• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/11/2015 in all areas

  1. LỜI TIÊN TRI 2015 Động đất là thiên tai ấn tượng của năm nay..... ==================================== Động đất mạnh tại Indonesia, không có cảnh báo sóng thần (Vietnam+) lúc : 08/11/15 18:44 Theo THX, Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia cho biết ngày 8/11 đã xảy ra một trận động đất mạnh 6 độ Richter tại tỉnh Bắc Sumatra, song không có cảnh báo sóng thần được đưa ra. Trong khi đó, theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất này mạnh 6,1 độ Richter. Tâm chấn của động đất ở dưới sâu 75,07km, ban đầu được xác định ở 0,7426 độ vĩ Bắc và 98,8752 độ kinh Đông./. ==================================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Quý vị và anh chị em chuẩn bị chứng nghiệm lời tiên tri liên quan đến động đất, tặng riêng cho nhà sử học dốt nát và bần tiện nhất của Hoa Kỳ L. Kelley, để ông ta và những kẻ quá tự tin vào sức mạnh, quyền lực của họ có một chút khái niệm về sức mạnh của vũ trụ được mô tả qua Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - điều mà ông L.Kelly không đủ tầm để hiểu. Tôi rất tôn trọng những nhà sử học Hoa Kỳ chân chính.
    3 likes
  2. Fb Người Lắm Xèng Người Lắm Xèng 4 giờ · Thêm 1 tòa nhà bị dính phong thủy theo cách "thiên trảm sát" và ông tổng giám đốc tòa nhà thì nhảy lầu tự tử, không hiểu sao bây giờ người ta hay xây nhà theo kiểu này thế?! Cao ốc Thùy Dương Plaza Hải Phòng, nơi phát hiện ông Nguyễn Hải Lưu chết bất thường ========================= TGĐ viết tâm thư cho vợ trước khi chết bất thường Cập nhật : 14:28 | 08/11/2015 Ông Nguyễn Hải Lưu, Tổng giám đốc Công ty Thùy Dương, đã nhắn tin và viết bức tâm thư tặng vợ trên trang Facebook cá nhân trước khi được phát hiện chết bất thường sau khi rơi từ tầng 20 tòa nhà Thùy Dương Palaza xuống đất. Hiện trường phát hiện thi thể ông Nguyễn Hải Lưu Chiều 7-11, lãnh đạo Công an TP Hải Phòng cho biết lực lượng Công an quận Ngô Quyền và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của ông Nguyễn Hải Lưu (SN 1969, trú tại số 11/97 đường Mê Linh, Lê Chân, Hải Phòng), là Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thùy Dương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Thùy Dương (Hải Phòng). Trước đó, vào hồi 22 giờ 30 phút ngày 6-11, ông Lưu được phát hiện nằm chết tại sân sau tòa nhà Thùy Dương Plaza (đường Lê Hồng Phong, Đằng Giang, Ngô Quyền), trong tư thế nằm sấp tại mặt sân, đầu quay về phía tòa nhà. Ngay sau đó, Công an quận Ngô Quyền kết hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TP Hải Phòng, Viện Kiểm sát quận Ngô Quyền đã khẩn trương có mặt để điều tra làm rõ. Quá trình khám nghiệm hiện trường , lực lượng công an phát hiện thấy tại tường bao sân thượng tầng 20 có 3 điện thoại di động, 1 iPad, 1 bật lửa, 1 bao thuốc lá nhãn hiệu BOHEM của ông Lưu để lại. Kết quả bước đầu xác định ông Nguyễn Hải Lưu đã nhảy từ tầng thượng Trung tâm Thương mại Thùy Dương Plaza xuống đất thiệt mạng. Cao ốc Thùy Dương Plaza Hải Phòng, nơi phát hiện ông Nguyễn Hải Lưu chết bất thường Theo tài liệu của cơ quan công an, trước khi chết, ông Lưu có nhắn tin cho vợ và tài xế. Cũng trước đó không lâu, ông Lưu đã viết một bức tâm thư với nhan đề “Tặng vợ yêu” trên trang Facebook cá nhân. Trong những dòng status này, ông Lưu có bóng gió nhắc đến sự ra đi. Một số bạn bè của nạn nhân cho hay, trước khi ông Lưu tử vong ít phút, họ có gọi điện rủ ông đi sinh nhật. Khi vài người bạn đến văn phòng Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thùy Dương để đón ông Lưu đi sinh nhật thì nạn nhân đã thiệt mạng. Được biết, ông Lưu đã có vợ và 2 con trai. Con trai lớn đang học tại nước ngoài, con trai út đang học tiểu học. Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, cách đây gần 1 tuần, ông N.V.L., một lãnh đạo của Thùy Dương Plaza Hải Phòng, đã đột ngột “mất tích”. Một nguồn tin cho hay ông L. đã bị bắt giữ do dính líu đến một vụ án. (Theo Người lao động)
    2 likes
  3. Mỹ cảnh báo rủi ro xung đột ở Biển Đông Chủ nhật, 08/11/2015 - 09:43 Dân trí Bộ trường Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 7/11 cảnh báo rằng các nỗ lực bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và sự quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc xung đột giữa nước này với các quốc gia trong khu vực. >> Giới học giả thất vọng khi Mỹ thông tin mâu thuẫn về cuộc tuần tra Biển Đông >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát tàu sân bay trên Biển Đông >> Tàu chiến Trung Quốc “hẹn gặp lại” tàu chiến Mỹ trên Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (Ảnh: AP) Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã phát biểu như vậy hôm thứ Bảy tại Diễn đàn quốc phòng tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan, bang California (Mỹ), chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du kéo dài 8 ngày, trong đó có các cuộc gặp với các đồng cấp các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Carter cũng quan ngại về tốc độ bồi đắp đảo nhân tạo nhanh chóng (của Bắc Kinh) tại Biển Đông. “Mỹ cũng quan ngại như bất kỳ nước nào trong khu vực về tốc độ và quy mô bồi đắp và xây đảo nhân tạo (của Trung Quốc) tại Biển Đông”, ông Carter phát biểu trước diễn đàn gồm các quan chức quốc phòng cấp cao. Bộ trưởng Carter cũng lo ngại về “khả năng quân sự hóa tiếp theo” cũng như các hoạt động tiềm năng có thể làm gia tăng rủi ro về một cuộc xung đột với các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Theo Reuters, cũng tại diễn đàn này, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ sẽ tiến tiếp tục tiến hành các hoạt động tuần tra an ninh hàng hải tại Biển Đông trong thời gian tới, nhưng ông Carter không đưa ra mốc thời gian cụ thể nào. Giải thích về việc Mỹ phái tàu khu trục tên lửa dẫn đường the USS Lassen áp sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho biết: “Chúng tôi đã thực thi hoạt động này trên toàn thế giới”. Cũng tại diễn đàn an ninh Reagan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có đề cập đến các hoạt động quân sự gần đây của Nga. “Trên biển, trên không, trên vũ trụ và cả không gian mạng, Nga đã tăng cường các hoạt động khiêu khích”, ông Carter cho biết. Reuters dẫn lời ông Carter nhận định rằng một Trung Quốc đang lên với đầy tham vọng và Nga đang đi ngược lại trật tự quốc tế, điều này có nghĩa là quân đội Mỹ phải thay đổi các chiến lược và các hoạt động. Tuy nhiên, trong bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng đưa ra thông điệp hòa giải với cả Trung Quốc và Nga khi gợi ý rằng vẫn còn những khoảng trống cho cả Bắc Kinh và Mátxcơva tham gia một cấu trúc an ninh quốc tế lớn hơn. Một nội dung quan trọng khác mà Bộ trưởng Quốc phòng Carter cũng đề cập trong diễn đàn lần này là Mỹ đang hiện đại các vũ khí hạt nhân, đầu tư vào các công nghệ mới như máy bay không người lái, máy bay ném bom tầm xa cũng như các hệ thống vũ khí mới điều khiển bằng công nghệ laser. Theo ông Carter, các vũ khí mới này có thể là những vũ khi gây ngạc nhiên mà ông không thể miêu tả tại diễn đàn. “Thêm vào đó, chúng tôi đang cập nhật và đẩy nhanh các kế hoạch hoạt động nhằm ngăn ngừa và tăng cường quốc phòng, trong bối cảnh Nga có những thay đổi hoạt đồng gần đây”, ông Carter cho hay. Diễn đàn quốc phòng Reagan là sự kiện hàng năm, nơi tề tựu hàng chục quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ, bao gồm các chính khách và các đảng phái chính trị để nhằm thảo luận các chính sách quốc phòng của Mỹ. Vũ Duy Tổng hợp =========================== Những vũ khí gây ngạc nhiên mà ông Carter nói tới thì lão Gàn đã nói từ rất lâu trong topic này và trong "Lời tiên tri " của các năm trước ngay trên diễn đàn. Thậm chí lão Gàn cũng chưa biết đặt tên nó là gì. Nhưng ít nhất thì lão cũng đã định nghĩa thế nào là vũ khí hạng nhất. Bây giờ mới thấy bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói tới. Còn lão Gàn thì biết trước cả khi người Mỹ đang nghiên cứu loại vũ khí này. Trước cả khi ngài Carter nhận chức Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. Khi phát biểu về các loại vũ khí hạng nhất, chắc có lẽ nhiều người cho rằng lão Gàn "chém gió". Nhưng đến bây giờ, chính bộ trưởng Quốc phòng của Hoa Kỳ nói ra, có lẽ những người có ý tưởng này sẽ phải thừa nhận lão Gàn rất nghiêm túc. Lão Gàn cũng cần nhắc lại một cách cũng rất nghiêm túc rằng: Nếu chiến tranh xảy ra là điều kiện kết thúc "canh bạc cuối cùng", thì nó sẽ nhanh đến mức mà chính Bộ chỉ huy cũng không hề biết rằng họ đã thua. Năm nay vẫn chưa có chiến tranh ở biển Đông. Đây là thời gian ngắn ngủi để Bắc Kinh suy ngẫm lại những sách lược của mình. Điều mà lão Gàn thường nhắc nhở rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc.
