-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/10/2015 in Bài viết
-
Âm Dương Ngũ Hành Trong Đạo Hindu
hungphupy and one other liked a post in a topic by Guest
ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG ĐẠO HINDU “Thái cực sinh lưỡng nghi Lưỡng nghi sinh tứ tượng Tứ tượng biến hoá vô cùng” Âm Dương Ngũ Hành vỗn vẫn được biết tới là một nền tảng lý thuyết của nền văn minh Đông phương. Tuy nhiên, theo quan điểm từ nhóm nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương do nhà nghiên cứu- Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đứng đầu thì ADNH là một lý thuyết thuộc về một nền văn minh cổ của nhân loại đã bị huỷ diệt, và mỗi một nền văn minh sau này nắm giữ một mảnh của lý thuyết vĩ đại đó. Qua các nghiên cứu cá nhân, tôi vô tình phát hiện ra sự mô tả lý thuyết ADNH trong đạo HINDU, một trong những Đạo lâu đời nhất và cũng là Đạo có nhiều CHÚA Trời nhất (khoảng 33 triệu vị Thần ). Một trong những biểu tượng có trong các ngôi Đền Hindu, đó là biểu tượng LINGA SHIVA, biểu tượng của sự Huỷ Diệt và Tái Sinh. Có rất nhiều sự sai lầm về hình tượng này. Một số thì cho rằng đây là Biểu tượng tôn thờ tín ngưỡng phồn thực, rằng đây chỉ là mô tả bộ phận sinh dục của người đàn ông, và ở dưới là hình tượng mô tả bộ phận sinh dục của đàn bà. Trong Hindu giáo, biểu tượng này được gọi là Linga Shiva và cũng có sự hiểu sai lệch rằng đây là hình tượng Dương vật của thần Shiva(một trong những vị Thần vĩ đại nhất trong Hindu giáo), và phía dưới là biểu tượng Âm vật của thần Shakti(Parvati). Từ Shiva có nghĩa là Tốt Lành, Linga (hay Lingam) có nghĩa là hình tượng, là dấu hiệu. Và Linga Shiva tức là hình tượng của sự bất tử của Thần Shiva. Đó là biểu tượng của Đấng sáng tạo, là sự tự nhận thức vượt qua sự sinh sôi, sự huỷ diệt, sự tốt-xấu, Thần Linh và Ma Quỉ, thời gian và Vũ trụ. Là điểm khởi nguồn của vạn vật. Nếu dịch nghĩa từ Dương Vật trong ngôn ngữ Hindi (Sanskrit), thì sẽ là từ SHISHNAM, không phải là từ Linga. Sự hiểu sai ngay từ chính người theo Đạo Hindu cũng do bởi sự cố tình làm sai lệch ý nghĩa, xuất phát từ những kẻ xâm lược và muốn huỷ diệt Hindu giáo. Biểu tương này là thể hiện sự bất tử của Thần Shiva nhưng từ sự sai lệch dẫn tới từ này mang ý nghĩa khác, Từ Yoni cũng vậy, có nghĩa là Mẹ Thiên Nhiên, là biểu tượng của sự sinh sôi nhưng lại được hiểu sai thành bộ phận sinh dục phụ nữ. Đây là hình tượng của Thần Parvati, vợ của Thần Shiva. Biểu tượng Linga có hai dạng chính: 1. Tại Ấn độ, Nepal: Linga hình tròn và Yoni cũng hình tròn. Trên Linga có biểu tượng ba gạch liền và hình tượng Con Mắt thứ Ba ở giữa. Con mắt này đều xuất hiện trên Trán của Thần Shiva thể hiện sự thông hiểu, là ý thức, nhận thức, là sự xuyên suốt. Đây cũng chính là mô tả hình thái của Vũ Trụ 2. Tại Đông Nam Á: Biểu tượng Linga phức tạp hơn, thể hiện hình tượng của ba vị Thần tối cao trong Hindu giáo. 3 vị thần thể hiện vòng tròn cuộc sống ( Samsara) : SINH-VƯỢNG-MỘ a. Thần Shiva-hình Tròn và chạm khắc mặt của vị Thần này- Là vị thần của sự huỷ diệt,sự tái sinh, là công lý, phán xét. b. Thần