-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/10/2015 in Bài viết
-
Trước hết, thứ nhất: Xét về mặt phoeng xủi. Lão đây chưa vào phòng họp của Bộ Chính Trị Tung Coóc, nhưng nhìn bức tranh phía sau phòng họp này cho thấy: mọi chuyện sẽ loạn cào cào. 10 thùng rượu Mao Đài thứ lão Gàn ún trong buổi lễ tổng kết dự báo chính xác của TTNC LHDP về ngày Tận Thế 21. 12. 2012 và 10 triệu tệ phong bì, lão sẽ thay bức tranh này (Hình như lão có nói một lần trong topic này). Thứ hai: Trao trả toàn bộ các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đang bị chiếm đóng trái phép và hai địa danh lão Gàn yêu cầu, kèm phong bì 20 triệu tệ đút lót, lão sẽ chỉ một đường rút khỏi việc đối đầu Hoa Kỳ. Thứ ba: Long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, kèm phong bì đút lót 50 triệu tệ, lão Gàn sẽ tả biểu tấu trình Thượng Đế cân bằng lại các quyền lực ở thế gian trong cuộc hội nhập toàn cầu. Đây là giá hữu nghị vì nể tình bác Lý Quỳ là hảo hán Lương Sơn Bạc, vốn chỗ quen biết cũ với tiền bối Chí Phèo ở làng Vũ Đại, nên tính rẻ. Không chịu hả? Không chịu thì thôi. Lão lại vào cái lò gạch làng Vũ Đại ún rượu Voka Men với chuối xanh chấm muối ớt. Hì. PS: Chu choa! Nói đến chuối xanh, muối ớt, lão mới nhớ đến trong topic "Lạc Việt độn toán và dự báo thời tiết", lão có hứa lễ tạ chuối xanh muối ớt và rượu Voka Men hảo hạng, mà chưa lễ tạ. Rượu thì có rùi. Muối ớt lão có thể thân chinh làm lấy. Nhưng chuối xanh mua ở đâu phải đợi bà xã về đã. Híc! Xả xì choét một tý. Hì.5 likes
-
NGHIỆP CHƯỚNG
NamDinh93 and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
'Đức năng thắng số': Hiểu sao cho đúng và những câu chuyện nhân quả Thứ bảy 10/10/2015 12:00:00 (GMT +7) Nguồn: Sưu tầm Chép lại từ trang chủ Lý học Đông phương. Trong cuộc sống, khi gặp những điều không may hoặc tai ương, tật ách chúng ta thường nghe những lời khuyên như "Đức năng thắng số", hoặc "Tu thân tích đức" thì sẽ qua khỏi. Vậy tại sao, người đời lại có những lời khuyên như vậy? Và hiểu thế nào cho đúng về câu "Đức năng thắng số"! "Đức năng thắng số" có thể hiểu là Phúc Đức thắng số mệnh. "Đức năng" ở đây chính là sự Đức độ và tình yêu thương giữa con người với con người. Ngay cả trong các tôn giáo lớn như Phật giáo hay Thiên chúa giáo cũng đều nhấn mạnh đến phần Đức lên hàng đầu. Chữ “Đức” được mọi người nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống, trong sự dạy dỗ con cái, khuyên răn con người sống cho phải đạo, đẹp đời. Trong kinh Dịch xem việc tu dưỡng “Đức” còn quan trọng hơn nuôi dưỡng hình hài, vì thế mới nói “Dữ thiên đồng đức” có nghĩa “Đức” có giá trị vai trò ngang bằng với trời. Còn trong giáo lý phương Đông, "Đức năng thắng số" hay "Nhân định thắng Thiên" đều nhấn mạnh đến cái Đức và Đạo, bao trùm trong cuộc sống và trên mọi lãnh vực của văn hóa Đông Phương, ngay cả trong triết ly hiện sinh và trong lãnh vực binh pháp, từ cổ chí kim đến hiện đại. Ngay trong môn khoa học Tử vi, tất cả những nguyên lý đạo giáo được thấy trong Tử vi qua cung Phúc Đức và những bộ Phúc Tinh chuyên đi cứu giải. Cái mờ ảo của "Đức năng thắng số" là khi xem 1 lá số. Chọn con đường hướng thiện "lấy đức thắng số" đòi hỏi sự bền bỉ lâu dài cho đến cùng của con người, để đến hướng đến cái Chân - Thiện, tìm thấy hạnh phúc cho chính mình. Ở bên kia phương trời Tây, Rene Descartes một nhà toán học, nhà vật lý cũng còn là triết gia nổi tiếng vào thế kỷ thứ 17 đã nói một câu đã được ghi mãi mãi trong lịch sử tư tưởng nhân loại bằng tiếng La Tinh “Cogito ergo sum” (I think, therefore I am; Je pense, donc Je suis) có nghĩa “tôi có suy nghĩ do đó tôi hiện hữu”. Descartes đã nói một điều con người là sinh vật biết tư duy, có suy nghĩ, phân biệt phải trái, hiểu rõ sự hiện hữu kiếp nhân sinh, từ đó con người cần phải sống sao cho có ý nghĩa. Phải chăng câu nói của Descartes cũng đồngnghĩa với chữ “Đức” trong tư tưởng Đông Phương, là “tu đức” để có sống một cuộc sống cao thượng, trong sạch và hợp với đức trời. Còn trong cuộc sống đời thường, ta có thể thấy và gặp nhiều người nghèo khó, nhưng lúc nào họ cũng đầy bình an và hạnh phúc. Tiêu biểu nhất trong lich sử Việt Nam là Thọ Tường Tử Nguyễn Công Trứ, cuộc đời thăng trầm lên voi xuống chó, ông vẫn sống tự tại và để lại một triết lý sống cho hậu thế đáng ngưỡng mộ: "Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc/ Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn". Dưới đây là một số câu chuyện về “Đức năng thắng số” mà chuyên mục Lý Dịch tổng hợp và chia sẻ: Câu chuyện 1: Việc thiện nên làm, tránh làm điều ác Vào triều Bắc Tống, ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mười tuổi, gãy chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin bị tật gom những tảng đá về bên suối. “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến. Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây dựng đến làm. Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù đã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng. Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ. Đột nhiên một tiếng sấm nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy rằng cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây. Bấy giờ đúng lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo ra kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết câu: Ninh hành ác vật hành thiện (tức thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện). Trở về Kinh thành sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy trong lòng không thoải mái, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không tâu lên Hoàng thượng về sự kiện hy hữu đó. Hoàng thượng hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Hoàng thượng cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc. Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ. Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là câu Ninh hành ác vật hành thiện: thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện). Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì. Hoàng thượng rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Hoàng thượng xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tâu trình. Hoàng thượng bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc. Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: Đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù lòa, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việt tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn được chuyển sinh làm đương kim Thái tử, hưởng thụ phúc phận của Thiên tử”. Việc thiện nên làm, việc ác nên tránh. “Đức năng thắng số” là vậy! Câu chuyện 2: Tướng mạo thay đổi tùy theo hành động Một tay bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường chỉ chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ngày kia Bùi Độ gặp một thiếu nữ ngồi khóc bên giếng sâu. Hỏi ra sự tình mới biết thiếu nữ mang vàng đi để chuộc tội oan của cha, chẳng may bị đánh rơi xuống giếng. Ai cũng nói dưới giếng có con trăn to. Thiếu nữ đang tuyệt vọng muốn quyên sinh. Bùi Độ thương tình, nghĩ mình trước sau cũng chết đói nên liều mạng leo xuống tìm được vàng cho thiếu nữ. Nhờ đó gia đình thiếu nữ được phục hồi danh dự và quyền thế. Sau một thời gian, nhà tướng số gặp lại Bùi Độ và kinh ngạc nói rằng tướng chết đói của Bùi Độ đã biến mất mà thay vào đó là tướng công khanh phú quý rực rỡ. Đúng vậy, sau khi được cứu sống thiếu nữ tên Ngọc Hà đền ơn, đem Bùi Độ về dạy học và giao ước vợ chồng rồi mới thưa với phụ thân. Cha nàng gửi gắm Bùi Độ sang một người bạn khác để nhờ tiến cử. Thời gian xa cách Ngọc Hà, Bùi Độ đã lạc lòng với những hình bóng giai nhân khác. Trên bước đường tiến quan, Bùi Độ ghé vào thăm nhà tướng số cũ để tạ ơn, nhưng ông bảo Bùi Độ đã hiện lại tướng chết đói. Bùi Độ tức giận bỏ đi. Sau khi được làm quan, Bùi Độ đánh mất nhân cách, chỉ lục lạo, cưỡng bức các cô gái đẹp, bị triều đình hạ lệnh bắt về kinh trị tội. Bùi Độ sợ hãi trốn vào rừng rồi chết đói cạnh một mỏm đá. Ngọc Hà đau khổ tìm chồng, trông thấy bộ xương và cũng gục chết bên cạnh. Cái phước của Bùi Độ xuất hiện do tâm niệm liều mạng tìm vàng cứu cô gái. Phước đó quá lớn đến nỗi chuyển hẳn tướng mạo và số mệnh để cho Bùi Độ trở thành quan chức vinh hiển. Nhưng rồi, tư cách tầm thường tham dục đã phá vỡ phước cũ để cho nghiệp chết đói đủ cơ duyên xuất hiện trở lại. Như vậy, tướng mạo tùy thuộc vào nghiệp chứ không cố định. Nếu chúng ta thường xuyên biết “liều mạng” cứu giúp mọi người, ắt hẳn tướng mạo và số kiếp chúng ta sẽ thay đổi một cách tốt đẹp. Câu chuyện 3: Tướng thay đổi tùy Tâm Tào Bân là vị đại tướng nổi tiếng triều Tống, giúp Tống Thái Tổ bình định thiên hạ, có công lao chinh chiến rất lớn. Có một lần, Tào Bân gặp Trần Hi Di là một người có học vấn rất uyên bác, giỏi xem tướng thuật. Ông này xem qua tướng mạo của Tào Bân rồi nói: Hai bên thành xương của ông lồi lên, ấn đường rộng, mắt dài phóng ánh sáng, chắc chắn sớm trở nên giàu có, song có tướng xấu là quai hàm cao, miệng trệ, xem ra ông không được hưởng phước khi tuổi già. Cứ theo đây mà nói, mỗi khi xuất binh chinh chiến ông nên đối xử khoan hồng, gieo trồng phước đức cho lúc tuổi già. Tào Bân nghe Trần Hi Di nói liền cúi đầu cảm tạ, ghi nhớ lời ấy. Một lần, khi Tào Bân xuất trận, phó tướng Toại Ninh và rất nhiều tướng sĩ thuộc hạ đều chủ trương giết sạch dân trong thành để thị uy. Tào Bân biết được liền ra lệnh nghiêm cấm giết hại dân lành, cấm xâm hại phụ nữ hoặc cướp bóc tài sản của dân. Sau khi chiến sự kết thúc, ông còn cấp lương thực cho những người xa quê muốn trở về, dân chúng không ai không cảm tạ tấm lòng nhân đức của ông. Sau đó, Tào Bân nhận lệnh dẫn binh đánh Giang Nam. Bởi không nỡ nhìn thấy cảnh dân tình khốn khổ lầm than vì chiến cuộc nên ông cáo bệnh không đi. Các võ tướng dưới quyền ông lúc đó đều kéo đến thăm hỏi bệnh tình của ông trước khi xuất chinh. Tào Bân nói với tất cả những người đến thăm bệnh: Bệnh của tôi không thuốc gì chữa khỏi, nhưng chỉ cần tất cả anh em thành tâm thành ý cùng thề rằng ngày tiến công Giang Nam tuyệt đối không được tùy tiện giết hại dân lành, như thế thì bệnh của tôi sẽ tự nhiên thuyên giảm thôi. Các tướng sĩ vốn hết sức kính trọng Tào Bân, nên họ liền cùng nhau phát lời thệ nguyện đúng như vậy. Đến ngày đánh Giang Nam, nhờ đó mà có vô số dân thường được thoát khỏi sự lạm sát. Tấm lòng từ bi của vị tướng quân họ Tào được truyền rộng khắp Giang Nam, dân chúng ai nấy đều cảm kích. Vì thế, mọi người cùng rủ nhau mang lương thực đi đón quân triều đình. Sức chống cự của phản quân vì thế rất yếu ớt. Nhờ vậy mà trận chiến này không phải tốn hao nhiều nhân mạng, hơn nữa còn bảo vệ được tài sản của nhân dân không bị tàn phá. Sau đó ít lâu, Tào Bân có dịp tình cờ gặp lại Trần Hi Di. Ông ta nhìn tiên sinh một lúc rồi nói: Lạ thật! Năm trước tôi xem tướng của ông thấy quai hàm cao miệng trệ, lúc đó tôi khẳng định ông không có phước về già, nhưng hiện tại đã biến đổi, miệng mép đầy đặn xinh đẹp, ánh kim quang thù diệu nhìn thấy khắp mặt và râu tóc, nhất định sẽ được sống lâu nhiều phước lộc. Tào Bân hỏi lại: Sao gọi là kim quang? Đó là ánh sáng hiển hiện của phước đức, nếu người có âm đức thì mặt hiện ánh sáng màu vàng y, mắt sáng, cả khuôn mặt đều tỏa ra khí sắc tốt lành. Người như vậy không chỉ tăng tuổi thọ, con cháu nhiều đời về sau cũng đều hưởng nhờ phước đức. Quả nhiên, về già Tào Bân sống trong cảnh an nhàn thư thái, lúc ra đi cũng hết sức nhẹ nhàng, thọ 69 tuổi, sau khi chết được truy phong tước hiệu Tể Dương quận vương. Tiên sinh có cả thảy 9 người con trai, con trưởng là Vĩ, con thứ là Tông, con thứ ba là Xán, đều là những tướng lãnh nổi tiếng; nhiều đời con cháu về sau đều vinh hiển không ai sánh. ============================== Quan điểm của tôi thì số phận không thể thay đổi về định tính. Đức năng chỉ thay đổi về định lượng của số phận. BAI CHƯA HOÀN CHỈNH3 likes -
Câu Chuyện Phong Thủy
mutin and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Gia Khang (ghi) ------------------------------------- Ơ Ơ Ơ vậy khái niệm về Khí được hiểu là thế nào nhể????? Nhiều người đọc những bài viết từ những trang web khác, mà anh chị em chép về tham khảo, cứ phát biểu: Tôi xem trong Lý học Đông phương. Khổ thế! Vì vậy, những bài liên quan đến phong thủy, tôi phải để nghị ghi rõ: Tư liệu tham khảo, không phải quan điểm của TTNC LHDP. Nhưng không lẽ bài nào cũng phải ghi hướng dẫn, vì nó ở những topic không mang tính chuyên môn. Thí dụ như đoạn tôi trích dẫn trên đây, có nhiều cái sai: 1/ Coi đám cưới phải theo tuổi chú rể, coi làm nhà phải coi theo tuổi người chồng; cô dâu hay vợ là phụ thuộc nên không bị ảnh hưởng gì. Chỉ đúng một nửa. Thực ra phải xem cả hai: Chú rể xem năm có phạm tam tai không? Còn cô d6u xem ngày tốt tháng tốt. Cái này TTNC LHDP có giải thích rồi. Miễn nhắc lại. Về làm nhà thì theo nguyên tắc "Âm thuận tùng Dương". Có Cha, chồng thì theo tuổi cha, chồng. Nhưng nếu cha mết thì mẹ ra rìa à? Lúc này người mẹ chính là Dương và con - dù là con trai trưởng là Âm, phải theo mẹ. 2/ Coi ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi của người chết. Như vậy, năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của người đã mất, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà vì trưởng nam là người phải gánh mọi sự may rủi. Cũng chỉ đúng một nửa. Phải kết hợp cả tuổi người chết và người đứng ra bốc mộ. Nếu người đứng bốc là bậc huynh trưởng của dòng họ (Thí dụ anh , hoặc em bố đã mất chẳng hạn) thì phải theo người đó, không nhất thiết phải là con trai trưởng. Nhà không có con trai thì sao? Vài lời chia sẻ với thực tế đã chứng nghiệm của tôi.2 likes -
Báo cáo tình hình nhà cháu Hồng Hoa đang xây dựng2 likes
-
Quán vắng!
