh đã bị cô lập vì những hành vi leo thang gây hấn của mình trên Biển Đông. Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: SCMP. Bắc thân Triều Tiên, Đông hòa Nhật Bản Tập Cận Bình mới đây đã gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, đồng thời phái đặc sứ đến gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un để cải thiện mối quan hệ trong khu vực, phá thế bị cô lập vì Biển Đông. Trong một bài viết rất đáng ngạc nhiên đăng trên website Bộ Quốc phòng Trung Quốc gần đây, Lưu Á Châu, Thượng tướng - Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh phải làm hết sức mình để tránh xung đột với Nhật Bản. Ông Châu cảnh báo, việc sa đà vào một cuộc đụng độ với Nhật Bản có thể gây ra mất ổn định đối với chế độ cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc. "Hải quân Nhật Bản tuyên bố rằng, một khi chiến tranh nổ ra, họ có thể hủy diệt Hạm đội Đông Hải rõ ràng chỉ trong 4 giờ. Đây không phải là một trò đùa", Lưu Á Châu viết. Nếu Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến tranh mà không thể giành chiến thắng, các vấn đề quốc tế sẽ trở thành vấn đề trong nước. Lưu Á Châu khá nổi tiếng với quan điểm diều hâu chống Nhật đến cùng, nhưng xu hướng đối đầu với Nhật Bản rõ ràng vắng bóng trong bài viết này. Ông khẳng định rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Senkaku/Điếu Ngư không phải vấn đề lớn trong quan hệ song phương. Tướng Lưu Á Châu còn nói rằng, quan hệ Trung - Nhật không kém phần quan trọng hơn quan hệ Trung - Mỹ. Đây là lần đầu tiên một viên Thượng tướng Trung Quốc chỉ mới 2 năm trước còn tham gia sản xuất một vídeo tài liệu về âm mưu của Mỹ lật đổ đảng Cộng sản Trung Quốc công khai hạ giọng với Mỹ, Nhật. Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề ngoại giao đã tỏ ra cay đắng vì quân đội nước này đã bóp chết cơ hội để thực hiện dự án hợp tác khai thác dầu khí trên vùng biển chồng lấn giữa hai nước ở Hoa Đông năm 2008 mà Lưu Á Châu từng là người phản đối gay gắt nhất. Chưa sẵn sàng đối đầu với cơn thịnh nộ của Hoa Kỳ Xu hướng xem lại chiến lược đang trở nên rõ ràng hơn, đó là lý do tại sao Lưu Á Châu đột ngột thay đổi quan điểm, theo đuổi một phương pháp tiếp cận hòa giải hơn với Nhật Bản. Ông Châu là con rể của cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông hiện đang là Chủ tịch Hội liên hiệp hữu nghị Trung Quốc với các nước và có quan hệ thân thiết với Tập Cận Bình, cùng xuất thân từ tầng lớp hạt giống đỏ. Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc. Theo một chuyên gia về an ninh quốc gia Trung Quốc, bài viết của Lưu Á Châu là nỗ lực ngầm của Tập Cận Bình để thuyết phục quân đội Trng Quốc rằng, chưa phải lúc để đối đầu quân sự với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Một cuộc xung đột nổ ra lúc này Trung Quốc sẽ không có cơ hội giành chiến thắng, thậm chí lại làm suy yếu sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc với các vấn đề trong nước. "Tập Cận Bình tung ra một đòn thăm dò dưới hình thức bài viết của một nhà bình luận để đánh giá khả năng làm lành trong mối quan hệ với Nhật Bản. Nhưng trọng tâm thực sự của Tập Cận Bình là quan hệ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ", chuyên gia này nói với Nikkei Asian Review. Ông Bình đã chịu nhiều áp lực sau chuyến thăm Mỹ cuối tháng 9. Ông đã đối đầu với Tổng thống Barack Obama trong vấn đề bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Biển Đông. Thất bại thậm chí đến mức hai nước không thể ra tuyên bố chung, việc Hoa Kỳ bắt đầu thách thức các yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là không thể tránh khỏi. Điều chỉnh chiến lược, vỗ về các nước trong khu vực Để kiềm chế phản ứng của quân đội Trung Quốc với các hoạt động của Mỹ cũng như làm giảm tâm lý chống Trung Quốc trong khu vực, Tập Cận Bình đã tranh thủ sự giúp đỡ của 3 sứ giả vào đầu tháng 10, trong khoang thời gian bài bình luận của Lưu Á Châu xuất hiện. Đầu tiên, ông phái Lưu Vân Sơn, một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị sang Triều Tiên gặp Kim Jong-un ngày 9/10 và trao tận tay ông Jong-un lá thư tay của Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Trung Quốc sang Bình Nhưỡng trong 5 năm qua, ám chỉ Tập Cận Bình muốn cải thiện quan hệ với Kim Jong-un, mở ra khả năng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ thăm Trung Quốc. Người thứ 2 là Dương Khiết Trì, một Ủy viên Quốc vụ được phái sang Nhật Bản trong chuyến công du được thu xếp quá vội vàng. Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Tokyo của một quan chức hàng đầu Trung Quốc về chính sách đối ngoại dưới sự quản lý của Tập Cận Bình. Ông đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 14/10, Dương Khiết Trì tỏ rõ Bắc Kinh sẵn sàng "làm mềm lập trường" của Trung Quốc trong vấn đề Senkaku, đồng thời cảnh báo chống lại Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông. Cách tiếp cận của Dương Khiết Trì rất phù hợp với nội dung bài viết của Lưu Á Châu. Đại diện đặc biệt thứ 3 của Tập Cận Bình là Trương Chí Quân - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Đài Loan đã hội đàm với người đồng cấp Đài Loan ở Quảng Châu ngày 14/10 để thu xếp cho cuộc họp thượng đỉnh với Mã Anh Cửu tại Singapore ngày 7/11. Chuyên gia cho biết, Tập Cận Bình tự mình quyết định hoàn toàn về quan hệ với Đài Loan. Bằng cách gặp Mã Anh Cửu, Tập Cận Bình đã bắn phát súng cảnh cáo vào phe đối lập Đài Loan ủng hộ độc lập, đảng Dân chủ tiến bộ, cũng như tránh bị cô lập hoàn toàn trong vấn đề Biển Đông", chuyên gia nói. Kể từ khi tàu USS Lassen Hoa Kỳ tuần tra trong 12 hải lý quanh bãi cạn Xu Bi ngày 27/10, quân đội Trung Quốc đã tự kiềm chế không có bất cứ hành động liều lĩnh nào. Điều này cho thấy các lập luận trong bài viết của Lưu Á Châu đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc chấp nhận. Tuy nhiên Tập Cận Bình không dừng lại ở đây mà tiếp tục nỗ lực trong các hoạt động đối ngoại để đảm bảo rằng không phải Trung Quốc đang bị cô lập. Ông dùng sức mạnh kinh tế để đổi lấy ảnh hưởng ở khắp châu Âu với chuyến thăm vương quốc Anh và mời lãnh đạo Pháp, Đức thăm Trung Quốc. Trong khi tình bạn thực sự khó kiếm hơn ở châu Á, tuần trước ông Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam, quốc gia láng giềng từng đụng độ quân sự (Trung Quốc gây hấn) những năm 1970, 1980, gần nhất là khủng hoảng giàn khoan 981 tháng 5 năm ngoái. Chuyến thăm cũng có thể được thiết kế để làm mịn hơn mối quan hệ có nhiều thăng trầm mà Hoa Kỳ có thể khai thác, Nikkei Asian Review bình luận. Cách tiếp cận mới của Tập Cận Bình với Nhật Bản cung cấp cho Tokyo một cơ hội để đinh hướng quan hệ Trung - Nhật theo ý mình muốn. Tuy nhiên Nhật Bản phải ghi nhớ rằng, Trung Quốc rất giỏi trong các trò chơi địa chính trị. Do đó Nikkei Aisian Review khuyến nghị, Thủ tướng Shinzo Abe và nội các của ông phải đánh giá chính xác các tình huống có thể "thay đổi như chất lỏng" trong quan hệ Trung Quốc - Đài Loan, Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên và khu vực Đông Nam Á. Hồng Thủy ====================== Muộn quá rồi! Thưa ngài Tập Cận Bình! Trước cuộc gặp chính thức của ngài với Tổng Thống Hoa kỳ Obama, lão Gàn đã báo trước 3g đồng hồ, sự thất bại của cuộc gặp mặt đình đám trong lịch sử ngoại giao của nhân loại. Tất nhiên, lão Gàn biết trước điều này từ khi nghe tin ngài có ý định sang Hoa Kỳ gặp TT Obama. Nhưng chỉ chờ đến sát nút, mới công bố dự báo của mình. Ý định của lão là chỉ công bố trước một giờ, nhưng vì không biết lịch trình của ngài nên sớm hơn 2g. Khiến cho đoán sai màu calavatte của ngài. Màu xanh trở thành màu đỏ. Ngài thì không phải Long Vương sông Kinh Hà, trong Tây Du Ký, cố tình làm sai lời dự báo của thày bói. Nhưng vì lão Gàn đoán sai màu calavatte, nên lão nhận thấy sự việc nghiêm trọng lão tưởng hơn rất nhiều: Sự đối đầu Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là rất quyết liệt. Kể cả khả năng chiến tranh. Hay nói cách khác: Đây sẽ là cuộc đối đầu không khoan nhượng, dưới mọi hình thức cho đến khi có kết quả cuối cùng. Lão xin nói thẳng với ngài là như vậy. Với nước Nga tuy hầm hứ vậy, nhưng Hoa Kỳ có thể bắt tay và trở thành Đồng minh, nhưng với nước của ngài thì không. Lão có thể nói thẳng thế này: Ngay bây giờ, ngài có long trọng công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, Senkaku là của Nhật thì cũng không còn cơ hội hòa bình với Hoa Kỳ. Huống chi ngài không thể dám làm việc này. Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Hoa Kỳ, mọi cánh cửa ngoại giao đã khép lại trên thực tế. Cho nên mọi cố gắng của ngài hoàn toàn vô ích. Sở dĩ lão Gàn xác định như vậy vì biển Đông, Senkaku/ Điếu Ngư chỉ là cái cớ để một cuộc đối đầu toàn diện sẽ xảy ra, và vì nó không phải bản chất của cuộc đối đầu. Cái này lão Gàn nói nhiều rồi. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên mà một tướng Mỹ đã phát biểu từ lâu rằng: "Việt Nam không cần phải ngả theo phe nào". Hay nói rõ hơn: Ngay cả việc Việt Nam có ủng hộ ngài thì điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rút 60% quân lực ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Bởi vậy, dù quân đội của ngài có im re trước những hoạt động của tàu chiến, máy bay B52 trên biển Đông thì cũng chẳng có tác dụng thay đổi bản chất của "canh bạc cuối cùng". Ngài tưởng rằng sẽ thuyết phục được Nhật Bản theo ngài sẽ làm mềm khả năng đối đầu với Hoa Kỳ chăng? Xin lỗi! Ngay cả việc ngài long trọng công nhận Senkaku và ngài Thủ Tướng Abe của Nhật tuyên bố ủng hộ ngài lúc này, thì cũng chỉ có tác dụng điều chỉnh sách lược của Hoa Kỳ và không làm thay đổi mục đích. Huống chi đây là điều ngài không thể làm. Những việc làm của ngài mang tính rất tiểu tiết, lão đây không thấy cái "đại cục" mà các ngài hay nói tới nó nằm ở chỗ nào trong sách lược của ngài. Từ lâu, lão đã đặt điều kiện tiên quyết rằng: Chỉ có long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến mới là giải pháp cứu cái thiên hạ này thoát khỏi một kết cục không mấy tốt đẹp. Lão nói ra rả, lão nói như ve, lão nói khản cả cổ. Nhưng lão cũng biết rằng chẳng mấy ai tin lão, vì không dễ gì cả cái lịch sử của nền văn minh này, hiểu ngay lập tức rằng: Văn minh Đông phương không phải của văn minh Hán, mà thuộc về văn minh Việt. Đương nhiên, cũng sẽ chẳng có ai có thể hiểu được mối liên hệ giữa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và sự tiếp tục phát triển của tương lai... Cho đến khi ngài long trọng phát biểu "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" thì mọi chuyện đã chấm dứt ở đây. Lão thừa biết khoa học cái điếu gì khi đám tư duy ở trần đóng khố nhao nhao phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.
    1 like
  8. Động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra gần đảo tại Mỹ (Vietnam+) lúc : 10/11/15 06:29 (Nguồn: bnonews.com) Theo Reuters, ngày 9/11, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết đã xảy ra một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter gần đảo Atka thuộc chuỗi đảo Aleutian ở bang Alaska, miền Bắc nước Mỹ. Theo USGS, trận động đất này cách đảo Atka 93km về phía Đông Nam./. =============================== Thưa quý vị và anh chị em. Không phải trận này. Trận động đất kinh hoàng thứ tư mà tôi tiên tri phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây: 1/ Xấp xỉ 9 độ richter. Tức là từ 8, 6 đến 9, 5 độ rích ter. 2/ Phải xảy ra ở một siêu cường. 3/ Có tính hủy diệt một vùng lãnh thổ. 4/ Chỉ xảy ra trong năm Ất Mùi Việt lịch. Nếu không đúng như vậy tôi đoán sai.
    1 like
  9. LỜI TIÊN TRI 2015 Động đất là thiên tai ấn tượng của năm nay..... ==================================== Động đất mạnh tại Indonesia, không có cảnh báo sóng thần (Vietnam+) lúc : 08/11/15 18:44 Theo THX, Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia cho biết ngày 8/11 đã xảy ra một trận động đất mạnh 6 độ Richter tại tỉnh Bắc Sumatra, song không có cảnh báo sóng thần được đưa ra. Trong khi đó, theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất này mạnh 6,1 độ Richter. Tâm chấn của động đất ở dưới sâu 75,07km, ban đầu được xác định ở 0,7426 độ vĩ Bắc và 98,8752 độ kinh Đông./. ==================================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Quý vị và anh chị em chuẩn bị chứng nghiệm lời tiên tri liên quan đến động đất, tặng riêng cho nhà sử học dốt nát và bần tiện nhất của Hoa Kỳ L. Kelley, để ông ta và những kẻ quá tự tin vào sức mạnh, quyền lực của họ có một chút khái niệm về sức mạnh của vũ trụ được mô tả qua Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - điều mà ông L.Kelly không đủ tầm để hiểu. Tôi rất tôn trọng những nhà sử học Hoa Kỳ chân chính.
