-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 02/10/2015 in Bài viết
-
Đêm Trung Thu Của Nền Văn Hiến Việt
hoctronho and 4 others liked a post in a topic by Guest
ĐÊM TRUNG THU CỦA NỀN VĂN HIẾN VIỆT Kính dâng: Thuỷ Tổ Kinh Dương Vương – Mẫu Vụ Tiên, 8] Quốc Tổ Lạc Long Quân, Quốc Mẫu Âu Cơ, Kính tặng: 7]Mừng sinh nhật lần thứ 66 của Sư Phụ Thiên Sứ Lạc Việt – 7]Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tức Nguyễn Vũ Diệu 1. Mở đầu: Nền Văn Minh Đông Phương mà chủ nhân là dân Tộc VIỆT, trải gần 5000 năm văn hiến với bao thăng trầm của lịch sử. Tuy nền văn minh kì vĩ của Tổ Tiên đã bị huỷ hoại, bị chiếm đoạt bởi sự xâm lăng của kẻ thù phương Bắc. nhưng Tổ Tiên chúng ta đã tìm cách lưu giữ và truyền lại cho con cháu chúng ta thông qua rất nhiều di sản văn hoá phi vật thể. Đặc biệt chính là những tập tục, phong tục truyền thống, trò chơi dân gian hay tín ngưỡng thờ cúng. Những nét văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, một nền văn minh lúa nước tồn tại qua hàng ngàn năm bất chấp thăng trầm của Lịch sử, không những không bị đồng hoá mà ngày càng chứng minh sự khác biệt rõ nét với những bản sao của những dân tộc tự xưng là chủ nhân của nền văn minh ấy. Sự giao thoa của các nền văn hoá là rất bình thường trong mọi nền văn minh, từ cổ đại tới hiện đại. Tuy nhiên, nguồn gốc và nét đặt trưng riêng biệt của chủ nhân nền Văn hoá đó được thể hiện qua các phong tục, tập tục được truyền từ đời này qua đời khác, và cũng chỉ có họ mới có thể giải thích được cặn kẽ vì sao những phong tục đó lại tồn tại. Bên cạnh Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt để đón chào một mùa Xuân mới thì Tết Trung Thu (hay còn gọi là Tết Trẻ Em, Tết Đoàn Viên) cũng là một trong những lễ hội lớn của dân tộc Việt. Đây là một trong nhiều Tết lễ trong năm nhưng là một mốc thời gian mà mọi trẻ em mang trong mình dòng máu Việt đều mong chờ. Tết Trung thu của người Việt mang nét đặc trưng riêng biệt và mang đậm tính nhân văn, rộng hơn là tính Minh Triết của nền Văn minh Lạc Việt. Đó chính là việc nhìn nhận vị trí quan trọng của Trẻ Em- Tương lai của một dân tộc, đó là việc Tổ tiên chúng ta đã đưa tinh tuý của nền Văn minh vào trong một lễ hội giành cho trẻ em – mầm non, tương lai của Dân Tộc. Tuy rằng ở Trung Quốc, Đài Loan hay một số nước Đông Nam Á có Tết trung thu, đặc biệt là ở Trung Quốc rất giống với Việt Nam. Người TQ cho rằng Tết Trung Thu xuất phát từ nền văn minh Hoa hạ nhưng về bản chất thì không thể giống và đúng với ý nghĩa cốt lõi của Tết Trung Thu – vốn thuộc về nền Văn minh Lạc Việt. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về sự khác biệt đó. Đây là nghiên cứu và cách nhìn nhận riêng của tôi, vẫn còn nhiều chỗ chưa thấu đáo. Tuy nhiên tôi hy vọng chúng ta tiếp tục lưu giữ và phát huy những di sản văn hoá của Tổ Tiên để lại. Hãy để con cháu chúng ta tự hào rằng, dân tộc Việt là chủ nhân của một nền Văn minh kì vĩ, một trong những nền văn hoá lâu đời nhất trên hành tinh. 2. Vì sao lại là Tết Trung Thu ? Theo Âm lịch (hay lịch mặt