-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/11/2015 in Bài viết
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT VÀ GÓC LÀM VIỆC TẠI GIA Tạp chí Mẹ Yêu Bé số tháng 09/2015 Thiên Luân - Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng mọi yếu tố trong căn nhà của bạn đều có tương tác đến cuộc sống, sức khỏe, hạnh phúc của bạn. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, thông thường mỗi gia đình đều có một phòng hoặc 1 góc làm việc riêng tại nhà. Thường thì chúng ta hay tận dụng những góc dư trong phòng, trong nhà và kê bàn làm việc vào đó. Xét trên phương diện không gian sinh hoạt, đó có thể là chỗ tiện lợi. Xét về mặt Phong Thủy, bàn làm việc tại gia tuy ít quan trọng như bàn làm việc tại cơ quan, nhưng vẫn là một yếu tố tác động không nhỏ đến tinh thần làm việc cũng như sự tập trung cho công việc của bạn khi bạn ở nhà. Vì vậy, thông qua bài viết hôm nay, Phong Thủy Lạc Việt sẽ giúp các bạn tự sắp xếp cho mình một bàn làm việc tại gia hiệu quả, hợp Phong Thủy để bạn tập trung làm việc với hiệu quả cao nhất. Tọa Sơn hướng Hải Nguyên tắc đầu tiên khi kê bàn làm việc, chọn cho mình một nới thích hợp để đặt bàn làm việc chính là ‘’Tọa Sơn hướng Hải’’. Tức là, nơi ngồi làm việc phải có điểm tựa. Điểm tựa ở đây, trong căn nhà của bạn chính là vách tường. Chọn cho mình một góc và dựa lưng vào tường khi bạn ngồi làm việc, hướng không gian phí trước bàn làm việc là khoảng không trong phòng. ‘’Tọa Sơn hướng Hải’’ giúp bạn tạo cho mình một chỗ dựa vững chải, ổn định và chắc chắn. Tránh các trường hợp dựa lưng vào vách kiếng (kính), vào khoảng không, hồ cá… Vượng khí Nguyên tắc tiếp theo khi sắp xếp bàn làm việc là bạn phải chọn cho mình một chỗ vượng khí. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn khi bạn có một phòng riêng dành cho công việc, là nơi để bạn tập trung làm việc. Vậy làm sao để biết được đâu là nơi vượng khí trong một căn phòng ? Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng Khí là yếu tố được hình thành qua quá trình tương tác giữa con người và môi trường, giữa con người và căn nhà. Khí này khác với khí ở các khái niệm thông thường. Và một chuyên gia Phong Thủy Lạc Việt sẽ xác định giúp bạn đâu là góc vượng khí nhất trong phòng để đặt bàn làm việc. Xung sát khí Nguyên tắc này vừa giúp bạn hiểu rõ thêm các nguyên tắc cần tránh khi đặt bàn làm việc và cũng làm rõ thêm 2 nguyên tắc đã đưa ra ở trên. Không ngồi đối diện thẳng hướng với lối ra vào, cửa ra vào phòng hoặc cửa ra vào nhà. Đặt bàn làm việc hướng ra cửa sẽ tạo cho bạn nhiều áp lực, khó tập trung vào công việc, hay bị chi phối bởi ngoại cảnh. Ngược lại, bạn cũng không nên ngồi quay lưng ra cửa, điều này sẽ khiến bạn bất an, luôn cảm thấy thiếu an toàn, giảm sự tập trung và có cảm giác bị rình rập từ đằng sau. Tránh đặt bàn làm việc có lối đi phía sau lưng vì bạn sẽ khó tập trung, tương tự như ngồi quay lưng ra cửa. Tránh đặt bàn làm việc đối diện hoặc quay lưng vào cửa toilet, cửa phòng ngủ. Trang trí hợp Phong Thủy Ngoài những nguyên tắc kể trên để đảm bảo một góc làm việc phù hợp, chúng ta có thể tận dụng thêm những vật dụng trang trí để phòng làm việc thêm sinh động, tạo nhiều sinh khí, giúp làm việc hiệu quả hơn. *Tranh ảnh Thông thường, tranh ảnh là vật trang trí được sử dụng nhiều nhất và dễ lựa chọn nhất. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản khi treo tranh ảnh trong phòng làm việc như sau : - Không nên treo tranh có nước đằng sau ghế ngồi, tranh ảnh có hồ nước sông suối nên treo trước mặt hoặc 2 bên - Tranh núi (không có nước) chỉ nên treo sau lưng ghế ngồi, tựa vào vách tường. - Không nên treo tranh có màu sắc buồn, ảm đạm hoặc tranh có hình kì dị. Nên treo tranh tươi sáng, gam màu trẻ trung, tràn đầy sức sống. *Hồ cá Trong Phong Thủy, hồ cá thường được sử dụng để tăng sự trao đổi khí trong phòng, sử dụng hồ cá tạo nhiều sinh khí, vượng khí và tăng cường Tài Lộc vào nhà. Đối với phòng làm việc, sử dụng hồ cá để tạo thanh khí rất tốt. Nhưng nên nhớ, chỉ nên để hồ cá gần cửa ra vào, trước bàn làm việc, không nên để sau bàn làm việc. Kết luận Có rất nhiều cách để cải tạo một không gian làm việc hiệu quả, hợp Phong Thủy. Trong phạm vi hẹp của bài viết, người viết chỉ đưa ra những cách cơ bản nhất để bất cứ ai cũng có thể thực hiện, nhằm tạo cho chính bạn một không gian làm việc lý tưởng, mạng lại hiệu quả cao khi phải giải quyết công việc tại nhà.7 likes
-
Quán vắng!
