-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 18/10/2015 in all areas
-
"Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những thủ đoạn khác". Tất cả mọi biện pháp chính trị - (ngoại giao chỉ là một phương pháp thể hiện của chính trị) - đã kết thúc với phát biểu nổi tiếng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung: "Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ sử". Thưa quý vị và anh chị em. Tập Cận Bình đã nhắc đến "thời cổ sử" vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung tháng 9/ 2015. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên lão Gàn viết bài về cội nguồn Việt sử thuộc thời cổ sử với tựa đề- mà tự nó đã xác định mối liên quan - là: "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" từ 9/ 2008. Tức là trước Tập Cận Bình 8 năm tính theo Việt lịch. Mọi chuyện đã quá muộn, dù Việt sử được vinh danh ngay bây giờ - sau khi lão Gàn gõ xong hàng chữ này - mà không cần chứng minh. Đây là điều lão Gàn đã nói từ lâu rồi. Từ năm ngoái (sau ý định tổ chức Hội thảo thất bại) và lặp lại đầu năm nay, rằng: Mọi chuyện đã quá muộn liên quan đến cội nguồn Việt sử. Hình như lão nhắc không dưới nửa tá câu nói trên, ở ngay topic này. Bởi vậy, vấn đề còn lại, lão cũng đã nói từ 2008, trong "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông", rằng: - đại ý (Nguyên văn đã trích dẫn trong mấy bài trước) rằng: "cần tránh cho Việt Nam bị cuốn vào cuộc tranh hùng của hai siêu cường, trong 'canh bạc cuối cùng' này". Nhưng mọi chuyện sẽ rất khó khăn. Năm nay chưa có chiến tranh ở biển Đông và nó có thể thể hiện dưới mọi lý do (Chứ không phải nguyên nhân) - kể cả việc tàu sân bay của Hoa Kỳ trục trặc kỹ thuật, máy bay F22 bị lỗi phần mềm, quốc hội Hoa Kỳ chưa đồng thuận....Nhưng sang năm thì tất cả các lý do ngớ ngẩn đó đều không tồn tại. Bài viết này của lão Gàn đã mô tả một thực tại có tính dự báo và trên thực tế với nội dung dự báo đó, nó đã chấm dứt nội dung của topic, vì mọi việc đã được an bài. Từ nay nếu có còn bình luận gì thì cũng để cho vui mà thôi. PS: Việt Nam đang đứng ở trung tâm mọi lực tương tác liên quan trong "Canh bạc cuối cùng". Nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ, đủ để mất sự cân bằng này. Điếu mựa.7 likes
-
Quán vắng!
hungphupy and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Vĩnh biệt một tài năng toán học xuất sắc của Việt Nam Chủ nhật, 18/10/2015 - 09:15 TSKH Vũ Quốc Phóng nằm trên giường bệnh để chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Dù đau đớn vì bệnh tật, nhưng ông vẫn luôn mỉm cười với bạn bè, đồng nghiệp, bà con khi đến thăm. Nắm lấy bàn tay gầy guộc của ông, ai cũng thương xót cho một tài năng toán học Việt Nam, bởi ngày ông từ giã cõi trần được tính bằng giây, bằng phút. Và, ông đã ra đi vào ngày định mệnh 27/8 âm lịch (Ất Mùi) trong niềm tiếc thương vô hạn của hàng trăm sinh viên Đại học Ohio (Mỹ) và cán bộ, GS, các nhà toán học (Viện toán học Việt Nam), cùng gia đình, bạn bè, người thân. GS-TSKH Vũ Quốc Phóng. PGS, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam Nguyễn Việt Dũng chia sẻ, Vũ Quốc Phóng, đã chọn toán học và toán học đã chọn ông. Suốt đời mình, từ tuổi niên thiếu cho đến phút cuối cùng ông say mê và gắn bó với toán học. Ông luôn chọn cho mình những đề tài nghiên cứu khó khăn, hóc búa và đạt nhiều kết quả có giá trị đối với Giải tích hàm, Lý thuyết toán tử, Lý thuyết nửa nhóm... “Ông là tác giả của gần 70 bài viết được xuất bản trong các tạp chí chuyên ngành có uy tín. Các kết quả nghiên cứu của ông đã được trích dẫn sử dụng trong nhiều bài báo và hàng chục đầu sách được xuất bản trên thế giới. Ông được mời làm phản biện cho hàng chục tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Lòng say mê, tận tâm, bền bỉ, tài năng đã giúp ông gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực toán học. Ông là nhà toán học hàng đầu của Việt Nam”, PGS Dũng khẳng định. Sinh ra ở miền quê xứ Nghệ, trong một gia đình hiếu học, Vũ Quốc Phóng có tài năng thiên bẩm về toán học từ bé. Tốt nghiệp cấp 3, với kết quả học tập xuất sắc, Vũ Quốc Phóng được Chính phủ gửi sang Liên Xô học đại học. