• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/10/2015 in all areas

  1. Viết xong vào quẻ Khai Vô Vong. giờ Dậu ngày Tam nương sát 13. 8. Ất Mùi Việt lịch.Lão Gàn Thiên Sứ Sự mập mờ trong thỏa thuận tránh chạm trán quân sự Mỹ - Trung Thứ ba, 29/9/2015 | 10:14 GMT+7 Mỹ và Trung Quốc có thể có cách nhìn nhận khác nhau về phạm vi áp dụng thỏa thuận tại vùng tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ - Trung cam kết tìm cách tránh tai nạn quân sự / Chiến đấu cơ Trung Quốc tạt đầu máy bay trinh sát Mỹ Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 25/9. Ảnh: Reuters Mỹ và Trung Quốc hôm 25/9 đạt được thỏa thuận liên quan đến chạm trán trên không và trên biển, tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận thỏa thuận chủ yếu đặt ra các "biện pháp xây dựng niềm tin" và vẫn chưa rõ nó sẽ được áp dụng thế nào đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí thiết lập quy tắc ứng xử đối với các vụ đối đầu trên biển và trên không, nhằm tránh hiểu lầm và tai nạn. Phần nội dung về đối đầu trên biển được hoàn tất từ năm trước, nhưng phần nội dung về đối đầu trên không đến hôm 25/9 mới được hoàn thành. Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng lý do trì hoãn phần này vì có ít tiền lệ quốc tế về thỏa thuận như vậy. Theo thỏa thuận mới, máy bay quân sự của hai nước nếu chạm trán thì phải tuân thủ các quy tắc quốc tế và "bảo đảm an toàn hàng không thông qua kỹ năng lái máy bay chuyên nghiệp, trong đó có việc sử dụng thiết bị liên lạc hợp lý". Nguyên tắc là nếu một máy bay quân sự của nước này phát tín hiệu liên lạc, thì máy bay quân sự nước kia phải trả lời, nếu sứ mệnh cho phép. Quy tắc cũng yêu cầu các phi công phải tự xưng danh, thông báo nơi họ đang bay đến và động tác bay họ sẽ thực hiện. Chiến đấu cơ Trung Quốc và máy bay trinh sát Mỹ đã có nhiều lần đối đầu ở châu Á - Thái Bình Dương. Sự cố gần đây nhất xảy ra hôm 15/9, khi hai chiến đấu cơ JH-7 của Trung Quốc bay tạt qua trước mũi máy bay do thám RC-135 của không quân Mỹ, khi cách nhau 152 m, trên biển Hoàng Hải. "Cần phải có thấu hiểu chung giữa hai nước về các vụ đối đầu trên không", một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói. WSJ đánh giá rằng vẫn chưa rõ thỏa thuận mới sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vùng tranh chấp ở biển Đông. Các quan chức Mỹ nói rằng thỏa thuận mới áp dụng cho tất cả không phận quốc tế, theo định nghĩa của Mỹ, tức là bao gồm cả khu vực trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cho rằng khu vực này thuộc lãnh hải và không phận của mình. Vì vậy, Trung Quốc coi việc máy bay và tàu nước ngoài xuất hiện trong phạm vi này là xâm phạm chủ quyền, đồng nghĩa với việc, về phía Bắc Kinh, thỏa thuận mới sẽ không áp dụng được trong trường hợp này. Mỹ cũng chưa thực hiện các hoạt động thể hiện quyền tự do đi lại trong phạm vi này tại Biển Đông kể từ năm 2012. Dù vậy, thỏa thuận vẫn được xem là một tiến triển tích cực. "Trước thời Tập Cận Bình, chúng ta chưa bao giờ đạt được những điều như vậy", Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Mỹ nhận xét. "Ông Tập dường như rất chú trọng đến việc tránh các vụ va chạm không mong muốn", bà nói. Trong một thỏa thuận khác, Mỹ và Trung Quốc cũng thống nhất về quy trình đường dây nóng quân sự, nhằm đẩy nhanh liên lạc cấp cao trong trường hợp cần trao đổi về khủng hoảng quân sự. Thực chất, đường dây này đã tồn tại từ năm 2008 và hiện có cả kết nối video. Các quan chức quốc phòng Mỹ vào thời điểm đó nói rằng, đường dây là bước tiến tích cực giữa hai nước, đặc biệt sau vụ va chạm trên không giữa một máy bay do thám của hải quân Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc, khiến máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp ở đảo Hải Nam tháng 4/2001. Tuy nhiên, đường dây này có nhược điểm là khó có thể bảo đảm Trung Quốc sẽ trả lời các cuộc gọi của Bộ Quốc phòng Mỹ, hoặc cuộc đối thoại sẽ diễn ra ở cấp cao tương đương nhau giữa quan chức quân sự hai nước. Thỏa thuận mới là nỗ lực để giải quyết vấn đề nói trên bằng cách thiết lập các giao thức để tuân theo, khi Lầu Năm Góc và quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm thoại. Một trong số các quy định là các cuộc gọi phải