• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/11/2015 in Bài viết

  1. Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử! 07/11/2015 22:38 http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/that-vong-voi-y-tuong-bo-mon-lich-su-20151107221139307.htm “Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ” - nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu Quốc hội - trăn trở Phóng viên: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến tích hợp môn lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc. Ông nhìn nhận như thế nào về ý tưởng này? - Ông Dương Trung Quốc: Đề án này nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT với mục tiêu đào tạo lớp học sinh không chỉ được trang bị kiến thức thuần túy mà còn nâng cao năng lực… Ông Dương Trung Quốc Ảnh: BẢO TRÂN Đề án “gạch tên” môn lịch sử này thấy trên mạng internet nhưng giới sử học chúng tôi chỉ mới được tiếp cận chính thức trong một cuộc họp cách đây vài ngày (hội thảo “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11 - PV). Kết quả là nhiều thất vọng với ý tưởng “khai tử” môn lịch sử. Thất vọng không phải vì mọi người không ủng hộ Bộ GD-ĐT tìm ra phương hướng phát triển trong sự nghiệp trồng người mà thất vọng vì 2 điều. Thứ nhất là những gì mà Bộ GD-ĐT đã làm, tạo nên thực trạng GD-ĐT hiện nay. Thứ hai là cách làm, cách triển khai. Tại hội thảo, tôi đã có góp ý rằng Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng. Có điều, dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự “đổi mới” này đã quá tự tin vào việc vận dụng mô hình tích hợp theo hướng giảm nhẹ áp lực học cho học sinh, đi sâu vào trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản. Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ. Bởi lẽ, vấn đề dạy và học lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Báo Tuổi Trẻ đã tiến hành một điều tra độc lập về sự quan tâm đối với môn lịch sử trong giới học sinh. Song, vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn lịch sử vẫn ngày càng trầm trọng. Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD-ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn lịch sử thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại. Vấn đề đặt ra, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD-ĐT chưa lý giải được thấu đáo hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao? Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT muốn thay đổi bất cứ điều gì cũng cần căn cứ trên cơ sở luật pháp. Cụ thể, môn giáo dục quốc phòng - an ninh có hẳn bộ luật riêng là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể gọi riêng, được định vị rõ ràng, nay lại xóa cả môn học như không có gì. Nhiều nước phát triển đặt môn lịch sử ở vị trí rất quan trọng. Thay vì ý tưởng “khai tử” môn lịch sử trong chương trình bằng cách tích hợp với môn khác, theo ông, tại sao Bộ GD-ĐT không đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn này để hấp dẫn học sinh? - Chúng tôi không tán thành cách ứng xử với môn lịch sử của Bộ GD-ĐT. Mặc dù chúng tôi hết sức ủng hộ việc đổi mới để có kết quả tốt hơn nhưng không phải theo cách “cái gì không làm được thì bỏ đi”. Đáng nói là lại thay đổi bằng một thứ mà chưa biết rõ là gì, hiệu quả ra sao, chỉ căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết 19 là “tích hợp”. Trước khi đưa ra dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ GD-ĐT có lấy ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam không, thưa ông? - Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT nên tham khảo, tranh thủ ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng như nhiều tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngay trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có riêng một bộ phận giảng dạy lịch sử. Chúng tôi rất ngạc nhiên với cách làm của Bộ GD-ĐT khi không hề tham khảo ý kiến của hội cho đến cuộc hội thảo hôm 3-11 vừa qua. Ngay cả tại hội thảo, những người tham dự, trong đó có tôi, rất lấy làm thất vọng khi những ý kiến đóng góp từ giới sử học được đáp lại bằng việc đại diện bên soạn thảo luôn khẳng định cách làm của họ là đúng, không có gì sai. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và cá nhân ông sẽ có văn bản phản ứng, kiến nghị về ý tưởng “khai tử” môn lịch sử của Bộ GD-ĐT? - Quan điểm là chúng tôi hết sức lắng nghe, không có phản ứng quá sớm. Nhưng sau cuộc hội thảo gần đây do Bộ GD-ĐT chủ trì thì chúng tôi buộc phải lên tiếng. Giữa tháng 11-2015 sẽ có cuộc hội thảo riêng về vấn đề này. Tại đây, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày rõ quan điểm của mình. Bảo Trân thực hiện ========================== THƯ NGỎ GỬI ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC. Thưa ông Dương Trung Quốc. Tôi viết bài này với tư cách là một bức thư ngỏ gửi ông. Nhưng không phải nhân danh một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, mà nhân danh một người quan tâm tới cội nguồn lịch sử dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ dựng nước của dân tộc - Thời Hùng Vương - đến ông với tư cách ông là Tổng Thư Ký của Hội Sử học Việt Nam.. Sở dĩ tôi không thể gửi thư cho ông với tư cách một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, chính vì tính chính danh của cá nhân tôi. Bởi vì, có lẽ do sơ xuất kỹ thuật, nên cả nhà tôi không có trong danh sách cử tri đi bầu Quốc hội vào năm 2011, ở phường II, Quận Tân Bình t/p Hồ Chí Minh. Cho nên, tôi không thể trình bày với ông với tư cách công dân với một vị đại biểu Quốc hội là vậy. Có lẽ ông vẫn chưa quên tôi. Tôi đã hân hạnh được gặp ông để đề nghị ông - với tư cách Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam - sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với pháp nhân của Hội Sử học, cho tôi được trình bày hệ thống luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bắt đầu từ thời Hùng Vương. Rất cảm ơn ông ngày ấy đã đón tiếp tôi khá chu đáo tại cửa hàng ăn nhanh, gần nhà ông ở Hanoi. Lúc ấy, ông hứa sẽ tổ chức một cuộc hội thảo khép kín và không công khai với khoảng 20 học giả tham dự và tôi phải tự lo phần kinh phí. Mặc dù không được hài lòng lắm về hình thức khép kín của cuộc hội thảo do ông đề nghị, nhưng tôi vẫn đồng ý với tư duy bình dân của tôi, là "méo mó có hơn không". Tuy nhiên, sau đó không thấy ông nhắc tới điều này. Tôi được thông tin ông bận tranh cử Quốc hội. Tôi sẵn sàng chờ. Sau đó lại có thông tin ông đi nước ngoài công tác, tôi cũng chờ. Khoảng hai năm sau đó, tôi hân hạnh được cùng dự buổi tổ chức trao giải Phan Chu Trinh, trong đó có ông với tư cách người nhận giải. Nhưng tôi đã không đến gặp ông để nhắc lại lời hứa của ông. Mặc dù tôi chỉ đứng cách ông không quá ba mét. Bởi vì những nguyên nhân sau đây: 1/ Tôi không bao giờ muốn để cho ai phải khó xử vì tôi; 2/ Tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vì chân lý, chứ không phải vì cá nhân tôi, nên không muốn cầu cạnh ai và phải dùng thủ pháp trong quan hệ xã hội để làm sáng tỏ chân lý; 3/ Tôi không hy vọng ông đủ khả năng bảo trợ cho một hệ thống luận điểm nhân danh khoa học làm sáng tỏ chân lý cội nguồn dân tộc. Nhưng có lẽ tôi sẽ không nhắc lại những sự kiện này, nếu như ông không thể hiện quan điểm của ông về cội nguồn Việt sử, mà ông cho là khoa học, trong cuốn "lịch sử Việt Nam bằng tranh", do Nxb Kim Đồng thực hiện, năm 2012. Bởi vì, khi ông đã từ chối một cơ hội tranh luận khoa học về cội nguồn Việt sử do tôi đề nghị - tức là ông đã không chứng tỏ tính khách quan trong việc thể hiện quan điểm của ông, nhân danh khoa học. Cho nên, tôi phải công khai việc này. Hôm nay, tôi lại được biết ông có ý kiến về vấn đề lịch sử Việt Nam liên quan đến một chủ trương của Bộ Giáo Dục. Chính ông đặt vấn đề "Không thể lãng quên lịch sử". Vì vậy, tôi xin được đặt vấn đề với ông - với tư cách là Thư ký Hội Sử học Việt Nam - công khai ở đây, rằng: Lịch sử Việt Nam mà ông nói tới ở đây và nó băt đầu diễn ra như thế nào với cội nguồn Việt sử bị phủ nhận so với cội nguồn Việt sử truyền thống? Vì sao ông và cả Hội Sử học Việt Nam - tức số đông mà các ông gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử ? Đây là điều được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới. Các ông tự nhận là nhân danh khoa học thì vì sao không có đối thoại khoa học? Nếu như việc chứng minh cội nguồn Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử , chỉ có ở một mình tôi thì các học giả khả kính ở Hội Sử Học Việt Nam có thể cho qua. Nhưng vấn đề không phải như vậy. Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, không phải chỉ một mình tôi, mà còn có nhiều học giả khắp nơi trên thế giới chứng minh ở nhiều góc độ khác nhau, nhân danh khoa học. Nhưng các ông vẫn không hề quan tâm và vẫn ra rả độc diễn, phổ biến quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống. Một ví dụ chính là cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" do ông chủ biên xuất bản năm 2012. Tôi có lẽ không cần phải nhắc thì ông và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" trong Hội Sử học Việt Nam cũng biết rằng: Kể từ khi quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của các ông lên ngôi, thì trước hết là môn Sử - mà chính các ông phải chịu trách nhiệm - đã thảm hại như thế nào trong nền giáo dục Việt Nam. Không những vậy, nó kéo theo cả một hệ thống giáo dục bị lung lay, mà báo chí đã nói qúa nhiều, khiến tôi không thể nhắc lại, vì số lượng quá lớn những bài báo nói về vấn đề này. Bây giờ, chính ông lại lên tiếng về việc dạy môn sử với tư cách là môn học chính thống trong nền giáo dục Việt Nam. Nhưng nó sẽ được dạy như thế nào về lịch sử Việt Nam? Đó là vấn đề tôi muốn được đặt ra với ông và cả Hội Sử học Việt Nam với "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nó sẽ phản ánh chân lý như nền văn hóa sử truyền thống đã ghi nhận với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử; hay nó sẽ được giảng dạy theo quan điểm ông và "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" về cội nguồn dân tộc Việt chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ" , "hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN"? Để rồi - với kết quả của quan niệm lịch sử phủ nhận văn hóa sử truyền thống đó - là một người đàn bà tên là Đỗ Ngọc Bích theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ - phát biểu công khai trên BBC rằng: "Văn hóa dân tộc Việt có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc". Và bà ta phát biểu đầy tự tin rằng: Đây là điều mà bà ta "được học trong nhà trường". Tôi cũng đặt vấn đề với ông - với tư cách ông là Thư ký Hội Sử học Việt Nam và với "hầu hết những nhà khoa học trong nước phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử - nghĩ như thế nào về sự liên hệ giữa cổ sử cội nguồn dân tộc Việt với phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasington và cả ở Singapor - sau khi thăm Việt Nam kết thúc vào ngày mùng 6/ 11 2015 - rằng: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử"? Là một người tỏ ra có trách nhiệm với môn lịch sử dân tộc Việt - ít ra ông và vài vị trong Hội Sử học Việt Nam thể hiện như vậy trên báo chí công khai - tôi hy vọng ông sẽ quan tâm và trả lời thư ngỏ này của tôi. Xin cảm ơn sự quan tâm của ông.
    7 likes
  2. Mỹ cảnh báo rủi ro xung đột ở Biển Đông Chủ nhật, 08/11/2015 - 09:43 Dân trí Bộ trường Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 7/11 cảnh báo rằng các nỗ lực bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và sự quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc xung đột giữa nước này với các quốc gia trong khu vực. >> Giới học giả thất vọng khi Mỹ thông tin mâu thuẫn về cuộc tuần tra Biển Đông >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát tàu sân bay trên Biển Đông >> Tàu chiến Trung Quốc “hẹn gặp lại” tàu chiến Mỹ trên Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (Ảnh: AP) Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã phát biểu như vậy hôm thứ Bảy tại Diễn đàn quốc phòng tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan, bang California (Mỹ), chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du kéo dài 8 ngày, trong đó có các cuộc gặp với các đồng cấp các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Carter cũng quan ngại về tốc độ bồi đắp đảo nhân tạo nhanh chóng (của Bắc Kinh) tại Biển Đông. “Mỹ cũng quan ngại như bất kỳ nước nào trong khu vực về tốc độ và quy mô bồi đắp và xây đảo nhân tạo (của Trung Quốc) tại Biển Đông”, ông Carter phát biểu trước diễn đàn gồm các quan chức quốc phòng cấp cao. Bộ trưởng Carter cũng lo ngại về “khả năng quân sự hóa tiếp theo” cũng như các hoạt động tiềm năng có thể làm gia tăng rủi ro về một cuộc xung đột với các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Theo Reuters, cũng tại diễn đàn này, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ sẽ tiến tiếp tục tiến hành các hoạt động tuần tra an ninh hàng hải tại Biển Đông trong thời gian tới, nhưng ông Carter không đưa ra mốc thời gian cụ thể nào. Giải thích về việc Mỹ phái tàu khu trục tên lửa dẫn đường the USS Lassen áp sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho biết: “Chúng tôi đã thực thi hoạt động này trên toàn thế giới”. Cũng tại diễn đàn an ninh Reagan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có đề cập đến các hoạt động quân sự gần đây của Nga. “Trên biển, trên không, trên vũ trụ và cả không gian mạng, Nga đã tăng cường các hoạt động khiêu khích”, ông Carter cho biết. Reuters dẫn lời ông Carter nhận định rằng một Trung Quốc đang lên với đầy tham vọng và Nga đang đi ngược lại trật tự quốc tế, điều này có nghĩa là quân đội Mỹ phải thay đổi các chiến lược và các hoạt động. Tuy nhiên, trong bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng đưa ra thông điệp hòa giải với cả Trung Quốc và Nga khi gợi ý rằng vẫn còn những khoảng trống cho cả Bắc Kinh và Mátxcơva tham gia một cấu trúc an ninh quốc tế lớn hơn. Một nội dung quan trọng khác mà Bộ trưởng Quốc phòng Carter cũng đề cập trong diễn đàn lần này là Mỹ đang hiện đại các vũ khí hạt nhân, đầu tư vào các công nghệ mới như máy bay không người lái, máy bay ném bom tầm xa cũng như các hệ thống vũ khí mới điều khiển bằng công nghệ laser. Theo ông Carter, các vũ khí mới này có thể là những vũ khi gây ngạc nhiên mà ông không thể miêu tả tại diễn đàn. “Thêm vào đó, chúng tôi đang cập nhật và đẩy nhanh các kế hoạch hoạt động nhằm ngăn ngừa và tăng cường quốc phòng, trong bối cảnh Nga có những thay đổi hoạt đồng gần đây”, ông Carter cho hay. Diễn đàn quốc phòng Reagan là sự kiện hàng năm, nơi tề tựu hàng chục quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ, bao gồm các chính khách và các đảng phái chính trị để nhằm thảo luận các chính sách quốc phòng của Mỹ. Vũ Duy Tổng hợp =========================== Những vũ khí gây ngạc nhiên mà ông Carter nói tới thì lão Gàn đã nói từ rất lâu trong topic này và trong "Lời tiên tri " của các năm trước ngay trên diễn đàn. Thậm chí lão Gàn cũng chưa biết đặt tên nó là gì. Nhưng ít nhất thì lão cũng đã định nghĩa thế nào là vũ khí hạng nhất. Bây giờ mới thấy bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói tới. Còn lão Gàn thì biết trước cả khi người Mỹ đang nghiên cứu loại vũ khí này. Trước cả khi ngài Carter nhận chức Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. Khi phát biểu về các loại vũ khí hạng nhất, chắc có lẽ nhiều người cho rằng lão Gàn "chém gió". Nhưng đến bây giờ, chính bộ trưởng Quốc phòng của Hoa Kỳ nói ra, có lẽ những người có ý tưởng này sẽ phải thừa nhận lão Gàn rất nghiêm túc. Lão Gàn cũng cần nhắc lại một cách cũng rất nghiêm túc rằng: Nếu chiến tranh xảy ra là điều kiện kết thúc "canh bạc cuối cùng", thì nó sẽ nhanh đến mức mà chính Bộ chỉ huy cũng không hề biết rằng họ đã thua. Năm nay vẫn chưa có chiến tranh ở biển Đông. Đây là thời gian ngắn ngủi để Bắc Kinh suy ngẫm lại những sách lược của mình. Điều mà lão Gàn thường nhắc nhở rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc.
