-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/10/2015 in Bài viết
-
Đêm Trung Thu Của Nền Văn Hiến Việt
hoctronho and 5 others liked a post in a topic by Guest
ĐÊM TRUNG THU CỦA NỀN VĂN HIẾN VIỆT Kính dâng: Thuỷ Tổ Kinh Dương Vương – Mẫu Vụ Tiên, 8] Quốc Tổ Lạc Long Quân, Quốc Mẫu Âu Cơ, Kính tặng: 7]Mừng sinh nhật lần thứ 66 của Sư Phụ Thiên Sứ Lạc Việt – 7]Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tức Nguyễn Vũ Diệu 1. Mở đầu: Nền Văn Minh Đông Phương mà chủ nhân là dân Tộc VIỆT, trải gần 5000 năm văn hiến với bao thăng trầm của lịch sử. Tuy nền văn minh kì vĩ của Tổ Tiên đã bị huỷ hoại, bị chiếm đoạt bởi sự xâm lăng của kẻ thù phương Bắc. nhưng Tổ Tiên chúng ta đã tìm cách lưu giữ và truyền lại cho con cháu chúng ta thông qua rất nhiều di sản văn hoá phi vật thể. Đặc biệt chính là những tập tục, phong tục truyền thống, trò chơi dân gian hay tín ngưỡng thờ cúng. Những nét văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, một nền văn minh lúa nước tồn tại qua hàng ngàn năm bất chấp thăng trầm của Lịch sử, không những không bị đồng hoá mà ngày càng chứng minh sự khác biệt rõ nét với những bản sao của những dân tộc tự xưng là chủ nhân của nền văn minh ấy. Sự giao thoa của các nền văn hoá là rất bình thường trong mọi nền văn minh, từ cổ đại tới hiện đại. Tuy nhiên, nguồn gốc và nét đặt trưng riêng biệt của chủ nhân nền Văn hoá đó được thể hiện qua các phong tục, tập tục được truyền từ đời này qua đời khác, và cũng chỉ có họ mới có thể giải thích được cặn kẽ vì sao những phong tục đó lại tồn tại. Bên cạnh Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt để đón chào một mùa Xuân mới thì Tết Trung Thu (hay còn gọi là Tết Trẻ Em, Tết Đoàn Viên) cũng là một trong những lễ hội lớn của dân tộc Việt. Đây là một trong nhiều Tết lễ trong năm nhưng là một mốc thời gian mà mọi trẻ em mang trong mình dòng máu Việt đều mong chờ. Tết Trung thu của người Việt mang nét đặc trưng riêng biệt và mang đậm tính nhân văn, rộng hơn là tính Minh Triết của nền Văn minh Lạc Việt. Đó chính là việc nhìn nhận vị trí quan trọng của Trẻ Em- Tương lai của một dân tộc, đó là việc Tổ tiên chúng ta đã đưa tinh tuý của nền Văn minh vào trong một lễ hội giành cho trẻ em – mầm non, tương lai của Dân Tộc. Tuy rằng ở Trung Quốc, Đài Loan hay một số nước Đông Nam Á có Tết trung thu, đặc biệt là ở Trung Quốc rất giống với Việt Nam. Người TQ cho rằng Tết Trung Thu xuất phát từ nền văn minh Hoa hạ nhưng về bản chất thì không thể giống và đúng với ý nghĩa cốt lõi của Tết Trung Thu – vốn thuộc về nền Văn minh Lạc Việt. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về sự khác biệt đó. Đây là nghiên cứu và cách nhìn nhận riêng của tôi, vẫn còn nhiều chỗ chưa thấu đáo. Tuy nhiên tôi hy vọng chúng ta tiếp tục lưu giữ và phát huy những di sản văn hoá của Tổ Tiên để lại. Hãy để con cháu chúng ta tự hào rằng, dân tộc Việt là chủ nhân của một nền Văn minh kì vĩ, một trong những nền văn hoá lâu đời nhất trên hành tinh. 2. Vì sao lại là Tết Trung Thu ? Theo Âm lịch (hay lịch mặt Trăng) thì hằng năm chúng ra cũng có 12 tháng (năm nhuận sẽ thêm 1 tháng nhưng không có hai ngày Tết Trung Thu). Mỗi một tháng đều có ngày Rằm tức là ngày Trăng tròn, nhưng trong số 12 ngày Rằm trong năm thì ngày Rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Tám là quan trọng nhất. Tết Trung Nguyên hay còn gọi là Rằm tháng Bảy, tuy là ngày tết quan trọng trong văn hoá Tâm linh của người Việt nhưng gọi là Tết thì chúng ta không coi đó là ngày Tết. Chỉ có hai dịp được coi là Tết: Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Tết Trung Thu là Tết giành cho trẻ Em, một ngày Tết chưa bị ảnh hưởng và thay đổi bởi cuộc sống hiện đại. Tổ tiên chúng ta đã vô cùng sáng suốt và linh mẫn khi tạo ra một phong tục giành riêng cho Trẻ em. Qua đó vừa thể hiện sự nhìn xa trông rộng cho việc giữ gìn nền văn minh, vừa thể hiện sự cao minh khi đưa mật mã vào trong những phong tục dân gian .Đơn giản bởi vì Trẻ em từ lúc biết nhận thức vạn vật xung quanh sẽ ghi lại những gì huyên náo, đầy màu sắc. Hình ảnh và âm thanh đó sẽ lưu giữ trong ký ức cho tới lúc Già. Phong tục đó sẽ khó bị ảnh hưởng và thay đổi bởi tính qui ước sâu đậm trong kí ức được ghi lại ngay từ khi đứa Trẻ chưa biết nói. Mọi người con mang dòng máu Lạc Hồng sẽ không thể nào quên một Tết Trung Thu sẽ diễn ra thế nào, cần những gì: bánh Nướng, bánh Dẻo, mâm Ngũ quả để phá cỗ : Hồng ngâm, Chuối, Bưởi là thứ không thể thiếu. Rồi mũ Sư tử, trống cơm, đèn ông Sư và quan trọng nhất chính là Đèn Ông Sao. Không có Đèn Ông Sao, bánh Nướng, bánh Dẻo thì không phải là đêm Rằm Trung Thu. Trong chiêm tinh học, Tâm linh và Phù thuỷ phương Tây, họ luôn sử dụng lịch mặt Trăng cho mọi công việc liên quan tới Tâm Linh và pháp thuật. Mỗi một ngày rằm đều có tên: Ví dụ: tháng 1 là Trăng Tuyết, tháng 2 Trăng thần Chết, tháng 6 là Trăng Tình Yêu, tháng 7 là Trăng Cầu Nguỵện, tháng 8 là Trăng Đỏ. Trong đó trăng tháng 8 , khi mặt trăng gần trái đất nhất, tác động lớn nhất lên cuộc sống của hành tinh chính là thời điểm quan trọng nhất cho mọi công việc liên quan tới Tâm linh và pháp thuật trong giới Phù Thuỷ. Đây chính là một trong những bằng chứng cho thấy, có một sự liên quan mật thiết đến nhau giữa hai nền văn minh Đông – Tây , vốn được xem như không có sự lien kết. Điều này cũng lại đặt ra thêm nhiều hơn về nghi ngờ đã từng có một nền văn minh toàn cầu từng tồn tại trên trái đất và Tổ Tiên Lạc Việt là chủ nhân nắm giữ một phần thuộc về nền văn minh đó. Các nhà khảo cổ cho rằng, hình ảnh về Tết Trung Thu đã được in trên Trống Đồng Ngọc Lũ, tức là nó đã phải có trước cả khi làm ra Trống Đồng. Sẽ không có bất kì một bằng chứng khảo cổ hay di tích nào còn tồn tại để chứng minh cho sự tồn tại của những thứ như bánh Nướng- Dẻo, đèn Ông Sao. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, cũng như bánh Trưng-bánh Dày của Tết Nguyên Đán thì bánh Nướng-Dẻo và đèn Ông Sao cũng gắn liền với Tết Trung Thu từ ngày Tết này ra đời. Những thứ bánh, đồ chơi đó, tuy giành cho Trẻ Em nhưng hàm chứa trong đó chính là kiến thức huyền vĩ của nền Văn minh Lạc Việt. 3. Mật ngữ thông qua ẩm thực và trò chơi A. Bánh Nướng- Bánh Dẻo Cho dù giống nhau về mặt hình thức nhưng bánh của Người Việt khác với bánh nướng và bánh Dẻo của người Trung Quốc, chính là nội dung được thể hiện bên trong chiếc Bánh. Bánh Nướng vuông, bánh Dẻo tròn , vị phải Ngọt (tất nhiên phải ngọt vì mọi đứa trẻ đều thích Ngọt), bánh truyền thống đều có nhân Ngũ Vị hoặc Thập Vị. Ở đây, chúng ta đã thấy sự hiện diện của số 5 và số 10 – con số của Hậu Thiên. Bánh Nướng nhân sẽ có 10 Vị (bánh THẬP cẩm), trong đó sẽ có mỡ phần của lợn (heo) cắt vuông-nhỏ, lá chanh thái nhỏ , thịt quay(heo hoặc gà) hoặc lạp xưởng – hạt sen, vừng, mứt bí (bí xanh), hạt bí, Tất cả tạo nhân bánh khi trộn vào sẽ có đủ các màu: Xanh, Trắng, Đỏ, Xanh Dương tượng trưng cho các hành trong ngũ hành là: Mộc, Kim, Hoả, Thuỷ. Vỏ bánh Nướng Vuông sau khi nướng sẽ có màu Nâu sậm đặc trưng, biểu tượng của hành Thổ. Chiếc bánh Nướng đơn giản nhưng đầy đủ Ngũ Hành. Tôi cho rằng, tiết Trung Thu là thời điểm Kim cực thịnh nên việc tạo ra chiếc bánh được tạo ra mang hình thù đặc trưng của hành Thổ chính là sự hoà hợp giữa tiết Khí và ẩm thực. (Thổ sinh Kim) Bên cạnh đó là bánh Dẻo thể hiện tính Âm bên cạnh bánh Nướng (thuộc Dương). Bánh Dẻo màu Trắng, hình tròn mang hình tượng của KIM. Cũng nhưng bánh Chưng và bánh Dầy thì chúng ta cũng nhận thấy sự trùng hợp trong việc bánh Nướng-Dẻo được tạo ra. Tất nhiên về sau này thì bánh Nướng-Dẻo đều có cả hình tròn và vuông nhưng nguồn gốc thì từ ngày xưa , kí ức trẻ thơ của tôi là bánh Nướng Vuông, bánh Dẻo Tròn. 35]B. Mâm Ngũ Quả: 35] Phá cỗ đêm trung thu, trước khi trẻ con phá cỗ thì hoa quả cùng đồ chơi sẽ được bày biện để mời Chị Hằng Nga (đại diện của măt Trăng). Đây chính là mâm Cỗ trong công việc Tế Lễ, và bản chất đằng sau mâm hoa quả chính là một phần không thể thiếu trong thủ tục Tế Lễ. 35]C. Đèn Ông Sao: 35] Là thứ không thể thiếu trong Tết Trung thu. Đây là một thứ đồ chơi rất bình thường và đơn giản nhưng nó lại là một biểu tượng rất đặc biệt. Chúng ra chỉ có thể tìm thấy đèn Ông Sao ở duy nhất Tết Trung Thu của Người Việt. Các loại đèn của Trung Quốc đều chỉ là đồ chơi thuần tuý, hoặc mang tính chất dân gian theo văn hoá truyền thống. Nó hoàn toàn khác với ý nghĩa của cây đèn Ông Sao trong nền Văn minh Lạc Việt Trước hết, hãy nói về biểu tượng ngôi sao năm cánh bên trong vòng tròn. Trong giới Phù Thuỷ tây Phương, hình ảnh ngôi sao năm cánh đều bên trong hình tròn là biểu tượng của giới Phù Thuỷ. Không chỉ là hình tượng, nó còn được hiểu như một lá Khiên, lá Bùa để bảo vệ người Phù thuỷ và là đại diện của niềm tin, sức mạnh của giới Phù Thuỷ. Không có một biểu tượng nào có sức mạnh như biểu tượng này. Chúng ta thương chỉ biết tới sự tồn tại 4 hành trong nền lý học Tây phương nhưng thực chất họ cũng chia ra làm 5 HÀNH bao gồm Khí, Nước, Đất, Lửa và trên hết là Tâm Linh (là trung tâm, là không giới hạn) khác với Ngũ hành của nền văn minh Đông phương. Vòng tròn bên ngoài thể hiện sự sống, là luật Luân Hồi (Sinh –Lão- Tử- Tái sinh). Vòng tròn chứa ngôi sao năm cánh(pentagram) là một kí hiệu cổ xưa nhất tồn tại trên Trái đất. Nó được cho là đã có từ thời kì URUK -3500 năm trước CN và thời kì Ur của Chaldees trong Mesopotamia cổ đại. Nó được tìm thấy ở khắp nơi, từ Ân độ , Ai Cập, Hy Lạp, Babylon, Maya Châu Mỹ, Đông Nam Á. Hình tượng, biểu tượng này được tìm thấy qua cả tín ngưỡng bao gồm đạo Thiên Chúa, Do Thái, Satanic, và giới Phù thuỷ. Kí hiệu/biểu tượng này được dùng như bùa chú bảo vệ, kêu gọi năng lượng của các vị Thần, và là con dấu của Vua Salomon. (dấu của Vua Salomon được lưu trữ tại bảo tàng quốc gia Anh) (hình ảnh chụp từ vệ tinh vòng tròn ngôi sao năm cánh tại Kazahktan-Ka Zắc Tan) (Bùa chú dùng hình tượng Sao năm cánh trong giới Phù thuỷ) Trong giới Phù thuỷ, việc sử dụng biểu tượng này trong các công cụ giao tiếp với Thánh Thần và thể hiện quyền năng , ví dụ như ĐŨA THẦN. Quay trở lại với đèn Ông Sao, ta thấy biểu tượng không hề khác biệt so với các nền văn hoá khác. Ngôi sao 5 màu biểu tượng cho ngũ hành và bên ngoài là hình tượng Thái Cực, là Trời, là Thánh Thần, là năng lực vô biên. Về sau này, nhiều người bỏ vòng tròn quanh ngôi sao hoặc chỉ dán bằng giấy bóng kính với hai màu xanh và đỏ do không hiểu ý nghĩa. Tuy nhiên, khi kết hơp những đặc điểm chung này thì Đèn Ông Sao phải có vòng tròn xung quanh và dán đủ 5 màu sắc : Xanh-Đỏ-Tím-Vàng-Lục. Vật liệu khung được làm từ Tre và gỗ xốp có lõi rỗng, chứ ko phải bằng các loại gỗ quí hay vật liệu đắt tiền. Tôi giải thích thông qua một công cụ không thể thiếu của Phù Thuỷ, đó là cây Đũa Thần. Tôi sẽ không giải thích về cây Đũa này vì nó hoàn toàn không mang tính mê hoặc như chúng ta vẫn thường thấy trên phim ảnh hay truyện có nguồn gốc từ Tây phương. Đây là công cụ mang tính biểu trưng của năng lượng vũ trụ và Phù thuỷ dùng nó như một phần cơ thể, tiếp nhận năng lượng và truyền năng lượng của mình vào vũ trụ. Một trong những loại đũa thần của giới phù thuỷ được làm bằng gỗ của cây bụi rậm, yêu cầu phải rỗng ruột (đương nhiên là có lý do cần phải rỗng ruột), dài khoảng 50,4cm, đường kính 0,95cm ! Cây đèn Ông Sao của chúng ta, ngôi sao làm từ tre (dạng xốp) và cán làm bằng cây gai xốp và rỗng ruột từ thân cây Đay, kích thước và đường kính cũng tương tự như Đũa thần .Về nguyên liệu cho thấy có sự tương đồng với nguyên liệu tạo ra cây Đũa thần của Phù thuỷ Tây phương. Cấu tạo tay cầm được dùng gỗ xốp –tre hoặc nứa, có lõi và được sơn màu đỏ. Theo Lý Học Đông Phương thì