• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 06/10/2015 in all areas

  1. Việt Nam đã đạt được thỏa thuận TPP 05/10/2015 19:19 Thuế nhập khẩu xe hơi Nhật vào Việt Nam sẽ giảm mạnh (TNO) Đại diện 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được sự đồng thuận về hiệp ước thương mại tự do có quy mô thuộc hàng bậc nhất thế giới. Việt Nam sẽ bỏ đến 70% thuế nhập khẩu xe hơi Nhật - Ảnh: Reuters Reuters dẫn lời các nguồn tin có mặt tại cuộc đàm phán ở thành phố Atlanta thuộc bang George (Mỹ) hôm 4.10 tiết lộ đại diện các nước cuối cùng đã đạt được thỏa thuận TPP. Mười hai quốc gia Thái Bình Dương tham gia đàm phán gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam. TPP được soạn ra nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên và được kỳ vọng sẽ dọn đường cho việc cắt giảm mạnh, thậm chí là gỡ bỏ ở một số trường hợp, hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu và mở cửa thị trường buôn bán hàng hóa, cũng như dịch vụ. Các thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP toàn cầu. Sau 5 năm đàm phán liên tục mà không đạt được kết quả, nhiều quan chức cho rằng vòng đàm phán Atlanta là cơ hội tốt nhất để các bên cùng đi đến đồng thuận. Do đó, thất bại kỳ này sẽ nhấn chìm tương lai của các vòng đàm phán TPP vào bất định. Trước đó, các quan chức Mỹ đã thông báo hoãn buổi họp báo chung công bố kết quả đàm phán sang rạng sáng 5.10 (giờ Mỹ, tức chiều tối cùng ngày theo giờ Việt Nam). Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb nhận định việc trì hoãn họp báo TPP phát sinh do các nước phải xem xét các điều khoản trong một thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Úc về thời hạn bảo hộ các loại sinh dược mới. Đại diện đoàn New Zealand, quốc gia xuất khẩu bơ sữa hàng đầu thế giới, hôm 4.10 cũng đưa ra mong muốn các quốc gia tham gia đàm phán mở rộng cửa để cho phép những sản phẩm bơ sữa của nước này thâm nhập mạnh hơn. Các nước tham gia đàm phán TPP cũng đã thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp, cũng như hoạt động cạnh tranh với khối doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chi tiết của các vòng đàm phán vẫn không được công khai ra công chúng, mà các nhà thương thuyết sẽ soạn ra một bộ tài liệu cho chính phủ nước họ. Cũng theo thông tin liên quan đến TPP, hãng tin Nhật Bản hôm 3.10 cho biết Việt Nam đã sẵn sàng cho việc gỡ bỏ dần 70% thuế nhập khẩu dành cho dòng xe Nhật Bản có động cơ dung tích từ 3 lít trở lên trong lộ trình 10 năm. Canada cũng sẽ bỏ mức thuế 6,1% đối với xe hơi Nhật trong vài năm tới. Ngoài ra, Nhật Bản và Mỹ, thị trường xuất khẩu xe hơi lớn nhất của đảo quốc này, đã đi đến thỏa thuận bỏ ngay lập tức mức thuế 2,5% của Mỹ dành cho hơn 80% các phụ tùng xe hơi nhập từ Nhật. Còn thuế suất đối với xe hơi Nhật sẽ được gỡ bỏ dần trong vòng khoảng 30 năm tới. Nikkei bình luận những tiến triển nói trên giúp hạ bớt hàng rào thuế quan để tiến vào thị trường Bắc Mỹ và sắp tới là Việt Nam đối với xe hơi Nhật. Hoàng Uy ================== Hì! Trong lời tiên tri Ất Mùi 2015, lão Gàn phán - đại ý - rằng: Mặc dù cuối năm, kinh tế thế giới này suy thoái, nhưng Việt Nam vẫn hưởng lợi vì sự cạnh tranh toàn cầu. Lão cũng có lời khuyên rằng: Việt Nam nên lợi dụng cơ hội này để vọt lên. Nay quả đúng như vậy. Lão không có chủ trương mua xe. Phần vì túi tiền vơi đầy không ổn định; phần vì chi phí xăng nhớt, bãi đậu xe, lương lậu...tốn kém. Nhưng lão mới được một đại gia cấp chủ quyền sử dụng một cái xe hơi và cả lái xe để đi lông nhông đây đó, khắp từ miền biên viễn phía Bắc, cho đến Trung bộ. Oai như Cóc! Mún đi đâu, lão chỉ cần nhấc cái điện thoại Nokia thuộc thời huyền sử của lão "alo" một cái là có xe ngay. Mặc dù đi đâu lão đều có xe của thân chủ đưa đón, nhưng lão sẽ giúp đai gia này hòa nhập thắng lợi trong cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu TTP này. Khoe một cái vì nó liên quan đến TTP.