    2 likes
  4. Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử! 07/11/2015 22:38 http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/that-vong-voi-y-tuong-bo-mon-lich-su-20151107221139307.htm “Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ” - nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu Quốc hội - trăn trở Phóng viên: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến tích hợp môn lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc. Ông nhìn nhận như thế nào về ý tưởng này? - Ông Dương Trung Quốc: Đề án này nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT với mục tiêu đào tạo lớp học sinh không chỉ được trang bị kiến thức thuần túy mà còn nâng cao năng lực… Ông Dương Trung Quốc Ảnh: BẢO TRÂN Đề án “gạch tên” môn lịch sử này thấy trên mạng internet nhưng giới sử học chúng tôi chỉ mới được tiếp cận chính thức trong một cuộc họp cách đây vài ngày (hội thảo “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11 - PV). Kết quả là nhiều thất vọng với ý tưởng “khai tử” môn lịch sử. Thất vọng không phải vì mọi người không ủng hộ Bộ GD-ĐT tìm ra phương hướng phát triển trong sự nghiệp trồng người mà thất vọng vì 2 điều. Thứ nhất là những gì mà Bộ GD-ĐT đã làm, tạo nên thực trạng GD-ĐT hiện nay. Thứ hai là cách làm, cách triển khai. Tại hội thảo, tôi đã có góp ý rằng Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng. Có điều, dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự “đổi mới” này đã quá tự tin vào việc vận dụng mô hình tích hợp theo hướng giảm nhẹ áp lực học cho học sinh, đi sâu vào trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản. Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ. Bởi lẽ, vấn đề dạy và học lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Báo Tuổi Trẻ đã tiến hành một điều tra độc lập về sự quan tâm đối với môn lịch sử trong giới học sinh. Song, vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn lịch sử vẫn ngày càng trầm trọng. Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD-ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn lịch sử thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại. Vấn đề đặt ra, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD-ĐT chưa lý giải được thấu đáo hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao? Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT muốn thay đổi bất cứ điều gì cũng cần căn cứ trên cơ sở luật pháp. Cụ thể, môn giáo dục quốc phòng - an ninh có hẳn bộ luật riêng là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể gọi riêng, được định vị rõ ràng, nay lại xóa cả môn học như không có gì. Nhiều nước phát triển đặt môn lịch sử ở vị trí rất quan trọng. Thay vì ý tưởng “khai tử” môn lịch sử trong chương trình bằng cách tích hợp với môn khác, theo ông, tại sao Bộ GD-ĐT không đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn này để hấp dẫn học sinh? - Chúng tôi không tán thành cách ứng xử với môn lịch sử của Bộ GD-ĐT. Mặc dù chúng tôi hết sức ủng hộ việc đổi mới để có kết quả tốt hơn nhưng không phải theo cách “cái gì không làm được thì bỏ đi”. Đáng nói là lại thay đổi bằng một thứ mà chưa biết rõ là gì, hiệu quả ra sao, chỉ căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết 19 là “tích hợp”. Trước khi đưa ra dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ GD-ĐT có lấy ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam không, thưa ông? - Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT nên tham khảo, tranh thủ ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng như nhiều tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngay trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có riêng một bộ phận giảng dạy lịch sử. Chúng tôi rất ngạc nhiên với cách làm của Bộ GD-ĐT khi không hề tham khảo ý kiến của hội cho đến cuộc hội thảo hôm 3-11 vừa qua. Ngay cả tại hội thảo, những người tham dự, trong đó có tôi, rất lấy làm thất vọng khi những ý kiến đóng góp từ giới sử học được đáp lại bằng việc đại diện bên soạn thảo luôn khẳng định cách làm của họ là đúng, không có gì sai. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và cá nhân ông sẽ có văn bản phản ứng, kiến nghị về ý tưởng “khai tử” môn lịch sử của Bộ GD-ĐT? - Quan điểm là chúng tôi hết sức lắng nghe, không có phản ứng quá sớm. Nhưng sau cuộc hội thảo gần đây do Bộ GD-ĐT chủ trì thì chúng tôi buộc phải lên tiếng. Giữa tháng 11-2015 sẽ có cuộc hội thảo riêng về vấn đề này. Tại đây, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày rõ quan điểm của mình. Bảo Trân thực hiện ========================== THƯ NGỎ GỬI ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC. Thưa ông Dương Trung Quốc. Tôi viết bài này với tư cách là một bức thư ngỏ gửi ông. Nhưng không phải nhân danh một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, mà nhân danh một người quan tâm tới cội nguồn lịch sử dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ dựng nước của dân tộc - Thời Hùng Vương - đến ông với tư cách ông là Tổng Thư Ký của Hội Sử học Việt Nam.. Sở dĩ tôi không thể gửi thư cho ông với tư cách một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, chính vì tính chính danh của cá nhân tôi. Bởi vì, có lẽ do sơ xuất kỹ thuật, nên cả nhà tôi không có trong danh sách cử tri đi bầu Quốc hội vào năm 2011, ở phường II, Quận Tân Bình t/p Hồ Chí Minh. Cho nên, tôi không thể trình bày với ông với tư cách công dân với một vị đại biểu Quốc hội là vậy. Có lẽ ông vẫn chưa quên tôi. Tôi đã hân hạnh được gặp ông để đề nghị ông - với tư cách Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam - sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với pháp nhân của Hội Sử học, cho tôi được trình bày hệ thống luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bắt đầu từ thời Hùng Vương. Rất cảm ơn ông ngày ấy đã đón tiếp tôi khá chu đáo tại cửa hàng ăn nhanh, gần nhà ông ở Hanoi. Lúc ấy, ông hứa sẽ tổ chức một cuộc hội thảo khép kín và không công khai với khoảng 20 học giả tham dự và tôi phải tự lo