-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/11/2015 in all areas
-
Quán vắng!
thienma_78 and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Fb Thiên Sứ Lạc Việt Thien Su Lac Viet Mấy giáo sư tiến sĩ viện cớ có nhiều dị bản. Hình như ngót 30 bản, để biện minh cho họ. Nhưng họ cần phải hiểu - người làm bài thơ này đâu có rách việc mà làm ra ba mươi bản khác nhau. Chỉ có một bản gốc thôi. Rồi lưu truyền cả hàng ngàn năm, thiếu gì những tay rách việc và hiểu nhầm bản thân - cứ tưởng mình thông thái, thế là sửa "vung xích chó". Một ngàn năm trôi qua, nó trở thành văn bản cổ lưu truyền. Ngay truyện Kiều, nổi tiếng là thế, có tác giả rõ ràng, mà mới có ngót 200 năm, cũng gần một trung đội dị bản. Giáo sư tiến sĩ, học giả, học thật cũng thừa cơ "chém gió vung xích chó", cãi nhau như mổ bò vì đụng chạm đến tự ái. Bởi vậy, dị bản không phải lý do để biện minh cho việc thẩm định một giá trị của một hiện tượng lịch sử. Bài Nam Quốc Sơn Hà không thể coi là một bài thơ thể hiện lòng yêu nước. Mà phải coi là một văn bản lịch sử chính trị được mô tả bằng thơ. Cho nên không thể sửa "vung xích chó" như thơ Nguyễn Du được. Nhưng ngay cả thơ Nguyễn Du, cũng không phải muốn sửa thế nào là sửa. Vì nó đã trở thành một hình tượng tiêu biểu cho nền văn hiến Việt trong lĩnh vực văn học. Huống chi là bài Nam Quốc sơn hà.5 likes -
Bộ Ngoại Giao Việt Nam bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Tàu ở biển Đông thì hoàn toàn đúng đắn về mặt chính trị để bảo vệ chủ quyền với những chứng cứ vững chắc, không thể chối cãi, về sự thực thi quyền hành chính (Chứng tỏ chủ quyền) từ hàng trăm năm trước. Nhưng phát ngôn của ông Tập ở Wasington và Singapore về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông từ thời cổ sử" thì lại là chuyện chứng minh khoa học từ cội nguồn Việt sử - Tức lại là chuyện từ hàng ngàn năm trước. Đây là hai vấn đề khác nhau. Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử được xác định tính chân lý thì ông Tập Cận Bình không có "cơ sở khoa học" để nói điều này. Nhưng thật tiếc cho ông Tập Cận Bình! Khi xác định chủ quyền từ thời cổ sử của Trung Quốc trên biển Đông, chính ông ta và những kẻ phụ họa đã tự đẩy nhau vào thế bí. Họ đã chấp nhận đối đầu với Hoa Kỳ. Mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng sập. Hoa Kỳ sẽ không dừng lại chỉ ở việc bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông. Hãy chờ xem! Không mất thời gian nhiều như lão chờ kết quả thử nghiệm Hạt của Chúa đâu. Vấn đề còn lại - như lão Gàn đã nói từ 2008 - là tránh cho Việt Nam bị giăng miểng trong cuộc đối đầu quyết liệt của "canh bạc cuối cùng". Muốn thoát khỏi giăng miểng, hoặc giăng miểng ít nhất thì Việt sử 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Và nó cũng chỉ có thời hạn của nó. Nhưng đấy cũng chỉ là quan điểm cá nhân.3 likes
-
Nhân tố có thể xoay chuyển cục diện đối đầu Mỹ-Trung Quốc Hải Võ | 13/11/2015 13:50 Tạp chí The Week (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích chỉ ra một hướng đi mà Washington và Bắc Kinh cần thực hiện nếu không muốn mâu thuẫn leo thang thành xung đột. (Ảnh minh họa) Truyền thông Mỹ đánh giá, mâu thuẫn hiện nay giữa siêu cường số 1 thế giới và Trung Quốc - quốc gia không ngừng trỗi dậy - khó có thể dung hòa được và va chạm là điều tất yếu sẽ xảy ra. Bài viết của tác giả Noah Millman đăng trên The Week hôm 12/11 nhận định, biện pháp tốt nhất để Mỹ-Trung tránh được chiến tranh chính là thống nhất bán đảo Triều Tiên. Theo đó, các siêu cường thường sẽ áp đặt các biện pháp kiềm chế sự đi lên của thế lực mới nổi, khiến cho sự va chạm giữa các thế lực cũ-mới trở thành xu thế tất yếu. Quan điểm này giống với cách mà Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer về khoa học và các vấn đề quốc tế thuộc Trường Kennedy của ĐH Harvard, đánh giá tình trạng đối đầu Mỹ-Trung như một "cái bẫy Thucydides". Nhà báo Millan lấy ví dụ, việc Mỹ tăng cường hợp tác quan hệ với đồng minh Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ bị Bắc Kinh cáo buộc là "chiến lược bao vây Trung Quốc" và đưa ra hành động trả đũa. "Trên thực tế, cơ hội tốt nhất để Trung Quốc và Mỹ tránh được chiến tranh nằm ở bán đảo Triều Tiên," Millan viết. "Không thể loại trừ khả năng chiến tranh sẽ bùng nổ ở CHDCND Triều Tiên và ảnh hưởng đến vị thế cầm quyền của gia tộc họ Kim. Như vậy, với sứ mệnh chủ nghĩa nhân đạo và gìn giữ an ninh, quân đội Mỹ sẽ phải can thiệp vào bán đảo Triều