    7 likes
  2. KHÍ TRONG TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CỦA CON NGƯỜI 1. Hiện tượng: - Những chiếc bàn quay xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay. Đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam. Bàn quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thủy tinh. Mặt bàn được đặt trên một ổ trục để giảm tối đa lực ma sát khi quay. Những người tham gia cuộc chơi đứng quanh bàn, đặt tay lên mặt bàn và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "quay, quay, quay…". Mặt bàn quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do quy ước với nhau khi tham gia. - Dụng cụ tìm kiếm Cảm xạ, bao gồm con Lắc Ai cập, đũa L, đũa Y, đũa V,.. Khi cầm, con lắc và các dụng cụ cảm xạ chuyển động theo lệnh của người cầm. - Trong dân gian thường đề cập tới VÍA : Đốt Vía, kiêng Vía, ba Hồn bảy/chín Vía 2. Phân tích: Mọi vật khi dao động sẽ tạo ra xung/sóng và cũng trên nguyên tắc tự nhiên thì vật chuyển động sẽ tạo ra KHÍ. Tiềm thức, tư duy và suy nghĩ của con người thông qua xung dao động từ các tế bào trên cơ thể tạo ra Khí, theo tôi đây chính là Khí mà chúng ta thường gọi là Khí Chất con người. Tôi dùng thí nghiệm thông qua con lắc Ai Cập để nhìn nhận sự khác biệt trong hai hình thức của Ý thức và Tiềm thức: Khí và Sóng (theo các nhà vật lý lượng tử thì Tâm thức và suy nghĩ phát ra dứoi dạng sóng <Scalar wave> có tần số rất thấp (7-15hz)và hình dạng tương tự với sóng Radio. Tiềm thức: nó tồn tại ngay trong cơ thể từ khi con người mới chỉ là bào thai. Tôi cũng cho rằng, Tiềm thức chính là Tiền kiếp và được tiếp nhận khi bào thai hình thành. Do đó, cũng lý giải vì sao đạo Phật lại dạy ta biết giải thoát để được siêu thoát và được đầu thai. Tôi sẽ quay trở lại vấn đề này vào mục sau. Ý thức: Khi bạn biết tư duy, biết nhận thức, biết tiếp nhận sự dạy dỗ của Cha Mẹ tức là lúc Ý thức tồn tại. Suy nghĩ- Tư duy là một dạng Ý thức ở thời điểm tức thời của não bộ và tôi cho rằng nó là Ý thức tại từng thời điểm. Mỗi con người khi Suy nghĩ thay đổi thì Khí thay đổi, Ý thức thay đổi thì Khí Chất cũng thay đổi nhưng Tiềm thức thì không thay đổi được.Trong Nhân tướng học thì “Tâm sinh Tướng”, thể hiện rõ nét quan điểm Tiềm thức tạo ra Khí thể hiện ra bên ngoài cơ thể là hình Tướng. Vì thế cũng lý giải vì sao các Cụ lại có câu “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”, và cho dù cùng ngày giờ sinh tháng đẻ nhưng số phận lại khác nhau. Khí chất hay khái niệm của các nền văn Hoá khác gọi là Aura. Có nhiều người gọi Aura là hào quang nhưng theo tôi phải là Khí Chất. Aura là màu sắc bao quanh mọi vật thể chuyển động và Màu sắc đó đều được tạo ra từ giao động nội xung . Các màu sắc tương ứng với các xung giao động của các tể bào cấu thành nên vật thể đó. Với cơ thể sống sẽ tạo ra các màu sắc dựa theo 7 Luân Xa (Charka) và từ đó người ta có thể nhận biết được cơ thể sống đó bị bệnh gì. Trước kia , chỉ có thể dung con lắc Ai cập để đo AURA nhưng Hiện nay, các nhà khoa học đã sáng chế ra máy chụp được AURA của con Người với mục đích chẩn đoán và chữa bệnh không cần dùng thuốc. A. Con Lắc Ai Cập là gì Con Lắc cảm xạ hay chính xác hơn là con Lắc Ai Cập , một công cụ dò tìm của người Ai Cập cổ tìm kiếm nguồn nước, khoáng vật hay các vật thể có thể phát ra từ trường tự nhiên, điện từ trường, địa sinh học và các loại năng lượng bí ẩn khác chưa được định nghĩa. Con Lắc Ai Cập là công cụ kết nối qua lại giữa giác quan của cơ thể với các trường năng lượng trong thiên nhiên, là con mắt thứ 3 cho những hình ảnh không nhìn thấy được. Đối với công việc của Thầy phong thuỷ thì là một công cụ không thể thiếu trong công việc nhằm tìm ra các khu vực có năng lượng sống thấp dứoi chỉ số Bovis cho phép, lòng đất có hài cốt hay những vật thể có năng lượng xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ và đặc biệt là tìm ra những nơi có xung sát khí mà mắt thường không nhìn thấy được. Có rất nhiều loại công cụ tìm kiếm (hay còn gọi là cảm xạ),: Y Rod, L Rod, V Rod, Bobber, Lắc Ai cập. Để chứng minh Suy Nghĩ (dạng tức thời của Tâm Thức) thể hiện xung dao động (dao động sẽ tạo ra khí), tôi sử dụng con Lắc ai cập qua thí nghiệm sau.: a. Dùng 1 chân máy ảnh (3 chân), ba con lắc Ai Cập có hình dạng khác nhau. b. Thí nghiệm được thực hiện trong môi trường kín gió tương đối (trong phòng kín). Sẽ có người nghi ngờ việc con Lắc quay gây ra bởi sự quay của bàn tay/ngón tay. Để sử dụng con Lắc, việc giữ nguyên cánh tay-bàn tay tĩnh là yêu cầu đầu tiên để sử dụng con Lắc. Yêu cầu thứ hai là để con Lắc quay thì bạn phải có niềm tin vào con Lắc bạn đang sử dụng bởi con Lắc chính là một phần cơ thể bạn. Sự thay đổi hướng của con Lắc trong thí nghiệm của tôi chứng minh việc dùng tay để điều khiển con Lắc là không thể nhanh như điều khiển bằng suy nghĩ. Bước 