phần kinh phí. Mặc dù không được hài lòng lắm về hình thức khép kín của cuộc hội thảo do ông đề nghị, nhưng tôi vẫn đồng ý với tư duy bình dân của tôi, là "méo mó có hơn không". Tuy nhiên, sau đó không thấy ông nhắc tới điều này. Tôi được thông tin ông bận tranh cử Quốc hội. Tôi sẵn sàng chờ. Sau đó lại có thông tin ông đi nước ngoài công tác, tôi cũng chờ. Khoảng hai năm sau đó, tôi hân hạnh được cùng dự buổi tổ chức trao giải Phan Chu Trinh, trong đó có ông với tư cách người nhận giải. Nhưng tôi đã không đến gặp ông để nhắc lại lời hứa của ông. Mặc dù tôi chỉ đứng cách ông không quá ba mét. Bởi vì những nguyên nhân sau đây: 1/ Tôi không bao giờ muốn để cho ai phải khó xử vì tôi; 2/ Tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vì chân lý, chứ không phải vì cá nhân tôi, nên không muốn cầu cạnh ai và phải dùng thủ pháp trong quan hệ xã hội để làm sáng tỏ chân lý; 3/ Tôi không hy vọng ông đủ khả năng bảo trợ cho một hệ thống luận điểm nhân danh khoa học làm sáng tỏ chân lý cội nguồn dân tộc. Nhưng có lẽ tôi sẽ không nhắc lại những sự kiện này, nếu như ông không thể hiện quan điểm của ông về cội nguồn Việt sử, mà ông cho là khoa học, trong cuốn "lịch sử Việt Nam bằng tranh", do Nxb Kim Đồng thực hiện, năm 2012. Bởi vì, khi ông đã từ chối một cơ hội tranh luận khoa học về cội nguồn Việt sử do tôi đề nghị - tức là ông đã không chứng tỏ tính khách quan trong việc thể hiện quan điểm của ông, nhân danh khoa học. Cho nên, tôi phải công khai việc này. Hôm nay, tôi lại được biết ông có ý kiến về vấn đề lịch sử Việt Nam liên quan đến một chủ trương của Bộ Giáo Dục. Chính ông đặt vấn đề "Không thể lãng quên lịch sử". Vì vậy, tôi xin được đặt vấn đề với ông - với tư cách là Thư ký Hội Sử học Việt Nam - công khai ở đây, rằng: Lịch sử Việt Nam mà ông nói tới ở đây và nó băt đầu diễn ra như thế nào với cội nguồn Việt sử bị phủ nhận so với cội nguồn Việt sử truyền thống? Vì sao ông và cả Hội Sử học Việt Nam - tức số đông mà các ông gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử ? Đây là điều được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới. Các ông tự nhận là nhân danh khoa học thì vì sao không có đối thoại khoa học? Nếu như việc chứng minh cội nguồn Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử , chỉ có ở một mình tôi thì các học giả khả kính ở Hội Sử Học Việt Nam có thể cho qua. Nhưng vấn đề không phải như vậy. Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, không phải chỉ một mình tôi, mà còn có nhiều học giả khắp nơi trên thế giới chứng minh ở nhiều góc độ khác nhau, nhân danh khoa học. Nhưng các ông vẫn không hề quan tâm và vẫn ra rả độc diễn, phổ biến quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống. Một ví dụ chính là cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" do ông chủ biên xuất bản năm 2012. Tôi có lẽ không cần phải nhắc thì ông và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" trong Hội Sử học Việt Nam cũng biết rằng: Kể từ khi quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của các ông lên ngôi, thì trước hết là môn Sử - mà chính các ông phải chịu trách nhiệm - đã thảm hại như thế nào trong nền giáo dục Việt Nam. Không những vậy, nó kéo theo cả một hệ thống giáo dục bị lung lay, mà báo chí đã nói qúa nhiều, khiến tôi không thể nhắc lại, vì số lượng quá lớn những bài báo nói về vấn đề này. Bây giờ, chính ông lại lên tiếng về việc dạy môn sử với tư cách là môn học chính thống trong nền giáo dục Việt Nam. Nhưng nó sẽ được dạy như thế nào về lịch sử Việt Nam? Đó là vấn đề tôi muốn được đặt ra với ông và cả Hội Sử học Việt Nam với "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nó sẽ phản ánh chân lý như nền văn hóa sử truyền thống đã ghi nhận với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử; hay nó sẽ được giảng dạy theo quan điểm ông và "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" về cội nguồn dân tộc Việt chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ" , "hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN"? Để rồi - với kết quả của quan niệm lịch sử phủ nhận văn hóa sử truyền thống đó - là một người đàn bà tên là Đỗ Ngọc Bích theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ - phát biểu công khai trên BBC rằng: "Văn hóa dân tộc Việt có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc". Và bà ta phát biểu đầy tự tin rằng: Đây là điều mà bà ta "được học trong nhà trường". Tôi cũng đặt vấn đề với ông - với tư cách ông là Thư ký Hội Sử học Việt Nam và với "hầu hết những nhà khoa học trong nước phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử - nghĩ như thế nào về sự liên hệ giữa cổ sử cội nguồn dân tộc Việt với phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasington và cả ở Singapor - sau khi thăm Việt Nam kết thúc vào ngày mùng 6/ 11 2015 - rằng: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử"? Là một người tỏ ra có trách nhiệm với môn lịch sử dân tộc Việt - ít ra ông và vài vị trong Hội Sử học Việt Nam thể hiện như vậy trên báo chí công khai - tôi hy vọng ông sẽ quan tâm và trả lời thư ngỏ này của tôi. Xin cảm ơn sự quan tâm của ông.
    2 likes
  5. Lão Gàn hy vọng rằng: Chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử được tôn vinh. Tùy mức độ xác định chân lý mà cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam lần này sẽ thành công từ mức tối thiểu cho đến trở thành nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Lão Gàn phát biểu nghiêm túc. Rất nghiêm túc. Đối với lão Gàn thì đây là điều kiện tiên quyết. Cái gì đúng với chân lý, phản ánh đúng quy luật tự nhiên, lão Gàn ủng hộ ngay. Thí dụ: Như đợt cải cách thi cử tuyển sinh vừa rồi, lão hoàn toàn ủng hộ. Mặc dù dư luận lúc ấy chém gió ầm ầm.
    1 like
  6. Có một tòa nhà, nhìn qua thì giống như phạm Thiên Trảm sát. Nhưng lại không bị phạm cách này. Đó là khách sạn Marina Bay Sands ở Singapore. Có nhiều phong thủy gia đã bình luận về khách sạn này. Chê có, khen có. Nhưng Địa Lý Lạc Việt thì chưa bình luận. Khi rảnh lão sẽ bình luận.