thienma_78 and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bênh bản dịch mới của Nam quốc Sơn Hà, tác giả Phạm Hiệp khen "một điểm sáng" Phạm Hiệp 11/11/15 07:15 Thảo luận (10) (GDVN) - Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này. Bản dịch mới “Nam quốc sơn hà” có làm thay đổi ý nghĩa câu chuyện lịch sử? Đang du học Hoa Kỳ, nữ sinh 17 tuổi người Việt viết ứng dụng cho người trầm cảm Lịch sử như “bó đuốc soi đường” Những nội dung nào cần phải sửa để giáo dục Việt Nam theo kịp với các nước? LTS: Vài ngày qua dư luận bàn tán nhiều tới bản dịch mới bài thơ “Nam quốc Sơn Hà”, có nhiều quan điểm bày tỏ khác nhau liên quan tới bản dịch này, từ ủng hộ tới có những quan điểm khác. Trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau khi đăng tải bài viết: “Bản dịch mới “Nam quốc sơn hà” có làm thay đổi ý nghĩa câu chuyện lịch sử?”, Tòa soạn nhận được thêm quan điểm của nghiên cứu sinh Phạm Hiệp (Đại học Văn hóa Trung Hoa – Đài Loan). Trong bài viết này, tác giả có góc nhìn riêng dựa trên những luận cứ khoa học. Để rộng đường dư luận, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc quan điểm riêng này của tác giả. Vừa qua trên mạng xuất hiện nhiều thông tin liên quan tới bản dịch mới của tác phẩm “Nam quốc sơn hà”. Bản dịch này được in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Về mặt từ ngữ thì bản dịch mới rất khác với những gì học sinh được học ở bản dịch cũ trước đó. Cụ thể, bản cũ dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Trong khi bản dịch mới là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Viết bài này, tôi không phải là nhà phê bình văn học hay nhà nghiên cứu về giáo dục phổ thông nên không thể đưa ra nhận xét về mặt chuyên môn. Vài điều chia sẻ dưới đây, tôi sẽ nhìn nhận vấn đề này từ góc độ người nghiên cứu về quản lý giáo dục trong đó có bao gồm chủ để về cải cách giáo dục. Trước hết, trong mọi cuộc cải cách, đổi mới về giáo dục, việc xuất hiện những tranh cãi, những dư luận trái chiều là điều bình thường. Những cách thức làm mới đôi khi sẽ gây ngạc nhiên thậm chí là gây sốc cho những người đã quen với cách cũ cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí, có ý kiến cho rằng: cải cách mà không có phản đối thì không gọi là cải cách. Vì vậy, tôi cho rằng những “ầm ĩ” về bản dịch bài thơ trên mấy ngày hôm nay, theo tôi là điều bình thường và cần thiết đề người ủng hộ cũng như không ủng hộ bản dịch mới cũng như người làm sách và người đọc sách có cơ hội để lên tiếng và lắng nghe ý kiến của nhau. Ảnh chụp qua sách. Quay trở lại với bài thơ, nhìn vào “đội hình” biên soạn đều là các nhà làm sách uy tín như Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử ..., tôi tin họ có lý do xác đáng và có căn cứ khoa học để đưa ra sự thay đổi này. Trả lời của GS. Nguyễn Khắc Phi, tổng chủ biên cuốn sách hôm qua trên báo chí cũng đã minh chứng cho điều này: Thứ nhất, bản dịch “mới” này thực ra không hề mới, nhóm biên soạn dùng là bản dịch của Lê Thước - Nam Trân thực tế đã được công bố từ gần 40 năm trước. Cá nhân tôi cũng được đọc bản dịch “mới” này thời còn đi học trong một cuốn sách tham khảo. Thứ hai, GS. Phi cũng đã chỉ ra lý do việc họ bỏ bản “cũ”, ví dụ việc giữ nguyên chữ “định phận” từ bản gốc sang bản dịch “cũ” là bất hợp lý vì nó có thể gây ra hiểu nhầm (“phận” có 2 nghĩa địa phận và số phận) Thứ ba, trong sách mới, ngoài bản dịch “mới” được nhóm làm sách lựa chọn, họ còn đưa ra 2 bản dịch khác. Đây là cách làm sách rất hiện đại mà sách cũ, với bản dịch “cũ” không có được. Chúng ta cần lưu ý, đây là 1 bài học trong môn ngữ văn; ngoài nội dung bài thơ, thì học sinh cần được đọc nhiều bản dịch khác nhau để có thể đối sánh các cách dịch khác nhau, cách sắp xếp ngôn ngữ khác nhau từ một bản gốc chung. Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này. Tác giả Phạm Hiệp. Ảnh VNN Về ý kiến cho rằng, không nên thay đổi từ ngữ trong một tác phẩm được coi là “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước; tôi cho đó không phải nhận định xác đáng. Vì xét cho đúng, bản được coi là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên cũng không phải là bài bắt đầu bằng “Sông núi nước Nam vua Nam ở” mà đơn giản nó chỉ là bản dịch phổ biến nhất. Bản gốc bắt đầu bằng “Nam quốc sơn hà nam đề cư” mới thực sự là bản gốc. Thực tế, cái chúng ta đang tranh luận xem hai bản “dịch”, cũ và mới, bản nào hay hơn, hợp lý hơn. Điều này cũng tương tự như việc giả sử có 2 