Tiên. Cũng không loại trừ một Tổng thống Mỹ trong tương lai sẽ khởi động hành động quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng, giống như những gì Mỹ từng làm với Iraq hay trước đây là chiến tranh Triều Tiên," Noah Millan phân tích. Trong bối cảnh hiện tại, Washington cho rằng nếu quân đội Mỹ can thiệp vào tình hình bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ duy trì vị trí trung lập. Điều này được lý giải rằng Bắc Kinh sẽ khó chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả nếu tham chiến, trong khi nếu đối đầu đến cùng, Trung Quốc không thể ngăn cản được Mỹ. Dù vậy, một cuộc xung đột như vậy, dù chỉ là nguy cơ tiềm ẩn, vẫn trở thành mối đe dọa vô cùng lớn đối với Trung Quốc và thậm chí khiến Bắc Kinh "manh động" hơn trong những hành động nhằm "đuổi" Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters Đàm phán Mỹ-Trung về bán đảo Triều Tiên? "Thời điểm để xoa dịu nguy cơ tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc chính là lúc này, trước khi một cuộc khủng hoảng bùng phát," ông Millan phân tích. Ông đặt giả thiết Mỹ-Trung triển khai các cuộc hội đàm song phương bí mật về tương lai của bán đảo Triều Tiên. Sự bí mật cả một cuộc đàm phán như vậy được nhấn mạnh để tránh phản ứng tiêu cực từ Triều Tiên và Hàn Quốc khi những "người trong cuộc" này bị "bỏ rơi". Noah Millan cho rằng, nếu bán đảo này đi đến thống nhất, các bên cần cam kết rõ ràng rằng Mỹ chấp nhận một bán đảo không hạt nhân và không có căn cứ quân sự Mỹ, trong khi Trung Quốc phải thừa nhận bán đảo Triều Tiên hòa bình và thống nhất "không phải là cơ sở để Mỹ bao vây Trung Quốc". Nhà báo này cũng nhắc lại việc Mỹ can thiệp vào một số quốc gia Liên Xô cũ trong quá khứ sau khi Liên bang này tan rã là một lịch sử khiến Bắc Kinh không tin tưởng Washington. Tuy vậy, việc triển khai đối thoại về tình hình Triều Tiên trong thời điểm này được cho là phù hợp bởi bán đảo này đang trong giai đoạn tương đối ổn định, cho phép Mỹ-Trung đạt được một số nhận thức chung. Thêm vào đó, việc Thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua đã chứng minh Washington vẫn có thể đạt được các thỏa thuận ngoại giao bất chấp sức cản lớn từ trong nước. Việc Trung Quốc tham dự đàm phán thỏa thuận hạt nhân này cũng nhằm tạo ra tiền lệ để 2 nước tiến hành đàm phán về các vấn đề hạt nhân quốc tế khác. Theo Noah Millan: "Trong trường hợp tốt nhất, những cuộc đối thoại như thế sẽ giúp giải quyết những khúc mắc lớn trong chính sách ngoại giao. Nhưng dù là tệ nhất thì các nhà hoạch định chính sách cấp cao nhất của song phương cũng có được cơ hội để hiểu rõ và đúng hơn về lợi ích cốt lõi của đối phương." Tác giả kết luận: "Nếu chúng ta không thể đi đến kết quả mang tính xây dựng và thực tế trong một diễn đàn như vậy thì tình hình sẽ còn ra sao khi những lợi ích song phương phân cực sâu sắc hơn?" ============================= Đến bây giờ truyền thông Mỹ mới nhận thấy điều này. Còn lão thì từ 2008 lận. Muộn rồi em ạ. Lại thế nữa cơ à?! Điều này lão Gàn nói cũng rất lâu lém rồi. Còn đưa ra cả thời hạn cho sự thống nhất hai miền Cao Ly nữa cơ - không quá 2016 - Nhưng nó không phải yếu tố tương tác mạnh gây ảnh hưởng đến sự đối đầu Mỹ Trung. Hiểu không - Thưa ông Noah Millman? Toàn chém gió vớ vẩn! Nghe lão Gàn nói đây: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, thì may ra - May ra thôi. Vì nó quá muộn rồi - mới có thể tránh đối đầu Mỹ Trung.2 likes
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thái Bình: Nữ tỷ phú 8x “tiêu biểu” bị khởi tố về tội danh lừa đảo Thứ tư, 11/11/2015 - 06:30 Dân trí Từng được vinh danh là 1 trong 3 gương mặt nữ nhận giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2012”, tỷ phú 8x phất lên từ chăn nuôi Trần Thị Thuấn Hoa đã bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Trần Thị Thuấn Hoa (SN 1982), trú tại tổ 24, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, nguyên là giám đốc công ty TNHH Thuấn Hoa, có trụ sở tại xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, đã bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo thông tin ban đầu, bà Hoa đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền 650 triệu đồng của Nhà nước. Bắt đầu từ năm 2012 - 2013, bà Hoa đã lập khống hàng loạt chứng từ để nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh về chăn nuôi (gọi tắt là VIETGAP) trái với quy định của pháp luật. Được biết, sau khi học xong cấp 3, bà Hoa đi xuất khẩu lao động