-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 04/10/2015 in Bài viết
-
Bão số 4 vào Trung Quốc, miền núi phía Bắc nước ta có mưa vừa, mưa to Chủ nhật, 04/10/2015 - 10:00 Dân trí Hồi 8h sáng nay (4/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (tức là từ 120 đến 150km một giờ), giật cấp 15-16. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 19h ngày 4/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 90 đến 100km một giờ), giật cấp 11-12. Vị trí và đường đi của bão số 4 (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương) Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây Bắc Biển Đông ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-13, giật cấp 15-16. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó là Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7h ngày 5/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7. Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 11-12. Sóng biển cao từ 2-4m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3 Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19h ngày 5/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,5 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ). Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc từ đêm nay có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Nguyễn Dương ==================== Xong một em bão. Như vậy ít nhất ông Lương Ngọc Huỳnh đúng.2 likes
-
Điếu mựa! Nói mãi từ gần 20 năm nay chẳng ai thèm nghe. Nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được chú ý muộn nhất từ năm ngoái thì mọi chuyện đã thay đổi. Lúc đó, lão Gàn đã dự định như sau: Đúng mùng 5/ 5 Giáp Ngọ Việt lịch, 2014, tuyên bố ra mắt sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" và sau đó - sau hai buổi giới thiệu sách - thì tổ chức hội thảo quy mô lớn có tính quốc tế về vấn đề "Cội nguồn văn minh Đông phương và Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Đương nhiên, thực tế đã không xảy ra với vấn đề được đặt ra công khai: "Có mục đích gì?" và "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" tại Cafe Trung Nguyên (Còn ngấm ngầm chưa tính). Do đó, nếu như mọi việc suông sẻ thì bây giờ đang là lúc tranh luận về "chủ quyền từ thời cổ sử" và - tất nhiên - chưa phải lúc đánh nhau. Bởi vì, vấn đề biển đảo của Trung Quốc sẽ không còn mang tính chính danh, do có những hệ thống lý luận nhân danh khoa học phủ nhận từ năm ngoái - trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu câu này - nên họ sẽ không dễ gì tấn công Việt Nam, để bảo vệ "chủ quyền từ thời cổ sử". Tức là ngăn chặn từ xa,ngay trong ý tưởng về sự xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Tiếc thay! Đến bây giờ vẫn còn những ý kiến cản trở đến tai lão Gàn. Điếu mựa. Lão điên tiết lắm rồi đó. Lão đang suy nghĩ xem lấy kinh phí đâu ra để thực hiện những cố gắng cuối cùng chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, trước 10/ 3 Việt lịch Bính Thân, dù đã quá muộn. Không chắc chắn về kinh phí, lão sẽ dẹp tuốt. Điếu mựa! Không chỉ kinh phí, mà còn phải đối phó với những thằng ngu nữa. Đông như quân Nguyên.2 likes
-
Nét Việt
Thiên Sứ liked a post in a topic by longphibaccai
Làng cổ với những ngôi nhà rường trên 100 tuổiChủ nhật, 4/10/2015 | 02:00 GMT+7 Làng Hội Kỳ nằm bên dòng Ô Lâu (Hải Lăng, Quảng Trị) hiện có 20 căn nhà rường 100-200 năm tuổi, từng được mua bằng cả trăm tấn thóc. Làng Hội Kỳ nằm ở xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, bên dòng sông Ô Lâu. Các bậc cao niên kể rằng, làng được lập cách đây khoảng 500 năm, hiện còn 20 nhà rường cổ 100-200 năm tuổi. Những ngôi nhà cổ với kiến trúc chủ yếu ba gian hai chái cùng với hàng tre xanh mát tạo nên sự thơ mộng. Bà Dương Bích Ngọc hiện là chủ nhân ngôi nhà cổ nhất với niên đại 200 năm. “Trước năm 1945, bố tôi làm ruộng được mùa, tốn cả nghìn lương lúa mua ngôi nhà này từ nơi khác về dựng lại, tính ra bây