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kharkov với tấm bằng đỏ xuất sắc. Ông được trường đề nghị ở lại làm nghiên cứu sinh chuyển tiếp và bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ tại Đại học Kharkov. Ông trở về nước, công tác tại Viện Toán học Việt Nam. Chỉ vài năm sau, ông được Viện Toán học Việt Nam cử làm thực tập sinh cao cấp ở Liên Xô và năm 1987, ông bảo vệ xuất sắc Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Toán-Lý ở Viện Toán học Kiev. Từ đây, nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới mời ông làm giáo sư thỉnh giảng tại Đức, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Hồng Kông... Nhiều viện nghiên cứu toán học tại Mỹ, châu Âu, Trung tâm vũ trụ NASA còn lưu giữ nhiều bài nghiên cứu về toán của ông. Và, năm 1999 ông trở thành GS toán học của Đại học Ohio. Dù thành công ở đỉnh cao, nhưng ông luôn có lối sống giản dị, tận tụy với công việc và có trách nhiệm giúp đỡ sinh viên có tài năng về môn toán. Ông được Đại học Ohio giao nhiều trọng trách: Chủ nhiệm khoa sau đại học, chủ tịch hội đồng xét tuyển, thi nâng ngạch giáo viên của trường. Ông là người thiết kế khóa học online cho Đại học Ohio và một số trường đại học khác của Mỹ và là tác giả của nhiều bài giảng từ xa. GS Vũ Quốc Phóng với gia đình Cả một đời gắn bó với toán học, Vũ Quốc Phóng luôn đau đáu về ngành Toán của Việt Nam. Vì vậy, các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, ông đều tranh thủ về nước dự các hội nghị về toán. Ông tham gia giảng dạy tại các trường đại học trong cả nước, cộng tác chặt chẽ với Viện Toán học Việt Nam, là cầu nối giúp sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đến với khoa Toán Đại hoc Ohio. Những ngày cuối tháng 7, căn bệnh ung thư quái ác đang hành hạ ông. Vũ Quốc Phóng vẫn lên lớp giảng dạy sinh viên. Bài dạy cuối cùng của ông không phải là những hàm đẳng thức, không phải là những hằng số, đạo hàm, mà về đạo làm người, về những căn bệnh quái ác mà y học hiện đại còn bó tay. Giọng nói ông cất lên yếu ớt, nhưng ánh mắt ông vẫn tràn đầy nghị lực... Ở cả bờ tây nước Mỹ, nhắc đến “Thầy Phóng”, đám học sinh cả ta lẫn tây đều khâm phục. Giảng đường luôn kín đặc chỗ mỗi khi ông lên lớp. Kể cả mấy tháng qua, khi ông đang trải qua những cơn đại phẫu thì lịch giảng online vẫn luôn được học sinh ngóng chờ. Không phải chỉ vì GS Phóng có một kiến thức sâu rộng, mà ông truyền cho người học một cảm giác “thèm học”, “muốn học” và “học đến tận cùng”. Và kể cả khi nằm dưỡng bệnh, bàn tay gầy guộc đó vẫn níu lấy chiếc bút chì, dọc ngang những ý tưởng trên trang giấy trắng. Ông ra đi ở tuổi 62 với nhiều dự định còn dang dở. Với ông, Việt Nam cần phải thay đổi tư duy giáo dục đại học, đừng lề mề nữa, cần phải có những bước đi cụ thể, thích hợp và phải nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Vĩnh biệt ông! Một tài năng toán học xuất sắc của Việt Nam. Theo T. Vân VietNamNet ===================== Từ này, những tài năng xuất sắc của thế giới và Việt Nam, nếu mắc bệnh - trừ bệnh thần kinh đang nghiên cứu - lão Gàn sẵn sàng chữa bệnh bằng phong thủy miễn phí. Giới thiệu không phải để khoe: Lão Gàn đã chữa hàng chục ca ung thư và đều đã khỏi. Tất nhiên đừng để bệnh quá nặng. Nếu ai biết được tâm nguyện này của lão Gàn thì có thể giới thiệu.4 likes -