1: thử chuyển động của con Lắc khi cầm trực tiếp lên 1/3 chiều dài sợi dây (cách con lắc 2/3 chiều dài) Khi bạn ra lệnh cho con Lắc di chuyển theo ý bạn muốn(có thể nói hoặc không nói), sóng suy nghĩ thông qua tế bào và cơ trong cơ thể đưa tới con Lắc và nó lập tức chuyển động theo ý bạn muốn. Việc này cũng tương tự với chiếc bàn Xoay kì lạ, khi mọi người cùng chung một suy nghĩ. Sức mạnh cộng hưởng của sóng suy nghĩ sẽ thông qua xung động của tế bào và cơ, dạng vật chất như gỗ, kim loại hình trụ, tròn đều tiếp nhận xung động này từ cơ thể và chuyển động theo ý nghĩ. Tất nhiên, nếu 1 trong số những người tham gia không tin tưởng và không tập trung suy nghĩ theo cùng một dòng với những người còn lại thì sóng từ người này sẽ triệt tiêu sóng xung động và bàn sẽ không quay. Lưu ý ở đây là các vật thể chỉ nhận tín hiệu khi ở dạng hình tròn, trụ. Nếu ở hình dạng khác thì tín hiệu sóng bị triệt tiêu. Bước 2: treo con Lắc lên trên chân máy ảnh (tripod) để dư một đầu dây đủ để ngón tay giữ vào. Lúc này con Lắc sẽ đứng im không chuyển động. Như vậy xung động từ cơ thể đã bị hấp thụ bởi chân máy ảnh , do đó con Lắc không nhận được xung này nên nó đứng im. Việc này cũng tương tự với việc, khi ta đặt bất kì một vật thể khác lên mặt bàn Quay, đặt tay lên vật thể đó và ra hiệu lệnh Quay. Xung từ cơ thể bị hấp thụ bởi vật thể này và mặt bàn sẽ không nhận được xung này nên không quay. Vậy nên khi cơ thể chuyển động hay suy nghĩ đều tạo ra xung dao động, và theo lý thuyết thì có chuyển động là có KHÍ hình thành. Khí này chính là AURA hay dân gian gọi là VÍA. Chỉ ở nền văn minh Việt với lý thuyết ÂDNH mới tồn tại khái niệm VÍA: Trộm Vía, Nặng Vía, Nhẹ Vía, Đốt Vía bởi Vía (hay KHÍ) và GIẢI VÍA. VÍA hay KHÍ không chỉ tồn tại ở một dạng, mà nó tồn tại dưới hai dạng là KHÍ ÂM và KHÍ DƯƠNG. ba hồn –bảy(chín) Vía: đó cũng là dạng tồn tại của Tiềm Thức (Linh hồn), Ý Thức (Tâm Hồn), Suy Nghĩ (hồn vía) với các màu sắc của Vía (KHÍ) được tạo ra từ ba dạng Hồn ! Vía: chính là khí tạo ra từ Tiềm thức, Ý Thức, Suy nghĩ đi từ não bộ thông qua hệ thần kinh chuyển thành xung tới hệ cơ và từng tế bào của cơ thể. Trẻ em khi sinh ra có khả năng tự nhận biết được Vía hợp với bé hay không bởi các lý do: Trẻ em chưa chịu ảnh hưởng của Suy nghĩ và toàn bộ là Tiềm thức, do đó trẻ em cảm nhận Vía này hoàn toàn bằng bản năng . Do đó, việc thăm em bé mới sinh thường được kiêng cữ theo truyền thống của người VIỆT là hoàn toàn khoa học. Với người Vía không hợp sẽ làm Vía của em bé phản ứng, chuyển ngược lại làm em bé khóc. Vía phù hợp tức là tâm thức, tiềm thức của Em bé hoà hợp với Vía người tới gần và em bé sẽ cười hoặc để yên cho chúng ta bế. Thông qua mắt: Bằng mắt thường có thể nhìn thấy KHÍ (Aura), nhưng chỉ có thể khi em bé mới sinh ra. Đôi mắt hoàn toàn cảm nhận bằng Tiềm thức chứ không bằng suy nghĩ hay bị ảnh hưởng bởi các loại sóng bức xạ khác. Đối với người trưởng thành thì chúng ta sẽ phải luyện tập mới có thể nhìn được KHÍ này. Em bé cũng sẽ cảm nhận được sự hoà hợp hay xung khắc về Khí thông qua thị giác. Theo các nghiên cứu thì AURA ở xung quanh con người trong khoảng 1m, tuy nhiên với những người tâm địa xấu thì Aura (khí) này sẽ xa hơn và với những kẻ giết người thì thậm trí gấp 10-20 lần. Đốt vía: Dùng lửa (dương khí) là cách để trung hoà KHÍ xấu hoặc Vía của người không phù hợp. Dân gian chúng ta thường dùng lửa để xua tan khí còn dư lại (âm khí). Chúng ta có thể thấy cửa hàng ế ẩm do người mở hàng không hợp, sẽ đốt lửa xung quanh cửa hàng nhằm mục đích trung hoà KHÍ còn dư lại. Hoặc đốt quanh chân mình nhằm trung hoà KHÍ dư tương tác tới bản thân. Cách giải quyết này duy nhất còn tồn tại ở nền văn minh Đông phương. (bài còn tiếp tục bổ xung chỉnh sửa) Mạnh Đại Quân (Hoàng Triệu Hải)
    4 likes
  3. Giỏi lắm! Ít nhất phải thể hiện khả năng nghiên cứu, chứ ứng dụng thì học xong ai chẳng ứng dụng được. Ít nhất bài viết này đã chứng minh và cho thấy một trường năng lượng từ chính tâm thức của con người tác động đến ngoại cảnh và có thể làm thay đổi ngoại cảnh về lý thuyết. Đây cũng chính là lý do mà tôi thường khuyên anh chị em Địa Lý Lạc Việt khi sử dụng con lắc tâm phải trống rỗng. Nghiên cứu sâu về vấn đề này thì "bên trong còn lắm điều hay". PS: À! Nhân đây sư phụ nói thêm thế này: Việc dùng lửa để đốt vía - theo cách giải thích của Hải hoàn toàn chính xác - và phù hợp với truyền thống đã tồn tại khách quan của văn hiến Việt trên thực tế. Điều này cũng giải thích vì sao tổ tiên ta hay đốt vàng mã tại nghĩa trang, trong nhà và ngoài cửa khi có cúng bái. Qua đó cũng xác định vì sao cái bếp - dùng lửa, hoặc nhiệt - trong căn nhà quan trọng như vậy. Nhưng với anh chị em Địa Lý Lạc Việt, nên cân nhắc khi dùng lửa để thực hiện một giải pháp nào đó. Nguyên lý như bài viết Hải đã phân tích.