diễn ra trong vòng 48 giờ sau khi một yêu cầu bằng văn bản bên này được fax đến bên kia. Hồng Vân ========================== Trung Quốc quan ngại về tin Mỹ sắp điều tàu thách thức yêu sách Biển Đông Bắc Kinh bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" trước tin Mỹ sắp điều tàu hải quân vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa. Mỹ sắp điều chiến hạm tới Biển Đông thách thức Trung Quốc Một tàu hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Navy Times dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ hôm qua cho biết việc điều tàu có thể diễn ra trong vài ngày tới, nhưng đang chờ chính quyền Tổng thống Barack Obama thông qua lần cuối. Còn Financial Times dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ hôm nay cho hay động thái có thể diễn ra trong vòng hai tuần tới. Khi được hỏi về thông tin này tại cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết Bắc Kinh từ lâu đã làm rõ lập trường của mình về Biển Đông, nơi nước này tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích. "Tôi chưa xem thông tin mới nhất mà các bạn đề cập. Tuy nhiên, sau khi nghe những gì các bạn nói, chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về vấn đề này", AP dẫn lời bà Hoa, nói. Trung Quốc và Mỹ đã thảo luận về vấn đề này nhiều lần, kể cả trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Washington tháng trước, bà nói thêm. "Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể nhìn nhận tình hình Biển Đông hiện tại một cách khách quan, công bằng, và cùng Trung Quốc đóng vai trò xây dựng trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông", bà Hoa nói thêm. Hiện chưa rõ Trung Quốc có thể phản ứng như thế nào nếu Mỹ tiến hành động thái thách thức yêu sách của nước này ở Biển Đông. Bắc Kinh từng phản đối chính thức về một sự cố hồi tháng 5, khi hải quân Trung Quốc 8 lần yêu cầu máy bay trinh sát P8-A Poseidon của hải quân Mỹ rời khỏi khu vực, khi nó bay qua đá Chữ Thập - nơi Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, cải tạo và xây dựng. Phi cơ Mỹ khẳng định họ đang bay trong không phận quốc tế vào thời điểm đó. Trung Quốc ngang nhiên tiến hành các dự án cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động xây đảo và khẳng định động thái này làm gia tăng căng thẳng, đe dọa sự ổn định của khu vực. Họ nói rằng các công trình xây dựng của Trung Quốc, trong đó có các tòa nhà, bến cảng và đường băng, vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông mà Bắc Kinh ký năm 2002. Văn kiện này thúc giục các bên tranh chấp không xây dựng mới hoặc thực hiện bất kỳ điều gì làm gia tăng căng thẳng. Phương Vũ ========================== BÌNH LUẬN CỦA LÃO GÀN Thưa quý vị và anh chị em. Như vậy - qua bài báo trên - dự báo về nội dung cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Trung ngày 25/ 9 2015 vừa qua của lão Gàn chính xác tới từng cm. (Rất tiếc, nó bị dự báo sớm trước ba tiếng. Cho nên có một tiểu tiết không nằm trong nội dung, là màu calavatte dự đoán cho ngài Tập thì thành ra của ngài Obama. Nhưng chính màu calavatte của ngài Tập sai với dự báo của tôi, lại là hiệu ứng của một cuộc đối đầu khó dung hòa giữa hai siêu cường này. Riêng chuyện này sẽ bàn sau, khi trà dư, tửu hậu, vì nó cần phải có một chuyên môn Lý học thuộc hàng cao thủ). Nhưng chính sự dự báo chính xác này nó lại trùng khớp một cách hợp lý với "Lời tiên tri 2015/ Ất Mùi Việt lịch" rằng: Cuối năm biển Đông sẽ rất căng thẳng. Sắp tới đây, hai vị nguyên thủ quốc gia của cả hai siêu cường vừa tổ chức "thành công" một cuộc họp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, sẽ sang thăm Việt Nam. Đủ hiểu Việt Nam quan trọng thế nào trong thế cờ và những nước cờ trong "Canh bạc cuối cùng". Điều này lão Gàn cũng nói từ rất lâu rồi, trong bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" và nhắc lại gần đây - ngay trong topic này - về vị trí của Việt Nam đang cân bằng các lực tương tác. "Thiên cơ bất khả lậu", lão chỉ phát biểu đến đấy, ai wan tâm trên thế giới này và xem được bài này thì suy nghĩ. PS: Ngay cả việc dự báo về nội dung cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Trung vừa qua, lão Gàn cũng phải chờ đến sát nút mới phát biểu về dự báo của mình.