BÀN CHƠI CHO VUI Phàm đã đại hội giang hồ trong võ lâm để gọi là "Hoa Sơn luận kiếm" thì phải gồm nhiều đại cao thủ trong giới võ lâm, chánh tà đủ cả. Đây Bắc Kinh tụ tập chỉ riêng những nước lân cận, thiếu hẳn các cao thủ như Nhật Bản, Úc...chưa nói đến Hoa Kỳ thì việc luận kiếm chỉ có một chiều. Hơn nữa, bản chất vấn đề là mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng từ lâu rồi. Trước đây, từ đầu năm, bà cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã phát biểu: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều, chỉ cần điều tàu sân bay đến Hoa Đông". Với nhận định của bà Raice thì trên thực tế đã không còn đối thoại. Huống chi sau khi ông Tập đến Hoa Kỳ thì cánh cửa đối thoại đã đóng sập kín mít. Cuộc họp thượng đỉnh kết thúc lãng nhách. Bởi vậy, Trung Quốc muốn nói kiểu gì cũng chỉ để cho vui. Cho nên sau cuộc "Hương Sơn luận kiếm" này, Trung Quốc còn chiêu gì cứ giở ra cho vui.2 likes
-
hannguyenhp Cháu chào chú Thiên Đồng. Cháu tuổi Canh Ngọ Chau hoi lúc 21h10 ngay 15/10/2015 Câu hỏi 1: Chú xem giup cháu năm nay có tin vui không ah. Nêu không thi khoảng bao giờ cháu mới có con ah. Sang năm 2016 Câu hoi 2: Sang năm công việc của cháu có thay đồi gi không ah. Liệu cháu có thể phát triển gì thêm ở cty hiện tại không ah Không thay đổi, và chỉ dậm chân tại chổ. Câu hỏi 3: Cháu dự định về gân nhà làm liệu có thuận lơi và thăng tiến hơn không ah. cũng dậm chân tại chổ Dạ cháu cảm ơn chú nhiêu ah Thiên Đồng1 like
-
Lão Gàn thì luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Nhưng mọi chiện diễn theo qui luật của tự nhiên. Bi wờ ai mún nói gì thì cũng muộn rùi. Cuối năm nay bể Đông rất căng thẳng. Cái này lão Gàn nói lâu rùi - nhưng không nhớ trong "Lời tiên tri bổ sung", hay trong topic này. Sang năm chỉ cần "nhìn đểu" cũng đủ uýnh nhau. Mà bể Đông đã bụp thì lập tức hiệu ứng dây chuyền sang tận Hoa Đông. Mọi chuyện sẽ loạn cào cào lên cả. Điếu mựa.1 like
-
Lửa - Vật chất hay năng lượng? 13/10 08:54 Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí. Sức mạnh của một ngọn lửa có thể phá huỷ ngôi nhà của bạn và tất cả những gì bạn có chỉ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ hoặc biến một khu rừng rộng lớn chỉ còn lại tro tàn. Lửa cũng là một loại vũ khí đáng sợ, với sức tàn phá gần như vô hạn, mỗi năm lửa lấy đi nhiều mạng sống hơn bất kì một sức mạnh thiên nhiên nào khác. Nhưng ngược lại, lửa lại có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Lửa cho chúng ta ánh sáng và hơi ấm. Lửa còn giúp nấu chín thức ăn, rèn kim loại, làm đồ gốm, nung gạch, và vận hành nhà máy nhiệt điện... Tóm lại, lửa là một thứ nguy hiểm, nhưng cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó thực sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất của lịch sử loài người. Vậy, lửa là gì? Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí. Bạn có thể cảm nhận được lửa, giống như bạn có thể cảm nhận được đất, nước và khí vậy. Bạn cũng có thể nhìn, ngửi thấy lửa, và bạn có thể mang lửa đi bất cứ đâu. Nhưng thực tế, lửa là một cái gì đó rất khác. Đất, nước và khí được cấu tạo bởi hàng tỉ nguyên tử, và luôn giữ nguyên dạng như vậy. Lửa thì không như vậy: lửa có thể chuyển sang những dạng khác - nó là một phần của các phản ứng hoá học. Thông thường, lửa sinh ra từ một phản ứng hoá học giữa oxy trong không khí và một loại chất đốt nào đó (gỗ, dầu hoả,...). Tất nhiên, gỗ và dầu hoả để trong không khí sẽ không thể tự cháy được. Để phản ứng cháy xảy ra, chúng ta cần phải làm nóng nhiên liệu đến nhiệt độ cháy của chúng. Trước tiên, chúng ta sẽ nói qua về quá trình khi đốt cháy một chất nào đó. Ví dụ, khi đốt một khúc gỗ, quá trình xảy ra như sau: - Khúc gỗ nóng dần lên. Nguồn làm nóng có thể là bất cứ gì: que diêm, tập trung ánh sáng mặt trời, sự chà xát, một thứ gì đó đang cháy... - Khi khúc gỗ đạt đến nhiệt độ khoảng 150 độ C, nhiệt sẽ làm phân huỷ một vài thành phần cellulose của khúc gỗ đó. - Carbon trong than củi cũng sẽ phản ứng với oxy, nhưng phản ứng này diễn ra chậm hơn. Chính vì vậy, khi bạn nướng một thứ gì đó bằng than củi, bạn sẽ thấy chúng nóng tương đối lâu. Các phản ứng này khi xảy ra sẽ toả rất nhiều nhiệt. Chuỗi các phản ứng xảy ra liên tục, lượng nhiệt sinh ra đủ để duy trì ngọn lửa. Quá trình phản ứng trên đúng với khi ta đốt một khúc gỗ, nhưng với nhiều loại nhiên liệu khác thì quá trình chỉ xảy ra có một bước. Xăng là một ví dụ. Nhiệt năng sẽ hoá hơi xăng và rồi đốt cháy chúng, than không được sinh ra như khi đốt gỗ. Loài người đã học được cách điều chỉnh nhiên liệu cần dùng và điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp với mục đích sử dụng. Ngọn nến chính là một dạng cho thấy sự bay hơi chậm và bốc cháy của sáp. Khi được làm nóng, các nguyên tử carbon (và cũng như các nguyên tố khác) phát ra ánh sáng. Hiện tượng “nhiệt sinh ra ánh sáng” này có tên gọi sự đốt cháy, về cơ bản cũng tương tự như việc bóng đèn dây tóc có thể phát sáng vậy. Và chính hiện tượng này sẽ cho ta nhìn thấy được ngọn lửa. Màu sắc của ngọn lửa rất đa dạng, phụ thuộc vào cái gì đang cháy và nó nóng đến mức nào. Khi bạn thấy một ngọn lửa có nhiều màu sắc, ví dụ như nhìn vào ngọn lửa bếp ga, bạn sẽ thấy nó có nhiều màu sắc khác nhau, đấy chính là do sự khác nhau về nhiệt độ. Thông thường, nơi nóng nhất của ngọn lửa - ở dưới cùng – có màu xanh lam, trong khi đó, nơi có nhiệt độ thấp nhất có màu vàng và màu cam. Thêm nữa, các nguyên tử carbon có thể để lại những vệt đen xung quanh khi cháy sáng, đó chính là muội than hay bồ hóng, mà chúng ta thường thấy ở đáy các loại nồi khi nấu nướng bằng bếp than. Thứ nguy hiểm nhất ở đây là, các phản ứng hoá học mà có xảy ra sự cháy, chúng có tính tự tồn tại lâu dài. Sức nóng từ ngọn lửa có thể giữ cho nhiên liệu luôn ở nhiệt độ cháy, và chúng sẽ cháy mãi cho đến khi hết nhiên liệu hoặc hết oxy xung quanh. Ngọn lửa cháy làm nhiên liệu xung quanh bốc hơi, khi hơi ga bắt lửa chúng sẽ cháy tiếp, và ngọn lửa lan ra khắp nơi. Những hợp chất dễ cháy nhất, đó chính là hợp chất có chứa carbon và hidro, chúng dễ dàng kết hợp với oxy trong không khí để tạo CO2, nước và các chất khí khác. Trên Trái Đất, trọng lực xác định cách ngọn lửa bùng cháy. Tất cả các khí nóng trong ngọn lửa nóng hơn và loãng hơn nhiều so với không khí xung quanh, do đó, chúng sẽ di chuyển dần về phía áp suất thấp hơn. Đây là lí do tại sao lửa thường lan lên phía trên, và đó cũng là lí do tại sao ngọn lửa luôn có "đầu ngọn" khi cháy. Nếu bạn đã thắp sáng ngọn lửa trong một môi trường không trọng lực, ví dụ như bên trong tàu con thoi ngoài không gian, ngọn lửa sẽ tạo thành hình cầu Lửa cháy như thế nào ngoài vũ trụ? Để hình thành một ngọn lửa, chúng ta phải xem xét khá nhiều yếu tố: + Những chất cháy khác nhau sẽ bắt lửa và cháy ở những nhiệt độ khác nhau. Chúng cần một lượng nhiệt nhất định để có thể chuyển các chất từ dạng ban đầu thành dạng hơi, và thêm lượng nhiệt nữa để có thể bắt đầu phản ứng với oxy. Lượng nhiệt cần thiết phụ thuộc vào bản chất của phân tử tạo nên loại nhiên liệu đó. Người ta thường chia thành 2 ngưỡng nhiệt độ: một là nhiệt độ đánh lửa thử nghiệm, là mức nhiệt độ cần thiết để biến nhiên liệu thành dạng khí có khả năng cháy khi gặp