    1 like
  7. Nông dân Thái Bình chế máy cấy siêu tốc, nhà khoa học lặng tiếng Ấp ủ ước mơ nhiều năm trời là giúp mẹ và người nông dân quê mình đỡ vất vả, anh Trần Đại Nghĩa, ở thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng (Tiền Hải - Thái Bình) đã chế tạo thành công máy cấy không cần động cơ. Việc làm của anh gây "sốt" một vùng quê, đến nay cơ sở của anh sản xuất không kịp các đơn đặt hàng. Mong mẹ đỡ vất vả Lúc chúng tôi đến tìm gặp, anh Nghĩa đang phải tiếp một đoàn khách từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đến mua máy. Một lúc, họ đòi "ôm" về hơn chục chiếc với giá cao gấp đôi. Nhưng anh Nghĩa chỉ bán đúng một chiếc gọi là… "nể mặt lắm rồi đấy". Nghĩa bảo, muốn mua thì phải đặt hàng trước, ai đặt trước thì làm trước chứ tôi không làm ăn theo kiểu chen ngang, dù có đưa giá gấp đôi. "Bây giờ họ lấy luôn hơn chục chiếc, làm sao tôi sản xuất được để mà trả hàng những người đã đặt cách đây hai tháng?", anh nhấn mạnh. Lạ thế, tính cương trực, thẳng thắn và lúc nào cũng nghĩ đến sáng tạo đã khiến người nông dân này vất vả. Những người thân của anh cho biết, đâu phải bây giờ, mà từ ngày nhỏ, là anh cả trong gia đình ở vùng quê lúa, Nghĩa đã phải làm lụng vất vả trên đồng giúp cha mẹ. Lớn lên, học xong một khóa sửa chữa điện tử ở Trường Trung cấp Truyền thanh Nam Định, nhưng cứ ngày nghỉ là lại về làm quần quật trên đồng để đỡ đần bố mẹ, thu vén ít tiền cho bản thân theo học. Máy cấy ra đồng. Trần Đại Nghĩa tâm sự: "Học xong, tôi về quê sửa chữa điện tử kiếm sống, rồi lập gia đình. Đồng lúa quê nhà vẫn là nơi chủ yếu nuôi sống đại gia đình của tôi. Bố mẹ tôi vẫn chưa hết khổ. Vợ tôi vẫn phải còng lưng xuống cấy, đêm về đau ê ẩm cả người. Nhất là những tháng mang bầu, việc cấy hái cứ phải cúi gằm mặt xuống, thật vất vả. Điều ấy cứ day dứt mãi trong tôi mà lúc đó chẳng biết làm thế nào để giúp". Nhiều năm trời như thế, rồi phong trào xuất khẩu lao động ở Tiền Hải trở nên khá sôi động. Gia đình cố lo tiền để Nghĩa có một suất sang Hàn Quốc làm việc. Sẵn có nghề sửa chữa điện tử trong tay, lại là người thông minh, ở công ty, nhiều loại máy hỏng hóc, quản đốc thường tìm đến Nghĩa. Anh sửa chữa được nhiều lần mà không phải mất tiền tìm thợ bên ngoài nên được thưởng khá nhiều. Năm 2002, anh ra cánh đồng, thấy bà con nông dân Hàn Quốc sao mà nhàn hạ quá! Họ có máy cấy bốn bánh to lù lù, chỉ một ngày đã làm được hàng mẫu ruộng như ở Việt Nam. "Tôi tự nhủ, bao giờ Việt Nam mới có loại máy này? Nếu có, hẳn là mẹ tôi, gia đình tôi rồi người nông dân quê tôi sẽ bớt vất vả. Lúc này thì ý tưởng chế tạo máy hình thành. Tôi cứ nghĩ đến khuôn mặt hả hê, mừng vui của mẹ khi được giải phóng sức lao động mà thấy vui lắm. Tôi liền chụp ảnh máy cấy của nước bạn, và tìm hiểu nguyên lý hoạt động và tìm thêm sách vở để nghiên cứu". Anh Trần Đại Nghĩa (giữa) nói về năng suất máy cấy. Nghiên cứu đêm ngày cho máy cấy ra đời Năm 2005 về nước, dù dày công đi tìm hiểu, nhưng Nghĩa không thể thấy động cơ nào có thể phù hợp cho việc chế tạo của mình. Người nông dân một nắng hai sương vẫn chưa được giải phóng sức lao động. Có chút vốn liếng, Nghĩa đầu tư mua ôtô về làm nghề lái taxi, vợ anh vẫn gắn bó với ruộng đồng và mở được một hiệu tạp hóa. Và rồi, chính năng suất lao động thấp, phải chi phí nhiều, người nông dân quê anh vẫn chẳng được thụ hưởng bao nhiêu từ cấy lúa tiếp tục khiến Nghĩa trăn trở. Năm 2011, người nông dân Trần Đại Nghĩa tiếp tục nghiên cứu, cần mẫn tìm cách chế tạo máy. Nhưng làm gì đây, khi máy gắn động cơ lớn thì người nông dân sẽ không đủ sức mua, bởi giá thành rất cao. Nghĩa nghĩ đến máy gắn bình ắc quy, động cơ nhỏ, vẫn không được vì bình ắc quy vẫn nặng, bà con khó vận chuyển. Nghĩa nhớ lại: "Tôi nghĩ đến chuyện làm ra chiếc máy không cần động cơ. Có như thế, máy mới không tốn nhiên liệu, nhẹ, di chuyển dễ dàng, giá thành hạ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân. Tôi la cà các cửa hiệu sửa chữa xe máy, hàn xì để mua đồ, mài giũa, đấu nối các chi tiết theo bản thiết kế tôi đã vẽ ban đêm. Ngay cả khi ngồi chờ khách đi taxi, tôi cũng bỏ các bản thiết kế ra nghiên cứu. Tôi chẳng dám nói với vợ con, bố mẹ hay bất cứ ai về công việc của mình. Nhiều hôm đi sớm về khuya, vợ tôi cũng tỏ vẻ thắc mắc. Đến khi chuẩn bị bắt tay vào công đoạn lắp ráp cuối cùng, tôi mới chia sẻ với vợ về công việc mình đang làm. Đến lúc này tôi nghĩ, phải bỏ lái taxi để dồn tâm huyết cho ruộng đồng thôi. Bỏ công việc tốt để về với ruộng đồng, đúng là tôi hơi liều. Nhưng tôi tin là mình đang có hướng đi đúng đắn". Trải qua hơn một tháng cần mẫn, cuối cùng, người nông dân trẻ đã lắp ráp và hoàn thiện xong chiếc máy cấy. Máy không dùng động cơ mà vận hành bằng sức kéo, nguyên liệu chủ yếu bằng thép hộp nên khá nhẹ, chỉ nặng 24kg. Vì thế, người kéo sẽ không tốn nhiều sức khi di chuyển. Anh bảo: "Người ta cứ hỏi tôi làm cái gì, rồi họ đoán non đoán già. Tôi chưa muốn thổ lộ, nên người ta bảo đó là máy gì thì tôi cũng gật. Nhưng khi muốn thử máy thì ruộng đồng đã khô. Tôi mang máy ra đoạn sông cạn để thử. Bộ phận tách mạ hoạt động rồi, nhưng chưa tốt lắm. Tôi về nghĩ cách chế tạo cho hoàn thiện hơn. Đến vụ, mang máy ra cấy thử, thấy hoạt động tốt. Vụ đó, cây lúa phát triển tốt, năng suất cao. Tôi vô cùng sung sướng!". Nể phục sáng chế của anh Nghĩa, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng tâm sự: "Thật mỹ mãn, công suất của máy nhanh bằng 7-8 người cấy, bằng khoảng 4 sào/ngày. Khoảng cách hàng cấy có thể tự điều chỉnh theo ý muốn. Với bốn mỏ cấy, một giây làm được 4 khóm lúa, và máy có hệ thống gạt bùn nên không phải mất thời gian xoa vết chân người đi lại". Máy cấy anh Nghĩa chế tạo ra chỉ có giá từ 4 đến 5 triệu đồng, phù hợp với điều kiện canh tác và khí hậu của Việt Nam, khắc phục được nhược điểm của các loại máy động cơ. Đặc biệt, phù hợp với nền ruộng xấu, ruộng cao và miền núi. "Tôi đã làm được" Anh Nghĩa vui mừng nói như vậy. Bởi giờ đây anh đã mở được xưởng chế tạo, trong nhà lúc nào cũng có hơn chục công nhân, mỗi tháng cho ra đời gần 200 chiếc máy. Nhà anh giờ đây lúc nào cũng có người đến. Bà con nông dân, các phòng nông nghiệp ở trong Nam, ngoài Bắc đều tìm đến đặt mua. Số lượng người tìm đến mua hàng không ngừng tăng. Nhìn vào quyển sổ đặt hàng của anh dày cộp lên từng ngày, tôi cũng hiểu được phần nào sự tiện lợi và hữu ích mà chiếc máy cấy này đem đến cho người sử dụng. "Hầu hết những người đến đây đều là người quanh năm mưa nắng với đồng ruộng, thiếu kiến thức về công nghệ, máy móc hiện đại nên khi chế tạo chiếc máy cấy này, tôi nghĩ cần phải tối ưu hóa, nhỏ gọn và càng đơn giản càng tốt. Nhưng để làm ra máy đơn giản mà hoạt động tốt, bà con nông dân ai cùng có thể sử dụng thì khó khăn lắm đấy", anh Nghĩa chỉ vào các chi tiết máy, nói. Anh Nghĩa trong xưởng chế tạo. Mẹ, chị, người thân của anh Nghĩa và cả những người nông dân xã Đông Hoàng là những người mừng vui nhiều nhất. Họ hết lời ca ngợi, đặt cho anh cái tên gắn với sáng chế: "Nghĩa máy cấy". Anh nông dân Trần Đại Nghĩa không thể ngờ rằng, với phát minh của mình, anh vinh dự là 1 trong 6 người nông dân của tỉnh Thái Bình về Hà Nội dự Hội nghị Đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc tại Hà Nội. Rồi anh cũng vinh dự được đón các đoàn nghiên cứu khoa học về trao đổi và học hỏi kinh