Trăng) thì hằng năm chúng ra cũng có 12 tháng (năm nhuận sẽ thêm 1 tháng nhưng không có hai ngày Tết Trung Thu). Mỗi một tháng đều có ngày Rằm tức là ngày Trăng tròn, nhưng trong số 12 ngày Rằm trong năm thì ngày Rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Tám là quan trọng nhất. Tết Trung Nguyên hay còn gọi là Rằm tháng Bảy, tuy là ngày tết quan trọng trong văn hoá Tâm linh của người Việt nhưng gọi là Tết thì chúng ta không coi đó là ngày Tết. Chỉ có hai dịp được coi là Tết: Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Tết Trung Thu là Tết giành cho trẻ Em, một ngày Tết chưa bị ảnh hưởng và thay đổi bởi cuộc sống hiện đại. Tổ tiên chúng ta đã vô cùng sáng suốt và linh mẫn khi tạo ra một phong tục giành riêng cho Trẻ em. Qua đó vừa thể hiện sự nhìn xa trông rộng cho việc giữ gìn nền văn minh, vừa thể hiện sự cao minh khi đưa mật mã vào trong những phong tục dân gian .Đơn giản bởi vì Trẻ em từ lúc biết nhận thức vạn vật xung quanh sẽ ghi lại những gì huyên náo, đầy màu sắc. Hình ảnh và âm thanh đó sẽ lưu giữ trong ký ức cho tới lúc Già. Phong tục đó sẽ khó bị ảnh hưởng và thay đổi bởi tính qui ước sâu đậm trong kí ức được ghi lại ngay từ khi đứa Trẻ chưa biết nói. Mọi người con mang dòng máu Lạc Hồng sẽ không thể nào quên một Tết Trung Thu sẽ diễn ra thế nào, cần những gì: bánh Nướng, bánh Dẻo, mâm Ngũ quả để phá cỗ : Hồng ngâm, Chuối, Bưởi là thứ không thể thiếu. Rồi mũ Sư tử, trống cơm, đèn ông Sư và quan trọng nhất chính là Đèn Ông Sao. Không có Đèn Ông Sao, bánh Nướng, bánh Dẻo thì không phải là đêm Rằm Trung Thu. Trong chiêm tinh học, Tâm linh và Phù thuỷ phương Tây, họ luôn sử dụng lịch mặt Trăng cho mọi công việc liên quan tới Tâm Linh và pháp thuật. Mỗi một ngày rằm đều có tên: Ví dụ: tháng 1 là Trăng Tuyết, tháng 2 Trăng thần Chết, tháng 6 là Trăng Tình Yêu, tháng 7 là Trăng Cầu Nguỵện, tháng 8 là Trăng Đỏ. Trong đó trăng tháng 8 , khi mặt trăng gần trái đất nhất, tác động lớn nhất lên cuộc sống của hành tinh chính là thời điểm quan trọng nhất cho mọi công việc liên quan tới Tâm linh và pháp thuật trong giới Phù Thuỷ. Đây chính là một trong những bằng chứng cho thấy, có một sự liên quan mật thiết đến nhau giữa hai nền văn minh Đông – Tây , vốn được xem như không có sự lien kết. Điều này cũng lại đặt ra thêm nhiều hơn về nghi ngờ đã từng có một nền văn minh toàn cầu từng tồn tại trên trái đất và Tổ Tiên Lạc Việt là chủ nhân nắm giữ một phần thuộc về nền văn minh đó. Các nhà khảo cổ cho rằng, hình ảnh về Tết Trung Thu đã được in trên Trống Đồng Ngọc Lũ, tức là nó đã phải có trước cả khi làm ra Trống Đồng. Sẽ không có bất kì một bằng chứng khảo cổ hay di tích nào còn tồn tại để chứng minh cho sự tồn tại của những thứ như bánh Nướng- Dẻo, đèn Ông Sao. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, cũng như bánh Trưng-bánh Dày của Tết Nguyên Đán thì bánh Nướng-Dẻo và đèn Ông Sao cũng gắn liền với Tết Trung Thu từ ngày Tết này ra đời. Những thứ bánh, đồ chơi đó, tuy giành cho Trẻ Em nhưng hàm chứa trong đó chính là kiến thức huyền vĩ của nền Văn minh Lạc Việt. 3. Mật ngữ thông qua ẩm thực và trò chơi A. Bánh Nướng- Bánh Dẻo Cho dù giống nhau về mặt hình thức nhưng bánh của Người Việt khác với bánh nướng và bánh Dẻo của người Trung Quốc, chính là nội dung được thể hiện bên trong chiếc Bánh. Bánh Nướng vuông, bánh Dẻo tròn , vị phải Ngọt (tất nhiên phải ngọt vì mọi đứa trẻ đều thích Ngọt), bánh truyền thống đều có nhân Ngũ Vị hoặc Thập Vị. Ở đây, chúng ta đã thấy sự hiện diện của số 5 và số 10 – con số của Hậu Thiên. Bánh Nướng nhân sẽ có 10 Vị (bánh THẬP cẩm), trong đó sẽ có mỡ phần của lợn (heo) cắt vuông-nhỏ, lá chanh thái nhỏ , thịt quay(heo hoặc gà) hoặc lạp xưởng – hạt sen, vừng, mứt bí (bí xanh), hạt bí, Tất cả tạo nhân bánh khi trộn vào sẽ có đủ các màu: Xanh, Trắng, Đỏ, Xanh Dương tượng trưng cho các hành trong ngũ hành là: Mộc, Kim, Hoả, Thuỷ. Vỏ bánh Nướng Vuông sau khi nướng sẽ có màu Nâu sậm đặc trưng, biểu tượng của hành Thổ. Chiếc bánh Nướng đơn giản nhưng đầy đủ Ngũ Hành. Tôi cho rằng, tiết Trung Thu là thời điểm Kim cực thịnh nên việc tạo ra chiếc bánh được tạo ra mang hình thù đặc trưng của hành Thổ chính là sự hoà hợp giữa tiết Khí và ẩm thực. (Thổ sinh Kim) Bên cạnh đó là bánh Dẻo thể hiện tính Âm bên cạnh bánh Nướng (thuộc Dương). Bánh Dẻo màu Trắng, hình tròn mang hình tượng của KIM. Cũng nhưng bánh Chưng và bánh Dầy thì chúng ta cũng nhận thấy sự trùng hợp trong việc bánh Nướng-Dẻo được tạo ra. Tất nhiên về sau này thì bánh Nướng-Dẻo đều có cả hình tròn và vuông nhưng nguồn gốc thì từ ngày xưa , kí ức trẻ thơ của tôi là bánh Nướng Vuông, bánh Dẻo Tròn. 35]B. Mâm Ngũ Quả: 35] Phá cỗ đêm trung thu, trước khi trẻ con phá cỗ thì hoa quả cùng đồ chơi sẽ được bày biện để mời Chị Hằng Nga (đại diện của măt Trăng). Đây chính là mâm Cỗ trong công việc Tế Lễ, và bản chất đằng sau mâm hoa quả chính là một phần không thể thiếu trong thủ tục Tế Lễ. 35]C. Đèn Ông Sao: 35] Là thứ không thể thiếu trong Tết Trung thu. Đây là một thứ đồ chơi rất bình thường và đơn giản nhưng nó lại là một biểu tượng rất đặc biệt. Chúng ra chỉ có thể tìm thấy đèn Ông Sao ở duy nhất Tết Trung Thu của Người Việt. Các loại đèn của Trung Quốc đều chỉ là đồ chơi thuần tuý, hoặc mang tính chất dân gian theo văn hoá truyền thống. Nó hoàn toàn khác với ý nghĩa của cây đèn Ông Sao trong nền Văn minh Lạc Việt Trước hết, hãy nói về biểu tượng ngôi sao năm cánh bên trong vòng tròn. Trong giới Phù Thuỷ tây Phương, hình ảnh ngôi sao năm cánh đều bên trong hình tròn là biểu tượng của giới Phù Thuỷ. Không chỉ là hình tượng, nó còn được hiểu như một lá Khiên, lá Bùa để bảo vệ người Phù thuỷ và là đại diện của niềm tin, sức mạnh của giới Phù Thuỷ. Không có một biểu tượng nào có sức mạnh như biểu tượng này. Chúng ta thương chỉ biết tới sự tồn tại 4 hành trong nền lý học Tây phương nhưng thực chất họ cũng chia ra làm 5 HÀNH bao gồm Khí, Nước, Đất, Lửa và trên hết là Tâm Linh (là trung tâm, là không giới hạn) khác với Ngũ hành của nền văn minh Đông phương. Vòng tròn bên ngoài thể hiện sự sống, là luật Luân Hồi (Sinh –Lão- Tử- Tái