dịch giả cùng dịch Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ sang tiếng Anh và sau đó người đọc tranh luận về 2 bản thảo Tiếng Anh vậy. Tuy vậy, từ sự kiện này, tôi càng thêm tin tưởng vào một ý kiến mà tôi luôn cho là cần thiết từ lâu, đó là đã đến lúc chúng ta cần chấp nhận mô hình, một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa như thế giới vẫn làm. Thử tưởng tượng nếu hiện nay, cả bộ sách mới và cũ đều được lưu hành và các trường được toàn quyền quyết định việc lựa chon bộ sách nào để giảng dạy cho học sinh của mình. Như vậy, thay vì việc tranh luận xem sách nào, cách dịch nào đúng hơn, ta chỉ cần đếm xem sách nào được dùng nhiều hơn, tức là sách đó đã được các trường, và học sinh chấp nhận nhiều hơn. Phạm Hiệp ================================== Muốn bàn về những sự kiện lịch sử thì việc đầu tiên hãy hiểu về khái niệm của "lịch sử" là cái điếu gì đã. Dưới đây là tư liệu trên Bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia.org. Ngay cả tư liệu này cũng chưa có một định nghĩa rốt ráo thế nào là khái niệm "lịch sử". Nhưng những con bò đều ra sức rống lên về các vấn đề liên quan. Hậu quả của sự dốt nát, ngu ngục này của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt, là phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasinhton và Singapore: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử". Giỏi ra mà cãi đi! Hay là điếu có mặt thằng nào, con nào vác cái bằng giáo sư tiến sĩ và kéo cả đống "hầu hết" dám phản biện lại Tập Cận Bình? Đồ ngu! TƯ LIỆU THAM KHẢO https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD Rống lên vì tầm quan trọng của lịch sử, nhưng phản bác, lập luận thì toàn thứ tư duy giẻ rách. Phủ nhận cả cội nguồn lịch sử dân tộc thì "lịch" cái điếu gì đám này. Nhân danh cái điếu gì mà phủ nhận cội nguồn lịch sử dân tộc Việt?! Khoa học à?! Khoa học cái điếu gì mà xác định công khai - không phải trình độ ve chai - mà là giáo sư tiến sĩ vật lý, lại còn hẳn hàng đầu ở Việt Nam nữa chứ. Ông ta đã phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Ơ! Thế thì lấy cái lý điếu gì ra để phủ nhận cội nguồn Việt sử? Bây giờ lại có cái trò sửa thơ của ông Bành tổ Việt Nho trong bài "Nam quốc sơn hà". Điếu mựa! Xuyên tạc từ điều kiện bối cảnh bài thơ, cho đến nội dung bài thơ. Truyền thuyết ghi nhận bối cảnh bài thơ: Trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở bờ sông Như Nguyệt - là ranh giới chiến tuyến quân Việt và Tàu, vào ban đêm văng vẳng bài thơ "Nam Quốc sơn hà". Theo truyền thuyết thì nó có từ thời Lê Hoàn và sau này lặp lại vào thời Lý thường Kiệt. Xin tham khảo tư liệu dưới đây: Nội dung chỉ vậy và không nói đến tác giả với nguyên nhân nào có lời ngâm thơ thần thánh đó. Nhưng có một đám bố láo suy luận rằng: Đó là do Lý Thường Kiệt làm thơ, rồi sai người lính tốt giọng đêm đêm chui vào đền Trương Hống, Trương Hát ngâm lên, gây chiến tranh tâm lý với quân Tàu thời Tống. Sự diễn giải này điếu có "cơ sở khoa học". Nhưng nó có tác dụng làm giảm sự thiêng liêng, huyền vĩ của người Việt vào non sông tổ quốc của họ, qua truyền thuyết mang dấu ấn thần quyền này. Bây giờ lại sửa cái con mựa nó bài thơ dịch "Nam Quốc sơn hà", một cách dốt nát không thể dốt hơn. Chúng ta so sánh hai bài thơ dưới đây: Cụ thể, bản cũ dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Trong khi bản dịch mới là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Trước hết bài cũ chỉ là dịch ý giống thơ tứ tuyệt, chứ điếu phải dịch thơ. Cái giống thơ Đường nó chỉ ở chỗ 7 chữ mỗi câu và 4 câu (Tứ tuyệt). Tức dịch sát ý và sát nghĩa của bài thơ, vốn như sau: Nguyên bản chữ Hán[6]: 南國山河 南 國 山 河 南 帝 居 截 然 分 定 在 天 書 如 何 逆 虜 來 侵 犯 汝 等 行 看 取 敗 虛 Bản phiên âm Việt Nho :(Nguyên văn chép là: "Bản phiên âm Hán Việt". Nhưng với lão Gàn thì điếu có từ Hán Việt, nên sửa lại như vậy: Việt Nho) Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Rõ ràng bài thơ dịch ra ngôn ngữ Việt Nho là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, gieo vần Ư. Cấu trúc thơ lấy 4 câu trên theo cấu trúc luật thơ Đường là biến thể từ thơ Thất Ngôn Bát cú (Thơ Đường theo lão hiểu là có từ thời Đường Ngu - tức thời Nghiêu Thuấn, lão coi là của Việt tộc. Chứ điếu phải đời nhà Đưởng bên Tàu. Chuyện này bàn sau). Còn bài thơ dịch cũ thì không thể coi là dịch thơ. Vì tầm cỡ những bậc túc Nho cổ xưa dịch thơ Đường, không thể phạm luật như vậy. Thí dụ ngay câu đầu: “Sông núi nước Nam vua Nam ở", thì từ "núi" thứ 