đó là tượng quẻ Ly –Hoả (Ly trung Hư) tượng của sự vui vẻ , no đủ, thành công. Phía trên là biểu tượng sao năm cánh Ngũ Hành , với vòng tròn là tượng quẻ Càn. Trên Càn- dưới Ly : cây đèn ông Sao cho ta quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân !!!!! Là quẻ số 13 trong Kinh Dịch - Tượng của sự sum vầy, đồng lòng hay sự giao hoà giữa con Người với thế giới Tâm Linh. Mọi người cùng đồng lòng hướng về một điều ước cho Trẻ em được Vui chơi, No Ấm và Hạnh Phúc. Với mọi đứa trẻ, ước mơ được Vui vẻ, được ăn uống no nê là một tiềm thức có từ khi mới sinh ra. Vậy nên Tổ tiên chúng ta đã tạo ra cây đèn Ông Sao cho trẻ Em như một chiếc Đũa thần, gửi thông điệp mong ước của tất cả trẻ Em, của Tương lai một dân tộc , được vui chơi và sự No Ấm, Hạnh Phúc. Tất nhiên, nếu người lớn thì ý thức và điều ước không thuần khiết như tiềm thức của trẻ em, thế nên sẽ không tạo ra sự đồng nhất và không tạo ra sự kì diệu. Vì thế, Đêm Trung Thu với lễ rước đèn Ông sao cùng với múa Sư tử sẽ tạo ra một điều kì diệu nếu mọi người cùng hướng về chung một điều ước. Trong bài nghiên cưú của tôi về Cúng Lễ, tôi có trình bày chi tiết hơn về những điều kì diệu được tạo ra từ sức mạnh ý trí, năng lực của tiềm thức và ước muốn cháy bỏng của con người. 35]D. Đèn Cù (Ông Sư): 35] 35]Về tên gọi thì tôi cũng không tìm được lý giải vì sao gọi là đèn Cù hay đèn Ông Sư. Tuy nhiên , tôi lại nhận thấy có sự tương đồng giữa hình của cây đèn này với bánh xe Cầu nguyện – Hexagram, biểu tượng của Thần Linh, của Sao Thổ . Ngạc nhiên hơn nữa, Biểu tượng hình Lục Giác này có trên đỉnh cực Bắc của sao Thổ . 35] 35]Sao Thổ, theo chiêm tinh học Tây phương cổ đại gắn liền với ô vuông thần bí 3x3, tức là đồ hình Tiên thiên. Từ" Hexagram" là từ cho biểu tượng Lục Giác nhưng cũng là tên gọi chung cho 64 quẻ Kinh Dịch 35]Cũng như hình ngôi sao năm cánh, biểu tượng lục giác được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ hình vẽ trong các hang động tới công trình kiến trúc, biểu tượng trong nhiều tôn giáo vào khoảng hơn 2500 năm trước Công nguyên. Đèn Cù có 6 cánh cân bằng, khi kẻ các đường thẳng qua đỉnh và nối với nhau, chúng ta sẽ được một Hexagram. Cây đèn Cù chính là thể hiện của năng lượng Tâm linh, và cũng như nền văn hoá cổ khác, họ dùng biểu tượng này trên bánh xe Tâm linh hay bánh xe cầu nguyện (Wising Wheel). Khi cầu nguyện, bánh xe sẽ quay tròn cũng giống như khi chơi đèn Ông Sư thì phải đẩy nó quay. Cây Nến bên trong phải thắp sáng khi chơi đèn, và đó chính là sự kết nối giữa con người với thế giới Tâm linh. (hình ảnh chụp từ một ngôi đền tại Ả Rập (từ các nghiên cứu về Ý thức và Vô Thức) (chiêm tinh với kinh dịch) Chúng ta sẽ không tìm được đèn Cù ở bất kì nơi nào khác, bất kì nền văn hoá nào khác ngoại trừ tại Việt Nam. 35]E. Múa Sư tử: 35] Vì sao lại trọn biểu tượng là con Sư tử chứ không phải là các biểu thượng Linh thiêng khác như Rồng hay Hổ ? Bên cạnh đó lại có Ông Địa với khuôn mặt luôn nở nụ cười,mặt tròn bụng to đi trước múa quạt . Cạnh đó là múa cầu lửa với Trống gõ theo nhịp “Tùng tùng tùng tùng, cắc , Tùng tùng tùng tùng” Trong các buổi Tế Lễ, sự canh giữ và bảo vệ con trẻ khỏi tà ma trong đêm là điều vô cùng cần thiết. Nó đảm bảo mọi sự cầu xin đều không có tà ma xâm nhập. Múa Lân của người TQ , cho dù giống nhau về mặt hình thức nhưng nó lại thể hiện một tham vọng chính trị và nước lớn với việc vờn quanh quả Cầu. Nó không còn mang ý nghĩa của Múa Sư Tử của người Việt bởi vì múa Sư tử cổ truyền của chúng ta thể hiện rõ nét sự bảo vệ Linh thiêng, cũng giống như Sư tử ở cửa Đền Chùa của người Việt (không phải đe doạ). Ông Địa, đại diện cho thế giới Tâm linh, vui vẻ đi trước dẫn đầu. Cạnh đó là múa Lửa, dùng Lửa để xua tan tà khí và nhịp Trống tạo nên một nhịp điệu cho mọi người tập trung , hoà điệu cùng với điệu múa. Đó chính là điều kiện cho một đàn Cúng Lễ thành công – Sự tập trung và đồng điệu. Lễ phá cỗ đêm Trung Thu bản chất là một đàn Cầu Lễ mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Qua đó cũng thể hiện một tư duy vượt trội so với các nền văn hoá khác, cũng như thể hiện một tri thức cao thâm thuộc về một nền văn minh kì vĩ của Tổ Tiên chúng ta. (Hình ảnh sử dụng trong bài viết đều được sưu tầm từ mạng Internet) Hà nội ngày 26-9-2015 Mạnh Đại Quân (tức Hoàng Triệu Hải)6 likes -
Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh 9/ 2008 Cuộc đối đầu với Trung Quốc và Hoa Kỳ chưa thể xảy ra ngay bây giờ. Nhưng nó là tiềm năng trong tương lai gần, đe dọa ngôi bá chủ của Hoa Kỳ. Nhưng ngay bây giờ, nó không còn là cuộc đối đầu giữa các nhà ngoại giao với những cơ sở pháp lý, được hỗ trợ bởi các chuyên gia luật quốc tế với những tập hồ sơ dày cộm. Mặc dù về hình thức vẫn do các nhà ngoại giao thực hiện. Nhưng phải gọi đúng tên của nó là một “cuộc chiến tranh chính trị” và phía cuối con đường này – nếu người ta không tìm ra được một ngả rẽ cho nó thì là một cuộc chiến thật sự với tất cả mọi thứ vũ khí mà con người có thể nghĩ ra. Bởi vì – trong trường hợp này – đây là trận chiến cuối cùng xác định dứt khoát ngôi bá chủ thế giới. Đây là trường hợp xấu nhất nếu Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc đối đầu này, hoặc chí ít cũng bị giăng miểng – “Chẳng phải đầu, cũng phải tai”. Ấy là các cụ ngày xưa bảo thế!4 likes
-