    3 likes
  4. "Cơn bão quân sự" đang hình thành trên Biển Đông Hồng Thủy 05/10/15 06:15 (GDVN) - Nếu Trung Quốc tin rằng họ có thể đe dọa các nước láng giềng và Hoa Kỳ hơn nữa ở Biển Đông, điều này sẽ có thông điệp nào đó với Đài Loan. Mỹ phải hành động. Thời báo Đài Bắc ngày 4/10 dẫn lời các chuyên gia tư vấn, hoạch định chiến lược quốc phòng Mỹ hôm Thứ Sáu cảnh báo từ Washington, một "cơn bão quân sự" đang hình thành trên Biển Đông và có liên quan trực tiếp tới Đài Loan. Lính Trung Quốc, hình minh họa: China Daily. "Trung Quốc đang vận động và xây dựng lực lượng quân sự của mình với mục đích rõ ràng. Chúng tôi đang nghĩ đến Đài Loan là một vấn đề chính trị mà chúng ta muốn thảo luận", Paul Giarra, một học giả phát biểu trong hội thảo có tiêu đề "Đài Loan ở Biển Đông" tại Washington. "Người Trung Quốc đã thuyết phục chúng tôi rằng, để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, tất cả chúng ta phải giữ cho Đài Loan yên tĩnh. Vấn đề là tình hình ở eo biển Đài Loan không phải hòa bình, cũng không phải ổn định", Giarra bình luận. Ở góc độ hoạt động quân sự thích hợp nhất, Đài Loan là một pháo đài địa chiến lược quan trọng và đây là những gì Trung Quốc không muốn Washington phải suy nghĩ. Bắc Kinh muốn giảm thiểu các vấn đề Đài Loan trong suy nghĩ của Washington. Ông cho biết, Trung Quốc đang bố trí lực lượng không quân, hải quân và tên lửa để kiểm soát Biển Đông. "Họ đang cố gắng thuyết phục chúng tôi rằng, nếu chúng tôi đi cùng họ, chúng ta sẽ trở nên giàu có và tất cả sẽ hòa bình", Giarra nói. Đồng Bân, một học giả từ quỹ Heritage cho biết, "chuỗi đảo thứ nhất" là một rào cản đối với Trung Quốc nằm trong tay kẻ thù, nhưng đồng thời cũng là một lá chắn nếu nó nằm trong tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Ông Bân cho rằng, Hoa Kỳ đã không tuần tra trong vòng 12 hải lý bán kính xung quanh các bãi cạn nửa chìm nửa nổi ở Biển Đông (chỉ được hưởng tối đa 500 mét bán kính vùng an toàn theo UNCLOS) đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp và Mỹ không làm gì gây ảnh hưởng, Bắc Kinh sẽ xem đây là hành động yếu đuối. "Nếu Trung Quốc tin rằng họ có thể đe dọa các nước láng giềng và Hoa Kỳ hơn nữa ở Biển Đông, điều này sẽ có thông điệp nào đó với Đài Loan. Mỹ phải hành động và phải hành động ngay", Đồng Bân bình luận. Mỹ có đạo luật Quan hệ với Đài Loan, nếu Bắc Kinh nhận thấy Washington không sẵn sàng tuân thủ đạo luật này, nó sẽ có hành động. Đồng Bân cho rằng, chí ít Mỹ cũng phải điều máy bay bảo vệ bờ biển đến Biển Đông để đảm bảo tự do hàng không, hàng hải. Đồng thời Tổng thống Barack Obama nên bán thêm ít nhất một gói vũ khí cho Đài Loan trước khi rời nhiệm sở. Đồng Bân tin rằng, Đài Loan là một phần của vấn đề Biển Đông và Biển Đông có liên quan mật thiết với vấn đề an ninh của Đài Loan. Đặc biệt là trong bối cảnh Nhật Bản nỗ lực củng cố quốc phòng liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông có thể làm giảm "tầm quan trọng, vai trò chiến lược" của Đài Loan ở vùng biển này. Hồng Thủy ===================== Khổ thân cô em Đài Loan rùi. Lão đây sẵn lòng thương người, khuyên cô em nên từ bỏ cái đảo Ba Bình và xác định tuyên bố của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1947, liên quan đến chủ quyền ở biển Đông mà là vô giá trị, lão bảo đảm cô em sẽ yên bình. Nếu cô em chưa tin lời lão thì hãy tập hợp những cao thủ Lý học của Đài Loan để nhờ họ tư vấn về việc này. Lão tin rằng: Mặc dù họ có thể không hiểu sâu về lý thuyết và bản chất của Lý học, nhưng họ chắc chắn sẽ có khả năng ứng dụng giỏi và những tư vấn của họ có thể tin cậy được. Thật đáng buồn cười! Cả một lục địa rộng lớn đã làm mất thì tiếc chi cái đảo Ba Bình con con này, mà làm hỏng đại cuộc. Tiếc thay! Tầm nhìn của cô em quá ngắn.
    3 likes
  5. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Đến cuối năm nay ai cũng biết cái thiên cơ nó lộ ra như thế nào. Không cần phải tiên tri.