2 trong câu là vần trắc (Nhị tứ lục phân minh: Luật thơ Đường) thì từ thứ 6 trong câu "Nam" (Vua Nam) cũng phải là vần trắc. Đây lại là vần bằng. Thôi thì cũng được đi, coi như phá cách theo phép "cô nhạn lạc bầy", tuy khiên cưỡng. Nhưng hai câu tiếp theo thì phạm luật nghiêm trọng: Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Nếu câu đầu được coi là gieo vần trắc ở chữ "núi" thì chữ thứ 2 "rành" ở câu tiếp theo vần bằng cũng OK đi. Nhưng nếu vậy thì chữ thứ 6 trong câu thứ 2 là "sách" phải gieo vần bằng. Đằng này nó lại trắc. Thế là thế điếu nào. Không cần phân tích câu tiếp, bởi vì nó có cả bầy nhạn cô liêu, chứ không còn là một con nhạn lạc nữa. Cho nên lão coi bài dịch cũ, chỉ là bài dịch ý, chứ không phải dịch thơ. Nhưng vì vậy, ít nhất nó mô tả được hùng khí của bài thơ và hậu quả tất yếu của sự kiện ở câu cuối. Quý vị xem lại: "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" = "Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” (Bản cũ) => "Chúng mày nhất định phải tan vỡ” (Bản mới). Bài cũ tuy chưa dịch đúng nghĩa của bài thơ, nhưng ít nhất nó xác định một động thái của chủ thể là Việt quân sẽ đánh cho tan tác khách thể xâm lược. Còn bài dịch thơ mới thì nó mang tính phán đoán chủ quan, trù ẻo hơn là một động thái tác động của chủ thể có kết quả làm thất bại khách thể quân xâm lược. Để mô tả cụ thể cho dễ hiểu hơn: Câu dịch cũ nó giống như thế này: "Mày mà động đến tao, tao cho mày vỡ mặt"; tức là khẳng định một kết quả. Còn câu dịch sau nó giống như con mẹ mất gà trong truyện của Nguyễn Công Hoan chửi thằng nào, con nào ăn cắp gà của bà; tức là hậu quả chưa xác định, nó còn tùy thuộc vị thần "mặt xanh, mỏ đỏ" có vật chết kẻ tham lam hay không! Với câu thứ hai: Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư = Rành rành định phận tại sách trời (Bản cũ) = > Vằng vặc sách trời chia xứ sở (Bản mới). Rõ ràng câu của bài cũ mang tính khẳng định chủ quyền lãnh thổ được phân định của Tạo Hóa, trong bất cứ điều kiện nào của sách trời. Còn câu dịch mới thì nó rõ ràng hai từ "vằng vặc" đã giới hạn điều kiện mà người ta có thể nhìn thấy?! Bởi vậy với lão thì bài dịch sau, nếu nói là thơ thì gượng ép như kẹo đậu phộng (Kẹo lạc), của một kẻ mới tập tọng làm thơ Đường, trình độ còn tệ hơn cả lão Gàn. Điếu mựa, nếu bài này mà gọi là một bài thơ và đem dậy học sinh thì lão Gàn cần phải đính chính lại: Lão không có "mần thơ", mà là một nhà thơ chính hiệu. Còn nói về ý thơ thì bản dịch mới mang khí chất của cháu "Hèn Đại Nhân". Tất nhiên là điếu xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong thời hưng quốc của Việt tộc. PS: Tôi dùng nhiều từ thể hiện cảm xúc khi nghĩ đến hậu quả của những đối tượng phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Mong quý vị thông cảm.5 likes -
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
CHIEUNAM and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
TƯ LIỆU THAM KHẢO Fb Nguyễn Đức Cường: Nguyễn Đức Cường23 phút KIỂU ĐẤT ĐỒNG BẰNG KHÔNG THỂ TÁNG MỘ Dạo này TLPT có vẻ trầm hẳn xuống, đệ post bài cho nó có khí thế tý-tài liệu mới sưu tầm nên có gì chưa đúng nhờ các huynh gỡ giúp . 1/. Tuy hữu cát thủy triêu lai, nhi xuất thủy khẩu đa giả nan định tiêu thủy, thử vi tinh khí phân tán chi sở. Tuy có cát thủy triều lai, nhưng dòng nước đi xuất ra nhiều thủy khẩu khó xác định được vị trí tiêu thủy. Chỗ này là nơi tinh khí phân tán, không thể táng. 2/. Bình dương nội cục như điêu khắc, nhi cục ngoại sa thủy vô tình giả, thị nhân lực sở vi, vô khí chi địa. Đất bình dương mà nội cục đẹp như được gọt đẽo, nhưng ngoại cục thì Sa Thủy lại vô tính. Đây là do sức người làm nên, là đất vô khí, không thể táng. 3/. Bình dương nhất vọng vô tế tịnh vô kết yết thải khí giả, long huyệt bất thanh, lai mạch bất minh. Đất bình dương mà mênh mông vô bờ thì cũng không thể kết huyệt, long huyệt không rõ, lai mạch mơ hồ, không thể táng. 4/. Bình dương tuy hữu giới thủy, nhi tả khiên hữu khiết giả, nãi kiếp long chi đại hung chi địa. Đất bình dương tuy có giới thủy định lại, nhưng tả dắt - hữu theo, thì là Kiếp long, là đất đại hung, không thể táng. 5/. Bình dương nhi phiến phiến đoạn đoạn giả, thị thủy khẩu phù sa dã. Đất bình dương mà chia mảnh chia khúc, tức là “thủy khẩu phù sa” (thủy khẩu lẫn trong sa sơn), không thể táng.' 6/. Bình dương huyệt tiền khuyết thần giả, thử nãi vô khí, cố ngoại vô dư dã. Đất bình dương mà trước huyệt không có Thần (môi), là đất vô khí, chính vì