• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/11/2015 in Bài viết

  1. TƯ LIỆU THAM KHẢO Fb Nguyễn Đức Cường: Nguyễn Đức Cường23 phút KIỂU ĐẤT ĐỒNG BẰNG KHÔNG THỂ TÁNG MỘ Dạo này TLPT có vẻ trầm hẳn xuống, đệ post bài cho nó có khí thế tý-tài liệu mới sưu tầm nên có gì chưa đúng nhờ các huynh gỡ giúp . 1/. Tuy hữu cát thủy triêu lai, nhi xuất thủy khẩu đa giả nan định tiêu thủy, thử vi tinh khí phân tán chi sở. Tuy có cát thủy triều lai, nhưng dòng nước đi xuất ra nhiều thủy khẩu khó xác định được vị trí tiêu thủy. Chỗ này là nơi tinh khí phân tán, không thể táng. 2/. Bình dương nội cục như điêu khắc, nhi cục ngoại sa thủy vô tình giả, thị nhân lực sở vi, vô khí chi địa. Đất bình dương mà nội cục đẹp như được gọt đẽo, nhưng ngoại cục thì Sa Thủy lại vô tính. Đây là do sức người làm nên, là đất vô khí, không thể táng. 3/. Bình dương nhất vọng vô tế tịnh vô kết yết thải khí giả, long huyệt bất thanh, lai mạch bất minh. Đất bình dương mà mênh mông vô bờ thì cũng không thể kết huyệt, long huyệt không rõ, lai mạch mơ hồ, không thể táng. 4/. Bình dương tuy hữu giới thủy, nhi tả khiên hữu khiết giả, nãi kiếp long chi đại hung chi địa. Đất bình dương tuy có giới thủy định lại, nhưng tả dắt - hữu theo, thì là Kiếp long, là đất đại hung, không thể táng. 5/. Bình dương nhi phiến phiến đoạn đoạn giả, thị thủy khẩu phù sa dã. Đất bình dương mà chia mảnh chia khúc, tức là “thủy khẩu phù sa” (thủy khẩu lẫn trong sa sơn), không thể táng.' 6/. Bình dương huyệt tiền khuyết thần giả, thử nãi vô khí, cố ngoại vô dư dã. Đất bình dương mà trước huyệt không có Thần (môi), là đất vô khí, chính vì thế nên mới không có dư khí ra bên ngoài. Không thể táng. 7/. Bình dương long phối thủy thủy bất phối long, thử nãi âm dương bất phối địa dã. Đất bình dương mà long thì phối được với thủy, nhưng thủy lại không phối được với long, là đất mà âm dương không thể phối hợp. Không thể táng. 8/. Bình dương nhi thổ tán, hoặc dĩ khai quật trì đường, quân địa bất táng. Đất bình dương mà chất đất rời bở, hoặc là đất đã bị đào thành ao đầm, đều là chỗ không thể táng. 9/. Bình dương thảo mộc bất sinh chi địa bất táng. Đất bình dương mà cây cỏ không thể sinh sống, là đất không thể táng. 10/. Bình dương diêu táo trì lô đa giả, nhân cư trù mật giả. Đất bình dương mà nhiều hầm lò bếp núc, là nơi dân cư đông đúc, cũng là đất không thể táng. 11/. Bình dương tác chiến tràng giả, tứ đại tán giả vị sinh khí bất tụ. Đất bình dương mà có thể làm được chiến trường, tức là bốn phía trống trải, là nơi sinh khí bất tụ, không thể táng. 12/. Bình dương tiêm diễm giả sát thái trọng, cục tiền thủy trực ngạnh vô tình giả bất táng. Đất bình dương mà sơn san nhọn như ngọn lửa là sát khí rất lớn, trước huyệt thúy lại trực ngạnh (thẳng mà chảy mạnh) vô tình, là nơi không thể táng. 13/. Bình dương thần tiền phật hậu, âm linh bất an bất táng. Đất bình dương trước có Thần, sau có Phật, khiến cho âm linh bất an, là nơi không thể táng. ======================= Anh chị em Địa Lý Lạc Việt cao cấp thân mến. Phong Thủy là của nền văn hiến Việt. Đây là điều chắc chắn, không còn cần phải bàn cãi và chúng ta sẽ không cố gắng thuyết phục những con bò. Bài viết trên là một tư liệu tham khảo rất có giá trị. Nhưng nó cũng đủ chứng minh rằng: Nền văn minh Trung Hoa không thể là cội nguồn của ngành Phong Thủy Đông phương. Bởi vì, nó chỉ đưa ra hình tướng ứng dụng và học thuộc lòng với kinh nghiệm mà không thể giải thích tại sao. Nếu thầy nào học thuộc lòng, rồi sổ Nho thì thân chủ phải phục lăn là thày nhiều chữ. Nhưng chính thày cũng chẳng hiểu tại sao nó như vậy. Những sách vở mô tả ngành phong thủy bằng tiếng Hán, chỉ là những mảnh vụn, rời rạc. Ngay Dương Trạch cũng thành 4 trường phải riêng rẽ và đầy mâu thuẫn. Chưa nói tới các phương pháp ứng dụng phong thủy lưu truyền trong dân gian, nhưng lại không