    5 likes
  2. ========================== Việc chủ tịch Trung Quốc xác định chủ quyền biển đảo ở biển Đông của Trung Quốc "có từ thời cổ sử", là một sự phủ nhận chính trị gián tiếp phi khoa học với chân lý đã được Thiên Sứ chứng minh: "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương". Chân lý do Thiên Sứ tôi chứng minh "chưa được khoa học công nhận", nhưng điều đó không quan trọng. Cái quan trọng vì nó chính là chân lý và bị phủ nhận bởi những âm mưu chính trị quốc tế. Cho nên, nó trở thành một thứ "gậy ông, đập lưng ông" với chính Hoa Kỳ và họ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Nhưng Hoa Kỳ sẽ rất hiểu rằng: Họ bị đâm từ phía sau lưng, nên không thể nhân nhượng. Đây lại là cái gậy đập lại Trung Quốc, khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận. Điều này , Thiên Sứ tôi đã phân tích trong dự báo trước ba giờ đồng hồ cho cuộc họp thưởng đỉnh lãng nhách nhất thế giới, với tựa là: "Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung - những dự báo và hậu quả". Trong đó đã viết: . Bởi vậy, việc Nhà Trắng đồng ý việc tuần tra biển sát các đảo nhân tạo trong phạm vi 12 hải lý là một hệ quả tất yếu của một diễn biến hợp lý của các sự kiện đã xảy ra trước đó. Như Thiên Sứ đã viết: "Nó coi như kết thúc mọi quan hệ ngoại giao trên thực tế và chuyển sang giai đoạn khác". Chẳng phải ngẫu nhiên, mà sau cuộc họp thượng đỉnh lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại - vì họ không thể thỏa thuận được điều gì - thì cả hai người cầm đầu hai quốc gia đang tranh giành ngôi bá chủ thế giới, lập tức đến Việt Nam ngay sau đó. Đủ hiểu Việt Nam quan trọng thế nào trong thế cờ và những nước cờ trong "Canh bạc cuối cùng". Điều này lão Gàn cũng nói từ rất lâu rồi, trong bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" và nhắc lại gần đây - ngay trong topic này - về vị trí của Việt Nam đang cân bằng các lực tương tác. Đến đây, tôi muốn nhắc lại một suy nghĩ đã thể hiện từ tháng 9/ 2008, trong bài "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông", rằng: "Thiên cơ bất khả lậu", lão chỉ phát biểu đến đấy, ai wan tâm trên thế giới này và xem được bài này thì suy nghĩ. Nhưng tại sao năm nay không thể xảy ra chiến tranh? (Sau này tôi có bổ sung là: Ít nhất trước tháng 11 Âm lịch - cũng ngay trong topic này, hoặc trong "Lời tiên tri"). Đây cũng là một vấn đề thuộc về "Thiên Cơ khả dĩ lộ từ từ...". Nhưng tôi có thể xác định rằng: Trung Quốc đang lâm vào thế bí. PS: Cống hỷ, mét sì đây thuộc cả. Chẳng sang tàu, tớ cũng đếch sang Tây.. Ấy là cụ Tú Xương bảo thế. .
    4 likes
  3. Trong lời tiên tri năm Ất Mùi 2015 của lão Gàn, đã phán rằng: "Cuối năm bể Đông sẽ keng thẻng, nhưng chưa xảy ra chiến tranh ở đây...". Chém gió một tý cho zdui cửa, zdui topic: Cái zdấn đề Hoa Kỳ sẽ đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý của đảo nhân tạo là do hẳn các quan chức có trách nhiệm quân sự hàng đầu Hoa Kỳ phát biểu. Tất chẳng phải chiện chơi. Nếu nói mà không dám làm thì mất mựa nó cái "rùa tín" của quân lực Huê Kỳ, thế giới sẽ không còn tin vào sức mạnh của quân lực Huê Kỳ nữa. Còn cái zdấn đề Trung Quốc sẽ phản ứng thế nàỳ, thế kia thì chỉ do mấy tay cơm của Tàu phát biểu, nếu không thực hiện cũng chẳng chết thằng Tây nào. Tóm lại, Tàu đã phản ứng yếu ớt trước sự nhấn mạnh của các quan chức đầu bảng quân sự của Hoa Kỳ. Hơn nữa, việc Tàu xây đảo và tiên bố chửi quyền hoàn toàn là bất hợp pháp và nó chỉ đúng với "cơ sở khoa học" kiểu "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Nếu Tàu quyết tâm xác định điều này, thì bât cứ một quốc gia nào có sức mạnh đều có thể mang quân đến xây đảo nhân tạo ở bờ biển nước khác và tuyên bố chủ quyền. Loạn mẹ nó hết. Do đó, ai mần cái bá chửi thế giới sẽ đem luật chơi của mình ra áp dụng. Hoa Kỳ hay Tàu? Nhưng nếu Hoa Kỳ kéo tàu chiến vào vùng 12 hải lý ở vùng biển Tàu xây đảo nhân tạo, có khả năng xảy ra chiến tranh năm nay hay không? Cái này lão nói rùi: Không thể xảy ra chiến tranh năm nay. Tàu sẽ gõ phèng phèng la lối, om sòm...và chỉ thế thôi. Nhưng năm tới thì mọi chuyện sẽ thay đổi.
