• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/10/2015 in all areas

  1. Cháy nổ tăng nặng..... =========================== Chung cư 33 tầng có cùng chủ đầu tư tòa nhà CT4 phát cháy 13/10/2015 21:56 GMT+7 TTO - Tối 13-10, hàng trăm hộ dân ở toà nhà chung cư VP 5 (Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bỏ chạy khỏi nơi đây khi buồng tăng áp tầng 25 phát hỏa. Người dân tháo chạy khỏi toà nhà VP5 và lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường vụ cháy - Ảnh T.Phùng Sau khi sự cố xảy ra, 3 xe cứu hỏa của Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội rú còi tiếp cận tòa nhà. Hàng trăm người dân lo lắng ngước nhìn lên phần ngọn toà nhà 33 tầng theo dõi vụ cháy được cho là từ tầng 25. Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Cường - chủ một căn hộ trên tầng 24 của toà nhà VP5 - cho biết vào khoảng 20g25 người dân phát hiện khói, lửa bùng lên từ hộp tăng áp nằm ở tầng 25, khói dày lan lên tầng 31. Tại tầng 28 khói lan đậm đặc nhất. Những người đàn ông ở các tầng trên đã phối hợp sử dụng vòi nước cứu hỏa của tòa nhà bơm vào buồng tăng áp kịp thời dập tắt đám cháy, trong khi những người khác thoát khỏi tòa nhà. Đến 20g47, các chiến sĩ PCCC đã tiếp cận hiện trường khu vực bị cháy để kiểm tra, xử lý, tìm hiểu nguyên nhân vụ cháy. Bước đầu chưa ghi nhận trường hợp thương tích nào trong quá trình di tản khỏi toà nhà VP5 nhưng nhiều người dân được một phen hoảng sợ khi chủ đầu tư toà nhà này là Công ty xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu cũng là chủ đầu tư toà nhà CT 4 khu đô thị Xa La bị cháy vừa qua. Sau vụ cháy, cầu thang tầng 24, 25 bị ám nhiều muội khói trôi theo dòng nước cứu hoả. Những cư dân toà nhà VP5 soi đèn chụp ảnh vào trong buồng tăng áp tầng 25 cho thấy có các thanh sắt xây dựng bị kẹt ở đây và rác tụ lại nơi này làm, vẫn còn tàn tích của rác thải bị cháy tại đây. Tòa nhà VP5 nơi xảy ra vụ cháy - Ảnh T.Phùng T.PHÙNG ======================== Cái này Địa Lý Lạc Việt phán rằng: 95% nguyên nhân là các căn nhà này bị bế khí. Ngày xưa, lão Gàn thiết kế phoengshui cho một tiệm kính. Tất cả căn nhà xung quanh cháy to tát, riêng căn nhà của lão thiết kế nóng đến mức các tủ kính chảy và nứt ra hết, nhưng chỉ cháy có cái gác xép 4 mét vuông cho người trực đêm ở, do chủ nhà tự ý xây thêm không hỏi ý kiến lão Gàn. Chính bởi lão thiết kế một cửa thoát khí rất chuẩn.
    4 likes
  2. Trung Quốc âm mưu lôi Triều Tiên, Syria, Nga vào giải vây cho mình ở Biển Đông Hồng Thủy 14/10/15 05:57 Thảo luận (1) (GDVN) - Thực tế Bình Nhưỡng chẳng xem áp lực của Bắc Kinh ra gì, "con bài" Triều Tiên trong trường hợp hóa giải căng thẳng ở Biển Đông vẫn có giá trị với Trung Quốc. Báo đảng Trung Quốc: Nga - Mỹ cần dừng ngay diễn trò Chiến tranh Lạnh ở Syria Đa Chiều: Kim Jong-un vỗ mặt, Trung Nam Hải vẫn ngậm bồ hòn Mỹ thông báo cho đồng minh về kế hoạch tuần tra hải quân ở Trường Sa Đa Chiều ngày 13/10 bình luận, thế công của Washington trên Biển Đông càng ngày càng mạnh, các làn sóng tấn công (chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông) trên mặt trận truyền thông liên tục được phát đi những ngày qua. Bắc Kinh đang bắt đầu phải đối mặt với thách thức bị hải quân Hoa Kỳ tuần tra phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bối lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, ảnh: AP. Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Nam Hải Đa Chiều cho rằng hiện tại Trung Quốc đang rơi vào thế bí, tiến thoái lưỡng nan ở Biển Đông, dù Bắc Kinh có đủ sức mạnh vũ lực để chống trả, nhưng lại không muốn đối đầu trực diện với Hoa Kỳ. Đồng thời Trung Nam Hải cũng không muốn phát đi những thông điệp sai lầm, khiến các nước ASEAN vốn đã bất an và nhiều nước thành viên của khối vốn có quan điểm trung lập về Biển Đông lại trở nên sợ hãi. The New York Times ngày 13/10 cho biết, Mỹ đã thông báo cho các đồng minh ở châu Á về kế hoạch tuần tra 12 hải lý các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa và đang trao đổi với Úc về chuyện này. Cứ theo những tin tức mới nhất The New York Times tiết lộ thì việc tuần tra Trường Sa dường như đã vào thế súng đã lên nòng. Bắc Kinh thì không dám khinh suất chủ động khai chiến ở Biển Đông, nhưng cũng không muốn mất mặt trong keo này với Mỹ. Cứ như vậy, Bắc Kinh đang rơi vào cái thế tiến không được mà lui không xong (bởi muốn giữ cả lòng tham lẫn sĩ diện) ở Biển Đông. Các nước ven Biển Đông sau khi Mỹ thông báo sẽ tuần tra 12 hải lý ở Trường Sa đều đã nâng mức báo động sẵn sàng chiến đấu các đơn vị chủ lực, đề phòng các tình huống bất trắc có thể xảy ra như Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia, Đa Chiều cho biết. Riêng Malaysia từ tháng 8 năm ngoái đã bắt đầu cho phép máy bay do thám Mỹ P-8 ử dụng căn cứ quân sự của mình cho các hoạt động tuần tra ở Biển Đông. Quyết định của Mỹ tuần tra 12 hải lý quanh ít nhất 1 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa là để duy trì, bảo vệ tự do và an toàn hàng không - hàng hải trên Biển Đông, đồng thời còn một lý do khác là kiểm tra cam kết của Tập Cận Bình không quân sự hóa các đảo nhân tạo và các đảo này không ảnh hưởng đến hòa bình Biển Đông cũng như an ninh các quốc gia ven biển. Dụng ý của Hoa Kỳ là thách thức yêu sách chủ quyền, "lãnh hải" vô lý mà Trung Quốc theo đuổi ở Trường Sa. Thực tế theo Đa Chiều, cục diện Biển Đông hiện tại không phải do Tập Cận Bình và Obama bỗng nhiên "trở mặt với nhau" gây ra. Ngay từ trước khi Tập Cận Bình đặt chân đến Hoa Kỳ, Obama đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng tự do hàng không hàng hải, luật pháp quốc tế ở Biển Đông và ngừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp. Đến khi họp báo chính thức ở Vườn Hồng sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo này ai nói người ấy nghe, không đạt được bất cứ đồng thuận nào về Biển Đông, đặc biệt là vụ Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo. Theo thuyết không gian sinh tồn quốc gia thì việc