Visnu-Bát giác, là vị thần của sự che trở, bao bọc, bảo vệ c. Brahma-hình Vuông. là đấng sang tạo.Là vị thần tạo ra nguồn gốc của con người. d. Yuni: địa cầu, đất Mẹ (biểu tượng Linga tại bảo tàng Chăm-Đà Nẵng) (Biểu tượng Linga ở tháp Po Sah Inu - Bình Thuận) Nhìn vào Biểu tượng Linga , điều nhận thấy đầu tiên đó là hình tượng Quẻ CÀN trong Bát Quái của Lý Học Đông Phương với Tâm là Mặt Trời. Mặt trời là trung tâm của Vũ Trụ, là sự khởi nguồn của mọi sự sống trên Trái đất và cũng có thể huỷ diệt Mọi thứ trong Vũ trụ này. Đây là tượng của Thần Shiva là Đấng sáng tạo nhưng cũng là vị Thần của sự Huỷ Diệt, và đó cũng chính là ý nghĩa của quẻ CÀN :Hình Trụ/Tròn Là Trời, là Cha, thuộc Dương. Và để tạo ra sự sống thì cần có sức mạnh và năng lượng của phu nhân, cũng là những VỊ thần nữ được tôn sùng và quyền uy tương đương. Biểu tượng Yoni: Là tượng của Trái Đất, là Mẹ,thuộc ÂM. Tuy nhiên Yoni ở vùng ĐNA như Campuchia, Vietnam thì lại là hình Vuông – Là quẻ Khôn,. Vẫn là hình Tròn và Vuông trong Lý Học Đông Phương thể hiện sự Sinh Sôi, Sáng Tạo, là hình tượng của Cha –Mẹ. Tuy thể hiện qua nhiều hình thể khác nhau do ảnh hưởng của tôn giáo nhưng về bản chất vẫn là sự mô tả nhận thức của con Người với Vũ Trụ quan. Chúng ta cũng có thể nhận thấy đâu đó có sự xuất hiện của Tứ Tượng trên Linga. Ví dụ biểu tượng Linga tại Nepal, hình tượng bông hoa Sen là sự "biến hoá vô cùng" Theo các tài liệu nghiên cứu thì các vị Thần Hindu giáo được đặt tên cho các Chòm Sao Hoàng Đạo của chiêm tinh học Vệ Đà vào khoảng 5000 năm trước công nguyên. Do đó, Thiên Chúa giáo cũng nhận được ảnh hưởng của biểu tượng Linga (Âm Dương) và hình dưới chính là quảng trường Thánh Peter tại Vatican. Qua những hình tượng Lingam , một biểu tượng đặc trưng của Hindu giáo, chúng ta có thể nhận thấy sức ảnh hưởng rộng lớn của lý thuyết Âm Dương ngũ Hành tới tín ngưỡng và đạo giáo, từ Đạo Phật (qua các nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh), Đạo Hidu, Đạo Thiên Chúa mà tín hiệu đầu tiên chính là quảng trường St Peter tại Vatican. Chúng tôi hy vọng có thể tìm thấy nhiều bằng chứng hơn nữa chứng minh sự ảnh hưởng của ADNH tới Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Hindu giáo… Đó cũng là một minh chứng nữa chứng tỏ rằng người Trung Hoa không phải là chủ nhân của Lý Thuyết vĩ đại này. (tiếp tục bổ xung chỉnh sửa)2 likes -
Vấn đề Hải nếu ra: "Thần Shiva là biểu tượng của Mặt Trời", tôi hoàn toàn tán thành. Bởi vì, có nhiều hình tượng về vị thần này, được mô tả bằng một quẩng lửa tròn với những tai lửa xung quanh - thí dụ như tượng "Thần Shiva nhảy múa" , mà tôi được xem trên bảo tàng Lào Cai lần thứ nhất vào năm 1998. Hình tượng này phù hợp với văn bản mà Hải nêu. Hải biện minh rất đúng, là: Bài viết chỉ giới hạn trong những phát hiện về sự tương quan giữa thuyết Âm Dương Ngũ hành với đạo Hin Đu và mô tả thêm một số biểu tượng của các tín ngưỡng cổ đại liên quan. Còn tên các vị thần như thế nào thì Hoangnt có thể mở một chuyên mục riêng để mô tả.2 likes
-
Qua bài viết trên của Hoàng Triệu Hải, cho thấy những quan điểm phổ biến vì sự kiệu ngạo, dẫn đến lầm lẫn của các nhà nghiên cứu lịch sử cổ đại. Vì họ bị chấp vào nếp nghĩ trở thành tiềm thức, khi cho rằng: Tất cả những giá trị của các nền văn minh cổ xưa đều lạc hậu và kém cỏi so với nền văn minh hiện đại. Nên các biểu tượng Linga và Yoni được họ coi là biểu tượng của quan niệm "Phồn thực" hoang dã của thời cổ đại. Tất nhiên, nó đã hoàn toàn sai lầm. Cũng chính vì quan niệm sai lầm trở thành tiềm thức này, khiến cho các nhà nghiên cứu đã mô tả phương pháp xây kim tự tháp - và hầu hết những di sản khác của các nền văn minh cổ, như các tượng Moai trên đảo Phục Sinh....- bằng ...con lăn và ròng rọc với sức khỏe cơ bắp của những nô lệ. Tất nhiên sai lầm này đã khiến các hướng nghiên cứu của họ đều bế tắc. Cho nên, bài viết của Hoàng Triều Hải đã chứng minh những biểu tượng của nền văn minh cổ gắn liền với một học thuyết cổ xưa - mà nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thực - đã xác định một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này và những di sản của họ đã tồn tại đến ngày hôm nay, có cùng một mối liên hệ tương quan. Điều này là một phát hiện khác quan trọng, như biểu tượng Âm Dương của nền văn hiến Việt đã được mô tả rất trực quan trên khắp thế giới, xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan và là lý thuyết thống nhất vũ trụ thuộc về nên văn minh này. Đây là một phát hiện xuất sắc trong nền văn minh hiện đại. Tôi không quá lời khi khen ngợi bài viết này. Còn thế nhân có quan tâm hay không? Đây không phải là điều kiện đặt ra cho những thứ tư duy "ve chai, đồ nát", bần tiện và ích kỷ.2 likes
-
Giỏi! Xuất sắc! Bởi vậy sư phụ chọn Hoàng Triều Hải làm phó giám đốc Trung Tâm, hoàn toàn có nguyên nhân. Bài viết của Hoàng Triều Hải chứng minh một cách cụ thể về sự phổ biến của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các nền văn minh cổ xưa và góp phần vào sự xác định nền văn minh Lạc Việt mới chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương và là một bước làm sáng tỏ nền văn minh này. Anh chị em Địa Lý Lạc Việt cao cấp thân mến. Để ứng dụng ngành Phong thủy thì không có gì khó khăn cả (Tất nhiên là đối với khả năng thông minh của nhiều người) và thực tế nó đã lưu truyền đến nay cả hàng ngàn năm chính vì hiệu quả và khả năng tiếp thu sự ứng dụng của nó. Nhưng để hiểu được ngành học cao siêu này và thuyết Âm Dương Ngũ hành là điều cực kỳ khó khăn. Bởi vậy, nền văn minh Đông phương cũng bí ẩn hàng ngàn năm nay, cũng chính vì sự khó khăn của nó. Do đó, anh chị em muốn thể hiện đẳng cấp là học viên cao cấp của Địa Lý Lạc Việt thì cần phải có những nghiên cứu về lý thuyết và bản chất của ngành Phong thủy Lạc Việt và Thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung. Anh chị em thân mến. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Cho nên lý thuyết này bao trùm mọi lĩnh vực của vũ trụ mênh mông vô tận và vĩ đại này. Nó mô tả không chỉ quy luật phát triển, vận động, tương tác, chuyển hóa của vật chất từ trong lịch sử hình thành vũ trụ, hiện tại và cả tương lai; mà trong đó còn bao trùm tất cả mọi mối quan hệ liên quan đến con người; từ cá nhân đến quan hệ bạn bè, gia đình xã hội, cộng đồng dân cư, quốc gia, quốc tế và tất cả mọi sự vận động của loài người - kể cả sự vận động phát triển của tư duy, nhận thức của con người với khả năng tiên tri. Cho nên, đề tài nghiên cứu về học thuyết này sẽ vô cùng phong phú. Do đó, nếu không có khả năng nghiên cứu thì anh chị em sẽ chỉ là "thợ" làm phong thủy kiếm tiền và truyền lại những chiêu thức, kinh nghiệm cho đời sau, như hàng ngàn năm qua nó đã lưu truyền như vậy. Nhưng nghiên cứu phải có định hướng, chuẩn mực và phương pháp. Định hướng,chuẩn mực và phương pháp đúng thì kết quả đúng và xứng đáng đóng góp cho tài sản tri thức của nhân loại. Định hướng,chuẩn mực và phương pháp sai thì bế tắc và trở thành "Tẩu hỏa nhập ma", hoặc chỉ là loại "chém gió, đập ruồi, sổ Nho lòe thiên hạ.. Bởi vậy, tôi đã nhiều lần nhắc nhở anh chị em rằng: Thu thập toàn bộ kiến thức phong thủy còn lưu truyền trong dân gian, sách vở còn lại và suy xét dưới nguyên lý căn để của thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt , là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và so sánh liên hệ với tri thức khoa học hiện đại. Hiện nay, mới chỉ vài anh em có khả năng nghiên cứu, như Hoàng Triều Hải, Thiên Đồng, Nhi địa sinh...Nhưng cũng mới chỉ có những nghiên cứu cục bộ, chưa có tính tổng quan. Khả năng tiềm ẩn còn nhiều anh chị em, nhưng chưa có điều kiện thể hiện. Bởi vậy, tôi hy vọng anh chị em - ngoài thời gian bận rộn vì sinh kế - thì hãy giành thời gian nghiên cứu và phát triển khả năng của mình. Một lần nữa tôi bày tỏ sự khen ngợi tinh thần nghiên cứu của Hoàng Triều Hải đóng góp cho sự khám phá những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa và bày tỏ sự mong muốn anh chị em hãy phát huy khả năng của mình, để tiếp tục sự nghiệp vinh danh nền văn hiến Việt và làm sáng tỏ những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa huyền vị. Chân thành chúc anh chị em thành công. PS: Bài viết của Hoàng Triều Hải sẽ là phần bổ sung cho cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", nếu tiếp tục tái bản. Bây tạm thời tôi đưa vào topic "Sách 'Minh triệt Việt trong văn minh Đông phương'".2 likes
-
Còn tôi thì chắc chắn Hoàng Triệu Hải đúng. Tôi không thiên vị Hải. Nhưng căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, thì với quẻ Càn trên linga là một nhận thức đúng - vì nó phù hợp với tiêu chí này. Còn việc cho nó là quái Ly thì cũng là một giả thuyết, nhưng nó chỉ là cách giải thích cục bộ cho riêng một hiện tượng và không mang tính liên hệ hợp lý với các vấn đề liên quan. Bởi vậy, từ lâu tôi đã xác định: Việc giải mã một hiện tượng di sản văn hóa là rất khó khăn. Bởi vì người ta có thể giải mã theo nhiều cách. Thí dụ: Họ bảo ba cái vòng tròn trên đầu Linga là tượng trưng cho ba vành khăn buộc trên đầu cũng được vậy. Và chấm tròn để cho nó đẹp. Nhưng nó phải có một chuẩn mực để xác định đúng và sai, xác định tính học thuật hàn lâm, hay chỉ là bàn chơi cho vui. Hoangnt bàn không đúng chủ đề và đã có topic khác thì cứ thể hiện sự chứng minh của mình. Topic này để Hải tiếp tục viết và tôi cùng mọi người sẽ bổ sung cho thêm phần hoàn thiện. Không tranh luận mệt mỏi. Thiên Đường không có dân chủ, nhưng nó xác định chân lý tuyệt đối và không bắt buộc ai phải ủng hộ. Nhận thức được đúng thì thêm trí huệ, vững mạnh trong cuộc sống, nhận thức sai thì tiếp tục tối tăm, lụn bại. Vậy thôi.1 like