    6 likes
  3. 10 bức ảnh cho thấy sự vĩ đại không tưởng của vũ trụ zknight | 14/09/2015 11:00 Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia của vũ trụ. Nếu ai đó nói với bạn rằng vũ trụ rất rộng lớn. Hãy hỏi lại anh ta: Vậy nó lớn cỡ nào? Đó là một câu hỏi khiến bất kì ai đều cứng họng. Bạn chỉ có thể tưởng tượng được phần nào sự vĩ đại của vũ trụ khi xem hết những bức ảnh dưới đây. 1. Mặt Trời lớn đến mức khó có thể miêu tả nổi Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời. Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy. Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời. 2. Mặt Trăng có thực sự xa như bạn nghĩ? Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là 384.400km với sai số 8.030km. Vậy nó là xa hay gần? Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách đối chiếu của bạn. Mặt Trăng sẽ rất gần nếu so sánh với các kích thước vũ trụ khác. Tuy nhiên, sẽ là một khoảng cách rất xa nếu bạn quyết định lái xe đến đó. Nếu xếp 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời sát nhau, chúng sẽ lọt thỏm trong khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng. 3. Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ Từ mặt đất, chẳng ai nói hành tinh của chúng ta bé nhỏ. Lên đến quỹ đạo, ngôi nhà của chúng ta bắt đầu hiện ra, vẫn rất hùng vĩ. Lên đến Mặt Trăng, trông Trái Đất như một viên bi xanh nhỏ. Còn từ Sao Hỏa, sẽ chỉ thấy một đốm sáng. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm. Tại một thời điểm khác trên quỹ đạo, khoảng cách giữa hai hành tinh có thể nhân lên đến 5 lần. 4. Bắc Mỹ trông như thế nào nếu đặt trên bề mặt sao Mộc Sao Mộc rất lớn. Nhưng với hình ảnh này, lại một lần nữa John Brady cho bạn thấy nó thực sự lớn cỡ nào. Một cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc cũng rộng lớn hơn cả khu vực Bắc Mỹ. Thực chất, sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ. Nhiệt độ của nó rất lạnh cho phép giữ ổn định trạng thái của hydro và heli. Nếu nó gần hơn với Mặt Trời, nhiệt độ tăng cao, các khí nóng sẽ bay đi hết. 5. Giả sử bạn đổi chỗ Mặt Trăng cho sao Thổ Tác giả của bức hình là Ron Miller, ông thay thế Mặt Trăng trong bức hình chụp "Thung lũng chết" với lần lượt các hành tinh khác nhau. Trong trường hợp của sao Thổ, nó sẽ chiếm gần hết bầu trời. Thậm chí, nó sẽ che khuất Mặt Trời trong một thời gian dài. Hậu quả là không thể tưởng tượng nếu điều đó là sự thật. 6. Một sao chổi rơi xuống Los Angeles Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng. 7. Sao Diêm Vương không nằm ở ranh giới của Hệ Mặt Trời Nhiều người tưởng tượng rằng Hệ Mặt Trời kết thúc tại quỹ đạo của sao Diêm Vương bởi các bản đồ chỉ vẽ đến đó. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vượt xa khỏi quỹ đạo sao Diêm Vương, phía bên ngoài rìa thực sự của Hệ Mặt Trời là vành đai Kuiper. Khổng lồ hơn nữa, đó là Oort Clound, đám mây gồm bụi khí, vẩn thạch khổng lồ và sao chổi. Nó chính là tàn tích còn lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt Trời. Vượt ra khỏi đám mây Oort với khoảng cách nhân đôi kích thước của nó, bạn mới bắt gặp ngôi sao gần chúng ta nhất. 8. Những ngôi sao siêu khổng lồ Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người. 9. Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta. Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng. Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều. 10. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi. theo GenK.vn/TTVN ====================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi đã rất nhiều lần nói về những quy luật tương tác của vũ trụ liên quan đến Địa cầu được mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi cũng xác định rằng: Những quy luật tương tác này - được mô tả từ học thuyết này - hoàn toàn chưa hề thể hiện trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Bài viết trên đã cho thấy một khối lượng vật chất vô cùng đồ sộ của vũ trụ mà ngay Thiên hà của chúng ta chỉ là hạt cát trên sa mạc. Vậy nó phải có tác động gì đến trái Đất của chúng ta chứ nhỉ? Không lẽ mỗi thiên hà cứ tự quay quanh nó và chẳng liên quan gì đến các thiên hà khác ở bên cạnh nó và trong toàn thể vũ trụ này? Hoặc mỗi thiên hà cũng quay một cách lạnh lùng không tương tác gì đến các ngôi sao của nó? Đương nhiên, tri thức khoa học hiện đại phát triển đến ngày hôm nay sẽ xác định rằng: Tất nhiên là có tương tác. Nhưng vấn đề là nó tương tác như thế nào? Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định rằng: Sự tương tác của toàn bộ vũ trụ này hoàn toàn có quy luật và đã mô hình, biểu kiến hóa để mô tả những quy luật đó với khả năng tiên tri. Tất nhiên nó là một hệ thống tri thức vượt trội rất xa so với toàn bộ hệ thống tri thức của nền văn minh hiện nay, trên mọi lĩnh vực. Mặc dù nó đã thất truyền, nhưng không phải không phục hồi được, nhân danh nền văn hiến Việt. Vài lời chia sẻ.
    1 like