• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/10/2015 in Bài viết

  1. Liên hợp quốc - ngọn hải đăng cho toàn nhân loại Thứ bảy, 24/10/2015 - 11:56 Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc (24/10/1945 – 24/10/2015), Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh tổ chức này vẫn luôn là một ngọn hải đăng cho toàn nhân loại và lá cờ màu xanh của Liên hợp quốc vẫn là biểu ngữ của niềm hy vọng. Lá cờ của Liên hợp quốc (Ảnh: UN) Ngày 24/10 hàng năm được chọn là Ngày Liên hợp quốc kể từ năm 1948. Đến năm 1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định, ngày này trở thành một ngày kỷ niệm của tất cả các quốc gia thành viên. Trải qua hơn nửa thế kỷ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nỗ lực làm phong phú thêm trang lịch với nhiều ngày tháng kỷ niệm đáng ghi nhớ như: Ngày Nhân quyền, Ngày Tài nguyên nước, Ngày Lương thực, Ngày xóa đói giảm nghèo… Những dấu mốc này góp phần thu hút sự chú ý của mọi người tới các vấn đề còn tồn tại trên thế giới và thúc đẩy nhân loại cùng nhau tìm cách giải quyết hiệu quả. Ngày 24/10 năm nay, các quốc gia trên thế giới cùng tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc. Từ 51 quốc gia thành viên, nay đã tăng lên 193 quốc gia, giờ đây, Liên hợp quốc thực sự trở thành tổ chức quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất, là nền tảng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển một thế giới hòa bình, thịnh vượng. Trong suốt 70 năm vừa qua, Liên hợp quốc luôn giữ vững vai trò hàng đầu trong các nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng, góp phần to lớn vào việc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xây dựng hòa bình và hướng tới phát triển bền vững cho thế giới. Trong thông điệp được công bố một ngày trước Ngày Liên hợp quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon tuyên bố nêu rõ: “Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, lá quốc kỳ là một biểu tượng của niềm tự hào và lòng yêu nước. Nhưng có một lá cờ duy nhất thuộc về tất cả mọi người. Lá cờ màu xanh của Liên hợp quốc là một biểu ngữ của niềm hy vọng…”. Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, kỷ niệm 70 năm thành lập là cơ hội để hoan nghênh sự cống hiến và tôn vinh rất nhiều người, trong đó có những người đã hy sinh cao cả khi làm nhiệm vụ. Ông Ban Ki-moon cũng một lần nữa nhắc lại rằng mỗi ngày, Liên hợp quốc đang cung cấp thức ăn và nhà ở cho những người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ, tiêm phòng cho các trẻ em đáng lẽ sẽ có thể tử vong vì những căn bệnh có thể phòng ngừa được và bảo vệ nhân quyền cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính hoặc khuynh hướng tình dục. "Những binh lính gìn giữ hòa bình của chúng tôi có mặt trên tuyến đầu trong các cuộc xung đột; những trung gian của chúng tôi đưa các bên tham chiến vào bàn đàm phán hòa bình; những nhân viên cứu trợ nhân đạo của chúng tôi bất chấp các tình huống nguy hiểm để trợ giúp, cứu được nhiều mạng sống" – ông nói. Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và hành động quốc tế tập thể đáng tiếc lại chỉ có giới hạn. Tuy nhiên, theo ông, không có một quốc gia cũng như một tổ chức nào có thể một mình đơn độc loại bỏ được những thách thức hiện tại. “Liên hợp quốc được mở ra cho tất cả 7 tỷ người, những người đang xây dựng nên gia đình nhân loại, và chăm sóc trái đất, ngôi nhà duy nhất của chúng ta” – Tổng thư ký Ban Ki-moon nêu rõ. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc, gần 300 di tích mang tính biểu tượng ở khoảng 75 quốc gia, từ Nhà hát Opera Sydney ở Australia, cho đến các Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro và tòa nhà Empire State Building ở New York, sẽ được chiếu sáng trong màu xanh, màu sắc của Liên hợp quốc. Theo Khánh Linh Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ============================= Những gì lão phán ở bài viết này thì không phải là bàn chơi cho vui. Mà là phát biểu nghiêm túc. Với những ai thường xuyên xem topic này thì chắc chắn biết rằng: Đã không dưới nửa tá lần lão phát biểu rằng: Cuộc hội nhập toàn cầu tất yếu sẽ xảy ra và nó phải có một tổ chức quốc tế đủ mạnh và có quyền lực để điều khiển cái thế giới này; hoặc là phải có một nước làm bá chủ thế giới để điều khiển nó. Bởi vậy, Liên Hiệp Quốc chính là tiền đề cho giải pháp thứ nhất và "Canh bạc cuối cùng" sẽ dẫn đến giải pháp thứ hai. Thượng Đế sẽ quyết định cái gì sẽ xảy ra. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: Dù thế giới này hội nhập như thế nào - với quyết định của Thượng Đế - thì nó cũng cần một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại và ứng cử viên duy nhất chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vì phải có một lý thuyết thống nhất thì mới tập hợp và giải thích tất cả từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi sự vận động của vật chất - từ những thiên hà khổng lồ cho đến các hạt vật chất nhỏ nhất - và mọi hành vi của con người. SW Hawking đã phát biểu - đại ý: "Nếu chúng ta phát hiện ra lý thuyết thống nhất thì chính những quy luật vũ trụ nhận thức được từ lý thuyết này, sẽ giúp điều hành xã hội của chúng ta" - Đây chính là điều mà từ lâu lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt đã chứng tỏ những quy luật vũ trụ được ứng dụng qua câu: "Thuận thiên thừa vận. Hoàng đế chiếu viết". Nhưng điều kiện tiên quyết vẫn cứ phải là: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý. Còn không phải như vậy thì chúng ta đành phải chờ đợi cho đến khi lời tiên tri của bà Vanga ứng nghiệm: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm, cho đến khi dân tộc Arsyria bị tiêu diệt".