thế nên mới không có dư khí ra bên ngoài. Không thể táng. 7/. Bình dương long phối thủy thủy bất phối long, thử nãi âm dương bất phối địa dã. Đất bình dương mà long thì phối được với thủy, nhưng thủy lại không phối được với long, là đất mà âm dương không thể phối hợp. Không thể táng. 8/. Bình dương nhi thổ tán, hoặc dĩ khai quật trì đường, quân địa bất táng. Đất bình dương mà chất đất rời bở, hoặc là đất đã bị đào thành ao đầm, đều là chỗ không thể táng. 9/. Bình dương thảo mộc bất sinh chi địa bất táng. Đất bình dương mà cây cỏ không thể sinh sống, là đất không thể táng. 10/. Bình dương diêu táo trì lô đa giả, nhân cư trù mật giả. Đất bình dương mà nhiều hầm lò bếp núc, là nơi dân cư đông đúc, cũng là đất không thể táng. 11/. Bình dương tác chiến tràng giả, tứ đại tán giả vị sinh khí bất tụ. Đất bình dương mà có thể làm được chiến trường, tức là bốn phía trống trải, là nơi sinh khí bất tụ, không thể táng. 12/. Bình dương tiêm diễm giả sát thái trọng, cục tiền thủy trực ngạnh vô tình giả bất táng. Đất bình dương mà sơn san nhọn như ngọn lửa là sát khí rất lớn, trước huyệt thúy lại trực ngạnh (thẳng mà chảy mạnh) vô tình, là nơi không thể táng. 13/. Bình dương thần tiền phật hậu, âm linh bất an bất táng. Đất bình dương trước có Thần, sau có Phật, khiến cho âm linh bất an, là nơi không thể táng. ======================= Anh chị em Địa Lý Lạc Việt cao cấp thân mến. Phong Thủy là của nền văn hiến Việt. Đây là điều chắc chắn, không còn cần phải bàn cãi và chúng ta sẽ không cố gắng thuyết phục những con bò. Bài viết trên là một tư liệu tham khảo rất có giá trị. Nhưng nó cũng đủ chứng minh rằng: Nền văn minh Trung Hoa không thể là cội nguồn của ngành Phong Thủy Đông phương. Bởi vì, nó chỉ đưa ra hình tướng ứng dụng và học thuộc lòng với kinh nghiệm mà không thể giải thích tại sao. Nếu thầy nào học thuộc lòng, rồi sổ Nho thì thân chủ phải phục lăn là thày nhiều chữ. Nhưng chính thày cũng chẳng hiểu tại sao nó như vậy. Những sách vở mô tả ngành phong thủy bằng tiếng Hán, chỉ là những mảnh vụn, rời rạc. Ngay Dương Trạch cũng thành 4 trường phải riêng rẽ và đầy mâu thuẫn. Chưa nói tới các phương pháp ứng dụng phong thủy lưu truyền trong dân gian, nhưng lại không thuộc trường phái nào. Ngược lại Địa Lý Lạc Việt, hệ quả của nền văn hiến Việt - chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương - hoàn toàn có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Ngay cả Âm Dương Trạch - với Địa Lý Lạc Việt - thực chất là một hệ thống nhất quán, nhưng thuộc hai chuyên ngành phục vụ cho hai mục đích ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, trong cổ thư chữ Hán thì lại hoàn toàn riêng phần và chẳng liên quan gì đến nhau cả. Bản chất của vấn đề trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng trong phong thủy, kể cả Âm Dương trạch, chính là "Khí" và khí biến hóa thiên hình vạn trạng. Anh chị em cần phải nắm vững bản chất của khí và suy ngẫm khi đọc sách - thí dụ như tư liệu trên. Có một lần, tôi và Vietgo - một doanh nhân nổi tiếng một thời, ngay bây giờ anh ta cũng là một doanh nghiệp có tên tuổi - đi theo tôi xem đất đặt mộ cho thân nhân một Đại doanh nghiệp. Trên đường đi bộ qua làng, tôi chỉ qua một lùm cây cao, khuất tầm nhìn và nói: Sau lùm cây này, có một huyệt mộ rất phát. Nhưng sau đó lụi tàn. Người làng xác định tôi nói đúng. Vietgo đề nghị tôi giải thích: Vì sao thày lại có nhận xét như vậy? Tôi phân tích cho Vietgo thấy thế đất và khí chất ở vùng này, nó khiến cho phải có người đặt mộ ở đây. Nhưng cũng chính vì thế đất giả vượng, mạch đoản, có hình tướng, những không có khí chất, nên bạo phát, bạo tàn cho con cháu. Trên đường đi, tôi còn phân tích cho Viêtgo thấy vài thế đất nữa. Nhưng đoạn cuối mới quan trọng. Khi lên đỉnh đồi, nơi đặt mộ, một thày phù thủy cao tay học ở Nga về đồng thời là người thân của vị đại gia cùng đi, phán: "Nên chôn ở đây!". Tôi nói: "Không được! Chôn ở đây sẽ mạt vận". Tôi đi một vòng trên đỉnh đồi và chỉ một chỗ: "Chôn ở đây!". Thày phủ thủy áo trắng (Đẳng cấp cao nhất cho giới phủ thủy Nga) hỏi tôi: "Thày căn cứ vào đâu, để không chôn chỗ tôi chỉ và phải chôn ở chỗ của thày chỉ?". Tôi nói: "Căn cứ vào chất cỏ cây trên mặt đất. Chỗ anh chỉ khí suy kiệt. Tôi chắc chắn nếu đào xuống không quá hai, ba tấc đất sẽ gặp đá và không thể đào xuống được nữa. Còn chỗ tôi chỉ , sẽ đào được một hố rộng khoảng 1m đường kính, đủ để đặt một cái tiểu sành. Nhưng khi đào sâu xuống khoảng một mét