thuộc trường phái nào. Ngược lại Địa Lý Lạc Việt, hệ quả của nền văn hiến Việt - chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương - hoàn toàn có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Ngay cả Âm Dương Trạch - với Địa Lý Lạc Việt - thực chất là một hệ thống nhất quán, nhưng thuộc hai chuyên ngành phục vụ cho hai mục đích ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, trong cổ thư chữ Hán thì lại hoàn toàn riêng phần và chẳng liên quan gì đến nhau cả. Bản chất của vấn đề trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng trong phong thủy, kể cả Âm Dương trạch, chính là "Khí" và khí biến hóa thiên hình vạn trạng. Anh chị em cần phải nắm vững bản chất của khí và suy ngẫm khi đọc sách - thí dụ như tư liệu trên. Có một lần, tôi và Vietgo - một doanh nhân nổi tiếng một thời, ngay bây giờ anh ta cũng là một doanh nghiệp có tên tuổi - đi theo tôi xem đất đặt mộ cho thân nhân một Đại doanh nghiệp. Trên đường đi bộ qua làng, tôi chỉ qua một lùm cây cao, khuất tầm nhìn và nói: Sau lùm cây này, có một huyệt mộ rất phát. Nhưng sau đó lụi tàn. Người làng xác định tôi nói đúng. Vietgo đề nghị tôi giải thích: Vì sao thày lại có nhận xét như vậy? Tôi phân tích cho Vietgo thấy thế đất và khí chất ở vùng này, nó khiến cho phải có người đặt mộ ở đây. Nhưng cũng chính vì thế đất giả vượng, mạch đoản, có hình tướng, những không có khí chất, nên bạo phát, bạo tàn cho con cháu. Trên đường đi, tôi còn phân tích cho Viêtgo thấy vài thế đất nữa. Nhưng đoạn cuối mới quan trọng. Khi lên đỉnh đồi, nơi đặt mộ, một thày phù thủy cao tay học ở Nga về đồng thời là người thân của vị đại gia cùng đi, phán: "Nên chôn ở đây!". Tôi nói: "Không được! Chôn ở đây sẽ mạt vận". Tôi đi một vòng trên đỉnh đồi và chỉ một chỗ: "Chôn ở đây!". Thày phủ thủy áo trắng (Đẳng cấp cao nhất cho giới phủ thủy Nga) hỏi tôi: "Thày căn cứ vào đâu, để không chôn chỗ tôi chỉ và phải chôn ở chỗ của thày chỉ?". Tôi nói: "Căn cứ vào chất cỏ cây trên mặt đất. Chỗ anh chỉ khí suy kiệt. Tôi chắc chắn nếu đào xuống không quá hai, ba tấc đất sẽ gặp đá và không thể đào xuống được nữa. Còn chỗ tôi chỉ , sẽ đào được một hố rộng khoảng 1m đường kính, đủ để đặt một cái tiểu sành. Nhưng khi đào sâu xuống khoảng một mét thì sẽ gặp đất đỏ và có nước rỉ ra. Đây là huyệt khí tốt nhất ở vùng này". Nghe tôi nói, đám thanh niên trai làng thực hiện ngay. Chỗ ông thày phù thủy chỉ, quả đúng như tôi nói; chỉ đào xuống hơn gang tay là chạm phải đá tóe lửa. Còn chỗ đất tôi chỉ thì đúng như tôi đã dự đoán. Tất nhiên, tôi phâm kim, điểm hướng hoàn chỉnh và dặn dò kỹ lưỡng. Xong việc, tôi cho ngày giờ chôn ngay rạng sáng hôm sau và nói: "Nếu chôn đúng ngày giờ đó thì mưa gió lớn sẽ nổi lên , nhưng chỉ ở ngay khu vực quả đồi này. Và mọi người đừng sợ, chỉ 30 phút mưa sẽ tạnh và gió sẽ ngừng". Tất nhiên, tôi không có tiêu chuẩn thức đêm để chôn cốt thân nhân của thân chủ tôi. Nhưng sáng hôm sau, những người tham gia thừa nhận mọi việc đúng như tôi nói: Mưa to , gió xoáy nổi lên ầm ầm. Mọi người nằm rạp xuống đất vì sợ gió xoáy cuốn xuống vực - vì một phía của quả đồi là vực sâu. Khi gặp họ vào hôm sau, mọi người ngạc nhiên nhìn tôi, không hiểu là người hay ma quỷ. Hì. Vị đại gia đó đến nay vẫn đứng vững trên thương trường và ngày càng phát triển. Trong lúc tôi kẹt tiền xây nhà, vị đại gia này giúp cho tôi mượn một số tiền đáng kể (Tất nhiên tôi trả rồi). Đây không phải lần duy nhất tôi đặt mộ, gây nên mưa gió chỉ ngay tại khu vực đặt mộ. Tôi có ngót nửa tá ví dụ về việc này. Tiếc thay! Ngành Địa Lý Âm trạch ngày càng thất truyền. Từ khi bắt đầu sống bằng nghề phong thủy đến nay, tôi thực hiện chỉ được ngót hai chục vụ Âm trạch. Học thì nát xương, lòi da, khó hơn Dương trạch nhiều. Nhưng tiền công thì rẻ mạt, người có điều kiện thực hiện thì ít. Cho nên, gần như chẳng mấy ai theo.