sinh). Vòng tròn chứa ngôi sao năm cánh(pentagram) là một kí hiệu cổ xưa nhất tồn tại trên Trái đất. Nó được cho là đã có từ thời kì URUK -3500 năm trước CN và thời kì Ur của Chaldees trong Mesopotamia cổ đại. Nó được tìm thấy ở khắp nơi, từ Ân độ , Ai Cập, Hy Lạp, Babylon, Maya Châu Mỹ, Đông Nam Á. Hình tượng, biểu tượng này được tìm thấy qua cả tín ngưỡng bao gồm đạo Thiên Chúa, Do Thái, Satanic, và giới Phù thuỷ. Kí hiệu/biểu tượng này được dùng như bùa chú bảo vệ, kêu gọi năng lượng của các vị Thần, và là con dấu của Vua Salomon. (dấu của Vua Salomon được lưu trữ tại bảo tàng quốc gia Anh) (hình ảnh chụp từ vệ tinh vòng tròn ngôi sao năm cánh tại Kazahktan-Ka Zắc Tan) (Bùa chú dùng hình tượng Sao năm cánh trong giới Phù thuỷ) Trong giới Phù thuỷ, việc sử dụng biểu tượng này trong các công cụ giao tiếp với Thánh Thần và thể hiện quyền năng , ví dụ như ĐŨA THẦN. Quay trở lại với đèn Ông Sao, ta thấy biểu tượng không hề khác biệt so với các nền văn hoá khác. Ngôi sao 5 màu biểu tượng cho ngũ hành và bên ngoài là hình tượng Thái Cực, là Trời, là Thánh Thần, là năng lực vô biên. Về sau này, nhiều người bỏ vòng tròn quanh ngôi sao hoặc chỉ dán bằng giấy bóng kính với hai màu xanh và đỏ do không hiểu ý nghĩa. Tuy nhiên, khi kết hơp những đặc điểm chung này thì Đèn Ông Sao phải có vòng tròn xung quanh và dán đủ 5 màu sắc : Xanh-Đỏ-Tím-Vàng-Lục. Vật liệu khung được làm từ Tre và gỗ xốp có lõi rỗng, chứ ko phải bằng các loại gỗ quí hay vật liệu đắt tiền. Tôi giải thích thông qua một công cụ không thể thiếu của Phù Thuỷ, đó là cây Đũa Thần. Tôi sẽ không giải thích về cây Đũa này vì nó hoàn toàn không mang tính mê hoặc như chúng ta vẫn thường thấy trên phim ảnh hay truyện có nguồn gốc từ Tây phương. Đây là công cụ mang tính biểu trưng của năng lượng vũ trụ và Phù thuỷ dùng nó như một phần cơ thể, tiếp nhận năng lượng và truyền năng lượng của mình vào vũ trụ. Một trong những loại đũa thần của giới phù thuỷ được làm bằng gỗ của cây bụi rậm, yêu cầu phải rỗng ruột (đương nhiên là có lý do cần phải rỗng ruột), dài khoảng 50,4cm, đường kính 0,95cm ! Cây đèn Ông Sao của chúng ta, ngôi sao làm từ tre (dạng xốp) và cán làm bằng cây gai xốp và rỗng ruột từ thân cây Đay, kích thước và đường kính cũng tương tự như Đũa thần .Về nguyên liệu cho thấy có sự tương đồng với nguyên liệu tạo ra cây Đũa thần của Phù thuỷ Tây phương. Cấu tạo tay cầm được dùng gỗ xốp –tre hoặc nứa, có lõi và được sơn màu đỏ. Theo Lý Học Đông Phương thì đó là tượng quẻ Ly –Hoả (Ly trung Hư) tượng của sự vui vẻ , no đủ, thành công. Phía trên là biểu tượng sao năm cánh Ngũ Hành , với vòng tròn là tượng quẻ Càn. Trên Càn- dưới Ly : cây đèn ông Sao cho ta quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân !!!!! Là quẻ số 13 trong Kinh Dịch - Tượng của sự sum vầy, đồng lòng hay sự giao hoà giữa con Người với thế giới Tâm Linh. Mọi người cùng đồng lòng hướng về một điều ước cho Trẻ em được Vui chơi, No Ấm và Hạnh Phúc. Với mọi đứa trẻ, ước mơ được Vui vẻ, được ăn uống no nê là một tiềm thức có từ khi mới