    4 likes
  2. TƯ LIỆU THAM KHẢO Địa đàng ở phương Đông Chủ nhật, 09 Tháng 1 2011 11:44 Nguyễn Văn Tuấn Lời giới thiệu Tìm hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng trên thế giới, bởi vì trong xã hội hiện đại và thế kỉ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. ở nước ta, sách vở và các công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đã và đang phát triển,nhưng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công trình nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Cuốn sách này đã làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nhìn cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ý nghĩa của tác phẩm này. Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể. Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay. Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được trình bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kĩ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kĩ thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại. Trước đây, Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền Nam Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc. Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỉ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay, và những vùng cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Indonesia. Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện), Thái Lan và Malaysia. Do đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển. (Khoảng 5 năm trước đây, người ta phát hiện một công trình xây cất, tòa nhà được kiến trúc rất độc đáo dưới lòng biển thuộc Đài Loan). Giả thuyết này có nhiều cơ sở khoa học mà chúng ta sẽ thấy trong sách.Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết đến Đông Nam Á từ thế kỉ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm tìm kiếm hương liệu hiếm để buôn bán. Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc mua bán hương liệu (như hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, câychùy... ) cả trăm năm liền. Đến đầu thế kỉ 17, Anh và Hà Lan dùng lực lượng hải quân của họ đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để bành trướng khai thác hương liệu sang khai thác cao su, trà (chè) và thiếc. Các đế quốc lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan chiếm đóng Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp thì chiếm đóng Việt Nam, Campuchia và Lào, một vùng đất mà họ đặt tên là "Indochina". (Qua cách đặt tên của thực dân Pháp, chúng ta cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa ! ) Chỉ có một phần đất duy nhất không bị thuộc địa hóa là Siam hay Thái Lan ngày nay. Năm 1858, trong khi người Pháp đã thiết lập ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, một học giả tên là Henri Moubot tiến hành một cuộc thám hiểm khoa học vào các vùng đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong cuộc hành trình này được ông sắp xếp cho xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông qua đời) làm cho thế giới bắt đầu chú ý đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angkor phía Bắc Biển Hồ (Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây rừng bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành tráng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn minh tiên tiến. Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm, chứ không diễn dịch, những gì ông thấy. Bốn thập niên sau chuyến thám hiểm của Moubot, năm 1898, Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp cho thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Êxtrême Orient, hay EFEO) và nhiều cuộc nghiên cứu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á được tiến hành. Qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ mới phát hiện ra một số thành phố Khmer bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng là thủ đô của đế quốc hùng mạnh Khmer vào đầu thiên niên kỉ (khoảng 2000 năm về trước). Họ còn phát hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, Văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời với nền Văn minh Khmer. Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia tiếng Phạn mà ông tìm thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam. Coedès và nhiều đồng nghiệp của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès còn viết: người Đông Nam Á "có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”. Mãi đến năm 1971, nhà sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại Đồ đá (Stone Age) để tiến lên Thời đại Đồ đồng như các nền văn minh khác. Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, "người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1879, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam Á: ông cho rằng đó chỉ là những phát hiện "khác thường" và tin rằng đó là những công cụ do các nền văn minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi. Vào thập niên 1920, Nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani bắt đầu khảo cứu các vùng duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây đã có cư dân sống qua từ Thời đại Đồ đá. Tiếp theo phát hiện đó, bà Colani tiến hành khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt mà bà gọi là "Văn hóa Hòa Bình". Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt làm bằng đá từ Văn hóa Hòa Bình được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển Nam Hải chạy dài đến Mã Lai Á, các nhà khảo cổ học kết luận rằng những di chỉ từ Văn hóa Hòa Bình không phải xuất phát từ một nhóm người mà từ một công nghệ đồ đá. Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thuyết của Grahame Clark và Georges Coedès rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng mặt khác Colani còn phát hiện đồ gốm từ Văn hóa Hòa Bình có niên đại 8000 năm về trước - tức còn cổ hơn thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng cư dân Đông Nam Á vẫn còn học cách làm đồ gốm! Thế rồi, đến khi những trống đồng lớn có hoa văn tinh vi được phát hiện tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử đã được hình thành. Phải diễn dịch sao cho hợp lí trước những phát hiện này ? Năm 1932, Nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết để giải thích những sự thật trên như sau: Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều "làn sóng văn hóa”, và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kĩ thuật hiện đại. Ông tin rằng những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc. Thế còn trống đồng Đông Sơn? Heine-Geldern đề ra giả thuyết rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người Đông Âu, những người - theo ông - di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước CN và đến Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó. Mặc dù giả thuyết của Heine-Geldern, ngày nay mới đọc qua ai cũng phải lắc đầu về sự thiếu cơ sở khảo cổ và phi lí của nó, cực kỳ sơ sài, nhưng được chấp nhận như là một cách giải thích khoa học nhất thời đó ! Nhưng nhiều bằng chứng thu thập sau đó cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa" của Heine-Geldern không thể đứng vững được. Năm 1930, học giả người Hà Lan F. D. K. Bosch tái thẩm định những văn bia được khắc trên các đền đài ở Nam Dương, và ông khám phá rằng các văn bia này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh phục của Ấn Độ. Những ảnh hưởng của Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường thấy trong các vương quốc trong lục địa hơn là trong các vùng duyên hải. Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á có thật thì nó phải biểu hiện ở các vùng duyên hải hơn là các vùng trong đất liền. Do đó, phát hiện này cho thấy cách diễn giải của Heine-Geldern và vài học giả trước đó như Coedès hay Clark là không đúng. Ngoài ngành khảo cổ học và nhân chủng học, giới thực vật học cũng thu thập nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết của Heine-Geldern thiếu cơ sở khoa học. Các nhà thực vật học nghiên cứu nguồn gốc của cây cỏ và cây ăn trái từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê hương của một số loài thực vật như cây lúa, khoai mỡ, khoai nước, mía và chuối. Năm 1952, nhà địa lí học người Mỹ Carl Sauer, qua quan sát khí hậu và nhiều giống cây trồng, đưa ra ý kiến rằng Đông Nam Á có thể là nơi phát sinh nền nông nghiệp trên thế giới. Nhưng lúc đó, chưa có bằng chứng khoa học nào để làm cơ sở cho đề xuất này. Năm 1965, Chester Gorman, một học trò của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái Lan truy tìm những di chỉ về nông nghiệp Thời đại Đồ đá để làm bằng chứng cho giả thuyết của Sauer. Để làm việc này, Gorman phải học tiếng Thái và bỏ ra nhiều năm tháng sống với người Thái trong các làng xã xa xôi. Ông lang thang từng thôn làng và hỏi thăm có ai biết bất cứ di chỉ nào từ các hang động cổ hay không. Tháng 4/1966, một người thợ săn làng Mai Sang Nam dẫn ông đến một hang động đá vôi gồm có ba ngăn. Ông bèn đi ngay đến hang động và đặt tên là Động Linh hồn (Spirit Cave). Qua những phương pháp khảo cổ hiện đại, Gorman và các cộng sự nghiên cứu viên ước đoán rằng Động Linh hồn đã được con người sử dụng khoảng 10.000 năm trước CN. Tại đây, Gorman phát hiện một cây rìu và dao có niên đại 7.000 năm trước CN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu tìm thấy ở Trung Quốc đến 2.000 năm. Trước đó, người ta vẫn cho rằng các công cụ như thế do Trung Quốc "xuất cảng" sang Đông Nam Á khoảng 3.000 năm trước CN). Cũng tại Động Linh hồn, Gorman còn phát hiện con người tại đây đã biết nấu ăn và đã bắt đầu dùng (hay sản xuất) đồ gốm có trang trí hoa văn. Sau ba năm phân tích và viết về khám phá từ Động Linh hồn, Gorman quay lại Thái Lan vào năm 1972 để khai quật các hang động chung quanh. Ông tìm thấy hai động khác, và có thể kết luận rằng có một quá trình định cư tại đây khoảng 10.000 năm trước CN đến 1.000 năm sau CN. Ông đặt tên nền kinh tế thịnh vượng này là nền kinh tế Hòa Bình (vì các công cụ dùng có cùng hình dạng với công cụ tìm thấy tại Hòa Bình trước đó). Năm 1966, một học trò khác của Solheim là Donn Bayard tiến hành khai quật một nghĩa trang thời tiền sử có tên là Non Nok Tha (Thái Lan). Tại đây, dù chỉ đào xuống 1,5 mét, ông đã phát hiện 800 bình, lọ làm bằng gốm được chôn cất cùng với những chủ nhân của chúng. Qua phân tích cẩn thận, Bayard ước tính niên đại của các di chỉ này từ 3.500 trước CN đến 2.000 năm trước CN (thời gian này cũng là lúc các thành phố vùng Lưỡng Hà bắt đầu xuất hiện). Ngoài ra, Mayard còn khám phá một số công cụ như rìu, vòng đeo tay làm bằng đồng và thiếc. Những công cụ tìm thấy ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu thô sơ chút nào; ngược lại, chúng cho thấy người sản xuất đã nấu chảy kim loại và đổ khuôn. Những phát hiện tại Động Linh hồn và nghĩa trang Non Nok Tha là một thách thức nghiêm trọng đến những giả thuyết từng được lưu hành và chấp nhận trước đây. Wilhelm Solheim II không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại. Nhưng quan điểm của Solheim và những phát hiện quan trọng vừa trình bày trên có ít người trên thế giới biết đến, vì những tài liệu khảo cổ thường chỉ lưu hành trong giới chuyên môn, chưa được truyền bá đến mức độ đại chúng. Cuốn Địa đàng ở Phương Đông là một tác phẩm được viết ra cho quần chúng. Kế tiếp sự nghiệp của Solheim và những người trước đó, qua cuốn sách bạn đang cầm trên tay, Stephen Oppenheimer, một bác sĩ nhi khoa, đã bỏ ra 15 năm trời để thu thập, phân tích và tổng hợp dữ kiện từ các ngành nghiên cứu như di truyền học, nhân chủng học, thần thoại học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, hải dương học và khảo cổ học để cho ra đời một tác phẩm làm cho nhiều nhà nghiên cứu Đông Nam Á học và khảo cổ học phải ngẩn ngơ! Giả thuyết mà Oppenheimer trình bày trong cuốn sách này lần đầu tiên đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn gốc văn hóa và văn minh thế giới. Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9.000 đến 10.000 năm về trước, một số dân vùng Đông Nam Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp, không chỉ là những người sống bằng nghề săn bắn ban sơ như giới khảo cổ học Tây phương mô tả. Vào khoảng 8.000 năm trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra một trận đại hồng thủy, và trận lụt vĩ đại này đã làm cho những nhà nông đầu tiên trên thế giới này phải di tản đi các vùng đất khác để mưu sinh. Trong quá trình di cư đến các vùng đất mới, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xã hội đến vùng đất mới. Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn ghi đậm trong các quần đảo Melanesia, Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Theo Oppenheimer, những "người tị nạn" này có thể là những hạt giống cho những nền văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Địa Trung Hải. Những kết luận và phát biểu của Oppenheimer cũng phù hợp với hàng loạt nghiên cứu di truyền học mới được công bố gần đây. Chẳng hạn như qua phân tích DNA, các nhà khoa học Mĩ đã có thể tái xây dựng quá trình di cư thời tiền sử. Con người hiện đại di dân khỏi châu Phi đến châu Á vào khoảng 100.000 năm trước đây. Có thể trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á. Cũng có thể họ đi thẳng từ Đông Phi, dọc theo đường biển ả rập ngày nay băng ngang qua Ấn Độ, và đến định cư ở Đông Nam Á. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra châu Úc và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á. Nhưng những phát hiện mới nhất về văn minh Đông Nam Á có ý nghĩa gì đến đời sống tinh thần của người Việt chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta cần phải nói rõ rằng tọa độ văn hóa Việt Nam nằm trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á. Là người Việt, chúng ta cần phải hiểu và biết về nguồn gốc văn minh và văn hóa nước nhà, bởi vì văn hóa là tài sản quí báu nhất mà tổ tiên ta đã truyền lại qua bao thế hệ. Nếu thế kỉ 20 là thế kỉ của ý thức hệ, thì thế kỉ 21 là thế kỉ của văn hóa. Suốt 100 năm tranh chấp dai dẳng trong thế kỉ 20, người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và cao điểm của sự phân biệt đó là cuộc " Chiến tranh lạnh". Trong tương lai, các quốc gia trên thế giới có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo. Trong thế kỉ 21, người ta sẽ hỏi "Anh là ai" thay vì "Anh thuộc phe nào" như trong thời Chiến tranh lạnh. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện mạo. Câu trả lời trước tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi vì văn hóa gắn liền với con người trong thế giới hiện đại. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay góp phần trả lời cho câu hỏi đó. Người viết lời giới thiệu này có may mắn đã đọc Eden in the East và đã có dịp giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc Việt Nam qua Tạp chí Tia Sáng vài năm trước đây. Nay, có cơ hội viết lời giới thiệu cho bản tiếng Việt của một cuốn sách viết bằng tiếng Anh là một vinh hạnh cho người viết, bởi vì tôi thấy những câu trả lời khoa học của cuốn sách đã vượt biên giới quốc gia, âu cũng là một ước muốn của tác giả và những người tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách này sang tiếng Việt. Trước khi viết những dòng giới thiệu này, người viết đã đọc hết bản dịch, và người viết rất phấn khởi thấy bản dịch có chất lượng cao, vì người dịch tỏ ra trân trọng với tiếng Việt và cẩn thận với các thuật ngữ chuyên môn. Cuốn sách quả xứng đáng có trong tủ sách văn minh và văn hóa của bạn đọc. Cuốn sách tuy cung cấp cho chúng ta câu trả lời đầy đủ cho toàn vùng, những vẫn chưa cụ thể cho người Việt chúng ta. Tổ tiên gần nhất của chúng ta xuất phát từ đâu, hay họ đến Việt Nam bằng cách nào vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm trở lại đây, chúng ta có thể tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Nhưng muốn làm sáng tỏ vấn đề, xã hội cần đến sự đóng góp của nhiều người, kể cả bạn đọc. Vì thế bạn đọc không nên chỉ đọc sách, mà cần phải bỏ thì giờ để suy nghiệm về những dữ kiện trong sách, để đặt vấn đề và giả thuyết, để tự mình tiến hành nghiên cứu thêm. Tôi thực sự hân hạnh mời đón bạn đọc cùng tác giả và dịch giả đi ngược thời gian để tìm về cội nguồn của một nền văn hóa và văn minh huy hoàng ở Đông Nam Á và Việt Nam, để tìm thấy hình dáng tổ tiên mình trong những trang sách kế tiếp.
    2 likes