    4 likes
  2. Bênh bản dịch mới của Nam quốc Sơn Hà, tác giả Phạm Hiệp khen "một điểm sáng" Phạm Hiệp 11/11/15 07:15 Thảo luận (10) (GDVN) - Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này. Bản dịch mới “Nam quốc sơn hà” có làm thay đổi ý nghĩa câu chuyện lịch sử? Đang du học Hoa Kỳ, nữ sinh 17 tuổi người Việt viết ứng dụng cho người trầm cảm Lịch sử như “bó đuốc soi đường” Những nội dung nào cần phải sửa để giáo dục Việt Nam theo kịp với các nước? LTS: Vài ngày qua dư luận bàn tán nhiều tới bản dịch mới bài thơ “Nam quốc Sơn Hà”, có nhiều quan điểm bày tỏ khác nhau liên quan tới bản dịch này, từ ủng hộ tới có những quan điểm khác. Trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau khi đăng tải bài viết: “Bản dịch mới “Nam quốc sơn hà” có làm thay đổi ý nghĩa câu chuyện lịch sử?”, Tòa soạn nhận được thêm quan điểm của nghiên cứu sinh Phạm Hiệp (Đại học Văn hóa Trung Hoa – Đài Loan). Trong bài viết này, tác giả có góc nhìn riêng dựa trên những luận cứ khoa học. Để rộng đường dư luận, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc quan điểm riêng này của tác giả. Vừa qua trên mạng xuất hiện nhiều thông tin liên quan tới bản dịch mới của tác phẩm “Nam quốc sơn hà”. Bản dịch này được in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Về mặt từ ngữ thì bản dịch mới rất khác với những gì học sinh được học ở bản dịch cũ trước đó. Cụ thể, bản cũ dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Trong khi bản dịch mới là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Viết bài này, tôi không phải là nhà phê bình văn học hay nhà nghiên cứu về giáo dục phổ thông nên không thể đưa ra nhận xét về mặt chuyên môn. Vài điều chia sẻ dưới đây, tôi sẽ nhìn nhận vấn đề này từ góc độ người nghiên cứu về quản lý giáo dục trong đó có bao gồm chủ để về cải cách giáo dục. Trước hết, trong mọi cuộc cải cách, đổi mới về giáo dục, việc xuất hiện những tranh cãi, những dư luận trái chiều là điều bình thường. Những cách thức làm mới đôi khi sẽ gây ngạc nhiên thậm chí là gây sốc cho những người đã quen với cách cũ cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí, có ý kiến cho rằng: cải cách mà không có phản đối thì không gọi là cải cách. Vì vậy, tôi cho rằng những “ầm ĩ” về bản dịch bài thơ trên mấy ngày hôm nay, theo tôi là điều bình thường và cần thiết đề người ủng hộ cũng như không ủng hộ bản dịch mới cũng như người làm sách và người đọc sách có cơ hội để lên tiếng và lắng nghe ý kiến của nhau. Ảnh chụp qua sách. Quay trở lại với bài thơ, nhìn vào “đội hình” biên soạn đều là các nhà làm sách uy tín như Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử ..., tôi tin họ có lý do xác đáng và có căn cứ khoa học để đưa ra sự thay đổi này. Trả lời của GS. Nguyễn Khắc Phi, tổng chủ biên cuốn sách hôm qua trên báo chí cũng đã minh chứng cho điều này: Thứ nhất, bản dịch “mới” này thực ra không hề mới, nhóm biên soạn dùng là bản dịch của Lê Thước - Nam Trân thực tế đã được công bố từ gần 40 năm trước. Cá nhân tôi cũng được đọc bản dịch “mới” này thời còn đi học trong một cuốn sách tham khảo. Thứ hai, GS. Phi cũng đã chỉ ra lý do việc họ bỏ bản “cũ”, ví dụ việc giữ nguyên chữ “định phận” từ bản gốc sang bản dịch “cũ” là bất hợp lý vì nó có thể gây ra hiểu nhầm (“phận” có 2 nghĩa địa phận và số phận) Thứ ba, trong sách mới, ngoài bản dịch “mới” được nhóm làm sách lựa chọn, họ còn đưa ra 2 bản dịch khác. Đây là cách làm sách rất hiện đại mà sách cũ, với bản dịch “cũ” không có được. Chúng ta cần lưu ý, đây là 1 bài học trong môn ngữ văn; ngoài nội dung bài thơ, thì học sinh cần được đọc nhiều bản dịch khác nhau để có thể đối sánh các cách dịch khác nhau, cách sắp xếp ngôn ngữ khác nhau từ một bản gốc chung. Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này. Tác giả Phạm Hiệp. Ảnh VNN Về ý kiến cho rằng, không nên thay đổi từ ngữ trong một tác phẩm được coi là “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước; tôi cho đó không phải nhận định xác đáng. Vì xét cho đúng, bản được coi là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên cũng không phải là bài bắt đầu bằng “Sông núi nước Nam vua Nam ở” mà đơn giản nó chỉ là bản dịch phổ biến nhất. Bản gốc bắt đầu bằng “Nam quốc sơn hà nam đề cư” mới thực sự là bản gốc. Thực tế, cái chúng ta đang tranh luận xem hai bản “dịch”, cũ và mới, bản nào hay hơn, hợp lý hơn. Điều này cũng tương tự như việc giả sử có 2 dịch giả cùng dịch Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ sang tiếng Anh và sau đó người đọc tranh luận về 2 bản thảo Tiếng Anh vậy. Tuy vậy, từ sự kiện này, tôi càng thêm tin tưởng vào một ý kiến mà tôi luôn cho là cần thiết từ lâu, đó là đã đến lúc chúng ta cần chấp nhận mô hình, một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa như thế giới vẫn làm. Thử tưởng tượng nếu hiện nay, cả bộ sách mới và cũ đều được lưu hành và các trường được toàn quyền quyết định việc lựa chon bộ sách nào để giảng dạy cho học sinh của mình. Như vậy, thay vì việc tranh luận xem sách nào, cách dịch nào đúng hơn, ta chỉ cần đếm xem sách nào được dùng nhiều hơn, tức là sách đó đã được các trường, và học sinh chấp nhận nhiều hơn. Phạm Hiệp ================================== Muốn bàn về những sự kiện lịch sử thì việc đầu tiên hãy hiểu về khái niệm của "lịch sử" là cái điếu gì đã. Dưới đây là tư liệu trên Bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia.org. Ngay cả tư liệu này cũng chưa có một định nghĩa rốt ráo thế nào là khái niệm "lịch sử". Nhưng những con bò đều ra sức rống lên về các vấn đề liên quan. Hậu quả của sự dốt nát, ngu ngục này của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt, là phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasinhton và Singapore: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử". Giỏi ra mà cãi đi! Hay là điếu có mặt