    3 likes
  4. Thiết bị tiết kiệm 100km/1lít xăng: Lời thật thà của tác giả (Công nghệ) - Ông Nguyễn Hữu Trọng, tác giả thiết bị tiết kiệm xăng đồng tình với những đóng góp của GS, TS cũng như các thợ sửa xe lành nghề. Thiết bị giúp xe máy chạy 100km/1lít xăng: GS, TS không tin Thiết bị tiết kiệm 100km/1lít xăng: Thợ xe đồng tình GS, TS Sau khi có thông tin về sản phẩm: “Thiết bị dùng nhiệt khí xả để làm hóa hơi hỗn hợp đốt sử dụng cho động cơ đốt trong” có hiệu suất tiết kiệm 40% nhiên liệu (đi 100km hết 1 lít xăng), phóng viên đã tham khảo một số chuyên gia khoa học và kỹ thuật viên sửa chữa bảo dưỡng xe máy lành nghề. Các ý kiến đều không đồng tình về khả năng tiết kiệm của sản phẩm này vì nhiều lý do khác nhau. Từ đó, phóng viên đem các ý kiến này trực tiếp trao đổi với người sáng chế ra thiết bị này, ông Nguyễn Hữu Trọng ( Từ Liêm, Hà Nội). Ông Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu sản phẩm tại Techmart 2015. Nguồn: Giáo dục Việt Nam Về ý kiến cho rằng khả năng gia tốc bị giảm đi, ông Trọng trả lời: “Điều đó cũng đúng. Khả năng tăng giảm tốc độ đột ngột so với nguyên bản cũng kém. Nhưng ở trong điều kiện lưu thông bình thường thì khách hàng đều vui vẻ chấp nhận điều này.” Đối với nhận định về việc thiết bị gây cản trở đường nạp – xả, khiến mật độ hỗn hợp đốt đi vào buồng đốt giảm, ông Trọng thừa nhận: “ Đúng là thế, trước đó hỗn hợp xăng và gió ở nguyên bản có thể lạnh, mật độ cao hơn. Giờ qua bộ hóa hơi này thì gặp nhiệt nở ra, loãng hơn, các phân tử xăng và gió vào xi lạnh giảm đi so với nguyên bản. Nhưng ở đây mình lấy việc đốt cháy kiệt xăng để bù vào mật độ giảm.” Về vấn đề việc cản trở luồng khi đi vào buồng đốt làm giảm công suất, ông Trọng trả lời:“ Việc công suất so với nguyên bản bị ảnh hưởng là hoàn toàn chính xác, nó có giảm đi một chút. Nhưng nhóm khách hàng mà tôi hướng tới là bà con nông dân, công chức sinh viên đi đứng điềm đạm, không có nhu cầu đi tới 90-100km, đua xe, bốc đầu, đi một bánh, tải hàng nặng nên hiệu quả tiết kiệm vẫn hơn”. Về việc thiết bị này không tương thích với xe phun xăng điện tử, ông Trọng trả lời: “Đúng là thiết bị của tôi áp dụng cho toàn bộ các xe trang bị bộ chế hòa khí, mà nhóm này thỉ rất nhiều. Còn với các dòng xe dùng phun xăng điện tử thì tôi chưa nghĩ đến, sẽ tính sau. Vạn sự khởi đầu nan, đây mới chỉ là bước đầu”. Tuy nhiên ông Trọng cũng bác bỏ một số hoài nghi về sản phẩm của mình. Ví dụ với nghi vấn về khả năng giảm nhiệt ống bô, ông Trọng cho biết: “Sản phẩm của tôi đã vượt qua vấn đề này rồi. Đúng là quãng đường tiếp xúc truyền nhiệt ngắn, quá trình trao đổi nhiệt nhanh. Nhưng tôi đã lắp đặt bên trong thiết bị 12 ống dẹt để tăng diện tích tiếp xúc. Hỗn hợp đốt đi xen giữa các ống đó nên hiệu quả trao đổi nhiệt tăng lên rất nhiều. Bô tuyệt đối mát, đi cả ngày cũng không nóng bỏng. Trẻ con ngồi lên trên bô cũng không gặp vấn đề vì nó chỉ ấm ấm thôi” Hoặc vấn đề về tính việt dã của chiếc xe, ông Trọng cũng nói: “Lấy cụ thể ở thành phố Hà Nội này, tôi đã chạy thử ở đường cầu vượt dốc, đèo một người đi rất ổn định. Hôm qua cũng có 2 đồng chí to béo đi xe Wave RSX đèo nhau đến lắp chạy thử, chiều quay lại. Họ cho biết đã chạy khắp Hà Nội, xuống tận Văn Điển để test thì đều thấy ổn.” Khi được hỏi về phản hồi của người tiêu dùng với thiết bị, ông Trọng tỏ ra lạc quan: “Nhiều người đã đặt hàng thiết bị. Ví dụ một khách hàng ở Bắc Giang đã đặt hàng 10 bộ đem về đi thử. Trong Sài Gòn cũng có người điện ra yêu cầu chục bộ để đem về thử. Riêng bản thân tôi đã đi thử nghiệm 7-8 năm trời rồi, hiệu quả tuyệt vời. Trong quá trình diễn ra hội chợ, tôi cũng lắp đặt thử cho vài người và đề được hoan nghênh. Người ta phản hồi tích cực thì tôi mới có động cơ để làm chứ”. Ông Nguyễn Hữu Trọng khẳng định: “Các ý kiến của giáo sư tiến sĩ là hoàn toàn đúng. Nhưng được cái này thì mất cái kia. Tôi hướng vào một nhóm đối tượng cụ thể chứ không thể phục vụ cho tất cả khách hàng được. Tôi thật thà nên gặp ai cũng đều khuyến cáo trước giới hạn của thiết bị này”. Văn Lê ======================== Điếu mựa! Dốt. Điếu có khả năng phát minh, nên bày đặt chê bai, chém gió để thể hiện kiếm cơm. Lão đây bị chê nhiều quá, nên có kinh nghiệm. Việc lão bị chê bai chỉ trích thì còn phần nào có thể thông cảm được. Vì nó mang tính lý thuyết rất cao cấp, không dễ gì ai hiểu được. Nhưng với bộ phận sáng tạo của ông Hữu Trọng này - và của nhiều người khác - là một sản phẩm ứng dụng thực tế, nên hoàn toàn rất trực quan. Cho nên - điếu mựa - lời chê ông ta chỉ có giá trị khi mua về gắn thử vào xe và chạy thử. Kết quả kiểm chứng trực quan sẽ là bằng chứng để khen chê, chứ điếu phải ngồi bàn giấy phân tích về mặt lý thuyết. Cái cần phân tích về mặt lý thuyết - duy nhất hiện nay trên thế giới là của lão Gàn - thì điếu thằng nào, con nào chỉ ra được cái sai của nó về mặt lý thuyết - nhưng lại đòi chứng nghiệm. Cái cần chứng nghiệm về thực tế thì lại dở rói lý thuyết để khen chê. Điếu mựa. Bởi vậy! Lão Gàn chán wá với sự dốt nát, nên phải thể hiện cảm xúc. Điếu mựa! Nếu không sáng tạo được từ "điếu mựa" thì chắc dẹp mựa nó cái diễn đàn vì phạm nội quy. Từ "điếu mựa" chưa có trong từ điển Việt Nam và thế giới. Cho nên điếu có "cơ sở khoa học" để phản đối lão Gàn, cho dù áp dụng luận điểm "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Bởi vì nó nằm ngoài tính hợp lý hay không hợp lý của thế gian. Điếu mựa! Hì.