sinh ra. Vậy nên Tổ tiên chúng ta đã tạo ra cây đèn Ông Sao cho trẻ Em như một chiếc Đũa thần, gửi thông điệp mong ước của tất cả trẻ Em, của Tương lai một dân tộc , được vui chơi và sự No Ấm, Hạnh Phúc. Tất nhiên, nếu người lớn thì ý thức và điều ước không thuần khiết như tiềm thức của trẻ em, thế nên sẽ không tạo ra sự đồng nhất và không tạo ra sự kì diệu. Vì thế, Đêm Trung Thu với lễ rước đèn Ông sao cùng với múa Sư tử sẽ tạo ra một điều kì diệu nếu mọi người cùng hướng về chung một điều ước. Trong bài nghiên cưú của tôi về Cúng Lễ, tôi có trình bày chi tiết hơn về những điều kì diệu được tạo ra từ sức mạnh ý trí, năng lực của tiềm thức và ước muốn cháy bỏng của con người. 35]D. Đèn Cù (Ông Sư): 35] 35]Về tên gọi thì tôi cũng không tìm được lý giải vì sao gọi là đèn Cù hay đèn Ông Sư. Tuy nhiên , tôi lại nhận thấy có sự tương đồng giữa hình của cây đèn này với bánh xe Cầu nguyện – Hexagram, biểu tượng của Thần Linh, của Sao Thổ . Ngạc nhiên hơn nữa, Biểu tượng hình Lục Giác này có trên đỉnh cực Bắc của sao Thổ . 35] 35]Sao Thổ, theo chiêm tinh học Tây phương cổ đại gắn liền với ô vuông thần bí 3x3, tức là đồ hình Tiên thiên. Từ" Hexagram" là từ cho biểu tượng Lục Giác nhưng cũng là tên gọi chung cho 64 quẻ Kinh Dịch 35]Cũng như hình ngôi sao năm cánh, biểu tượng lục giác được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ hình vẽ trong các hang động tới công trình kiến trúc, biểu tượng trong nhiều tôn giáo vào khoảng hơn 2500 năm trước Công nguyên. Đèn Cù có 6 cánh cân bằng, khi kẻ các đường thẳng qua đỉnh và nối với nhau, chúng ta sẽ được một Hexagram. Cây đèn Cù chính là thể hiện của năng lượng Tâm linh, và cũng như nền văn hoá cổ khác, họ dùng biểu tượng này trên bánh xe Tâm linh hay bánh xe cầu nguyện (Wising Wheel). Khi cầu nguyện, bánh xe sẽ quay tròn cũng giống như khi chơi đèn Ông Sư thì phải đẩy nó quay. Cây Nến bên trong phải thắp sáng khi chơi đèn, và đó chính là sự kết nối giữa con người với thế giới Tâm linh. (hình ảnh chụp từ một ngôi đền tại Ả Rập (từ các nghiên cứu về Ý thức và Vô Thức) (chiêm tinh với kinh dịch) Chúng ta sẽ không tìm được đèn Cù ở bất kì nơi nào khác, bất kì nền văn hoá nào khác ngoại trừ tại Việt Nam. 35]E. Múa Sư tử: 35] Vì sao lại trọn biểu tượng là con Sư tử chứ không phải là các biểu thượng Linh thiêng khác như Rồng hay Hổ ? Bên cạnh đó lại có Ông Địa với khuôn mặt luôn nở nụ cười,mặt tròn bụng to đi trước múa quạt . Cạnh đó là múa cầu lửa với Trống gõ theo nhịp “Tùng tùng tùng tùng, cắc , Tùng tùng tùng tùng” Trong các buổi Tế Lễ, sự canh giữ và bảo vệ con trẻ khỏi tà ma trong đêm là điều vô cùng cần thiết. Nó đảm bảo mọi sự cầu xin đều không có tà ma xâm nhập. Múa Lân của người TQ , cho dù giống nhau về mặt hình thức nhưng nó lại thể hiện một tham vọng chính trị và nước lớn với việc vờn quanh quả Cầu. Nó không còn mang ý nghĩa của Múa Sư Tử của người Việt bởi vì múa Sư tử cổ truyền của chúng ta thể hiện rõ nét sự bảo vệ Linh thiêng, cũng giống như Sư tử ở cửa Đền Chùa của người Việt (không phải đe doạ). Ông Địa, đại