thằng nào, con nào vác cái bằng giáo sư tiến sĩ và kéo cả đống "hầu hết" dám phản biện lại Tập Cận Bình? Đồ ngu! TƯ LIỆU THAM KHẢO https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD Rống lên vì tầm quan trọng của lịch sử, nhưng phản bác, lập luận thì toàn thứ tư duy giẻ rách. Phủ nhận cả cội nguồn lịch sử dân tộc thì "lịch" cái điếu gì đám này. Nhân danh cái điếu gì mà phủ nhận cội nguồn lịch sử dân tộc Việt?! Khoa học à?! Khoa học cái điếu gì mà xác định công khai - không phải trình độ ve chai - mà là giáo sư tiến sĩ vật lý, lại còn hẳn hàng đầu ở Việt Nam nữa chứ. Ông ta đã phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Ơ! Thế thì lấy cái lý điếu gì ra để phủ nhận cội nguồn Việt sử? Bây giờ lại có cái trò sửa thơ của ông Bành tổ Việt Nho trong bài "Nam quốc sơn hà". Điếu mựa! Xuyên tạc từ điều kiện bối cảnh bài thơ, cho đến nội dung bài thơ. Truyền thuyết ghi nhận bối cảnh bài thơ: Trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở bờ sông Như Nguyệt - là ranh giới chiến tuyến quân Việt và Tàu, vào ban đêm văng vẳng bài thơ "Nam Quốc sơn hà". Theo truyền thuyết thì nó có từ thời Lê Hoàn và sau này lặp lại vào thời Lý thường Kiệt. Xin tham khảo tư liệu dưới đây: Nội dung chỉ vậy và không nói đến tác giả với nguyên nhân nào có lời ngâm thơ thần thánh đó. Nhưng có một đám bố láo suy luận rằng: Đó là do Lý Thường Kiệt làm thơ, rồi sai người lính tốt giọng đêm đêm chui vào đền Trương Hống, Trương Hát ngâm lên, gây chiến tranh tâm lý với quân Tàu thời Tống. Sự diễn giải này điếu có "cơ sở khoa học". Nhưng nó có tác dụng làm giảm sự thiêng liêng, huyền vĩ của người Việt vào non sông tổ quốc của họ, qua truyền thuyết mang dấu ấn thần quyền này. Bây giờ lại sửa cái con mựa nó bài thơ dịch "Nam Quốc sơn hà", một cách dốt nát không thể dốt hơn. Chúng ta so sánh hai bài thơ dưới đây: Cụ thể, bản cũ dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Trong khi bản dịch mới là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Trước hết bài cũ chỉ là dịch ý giống thơ tứ tuyệt, chứ điếu phải dịch thơ. Cái giống thơ Đường nó chỉ ở chỗ 7 chữ mỗi câu và 4 câu (Tứ tuyệt). Tức dịch sát ý và sát nghĩa của bài thơ, vốn như sau: Nguyên bản chữ Hán[6]: 南國山河 南 國 山 河 南 帝 居 截 然 分 定 在 天 書 如 何 逆 虜 來 侵 犯 汝 等 行 看 取 敗 虛 Bản phiên âm Việt Nho :(Nguyên văn chép là: "Bản phiên âm Hán Việt". Nhưng với lão Gàn thì điếu có từ Hán Việt, nên sửa lại như vậy: Việt Nho) Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Rõ ràng bài thơ dịch ra ngôn ngữ Việt Nho là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, gieo vần Ư. Cấu trúc thơ lấy 4 câu trên theo cấu trúc luật thơ Đường là biến thể từ thơ Thất Ngôn Bát cú (Thơ Đường theo lão hiểu là có từ thời Đường Ngu - tức thời Nghiêu Thuấn, lão coi là của Việt tộc. Chứ điếu phải đời nhà Đưởng bên Tàu. Chuyện này bàn sau). Còn bài thơ dịch cũ thì không thể coi là dịch thơ. Vì tầm cỡ những bậc túc Nho cổ xưa dịch thơ Đường, không thể phạm luật như vậy. Thí dụ ngay câu đầu: “Sông núi nước Nam vua Nam ở", thì từ "núi" thứ 2 trong câu là vần trắc (Nhị tứ lục phân minh: Luật thơ Đường) thì từ thứ 6 trong câu "Nam" (Vua Nam) cũng phải là vần trắc. Đây lại là vần bằng. Thôi thì cũng được đi, coi như phá cách theo phép "cô nhạn lạc bầy", tuy khiên cưỡng. Nhưng hai câu tiếp theo thì phạm luật nghiêm trọng: Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Nếu câu đầu được coi là gieo vần trắc ở chữ "núi" thì chữ thứ 2 "rành" ở câu tiếp theo vần bằng cũng OK đi. Nhưng nếu vậy thì chữ thứ 6 trong câu thứ 2 là "sách" phải gieo vần bằng. Đằng này nó lại trắc. Thế là thế điếu nào. Không cần phân tích câu tiếp, bởi vì nó có cả bầy nhạn cô liêu, chứ không còn là một con nhạn lạc nữa. Cho nên lão coi bài dịch cũ, chỉ là bài dịch ý, chứ không phải dịch thơ. Nhưng vì vậy, ít nhất nó mô tả được hùng khí của bài thơ và hậu quả tất yếu của sự kiện ở câu cuối. Quý vị xem lại: "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" = "Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” (Bản cũ) => "Chúng mày nhất định phải tan vỡ” (Bản mới). Bài cũ tuy chưa dịch đúng nghĩa của bài thơ, nhưng ít nhất nó xác định một động thái của chủ thể là Việt quân sẽ đánh cho tan tác khách thể xâm lược. Còn bài dịch thơ mới thì nó mang tính phán đoán chủ quan, trù ẻo hơn là một động thái tác động của chủ thể có kết quả làm thất bại khách thể quân xâm lược. Để mô tả cụ thể cho dễ hiểu hơn: Câu dịch cũ nó giống như thế này: "Mày mà động đến tao, tao cho mày vỡ mặt"; tức là khẳng định một kết quả. Còn câu dịch sau nó giống như con mẹ mất gà trong truyện của Nguyễn Công Hoan chửi thằng nào, con nào ăn cắp gà của bà; tức là hậu quả chưa xác định, nó còn tùy thuộc vị thần "mặt xanh, mỏ đỏ" có vật chết kẻ tham lam hay không! Với câu thứ hai: Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư = Rành rành định phận tại sách trời (Bản cũ) = > Vằng vặc sách trời chia xứ sở (Bản mới). Rõ ràng câu của bài cũ mang tính khẳng định chủ quyền lãnh thổ được phân định của Tạo Hóa, trong bất cứ điều kiện nào của sách trời. Còn câu dịch mới thì nó rõ ràng hai từ "vằng vặc" đã giới hạn điều kiện mà người ta có thể nhìn thấy?! Bởi vậy với lão thì bài dịch sau, nếu nói là thơ thì gượng ép như kẹo đậu phộng (Kẹo lạc), của một kẻ mới tập tọng làm thơ Đường, trình độ còn tệ hơn cả lão Gàn. Điếu mựa, nếu bài này mà gọi là một bài thơ và đem dậy học sinh thì lão Gàn cần phải đính chính lại: Lão không có "mần thơ", mà là một nhà thơ chính hiệu. Còn nói về ý thơ thì bản dịch mới mang khí chất của cháu "Hèn Đại Nhân". Tất nhiên là điếu xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong thời hưng quốc của Việt tộc. PS: Tôi dùng nhiều từ thể hiện cảm xúc khi nghĩ đến hậu quả của những đối tượng phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Mong quý vị thông cảm.