nghiệm. Với Nghĩa, niềm vui của anh là đã giúp mẹ đỡ vất vả, giúp những người nông dân quê mình được giải phóng sức lao động. Hơn thế, tầm ảnh hưởng của chiếc máy cấy không động cơ, đang "phủ sóng" dần trên ruộng đồng, giúp cho nhiều bà con ngoại tỉnh khác đỡ khổ. Có một điều, là hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu khoa học vẫn đang loay hoay tại các phòng thí nghiệm và vật lộn trên bản vẽ nhúng những phát minh của họ vẫn chỉ để trong ngăn tủ, không áp dụng được, dù dày công học hành, đầu tư tiền của nhiều năm học ở nước ngoài, thì những người nông dân như anh Nghĩa, bằng kiến thức tự học, bằng nỗi trăn trở thật sự đã chế tạo ra chiếc máy vô cùng thiết thực. Dự định của Nghĩa là sẽ tiếp tục cải tiến máy cấy, để tăng hiệu quả sử dụng, giúp người nông dân nhàn hơn mà giá cả không đổi. Anh cũng trăn trở và ước mong nhà nước có những giúp đỡ, bảo hộ, tiện lợi trong đăng ký bản quyền tác giả cho các sáng tạo của những người nông dân như anh. Đồng thời, khích lệ họ phát huy nội lực, tiếp tục tạo ra những sản phẩm hay, thiết thực hơn. theo http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/271931/nong-dan-thai-binh-che-may-cay-sieu-toc--nha-khoa-hoc-lang-tieng.html ================================================ Nghĩ cái gì. Nhà khoa học hay cộng đồng khoa học còn nghiên cứu những vấn đề cao siêu. Còn mấy việc này thì . . . :lol:
    1 like
  8. lâu rồi không coi cho ai coi thử xem cô bé này nghiệm lại năm sau có đúng hay không nhé. đâi hạn 26 tuổi ở cung tài, có cự môn hóa lộc thì sẽ có khiếu nạy tranh chấp về tiền bạc có lẽ sẽ thắng kiện nhưng đừng cố gắng đòi hỏi nhiều hơn vì kình dương dễ gây ra cảnh đâm chém. tiểu hạn năm thân ở cung phu nhiều sao sáng sủa đẹp đẽ ba phương hợp chiếu đào hồng nguyệt hỷ đại tiểu hao --->chưa gặp ý trung nhân thì sẽ gặp ý trung nhân, nếu đã cóy trung nhân sẽ lên xe hoa về nhà chồng.
    1 like
  9. Môn Lịch sử, nhìn từ tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh Xuân Trung (thực hiện) 07/11/15 07:49 (GDVN) - Chương trình và sách giáo khoa phải góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc. Thủ tướng yêu cầu làm rõ những hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân Chắp vá, gò ép sẽ phá nát chương trình môn lịch sử Lịch sử được lồng ghép, một sự sáng tạo “vô tiền khoáng hậu” 80,04 % học sinh được hỏi phản đối Lịch sử là môn tự chọn Bác Hồ đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. Để thực hiện được lời dạy của Hồ Chủ tịch thì trong Chương trình tổng thể, môn Lịch sử phải là môn bắt buộc, môn độc lập trong ở Trung học phổ thông, không thể là môn tự chọn, ít nhất thì môn lịch sử Việt Nam-lịch sử dân tôc phải là môn bắt buộc để thực hiện lời Bác căn dặn “dân ta phải biết sử ta”. Đó mới là thực hiện các Chỉ thị của Đảng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của ngành giáo dục. Qua lời dạy sâu sắc của Bác, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trò chuyện với PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội về tầm quan trọng của Lịch sử dưới góc nhìn tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tự chọn môn Lịch sử có thể sẽ là hiểm họa sau này Thưa ông, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã hết thời gian xin ý kiến, nhìn vào bản tổng hợp ý kiến mà Bộ GD&ĐT công bố, chúng ta thấy rất nhiều góp ý chưa được bộ đưa vào. Cụ thể là môn Lịch sử vẫn chưa là môn bắt buộc riêng biệt ở chương trình phổ thông, ông có suy nghĩ gì về điều này? PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò của giáo dục và đào tạo. Do đó trong quá trình xây dựng Chương trình tổng thể cũng như chương trình môn Lịch sử sau năm 2015 ở phổ thông phải theo tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ngoài môn Lịch sử tự chọn thì có môn Khoa học xã hội ở lớp 10 và 11 dành cho học sinh chọn các môn tự nhiên, có các chuyên đề tự chọn, có phân môn lịch sử trong môn “Công dân với Tổ quốc”. Đây là một môn học mới, tích hợp của 3 phân môn: Đạo đức – Công dân, Lịch sử và Quốc phòng – An ninh. Nên thảo luận và cân nhắc kĩ môn học này. Lịch sử với chức năng là môn học (như các môn học khác ở phổ thông) lại tích hợp vào môn học mới, điều này thực sự chưa hợp lý. Việc tích hợp và tên gọi của môn học này cần phải có cơ sở lí luận và thực tiễn xác đáng thực sự khoa học. PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ. Ảnh Xuân Trung Lịch sử là môn tự chọn dành cho học sinh định hướng nghề nghiệp lĩnh vực khoa học xã hội, có thể dự đoán trước là rất ít học sinh sẽ chọn. Bởi lẽ giờ đây xu thế là thực dụng, chạy theo đồng tiền, học sinh sẽ đi theo các môn học có thu nhập cao, đẽ có việc làm, do vậy sẽ không chọn môn lịch sử. Chúng ta biết vậy mà vẫn để là môn tự chọn? Tôi đồng ý với nhiều ý kiến, tự chọn không khác gì sẽ khai tử môn Lịch sử và nếu quyết định như vậy sẽ gây hiểm họa cho sau này. Có ý kiến là khi học sinh không thích thì lại càng phải bắt buộc và bắt buộc trong môn độc lập. Còn khi học sinh đã chọn Khoa học tự nhiên thì học Lịch sử trong môn Khoa học xã hội cũng chỉ là hình thức không có hứng thú gì, thậm chí là học đối phó. Vậy, vai trò và tầm quan trọng của môn Lịch sử đối với học sinh như thế nào, thưa ông? PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ: Xin nhấn mạnh là trong điều kiện hiện nay ở nước ta khi các thế lực thù địch vẫn âm mưu phá hoại đất nước, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, nâng cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước cho người dân, nhất là thế hệ trẻ-học sinh thì bắt buộc học sinh phải học lịch sử. Học sinh cần hiểu về sức mạnh của dân tộc Lâu nay giáo dục chúng ta kêu quá tải kiến thức, nhất là bậc tiểu học. Với tầm quan trọng của Lịch sử như hiện nay thì kiến thức Lịch sử nên như thế nào ở các cấp học? PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ: Trong bức thư Người gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày 31 tháng 10 năm 1955, Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở là phải tẩy sạch tư tưởng “học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ”. Người chỉ rõ: “Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ có gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn”. Tôi nghĩ lời Bác dạy đã từ lâu nhưng cho đến hôm nay đó vẫn là biện pháp để khắc phục tình trạng quá tải về kiến thức, đồng thời cũng là điều cần làm khi biên soạn sách giáo khoa Lịch sử ở bậc Tiểu học. Ở cấp học này, Lịch sử được tích hợp trong môn “Tìm hiểu xã hội” (lớp 4, 5). Trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý trong kế hoạch dạy học hiện hành, sẽ mở rộng với một số nội dung gắn với thực tiễn đời sống xã hội về con người, địa điểm, thời gian, môi trường xung quanh, v.v... Chẳng hạn như, từ chỗ học theo thông sử, địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội thành kể chuyện lịch sử, địa lý, kết hợp Việt Nam với những câu chuyện tiêu biểu của thế giới. Xây dựng các câu chuyện, các chủ đề về Sử-Địa ở mức đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ. Cách viết, cách dạy phải nhẹ nhàng, hấp dẫn, làm cho các em yêu quê hương đất nước của chính mình. Chương trình nên đơn giản, nhẹ nhàng, chỉ cần giúp học sinh hiểu được những biểu tượng của lịch sử dân tộc như Quốc ca, Quốc kỳ,… kết hợp với môn Địa lý để hiểu được vị trí của nước Việt Nam: biên giới, biển đảo có Hoàng sa, Trường sa… kết hợp với môn Giáo dục công dân để hiểu những kiến thức đơn giản về cuộc sống, đạo đức…. Thí dụ kết hợp giữa các chủ đề như: “Tự hào về Tổ quốc của chúng ta, đất nước liền một dải” (Địa lí, Lịch sử Việt Nam), “Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp”, “Kể chuyện về 54 dân tộc anh em” (Một số dân tộc tiêu biểu và nét văn hóa đặc sắc; kể chuyện về phong tục, tập quán của các dân tộc; tìm hiểu lễ hội địa phương: Ném còn, Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội đền Cổ Loa, Lễ hội chùa Hương, lễ Vu lan...). “Truyền thống của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử - Trang vàng lịch sử” (Tìm hiểu tên gọi của nước ta qua các thời kỳ: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Đại Việt, Đại Nam...