Vì sao tìm thấy nước trên Sao Hỏa lại là phát hiện thế kỷ? Myn 30/09/2015 11:00 Nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát hiện này cực kỳ quan trọng bởi nó hứa hẹn về việc chúng ta sẽ tìm thấy sự sống trên Hành tinh Đỏ trong thời gian không xa. Những giả thuyết "nhảm nhí" về sao Hỏa mà khiến cả thế giới tin sái cổ Bức ảnh quái vật trên Sao Hỏa lại gây náo loạn cộng đồng mạng Càng thấy giống Trái Đất, con người càng "mù tịt" về Sao Hỏa! Phát hiện não bộ con người sẽ "biến đổi" khi lên Sao Hỏa Vào ngày 28/9, NASA vừa tiến hành một cuộc họp bất thường nhằm công bố rằng đã tìm nước lỏng trên bề mặt Sao Hỏa. Với nhiều nhà khoa học, việc phát hiện này cực kỳ quan trọng bởi nó hứa hẹn về việc chúng ta sẽ tìm thấy sự sống trên Hành tinh Đỏ trong thời gian không xa. Chính vì lẽ đó mà không ít người quả quyết, phát hiện này được cho là phát hiện thế kỷ. Vậy lý do nào mà nhiều người cho như vậy. Đó là bởi vì... 1. Nó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành nghiên cứu thiên văn Mặc dù cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa có chứng cứ xác thực nào về sự sống trên các hành tinh bên ngoài Trái đất. Thế nhưng giới khoa học tin rằng, khả năng tồn tại sự sống trên Hành tinh Đỏ là vô cùng lớn do Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhất trong Hệ Mặt trời. Kể từ khi giới khoa học nảy ra ý tưởng khám phá Sao Hỏa vào thập niên 1960, dù đã gặp thất bại khá nhiều trong việc tiếp cận. Nhưng cho tới nay chúng ta đã dần khẳng định được vai trò của mình trong việc tìm ra nhiều thông tin thú vị về điều kiện tự nhiên trên Hành tinh Đỏ như bầu khí quyển, nhiệt độ, không khí... Nếu như vào năm 1971, tàu vũ trụ Mars 3 của Liên Xô (cũ) chưa kịp hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa thì đã bị mất liên lạc thì 4 năm sau đó, chúng ta đã có những thông tin đầu tiên về thành phần đất trên Sao Hỏa. Dần dần, ta đã phát hiện thấy nước dạng băng đá tại hai cực của Sao Hỏa vào năm 2004, dấu vết của khí methane trong bầu khí quyển của sao Hỏa, cho thấy tiềm năng tồn tại vi khuẩn trên hành tinh này. Việc NASA công bố phát hiện ra nước dạng lỏng trên Sao Hỏa năm 2015 là bước ngoặt lớn, một trong những yếu tố tiên quyết để cho thấy sự sống tồn tại trên Hành tinh Đỏ này. Thậm chí, đây có thể là căn cứ phục vụ cho việc tìm kiếm người ngoài hành tinh sau này. Vết tích cho thấy dòng nước tồn tại trên Sao Hỏa Không những thế, phát hiện này sẽ phần nào đổi mới tư duy trong một lĩnh vực khoa học, kích thích sự thay đổi mang tính cách mạng trong một lĩnh vực khoa học khác. Hay nói đơn giản hơn, việc tìm hiểu về sự sống có thể tồn tại trên Sao Hỏa sẽ mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực y học, công nghiệp. 2. Nó gợi mở ra nhiều chân trời khám phá mới về bí ẩn vũ trụ Chúng ta biết rằng, nước là một trong những điều kiện tiên quyết của sự sống. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, Trái đất không phải là nơi duy nhất tồn tại nước. Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện có nước đóng băng ở hai cực sao Hỏa, trong bầu khí quyển mỏng manh của hành tinh này, thậm chí là các vũng nước nhỏ hình thành ban đêm trên bề mặt. Các vệt đen dài hơn 100m được cho là những dòng nước ngầm đang chảy trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, việc phát hiện có dòng nước chảy trên bề mặt lạnh giá và cằn cỗi của sao Hỏa có thể dẫn đến bước đột phá trong việc tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa, dù cho sự sống này hiện hữu hay đã biến mất. Các nhà khoa học đã công bố thông tin trên sau khi tiến hành phân tích thành phần hóa học của những vệt tối kỳ lạ, rãnh sẫm màu vốn xuất hiện và biến mất theo mùa trên bề mặt Sao Hỏa. Các kết quả phân tích khẳng định rằng những vệt tối này được hình thành bởi nước mặn chảy xuống các sườn đồi của Hành tinh Đỏ. Brian Hynek, người đứng đầu công trình nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Khí quyển và Vật lý vũ trụ Đại học Colorado cho biết: Khi những dòng nước mặn bốc hơi, sẽ có rất nhiều vi sinh vật cũng như chất hữu cơ còn tồn tại trong muối và được bảo quản trong suốt một thời gian dài. Điều này sẽ dần trả lời cho câu hỏi, liệu có hay không sự sống tồn tại ở nơi đây. 3. Nó cho ta hi vọng về một nơi có thể trú ẩn khi Trái đất gặp nạn Rất nhiều ý tưởng về việc đưa con người lên Sao Hỏa đã được đề cập đến. Mặc dù là rất khó, nhưng theo giới chuyên gia, chúng ta đã tiếp cận Sao Hỏa được khoảng 60 năm nên không có lý do gì khiến ta không thể tiếp tục tìm hiểu, khai phá về nó. Biết đâu, một ngày nào đó, Sao Hỏa chính là nơi trú chân của chúng ta khi Trái đất gặp nạn. Sở dĩ Sao Hỏa là mục tiêu lý tưởng của con người vì nó có kích thước phù hợp, gần giống với Trái đất và có nước đóng băng trên bề mặt. Đây cũng là lựa chọn tốt nhất hiện có bởi Sao Kim và Sao Thủy quá nóng, Mặt Trăng lại không có khí quyển để bảo vệ cư dân trước tác động thiên thạch. Giới khoa học hi vọng, một ngày nào đó con người có thể đặt chân lên Sao Hỏa. Việc đưa con người lên sinh sống ở nhiều hành tinh sẽ đảm bảo cho sự tồn tại của chúng ta hàng nghìn năm, thậm chí hàng triệu năm kể từ bây giờ. Theo Elon Musk - người đứng đầu Tập đoàn Công nghệ Thám hiểm Không gian SpaceX: "Con người cần phải là một loài đa hành tinh". Với nhiều yếu tố giống với Trái đất như nước, địa hình, chu kỳ xoay quanh Mặt trời... các chuyên gia hi vọng con người một ngày nào đó có thể ghé thăm tới Sao Hỏa một cách dễ dàng. Nguồn: Telegraph, BusinessInsider ============================== Có lẽ đây là một bài viết mô tả sự hồ hởi nhất của các nhà khoa học ở Nasa về việc họ cho rằng: Đã tìm thấy dấu hiệu của "nước" trên sao Hỏa. Cũng may là họ không biết đến những bài viết bằng tiếng Việt của tôi ở trang Lý học phương Đông này. Nếu không, về một phương diện nào đó, tôi đang làm họ thất vọng. Đấy là điều tôi không muốn gây ra cho bất cứ con người nào. Nhưng nếu tôi không nói rõ luận điểm của tôi thì nó lại trở nên không hợp lý với chính những gì tôi đang thể hiện. Bởi vậy, tôi cần phải nhắc lại rằng: Cách đây dưới 10 năm, cũng những nhà khoa học ở Nasa và cả Ấn Độ, cũng cho rằng họ đã phát hiện ra nước ở trên mặt Trăng. Những chứng lý mà họ đưa ra hồi đó, cũng rất chắc chắn như bây giờ. Tôi vẫn bảo: "Không thể có 'nước' trên mặt Trăng". Hệ quả của nó là bây giờ không thấy ai nói gì