    2 likes
  3. PHONG THỦY LẠC VIỆT VÀ GÓC LÀM VIỆC TẠI GIA Tạp chí Mẹ Yêu Bé số tháng 09/2015 Thiên Luân - Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng mọi yếu tố trong căn nhà của bạn đều có tương tác đến cuộc sống, sức khỏe, hạnh phúc của bạn. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, thông thường mỗi gia đình đều có một phòng hoặc 1 góc làm việc riêng tại nhà. Thường thì chúng ta hay tận dụng những góc dư trong phòng, trong nhà và kê bàn làm việc vào đó. Xét trên phương diện không gian sinh hoạt, đó có thể là chỗ tiện lợi. Xét về mặt Phong Thủy, bàn làm việc tại gia tuy ít quan trọng như bàn làm việc tại cơ quan, nhưng vẫn là một yếu tố tác động không nhỏ đến tinh thần làm việc cũng như sự tập trung cho công việc của bạn khi bạn ở nhà. Vì vậy, thông qua bài viết hôm nay, Phong Thủy Lạc Việt sẽ giúp các bạn tự sắp xếp cho mình một bàn làm việc tại gia hiệu quả, hợp Phong Thủy để bạn tập trung làm việc với hiệu quả cao nhất. Tọa Sơn hướng Hải Nguyên tắc đầu tiên khi kê bàn làm việc, chọn cho mình một nới thích hợp để đặt bàn làm việc chính là ‘’Tọa Sơn hướng Hải’’. Tức là, nơi ngồi làm việc phải có điểm tựa. Điểm tựa ở đây, trong căn nhà của bạn chính là vách tường. Chọn cho mình một góc và dựa lưng vào tường khi bạn ngồi làm việc, hướng không gian phí trước bàn làm việc là khoảng không trong phòng. ‘’Tọa Sơn hướng Hải’’ giúp bạn tạo cho mình một chỗ dựa vững chải, ổn định và chắc chắn. Tránh các trường hợp dựa lưng vào vách kiếng (kính), vào khoảng không, hồ cá… Vượng khí Nguyên tắc tiếp theo khi sắp xếp bàn làm việc là bạn phải chọn cho mình một chỗ vượng khí. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn khi bạn có một phòng riêng dành cho công việc, là nơi để bạn tập trung làm việc. Vậy làm sao để biết được đâu là nơi vượng khí trong một căn phòng ? Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng Khí là yếu tố được hình thành qua quá trình tương tác giữa con người và môi trường, giữa con người và căn nhà. Khí này khác với khí ở các khái niệm thông thường. Và một chuyên gia Phong Thủy Lạc Việt sẽ xác định giúp bạn đâu là góc vượng khí nhất trong phòng để đặt bàn làm việc. Xung sát khí Nguyên tắc này vừa giúp bạn hiểu rõ thêm các nguyên tắc cần tránh khi đặt bàn làm việc và cũng làm rõ thêm 2 nguyên tắc đã đưa ra ở trên. Không ngồi đối diện thẳng hướng với lối ra vào, cửa ra vào phòng hoặc cửa ra vào nhà. Đặt bàn làm việc hướng ra cửa sẽ tạo cho bạn nhiều áp lực, khó tập trung vào công việc, hay bị chi phối bởi ngoại cảnh. Ngược lại, bạn cũng không nên ngồi quay lưng ra cửa, điều này sẽ khiến bạn bất an, luôn cảm thấy thiếu an toàn, giảm sự tập trung và có cảm giác bị rình rập từ đằng sau. Tránh đặt bàn làm việc có lối đi phía sau lưng vì bạn sẽ khó tập trung, tương tự như ngồi quay lưng ra cửa. Tránh đặt bàn làm việc đối diện hoặc quay lưng vào cửa toilet, cửa phòng ngủ. Trang trí hợp Phong Thủy Ngoài những nguyên tắc kể trên để đảm bảo một góc làm việc phù hợp, chúng ta có thể tận dụng thêm những vật dụng trang trí để phòng làm việc thêm sinh động, tạo nhiều sinh khí, giúp làm việc hiệu quả hơn. *Tranh ảnh Thông thường, tranh ảnh là vật trang trí được sử dụng nhiều nhất và dễ lựa chọn nhất. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản khi treo tranh ảnh trong phòng làm việc như sau : - Không nên treo tranh có nước đằng sau ghế ngồi, tranh ảnh có hồ nước sông suối nên treo trước mặt hoặc 2 bên - Tranh núi (không có nước) chỉ nên treo sau lưng ghế ngồi, tựa vào vách tường. - Không nên treo tranh có màu sắc buồn, ảm đạm hoặc tranh có hình kì dị. Nên treo tranh tươi sáng, gam màu trẻ trung, tràn đầy sức sống. *Hồ cá Trong Phong Thủy, hồ cá thường được sử dụng để tăng sự trao đổi khí trong phòng, sử dụng hồ cá tạo nhiều sinh khí, vượng khí và tăng cường Tài Lộc vào nhà. Đối với phòng làm việc, sử dụng hồ cá để tạo thanh khí rất tốt. Nhưng nên nhớ, chỉ nên để hồ cá gần cửa ra vào, trước bàn làm việc, không nên để sau bàn làm việc. Kết luận Có rất nhiều cách để cải tạo một không gian làm việc hiệu quả, hợp Phong Thủy. Trong phạm vi hẹp của bài viết, người viết chỉ đưa ra những cách cơ bản nhất để bất cứ ai cũng có thể thực hiện, nhằm tạo cho chính bạn một không gian làm việc lý tưởng, mạng lại hiệu quả cao khi phải giải quyết công việc tại nhà.
