• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/10/2015 in all areas

  1. Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ? Thứ sáu, 30/10/2015 - 14:48 Dân trí Ông Chu Công Phùng, nguyên Bí thư Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1987-1991), nguyên đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, sau sự kiện ngày 27/10 vừa qua, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa các nước nhỏ yếu xung quanh Biển Đông, như công bố "vùng nhận dạng phòng không" như họ đã làm ở vùng biển Hoa Đông. >> Chuyên gia Trung Quốc: Tuyên bố chủ quyền quanh đảo nhân tạo là không hợp pháp >> Giáo sư Thayer: Trung Quốc bóp méo luật pháp quốc tế để biện minh cho mình Việc cử tàu tuần tra của Mỹ là hợp pháp Với việc điều tàu USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh Đá Xu bi và Vành khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Mỹ đã khẳng định quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên theo ông tại sao Mỹ lại chọn thời điểm này để hành động sau rất nhiều tuyên bố và phản ứng trước đó? Trước khi cử tàu tuần tra xung quanh các khu vực đảo nhân tạo này, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc bớt hung hăng và thực hiện nghiêm túc các công ước về Luật biển cũng như tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông mà nước này đã ký kết, Tổng thống Mỹ Obama đã phát đi thông điệp lần cuối trong buổi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối 24/9/2015 yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động tôn tạo trái phép đảo ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phớt lờ cảnh báo của Mỹ. Vì vậy, hành động của Mỹ ngày 27/10 vừa rồi ở quần đảo Trường Sa là lẽ tất yếu. Tôi cho rằng, thông qua việc làm này, Mỹ muốn phát đi thông điệp với thế giới. Đó là: Thứ nhất: Mỹ đã và đang quyết tâm thực hiện chiến lược xoay trục từ khu vực châu Âu sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai: Khẳng định Mỹ là nước lớn duy nhất có đủ sức mạnh để điều máy bay, tàu chiến tới khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Biển Đông; đồng thời tăng cường củng cố niềm tin cho các nước đồng minh phối hợp cùng Mỹ duy trì hòa bình ổn định và tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông nhất là sau khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, lần đầu tiên cho phép quân đội tham chiến ở ngoài biên giới quốc gia. Thứ ba: Truyền thông điệp đến Bắc Kinh và các nước láng giềng rằng Mỹ không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa. Cảnh báo, răn đe Trung Quốc phải tôn trong Luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chừng nào hải quân Mỹ còn đảm đương “sứ mệnh” duy trì trật tự trên các vùng biển và đại dương như họ cam kết thì chiến hạm và máy bay Mỹ sẽ còn tiến hành các phi vụ tuần tra như vậy, bất luận là vùng biển mà Trung Quốc tìm cách khẳng định chủ quyền. Hành động này của Mỹ phù hợp với Luật pháp quốc tế không và nó mang lại lợi ích gì cho các nước trong khu vực? Về mặt pháp lý, Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định: “Những bãi đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc hoạt động kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Theo đó, chỉ có các đảo tự nhiên mới được hưởng quy chế về đảo. Các quy định của UNCLOS về việc áp dụng phương pháp đường cơ sở để xác định lãnh hải cũng chỉ đề cập đến các bãi cạn lúc chìm lúc nổi khi đáp ứng khoảng cách đối với lục địa hoặc đảo tự nhiên, chứ không áp dụng đối với các đá chìm hoàn toàn. Do vậy, dù Trung Quốc có tôn tạo Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và các bãi đá chìm khác thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo như hiện nay thì các thực thể này cũng không có vùng lãnh hải 12 hải lý, mà chỉ có vùng an toàn không quá 500 m theo quy định tại Điều 60 của UNCLOS. Vì vậy, hành động ngày 27/10 vừa rồi của Mỹ hoàn toàn phù hợp với Luật pháp quốc tế, tầu chiến Mỹ có quyền hợp pháp đi vào sát các đảo bãi mà Trung Quốc tôn tạo phi pháp thành đảo nổi, mặc dù Bắc Kinh đã ngang ngược đưa ra yêu sách chủ quyền tại các đảo nhân tạo, vốn là các bãi đá mà Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng trái phép của Việt Nam và Philippines Động thái này cũng là sự phản bác mạnh mẽ nhất cho những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng và tôn tạo. Điều này cũng tạo cơ sở pháp lý và động lực mạnh mẽ cho các nước liên quan trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Ông Chu Công Phùng Khó xảy ra chuyện Mỹ - Trung bắt tay nhau chia sẻ lợi ích ở Biển Đông Căng thẳng và đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam hay không? Ông có lo ngại việc Trung Quốc và Mỹ sẽ đi đến một thỏa thuận chung về việc giải quyết lợi ích của họ ở Biển Đông? Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ các thực tế sau: Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN liên quan, mà Mỹ và các các đồng minh của Mỹ đều lên án và phản đối đường biên giới "lưỡi bò" do Trung Quốc đơn phương vẽ ra ở Biển Đông. Hiện nay, chỉ trừ Trung Quốc ra, không có bất cứ quốc gia nào trên thế giới phản đối việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về yêu sách Đường lưỡi bò và việc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển của Philippines tại Biển Đông. Hành động của Mỹ ngày 27/10 vừa qua tại Biển Đông không chỉ trực tiếp cảnh cáo, răn đe tham vọng phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông mà cũng gián tiếp ủng hộ các nước ASEAN tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc để sớm đi tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc. Việc tàu chiến của Mỹ đi vào sát các nhân tạo do Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Trường Sa đã khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là phù hợp với Luật pháp quốc tế. Đó là một hành động đi trước dẫn đầu của Mỹ, tạo ra cơ sở pháp lý, gián tiếp khuyến khích các nước Đông Nam Á có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông không e ngại Trung Quốc, cần tiếp tục các hoạt động xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của họ tại Biển Đông. Hiện tại trong dự luận cũng có ý kiến cho rằng, sau sự kiện này có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ có "thỏa thuận ngầm" chia nhau lợi ích ở Biển Đông hoặc Mỹ được Trung Quốc bật đèn xanh tự do đi lại ở Biển Đông và sử dụng dịch vụ của Trung Quốc ở Trường Sa, đổi lại, Mỹ sẽ làm ngơ cho Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở Biển Đông. Tôi nghĩ, nếu có chuyện Mỹ - Trung "thỏa thuận ngầm" chia nhau về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông thì chuyện đó đã xảy ra ngay trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình cuối tháng 9 vừa rồi, hà cớ gì mà ngay sau cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước, Mỹ lại quyết định cử tàu chiến, máy bay thực hiện quyền tự do đi lại sát các đảo do Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Biển Đông, trực tiếp phủ định "chủ quyền lãnh hải" của Trung Quốc ở khu vực này, khiến Trung Quốc bị "mất mặt" trước dư luận? Càng phi lý hơn nếu như Mỹ đánh đổi tư thế của một siêu cường hải dương để nhận "ân huệ" của Trung Quốc và làm ngơ trước các hành động bành trướng của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa tới lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Biển Đông. Đối thủ hiện nay của Mỹ ở Châu Á là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam; Mỹ đang thực hiện chiến lược xoay trục từ Châu Âu sang Châu Á - Thái Bình Dương rất cần sự ủng hộ của các nước lớn Nhật, Úc, Ấn Độ... và ASEAN; quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật đang phát triển thuận lợi sau các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam tới Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Trong bối cảnh đó, theo tôi, hiện nay khó có thể xảy ra kịch bản Mỹ và Trung Quốc "đi đêm" thỏa thuận với nhau để giải quyết lợi ích chung của họ ở Biển Đông. Tàu USS Lassen của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy) Trung Quốc sẽ không dại gì đối đầu Mỹ Một vấn đề khác nghiêm trọng không kém, đó là phản ứng của Trung Quốc. Theo ông, liệu hành động của Mỹ có tạo ra cơ hội tốt cho Bắc Kinh thực hiện các "biện pháp phòng vệ", mở ra thời kỳ quân sự hóa các đảo nhân tạo không? Trên thực địa, trong quá trình tôn tạo trái phép các bãi ngầm thành đảo nổi ở Trường Sa, Trung Quốc đã "quân sự hóa" các đảo nhân tạo này bằng việc xây dựng các đường băng cho máy bay quân sự, xây dựng các bến cảng quân sự và huy động nhiều tàu chiến, máy bay bảo vệ các hoạt động xây dựng đó. Tuy nhiên, dư luận quốc tế khá bất ngờ về phản ứng "có giới hạn" của Trung Quốc trước việc Mỹ đưa chiến hạm USS Lassen xâm nhập vùng biển 12 hải lý các đảo Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Trường Sa. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Lôi thanh đại, vũ điểm tiểu" (Sấm sét ầm ầm nhưng chỉ mưa lâm thâm). Ngày 27/10 vừa rồi, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ câu ngạn ngữ này. Khác với những tuyên bố ầm ĩ của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trước đó, ngày 27/10/2015, Trung Quốc chỉ có thể cử 2 tàu chiến "lặng lẽ theo dõi" các hoạt động của chiến hạm Lassen cho đến khi chiến hạm này hoàn thành nhiệm vụ; Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ phản đối yếu ớt, mập mờ. Đó cũng chính là bản chất truyền thống của Trung Quốc "mềm nắn rắn buông" trong xử lý các mối quan hệ quốc tế. Trung Quốc biết rõ Mỹ đã chuẩn bị kỹ cho hoạt động này và sẵn sàng ứng phó với phản ứng cứng rắn của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thừa biết "lợi bất cập hại" nếu sử dụng sức mạnh quân sự đối đầu với Mỹ trong tình hình quốc tế và khu vực hiện nay. Sau sự kiện 27/10/2015, để với vát thể diện của một nước lớn, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa các nước nhỏ yếu xung quanh Biển Đông, như công bố "vùng nhận dạng phòng không" như họ đã làm ở vùng biển Hoa Đông, bố trí các phương tiện quân sự trên các đảo nhân tạo, đơn phương ban lệnh cấm tàu thuyền nước ngoài khai thác hải sản ở Trường Sa... Những việc làm này sẽ càng khiến Trung Quốc bị cô lập trên quốc tế, càng không có bạn bè thực sự, thuyết "mối uy hiếp từ Trung Quốc" sẽ càng thấm sâu vào các nước trong khu vực, càng đẩy quan hệ Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh của Mỹ vào thế khó khăn, bất lợi cho Trung Quốc. Theo ông, Việt Nam nên ứng xử như thế nào trước sự kiện này và trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:" Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Ngày 29/10/2015, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã tuyên bố: "Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”. Thiết nghĩ, lập trường quan điểm trên của Việt Nam đã rất rõ ràng. Theo tôi, ngoài việc trực tiếp đấu tranh với Trung Quốc, chúng ta cần tiếp tục phối hợp với các nước ASEAN kiên quyết và kiên trì đàm phán với Trung Quốc để sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) làm cơ sở pháp lý lâu dài cho giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Hà Trang Thực hiện ======================= Ông này phân tích hay. đúng là đẳng cấp cựu đại sứ của một quốc gia. Nhưng riêng vấn đề này: Thì lão Gàn cần phải xác định rõ rằng: Không bao giờ có việc này , chứ không phải chỉ là "khó xảy ra". Lão đã phân tích kỹ trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Có điều bài viết này chưa trả lời được câu hỏi của tựa bài báo đặt ra: "Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?"
    5 likes
  2. Mỹ thực sự đã tạo ra một “thế cờ khó” đối với ông Tập Cận Bình LN - Đình Tuệ 29/10/2015 18:50 Đó là nhận định của Tướng Cương trước việc tàu khu trục Mỹ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tướng Rinh lên tiếng việc Mỹ đưa tàu khu trục vào Biển Đông Thủ tướng CP: "Tranh chấp trên Biển Đông phức tạp, rất khó lường" "Nếu TQ không “quậy” ở Biển Đông, Mỹ đã không cứng rắn như vậy" Thông tin về tàu khu trục USS Lassen trang bị tên lửa dẫn đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trước những diễn biến mới nhất này, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an đã dành cho PV cuộc trao đổi để cung cấp tới độc giả một cái nhìn khách quan, đa chiều. Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an (Ảnh: TTO). PV: Thưa Thiếu tướng, nhận định của ông thế nào trước việc Hải quân Mỹ đã điều tàu chiến vào tuần tra khu vực 12 hải lý quanh bãi Đá Vành Khăn và bãi Đá Xu Bi mà Trung Quốc bồi đắp trái phép của Việt Nam? Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đầu tiên phải khẳng định rằng, việc Mỹ quyết định đưa tàu chiến của mình là tàu khu trục USS Lassen vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc bồi đắp trái phép là hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế. Nó vừa hợp tình, hợp lý và hợp pháp thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thứ hai, tàu chiến Mỹ vào tuần tra cũng thể hiện được uy tín của một cường quốc “Nói được là làm được” để gìn giữ sự tự do hàng hải, hàng không quốc tế, quyết không để cho Trung Quốc tự tung tự tác muốn làm gì thì làm. Chiếu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tất cả các thực thể nửa chìm nửa nổi, các đảo nhân tạo thì không được trao quy chế lãnh hải 12 hải lý mà chỉ được trao quy định về vùng an toàn không vượt quá 500 mét. Quốc gia xây dựng đảo nhân tạo không có quyền cản trở tàu bè nước khác đi vào vùng biển này. Động thái này của Mỹ mang tính tích cực và