-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/10/2015 in all areas
-
THÔNG TIN BỔ SUNG Tin này rõ ràng và chi tiết hơn..... =============================== Vì sao Mỹ đợi đến giờ mới "tuần tra 12 hải lý" trên Biển Đông? Đức Huy | 13/10/2015 07:38 Theo một nguồn tin giấu tên tiết lộ với New York Times, Nhà Trắng đã quyết định thông qua kế hoạch "tuần tra 12 hải lý" của Mỹ đối với Trung Quốc trên Biển Đông. Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris. Ảnh: AP Diễn biến mới nhất ở Biển Đông Theo tin từ New York Times, Mỹ đã thông báo cho các đồng minh của mình ở châu Á về kế hoạch tiến hành tuần tra trên biển trong khu vực bán kính 12 hải lý xung quanh các đảo đá nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Các quan chức quốc phòng Mỹ và châu Á đã xác nhận thông tin này với New York Times. Họ cho biết, cuộc tuần tra sắp tới sẽ được coi như một động thái thách thức các hoạt động xây dựng, cải tạo, và quân sự hóa trái phép của Trung Quốc.Ngoài ra, với việc di chuyển trong khu vực bán kính 12 hải lý, Mỹ sẽ một lần nữa khẳng định họ không công nhận tính hợp pháp của các đảo đá nhân tạo do Trung Quốc ngang nhiên "dựng" lên, đúng với tinh thần Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Trước đó, các quan chức Philippines cho biết, họ đã được Mỹ thông báo về kế hoạch tuần tra từ vài ngày trước. Ông Antonio Triillanes, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Thượng viện Philippines, đã hoan nghênh động thái này của Washington. Hôm 12/10 vừa qua tại Boston (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thảo luận kế hoạch tuần tra với các quan chức Australia. Cuộc họp chiến lược này cũng có sự tham gia của Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, người trước đó đã được Nhà Trắng tham vấn về các lựa chọn thích hợp để đáp trả các động thái ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Cùng lúc đó, một cuộc thảo luận kín giữa các nhà nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương cũng diễn ra tại Washington. Tại đây, cố vấn cấp cao về Trung Quốc thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Daniel Kritenbrink xác nhận Nhà Trắng đã thông qua kế hoạch tuần tra nói trên. Một nhà nghiên cứu giấu tên tham gia cuộc thảo luận đã tiết lộ thông tin này với New York Times. Người này cũng cho biết, ông Kritenbrink không nói cụ thể khi nào Mỹ sẽ bắt đầu tuần tra, nhưng nói rằng kế hoạch trước đó đã bị hoãn vì chuyến công du của Tập Cận Bình. Cố vấn cấp cao về các vấn đề Trung Quốc thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Daniel Kritenbrink. Ảnh: AP Chính phủ Tổng thống Barack Obama và các đồng minh Mỹ tại châu Á đã tranh luận rất nhiều để tìm ra cách thức tốt nhất đáp trả các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Có phía ủng hộ tuần tra, nhưng cũng có phía cho rằng điều đó sẽ tạo cớ để Bắc Kinh quân sự hóa. Về phần mình, Trung Quốc cho biết nước này sẽ có đáp trả tương xứng nếu tàu Mỹ xuất hiện trong khu vực 12 hải lý. "Trung Quốc sẽ không để yên cho bất kì một quốc gia nào xâm phạm lãnh hải của mình dưới vỏ bọc gìn giữ tự do đi lại trên biển và trên bầu trời" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tuần trước. Trước đó, trong cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này không hề có ý định quân sự hóa các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo những gì ảnh vệ tinh chụp được, Trung Quốc đã xây dựng trái phép 2 đường băng quân sự trên Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập, đồng thời đã khởi công xây dựng đường băng thứ ba trên Đá Vành Khăn. Cả 3 bãi đá đều thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh vệ tinh cho thấy lớp móng với chiều rộng 60m đã được dựng lên để phục vụ xây dựng đường băng trái phép trên Đá Xu Bi Theo New York Times, các quan chức Mỹ cũng không rõ ý của ông Tập trong tuyên bố nói trên là gì, bởi trước đó Chủ tịch Trung Quốc chưa từng phát biểu như vậy tại bất kì một cuộc họp kín nào với ông Obama và các cố vấn cấp cao Mỹ. Do đó, theo một quan chức quân đội Mỹ, cuộc tuần tra sắp tới sẽ được coi như một phép thử đối với tuyên bố "Trung Quốc không có ý định quân sự hóa Biển Đông" này. theo Trí Thức Trẻ =============================== Kẹt quá nhỉ?! Trung Quốc bị cô lập và đang lâm vào thế bí. Lão nói lâu rồi. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Khi nào tàu chiến Hoa Kỳ chính thức tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc lấn chiếm, xây dựng trên biển Đông, lão sẽ bình luận và phân tích về việc này, tất nhiên mang tính tiên tri. Có những sự việc lão chỉ phát biểu trong điều kiện tình thế không thể xoay chuyển, vì ảnh hưởng của sự phân tích, dự báo của lão Gàn. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Đụng tới Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là sai lầm lớn nhất của những siêu cường.4 likes
-
Như vậy Hoa Kỳ muốn "xâm phạm" thì phải xin phép Trung Quốc. Hì. Đúng là "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". ========================= Báo Mỹ: Mỹ thông qua quyết định tuần tra "vùng cấm địa" 12 hải lý Thứ ba, 13/10/2015 - 06:00 Sau nhiều tháng tranh cãi, chính phủ Mỹ đã quyết định đồng ý cho hải quân nước này triển khai tàu và máy bay tuần tra xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Tuần tra 12 hải lý là 'phép thử siêu cường' Đô đốc Mỹ xác nhận phương án tuần tra khắp châu Á-Thái Bình Dương Hôm 11-10, một quan chức Mỹ khẳng định với báo The Wall Street Journal rằng Washington đã thông qua quyết định nêu trên. "Chỉ còn là vấn đề thời gian" - quan chức này nói. Theo đó, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã sẵn sàng thực thi quyền tự do hàng hải ở biển Đông sau đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hồi đầu năm nay. Nguồn tin nội bộ cho biết lý do Mỹ trì hoãn việc cho tàu và máy bay tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc là nhằm tránh phủ bóng chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington hồi cuối tháng trước. Tại buổi họp báo với Tổng thống Barack Obama ở Nhà Trắng, ông Tập khi đó cam kết Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo, tuy không nói rõ ý nghĩa của cụm từ “quân sự hóa”. Trung Quốc có ý đồ quân sự hóa biển Đông bằng việc xây đường băng và cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự trên các đảo nhân tạo. (Ảnh: Epic Times) Một phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối bình luận về phát biểu của ông Tập nhưng lưu ý Tổng thống Obama nói tại họp báo rằng “Mỹ sẽ tiếp tục đi thuyền, bay hoặc thực hiện bất cứ hành động nào phù hợp với luật pháp quốc tế”. Tại một cuộc họp báo thường kỳ ngày 9-10 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bày tỏ quan ngại về thông tin Washington sẽ đưa tàu và máy bay vào "vùng cấm địa" 12 hải lý mà báo chí Mỹ đăng tải. Theo giới chức Washington, Mỹ tổ chức tuần tra biển Đông 6 lần kể từ năm 2011, trong đó có 3 lần quanh quần đảo Trường Sa. Nhưng từ năm 2012, Mỹ dừng hoạt động này và không tiếp cận các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi cách 12 hải lý. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định các quốc gia có chủ quyền với các đảo, bãi đá ngầm được hình thành tự nhiên cũng được quyền sở hữu vùng lãnh hải xung quanh các đảo và bãi đá ngầm này trong phạm vi nhất định. Vì vậy, nếu Mỹ tuần tra xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc có nghĩa là họ trực tiếp không công nhận các đảo này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Tương tự, báo The Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ khác khẳng định việc tuần tra sẽ đi phát tín hiệu Washington không công nhận tuyên bố trái phép về chủ quyền của Bắc Kinh. Theo P.Nghĩa/The Wall Street Journal Người Lao động ========================= Rõ ràng là nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa chưa cấp phép cho tàu thủy Hoa Kỳ, nhưng anh cao bồi Texat này vẫn nghênh ngang đi vào vùng 12 hải lý. Bi wờ làm siu? "Bụp" hỉ? Híc! Cần phải có hội nghị quốc tế về vấn đề này và trân trọng mời giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, để ông ta phát biểu :"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Dám vuốt râu lão Gàn. Láo toét thật! Ơ! Những lão Gàn cạo sạch râu rồi mà! Hì.4 likes
-
Quán vắng!