    1 like
  4. Hành trình thuần hóa cây lúa nước Thứ tư, 11/11/2015 | 17:00 GMT+7 Các nhà khoa học Anh khám phá ra quá trình đưa cây lúa nước vào canh tác từ một loài cây dại, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa lịch sử loài người ở châu Á thời cổ đại. Lịch sử tình dục học của loài người / Thánh địa bên sông Hằng và nguồn gốc hỏa táng ở Ấn Độ Nghiên cứu mới chỉ ra cây lúa đã được thuần hóa từ 10.000 năm trước. Ảnh: UPI Theo UPI, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Manchester, Anh hôm 6/11 công bố kết quả nghiên cứu của mình trên website nhà trường, khẳng định tìm ra được quá trình hình thành nên cây lúa nước ngày nay ở châu Á. Nghiên cứu chỉ ra rằng cây lúa được thuần hóa ba lần riêng biệt trong lịch sử. Qua đó, người dân ở các nơi khác nhau lựa chọn giống lúa phù hợp nhất với mình để canh tác, từ đó tạo nên ba loại gạo chủ yếu trên thế giới. Đầu tiên là giống gạo tẻ Indica có hạt dài từ các vùng trũng ở Đông Nam Á. Loại gạo nổi tiếng thứ hai là Japonica, một loại gạo hạt tròn thường dùng để chế biến sushi. Và cuối cùng là gạo Aus, loại gạo có đặc tính chịu hạn cao được trồng nhiều ở Bangladesh và Ấn Độ. Cho đến ngày nay, giới khoa học vẫn cho rằng lúa gạo chỉ được thuần hóa một hoặc hai lần trong lịch sử. Hầu hết mọi người đồng ý gạo Japonica đã được thuần hóa riêng biệt từ khoảng 10.000 năm về trước. Tuy nhiên vẫn còn những bất đồng liên quan đến việc gạo Indica có phải là một loại gạo lai của Japonica hay không. Nhóm nghiên cứu phân tích gene trên 446 mẫu thí nghiệm được lấy từ các loài lúa dại trên khắp châu Á và so sánh chúng với bộ gene của lúa thuần chủng. Nhóm đặc biệt chú ý tới các phần khác biệt nhất trên bộ gene của lúa thuần chủng so với lúa dại, được tạo nên từ quá trình chọn lọc thuần chủng (dosmetic sweep). Quá trình chọn lọc này cho thấy những đặc tính của cây lúa mà người nông dân thời xưa chọn ra khi trồng các giống lúa dại tự nhiên. Những đặc tính này bao gồm sức sinh trưởng mạnh mẽ hơn, khả năng gieo trồng với mật độ cao hoặc sức chống chịu hạn hán và sâu bệnh. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra những đặc tính tiên tiến của cây lúa hiện nay đều có sẵn trong các mẫu lúa dại ở vùng Nam Á. Điều này càng củng cố thêm giả thiết của cả nhóm cho rằng con người thời xưa đã thuần hóa lúa dại một cách độc lập và tách biệt nhau trên nhiều vùng châu Á. "Kết luận này hoàn toàn phù hợp các bằng chứng khảo cổ về nguồn gốc văn minh lúa nước", nhà khoa học Terry Brown, Đại học Manchester cho biết. "Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra một quá trình kết hợp hiệu quả giữa di truyền học với khảo cổ học, đặc biệt là các nghiên cứu về thuẩn hóa lúa". Quá trình thuần hóa cây lúa là một phần quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới. Sự ổn định về nguồn cung lương thực là nền tảng để loài người tiến lên những tổ chức xã hội lớn hơn, tiến bộ hơn. Brown và các cộng sự cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ những nghiên cứu về thời kỳ sơ khai trong lịch sử loài người ở châu Á. Quốc Bảo Nguồn: Báo Vnexpress.
    1 like
  5. PR ghê quá nhể. Để lão Gàn PR một hồi xem sao?
    1 like
  6. Tất cả đều do ở ý chí và nghị lực của con người, nếu con người cố gắng và nỗ lực vượt lên chính mình thì đến cả tử vi cũng có thể thay đổi được chứ đừng nói đến chỉ tay. Thân mến
    1 like
  7. Trước tiên xin kính chào các quý ông quý bà cùng toàn thể quý cô chiêu và quý cậu ấm. Hiện nay, mục Tử vi luận giải này rất đông khách, đại bộ phận khách khứa là quý cậu ấm và quý cô chiêu, mới 19 đôi mươi nên còn nhiều sự đời chưa hiểu, thiết tưởng mình đỗ đại học đã là nhớn, biết Hun đã là khôn nhưng khi lạc vào thế giới tiên đoán thì đúng là một kiến thức mới. Hiện nay, theo như tôi quan sát, hầu hết các anh chị, cô bác luận giải ở diễn đàn đều dùng từ ngữ tân thời, rất ít từ ngữ cổ hoặc cũ. Nhưng xem ra nhiều người Trẻ không hiểu và nhiều người xấu số (lá số không đẹp như ý) hay hỏi đi hỏi lại, người này trả lời không ưng thì tưng tưng chạy qua hỏi người khác. Giá mà khi đi học mà chăm chỉ chịu khó như thế thì tốt cho nước nhà quá. Vì vậy tôi xin mạn phép mở ra mục này để các cô bác, anh chị luận giải lá số đóng góp các kiến giải vào đây để các quý ông bà, quý cô ấm cậu chiêu đọc hiểu một vài vấn đề cơ bản. Với các quý vị nhờ bình giải lá số thì chỉ nên đọc hiểu chứ đừng View như người Anh. Bởi quý vị viết vài dòng cảm xúc vào đây thì sẽ có nhiều điều không cần thiết. Nếu