-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/10/2015 in all areas
-
Trung Quốc bành trướng Biển Đông còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với khủng bố Hồng Thủy 21/10/15 07:00 Thảo luận (2) (GDVN) - Nếu Úc quá nhẹ nhàng với Bắc Kinh chỉ để tránh khả năng leo thang xung đột, có thể Úc phải trả giá rất đắt. Các cuộc thử thách ý chí tại Biển Đông... Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 21/10 bình luận trên The Sydney Morning Herald rằng, khủng bố là vấn đề khủng khiếp tại Úc, nhưng người Úc cần phải nói chuyện nghiêm túc về mối đe dọa từ chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông. Dù không phải một bên yêu sách, nhưng sự cạnh tranh ổn định ở Biển Đôn thực sự quan trọng đối với Canberra. Lính Trung Quốc, ảnh: Defense News. Người dân nước Úc hai tuần qua đã bị thu hút bởi một thiếu niên cực đoan Curtis Cheng, đó là sự kiện khủng khiếp khi một trẻ em cực đoan đến độ giết người không ghê tay. Nhưng mối đe dọa an ninh đặt ra cho Úc trong các vụ khủng bố nhỏ hoặc tấn công đơn độc trên thực tế, không phải là những thảm họa tiềm tàng. Nó không kéo nước Úc tụt hậu. Trong khi đó một vấn đề an ninh đã nóng lên nhưng ít dành được sự chú ý xứng đáng từ người dân nước Úc, đó là việc hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị tuần tra bảo đảm tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế, thách thức các hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp đầy khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Những hòn đảo nhân tạo này với ít nhất 3 đường băng quân sự dài trên 3000 mét, cầu cảng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, triển khai sức mạnh vũ lực của Trung Quốc vượt xa từ đất liền. Đây là vấn đề nhức đầu với Úc trong dài hạn, trong đó yêu cầu đặt ra là vai trò của Úc trong các cuộc ẩu đả giữa các cường quốc sẽ định hình thế kỷ 21. Biển Đông có thể không tạo ra các sự kiện, tiêu đề đậm nét mỗi ngày trên báo chí, nhưng nó lại là thách thức đòi hỏi phản ứng cứng rắn từ các quan chức chính phủ hàng đầu của Úc. Các nhà hoạch định chiến lược Canberra nhìn thấy những thách thức dài hạn. Trong khi quân đội Úc được triển khai sang tận Trung Đông để chống khủng bố, hải quân Úc cũng sẽ nhận được hàng tỉ USD trong nhiều thập kỷ tới để phát triển sức mạnh của mình. Âm mưu khủng bố hiện nay có khả năng xảy ra khá cao, nhưng ít ảnh hưởng tới cuộc sống của số đông người dân. Chiến tranh với Trung Quốc tương đối khó xảy ra, nhưng nếu xảy ra sẽ là thảm họa. Tương tự, nếu Úc quá nhẹ nhàng với Bắc Kinh chỉ để tránh khả năng leo thang xung đột, có thể Úc phải trả giá rất đắt. Các cuộc thử thách ý chí tại Biển Đông không phải vấn đề các thực thể bị chiếm đóng, mà là tính chất pháp lý của chúng và sự ổn định của hệ thống quốc tế. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, ảnh: The Sydney Morning Herald. Nếu các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp không bị thách thức sẽ tạo nền tảng, tiền đề cho các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế tiếp theo. Hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ đã củng cố sự phát triển thịnh vượng đáng kinh ngạc của châu Á, nhưng Trung Quốc đang cố thay đổi trật tự này bằng sức mạnh vũ lực. Phản ứng của Washington dường như không có sự tham gia của Úc trong thời điểm hiện tại, điều tàu tàu hoặc máy bay hải quân tuần tra an ninh, tự do hàng không hàng hải phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp trên 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp sau khi cất quân xâm lược Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam năm 1988, 1995). Động thái báo hiệu rằng Hoa Kỳ không chấp nhận yêu sách lãnh thổ (bành trướng phi lý, phi pháp) của Trung Quốc. Đó là một bài tập cần được hiệu chỉnh cẩn thận để phát thông điệp rõ ràng cứng rắn đến Bắc Kinh nhưng không tạo cớ cho hải quân Trung Quốc đối đầu với Mỹ và leo thang chiến tranh không thể đoán trước. Đặc biệt là Trung Quốc sử dụng tàu "vỏ trắng", tức tàu Cảnh sát biển (Hải quân trá hình) mà họ nói là tàu dân sự nhưng có sức mạnh quân sjw rất lớn để đối phó với tàu Mỹ. Đây là chuyện nghiêm trọng đáng lo ngại, người Úc nên chú ý và nói về nó nhiều hơn, Ngoại trưởng Julie Bishop bình luận. Hồng Thủy ================== BÀN CHƠI CHO VUI Cứ nói toạc móng lợn ra là: Ai mần cái bá chủ thế giới thì sẽ điều khiển cái thế giới này theo cái gậy chỉ huy của nó. Do đó, thế giới hội nhập cần một chân lý tuyệt đối - lý thuyết thống nhất - để dù ai làm bá chủ thế giới cũng phải tuân theo chuẩn mực chân lý. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng với lão Gàn thì Việt sử 5000 văn hiến phải được sáng tỏ. Ít nhất thì lý thuyết đó phải có bản quyền xuất xứ chứ nhỉ! Làm gì có cái thứ chuẩn mực xuất phát từ thứ tư duy giẻ rách "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý"!?5 likes
-
Nữ hoàng Anh mở quốc yến chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Thứ tư, 21/10/2015 - 07:50 Dân trí Vào tối qua, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã chủ trì quốc yến tại cung điện Buckingham để chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch nước Trung Quốc tới Anh trong vòng 10 năm qua. Nữ hoàng Anh Elizabeth II cùng phu quân Philip chụp ảnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tại cung điện Buckingham trước khi bước vào quốc tiệc. Quốc tiệc diễn ra tại một căn phòng lớn bên trong cung điện Buckingham, với sự tham dự của 170 vị khách. Nữ hoàng Anh và Chủ tịch Trung Quốc nâng cốc tại quốc tiệc. Công nương xứ Cambridge, Kate Middleton, ngồi cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình trong bữa tiệc. Công nương xứ Cambridge mặc váy đỏ nổi bật trong sự kiện. Trước đó, lễ đón trọng thể Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã diễn ra tại thủ đô London. Chủ tịch Trung Quốc bắt tay người đứng đầu hoàng gia Anh trong lễ đón chính thức ngày 20/10 tại tòa nhà chính phủ Whitehall, mở đầu các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 4 ngày của ông Tập Cận Bình. Chuyến công du này rất được chú ý bởi đây là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch nước Trung Quốc tới Anh trong vòng 10 năm qua. Sau lễ đón tại Whitehall là lễ rước xe ngựa tới cung điện Buckingham. Nữ hoàng Anh và Chủ tịch Tập Cận Bình ngồi trên xe ngựa. Ông Tập Cận Bình sau đó đã có bài phát biểu tại quốc hội Anh. Cũng trong ngày hôm qua, ông Tập đã có một loạt cuộc gặp với các nhân vật hàng đầu của Anh như Thái tử Charles. Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Hoàng tử William... ... và lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn An Bình Theo Telegraph, Dailymail ======================= Anh Quốc là Đồng minh chí cốt số I của Hoa Kỳ, nếu không muốn nói là một dạng "Hai trong một". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình đã đạt những kết quả gì ở Hoa Kỳ thì mọi người biết rồi. Nhưng có vẻ như ở Anh Quốc, ông ta thành công hơn về mặt kinh tế và trái ngược với hình ảnh của ông ở Hoa Kỳ. Đúng là những chính khách ở Washington đầu có sạn thật. Sạn nhiều đến mức lắc không kêu được cả tiếng lục cục của những hòn sạn, vì nó quá đặc.4 likes
-
Thời báo Hoàn Cầu: Khi cần, Trung Quốc phải dùng mọi thủ đoạn Hồng Thủy 20/10/15 07:06 Thảo luận (4) (GDVN) - Thủ đoạn của Trung Nam Hải trong vấn đề Biển Đông là vừa bành trướng, vừa vỗ về, chiến thuật độc chiếm Biển Đông liên tục được điều chỉnh. Đa Chiều ngày 20/10 cho biết, hôm 17/10 khi hơn 500 tướng lĩnh, quan chức và học giả nước ngoài được Bắc Kinh mời tham dự "Hương Sơn luận kiếm", ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc đến phát biểu, đại ý Trung Quốc quyết không khinh suất dùng vũ lực, cho dù là có liên quan đến "lãnh thổ, chủ quyền", tìm mọi cách để tránh nổ súng mà sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. Ông Phạm Trường Long phát biểu ru ngủ dư luận tại Diễn đàn Hương Sơn. Ảnh: Vượng Báo, Đài Loan. Cộng đồng mạng Trung Quốc lập tức dấy lên những phản ứng cho rằng quân đội Trung Quốc yếu đuối quá (?!), thậm chí có người còn gọi Phạm Trường Long là "bán nước". Thời báo Hoàn Cầu hôm 18/10 phải đăng bài "Năng lực uy hiếp của quân đội Trung Quốc không cần phải dùng lời cứng rắn để thể hiện" bảo vệ những gì ông Phạm Trường Long nói. Theo Thời báo Hoàn Cầu, ý Phạm Trường Long là trong trườn hợp cần thiết, Trung Quốc sẽ phải sử dụng mọi thủ đoạn có thể. Đó chính là lập trường hoàn chỉnh của Bắc Kinh về an ninh quốc gia. Đa Chiều cho rằng, hiển nhiên quân đội Trung Quốc "rắn hay mềm" không phải do một câu nói của Phạm Trường Long quyết định. Mặt khác, phái đoàn các nước tham dự "Hương Sơn luận kiếm" cũng chẳng mấy người tin phát biểu của ông Long, nên lo ngại của cộng đồng mạng Trung Quốc (bị đầu độc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan do những tờ báo như Thời báo Hoàn Cầu tiêm nhiễm) là hơi thừa. Trên thực tế, trước khi khai mạc Diễn đàn Hương Sơn có vài ngày, Trung Quốc đã khánh thành 2 ngọn đèn biển xây dựng (bất hợp pháp) trên bãi Châu Viên và Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam) vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam. Sớm hơn chut nữa, hôm 19/9 lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc đã đâm thủng một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trên ngư trường truyền thông ở Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) và cướp đi toàn bộ tài sản trị giá 47,6 ngàn USD. Nhưng đáng lưu ý là Trung Quốc đã chối phắt việc làm (bất nhân bất nghĩa, vô luật pháp) này, theo Đa Chiều có lẽ là vì Bắc Kinh muốn giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của vụ việc. Nhìn ở phạm vi lớn hơn, từ sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, biểu hiện của Trung Quốc ở Biển Đông trở nên cứng rắn (hung hăng) chưa từng có. Hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa đã và đang vấp phải phản đối gay gắt của Hoa Kỳ, ASEAN và làm cục diện khu vực trở nên căng thẳng, nhưng không thể không thừa nhận thực tế rằng chũng đã làm gia tăng đáng kể sức mạnh cơ bắp của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 8 năm nay, Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố trước hội nghị Ngoại trưởng ASEAN rằng Trung Quốc đã ngừng xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa hòng xoa dịu dư luận trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Tập Cận Bình, nhưng thực tế đó chỉ là trò 2 mặt, kế hoãn binh của Bắc Kinh. Thủ đoạn của Trung Nam Hải trong vấn đề Biển Đông là vừa bành trướng, vừa vỗ về, chiến thuật độc chiếm Biển Đông liên tục được điều chỉnh. Kể cả những biểu hiện tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng 8 hay "Hương Sơn luận kiếm" vừa qua, giới ngoại giao và quân sự Trung Quốc đều cố gắng tỏ ra "ôn hòa, kiềm chế", nhưng ngoài thực địa Trung Quốc vẫn tiếp tục công việc bành trướng, leo thang. Theo Đa Chiều, phát biểu của Phạm Trường Long tại Diễn đàn Hương Sơn vừa rồi là "khôn" chứ không "dại" (bởi hành động leo thang đã đủ khiêu khích, gây hấn, không cần phải thêm lời lẽ hiếu chiến cho thiên hạ thêm ghét). Hồng Thủy ========================== BÀN CHƠI CHO VUI Điếu mựa! Chưa cần đến những chính khứa đầu có sạn của Hoa Kỳ, chỉ cần một tay họa sĩ quèn người Gia Nã Đại gốc Tàu, cũng biết đến những thủ đoạn chiêu trò của Tàu từ lâu rùi. Và ông ta đã thể hiện trong bức tranh - mà lão Gàn đặt tên là "Canh bạc cuối cùng" - qua hình tượng cô gái Tàu giấu quân bài sau lưng. Mọi khả năng trao đổi về chính trị đã bế tắc trên thực tế. Bởi vậy cần nhắc lại câu này: "Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn khác". Yên tâm đi! Khi nào tình thế không thể xoay chuyển được nữa, lão Gàn sẽ phân tích: Vì sao Trung Quốc đã sai lầm khi đụng đến Việt Nam.4 likes
-
Biển Đông: Obama phê chuẩn chiến hạm Mỹ vào "khu vực 12 hải lý" Hải Võ | 20/10/2015 20:22 Thông tin này được Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng tải ngày hôm nay (20/10), dẫn nguồn thông tin của tờ Asia Times (Hồng Kông). Tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên biển Đông hồi giữa tháng 5. Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Theo đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối cùng đã phê chuẩn Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của nước này điều tàu chiến vào biển Đông. Tuy nhiên, quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ không điều động tới tàu sân bay USS Ronald Reagan vừa tới cảng Yokosuka, Nhật Bản không lâu mà sẽ cử tàu tác chiến ven biển tới khu vực trên. Theo Asia Times, việc Mỹ không đưa một tàu chiến cỡ lớn tới biển Đông có thể sẽ khiến Trung Quốc "hiểu sai tín hiệu". Lần cuối cùng hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở biển Đông là từ tháng 5/2015, tuy nhiên tàu tác chiến ven biển Mỹ USS Fort Worth khi đó không hề tiếp cận khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp. Hoàn Cầu cho hay, Washington luôn tin rằng việc điều động tàu chiến vào "khu vực 12 hải lý" là hết sức bình thường, đúng với luật pháp quốc tế và không thể bị coi là hành động khiêu khích quân sự như những gì báo chí Trung Quốc đang thêu dệt. Trước đó, Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh PACOM - từng đánh giá phản ứng của Mỹ trước sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông là quá yếu ớt. Theo tướng Harris, nếu Washington không thể hiện sức mạnh quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể tin rằng Mỹ "mặc nhiên thừa nhận" và im lặng trước những gì Bắc Kinh đang làm. Tại cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 9, ông Harris đã đề cập tới kế hoạch điều tàu chiến vào "khu vực 12 hải lý" của các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa. Về phía Trung Quốc, nước này tự nhận rằng "không phản đối tàu bè quốc tế lưu thông qua (cáo đảo nhân tạo) trong thời gian ngắn và không tạo thành mối đe dọa". Tuy nhiên, Bắc Kinh cảnh báo "nếu có tàu lưu lại quá lâu trong 'khu vực 12 hải lý'" thì sẽ dùng sức mạnh để trục xuất. Kỳ vọng duy nhất của Obama ở TT Hàn Quốc khiến Bắc Kinh lo lắng theo Trí Thức Trẻ ========================== BÀN CHƠI CHO VUI Hì! Không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn từ...2008: Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào bể Đông khi Tàu tỏ thái độ lấn chiếm ở đây. Gần nhất là năm nay, lão cũng đã phán: Nửa cuối năm, bể Đông rất căng thẳng, nhưng chưa uýnh nhau. Các chuyên gia quân sự có thể phán đoán rằng: Sở dĩ năm nay chưa uýnh vì Hoa Kỳ chưa có dấu hiệu dàn trận, như hồi chiến tranh Vùng Vịnh I & II; hoặc như Afganixtan. Nếu họ nhận định như vậy thì lão kết luận luôn , là: Sai! Lão Gàn nhắc lại: Trung Quốc không phải Iraq. Lão Gàn cũng cần nhắc lại rằng: Trong chiến tranh hiện đại thì nó sẽ nhanh đến mức mà báo chí không kịp đưa tin và ngay cả vị tư lệnh chiến trường vẫn chưa kịp biết là quân mình đã thua. Đã kết thúc mọi giao thoa chính trị giữa hai siêu cường. Hy vọng rất mong manh là ngay bây giờ Việt sử 5000 năm văn hiến phải được công nhận mà không cần chứng minh - Hay nói đúng hơn là sẽ chứng minh sau. Nhưng lão cũng cần xác định là: Đấy chỉ là một hy vọng mong manh và nó cần sự hỗ trợ của Thượng Đế.3 likes
-
Thủ tướng Nhật lên tàu sân bay hạt nhân Mỹ để phát tín hiệu cho Trung Quốc Đông Bình 21/10/15 15:20 Thảo luận (0) (GDVN) - Nhật Bản muốn có một bộ luật tăng cường năng lực quân sự, củng cố liên minh quân sự với Mỹ, ngăn chặn Trung Quốc bành trướng. Tàu sân bay Mỹ có thể khai chiến với Trung Quốc bất cứ lúc nào Tàu sân bay mới nhất Mỹ bố trí ở Nhật Bản để chống bành trướng ở Biển Đông Mỹ điều thêm gần 30.000 quân phản ứng nhanh ứng phó Biển Đông Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 20 tháng 10 dẫn tờ "Chosun Ilbo" Hàn Quốc ngày 19 tháng 10 đưa tin, ngày 18 tháng 10, sau khi tham gia lệ duyệt binh trên biển của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bước lên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Mỹ ở cảng Yokosuka. Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ Phát tín hiệu cho Trung Quốc Đây là lần đầu tiên Thủ tương đương nhiệm Nhật Bản bước lên tàu sân bay Mỹ. Hành động này của ông Shinzo Abe hầu như là để cho Trung Quốc xem, nhằm thể hiện đồng minh Nhật-Mỹ, là một sự ngăn chặn đối với Trung Quốc. Cùng ngày, trước khi bước lên tàu sân bay USS Ronald Reagan, ông Shinzo Abe còn bước lên tàu sân bay tiêu chuẩn Izumo Nhật Bản để quan sát lễ duyệt binh của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Lễ duyệt binh lần này cử tổng cộng 36 tàu chiến và 33 máy bay của Lực lượng Phòng vệ tham gia. Ông Shinzo Abe cho biết, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản trở nên nghiêm trọng hơn. Bất kể có muốn hay không, mối đe dọa rất dễ vượt qua biên giới. Đây là thời đại không thể dùng sức mạnh một nước để ứng phó với mối đe dọa an ninh. Ông Shinzo Abe cho biết thêm: Cần bảo vệ tính mạng và cuộc sống hòa bình của nhân dân, theo đó, Luật bảo đảm an ninh mới được thông qua gần đây là nền tảng pháp lý, trong tương lai sẽ còn tăng cường ngoại giao hòa bình tích cực. Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ Đối với tàu sân bay USS Ronald Reagan, ông Shinzo Abe chỉ ra, nó từng tích cực viện trợ cho những người bị hại trong thảm họa động đất và sự cố hạt nhân, cũng từng cung cấp tiếp tế nhiên liệu cho máy bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, là "người bạn" của Nhật Bản, Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh đối với việc Mỹ triển khai nó ở Nhật Bản. Ngoài ra, nhiều tờ báo khác của Trung Quốc và báo chí Mỹ, Nga ngày 18 tháng 10 cũng đã có nhiều bài viết đưa tin về việc Thủ tướng Shinzo Abe bước lên tàu sân bay Mỹ và đều cho rằng, điều này muốn nhấn mạnh đến quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật. Hãng BBC Anh ngày 18 tháng 10 cho rằng, việc ông Shinzo Abe lên tàu sân bay Mỹ là vì đồng minh Nhật-Mỹ được củng cố vững chắc bằng bộ luật an ninh mới do Nhật Bản mới xây dựng. Về Luật bảo đảm an ninh mới, tại lễ duyệt binh trên biển, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố: "Quyết tâm giương cao ngọn cờ chủ nghĩa hòa bình tích cực, đóng góp nhiều hơn trước đây cho hòa bình và phồn vinh của thế giới". Ông còn đưa ra yêu cầu đối với Lực lượng Phòng vệ, cho biết: "Để tạo ra một nước Nhật Bản hòa bình không có chiến tranh cho con cháu, hy vọng các vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ liên quan". Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ Tại lễ duyệt binh, máy bay vận tải mới MV-22 triển khai ở sân bay Futenma của Quân đội Mỹ cũng đã tham diễn. Ngoài Hải quân của Mỹ và Australia, tàu chiến Hàn Quốc, Ấn Độ và Pháp cũng đã lần đầu tiên tham gia duyệt binh. Hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ Theo BBC Anh, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Mỹ ngày 1 tháng 10 đã đậu ở căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản. Theo Luật bảo đảm an ninh mới, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác phòng thủ với Mỹ. Luật mới cũng cho phép Quân đội Nhật Bản đóng nhiều vai trò hơn. Tàu sân bay Mỹ nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của quan chức Nhật Bản. Nó có tổng cộng khoảng 5.000 thủy thủ, thay thế cho tàu sân bay USS George Washington cũng đóng ở Nhật Bản trước đó. Ngoài ra, cuối năm nay, sẽ còn có 3 tàu khu trục đến Yokosuka Nhật Bản, đưa tàu chiến Mỹ đóng ở Nhật Bản lên con số 14 chiếc. Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ. Ông đã lên ngồi trên máy bay chiến đấu F/A-18 Theo bài báo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thúc đẩy và nâng cấp vai trò của Quân đội Nhật Bản trong quốc phòng và gìn giữ hòa bình quốc tế. Một tháng trước, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật an ninh mới, cho phép Quân đội Nhật Bản bảo vệ các đồng minh trong đó có Mỹ. Ông Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản cần một bộ luật tăng cường năng lực quân sự của mình, đặc biệt là trong tình hình sức mạnh quân sự và thái độ cứng rắn ngày càng tăng của Trung Quốc và tham vọng tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Đông Bình ====================== BÀN CHƠI CHO VUI Cả làng Vũ Đại đều nhận thức được bằng "trực quan sinh động" rằng thì là mà Huê Kỳ tàn là đưa tàu chiến hạng nặng đến Nhật Bủn. Bởi vậy, lão Gàn đã phát bỉu từ nâu dồi, rằng thì nà: Bể Đông cùng lắm chỉ là ngòi dẫn nổ. Thùng thuốc súng thật sự nằm ở Hoa Đông. Mọi chuyện lùm xùm, như: Thượng đỉnh Mỹ Tàu; Anh quốc đãi quốc yến chủ tịch Tàu Tập Cận Bình; Nga bụp ở Crime; khả năng Tàu tham chiến ở Si di....chỉ là chiện vặt. Điếu mựa! Chiện chính trị thế giới lão chỉ mất 30 giây để tư duy. Nhưng có điều lão ra rả như ve về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến gần 20 năm thì chả ma nào để ý. Đúng ra thì có lẽ là "Điếu ai hiểu nổi". Trong khi đó lại là yếu tố cốt lõi chi phối tất cả mọi chiện vặt vãnh trên.2 likes
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Trước đây, các nhà khoa học của cả Nasa và Ấn Độ, đều cả quyết rằng: Họ đã tìm thấy nước trên mặt Trăng với những chứng cứ đáng tin cậy. Nhưng tại đây - diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và nhân danh nền văn hiến Việt - tôi kiên quyết "Không!". Đến nay, mọi chuyện rơi vào im lặng. Không thấy ai nói đến "nước" trên mặt Trăng nữa. Bây giờ đến lượt Nasa - cơ quan khoa học vũ trụ hàng đầu thế giới - nói về "Nước" trên sao Hỏa?! PS: Tôi xin được bày tỏ những cảm xúc nuối tiếc về sự ra đi của giáo sư tiến sĩ Trần Quang Vũ. Nếu ông ta còn sống, thì nền văn hiến huyền vĩ Việt đã được thế giới chú ý đến từ lâu rồi. Giáo sư Trần Quang Vũ đủ uy tín học thuật, để đăng ký tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế cho tôi ở Đại học Harvard. Tiếc thay ông đã ra đi đột ngột về bệnh tim.2 likes
-
Có lẽ tôi phải nói rõ hơn thế này: Những nhận thức của nền văn minh hiện nay, lệ thuộc quá nhiều vào những nhận thức trực quan. Giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Phi Châu" bị lệ thuộc vào những chứng cứ khảo cổ tìm thấy được. Và trên thực tế nó phải chuyển dịch về niên đại, mỗi khi có phát hiện mới. Với giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Phi Châu", tôi thực sự không quan tâm đến những di vật khảo cổ tìm thấy được nó có niên đại bao nhiêu năm. Mà vấn đề là giả thuyết này chưa giải thích được những hiện tượng và những vấn đề liên quan đến nó. Cho nên nó không thể coi là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phát biểu rằng: Một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng , phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách có tính hệ thống, tính hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Giả thuyết "Loài người có nguồn gốc từ Phi Châu", chưa giải thích được sự phân nhánh thành các Đại chủng tộc da trắng, da vàng....và các tiểu chủng liên quan. Nó cũng chưa giải thích được các hiện tượng khảo cổ khác liên quan niên đại lâu hơn được phát hiện và trình bày ngay trong topic này. Hệ thống phương pháp luận của tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không hề lệ thuộc vào giả thuyết này.2 likes
-
Kinh tế Nga lún sâu vào suy thoái, tăng trưởng âm 4,3% 19/10/2015 18:22 GMT+7 TTO - Ngày 19-10, chính quyền Nga thừa nhận nền kinh tế nước này tăng trưởng âm 4,3% trong quý 3-2015 do giá dầu thô sụt giảm và cấm vận phương Tây. Nền kinh tế khủng hoảng đang là thách thức lớn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin Ảnh: Reuters Theo AFP, Thứ trưởng Kinh tế Nga Alexei Vedev cho biết GDP quý 3 sụt 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tổng chín tháng đầu năm, kinh tế Nga sụt giảm 3,8%. Điện Kremlin dự báo trong cả năm 2015, nền kinh tế Nga sẽ suy thoái 3,9% trước khi phục hồi dần và đạt mức tăng trưởng yếu 0,7% vào năm 2016. Trước đó Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính kinh tế Nga sẽ sụt 3,8% trong năm 2015. Tuy nhiên GDP có thể âm tới 4,3% cả năm nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức dưới 50 USD/thùng từ nay đến hết năm. WB cũng cho rằng Nga sẽ không thể quay trở lại với tăng trưởng vào năm 2016 mà sẽ tiếp tục giảm sút 0,6%. Giá đồng rúp Nga cũng đang tiếp tục giảm, hiện ở mức 1 USD đổi được 61,47 rúp, khiến áp lực lạm phát càng gia tăng. Mới đây ba hãng xếp hạng tín dụng lớn cũng lên tiếng cảnh báo Nga rằng tài chính của nước này đang ngày càng xấu đi nhanh chóng. Hãng S&P cho biết thâm hụt ngân sách của chính phủ Nga sẽ tăng lên 4,4% GDP trong năm nay. Trước đó Điện Kremlin đã cam kết chi 40 tỷ USD để giải cứu hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy giá dầu sẽ tăng trở lại khi nguồn cung quốc tế đang tràn ngập. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, nếu giá dầu tiếp tục giảm GDP nước này có thể sụt tới 5% trong năm 2016. Trong khi đó, chính phủ Nga vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quân sự lên gần mức 5% GDP. Trong năm 2014, chi tiêu quốc phòng Nga tăng 8,1% lên tới 84 tỷ USD. Một số nhà ngoại giao Nga tiếp lộ chiến tranh ở Syria đang ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nước này. Các quả tên lửa hành trình là rất đắt đỏ, chi phí triển khai quân sự ở nước ngoài cũng rất tốn kém. Điện Kremlin vẫn sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 15% trong năm nay. Hiện tỷ lệ người nghèo ở Nga tăng lên đến 15,1%, tương đương 21,7 triệu người. Ở một số khu vưc tại Nga, hơn 35% dân số sống trong cảnh nghèo. WB cho biết tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người nghèo do giá thực phẩm tại Nga tăng vọt sau khi chính phủ cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây. Theo báo Telegraph, chính phủ Nga có kế hoạch cắt giảm nhập khẩu ồ ạt ở 20 ngành trọng yếu trong vòng năm năm tới, từ công nghiệp nặng, điện, xe hơi, hóa chất cho đến thực phẩm. NGUYỆT PHƯƠNG ======================= Bởi vậy, ngay từ khi khủng khoảng Ucraine xảy ra, lão Gàn đã khuyên ngài Putin nên thận trọng và đi song xa với Hoa Kỳ, để tránh những hậu quả với nước Nga. Rất tiếc! Nếu ngài Putin nghe lão Gàn thì không có sự so sánh chứng nghiệm lão Gàn đúng hay sai. Khi xác nhận lão Gàn đúng thì mọi chuyện không thể quay lại được nữa.2 likes
-
Thưa quí vị quan tâm. Hiện tượng được mô tả trong bài viết trên cho thấy: Tùy theo nhận thức trực quan - thông qua khả năng của các phương tiện kỹ thuật có được - mà nhận thức về quá trình tiến hóa của nhân loại được điều chỉnh trong mối quan hệ tương quan với thời gian. Cụ thể là: nếu không có việc khám phá di vật khảo cổ mô tả trong bài trên thì mốc thời gian tiến hóa bị lùi lại 400. 000 năm. Do đó - qua sự kiện này - đã xác minh rằng: di vật khảo cổ chỉ có thể coi là một bằng chứng trực quan minh họa cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học và không phải là bằng chứng duy nhất. Để nhận thức chân lý qua những giả thuyết khoa học mô tả bản chất của sự kiện, hoặc vấn đề, phải là tiêu chí khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính chân lý của giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học. Giả thuyết "Nguồn gốc loài người từ châu Phi qua bằng chứng nhân chủng học" chưa thỏa mãn yếu tố thời gian cho sự hình thành những nền văn minh liên quan tới nhân loại, khi có những di sản khảo cổ khác liên quan, mô tả những niên đại lâu hơn, đã chứng tỏ nhân loại phát triển từ trước đó.2 likes
-
10 bức ảnh cho thấy sự vĩ đại không tưởng của vũ trụ zknight | 14/09/2015 11:00 Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia của vũ trụ. Nếu ai đó nói với bạn rằng vũ trụ rất rộng lớn. Hãy hỏi lại anh ta: Vậy nó lớn cỡ nào? Đó là một câu hỏi khiến bất kì ai đều cứng họng. Bạn chỉ có thể tưởng tượng được phần nào sự vĩ đại của vũ trụ khi xem hết những bức ảnh dưới đây. 1. Mặt Trời lớn đến mức khó có thể miêu tả nổi Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời. Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy. Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời. 2. Mặt Trăng có thực sự xa như bạn nghĩ? Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là 384.400km với sai số 8.030km. Vậy nó là xa hay gần? Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách đối chiếu của bạn. Mặt Trăng sẽ rất gần nếu so sánh với các kích thước vũ trụ khác. Tuy nhiên, sẽ là một khoảng cách rất xa nếu bạn quyết định lái xe đến đó. Nếu xếp 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời sát nhau, chúng sẽ lọt thỏm trong khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng. 3. Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ Từ mặt đất, chẳng ai nói hành tinh của chúng ta bé nhỏ. Lên đến quỹ đạo, ngôi nhà của chúng ta bắt đầu hiện ra, vẫn rất hùng vĩ. Lên đến Mặt Trăng, trông Trái Đất như một viên bi xanh nhỏ. Còn từ Sao Hỏa, sẽ chỉ thấy một đốm sáng. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm. Tại một thời điểm khác trên quỹ đạo, khoảng cách giữa hai hành tinh có thể nhân lên đến 5 lần. 4. Bắc Mỹ trông như thế nào nếu đặt trên bề mặt sao Mộc Sao Mộc rất lớn. Nhưng với hình ảnh này, lại một lần nữa John Brady cho bạn thấy nó thực sự lớn cỡ nào. Một cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc cũng rộng lớn hơn cả khu vực Bắc Mỹ. Thực chất, sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ. Nhiệt độ của nó rất lạnh cho phép giữ ổn định trạng thái của hydro và heli. Nếu nó gần hơn với Mặt Trời, nhiệt độ tăng cao, các khí nóng sẽ bay đi hết. 5. Giả sử bạn đổi chỗ Mặt Trăng cho sao Thổ Tác giả của bức hình là Ron Miller, ông thay thế Mặt Trăng trong bức hình chụp "Thung lũng chết" với lần lượt các hành tinh khác nhau. Trong trường hợp của sao Thổ, nó sẽ chiếm gần hết bầu trời. Thậm chí, nó sẽ che khuất Mặt Trời trong một thời gian dài. Hậu quả là không thể tưởng tượng nếu điều đó là sự thật. 6. Một sao chổi rơi xuống Los Angeles Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng. 7. Sao Diêm Vương không nằm ở ranh giới của Hệ Mặt Trời Nhiều người tưởng tượng rằng Hệ Mặt Trời kết thúc tại quỹ đạo của sao Diêm Vương bởi các bản đồ chỉ vẽ đến đó. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vượt xa khỏi quỹ đạo sao Diêm Vương, phía bên ngoài rìa thực sự của Hệ Mặt Trời là vành đai Kuiper. Khổng lồ hơn nữa, đó là Oort Clound, đám mây gồm bụi khí, vẩn thạch khổng lồ và sao chổi. Nó chính là tàn tích còn lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt Trời. Vượt ra khỏi đám mây Oort với khoảng cách nhân đôi kích thước của nó, bạn mới bắt gặp ngôi sao gần chúng ta nhất. 8. Những ngôi sao siêu khổng lồ Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người. 9. Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta. Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng. Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều. 10. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi. theo GenK.vn/TTVN ====================== Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi đã rất nhiều lần nói về những quy luật tương tác của vũ trụ liên quan đến Địa cầu được mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi cũng xác định rằng: Những quy luật tương tác này - được mô tả từ học thuyết này - hoàn toàn chưa hề thể hiện trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Bài viết trên đã cho thấy một khối lượng vật chất vô cùng đồ sộ của vũ trụ mà ngay Thiên hà của chúng ta chỉ là hạt cát trên sa mạc. Vậy nó phải có tác động gì đến trái Đất của chúng ta chứ nhỉ? Không lẽ mỗi thiên hà cứ tự quay quanh nó và chẳng liên quan gì đến các thiên hà khác ở bên cạnh nó và trong toàn thể vũ trụ này? Hoặc mỗi thiên hà cũng quay một cách lạnh lùng không tương tác gì đến các ngôi sao của nó? Đương nhiên, tri thức khoa học hiện đại phát triển đến ngày hôm nay sẽ xác định rằng: Tất nhiên là có tương tác. Nhưng vấn đề là nó tương tác như thế nào? Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định rằng: Sự tương tác của toàn bộ vũ trụ này hoàn toàn có quy luật và đã mô hình, biểu kiến hóa để mô tả những quy luật đó với khả năng tiên tri. Tất nhiên nó là một hệ thống tri thức vượt trội rất xa so với toàn bộ hệ thống tri thức của nền văn minh hiện nay, trên mọi lĩnh vực. Mặc dù nó đã thất truyền, nhưng không phải không phục hồi được, nhân danh nền văn hiến Việt. Vài lời chia sẻ.1 like
-
Tôi đã đưa bài của Chipbee cherries và trả lời trong topic "Lý học và khoa học hiện đại", xin trả lời Chipbee cherries thêm ở đây. Cho đến tận ngày hôm nay, tri thức khoa học hiện đại vẫn còn đang đặt vấn đề: "Lửa là vật chất hay năng lượng?". Bài báo dẫn những quan niệm của Hy Lạp cổ đại, nhưng không nhắc gì đến văn minh Đông phương. Nhưng giả sử họ có nói đến nền văn minh này thì chắc cũng chẳng sáng tỏ thêm điều gì. Bởi vì nền văn minh này vẫn còn huyền bí đến tận ngày hôm nay - ngoại trừ với các thành viên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn hiểu được cội nguồn của nó thuộc về văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt, đã xác định rằng: Lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được phân loại thuộc hành Hỏa. Khái niệm "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - ứng dụng trong cuộc sống được hiểu một cách nôm na là "lửa". Bởi vậy, học thuyết này, được không ít những học giả hàn lâm cho rằng: Đó là quan niệm "duy vật thô sơ" của người cổ đại kém hiểu biết. Thậm chí một thời những hệ quả ứng dụng của học thuyết này trong dự báo, kiến trúc và cả Đông Y, còn bị coi là "mê tín dị đoan" và không có "cơ sở khoa học". Mặc dù, cho đến ngày hôm nay, những trí thức xuất sắc của nền văn minh hiện đại vẫn còn lúng túng khi tìm hiểu về mặt lý thuyết sự tốn tại của "lửa" - một biểu tượng của hành "Hỏa" trong thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt. Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định rằng: "Lửa" - nếu hiểu một cách cụ thể là những đám cháy rừng ở Calorado, California, sự phun trào của núi lửa.... - đều là những chuyển hóa của vật chất và là một trạng thái tồn tại của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Hỏa" trong ngũ hành. Tương tự như vậy thì "Thủy" - nếu hiểu một cách cụ thể là nước của những dòng sông, hay ở biển cả, ở trong những cơn mưa trên khắp thế giới - cũng là một trạng thái tồn tại và chuyển hóa của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Thủy" trong ngũ hành. Nhưng với nền tảng tri thức từ nhận thức trực quan đơn giản của nền văn minh hiện đại - chưa có khả năng tổng hợp để trở thành một hệ thống lý thuyết - nên họ đã lúng túng khi kiến giải các trạng thái tồn tại này và tự mâu thuẫn trong nhận thức. Đó là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng quan sát được từ những thực tế khách quan tương tự ở Địa cầu và ở trong vũ trụ. Đó cũng là nguyên nhân mà ngay cả cơ quan Nasa và không ít những nhà khoa học đầu bảng thuộc các quốc gia khác ngoài Hoa kỳ của nền văn minh hiện đại, vẫn đinh ninh rằng: Có sự sống ngoài Địa cầu và có "nước" trên sao Hỏa. Các nhà khoa học đã tin điều này và đổ rất nhiều tiền của cho những nghiên cứu vì niềm tin của họ, tốn kém và vô bổ gấp hàng tỷ tỷ lần, những người đốt vàng mã cúng thần linh vì niềm tin của họ. Nhưng với những trí thức của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt và chỉ với nền văn hiến Việt - thì xác định rằng: Sự vận động của vật chất không phải chỉ là một sự vận động cơ học, như: trái Đất quay xung quanh mặt trời, các hạt cơ bản tự xoạy quanh nó...mà còn là sự chuyển hóa từ dạng tồn tại này, sang dạng tồn tại khác. Và "Lửa" thuộc hành "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một dạng chuyển hóa của vật chất của tất cả mọi dạng tồn tại trên Địa cầu này - mà cả quả Địa cầu này của chúng ta được xếp vào hành Mộc. Bởi vậy, về lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất trên Địa cầu này đều có thể chuyển hóa thành "lửa" (Mộc sinh Hỏa). Tương tự như vậy, mọi hiện tượng mang dấu vết của "Thủy" trên sao Hỏa, không bao giờ là "nước" - hiểu theo nghĩa nước như trên mặt đất. Mà nó chứng tỏ một trạng thái tồn tại và vận động của vật chất - tương tự như "nước" trên trái Đất - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì thuộc hành "Thủy". Chính sự tồn tại và vận động của hành "Thủy" này đã tạo ra những dấu ấn mà những nhà khoa học của Nasa hiểu lầm là "nước" đã từng tồn tại trên sao Hỏa. Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri. Tuân thủ tiêu chí này, tôi xác định - nhân danh nền văn hiến Việt - mang tính tiên tri, rằng: Không bao giờ có "nước" trên sao Hỏa - hiểu theo khái niệm "nước" trên Địa cầu.1 like
-
Ra mắt xe Rolls-Royce Phantom mang tinh thần người Việt (NDH) Chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản trục cơ sở kéo dài được thiết kế lấy cảm hứng từ văn hóa Đông Sơn của người Việt. Bảng táp-lô xe được in họa tiết mang văn hóa Việt, cùng dòng chữ "Dong Son". Ảnh: Trung Kiên. Bộ sưu tập Rolls-Royce Đông Sơn dự kiến gồm 6 phiên bản, được chế tác dựa trên mẫu xe Phantom phiên bản trục cơ sở kéo dài. Phiên bản đầu tiên, “One of 6” mang tên Lửa Thiêng nổi bật với màu sơn đỏ tựa rượu vang (Madeira red). Nắp capo, nóc xe kéo dài tận đuôi là màu vàng đồng (Sunrise gold). Các phiên bản còn lại được đặt tên Thủy triều (Wave), Thần núi (God of Mountain), Ngân Vũ (The Money Rain), Phù sa (Alluvium) và Mẹ Âu Cơ (Au Co Mother). Mỗi bên cánh cửa đàn chim hạc gồm 9 con, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng vương. Chiếc Phantom Lửa Thiêng (Sacred fire) đầu tiên trong bộ sưu tập đã có chủ, là một đại gia trong ngành Luật tại Việt Nam. Được biết, vị đại gia này còn sở hữu nhiều mẫu siêu xe khác, như Ferrari 458 Italy… Nhà phân phối Rolls-Royce tại Việt Nam không công bố giá bán chính xác, nhưng mức giá ước chừng 2,5 triệu USD khi đến tay khách hàng. Một số điểm nhấn đặc trưng của chiếc Phantom độc đáo này gồm: dòng chữ “Dong Son” trên bảng táp lô; biểu tượng văn hóa Việt Nam như chim hạc, trống đồng… ngự khắp mọi nơi trong nội thất, ngoại thất xe. Tổng hòa nội thất vẫn tràn ngập vật liệu da đắt tiền, ốp gỗ óc chó với vân đối xứng, thảm để chân bằng lông mềm mại… http://ndh.vn/ra-mat-xe-rolls-royce-phantom-mang-tinh-than-nguoi-viet-2015101912281907p5c126.news1 like
-
Ngay Phamhung hàng ngày vào diễn đàn, mà mới chỉ "ngày càng thấy" - tức là từ từ nhận thức được. Bởi vậy, những người lâu lâu thoáng qua, ba chớp, ba nháng làm sao hiểu được. Chuẩn bị mua đầu máy, ti vi để xem thời sự là vừa. Trung Quốc sẽ buộc phải đối đầu với Hoa Kỳ thôi. Đừng tưởng chiến tranh chỉ xảy ra ở biển Đông. Chỉ những kẻ có tư duy trừu tượng hạn chế và ngu lâu, nên mới chỉ nghĩ được đến đó. Biển Đông chỉ là cái cớ để xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện. PS: nói thêm cho rõ: Dù diễn biến dưới hình thức nào thì sự đối đầu quyết liệt là không thể tránh khỏi.1 like
-