từ Hàn Quốc và trở về nước năm 2005. Năm 2008, bà Hoa đấu thầu thuê 3,2ha đất nông nghiệp của xã Nam Cường và Đông Lâm, ở huyện Tiền Hải để xây dựng trang trại nuôi lợn thịt. Đây là mô hình chăn nuôi lợn tập trung, khép kín, tự động hóa cao được áp dụng theo quy trình công nghệ của Thái Lan. Bà Trần Thị Thuấn Hoa (ảnh báo Thái Bình) Thời điểm đó, mỗi tháng công ty của Hoa xuất gần 2.500 con lợn giống cho các trang trại trong tỉnh và cả nước, lợi nhuận đạt 5 tỷ đồng/năm, giải quyết 50 lao động thường xuyên, trong đó phần lớn là phụ nữ. Năm 2010, bà Hoa mở thêm 2 cơ sở chăn nuôi và nổi tiếng cả tỉnh Thái Bình về mô hình chăn nuôi cần nhân rộng cho bà con nông dân cả nước. Từ trang trại chăn nuôi, bà Hoa đã có nghiên cứu, ứng dụng đề tài “Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP và ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất lợn lai 4 giống”. Bà Hoa được vinh danh là 1 trong “10 gương mặt tiêu biểu toàn quốc năm 2012”. Ngoài ra, bà Hoa từng được nhận giải thưởng Lương Định Của, Bằng khen của UBND tỉnh và là đại biểu HĐND tỉnh Thái Bình 2011 - 2016. Ngày 9/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) Công an tỉnh Thái Bình đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Thị Thuấn Hoa. Đức Văn ========================= Với đẳng cấp thu nhập 5 tỷ VND/ năm thì không thể có ý nghĩ đi lừa 650 triệu ngân sách. Chẳng qua ham cái đề tài khoa học để thể hiện và quảng cáo về tinh thần khoa học hiện đại với đẳng cấp tri thức của việc chăn nuôi heo cho Cty, nên nhận thực hiện đề tài. Cô bé nên trả lại hết 650 triệu gọi là "khắc phục hậu quả", may ra thoát nạn. Ngày xưa, tôi đề nghị ông Quan Đông Hoa lập dự án xin tài trợ đề tài khoa học để biên soạn cuốn Hoàng Đế Nội Kinh. Nhưng ông từ chối vì bản thân ông và tôi không thể lập chứng từ giả được.1 like -
ĐỊA LÝ LẠC VIỆT & TÒA NHÀ MARINA BAY SANT. Tiếp theo KHÍ CHẤT CỦA TÒA NHÀ MARIAN BAY SANT VÀ SỰ TƯƠNG TÁC VỚI ĐẤT NƯỚC SINHGAPORE. Cái tiêu đề của tiểu mục này có vẻ "ăn to, nói lớn". Hẳn tương tác với đất nước Singapore, chứ không phải chuyện "ve chai, lông vịt". Nhưng tôi xác định ngay, tôi rất nghiêm túc với bài viết này. Tôi thường dạy các học trò của tôi (Tất nhiên là học viên lớp phong thủy cao cấp), rằng: "Các công trình tiêu biểu của một đơn vị xã hội nào đó, sẽ tương tác với đơn vị đó. Sự tương tác này hoàn toàn có tính quy luật, nên có khả năng tiên tri". Chính vì vậy, ngày xưa trong làng thì các cụ lãnh đạo làng của dân Việt, rất quan trọng cái đình làng là vậy.(*)Thí dụ vậy. Mọi người có thể đặt vấn đề: "Tòa nhà Marian Bay Sant thuộc tư nhân, vậy sao nó có thể ảnh hưởng đến đất nước Singapore?". Tôi xin phép trả lời rằng: Tuy nó thuộc về tư nhân, những đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của đất nước này. Chính vì vậy, ảnh hưởng của nó rất lớn. Cũng giống như những tòa nhà chọc trời ở New Yook tuy thuộc về tư nhân, nhưng là hình ảnh tiêu biểu của thành phố này và của cả nước Mỹ vậy. Bài viết này đến đây sẽ có nhiều khái niệm chuyên môn, nhưng tôi sẽ cố gắng thể hiện một cách dễ hiểu nhất, để những ai quan tâm thì cũng có thể cảm nhận được và có thể phản biện trên cơ sở những luận cứ của tôi. I/ VỀ HÌNH LÝ KHÍ CỦA MARIAN BAY SANTS Như tôi đã trình bày ở trên: Mọi hình tướng có thể cảm nhận trực quan, nhưng phải có thẩm định về những tri thức liên quan đến bản chất của khí. Về khí ứng dụng trong phong thủy và cả trong các ngành khác thuộc lý học Đông phương, cổ thư viết:"Dương thăng, Âm giáng". Nhưng cũng cổ thư viết "Âm nhô cao, Dương trũng thấp". Nhiều phong thủy gia và cả những nhà nghiên cứu về lý học Đông phương không hiểu bản chất của khái niệm Âm Dương trong "nghịch lý Âm Dương " này (Giống như "nghịch lý toán học Cantor"), nên đã nhận xét và ứng dụng rất sai về những mô tả này trong cổ thư chữ Hán. Về việc này, tôi đã có nhiều bài giảng rất kỹ về các vấn đề liên quan cho anh chị em lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Vấn đề quá dài, nên không thể mô tả ở đây. Nhưng kết luận của tôi là: "Cả hai nguyên lý trên đều đúng trong điều kiện cụ thể của nó, trong quá trình lịch sử hình thành vũ trụ và cụ thể trên Địa cầu". Phong thủy là phương pháp ứng dụng trên Địa cầu, nên ứng dụng nguyên lý: "Âm nhô cao. Dương trũng thấp". Cụ thể với tòa nhà Maryan Bay Sants (Từ này tôi viết tắt tên toàn nhà là MBS). Nguyên lý này cũng được giảng rất kỹ về bản chất trong PTLV cao cấp. Trên cơ sở này, tôi xác định rằng tòa nhà