đáng để cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Hình ảnh khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ (Ảnh: Navy Times). PV: Theo Thiếu tướng, tại sao Mỹ lại chọn thời điểm này để “ra tay” với Trung Quốc ở Biển Đông? Thiếu tướng Lê Văn Cương: Như tôi đã từng phân tích trước đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều là hai cường quốc có những lợi ích riêng ở Biển Đông. Tuy nhiên, nó lại ở hai thái cực có phần đối lập nhau. Trung Quốc đã công khai tham vọng bá quyền ở Biển Đông bằng chuỗi các hành động ngang ngược trên biển nhằm hiện thực hóa yêu sách "đường 9 đoạn” phi pháp của mình, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Còn Mỹ - một siêu cường hàng đầu thế giới, đương nhiên cũng có những lợi ích chiến lược không thể bỏ qua tại khu vực biển giàu tiềm năng và giá trị thương mại này. Việc Mỹ, bằng cách này hay cách khác kiềm chế sự ngạo mạn của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm duy trì quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thời điểm này cũng là giai đoạn khá nhạy cảm, đây là thời điểm trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ diễn ra tại Philippines vào tháng 11 tới. Tại đây, cả Tổng thống B. Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp mặt nhau sau chuyến thăm cấp cao của ông Tập tới Mỹ hồi tháng 9. Trong chuyến thăm tháng 9 trên đất Mỹ, ông Tập đã tuyên bố rằng Trung Quốc không cổ xúy hay dùng vũ lực, quân sự hóa ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Và cho rằng hành động xây đảo nhân tạo không ảnh hưởng tới tự do hàng hải, hàng không quốc tế. Và sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở khu vực này rõ ràng đã đưa ông Tập Cận Bình vào một “thế cờ khó" . Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cải tạo trái phép thành hòn đảo nhân tạo và cho hình thành một đường băng dài hàng ngàn mét. (Ảnh: CSIS). PV: Để đối diện với một “thế cờ khó” này, Trung Quốc sẽ có phản ứng như thế nào trước các cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ thưa ông? Thiếu tướng Lê Văn Cương: Việc Mỹ quyết định đưa tàu khu trục vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc bồi đắp trái phép là hành động cứng rắn của Mỹ nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại khu vực này. Sự kiện này cũng là điều đã được giới phân tích tiên đoán trước. Hồi tháng 5 vừa qua, Mỹ cũng đã cử máy bay săn ngầm P8-A Poseidon tới tuần tiễu trên vùng trời các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Phản ứng của Trung Quốc mạnh hay yếu và ở mức nào nó còn phụ thuộc vào động thái cụ thể của Mỹ và một số nước nữa. Nếu kịch bản một liên minh gồm cả Mỹ, Nhật, Úc cùng “làm mạnh” thì Trung Quốc chắc chắn không dám “làm liều” và đi quá xa ở Biển Đông trong giai đoạn này. Khả năng đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông là rất khó xảy ra. Trung Quốc thừa hiểu sức mạnh của Mỹ tới đâu, nhất là hải quân. Đây rất có thể chỉ là “đòn thử” của Mỹ dành cho Trung Quốc mà thôi và nó sẽ ở một tầm mức nhất định, rồi sau sẽ lại có một thỏa thuận nào đó để làm dịu bớt tình hình căng thẳng tại khu vực này. Vâng, xin cảm ơn Thiếu tướng! =========================== Chẳng cần phải đến tận bây giờ, khi tàu Mỹ xuất hiện ở bể Đông, Trung Quốc mới ở vào thế khó. Từ lâu, trước cả thời gian Tàu đổ đá, lấp đất ở biển Đông, chính Tàu đã tự đưa họ vào thế bế tắc. Cái này lão nói lâu rồi. Lão Gàn cũng cần nhắc lại rằng: Hoa Kỳ sẽ không dừng lại ở đây, mà tiếp tục đẩy Trung Quốc vào thế bí về chính trị, chuyện này sẽ xảy ra nhanh thì vào cuối năm nay và chậm thì không quá đầu năm tới. Còn vấn đề: Thì lại không phải nguyên nhân này. Nước Mỹ đã phản đối các hành vi của Trung Quốc từ lâu - có lẽ ngót cả chục năm nay - ở cả biến Đông và Hoa Đông, nhưng Tàu vẫn làm tới, chứng tỏ Tàu không phải ngại đụng độ. Sở dĩ chưa có chiến tranh xảy ra trong năm nay ở bể Đông vì những nguyên nhân khác. Nguyên nhân này là chỉ cần một tia lửa ở bề Đông thì lập tức sẽ bùng nổ thành cuộc chiến lớn. Cho nên không chỉ Hoa Kỳ và cả Tàu đều phải cân nhắc. Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính kết thúc "canh bạc cuối cùng" cả - nếu nó phải kết thúc bằng chiến tranh. Cái này lão nói lâu rồi. Cũng rất có thể sau cuộc tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ sẽ có một sự thương lượng vớ vẩn nào đó. Nhưng có điều chắc chắn rằng: Những điều khoản của cuộc thương lượng này không cản trở đến diễn biến tiếp theo của "canh bạc cuối cùng". Hãy chờ xem.