    1 like
  10. Động đất 6,8 độ Richter ở Chile 07/11/2015 16:35 (TNO) Một trận động đất 6,8 độ Richter làm rung chuyển Chile vào ngày 7.11, nhưng không có cảnh báo sóng thần và vẫn chưa có báo cáo về thương vong và thiệt hại. Một căn nhà bị hư hại sau trận động đất ở miền trung Chile hồi tháng 9.2015 - Ảnh: Reuters Trận động đất, với tâm chấn tại vùng Coquimbo ở độ sâu 36 km, xảy ra vào lúc 4 giờ 31 (tức 14 giờ 31 theo giờ VN) ngày 7.11, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết. Nhưng Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương không đưa ra lệnh cảnh báo sóng thần sau trận động đất này, theo AFP. Tâm chấn động đất ở gần bờ biển, cách thành phố Ovalle 47 km và cách thủ đô Santiago gần 300 km về phía bắc. ONEMI, cơ quan tình huống khẩn cấp quốc gia Chile, ban đầu đưa ra cảnh báo sóng thần nhưng vài phút sau đó rút lại cảnh báo. Hồi tháng 9.2015, trận động đất 8,3 độ Richter cũng xảy ra ở Coquimbo, dẫn đến sóng thần khiến 15 người chết và 16.000 người mất nhà cửa. Vào tháng 2.2010, trận động đất 8,8 độ Richter làm rung chuyển khu vực bờ biển phía nam Chile khiến trên 500 người chết và gây thiệt hại 30 tỉ USD. Phúc Duy ======================== Thưa quý vị quan tâm. Lão Gàn đã xác định động đất là thiên tai ấn tượng của năm nay. Khi xảy ra trận động đất thứ hai, lão đã xác định còn hai trận động đất nữa, nhưng nhẹ và không gây thiệt hại đáng kể. Nhưng do sự láo toét của nhà sử học Mỹ Kelley, phủ nhận những gía trị của văn hiến Việt, khiến lão phải động tâm xem lại. Và nhận thấy rằng: Trận động đất lớn thứ tư thật sự gây ấn tượng (Động đất nhỏ lặt vặt như trận mô tả trong bài trên không tính) và sẽ xảy ra ở một siêu cường.
    1 like
  11. 1 like
  12. Chào bác PCNDL, Cháu nhờ bác xem dùm cháu lá số của cháu xem khi nào thì sang vận mới hả bác? Hiện tại nhà cháu chỉ kiếm tiền lai rai đủ sinh hoạt thôi bác ạ, chẳng tích trữ được gì. Có nhiều người xem lá số của cháu nói cháu và chồng khắc nhau lắm phải không bác? Bình thường thì không sao cứ vào công việc gì thì chúng cháu hay có những ý kiến khác nhau.: Cung phu thê xung khắc Với lại nhờ bác xem kỹ vận hạn dùm cháu với vì ai cũng nói cháu có tang trong năm nay nên cũng lo lắng (người bạn này nói là ba chồng cháu). Cái này thì đề phòng thôi chứ chưa chắc có, đề phòng tai nạn sông nước hay thay đổi công việc hay chổ làm. BÁc xem giúp cháu trong năm nay có bị vận hạn gì không bác. Năm nay bạn bị 3 cái hạn trong các tháng 2,4,8 âm lịch và bạn kỵ với nhửng năm: Tý, Dần, Ngọ và Thân. Hồi tháng 4 al chúng cháu có cãi cọ nhau, sang tháng 5 al nhà cháu lại bị trộm viếng thăm mất máy tính và điện thoại. Bác xem giúp cháu về sức khoẻ : Nên đề phòng tai nạn ngoài đường, lúc nhỏ hay đau yếu, ăn uống kém. Đề phòng bệnh về phổi về sức khỏe không được tốt, cẩn thận coi chừng bị bệnh nặng. và đường quan lộc nữa nha bác: Bạn ra ngoài làm việc nhanh nhẹn, lanh lợi rất hợp với các công việc có tính lưu động, do nhờ cái miệng dẽo thì có cái ăn nhưng hay bị thị phi ganh tị tuy nhiên cung Quan Lộc của bạn rất tốt có cả phú lẫn quý. Cháu cám ơn bác rất nhiều. Đây là là số của cháu.
    1 like