    2 likes
  6. Giáo sư Phan Huy Lê: Nếu xóa bỏ môn lịch sử là cực kỳ nguy hiểm QUỐC TOẢN 06/10/15 09:30 Thảo luận (0) (GDVN) - Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. Chúng tôi sẽ có kiến nghị về dự thảo này...", Giáo sư Phan Huy Lê nêu quan điểm. Nếu "khai tử" môn Sử, sẽ là một thảm họa lớn Đề xuất môn Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình mới Lịch sử sẽ trở thành môn tự chọn? Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT vừa ban hành lấy ý kiến có nhiều sự thay đổi. Theo đó, nhiều môn học sẽ bị thay đổi về vị trí theo hướng giảm môn học bắt buộc và tăng dần các môn tự chọn. Cấp THCS, số môn học bắt buộc sẽ giảm từ 13 môn xuống còn 7 môn, trong đó có môn tích hợp. Cụ thể, học sinh sẽ học bắt buộc các môn sau: Ngữ văn, ngoại ngữ 1, toán, giáo dục công dân, thể dục, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Môn tự chọn bao gồm: Ngoại ngữ 2, tiếng dân tộc, các môn thể thao, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học tự nhiên. Ảnh minh Họa (nguồn: Dân trí) Đặc biệt, với cấp THPT, số môn bắt buộc sẽ chỉ còn 4 môn: Ngữ văn, ngoại ngữ 1, toán, công dân với tổ quốc. Các môn tự chọn bao gồm: Vật lý, hóa học, sinh học, tin học, lịch sử, địa lý, ngữ văn 2, công nghệ, toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các chuyên đề học tập về mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Điều đáng lưu ý, nếu như môn lịch sử được tích hợp trong bộ môn khoa học xã hội ở cấp tiểu học và THCS theo dạng bắt buộc thì ở cấp THPT, môn học này lại được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn. Nhiều ý kiến lo ngại, học sinh sẽ bỏ qua nhiều môn học mang tính bản lề như môn lịch sử? Tự chọn thực chất là thủ tiêu môn Lịch sử? Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT ban hành cần làm rõ nhiều vấn đề liên quan tới việc tích hợp môn Lịch sử trong bộ môn khoa học xã hội. Hôm 5/10, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. “Tôi đã cảnh báo nhiều lần, làm gì thì làm, nếu xóa bỏ môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông là cực kỳ nguy hiểm. Công dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử Việt Nam thì ai sẽ chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này?”, Giáo sư Phan Huy Lê cảnh báo. Cũng theo Giáo sư Phan Huy Lê, việc tích tích hợp môn Lịch sử trong bộ môn khoa học xã hội vẫn còn chung chung, chưa cụ thể. “Tôi cho rằng, chúng ta mới tiếp thu lý thuyết về tích hợp, chưa mang tính cụ thể gì cả. Nếu muốn đưa ra thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi thì phải đi vào cụ thể vấn đề tích hợp như thế nào? Vấn đề sách giáo khoa, đào tạo, bổ sung giảng dạy ra sao…?”, Giáo sư Phan Huy Lê nêu quan điểm. Giáo sư Phan Huy Lê (ảnh: Vnexpress.net) Theo Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, với cách thi, cách dạy như hiện nay thì không riêng môn Lịch sử mà các môn xã hội nói chung cũng bị hạ thấp, coi là môn phụ. “Thông qua các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, tôi thấy rất nhiều người yêu môn Lịch sử, ham học hỏi kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, với quan điểm, cách thức giảng dạy môn Lịch sử hiện nay, người ta dần quay lưng lại với môn Lịch sử là điều có thể thấy rõ. Do đó, môn Lịch sử mà không đi vào tâm thức lớp trẻ, tuyệt đối không phải vì nội dung lịch sử, không phải vì người ta không yêu thích lịch sử mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về ngành giáo dục”, Giáo sư Phan Huy Lê chỉ rõ. Giáo sư Phan Huy Lê cho biết thêm: "Sắp tới Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, các nhà quản lý giáo dục về Dự thảo thảo này. Các ý kiến sẽ được tập hợp và gửi Bộ GD&ĐT xem xét…”. Coi nhẹ lịch sử là có tội với đất nước, tổ tiên Đây là quan điểm của Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ nhấn mạnh: “Nếu đã quan niệm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, thì đầu tiên phải học lịch sử. Thời cổ xưa khi chúng ta chưa biết nhiều về các môn khoa học tự nhiên, thì môn Sử trở thành môn bắt buộc, chính yếu trong nhà trường. Trải qua các thời kỳ lịch sử, môn học này luôn có tầm quan trọng và giữ nguyên giá trị trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tạo dựng nhân cách cho con người nói chung...”. Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ (ảnh: Xaluan.com) Cũng theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, Lịch sử là môn một văn hóa trong nhà trường thì nó (lịch sử - PV) phải được đối xử ngang bằng nhau như các môn văn hóa khác. “Tôi chưa thấy ở quốc gia nào có quan niệm, thích học lịch sử thì học, không học thì thôi. Trên thế giới, có quốc gia đã chọn môn sử là môn bắt buộc trong thi công chức… Người ta quan tâm lịch sử dân tộc như vậy, còn chúng ta thì sao? Do đó, việc học Lịch sử hay không học, quan trọng hay không quan trọng là do người cầm cán. Tôi nghĩ chính người lớn chúng ta đang làm hư con trẻ. Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi. Cũng theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, môn Lịch sử cũng phải được quan tâm đúng mức. “Nhiều môn thi có điểm 0 thì chẳng ai nói gì, trong khi học sinh đạt điểm thấp môn Lịch sử thì cả xã hội “lên án”. Điều này cũng cho thấy, môn sử rất quan trọng trong giáo dục và được cả xã hội quan tâm. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần phải học lịch sử. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động, tác động trực tiếp đến nước ta, trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo". Từ những phân tích trên, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ cho rằng, vấn đề cốt yếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch sử nhằm trang bị kiến thức bản lề trong cuộc sóng, chứ không phải bỏ đi môn học này. “Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên…” QUỐC TOẢN ====================== Bài này nêu quan điểm của giáo sư Phan Huy Lê về việc không nên bỏ môn lịch sử. Nhưng với quan điểm của tôi thì trên thực tế người ta đã bỏ môn lịch sử khi phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Người ta đang dạy môn lịch sử theo quan điểm của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới". Cái học sinh Việt cần về môn lịch sử là phải giảng dạy đúng chân lý và sự thật lịch sử. Còn khi lịch sử đã bị xuyên tạc thì tự nó đã loại bỏ môn này. Bởi vậy, kể từ khi xuyên tạc cội nguồn Việt sử, tự nó đã loại trừ môn này. Và quả là một thảm họa không chỉ riêng môn sử, mà là của cả ngành giáo dục Việt Nam. Hãy xem xét từ năm 1992, khi người ta dạy rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai với những người dân 'ở trần đóng khố'; được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ VII trước CN và địa bàn hoạt động vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng" - thì - sau đó cái gì đã xảy ra cho toàn bộ nền giáo dục Việt Nam? Trong bài viết trên, từ ngữ của các vị giáo sư tiến sĩ thì "đao to, búa lớn", nào là: Nhưng tôi xin nói thẳng với các ông, nếu các ông còn một xíu gọi là lương tâm: Trong lịch sử của cả nền văn minh nhân loại, tôi chưa thấy một dân tộc nào tự phủ nhận cội nguồn lịch sử của chính họ, bởi "hầu hết các nhà khoa học trong nước", như chính các ông. Chính các ông "hầu hết những nhà khoa học trong nước" mới là nguyên nhân để chính các ông phải nói rằng: "Công dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử Việt Nam thì ai sẽ chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này?”. Chính các ông phải chịu trách nhiệm!