MBS, thuộc dạng cực âm so với môi trường xây dựng của nó. Tương tự như tất cả những toàn nhà cao tầng khác trên thế gian. Nhưng tòa nhà này lại không lâm vào tình trạng khốn khổ cho chủ đầu tư, như các tòa nhà Koengnam, Thuận Kiều Plaza và Thùy Dương Plaza, tất cả đều đã phá sản. Mặc dù chúng giống nhau về hình thức gồm nhiều log nhô cao và cùng đặt trên một chân đế. Quý vị và anh chị em so sánh những hình dưới đây: Thuận Kiều Plaza Thùy Dương Plaza Tòa nhà MBS Về cái xấu của các toà nhà phạm Thiên Trảm sát, tôi đã phân tích ở những bài trên. Và ngay cả trường hợp phạm Thiên Trảm sát, cũng chỉ là một yếu tố xấu, trong hàng trăm yếu tố tốt xấu tương tác lên toàn nhà. Cho nên nó cũng không phải yếu tố duy nhất xấu, làm sụp đổ sự nghiệp của chủ đầu tư. Nhưng nó là yếu tố quan trọng. Nói theo khoa học hiện đại thì đó là yếu tố tương tác mạnh. Trong Lý học, những nhà nghiên cứu đều biết đến một nguyên lý, là "Âm Dương tương giao. Thiên nhất sinh thủy". Bởi vậy, với nguyên lý Âm nhô cao do ba log của tòa nhà MBS, nếu như nó chỉ có mái bằng trên đỉnh ba log này. Cụ thể là hình tượng con thuyền làm mái nhà và không có bể bơi. Trong trường hợp này - không có bể bơi - Như vậy, nó sẽ phạm cách "Cô Âm". Nhưng rất hay ở chỗ phong thủy gia thiết kế toàn nhà này đã đưa cả một bể bơi lên phía trên. Như vậy đây chính là một độc chiêu của vị thày phong thủy thiết kế tòa nhà này. Bởi vì nó hợp cách và cũng là nguyên lý: "Âm Dương tương giao. Thiên nhất sinh thủy". Thiết kế này đã phá cách cô âm của những tòa nhà cao tầng. Nó tạo được sự hài hòa Âm Dương giữa độ cao ngất ngưởng của tòa nhà (Cực âm) với Dương khí từ vũ trụ. Mặc dù là nhân tạo, nhưng phù hợp với nguyên lý. Chúng ta đã từng chiêm ngưỡng những dãy núi cao hùng vĩ, từ trên núi thác nước bạc đổ xuống ầm ầm, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên gây xúc động lòng người. Sự xuất hiện của những thác nước từ trên núi cao, chính là nguyên lý của sự hài hòa Âm Dương "Âm Dương tương giao, Thiên nhất sinh thủy". Tòa nhà MBS đã mô phỏng tự nhiên, thỏa mãn nguyên lý này. Không chỉ một cái bể bơi hoành tráng cheo leo trên đỉnh tòa nhà MBS, có thể nói trong tòa nhà này, nước được thể hiện ở khắp nơi. Gần như tất cả những hình thức trang trí kiến trúc bên ngoài các log, phía dưới khe rỗng của từng log, đều là những bể nước tràn chảy liên tục. Điều này cho thấy nguyên lý mô phỏng tự nhiên "Thiên nhất sinh thủy", được áp dụng triệt để. Nó giống như hình ảnh nước từ trên thác cao đổ xuống và tụ thành hồ dưới nền của tòa nhà MBS. Trong phong thủy Âm trạch, cổ thư có ghi: "Ở nơi trũng thấp, huyệt tụ ở chỗ cao". Tòa nhà MBS chính là tòa nhà cao nhất ngay gần sát biển. Nên Âm khí tụ ở đây. Cho nên có thể nói rằng: Đây là một tòa nhà chuẩn về phong thủy - nếu xét về góc nhìn chuyên môn của Hình Lý Khí - Bởi vậy, không khí sinh hoạt ở đây rất tấp nập. Cả ngày lẫn đêm. Thiên Sứ tôi may mắn đã được đến đây và ở lại trong phòng VIP nhất trong khách sạn của của tòa nhà MBS. Phòng của tôi ở nhìn ra vịnh Victoria, trên tầng cao, và đó chính là phòng dành cho những người đứng đầu quốc gia khi nghỉ tại đây. Bởi vậy, tôi có dịp quan sát hầu hết những sinh hoạt chính của tòa nhà này. Rất tiếc! Những hình chụp kỷ niệm của tôi với tòa nhà MBS không tìm thấy để có thể minh họa một cách sắc sảo cho bài viết này. Tính cực vượng của Âm khí trong tòa nhà này và sự hài hòa Âm Dương, đã mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Các yếu tố khác trong Địa Lý Lạc Việt, như: Năm khánh thành tòa nhà, Hướng nhà và cấu trúc bên trong ngôi nhà...tôi không có tư liệu nên không thể phân tích riêng phần cho những yếu tố này. Chính vì tính chất cực vượng của Âm Khí, nên nó thích hợp với việc mở casino - Tất nhiên không thể quy mô như ở Las Vegas - Nhưng có thể nói, nó rất có khả năng trở thành một nơi cờ bạc nổi tiếng của đảo quốc Sư Tử này. Chỉnh vì vậy, nó sẽ gây tương tác với chính đất nước này, qua sự phân tích tiếp theo đây. Còn tiếp. II/ MARIAN BAY SANTS - HỆ QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI SINGAPORE Từ góc nhìn Địa Lý Lạc Việt. =============== * Chú thích: sự phố biến kiến thức phong thủy liên quan đến cái đình làng ở Việt Nam, là một ví dụ nữa cho thấy Phong thủy thuộc về nền văn hiến Việt. Ở Trung Quốc tuy có nhiều thày phong thủy, nhưng vấn đề phong thủy cái đình làng - tức là sinh hoạt đời sống văn hóa cụ thể - lại không phổ biến.1 like