    2 likes
  3. Trung Quốc nói phát hiện 'di tích tôn giáo' ở vùng Biển Đông 29/10/2015 13:16 (TNO) Trung Quốc nói rằng nước này phát hiện nhiều “di tích tôn giáo” (?) ở khu vực đảo tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên chưa có cơ quan nào xác thực những phát hiện này. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: Reuters Tân Hoa Xã hôm 28.10 cho biết một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tôn giáo thế giới và Học viện khoa học xã hội Trung Quốc đã "phát hiện" một số di tích tôn giáo mà theo nhà nghiên cứu này là của người Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông. Tân Hoa Xã nói rằng ông Chen Jinguo đã mất 4 năm để nghiên cứu và đã thu thập được những tài liệu lịch sử, những phát hiện khảo cổ cùng 50 hình ảnh. Từ những phát hiện này, nhà nghiên cứu Chen cho rằng người Trung Quốc đã từng xuất hiện và xây dựng nhiều di tích tôn giáo trên các đảo ở Biển Đông (?). Ông Chen xem đó là những “bằng chứng” xác lập chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo, theo Tân Hoa Xã. Tuy nhiên, theo bài báo, không rõ những phát hiện, chứng cứ lịch sử nói rằng người Trung Quốc xây dựng di tích tôn giáo là gì và những công trình tôn giáo xây dựng trên các đảo mà Trung Quốc tự nhận thuộc chủ quyền của mình gồm những công trình nào. Tờ báo cũng không nói những phát hiện đó được tìm thấy trên những đảo nào trong số những đảo, quần đảo đang tranh chấp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và một số đảo chìm ở Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đoạt từ Việt Nam. Thay vào đó, ông Chen nói rằng những công trình tôn giáo của Trung Quốc từng tồn tại ở những hòn đảo thuộc vùng Biển Đông và “một vài nước đã phá hủy chúng để thay thế bằng cấu trúc tôn giáo của mình”, Tân Hoa Xã viết tiếp. Tân Hoa Xã dẫn chứng một trường hợp cho rằng đảo của Trung Quốc bị nước khác chiếm. Đó là quần đảo Đông Sa (tên tiếng Anh là Dongsha) bị Yoji Nishizawa, người Nhật chiếm hồi năm 1906 nhưng tuyên bố là phát hiện ra quần đảo này và đổi tên quần đảo thành Nishizawa, đồng thời phá hủy các đền đài của người Trung Quốc ở đây. Quần đảo Đông Sa nằm ở phía bắc Biển Đông. Từ những phát hiện của mình, ông Chen đề nghị chính phủ nước này cần xây dựng lại và bảo vệ những di tích tôn giáo trên các đảo mà theo ông ta phát triển hoạt động tôn giáo truyền thống cũng là một cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Những công trình của ông Chen chưa rõ đã được cơ quan nào xác thực. Giới nghiên cứu Biển Đông thường không tin những phát hiện của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về cái gọi là “chứng cứ di tích chủ quyền” của Bắc Kinh ở Biển Đông. Với dã tâm độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã, đang và chắc chắn còn giở nhiều chiêu trò để ngụy tạo cho những hành động phi pháp của mình. Minh Quang ===================== Đối với tôi thì từ Bắc Dương Tử đến tận cực nam biển Đông, từ Phi Luật Tân sang đến Thái Lan, từ Bắc Nhật Bản, Đài Loan xéo đến Singapor tất cả đều mang dấu ấn di sản văn hóa Việt tộc từ hơn 5000 năm trước của Việt sử. Không có cái gì của Trung Quốc cả. Ngay cả Khổng Tử cũng chỉ là một nhân vật ảo. Toàn bộ những di sản của nền văn minh Đông phương này trong các vùng đất nói trên, đều thuộc về cội nguồn văn minh Việt tộc với gần 5000 năm lịch sử. Và ngay cả nhà nghiên cứu Trung Quốc nói trên, cũng không loại trừ tổ tiên của ông ta thuộc về Việt tộc ở Nam Dương Tử bị Hán hóa.
    2 likes