tia lửa điện. Và mức thứ hai, nhiệt độ đánh lửa vượt thử nghiệm, cao hơn rất nhiều so với mức một, ở nhiệt độ này, nhiên liệu sẽ lập tức cháy mà không cần đến tia lửa điện. + Kích cỡ của chất đốt cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chúng cháy nhanh hay không. Một thân cây to sẽ có khả năng hấp thụ nhiều nhiệt hơn, sẽ cần lượng nhiệt lớn hơn để đốt cháy chúng. Ngược lại, một mẩu gỗ cỡ que diêm sẽ cháy dễ dàng vì chúng được làm nóng lên rất nhanh. + Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy các loại nhiên liệu cũng phụ thuộc nhiều vào lượng năng lượng chúng toả ra và tốc độ cháy của chúng. Cả hai yếu tố này, đều phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của loại chất đốt. Một vài hợp chất phản ứng với oxy rất nhanh và mạnh, chúng toả ra một lượng nhiệt lớn. Với một vài loại khác, thì lại chỉ toả ra lượng nhiệt nhỏ. Tương tự, tốc độ phản ứng của chất đốt với oxy có thể nhanh hoặc chậm, như trong ví dụ về than củi ở trên. + Hình dạng của loại chất đốt cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ cháy. Những mảnh mỏng sẽ cháy nhanh hơn những mảnh lớn do diện tích tiếp xúc của chúng với oxy lớn hơn. Ví dụ, một mảnh gỗ dẹt, hoặc một tờ giấy sẽ cháy nhanh hơn một khối gỗ có cùng khối lượng, do mảnh gỗ và tờ giấy có diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn. Và từ đó, bạn có thể thấy, lửa từ những loại nhiên liệu khác nhau, giống như những loài vật khác nhau vậy, chúng có những đặc điểm khác nhau. Dựa vào đó, các chuyên gia có thể xác định được ngọn lửa bắt nguồn như thế nào khi quan sát chúng và xem chúng ảnh hưởng sang môi trường xung quanh như thế nào. Ngọn lửa từ những loại nhiên liệu dễ cháy sẽ gây tác hại nhiều hơn so với loại nhiên liệu cháy chậm và toả ít nhiệt năng. Vậy, cuối cùng, chúng ta kết luận được lửa không phải dạng vật chất hay dạng năng lượng thông thường, nó là quá trình oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng hóa học tỏa nhiệt, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng, và các sản phẩm phản ứng khác.Ngoài ra, ngọn lửa là một phần biểu hiện thấy được (phát ra ánh sáng) của sự cháy. Nó tạo ra từ các phản ứng hóa học có sự tỏa nhiệt cao (cháy, phản ứng oxy hóa tự duy trì) diễn ra trong môi trường hẹp. Ngọn lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được xếp như một loại khí plasma - bị ion hóa một phần. Để tạo ra lửa, phải cần và đủ 3 yếu tố, đó là: chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt. Thiếu một trong các yếu tố trên hoặc các yếu tố trên không đủ thì sự cháy sẽ không xảy ra. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ bốc cháy khác nhau. Theo Genk. Nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/70460 ----------------------------------------------------------------------------- Lửa là một dạng tồn tại của hành Thổ trong âm dương ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Vậy nó là vật chất chứ nhỉ? mà vật chất luôn có năng lượng tồn tại bên trong (e=mc^2). Đây có phải là Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ không nhỉ??1 like
-
Cháu xin thay mặt anh em báo cáo với chú Thiên Sứ và anh chị em trong diễn đàn dc biết là hôm nay công việc mấy anh em đi ứng dụng chữa bệnh bằng phương pháp phong thủy lạc việt, dc chú Thiên Sứ ủy thác đã thành công tốt đẹp, với sự tận tình hết mức, cùng sự tập trung. Nghiêm túc cao độ, thì mọi việc đã xong Nhưng do xong việc thì gần 2h chiều, và anh em chạy về tới bắc ninh mới có quán ăn thì đã 2h30 mới dc ăn vì thế bi giờ ai cũng đang rất mệt mỏi, có rất nhiều ảnh và dữ liệu để đưa lên diễn đàn, nhưng hẹn mọi người tới đêm nay, báo cáo chi tiết hơn ạ1 like