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Băn khoăn bản dịch "Sông núi nước Nam": Tổng chủ biên lên tiếng! Thứ ba, 10/11/2015 - 13:21 Dân trí Trước băn khoăn của dư luận về bản dịch "Sông núi nước Nam" được in trong SGK Ngữ văn lớp 7 - Tập 1 của NXB Giáo dục Việt Nam trích theo bản dịch của Lê Thước - Nam Trân chưa hay, GS Nguyễn Khắc Phi, Tổng Chủ biên cuốn sách đã lên tiếng giải thích rõ vấn đề này. >> Từ Nam quốc sơn hà nghĩ về tính hai mặt của đời sống Vừa qua, dư luận băn khoăn về bản dịch “Sông núi nước Nam” trong sách giáo khoa (SGK) ngữ văn lớp 7, tập 1 đưa các bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền của danh tướng Lý Thường Kiệt khác với bản dịch lâu nay nhiều người vẫn thường biết đến khiến nhiều ý kiến không đồng tình cho rằng bản mới không hay. Bài thơ: “Nam quốc sơn hà" ("Sông núi nước Nam”) lưu truyền được dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Bản dịch được đưa vào sách ngữ văn 7 là do học giả Lê Thước (1891-1975) và nhà thơ Nam Trân (1907-1967) dịch, được đăng trong cuốn Thơ văn Lý Trần, từ năm 1977 như sau: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Bên cạnh đó, trong SGK ngữ văn 7, đưa ba bản dịch chữ quốc ngữ của bài thơ Nam quốc sơn hà chứ không chỉ riêng bản dịch của Lê Thước - Nam Trân. Bản dịch có câu Vằng vặc sách trời chia xứ sở được sử dụng làm đối tượng chính của bài đọc văn bản trang 62, còn hai bản dịch khác được đăng kèm để học sinh tham khảo. Hai bản dịch còn lại là: - Bản dịch trên nguyên bản bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Sách trời phân định đã rạch ròi/ Cớ sao giặc cướp xâm phạm tới/ Chúng bay thất bại hãy chờ coi. - Bản dịch của nhà thơ, dịch giả Ngô Linh Ngọc: Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự/ Sách trời định phận rõ non sông/ Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?/ Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong. Bản dịch của Lê Thước - Nam Trân trong phần bài học chính, sách ngữ văn lớp 7, tập 1 Trao đổi với phóng viên Dân trí ngày 10/11, GS Nguyễn Khắc Phi Tổng Chủ biên sách Ngữ văn lớp 7, tập 1 cho biết, bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền là của danh tướng Lý Thường Kiệt, ngay cả văn bản chữ Hán cũng có nhiều dị bản khác nhau, hiện có khoảng hơn 30 dị bản. Cho nên ở đây không phải là bản dịch mới, vậy bản dịch nào là cái cũ, ai là người dịch đầu tiên?... mọi người vẫn chưa biết. Khi chọn các bản dịch để đưa vào sách chúng tôi cân nhắc rất kỹ nên dùng bản chữ Hán nào vì không có bản nào dịch hoàn thiện cả. Đây là văn bản cổ. Cuối cùng, chúng tôi chọn bản theo Đại Việt sử ký toàn thư. GS Phi cho rằng, bản dịch phổ biến mà mọi người thuộc mặc dù nghe êm tai nhưng có chỗ chưa ổn. Ví dụ chữ “định phận” để nguyên không dịch có thể gây ra hiểu nhầm. Vì chữ “phận” có hai nghĩa, phận là địa phận, ranh giới, biên giới và phận có nghĩa là số phận, cho nên nếu không dịch thì “định phận” là số phận đã định. Bên cạnh đó, chữ “vằng vặc” vừa sáng vừa rõ ràng, nó cụ thể và ý nghĩa hơn là “rành rành". Việc hai dịch giả Lê Thước - Nam Trân chuyển từ vần bằng trong nguyên văn sang vần trắc ở bản dịch không phải là không có dụng ý". Để đưa bài thơ này vào sách, chúng tôi đã phải rất nhiều lần sang ĐH QGHN phản biện rằng bài này không phải là của Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, đây là vấn đề dân tộc nên cần đưa vào. Hơn nữa, tác giả dịch Nam Trân và Lê Phước là 2 nhà Hán Nôm học lớn của Việt Nam. Cụ Lê Thước là một bậc trí giả uyên bác,một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20 và Nam Trân là nhà thơ nổi tiếng, là người chủ trì dịch tập Ngục Trung nhật ký của Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trong sách cũng đã giới thiệu hai bản dịch khác nữa để học sinh tham khảo, là bản dịch của Ngô Linh Ngọc (trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1980) và một bản dịch trên bức sơn mài ở Viện Bảo tàng lịch sử. GS Phi cho biết, Hội đồng thẩm định bộ sách này là các nhà giáo nhân dân nên Nhà xuất bản giáo dục và Bộ GD-ĐT không thể muốn đưa cái nào vào trong sách cũng được. Hiện nay, để tham khảo thêm các dị bản khác, mọi người có thể tìm hiểu trên sách, trên Internet. GS Phi cho biết thêm, người đưa ra thông tin về bản dịch gây xôn xao dư luận đã gọi điện xin lỗi chúng tôi. Hồng Hạnh ======================= Lão Gàn này bình thường thì điếu wan tâm đến chuyện thiên hạ. Nhưng thấy nó ầm ĩ quá. Điếc cả tai, nên bàn vậy. Điếu mựa! Lão điếu việc gì phải xin lỗi cả. Lão đây cũng điều cần thuyết phục ai. Ngu thì chết con ạ! Lão điếu tán thành đưa bài thơ mới vào dạy học và lão điếu công nhận ai là tác giả bài thơ, nếu điếu có chứng minh có "cơ sở khoa học".1 like -