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Đừng để cả dân tộc bị định kiến oan 12/10/2015 06:30 GMT+7 TTO - Ăn cắp là làm nhục quốc thể. Chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan. Xin đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa... Cảnh báo "Ăn cắp là phạm tội" của Sở cảnh sát Omya Higashi (tỉnh Saitama) đặt trong siêu thị Nhật - Ảnh tư liệu Tiếp viên hàng không VN bị nghi mang lậu điện thoại, tiêu thụ mỹ phẩm từ đường dây ăn cắp, rồi đến phi công VN bị Nhật tạm giữ vì mua đồ quên trả tiền… Hai người Việt ăn cắp mắt kính tại Thụy Sĩ, giám đốc ra nước ngoài ăn cắp một cây dù, ăn buffet xong gói thêm bánh ngọt vào giỏ… Có những nơi dòng chữ cảnh báo ăn cắp được ghi hẳn bằng tiếng Việt, thông báo về mức phạt, báo cả chuyện camera chống trộm đang hoạt động. Những câu chuyện đáng xấu hổ về sự không trung thực của người Việt khi sang nước ngoài một lần nữa làm nhiều người bức xúc bởi hình ảnh của người Việt đang bị làm xấu trong mắt bạn bè quốc tế. Tiếng dữ đồn xa PGS.TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) chia sẻ thông tin theo thống kê của Cảnh sát Nhật Bản năm 2014 thì người Việt Nam phạm tội ở Nhật đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Trong số các tội người Việt phạm phải thì ăn cắp chiếm đa số, nhất là ăn cắp trong cửa hàng, siêu thị… “Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế rất xấu”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định. “Ăn cắp là hành vi vô đạo đức, không thể chấp nhận được. Ăn cắp không phụ thuộc vào chuyện anh giàu hay nghèo, địa vị anh ra sao, có khi ăn cắp những thứ chẳng đáng gì. Như cái tật vậy” - đó là ý kiến của Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh. Bằng trải nghiệm của mình, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định trong con mắt của rất nhiều người dân và cảnh sát nước ngoài, người Việt Nam chưa được đánh giá cao vì không biết phép lịch sự nơi công cộng, ăn ở mất vệ sinh trong khách sạn, nhà trọ, ký túc xá, hay lãng phí của cải của người khác và nhất là hay ăn cắp. Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, về cơ bản thì người Việt Nam không như vậy, người Việt Nam vẫn được đánh giá cao là nhanh nhẹn, thông minh, cần cù, nghiêm túc, có tinh thần cố gắng, sống tình cảm. TS Lý Tùng Hiếu (khoa Văn hóa học, ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) nhận xét dù chỉ một, hai hành động xấu của người Việt Nam ở nước ngoài cũng có thể làm người nước ngoài nghĩ xấu về người Việt Nam nói chung. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan!”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận xét. Hai người Việt lấy cắp mắt kính tại Thụy Sĩ Pháp luật cần nghiêm trị “Đó là cuộc đấu tranh với chính bản thân mình, nếu không chiến thắng sự tham lam của bản thân thì sẽ dẫn đến hành vi ăn cắp”- GS Ngô Đức Thịnh nhận định. Đánh giá nguyên nhân, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng trước hết là người Việt Nam đi ra nước ngoài ngày càng nhiều: xuất khẩu lao động, kết hôn, du lịch, công tác….thành phần phức tạp, vì vậy tỷ lệ tội phạm cũng tăng. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, nhiều người còn thói quen tùy tiện trong ăn uống, sinh hoạt, ứng xử ... Riêng về thói ăn cắp, theo PGS.TS Đoàn Lê Giang thì có thể do hoàn cảnh nghèo khó, do giáo dục gia đình không kỹ, kỷ luật, hình phạt không nghiêm... và cũng có thể có nguyên nhân sâu xa từ xa xưa: dân mình nghèo khổ bị áp bức, bóc lột lâu đời, nên lấy của người giàu, lấy của ông chủ ngoại quốc… không bị coi là xấu? GS Ngô Đức Thịnh cho rằng giáo dục trong gia đình rất quan trọng. TS Lý Tùng Hiếu cũng thống nhất quan điểm rằng nguyên nhân sâu xa của thói ăn cắp là giáo dục, quan trọng nhất là giáo dục từ gia đình. Những bài học về việc không được lấy của ai cái gì, kể cả trong nhà, nếu vật đó cha mẹ dặn không được ăn, không được đụng vào thì cũng phải nghe lời… sẽ hình thành nên bản lĩnh và bồi đắp nhân cách cho một con người. Chỉ khi nhân cách đủ vững vàng thì mới vượt qua được cám dỗ của lòng tham, chiến thắng chính bản thân mình trong cuộc đấu tranh “lấy hay không lấy”, giáo sư Ngô Đức Thịnh chia sẻ. “Những hành vi tham vặt đã xuất hiện từ khi còn rất nhỏ, trong mối quan hệ với gia đình và xóm giềng xung quanh. Gia đình thường vô thức bỏ qua những hành vi sai trái của con trẻ, ví dụ dung tha cho những hành động như lấy bánh trái trong ngày giỗ... Trẻ từ đó không có ý thức về vị trí của bản thân và quyền lợi của người khác, từ đó có thể hình thành hành vi ăn cắp trong vô thức” - TS Lý Tùng Hiếu nhận định. TS Lý Tùng Hiếu cho rằng khi giá trị đạo đức hay ý kiến dư luận không còn sức tác động nữa thì pháp luật là thành trì cuối cùng để răn dạy người ta. “Nếu thế thì pháp luật phải nghiêm", ông Hiếu bày tỏ. TS Đoàn Lê Giang kết luận nếu không có một chương trình giáo dục và kỷ luật nghiêm khắc có tính quốc gia thì thói hư tật xấu khó mà bỏ được. Người Việt bị bắt ở Thái Lan vì ăn cắp đồ trong trung tâm mua sắm Đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa Hàng ngàn bạn đọc VN đau lòng trước các thông tin về người Việt sang nước ngoài bị bắt giữ do "cầm nhầm" đồ đạc của nơi bán. Chị Vũ Như Mai (Q.3, TP.HCM) cho biết mình rất xấu hổ khi đọc thông tin người Việt ăn cắp tại nước ngoài. Chị thắc mắc vì sao đôi khi giá trị món đồ rất nhỏ, chẳng là gì so với thu nhập, địa vị của người lấy trong xã hội, sao vẫn để mang tiếng ăn cắp. “Ăn cắp là hành vi làm nhục quốc thể. Dù chỉ một người Việt ăn cắp nhưng người nước ngoài nhìn vào sẽ đánh đồng đó là người Việt Nam”, chị Mai bức xúc. Một bạn đọc chia sẻ thông tin ở Nhật nhà hàng, nhà vệ sinh và siêu thị viết tiếng Việt Nam để nhắc nhở người Việt trong chuyện lấy thức ăn, giữ vệ sinh công cộng và đừng ăn cắp đồ. Lý giải vì sao nhiều nơi ở nước ngoài lại ghi bảng cảnh báo bằng tiếng Việt, chị Như Mai cho rằng chính vì một số người Việt xấu xí đã làm người ta định kiến rằng người Việt có tật ăn cắp. Một số bạn đọc đề xuất nên đưa hành vi ăn cắp ở nước ngoài vào tội làm nhục quốc thể và cấm xuất ngoại có thời hạn, hoặc thậm chí đuổi việc và truy tố hình sự. ======================= Hồi còn nhỏ, lão Gàn được xem một câu chuyện thiếu nhi: Những "Tấm lòng vàng". Trong đó có một câu chuyện kể rằng: Một cậu bé ăn mày người Ý, lên một du thuyền để xin tiền. Cậu bé được mấy người nước ngoài cho cả đống tiền lẻ. Cậu đang vui vẻ ngồi đếm tiền thì nghe thấy chính những ân nhân của cậu nói xấu về dân tộc Ý. Cậu đã ném tất cả những đồng xu xin được vào những người nước ngoài đã cho tiền cậu. Xong cậu ngồi khóc. Câu chuyện chỉ đơn giản vậy, không có khẩu hiệu rỗng tuyếch, không có kêu gọi và bình luận về lòng tự trọng dân tộc, cũng chẳng có những từ hoa mỹ và hùng hồn. Nhưng ít nhất nó làm tôi rất khâm phục cậu bé người Ý trong câu truyện trên. Hoặc trong một câu chuyện của Guy de Maupassant mô tả lòng yêu nước của hai ông già mê câu cá. Cái hồ hay câu cá của hai ông ngày trước, nay trở thành chiến tuyến giữa quân đội Pháp và Đức. Một ông quen Đại tá sư đoàn trưởng phụ trách tiền phương, bèn xin một giấy phép cho hai người ra hồ ngồi câu cá. Hai ông bị biệt kích Đức bắt được. Viên sĩ quan biệt kích yêu cầu hai ông phải nói mật khẩu để qua các trạm tiền phương của Pháp. Hai ông im lặng. Viên sĩ quan Đức ra lệnh bắn hai ông già. Trước khi chết, hai ông già chỉ nói lời vĩnh biệt nhau. Cảnh cuối của câu chuyện là viên sĩ quan Đức quăng xâu cá cho nhà bếp và yêu cầu làm món cá chiên bơ cho bữa tối. Câu chuyện cũng không hề ồn ào về lòng yêu nước ngùn ngụt. Hai ông già chết chỉ vì đam mê câu cá và không làm ảnh hưởng tới nước Pháp với niềm tin của người bạn Sư đoàn trưởng tiền phương đã cấp phép cho hai ông. Ồn ào, rỗng tuyếch, đôi khi phản tác dụng.2 likes -