Đi du lịch qua các cố đô); “Kể chuyện về các danh nhân. Khám phá các nền văn minh tiêu biểu trên thế giới” (Ai Cập – đất nước của Kim Tự Tháp; Hy Lạp - quê hương của các vị thần; La Mã: bảo tàng nổi ngoài trời - Đấu trường ở Roma; Pari- thành phố của nghệ thuật - Tháp Epphen, Khải hoàn môn...). Đối với cấp trung học, Bác Hồ chỉ rõ “ Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà”. Do đó sắp tới Giáo dục phổ thông nên tập trung nâng cao nhận thức, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn... Hiện nay, có nhiều nước đã tích hợp nội dung về địa lí, lịch sử, kinh tế, xã hội, giáo dục công dân... Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa thể tích hợp như vậy được. Chúng ta cũng chưa đủ khả năng để viết và chưa thể đào tạo giáo viên theo mô hình tích hợp một cách toàn diện theo đúng khái niệm, nội hàm của Khoa học xã hội. Do đó môn Khoa học xã hội ở phổ thông của Việt Nam, trước mắt vẫn chỉ là tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lý, đồng thời lồng ghép tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học... Sẽ xây dựng phần kiến thức chung cho Lịch sử và Địa Lý có những chủ đề tích hợp chung, thời lượng chỉ từ 10-15% của chương trình. Cũng có ý kiến đề nghị không nên gọi là môn Khoa học xã hội vì nó không đúng với khái niệm KHXH. Nên gọi là môn Sử Địa. Lịch sử thì rõ, nhưng môn Địa lý có 3 phần: Khoa học trái đất, Địa lý tự nhiên, Địa lý Kinh tế. Đối với môn Lịch sử thì mục tiêu ở THCS là giúp học sinh hiểu được toàn thể dòng chảy của lịch sử Việt Nam trong mối tương quan với lịch sử thế giới; hiểu được sự liên quan của hiện tại với quá khứ, các vấn đề liên quan tới cuộc sống con người trong cái nhìn đa dạng về thế giới và đất nước mình. Cấp học này cần học đầy đủ quá trình phát triển của lịch sử. Ở THPT mục tiêu của môn Lịch sử là trên cơ sở những hiểu biết về lịch sử cơ bản đã được học từ THCS kết hợp với đặc điểm của lịch sử Việt Nam, giúp học sinh có được nhận thức tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc trong mối quan hệ với lịch sử thế giới. Hiểu được lịch sử nước ta có những đặc trưng văn hóa đa dạng. Mặc dù có sự tiếp thu văn hóa các dân tộc khác trong quá trình phát triển và giao lưu với thế giới bên ngoài nhưng vẫn duy trì bản sắc của người Việt Nam. Học sinh THPT cần hiểu một cách sâu sắc về sức mạnh mà dân tộc Việt đã và đang phát huy trong dòng chảy của lịch sử thế giới với tư cách là quốc gia có lịch sử và truyền thống lâu đời. Từ đó bồi dưỡng niềm tự hào là người Việt, với tư cách là một công dân thế giới nhưng lại mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ mục tiêu trên, ở THPT chương trình sẽ được thiết kế theo chủ đề và trong mỗi chủ đề lại có chủ đề nhỏ (phụ thuộc vào nội dung lịch sử mỗi chủ đề và số tiết quy định cho nó). Vậy, như ông nói ở trên thì năng lực cần có của môn Lịch sử với mỗi học sinh ở phổ thông là gì, thưa ông? PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ: Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã viết: “…từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam…, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Sau 10 năm vào ngày 1/6/1955 gửi thư cho các cháu và các cán bộ các trường Miền Nam, Bác viết: “Các cháu nên tập tự lực cánh sinh cho quen”. Như vậy, vấn đề phát triển năng lực cho người học cũng đã được Bác Hồ đề cập cách đây 70 năm. Giờ đây, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người cùng với tinh thần NQ 29/NQ –TW “chuyển từ truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học”. Vận dụng cụ thể vào môn Lịch sử, chương trình và sách giáo khoa phải góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc; bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Bên cạnh những phẩm chất, giá trị mà học sinh cần có trong xã hội hiện đại ngày nay, phải tập trung hình thành và phát triển năng lực chung mà mỗi học sinh cần có và những năng lực riêng của môn Lịch sử. Tôi đề xuất một số năng lực cần cho môn Lịch sử ở phổ thông: Năng lực thu thập sự kiện lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, bước đầu hình thành ý thức lịch sử, coi trọng chứng cứ và khả năng xử lý thông tin lịch sử; năng lực tái tạo hiện thực xã hội (quá khứ và hiện tại). Năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết, đánh giá xã hội trong học tập Lịch sử; Năng lực thực hành lịch sử; Năng lực vận dụng phương pháp định lượng, phương pháp thống kê toán học trong học tập lịch sử. Trân trọng cảm ơn ông./. Xuân Trung (thực hiện) ===================== Lần này những vị giáo sư tiến sĩ viện dẫn cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh để bảo vệ môn Sử của họ - tôi dùng từ "môn sử của họ" - chứ không phải môn Sử đích thực của dân tộc Việt Nam theo lời dạy của Hồ Chủ Tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Kể năm hơn bốn ngàn năm Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang LỊCH SỬ VIỆT NAM - Hồ Chí Minh Quý vị quan tâm và anh chị em thấy rất rõ rằng: Người giáo sư trên đã cố tình không trích dẫn đoạn thơ trên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong bài phỏng vấn của ông ta. Và không phải chỉ mình ông giáo sư này, có thể nói, khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến cội nguồn Việt sử thì cũng giống như ông giáo sư này, đám "hầu hết" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, họ cũng lờ đi bốn câu của Hồ Chủ Tịch, mà tôi trích dẫn ở trên. Và chính họ - Hầu hết những nhà khoa học trong nước - những kẻ phủ nhận một cách trơ tráo và bỉ ổi đã nhân danh khoa học một cách bịp bợm, phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt Sử . Họ đã tạo ra một thứ sử Việt Nam của họ. mà trong đó cội nguồn truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử của Việt tộc trở thành "liên minh 15 bộ lạc và địa bàn vỏn vẹn chỉ ở đồng bằng sông Hồng" với những người dân "ở trần đóng khố". Chính sự phủ nhận trắng trơn cội nguồn Việt sử truyền thống của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" , đã đi ngược lại với quan điểm về cội nguồn Việt sử của chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh; đi ngược lại với chân lý và chính sử. Tất cả những tiếng nói bảo vệ chính sử và truyền thống văn hóa của Việt tộc, đều bị đe dọa và không tạo điều kiện để phổ biến, tranh luận một cách khách quan - là điều kiện cần của khoa học. Bởi vậy, với tôi, họ - những kẻ phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử - không đủ tư cách và tri thức để nói về Việt sử..
    1 like
  10. Công thức vàng thông tắc động mạch, “làm sạch” mỡ máu 24/09/2015 35 Chia sẻđể nhận 1 điểm tích lũy Bạn có tin không? Chỉ với 3 loại nguyên liệu bao gồm tỏi, chanh, gừng sẽ giúp bạn thông tắc các động mạch, loại bỏ các chất béo tích tụ trong máu bấy lâu nay. Chắc chắn đây là tin vui cho những ai đang mang trong mình 2 triệu chứng nguy hiểm trên. Tuy nhiên, bạn sẽ phải vô cùng ngạc nhiên vì công dụng của chúng còn vượt xa những gì bạn tưởng tượng. Mỡ "lấn chiếm" đường đi của máu. Loại nước uống thần kỳ này có tác dụng điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng mệt mỏi, nhiễm trùng, cảm lạnh. Ngoài ra, chức năng gan sẽ được cải thiện, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do chỉ với 3 loại nguyên liệu duy nhất. Được biết, tỏi giàu allicin, đây là thành phần làm nên điều kỳ diệu của hỗn hợp này, do đó, chúng có tác dụng giảm mỡ máu, cholesterol xấu, hỗ trợ chức năng gan… Gừng chứa tinh dầu giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. Còn chanh giúp trung hòa mùi vị của tỏi và gừng, giúp bạn dễ dàng thưởng thức loại nước uống này. Bạn hãy yên tâm khi sử dụng hỗn hợp này vì tỏi, gừng và chanh khi kết hợp với nhau hoàn toàn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể. Ngược lại, chúng còn có vô số các lợi ích kể trên. Nguyên liệu - 4 củ tỏi lớn. - 4 trái chanh. - Gừng có kích thước 3-4cm. - 2 lít nước. Tỏi, gừng, chanh thông tắc động mạch, quét sạch mỡ máu. Chuẩn bị Chanh gọt vỏ, gừng, tỏi rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, nếu không có dụng cụ chuyên dụng bạn hãy dùng dao bằm nhuyễn. Hỗn hợp vừa xay xong đổ vào nồi rồi thêm 2 lít nước đã chuẩn bị sẵn, bắc lên bếp nấu sôi, khuấy đều khoảng 10 phút rồi hãy tắt bếp, để nguội. Dùng rây lọc hỗn hợp lấy nước cho vào chai thủy tinh. Cách uống Mỗi ngày, nên uống 200ml trước bữa ăn khoảng 2 tiếng, tốt nhất, nên áp dụng vào buổi sáng khi dạ dày còn đói. Việc tiêu thụ vào buổi sáng sẽ kích thích toàn bộ hệ tiêu hóa hoạt động, quá trình đào thải chất độc cũng diễn ra tốt hơn. Hỗn hợp thu được sau khi xay 3 nguyên liệu trên. Lưu ý: - Nhớ lắc kỹ chai trước khi sử dụng. - Bảo quản trong tủ lạnh khi chưa sử dụng hết. - Uống hết hỗn hợp, dừng 6 ngày rồi tiếp tục thực hiện thêm 1 liệu trình. Nếu cơ thể đang gặp các vấn đề nêu trên hoặc đơn giản bạn muốn tăng cường sức khỏe, hãy thực hiện theo hướng dẫn và sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt, công thức này rất tốt cho người cao tuổi, giúp khôi phục năng lượng, tinh thần và trẻ hóa cơ thể. Chúc bạn sống vui khỏe. Vạn Phúc (Theo Health and Home Remedies)
    1 like
  11. Có 1 thầy thuốc rất cao tay, hiện đang sống ở trên núi cao thuộc Thái Nguyên. khuyên bệnh nhân mỡ máu và gan rằng" Không cần phải cao siêu dùng thuốc tây thuốc ta, cứ mỗi ngày uống 1-2 cốc nước đường gluco sẽ khỏi. Sau đó thầy giải thích: Trước kia mua đường gluco rất khó, từ ngày phát triển chăn nuôi ... ăn cám công nghiệp thì đường gluco trở lên phố biến. Những con gà vịt nếu không được ăn đường gluco sẽ bị nóng gan và máu mà chết. Các hiệu thuốc tây đều bán đường gluco, nó là đường sạch và mát.
    1 like
  12. TPHCM: “Đại án” Agribank chi nhánh 6: Bất ngờ ở… “phút 89” Thứ tư, 04/11/2015 - 16:07 Dân trí Vào cuối ngày xét xử thứ 6 (30/10), Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Vũ Phi Long thông báo sáng 4/11 sẽ tuyên án đối với 11 bị cáo gây thất thoát 966 tỉ đồng tại Agribank chi nhánh 6. Tuy nhiên, đến 11h trưa nay, HĐXX cho biết 15h ngày 5/11 tòa mới tuyên án. Đúng 9h sáng nay (4/11), thẩm phán Vũ Phi Long, quay lại phần xét hỏi. Việc tòa trở lại xét hỏi mà không tuyên án khiến nhiều người bất ngờ, dù luật cho phép HĐXX có thẩm quyền này. Tuy nhiên, sự bất ngờ nhanh chóng biến mất, dành sự quan tâm của người dự tòa, khi nội dung mà chủ tọa xét hỏi là để làm rõ một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của Agribank Việt Nam và của Agribank chi nhánh 6, bởi đây là nội dung được nhiều người quan tâm. 9h sáng nay, khi các bị cáo đứng trước vành móng ngựa chuẩn bị nghe tòa tuyên án thì được chủ tọa cho ngồi xuống, vì tòa chưa tuyên án. Liên quan tới nội dung này, vào ngày đầu tiên của phiên tòa (22/10), sau khi kiểm sát viên của VKND TPHCM (thừa ủy quyền của VKSD tối cao) giữ quyền công tố tại phiên tòa, công bố xong bản cáo trạng, chủ tọa có hỏi bị cáo Hồ Đăng Trung (nguyên giám đốc Agribank chi nhánh 6) có nghe rõ cáo trạng không thì bị cáo Trung bất ngờ nói: “Bị cáo làm theo chỉ đạo của cấp trên”. Chủ tọa cắt lời bị cáo và nói rằng đây chỉ là phần thủ tục. Tuy nhiên lời khai này đã “mất hút”, không còn đặt ra suốt phiên tòa. Liên quan tới nội dung “cho vay vượt thẩm quyền” của bị cáo Trung, cáo trạng quy buộc bị cáo đã có hành vi quyết định cho công ty Tấn Phát vay 170 tỉ đồng mà không đề nghị xin nâng quyền phán quyết cho vay, tự ý cho vay vượt thẩm quyền phán quyết, lấy quyết định nâng quyền phán quyết cho vay của dự án khác đưa vào hồ sơ cho công ty Tấn Phát vay. Trong một diễn biến khác, tại phiên tòa này, Tòa đã triệu tập ông Nguyễn Thế Bình (nguyên Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam) ra tòa với tư cách là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Tuy nhiên ông Bình đã không có mặt suốt phiên tòa. Chính vì vậy, sự xuất hiện của ông Bình hôm nay (4/11), đã khiến những người đang theo dõi phiên tòa quan tâm. HĐXX đi thẳng vào nội dung nguyên Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam, Nguyễn Thế Bình có ký tờ trình nào của chi nhánh 6 về xin nâng hạn mức cho vay hay không. Trả lời HĐXX, ông Bình không nói “có, không” mà nói rằng không nhớ nhưng sau đó thì lại nói “hầu như không có”. Chiều mai, 5/11, bản án sơ thẩm mới được tuyên Cũng theo ông Bình thì theo quy địnnh, một khi chi nhánh trình lên Agribank Việt Nam (xin ký vay vượt hạn mức), nếu Tổng Giám đốc Agribank không phê duyệt thì chi nhánh đó có quyền cho vay theo phán quyết của mình. Ngay cả khi được cho phép nâng hạn mức mà chi nhánh thấy không thể cho vay thì quyền của chi nhánh đó và các quyết định tiếp theo (vay hay không cho vay) thì chi nhánh tự quyết định và chịu trách nhiệm. Theo chủ tọa phiên tòa, chiều nay (4/11) và