  4. Không dễ 'xóa sổ' Thuận Kiều Plaza 29/10/2015 05:55 Chuyện cao ốc Thuận Kiều Plaza đổi chủ và sẽ đập bỏ để xây dự án mới đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhưng làm thế nào để đập bỏ tòa nhà cao tới 33 tầng ở ngay giữa trung tâm quận 5 sầm uất lại không hề đơn giản. Đập bỏ tòa nhà hoàn toàn có thể, nhưng nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, phương án của chủ đầu tư - Ảnh: Diệp Đức Minh Theo các chuyên gia, phá dỡ một tòa nhà cao đến 33 tầng gồm 3 block sẽ rất khó khăn, nhất là nằm trong khu dân cư buôn bán sầm uất ngày đêm. Vì đập bỏ tòa nhà không chỉ đập phía trên mà còn phải tính đến cả phần móng, hầm rất kiên cố phía dưới. Từ trước đến nay ở VN chỉ mới đập một số chung cư nhỏ thấp tầng và đã xuống cấp. Còn với tòa nhà lớn như Thuận Kiều Plaza thì chưa thấy bao giờ. Đánh mìn sẽ rất nguy hiểm Kỹ sư Nguyễn Văn Đực, Phó tổng giám đốc Công ty Đất Lành, cho rằng tòa nhà có thể đánh sập bằng mìn. Tuy nhiên, phương án này chủ đầu tư phải phối hợp chính quyền địa phương di dời các hộ dân sống xung quanh và đặc biệt là khu chợ sát bên để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân. Ngoài ra, phải tính toán thời điểm thích hợp nhất để nổ mìn và quan trọng nhất là chỉ nổ mìn một lần nhưng toàn bộ công trình bị phá sập. “Phương án này sẽ nhanh gọn nhưng hơi nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, chủ đầu tư cũng có thể mất nhiều thời gian để đập phá từng tầng của tòa nhà”, ông Đực nói. Theo ông Nguyễn Văn An, Phó tổng giám đốc Công ty xây dựng Hòa Bình, “về mặt kỹ thuật thì không việc gì không thể làm được”. Trên thế giới có nhiều phương pháp, từ nổ mìn đến phá dỡ thủ công. Mỗi phương án có những ưu và nhược điểm. Nếu đập từ trên xuống rồi chuyển dần vật tư xuống thì mất nhiều thời gian. Còn đặt mìn xung quanh các chân cột, che chắn xung quanh để đánh sập thì rất nhanh. Nhưng giải pháp này có thể gây nguy hiểm cho người dân và các vật kiến trúc xung quanh. Nếu tính toán không kỹ dự án không đổ sụp xuống mà đổ lệch về một bên nào đó thì nguy hiểm vô cùng. “Về nguyên tắc, xây từ dưới lên thì tháo từ trên xuống. Cái gì lắp sau cùng thì phá đầu tiên. Chủ đầu tư sẽ xem xét phương án để không ảnh hưởng đến môi trường, người dân thì làm. Phương án đánh mìn ít được sử dụng ở châu Á và cả ở VN, nhất là ở những nơi đông dân cư. Theo tôi chủ đầu tư không nên dùng phương án đặt mìn vì rất nguy hiểm”, ông An khuyến cáo. Vì sao ế ẩm ? Không phải ngẫu nhiên mà trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp bậc nhất TP.HCM ở khu vực trung tâm Q.5 là Thuận Kiều Plaza chỉ có mười mấy hộ sống (mà đa phần là khách thuê lại - PV), trung tâm thương mại cũng chỉ có mấy gian hàng thuê rồi dọn đi chỉ sau một thời gian ngắn buôn bán ế ẩm. Những sai lầm trong thiết kế xây dựng cùng hàng loạt câu chuyện đồn thổi kinh dị về trung tâm này cứ chồng chất theo thời gian khiến tòa nhà gần như bị bỏ hoang mười mấy năm nay. Ông A Lý, một người Hoa chuyên môi giới nhà đất khu vực này, cho biết khi dự án mới đưa vào hoạt động ông đã dẫn rất nhiều người đến đây xem và thuê mặt bằng kinh doanh. Những năm đầu mức giá bán căn hộ tại dự án này đến 40.000 USD/căn. Mặt bằng cho thuê cũng khoảng 160.000 - 200.000 đồng/m2. Mức giá này được xem là khá đắt đỏ nhưng mọi người vẫn đổ xô về xem nhà và hỏi thuê mặt bằng vì nó là một trong những dự án trung tâm thương mại, căn hộ “hoành tráng” đầu tiên tại TP.HCM được xây dựng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khách hàng lần lượt “chạy mất dép” khi họ nhận thấy mức giá đắt cộng với thiết kế căn hộ, trung tâm thương mại quá bức bối, trần nhà quá thấp, phòng nhỏ, không gian ngột ngạt... Cách thiết kế, bố trí gian hàng không hợp lý, tối tăm khiến người mua nhà, thuê mặt bằng kinh doanh phải bán nhà, trả lại mặt bằng tháo chạy, để tìm nơi kinh doanh, nơi ở khác. Càng về sau, lượng người đến xem căn hộ thưa dần. “Cho đến 2006, hầu như không có khách đến hỏi mua hay thuê nữa. Đến năm 2009 khi một đám cháy tại đây bùng phát cộng với những lời đồn ma mị ngày càng nhiều khiến nơi đây trở nên hoang vắng, lạnh lẽo”, ông A Lý nói. Chuyện “ma” ở Thuận Kiều Plaza cũng được đồn thổi đến mức... nhiều người mua nhà xong không dám ở. Ghé vào khu vực này sáng 28.10, hỏi những người sống và làm việc quanh đây ai cũng kể câu chuyện anh T. làm việc cho một công ty của Hàn Quốc thuê văn phòng tại tầng 30 của tòa nhà này đã gặp “ma”. Thậm chí chủ một căn hộ hiện đang cho thuê cũng cho biết bà mua căn hộ nhưng không dám ở vì sợ “ma”. “Căn hộ của tôi khoảng 