về sự kiện "nước" trên mặt Trăng cả. Bây giờ đến lượt sao Hỏa, cũng với những chứng lý trực quan, có vẻ như rất chắc chắn của các nhà khoa học ở Nasa. Có lẽ đây là ý muốn của Thượng Đế, khiến họ phải có những cố gắng như vậy. Rất có thể, sau này họ còn tìm được một vài chứng lý nữa có vẻ như chắc chắn hơn, để rồi cuối cùng họ thất vọng. Có thể đến lúc đó, họ sẽ dễ hiểu hơn thế nào là khái niệm của "hành Thủy", trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi lại chờ đợi đến khi họ sai lầm, như đã chờ đợi đến thí nghiệm cuối cùng về "Hạt của Chúa" vậy. Hành "Thủy" - được đa số tha nhân hiểu đơn giản là "nước" - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng theo thuyết này thì nó - hành Thủy - có ngay từ giai đoạn đầu của sự hình thành vũ trụ. Nhưng tiếc thay, nó chỉ là một dạng vận động của một trạng thái tồn tại của vật chất. Dạng vận động và tồn tại này - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - ở tất cả các nơi trong vũ trụ - và trong cả "vật chất tối" - (Cái mà khoa học hiện đại vẫn chưa biết nó là cái gì). Chính vì thế, các nhà khoa học hàng đầu của thế giới - bằng nhận thức trực quan - có thể tìm thấy những dấu vết của hành Thủy ở khắp mọi nơi trong vũ trụ này. Nhưng "Thủy" - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - không phải là "nước". Bởi vậy, tôi mới xác định một cách chắc chắn rằng: PS: Nói thêm một chút về các cuốn sách phoengshui theo cái nhìn từ văn minh Trung Hoa: Phong thủy được họ định nghĩa là "gió và nước". Đúng là "chém gió vung xích chó". Với những loại sách như thế này, nếu tôi mua thì chỉ vì phần tư liệu cổ được mô tả.2 likes
-
Cảm ơn Hungnguyen nhiều vì thông tin này. Thực ra đây không phải lần đầu tiên tôi đã chứng tỏ tính vượt trội về tri thức của một nền văn minh cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt. Mà có thể nói là đã nhiều lần trên một số lĩnh vực. Ngoài những lĩnh vực thuộc về "truyền thống" và vượt trội hơn hẳn cả nền văn minh hiện đại của Lý học Việt, là khả năng tiên tri có phương pháp, cho tất cả mọi phương diện liên quan đến cuộc sống con người thì - những lĩnh vực khác, như: Lĩnh vực thời tiết thì đã quá nhiều lần các cơ quan KTTV loại sừng sỏ trên thế giới đoán sai. vấn đề "Nước trên mặt Trăng". Gần đây là lĩnh vực Địa Vật Lý liên quan đến khảo sát động đất; lĩnh vực vật lý cơ bản, thí dụ như vấn đề "Hạt của Chúa". Về vấn đề sự sống ngoài trái Đất thì tôi cũng xác định lâu rồi - Có luôn cả thư ngỏ đến ngài Obama - ngay trong topic này - rằng: "Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Tất nhiên sao Hỏa là một hiện tượng khảo sát cụ thể ngoài trái Đất, tất yếu nó phải nằm trong sự xác định này. Tức là: Không thể có sự sống ngoài sao Hỏa và thậm chí tiền đề của sự sống là nước trên sao Hỏa cũng không thể có - kể cả qúa khứ sao Hỏa từng có nước, như Nasa nhận định, cũng không thể có - khi tôi đã xác định: "Không có nước trên mặt trăng!". Riêng về vấn đề "nước trên sao Hỏa" thì đây không phải lần đầu Nasa công bố tin này. Trước đây - cũng lâu rồi - họ còn làm cả cả video clip mô tả một thời kỳ sao Hỏa đã có nước như thế nào (Đã thể hiện trong topic này). Tôi cũng đã bác bỏ sự tưởng tượng này của họ. Cũng đã có một thời kỳ sau đó, những nhà khoa học Nasa đã phải ngậm ngùi xác định "không có sự sống trên sao Hỏa". Bây giờ họ lại làm ầm ĩ lên. Chưa nói đến hàng loạt những hiện tượng được coi là dấu vết của sự sống được mô tả trên hành tinh này, như: Thấy rõ hình thằn lằn, chuột, người ngoài hành tinh....vv....Tôi cũng vẫn rất tin rằng họ đã sai. Có thể nói rằng: Những nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng trực quan, mà tôi còn nhìn thấy cái sai của họ về phương pháp phân tích và giải thích hiện tượng. Tôi cần xác định rằng: Rất tiếc! Trong thông tin công bố dưới đây, ngài Obama và cơ quan Nasa thể hiện hy vọng rằng: Tôi không biết tôi có thể còn sống đến năm đó không (Năm nay tôi 67 tuổi) để chia sẻ với cơ quan Nasa và cả Tổng thống Hoa Kỳ về nguyên nhân: "Vì sao không thể có sự sống ngoài trái Đất", khi cơ quan Nasa thừa nhận thất bại. Nếu họ quan tâm, có thể mời tôi đến cơ quan Nasa và tôi sẽ trình bày hệ thống lý thuyết - với những khái niệm có thể hiểu được bằng ngôn ngữ của tri thức khoa học hiện đại - về vấn đề: Vì sao không thể có sự sống ngoài Địa Cầu. Nhưng tôi không phải là kẻ cầu cạnh, đi xin việc để cầu danh, theo kiểu: Ta đây nói chuyện hẳn ở Nasa. Tôi chưa có nhu cầu đó. Bởi vậy, tất cả tôi chỉ phát biểu ở đây, ai cần thì đến gặp tôi. Tôi nhắc lại là tôi không hợm hĩnh kiêu ngạo, như những suy nghĩ hẹp hòi của người đời có thể gắn cho tôi. Mà là vì đấy không phải lĩnh vực tôi quan tâm. Tất cả những vấn đề mà tôi nói đến trong bài viết này, với tôi chỉ là phương tiện hỗ trợ để minh chứng cho một mục đích cuối cùng là: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm. ========================= TƯ LIỆU THAM KHẢO Nước chảy trên sao Hỏa - phát hiện làm thay đổi nhận thức vũ trụ Thứ ba, 29/9/2015 | 19:26 GMT+7 Phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa là một bước đột phá quan trọng, làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được. Những bức ảnh chứng minh có nước chảy trên sao Hỏa / NASA xác nhận có nước chảy trên sao Hỏa Dòng nước chảy theo mùa trên sao Hỏa. Ảnh: NASA Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua tuyên bố sao Hỏa tồn tại dòng nước mặn chảy trên bề mặt, mở ra nhiều hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh đỏ. Cách đây rất lâu, "sao Hỏa cổ đại được bao phủ bởi một bầu khí quyển rộng lớn, cùng với đại dương có kích thước bằng 2/3 bán cầu Bắc, sâu khoảng 1.609 km", Jim Green, giám đốc ban khoa học hành tinh của NASA cho biết. Sau một thảm họa không rõ nguyên nhân, "khí hậu sao Hỏa thay đổi mạnh mẽ, nước trên bề mặt dần biến mất". Năm 2008, giới khoa học khẳng định trên sao Hỏa tồn tại nước đóng băng, bao gồm ở cả hai cực. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất từ tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa (MRO) tiết lộ, bề mặt hành tinh đỏ cũng chứa nước lỏng, tạo cơ hội cho một số dạng sống hình thành và phát triển. Các dấu vết muối ngậm nước, sườn đồi dốc bị xói mòn là hệ quả của dòng nước muối chảy trên bề mặt sao Hỏa trong mùa nóng, sau đó đóng băng và biến mất trong mùa lạnh. "Sao Hỏa không phải là hành tinh khô cằn như chúng ta từng nghĩ", Green nói. Theo Mary Beth Wilhelm thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames (NASA), phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được. Nước tinh khiết chắc chắn sẽ không ổn định trong khí quyển khắc nghiệt của sao Hỏa, đó là lý do nước muối có khả năng cao tồn tại dưới dạng đóng băng hoặc bị bốc hơi trong thời gian chuyển mùa nóng lạnh ở đây. Các nhà khoa học từng phát hiện nước trên bề mặt sao Hỏa, đóng băng ở hai cực của nó. Tuy nhiên, họ vẫn không dám chắc về nguồn gốc của nước bề mặt. Wilhelm cho biết, bà rất lạc quan vì dữ liệu mới sẽ cung cấp cho các nhà khoa học "cơ hội tuyệt vời để tìm thấy đúng chỗ nguồn nước trên sao Hỏa" mà con người có thể sử dụng, thậm chí là dấu hiệu sự sống tồn tại trong muối, chất lỏng và hơi ẩm có trong khí quyển sao Hỏa. "Nước trên sao Hỏa sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng trong tương lai, dành cho những chuyến thám hiểm của con người tới hành tinh này", Wilhelm nói. NASA và những cơ quan vũ trụ khác đang đau đầu tìm cách cung cấp đủ nước cho con người trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa. Cần tới 10.000 USD chi phí nhiên liệu cho 0,45 kg nước gửi lên vũ trụ, do đó, nếu có nước sẵn trên vũ trụ, sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn. Cơ quan Vũ trụ châu Âu và NASA đang tìm kiếm nước trên các tiểu hành tinh, hy vọng một ngày gần đây có thể khai thác nước từ lớp vỏ tiểu hành tinh rồi chở tới Mặt Trăng hoặc sao Hỏa. Mặc dù vậy, khai thác tiểu hành tinh vẫn còn mất nhiều năm nữa mới thực hiện được. Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi NASA đưa con người lên quỹ đạo sao Hỏa năm 2030, nhằm chuẩn bị cho việc đổ bộ sao Hỏa. Một chuyến đi vòng quanh quỹ đạo sao Hỏa mất ít nhất ba năm, do đó, việc phát hiện nước lỏng trên sao Hỏa là bước quan trọng trong nhiệm vụ thăm dò hành tinh đỏ. NASA đang lên kế hoạch khảo sát các tiểu hành tinh gần sao Hỏa, hy vọng tìm ra dạng sống kích thước hiển vi tồn tại. Vì thế, không có lẽ chúng lại không có mặt ở sao Hỏa - hành tinh từng có đại dương và khí quyển. "Sự tồn tại của nước lỏng cho thấy khả năng có sự sống trên sao Hỏa, và nếu có, chúng ta có thể tìm hiểu cách chúng sống sót", John Grunsfeld, phi hành gia thuộc Ban chỉ đạo Nhiệm vụ Khoa học của NASA, nói. "Có tồn tại sự sống ngoài hành tinh không, không còn là câu hỏi trừu tượng nữa, mà giờ đây đã trở thành câu hỏi cụ thể con người trả lời được". Dòng chảy của nước theo mùa trên sao Hỏa: Hồng Hạnh2 likes
-
Không có cửa nào để lão Gàn về Sì Gòn trước mùng 5/ 10 cả. Nhưng độ phoengshui thì đến mai là chấm dứt đợt này. Ngày kia thì ngồi nhà nhổ râu xem sách, không có nhu cầu đi đâu. Mưa ngoài cửa sổ?!?1 like
-
Quán vắng!
Vi Tiểu Bảo liked a post in a topic by Thiên Sứ
Kỹ sư Việt chế ôtô chạy nước lã, người Nhật chào thua 01/10/2015 08:24 GMT+7 Chiếc vành xe đạp của ông không chỉ đánh bại hàng Nhật, mà còn chu du sang tận châu Âu. Kỹ sư 'hai lúa' chế trực thăng bay 200 km/h Kỳ nhân đất Cảng chế bom khinh khí, ôtô chạy nước lã Những “siêu xe” tự chế của nông dân Việt Xem bài khác trên Vef.vn Sản phẩm đánh bại cả thương hiệu của Nhật Sau khi tặng chiếc máy nghiền tôm cá làm mắm cho HTX Duyên Hải ở Đồ Sơn (Hải Phòng), giải phóng sức lao động cho 200 nữ công nhân, anh chàng kỹ sư trẻ Vũ Hồng Khánh được ông chủ nhiệm HTX tặng cho 5.000 đồng, số tiền cực lớn thời bấy giờ. Có số tiền khổng lồ trong tay, Khánh đã mơ tưởng đến một kế hoạch phát triển cho tương lai của mình. Việc đầu tiên để thực hiện ước mơ sáng tạo, là anh dùng số tiền đó mua một mảnh đất rộng gần 500 mét vuông ở vùng ngoại thành, đã có sẵn ngôi nhà 2 tầng. Ngôi nhà đó Khánh ở, phần đất còn lại, anh dựng mái che, mở xưởng sản xuất hàng loạt các loại máy móc. Sau sự thành công ngoài sức tưởng tượng của chiếc máy nghiền thủy sản làm mắm, các hợp tác xã khắp trong Nam ngoài Bắc tìm gặp chàng trai Vũ Hồng Khánh để đặt hàng. Thập kỷ 70 thế kỷ trước, chiếc máy nghiền thủy sản làm mắm xuất hiện khắp nơi, thay cho đôi bàn tay mài mắm vất vả của người công nhân. Ông Khánh bên chiếc máy nghiền sắn thành thức ăn gia súc tự động do ông chế tạo Tuy nhiên, chiếc máy nghiền thủy sản làm mắm chỉ là sáng chế khoa học thực tiễn đầu tiên. Từ khi lập xưởng, bán được máy móc, có vốn, Vũ Hồng Khánh liên tiếp có những sáng chế hết sức vĩ đại thời kỳ bao cấp. Khánh thường đi thăm các doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã xem công nhân ở đây làm những việc gì vừa tốn sức lao động, vừa không hiệu quả, để sáng tạo ra máy móc thay cho những đôi tay yếu đuối, chậm chạp của con người. Đã có đến cả trăm loại máy móc do chàng kỹ sư nghiệp dư Vũ Hồng Khánh chế tạo ra, hoàn toàn bằng bàn tay, khối óc của mình, như: máy chế biến xà phòng, máy ép gỗ, ép mùn cưa, máy cải tạo đồng cói, máy ép cói, máy chẻ cói, máy đan cói xuất khẩu, rồi đủ các loại máy móc phục vụ nông dân như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ… Những loại máy móc do Vũ Hồng Khánh sáng chế để phục vụ ngành công nghiệp, tiểu thủ công thì nhiều không thể kể xiết. Nổi bật và thành công nhất là những loại máy làm nhựa tự động như: máy nghiền nhựa tái sinh, máy làm chậu nhựa, xô nhựa, máy làm guốc, dép nhựa, máy thổi can nhựa, phễu nhựa, bát đĩa, cốc chén nhựa… Chiếc máy sản