giờ là cả trăm tấn thóc”, bà Ngọc nói. Ngôi nhà làm hoàn toàn bằng gỗ mít với những cây cột to bằng thân người lớn. Nhà được chạm trổ công phu ở nhiều cấu kiện, từ rường cột, rui mèn, đòn tay… Các mối ghép bằng mộng do những thợ lành nghề thi công, trải qua trăm năm mưa nắng, bão giông mà không hở. Phía trên mái lợp ngói liệt, dưới sàn lát gạch ba sàng, nay được thay thế bằng gạch hoa. Tường nhà xây bằng gạch thẻ và gạch vồ, giúp mà đông thì ấm mùa hè thì mát. Cách đó không xa, nhà cổ của ông Dương Văn Mạnh do ông cố làm năm 1889 (triều vua Thành Thái), đến nay 126 năm tuổi. Gian chính giữa ngôi nhà lưu bức hoành phi với chữ “Tích khánh đường”, ngụ ý là nơi hội tụ niềm vui. Ông Mạnh cho hay, sau giải phóng từng có người trả giá ngôi nhà đến 30 cây vàng nhưng ông không bán. “Đây là ngôi nhà của những người làm quan, với các nét chạm khắc lê lựu, đào tiên, phật thủ, dây lá hóa rồng… Chúng tôi rất tự hào vì giữ được giá trị của cha ông”, ông Mạnh nói và cho biết ông và bà Ngọc là hai chị em ruột, từng từ chối rất nhiều lời gạ mua nhà. Những ngôi nhà cổ nằm hài hòa giữa thiên nhiên. Lối dẫn vào nhà là những hàng chè tàu xanh ngát được cắt tỉa tỉ mẩn, phía trước luôn là bình phong che chắn chướng khí. Phần lớn nhà cổ đều trồng rất nhiều hoa cảnh ở trước sân. Ngôi nhà này của bà Dương Quang Thị Hường (95 tuổi) có niên đại hơn 100 năm. Bên ngoài có những cây mai cao gần bằng tòa nhà hai tầng. Bên cạnh nhiều nhà cổ, làng Hội Kỳ còn sở hữu nhiều nhà thờ tộc họ được xây dựng cùng kiểu kiến trúc và đều hướng mặt ra sông. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, nhà cổ ở Hội Kỳ lưu giữ được giá trị quý về văn hóa, kiến trúc cổ, kết hợp cảnh quan đặc trưng của làng quê Việt với cây đa, bến nước, sân đình, đường làng, ngõ xóm... Trưởng làng Hội Kỳ, ông Dương Văn Cho, cho biết trong số 20 ngôi nhà cổ có 6 ngôi kiến trúc chạm khắc rất độc đáo, làm hoàn toàn bằng gỗ. “Chủ những ngôi nhà này trước kia đều là người có chức tước, địa vị ở trong làng. Người dân lâu nay đều tự bảo tồn”, ông Cho nói. Ông Bùi Văn Sinh, Phó chủ tịch xã Hải Chánh cho hay, xã đã đề nghị đưa Hội Kỳ thành làng cổ sinh thái. Tuy nhiên, chủ nhân những ngôi nhà cổ lại không muốn trở thành di tích, vì lo ngại khách đến tham quan có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ ngôi nhà và thủ tục phức tạp mỗi khi cần tu sửa. Hoàng Táo1 like -
Quán vắng!
Túy Lão liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cậu học trò nghèo sáng tạo ra mô hình hệ thống báo lũ tự động Thu Hoài (TTXVN/Vietnam+) lúc : 04/10/15 09:24 Hình ảnh nước ngập trong đợt lũ lụt vừa qua tại miền Bắc. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN) Với mong muốn giảm thiểu thiệt hại cho người dân do lũ gây ra, em Nguyễn Ngọc Đông (học sinh lớp 11A2, trường Trung học phổ thông Bắc Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã sáng tạo ra mô hình hệ thống báo lũ tự động. Mô hình này đã giành được giải Ba tại Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ X năm 2014 và giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Thái Bình lần thứ II năm 2014-2015. Đây là phần thưởng lớn, khích lệ tinh thần yêu công nghệ, sáng tạo của cậu học trò nghèo quê lúa. Ở thôn Nam Đường Tây (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương) ai cũng biết đến hoàn cảnh của gia đình Đông. Đông là con út trong gia đình có 3 chị em. Bố Đông là anh Nguyễn Ngọc Đãi (sinh năm 1954), thương binh hạng 1/4. Bố Đông bị liệt tay, sức khỏe yếu nên gần như không làm được gì, mọi công việc kiếm sống nuôi cả gia đình đều do mẹ Đông gánh vác. Ngoài việc đồng áng, thời gian rảnh mẹ Đông đi làm thuê hái chè cho các chủ vườn trong xã, nuôi con ăn học và chữa bệnh cho chồng. Biết hoàn cảnh gia đình nên Đông thường chăm sóc bố những lúc mẹ vắng nhà. Dù nhà nghèo nhưng cậu học trò nhỏ bé ấy vẫn theo đuổi đam mê với những công trình sáng tạo. Đông kể, khi học Trung