thì sẽ gặp đất đỏ và có nước rỉ ra. Đây là huyệt khí tốt nhất ở vùng này". Nghe tôi nói, đám thanh niên trai làng thực hiện ngay. Chỗ ông thày phù thủy chỉ, quả đúng như tôi nói; chỉ đào xuống hơn gang tay là chạm phải đá tóe lửa. Còn chỗ đất tôi chỉ thì đúng như tôi đã dự đoán. Tất nhiên, tôi phâm kim, điểm hướng hoàn chỉnh và dặn dò kỹ lưỡng. Xong việc, tôi cho ngày giờ chôn ngay rạng sáng hôm sau và nói: "Nếu chôn đúng ngày giờ đó thì mưa gió lớn sẽ nổi lên , nhưng chỉ ở ngay khu vực quả đồi này. Và mọi người đừng sợ, chỉ 30 phút mưa sẽ tạnh và gió sẽ ngừng". Tất nhiên, tôi không có tiêu chuẩn thức đêm để chôn cốt thân nhân của thân chủ tôi. Nhưng sáng hôm sau, những người tham gia thừa nhận mọi việc đúng như tôi nói: Mưa to , gió xoáy nổi lên ầm ầm. Mọi người nằm rạp xuống đất vì sợ gió xoáy cuốn xuống vực - vì một phía của quả đồi là vực sâu. Khi gặp họ vào hôm sau, mọi người ngạc nhiên nhìn tôi, không hiểu là người hay ma quỷ. Hì. Vị đại gia đó đến nay vẫn đứng vững trên thương trường và ngày càng phát triển. Trong lúc tôi kẹt tiền xây nhà, vị đại gia này giúp cho tôi mượn một số tiền đáng kể (Tất nhiên tôi trả rồi). Đây không phải lần duy nhất tôi đặt mộ, gây nên mưa gió chỉ ngay tại khu vực đặt mộ. Tôi có ngót nửa tá ví dụ về việc này. Tiếc thay! Ngành Địa Lý Âm trạch ngày càng thất truyền. Từ khi bắt đầu sống bằng nghề phong thủy đến nay, tôi thực hiện chỉ được ngót hai chục vụ Âm trạch. Học thì nát xương, lòi da, khó hơn Dương trạch nhiều. Nhưng tiền công thì rẻ mạt, người có điều kiện thực hiện thì ít. Cho nên, gần như chẳng mấy ai theo.3 likes -
ĐỊA LÝ LẠC VIỆT & TÒA NHÀ MARINA BAY SANT. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tòa nhà Marina Bay Sant là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Singapore. Về mặt kiến trúc thì không còn gì để bàn, Nó thật sự là một ý tưởng độc đáo, chưa có tiền lệ. Nhưng về mặt phong thủy thì giới Phong thủy quốc tế khen chê, đủ điều. Quý vị và anh chị em có thể xem bài viết dưới đây, chứng tỏ điều này: Hoặc đoạn bình luận về phong thủy tòa nhà này, được trích dẫn dưới đây: Nguyên văn xin xem link dưới đây: http://viettimetravel.vn/news/90-nghe-thuat-phong-thuy-trong-van-hoa-singapore.html Qua những luận cứ chú yếu của các Phong thủy gia quốc tế, cho thấy: họ sử dụng phương pháp ứng dụng của phái Hình Lý Khí và không đề cập tới các yếu tố khác. Nhưng Phong thủy Đông phương là một hệ thống lý thuyết, tất nhiên nó phải mang tính nhất quán và có tính hệ thống một cách hoàn chỉnh. Không thể cùng một hệ thống lý thuyết những lại ra những kết quả khác nhau cho một hiện tượng, hoặc một sự kiện được dự đoán. Chính những phân tích mâu thuẫn nhau của các phong thủy gia quốc tế, một lần nữa cho thấy tính mơ hồ và rời rạc trong hệ thống tri thức còn lại của ngành khoa học này, từ các bản văn chữ Hán liên quan, do bị thất truyền. Tất nhiên, nó không hề thuộc về nền văn minh Trung Hoa. Nếu có vị khoa học gia nào đó lên tiếng phản biện tôi, cho rằng: Trong nền văn minh hiện đại cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho một sự kiện. Vậy những ý kiến trái chiều trong phiong thủy không có gì là lạ. Và phản biện cho rằng: Phong thủy vẫn thuộc về văn minh Trung Hoa, cho dù nhiều ý kiến trái chiều cho một sự kiện. Nếu ai đó phản biện tôi như vậy thì là một so sánh khập khiễng, có tính hiện tượng. Bởi vì, nền văn minh hiện đại vẫn đang trên đường tiến hóa. Cho nên mọi kiến thức của nó đều mang tính cục bộ cho từng tập hợp mà ngành khoa học nào đó nghiên cứu. Hoặc ngay trong một ngành khoa học, cũng đang trong quá trình phát triển của nó, nên với những hiện tượng cũng được xem xét dưới cái nhìn riêng của mỗi người, nếu hiện tượng đó hoàn toàn mới, vượt ra ngoài nền tảng kiến thức chuyên ngành. Cho nên, đứng từ những góc nhìn chuyên môn khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. Chuyện "Thày bói xem voi" là một ví dụ. Còn nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ thì mọi ngành học của nó đã hoàn chỉnh và có hệ thống một cách nhất quán, nên không thể có những kết luận khác nhau cho cùng một sự kiện được. Nó cũng giống như trong một ngành khoa học, khi giải thích những hiện tượng phổ biến đã được nghiên cứu thì không thể có kết luận sai khác. Bởi vậy, khi xác định phong thủy là một ngành khoa học nhất quán, hoàn chỉnh, có hệ thống, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri - tất nhiên nhân danh nền văn hiến Việt - thì không thể "ông