-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 31/10/2015 in all areas
-
Thì lão Gàn cần phải xác định rõ rằng: Không bao giờ có việc này , chứ không phải chỉ là "khó xảy ra". Lão đã phân tích kỹ trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Có điều bài viết này chưa trả lời được câu hỏi của tựa bài báo đặt ra: "Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?" ======================= KỊCH BẢN NÀO SẼ XẢY RA KHI TRUNG QUỐC ĐỐI ĐẦU VỚI MỸ? Khổ một cái là khi già rùi lẩm cẩm, lão Gàn xem sách, báo....chỉ đọc lướt qua. Khác hẳn hồi còn nhỏ và còn trẻ, đọc kỹ từng câu chữ. Bởi vậy, khi rách việc, ngồi đọc kỹ lại nó mới lại thấy vài điều cần bổ sung. Câu này không thấy nhắc đến tương lai số phận các đảo của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, lấn chiếm. Liệu người Việt có đòi lại dưới hình thức nào đó chủ quyền những hòn đảo này không? Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có giúp gì cho những nước như Việt Nam, Phi Luật Tân đòi lại những hòn đảo mà Trung Quốc lấn chiếm? Và còn vấn đề rất wan trọng này nữa: "Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?" chưa được nội dung bài viết trên trả lời. Bài trên, lão Gàn cũng chỉ dừng lại ở cách nhắc lại, như một thiếu sót về tính bố cục hợp lý tương quan giữa tiêu đề và nội dung bài báo, nhưng lại chưa phân tích. Đấy là một thiếu sót quan trọng với đẳng cấp của Lý học phương Đông, nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vậy, bài viết này là một sự bổ sung cho thiếu sót nói trên. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Thực chất vấn đề này tôi đã nói từ lâu rồi - nếu anh chị em và quý vị theo dõi topic này hoặc trên vài topic khác của diễn đàn có liên quan. Đó là: Trên thực tế Trung Quốc đã thể hiện sự đối đầu với Hoa Kỳ từ lâu rồi. Đó là sự đối đầu để giành ngôi vị bá chủ thế giới trên thực tế. Sự lấn chiếm trái phép các hòn đảo trên biển Đông và đòi hỏi chủ quyền trên Hoa Đông - với Trung Quốc - chỉ là hành động đầu tiên thực hiện tham vọng bá chủ, cùng với các sự kiện khác trên lãnh vực kinh tế đã chứng tỏ điều này. Hoa Kỳ cũng đã sớm nhận thức được tham vọng của Trung Quốc và đã chuẩn bị đối phó cũng từ rất lâu rồi. Tôi cần nhắc lại rằng: Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên Hoa Kỳ rút quân khỏi Afganixtan và Iraq, để đưa 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương. Những lời tiên tri của tôi trên diễn đàn về sự kiện Hoa Kỳ rút quân khỏi Iraq và Afganixtan, chính là xuất phát từ nguyên nhân này. Do đó, việc tuần tra ở biển Đông thực chất chỉ là hành vi đầu tiên thể hiện sự đối phó của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn âm mưu giành ngôi vị bá chủ thế giới trên thực tế của Trung Quốc. Cho nên, vấn đề được đặt ra từ bài báo trên thực chất là hơi bị thừa. Tôi có thể xác định - tất nhiên theo quan điểm cá nhân - rằng: Dù Trung Quốc không đối đầu với Hoa Kỳ trên biển Đông và thậm chí ký ngay vào COC, hoặc rút hết lực lượng tại các đảo chiếm đóng trái phép thì mọi việc cũng không thể dừng lại được nữa. Nó đã quá muộn để có thể cứu vãn và chỉ có tác dụng làm mọi việc bị chững lại, chứ không làm thay đổi được bản chất của vấn đề. Ngay cả với trường hợp lý tưởng đó (Trung Quốc rút hết khỏi các đảo chiếm đóng và ký ngay COC) - Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục phải có những đối sách với Trung Quốc, để bảo đảm chắc chắn ngôi vị bá chủ thế giới không bị đe dọa bởi những quốc gia tiềm năng. Về danh nghĩa thì Trung Quốc đã chính thức thừa nhận vị trí bá chủ thế giới của Hoa Kỳ, qua phát biểu của Phó Chủ Tịch nước Trung Quốc gần đây. Nhưng về hành vi thực tế thì rõ ràng những sách lược của Trung Quốc lại thể hiện sự đe dọa ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Đó là, nguyên nhân để tôi xác định rằng: Trên thực tế Trung Quốc đã đối đầu với Hoa Kỳ và mọi chuyện đã quá muộn để có thể cứu vãn. Thời điểm ban đầu của sự muộn mằn này, là mùng 10/ 3 năm Quý Tỵ Việt lịch. Chúng ta thử đặt một giả thuyết rằng: Cuộc tranh chấp trên biển Đông không phải giữa Trung Quốc với các nước liên quan, mà chỉ là giữa Burundi với Phi Luật Tân thì Hoa Kỳ có đưa 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương để duy trì tự do hàng hải không? Tất nhiên, câu trả lời qúa dễ cho ngay cả các chính khách phường, chém gió ở quán trà 5 xu, bên vỉa hè Hanoi, là: Không bao wờ và không cần thiết. Trung Quốc đã mắc những sai lầm lớn có tính chiến lược quốc gia. Và điều này tôi cũng đã nói lâu rồi. Mọi việc đã quá muộn. Mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng lại, sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Trung lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Bây giờ chỉ còn cách cầu xin Thượng Đế để cuộc đối đầu quân sự không xảy ra. Quyết định cuối cùng của Thượng Đế thì luôn luôn hợp lý. Vì đó là sự tương tác của "tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp mà không có một tập hợp nào lớn hơn". Tất cả mọi tương tác của các tập hợp riêng phần, mô tả những quy luật vũ trụ đều chịu sự ảnh hưởng của tập hợp bao trùm này. Nhưng Thượng Đế chỉ hài lòng khi chân lý được thể hiện với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương với lý thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Chỉ có lý thuyết thống nhất, mới mô tả được "tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp" - tức là mô tả chính Thượng Đế và hiểu được Ngài. Còn không phải lý thuyết thống nhất, thì lý thuyết toán học Cantor vẫn chỉ là "nghịch lý Cantor".5 likes