tranh đoạt không gian an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dẫn đến đối đầu là khó tránh khỏi. Một khi kịch bản tồi tệ nhất xảy ra, Bắc Kinh không chỉ phải đối mặt với riêng lực lượng quân sự Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, mà sự tham dự của Nhật - Hàn - Đài - Úc - Việt - Philippines, thậm chí là Malaysia và Singapore cũng là bài toán Trung Nam Hải phải tính đến. Mặc dù các nước này có lợi ích khác nhau, nhưng hoàn toàn có thể tạo ra uy hiếp cho (tham vọng bành trướng của) Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp Đặc sứ của Tổng thống Syria hôm 12/10 tại Bắc Kinh, ảnh: Reuters. Bắc Kinh bất ngờ ủng hộ Nga không kích ở Syria, dùng kế "Vây Ngụy cứu Triệu" để giải vây cho Biển Đông Đa Chiều cho rằng, trong lúc áp lực của Mỹ về việc tuần tra 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo ở Trường Sa ngày càng lớn, Tập Cận Bình đã "tương kế tựu kế", gật đầu ủng hộ hành động quân sự của Putin ở Syria. Ngày 12/10 đặc sứ của Tổng thống Syria đến Trung Quốc được Trung Nam Hải tiếp và cho biết lập trường ủng hộ hành động của liên minh Nga - Syria. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với Cố vấn Tổng thống Syria Bouthaina Shaaban rằng, Trung Quốc ủng hộ các biện pháp chống khủng bố phủ hợp với luật pháp quốc tế và "đã được sự đồng ý của nước có liên quan". Đồng thời, Bắc Kinh cũng "phản đối sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác, số phận của Syria phải do người Syria quyết định". Tờ báo chính trị của Trung Quốc ở hải ngoại này cho rằng, như vậy là Tập Cận Bình đã gật đầu ủng hộ hành động của Putin ở Syria để dàn sức Mỹ ra hai mặt trận, buộc Washington phải "lưỡng đầu thọ địch". Nga càng đánh mạnh vào lợi ích của Mỹ ở Trung Đông, hai đầu đối địch càng làm lộ hết sở trường, sở đoản của Hoa Kỳ. Trung Quốc đang áp dụng kế "Vây Ngụy cứu Triệu" của Tôn Tẫn để tìm cách hóa giải áp lực của Obama với mình trên Biển Đông. Dù sao thì cục diện bàn cờ quốc tế cũng thống nhất và giằng co lẫn nhau, Bắc Kinh hoàn toàn có thể đánh ván cờ liều bằng kế "giết gà dọa khỉ", lựa chọn một trong số các nước láng giềng ở Biển Đông để hạ độc thủ, nhưng Trung Nam Hải nên tính đến những nước cờ xa hơn thế, Đa Chiều bình luận. Triều Tiên cũng bị Trung Quốc lôi ra làm lá chắn ở Biển Đông Bất chấp thái độ bất cần, vuốt mặt không nể mũi của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, vừa qua ông Tập Cận Bình vẫn phái một ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, nhân vật quyền lực thứ 5 ở Trung Nam Hải dẫn theo phái đoàn hùng hậu mang theo thư tay của Tập Cận Bình sang chúc mừng ông Kim Jong-un nhân dịp 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Không chỉ có vậy, mặc dù Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục "khinh khỉnh lạnh nhạt" với thượng khách từ Trung Nam Hải, Thời báo Hoàn Cầu vẫn có bài xã luận trang trọng chỉ trích các quan điểm của dư luận mạng xã hội Trung Quốc chế giễu ông Kim Jong-un hay có ý chê bai cuộc duyệt binh vừa qua ở Triều Tiên. Tại sao Bắc Kinh phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Bình Nhưỡng như vậy? Điều này có liên quan chặt chẽ đến cục diện Biển Đông. Ông Lưu Vân Sơn dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang Bình Nhưỡng dự kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: Đa Chiều. Hội nghị thượng đỉnh chính thức lần đầu tiên với Obama gần như thất bại, dù truyền thông nhà nước Trung Quốc có liệt kê ra 49 thành quả của chuyến thăm cũng không thể che lấp những chia rẽ và bất đồng sâu sắc giữa hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông. "Con bài" Bắc Triều Tiên lúc này lại được Trung Quốc trọng dụng. Đa Chiều dẫn bình luận của Đặng Duật Văn, cựu Phó Tổng biên tập Tạp chí Học tập của Trường Đảng trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá: "Những năm gần đây giá trị chiến lược của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh càng ngày càng sa sút. Tuy nhiên chỉ cần ngày nào Triều Tiên còn vũ khí hạt nhân, ngày đó Bình Nhưỡng còn giá trị sử dụng. Đương nhiên giá trị của Bắc Triều Tiên đối với Bắc Kinh là do quan hệ Trung - Mỹ quyết định. Khi Trung - Mỹ không có mâu thuẫn gì lớn thì giá trị của Bình Nhưỡng tụt giảm, ngược lại thì Bắc Kinh sẽ coi trọng Triều Tiên". Ông Đặng Duật Văn đưa ra nhận định này trên bài viết "Trung Quốc có nên bỏ Bắc Triều Tiên" đăng trên tờ Financial Times của Anh năm 2013, và cũng vì bài viết này ông Văn mất chức. Nhưng đến nay, thực tế cho thấy nhận xét của ông không phải không có cơ sở. Tờ Đa Chiều nhận xét, tựu trung lại sở dĩ Trung Nam Hải bất ngờ quay sang tìm cách lấy lòng Bình Nhưỡng (bất chấp thể diện) như vậy là có liên hệ với sự đổ vỡ của hội nghị thượng đỉnh Tập Cận Bình - Obama tháng Chín vừa qua. Xét theo thuyết không gian sinh tồn, Triều Tiên vẫn là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc trong ván cờ địa chính trị khu vực, dùng sức mạnh lục địa đối chọi với sức mạnh biển. Nói gì thì nói, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn là nỗi lo canh cánh của Mỹ - Nhật - Hàn. Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân ở mức độ nào đó khiến cho Washington không thể không cần đến tiếng nói của Bắc Kinh, dù thực tế Bình Nhưỡng chẳng xem áp lực của Bắc Kinh ra gì, "con bài" Triều Tiên trong trường hợp hóa giải căng thẳng ở Biển Đông vẫn có giá trị với Trung Quốc. Hồng Thủy =========================== Trong những bài bình luận chính trị quốc tế - tính từ khi topic này do lão Xỉn lập ra đến nay - thì phải nói rằng: Đây là bài bình lựng chính trị quốc tế ngô nghê nhất mà lão Gàn xem được. Xem bài này thà ra mựa nó quán trà 5xu ở vỉa hè Hanoi, nghe các bình luận gia chính trị cấp phường chém gió còn có lý hơn. Thật thảm hại cho một tờ báo đẳng cấp quốc tế, như tờ Đa Chiều, mà lại có bình luận dở hơi như thế này. Nhưng qua ngôn từ của bài báo này - mô tả bình luận của tờ Đa Chiều - cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn bế tắc.