  3. Đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông, Đài Loan không thể đứng về bên nào Đông Bình 23/10/15 07:40 (GDVN) - Quan chức Đài Loan khẳng định sẽ cần thân Mỹ, nhưng cũng phải hòa với Trung Quốc, không lựa chọn đứng về bên nào, tránh bị gia tăng sức ép. Mỹ-Nhật bàn bạc kỹ kế hoạch triển khai tàu chiến ở Biển Đông Mỹ triển khai tàu khu trục mạnh nhất can dự Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc Obama đã trao quyền cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương điều tàu chiến đến Biển Đông Tờ "Vượng báo" Đài Loan ngày 23 tháng 10 đưa tin, Trung-Mỹ đang phân cao thấp ở Biển Đông, Đài Loan phải xử lý thế nào? Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan Dương Quốc Cường ngày 22 tháng 10 cho biết: Dương Quốc Cường - Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan Giữa hai nước lớn, Đài Loan cần thân Mỹ, cũng cần "hòa" với Trung Quốc, nếu lựa chọn đứng về một bên sẽ đối mặt với sức ép gia tăng, vì vậy kiến nghị Đài Loan không nên bày tỏ lập trường trong vấn đề Biển Đông, cần trở thành người cân bằng tốt nhất. Theo hãng tin Central News Agency Đài Loan, ngày 22 tháng 10, Dương Quốc Cường đã tiến hành báo cáo lên Ủy ban ngoại giao và quốc phòng, Viện Lập pháp (Quốc hội) Đài Loan về kế hoạch thi hành chính sách và dự thảo ngân sách thu chi năm tài khóa 105. Ủy viên lập pháp Quốc Dân Đảng Dương Ứng Hùng chất vấn, hai nước lớn Trung-Mỹ đối đầu ở Biển Đông, Đài Loan chỉ quan tâm đên tình hình Biển Đông, có thể bày tỏ lập trường hay không? Dương Quốc Cường trả lời cho biết, kiến nghị không nên bày tỏ, Đài Loan phải làm người cân bằng tốt nhất, Đài Loan cần thân Mỹ nhưng cũng cần "hòa" với Trung Quốc, lúc này cần bình tĩnh đóng một vai trò hòa bình tích cực. Mỹ có thể điều tàu tuần dương đến khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo ở Biển Đông Theo Dương Quốc Cường, từ tình hình đảo Senkaku đến tình hình Biển Đông, tranh đoạt tài nguyên và tranh đoạt chủ quyền biển đã gây ra cạnh tranh giữa các nước lớn, Đài Loan nếu lựa chọn đứng về một bên, có thể sẽ đối mặt với sức ép gia tăng. Vì vậy, Đài Loan cần có sự ứng biến linh hoạt trong xây dựng quốc phòng, về đối ngoại thì phải thể hiện Đài Loan là người kiến tạo hòa bình, còn về quan hệ hai bờ thì cần "cơ chế hóa", như vậy Đài Loan mới có thể sống yên ổn. Còn việc Mỹ điều tàu chiến đến Biển Đông phải chăng sẽ thông báo cho Đài Loan? Dương Quốc Cường cho biết, Mỹ sẽ không thông báo cho Đài Loan, nhưng Đài Loan sẽ chủ động tìm hiểu, phát hiện khi có động thái lạ sẽ bí mật tiến hành trao đổi ý kiến (với Mỹ). Đông Bình =========================== BÀN CHƠI CHO VUI. Về mặt lý thuyết theo Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, thì không thể có cân bằng tuyệt đối ở cõi Hậu Thiên. Ngay cả Việt Nam mà lão Gàn cho rằng đang ở trạng thái cân bằng thì cũng chỉ mang tính tương đối. Còn Đài Loan thì hoàn toàn rất khó về mặt chính danh - hay có thể mô tả là rất khó về mặt lý thuyết. Bởi vì chính chính quyền Trung Hoa Dân quốc vẫn đang tồn tại ở đảo Đài Loan khởi xướng lên cái lưỡi bò này và Tàu lục địa đang bám theo, chứng cứ còn rành rành ra đó: Cô em Đài Loan vẫn đang bán trầu ở đảo Ba Bình, trước cả Tàu lục địa chiếm Hoàng Sa. Hoa Kỳ thì "không đứng về phía nào" trong tranh chấp biển đảo. Tức là không xác định bãi đá đó của ai, mà chỉ bảo vệ "tự do hàng hải". Tức là dù bãi đá đó thuộc về nước nào, Hoa Kỳ vưỡn lượn lờ sát bờ bãi đá. Trong trường hợp Tàu lục địa im lặng, chỉ giương mắt nhìn Hoa Kỳ và Nhật Bản...lượn lờ rồi lẩm bẩm chửi thì thôi. Còn nếu "bụp" - thì lúc đó vấn đề chủ quyền đảo thuộc về ai sẽ phải rõ ràng. Chủ quyền điếu phải của anh, mà anh bụp tôi là can tội "nhìn đều". Lúc ấy cô em Đài Loan sẽ "mất cả chỉ lẫn chài", vì Hoa Kỳ sẽ không thể công nhận chủ quyền của cô em và cả của Tàu lục địa về mặt lý thuyết. Vì chính cô em tiên bố cái đường lưỡi bò và đang hiện diện ở cái đảo Ba Bình "khí gió". Điếu mựa! Nó lại rắc rối thế chứ lỵ! Nhưng nếu không bụp thì chẳng khác nào xác nhận chủ quyền đó không phải của Tàu. Điếu mựa! Mất công anh bỏ tiền bỏ của xây đảo nổi, đảo chìm vì cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ sử" chỉ là công cốc. Mà cũng điếu khi nào Huê Kỳ một mình một ngựa tuần tra bể Đông để bảo vệ tự do hàng hải quốc tế cả. Đã là quốc tế thì nó phải có nhiều nước tham gia thì mới gọi là quốc tế chứ lỵ. Hoa Kỳ, Nhật Bủn, Ấn Độ, Úc , Tân Tây Lan, Urugoay, Ả Rập xê út...về mặt lý thuyết thì đều đem tàu đến kiểm tra được cả. Thậm chỉ cả quân đội gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng có thể kéo vào. Điếu mựa! Nó lại rắc rối thế chứ lỵ. Bởi vậy, Tàu mà bụp một cái thì to chuyện ngay, nếu chỉ giới hạn vài viên đạn bắn vu vơ ở bể Đông thì sẽ bị cấm vận, nghỉ chơi, mất mẹ nó nồi cơm thì cũng sụp. Còn nếu "bụp" thẳng thắn thì không khác gì chống lại cả Hoa Kỳ và Đồng minh. Lúc đó, Nhật Bản và Đài Loan sẽ là mục tiêu nhắm bắn của Tàu và Hoa Đông sẽ loạn cào cào. Lúc ấy, cô em Đài Loan sẽ không còn chỗ bán trầu. Thế mới bỏ mựa! Bây giờ làm siu? Mún gì, nói mẹ nó một tiếng để lão Gàn còn xử. Còn nếu cứ "ù ù cạc cạc", "Ấm ớ hội tề" thì chỉ còn cách đổi nghề bán trầu, di tản sang Mỹ làm "nail". Híc! PS: Điếu mựa! Phân tích tình hình thế giới thì phải nhìn cái đại cuộc làm trọng. Điếu như cái anh Tàu lục địa, tiểu tiết, thiển cận, "đâm tàu cá, phá tàu tôm" của Việt Nam, gọi là "bảo vệ chủ quyền". Điếu mựa! Lão báo cho mà bít: Nhanh thí cuối 2017; chậm không quá 2018, mọi vấn đề sẽ ngã ngũ. Điếu còn gì mà giữ cái "chủ quyền từ thời cổ sử".
    2 likes
  4. Lão mưu sĩ tà đạo nhất mọi thời đại sắp chết rùi mà "sò" vẫn còn vận động tốt nhể! Nhưng dù sao thì dấu ấn của sự trục trặc kỹ thuật trong bộ nhớ của lão này vẫn thể hiện, khi nó quá tải. Đó là lão tà đạo đó vẫn cho rằng người Mỹ sẽ không đánh được IS và ổn định Trung Đông, nếu không có Nga. Thực ra, nếu người Mỹ không vướng bận nhiều chuyện khác thì với IS và cả Trung đông, không phải đối thủ của Hoa Kỳ. Người Mỹ cần liên minh với Nga bởi những nguyên nhân khác, trong tương lai của cuộc hội nhập toàn cầu, chứ không phải vì IS. Cái này lão Gàn cũng đã nói lâu rồi. Tóm lại hai bên cần đến nhau, nhưng chưa phải lúc này.