sáng mai, tòa nghị án. 15h chiều mai (5/11) tòa sẽ tuyên án. Công Quang =========================== Lão Gàn thì không ý kiến ý cò gì đến các nhóm lợi ích, chính chị, chính em. Việc của lão là làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương với lý thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết nền tảng chính là lý thuyết thống nhất. Chỉ thế thôi cũng đã rất chi là mệt mỏi. Nhưng, nhân danh sự hiểu biết về Lý học Việt, lão thấy cái logo của Agribank xấu quá! Điếu mựa! Đi tù là phải. Quý vị và anh chị em xem lại hình tượng cái logo này và vài lời nhận xét, phân tích của lão Gàn: Xét về mặt Lý học thì phàm là cái gì có hình tướng, cái đó phản ánh khí chất. Mà cái khí chất thì nó mới chính là nguyên nhân tương tác. Bởi vậy, ngành tướng số ra đời chính vì lẽ đó. "Hình nào, khí đó" là tiên bố của Lý học Việt. Các cụ Việt nho đã dạy: Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon. Bởi vậy, cái logo phản ánh biểu tượng của cả một Cty, chính là một trong những yếu tố hình tướng của Cty, nên nó sẽ phản ánh khí chất của một Cty. Khí chất ấy trong điều kiện môi trường ấy, tất nhiên có hậu quả ấy. Cho nên có thể dự báo được là vậy. Thí dụ như chỉ cần qua đồ hình dự án thiết kế trụ sở của Vinashine, một học viên khóa I Địa Lý Lạc việt - nay trở thành một cao thủ thành danh là Ling trang Đỗ Đức Trụ, cũng đủ tiên đoán tập đoàn Vinashine sẽ sụp đổ không quá 5/ 6 năm nữa (Tiên tri từ 2006). Nhìn cái logo của Agribank, từ lâu lão Gàn đã chê bai bải, hơn nửa tá lần ở chính cái diễn đàn này. Cũng nhiều lần lão kêu gọi tha thiết rằng thì là mà Agribank nên sửa lại cái logo. Nhưng chắc nhân viên và bộ sậu điều hành của ngân hàng này không quan tâm, nên chẳng ma nào đến đặt lão vẽ logo cả. Điếu mựa! Xấu hoắc về cả thẩm mỹ lẫn hình tướng. Hình tượng đầu tiên xấu hoắc chính là cái logo nát vụn bị chia cắt làm ba mảng, làm lão nhớ lại cái logo của Vinashine, Pacific Ailine....Phần cốt lõi của Logo (Màu tím) chính là phần chia cắt logo này, cho thấy chính thành phần chủ chốt làm hỏng sự nghiệp của Agribank. Chưa hết: Chính cái biểu tượng mà có lẽ là một nhánh lúa thì trông như sợi dây thừng cuốn quanh. Lạy Chúa! Đi tù và phá sản là cái chắc. Nhưng phàm là cái gì cũng vậy! Điếu mựa! Phải ngăn chặn ngay từ khi sự việc chưa phát sinh. Để đến lúc nó quá đà rùi - "nước đến chân mới nhảy" - thì đến Tề Thiên Đại thánh có nhảy vào cứu cũng khóc tiếng Hindu mà thôi. Điếu mựa! Một đằng thì phân tích từ một hệ thống phương pháp luận của cả một lý thuyết, một đằng thì trực quan, trực kiến để giải thích cùng một hiện tương. Lý thuyết thì điếu hiểu cái mựa gì. Cho nên, cứ phán vung xích chó, rằng: Ta đây không tin "mê tín dị đoan", mà là có "cơ sở khoa học", cho nên gặp may thì "lên voi", chẳng may thì "xuống chó". Lúc gặp may, "lên voi" thì dương dương tự đắc, cứ tưởng thiên hạ toàn thằng ngu và thành công là do tài năng của ta. Lúc "xuống chó" thì bị, tại và giải thích bằng "trực quan sinh động". Nhưng chỉ có phân tích về lý thuyết thì mới có khả năng tiên tri. Vì nó có tính tổng hợp những quy luật. Nhất là thuyết ADNh, khả năng tiên tri cực kỳ sâu sắc. Nhưng chính vì quá sâu sắc, mà lại xuất phát từ một tri thức nền tảng của một nền văn minh khác, chưa nói đến tính thất truyền, sai lệch, nên những thằng ngu điếu hiểu được. Bởi vậy, nó cần niềm tin. Cho nên nó lẫn lộn với niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng khi lưu truyền có hiệu quả từ hàng ngàn năm nay trong lý học Đông phương. Và chính cái thằng tự nhận Lý học Đông phương là của nó, cũng phát biểu rằng: "Phong thủy là tín ngưỡng cổ xưa của văn minh Trung Hoa". Bởi vậy, những kẻ ăn cơm Việt, húp xì dầu, cứ ra ra như ve rằng: "Phong thủy là "mê tín dị đoan". Vì chính ông cố nội Tàu nó bảo thế! Không tin thì cũng chẳng sao. Thí dụ như động thổ phạm Thái Tuế thì trong 12 sơn vị Thái Tuế chiếu, chỉ có ba sơn vị phạm Thái Tuế. Và nặng thì chỉ có 1 sơn vị. Cho nên theo "cơ sở khoa học" và không "mê tín dị đoan" thì nó có "cơ sở khoa học" là 9 sơn vị an toàn. Tức xác xuất xui sẻo chỉ có 1/ 4. Cho nên nếu gặp may thì hoàn toàn không sao cả. Lúc ấy dương dương tự đắc: Tao điếu tin phoengshui có sao đâu. Nhưng gặp sui động thổ vào đúng phương vị Thái Tuế thì giải thích bằng "trực quan sinh động", cũng rất có "cơ sở khoa học". Năm nay, lão đã phải đi cứu nguy ba cái động thổ phạm Thái tuế rùi. Điếu mựa! Làm phong thủy đúng bởi những cao thủ uyên bác thì điếu có chuyện gì xảy ra. Mọi chuyện cứ thuận tự nhi tiến thì lại điếu hiểu vì sao lại tốn tiến làm phoengshui. Đó chính là đem cái nhìn trực quan để giải thích hiện tượng và thiếu nhất quán. Thế là lại không cần đến phongshui nữa, vì cứ tưởng như thế là được rùi. Nhưng lão nói là nói vậy thôi. Quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ và con người để quyết định sự tiến hóa phát triển tốt, xấu có hàng trăm thứ tương tác phức tạp. Từ việc chọn ngày tốt xấu (Đã thất truyền), phong thủy, luận tuổi Lạc Việt, bói toán, và số phận qua hình tướng, Tử Vi....mỗi thứ chuyên ngành cũng lại có hàng trăm yếu tố nữa. Điếu mựa! Nội giảng giải cho thông đủ chuyện này chắc lão cũng....chết. Cho nên, các cụ Việt Nho mới dạy con cháu hiếu thảo rằng: "Có kiêng, có lành". Tức là biết kiêng thì hạn chế được cái xấu trong hàng trăm cái xấu rình rập quanh ta. "Chừa được cái nào hay cái ấy".... Cho nên logo xấu cũng chỉ là một yếu tố tương tác có thể tiên tri mà thôi. Nếu họ không mún mần cho đỡ tốn tiến và cũng chẳng hiểu vì sao thì cũng chẳng sao. Đi tù là tại tham ô. Còn nếu phoengshui tốt, logo tốt ngay từ đầu thì thanh khí sẽ khiến không nảy sinh tư tưởng tham ô. Hoặc có tham ô thì cũng ở mức độ không đến nỗi nặng nề. PS: Dịch vụ vẽ logo theo tiêu chí Lý học giá từ 5 triệu đến 50 triệu đồng. Nếu mún thiết kế logo theo phong cách chuyên nghiệp thì cộng thêm tiền thiết kế logo của Vua logo Việt Nam - giáo sư Vũ Hiền. Điếu mựa! Có nhiều đại gia khoe với lão là logo này của họ hẳn nhờ một Cty chuyên logo của Hoa Kỳ vẽ. Hoa Kỳ vẽ thì là cái điếu gì mới được chứ? Nó chỉ thể hiện được mỗi cái là ta đây quan hệ đẳng cấp hẳn với hãng logo Hoa Kỳ và tất nhiên cũng phải tính từ chục ngàn dolllar trở lên.
    1 like