-
Âm Dương Ngũ Hành Trong Đạo Hindu
Guest liked a post in a topic by hoangnt
Hoangnt sẽ mở một chuyên mục riêng về bộ Linga - Yoni của Hindu giáo, vấn đền lịch sử văn hóa liên quan này cũng rất quan trọng bởi bộ đôi biểu tượng thần thánh trên luôn được an vị ở trung tâm đền tháp Chămpa. Trong phân tích cá nhân vài năm trước sau khi đã kiểm tra lại, biểu tượng quái "Càn" trên Linga (hình như là một trong 10 biểu tượng cát tượng của Hindo giáo) với một xác xuất cực cao đó chính là quái "Ly" (Lửa) do có hình tròn ngăn cách vạch giữa thành hai vạch ngắn. không chỉ vậy, trong thần điện Phật giáo Việt Nam, hai bên tượng Thích Ca Sơ Sinh còn có Đế Thích Indra và Phạm Thiên Brahma hộ vệ, không thấy thần Shiva trong điện thờ này và tôi chắc chắn 100% rằng: Thần Shiva không phải là thần mặt trời, và cũng không phải là thần chiến tranh Indra (không kinh sách nào nói về vấn đề này, cần phân tích thuộc tính và ý nghĩa của các thần thông qua hệ thống biểu tượng, nội dung...). Chúng ta hãy đi sâu vào vấn đề.1 like -
Âm Dương Ngũ Hành Trong Đạo Hindu
thanhdc liked a post in a topic by Guest
Cảm ơn bạn Hoangnt đã quan tâm và góp ý. HTH cũng muốn trình bày thêm thế này. 1. Trong lần sang campuchia, trong khi tham quan bảo tàng và đồ lưu niệm., HTH chợt nhận ra ý nghĩa của Linga và thấy có sự liên hệ mật thiết tới thuyêt ADNH. Khi về tìm hiểu thêm các tài liệu mới thấy riêng có Linga tại Ấn độ vẽ thêm quẻ càn và mặt trời. Tại Việt nam hay các nước ĐNA thì trên linga lại thể hiện mặt của thần Shiva chứ ko có bất kỳ ký hiệu nào liên quan tới các quẻ kinh dịch. Chính quẻ càn trên linga cũng là một sự ngạc nhiên đầy thú vị đối với HTH khi tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng đó không phải là dấu hiệu quan trọng bởi cho dù có dấu hiệu quẻ Càn hay không có (như ở VN hay các nước ĐNA) thì biểu tương Linga vẫn thể hiện là biểu tượng của vũ trụ, thuộc DƯƠNG và Yoni - hình vuông thuộc âm (ở Ấn độ thì Yoni lại là hình tròn ) 2. HTH không đi sâu tìm hiểu về đạo Hindu nhưng tìm hiểu sự liên quan và ảnh hưởng của thuyết ADNH có trong đạo giáo này. Các tài liệu nghiên cứu thường là sách Astrology và thông tin trên mạng. HTH cũng muốn bạn cho biết nguồn thông tin của bạn để HTH tìm hiểu thêm. Các tư liệu HTH nghiên cứu, đa số đều cho răng thần SHIVA là "universal destroyer và là hiện thân của thần mặt trời Indra (Theo chiêm tinh vệ đà hay Vedic cũng như vậy). Thần Brahman là "Creator" và là đấng sáng tạo. HTH dùng đa số bởi hầu hết các tư liệu chính thống đều đề viết như vậy . Rất mong hoangnt cung cấp thêm nguồn thông tin mà bạn đã đề cập tới. Tuy nhiện, cho dù biểu tượng linga cho dù hình tròn, vuông, bát giác là hình biểu