    1 like
  5. Giáo sư đại học đề xuất đàn ông ế nên dùng chung vợ 24/10/2015 - 18:06 (GMT+7) Trước khủng hoảng mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc, một giảng viên Đại học tại Triết Giang (Trung Quốc) đã đưa ra giải pháp “đa phu” ở các vùng nông thôn. Giáo sư Tạ, giảng viên đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang. Trước đây, chúng ta mới chỉ thường nghe thấy chế độ đa thê, nghĩa là một ngườiđàn ông có thể được lấy nhiều vợ. Tuy nhiên, hiện nay tại Trung Quốc tình trạng mấtcân bằng giới tính đang trở nên trầm trọng. Ước tính tới năm 2020, tại nước này, nam giới sẽ nhiều hơn nữ giới 33,8 triệu người. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng này là do tình trạng nạo phá thai để chọn giới tính vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và Trung Quốc chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng sinh một con nên nhiều cha mẹ muốn đứa con duy nhất của mình là con trai. Trước vấn nạn này, Giáo sư Tạ Tác Thơ, giảng viên của trường Đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang đã đưa ra giải pháp: Những người đàn ông nghèo không lấy được vợ nên nhóm lại và kiếm một người phụ nữ dùng chung, gọi tắt là chế độ “đa phu”. Trên blog cá nhân, ông Tạ cho rằng, đa phu là một giải pháp nên đưa vào áp dụng ở Trung Quốc. “Trong các vùng xa xôi và nghèo đói, các anh em trai chia nhau một bà vợ, và họ vẫn sống rất hạnh phúc, chan hòa”, ông Tạ viết. Tuy nhiên, đề xuất này đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội. Nhiều người cho rằng, ý tưởng này là “một sự sỉ nhục”. Trong cuộc thăm dò trên Weibo, 66,5% trong 7.700 người được hỏi trả lời rằng họ không đồng ý với ý tưởng đa phu. Trước phản ứng này, ông Tạ vẫn khẳng định đây là giải pháp tốt bởi theo ông, nếu hơn 30 triệu đàn ông độc thân không lấy được vợ, họ sẽ phạm tội, gây mất ổn định trật tự. theo http://www.baogiaothong.vn/giao-su-dai-hoc-de-xuat-dan-ong-e-nen-dung-chung-vo-d125031.html ============================================================== Ở vùng sâu vùng xa của "Chung cuốc" thì thực tế là gia đình mấy anh em giai lấy chung 1 vợ, vì quá nghòe, vì quá ít phụ nữ, . . . Cái đề xuất này không mới, nhưng nó tạo tâm lý sĩ diện của đờn ông thôi mà, vì quen 1 ông lấy nhiều bà
    1 like
  6. Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông vài ngày rồi rút sớm? (Quan hệ quốc tế) - Mỹ sẽ tuần tra 12 hải lý đảo nhân tạo ở Trường Sa vài ngày lấy lệ bởi không muốn đối đầu với Trung Quốc? Vấn đề Biển Đông: Mỹ sẵn sàng hành động, Trung Quốc dọa Mỹ sẵn sàng tuần tra biển Đông, Trung Quốc buông lời ngọt Nước đôi Reuters ngày 24/10 đưa tin, Mỹ có kế hoạch phái tàu chiến hoặc máy bay quân sự tuần tra xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) phạm vi 12 hải lý trong vòng một vài ngày. Động thái này được phía Mỹ cho là hành động bảo vệ tự do, an ninh hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Tàu chiến Mỹ USS Fort Worth đã từng tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông tháng 5/2015. Trong khi đó, hàng loạt báo đưa tin Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, tuyên bố rằng việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington. Đô đốc Swift nhấn mạnh rằng thủy thủ của ông có năng lực tiến vào những vùng biển này song các cuộc tuần tra sẽ củng cố luật pháp quốc tế và sẽ không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào. Bên cạnh đó, ông Swift nói việc Trung Quốc xây cất những hòn đảo đã không làm thay đổi cách thức mà Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động trong khu vực và trong tương lai. Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông Myles Caggins cho biết, quan điểm của chính quyền Mỹ được thể hiện rõ nét nhất qua tuyên bố của Tổng thống Obama trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington hồi tháng trước rằng: “Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu thuyền, máy bay tới bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép”. Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tin rằng Mỹ sẽ tuần tra thường xuyên 12 hải lý quanh 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ phải cẩn thận khi quyết định can thiệp vào hoạt động tuần tra của Mỹ, dù trước đây cả hai đã từng có va chạm. "Tôi biết Hoa Kỳ không muốn hậu quả đó. Không ai muốn tạo cơ hội cho Trung Quốc có một vùng cấm đi lại mới và một lãnh hải hiệu quả ở nơi họ không thể được hưởng", bà Bonnie nói. Cùng quan điểm này, ông Ian Storeyheo, chuyên gia về lĩnh vực Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho hay: "Hành động này sẽ không chỉ diễn ra một lần duy nhất. Hải quân Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên trên Biển Đông”. Nói mạnh nhưng không cụ thể Trong khi đó, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố Mỹ sẽ thử thách những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông sau nhiều tháng Quốc hội và quân đội Mỹ thúc giục. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ không đưa ra thời gian cụ thể tiến hành hoạt động tuần tra. “Tôi cho rằng chúng tôi đã nói rõ mục đích của việc làm này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu hồi đầu tuần. Trái lại, trong tháng này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên nhấn mạnh Bắc Kinh "sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào vi phạm không phận và lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc trên Biển Đông dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không”. Giới chuyên gia đều nhận định động thái đưa tàu tuần tra tới các đảo nhân tạo trong vài ngày của Mỹ sẽ gây căng thẳng chính trị và quân sự giữa hai nước, đồng thời Mỹ sẽ có khả năng không thành công trước mưu đồ Trung Quốc ở Biển Đông. Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông. Chuyên gia an ninh Zhang Baohui tại Đại học Lingnan Hong Kong nhận định “leo thang căng thẳng” là điều khó tránh khỏi khi mà Trung Quốc sẽ đưa ra những hành động phản ứng nhằm ngăn chặn kế hoạch tuần tra của Mỹ. Thay vì bảo vệ quyền từ do hàng hải, ông Zhang cho rằng Bắc Kinh sẽ nhìn nhận hành động của Mỹ dưới góc độ là một trong những địch thủ nguy hiểm nhất gây ảnh hưởng tới nền an ninh nước này. Cựu quan chức hải quân Australia, ông Sam Bateman có chung quan điểm cho rằng khi Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức, hành động của Washington sẽ bị coi là "làm quá" trước cái gọi là kiềm chế Trung Quốc bành trướng Biển Đông. “Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ là mối lo ngại có thật và khả năng quân đội Mỹ sẽ phải rút lui trước. Tôi cũng không chắc, cuộc chơi của Mỹ-Trung sẽ diễn ra như thế nào”, ông Bateman nhận định. Vũ Phong ======================= BÀN CHƠI CHO VUI Điếu mựa! Cứ tưởng lão Gàn củ chuối mới "bàn chơi". Ai ngờ mấy trự bình lựng quốc tế được mô tả trong bài báo này cũng bàn chơi cho vui cả. Thí dụ như trự này: Nói thế thì nói làm điếu gì? Làm điếu gì có chuyện Hoa Kỳ cho tàu thủy lượn lờ vài vòng rồi rút?! "Biển rất hẹp. Không đủ chỗ cho hai chúng ta!" Đó là thông điệp của con khỉ mặt nâu cao ngòng, nói với con voi trắng to béo, mắt bé bé trong bộ phim hoạt hình của Hoa Kỳ, sản xuất vào năm 2012, đã được dịch ra tiếng Việt, mà lão đã đưa lên topic này.