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
GIAI THOẠI LIÊN QUAN ĐẾN BÀI NAM QUỐC SƠN HÀ. Tôi coi đây như một giai thoại vì chưa được đọc tin chính thức được xác nhận tính khách quan lịch sử. Giai thoại kể lại như sau: Trong lúc có những dấu hiệu tiến triển và vào giai đoạn đầu ký Hiệp Định Paris, lão quân sư quạt điện Kissinger sang Việt Nam. Khi tham quan Bảo tàng lịch sử Việt Nam cùng với ngài Lê Đức Thọ, nhìn thấy bài "Nam Quốc sơn hà", ông ta nói: "Đây là điều I trong hiệp định Paris?" . Ngài Lê Đức Thọ trả lời: "Thưa ngài! Đúng là như vậy!". Như vậy, bài "Nam Quốc sơn hà" đã khẳng định một truyền thống quyết tâm giữ nước của Việt tộc, xuyên suốt từ thời hưng quốc cho tới tận ngày nay. Việt sử bị xuyên tạc, phủ nhận từ nguồn gốc, thậm chí cho đến cả truyện cổ tích, thí dụ truyện Thạch Sanh nổi tiếng của Việt tộc thì bây giờ nó lại có "cơ sở khoa học" là của Khơ Me với "cơ sở khoa học" là Thạch là dòng họ phổ biến ở Khơ Me hơn ở Việt Nam. Ở Hà Tiên lại có Thạch Động có đường thông xuống biển y như trong truyện. Vậy Thạch Sanh là chuyện của Khơ me. Vì Hà Tiên thời trung cổ thuộc Khơ Me. Điếu mựa những thằng ngu. Tụi khốn nạn này muốn trưng bằng chứng đất Hà Tiên là của người Khơ Me từ trong truyện cổ tích ngay của người Việt chăng? Bây giờ đến bài "Nam Quốc sơn hà". Điếu mựa những thằng ngu! Chúng nó định làm cái điếu gì thế này?1 like -
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bênh bản dịch mới của Nam quốc Sơn Hà, tác giả Phạm Hiệp khen "một điểm sáng" Phạm Hiệp 11/11/15 07:15 Thảo luận (10) (GDVN) - Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này. Bản dịch mới “Nam quốc sơn hà” có làm thay đổi ý nghĩa câu chuyện lịch sử? Đang du học Hoa Kỳ, nữ sinh 17 tuổi người Việt viết ứng dụng cho người trầm cảm Lịch sử như “bó đuốc soi đường” Những nội dung nào cần phải sửa để giáo dục Việt Nam theo kịp với các nước? LTS: Vài ngày qua dư luận bàn tán nhiều tới bản dịch mới bài thơ “Nam quốc Sơn Hà”, có nhiều quan điểm bày tỏ khác nhau liên quan tới bản dịch này, từ ủng hộ tới có những quan điểm khác. Trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau khi đăng tải bài viết: “Bản dịch mới “Nam quốc sơn hà” có làm thay đổi ý nghĩa câu chuyện lịch sử?”, Tòa soạn nhận được thêm quan điểm của nghiên cứu sinh Phạm Hiệp (Đại học Văn hóa Trung Hoa – Đài Loan). Trong bài viết này, tác giả có góc nhìn riêng dựa trên những luận cứ khoa học. Để rộng đường dư luận, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc quan điểm riêng này của tác giả. Vừa qua trên mạng xuất hiện nhiều thông tin liên quan tới bản dịch mới của tác phẩm “Nam quốc sơn hà”. Bản dịch này được in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Về mặt từ ngữ thì bản dịch mới rất khác với những gì học sinh được học ở bản dịch cũ trước đó. Cụ thể, bản cũ dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Trong khi bản dịch mới là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Viết bài này, tôi không phải là nhà phê bình văn học hay nhà nghiên cứu về giáo dục phổ thông nên không thể đưa ra nhận xét về mặt chuyên môn. Vài điều chia sẻ dưới đây, tôi sẽ nhìn nhận vấn đề này từ góc độ người nghiên cứu về quản lý giáo dục trong đó có bao gồm chủ để về cải cách giáo dục. Trước hết, trong mọi cuộc cải cách, đổi mới về giáo dục, việc xuất hiện những tranh cãi, những dư luận trái chiều là điều bình thường. Những cách thức làm mới đôi khi sẽ gây ngạc nhiên thậm chí là gây sốc cho những người đã quen với cách cũ cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí, có ý kiến cho rằng: cải cách mà không có phản đối thì không gọi là cải cách. Vì vậy, tôi cho rằng những “ầm ĩ” về bản dịch bài thơ trên mấy ngày hôm nay, theo tôi là điều bình thường và cần thiết đề người ủng hộ cũng như không ủng hộ bản dịch mới cũng như người làm sách và người đọc sách có cơ hội để lên tiếng và lắng nghe ý kiến của nhau. Ảnh chụp qua sách. Quay trở lại với bài thơ, nhìn vào “đội hình” biên soạn đều là các nhà làm sách uy tín như Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử ..., tôi tin họ có lý do xác đáng và có căn cứ khoa học để đưa ra sự thay đổi này. Trả lời của GS. Nguyễn Khắc Phi, tổng chủ biên cuốn sách hôm qua trên báo chí cũng đã minh