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Đừng để cả dân tộc bị định kiến oan 12/10/2015 06:30 GMT+7 TTO - Ăn cắp là làm nhục quốc thể. Chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan. Xin đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa... Cảnh báo "Ăn cắp là phạm tội" của Sở cảnh sát Omya Higashi (tỉnh Saitama) đặt trong siêu thị Nhật - Ảnh tư liệu Tiếp viên hàng không VN bị nghi mang lậu điện thoại, tiêu thụ mỹ phẩm từ đường dây ăn cắp, rồi đến phi công VN bị Nhật tạm giữ vì mua đồ quên trả tiền… Hai người Việt ăn cắp mắt kính tại Thụy Sĩ, giám đốc ra nước ngoài ăn cắp một cây dù, ăn buffet xong gói thêm bánh ngọt vào giỏ… Có những nơi dòng chữ cảnh báo ăn cắp được ghi hẳn bằng tiếng Việt, thông báo về mức phạt, báo cả chuyện camera chống trộm đang hoạt động. Những câu chuyện đáng xấu hổ về sự không trung thực của người Việt khi sang nước ngoài một lần nữa làm nhiều người bức xúc bởi hình ảnh của người Việt đang bị làm xấu trong mắt bạn bè quốc tế. Tiếng dữ đồn xa PGS.TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) chia sẻ thông tin theo thống kê của Cảnh sát Nhật Bản năm 2014 thì người Việt Nam phạm tội ở Nhật đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Trong số các tội người Việt phạm phải thì ăn cắp chiếm đa số, nhất là ăn cắp trong cửa hàng, siêu thị… “Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế rất xấu”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định. “Ăn cắp là hành vi vô đạo đức, không thể chấp nhận được. Ăn cắp không phụ thuộc vào chuyện anh giàu hay nghèo, địa vị anh ra sao, có khi ăn cắp những thứ chẳng đáng gì. Như cái tật vậy” - đó là ý kiến của Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh. Bằng trải nghiệm của mình, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định trong con mắt của rất nhiều người dân và cảnh sát nước ngoài, người Việt Nam chưa được đánh giá cao vì không biết phép lịch sự nơi công cộng, ăn ở mất vệ sinh trong khách sạn, nhà trọ, ký túc xá, hay lãng phí của cải của người khác và nhất là hay ăn cắp. Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, về cơ bản thì người Việt Nam không như vậy, người Việt Nam vẫn được đánh giá cao là nhanh nhẹn, thông minh, cần cù, nghiêm túc, có tinh thần cố gắng, sống tình cảm. TS Lý Tùng Hiếu (khoa Văn hóa học, ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) nhận xét dù chỉ một, hai hành động xấu của người Việt Nam ở nước ngoài cũng có thể làm người nước ngoài nghĩ xấu về người Việt Nam nói chung. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan!”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận xét. Hai người Việt lấy cắp mắt kính tại Thụy Sĩ Pháp luật cần nghiêm trị “Đó là cuộc đấu tranh với chính bản thân mình, nếu không chiến thắng sự tham lam của bản thân thì sẽ dẫn đến hành vi ăn cắp”- GS Ngô Đức Thịnh nhận định. Đánh giá nguyên nhân, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng trước hết là người Việt Nam đi ra nước ngoài ngày càng nhiều: xuất khẩu lao động, kết hôn, du lịch, công tác….thành phần phức tạp, vì vậy tỷ lệ tội phạm cũng tăng. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, nhiều người còn thói quen tùy tiện trong ăn uống, sinh hoạt, ứng xử ... Riêng về thói ăn cắp, theo PGS.TS Đoàn Lê Giang thì có thể do hoàn cảnh nghèo khó, do giáo dục gia đình không kỹ, kỷ luật, hình phạt không nghiêm... và cũng có thể có nguyên nhân sâu xa từ xa xưa: dân mình nghèo khổ bị áp bức, bóc lột lâu đời, nên lấy của người giàu, lấy của ông chủ ngoại quốc… không bị coi là xấu? GS Ngô Đức Thịnh cho rằng giáo dục trong gia đình rất quan trọng. TS Lý Tùng Hiếu cũng thống nhất quan điểm rằng nguyên nhân sâu xa của thói ăn cắp là giáo dục, quan trọng nhất là giáo dục từ gia đình. Những bài học về việc không được lấy của ai cái gì, kể cả trong nhà, nếu vật đó cha mẹ dặn không được ăn, không được đụng vào thì cũng phải nghe lời… sẽ hình thành nên bản lĩnh và bồi đắp nhân cách cho một con người. Chỉ khi nhân cách đủ vững vàng thì mới vượt qua được cám dỗ của lòng tham, chiến thắng chính bản thân mình trong cuộc đấu tranh “lấy hay không lấy”, giáo sư Ngô Đức Thịnh chia sẻ. “Những hành vi tham vặt đã xuất hiện từ khi còn rất nhỏ, trong mối quan hệ với gia đình và xóm giềng xung quanh. Gia đình thường vô thức bỏ qua những hành vi sai trái của con trẻ, ví dụ dung tha cho những hành động như lấy bánh trái trong ngày giỗ... Trẻ từ đó không có ý thức về vị trí của bản thân và quyền lợi của người khác, từ đó có thể hình thành hành vi ăn cắp trong vô thức” - TS Lý Tùng Hiếu nhận định. TS Lý Tùng Hiếu cho rằng khi giá trị đạo đức hay ý kiến dư luận không còn sức tác động nữa thì pháp luật là thành trì cuối cùng để răn dạy người ta. “Nếu thế thì pháp luật phải nghiêm", ông Hiếu bày tỏ. TS Đoàn Lê Giang kết luận nếu không có một chương trình giáo dục và kỷ luật nghiêm khắc có tính quốc gia thì thói hư tật xấu khó mà bỏ được. Người Việt bị bắt ở Thái Lan vì ăn cắp đồ trong trung tâm mua sắm Đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa Hàng ngàn bạn đọc VN đau lòng trước các thông tin về người Việt sang nước ngoài bị bắt giữ do "cầm nhầm" đồ đạc của nơi bán. Chị Vũ Như Mai (Q.3, TP.HCM) cho biết mình rất xấu hổ khi đọc thông tin người Việt ăn cắp tại nước ngoài. Chị thắc mắc vì sao đôi khi giá trị món đồ rất nhỏ, chẳng là gì so với thu nhập, địa vị của người lấy trong xã hội, sao vẫn để mang tiếng ăn cắp. “Ăn cắp là hành vi làm nhục quốc thể. Dù chỉ một người Việt ăn cắp nhưng người nước ngoài nhìn vào sẽ đánh đồng đó là người Việt Nam”, chị Mai bức xúc. Một bạn đọc chia sẻ thông tin ở Nhật nhà hàng, nhà vệ sinh và siêu thị viết tiếng Việt Nam để nhắc nhở người Việt trong chuyện lấy thức ăn, giữ vệ sinh công cộng và đừng ăn cắp đồ. Lý giải vì sao nhiều