    2 likes
  7. Vâng, đúng vậy Sư phụ ạ, anh ấy vừa ký hợp tác tại nước ngoài xong đấy ạ.
    2 likes
  8. "Sai tư duy logic, hy vọng vào kết quả tốt đẹp chỉ là sự lãng mạn viển vông" Ngọc Quang (Thực hiện) 02/10/15 07:48 Thảo luận (22) (GDVN) - GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: "Cách đây hơn một năm, tôi đã từng nói rằng môt kỳ thi chung có thể là tai họa, và thực tế xảy ra ở kỳ thi vừa qua". Bộ Giáo dục đang lên phương án tổ chức Thi quốc gia năm 2016 Phó Giáo sư Bùi Thiện Dụ và sáu tâm tư về Kỳ thi quốc gia 2015 LTS: Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tiếp tục tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh. Để góp phần hướng tới những kỳ thi chất lượng hơn, tiến tới thúc đẩy thực chất đổi mới nền giáo dục, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn – Phó Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh vấn đề này. Việt Nam đang đi ngược thế giới. Giáo sư đánh giá thế nào về kỳ thi “2 trong 1” vừa qua? GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhận định “Một mùa tuyển sinh vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ có cuộc tuyển sinh lạ lùng nhất không thể tìm thấy nơi nào trên quả địa cầu này ngoài Việt Nam” và “Quy chế rất sai lầm, phản khoa học, làm hại tương lai của thanh niên ta. Việc quản lý điểm thi của tất cả các thí sinh toàn quốc cũng là một sai lầm quá lớn”. Trong khi đó, thầy Văn Như Cương cũng đã nói thẳng: "Kỳ thi này cùng với những đề án sau đó sẽ thất bại một cách toàn diện. Nếu cứ tiếp tục thực hiện cách thức này cho các năm sau nữa thì nền giáo dục Việt Nam sẽ thất bại một cách thảm hại”. Cách đây hơn một năm, tôi đã từng nói rằng môt kỳ thi chung có thể là tai họa, và thực tế xảy ra ở kỳ thi vừa qua cho thấy quá nhiều bất cập đã xảy ra, trong đó có trách nhiệm rất lớn của những người đứng đầu ngành giáo dục. Mục tiêu đặt ra với kỳ thi đại học và thi tốt nghiệp THPT là hoàn hoàn toàn khác nhau. Phổ thông là bậc học phổ cập, cung cấp tri thức chung nhất và tối thiểu cho tất cả người dân, không hạn chế về số lượng tốt nghiệp. Nhưng đại học là đào tạo chuyên sâu về một nghề, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, do đó nó phải mang tính chất cạnh tranh và số lượng thí sinh trúng tuyển là hữu hạn, chứ không thể ồ ạt như bây giờ. Giáo sư có thể nói rõ về những sai lầm trong kỳ thi này? GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Có 3 nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, việc gộp hai mục tiêu khác nhau giữa thi đại học và tốt nghiệp THPT là không tương thích về mặt học thuật. Thứ hai; kỳ thi này sao chép mô hình thi Tú Tài của Pháp cách đây 200 năm, gián tiếp tước bỏ quyền tự chủ tuyển sinh của các trường. Thứ ba, vẫn duy trì sự “bao cấp tư duy”. Tuyển sinh là việc của các trường. Nếu so sánh với thi chung thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, phải tìm bằng được “điểm sàn quốc gia” và “điểm chuẩn xét tuyển” của các trường đảm bảo sự nghiêm túc và công bằng thì thực tế kỳ thi này mới giải quyết được một việc. Phần quan trọng là “điểm chuẩn xét tuyển” của các trường thì chưa làm được, và việc tăng nguyện vọng của thí sinh vô tình việc xét tuyển đợt 1 “vỡ trận”. GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn cho rằng, kết quả yếu kém của kỳ thi vừa qua có lỗi rất lớn của những người đứng đầu ngành giáo dục. ảnh: Giáo dục Việt Nam. Việc gộp hai kỳ thi làm một vô tình đã làm lệch lạc mục tiêu ở bậc phổ thông và kéo thấp chất lượng đầu vào đại học. Thực tế là “đề thi chung” yêu cầu cao hơn đề thi tốt nghiệp phổ thông, nhưng lại thấp hơn đề thi đại học hàng năm. Chưa kể rắc rối trong dạy và học ở phổ thông năm học qua đã khiến khoảng gần 100 ngàn thí sinh bị điểm liệt, trong đó một phần vô tình bị trượt oan vì đề thi quá cao so với đề thi phổ thông hàng năm. Khi tuyển đại học nhiều thí sinh đạt 26-27 điểm vẫn trượt vì đề thi dễ hơn đề thi đại học trước đây, vô tình việc xét tuyển thiếu chính xác. Việc đề Vật lý chưa chuẩn, việc phúc tra sai đến vài điểm làm cho thí sinh bức xúc, việc tổ chức hai loại cụm thi chung ở các tỉnh và ở các trường đại học cũng còn nhiều bức xúc và lo ngại tinh nghiêm túc của kỳ thi. Hiện nay các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến tổ chức các kỳ thi thế nào, thưa Giáo