xuất vành xe đạp inox tự động do ông Khánh chế tạo Mọi loại sản phẩm bằng nhựa mà thị trường cần ông đều có thể làm được hàng loạt bằng cách sáng chế ra những chiếc máy tự động. Điều đặc biệt là các công đoạn chế biến sản phẩm hầu như đều bằng máy, giải phóng sức lao động tay chân của con người. Từ những thành công đầu tiên, ông đã liên tiếp sáng chế những loại máy phức tạp mà người Việt khó tưởng tượng ra, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho bản thân và đất nước, và có ý nghĩa xã hội lớn lao… Trong căn phòng làm việc khá bừa bộn ở một cái xưởng bỏ không dưới chân cầu Niệm, trên 4 bức tường treo kín ảnh các chính khách hàng đầu đất nước đến thăm Doanh nghiệp Tư nhân Khánh Hòa và cá nhân ông Vũ Hồng Khánh. Tấm ảnh to nhất, trang trọng nhất chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm sản phẩm của nhà khoa học này. Đại tướng là người mà ông Vũ Hồng Khánh vô cùng ngưỡng mộ. Ông Khánh gắn sự nghiệp của mình với chiếc vành xe đạp cách đây khoảng 15 năm. Khi đó, Báo Nhân dân có bài viết: “Xe đạp Việt Nam đi về đâu?”. Bài báo nêu lên tình trạng xe đạp của Nhật và Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước khi đó cũng rục rịch đi vào lĩnh vực sản xuất xe đạp, tuy nhiên, sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh nổi sản phẩm của nước ngoài cả về hình thức và chất lượng. Nhà nhà mua xe đạp phượng hoàng của Trung Quốc, người người sắm xe đạp mini của Nhật Bản. Ngành công nghiệp xe đạp trong nước vừa mới ra đời, đã có nguy cơ phá sản, thất bại. Đọc xong bài báo đó, ông Khánh rất buồn. Trong khi các nước Tây Âu đã sản xuất ra máy bay từ gần thế kỷ trước, đã sáng chế ra tàu vũ trụ, trong khi, đất nước mình, với mấy chục triệu dân, lãnh thổ không phải là nhỏ, mà sao chiếc xe đạp cũng không làm nổi. Ông Khánh bên chiếc máy tự động sản xuất vành xe đạp inox Cả đêm trằn trọc suy nghĩ, sớm hôm sau, ông ra chợ Sắt mua một chiếc xe đạp mini bãi của Nhật đêm về nghiên cứu. Ông tháo tung các bộ phận để xem xét. Với đầu óc của ông, việc sản xuất ra một chiếc xe đạp, không có gì khó khăn lắm, tuy nhiên, nếu làm nguyên một chiếc xe đạp, thì hiệu quả lại không cao. So sánh các bộ phận của một chiếc xe đạp, ông Khánh tính toán giá trị như sau: Khung nặng 7kg mà chỉ có giá 100 ngàn đồng, vành inox chỉ nặng 1,4kg mà có giá tới 240 ngàn đồng. Tính toán thiệt hơn, ông thấy việc sản xuất chiếc vành xe đạp sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Hơn nữa, trong chiếc xe đạp, thứ rất hay hỏng chính là chiếc vành. Những chiếc xe đạp của Trung Quốc cứ đâm vào đâu là méo vành ở đó. Xe dùng chỉ được vài năm, là vành han gỉ, bởi vành là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nước. Do đó, nếu sản xuất được vành xe đạp không gỉ, thì chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nghĩ là làm, làm là say mê quên mình. Ông Khánh bỏ bê mọi công việc lên quan đến các xưởng sản xuất đồ nhựa, dày tâm nghiên cứu việc sản xuất vành xe đạp. Việc sản xuất vành xe đạp inox đạt độ chính xác rất cao và năng suất bằng hàng ngàn lao động thủ công Sau nhiều ngày đêm miệt mài trong công xưởng, những chiếc vành inox đầu tiên cũng xuất hiện với chất lượng và kiểu dáng tương đương với vành inox của Nhật Bản. Chỉ là một chiếc vành đơn giản, song người Nhật đã làm mưa làm gió trên thị trường thế giới. Đem những chiếc vành xe đạp bằng inox đi dự thi ở Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam tại Giảng Võ, ông Khánh đã rinh ngay một chiếc huy chương vàng. Chiếc huy chương vàng đặt trong tủ kính, chiếc bằng chứng nhận treo trên tường, đã thể hiện sự thành công và nỗ lực của ông Vũ Hồng Khánh. Tuy nhiên, ông Khánh nhận ra rằng, nếu cứ sản xuất thủ công như vậy thì sản lượng không cao, chất lượng không đồng đều và sẽ không thể phát triển mạnh, với quy mô lớn, trong thời gian ngắn. Hơn nữa, sản xuất cái vành xe đạp bằng cách thủ công thì mấy anh thợ hàn, thợ gò cũng làm được, cần gì đến một kỹ sư. Ngẫm vậy, thế là ông Khánh tiếp tục đêm ngày vẽ vời, rồi gò, rồi đúc. Các công nhân làm việc miệt mài dưới sự chỉ đạo của ông. Chỉ thời gian ngắn sau, một hệ thống dây chuyền sản xuất vành xe đạp tự động đã ra đời. Chỉ cần đưa tấm inox vào một đầu của máy, sẽ cho ra chiếc vành inox hoàn thiện, mà không cần sự can thiệp của con người Theo ông Khánh, trông cái vành xe đạp inox khá đơn giản, nhưng để tạo ra một cái máy sản xuất tự động thì không hề đơn giản chút nào. Dây chuyền chế tạo là sự kết hợp giữa cơ khí với tự động hóa. Cái khó nhất là công nghệ cán gấp định hình trực tiếp từ thép lá cuộn phải đạt trình độ kỹ thuật và độ chính xác tuyệt đối. Chỉ cần sai một ly, bằng một hạt cát, sản phẩm ra đời sẽ là một miếng sắt vụn, chứ không thể là cái vành xe đạp với những số đo chính xác đến một phần ngàn milimet. Sáng chế thành công hệ thống dây chuyền sản xuất vành xe inox tự động là một thành công lớn, ngoài sức tưởng tượng của các nhà khoa học Việt Nam, kể cả những bộ óc sáng chế lớn trong các cơ quan khoa học. Khi một, rồi hai, rồi 3… chiếc máy sản xuất vàng inox tự động ra đời, sản phẩm vành xe đạp của Doanh nghiệp Tư nhân Khánh Hòa đã tràn ngập khắp cả nước. Những chiếc vành xe đạp cứ tuôn tỏa ngày đêm từ chiếc máy ra ngoài, rồi các công nhân chỉ việc đóng gói thành từng lô, đưa lên xe tải cho các đại lý chở đi. Chiếc vành xe đạp inox có chất lượng tương đương, kiểu dáng đẹp như vành xe đạp Nhật, song giá thành lại chỉ bằng 1/6 chiếc vành xe đạp của Nhật Bản. Mặc dù có thể bán với giá rất cao, tương đương với vành xe đạp của Nhật, song nếu làm như vậy thì người dân thiệt thòi quá, mà lợi nhuận ông thu về kinh khủng quá, vượt xa với giá trị thực của một chiếc vành xe đạp. Thay vì bán với giá 240 ngàn/chiếc, ông chỉ bán với giá 40 ngàn đồng, vẫn đảm bảo lãi gấp đôi. Lý do chiếc vành xe đạp được bán với gái rẻ như