nơi ở nước ngoài lại ghi bảng cảnh báo bằng tiếng Việt, chị Như Mai cho rằng chính vì một số người Việt xấu xí đã làm người ta định kiến rằng người Việt có tật ăn cắp. Một số bạn đọc đề xuất nên đưa hành vi ăn cắp ở nước ngoài vào tội làm nhục quốc thể và cấm xuất ngoại có thời hạn, hoặc thậm chí đuổi việc và truy tố hình sự. ======================= Hồi còn nhỏ, lão Gàn được xem một câu chuyện thiếu nhi: Những "Tấm lòng vàng". Trong đó có một câu chuyện kể rằng: Một cậu bé ăn mày người Ý, lên một du thuyền để xin tiền. Cậu bé được mấy người nước ngoài cho cả đống tiền lẻ. Cậu đang vui vẻ ngồi đếm tiền thì nghe thấy chính những ân nhân của cậu nói xấu về dân tộc Ý. Cậu đã ném tất cả những đồng xu xin được vào những người nước ngoài đã cho tiền cậu. Xong cậu ngồi khóc. Câu chuyện chỉ đơn giản vậy, không có khẩu hiệu rỗng tuyếch, không có kêu gọi và bình luận về lòng tự trọng dân tộc, cũng chẳng có những từ hoa mỹ và hùng hồn. Nhưng ít nhất nó làm tôi rất khâm phục cậu bé người Ý trong câu truyện trên. Hoặc trong một câu chuyện của Guy de Maupassant mô tả lòng yêu nước của hai ông già mê câu cá. Cái hồ hay câu cá của hai ông ngày trước, nay trở thành chiến tuyến giữa quân đội Pháp và Đức. Một ông quen Đại tá sư đoàn trưởng phụ trách tiền phương, bèn xin một giấy phép cho hai người ra hồ ngồi câu cá. Hai ông bị biệt kích Đức bắt được. Viên sĩ quan biệt kích yêu cầu hai ông phải nói mật khẩu để qua các trạm tiền phương của Pháp. Hai ông im lặng. Viên sĩ quan Đức ra lệnh bắn hai ông già. Trước khi chết, hai ông già chỉ nói lời vĩnh biệt nhau. Cảnh cuối của câu chuyện là viên sĩ quan Đức quăng xâu cá cho nhà bếp và yêu cầu làm món cá chiên bơ cho bữa tối. Câu chuyện cũng không hề ồn ào về lòng yêu nước ngùn ngụt. Hai ông già chết chỉ vì đam mê câu cá và không làm ảnh hưởng tới nước Pháp với niềm tin của người bạn Sư đoàn trưởng tiền phương đã cấp phép cho hai ông. Ồn ào, rỗng tuyếch, đôi khi phản tác dụng.2 likes -
Nhìn bức ảnh này, tôi nhớ ngày xưa cô Thanh Vân - học viên lớp Lạc Việt độn toán đã giải một bài tập luận Lạc Việt độn tóan một cách xuất sắc, có đầu bài như sau: - Qua bức ảnh chụp một người đàn bà quẩy gánh hàng rong đi trên vỉa hè Hanoi, anh chị hãy phân tích xem ai sẽ là Tổng Thống Hoa Kỳ? Cô Thanh Vân đã phân tích rất sâu sắc, đúng chuẩn mực Lý học Việt và xác định ngài Obama sẽ đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Đến nay, lớp Lạc Việt độn toán đã không còn tồn tại. Những ai muốn biết thì tự tham khảo những bài viết liên quan trên diễn đàn mà thôi. Khi nghĩ lại, cá nhân tôi không khỏi ngậm ngùi. Vì là người đã phục hồi môn dự báo Lạc Việt độn toán và ứng dụng trong hầu hết các dự báo của tôi, nay nhìn Lạc Việt độn toán ngày càng suy vi, nên cảm khái mà chia sẻ với anh chị em. Nếu như nó vẫn tiếp tục tồn tại trên diễn đàn này thì có thể sẽ có một bài tập với đầu bài như sau: Qua tấm ảnh trên mô tả hai vị đứng đầu hai quốc gia siêu cường quốc tế. Anh chị em hãy luận đoán mối quan hệ và những sách lược của họ đến Việt Nam? Không hy vọng anh chị em có điều kiện luận đoán. Thiên Sứ tôi cũng chẳng có thời gian để luận đoán. Thật là một điều buồn.2 likes
-
Đây là một câu hài hước chính trị đầu thế kỷ XXI. Bởi vì: không có vấn đề Mỹ do dự và Nhật Bản thay thế Mỹ - Không bao wờ. Hì. Vấn đề Biển Đông là sự khởi đầu và dẫn đến kết thúc "Canh bạc cuối cùng", nên không có vấn đề "Mỹ do dự". Ngoại trừ nước Mỹ từ bỏ tham vọng bá chủ thế giới. Và lúc ấy - trong trường hợp này - cũng không có vấn đề Nhật nhảy vào biển Đông. Bài tham luận được mô tả dưới đây qua Thanhnien Online, của giáo sư Nhật Tomohito Shinoda (Giám đốc Chương trình nghiên cứu Quốc tế, ĐH Quốc tế Nhật Bản) đưa ra tại hội thảo “Mối liên hệ giữa con đường phát triển 70 năm sau chiến tranh của Nhật Bản và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” do Học viện Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức hôm nay (13.10) tại Hà Nội, đã viết như sau, chứng tỏ điều này: ======================== Sẽ xuất hiện chiến tranh lạnh mới ở châu Á - Thái Bình Dương? 13/10/2015 16:32 (TNO) Mức độ cân bằng sức mạnh giữa Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định tương lai hoà bình hay bất ổn của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Đây là nhận định của giáo sư Tomohito Shinoda (Giám đốc Chương trình nghiên cứu Quốc tế, ĐH Quốc tế Nhật Bản) đưa ra tại hội thảo “Mối liên hệ giữa con đường phát triển 70 năm sau chiến tranh của Nhật Bản và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” do Học viện Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức hôm nay (13.10) tại Hà Nội. Bốn kịch bản cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tại hội thảo, giáo sư Tomohito Shinoda đưa ra 4 kịch bản về tương lai châu Á - Thái Bình Dương căn cứ trên cân bằng sức mạnh giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ ở khu vực này. Các kịch bản này có thể được biểu thị như 4 phần, chia bởi 2 trục, trong đó trục hoành thể hiện cân bằng sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc và trục tung thể hiện sức mạnh của Nhật Bản. Theo kịch bản thứ nhất, trong trường hợp Nhật Bản yếu và Trung Quốc mạnh, châu Á - Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ trở thành khu vực trong đó Trung Quốc giữ vai trò trung tâm. Trong kịch bản này, sự bá quyền của Trung Quốc và việc Mỹ ít can dự, không tồn tại liên minh Mỹ - Nhật, sẽ dẫn đến kết quả là hầu hết các nước trong khu vực sẽ cùng leo lên một con thuyền “thân Trung Quốc”. Ở kịch bản thứ hai, sự kết hợp của Nhật yếu và Mỹ mạnh, trật tự khu vực sẽ do Mỹ đóng vai trò trung tâm với một liên minh Mỹ - Nhật lỏng lẻo. Với kịch bản này, giáo sư Tomohito Shinoda cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ có một mức độ bất ổn cao và nhiều xung