    3 likes
  3. Nữ quan Trung Quốc vơ vét 14 tỷ đồng tiền thuế của dân để làm đẹp Thứ tư, 14/10/2015 - 08:00 Seri phim tài liệu về tham nhũng mà các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc buộc phải xem mới đây tiết lộ, một cựu quan chức y tế cấp cao ở Bắc Kinh đã vơ vét 4 triệu nhân dân tệ (tương đương 14 tỷ đồng) tiền thuế vào các dịch vụ làm đẹp để “tút tát” lại nhan sắc. >> Trung Quốc "đả hổ" tham nhũng tới mức nào? >> Thêm một quan tham Trung Quốc sa lưới Bà Bai Hong, một cựu quan chức cấp cao Trung Quốc bị tố đã vơ vét 4 triệu nhân dân tệ tiền thuế để làm đẹp khi còn đương chức. Theo báo Trung Quốc Beijing News, bà Bai Hong đã vơ vét số tiền trên trong thời gian làm việc tại Sở y tế thành phố. Cơ quan này đã được tái cơ cấu thành Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình Bắc Kinh năm 2013. Bà Bai có cơ hội vơ vét công quỹ do là người chuyên lo tổ chức các hoạt động xã hội, sự kiện thể thao và tiệc tùng cho nhân viên của Sở. Cụ thể, giữa năm 2008 và 2011, khi còn làm việc trong cơ quan y tế hàng đầu ở Bắc Kinh, bà Bai thường xuyên lui đến các spa và thẩm mỹ viện. Trung bình, bà đi làm đẹp 3 lần/tuần và thường chi trả bằng chi phiếu chính phủ. Việc cựu quan chức này vơ vét một khoản tiền công kếch xù để làm đẹp cho bản thân vừa được tiết lộ trong seri phim tài liệu gồm 29 phần về những mối nguy hại của tham nhũng. Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây được yêu cầu phải xem seri phim tài liệu này. Đây là một phần của chiến dịch chống tham nhũng mà chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi với mục đích nhổ tận gốc nạn tham nhũng trong chính phủ cũng như quân đội. Theo Phương Đăng Dân Việt ==================== Nhìn cái bản mặt bà này thì lão Gàn cho rằng 14 tỷ VN không đủ để tôn tạo sắc đẹp cho bả. Bởi vậy, để ngăn chăn tham nhũng trong giới quan bà, chính quyền Trung Quốc nên chọn những trang quốc sắc thiên hương, như: Châu Huệ Mẫn, Lý Gia Hân, Chương Tử Di....như vậy, các quan bà thuộc dạng này sẽ không tham ô tiền để sửa sắc đẹp. Nhưng lại e rằng các vị quốc sắc thiên hương này lại đi....Shop mua hàng hiệu thì cũng khổ cho tiền thuế của nhân dân. Bởi vậy, chỉ cần nhìn qua cách mà ngài Tập chống tham nhũng, lão Gàn đã thấy không thể hiệu quả. Họ không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. .
    3 likes
  4. Đây là một câu hài hước chính trị đầu thế kỷ XXI. Bởi vì: không có vấn đề Mỹ do dự và Nhật Bản thay thế Mỹ - Không bao wờ. Hì. Vấn đề Biển Đông là sự khởi đầu và dẫn đến kết thúc "Canh bạc cuối cùng", nên không có vấn đề "Mỹ do dự". Ngoại trừ nước Mỹ từ bỏ tham vọng bá chủ thế giới. Và lúc ấy - trong trường hợp này - cũng không có vấn đề Nhật nhảy vào biển Đông. Bài tham luận được mô tả dưới đây qua Thanhnien Online, của giáo sư Nhật Tomohito Shinoda (Giám đốc Chương trình nghiên cứu Quốc tế, ĐH Quốc tế Nhật Bản) đưa ra tại hội thảo “Mối liên hệ giữa con đường phát triển 70 năm sau chiến tranh của Nhật Bản và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” do Học viện Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức hôm nay (13.10) tại Hà Nội, đã viết như sau, chứng tỏ điều này: ======================== Sẽ xuất hiện chiến tranh lạnh mới ở châu Á - Thái Bình Dương? 13/10/2015 16:32 (TNO) Mức độ cân bằng sức mạnh giữa Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định tương lai hoà bình hay bất ổn của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Đây là nhận định của giáo sư Tomohito Shinoda (Giám đốc Chương trình nghiên cứu Quốc tế, ĐH Quốc tế Nhật Bản) đưa ra tại hội thảo “Mối liên hệ giữa con đường phát triển 70 năm sau chiến tranh của Nhật Bản và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” do Học viện Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức hôm nay (13.10) tại Hà Nội. Bốn kịch bản cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tại hội thảo, giáo sư Tomohito Shinoda đưa ra 4 kịch bản về tương lai châu Á - Thái Bình Dương căn cứ trên cân bằng sức mạnh giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ ở khu vực này. Các kịch bản này có thể được biểu thị như 4 phần, chia bởi 2 trục, trong đó trục hoành thể hiện cân bằng sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc và trục tung thể hiện sức mạnh của Nhật Bản. Theo kịch bản thứ nhất, trong trường hợp Nhật Bản yếu và Trung Quốc mạnh, châu Á - Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ trở thành khu vực trong đó Trung Quốc giữ vai trò trung tâm. Trong kịch bản này, sự bá quyền của Trung Quốc và việc Mỹ ít can dự, không tồn tại liên minh Mỹ - Nhật, sẽ dẫn đến kết quả là hầu hết các nước trong khu vực sẽ cùng leo lên một con thuyền “thân Trung Quốc”. Ở kịch bản thứ hai, sự kết hợp của Nhật yếu và Mỹ mạnh, trật tự khu vực sẽ do Mỹ đóng vai trò trung tâm với một liên minh Mỹ - Nhật lỏng lẻo. Với kịch bản này, giáo sư Tomohito Shinoda cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ có một mức độ bất ổn cao và nhiều xung đột. Nếu kịch bản này trở thành hiện thực, Mỹ sẽ tìm kiếm sự ổn định với Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến khả năng có nhiều xung đột giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á trong khu vực. Theo giáo sư Tomohito Shinoda, Nhật muốn tránh khỏi cả 2 kịch bản trên. Ông Shinoda cho rằng với sự kết hợp của Nhật mạnh và Trung Quốc mạnh, khu vực sẽ chứng kiến sự đối đầu giữa liên minh Mỹ - Nhật và Trung Quốc với một sự ảnh hưởng mạnh từ Trung Quốc và sự giảm hiện diện của Mỹ. Điều này sẽ cho ra một khuôn khổ chiến tranh lạnh mới, chia cắt khu vực thành 2 phần. Kịch bản cuối cùng là trong trường hợp cả Nhật và Mỹ đều mạnh, hai nước sẽ có thể hình thành một trật tự khu vực đa cực bao gồm cả các khía cạnh chính trị, kinh tế và quân sự. “Nhật hy vọng sẽ trở thành một chủ thể quan trọng trong trật tự này, điều mà Trung Quốc sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng”, giáo sư Tomohito Shinoda nhận định. Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách an ninh mới của Nhật ngày càng giảm Theo giáo sư Tomohito Shinoda, nhiều tính toán quốc tế dự đoán Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về GDP vào cuối những năm 2020. Tuy nhiên, điều này chưa có gì chắc chắn. Theo ông Shinoda, 30 năm trước đây nhiều người cũng đã dự đoán Nhật sẽ thành một cường quốc kinh tế sánh ngang Mỹ, nhưng điều đó đã không xảy ra. Trả lời cho câu hỏi được nêu ra tại hội thảo, giáo sư Yuichi Hosoya (ĐH Keio) cho biết, những phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách an ninh mới của Nhật ngày càng giảm xuống. Theo giáo sư Yuichi, sự phản ứng của Trung Quốc chủ yếu để nhằm xoa dịu dư luận chứ không nhắm vào Nhật. Vẫn theo vị giáo sư này, đầu tư của Nhật Bản ở Trung Quốc là rất quan trọng. Trong thời gian qua, đầu tư trực tiếp của Nhật vào Trung Quốc đã giảm tới 42% nên Trung Quốc cũng rất lo lắng và muốn khôi phục quan hệ với Nhật Bản để hạn chế những tổn hại. Trường Sơn
    2 likes
  5. Thực ra, "Phạm phòng" và "Mã Thượng phong" là hai hiện tượng khác nhau, mặc dù cùng liên quan đến quan hệ nam nữ. Mã Thượng Phong là bệnh có thể dẫn đến tử vong đột ngột, còn phạm phòng chỉ làm suy yếu khí lực của người nam và có thể chữa khỏi. Nguyên nhân của bệnh Phạm Phòng, các lương y xưa thường nói rằng: Nam khi nhậu nhẹt, say sưa, mà lại tham sắc dục thì dễ bị phạm phòng. Mã Thượng phong là một trường hợp đặc biệt của Phạm Phòng. Vài lời chia sẻ.