sư? GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Nhật Bản đã từng tiến hành việc gộp hai kỳ thi phổ thông và đại học và không thành công. Nhận thấy điều đó, họ đã tách hai kỳ thi. Kỳ thi đại học được tiến hành ở tầm quốc gia, còn kỳ thi phổ thông được phân cấp cho các trường. Tư duy này trở thành xu thế chung cho các nước châu Á, như Trung Quốc và Hàn Quốc… Nước Mỹ cũng bỏ kỳ thi "2 trong1". Chính quyền tổng thống Obama quyết định dành một số tiền khổng lồ để cải tổ hệ thống giáo dục, trong đó có việc loại bỏ chương trình thi trắc nghiệm theo đề thi quốc gia thống nhất để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Xử lý các điểm chuẩn cho các khối thi, điểm chuẩn cho các trường kết hợp với nguyên vọng của thí sinh, điểm ưu tiên khu vực và chính sách đã dược xử lý trong một tư duy khoa học để tính điểm sàn cho kỳ thi chung quốc gia của Tổng chỉ huy là Bộ trưởng Tạ Quang Bửu trước đây, mặc dù thời đó tính “bằng tay” nhưng chính xác, nên không có hồ sơ ảo. Còn hiện nay, do bất cập trong nhận thức trong việc tính điềm sàn quốc gia và điểm chuẩn xét tuyển của các trường, tăng nguyện vọng của thí sinh từ 3 lên, nên hồ sơ ảo không những nằm ngoài tầm kiểm soát mà còn gây lãng phí và tiêu cực ở tất cả các khâu trong quá trình tuyển sinh. Nếu năm 2003 hồ sơ ảo đã bắt đầu xuất hiện, gây rắc rối, thì kỳ thi chung năm 2015 hồ sơ ảo dẫn đến “vỡ trận tuyển sinh” gây sự bất bình của xã hội. Hậu quả chưa từng có trong lịch sử giáo dục nước nhà Trong trường hợp Bộ Giáo dục vẫn tiếp tục giữ nguyên hình thức thực hiện kỳ thi như năm nay, theo Giáo sư điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Có ý kiến cho rằng kỳ thi năm nay đúng về chủ trương, cái sai chỉ mang tính kỹ thuật. Tuy nhiên, tôi khẳng định đây là là ý kiến chủ quan và cảm tính. Khi sai về tư duy logic, vận hành theo tư duy ngược khoa học, thì hy vọng vào kết quả tốt đẹp là sự lãng mạng viển vông. Có người cũng cho rằng kỳ thi này tiết kiệm hơn, nhưng xin thưa là số tiền mà nhà nước và các gia đình chi ra cho kỳ thi cũng phải lên tới vài nghìn tỷ đồng. Nhưng bi hài là mấy nghìn tỷ ấy đã rất lãng phí vì không đạt được hiệu quả đích thực trong giáo dục.Tôi đang công tác ở tỉnh Thanh Hóa, địa phương này rất nhiều vùng khó khăn, người dân rất bức xúc với cách tổ chức thi như vừa qua, nhưng họ cũng chỉ bieets than trời. Xét về mặt khoa học, việc tiến hành kỳ thi năm 2015 ta đang vận hành theo tư duy ngược, thiếu Tổng chỉ huy đủ tầm quốc gia, trái với thực tiễn và truyền thống thi cử nước nhà, thì kết quả sẽ khó thành công chưa nói là thất bại thảm hại. Một lần nữa, tôi khẳng định sự thay đổi thi cử vừa qua chưa mang lại kết quả mong muốn, mà hậu quả của nó thì chưa từng có trong lịch sử thi cử nước nhà. Đến ngày cuối của đợt 1 xét tuyển ĐH 2015, nhiều người vẫn phải chờ trực tại các trường ĐH để tính toán, phán đoán xem có nên rút nộp hồ sơ hay không. ảnh: VTC. Vậy theo Giáo sư, kỳ thi năm sau nên tổ chức theo hình thức nào để đạt hiệu quả tốt nhất? GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn: Tôi thấy có 4 vấn đề cần phải làm ngay. Thứ nhất, phải tách hai kỳ thi phổ thông và kỳ thi Đại học, Cao đẳng. Kỳ thi phổ thông đưa về các trường, Nhà nước chỉ giữ quản lý quy chế và đóng vai trò thanh tra để đảm bảo sự nghiêm túc và công bằng. Cách làm này nằm trong xu thế chung của các nền giáo dục tiên tiến, đồng thời giảm tốn kém và gánh nặng cho xã hội. Thứ hai, chấn chỉnh lại hệ thống giáo dục quốc dân, hết lớp 9 phải tách ra làm hai nhánh: Nhánh thứ nhất 50 – 60% học nghề. Nhánh thứ hai là phần còn lại học tiếp chương trình PTTH và học lên Đại học, Cao đẳng. Điều này phù hợp với xu thế chung của nhân loại và đảm bảo việc thay đổi hình tháp nguồn nhân lực “thầy nhiều hơn thợ” hiện nay. Nếu chỉ tính số cử nhân thất nghiệp 172 nghìn người sẽ thấy riêng chi phí đào tạo của nhà nước và nhân dân đã bỏ ra là trên 10.000 tỷ đồng là rất lãng phí. Thứ ba, Đại học về nguyên tắc phải được đảm bảo “quyền tự chủ”, trong đó có quyền tuyển sinh riêng của mình. Trong giai đoạn chuyển tiếp có thể tạm giữ lại “cách thi ba chung”, song phải phân cấp mạnh cho các trường tự lo, khôi phục lại bằng được “kinh nghiệm” việc xử lý kết quả chung khoa học của cố GS Tạ Quang Bửu. Tức là Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ giữ vai