Tập Cận Bình họp Bộ chính trị, triệt để loại bỏ chiến lược giấu mình chờ thời Hồng Thủy 15/10/15 07:09 Thảo luận (1) (GDVN) - Trong bài phát biểu của mình ông Tập Cận Bình đã tỏ ra bất mãn với thể chế quản trị toàn cầu hiện nay, đồng thời để lộ ý đồ, tham vọng Trung Quốc sẽ thay đổi. Các ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia học tập tập thể, ảnh: Tân Hoa Xã. Đa Chiều ngày 14/10 đưa tin, sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng trước, ngày 12/10 ông Tập Cận Bình triệu tập Bộ chính trị tham gia khóa học tập tập thể về tư duy mới trong chiến lược ngoại giao Trung Quốc. Qua những gì truyền thông nhà nước Trung Quốc thể hiện có thể thấy, hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ vừa qua không mang lại "tuần trăng mật" cho quan hệ 2 nước, chiến lược giấu mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình đã "biến mất không dấu vết". Đây là lần học tập tập thể lần thứ 12 của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, nội dung chủ yếu tập trung vào cục diện và thể chế quản trị toàn cầu. Nó diễn ra ngay sau khi Tập Cận Bình thăm Hoa Kỳ sau nhiều căng thẳng, ma sát giữa 2 nước và sau khi ông Bình có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nên có ý nghĩa tổng kết và tính chất tập trung vào chiến lược đối ngoại. Theo tường thuật của truyền thông Trung Quốc, trong bài phát biểu của mình ông Tập Cận Bình đã tỏ ra bất mãn với thể chế quản trị toàn cầu hiện nay, đồng thời để lộ ý đồ, tham vọng Trung Quốc sẽ thay đổi để tham dự vào quá trình định ra luật chơi toàn cầu, có nhiều tiếng nói cũng như quyền kiểm soát hơn trước. Ông Tập Cận Bình đặc biệt nhấn mạnh các nỗ lực Trung Quốc cần làm để thúc đảy cơ chế quản trị toàn cầu, tập trung vào các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Suốt thời gian học tập tập thể, Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc không nhắc một chữ nào đến "giấu mình chờ thời", Đa Chiều lưu ý. Nhờ chiến lược này của Đặng Tiểu Bình mà Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong mấy chục năm qua, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Cũng chính vì sự phát triển nhanh chóng thực lực kinh tế, Trung Quốc cho rằng lợi ích của họ mở rộng ra toàn cầu đang bị uy hiếp. Từ khi lên nắm quyền, chính sách đối ngoại của ông Tập Cận Bình được giới quan sát xem như triệt để xóa bỏ tư tưởng "giấu mình chờ thời". Năm 2012 tàu hải quân Trung Quốc bật radar ngắm bắn tàu quân sự Nhật ở Hoa Đông. Năm 2013 Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông. Năm 2014 tăng tốc hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, Đa Chiều cho rằng dư luận xem đó là những bằng chứng quan trọng cho thấy điều này. Không chỉ như vậy, ông Bình còn đang thúc đẩy ý tưởng "Một vành đai, một con đường" để đối phó với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương và TPP mà chính quyền Obama khởi xướng. Đặc biệt là tuyên bố của Obama vừa qua rằng Mỹ không thể để Trung Quốc định luật chơi kinh tế toàn cầu, tranh chấp quyền năng trên biển cũng như trên lục địa giữa 2 cường quốc ngày càng gay gắt. Giảng bài cho Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc trong phiên học tập tập thể này là Tần Á Thanh, Giám đốc Học viện Ngoại giao Trung Quốc, từng bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành chính trị tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ. Còn theo South China Morning Post ngày 15/10, giáo sư Jingdong Yuan từ Đại học Sydney, Úc cho rằng, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong đợt học tập tập thể Bộ chính trị cho thấy, ông muốn Trung Quốc được công nhận là một thành viên quan trọng trong trật tự thế giới mới. Benjamin Herscovith, Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn chính sách ở Bắc Kinh bình luận, Tập Cận Bình muốn có "quan hệ bình đẳng" với Hoa Kỳ. Hồng Thủy ======================== Thực ra cái tư tưởng "dấu mình chờ thời" của Tàu đã chết lâm sàng từ lâu rùi. Bởi vậy, Huê Kỳ mới bắn một quả tên lửa gọi là quảng cáo vào Đại sứ quán Tàu ở Kô sô vô vào năm 1998 thì phải. Nhưng lão nghĩ lúc đó Hoa Kỳ vẫn chưa nhận ra ngay mưu đồ của Tàu, nên sau đó vẫn ồ ạt đi chinh phục phần còn lại của thế giới, sau khi Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ chỉ kịp nhận ra điều này khi Tàu gây hấn ồ ạt ở biển Đông vào năm 2008. Cho nên, họ vội vàng rút quân khỏi Afganixtan và Iraq (Đã tiên tri của lão Gàn). Còn bây giờ - theo như bài báo này - thì chỉ là chính thức hóa vấn đề mà Hoa Kỳ đã biết rõ từ lâu. Sau ngày 10/ 3 Quý Tỵ Việt lịch, mọi chuyện đã qúa muộn. Bây giờ, cuộc tập huấn cấp cao này, cũng chỉ là một tuyên bố chính thức mà thôi. Bản chất của vấn đề đã quá rõ. Do đó, khả năng tiếp theo sẽ được đẩy lên ở mức nghiêm trọng hơn, là Trung Quốc lập vùng ADIZ ở biển Đông là hoàn toàn khả thi.... . B) B) B)1 like
-
Trung Quốc âm mưu lôi Triều Tiên, Syria, Nga vào giải vây cho mình ở Biển Đông Hồng Thủy 14/10/15 05:57 Thảo luận (1) (GDVN) - Thực tế Bình Nhưỡng chẳng xem áp lực của Bắc Kinh ra gì, "con bài" Triều Tiên trong trường hợp hóa giải căng thẳng ở Biển Đông vẫn có giá trị với Trung Quốc. Báo đảng Trung Quốc: Nga - Mỹ cần dừng ngay diễn trò Chiến tranh Lạnh ở Syria Đa Chiều: Kim Jong-un vỗ mặt, Trung Nam Hải vẫn ngậm bồ hòn Mỹ thông báo cho đồng minh về kế hoạch tuần tra hải quân ở Trường Sa Đa Chiều ngày 13/10 bình luận, thế công của Washington trên Biển Đông càng ngày càng mạnh, các làn sóng tấn công (chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông) trên mặt trận truyền thông liên tục được phát đi những ngày qua. Bắc Kinh đang bắt đầu phải đối mặt với thách thức bị hải quân Hoa Kỳ tuần tra phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bối lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, ảnh: AP. Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Nam Hải Đa Chiều cho rằng hiện tại Trung Quốc đang rơi vào thế bí, tiến thoái lưỡng nan ở Biển Đông, dù Bắc Kinh có đủ sức mạnh vũ lực để chống trả, nhưng lại không muốn đối đầu trực diện với Hoa Kỳ. Đồng thời Trung Nam Hải cũng không muốn phát đi những thông điệp sai lầm, khiến các nước ASEAN vốn đã bất an và nhiều nước thành viên của khối vốn có quan điểm trung lập về Biển Đông lại trở nên sợ hãi. The New York Times ngày 13/10 cho biết, Mỹ đã thông báo cho các đồng minh ở châu Á về kế hoạch tuần tra 12 hải lý các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa và đang trao đổi với Úc về chuyện này. Cứ theo những tin tức mới nhất The New York Times tiết lộ thì việc tuần tra Trường Sa dường như đã vào thế súng đã lên nòng. Bắc Kinh thì không dám khinh suất chủ động khai chiến ở Biển Đông, nhưng cũng không muốn mất mặt trong keo này với Mỹ. Cứ như vậy, Bắc Kinh đang rơi vào cái thế tiến không được mà lui không xong (bởi muốn giữ cả lòng tham lẫn sĩ diện) ở Biển Đông. Các nước ven Biển Đông sau khi Mỹ thông báo sẽ tuần tra 12 hải lý ở Trường Sa đều đã nâng mức báo động sẵn sàng chiến đấu các đơn vị chủ lực, đề phòng các tình huống bất trắc có thể xảy ra như Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia, Đa Chiều cho biết. Riêng Malaysia từ tháng 8 năm ngoái đã bắt đầu cho phép máy bay do thám Mỹ P-8 ử dụng căn cứ quân sự của mình cho các hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Quyết định của Mỹ tuần tra 12 hải lý quanh ít nhất 1 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa là để duy trì, bảo vệ tự do và an toàn hàng không - hàng hải trên Biển Đông, đồng thời còn một lý do khác là kiểm tra cam kết của Tập Cận Bình không quân sự hóa các đảo nhân tạo và các đảo này không ảnh hưởng đến hòa bình Biển Đông cũng như an ninh các quốc gia ven biển. Dụng ý của Hoa Kỳ là thách thức yêu sách chủ quyền, "lãnh hải" vô lý mà Trung Quốc theo đuổi ở Trường Sa. Thực tế theo Đa Chiều, cục diện Biển Đông hiện tại không phải do Tập Cận Bình và Obama bỗng nhiên "trở mặt với nhau" gây ra. Ngay từ trước khi Tập Cận Bình đặt chân đến Hoa Kỳ, Obama đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng tự do hàng không hàng hải, luật pháp quốc tế ở Biển Đông và ngừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp. Đến khi họp báo chính thức ở Vườn Hồng sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo này ai nói người ấy nghe, không đạt được bất cứ đồng thuận nào về Biển Đông, đặc biệt là vụ Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo. Theo thuyết không gian sinh tồn quốc gia thì việc tranh đoạt không gian an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dẫn đến đối đầu là khó tránh khỏi. Một khi kịch bản tồi tệ nhất xảy ra, Bắc Kinh không chỉ phải đối mặt với riêng lực lượng quân sự Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, mà sự tham dự của Nhật - Hàn - Đài - Úc - Việt - Philippines, thậm chí là Malaysia và Singapore cũng là bài toán Trung Nam Hải phải tính đến. Mặc dù các nước này có lợi ích khác nhau, nhưng hoàn toàn có thể tạo ra uy hiếp cho (tham vọng bành trướng của) Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp Đặc sứ của Tổng thống Syria hôm 12/10 tại Bắc Kinh, ảnh: Reuters. Bắc Kinh bất ngờ ủng hộ Nga không kích ở Syria, dùng kế "Vây Ngụy cứu Triệu" để giải vây cho Biển Đông Đa Chiều cho rằng, trong lúc áp lực của Mỹ về việc tuần tra 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo ở Trường Sa ngày càng lớn, Tập Cận Bình đã "tương kế tựu kế", gật đầu ủng hộ hành động quân sự của Putin ở Syria. Ngày 12/10 đặc sứ của Tổng thống Syria đến Trung Quốc được Trung Nam Hải tiếp và cho biết lập trường ủng hộ hành động của liên minh Nga - Syria. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với Cố vấn Tổng thống Syria Bouthaina Shaaban rằng, Trung Quốc ủng hộ các biện pháp chống khủng bố phủ hợp với luật pháp quốc tế và "đã được sự đồng ý của nước có liên quan". Đồng thời, Bắc Kinh cũng "phản đối sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác, số phận của Syria phải do người Syria quyết định". Tờ báo chính trị của Trung Quốc ở hải ngoại này cho rằng, như vậy là Tập Cận Bình đã gật đầu ủng hộ hành động của Putin ở Syria để dàn sức Mỹ ra hai mặt trận, buộc Washington phải "lưỡng đầu thọ địch". Nga càng đánh mạnh vào lợi ích của Mỹ ở Trung Đông, hai đầu đối địch càng làm lộ hết sở trường, sở đoản của Hoa Kỳ. Trung Quốc đang áp dụng kế "Vây Ngụy cứu Triệu" của Tôn Tẫn để tìm cách hóa giải áp lực của Obama với mình trên Biển Đông. Dù sao thì cục diện bàn cờ quốc tế cũng thống nhất và giằng co lẫn nhau, Bắc Kinh hoàn toàn có thể đánh ván cờ liều bằng kế "giết gà dọa khỉ", lựa chọn một trong số các nước láng giềng ở Biển Đông để hạ độc thủ, nhưng Trung Nam Hải nên tính đến những nước cờ xa hơn thế, Đa Chiều bình luận. Triều Tiên cũng bị Trung Quốc lôi ra làm lá chắn ở Biển Đông Bất chấp thái độ bất cần, vuốt mặt không nể mũi của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, vừa qua ông Tập Cận Bình vẫn phái một ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, nhân vật quyền lực thứ 5 ở Trung Nam Hải dẫn theo phái đoàn hùng hậu mang theo thư tay của Tập Cận Bình sang chúc mừng ông Kim Jong-un nhân dịp 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Không chỉ có vậy, mặc dù Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục "khinh khỉnh lạnh nhạt" với thượng khách từ Trung Nam Hải, Thời báo Hoàn Cầu vẫn có bài xã luận trang trọng chỉ trích các quan điểm của dư luận mạng xã hội Trung Quốc chế giễu ông Kim Jong-un hay có ý chê bai cuộc duyệt binh vừa qua ở Triều Tiên. Tại sao Bắc Kinh phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Bình Nhưỡng như vậy? Điều này có liên quan chặt chẽ đến cục diện Biển Đông. Ông Lưu Vân Sơn dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang Bình Nhưỡng dự kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: Đa Chiều. Hội nghị thượng đỉnh chính thức lần đầu tiên với Obama gần như thất bại, dù truyền thông nhà nước Trung Quốc có liệt kê ra 49 thành quả của chuyến thăm cũng không thể che lấp những chia rẽ và bất đồng sâu sắc giữa hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông. "Con bài" Bắc Triều Tiên lúc này lại được Trung Quốc trọng dụng. Đa Chiều dẫn bình luận của Đặng Duật Văn, cựu Phó Tổng biên tập Tạp chí Học tập của Trường Đảng trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá: "Những năm gần đây giá trị chiến lược của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh càng ngày càng sa sút. Tuy nhiên chỉ cần ngày nào Triều Tiên còn vũ khí hạt nhân, ngày đó Bình Nhưỡng còn giá trị sử dụng. Đương nhiên giá trị của Bắc Triều Tiên đối với Bắc Kinh là do quan hệ Trung - Mỹ quyết định. Khi Trung - Mỹ không có mâu thuẫn gì lớn thì giá trị của Bình Nhưỡng tụt giảm, ngược lại thì Bắc Kinh sẽ coi trọng Triều Tiên". Ông Đặng Duật Văn đưa ra nhận định này trên bài viết "Trung Quốc có nên bỏ Bắc Triều Tiên" đăng trên tờ Financial Times của Anh năm 2013, và cũng vì bài viết này ông Văn mất chức. Nhưng đến nay, thực tế cho thấy nhận xét của ông không phải không có cơ sở. Tờ Đa Chiều nhận xét, tựu trung lại sở dĩ Trung Nam Hải bất ngờ quay sang tìm cách lấy lòng Bình Nhưỡng (bất chấp thể diện) như vậy là có liên hệ với sự đổ vỡ của hội nghị thượng đỉnh Tập Cận Bình - Obama tháng Chín vừa qua. Xét theo thuyết không gian sinh tồn, Triều Tiên vẫn là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc trong ván cờ địa chính trị khu vực, dùng sức mạnh lục địa đối chọi với sức mạnh biển. Nói gì thì nói, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn là nỗi lo canh cánh của Mỹ - Nhật - Hàn. Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân ở mức độ nào đó khiến cho Washington không thể không cần đến tiếng nói của Bắc Kinh, dù thực tế Bình Nhưỡng chẳng xem áp lực của Bắc Kinh ra gì, "con bài" Triều Tiên trong trường hợp hóa giải căng thẳng ở Biển Đông vẫn có giá trị với Trung Quốc. Hồng Thủy =========================== Trong những bài bình luận chính trị quốc tế - tính từ khi topic này do lão Xỉn lập ra đến nay - thì phải nói rằng: Đây là bài bình lựng chính trị quốc tế ngô nghê nhất mà lão Gàn xem được. Xem bài này thà ra mựa nó quán trà 5xu ở vỉa hè Hanoi, nghe các bình luận gia chính trị cấp phường chém gió còn có lý hơn. Thật thảm hại cho một tờ báo đẳng cấp quốc tế, như tờ Đa Chiều, mà lại có bình luận dở hơi như thế này. Nhưng qua ngôn từ của bài báo này - mô tả bình luận của tờ Đa Chiều - cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn bế tắc.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Sử không còn…Tổ quốc có còn không? Hồng Lam 14/10/15 05:10 Thảo luận (6) (GDVN) - “Tôi cũng không thể tài nào hiểu nổi cơ sở nào mà họ đã đặt môn Sử là môn “tự chọn” để rồi học sinh đã không chọn môn Sử là môn học, môn thi?”. Giáo sư Trần Hồng Quân: Chẳng lẽ nền giáo dục cứ tụt hậu mãi? Môn nào cũng bắt học thuộc như thế thì “chết” con còn gì? Tọa đàm góp ý về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể Hội thảo góp ý cho kỳ thi quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng LTS: Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vẫn đang được xã hội đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hơn. Trong dự thảo đáng chú ý vẫn để môn Lịch sử là môn học tự chọn, điều này gây không ít phản ứng từ dư luận và những thầy cô dạy sử, những chuyên gia lịch sử. Trong bài viết hôm nay, Tòa soạn trân trọng giới thiệu góp của một cựu chiến binh sống tại TP. Vinh - Nghệ An, ông đã từng tham gia kháng chiến chống quân xâm lược. Ông không dạy sử, không chép sử cũng không là người nghiên cứu lịch sử, nhưng nặng lòng với lịch sử nước nhà. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả. Tôi là 1 cựu chiến binh ở thành phố Vinh- Nghệ An. Gia đình tôi đã từng tham gia quân ngũ trong 3 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979. Bố tôi là thương binh, từng tham gia đơn vị pháo binh trong trận đánh chiếm đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên phủ 1954. Nối nghiệp cha, tôi cũng đã từng là một người lính bộ binh, tham gia chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị trong mùa hẻ đỏ lửa 1972 và người con trai của tôi cũng đã kế tục ông và cha, nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên- Hà Giang năm 1984 chống quân xâm lược bành trướng Trung Quốc. Nhiều bạn bè, đồng đội, người thân quen của tôi đã ngã xuống vì Tổ quốc. May mắn hơn họ là chúng tôi đều sống sót, dù đã để lại một phần máu thịt nơi chiến trường. Mấy ngày nay, tôi đã đọc rất nhiều bài viết của các thầy cô dạy Sử nói về môn Sử và được biết, môn Lịch Sử đang dần bị “khai tử” trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT. Vào mạng, tôi càng thấy có nhiều ý kiến sẻ chia của các thầy cô dạy Sử và nhiều người “ngoại đạo” đã và đang nặng lòng với lịch sử và môn Sử. Với trách nhiệm của một công dân với Tổ quốc, đã từng cống hiến một phần sức lực và máu thịt trong chiến tranh giải phóng dân tộc, tôi thấy thật đau lòng trước thực trạng môn Sử đang bị Bộ GD&ĐT xem thường, xã hội đang quay lưng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao vậy? Là một đại tá quân đội đã nghỉ hưu, tuổi già vui với con cháu và các đồng đội cũ năm xưa. Có nhiều thời gian rỗi, tôi đã đọc, xem, nghe nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông.Tôi và nhiều cựu chiến binh nơi khối phố đón nhận rất nhiều ý kiến trăn trở, góp ý, phản biện. Lo lắng có, buồn bã có, thất vọng có, bức xúc, giận dữ có. Với thiên chức là người ông trong gia đình, bằng sự trải nghiệm trong quân ngũ và cuộc sống, tôi đã từng phải trả lời nhiều câu hỏi về lịch sử đối với các cháu của tôi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cựu chiến binh Việt Nam. Ảnh tư liệu Hàng năm, cứ đến dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, tôi và các cựu chiến binh vẫn được nhiều trường học trên địa bàn sinh sống mời đến nói chuyện về truyền thống chiến đấu của quân và dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Tôi thiết nghĩ đó cũng là tín hiệu vui khi vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến lịch sử hào hùng của dân tộc và sự sống còn của môn Sử. Thứ nhất, tôi chỉ xin phép được chia sẻ với một đoạn thơ với tiêu đề “Học Sử”của PGS.TS Sử học Kiều Thế Hưng đăng tải trên facebook của ông (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) mà càng đọc càng thấy sâu sắc, càng ngẫm càng thấy xót xa. Tôi thiết nghĩ, thầy Hưng đã nói hộ nỗi lòng của hầu hết các nhà nghiên cứu và giảng dạy môn Sử từ phổ thông đến đại học, của nhưng ai luôn tôn trọng và nâng niu những giá trị lịch sử và cả nhưng ai còn trăn trở và nặng lòng với môn Sử, vui buồn vì môn Sử. “Ai cũng hiểu, chỉ vài người không hiểu Sử không còn…Dân tộc có còn không ? Mấy ngàn năm đất nước gian truân Ai lại mang máu xương của mình lên bàn cân để chọn Để việc nhớ về vua Hùng, về Lê Lợi, về Quang Trung…có còn quan trọng? Để lỗi lầm Mỵ Châu – Trọng Thủy còn đâu… Chẳng lẽ mai này…sóng sẽ trôi theo Trên Lục Đầu Giang…biển Đông dậy sóng Chẳng lẽ…và mai này…chẳng lẽ… Sử không còn…Tổ quốc có còn không?” Thứ hai, tôi không phải là thầy giáo dạy Sử, cũng chẳng phải là nhà nghiên cứu lịch sử, chép Sử, cũng không phải là nhà báo viết Sử, nhưng tôi luôn nặng lòng với lịch sử. Tôi chỉ muốn tâm sự với tư cách một cựu chiến binh của một thời kỳ lịch sử đau thương, hào hùng nhưng rất oanh liệt và để các thế hệ con cháu của tôi và chúng ta cần phải biết, hiểu và tôn trọng quá khứ, tôn trọng những giá trị lịch sử mà tổ tiên, cha ông đã làm nên. Lẽ nào, trong Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT đã và đang được lấy ý kiến góp ý, xây dựng, môn Lịch Sử không còn là một môn học độc lập với đúng tên gọi của nó. Vậy, những người đã biên soạn nên Dự thảo này là ai và tôi cũng không thể tài nào hiểu nổi cơ sở nào mà họ đã đặt môn Sử là môn “tự chọn” để rồi học sinh đã không chọn môn Sử là môn học, môn thi ? Tôi vẫn nghĩ trong nhiều năm gần đây, tình trạng học sinh kém Sử đã được các phương tiện truyền thông đăng tải và cập nhật và vẫn hy vọng là thực trạng đau lòng đó sẽ được cải thiện dựa theo Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị về “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”. Liệu thế hệ chúng tôi đã kinh qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, nay đã lỗi thời về nhận thức chăng? Trước khi nhập ngũ vì đi theo tiếng gọi của non sông Tổ quốc, vì độc lập tự do cho cả dân tộc, chúng tôi đã được các thầy giáo thời phổ thông dạy những kiến thức lịch sử về như thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước và yêu nước thì phải như thế nào? Và khi nhập ngũ, thế hệ trẻ chúng thời bấy giờ chiến đấu chỉ vì 1 lý tưởng rất đơn giản là hãy làm những gì có thể để viết tiếp truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông và không bao giờ cam chịu làm nô lệ. Những ngày chiến tranh gian khổ, thiếu thốn đủ điều, ranh giới giữa còn và mất luôn rất mong manh. Khi rời làng quê ra mặt trận, chính quyền và nhân dân địa phương đã làm lễ “truy điệu sống” cho tôi bởi trong chiến tranh khốc liệt thì mọi chuyện đều có thể xảy ra. Trong cuộc chiến 81 ngày đêm ác liệt, giành đật từng tấc đất để bảo vệ thành cổ Quảng Trị đó, đơn vị tôi đã hy sinh gần hết và những người may mắn còn sống đều mang trên mình nhiều vết thương tích. Tôi may mắn được về hậu phương điều trị và khi nó đã lành đã được giám định và công nhận là 1 thương binh 1/4. Đất nước sau giải phóng 1975, người con trai cả của tôi cũng đã kế tục nghiệp nhà binh, tình nguyện lên đường nhập ngũ tham gia bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979-1989), trực tiếp đụng độ với quân đội Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Vị Xuyên ác liệt nhất (Hà Giang) năm 1984. Cháu đã là thế hệ thứ ba của gia đình tôi có vinh dự phục vụ Tổ quốc mà sau khi nhập ngũ và cũng sẵn sang chấp nhận hy sinh mà không bao giờ có một chút đòi hỏi quyền lợi dù đã có ông và cha từng là quân nhân.Khi cháu xuất ngũ cũng không mong đợi 1 tấm huân, huy chương. Tôi tâm sự những điều đó để muốn nói lên một thực tế rằng, nếu môn Sử bị “khai tử” với tư cách là một môn học độc lập trong các môn học phổ thông, nếu Bộ GD&ĐT vẫn coi thường và quay lưng với môn Sử thì đó chính là quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm để làm nên một giang sơn gấm vóc, để tạo nên một dáng hình Tổ quốc hình chữ S ngày nay. Biết bao thế hệ người Việt đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến trường chinh chống mọi thế lực đế quốc hùng mạnh và bạo tàn để dựng lên cho Tổ quốc những tượng đài chiến thắng để “Tổ quốc ghi công”. Thế hệ trẻ không học Sử sẽ không thể nào hiểu nổi ngày nay, có lẽ chỉ có ở trong chính phủ Việt Nam mới có Bộ Lao động và Thương binh- Xã hội là cơ quan chuyên trách nhiệm vụ chăm lo và giải quyết các chế độ chính sách đối với các anh hùng, liệt sỹ, thương bệnh binh, bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các nạn nhân chất độc màu da cam… Họ sẽ không thể lý giải nổi tại sao lại có ngày 27/7 và sự hiện hữu của hơn 3.000 nghĩa trang trên toàn quốc để minh chứng cho một thực tế: để giành và giữ được độc lập, thống nhất cho Tổ quốc ngày nay, dân tộc ta, nhân dân ta đã phải trả một cái giá quá đắt bởi sự tàn phá của chiến tranh, sự hủy diệt bởi bom đạn, sự mất mát của biết bao sinh mệnh và của cải, của những bà mẹ “Ba lẫn tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ…”. Các em muốn thấy được giá trị cuộc sống hòa bình mà các em đang học tập và thụ hưởng, muốn hiểu sâu sắc những công lao và mất mát của cha ông, các em hãy đến tham quan, quan sát và cảm nhận ở các bảo tàng, di tích lịch sử, các chứng tích chiến tranh, các nhà tù đế quốc đã từng giam giữ, tra tấn, đày đọa các chiến sỹ hoạt động cách mạng… Không học Sử hoặc học một cách đối phó, hời hợt thì các em làm sao hiểu được ý nghĩa sâu sắc của lá cờ Tổ quốc, của bài Quốc ca “Tiến quân ca” mà các em được hát lên vào sáng thứ 2 chào cờ đầu tuần, làm sao hiểu được một phút mặc niệm khi chào cờ Tổ quốc…Và khi hát bài Quốc ca, liệu các em có hiểu câu “…Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước…” là như thế nào không? Mặt khác, trong những năm gần đây, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, vấn đề chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ luôn bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính sách Đại Hán của Trung Quốc. Những kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa và những thông tin được cập nhật trên các phương tiện truyền thông liệu đã đủ để giáo dục cho các em truyền thống yêu nước và ý thức, trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc khi môn Sử bị coi thường? Trong lúc đó, các thế lực phản động, thù địch càng điên cuồng chống phá, xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử dân tộc trên internet, facebook, blog…mà các em luôn cập nhật từng phút, từng giờ! Chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ luôn thiêng liêng và bất biến nhưng quần đảo Hoàng Sa thì đã bị Trung Quốc chiếm 41 năm nay và quần đảo Trường Sa thì đang bị đe dọa nghiêm trọng! Trung Quốc đang dùng mọi thủ đoạn quân sự, chính trị, ngoại giao và phương tiện truyền thông để khẳng định và hợp pháp hóa 2 quần đảo đó là của Trung Quốc ( họ gọi là Tây Sa và Nam Sa). Nhận thức, hiểu biết và thái độ của các em sẽ như thế nào trước thực tế phũ phàng đó khi môn Sử không còn có vị trí và vai trò bình đẳng như các môn học khác ở phổ thông? Cuối cùng, với cách nhìn nhận của một cựu chiến binh và nỗi lòng của 1 gia đình đã có 3 thế hệ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, thống nhất non sông và giữ gìn biên cương của Tổ quốc, tôi xin được lấy câu thơ của PGS. TS Sử học Kiều Thế Hưng thay cho lời kết của những dòng tâm sự đầy nỗi niềm và trách nhiệm rằng “Sử không còn…Tổ quốc có còn không”? Thành tâm mong các cơ quan có trách nhiệm liên quan đến sự sống còn của môn Lịch Sử hãy biết lắng nghe các ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các thầy cô giáo dạy Sử phổ thông và những người vẫn luôn quan tâm và trăn trở, nặng lòng đến lịch sử và môn Sử. Hãy trả lại vị thế và vai trò của môn Sử như nó đã từng có trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam. Thời điểm này cũng là tròn 2 năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp rời cõi tạm để về với đất mẹ Quảng Bình, nhưng chúng tôi – những người học trò, những người lính của Đại tướng vẫn luôn luôn nhớ tới vị tướng lúc nào cũng quan tâm tới lịch sử. Chúng tôi vẫn luôn tâm niệm những câu nói của Đại tướng: “Nếu không có chiến tranh, tôi vẫn là thầy giáo dạy sử”. “Sử không còn…Dân tộc có còn không…”? Hồng Lam ======================== Qúa nhiều ý kiến về môn Sử với những từ "đao to, búa lớn", thậm chí cả "Tổ quốc" cũng được đem ra đặt cọc vào môn Sử. Nhưng không hề có một câu dù rất ngắn, nói về sự xóa sổ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới. Sự phủ nhận cội nguồn Việt sử chính là sự phủ nhận toàn bộ môn sử trên thực tế. Lão Gàn đang có những cố gắng cuối cùng chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng hình như mọi chuyện đang xấu đi. Viết được rất nhiều thì bị xóa hết dữ liệu, có thể do lỗi kỹ thuật. Kiên trì viết lại thì bị nhức đầu, chóng mặt, bệnh cũ tái phát phải đi nghỉ. Phải chăng mọi việc đã đến hồi bi kịch của lão Gàn.1 like -