    1 like
  6. THÔNG TIN BỔ SUNG Tin này rõ ràng và chi tiết hơn..... =============================== Vì sao Mỹ đợi đến giờ mới "tuần tra 12 hải lý" trên Biển Đông? Đức Huy | 13/10/2015 07:38 Theo một nguồn tin giấu tên tiết lộ với New York Times, Nhà Trắng đã quyết định thông qua kế hoạch "tuần tra 12 hải lý" của Mỹ đối với Trung Quốc trên Biển Đông. Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris. Ảnh: AP Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Theo tin từ New York Times, Mỹ đã thông báo cho các đồng minh của mình ở châu Á về kế hoạch tiến hành tuần tra trên biển trong khu vực bán kính 12 hải lý xung quanh các đảo đá nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Các quan chức quốc phòng Mỹ và châu Á đã xác nhận thông tin này với New York Times. Họ cho biết, cuộc tuần tra sắp tới sẽ được coi như một động thái thách thức các hoạt động xây dựng, cải tạo, và quân sự hóa trái phép của Trung Quốc.Ngoài ra, với việc di chuyển trong khu vực bán kính 12 hải lý, Mỹ sẽ một lần nữa khẳng định họ không công nhận tính hợp pháp của các đảo đá nhân tạo do Trung Quốc ngang nhiên "dựng" lên, đúng với tinh thần Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Trước đó, các quan chức Philippines cho biết, họ đã được Mỹ thông báo về kế hoạch tuần tra từ vài ngày trước. Ông Antonio Triillanes, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Thượng viện Philippines, đã hoan nghênh động thái này của Washington. Hôm 12/10 vừa qua tại Boston (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thảo luận kế hoạch tuần tra với các quan chức Australia. Cuộc họp chiến lược này cũng có sự tham gia của Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, người trước đó đã được Nhà Trắng tham vấn về các lựa chọn thích hợp để đáp trả các động thái ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Cùng lúc đó, một cuộc thảo luận kín giữa các nhà nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương cũng diễn ra tại Washington. Tại đây, cố vấn cấp cao về Trung Quốc thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Daniel Kritenbrink xác nhận Nhà Trắng đã thông qua kế hoạch tuần tra nói trên. Một nhà nghiên cứu giấu tên tham gia cuộc thảo luận đã tiết lộ thông tin này với New York Times. Người này cũng cho biết, ông Kritenbrink không nói cụ thể khi nào Mỹ sẽ bắt đầu tuần tra, nhưng nói rằng kế hoạch trước đó đã bị hoãn vì chuyến công du của Tập Cận Bình. Cố vấn cấp cao về các vấn đề Trung Quốc thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Daniel Kritenbrink. Ảnh: AP Chính phủ Tổng thống Barack Obama và các đồng minh Mỹ tại châu Á đã tranh luận rất nhiều để tìm ra cách thức tốt nhất đáp trả các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Có phía ủng hộ tuần tra, nhưng cũng có phía cho rằng điều đó sẽ tạo cớ để Bắc Kinh quân sự hóa. Về phần mình, Trung Quốc cho biết nước này sẽ có đáp trả tương xứng nếu tàu Mỹ xuất hiện trong khu vực 12 hải lý. "Trung Quốc sẽ không để yên cho bất kì một quốc gia nào xâm phạm lãnh hải của mình dưới vỏ bọc gìn giữ tự do đi lại trên biển và trên bầu trời" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tuần trước. Trước đó, trong cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này không hề có ý định quân sự hóa các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo những gì ảnh vệ tinh chụp được, Trung Quốc đã xây dựng trái phép 2 đường băng quân sự trên Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập, đồng thời đã khởi công xây dựng đường băng thứ ba trên Đá Vành Khăn. Cả 3 bãi đá đều thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh vệ tinh cho thấy lớp móng với chiều rộng 60m đã được dựng lên để phục vụ xây dựng đường băng trái phép trên Đá Xu Bi Theo New York Times, các quan chức Mỹ cũng không rõ ý của ông Tập trong tuyên bố nói trên là gì, bởi trước đó Chủ tịch Trung Quốc chưa từng phát biểu như vậy tại bất kì một cuộc họp kín nào với ông Obama và các cố vấn cấp cao Mỹ. Do đó, theo một quan chức quân đội Mỹ, cuộc tuần tra sắp tới sẽ được coi như một phép thử đối với tuyên bố "Trung Quốc không có ý định quân sự hóa Biển Đông" này. theo Trí Thức Trẻ =============================== Kẹt quá nhỉ?! Trung Quốc bị cô lập và đang lâm vào thế bí. Lão nói lâu rồi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Khi nào tàu chiến Hoa Kỳ chính thức tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc lấn chiếm, xây dựng trên biển Đông, lão sẽ bình luận và phân tích về việc này, tất nhiên mang tính tiên tri. Có những sự việc lão chỉ phát biểu trong điều kiện tình thế không thể xoay chuyển, vì ảnh hưởng của sự phân tích, dự báo của lão Gàn. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Đụng tới Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là sai lầm lớn nhất của những siêu cường.
    1 like
  7. Như vậy Hoa Kỳ muốn "xâm phạm" thì phải xin phép Trung Quốc. Hì. Đúng là "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". ========================= Báo Mỹ: Mỹ thông qua quyết định tuần tra "vùng cấm địa" 12 hải lý Thứ ba, 13/10/2015 - 06:00 Sau nhiều tháng tranh cãi, chính phủ Mỹ đã quyết định đồng ý cho hải quân nước này triển khai tàu và máy bay tuần tra xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Tuần tra 12 hải lý là 'phép thử siêu cường' Đô đốc Mỹ xác nhận phương án tuần tra khắp châu Á-Thái Bình Dương Hôm 11-10, một quan chức Mỹ khẳng định với báo The Wall Street Journal rằng Washington đã thông qua quyết định nêu trên. "Chỉ còn là vấn đề thời gian" - quan chức này nói. Theo đó, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã sẵn sàng thực thi quyền tự do hàng hải ở biển Đông sau đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hồi đầu năm nay. Nguồn tin nội bộ cho biết lý do Mỹ trì hoãn việc cho tàu và máy bay tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc là nhằm tránh phủ bóng chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington hồi cuối tháng trước. Tại buổi họp báo với Tổng thống Barack Obama ở Nhà Trắng, ông Tập khi đó cam kết Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo, tuy không nói rõ ý nghĩa của cụm từ “quân sự hóa”. Trung Quốc có ý đồ quân sự hóa biển Đông bằng việc xây đường băng và cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự trên các đảo nhân tạo. (Ảnh: Epic Times) Một phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối bình luận về phát biểu của ông Tập nhưng lưu ý Tổng thống Obama nói tại họp báo rằng “Mỹ sẽ tiếp tục đi thuyền, bay hoặc thực hiện bất cứ hành động nào phù hợp với luật pháp quốc tế”. Tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 9-10 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bày tỏ quan ngại về thông tin Washington sẽ đưa tàu và máy bay vào "vùng cấm địa" 12 hải lý mà báo chí Mỹ đăng tải. Theo giới chức Washington, Mỹ tổ chức tuần tra biển Đông 6 lần kể từ năm 2011, trong đó có 3 lần quanh quần đảo Trường Sa. Nhưng từ năm 2012, Mỹ dừng hoạt động này và không tiếp cận các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi cách 12 hải lý. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định các quốc gia có chủ quyền với các đảo, bãi đá ngầm được hình thành tự nhiên cũng được quyền sở hữu vùng lãnh hải xung quanh các đảo và bãi đá ngầm này trong phạm vi nhất định. Vì vậy, nếu Mỹ tuần tra xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc có nghĩa là họ trực tiếp không công nhận các đảo này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Tương tự, báo The Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ khác khẳng định việc tuần tra sẽ đi phát tín hiệu Washington không công nhận tuyên bố trái phép về chủ quyền của Bắc Kinh. Theo P.Nghĩa/The Wall Street Journal Người Lao động ========================= Rõ ràng là nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa chưa cấp phép cho tàu thủy Hoa Kỳ, nhưng anh cao bồi Texat này vẫn nghênh ngang đi vào vùng 12 hải lý. Bi wờ làm siu? "Bụp" hỉ? Híc! Cần phải có hội nghị quốc tế về vấn đề này và trân trọng mời giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, để ông ta phát biểu :"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Dám vuốt râu lão Gàn. Láo toét thật! Ơ! Những lão Gàn cạo sạch râu rồi mà! Hì.