diện cho thế giới Tâm linh, vui vẻ đi trước dẫn đầu. Cạnh đó là múa Lửa, dùng Lửa để xua tan tà khí và nhịp Trống tạo nên một nhịp điệu cho mọi người tập trung , hoà điệu cùng với điệu múa. Đó chính là điều kiện cho một đàn Cúng Lễ thành công – Sự tập trung và đồng điệu. Lễ phá cỗ đêm Trung Thu bản chất là một đàn Cầu Lễ mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Qua đó cũng thể hiện một tư duy vượt trội so với các nền văn hoá khác, cũng như thể hiện một tri thức cao thâm thuộc về một nền văn minh kì vĩ của Tổ Tiên chúng ta. (Hình ảnh sử dụng trong bài viết đều được sưu tầm từ mạng Internet) Hà nội ngày 26-9-2015 Mạnh Đại Quân (tức Hoàng Triệu Hải)5 likes -
Quán vắng!
Vi Tiểu Bảo and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Kỹ sư Việt chế ôtô chạy nước lã, người Nhật chào thua 01/10/2015 08:24 GMT+7 Chiếc vành xe đạp của ông không chỉ đánh bại hàng Nhật, mà còn chu du sang tận châu Âu. Kỹ sư 'hai lúa' chế trực thăng bay 200 km/h Kỳ nhân đất Cảng chế bom khinh khí, ôtô chạy nước lã Những “siêu xe” tự chế của nông dân Việt Xem bài khác trên Vef.vn Sản phẩm đánh bại cả thương hiệu của Nhật Sau khi tặng chiếc máy nghiền tôm cá làm mắm cho HTX Duyên Hải ở Đồ Sơn (Hải Phòng), giải phóng sức lao động cho 200 nữ công nhân, anh chàng kỹ sư trẻ Vũ Hồng Khánh được ông chủ nhiệm HTX tặng cho 5.000 đồng, số tiền cực lớn thời bấy giờ. Có số tiền khổng lồ trong tay, Khánh đã mơ tưởng đến một kế hoạch phát triển cho tương lai của mình. Việc đầu tiên để thực hiện ước mơ sáng tạo, là anh dùng số tiền đó mua một mảnh đất rộng gần 500 mét vuông ở vùng ngoại thành, đã có sẵn ngôi nhà 2 tầng. Ngôi nhà đó Khánh ở, phần đất còn lại, anh dựng mái che, mở xưởng sản xuất hàng loạt các loại máy móc. Sau sự thành công ngoài sức tưởng tượng của chiếc máy nghiền thủy sản làm mắm, các hợp tác xã khắp trong Nam ngoài Bắc tìm gặp chàng trai Vũ Hồng Khánh để đặt hàng. Thập kỷ 70 thế kỷ trước, chiếc máy nghiền thủy sản làm mắm xuất hiện khắp nơi, thay cho đôi bàn tay mài mắm vất vả của người công nhân. Ông Khánh bên chiếc máy nghiền sắn thành thức ăn gia súc tự động do ông chế tạo Tuy nhiên, chiếc máy nghiền thủy sản làm mắm chỉ là sáng chế khoa học thực tiễn đầu tiên. Từ khi lập xưởng, bán được máy móc, có vốn, Vũ Hồng Khánh liên tiếp có những sáng chế hết sức vĩ đại thời kỳ bao cấp. Khánh thường đi thăm các doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã xem công nhân ở đây làm những việc gì vừa tốn sức lao động, vừa không hiệu quả, để sáng tạo ra máy móc thay cho những đôi tay yếu đuối, chậm chạp của con người. Đã có đến cả trăm loại máy móc do chàng kỹ sư nghiệp dư Vũ Hồng Khánh chế tạo ra, hoàn toàn bằng bàn tay, khối óc của mình, như: máy chế biến xà phòng, máy ép gỗ, ép mùn cưa, máy cải tạo đồng cói, máy ép cói, máy chẻ cói, máy đan cói xuất khẩu, rồi đủ các loại máy móc phục vụ nông dân như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa, máy cắt cỏ… Những loại máy móc do Vũ Hồng Khánh sáng chế để phục vụ ngành công nghiệp, tiểu thủ công thì nhiều