    2 likes
  5. Hungnguyen thân mến. Chả có gì để phải wan tâm đến anh bạn láng giềng Tàu to xác cả. Anh Tàu đang bị cô lập. Cái này si phọ nói lâu rùi. Về kinh tế thì quả TTP đã chính thức đẩy anh ta "xuống xe, đi bộ". Bởi vậy, anh cố ra vẻ kết thân với Nga để 'dọa ma" Hoa Kỳ. Si phọ xác định rằng: Anh Tàu sẽ chẳng có cửa nhẩy vào Syria. Ngay cả khi Nga - Syria mời cũng chỉ đem vài ngàn lính đến làm ..."kiểng". Bởi vậy, anh Tàu cũng chỉ gõ phèng phèng cho vui. Báo chí đang mô tả những thành quả của Nga đánh IS. So với thời Liên Xô uýnh ở Afganixtan thì ngày nay, nước Nga lợi thế hơn nhiều. Và tất nhiên thừa sức đánh bại đám IS. Nhưng qua đó mới thấy rõ Hoa Kỳ và Đồng minh 'câu độ" trong cuộc chiến này và chỉ chờ người Nga nhẩy vào. Từ lâu si phọ đã phán - ngay trong topic này - với Hoa Kỳ thì đám IS này, "cái đá thì thừa, mà cái đấm thì hơi thiếu", nhưng họ chỉ đánh ..."làm mẫu" - ngôn ngữ Nam bộ kêu bằng "ra kiểu". Nay người Nga nhẩy vào thì Hoa Kỳ chắc chẳn mỉm cười sau cái mặt nạ không phản đối quyết liệt và có vẻ như ủng hộ Nga tham gia chống IS - vì tính chính danh. Nhưng họ đang gài độ Nga và đang chờ kết quả. Cái này "thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Mún biết thế nào, xem hồi sau sẽ rõ. Nhưng chỉ cuối sang năm là sang phim. Chả có gì mà phải lăn tăn, mọi việc đang "đúng quy trình". Hì. Nhưng lão Gàn cũng cảnh báo các quý vị siêu cường đang đánh đấm lung tung trên thế gian này rằng: Mọi chuyện có thể thay đổi, nếu đó là ý muốn của Thượng Đế. Có thể lấy một cái làm ví dụ như: Các nhà khoa học Hoa Kỳ xác định sẽ có động đất hủy diệt ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ - nhưng lão Gàn đã bác bỏ nhân danh Lý học Việt có cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - và nếu chẳng may lão Gàn sai thì động đất rất có "cơ sở khoa học" đấy. Hì! Lão Gàn cũng nhắc nhở chính phủ Hoa Kỳ rằng: Lão thừa biết âm mưu của quý vị trong qúa khứ cùng đồng minh thân cận nhất là Anh Pháp, hợp tác với Trung Quốc xóa sổ cội nguồn văn hiến Việt - một đồng minh của Liên Xô trong thời chiến tranh Lạnh. Nay mọi việc đã trở thành quá khứ. Bây giờ nếu quý vị còn tiếp tục hành vi này thì kẻ có lợi nhất trong việc xóa sổ cội nguồn Việt tộc, chính là Trung Quốc. Hậu quả của nó, chính là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dõng dạc phát ngôn ngay tại Wasington về chủ chuyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ "thời cổ sử". Lão Gàn đang có những cố gắng cuối cùng chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương một cách chính danh - tức hoàn toàn nhân danh khoa học. Mọi chuyện lão dự tính kết thúc trước mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Nếu không - nói như Hungnguyen - , mọi chuyện sẽ "rối như canh hẹ" ngay. PS: Lão Gàn không nói đùa về vấn đề "mọi việc sẽ 'rối như canh hẹ' " và kể cả con mẹ ve chai cũng sẽ nhận thấy điều này , không cần đến giáo sư tiến sĩ. Vì nó sẽ rất "trực quan sinh động".
    2 likes
  6. Ngày mùng 9/ 9 2015 Dương lịch nhằm ngày Tam Nương Sát 27/ 7 Ất Mùi Việt lịch. Bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 11 g, là giờ Nguyên Vũ Hắc Đạo. Nhưng tháng 7 Việt lịch mỗi giờ Đông phương đi chậm 40 phút so với đồng hồ Tây. Nên nó còn trong giờ Thiên Lao Hắc Đạo. Thủ Tướng Thái nguy rồi. Bài này tôi sẽ đưa vào topic "Thái Lan và ngày Tam Nương".