đột. Nếu kịch bản này trở thành hiện thực, Mỹ sẽ tìm kiếm sự ổn định với Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến khả năng có nhiều xung đột giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á trong khu vực. Theo giáo sư Tomohito Shinoda, Nhật muốn tránh khỏi cả 2 kịch bản trên. Ông Shinoda cho rằng với sự kết hợp của Nhật mạnh và Trung Quốc mạnh, khu vực sẽ chứng kiến sự đối đầu giữa liên minh Mỹ - Nhật và Trung Quốc với một sự ảnh hưởng mạnh từ Trung Quốc và sự giảm hiện diện của Mỹ. Điều này sẽ cho ra một khuôn khổ chiến tranh lạnh mới, chia cắt khu vực thành 2 phần. Kịch bản cuối cùng là trong trường hợp cả Nhật và Mỹ đều mạnh, hai nước sẽ có thể hình thành một trật tự khu vực đa cực bao gồm cả các khía cạnh chính trị, kinh tế và quân sự. “Nhật hy vọng sẽ trở thành một chủ thể quan trọng trong trật tự này, điều mà Trung Quốc sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng”, giáo sư Tomohito Shinoda nhận định. Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách an ninh mới của Nhật ngày càng giảm Theo giáo sư Tomohito Shinoda, nhiều tính toán quốc tế dự đoán Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về GDP vào cuối những năm 2020. Tuy nhiên, điều này chưa có gì chắc chắn. Theo ông Shinoda, 30 năm trước đây nhiều người cũng đã dự đoán Nhật sẽ thành một cường quốc kinh tế sánh ngang Mỹ, nhưng điều đó đã không xảy ra. Trả lời cho câu hỏi được nêu ra tại hội thảo, giáo sư Yuichi Hosoya (ĐH Keio) cho biết, những phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách an ninh mới của Nhật ngày càng giảm xuống. Theo giáo sư Yuichi, sự phản ứng của Trung Quốc chủ yếu để nhằm xoa dịu dư luận chứ không nhắm vào Nhật. Vẫn theo vị giáo sư này, đầu tư của Nhật Bản ở Trung Quốc là rất quan trọng. Trong thời gian qua, đầu tư trực tiếp của Nhật vào Trung Quốc đã giảm tới 42% nên Trung Quốc cũng rất lo lắng và muốn khôi phục quan hệ với Nhật Bản để hạn chế những tổn hại. Trường Sơn1 like
-
Tổng thống Obama: Donald Trump không thể trở thành tổng thống Mỹ 12/10/2015 15:21 (TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11.10 nói ông chắc chắn một điều là tỉ phú Donald Trump, ứng viên tổng thống Mỹ, sẽ không thể đắc cử để vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Tỉ phú Donald Trump - Ảnh: Reuters Ông trùm bất động sản Trump nhiều lần làm "dậy sóng" dư luận bằng những bình luận gây tranh cãi của ông về người nhập cư, kiểm soát sở hữu súng, phụ nữ và nhiều vấn đề khác, theo AFP. “Ông ấy biết cách gây sự chú ý. Như mọi người đã biết, ông là một nhân vật trong chương trình thực tế trên truyền hình, và trong giai đoạn đầu này, thật không có gì đáng ngạc nhiên khi ông ấy thu hút nhiều sự chú ý”, Tổng thống Obama nói về ông Trump trong buổi phỏng vấn với đài CBS (Mỹ) ngày 11.10. “Tôi không nghĩ rằng ông ấy sẽ trở thành Tổng thống Mỹ”, ông Obama cho biết thêm. Mặc dù ông Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đưa ra nhiều phát ngôn gây tranh cãi và thậm chí bị chỉ trích gay gắt trong chiến dịch tranh cử, số người ủng hộ ông trong những cuộc khảo sát gần đây tiếp tục tăng, theo AFP. Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters Ông Obama sắp hoàn tất nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thứ hai sau khi đắc cử lần đầu vào năm 2008 và tái đắc cử năm 2012. Ông Obama tin rằng mình sẽ thắng cử lần nữa nếu có cơ hội tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ ba. Tổng thống Obama nói ông từng có cảm giác “cay đắng ngọt bùi” về 15 tháng còn lại ở Nhà Trắng. “Tôi rất tự hào về những gì chính phủ tôi đạt được, và điều này khiến tôi nghĩ rằng mình muốn làm nhiều hơn. Nhưng khi hết nhiệm kỳ, tôi nghĩ rằng đã đến lúc ra đi”, ông Obama chia sẻ. Phúc Duy ========================= Cái này lão Gàn cũng nói lâu rùi: Nước Mỹ cần một Tổng Thống có bản lĩnh, có chính kiến với những quyết định sáng suốt, chứ không phải "chém gió, đập ruồi" như ngài Donald Trump. Và lão Gàn cũng nói từ lâu, ngay trong topic này, rằng: nếu ngài Obama được ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, lão Gàn cũng sẽ ủng hộ. Và rằng: Đảng Cộng Hòa muốn nhường ghế Tổng Thống cho đảng Dân Chủ khi đưa ông Donald Trump ra làm ứng cử viên Tổng Thống. Sắp tới đây, nhiệm kỳ của Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ phải đương đầu với một diễn biến lịch sử của cả một nền văn minh. Đó là sự kết thúc của "canh bạc cuối cùng", xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Tất nhiên, nước Mỹ không thể để những tay lởm khởm và hoang tưởng như ông Donald Trump, ngoại trừ Thượng Đế muốn nước Mỹ thất bại. Mọi chuyện đang loạn cào cào trước khi kết thúc "canh bạc cuối cùng", một chính khứa chỉ "chém gió, đập ruồi", không có bản lãnh chắc chắn là một sự thất bại cho Hoa Kỳ.1 like
-
Obama: "Không kích Syria chứng tỏ chiến lược của Nga đã thất bại" Đức Huy | 12/10/2015 13:25 Trong chương trình phỏng vấn 60 Phút của kênh truyền hình CBS hôm 11/10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Washington đã biết trước về kế hoạch của Nga tại Syria. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP "Chúng tôi đã có thông tin từ trước. Chúng tôi biết rằng [Putin] sẽ hỗ trợ quân sự cho chính phủ Syria vì họ sợ chế độ Assad sẽ sụp đổ" - Tổng thống Obama phát biểu trên sóng truyền hình CBS. Người dẫn chương trình sau đó đã hỏi cụ thể rằng có phải Washington đã nắm được kế hoạch của Moscow từ trước cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước hôm 28/9 bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ. Đáp lại, ông Obama xác nhận "[Mỹ] đã có tin tình báo chính xác". Obama đã được tình báo cho biết về kế hoạch của Putin tại Syria trước khi cái bắt tay gượng gạo này xảy ra? Ảnh: AP Câu hỏi liệu ông Obama có thông tin về kế hoạch của người đồng cấp bên phía Nga từ trước hay không đã trở thành một chủ đề được bàn tán rất nhiều trên chính trường Washington. Tổng thống Mỹ đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích vì đã "nhu nhược trước bước tiến của Nga". Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn vừa rồi, ông Obama khẳng định "việc Nga phải không kích Syria không cho thấy sức mạnh của họ, mà nó chỉ thể hiện rằng chiến lược của Nga tại đây đã thất bại". "Anh không nghĩ rằng ông Putin muốn để ông al-Assad tự giải quyết vấn đề này hơn nhiều so với việc phải mất công điều động phi công [tới Syria], và tiêu tốn một đống tiền khi họ đang túng thiếu như lúc này sao?" - Tổng thống Mỹ hỏi ngược. Trước những lời chỉ trích của đông đảo các chính trị gia Mỹ rằng vị thế lãnh đạo của Washington tại Syria đã bị Nga lấy mất, ông Obama phản pháo: "Nếu các vị nghĩ rằng việc tàn phá nền kinh tế nước nhà và phải điều động quân tới bảo trợ cho một đồng minh hiếm hoi của mình thể hiện 'vị thế lãnh đạo', thì chúng ta không có chung một định nghĩa về 'lãnh đạo' rồi. Định nghĩa của tôi về lãnh đạo là đi đầu trong phòng chống thay đổi khí hậu. Định nghĩa của tôi về lãnh đạo là huy động cả thế giới cùng nhau đảm bảo rằng Iran không thể chạm tay vào vũ khí hạt nhân" - ông Obama phát biểu. Trong cuộc phỏng vấn, ông Obama cũng xác nhận Mỹ đã chấm dứt chương trình huấn luyện lực lượng nổi dậy ôn hòa tại Syria. Ông thừa nhận đây là một sai lầm và đã bản thân "hoài nghi" về độ khả thi của nó ngay từ đầu. "Điều mà Mỹ chưa làm được, và tôi xin đứng ra thừa nhận điều này, đó là thay đổi Syria từ bên trong. Chúng tôi cũng thừa hiểu rằng chúng tôi không thể giải quyết được vấn đề nội bộ Syria bằng biện pháp quân sự" - ông Obama cho biết. Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông Obama nhiều lần khẳng định rằng ông không hề có ý định tiếp cận vấn đề Syria bằng các biện pháp dẫn đến sự can thiệp sâu hơn của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này. Trong hơn một năm qua, quân đội Mỹ đã ném hàng nghìn quả bom xuống Iraq và Syria để đẩy lùi bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ông Obama thừa nhận các cuộc không kích của Mỹ đã đạt được những mục đích nhất định, song chưa thể làm suy yếu IS tại các căn cứ trọng yếu tại Trung Đông. Ở Syria, điềm tĩnh như Obama mới thật sự là khôn ngoan theo Trí Thức Trẻ ===================== Bởi vậy. Mọi chuyện không nằm ngoài dự đoán của lão Gàn. Nhưng nếu nước Nga tỉnh đòn thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Làm thế nào để thể hiện "tỉnh đòn"? Cái này là một khoản tư vấn có giá đấy! Hì.1 like
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ========================= "Trung Quốc sẽ đánh chiếm nốt 209 thực thể chưa nước nào chốt giữ ở Biển Đông" Hồng Thủy 11/10/15 07:01 Thảo luận (0) (GDVN) - Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm... Mỹ tăng hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam, Hạm đội 3 cũng sẵn sàng vào Biển Đông Học giả Trung Quốc: Sẽ nã tên lửa vào tàu Mỹ nếu tuần tra 12 hải lý ở Trường Sa Càng gần Đại hội Đảng, càng phải đề phòng cảnh giác sinh biến ở Biển Đông Ông Tập Cận Bình và ông Obama, ảnh: Reuters. Tạp chí News Week ngày 10/10 bình luận về lý do tại sao Trung Quốc sẽ không xuống thang ở Biển Đông sau khi nước này và Hoa Kỳ lời qua tiếng lại. Hải quân Mỹ có khả năng sẽ điều chiến hạm tuần tra đảm bảo tự do, an ninh hàng không hàng hải trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, vào trong bán kính 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp. Một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc nói thẳng với News Week: "Còn 209 thực thể đất đai ở Biển Đông vẫn 'còn trống' và chúng tôi có thể chiếm tất cả chúng. Chúng tôi có thể chiếm lấy chúng trong vòng 18 tháng". Tuy nhiên quan chức này yêu cầu giấu tên. Một doanh nhân Trung Quốc họ Lý chuyên đầu tư mạo hiểm ở Thượng Hải bình luận: "Mỹ đang chơi trên khả năng của mình. Mỗi 100 USD Mỹ phải chi ra thì Trung Quốc chỉ cần phải tiêu 1 USD, thậm chí còn ít hơn". Lý nhắc đến căng thẳng tài chính đối với việc duy trì, triển khai các lực lượng của Mỹ trên toàn cầu trong khi nợ quốc gia và nhu cầu trong nước tăng cao. "Tham vọng của Trung Quốc khiêm tốn hơn nhiều so với sức mạnh quốc gia của mình. Mặc dù Mỹ mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc, họ phải đổ chi phí nhiều hơn để xây dựng các cụm tàu sân bay cũng như duy trì hoạt động của chúng", họ Lý bình luận đầy tự đắc như những gì thường thấy trên truyền thông nhà nước Trung Quốc - PV. News Week cho hay, khi các quan chức Trung Quốc nhìn vào bản đồ, họ cười. Họ nhìn thấy lực lượng Mỹ triển khai lực lượng quá xa bờ - một điểm yếu về địa chính trị. Một quan chức cấp cao trong đội ngũ chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về đối ngoại nói rằng, từ lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đến người dân bình thường đều tin Biển Đông là của họ "từ thời cổ đại, cách nay 900 năm"?! Có vẻ như đây là kết quả tuyên truyền không ngừng nghỉ của ông Tập Cận Bình và guồng máy truyền thông khổng lồ dưới quyền ông. Người Trung Quốc tin rằng trong 175 năm qua Trung Quốc đã yếu và không thể làm được gì nhiều. Nhưng bây giờ họ có thể. Tên lửa chống hạm mới Bắc Kinh kéo ra Thiên An Môn trong cuộc duyệt binh 3/9 là câu trả lời. Giới chức Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm trong những năm qua chính là kế "không đánh mà thắng" của Tôn Tử. Các hoàng đế Trung Quốc thủa trước và các nhà lãnh đạo hiện nay đã nghiên cứu rất kỹ Binh pháp Tôn Tử, đặc biệt là kế "không đánh mà thắng". Bill Bishop, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc mới rời Bắc Kinh gần đây sau nhiều năm sinh sống đã nói với News Week về lo ngại sâu sắc trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan và xu hướng gia tăng cơ bắp, dằn mặt đối phương của Trung Quốc. "Mọi người không nên đánh giá thấp những rủi ro. Nó không chỉ là chính phủ đẩy vấn đề lên. Biển Đông là một vấn đề nan giải. Nó không chỉ là đường lối của đảng Cộng sản Trung Quốc", ông nói. Một yếu tố khác trong sự tích tụ quân sự của Bắc Kinh chính là lợi nhuận to lớn mà ngành công nghiệp vũ khí nhà nước Trung Quốc thu được, nhất là trong cái ông gọi là "kết nối loạn luân" với quân đội, chính quyền Trung Quốc. Thông thạo tiếng Hán và là một cựu CEO của Red Mushroom Studió tại Bắc Kinh, Bishop dự đoán Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh leo thang trên Biển Đông. "Họ nghĩ rằng Obama đang bị phân tâm và không muốn có thêm một cuộc khủng hoảng khác", Bishop cho biết. Bắc Kinh còn một chiến thuật nữa gọi là "nuôi tóc". Ví dụ như trong năm 2010, một tàu cá Trung Quốc cố ý đâm 2 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản ở Hoa Đông. Trên bờ vực của cuộc xung đột, cả hai bên đã phải bình tĩnh lại ngồi vào bàn đàm phán về các giao thức tránh xung đột leo thang. Tương tự như vậy, trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua Tập Cận Bình và Obama đã bàn nhau các giao thức để chánh va chạm, xung đột giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng thực tế đó chỉ là thủ đoạn trì hoãn. Bắc Kinh thừa hiểu rằng, không ai muốn một cuộc xung đột, nhưng có vẻ như điều này không đồng nghĩa với bình yên, hạnh phúc trong thời gian dài. Tuy nhiên, một lưu ý, một cảnh báo hiếm về phía Trung Quốc đến từ giới học giả Thượng Hải. Một tác giả của nhiều cuốn sách về quan hệ Trung - Mỹ nói với News Week về lời khuyên của ông dành cho Trung Nam Hải: "Tôi khuyên chính phủ Trung Quốc không nên làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy chờ thời gian để giải quyết vấn đề. Một thắng lợi ngắn hạn (trong một cuộc tấn công) trên toàn nước Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines có thể trở thành một rắc rối lâu dài với Trung Quốc. Đừng tham bát bỏ mâm. ========================= "Mỹ cần lập tức đáp trả thích đáng nếu Trung Quốc gây hấn ở Trường Sa"Hồng Thủy 11/10/15 07:44Thảo luận (1) (GDVN) - Nói thẳng ra, Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" ở Biển Đông, một điều mà chúng ta không thể cho phép. "Trung Quốc sẽ đánh chiếm nốt 209 thực thể chưa nước nào chốt giữ ở Biển Đông" Mỹ tăng hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam, Hạm đội 3 cũng sẵn sàng vào Biển Đông Học giả Trung Quốc: Sẽ nã tên lửa vào tàu Mỹ nếu tuần tra 12 hải lý ở Trường Sa Căng thẳng leo thang trên Biển Đông khi Trung Quốc gầm gừ đe dọa "sẽ có biện pháp" với chiến hạm Hoa Kỳ nếu nó tuần tra vùng biển quốc tế phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Value Walk ngày 10/10 cho rằng, với những dấu hiệu gần đây có thể thấy chính quyền Obama đã sẵn sàng cho một hành động dứt khoát. Trung Quốc phô trương sức mạnh cơ bắp, hình minh họa. Hiện có những mối lo ngại ở Washington về chiến lược diều hâu hiếu chiến của Trung Quốc ở BIển Đông. Có vẻ chắc chắn rằng bây giờ Hoa Kỳ đã sẵn sàng hành động dứt khoát trong chiều này. Value Walk cho rằng, điều này chắc chắn có tác động tiêu cực đến quan hệ Trung - Mỹ. Những gì Tập Cận Bình phát biểu về Biển Đông khi thăm chính thức Hoa Kỳ là đáng ngạc nhiên và thách thức dư luận, khi người đứng đầu nhà nước Trung Quốc bảo về quyền phát triển (bành trướng) quân sự ở Biển Đông. Sẽ có một cuộc tranh luận giữa các nhà phân tích địa chính trị về cách thức Washington sẽ đáp trả các hành vi gây hấn của Bắc Kinh bằng hành động như thế nào, hay chỉ đơn giản là Mỹ cố gắng bảo vệ đặc quyền đặc lợi của sự thống trị địa chính trị. Mỹ chắc chắn đã không bị nước nào thách thức quân sự trong nhiều năm sau khi Liên Xô tan rã. Trung Quốc phản ứng với động thái này bằng thuật hùng biện quen thuộc của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh. Tuy nhiên các ấn phẩm có ý nghĩa về chính sách đối ngoại đã gợi ý rằng, Washington đã sẵn sàng phản ứng cứng rắn ở Trường Sa. Tạp chí Foreign Policy dẫn lời quan chức Hoa Kỳ khẳng định, chương trình tuần tra 12 hải lý ở Trường Sa không còn là câu hỏi có hay không, mà là lúc nào. Bắc Kinh đã chứng minh một thái độ khuyến khích vũ lực và có thể đoán trước phản ứng mạnh của họ với các kế hoạch của Mỹ. Guồng máy truyền thông từ trung ương đến địa phương ở Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Bắc Kinh "không cho phép" bất kỳ nước nào "vi phạm" những gì họ nhận là lãnh thổ của họ ở Biển Đông, điều này chắc chắn có thể dẫn đến khủng hoảng đối đầu giữa 2 siêu cường. Bình luận về động thái này, học giả Jerry Hendrix từ Trung tâm An ninh mới Hoa Kỳ ngày 10/10 phân tích trên tờ The Wall Street Journal: Vùng biển 12 hải lý xung quanh các bãi cạn nửa nổi nửa chìm hoặc các rặng san hô chìm hoàn toàn dưới mặt nước mà Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa là vùng biển quốc tế. Hải quân Mỹ chỉ đơn giản là qua lại các vùng biển quốc tế giống như những gì họ đã làm trong lịch sử của mình. Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói "không cho phép Mỹ xâm phạm" vùng biển quốc tế 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa. Ảnh: Kyodo/SCMP. Biên tập viên The Wall Street Journal đặt câu hỏi, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter từ lâu đã khẳng định Mỹ sẽ tuần tra đảm bảo tự do, an ninh hàng hải hàng không trên các vùng biển quốc tế mà luật pháp cho phép, bao gồm cả vùng biển bán kính 12 hải lý xung quanh các bãi cạn, rặng san hô Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa, nhưng tại sao chính quyền Obama lại nhắm mắt làm ngơ cho phép Trung Quốc bồi lấp các đảo nhân tạo này? Động thái đó sẽ gửi tín hiệu gì đến Bắc Kinh? Jerry Hendrix cho rằng, đó là tín hiệu của những nhần lẫn, báo hiệu sự yếu kém cơ bản. Thực tế những học giả như ông đã chờ đợi quá lâu về việc chính quyền Mỹ phải đứng lên chống lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo. Hải quân Mỹ là một công cụ. Hoa Kỳ có kinh nghiệm trong việc đảm bảo tự do hàng không, hàng hải trên các vùng biển và đại dương. Mỹ đã dùng hải quân để đối đầu với Liên Xô khi Moscow cố gắng đóng cửa tuyến hàng hải trọng yếu ở Biển Đen trong những năm 1980. Mỹ thường xuyên làm điều này. Vì vậy người Mỹ biết dùng loại tàu nào, các cuộc diễn tập như thế nào để xử lý các tình huống một cách chuyên nghiệp. Hendrix bình luận, Trung Quốc đang thách thức không chỉ Hoa Kỳ, mà họ còn thách thức cả Nhật Bản, Việt Nam, Philippines. Thực tế là Trung Quốc đang cố gắng đe dọa các nước khác trong khu vực và tìm cách độc chiếm Biển Đông với nguồn tài nguyên thủy sản, dầu khí dồi dào. "Nói thẳng ra, Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" ở Biển Đông, một điều mà chúng ta không thể cho phép" Jerry Hendrix bình luận. Ông cho rằng, bước đầu tiên Mỹ phải thực hiện tuần tra phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Biển Đông để thể hiện sự nghiêm túc của Hoa Kỳ. Bước thứ 2 Mỹ phải chuẩn bị, nếu tình huống Trung Quốc chọn phản ứng leo thang gây hấn với hoạt động tuần tra, Mỹ cần sẵn sàng đáp trả thích đáng để Bắc Kinh hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Gật đầu mới chỉ là một nửa biện pháp, Obama phải đứng lên, Jerry Hendrix nhấn mạnh. Hồng Thủy ========================= Như vậy Hoa Kỳ muốn "xâm phạm" thì phải xin phép Trung Quốc. Hì. Đúng là "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý".1 like
-
Trung Quốc ngang ngược trước mắt Mỹ (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc ngụy biện bằng lập luận tăng cường “an toàn hàng hải” và sẽ tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông. Mỹ đã sẵn sàng lực lượng chống bành trướng ở Biển Đông Kịch bản tàu chiến Mỹ vào Biển Đông, thách thức Trung Quốc Giới chuyên gia nhận định, 30.000 lính thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược “xoay trục” của Tổng thống Obama. Sai trái rõ ràng Tờ “Marines Corps Times” của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Mỹ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực. Nhật báo Hàn Quốc “Munhwa Ilbo” thì cho biết thêm, “bốn vũ khí chiến lược” có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được Mỹ đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22. Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản hôm 1/10 Hôm 6/10, trong một bình luận được coi là nhằm vào Trung Quốc, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift nhận định rằng một số nước dường như đang xem tự do hàng hải ở Biển Đông là "mạnh ai nấy đoạt" khi áp đặt các cảnh báo và hạn chế đe dọa ổn định tại vùng biển này. Phát biểu tại một hội nghị về hàng hải ở thành phố Sydney (Australia), ông Swift tuyên bố Washington "trước sau vẫn cam kết" bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực. Quan chức hải quân Mỹ nhấn mạnh: "Tôi thấy một số quốc gia đang coi tự do trên biển là 'mạnh ai nấy đoạt' khi xem nhẹ một số vấn đề hoặc tái định nghĩa bằng luật pháp trong nước cũng như tìm cách giải thích khác đi luật pháp quốc tế”. Giới phân tích cho rằng việc Mỹ có kế hoạch đưa tàu vào bên trong vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông là nhằm chứng tỏ Washington không chấp nhận các hành vi của Bắc Kinh. Bằng cách tiến hành tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh một số hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, Washington sẽ cho thấy phần nào đó cách hiểu của Mỹ về Luật Quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), liên quan đến quyền tự do hàng hải. Các chuyên gia cho rằng khi tiến hành tuần tra trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo xây dựng trái phép, Mỹ sẽ báo hiệu rằng mặc dù các cấu tạo này đã được bồi đắp trong thời gian gần đây, song Washington vẫn coi đó là bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo UNCLOS, do đó không thể có lãnh hải. Cao Cường =================== Sang năm có chiến tranh ở biển Đông hay không, lão Gàn sẽ xác định điều này trong "Lời Tiên tri Bính Thân 2016", hoặc có thể sớm hơn, nếu sự "Thiên Cơ khả lộ" này giúp ích gì đó cho một cuộc sống thanh bình, khi sự khả lộ đó góp phần làm sụp đổ một số âm mưu. Nhưng lão Gàn lưu ý rằng: Trong bài viết: Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" lão đã xác định rằng: Biển Đông không bao giờ là chiến trường quyết định ngôi bá chủ thế giới. Hoa Kỳ thua ở biển Đông không có nghĩa là họ sẽ rút quân về nước và nhường Tấy Thái Bình Dương cho Trung Quốc. Trung Quốc thua cũng không có nghĩa là mọi chuyện dừng lại ở đây. Bởi vậy, đó chính là nguyên nhân để lão Gàn nhiều lần xác định rằng: Biển Đông chỉ có thể là dây dẫn nổ cho một cuộc chiến tranh lớn ở Hoa Đông. Tất nhiên trong điều kiện "nếu" xảy ra chiến tranh.1 like
-
Dân tríThế giới Syria: Rùng mình cảnh chết chóc nơi phiến quân bỏ chạy Chủ nhật, 11/10/2015 - 07:28 Dân trí Phóng viên báo giới Nga đã tiếp cận một ngôi làng tại tỉnh Hama, nơi các phần tử nhóm Al-Nusra Front, có liên hệ với Al Qaeda bị đẩy lùi, và phát hiện hàng loạt thi thể bị hành quyết. >> Nga tiêu diệt 2 chỉ huy IS cùng 300 phiến quân >> Đội tàu chiến bí mật của Nga làm IS khiếp đảm Đoạn phim được phóng viên kênh Russia Today thực hiện hôm 9/10 tại ngôi làng Al-Bahsa, cách khu vực giao tranh chỉ vài cây số. Đây là nơi các phần tử khủng bố đã chiếm giữ suốt 2 tháng qua, trước khi bị quân đội Syria, với sự hậu thuẫn của máy bay ném bom Nga, đẩy lùi. Hàng chục thi thể được phát hiện tại những ngôi làng trong nhà, trong đó có những người bị trói tay ra sau lưng và sát hại kiểu hành quyết. Một vài người dân làng được phỏng vấn cho biết những kẻ khủng bố khi tràn vào đây sát hại bất kể ai, không phân biệt. Họ buộc phải tháo chạy trong đêm mà không kịp mang theo bất kỳ đồ dùng nào ngoài bộ quần áo mặc trên người. Xem video ========================= Mặc dù với góc nhìn từ phía sau hậu trường, lão Gàn cho rằng: Hoa Kỳ đã câu độ và chờ người Nga nhảy vào đánh IS. Đương nhiên họ có mục đích của họ. Nhưng về phía công khai thì người Nga hoàn toàn chính danh trong việc chống IS. Do đó, nếu người Nga thận trọng một chút thì vấn đề vẫn có thể thay đổi có lợi cho nước Nga.1 like