trò tập trung chuyên gia giỏi ra đề, phối hợp với các trường tìm điểm sàn quốc gia và điểm chuẩn xét tuyển của các trường; làm tốt công tác thanh tra để đảm bảo sự nghiêm túc và công bằng. Thứ tư, tất cả thành công hay thất bại của một chính sách hay một chủ trương, suy cho cùng đều liên quan đến con người và tổ chức. Người biết làm việc không hiếm, song phải biết lựa chọn và phát huy năng lực, sở trường của họ. Trân trọng cảm ơn Giáo sư! Ngọc Quang (Thực hiện) ====================== Cứ tưởng chuyện này xong lâu rồi chứ. Hóa ra đến bây giờ vẫn còn người đang bình luận. Bởi vậy lão Gàn cũng cố "chém gió" vài lời. Vì là phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, không có chức danh giáo sư tiến sĩ, nên lão phát biểu cũng không có nhiều từ chiên môn như mấy vị hàn lâm này. Vấn đề đầu tiên lão muốn phát biểu ở đây là: Theo đà tiến hóa của nền văn minh, trình độ cử nhân bây giờ cũng chỉ là trình độ....phổ thông được chuyên môn hóa hơn một tý. Điều này khác hẳn thời lão Gàn, chỉ cần cái bằng lớp 10/ 10 là có thể đem đi tán gái rất hiệu quả và được các cụ khen là giỏi và nhiều chữ. Câu nào mà cậu Tú nói ra là toàn từ đúng trở lên, chưa cần đến cử nhân. Đến cỡ cử nhân thì thôi rồi. Cứ như đại gia bây giờ, liếc cô nào thì cô ấy chít ngay. Ấy là cái thời "xa vắng" nó thế. Nhưng đến thời đại hiện nay, Đại học học hết vẫn thất nghiệp y như thợ nề vậy. Ở Việt Nam, tiến sĩ còn có cơ hội xin việc, còn ở Hoa Kỳ thì lão đã gặp vài vị tiến sĩ người Mỹ gốc Việt đi lái taxi. Còn các vị tiến sĩ người Mỹ gốc Urugoay thì thật tình lão không biết, vì ngôn ngữ bất đồng. Bởi vậy, khi nền văn minh đã phát triển và kiến thức đã mang tính phổ cập thì trình độ cử nhân cũng chỉ mang tính kiến thức chuyên môn phổ thông chuyên ngành mà thôi. Thủ Tướng Singgapore còn kêu gọi thanh niên nước họ không cần thiết phải học đại học, mà tập trung vào học nghề - có thể vị Thủ Tướng Singapore cũng đã coi việc học nghề sau khi tốt nghiệp cũng là tiếp thu một chuyên môn sâu có tính hữu dụng. Tất nhiên khi đã học nghề thì không cần phải thi. Tương tự như vậy, việc bỏ một kỳ thì không có gì phải băn khoăn cả. Là một phụ huynh, quý vị thích con minh thì hai lần, hay chỉ thi một lần là xong? Cá nhân tôi hoàn toàn tán thành việc bỏ bớt một kỳ thi rườm rà, rách việc, tốn kém. Ít nhất là tiền ăn ở, xe cộ cho hai lần thi này, đấy là mới chỉ nhân danh cái túi tiền của ông bố, hoặc bà mẹ. Chưa nói đến kinh phí quốc gia chi cho hai kỳ thi này. Vậy thì cái gọi là "thất bại" của việc tổ chức một kỳ thì này nằm ở đâu, mà dư luận bàn tán sôi nổi đến tận bây giờ? Nó chính là ở chỗ cầm hồ sơ chạy trường. Và thế là các vấn đề chỉ tiêu, điểm chuẩn của mỗi trường trở nên loạn cào cào. Và mọi người than phiền về nỗi nhọc nhằn của họ. Nhưng theo lão Gàn còn sướng hơn là đèo ông con trai, bà con gái đi thi đến hai lần và ....chờ kết quả trong sự hồi hộp lo âu. Cho nên với lão việc này chỉ cần 30 giây để có một quyết định đúng. Theo lão thì chỉ cần đơn giản thế này: Mỗi thí sinh được cấp hẳn 5 tờ phiếu chứng nhận đã tốt nghiệp kỳ thi phổ thông, có ghi số điểm, để các cháu có thể gửi vào một lúc 5 trường mà cháu thích. Cháu nào có nhu cầu muốn đăng ký hẳn 20 trường trở lên có thể mua thêm phiếu, chỉ tính tiền giấy mực và công văn phòng có đóng dấu, có thể in sẵn của Hội Đồng thi. Ngay trước kỳ thi, các trường đại học có thể công bố số lượng học sinh cần tuyển - thí dụ là 400 cháu - và tiêu chuẩn là lấy từ điểm cao nhất của thí sinh nộp đơn đến thấp nhất ở hạng thứ 400. Không cần phải tiên bố điểm chuẩn. Nếu hạng cuối nhiều người bằng điểm nhau thì cháu nào có tổng điểm các môn liên quan trong học bạ nhiều nhất sẽ được tuyển. Khi nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp, tức hàm ý nội dung xin học, thì nhà trường sẽ xếp theo thứ tự điểm từ cao nhất cho đến người thấp nhất trong tiêu chuẩn tuyển sinh. Lúc ấy, các cháu chỉ cần ngồi nhà xem mình trúng tuyển trường nào, qua mạng. Sau khi được xác định trúng tuyển, lúc đó mới nộp tiếp các loại hồ sơ khác, như: sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe....Nộp đơn đến 20 trường mà còn trượt thì thôi, nên bằng lòng với số phận, sang năm nộp tiếp, hoặc thi lại. Chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ, mà phải phân tích, phân teo, đao to búa lớn cả.
    1 like