Cho nên sau cuộc "Hương Sơn luận kiếm" này, Trung Quốc còn chiêu gì cứ giở ra cho vui. BÀN CHƠI CHO VUI Có lẽ cần nói rõ hơn thế này: Nếu như Trung Quốc xác định rằng: Bất cứ tàu thuyền nào vào vùng 12 hải lý của các đảo xây trái phép trên Trường Sa của Việt Nam, thì "Ngộ tả lớ. Tả! Tả! Tả"; hoặc "Ngộ xín xái! Xín xái à. Vì ngộ pảo vệ hòa pình thế giới" thì cũng có một kết quả như nhau: "Canh bạc cuối cùng" tiếp tục xảy ra. "Hương sơn luận kiếm" à?! Kiếm sắc, hay kiếm cùn cũng chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Bởi vậy, mọi chuyện bi wờ chỉ để "Bàn chơi cho vui". Mọi may mắn bây giờ chỉ còn cách cầu xin Thượng Đế. Năm nay chưa có uýnh nhau trên bể Đông. Đây là một bí ẩn. Mà bí ẩn này, lão Gàn chỉ phân tích khi xét thấy mọi sự không thể đảo ngược, hoặc thấy cần thiết.1 like
-
BÀN CHƠI CHO VUI Phàm đã đại hội giang hồ trong võ lâm để gọi là "Hoa Sơn luận kiếm" thì phải gồm nhiều đại cao thủ trong giới võ lâm, chánh tà đủ cả. Đây Bắc Kinh tụ tập chỉ riêng những nước lân cận, thiếu hẳn các cao thủ như Nhật Bản, Úc...chưa nói đến Hoa Kỳ thì việc luận kiếm chỉ có một chiều. Hơn nữa, bản chất vấn đề là mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng từ lâu rồi. Trước đây, từ đầu năm, bà cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã phát biểu: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều, chỉ cần điều tàu sân bay đến Hoa Đông". Với nhận định của bà Raice thì trên thực tế đã không còn đối thoại. Huống chi sau khi ông Tập đến Hoa Kỳ thì cánh cửa đối thoại đã đóng sập kín mít. Cuộc họp thượng đỉnh kết thúc lãng nhách. Bởi vậy, Trung Quốc muốn nói kiểu gì cũng chỉ để cho vui. Cho nên sau cuộc "Hương Sơn luận kiếm" này, Trung Quốc còn chiêu gì cứ giở ra cho vui.1 like
-
"Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những thủ đoạn khác". Tất cả mọi biện pháp chính trị - (ngoại giao chỉ là một phương pháp thể hiện của chính trị) - đã kết thúc với phát biểu nổi tiếng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung: "Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ sử". Thưa quý vị và anh chị em. Tập Cận Bình đã nhắc đến "thời cổ sử" vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung tháng 9/ 2015. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên lão Gàn viết bài về cội nguồn Việt sử thuộc thời cổ sử với tựa đề- mà tự nó đã xác định mối liên quan - là: "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" từ 9/ 2008. Tức là trước Tập Cận Bình 8 năm tính theo Việt lịch. Mọi chuyện đã quá muộn, dù Việt sử được vinh danh ngay bây giờ - sau khi lão Gàn gõ xong hàng chữ này - mà không cần chứng minh. Đây là điều lão Gàn đã nói từ lâu rồi. Từ năm ngoái (sau ý định tổ chức Hội thảo thất bại) và lặp lại đầu năm nay, rằng: Mọi chuyện đã quá muộn liên quan đến cội nguồn Việt sử. Hình như lão nhắc không dưới nửa tá câu nói trên, ở ngay topic này. Bởi vậy, vấn đề còn lại, lão cũng đã nói từ 2008, trong "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông", rằng: - đại ý (Nguyên văn đã trích dẫn trong mấy bài trước) rằng: "cần tránh cho Việt Nam bị cuốn vào cuộc tranh hùng của hai siêu cường, trong 'canh bạc cuối cùng' này". Nhưng mọi chuyện sẽ rất khó khăn. Năm nay chưa có chiến tranh ở biển Đông và nó có thể thể hiện dưới mọi lý do (Chứ không phải nguyên nhân) - kể cả việc tàu sân bay của Hoa Kỳ trục trặc kỹ thuật, máy bay F22 bị lỗi phần mềm, quốc hội Hoa Kỳ chưa đồng thuận....Nhưng sang năm thì tất cả các lý do ngớ ngẩn đó đều không tồn tại. Bài viết này của lão Gàn đã mô tả một thực tại có tính dự báo và trên thực tế với nội dung dự báo đó, nó đã chấm dứt nội dung của topic, vì mọi việc đã được an bài. Từ nay nếu có còn bình luận gì thì cũng để cho vui mà thôi. PS: Việt Nam đang đứng ở trung tâm mọi lực tương tác liên quan trong "Canh bạc cuối cùng". Nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ, đủ để mất sự cân bằng này. Điếu mựa.1 like
-
Lão Gàn thì luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Nhưng mọi chiện diễn theo qui luật của tự nhiên. Bi wờ ai mún nói gì thì cũng muộn rùi. Cuối năm nay bể Đông rất căng thẳng. Cái này lão Gàn nói lâu rùi - nhưng không nhớ trong "Lời tiên tri bổ sung", hay trong topic này. Sang năm chỉ cần "nhìn đểu" cũng đủ uýnh nhau. Mà bể Đông đã bụp thì lập tức hiệu ứng dây chuyền sang tận Hoa Đông. Mọi chuyện sẽ loạn cào cào lên cả. Điếu mựa.1 like
-
Hanel sẽ đưa Việt Nam vào top chính quyền điện tử trên thế giới 09:44am - 10/08/2015 Tạp chí GTVT - Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT trả lời phỏng vấn về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và kế hoạch tiếp theo. Hanel: Big Data là chìa khóa để xây dựng giao thông thông minh tại VN Thương hiệu phần mềm Hanel tiếp tục ghi điểm tại thị trường Đông Nam Á Hanel và VNPT ký kết hợp tác chiến lược về viễn thông – CNTT Hanel góp mặt cùng các DN hàng đầu VN tham gia triển lãm về CNTT - Viễn thông VN Communic Asia 2015 Ông Nguyễn Thế Trung Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT, được biết tới là một người trẻ U40 nhưng đã tham dự làm công nghệ từ sớm trong các thị trường vốn không dành cho người trẻ như chính quyền điện tử và giáo dục. Trước đây ông Trung thường xuất hiện trong các hội thảo quốc gia về công nghệ thông tin trong vai trò tư vấn cho các dự án lớn như Máy tính Thánh Gióng, Kết nối tri thức, Đám mây nguồn mở cho chính phủ, và gần đây là Giáo dục STEM, nhưng thời gian gần đây ông xuất hiện với một vai trò mới là Chủ tịch HĐQT công ty Hanel-DTT, một liên doanh của 2 tên tuổi công nghệ có vẻ rất khác nhau nhưng lại đều tập trung vào một lĩnh vực rất nóng là chính quyền điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Ông Trung đã đồng ý trả lời phỏng vấn về vai trò mới này với những thông tin về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và chia sẻ mong muốn và kế hoạch tiếp theo. Hồi cuối tháng 5, Cục Đăng kiểm VN đã Khai trương Dịch vụ công trực tuyến mức 4 đầu tiên tham gia cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Được biết, để triển khai các dịch vụ này, Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GTVT đã phối hợp chắt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt nam, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và đơn vị thực hiện là Hanel DTT. Xin ông cho biết đến thời điểm này, Hanel DTT đã phối hợp triển khai để cung cấp những thủ tục hành chính công trực tuyến nào trong lĩnh vực Đăng kiểm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia? Vào ngày 25/5/2015, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức khai trương dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đăng kiểm với mức độ cao nhất là mức độ 4 (hoàn toàn thực hiện trên mạng, người làm thủ tục không cần tiếp xúc trực tiếp với cơ quan làm thủ tục). Từ ngày 25/5, Cục Đăng kiểm tiến hành tiếp nhận hồ sơ giấy song song với hồ sơ trực tuyến để thử nghiệm trong thời gian 2 tháng và cũng để doanh nghiệp làm quen với hình thức mới này. Trong thời gian đó, HANEL-DTT đã tích cực phối hợp, hoàn thiện phần mềm, đào tạo tập huấn 3 đợt cho khoảng 300 doanh nghiệp và tất cả các cán bộ thuộc phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ) của Cục Đăng kiểm Việt Nam về vận hành và làm chủ hoàn toàn hệ thống. Đến nay hệ thống đã hoàn toàn sẵn sàng và tích hợp thông suốt với Cơ chế Một cửa Quốc gia (NSW) để có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4. Các thủ tục hành chính công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực đăng kiểm bao gồm cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho xe cơ giới bao gồm: xe máy, động cơ; xe cơ giới; xe máy chuyên dùng; xe đạp điện và xe chở người 4 bánh. Giấy chứng nhận chất lượng này là thành phần hồ sơ bắt buộc cho việc nhập khẩu phương tiện khi làm thủ tục hải quan trên phạm vi cả nước. Từ 1/8, Cục đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông vận tải) sẽ chấm dứt nhận hồ sơ giấy để chuyển hẳn qua nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Hệ thống CNTT của Bộ GTVT phục vụ thí điểm cơ chế một cửa quốc gia (trong đó có phân hệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng kiểm) là do Hanel - DTT triển khai. Ông đánh giá như thế nào về sự kiện này và đơn vị có sự chuẩn bị như thế nào để hỗ trợ cơ quan đăng kiểm cũng như doanh nghiệp? Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước cải cách hành chính đột phá của Bộ Giao thông vận tải nói chung và Cục Đăng kiểm Việt Nam nói riêng. Khi thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trực tuyến sẽ tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp, công khai và minh bạch quá trình thực hiện thủ tục. Một điểm quan trọng nữa là hình thức trực tuyến này giảm tối đa những tiêu cực trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, nhanh chóng đưa hàng hóa ra thị trường và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Cũng chính vì lý do này, việc ứng dụng CNTT để xây dựng các dịch vụ công trực tuyến là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong lộ trình cải cách hành chính. HANEL-DTT đã nghiên cứu ứng dụng trong 3 năm để có được giải pháp hoàn chỉnh ứng dụng ngày hôm nay, đáp ứng hoàn toàn về công nghệ cho các hệ thống của Chính phủ. Chúng tôi luôn coi trọng chất lượng dịch vụ công nghệ lên hàng đầu. Do đó, HANEL-DTT đã tổ chức hệ thống bảo hành, bảo trì dịch vụ chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận thông tin qua tổng đài dịch vụ (tổng đài 1900 8015), trực hạ tầng 24/7, đội ngũ phát triển và bảo trì phần mềm đáp ứng chỉnh sửa và khắc phục sự cố hệ thống nhanh nhất đảm bảo không gián đoạn dịch vụ của khách hàng. Đặc biệt, tổng đài tiếp nhận toàn bộ những yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ để có chất lượng dịch vụ tốt nhất, coi các doanh nghiệp làm thủ tục như khách hàng trực tiếp của mình. Đây cũng là một trong những bí quyết thành công của HANEL-DTT để có thể ứng dụng các hệ thống lớn cho đất nước. Cũng như các hệ thống khác, hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đăng kiểm Việt Nam do HANEL-DTT xây dựng cũng sẽ tiếp nhận yêu cầu thông tin và phục vụ khoảng 10 nghìn doanh nghiệp nhập khẩu xe cơ giới và toàn bộ các cán bộ quản lý của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục đăng kiểm Việt Nam khai trương Dịch vụ công qua Cổng thông tin điện tử một cửa Xin ông cho biết, dịch vụ công do Hanel - DTT xây dựng khác dịch vụ công do các đơn vị khác xây dựng như thế nào? Về mô hình dịch vụ công trực tuyến, HANEL-DTT tự hào là một trong những đơn vị làm CNTT đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia về CNTT, về CCHC để đưa ra kiến trúc tổng thể (EA) cho dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Trong các thành phần kiến trúc, HANEL-DTT đã đưa ra các thành phần có mức độ tổng quát cao, có thể áp dụng cho bất kỳ một dịch vụ công trực tuyến nào cho tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước ở mức độ cao nhất (mức 4). Về nghiệp vụ, dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng đáp ứng việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, các giải pháp đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ dạng số; xử lý hồ sơ hoàn toàn qua mạng, loại bỏ các giấy tờ giấy trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính; trả kết quả trực tuyến sử dụng chữ ký số và thanh toán điện tử. Toàn bộ cơ sở dữ liệu ghi nhận quá trình thực hiện cũng như nghiệp vụ đều được cập nhật trong quá trình thực hiện thủ tục để có thể cung cấp và khai thác cho các mục đích khác. Mô hình của HANEL-DTT cũng cung cấp những phương tiện thuận lợi nhất cho người làm thủ tục và giảm số lượng giấy tờ cần xuất trình. Về công nghệ, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng sử dụng hoàn toàn nguồn mở với những giải pháp hàng đầu thế giới, đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu năng. Có thể lấy ví dụ là đến thời điểm này, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến của HANEL-DTT xây dựng đang phục vụ khoảng 50 nghìn doanh nghiệp trên phạm vi cả nước thường xuyên sử dụng và đang vận hành ổn định. Có thể tóm tắt các điểm khác biệt của HANEL-DTT nằm ở 3 từ: kiến trúc, công nghệ mã nguồn mở và chất lượng dịch vụ hỗ trợ. Theo ông điều gì là quan trọng nhất cần phải giải quyết khi xây dựng hệ thống CNTT của các bộ, ngành để nó hoạt động thông suốt khi tham gia Cơ chế 1 cửa quốc gia? Điều quan trọng nhất đó chính là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tham gia cơ chế một cửa Quốc gia. Cơ chế đồng bộ này bao gồm chính sách, quy trình và tuân thủ các nguyên tắc của Cơ chế một cửa Quốc gia theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ. Thay vì xây dựng nhiều hệ thống riêng rẽ, nay phải xây dựng một hệ thống tích hợp thống nhất. Do vậy, các Bộ ngành cần phải tích cực chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ chung cho người dân và doanh nghiệp và mạnh mẽ loại bỏ tính cát cứ thông tin đã và vẫn còn đang tồn tại ở một số đơn vị. Hệ thống CNTT được xây dựng trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ đã được thống nhất của các cơ quan tham gia cơ chế một cửa cần phải đảm bảo các yếu tố đáp ứng hiện đại hóa các nghiệp vụ trước đây chỉ thực hiện bằng giấy tờ nay chuyển đổi sang sử dụng hệ thống thông tin. Các yếu tố công nghệ quan trọng như năng lực hạ tầng CNTT, an ninh thông tin và hiệu năng sử dụng cũng là các yếu tố rất quan trọng. Và một điểm nữa, hệ thống cần được thiết kế để thuận lợi và dễ dùng cho các doanh nghiệp, người làm thủ tục hành chính cũng là một yếu tố dẫn đến thành công. Nhiều Quốc gia đã xây dựng cơ chế một cửa và chứng minh tính hiệu quả của nó trực tiếp tới nền kinh tế. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam cũng sẽ thực hiện thành công cơ chế này đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Xin ông cho biết tại sao trước đây các bộ, ngành phải mất khá lâu để có thể triển khai được 1 dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, nhưng hệ thống này được Hanel - DTT triển khai chỉ trong thời gian ngắn? Thứ nhất, đó là quyết tâm của các cấp lãnh đạo khi chuyển đổi từ việc thực hiện thủ tục hành chính theo phương pháp truyền thống sang dịch vụ công trực tuyến. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất. Những rào cản về thói quen, các mức độ lợi ích nhất định sẽ cản trở việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. HANEL-DTT vui mừng thấy rằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc cải cách hành chính nói chung và ứng dụng rộng rãi dịch vụ công trực tuyến nói riêng sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Thứ hai là thời gian triển khai nhanh do HANEL-DTT đã nghiên cứu trong một thời gian dài để có thể triển khai trong thời điểm này với thời gian ngắn. HANEL-DTT có một đội ngũ chuyên gia tư vấn về cải tiến quy trình cho các khách hàng của mình để sẵn sàng ứng dụng CNTT, do đó thời gian mất lâu nhất là xây dựng quy trình đã được rút ngắn đáng kể. Việc còn lại là công nghệ mà đó lại là sức mạnh của HANEL-DTT. Ngoài các dịch vụ công trực tuyến HANEL-DTT xây dựng cho Bộ Giao thông vận tải, có thể kể đến các dịch vụ công trực tuyến do chúng tôi xây dựng cho Bộ Y tế. Các dịch vụ công mức độ 4 của Cục An toàn thực phẩm và Cục Quản lý môi trường Y tế đã chứng minh hiệu quả về tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và giảm thời gian thụ lý hồ sơ cho cơ quan Nhà nước. Có thể lấy một ví dụ là một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh làm 1hồ sơ tiết kiệm ít nhất 10 triệu đồng bao gồm chi phí đi lại, ăn ở cho cán bộ làm thủ tục khi phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Hà Nội. Đến nay, đã có hơn 19.000 hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến cho các thủ tục này. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên chúng tôi xây dựng mất 8 tháng mới đưa vào sử dụng chính thức. Đến thời điểm này, tùy thuộc vào độ phức tạp mà thời gian xây dựng có khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đang đặt chỉ tiêu là có dịch vụ công trực tuyến mà HANEL-DTT sẽ xây dựng trong thời gian chỉ 2 tuần làm việc. Bộ Y tế hai trương Dịch vụ công trực tuyến Được biết hệ thống MT Gateway do Hanel - DTT xây dựng dựa trên nền tảng nguồn mở phát triển chính quyền điện tử OEP. Xin ông cho biết thêm về ưu nhược điểm của hệ thống này? MT Gateway được thiết kế với tiêu chí là điểm truy cập duy nhất cho các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải với toàn bộ các thủ tục hành chính công ngoài các thủ tục tham gia cơ chế Một cửa Quốc gia. MT Gateway cũng là điểm trung chuyển các thông tin từ NSW tới các hệ thống nghiệp vụ và ngược lại. Toàn bộ MT Gateway sử dụng nền tảng OEP. Ưu điểm chính bao gồm khả năng sẵn sàng về công nghệ, sử dụng chung các thành phần như đăng nhập một lần, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, quản lý danh mục dữ liệu dùng chung, tích hợp chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến, quản lý quy trình nghiệp vụ, giám sát và thống kê vv… Ưu điểm tiếp theo là hiệu năng sử dụng đáp ứng số lượng người sử dụng lớn, ổn định, bảo mật dữ liệu. OEP sử dụng nguồn mở nên hoàn toàn không mất chi phí bản quyền, tiết kiệm chi phí rất lớn cho Nhà nước. Còn về nhược điểm thì có thể nói rằng OEP được tích hợp từ nhiều công nghệ nguồn mở phức tạp nên việc làm chủ nó cần có trình độ nhất định về nhiều công nghệ khác nhau. HANEL-DTT đã và đang chuyển giao công nghệ cho khách hàng của mình để dần có thể làm chủ hoàn toàn hệ thống. Được biết giải pháp OEP mà Hanel- DTT cung cấp là giải pháp nền tảng nguồn mở duy nhất do VN xây dựng. Xin ông cho biết giải pháp này đã được ứng dụng thành công trong những lĩnh vực nào, địa phương nào? OEP đã được sử dụng là nền tảng cho các hệ thống của toàn bộ Chính quyền điện tử TP.Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền (Hải Phòng), Cổng thông tin điện tử của TP. Hà Nội và tất cả các Quận thuộc Hà Nội, các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế, Bộ Giao thông và hệ thống kiểm soát TTHC của Bộ Tư pháp. OEP cũng được sử dụng cho hệ thống thu thập số liệu qua thiết bị di động của Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn. Một trong những hệ thống sử dụng OEP sắp khai trương là hệ thống trao đổi bệnh án điện tử HL7 CORE của Bộ Y tế. HANEL-DTT tin tưởng rằng đây sẽ là một trong những “cuộc cách mạng” trong việc hiện đại hóa dịch vụ Y tế tại Việt Nam. Ông được biết đến là người sớm thành công (giải nhì toán quốc tế 1995) và thích làm việc mới, vậy bên cạnh việc hợp tác với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế… ông có kế hoạch gì để tiếp tục hợp tác với các bộ ngành, địa phương khác trong việc thúc đẩy các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao ngày càng nhiều hơn nữa ở nước ta? Với độ chín muồi về công nghệ và kinh nghiệm triển khai thành công ở các Bộ và địa phương, như đã nói ở trên Hanel-DTT tự tin rằng chúng tôi có thể làm rất nhanh, chỉ 2 tuần đến1 tháng, xong một dịch vụ công mức độ 3-4 và có đủ đội ngũ trong liên minh thành viên OEP để triển khai song song 20 dịch vụ công nếu được chính phủ đặt hàng. Chính vì thế, chúng tôi rất chờ đợi vào việc nhận được cuộc gọi của các lãnh đạo Bộ Ngành hay Địa phương quyết tâm mong muốn triển khai quyết liệt các dịch vụ công mức 3-4. Tại sao lại là cuộc gọi của lãnh đạo? Vì đó là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định thành công và là yếu tố duy nhất chúng tôi không tự làm được, còn ngay cả về tài chính chúng tôi cũng tự tin rằng với quyết định 80 về thí điểm thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin, đây không phải là vấn đề lớn. Ví dụ với 10.