Hanel sẽ đưa Việt Nam vào top chính quyền điện tử trên thế giới 09:44am - 10/08/2015 Tạp chí GTVT - Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT trả lời phỏng vấn về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và kế hoạch tiếp theo. Hanel: Big Data là chìa khóa để xây dựng giao thông thông minh tại VN Thương hiệu phần mềm Hanel tiếp tục ghi điểm tại thị trường Đông Nam Á Hanel và VNPT ký kết hợp tác chiến lược về viễn thông – CNTT Hanel góp mặt cùng các DN hàng đầu VN tham gia triển lãm về CNTT - Viễn thông VN Communic Asia 2015 Ông Nguyễn Thế Trung Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT, được biết tới là một người trẻ U40 nhưng đã tham dự làm công nghệ từ sớm trong các thị trường vốn không dành cho người trẻ như chính quyền điện tử và giáo dục. Trước đây ông Trung thường xuất hiện trong các hội thảo quốc gia về công nghệ thông tin trong vai trò tư vấn cho các dự án lớn như Máy tính Thánh Gióng, Kết nối tri thức, Đám mây nguồn mở cho chính phủ, và gần đây là Giáo dục STEM, nhưng thời gian gần đây ông xuất hiện với một vai trò mới là Chủ tịch HĐQT công ty Hanel-DTT, một liên doanh của 2 tên tuổi công nghệ có vẻ rất khác nhau nhưng lại đều tập trung vào một lĩnh vực rất nóng là chính quyền điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Ông Trung đã đồng ý trả lời phỏng vấn về vai trò mới này với những thông tin về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và chia sẻ mong muốn và kế hoạch tiếp theo. Hồi cuối tháng 5, Cục Đăng kiểm VN đã Khai trương Dịch vụ công trực tuyến mức 4 đầu tiên tham gia cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Được biết, để triển khai các dịch vụ này, Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GTVT đã phối hợp chắt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt nam, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và đơn vị thực hiện là Hanel DTT. Xin ông cho biết đến thời điểm này, Hanel DTT đã phối hợp triển khai để cung cấp những thủ tục hành chính công trực tuyến nào trong lĩnh vực Đăng kiểm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia? Vào ngày 25/5/2015, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức khai trương dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đăng kiểm với mức độ cao nhất là mức độ 4 (hoàn toàn thực hiện trên mạng, người làm thủ tục không cần tiếp xúc trực tiếp với cơ quan làm thủ tục). Từ ngày 25/5, Cục Đăng kiểm tiến hành tiếp nhận hồ sơ giấy song song với hồ sơ trực tuyến để thử nghiệm trong thời gian 2 tháng và cũng để doanh nghiệp làm quen với hình thức mới này. Trong thời gian đó, HANEL-DTT đã tích cực phối hợp, hoàn thiện phần mềm, đào tạo tập huấn 3 đợt cho khoảng 300 doanh nghiệp và tất cả các cán bộ thuộc phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ) của Cục Đăng kiểm Việt Nam về vận hành và làm chủ hoàn toàn hệ thống. Đến nay hệ thống đã hoàn toàn sẵn sàng và tích hợp thông suốt với Cơ chế Một cửa Quốc gia (NSW) để có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4. Các thủ tục hành chính công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực đăng kiểm bao gồm cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho xe cơ giới bao gồm: xe máy, động cơ; xe cơ giới; xe máy chuyên dùng; xe đạp điện và xe chở người 4 bánh. Giấy chứng nhận chất lượng này là thành phần hồ sơ bắt buộc cho việc nhập khẩu phương tiện khi làm thủ tục hải quan trên phạm vi cả nước. Từ 1/8, Cục đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông vận tải) sẽ chấm dứt nhận hồ sơ giấy để chuyển hẳn qua nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Hệ thống CNTT của Bộ GTVT phục vụ thí điểm cơ chế một cửa quốc gia (trong đó có phân hệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng kiểm) là do Hanel - DTT triển khai. Ông đánh giá như thế nào về sự kiện này và đơn vị có sự chuẩn bị như thế nào để hỗ trợ cơ quan đăng kiểm cũng như doanh nghiệp? Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước cải cách hành chính đột phá của Bộ Giao thông vận tải nói chung và Cục Đăng kiểm Việt Nam nói riêng. Khi thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trực tuyến sẽ tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp, công khai và minh bạch quá trình thực hiện thủ tục. Một điểm quan trọng nữa là hình thức trực tuyến này giảm tối đa những tiêu cực trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, nhanh chóng đưa hàng hóa ra thị trường và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Cũng chính vì lý do này, việc ứng dụng CNTT để xây dựng các dịch vụ công trực tuyến là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong lộ trình cải cách hành chính. HANEL-DTT đã nghiên cứu ứng dụng trong 3 năm để có được giải pháp hoàn chỉnh ứng dụng ngày hôm nay, đáp ứng hoàn toàn về công nghệ cho các hệ thống của Chính phủ. Chúng tôi luôn coi trọng chất lượng dịch vụ công nghệ lên hàng đầu. Do đó, HANEL-DTT đã tổ chức hệ thống bảo hành, bảo trì dịch vụ chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận thông tin qua tổng đài dịch vụ (tổng đài 1900 8015), trực hạ tầng 24/7, đội ngũ phát triển và bảo trì phần mềm đáp ứng chỉnh sửa và khắc phục sự cố hệ thống nhanh nhất đảm bảo không gián đoạn dịch vụ của khách hàng. Đặc biệt, tổng đài tiếp nhận toàn bộ những yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ để có chất lượng dịch vụ tốt nhất, coi các doanh nghiệp làm thủ tục như khách hàng trực tiếp của mình. Đây cũng là một trong những bí quyết thành công của HANEL-DTT để có thể ứng dụng các hệ thống lớn cho đất nước. Cũng như các hệ thống khác, hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đăng kiểm Việt Nam do HANEL-DTT xây dựng cũng sẽ tiếp nhận yêu cầu thông tin và phục vụ khoảng 10 nghìn doanh nghiệp nhập khẩu xe cơ giới và toàn bộ các cán bộ quản lý của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục đăng kiểm Việt Nam khai trương Dịch vụ công qua Cổng thông tin điện tử một cửa Xin ông cho biết, dịch vụ công do Hanel - DTT xây dựng khác dịch vụ công do các đơn vị khác xây dựng như thế nào? Về mô hình dịch vụ công trực tuyến, HANEL-DTT tự hào là một trong những đơn vị làm CNTT đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia về CNTT, về CCHC để đưa ra kiến trúc tổng thể (EA) cho dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Trong các thành phần kiến trúc, HANEL-DTT đã đưa ra các thành phần có mức độ tổng quát cao, có thể áp dụng cho bất kỳ một dịch vụ công trực tuyến nào cho tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước ở mức độ cao nhất (mức 4). Về nghiệp vụ, dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng đáp ứng việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, các giải pháp đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ dạng số; xử lý hồ sơ hoàn toàn qua mạng, loại bỏ các giấy tờ giấy trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính; trả kết quả trực tuyến sử dụng chữ ký số và thanh toán điện tử. Toàn bộ cơ sở dữ liệu ghi nhận quá trình thực hiện cũng như nghiệp vụ đều được cập nhật trong quá trình thực hiện thủ tục để có thể cung cấp và khai thác cho các mục đích khác. Mô hình của HANEL-DTT cũng cung cấp những phương tiện thuận lợi nhất cho người làm thủ tục và giảm số lượng giấy tờ cần xuất trình. Về công nghệ, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng sử dụng hoàn toàn nguồn mở với những giải pháp hàng đầu thế giới, đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu năng. Có thể lấy ví dụ là đến thời điểm này, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến của HANEL-DTT xây dựng đang phục vụ khoảng 50 nghìn doanh nghiệp trên phạm vi cả nước thường xuyên sử dụng và đang vận hành ổn định. Có thể tóm tắt các điểm khác biệt của HANEL-DTT nằm ở 3 từ: kiến trúc, công nghệ mã nguồn mở và chất lượng dịch vụ hỗ trợ. Theo ông điều gì là quan trọng nhất cần phải giải quyết khi xây dựng hệ thống CNTT của các bộ, ngành để nó hoạt động thông suốt khi tham gia Cơ chế 1 cửa quốc gia? Điều quan trọng nhất đó chính là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tham gia cơ chế một cửa Quốc gia. Cơ chế đồng bộ này bao gồm chính sách, quy trình và tuân thủ các nguyên tắc của Cơ chế một cửa Quốc gia theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ. Thay vì xây dựng nhiều hệ thống riêng rẽ, nay phải xây dựng một hệ thống tích hợp thống nhất. Do vậy, các Bộ ngành cần phải tích cực chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ chung cho người dân và doanh nghiệp và mạnh mẽ loại bỏ tính cát cứ thông tin đã và vẫn còn đang tồn tại ở một số đơn vị. Hệ thống CNTT được xây dựng trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ đã được thống nhất của các cơ quan tham gia cơ chế một cửa cần phải đảm bảo các yếu tố đáp ứng hiện đại hóa các nghiệp vụ trước đây chỉ thực hiện bằng giấy tờ nay chuyển đổi sang sử dụng hệ thống thông tin. Các yếu tố công nghệ quan trọng như năng lực hạ tầng CNTT, an ninh thông tin và hiệu năng sử dụng cũng là các yếu tố rất quan trọng. Và một điểm nữa, hệ thống cần được thiết kế để thuận lợi và dễ dùng cho các doanh nghiệp, người làm thủ tục hành chính cũng là một yếu tố dẫn đến thành công. Nhiều Quốc gia đã xây dựng cơ chế một cửa và chứng minh tính hiệu quả của nó trực tiếp tới nền kinh tế. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam cũng sẽ thực hiện thành công cơ chế này đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Xin ông cho biết tại sao trước đây các bộ, ngành phải mất khá lâu để có thể triển khai được 1 dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, nhưng hệ thống này được Hanel - DTT triển khai chỉ trong thời gian ngắn? Thứ nhất, đó là quyết tâm của các cấp lãnh đạo khi chuyển đổi từ việc thực hiện thủ tục hành chính theo phương pháp truyền thống sang dịch vụ công trực tuyến. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất. Những rào cản về thói quen, các mức độ lợi ích nhất định sẽ cản trở việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. HANEL-DTT vui mừng thấy rằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc cải cách hành chính nói chung và ứng dụng rộng rãi dịch vụ công trực tuyến nói riêng sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Thứ hai là thời gian triển khai nhanh do HANEL-DTT đã nghiên cứu trong một thời gian dài để có thể triển khai trong thời điểm này với thời gian ngắn. HANEL-DTT có một đội ngũ chuyên gia tư vấn về cải tiến quy trình cho các khách hàng của mình để sẵn sàng ứng dụng CNTT, do đó thời gian mất lâu nhất là xây dựng quy trình đã được rút ngắn đáng kể. Việc còn lại là công nghệ mà đó lại là sức mạnh của HANEL-DTT. Ngoài các dịch vụ công trực tuyến HANEL-DTT xây dựng cho Bộ Giao thông vận tải, có thể kể đến các dịch vụ công trực tuyến do chúng tôi xây dựng cho Bộ Y tế. Các dịch vụ công mức độ 4 của Cục An toàn thực phẩm và Cục Quản lý môi trường Y tế đã chứng minh hiệu quả về tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và giảm thời gian thụ lý hồ sơ cho cơ quan Nhà nước. Có thể lấy một ví dụ là một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh làm 1hồ sơ tiết kiệm ít nhất 10 triệu đồng bao gồm chi phí đi lại, ăn ở cho cán bộ làm thủ tục khi phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Hà Nội. Đến nay, đã có hơn 19.000 hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến cho các thủ tục này. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên chúng tôi xây dựng mất 8 tháng mới đưa vào sử dụng chính thức. Đến thời điểm này, tùy thuộc vào độ phức tạp mà thời gian xây dựng có khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đang đặt chỉ tiêu là có dịch vụ công trực tuyến mà HANEL-DTT sẽ xây dựng trong thời gian chỉ 2 tuần làm việc. Bộ Y tế hai trương Dịch vụ công trực tuyến Được biết hệ thống MT Gateway do Hanel - DTT xây dựng dựa trên nền tảng nguồn mở phát triển chính quyền điện tử OEP. Xin ông cho biết thêm về ưu nhược điểm của hệ thống này? MT Gateway được thiết kế với tiêu chí là điểm truy cập duy nhất cho các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải với toàn bộ các thủ tục hành chính công ngoài các thủ tục tham gia cơ chế Một cửa Quốc gia. MT Gateway cũng là điểm trung chuyển các thông tin từ NSW tới các hệ thống nghiệp vụ và ngược lại. Toàn bộ MT Gateway sử dụng nền tảng OEP. Ưu điểm chính bao gồm khả năng sẵn sàng về công nghệ, sử dụng chung các thành phần như đăng nhập một lần, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, quản lý danh mục dữ liệu dùng chung, tích hợp chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến, quản lý quy trình nghiệp vụ, giám sát và thống kê vv… Ưu điểm tiếp theo là hiệu năng sử dụng đáp ứng số lượng người sử dụng lớn, ổn định, bảo mật dữ liệu. OEP sử dụng nguồn mở nên hoàn toàn không mất chi phí bản quyền, tiết kiệm chi phí rất lớn cho Nhà nước. Còn về nhược điểm thì có thể nói rằng OEP được tích hợp từ nhiều công nghệ nguồn mở phức tạp nên việc làm chủ nó cần có trình độ nhất định về nhiều công nghệ khác nhau. HANEL-DTT đã và đang chuyển giao công nghệ cho khách hàng của mình để dần có thể làm chủ hoàn toàn hệ thống. Được biết giải pháp OEP mà Hanel- DTT cung cấp là giải pháp nền tảng nguồn mở duy nhất do VN xây dựng. Xin ông cho biết giải pháp này đã được ứng dụng thành công trong những lĩnh vực nào, địa phương nào? OEP đã được sử dụng là nền tảng cho các hệ thống của toàn bộ Chính quyền điện tử TP.Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền (Hải Phòng), Cổng thông tin điện tử của TP. Hà Nội và tất cả các Quận thuộc Hà Nội, các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế, Bộ Giao thông và hệ thống kiểm soát TTHC của Bộ Tư pháp. OEP cũng được sử dụng cho hệ thống thu thập số liệu qua thiết bị di động của Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn. Một trong những hệ thống sử dụng OEP sắp khai trương là hệ thống trao đổi bệnh án điện tử HL7 CORE của Bộ Y tế. HANEL-DTT tin tưởng rằng đây sẽ là một trong những “cuộc cách mạng” trong việc hiện đại hóa dịch vụ Y tế tại Việt Nam. Ông được biết đến là người sớm thành công (giải nhì toán quốc tế 1995) và thích làm việc mới, vậy bên cạnh việc hợp tác với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế… ông có kế hoạch gì để tiếp tục hợp tác với các bộ ngành, địa phương khác trong việc thúc đẩy các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao ngày càng nhiều hơn nữa ở nước ta? Với độ chín muồi về công nghệ và kinh nghiệm triển khai thành công ở các Bộ và địa phương, như đã nói ở trên Hanel-DTT tự tin rằng chúng tôi có thể làm rất nhanh, chỉ 2 tuần đến1 tháng, xong một dịch vụ công mức độ 3-4 và có đủ đội ngũ trong liên minh thành viên OEP để triển khai song song 20 dịch vụ công nếu được chính phủ đặt hàng. Chính vì thế, chúng tôi rất chờ đợi vào việc nhận được cuộc gọi của các lãnh đạo Bộ Ngành hay Địa phương quyết tâm mong muốn triển khai quyết liệt các dịch vụ công mức 3-4. Tại sao lại là cuộc gọi của lãnh đạo? Vì đó là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định thành công và là yếu tố duy nhất chúng tôi không tự làm được, còn ngay cả về tài chính chúng tôi cũng tự tin rằng với quyết định 80 về thí điểm thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin, đây không phải là vấn đề lớn. Ví dụ với 10.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công của chúng tôi làm chỉ cần trích trả 1 triệu đồng cho chúng tôi là đã có 10 tỷ, con số đó đủ lớn để làm dịch vụ công dạng phức tạp nhất. Thay mặt cho lãnh đạo Hanel-DTT và cho nhiều công ty làm công nghệ nguồn mở, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm để chúng tôi một lần nữa làm rạng danh đất nước (từ được dùng khi một số trong chúng tôi mang về những giải thưởng quốc tế) để đưa Việt Nam bứt lên trong xếp hạng về chính quyền điện tử như chính phủ Hàn Quốc và chính phủ Pháp đã làm trong 5 năm vừa qua (nhờ ứng dụng công nghệ nguồn mở mà lên top 5 thế giới), và quan trọng nhất đó là cùng chính quyền cải cách hành chính hỗ trợ người dân và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn góp phần xây dựng một nền kinh tế vận động hài hòa và bền vững qua đó nâng cao niềm tin vào chính quyền. Tôi cũng muốn chia sẻ là chúng tôi đã nghiên cứu thành công một nền tảng rộng lớn trải dài từ dich vụ công tới cộng tác, điều hành tác nghiệp, thu thập tích hợp dữ liệu lớn, vì thế công nghệ của chúng tôi sẽ liên tục được cập nhật đảm bảo mọi nhu cầu của Chính phủ. Theo tôi thì các Bộ trưởng và chủ tịch các địa phương không nên đợi thêm nữa, hãy gọi cho chúng tôi, và đảm bảo chỉ sau 1 tháng các vị sẽ có trái ngọt đầu tiên. PV ===================== Chúc mừng sự thành công của Tổng Cty Hanel và DTT. Hân hạnh giới thiệu: Ông Nguyễn Thế Trung còn là Giám đốc TTNC LHDP.1 like