nói gà, bà nói vịt". Hiện tượng trên, chỉ có thể giải thích do tính thất truyền vì sự sụp đổ của cả một nền văn minh, nên kiến thức tiếp thu được của các thày phong thủy trên mang tính rời rạc, cục bộ và họ đã nhận xét theo cách hiểu của họ. Quay trở lại với nhận xét của Địa Lý Lạc Việt với quần thể kiến trúc Marina Bay Sant. Trước hết, Địa Lý Lạc Việt nhân danh cội nguồn đích thực là một ngành khoa học Phương Đông cổ đại, chính là một sự hiệu chỉnh và hoàn thiện một cách có hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh ngành phong thủy Đông phương. Và hoàn toàn không phủ nhận những giá trị ứng dụng của nó. Cho nên tòa nhà vẫn được xem xét dưới hệ thống chuyên môn của bộ môn này trong Phong Thủy Lạc Việt. Nhưng trước khi phân tích từ chuyên môn của Hình Lý Khí, thì tôi cũng xin trình bày qua và so sánh với những vấn đề liên quan về môn này trong các bản văn chữ Hán. Trong các bản văn chữ Hán khi mô tả các đối tượng phong thủy chỉ mô tả về hình tướng và sau đó kết luận. Thí dụ như tư liệu tham khảo trên , nói về thế đất đặt mộ, viết: Đây là một câu dễ hiểu nhất cho những ai không có chuyên môn về Phong thủy, có thể học thuộc câu này và ứng dụng vào trường hợp tương tự. Tất nhiên với những người hành nghề phong thủy thì tất yếu, họ cũng có thể sổ Nho câu này trước mặt thân chủ "Bình dương thảo mộc bất sinh chi địa bất táng". Thân chủ có thể hỏi: "Vì sao lại như vậy thưa thày?", thầy Phong thủy có thể trả lời: "Sách xưa để lại nói vậy!"; hoặc" Vì như vậy khí ở đây rất yếu!". Nhưng khái niệm "Khí" trong Lý học - vì tính thất truyền - nên rất mơ hồ và nằm ngoài nhận thức của nền văn minh hiện đại. Ngay cả trường hợp sống trong cùng một thời đại, những khái niệm chuyên môn chuyên ngành, người khác ngành nói thì cũng khó hiểu; huống chi là khái niệm thuộc về một nền văn minh khác! Tôi có thể khẳng định rằng: Trong cổ thư chữ Hán không có định nghĩa thế nào là "Khí". Mà chỉ nói về hiện tượng của khí trong từng trường hợp rất cụ thể. Thí dụ như: "Bệnh này do can Hỏa bốc đây" (Hỏa khí), hoặc:"Bệnh này do Hàn khí nhập"; hay "Sát khí đằng đằng...". Nhưng bản chất của khí là gì thì ...không ai biết, họ chỉ học truyền khẩu trong những ứng dụng cụ thể và tiếp tục ứng dụng có hiệu quả từ hàng ngàn năm nay. Chỉ có Địa Lý Lạc Việt mới có định nghĩa rõ ràng về bản chất của "Khí" và giải thích những hiện tượng liên quan. Cho nên, trong Hội thảo "Phong thủy là một ngành khoa học" được tổ chức tại Hanoi 2009 - thì những các học trò của tôi đều có tham luận về những vấn đề liên quan, nhưng bài tham luận về "Khí" do chính tôi đọc tham luận. Bởi vì đây là khái niệm khó nhất trong Lý học nói chung và phong thủy nói riêng. Từ những vấn đề liên quan đến bản chất của "Khí", liên hệ với các nhận xét của các phong thủy gia quốc tế về tòa nhà Marian Bay Sant, cho thấy họ chẳng hiểu gì về bản chất của "khí" cả và chỉ nhận xét về hình tướng theo cảm quan của họ. Mặc dù về chuyên môn của ngành Hình Lý Khí, tôi cũng thường dạy các học trò tôi, là: Anh chị em có thể nhận xét theo cảm quan (Trực giác) về sự liên hệ hình tượng. Thí dụ như "hình tướng nhà bảo tàng lịch sử Việt Nam trong dự án trông giống cái mộ"; hoặc nhận xét của một phong thủy gia quốc tế cho rằng "tòa nhà Marian Bay Sants trông giống linh vị ban thờ tổ tiên"...tất cả đều xuất phát từ cảm quan trực giác trong mối liên hệ sự giống nhau giữa các hiện tượng và trên nguyên lý - mà tôi thường nhấn mạnh với các học trò của tôi là: "Hình nào khí đó". Nhưng tôi cũng chỉ ra với anh chị em rằng: Đằng sau nhận thức trực quan ấy là phải có sự thẩm định về những tri thức liên quan đến bản chất của khí. Nếu không có sự thẩm định đến bản chất của khí thì thành ra mạnh ai nấy nói - giống như các thày phong thủy quốc tế trong những bài viết tôi sưu tầm ở trên nói về tòa nhà Marian Bay Sants. Đương nhiên, khi học đến đẳng cấp này và đã ra hành nghề thì chứng tỏ khả năng tư duy trừu tượng phải rất phát triển. Diện ngu lâu thì không thể tiếp thu được. Nhưng do bản chất thất truyền các nội dung căn bản của một hệ thống lý thuyết và nó trở thành hiện tượng "Ông nói gà, bà nói vịt" ở trên. Vấn đề ở đây là:"Đằng sau nhận thức trực quan ấy là phải có sự thẩm định về những tri thức liên quan đến bản chất của khí", chính là bản chất của hình tượng toà nhà Marian Bay Sants. Bởi vậy, vấn đề tiếp theo cần bàn là: KHÍ CHẤT CỦA TÒA NHÀ MARIAN BAY SANTS VÀ SỰ TƯƠNG TÁC VỚI ĐẤT NƯỚC SINHGAPORE. Còn tiếp1 like
-
Quán vắng!