    1 like
  7. Hà Nội: Ùn tắc kinh hoàng giờ cao điểm sáng Thứ năm, 08/10/2015 - 08:14 Dân trí Sáng nay 8/10, nhiều tuyến đường ở Hà Nội lại rơi vào cảnh ùn tắc, hỗn loạn kinh hoàng. Hàng vạn phương tiện kẹt cứng suốt từ quận Hà Đông đến khu vực Khuất Duy Tiến. Đến khoảng 9h sáng, giao thông vẫn "tê liệt". Tình trạng ùn tắc kéo dài suốt từ khu vực quận Hà Đông, trải dọc đường Nguyễn Trãi đến đoạn đường Khuất Duy Tiến, lan sang cả đường Lê Văn Lương, Nguyễn Xiển. Giao thông khu vực này gần như "tê liệt". Để có thể thoát khỏi đám đông kẹt cứng, rất nhiều xe máy loay hoay tìm lối thoát, đi ngược chiều hàng kilomet khiến giao thông càng thêm hỗn loạn. Đường Nguyễn Xiển ùn tắc kéo dài Vỉa hè đường Nguyễn Xiển cũng "nêm" chặt xe Đường Nguyễn Trãi tê liệt nhiều kilomet. Phương tiện xe máy lũ lượt đi ngược chiều trên đường Nguyễn Xiển Hàng trăm xe máy đi sang làn đường ngược chiều trên đường Nguyễn Trãi để thoát thân. Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển chật cứng phương tiện. Các ngả đường tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đều kẹt cứng. Chật cứng người và xe. Kẹt cứng trên đường Khuất Duy Tiến, dưới bầu trời sập sập mây đen (Ảnh: Đức Nhã) Ô tô xếp hàng dài trên đường Lê Văn Lương. Nhiều xe máy lao lên cả thảm cỏ dưới gầm đường trên cao để đi. Cùng nhau đưa xe máy sang bên kia đường. Giao thông hỗn loạn do các phương tiện loay hoay xoay ngang xoay dọc, đi ngược chiều tìm hướng thoát thân. Nguyễn Dương - Cấn Cường =========================== 100 tỷ VND, lão Gàn sẽ vạch ra một phương án chống tắc đường vĩnh viễn cho Hà Nội. Theo phương án của lão thì sẽ không thể tắc đường. Tai nạn giao thông giảm 50% so với thời điểm hiện tại. Không đúng thế lão trả lại tiền. Tiền đưa đủ, trọn gói, không đàm phán về tiền, ngoại trừ nó nhiều hơn. Đây là kinh phí tối thiểu để nghiên cứu các điểm ùn tắc và vạch ra một lộ trình ngắn nhất cho người giao thông, giảm thiểu tối đa những xung đột ngã tư. Kinh phí nghiên cứu tạm coi là cao, nhưng kinh phí thực hiện lại rất rẻ.
    1 like
  8. THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ KỲ NHÂN LƯƠNG NGỌC HUỲNH LIÊN QUAN ĐẾN BÃO
    1 like
  9. Thiết bị giúp xe máy chạy 100km/1lít xăng: GS, TS không tin (Công nghệ) - Được cho là "giúp xe máy tiết kiệm 40% nhiên liệu tiêu thụ" nhưng thiết bị không có chứng nhận kiểm định của cơ quan chức năng. Công nghệ hiện đại khóc trước giao thông Việt Nam Thiết bị giúp xe máy chạy 100km hết một lít xăng Chạy 100km hết 1 lít xăng Sản phẩm với tên gọi: "Thiết bị dùng nhiệt khí xả để làm hóa hơi hỗn hợp đốt sử dụng cho động cơ đốt trong". Người sáng chế là ông Nguyễn Hữu Trọng (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội). Thiết bị của ông Trọng được trưng bày ở khu gian hàng dành cho các nhà sáng chế không chuyên, thu hút được sự chú ý của khách tham quan. Theo ông Trọng, thiết bị hoạt động trên nguyên lý: "dùng nguồn nhiệt của ống xả để bắt ngược nó lên sấy nóng xăng trước khi xăng vào buồng đốt, xăng được sấy nóng khi hóa hơi sẽ cháy hoàn toàn, triệt để, 100%", không còn xăng thừa". Ông Trọng cho biết: "thiết bị của ông tiết kiệm được 40% nhiên liệu so với thông thường. Xe máy dùng thiết bị này có thể chạy 100km chỉ với 1 lít xăng. Thiết bị đã được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ năm 2010. Từ đó đến nay vẫn hoạt động rất hiệu quả". Tác giả Nguyễn Hữu Trọng trình bày sáng chế tại Techmart 2015. Nguồn: Vietnamnet Được biết, sản phẩm tại hội chợ ngoài bằng sáng chế thì không có giấy tờ nào chứng nhận được hiệu suất như lời trên. Bản thân ông Trọng cũng thừa nhận: "Đang làm thủ tục để kiểm định ở Cục tiêu chuẩn đo lường Việt Nam. Còn hiện giờ vẫn là mình tự công bố, đi bao nhiêu thì công bố bấy nhiêu". Về thiết bị này, đại diện Cục sở hữu trí tuệ chia sẻ: "Vấn đề của bác Trọng có tính khả thi, chỉ mắc ở khâu thị trường, chưa tìm được phương án tối ưu để định giá cả. Theo tôi biết thì bác cũng bán được nhiều bộ sản phẩm rồi, ứng dụng khá rộng". Chuyên gia nghi ngờ Trao đổi với TS Ngô Tuấn Kiệt, nguyên Viện trưởng viện khoa học năng lượng về thiết bị này, ông Kiệt cho hay: "Về nguyên tắc thiết bị này sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên lý hoạt động như vậy chỉ tăng cường quá trình cháy để cháy kiệt xăng chứ không đem lại hiệu quả tiết kiệm như vậy. Tiết kiệm nhiên liệu là ở chỗ khác, là cả một giải pháp đồng bộ. Quá trình cháy của nhiên liệu thông thường đã đạt 95 -96%, tăng cường lên thì chỉ 98 -99%, thậm chí hết mức 100% cũng vậy. Nó không phải là cái cơ bản để kéo dài quãng đường 100km. Tôi tin rằng khả năng tiết kiệm nó sẽ không tăng lên vì bản thân xăng ở điều kiện bình thường đã hóa hơi rất tốt rồi." Còn theo