chứng cho điều này: Thứ nhất, bản dịch “mới” này thực ra không hề mới, nhóm biên soạn dùng là bản dịch của Lê Thước - Nam Trân thực tế đã được công bố từ gần 40 năm trước. Cá nhân tôi cũng được đọc bản dịch “mới” này thời còn đi học trong một cuốn sách tham khảo. Thứ hai, GS. Phi cũng đã chỉ ra lý do việc họ bỏ bản “cũ”, ví dụ việc giữ nguyên chữ “định phận” từ bản gốc sang bản dịch “cũ” là bất hợp lý vì nó có thể gây ra hiểu nhầm (“phận” có 2 nghĩa địa phận và số phận) Thứ ba, trong sách mới, ngoài bản dịch “mới” được nhóm làm sách lựa chọn, họ còn đưa ra 2 bản dịch khác. Đây là cách làm sách rất hiện đại mà sách cũ, với bản dịch “cũ” không có được. Chúng ta cần lưu ý, đây là 1 bài học trong môn ngữ văn; ngoài nội dung bài thơ, thì học sinh cần được đọc nhiều bản dịch khác nhau để có thể đối sánh các cách dịch khác nhau, cách sắp xếp ngôn ngữ khác nhau từ một bản gốc chung. Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này. Tác giả Phạm Hiệp. Ảnh VNN Về ý kiến cho rằng, không nên thay đổi từ ngữ trong một tác phẩm được coi là “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước; tôi cho đó không phải nhận định xác đáng. Vì xét cho đúng, bản được coi là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên cũng không phải là bài bắt đầu bằng “Sông núi nước Nam vua Nam ở” mà đơn giản nó chỉ là bản dịch phổ biến nhất. Bản gốc bắt đầu bằng “Nam quốc sơn hà nam đề cư” mới thực sự là bản gốc. Thực tế, cái chúng ta đang tranh luận xem hai bản “dịch”, cũ và mới, bản nào hay hơn, hợp lý hơn. Điều này cũng tương tự như việc giả sử có 2 dịch giả cùng dịch Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ sang tiếng Anh và sau đó người đọc tranh luận về 2 bản thảo Tiếng Anh vậy. Tuy vậy, từ sự kiện này, tôi càng thêm tin tưởng vào một ý kiến mà tôi luôn cho là cần thiết từ lâu, đó là đã đến lúc chúng ta cần chấp nhận mô hình, một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa như thế giới vẫn làm. Thử tưởng tượng nếu hiện nay, cả bộ sách mới và cũ đều được lưu hành và các trường được toàn quyền quyết định việc lựa chon bộ sách nào để giảng dạy cho học sinh của mình. Như vậy, thay vì việc tranh luận xem sách nào, cách dịch nào đúng hơn, ta chỉ cần đếm xem sách nào được dùng nhiều hơn, tức là sách đó đã được các trường, và học sinh chấp nhận nhiều hơn. Phạm Hiệp ================================== Muốn bàn về những sự kiện lịch sử thì việc đầu tiên hãy hiểu về khái niệm của "lịch sử" là cái điếu gì đã. Dưới đây là tư liệu trên Bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia.org. Ngay cả tư liệu này cũng chưa có một định nghĩa rốt ráo thế nào là khái niệm "lịch sử". Nhưng những con bò đều ra sức rống lên về các vấn đề liên quan. Hậu quả của sự dốt nát, ngu ngục này của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt, là phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasinhton và Singapore: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử". Giỏi ra mà cãi đi! Hay là điếu có mặt thằng nào, con nào vác cái bằng giáo sư tiến sĩ và kéo cả đống "hầu hết" dám phản biện lại Tập Cận Bình? Đồ ngu! TƯ LIỆU THAM KHẢO https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD Rống lên vì tầm quan trọng của lịch sử, nhưng phản bác, lập luận thì toàn thứ tư duy giẻ rách. Phủ nhận cả cội nguồn lịch sử dân tộc thì "lịch" cái điếu gì đám này. Nhân danh cái điếu gì mà phủ nhận cội nguồn lịch sử dân tộc Việt?! Khoa học à?! Khoa học cái điếu gì mà xác định công khai - không phải trình độ ve chai - mà là giáo sư tiến sĩ vật lý, lại còn hẳn hàng đầu ở Việt Nam nữa chứ. Ông ta đã phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Ơ! Thế thì lấy cái lý điếu gì ra để phủ nhận cội nguồn Việt sử? Bây giờ lại có cái trò sửa thơ của ông Bành tổ Việt Nho trong bài "Nam quốc sơn hà". Điếu mựa! Xuyên tạc từ điều kiện bối cảnh bài thơ, cho đến nội dung bài thơ. Truyền thuyết ghi nhận bối cảnh bài thơ: Trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở bờ sông Như Nguyệt - là ranh giới chiến tuyến quân Việt và Tàu, vào ban đêm văng vẳng bài thơ "Nam Quốc sơn hà". Theo truyền thuyết thì nó có từ thời Lê Hoàn và sau này lặp lại vào thời Lý thường Kiệt. Xin tham khảo tư liệu dưới đây: Nội dung chỉ vậy và không nói đến tác giả với nguyên nhân nào có lời ngâm thơ thần thánh đó. Nhưng có một đám bố láo suy luận rằng: Đó là do Lý Thường Kiệt làm thơ, rồi sai người lính tốt giọng đêm đêm chui vào đền Trương Hống, Trương Hát