    1 like
  7. Hải quân Mỹ-Trung có đối đầu căng thẳng tại Biển Đông? Chủ nhật, 25/10/2015 - 10:05 Dân trí Các chuyên gia quân sự quốc tế đặt vấn đề liệu Mỹ triển khai kế hoạch phái tàu chiến áp sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông trong những ngày tới liệu có dẫn tới một cuộc đối đầu căng thẳng? >> Tư lệnh hải quân Mỹ bác tuyên bố "Biển Đông là của Trung Quốc" >> Tư lệnh Mỹ: Hải quân sẵn sàng áp sát đảo nhân tạo tại Biển Đông Hình ảnh Trung Quốc bồi đắp một đảo nhân tạo ở Trường Sa, Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam (Ảnh: Hải quân Mỹ) Theo hãng tin Reuters, các chuyên gia nhận định Washington sẽ tuần tra an ninh hàng hải có thể sẽ thường xuyên hơn bất chấp những toan tính của Bắc Kinh trong việc tăng cường sức mạnh hải quân ở khu vực Đông Nam Á và bên ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể phản kháng lại việc Mỹ tuần tra thường xuyên và một số chuyên gia còn viện tới kịch bản đối đầu về cả chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Washington. Tàu hải quân Trung Quốc có thể đứng ra ngăn chặn hoặc bao vây tàu Mỹ để không cho vào gần đảo nhân tạo và hệ quả là sẽ làm gia tăng căng thẳng. Trong bối cảnh sau nhiều tháng giới chức Mỹ thảo luận kế hoạch cử tàu áp sát đảo nhân tạo lần đầu tiên kể từ năm 2012, một số chuyên gia quân sự và các cựu quan chức hải quân nhận định có thể Mỹ sẽ miễn cưỡng tiến hành tuần tra thường xuyên. Một số nước đồng minh của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản và Úc có thể sẽ không trực tiếp thách thức Trung Quốc, mặc dù các nước này rất lo ngại về an ninh hàng hải tại Biển Đông, nơi nhiều tuyến giao thương quan trọng toàn cầu đi qua. Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á của Singapore nhận định: “Sẽ không có sự đối đầu bất chấp Washington có triển khai tuần tra an ninh hàng hải thường xuyên hơn”. Chính quyền của Tổng thống Obama trước đó cũng tuyên bố rằng sẽ thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông sau nhiều tháng ròng Quốc hội và quân đội Mỹ gây áp lực nhưng chưa đưa ra các mốc thời gian cụ thể. “Tôi cho rằng các thông điệp chúng tôi đưa ra là quá rõ ràng rằng chúng tôi sẽ phái tàu áp sát đảo nhân tạo”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu với báo giới vào thứ Hai tuần trước. Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào can thiệp vào chủ quyền biển và hàng không nước này ở quần đảo Trường Sa dưới lý do bảo vệ an ninh hàng hải và hàng không. Tuy nhiên, theo Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982, vùng 12 hải lý không áp dụng đối với các đảo nhân tạo được bồi đắp từ các bãi ngập nước trước đó. Các chuyên gia pháp lý lập luận rằng 4 trong số 7 đảo mà Bắc Kinh bồi đắp và xây dựng trái phép trong hơn 2 năm qua hoàn toàn là các bãi ngập nước khi thủy triều lên. Bonnie Glaser, chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington, cho biết các cuộc tuần tra an ninh hàng hải của Mỹ sẽ được tiến hành thường xuyên với mục tiêu là đảm bảo khu vực không bị tắc nghẽn. “Tôi biết là Mỹ sẽ không muốn hậu quả trên xảy ra. Không ai muốn người Trung Quốc lập ra “khu vực không được phép qua lại” vì họ không được phép làm vậy”, bà Glaser cho biết. Trung Quốc, theo bà Glaser, sẽ rất cẩn trọng trong việc can thiệp khi Mỹ tuần tra áp sát bất chấp những va chạm giữa hai bên trong quá khứ. Myles Caggins, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, từ chối bình luận khi được hỏi liệu Washington chỉ muốn phô diễn sức mạnh quân sự mang tính tượng trưng hơn là làm thực chất và liệu Mỹ đã tính toán hết các phản ứng có thể từ phía Bắc Kinh chưa. Ông Caggins nhắc lại thông điệp mà Tổng thống Obama đã phát đi trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Washington vào tháng trước rằng Mỹ sẽ phái tàu và máy bay hoạt động bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Bất chấp việc Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo, một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định việc tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ hạm đội tàu ngầm Trung Quốc tại đảo Hải Nam và hỗ trợ các hoạt động dân sự nước này. Các tàu ngầm sớm được trang bị vũ khí hạt nhân và thể hiện sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Căng thẳng có thể gia tăng tới mức nguy hiểm Các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép của Trung Quốc vẫn được coi là những căn nguyên dẫn đến một cuộc xung đột và cho đến nay các tiền đồn này vẫn cho phép Bắc Kinh mở rộng các hoạt động dân sự như đánh bắt cá và thăm dò dầu khí cũng như các cuộc tập trận quân sự. Hiện Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng một đường băng trong khi đang thi công xây dựng hai đường băng khác trên các đảo nhân tạo. Zhang Baohui, chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Đại học Lingnan (Hồng Kông) bày tỏ quan ngại rằng một sự gia tăng căng thẳng nguy hiểm có thể xảy ra với khả năng Trung Quốc sẽ phản ứng với bất cứ nỗ lực tuần tra thường xuyên nào. Thay vì an ninh hàng hải, ông Zhang cho rằng Trung Quốc sẽ xem đây là sự cạnh tranh về quyền lực. “Tất cả đều vì quyền lực và điều này mới là nguy hiểm”, chuyên gia Zhang nhận định, nói thêm rằng bất kỳ sự triển khai quân sự nào đều chưa chín muồi. Trong khi đó, Sam Bateman, chuyên gia tư vấn thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam của Singapore và từng là cựu sĩ quan hải quân Úc, lập luận rằng vì Bắc Kinh chưa tuyên bố vùng 12 hải lý nên Washington có thể là chưa đánh giá hết những rủi ro về sự tức giận từ Bắc Kinh vì bị kiếm chế tại Biển Đông. Vũ Duy ====================== BÀN CHƠI CHO VUI. Sở dĩ lão Gàn cứ phải mở đầu bài viết với câu "Bàn chơi cho vui", không phải vì bài viết của lão củ chuối, mà là mọi chuyện đã an bài, những diễn biến chỉ còn tính hiện tượng phản ánh cái hình tướng của bản chất. Cũng như trong bài viết này: Cái này lão Gàn nói lâu lắm rồi, tất cả vì cái ai làm "bá chủ thế giới". Nhưng đến giờ mới có hẳn một "chuyên gia Zhang nhận định" thì đã muộn rùi.