    1 like
  8. Đừng để cả dân tộc bị định kiến oan 12/10/2015 06:30 GMT+7 TTO - Ăn cắp là làm nhục quốc thể. Chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan. Xin đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa... Cảnh báo "Ăn cắp là phạm tội" của Sở cảnh sát Omya Higashi (tỉnh Saitama) đặt trong siêu thị Nhật - Ảnh tư liệu Tiếp viên hàng không VN bị nghi mang lậu điện thoại, tiêu thụ mỹ phẩm từ đường dây ăn cắp, rồi đến phi công VN bị Nhật tạm giữ vì mua đồ quên trả tiền… Hai người Việt ăn cắp mắt kính tại Thụy Sĩ, giám đốc ra nước ngoài ăn cắp một cây dù, ăn buffet xong gói thêm bánh ngọt vào giỏ… Có những nơi dòng chữ cảnh báo ăn cắp được ghi hẳn bằng tiếng Việt, thông báo về mức phạt, báo cả chuyện camera chống trộm đang hoạt động. Những câu chuyện đáng xấu hổ về sự không trung thực của người Việt khi sang nước ngoài một lần nữa làm nhiều người bức xúc bởi hình ảnh của người Việt đang bị làm xấu trong mắt bạn bè quốc tế. Tiếng dữ đồn xa PGS.TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) chia sẻ thông tin theo thống kê của Cảnh sát Nhật Bản năm 2014 thì người Việt Nam phạm tội ở Nhật đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Trong số các tội người Việt phạm phải thì ăn cắp chiếm đa số, nhất là ăn cắp trong cửa hàng, siêu thị… “Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế rất xấu”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định. “Ăn cắp là hành vi vô đạo đức, không thể chấp nhận được. Ăn cắp không phụ thuộc vào chuyện anh giàu hay nghèo, địa vị anh ra sao, có khi ăn cắp những thứ chẳng đáng gì. Như cái tật vậy” - đó là ý kiến của Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh. Bằng trải nghiệm của mình, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định trong con mắt của rất nhiều người dân và cảnh sát nước ngoài, người Việt Nam chưa được đánh giá cao vì không biết phép lịch sự nơi công cộng, ăn ở mất vệ sinh trong khách sạn, nhà trọ, ký túc xá, hay lãng phí của cải của người khác và nhất là hay ăn cắp. Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, về cơ bản thì người Việt Nam không như vậy, người Việt Nam vẫn được đánh giá cao là nhanh nhẹn, thông minh, cần cù, nghiêm túc, có tinh thần cố gắng, sống tình cảm. TS Lý Tùng Hiếu (khoa Văn hóa học, ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) nhận xét dù chỉ một, hai hành động xấu của người Việt Nam ở nước ngoài cũng có thể làm người nước ngoài nghĩ xấu về người Việt Nam nói chung. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan!”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận xét. Hai người Việt lấy cắp mắt kính tại Thụy Sĩ Pháp luật cần nghiêm trị “Đó là cuộc đấu tranh với chính bản thân mình, nếu không chiến thắng sự tham lam của bản thân thì sẽ dẫn đến hành vi ăn cắp”- GS Ngô Đức Thịnh nhận định. Đánh giá nguyên nhân, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng trước hết là người Việt Nam đi ra nước ngoài ngày càng nhiều: xuất khẩu lao động, kết hôn, du lịch, công tác….thành phần phức tạp, vì vậy tỷ lệ tội phạm cũng tăng. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, nhiều người còn thói quen tùy tiện trong ăn uống, sinh hoạt, ứng xử ... Riêng về thói ăn cắp, theo PGS.TS Đoàn Lê Giang thì có thể do hoàn cảnh nghèo khó, do giáo dục gia đình không kỹ, kỷ luật, hình phạt không nghiêm... và cũng có thể có nguyên nhân sâu xa từ xa xưa: dân mình nghèo khổ bị áp bức, bóc lột lâu đời, nên lấy của người giàu, lấy của ông chủ ngoại quốc… không bị coi là xấu? GS Ngô Đức Thịnh cho rằng giáo dục trong gia đình rất quan trọng. TS Lý Tùng Hiếu cũng thống nhất quan điểm rằng nguyên nhân sâu xa của thói ăn cắp là giáo dục, quan trọng nhất là giáo dục từ gia đình. Những bài học về việc không được lấy của ai cái gì, kể cả trong nhà, nếu vật đó cha mẹ dặn không được ăn, không được đụng vào thì cũng phải nghe lời… sẽ hình thành nên bản lĩnh và bồi đắp nhân cách cho một con người. Chỉ khi nhân cách đủ vững vàng thì mới vượt qua được cám dỗ của lòng tham, chiến thắng chính bản thân mình trong cuộc đấu tranh “lấy hay không lấy”, giáo sư Ngô Đức Thịnh chia sẻ. “Những hành vi tham vặt đã xuất hiện từ khi còn rất nhỏ, trong mối quan hệ với gia đình và xóm giềng xung quanh. Gia đình thường vô thức bỏ qua những hành vi sai trái của con trẻ, ví dụ dung tha cho những hành động như lấy bánh trái trong ngày giỗ... Trẻ từ đó không có ý thức về vị trí của bản thân và quyền lợi của người khác, từ đó có thể hình thành hành vi ăn cắp trong vô thức” - TS Lý Tùng Hiếu nhận định. TS Lý Tùng Hiếu cho rằng khi giá trị đạo đức hay ý kiến dư luận không còn sức tác động nữa thì pháp luật là thành trì cuối cùng để răn dạy người ta. “Nếu thế thì pháp luật phải nghiêm", ông Hiếu bày tỏ. TS Đoàn Lê Giang kết luận nếu không có một chương trình giáo dục và kỷ luật nghiêm khắc có tính quốc gia thì thói hư tật xấu khó mà bỏ được. Người Việt bị bắt ở Thái Lan vì ăn cắp đồ trong trung tâm mua sắm Đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa Hàng ngàn bạn đọc VN đau lòng trước các thông tin về người Việt sang nước ngoài bị bắt giữ do "cầm nhầm" đồ đạc của nơi bán. Chị Vũ Như Mai (Q.3, TP.HCM) cho biết mình rất xấu hổ khi đọc thông tin người Việt ăn cắp tại nước ngoài. Chị thắc mắc vì sao đôi khi giá trị món đồ rất nhỏ, chẳng là gì so với thu nhập, địa vị của người lấy trong xã hội, sao vẫn để mang tiếng ăn cắp. “Ăn cắp là hành vi làm nhục quốc thể. Dù chỉ một người Việt ăn cắp nhưng người nước ngoài nhìn vào sẽ đánh đồng đó là người Việt Nam”, chị Mai bức xúc. Một bạn đọc chia sẻ thông tin ở Nhật nhà hàng, nhà vệ sinh và siêu thị viết tiếng Việt Nam để nhắc nhở người Việt trong chuyện lấy thức ăn, giữ vệ sinh công cộng và đừng ăn cắp đồ. Lý giải vì sao nhiều nơi ở nước ngoài lại ghi bảng cảnh báo bằng tiếng Việt, chị Như Mai cho rằng chính vì một số người Việt xấu xí đã làm người ta định kiến rằng người Việt có tật ăn cắp. Một số bạn đọc đề xuất nên đưa hành vi ăn cắp ở nước ngoài vào tội làm nhục quốc thể và cấm xuất ngoại có thời hạn, hoặc thậm chí đuổi việc và truy tố hình sự. ======================= Hồi còn nhỏ, lão Gàn được xem một câu chuyện thiếu nhi: Những "Tấm lòng vàng". Trong