ngâm lên, gây chiến tranh tâm lý với quân Tàu thời Tống. Sự diễn giải này điếu có "cơ sở khoa học". Nhưng nó có tác dụng làm giảm sự thiêng liêng, huyền vĩ của người Việt vào non sông tổ quốc của họ, qua truyền thuyết mang dấu ấn thần quyền này. Bây giờ lại sửa cái con mựa nó bài thơ dịch "Nam Quốc sơn hà", một cách dốt nát không thể dốt hơn. Chúng ta so sánh hai bài thơ dưới đây: Cụ thể, bản cũ dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Trong khi bản dịch mới là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Trước hết bài cũ chỉ là dịch ý giống thơ tứ tuyệt, chứ điếu phải dịch thơ. Cái giống thơ Đường nó chỉ ở chỗ 7 chữ mỗi câu và 4 câu (Tứ tuyệt). Tức dịch sát ý và sát nghĩa của bài thơ, vốn như sau: Nguyên bản chữ Hán[6]: 南國山河 南 國 山 河 南 帝 居 截 然 分 定 在 天 書 如 何 逆 虜 來 侵 犯 汝 等 行 看 取 敗 虛 Bản phiên âm Việt Nho :(Nguyên văn chép là: "Bản phiên âm Hán Việt". Nhưng với lão Gàn thì điếu có từ Hán Việt, nên sửa lại như vậy: Việt Nho) Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Rõ ràng bài thơ dịch ra ngôn ngữ Việt Nho là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, gieo vần Ư. Cấu trúc thơ lấy 4 câu trên theo cấu trúc luật thơ Đường là biến thể từ thơ Thất Ngôn Bát cú (Thơ Đường theo lão hiểu là có từ thời Đường Ngu - tức thời Nghiêu Thuấn, lão coi là của Việt tộc. Chứ điếu phải đời nhà Đưởng bên Tàu. Chuyện này bàn sau). Còn bài thơ dịch cũ thì không thể coi là dịch thơ. Vì tầm cỡ những bậc túc Nho cổ xưa dịch thơ Đường, không thể phạm luật như vậy. Thí dụ ngay câu đầu: “Sông núi nước Nam vua Nam ở", thì từ "núi" thứ 2 trong câu là vần trắc (Nhị tứ lục phân minh: Luật thơ Đường) thì từ thứ 6 trong câu "Nam" (Vua Nam) cũng phải là vần trắc. Đây lại là vần bằng. Thôi thì cũng được đi, coi như phá cách theo phép "cô nhạn lạc bầy", tuy khiên cưỡng. Nhưng hai câu tiếp theo thì phạm luật nghiêm trọng: Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Nếu câu đầu được coi là gieo vần trắc ở chữ "núi" thì chữ thứ 2 "rành" ở câu tiếp theo vần bằng cũng OK đi. Nhưng nếu vậy thì chữ thứ 6 trong câu thứ 2 là "sách" phải gieo vần bằng. Đằng này nó lại trắc. Thế là thế điếu nào. Không cần phân tích câu tiếp, bởi vì nó có cả bầy nhạn cô liêu, chứ không còn là một con nhạn lạc nữa. Cho nên lão coi bài dịch cũ, chỉ là bài dịch ý, chứ không phải dịch thơ. Nhưng vì vậy, ít nhất nó mô tả được hùng khí của bài thơ và hậu quả tất yếu của sự kiện ở câu cuối. Quý vị xem lại: "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" = "Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” (Bản cũ) => "Chúng mày nhất định phải tan vỡ” (Bản mới). Bài cũ tuy chưa dịch đúng nghĩa của bài thơ, nhưng ít nhất nó xác định một động thái của chủ thể là Việt quân sẽ đánh cho tan tác khách thể xâm lược. Còn bài dịch thơ mới thì nó mang tính phán đoán chủ quan, trù ẻo hơn là một động thái tác động của chủ thể có kết quả làm thất bại khách thể quân xâm lược. Để mô tả cụ thể cho dễ hiểu hơn: Câu dịch cũ nó giống như thế này: "Mày mà động đến tao, tao cho mày vỡ mặt"; tức là khẳng định một kết quả. Còn câu dịch sau nó giống như con mẹ mất gà trong truyện của Nguyễn Công Hoan chửi thằng nào, con nào ăn cắp gà của bà; tức là hậu quả chưa xác định, nó còn tùy thuộc vị thần "mặt xanh, mỏ đỏ" có vật chết kẻ tham lam hay không! Với câu thứ hai: Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư = Rành rành định phận tại sách trời (Bản cũ) = > Vằng vặc sách trời chia xứ sở (Bản mới). Rõ ràng câu của bài cũ mang tính khẳng định chủ quyền lãnh thổ được phân định của Tạo Hóa, trong bất cứ điều kiện nào của sách trời. Còn câu dịch mới thì nó rõ ràng hai từ "vằng vặc" đã giới hạn điều kiện mà người ta có thể nhìn thấy?! Bởi vậy với lão thì bài dịch sau, nếu nói là thơ thì gượng ép như kẹo đậu phộng (Kẹo lạc), của một kẻ mới tập tọng làm thơ Đường, trình độ còn tệ hơn cả lão Gàn. Điếu mựa, nếu bài này mà gọi là một bài thơ và đem dậy học sinh thì lão Gàn cần phải đính chính lại: Lão không có "mần thơ", mà là một nhà thơ chính hiệu. Còn nói về ý thơ thì bản dịch mới mang khí chất của cháu "Hèn Đại Nhân". Tất nhiên là điếu xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong thời hưng quốc của Việt tộc. PS: Tôi dùng nhiều từ thể hiện cảm xúc khi nghĩ đến hậu quả của những đối tượng phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Mong quý vị thông cảm.1 like -
Trong khi chờ sư phụ trả lời, chiêunam xin góp ý: Năm 2016, sinh con út rất tốt.1 like