100 m2 với 2 phòng ngủ chỉ cho thuê được giá 5 triệu đồng nhưng khách thuê chỉ được một thời gian cũng dọn đi, bỏ luôn tiền cọc thuê nhà. Khách nào cũng nói họ thấy ma trong căn nhà. Họ nói ban đêm ngủ thường nghe tiếng cọt kẹt ở cửa sổ. Nhưng khi kiểm tra lại thì tất cả các cửa sổ, cửa chính đều đóng. Nhiều người yếu bóng vía thậm chí còn nói thấy những bóng người đi lại trong nhà mỗi đêm. Cả tòa nhà rộng lớn nhưng chỉ có mấy người ở, cộng với những lời đồn đoán có ma nên không ai dám ở. Bản thân gia đình tôi cũng thấy sợ không dám ở, khiến căn nhà bỏ hoang mấy năm nay”, bà này cho hay. “Sau khi dự án rơi vào tình trạng “chết” lâm sàng, chủ đầu tư vẫn không có kế hoạch “vực dậy” bằng các chính sách thu hút khách hàng mà gần như buông xuôi khiến tòa nhà càng “thê thảm” hơn”, A Lý nói. Đình Sơn ================================== Từ góc độ Phong Thủy, trong một bài tập phân tích về tòa nhà Thuận Kiều Plaza, anh chị em Địa Lý Lạc Việt khóa I đã phân tích một cách khá chi tiết. Hiện bài còn nằm ở trang chủ lyhocdongphuong.org.vn. Xin tham khảo đường link dưới đây http://www.phongthuylacviet.org.vn/giai-thoai-phong-thuy/phong-thuy-thuan-kieu-plaza-phan-1-40/ Có thể nói bài tập phân tích khá chi tiết về những yếu tố tác động của phong thủy đến tòa nhà này. Nhưng có một vài yếu tố rất quan trọng thì anh chị em khóa I chưa được học kỹ vào lúc bấy giờ. Đó là yếu tố Thiên Trảm sát. Yếu tố Thiên Trảm sát này trong cổ thư chữ Hán có nói tới, nhưng rất sơ sài và quá cụ thể, nên hầu như người nghiên cứu chỉ coi là một hiện tượng xấu cho một căn nhà. Trong cổ thư chữ Hán mô tả yếu tố Thiên Trảm sát như sau: "Một căn nhà có chiều cao thấp hơn hai căn liền kể hai bên thì phạm Thiên Trảm sát". Nhưng trong quá trình nghiên cứu Địa Lý Lạc Việt, tôi nhận thấy yếu tố "Thiên Trảm sát" không chỉ riêng cho chiều cao một căn nhà so sánh tương quan với hai căn liền kể hai bên. Mà nó là một yếu tố liên quan đến chính cả cấu trúc những tòa nhà như Thuận Kiều Plaza. Xét về hình lý khí thì đây là cách "Dương xâm phạm vào Âm". Tức là các khe hở giữa các lốc tạo ra xung khí từ trên Trời (Dương) đè xuống phần cấu trúc đế của ba lốc này. Những tòa nhà có cấu trúc tương tự như: Gran Plaza ở Hanoi; Koeng Nam đều phạm cách này. Cụ thể là tòa nhà Gran Plaza ở Hanoi, toàn bộ phần siêu thị kinh doanh bị kẹp giữa hai lốc của tòa nhà này cũng buôn bán rất ế ẩm và siêu thị này cũng đóng cửa từ rất lâu. Còn Koeng Nam thì chủ đầu tư đã phá sản. Tất nhiên, không phải vừa mới xây xong thì lập tức hiệu ứng xấu xảy ra ngay. Nếu thế thì ngành Địa Lý đã được tôn vinh từ lâu, vì người ta có thể chứng nghiệm ngay. Nó phải có thời gian. Ngay cả uống thuốc, cũng cần thời gian để ngấm thuốc. Huồng chi là hiệu ứng Phong thủy (Cũng có những hiệu ứng phong thủy tác động tức thời. Nhưng không phải trường hợp này). Chính vì hiệu ứng xấu và các yếu tố khác liên quan đến phong thủy - mà anh chị em Địa Lý Lạc Việt đã phân tích - không dễ gì khắc phục. Nên mặc dù chủ đầu tư Thuận Kiều Plaza trước đây, đã mời những phong thủy gia đến sửa chữa, nhưng đều không thành công. Do yếu tố về "khí" thì chỉ có anh chị em Phong thủy Lạc Việt mới hiểu thấu đáo. Chưa nói đến yếu tố "Thiên Trảm sát" hầu như bó tay. Vì không lẽ phải đập cả tòa nhà đi xây lại? Đến nay, chủ đầu tư bàn đến khả năng đập đi xây lại thì vấn đề "Thiên Trảm sát" có thể khắc phục được. Nhưng với ý kiến "nên xây hai lốc, thay vì ba lốc", lại là kiểu "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa". Tòa nhà Gran Plaza ở Hanoi cũng xây hai lốc vậy và vẫn "viên tịch" như thường. Tuy nhiên, bài báo thứ hai do tôi đưa lên trong bài viết này, cho thấy sự khó khăn trong việc tháo dỡ tòa nhà này. Nhìn từ góc độ Phong Thủy Lạc Việt, cá nhân tôi cho rằng: Nếu các chuyên gia xác định nền móng tòa nhà hoàn toàn đủ vững để có thế xây các công trình nối giữa các lốc thì không cần đập bỏ. Mà hoàn toàn có thể khắc phục được về mặt phong thủy khi cải tạo tòa nhà này, mà vẫn bảo đảm sự phát triển sau này của nó.