thấy nhất thiết phải viết thì nên đọc kỹ trước khi đặt tay gõ phím hỏi về vấn đề mình chưa hiểu. Rào trước, Chắn sau như vậy thiết nghĩ cũng đã cạn lẽ. Xin phép quý vị cho tôi vào thẳng vấn đề cần vào như sau: 1/ Không còn là trinh nữ trước khi động phòng hoa trúc: Việc này không nhất thiết cứ phải là quan hệ với người ngoài rồi mới lấy chồng. Hoàn toàn có thể quan hệ với người chồng trước khi cưới và đăng ký kết hôn. 2/ Phải lập gia đình muộn mới tránh được hình khắc chia ly: Muộn là từ tầm 30 tuổi trở đi, Sớm là từ 24 tuổi trở về trước, Trung bình là tự hiểu. 3/ Giải pháp để tránh hình khắc ly dị: muộn lập gia đình, làm lẽ, cưới hỏi dở dang người này rồi lấy người khác, cưới đi và cưới lại 4/ Cưới đi và cưới lại: Là việc hi hữu, ví như vì ở xa nhau nên phải tổ chức cưới ở 2 nơi, bái gia tiên 2 lần, hoặc cưới chui trước khi cưới thật, tức là ra phường làm đăng ký kết hôn hoặc lấy được giấy đăng ký kết hôn rồi về nhà làm lễ bái gia tiên ở 1 trong 2 họ, Hiện nay thiên hạ rất chuộng cái vụ cưới đi rồi cô dâu lẳng lặng bỏ về nhà đẻ, sau đó chú rể mới lóc cóc đi đón dâu về lần nữa. Để gọi là qua 2 lần đò đểu. Vì là đò đểu nên chẳng có gì đảm bảo cái sự giả dối cố ý được biện hộ là chữa mẹo với chẳng méo này có tác dụng gì cả. Chồng 5 thê 7 thiếp vẫn cứ diễn ra, vợ thì có cả bộ sưu tập người tình thì vẫn chẳng tránh khỏi. Thế thì chọn giờ lành tháng tốt làm gì hay tại thầy bói dốt? 5/ Kim lâu đối với nữ nên không được lấy chồng: 1 lần ân ái cũng nên vợ chồng, nếu nói dại chỉ 1 lần nghịch dại mà có thai, vậy lúc nghịch dại ấy ai xem ngày xem giờ cho? Yêu thì Cưới, đó là nét văn hóa của dân tộc Việt, "Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên?", "Ngày xưa ai cấm duyên bà, mà nay bà già bà cấm duyên tôi?", "Hùng Vương kén rể thời nay: Xe bốn bánh, Cánh 2 bên, Lên thang máy (nhà biệt thự cao hơn 5 tầng phải đi thang máy chứ ko phải loại trung cư vớ vỉn) Như vậy Kim lâu hay không, không quan trọng trong việc cưới chồng, bởi nếu quan trọng thế thì sao lúc đẻ con ko tính chuyện kim lâu, chồng thì chỉ sống được vài chục năm cùng mình (lâu hơn cha mẹ mình) nhưng thường thì chồng không sống lâu hơn con mình (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con cái). Vậy rõ ràng cái chuyện trăm năm kia là sống với con, con cái lo ma chay - hiếu hỉ cho cha mẹ, quan trọng thế sao không Kiêng? hay sướng quá nên quên mất việc kiêng cữ? 6/ Cải số: Quả có vài trường hợp lá số phán Tử vong, đương số quả nhiên có nhìn thấy Quỷ Môn Quan. Nhưng được cứu giải. Nên không phải xuống mười mấy tầng địa ngục an dưỡng. Đó là những trường hợp hi hữu và không phải tất cả những người có cùng ngày, cùng tháng, cùng năm đó đều được cứu giải như thế. Mình không chết thì người khác chết, số trời đã định ngày hôm đó Tử thần với lưỡi hái Đầu lâu phải gom đủ 3000 đầu lâu vào cái túi đen ngòm, nếu không đủ thì bị phạt, không nhẽ cái lão Sư cọ mốc với lưỡi hái dài ngoằng đó nhận hối lộ của quý vị để giết người khác thế thân cho quý vị hoài? Rõ là không rồi. Như vậy việc cải số cũng giống như việc thi Hoa hậu thế giới vậy, cả năm chỉ có 1 người đăng quang ngôi vị cao nhất mà thôi. Chứ cải được số thì sao không làm cho lá số đẹp cả 12 cung số luôn đi, chỉ cải mỗi cái cung Phu Thê hay Tử tức xấu hoắc để làm gì? vậy cung này tốt lên thì cung nào sẽ xấu đi đây? Tử vi không phải là cái để mọi người xoay chuyển càn khôn mà chỉ để con người nhìn vào đó để chuẩn bị tâm lý cũng như cách ứng xử sao cho tốt nhất trong hoàn cảnh đó mà thôi. Nhưng không có nghĩa là khoanh tay chịu trói, Tức biết được tháng này mình bị mất tiền có thể do bị cướp hoặc bị vay đểu. Thì mình phải tự đưa ra đối xách là cướp thì phải truy hô, vay đểu thì chỉ cho vay ít thôi. 7/ Giầu có đừng vội mừng, nghèo khó đừng vội lo: Biết số mình nghèo, bon chen cũng chẳng lợi gì thì đừng lấy đó làm buồn, mà hãy nghĩ đến việc mình sống có hạnh phúc không, người ta giầu có mà con cái ăn tàn phá hại thì có hạnh phúc không? kiếm tiền nhiều để vợ chồng nem chả mà vẫn chung giường, con cái hút sách mà vẫn đi du học thì khi về già có sướng không? Giầu mà không sang chẳng bằng nghèo khó mà đứng đắn. Sống ở trên đời, cần có 1 cái tâm cùng với cái tầm chứ không phải tiền bạc và địa vị. 8/ Tuổi còn trẻ quá (dưới 25) thì không nên tìm hiểu quá sâu về tương lai xa: Tầm tuổi này chỉ nên biết tương lai gần trong 5 năm tới chứ đừng tham lam mà hỏi thông cả đến lúc vào hòm. Cuộc đời này chỉ có 18% là những điều tuyệt vời, với 2% may