không thể kể xiết. Nổi bật và thành công nhất là những loại máy làm nhựa tự động như: máy nghiền nhựa tái sinh, máy làm chậu nhựa, xô nhựa, máy làm guốc, dép nhựa, máy thổi can nhựa, phễu nhựa, bát đĩa, cốc chén nhựa… Chiếc máy sản xuất vành xe đạp inox tự động do ông Khánh chế tạo Mọi loại sản phẩm bằng nhựa mà thị trường cần ông đều có thể làm được hàng loạt bằng cách sáng chế ra những chiếc máy tự động. Điều đặc biệt là các công đoạn chế biến sản phẩm hầu như đều bằng máy, giải phóng sức lao động tay chân của con người. Từ những thành công đầu tiên, ông đã liên tiếp sáng chế những loại máy phức tạp mà người Việt khó tưởng tượng ra, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho bản thân và đất nước, và có ý nghĩa xã hội lớn lao… Trong căn phòng làm việc khá bừa bộn ở một cái xưởng bỏ không dưới chân cầu Niệm, trên 4 bức tường treo kín ảnh các chính khách hàng đầu đất nước đến thăm Doanh nghiệp Tư nhân Khánh Hòa và cá nhân ông Vũ Hồng Khánh. Tấm ảnh to nhất, trang trọng nhất chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm sản phẩm của nhà khoa học này. Đại tướng là người mà ông Vũ Hồng Khánh vô cùng ngưỡng mộ. Ông Khánh gắn sự nghiệp của mình với chiếc vành xe đạp cách đây khoảng 15 năm. Khi đó, Báo Nhân dân có bài viết: “Xe đạp Việt Nam đi về đâu?”. Bài báo nêu lên tình trạng xe đạp của Nhật và Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước khi đó cũng rục rịch đi vào lĩnh vực sản xuất xe đạp, tuy nhiên, sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh nổi sản phẩm của nước ngoài cả về hình thức và chất lượng. Nhà nhà mua xe đạp phượng hoàng của Trung Quốc, người người sắm xe đạp mini của Nhật Bản. Ngành công nghiệp xe đạp trong nước vừa mới ra đời, đã có nguy cơ phá sản, thất bại. Đọc xong bài báo đó, ông Khánh rất buồn. Trong khi các nước Tây Âu đã sản xuất ra máy bay từ gần thế kỷ trước, đã sáng chế ra tàu vũ trụ, trong khi, đất nước mình, với mấy chục triệu dân, lãnh thổ không phải là nhỏ, mà sao chiếc xe đạp cũng không làm nổi. Ông Khánh bên chiếc máy tự động sản xuất vành xe đạp inox Cả đêm trằn trọc suy nghĩ, sớm hôm sau, ông ra chợ Sắt mua một chiếc xe đạp mini bãi của Nhật đêm về nghiên cứu. Ông tháo tung các bộ phận để xem xét. Với đầu óc của ông, việc sản xuất ra một chiếc xe đạp, không có gì khó khăn lắm, tuy nhiên, nếu làm nguyên một chiếc xe đạp, thì hiệu quả lại không cao. So sánh các bộ phận của một chiếc xe đạp, ông Khánh tính toán giá trị như sau: Khung nặng 7kg mà chỉ có giá 100 ngàn đồng, vành inox chỉ nặng 1,4kg mà có giá tới 240 ngàn đồng. Tính toán thiệt hơn, ông thấy việc sản xuất chiếc vành xe đạp sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Hơn nữa, trong chiếc xe đạp, thứ rất hay hỏng chính là chiếc vành. Những chiếc xe đạp của Trung Quốc cứ đâm vào đâu là méo vành ở đó. Xe dùng chỉ được vài năm, là vành han gỉ, bởi vành là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nước. Do đó, nếu sản xuất được vành xe đạp không gỉ, thì chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nghĩ là