    1 like
  8. Long phi thân mến. Long phi phân tích vẫn bị xuất phát từ nhận thức trực quan - "thấy sao nói vậy, người ơi!" - Linga là biểu tượng của Dương. Giống như bánh dầy của Việt tộc thuộc Dương (Mẹ tròn). Sư phụ nhắc lại: Đây là biểu tượng Dương. Nói rõ hơn nó là một biểu tượng được tạo nên bởi một loại vật liệu nào đó, như: gỗ, đá, đồng....vv....Cho nên khi mô tả một biểu tượng khác: Yoni chẳng hạn thì người ta lại chọn một biểu tượng khác, thì dụ như bánh chưng của Việt tộc. Cho nên không thể biểu tượng này - tạo nên bởi vật liệu - từ Dương thành Âm cả. Bánh dày thì không thể biến thành bánh chưng vì người ta dán cái giấy đỏ trang kim lên đó. Cho nên không thể thấy ba vạch của quẻ Càn bị cắt trên một biểu tượng Linga thì cái Linga đó nó thành quẻ Khôn, thành Âm được. Hơn nữa, khi bản chất của biểu tượng - Linga còn biểu tượng cho Dương và thần Mặt trời - thì phải là chấm tròn. Tương tự như quẻ Càn (Thuần Dương) còn tượng trưng cho mặt Trời, nên mô tả bằng chấm tròn đỏ là hợp lý. Nhưng khi lưu truyền trong dân gian, nó bị sai lệch và biến thái và không còn tính biểu tượng như ban đầu nữa. Thí dụ: Tranh dân gian "Đàn lợn" của Việt tộc thì mô tả hình Âm Dương Việt. Nhưng có một nghệ nhân tranh đồng hiện đại, lại mô tả là Âm Dương Tàu, để thể hiện sự "hiểu biết" về kinh Dịch. Hoặc xem hình Âm Dương trên mấy cái bát nhang (Bát hương) Việt thời hiện đại, cái thì mô tả Âm Dương Việt truyền thống, cái thì Âm Dương Tàu...Điều này chứng tỏ tính biến thái khi lưu truyền trong dân gian. Mấy người đạo diễn fim, có thể rất giỏi trong nghề nghiệp của họ. Nhưng họ không phải nhà nghiên cứu. Cho nên, hoặc họ cứ thấy dân gian làm thế nào thì mô tả trên Fim của họ như vậy; hoặc họ mô tả sai. Ba vạch liền trên Linga mô tả tính Dương trong vũ trụ từ Tiên Thiên, ở Hậu Thiên, nó được biểu tượng bằng Mặt Trời là hoàn toàn đúng tin thần Việt học. Không thể vì cái vạch dài cắt mà cái Linga biến thành cái Yoni được. Cũng như người mẹ sinh ra một đứa con trai, nhưng vì ham con gái vạch quẻ Khôn lên lưng, nó biến thành đàn bà được. Chưa nói đến, tính liên quan hợp lý mà Hoàng Triều Hải liên hệ và sư phụ nhận thấy ở nhiều sự kiện và vấn đề liên quan khác. Thí dụ như hình tròn đỏ nội tiếp trong vạch giữa của ba vạch trắng trong Linga trong hình dưới đây thì không thể nói nó trở thành vạch đứt và biến thành quẻ Ly được. Bây giờ, họ chấm lên vạch trên thì nó thành quẻ Đoài, chấm xuống vạch dưới thì nó thành quẻ Tốn à? Về lý thuyết thì sự tiếp xúc tại một điểm giữa đường thẳng và đường tròn không làm đường thẳng đó bị đứt. Tôi đã chứng minh rằng: Điểm là khái niệm quy ước và hoàn toàn không có thật. Bài viết của Hoàng Triều Hải xuất sắc vì tính liên hệ giữa khái niệm Âm Dương của Việt Dịch trong đạo Hindu, không thể lấy sự sai lầm khi lưu truyền của những tiểu tiết liên quan, để thắc mắc. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất, không phải là việc để trao đổi một cách phổ biến. Cả thế giới này có ủng hộ thì cũng chẳng có ý nghĩa gì trong lúc này. Nhưng chỉ cần một vài tư duy xuất sắc của nhân loại thừa nhận thì sự phổ biến sẽ là một ngành học bắt buộc. Vậy thôi. Thuyết Tương đối bây giờ mà đem ra bàn lại thì chắc cũng lắm người chỉ ra cái chưa đạt của nó.
    1 like
  9. Còn tôi thì chắc chắn Hoàng Triệu Hải đúng. Tôi không thiên vị Hải. Nhưng căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, thì với quẻ Càn trên linga là một nhận thức đúng - vì nó phù hợp với tiêu chí này. Còn việc cho nó là quái Ly thì cũng là một giả thuyết, nhưng nó chỉ là cách giải thích cục bộ cho riêng một hiện tượng và không mang tính liên hệ hợp lý với các vấn đề liên quan. Bởi vậy, từ lâu tôi đã xác định: Việc giải mã một hiện tượng di sản văn hóa là rất khó khăn. Bởi vì người ta có thể giải mã theo nhiều cách. Thí dụ: Họ bảo ba cái vòng tròn trên đầu Linga là tượng trưng cho ba vành khăn buộc trên đầu cũng được vậy. Và chấm tròn để cho nó đẹp. Nhưng nó phải có một chuẩn mực để xác định đúng và sai, xác định tính học thuật hàn lâm, hay chỉ là bàn chơi cho vui. Hoangnt bàn không đúng chủ đề và đã có topic khác thì cứ thể hiện sự chứng minh của mình. Topic này để Hải tiếp tục viết và tôi cùng mọi người sẽ bổ sung cho thêm phần hoàn thiện. Không tranh luận mệt mỏi. Thiên Đường không có dân chủ, nhưng nó xác định chân lý tuyệt đối và không bắt buộc ai phải ủng hộ. Nhận thức được đúng thì thêm trí huệ, vững mạnh trong cuộc sống, nhận thức sai thì tiếp tục tối tăm, lụn bại. Vậy thôi.
    1 like