-
Những linh vật quý giá của Việt Nam 17:20 29/10/2015 27 linh vật độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau như vàng, đồng, gỗ... vừa được đưa ra triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, sáng 28/10. Linh vật (những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh thiêng hóa) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, linh vật có nhiều loại khác nhau do người Việt sáng tạo hoặc xuất hiện trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài. Trong ảnh là hình tượng rồng trên ấn "Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo" được làm bằng vàng, có từ thời Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị 7 (1847). Tượng rồng nằm trong bộ sưu tập thời cung đình nhà Nguyễn. Tượng si vẫn (con kìm) được làm bằng đất nung có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Theo truyền thuyết si vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đạp sóng thì mưa xuống. Người xưa thường đắp nóc mái các công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hỏa hoạn. Ở Việt Nam, si vẫn được còn được gọi với tục danh "con kìm", trong nhiều hình thức khác nhau như hình đầu rồng, hình rồng, hình cá... Hình tượng rồng được làm bằng vàng, thế kỷ 19 - 20. Đây là một trong những cổ vật quý giá nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn. Sư tử (lân chầu) được làm bằng gỗ sơn thếp có từ thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Hình nghê được làm bằng gốm men lục, trắng. Có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Nghê (hay ngao) là một động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam, là biến thể từ sư tử và chó dữ, thường được dùng làm linh vật trước cổng đình chùa, đền miếu Việt Nam. Tượng long mã được làm bằng đồng, có từ thời Nguyễn thế kỷ 19 - 20. Tượng sư tử chầu, làm bằng đất nung, thời Lý (thế kỷ 11 - 13). Tượng voi được làm bằng đá cát, có từ thời văn hóa Chăm Pa, thế kỷ 10. Cổ vật được khai quật tại Trà Kiệu, Duy Xuyên (Quảng Nam). Đỉnh "Ngũ Sư hí cầu" (thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - 20) có nghĩa là 5 con sư tử đang nô đùa với quả cầu, là biểu tượng của thái bình thịnh trị, được thể hiện khá phổ biến trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Hình tứ linh long, lân, quy, phượng trên trang trí nắp lồng ấp được làm bằng vàng có từ thế kỷ 19 - 20. Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình triều Nguyễn. Bồ lao trên quai chuông chùa Thanh Long (Thái Bình) được làm bằng đồng, có từ thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772). Theo truyền thuyết bồ lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Bồ lao rất sợ cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường tạo hình bồ lao, còn dùi làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Ở Việt Nam bồ lao được thể hiện dưới dạng hình rồng hai đầu. Mặt nghê đắp nồi ở chân lư hương, được làm bằng gốm lam xám, cổ vật có từ thời Mạc, niên hiệu Hưng Trị thứ 2 (1589). Theo điển tích xưa, nghê là con vật thích mùi hương, tính ưa ngồi một chỗ nên thường được tạc chạm dưới chân lư hương, nắp đỉnh trầm. Lư hương, đỉnh trầm xuất hiện sớm nhất từ thời nhà Mạc (thế kỷ 16). Hình phượng trên trang trí trên hộp chầu, được làm bằng chất liệu vàng có từ thời nhà Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh 5 (1824). Cổ vật nằm trong bộ sưu tập cung đình nhà Nguyễn. Triển lãm kéo dài đến tháng 1/2016. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ. Ngay từ buổi đầu hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Việt cổ - chủ nhân của văn hóa Đông Sơn đã bắt đầu chọn những con vật có sức mạnh và gắn bó trong đời sống (như cá sấu - giao long, hươu...) làm vật tổ và những hiện vật được giới thiệu trong triển lãm có niên đại từ thời kỳ dựng nước đến thời nhà Nguyễn. Trong đó, chia thành nhiều nhóm: Nhóm vật tổ trong văn hóa Đông Sơn, hình tượng rồng, kỳ lân, hạc, uyên ương, sư tử - nghê, 12 con giáp… Lê Hiếu1 like
-
Thưa "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hiến sử truyền thống của Việt tộc. Tôi công khai đặt vấn đề với các vị, rằng: Nếu ông Tập Cận Bình đứng trước quốc hội Việt Nam và lặp lại lời phát biểu tại Hoa Kỳ, rằng: "Chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có từ thời cổ sử" thì các vị sẽ trả lời thế nào?1 like