PGS.TS Khổng Vũ Quảng, trưởng Bộ môn Động cơ đốt trong, Viện Cơ khí động lực, trường đại học Bách khoa Hà Nội: "Nguyên lý của nó là lợi dụng nhiệt khí xả để gia nhiệt cho hỗn hợp giữa xăng và không khí nạp vào cho động cơ để xăng đó hòa trộn tôt, bay hơi tốt để cháy được kiệt hơn. Trên đường nạp và đường thải ra vào động cơ thì chính thiết bị đó gây cản trở, công suất động cơ bị ảnh hưởng. Cho nên thiết bị này chỉ tối ưu ở một chế độ nào đó. Khả năng ứng dụng thiết bị cũng trong phạm vi rất hẹp. Giả sử lắp đặt trên một cỗ máy chạy ổn định 1 chế độ thì được, nhưng với phương tiện như xe máy tăng giảm tốc độ liên tục khi tham gia giao thông thì không được, khả năng gia tốc sẽ bị kém đi". Ông Quảng cũng cho rằng, phải có đơn vị đánh giá cái này, chứ chỉ nói miệng tiết kiệm được bao nhiêu % thì không ai xác định được. Bởi lẽ, Việt Nam có nhiều trường hợp người này đồn tai người kia, lan truyền trên mạng, thực ra chỉ là để đọc cho vui. Văn Lê ===================== Điếu mựa! Lại lý thuyết của giáo sư tiến sĩ. Trong khi chỉ cần mua một bộ đồ cải tiến của ông Hữu Trọng, đem lắp vào xe và đổ một lít xăng chạy thử là xong. Một phương pháp cỏ thể kiểm chứng trực tiếp bằng quan sát trực quan, vậy mà cũng dở rói lý thuyết để chém gió, đập ruồi.
    1 like
  10. Cái này "khoa học giải thích" rằng: Vì các cụ hết răng, nên không mời ăn được! Nói chơi cho vui, chứ qua sự kiện này chứng tỏ vị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thể hiện một cách kiên quyết cuộc cải tổ lớn của đất nước Trung Hoa, dưới quyền trị vì của ông ta. Nhưng Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh gửi lời chia buồn với ông trước, rằng: Tuy mục đích và quyết tâm của ông rất rõ ràng, nhưng không thể thực hiện được. Bởi vì, chắc chắn ông chưa có một phương pháp khả thi. Đây chính là nguyên nhân căn bản để cổ nhân thường nói "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên".
    1 like
  11. Giáo sư Phan Huy Lê: Nếu xóa bỏ môn lịch sử là cực kỳ nguy hiểm QUỐC TOẢN 06/10/15 09:30 Thảo luận (0) (GDVN) - Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. Chúng tôi sẽ có kiến nghị về dự thảo này...", Giáo sư Phan Huy Lê nêu quan điểm. Nếu "khai tử" môn Sử, sẽ là một thảm họa lớn Đề xuất môn Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình mới Lịch sử sẽ trở thành môn tự chọn? Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT vừa ban hành lấy ý kiến có nhiều sự thay đổi. Theo đó, nhiều môn học sẽ bị thay đổi về vị trí theo hướng giảm môn học bắt buộc và tăng dần các môn tự chọn. Cấp THCS, số môn học bắt buộc sẽ giảm từ 13 môn xuống còn 7 môn, trong đó có môn tích hợp. Cụ thể, học sinh sẽ học bắt buộc các môn sau: Ngữ văn, ngoại ngữ 1, toán, giáo dục công dân, thể dục, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Môn tự chọn bao gồm: Ngoại ngữ 2, tiếng dân tộc, các môn thể thao, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học tự nhiên. Ảnh minh Họa (nguồn: Dân trí) Đặc biệt, với cấp THPT, số môn bắt buộc sẽ chỉ còn 4 môn: Ngữ văn, ngoại ngữ 1, toán, công dân với tổ quốc. Các môn tự chọn bao gồm: Vật lý, hóa học, sinh học, tin học, lịch sử, địa lý, ngữ văn 2, công nghệ, toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các chuyên đề học tập về mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Điều đáng lưu ý, nếu như môn lịch sử được tích hợp trong bộ môn khoa học xã hội ở cấp tiểu học và THCS theo dạng bắt buộc thì ở cấp THPT, môn học này lại được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn. Nhiều ý kiến lo ngại, học sinh sẽ bỏ qua nhiều môn học mang tính bản lề như môn lịch sử? Tự chọn thực chất là thủ tiêu môn Lịch sử? Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT ban hành cần làm rõ nhiều vấn đề liên quan tới việc tích hợp môn Lịch sử trong bộ môn khoa học xã hội. Hôm 5/10, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. “Tôi đã cảnh báo nhiều lần, làm gì thì làm, nếu xóa bỏ môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông là cực kỳ nguy hiểm. Công dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử Việt Nam thì ai sẽ chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này?”, Giáo sư Phan Huy Lê cảnh báo. Cũng theo Giáo sư Phan Huy Lê, việc tích tích hợp môn Lịch sử trong bộ môn khoa học xã hội vẫn còn chung chung, chưa cụ thể. “Tôi cho rằng, chúng ta mới tiếp thu lý thuyết về tích hợp, chưa mang tính cụ thể gì cả. Nếu muốn đưa ra thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi thì phải đi vào cụ thể vấn đề tích hợp như thế nào? Vấn đề sách giáo khoa, đào tạo, bổ sung giảng dạy ra sao…?”, Giáo sư Phan Huy Lê nêu quan điểm. Giáo sư Phan Huy Lê (ảnh: Vnexpress.net) Theo Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, với