vậy, là bởi vì việc sản xuất hoàn toàn tự động bằng máy móc, không tốn mấy công sức của con người. Với chất lượng, giá cả như thế, vành xe đạp của Nhật Bản và Trung Quốc và của các doanh nghiệp trong nước đã bị đánh bại hoàn toàn. Thậm chí, những chiếc vành xe đạp của Doanh nghiệp Tư nhân Khánh Hòa đã tràn ngập thị trường Lào, Campuchia, rồi xuất ngược cả sang Nhật Bản, Trung Quốc. Ông Vũ Hồng Khánh lôi chiếc bản đồ cũ kỹ, bụi bặm, nằm dưới đống giấy tờ lộn xộn. Từ chiếc bản đồ đó, tôi thấy những nét vẽ màu đỏ kéo từ Hải Phòng đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, vượt đại dương sang cả châu Âu, châu Mỹ. Điều đó có nghĩa là sản phẩm vành xe đạp của ông đã chu du đi khắp thế giới. Giữa thời kỳ khó khăn của ngành sản xuất xe đạp nước nhà, việc ra đời của những chiếc máy sản xuất vành xe đạp tự động đã góp phần làm sống dậy ngành sản xuất xe đạp trong nước, tạo ra phong trào cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kỳ diệu mà khó có sản phẩm nào do các nhà khoa học trong nước sáng chế đạt được, đó là cả chục lần mang chiếc vành xe đạp đi dự thi, thì đều đạt được giải thưởng cao nhất. Riêng 7 lần đi dự Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam, thì cả 7 lần được huy chương vàng. Sản phẩm của ông cứ tham dự là đoạt huy chương vàng, là bởi không có sản phẩm nào ở thời kỳ đó có chất lượng tốt mà giá thành lại rẻ như chiếc vành xe đạp inox của ông. Mới đây, kỹ sư Vũ Hồng Khánh đã thử nghiệm thành công chiếc xe ô tô chạy bằng nước lã từ Hải Phòng lên Hà Nội. Ngoài ra, ông còn chế tạo chiếc xe vừa chạy bằng nước vừa chạy bằng xăng, giúp tiết kiệm nhiên liệu tới 35%. Ông Khánh đã chế tạo hàng loạt máy móc biến nước thành hydro - thứ mà ông gọi là siêu năng lượng. Ông đang viết nhiều đề tài để sử dụng hydro vào cuộc sống, chế tạo vũ khí... (Theo VTC News) ======================= Một khả năng tư duy thực sự đáng khâm phục. So sánh vị kỹ sư này với các thứ tư duy giẻ rách, mới thấy ông ta thực sự là một hiện tượng cực kỳ hiếm hoi.1 like -
Tôi cũng chờ xem cơ quan khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay về vũ trụ là Nasa sẽ công bố cái gì?! Và tôi tin rằng tôi sẽ phản biện được họ mà không cần biết trước nội dung - Nếu như họ công bố đã tìm ra sự sống trên sao Hỏa. Tôi không kiêu ngạo, mà là rất tự tin về điều này. Lập luận của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trong tôi, chặt chẽ có tính hệ thống đến mức: Chỉ có Thượng Đế làm được việc này, chứ không phải cơ quan Nasa. ================== Đã mấy ngày trôi qua, chưa thấy bài báo nào cho biết cơ quan Nasa họp để công bố thông tin quan trọng là gì? Tôi chờ cơ quan khoa học vũ trụ hàng đầu thế giới này công bố phát hiện quan trọng của họ. Nếu nó là một trong những vấn đề sau đây: 1/ Nước trên sao Hỏa. 2/ Sự sống trên sao Hỏa. 3/ Công trình xây dựng của người ngoài hành tinh trên sao Hỏa. Thì tôi sẽ sẵn lòng ngưng vài việc vặt, như "kiếm xèng" để chỉ ra sai lầm của họ. Còn nếu là một phát hiện khác, thì chân thành chúc mừng những thành tựu của cơ quan này, đóng góp vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Tôi xin nhắc lại rằng: Lập luận của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trong tôi, chặt chẽ và có tính hệ thống đến mức: Nếu quả là có sự sống ngoài trái Đất thì sẽ phá vỡ tính hợp lý trong toàn bộ hệ thống lý thuyết liên quan mô tả từ khởi nguyên vũ trụ, đến mọi vấn đề liên quan đến từng hành vi con người, có khả năng tiên tri. Quen gọi là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.1 like
-
Phát hiện nước trên sao Hỏa 29/09/2015 10:04 (TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố đã tìm thấy nước dạng lỏng trên sao Hỏa, một bằng chứng cho thấy sự sống có thể hình thành tại đây. NASA lần đầu tiên xác nhận sự hiện diện của nước trên bề mặt sao Hỏa, mở ra những nghiên cứu về sự sống trên hành tinh này - Ảnh: Reuters Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học xác nhận việc có nước trên sao Hỏa, sau rất nhiều giả thuyết, dự đoán trước đó. “Điều này rất thú vị. Chúng tôi đã chưa thể trả lời cho câu hỏi ‘Liệu có sự sống tồn tại ngoài trái đất?’, nhưng sự tồn tại của nước là yếu tố quan trọng cho điều đó. Giờ thì tôi nghĩ rằng chúng ta đã có một cơ hội tuyệt vời nằm ngay trên sao Hỏa để điều tra về sự sống”, tờ The New York Times dẫn lời ông James L. Green, giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA, nói trong buổi họp báo hôm 28.9. Sau công bố mới nhất này, John M. Grunsfeld, cựu phi hành gia của NASA, đã nói đến việc gửi những con tàu vũ trụ đến những khu vực này trong những năm 2020, rất có thể liên quan tới việc tìm kiếm sự sống. Các nhà khoa học cho rằng những vệt dài và hẹp đổ dốc từ đỉnh núi xuống sườn này chính là nước chảy trên sao Hỏa - Ảnh: NASA Việc phát hiện nước trên bề mặt sao Hỏa này do tạp chí về khoa học địa chất Nature Geoscience công bố, dựa trên dữ liệu quang phổ từ tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) của NASA, tạp chí The Verge cho biết. Năm 2010, NASA thực tế đã phát hiện những vệt đen trên sao Hỏa và đưa ra những nghi ngờ về việc đó là vệt dài do nước tạo ra. Những vệt này dài hơn và dày hơn vào mùa ấm, mờ dần và co lại trong mùa lạnh, trùng khớp với diễn biến thường thấy ở các bãi bùn do nước tạo ra. Nhật Đăng ==================== Trong Lý học Tàu, từ con Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà đến Phong thủy Tàu, thì Thủy là nước, phong là gió. Còn Lý học Phương Đông nhân danh nền văn hiến Việt thì nước là một hình tượng của Thủy. Do đó, cái mà Nasa "nhìn" thấy trên sao Hỏa và bảo là dấu vết của nước, có thể giải thích bằng một dạng tương tác khác, mà lý học Việt gọi là "Thủy". Nhắc lại: Với lý học Việt, "nước" - như trên trái Đất, chỉ là một hình tượng của Thủy. Không bao giờ có sự sống trên sao Hỏa.1 like