xuanhylac liked a post in a topic by Thiên Bồng
"Nam Quốc Sơn Hà... Nam đế cư... Tiệt nhiên định phận tại thiên thư... Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm... Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư..." Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của Nước Nam đã được dịch và TB tin chắc hơn 90% người đọc đều biết đó là: "Sông núi nước Nam vua Nam ở... Rành rành định phận tại sách trời... Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm... Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời..." Có thể không sát nghĩa, có thể không đúng vần, có thể hơi lạc điệu... nhưng "cái hồn" của bản dịch nghe thật mạnh mẽ, thấy rõ ràng hào khí phương Nam, "rành rành" nghĩa là đâu ra đó... rõ ràng... đíu chối cãi được... và khi "lũ giặc" sang xâm phạm thì dứt khoát "chúng bây sẽ bị đánh tơi bời"... đánh là "đem đại nghĩa để thắng hung tàn... lấy chí nhân để thay cường bạo... trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật... miền Trà Lân trúc chẻ tro bay"... đánh cho tơi bời là phải... "đánh cho để dài tóc... đánh cho để đen răng... đánh cho nó chích luân bất phản (không có vé về xe cmnl)... đánh cho nó phiến giáp bất hoàn (tanh bành áo sống cmnl)... đánh cho sử tri... Nam Quốc anh hùng là có chủ..." Vậy nên thế đíu nào mà khi cải cách dzáo dục... thế hệ 2k lại được học một bản dịch đầy chất thơ : "Sông núi nước Nam vua Nam ở... Vằng vặc sách trời chia xứ sở... Giặc dữ cớ sao phạm đến đây... Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ..." Đíu mựa cha con nhà nó... (hôm nay mùng 1 ăn chay, con lại phạm khẩu nghiệp... híc...) con hát mẹ khen hay... rằng là bài thơ sát nghĩa... rằng là chuyển vần trắc là "có dụng ý"... rằng là đây là bản dịch của một "bậc trí giả uyên bác, một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20" kết hợp với một "nhà thơ nổi tiếng, người chủ trì dịch Nhật ký trong tù của Bác" và đã là hàng "trí giả, trí thức, uyên bác, nổi tiếng" thì chắc hẳn toàn là "lời vàng ý ngọc" đíu phải là thứ dân đen "ăn cơm ỉa ra cức" hiểu được... Cho rằng "vằng vặc" nghĩa là vừa sáng... vừa rõ ràng... nó cụ thể và ý nghĩa hơn "rành rành"... của hẳn "giáo sư" Nguyễn Khắc Phi nói thì đố mà sai...!? thì xin cmn thưa... thường thì "vằng vặc" chỉ dùng cho một thứ có thể phát sáng cụ thể, mà trong thơ văn người ta thường dùng là "ánh trăng", nó còn thua xa cái sáng "chói chang" của mặt trời và điều quan trọng là "sách trời" thì đíu có thể phát sáng để thấy "vằng vặc" được... vả lại khi đã buộc tội ai đó với đầy đủ chứng cứ... ngưới ta sẽ nói "còn chối hả, chứng cứ rành rành ra đó" đíu ai nói "mài chối hả mài, chứng cứ vằng vặc ra đó" nghe mà muốn rụng rún... Xưa nay ... "thiện giả bất lai, lai giả bất thiện"... kẻ hiền thì không đến... mà kẻ đến thì không hiền... nên đíu bao giờ có loại "giặc hiền" hết nên đíu cần phải thêm "giặc dữ" vào cho thêm phần sinh cmn động... Và câu cuối cùng "chúng mày nhất định sẽ tan vỡ"... nghe chơi vơi, chới với cmnl... bất chiến tự nhiên thành... giặc không đánh mà tan... nghe như giống loài đà điểu... gặp nguy hiểm cứ rúc đầu vô cát... nguy hiểm nó tự qua... hơ hơ... nghe như có vẻ chửi đổng trù ếm theo cái kiểu..."cái thứ chửi cha mắng mẹ lộn đầu lộn đũa... trời không đánh thánh không đâm... trước sau gì xe hơi cũng hỏi thăm sức khoẻ...". Nghe cảm giác hèn hạ và ô nhục gì đâu... cái này khi gặp "giặc dữ" đọc cho nó nghe, nghe xong... nó cưới nôn ruột... hộc máu... chết...! Toàn thắng lại về ta...! (P/S: hồi trước TLV của mình chưa bao giờ hơn 5 điểm nên hành văn hơi lộn cmn xộn... sorry trước tất cả. Tks...)1 like -
Động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra gần đảo tại Mỹ (Vietnam+) lúc : 10/11/15 06:29 (Nguồn: bnonews.com) Theo Reuters, ngày 9/11, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết đã xảy ra một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter gần đảo Atka thuộc chuỗi đảo Aleutian ở bang Alaska, miền Bắc nước Mỹ. Theo USGS, trận động đất này cách đảo Atka 93km về phía Đông Nam./. =============================== Thưa quý vị và anh chị em. Không phải trận này. Trận động đất kinh hoàng thứ tư mà tôi tiên tri phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây: 1/ Xấp xỉ 9 độ richter. Tức là từ 8, 6 đến 9, 5 độ rích ter. 2/ Phải xảy ra ở một siêu cường. 3/ Có tính hủy diệt một vùng lãnh thổ. 4/ Chỉ xảy ra trong năm Ất Mùi Việt lịch. Nếu không đúng như vậy tôi đoán sai.1 like