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công của chúng tôi làm chỉ cần trích trả 1 triệu đồng cho chúng tôi là đã có 10 tỷ, con số đó đủ lớn để làm dịch vụ công dạng phức tạp nhất. Thay mặt cho lãnh đạo Hanel-DTT và cho nhiều công ty làm công nghệ nguồn mở, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm để chúng tôi một lần nữa làm rạng danh đất nước (từ được dùng khi một số trong chúng tôi mang về những giải thưởng quốc tế) để đưa Việt Nam bứt lên trong xếp hạng về chính quyền điện tử như chính phủ Hàn Quốc và chính phủ Pháp đã làm trong 5 năm vừa qua (nhờ ứng dụng công nghệ nguồn mở mà lên top 5 thế giới), và quan trọng nhất đó là cùng chính quyền cải cách hành chính hỗ trợ người dân và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn góp phần xây dựng một nền kinh tế vận động hài hòa và bền vững qua đó nâng cao niềm tin vào chính quyền. Tôi cũng muốn chia sẻ là chúng tôi đã nghiên cứu thành công một nền tảng rộng lớn trải dài từ dich vụ công tới cộng tác, điều hành tác nghiệp, thu thập tích hợp dữ liệu lớn, vì thế công nghệ của chúng tôi sẽ liên tục được cập nhật đảm bảo mọi nhu cầu của Chính phủ. Theo tôi thì các Bộ trưởng và chủ tịch các địa phương không nên đợi thêm nữa, hãy gọi cho chúng tôi, và đảm bảo chỉ sau 1 tháng các vị sẽ có trái ngọt đầu tiên. PV ===================== Chúc mừng sự thành công của Tổng Cty Hanel và DTT. Hân hạnh giới thiệu: Ông Nguyễn Thế Trung còn là Giám đốc TTNC LHDP.1 like
-
1 like
-
Quá quan trọng luôn! Vấn đề không chỉ dừng ở niên đại 36.000 năm. Mà những nét vẽ sinh động này đã cho thấy tư duy trừu tượng của con người đã rất phát triển. Họ đã có khả năng tổng hợp nhận thức thực tại - những nét điển hình của con thú - và mô tả thực tại. Nếu ta bắt đầu từ điểm mốc này thì 36.000 năm ấy nhân loại sẽ phát triển đến đâu? Khi mà rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Cột mốc lịch sử để xuất hiện con người văn minh, chỉ cách đây 10. 000 trước. Với sự cố chấp một cách ngu dốt vào mốc thời gian này của lịch sử tiến hóa, nên không ít kẻ cho rằng: Kim Tự tháp Ai Cập được xây nên bằng sức người vào thời....đồ ngu. Í lộn! Đồ đá. Và một trong những thành tựu của sự dốt nát đó chính là sự phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, thành một "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố". Chính những di sản được tìm thấy như hang động Chauvet-Pont-d'Arc đã làm đảo lộn cho thấy tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại về cổ văn hóa sử. Tôi luôn luôn xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất này và đó chính là nền văn minh chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Người Việt cổ chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh cổ xưa và đã gìn giữ được những giá trị của học thuyết này và phổ biến trong cuộc sống văn hóa của họ. Còn lưu truyền đến nay trong văn hóa truyền thống Việt. Tôi xác định và chịu trách nhiệm với phát biểu của mình rằng: Nếu nền văn minh hiện đại muốn đi tìm những bí ẩn của vũ trụ thì có thể bắt đầu từ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Vì đây chính là những thành tựu vĩ đại của một nền văn minh toàn cầu đã mất.1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi xin trình bày tiếp về những mâu thuẫn có tính thời gian của giả thuyết khoa học "nguồn gốc loài người từ Châu Phi" là: Do những mâu thuẫn về tính thời gian của giả thuyết này, là: Sự xuất hiện của gen nguồn gốc người cổ đại lâu nhất xấp xỉ 40.000 năm, sẽ mâu thuẫn với những thực tế của các vấn đề liên quan là sự xuất hiện của những bức tranh tại các hang động cổ ở Indo là 40. 000 năm (TI - 18) và của TI - 14 là 700.000 năm, của TI - 9 là 100. 000 năm; của TI - 7 là 276.000 năm. Như vậy chỉ riêng về dấu ấn thời gian của giả thuyết này đã xuất hiện những mâu thuẫn cần giải thích. Tất nhiên, để có tính hợp lý trong việc giải thích những mâu thuẫn về thời gian này thì chủng người cổ đại có tính nguồn gốc của nhân loại theo giả thuyết này phải nâng thời gian xuất hiện và di cư lên hàng trăm ngàn năm trước nữa. Hay nói một cách khác: Có vấn đề trong phương pháp xác định thời gian trong ngành di truyền học và các ngành liên quan. Sự mâu thuận về vấn đề thời gian khả năng do tính thiếu sự nhất quán, hoàn chỉnh và tính hệ thống trong phương pháp xác định thời gian, nên đã tạo ra tình bất hợp lý giữa các hiện tượng. Đây là những chuẩn mực trong tiêu chí khoa học mà tôi đã trình bày ở trên để thẩm định bản chất khoa học của một giả thuyết khoa học. Tôi không xác định thuyết "nguồn gốc loài người từ châu Phi" sai. Nhưng chắc chắn nó cần hiệu chỉnh và bổ sung. Nhưng đấy mới chỉ là sự mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến thời gian. Vấn đề lớn nữa cần một sự giải thích là sự hiện hữu những đại chủng da đỏ, da đen, da vàng, da trắng...vv. Và dù vấn đề sẽ như thế nào với giả thuyết khoa học "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" thì sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vẫn sai.1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Như tôi đã trình bày: giả thuyết về nguồn gốc loài người xuất xứ từ châu Phi đã có từ rất lâu. Ngay trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường cũng thể hiện điều này. Nhưng theo cái nhìn của tôi - với giả thiết thuận lợi nhất cho giả thuyết khoa học này là nó đúng, Nhưng nó mang tính tổng quát về nguồn gốc loài người nói chung và cần giải thích được các vấn đề sau đây: * Sự phân loại từ một nguồn gốc chung có xuất xứ châu Phi thành các đại chủng tộc da trắng, da vàng và da đỏ, da nâu..vv.... * Từ các đại chủng nói trên - phân loại qua màu da - lại phân loại thành các tiểu đại chủng khác, tức là sự hình thành những dân tộc gần giống nhau trong một vùng địa lý, như: tộc Saxons, Gôloa...da trắng ở Châu Âu; hay như người Nhật, người Hán, người Việt....da vàng ở Châu Á, trong đó các nhà khoa học Nhật xác định rằng: gen của người Nhật giống với người Việt hơn tất cả các dân tộc khác ở Đông Á và Đông Nam Á. Đây cũng là một thực tế khách quan đã được xác định từ nhận thức thông qua những phương tiện kỹ thuật (Quen gọi là: được "khoa học công nhận"). * Sự hình thành các nền văn minh khác nhau cùng tồn tại và trở thành những dân tộc trong đó hình thành những giá trị văn hóa riêng mang tính chủ thể của một quốc gia.....Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành lịch sử của các dân tộc trong một quốc gia với sự tương tác phức tạp của các yếu tố liên quan. * Ngoài những mối liên hệ về kiến thức hóa lý sinh trong chuyên ngành di truyền học, dẫn đến giả thuyết "nguồn gốc lịch sử loài người từ Châu Phi", thì nó còn phải có trách nhiệm lý giải một cách hợp lý những giá trị tri thức của cả một nền văn minh đã tồn tại trên thực tế được nhận thức một cách trực quan. đã hình thành trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, bên cạnh sự tiến hóa của tự nhiên được mô tả qua hệ thống gen và lịch sử biến thiên của nó trong chuyên ngành di truyền học. Đó là: Nền văn minh Kim Tự tháp - vốn được coi là thuộc văn minh Ai Cập; hoặc văn minh Đông phương huyền vĩ đang thách đố tri thức của cả nền văn minh nhân loại hiện đại....vv.....Lịch sử không phải chỉ được mô tả bằng sự biến thiên sinh hóa của gen di truyền. Như vậy, đó là cả một quá trình tiến hóa, tôi gọi chung là "quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại theo giả thuyết có từ nguồn gốc Châu phi" - với giả thiết ban đầu của tôi rằng: Giả thuyết khoa học này đúng. Đến đây với những vấn đề được đặt ra như trên để xác định khoảng trống cần bổ sung của giả thuyết này, nhưng không phải yếu tố phủ nhận; hoặc hiệu chỉnh trên nền tảng của giả thuyết này và thiết lập một giả thuyết khác; hay tệ hơn nữa là phải bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này, thành lập một giả thuyết khác có tính tổng hợp hơn, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. * Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, thì nó còn có trách nhiệm phải giải thích sự hình thành của những dân tộc phát triển và tách ra từ một Đại chủng và lịch sử của họ. Đặc biệt là cổ sử Việt với nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử và liên hệ với nguồn gốc châu Phi của người Việt ở Đông Nam Á. Bây giờ chúng ta liên hệ với sự hình thành Việt tộc ở Đông Nam Á bằng cách so sánh giả thuyết "loài người có nguồn gốc từ Châu Phi" với quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em so sánh những luận cứ sau đây: A/ Thuyết nguồn gốc loài người có nguồn gốc từ châu Phi: 1/ Dấu nhận dạng gen cho luận cứ người Đông Nam Á di cư lên phía Bắc. 2/ Dấu chứng văn minh lúa nước cho luận cứ người Đông Nam Á di cư lên phía Bắc. (Tất cả những đoạn trích này đều ở trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường'*') Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Qua những đoạn trích dẫn trên, quí vị và anh chị em quan tâm cũng nhận thấy rằng: mốc thời gian cho sự hình thành cho đại chủng Mongoloid và các tiểu chủng khác, có nguồn gốc Châu Phi bắt đầu từ Đông Nam Á có mốc thời gian tương đương 10. 