-
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
Guest liked a post in a topic by Thiên Sứ
Oh. Tốt quá. Đợt tới ra thày trò mình xuống xem và trả nốt số tiền của anh chị em đóng góp cho họ (Một triệu bẩy). Cá nhân tôi sẽ bù thêm cho đủ 5 triệu. Cũng phải có phong bì cho vui chứ. Hì. Hải hoặc Lê Ninh lo thêm một xe nha. Sư phụ có một xe oách như rau sà lách rùi. Hì.1 like -
========================== Việc chủ tịch Trung Quốc xác định chủ quyền biển đảo ở biển Đông của Trung Quốc "có từ thời cổ sử", là một sự phủ nhận chính trị gián tiếp phi khoa học với chân lý đã được Thiên Sứ chứng minh: "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương". Chân lý do Thiên Sứ tôi chứng minh "chưa được khoa học công nhận", nhưng điều đó không quan trọng. Cái quan trọng vì nó chính là chân lý và bị phủ nhận bởi những âm mưu chính trị quốc tế. Cho nên, nó trở thành một thứ "gậy ông, đập lưng ông" với chính Hoa Kỳ và họ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Nhưng Hoa Kỳ sẽ rất hiểu rằng: Họ bị đâm từ phía sau lưng, nên không thể nhân nhượng. Đây lại là cái gậy đập lại Trung Quốc, khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận. Điều này , Thiên Sứ tôi đã phân tích trong dự báo trước ba giờ đồng hồ cho cuộc họp thưởng đỉnh lãng nhách nhất thế giới, với tựa là: "Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung - những dự báo và hậu quả". Trong đó đã viết: . Bởi vậy, việc Nhà Trắng đồng ý việc tuần tra biển sát các đảo nhân tạo trong phạm vi 12 hải lý là một hệ quả tất yếu của một diễn biến hợp lý của các sự kiện đã xảy ra trước đó. Như Thiên Sứ đã viết: "Nó coi như kết thúc mọi quan hệ ngoại giao trên thực tế và chuyển sang giai đoạn khác". Chẳng phải ngẫu nhiên, mà sau cuộc họp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại - vì họ không thể thỏa thuận được điều gì - thì cả hai người cầm đầu hai quốc gia đang tranh giành ngôi bá chủ thế giới, lập tức đến Việt Nam ngay sau đó. Đủ hiểu Việt Nam quan trọng thế nào trong thế cờ và những nước cờ trong "Canh bạc cuối cùng". Điều này lão Gàn cũng nói từ rất lâu rồi, trong bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" và nhắc lại gần đây - ngay trong topic này - về vị trí của Việt Nam đang cân bằng các lực tương tác. Đến đây, tôi muốn nhắc lại một suy nghĩ đã thể hiện từ tháng 9/ 2008, trong bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông", rằng: "Thiên cơ bất khả lậu", lão chỉ phát biểu đến đấy, ai wan tâm trên thế giới này và xem được bài này thì suy nghĩ. Nhưng tại sao năm nay không thể xảy ra chiến tranh? (Sau này tôi có bổ sung là: Ít nhất trước tháng 11 Âm lịch - cũng ngay trong topic này, hoặc trong "Lời tiên tri"). Đây cũng là một vấn đề thuộc về "Thiên Cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng tôi có thể xác định rằng: Trung Quốc đang lâm vào thế bí. PS: Cống hỷ, mét sì đây thuộc cả. Chẳng sang tàu, tớ cũng đếch sang Tây.. Ấy là cụ Tú Xương bảo thế. .1 like
-
Trong lời tiên tri năm Ất Mùi 2015 của lão Gàn, đã phán rằng: "Cuối năm bể Đông sẽ keng thẻng, nhưng chưa xảy ra chiến tranh ở đây...". Chém gió một tý cho zdui cửa, zdui topic: Cái zdấn đề Hoa Kỳ sẽ đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý của đảo nhân tạo là do hẳn các quan chức có trách nhiệm quân sự hàng đầu Hoa Kỳ phát biểu. Tất chẳng phải chiện chơi. Nếu nói mà không dám làm thì mất mựa nó cái "rùa tín" của quân lực Huê Kỳ, thế giới sẽ không còn tin vào sức mạnh của quân lực Huê Kỳ nữa. Còn cái zdấn đề Trung Quốc sẽ phản ứng thế nàỳ, thế kia thì chỉ do mấy tay cơm của Tàu phát biểu, nếu không thực hiện cũng chẳng chết thằng Tây nào. Tóm lại, Tàu đã phản ứng yếu ớt trước sự nhấn mạnh của các quan chức đầu bảng quân sự của Hoa Kỳ. Hơn nữa, việc Tàu xây đảo và tiên bố chửi quyền hoàn toàn là bất hợp pháp và nó chỉ đúng với "cơ sở khoa học" kiểu "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Nếu Tàu quyết tâm xác định điều này, thì bât cứ một quốc gia nào có sức mạnh đều có thể mang quân đến xây đảo nhân tạo ở bờ biển nước khác và tuyên bố chủ quyền. Loạn mẹ nó hết. Do đó, ai mần cái bá chửi thế giới sẽ đem luật chơi của mình ra áp dụng. Hoa Kỳ hay Tàu? Nhưng nếu Hoa Kỳ kéo tàu chiến vào vùng 12 hải lý ở vùng biển Tàu xây đảo nhân tạo, có khả năng xảy ra chiến tranh năm nay hay không? Cái này lão nói rùi: Không thể xảy ra chiến tranh năm nay. Tàu sẽ gõ phèng phèng la lối, om sòm...và chỉ thế thôi. Nhưng năm tới thì mọi chuyện sẽ thay đổi.1 like
-
THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ KỲ NHÂN LƯƠNG NGỌC HUỲNH LIÊN QUAN ĐẾN BÃO1 like
-
Cái này "khoa học giải thích" rằng: Vì các cụ hết răng, nên không mời ăn được! Nói chơi cho vui, chứ qua sự kiện này chứng tỏ vị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thể hiện một cách kiên quyết cuộc cải tổ lớn của đất nước Trung Hoa, dưới quyền trị vì của ông ta. Nhưng Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh gửi lời chia buồn với ông trước, rằng: Tuy mục đích và quyết tâm của ông rất rõ ràng, nhưng không thể thực hiện được. Bởi vì, chắc chắn ông chưa có một phương pháp khả thi. Đây chính là nguyên nhân căn bản để cổ nhân thường nói "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên".1 like