    2 likes
  5. Hoangnt và anh chị em có thấy về "Hình Lý khí" cấu trúc nhà bảo tàng này giống cái mộ, phía trước lại có hai con đường giao nhau hình thập tự giá. Phía sau là hồ nước (Giống nhà Bầu Kiên) Cửa vào thì phạm Thiên trảm sát..... Xấu không còn chỗ chê về góc độ phong thủy. TTNG LHDP sẵn sàng góp ý thiết kế lại toàn bộ bảo tàng này về cấu trúc hình thể và cảnh quan với gía hữu nghị, nếu quý vị quan tâm.
    1 like
  6. Bảo tàng lịch sử mới Việt Nam đang trình cấp thẩm quyền, kiến trúc xấu nhất thế giới, xấu hơn cả đồ chơi màu lắp ghép của trẻ em, giống như cái máy lạnh trung tâm của một nhà máy công nghiệp, tự mình thiết kế "thiên trảm sát" chặt đôi cả tòa nhà, nước ở sau lưng bên phải, hình tướng giống quả chuối chặt đôi (giống con cu của một đứa bé đang đái bị chẻ làm hai), bên trái nhô ra bên phải thụt lại, cạnh sắc trước cạnh tròn sau ngược ngạo, lộ cốt... thiết kế phong thủy này đã bị "cài độ trấn yểm" nhằm hủy "tính dương" của lịch sử Việt Nam. Kiến trúc chả theo mục tiêu gì! Vứt sọt rác. Còn bảo tàng Hà nội mới (màu trắng), xong rồi, có khác gì cái gara ô tô, phong thủy gọi là "tự cắm đầu xuống đất, chổng mông lên trời" (Hi), cũng thuộc loại xấu và dốt nhất thế giới, chỉ cần một đứa trẻ lấy bốn hộp màu nhựa chồng lên rồi tiện tay lấy tờ giấy gác lên là "xong", lấy mẫu từ bảo tàng Thượng Hải, Bắc Kinh (màu đỏ). Tôi đã tới, vật liệu xây dựng, kiến trúc toàn đồ kém chất lượng, còn tay nghề xây dựng, kiến trúc thì thuộc loại bình dân ngôn ngữ "nhà cho thuê", thỉnh thoảng có vài mống vào, chán lắm! Hỏa (đỏ) khắc kim (trắng). Chỉ được dàn cây cảnh trang trí bên ngoài, cũng mát. Bảo tàng Hà Nội Bảo tàng mỹ thuật Bắc Kinh
    1 like
  7. Thủ tướng CP: "Tranh chấp trên Biển Đông phức tạp, rất khó lường" Hoàng Đan 27/10/2015 19:02 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định, tình hình tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường. Sáng 27/10/2015, Bộ Ngoại giao tổ chức Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với khoa học công nghệ phát triển rất nhanh đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Kinh tế thị trường; tiến bộ công bằng xã hội; dân chủ - pháp quyền; hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, vì hoà bình - phát triển và cùng chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu là xu hướng chung của nhân loại. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn. "Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới; các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự, tập hợp lực lượng, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực ngày càng quyết liệt. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố có biểu hiện gia tăng. Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. Cũng theo Thủ tướng, trải qua 30 năm Đổi mới, mặc dù vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhưng thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Thời gian tới, thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đều lớn, đan xen nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra là rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế; việc thực hiện các Hiệp định, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP... mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Về đường lối đối ngoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ, bối cảnh quốc tế và trong nước đòi hỏi chúng ta phải kiên định mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất, đoàn kết nhất trí, đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo. "Tranh thủ thời cơ thuận lợi, nỗ lực phấn đấu khắc phục những hạn chế yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - độc lập, hòa bình, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Dân chủ, tự do, pháp quyền, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh; hội nhập và phát triển, tiến cùng thời đại, sánh vai với bạn bè trên thế giới. Trong tình hình mới, nhiệm vụ của ngành Ngoại giao là rất nặng nề, đòi hỏi các đồng chí phải luôn kiên định mục tiêu và quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Nỗ lực hành động quyết liệt và lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa trong các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Góp phần thiết thực với hiệu quả ngày càng cao để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững, xây dựng và bảo vệ đất nước", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu. Agribank ưu tiên con cháu: Vậy ai sẽ đi chỗ "nước sôi lửa bỏng" đây? theo Trí Thức Trẻ ======================= Thưa ngài Thủ Tướng! Chính xác là như vậy!
    1 like