trưng cho vị thần nào đối với mục đích nghiên cứu mà chủ đạo là thuyết ADNH thì việc đó không quan trọng. Bởi mô hình biểu kiến tương tác của Vũ trụ với trái đất, tương tác Âm Dương được thể hiện qua Linga mới là quan trọng đối với nghiên cứu của HTH. 3. HTH không nghiên cứu sâu tạn gốc rễ và lich sử đạo Hindu hay bất kì đạo nào, kể cả đạo Mẫu hay đạo Phật. ADNH là lý thuyết thống nhất , bao trùm mọi thứ tồn tại trong vu trụ này và nó gây ảnh hưởng chứ không xuất phát từ bất kỳ đạo giáo nào, cho nên chúng ta chỉ nhìn thấy biểu tượng hay hình tượng của lý thuyết ADNH qua các đạo giáo. Nếu tìm hiểu các nhân vật Chúa Trời có thật hay là các nhân vật lịch sử thì lại không phải là mục đích nghiên cứu của HTH. Lý do đơn giản là HTH không thể đủ thời gian để tìm hiểu sâu tới vậy và cũng cho rằng đó không phải là con đường nghiên cứu chính của mình. Kính1 like -
Cảm ơn Hoangnt có ý kiến tham khảo. Hải nghiên cứu bổ sung cho chính xác, nếu đối chiếu tư liệu thấy đúng. Đây chỉ là những tiểu tiết, có tính sắp xếp lại vị trí của các vị thần liên quan đến biểu tượng mà Hải đã phát hiện. Cái bao trùm chính là nội hàm của các biểu tượng Hindu giáo và một số tín ngưỡng tôn giáo liên quan, thể hiện sự mô tả vũ trụ tương đồng với thuyết Âm Dương Ngũ hành.1 like
-
10 bức ảnh cho thấy sự vĩ đại không tưởng của vũ trụ zknight | 14/09/2015 11:00 Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia của vũ trụ. Nếu ai đó nói với bạn rằng vũ trụ rất rộng lớn. Hãy hỏi lại anh ta: Vậy nó lớn cỡ nào? Đó là một câu hỏi khiến bất kì ai đều cứng họng. Bạn chỉ có thể tưởng tượng được phần nào sự vĩ đại của vũ trụ khi xem hết những bức ảnh dưới đây. 1. Mặt Trời lớn đến mức khó có thể miêu tả nổi Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời. Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy. Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời. 2. Mặt Trăng có thực sự xa như bạn nghĩ? Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là 384.400km với sai số 8.030km. Vậy nó là xa hay gần? Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách đối chiếu của bạn. Mặt Trăng sẽ rất gần nếu so sánh với các kích thước vũ trụ khác. Tuy nhiên, sẽ là một khoảng cách rất xa nếu bạn quyết định lái xe đến đó. Nếu xếp 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời sát nhau, chúng sẽ lọt thỏm trong khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng. 3. Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ Từ mặt đất, chẳng ai nói hành tinh của chúng ta bé nhỏ. Lên đến quỹ đạo, ngôi nhà của chúng ta bắt đầu hiện ra, vẫn rất hùng vĩ. Lên đến Mặt Trăng, trông Trái Đất như một viên bi xanh nhỏ. Còn từ Sao Hỏa, sẽ chỉ thấy một đốm sáng. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm. Tại một thời điểm khác trên quỹ đạo, khoảng cách giữa hai hành tinh có thể nhân lên đến 5 lần. 4. Bắc Mỹ trông như thế nào nếu đặt trên bề mặt sao Mộc Sao Mộc rất lớn. Nhưng với hình ảnh này, lại một lần nữa John Brady cho bạn thấy nó thực sự lớn cỡ nào. Một cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc cũng rộng lớn hơn cả khu vực Bắc Mỹ. Thực chất, sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ. Nhiệt độ của nó rất lạnh cho phép giữ ổn định trạng thái của hydro và heli. Nếu nó gần hơn với Mặt Trời, nhiệt độ tăng cao, các khí nóng sẽ bay đi hết. 5. Giả sử bạn đổi chỗ Mặt Trăng cho sao Thổ Tác giả của bức hình là Ron Miller, ông thay thế Mặt Trăng trong bức hình chụp "Thung lũng chết" với lần lượt các hành tinh khác nhau. Trong trường hợp của sao Thổ, nó sẽ chiếm gần hết bầu trời. Thậm chí, nó sẽ che khuất Mặt Trời trong một thời gian dài. Hậu quả là không thể tưởng tượng nếu điều đó là sự thật. 6. Một sao chổi rơi xuống Los Angeles Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng. 7. Sao Diêm Vương không nằm ở ranh giới của Hệ Mặt Trời Nhiều người tưởng tượng rằng Hệ Mặt Trời kết thúc tại quỹ đạo của sao Diêm Vương bởi các bản đồ chỉ vẽ đến đó. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vượt xa khỏi quỹ đạo sao Diêm Vương, phía bên ngoài rìa thực sự của Hệ Mặt Trời là vành đai Kuiper. Khổng lồ hơn nữa, đó là Oort Clound, đám mây gồm bụi khí, vẩn thạch khổng lồ và sao chổi. Nó chính là tàn tích còn lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt Trời. Vượt ra khỏi đám mây Oort với khoảng cách nhân đôi kích thước của nó, bạn mới bắt gặp ngôi sao gần chúng ta nhất. 8. Những ngôi sao siêu khổng lồ Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người. 9. Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta. Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng. Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều. 10. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi. theo GenK.vn/TTVN ====================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi đã rất nhiều lần nói về những quy luật tương tác của vũ trụ liên quan đến Địa cầu được mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi cũng xác định rằng: Những quy luật tương tác này - được mô tả từ học thuyết này - hoàn toàn chưa hề thể hiện trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Bài viết trên đã cho thấy một khối lượng vật chất vô cùng đồ sộ của vũ trụ mà ngay Thiên hà của chúng ta chỉ là hạt cát trên sa mạc. Vậy nó phải có tác động gì đến trái Đất của chúng ta chứ nhỉ? Không lẽ mỗi thiên hà cứ tự quay quanh nó và chẳng liên quan gì đến các thiên hà khác ở bên cạnh nó và trong toàn thể vũ trụ này? Hoặc mỗi thiên hà cũng quay một cách lạnh lùng không tương tác gì đến các ngôi sao của nó? Đương nhiên, tri thức khoa học hiện đại phát triển đến ngày hôm nay sẽ xác định rằng: Tất nhiên là có tương tác. Nhưng vấn đề là nó tương tác như thế nào? Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định rằng: Sự tương tác của toàn bộ vũ trụ này hoàn toàn có quy luật và đã mô hình, biểu kiến hóa để mô tả những quy luật đó với khả năng tiên tri. Tất nhiên nó là một hệ thống tri thức vượt trội rất xa so với toàn bộ hệ thống tri thức của nền văn minh hiện nay, trên mọi lĩnh vực. Mặc dù nó đã thất truyền, nhưng không phải không phục hồi được, nhân danh nền văn hiến Việt. Vài lời chia sẻ.1 like