học cơ sở nhiều lần em được nghe trên tivi, đài báo thông tin về những trận lũ quét kinh hoàng cuốn trôi nhà cửa, người dân, gây ra thiệt hại lớn, từ đó, em nảy ra ý tưởng xây dựng mô hình cảnh báo lũ. Em đã mạnh dạn trình bày ý tưởng với thầy giáo Nguyễn Việt Bắc (Giáo viên dạy Mỹ thuật Công nghiệp, trường Trung học cơ sở Nam Cao). Sau khi nghe ý tưởng của Đông, thầy ủng hộ và hai thầy trò bắt tay vào việc nghiên cứu, tìm hiểu các kiến thức xung quanh phục vụ việc chế tạo mô hình. Mới đầu việc làm mô hình cũng gặp khó khăn vì điều kiện kinh tế của gia đình không cho phép, hơn nữa bố mẹ Đông lo ngại Đông sẽ chểnh mảng học hành nếu tập trung quá nhiều thời gian vào ý tưởng này. Với việc sắp xếp thời gian hợp lý không ảnh hưởng đến kết quả học tập, dần dần Đông đã tạo được niềm tin với bố mẹ, cùng vun đắp cho đam mê khoa học, công nghệ của mình. Mô hình báo lũ tự động do Đông sáng tạo là tổng hợp của 5 hệ thống, gồm hệ thống kiểm tra mức nước và tốc độ nước; đo tốc độ nước và cấp điện; hệ thống đèn báo, Barie và Hệ thống Âm báo động. Hệ thống kiểm tra mực nước và tốc độ nước là bộ phận quan trọng nhất trong mô hình này. Khi lũ về, nước dâng cao làm đẩy phao nước lên, tác động đến hệ thống đóng mở tín hiệu, truyền tín hiệu các mức độ khác nhau đến các hệ thống cảnh báo. Đồng thời, nước chảy dẫn đến làm quay tuốc bin dẫn trục đến mô tơ, sinh ra điện. Nước chảy càng nhanh tuốc bin quay càng nhanh dẫn đến mức điện thế phát ra càng cao, vì vậy, có thể biết được tốc độ nước chảy đến mét/giây. Điểm đặc biệt là trong điều kiện thiên tai bão, lũ, các hệ thống cung cấp điện năng có thể bị sự cố thì chính hệ thống sẽ tự phát điện thông qua tốc độ dòng chảy, quay tuốc bin, bảo đảm tín hiệu cảnh báo luôn liên tục. Khi mực nước ở mức độ nguy hiểm, hệ thống đèn chuyển sang màu đỏ, barie tự động đóng chặn đường giao thông và hệ thống loa âm thanh cũng hoạt động, cảnh báo cho người tham gia giao thông và một số khu vực dân cư thuộc khu vực hạ lưu. Mô hình này áp dụng cho khu vực miền núi, trung du, những nơi có địa hình cao thường xảy ra lũ và các tuyến đường giao thông thường cắt ngang qua các con sông. Với sự biến đổi khí hậu, cường độ các trận lũ xảy ra càng nhiều, thất thường và mức độ nguy hiểm lớn như hiện nay, mô hình của Đông càng có ý nghĩa. Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình cho biết, trong số 61 mô hình, giải pháp vào vòng chung khảo Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Thái Bình lần thứ II năm 2014-2015, giải pháp của em Nguyễn Ngọc Đông được Hội đồng chấm giải đánh giá rất cao. Mô hình này đã dự báo được mức độ, thời gian lũ lụt để người dân vùng lũ chủ động trong đời sống sinh hoạt, từ đó giúp người dân và chính quyền địa phương có biện pháp phòng tránh, di dân kịp thời. Vượt lên hoàn cảnh gia đình khó khăn và tiếp tục niềm đam mê khoa học, em Nguyễn Ngọc Đông vẫn ấp ủ những dự định mới. Đặc biệt, Đông mong muốn hệ thống báo lũ tự động do mình và thầy giáo Nguyễn Việt Bắc sáng tạo ra sớm được triển khai áp dụng trên thực tế, góp phần giảm thiểu thiệt hại tối đa về người và tài sản do lũ gây ra./.1 like -
Thống nhất ý kiến v/v thày trò tụ tập, nói về đề tài: "Nước trên sao Hỏa và vì sao Nasa sai?". Thảo luận bàn tròn ngoài lề: "Không thể có Hạt của Chúa" và các đề tài khác, như: "Vì sao thuyết Vonfram, và "Nghịch lý Cantor" được Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt công nhận. Số lượng càng ít người tham gia càng tốt. Lý do: Si phọ sẽ quay phim và đưa lên mạng. Còn cơn bão này, giải pháp của si phọ là: "Không can thiệp vào công việc của thiên nhiên" - Hi! Nói cứ như đúng rùi, "chém gió vung xích chó". Nhưng theo si phọ thì không bày vẽ nhậu nhẹt, chỉ uống tí rượu bia, nước ngọt với lạc rang thui. Riêng về rượu sẽ do Voka Men tài trợ 1 thùng loại mới nhất. Ún không hết thày trò chia nhau đem về. Hì. Nhưng kiếm điểm tụ tập ở đâu nhỉ? Lại nhà Hải nhé?!1 like