đó có một câu chuyện kể rằng: Một cậu bé ăn mày người Ý, lên một du thuyền để xin tiền. Cậu bé được mấy người nước ngoài cho cả đống tiền lẻ. Cậu đang vui vẻ ngồi đếm tiền thì nghe thấy chính những ân nhân của cậu nói xấu về dân tộc Ý. Cậu đã ném tất cả những đồng xu xin được vào những người nước ngoài đã cho tiền cậu. Xong cậu ngồi khóc. Câu chuyện chỉ đơn giản vậy, không có khẩu hiệu rỗng tuyếch, không có kêu gọi và bình luận về lòng tự trọng dân tộc, cũng chẳng có những từ hoa mỹ và hùng hồn. Nhưng ít nhất nó làm tôi rất khâm phục cậu bé người Ý trong câu truyện trên. Hoặc trong một câu chuyện của Guy de Maupassant mô tả lòng yêu nước của hai ông già mê câu cá. Cái hồ hay câu cá của hai ông ngày trước, nay trở thành chiến tuyến giữa quân đội Pháp và Đức. Một ông quen Đại tá sư đoàn trưởng phụ trách tiền phương, bèn xin một giấy phép cho hai người ra hồ ngồi câu cá. Hai ông bị biệt kích Đức bắt được. Viên sĩ quan biệt kích yêu cầu hai ông phải nói mật khẩu để qua các trạm tiền phương của Pháp. Hai ông im lặng. Viên sĩ quan Đức ra lệnh bắn hai ông già. Trước khi chết, hai ông già chỉ nói lời vĩnh biệt nhau. Cảnh cuối của câu chuyện là viên sĩ quan Đức quăng xâu cá cho nhà bếp và yêu cầu làm món cá chiên bơ cho bữa tối. Câu chuyện cũng không hề ồn ào về lòng yêu nước ngùn ngụt. Hai ông già chết chỉ vì đam mê câu cá và không làm ảnh hưởng tới nước Pháp với niềm tin của người bạn Sư đoàn trưởng tiền phương đã cấp phép cho hai ông. Ồn ào, rỗng tuyếch, đôi khi phản tác dụng.
    1 like
  9. Oh. Tốt quá. Đợt tới ra thày trò mình xuống xem và trả nốt số tiền của anh chị em đóng góp cho họ (Một triệu bẩy). Cá nhân tôi sẽ bù thêm cho đủ 5 triệu. Cũng phải có phong bì cho vui chứ. Hì. Hải hoặc Lê Ninh lo thêm một xe nha. Sư phụ có một xe oách như rau sà lách rùi. Hì.
    1 like
  10. Hanel sẽ đưa Việt Nam vào top chính quyền điện tử trên thế giới 09:44am - 10/08/2015 Tạp chí GTVT - Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT trả lời phỏng vấn về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và kế hoạch tiếp theo. Hanel: Big Data là chìa khóa để xây dựng giao thông thông minh tại VN Thương hiệu phần mềm Hanel tiếp tục ghi điểm tại thị trường Đông Nam Á Hanel và VNPT ký kết hợp tác chiến lược về viễn thông – CNTT Hanel góp mặt cùng các DN hàng đầu VN tham gia triển lãm về CNTT - Viễn thông VN Communic Asia 2015 Ông Nguyễn Thế Trung Ông Nguyễn Thế Trung Chủ tịch và Tổng giám đốc Hanel-DTT, được biết tới là một người trẻ U40 nhưng đã tham dự làm công nghệ từ sớm trong các thị trường vốn không dành cho người trẻ như chính quyền điện tử và giáo dục. Trước đây ông Trung thường xuất hiện trong các hội thảo quốc gia về công nghệ thông tin trong vai trò tư vấn cho các dự án lớn như Máy tính Thánh Gióng, Kết nối tri thức, Đám mây nguồn mở cho chính phủ, và gần đây là Giáo dục STEM, nhưng thời gian gần đây ông xuất hiện với một vai trò mới là Chủ tịch HĐQT công ty Hanel-DTT, một liên doanh của 2 tên tuổi công nghệ có vẻ rất khác nhau nhưng lại đều tập trung vào một lĩnh vực rất nóng là chính quyền điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Ông Trung đã đồng ý trả lời phỏng vấn về vai trò mới này với những thông tin về các kết quả Hanel-DTT đạt được trong chính quyền điện tử và chia sẻ mong muốn và kế hoạch tiếp theo. Hồi cuối tháng 5, Cục Đăng kiểm VN đã Khai trương Dịch vụ công trực tuyến mức 4 đầu tiên tham gia cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Được biết, để triển khai các dịch vụ này, Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GTVT đã phối hợp chắt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt nam, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và đơn vị thực hiện là Hanel DTT. Xin ông cho biết đến thời điểm này, Hanel DTT đã phối hợp triển khai để cung cấp những thủ tục hành chính công trực tuyến nào trong lĩnh vực Đăng kiểm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia? Vào ngày 25/5/2015, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức khai trương dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đăng kiểm với mức độ cao nhất là mức độ 4 (hoàn toàn thực hiện trên mạng, người làm thủ tục không cần tiếp xúc trực tiếp với cơ quan làm thủ tục). Từ ngày 25/5, Cục Đăng kiểm tiến hành tiếp nhận hồ sơ giấy song song với hồ sơ trực tuyến để thử nghiệm trong thời gian 2 tháng và cũng để doanh nghiệp làm quen với hình thức mới này. Trong thời gian đó, HANEL-DTT đã tích cực phối hợp, hoàn thiện phần mềm, đào tạo tập huấn 3 đợt cho khoảng 300 doanh nghiệp và tất cả các cán bộ thuộc phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ) của Cục Đăng kiểm Việt Nam về vận hành và làm chủ hoàn toàn hệ thống. Đến nay hệ thống đã hoàn toàn sẵn sàng và tích hợp thông suốt với Cơ chế Một cửa Quốc gia (NSW) để có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4. Các thủ tục hành chính công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực đăng kiểm bao gồm cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho xe cơ giới bao gồm: xe máy, động cơ; xe cơ giới; xe máy chuyên dùng; xe đạp điện và xe chở người 4 bánh. Giấy chứng nhận chất lượng này là thành phần hồ sơ bắt buộc cho việc nhập khẩu phương tiện khi làm thủ tục hải quan trên phạm vi cả nước. Từ 1/8, Cục đăng kiểm Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông vận tải) sẽ chấm dứt nhận hồ sơ giấy để chuyển hẳn qua nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Hệ thống CNTT của Bộ GTVT phục vụ thí điểm cơ chế một cửa quốc gia (trong đó có phân hệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng kiểm) là do Hanel - DTT triển khai. Ông đánh giá như thế nào về sự kiện này và đơn vị có sự chuẩn bị như thế nào để hỗ trợ cơ quan đăng kiểm cũng như doanh nghiệp? Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước cải cách hành chính đột phá của Bộ Giao thông vận tải nói chung và Cục Đăng kiểm Việt Nam nói riêng. Khi thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trực tuyến sẽ tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp, công khai và minh bạch quá trình thực hiện thủ tục. Một điểm quan trọng nữa là hình thức trực tuyến này giảm tối đa những tiêu cực trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, nhanh chóng đưa hàng hóa ra thị trường và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Cũng chính vì lý do này, việc ứng dụng CNTT để xây dựng các dịch vụ công trực tuyến là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong lộ trình cải cách hành chính. HANEL-DTT đã nghiên cứu ứng dụng trong 3 năm để có được giải pháp hoàn chỉnh ứng dụng ngày hôm nay, đáp ứng hoàn toàn về công nghệ cho các hệ thống của Chính phủ. Chúng tôi luôn coi trọng chất lượng dịch vụ công nghệ lên hàng đầu. Do đó, HANEL-DTT đã tổ chức hệ thống bảo hành, bảo trì dịch vụ chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận thông tin qua tổng đài dịch vụ (tổng đài 1900 8015), trực hạ tầng 24/7, đội ngũ phát triển và bảo trì phần mềm đáp ứng chỉnh sửa và khắc phục sự cố hệ thống nhanh nhất đảm bảo không gián đoạn dịch vụ của khách hàng. Đặc biệt, tổng đài tiếp nhận toàn bộ những yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ để có chất lượng dịch vụ tốt nhất, coi các doanh nghiệp làm thủ tục như khách hàng trực tiếp của mình. Đây cũng là một trong những bí quyết thành công của HANEL-DTT để có thể ứng dụng các hệ thống lớn cho đất nước. Cũng như các hệ thống khác, hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Cục Đăng kiểm Việt Nam do HANEL-DTT xây dựng cũng sẽ tiếp nhận yêu cầu thông tin và phục vụ khoảng 10 nghìn doanh nghiệp nhập khẩu xe cơ giới và toàn bộ các cán bộ quản lý của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục đăng kiểm Việt Nam khai trương Dịch vụ công qua Cổng thông tin điện tử một cửa Xin ông cho biết, dịch vụ công do Hanel - DTT xây dựng khác dịch vụ công do các đơn vị khác xây dựng như thế nào? Về mô hình dịch vụ công trực tuyến, HANEL-DTT tự hào là một trong những đơn vị làm CNTT đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia về CNTT, về CCHC để đưa ra kiến trúc tổng thể (EA) cho dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Trong các thành phần kiến trúc, HANEL-DTT đã đưa ra các thành phần có mức độ tổng quát cao, có thể áp dụng cho bất kỳ một dịch vụ công trực tuyến nào cho tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước ở mức độ cao nhất (mức 4). Về nghiệp vụ, dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng đáp ứng việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, các giải pháp đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ dạng số; xử lý hồ sơ hoàn toàn qua mạng, loại bỏ các giấy tờ giấy trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính; trả kết quả trực tuyến sử dụng chữ ký số và thanh toán điện tử. Toàn bộ cơ sở dữ liệu ghi nhận quá trình thực hiện cũng như nghiệp vụ đều được cập nhật trong quá trình thực hiện thủ tục để có thể cung cấp và khai thác cho các mục đích khác. Mô hình của HANEL-DTT cũng cung cấp những phương tiện thuận lợi nhất cho người làm thủ tục và giảm số lượng giấy tờ cần xuất trình. Về công nghệ, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến do HANEL-DTT xây dựng sử dụng hoàn toàn nguồn mở với những giải pháp hàng đầu thế giới, đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu năng. Có thể lấy ví dụ là đến thời điểm này, các hệ thống dịch vụ công trực tuyến của HANEL-DTT xây dựng đang phục vụ khoảng 50 nghìn doanh nghiệp trên phạm vi cả nước thường xuyên sử dụng và đang vận hành ổn định. Có thể tóm tắt các điểm khác biệt của HANEL-DTT nằm ở 3 từ: kiến trúc, công nghệ mã nguồn mở và chất lượng dịch vụ hỗ trợ. Theo ông điều gì là quan trọng nhất cần phải giải quyết khi xây dựng hệ thống CNTT của các bộ, ngành để nó hoạt động thông suốt khi tham gia Cơ chế 1 cửa quốc gia? Điều quan trọng nhất đó chính là sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tham gia cơ chế một cửa Quốc gia. Cơ chế đồng bộ này bao gồm chính sách, quy trình và tuân thủ các nguyên tắc của Cơ chế một cửa Quốc gia theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ. Thay vì xây dựng nhiều hệ thống riêng rẽ, nay phải xây dựng một hệ thống tích hợp thống nhất. Do vậy, các Bộ ngành cần phải tích cực chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ chung cho người dân và doanh nghiệp và mạnh mẽ loại bỏ tính cát cứ thông tin đã và vẫn còn đang tồn tại ở một số đơn vị. Hệ thống CNTT được xây dựng trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ đã được thống nhất của các cơ quan tham gia cơ chế một cửa cần phải đảm bảo các yếu tố đáp ứng hiện đại hóa các nghiệp vụ trước đây chỉ thực hiện bằng giấy tờ nay chuyển đổi sang sử dụng hệ thống thông tin. Các yếu tố công nghệ quan trọng như năng lực hạ tầng CNTT, an ninh thông tin và hiệu năng sử dụng cũng là các yếu tố rất quan trọng. Và một điểm nữa, hệ thống cần được thiết kế để thuận lợi và dễ dùng cho các doanh nghiệp, người làm thủ tục hành chính cũng là một yếu tố dẫn đến thành công. Nhiều Quốc gia đã xây dựng cơ chế một cửa và chứng minh tính hiệu quả của nó trực tiếp tới nền kinh tế. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam cũng sẽ thực hiện thành công cơ chế này đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Xin ông cho biết tại sao trước đây các bộ, ngành phải mất khá lâu để có thể triển khai được 1 dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, nhưng hệ thống này được Hanel - DTT triển khai chỉ trong thời gian ngắn? Thứ nhất, đó là quyết tâm của các cấp lãnh đạo khi chuyển đổi từ việc thực hiện thủ tục hành chính theo phương pháp truyền thống sang dịch vụ công trực tuyến. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất. Những rào cản về thói quen, các mức độ lợi ích nhất định sẽ cản trở việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. HANEL-DTT vui mừng thấy rằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc cải cách hành chính nói chung và ứng dụng rộng rãi dịch vụ công trực tuyến nói riêng sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Thứ hai là thời gian triển khai nhanh do HANEL-DTT đã nghiên cứu trong một thời gian dài để có thể triển khai trong thời điểm này với thời gian ngắn. HANEL-DTT có một đội ngũ chuyên gia tư vấn về cải tiến quy trình cho các khách hàng của mình để sẵn sàng ứng dụng CNTT, do đó thời gian mất lâu nhất là xây dựng quy trình đã được rút ngắn đáng kể. Việc còn lại là công nghệ mà đó lại là sức mạnh của HANEL-DTT. Ngoài các dịch vụ công trực tuyến HANEL-DTT xây dựng cho Bộ Giao thông vận tải, có thể kể đến các dịch vụ công trực tuyến do chúng tôi xây dựng cho Bộ Y tế. Các dịch vụ công mức độ 4 của Cục An toàn thực phẩm và Cục Quản lý môi trường Y tế đã chứng minh hiệu quả về tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và giảm thời gian thụ lý hồ sơ cho cơ quan Nhà nước. Có thể lấy một ví dụ là một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh làm 1hồ sơ tiết kiệm ít nhất 10 triệu đồng bao gồm chi phí đi lại, ăn ở cho cán bộ làm thủ tục khi phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Hà Nội. Đến nay, đã có hơn 19.000 hồ sơ được xử lý hoàn toàn trực tuyến cho các thủ tục này. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên chúng tôi xây dựng mất 8 tháng mới đưa vào sử dụng chính thức. Đến thời điểm này, tùy thuộc vào độ phức tạp mà thời gian xây dựng có khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đang đặt chỉ tiêu là có dịch vụ công trực tuyến mà HANEL-DTT sẽ xây dựng trong thời gian chỉ 2 tuần làm việc. Bộ Y tế hai trương Dịch vụ công trực tuyến Được biết hệ thống MT Gateway do Hanel - DTT xây dựng dựa trên nền tảng nguồn mở phát triển chính quyền điện tử OEP. Xin ông cho biết thêm về ưu nhược điểm của hệ thống này? MT Gateway được thiết kế với tiêu chí là điểm truy cập duy nhất cho các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải với toàn bộ các thủ tục hành chính công ngoài các thủ tục tham gia cơ chế Một cửa Quốc gia. MT Gateway cũng là điểm trung chuyển các thông tin từ NSW tới các hệ thống nghiệp vụ và ngược lại. Toàn bộ MT Gateway sử dụng nền tảng OEP. Ưu điểm chính bao gồm khả năng sẵn sàng về công nghệ, sử dụng chung các thành phần như đăng nhập một lần, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, quản lý danh mục dữ liệu dùng chung, tích hợp chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến, quản lý quy trình nghiệp vụ, giám sát và thống kê vv… Ưu điểm tiếp theo là hiệu năng sử dụng đáp ứng số lượng người sử dụng lớn, ổn định, bảo mật dữ liệu. OEP sử dụng nguồn mở nên hoàn toàn không mất chi phí bản quyền, tiết kiệm chi phí rất lớn cho Nhà nước. Còn về nhược điểm thì có thể nói rằng OEP được tích hợp từ nhiều công nghệ nguồn mở phức tạp nên việc làm chủ nó cần có trình độ nhất định về nhiều công nghệ khác nhau. HANEL-DTT đã và đang chuyển giao công nghệ cho khách hàng của mình để dần có thể làm chủ hoàn toàn hệ thống. Được biết giải pháp OEP mà Hanel- DTT cung cấp là giải pháp nền tảng nguồn mở duy nhất do VN xây dựng. Xin ông cho biết giải pháp này đã được ứng dụng thành công trong những lĩnh vực nào, địa phương nào? OEP đã được sử dụng là nền tảng cho các hệ thống của toàn bộ Chính quyền điện tử TP.Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền (Hải Phòng), Cổng thông tin điện tử của TP. Hà Nội và tất cả các Quận thuộc Hà Nội, các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế, Bộ Giao thông và hệ thống kiểm soát TTHC của Bộ Tư pháp. OEP cũng được sử dụng cho hệ thống thu thập số liệu qua thiết bị di động của Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn. Một trong những hệ thống sử dụng OEP sắp khai trương là hệ thống trao đổi bệnh án điện tử HL7 CORE của Bộ Y tế. HANEL-DTT tin tưởng rằng đây sẽ là một trong những “cuộc cách mạng” trong việc hiện đại hóa dịch vụ Y tế tại Việt Nam. Ông được biết đến là người sớm thành công (giải nhì toán quốc tế 1995) và thích làm việc mới, vậy bên cạnh việc hợp tác với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế… ông có kế hoạch gì để tiếp tục hợp tác với các bộ ngành, địa phương khác trong việc thúc đẩy các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao ngày càng nhiều hơn nữa ở nước ta? Với độ chín muồi về công nghệ và kinh nghiệm triển khai thành công ở các Bộ và địa phương, như đã nói ở trên Hanel-DTT tự tin rằng chúng tôi có thể làm rất nhanh, chỉ 2 tuần đến1 tháng, xong một dịch vụ công mức độ 3-4 và có đủ đội ngũ trong liên minh thành viên OEP để triển khai song song 20 dịch vụ công nếu được chính phủ đặt hàng. Chính vì thế, chúng tôi rất chờ đợi vào việc nhận được cuộc gọi của các lãnh đạo Bộ Ngành hay Địa phương quyết tâm mong muốn triển khai quyết liệt các dịch vụ công mức 3-4. Tại sao lại là cuộc gọi của lãnh đạo? Vì đó là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định thành công và là yếu tố duy nhất chúng tôi không tự làm được, còn ngay cả về tài chính chúng tôi cũng tự tin rằng với quyết định 80 về thí điểm thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin, đây không phải là vấn đề lớn. Ví dụ với 10.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công của chúng tôi làm chỉ cần trích trả 1 triệu đồng cho chúng tôi là đã có 10 tỷ, con số đó đủ lớn để làm dịch vụ công dạng phức tạp nhất. Thay mặt cho lãnh đạo Hanel-DTT và cho nhiều công ty làm công nghệ nguồn mở, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm để chúng tôi một lần nữa làm rạng danh đất nước (từ được dùng khi một số trong chúng tôi mang về những giải thưởng quốc tế) để đưa Việt Nam bứt lên trong xếp hạng về chính quyền điện tử như chính phủ Hàn Quốc và chính phủ Pháp đã làm trong 5 năm vừa qua (nhờ ứng dụng công nghệ nguồn mở mà lên top 5 thế giới), và quan trọng nhất đó là cùng chính quyền cải cách hành chính hỗ trợ người dân và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn góp phần xây dựng một nền kinh tế vận động hài hòa và bền vững qua đó nâng cao niềm tin vào chính quyền. Tôi cũng muốn chia sẻ là chúng tôi đã nghiên cứu thành công một nền tảng rộng lớn trải dài từ dich vụ công tới cộng tác, điều hành tác nghiệp, thu thập tích hợp dữ liệu lớn, vì thế công nghệ của chúng tôi sẽ liên tục được cập nhật đảm bảo mọi nhu cầu của Chính phủ. Theo tôi thì các Bộ trưởng và chủ tịch các địa phương không nên đợi thêm nữa, hãy gọi cho chúng tôi, và đảm bảo chỉ sau 1 tháng các vị sẽ có trái ngọt đầu tiên. PV ===================== Chúc mừng sự thành công của Tổng Cty Hanel và DTT. Hân hạnh giới thiệu: Ông Nguyễn Thế Trung còn là Giám đốc TTNC LHDP.
    1 like