cách thi, cách dạy như hiện nay thì không riêng môn Lịch sử mà các môn xã hội nói chung cũng bị hạ thấp, coi là môn phụ. “Thông qua các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, tôi thấy rất nhiều người yêu môn Lịch sử, ham học hỏi kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, với quan điểm, cách thức giảng dạy môn Lịch sử hiện nay, người ta dần quay lưng lại với môn Lịch sử là điều có thể thấy rõ. Do đó, môn Lịch sử mà không đi vào tâm thức lớp trẻ, tuyệt đối không phải vì nội dung lịch sử, không phải vì người ta không yêu thích lịch sử mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về ngành giáo dục”, Giáo sư Phan Huy Lê chỉ rõ. Giáo sư Phan Huy Lê cho biết thêm: "Sắp tới Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, các nhà quản lý giáo dục về Dự thảo thảo này. Các ý kiến sẽ được tập hợp và gửi Bộ GD&ĐT xem xét…”. Coi nhẹ lịch sử là có tội với đất nước, tổ tiên Đây là quan điểm của Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ nhấn mạnh: “Nếu đã quan niệm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, thì đầu tiên phải học lịch sử. Thời cổ xưa khi chúng ta chưa biết nhiều về các môn khoa học tự nhiên, thì môn Sử trở thành môn bắt buộc, chính yếu trong nhà trường. Trải qua các thời kỳ lịch sử, môn học này luôn có tầm quan trọng và giữ nguyên giá trị trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tạo dựng nhân cách cho con người nói chung...”. Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ (ảnh: Xaluan.com) Cũng theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, Lịch sử là môn một văn hóa trong nhà trường thì nó (lịch sử - PV) phải được đối xử ngang bằng nhau như các môn văn hóa khác. “Tôi chưa thấy ở quốc gia nào có quan niệm, thích học lịch sử thì học, không học thì thôi. Trên thế giới, có quốc gia đã chọn môn sử là môn bắt buộc trong thi công chức… Người ta quan tâm lịch sử dân tộc như vậy, còn chúng ta thì sao? Do đó, việc học Lịch sử hay không học, quan trọng hay không quan trọng là do người cầm cán. Tôi nghĩ chính người lớn chúng ta đang làm hư con trẻ. Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi. Cũng theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, môn Lịch sử cũng phải được quan tâm đúng mức. “Nhiều môn thi có điểm 0 thì chẳng ai nói gì, trong khi học sinh đạt điểm thấp môn Lịch sử thì cả xã hội “lên án”. Điều này cũng cho thấy, môn sử rất quan trọng trong giáo dục và được cả xã hội quan tâm. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần phải học lịch sử. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động, tác động trực tiếp đến nước ta, trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo". Từ những phân tích trên, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ cho rằng, vấn đề cốt yếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch sử nhằm trang bị kiến thức bản lề trong cuộc sóng, chứ không phải bỏ đi môn học này. “Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên…” QUỐC TOẢN ====================== Bài này nêu quan điểm của giáo sư Phan Huy Lê về việc không nên bỏ môn lịch sử. Nhưng với quan điểm của tôi thì trên thực tế người ta đã bỏ môn lịch sử khi phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Người ta đang dạy môn lịch sử theo quan điểm của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới". Cái học sinh Việt cần về môn lịch sử là phải giảng dạy đúng chân lý và sự thật lịch sử. Còn khi lịch sử đã bị xuyên tạc thì tự nó đã loại bỏ môn này. Bởi vậy, kể từ khi xuyên tạc cội nguồn Việt sử, tự nó đã loại trừ môn này. Và quả là một thảm họa không chỉ riêng môn sử, mà là của cả ngành giáo dục Việt Nam. Hãy xem xét từ năm 1992, khi người ta dạy rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai với những người dân 'ở trần đóng khố'; được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ VII trước CN và địa bàn hoạt động vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng" - thì - sau đó cái gì đã xảy ra cho toàn bộ nền giáo dục Việt Nam? Trong bài viết trên, từ ngữ của các vị giáo sư tiến sĩ thì "đao to, búa lớn", nào là: Nhưng tôi xin nói thẳng với các ông, nếu các ông còn một xíu gọi là lương tâm: Trong lịch sử của cả nền văn minh nhân loại, tôi chưa thấy một dân tộc nào tự phủ nhận cội nguồn lịch sử của chính họ, bởi "hầu hết các nhà khoa học trong nước", như chính các ông. Chính các ông "hầu hết những nhà khoa học trong nước" mới là nguyên nhân để chính các ông phải nói rằng: "Công dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử Việt Nam thì ai sẽ chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này?”. Chính các ông phải chịu trách nhiệm!
    1 like