000 năm. Đây cũng là con số tôi lưu ý các bạn bằng cách làm đậm và gạch dưới trong các đoạn trích dẫn. Các đoạn làm đậm này cũng lưu ý các bạn về những chứng cứ liên quan nhằm xác định bổ xung thêm cho giả thuyết này về dấu ấn lúa nước xuất phát từ Đông Nam Á trong đó có Việt tộc theo giả thuyết này. Tóm tắt về nội dung giả thuyết này như sau: 1/ Bằng những phương tiện kỹ thuật, các nhà khoa học đã xác nhận được nhân loại có cùng một bộ gen gốc có nguồn gốc từ Châu Phi. 2/ Những biến thiên của gen gốc này trong các vùng cư trú của loài người, họ đã vạch ra một con đường phát triển của nhân loại từ những con người đầu tiên ở Châu Phi đi khắp thế giới. 3/ Cùng với những bằng chứng khác liên quan đến kỹ thuật trồng lúa nước về di truyền, qua các di vật khảo cổ... đã kết luận về nguồn gốc đại chủng Mongoloid xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á hiện nay và phát triển lên phía Bắc, niên đại xuất hiện cách đây là 10. 000 năm. Như vậy, những bằng chứng nhận thức được quá những phương tiện kỹ thuật đã xác định có một nguồn gốc gen chung cho toàn thể loài người có nguồn gốc chung - được coi là từ Châu Phi - lan tỏa ra khắp thế giới. Nhưng vấn đề còn lại phải giải quyết là mốc thời gian của giả thuyết này. Chúng ta xem lại các đoạn trích dẫn về mốc thời gian của giả thuyết này là: Như vậy, dấu mốc thời gian sớm nhất cho giả thuyết này là 30. 000 năm cách ngày nay cho việc người cổ đại xuất hiện ở Đông Nam Á. Dấu mốc thời gian muộn nhất là 10. 000 năm. Do đó, những vấn đề giả thuyết này cần giải thích lại là những bằng chứng trực quan khác, tiếp tục trình bày sau đây. B/ Những mâu thuẫn về gốc thời gian cần giải thích cho giả thuyết nguồn gốc nhân loại từ Châu Phi. 1/ (T1- 9) (T1 - 8) (T1 - 7) Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Như vậy, các bạn đã thấy rằng: Với những chứng cứ về di truyền học và sự hình thành nền nông nghiệp lúa nước các nhà khoa học đã kết luận: Chủng Mongoloid hình thành ở vùng Đông Nam Á và di cư lên phía Bắc khoảng 10. 000 năm cách ngày nay, sẽ mâu thuẫn với những chứng cứ thời gian của các phát hiện khác liên quan cũng bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại. SỬA ĐẾN ĐÂY Đại chủng Á (Mongoloid) đi trc nhân loại trong những phát minh, thành tựu gì thời cổ-trung đại? * Nói sơ qua về 4 đại chủng (chủng tộc lớn) trong nhân chủng học nhé: - Đại chủng Âu (Caucasoid/Europoid/Europid): sinh sống tại châu Âu, Bắc Phi, Đông Bắc Phi, Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á, châu Mỹ, Australia và New Zealand. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Á (Mongoloid): sinh sống tại Mông Cổ, Tây Tạng, Đông Á, Đông Nam Á, Siberia và thổ dân ở châu Mỹ. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Phi (Negroid/Congoid): sinh sống tại khu vực châu Phi hạ Sahara. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Úc (Australoid): sinh sống tại châu Đại Dương, là một số dân tộc, thổ dân ở Indonesia, Malaysia, Australia, New Guinea, Melanesia, quần đảo Andaman và tiểu lục địa Ấn Độ. Ảnh minh hoạ: Nguồn Wikipedia Tôi chưa bình luận gì về mặt thời gian - 10. 000 năm theo kết luận của các nhà khoa học sáng lập giả thuyết và những người ủng hộ - Nhưng chí ít thì có những dấu chứng không thể bác bỏ - theo cách nói của TS Đỗ Kiên Cường - cho thấy cách đây 10. 000 năm cách ngày nay, những cư dân đầu tiên của chủng Mongoloid, trong đó có người Việt cổ đã hình thành ở Đông Nam Á và tiếp tục di cư lên phía Bắc là Trung Quốc ngày nay. Nhưng - chúng ta xem lại hình ảnh này, mô tả cội nguồn của chủng Mongoloid theo các nhà sáng lập giả thuyết cội nguồn nhân loại từ Phi Châu, ở giai đoạn khoảng hơn 7000 năm sau đó (Tức 700 năm TCN) - của quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" thửa nhận: Những bằng chứng cũng không thể bác bỏ, cho thấy ở Nam Dương tử đã có một nền văn minh cổ xưa, gọi là nền văn minh thứ V từ hơn 3000 năm BC. Điều này phù hợp với một phần nội dung của thuyết nguồn gốc loài người tiến hóa từ Châu Phi - Họ đã đến Đông Nam Á và tiến lên Nam Dương Tử - Còn trong hình minh họa của cuốn sách "Lược sử Việt Nam bằng tranh" này thì người Việt - cội nguồn của chủng Mongoloid vĩ đại chủ nhân của văn minh Đông phương huyền vĩ, - hơn 7000 năm sau đó, mới thành lập ra cái gọi là "nhà nước sơ khai" gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố". Nhưng mỉa mai thay! Trong bức tranh minh họa của Nxb Kim Đồng, hiệu đính Dương Trung Quốc - thậm chí "không có cái khố" mà mang. Chúng ta hãy đọc chú thích cái hình ảnh này - được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng động khoa học thế giới" ủng hộ - thì cách nay 700 năm BC Việt tộc với sự miêu tả như thế này thì làm sao tạo ra một thứ văn minh Nam Dương Tử đã có từ hàng ngàn năm trước BC? Hay người ta sẽ giải thích rằng: Những người Mongoloid đầu tiên ở lại vùng đất Bắc Việt Nam này không tiếp tục tiến hóa để đến nỗi sau hơn 7000 năm vẫn "Ở trần đóng khố" và phải ngậm ngùi thành lập cái "liên minh 15 bộ lạc" vậy? Những dấu chứng từ những bài viết tôi sưu tầm trong chủ đề này, cho thấy 6000 năm cách ngày nay, Nam Dương Tử đã có một nền văn minh rất phát triển đó là bài "Mộ Rồng" - (T1 - 4 ) -. Tức là chỉ khoảng 4000 năm sau cuộc di cư từ Đông Nam Á (Trong đó có Việt Nam) lên Nam Dương Tử, Hay 2000 năm sau khi di cư từ Đông Nam Á. Tất cả những người quan tâm đến văn minh Đông phương và biết chút ít về Phong thủy đều biết rằng: Phong thủy là một hệ quả chuyên ngành của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những dấu ấn liên quan đến Phong thủy trong "Mộ Rồng" đã cho thấy học thuyết này phải có trước khi sự ứng dụng cụ thể của nó. Tức là phải có phải rất lâu. Không lẽ từ khi đặt chân đến vùng Đông Nam Á 10. 000 năm trước và chỉ là một cộng đồng sơ khai "ăn lông, ở lỗ" - một thời gian chưa định lượng để tiếp tục di cư lên nam Dương Tử - sau đó là 4000 năm (Tức 6000 năm cách ngày nay), người ta đã hoàn chỉnh học thuyết Âm Dương Ngũ hành và ứng dụng? Nếu người ta chưa tin vào phương pháp tính niên đại của "Mộ Rồng" thì ngay cuốn Hoàng Đế Nội Kinh cũng xác định thuyết Âm Dương Ngũ Hành phải có trước 6000 năm cách ngày nay. Bởi vì lý luận của Đông y cũng chỉ là hệ quả của học thuyết này. Cho đến nay, chính người Tàu cũng ngậm ngùi xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ. Không lẽ những người di cư khỏi Đông Nam Á (Trong đó có Việt Nam) tiến hóa nhanh như thế, còn những người ở lại thì hơn 7000 năm sau vẫn như thế này: Hình trong cuốn" Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Vậy thì quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến và giả thuyết nguồn gốc Việt tộc có xuất xứ từ châu phi đến Đông Nam Á từ hàng 10. 000 năm trước, sau đó tiến lên phía Bắc, cái nào đúng? Hay cả hai đều sai? Nếu sai thì chỉ có cái quan điểm của một đống tư duy giẻ rách sai trước tiên! Vì quan điểm nguồn gốc loài người có nguồn gốc Châu Phi "được cộng đồng khoa học thế giới công nhận" - nói theo cách nói của đám tư duy giẻ rách phủ nhận cội nguồn dân tộc. Với sự mô tả của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" - phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử - được cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới công nhận", qua "Lược sử Việt Nam bằng tranh" .Nxb Kim Đồng - Hiệu đính Dương Trung Quốc, với quan niệm người Việt chỉ xuất hiện thành một liên minh bộ lạc cách đây 2700 năm, mà tôi đã dẫn chứng ở trên, kết hợp với thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi, thì chỉ còn cách giải thích như sau: - Cộng đồng người có nguồn gốc từ Châu Phi đến Đông Nam Á 10. 000 năm trước. - Một bộ phận ở lại và không tiến hóa suốt hơn 7000 năm, sau đó mới hình thành "liên minh 15 bộ lạc", như sự mô tả theo tranh này trong "Lược sử Việt Nam bằng tranh": Hình trong cuốn "Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Nếu với cách lập luận này thì - chúng ta đều biết rằng: Nền văn minh Bắc Dương Tử đã phát triển rất hùng mạnh với các triều đại Ân Hạ, Thương, Chu từ 5000 năm cách ngày nay. Vậy thì với cái văn minh "ở trần đóng khố" của văn minh Việt được mô tả như trên ("Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc) - 2700 năm cách ngày nay - chỉ có thể xác định rằng: Nó ảnh hưởng của văn minh phương Bắc và dòng người di cư từ phương Bắc tới. Nhưng cái khốn nạn nó nằm ở chỗ: với lập luận này thì lại mâu thuẫn với chính thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi. Quí vị xem lại đoạn sau đây: (T1 - 1) Và đây là những luận cứ bác bỏ: 1/ 2/ Còn nhiều dẫn chứng khác từ ngay bài viết của TS Đỗ Kiên Cường - quý vị và anh chị em có thể tham khảo nguyên văn (T1 - 1). Như vậy, với cách giải thích tổng hợp của thuyết loài người từ Châu Phi kết hợp với luận cứ phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vẫn mâu thuẫn. Tất nhiên chỉ có một cái đúng , hoặc cả hai đều sai. Nhưng rõ ràng thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi có những luận cứ chặt chẽ và chứng cứ không thể phủ nhận. Do đó, nó chỉ có thể cần bổ sung chứ không thể sai. Hay nói một cách khác: Nhìn từ góc độ nào thì luận điểm phủ nhận lịch sử truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến cũng sai. Nhưng đám tư duy giẻ rách ấy vẫn khăng khăng phủ nhận cội nguồn Việt tộc một cách khá trơ tráo, trắng trợn. Họ có mục đích gì vậy? ===================== * Từ nay tôi sẽ viết tắt nguồn bài viết trích dẫn trong chuyên để này như sau, thí dụ: trích dẫn từ: (T1 - 1) ; Tức là Bài viết trang 1 (T1) và bài thứ 1 của trang này. Cho nên, thay vì viết: (Tất cả những đoạn trích này đều ở trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường'*'), tôi sẽ chỉ ghi: T1 -1. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Để thống nhất trong khái niệm thời gian liên quan đến bài viết và không làm xáo trộn mạch suy nghĩ chính, căn cứ vào bài viết và tư liệu của Tiến Sĩ Đỗ Kiên Cường và các bài viết liên quan, trong bài viết của tôi sẽ hạn chế mốc thời gian thường dùng là trước, hoặc sau Công Nguyên. Tôi sẽ sửa lại bài viết theo hướng này.1 like