mắn, còn lại có đến 80% những điều không may. Vì thế hầu hết xem số nói về điềm gở nhiều và dễ hơn điềm lành. Nhưng với số lượng điềm lành nhỏ bé ấy lại làm lên cả 1 kỳ tích về cuộc sống con người. Vì vậy, hãy nhìn gần để dễ làm, đừng nhìn xa quá mà thêm mệt mỏi. 9/ Tỷ phú tại Thiên, Triệu phú nhờ tích góp, đổi giờ sinh để làm gì?: Giầu không phô, nghèo không xấu hổ. Nếu đã biết số mình nghèo thì cố mà tích góp, để một mai mưa gió đau ốm còn có cái dùng, chứ nợ nần là tự mình bán danh dự của mình đi rồi. Bởi nhỡ một mai chết đi, gánh nợ đó đổ lên đầu ai nếu ko phải là người thân ruột thịt trong nhà? Vì vậy dù giầu hay nghèo thì cũng nên khiếm tốn. Đừng xừng sực đổi giờ sinh, ngày sinh. Nếu đã không biết thì cần làm rõ trước, khi đăng tin lên cần kiểm tra lại kẻo đến lúc người giải đã luận giải cả tràng rất dài rồi mà cuối cùng là sai giờ sinh. Nếu quý vị đi xem mất phí, sẽ có bao nhiêu người nhìn quý vị? người ta đang xếp hàng chờ đến lượt mà lại bị 1 kẻ lãng nhách xếp trước. Như thế là không lịch sự. Đổi giờ sinh, chắc gì đã có lá số tốt hơn 10/ Vợ chồng có ngày xa cách: Xa cách không có nghĩa là ly dị, nhưng lại có ý nghĩa là chia ly tạm thời. vì dận nhau hoặc vì công tác, không thể luận giải chính xác được là vì sao. 11/ Bị làm sao đó: Làm sao là làm sao thì có nhiều trường hợp, nhưng tựu chung là muốn biết nguyên nhân và kết quả, Tử vi không thể chỉ rõ được vấn đề, ví như đụng xe hay đâm xe? đụng thì chỉ là va quệt nhẹ, còn đâm xe thì nặng rồi. Nhưng ai đâm ai và xe đâm là xe gì thì chịu nhé, chỉ có Chúa mới biết nó là cái gì và như thế nào. Khoa học cũng như Tử vi không bao giờ trả lời Tại sao mà chỉ giải thích như thế nào. Đừng hỏi tại sao con người lại sinh ra trên trái đất này mà không phải là ở 1 Ngôi sao cô đơn nào đó trong vũ trụ. Không ai và không bao giờ bạn có câu trả lời. 12/ Sao này và sao kia: Nếu quý vị chưa thông tường hoặc chưa thuộc được ý nghĩa cũng như sự phối kết hợp giữa các sao thì không nên đưa ra những câu hỏi về các vì tinh tú này để tránh chuyện tranh cãi nhiều hơn là trao đổi học thuật. Người luận giải thực sự không có hứng thú đàm đạo với quý vị về vấn đề này (hầu hết là thế) 13/ Học giỏi không đồng nghĩa với giầu có và ngược lại: Cuộc đời là thế đó, quý vị có 1 quá khứ học hành siêu việt, nhưng chẳng có gì đảm bảo là quý vị có 1 tương lai sáng về tiền bạc cả. Tiền và Tài không phải lúc nào cũng song hành với nhau Ngày hôm nay có thu nhập cao thì đừng vội mừng, bao giờ nghỉ hưu ở tuổi 60 thì hãy phán xét việc bói toán là trò nhảm nhí. 14/ Giầu nứt đố đổ vách mà không bền: Ai cũng có 1 thời kỳ 10 năm phát đạt, nhưng không phải cả 10 năm đều phát mà có năm được năm hòa. Nhưng tổng kết là tốt và rất tốt. Cái ngưỡng 10 năm tốt đó nó thể hiện ở con số dưới đáy và ở giữa mỗi cung số. Quý vị có thể xác định được cho mình ở khoảng tuổi nào, ví như Mệnh là số 3 và khoảng thời gian tốt nhất cho mọi vấn đề của cuộc sống có thể là từ 23 đến 32 tuổi bởi cung kế tiếp là cung 33, nếu vận hạn tốt ở cung 43 thì thời kỳ tốt đẹp đó là từ 43 đến 52 tuổi. v.v... Đời người thường chi có 1 thời ký 10 năm này thôi, thường thì chỉ có một vài trường hợp đắc cách mới có 2 vận tốt, có thể là ở cung 33 và cung 53 tuổi, tức cung 43 tuổi ko tốt hoặc hơi xấu so với bình thường. 15/ Mất điện thoại có tìm lại được không? hay các câu hỏi đại loại như thế: Vậy mất người yêu có lấy lại được không? đâu cần bói toán gì cũng đoán được mà. Rất ít trường hợp Tử vi có thể đoán được, nên đi tìm các phương pháp tiên đoán khác thì hơn. Mong các quý vị giải số tiếp phím
    1 like
  8. Đừng nói thế ! xúc phạm đến đấng chí tôn , Trời không bao giờ sai cả ,đấng chí tôn là bậc sáng suốt toàn năng ,chỉ có con người u mê ngu muội mới sai sót lầm lẫn
    1 like
  9. Vấn đề ở đây em nên hiểu rõ: Bác HTH không có nói em không thể học cao, với lá số này là người học hành giỏi giang thông minh, sáng ý, nhạy bén, phản ứng nhanh nhạy với vấn đề; nhưng vấn đề sau này em có làm đúng ngành hay không?! hay học 1 ngành nhưng khi đi làm thì làm không đúng chuyên môn?! Chuyện thứ 2, từ học cao của em nghĩa như thế nào? Level em định ra là em sẽ đạt đến mức nào? Nhất nhóm, Nhất lớp, nhất trường, nhất khóa, nhất nước, nhất thế giới?!?! Cử nhân / thạc sĩ / tiến sĩ hay giáo sư?!?! Lá số này không phải thuộc nhóm xấu, nhưng tốt giống như lời giải kia đã đề cập thì chắc chưa tới. Hãy sống thêm vài năm nữa, va chạm với đời rồi lên đây mở topic khiếu nại vẫn chưa muộn!!!
    1 like