làm, làm là say mê quên mình. Ông Khánh bỏ bê mọi công việc lên quan đến các xưởng sản xuất đồ nhựa, dày tâm nghiên cứu việc sản xuất vành xe đạp. Việc sản xuất vành xe đạp inox đạt độ chính xác rất cao và năng suất bằng hàng ngàn lao động thủ công Sau nhiều ngày đêm miệt mài trong công xưởng, những chiếc vành inox đầu tiên cũng xuất hiện với chất lượng và kiểu dáng tương đương với vành inox của Nhật Bản. Chỉ là một chiếc vành đơn giản, song người Nhật đã làm mưa làm gió trên thị trường thế giới. Đem những chiếc vành xe đạp bằng inox đi dự thi ở Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam tại Giảng Võ, ông Khánh đã rinh ngay một chiếc huy chương vàng. Chiếc huy chương vàng đặt trong tủ kính, chiếc bằng chứng nhận treo trên tường, đã thể hiện sự thành công và nỗ lực của ông Vũ Hồng Khánh. Tuy nhiên, ông Khánh nhận ra rằng, nếu cứ sản xuất thủ công như vậy thì sản lượng không cao, chất lượng không đồng đều và sẽ không thể phát triển mạnh, với quy mô lớn, trong thời gian ngắn. Hơn nữa, sản xuất cái vành xe đạp bằng cách thủ công thì mấy anh thợ hàn, thợ gò cũng làm được, cần gì đến một kỹ sư. Ngẫm vậy, thế là ông Khánh tiếp tục đêm ngày vẽ vời, rồi gò, rồi đúc. Các công nhân làm việc miệt mài dưới sự chỉ đạo của ông. Chỉ thời gian ngắn sau, một hệ thống dây chuyền sản xuất vành xe đạp tự động đã ra đời. Chỉ cần đưa tấm inox vào một đầu của máy, sẽ cho ra chiếc vành inox hoàn thiện, mà không cần sự can thiệp của con người Theo ông Khánh, trông cái vành xe đạp inox khá đơn giản, nhưng để tạo ra một cái máy sản xuất tự động thì không hề đơn giản chút nào. Dây chuyền chế tạo là sự kết hợp giữa cơ khí với tự động hóa. Cái khó nhất là công nghệ cán gấp định hình trực tiếp từ thép lá cuộn phải đạt trình độ kỹ thuật và độ chính xác tuyệt đối. Chỉ cần sai một ly, bằng một hạt cát, sản phẩm ra đời sẽ là một miếng sắt vụn, chứ không thể là cái vành xe đạp với những số đo chính xác đến một phần ngàn milimet. Sáng chế thành công hệ thống dây chuyền sản xuất vành xe inox tự động là một thành công lớn, ngoài sức tưởng tượng của các nhà khoa học Việt Nam, kể cả những bộ óc sáng chế lớn trong các cơ quan khoa học. Khi một, rồi hai, rồi 3… chiếc máy sản xuất vàng inox tự động ra đời, sản phẩm vành xe đạp của Doanh nghiệp Tư nhân Khánh Hòa đã tràn ngập khắp cả nước. Những chiếc vành xe đạp cứ tuôn tỏa ngày đêm từ chiếc máy ra ngoài, rồi các công nhân chỉ việc đóng gói thành từng lô, đưa lên xe tải cho các đại lý chở đi. Chiếc vành xe đạp inox có chất lượng tương đương, kiểu dáng đẹp như vành xe đạp Nhật, song giá thành lại chỉ bằng 1/6 chiếc vành xe đạp của Nhật Bản. Mặc dù có thể bán với giá rất cao, tương đương với vành xe đạp của Nhật, song nếu làm như vậy thì người dân thiệt thòi quá, mà lợi nhuận ông thu về kinh khủng quá, vượt xa với giá trị thực của một chiếc vành xe đạp. Thay vì bán với giá 240 ngàn/chiếc, ông chỉ bán với giá 40 ngàn đồng, vẫn đảm bảo lãi gấp đôi. Lý do chiếc vành xe đạp được bán với gái rẻ như vậy, là bởi vì việc sản xuất hoàn toàn tự động bằng máy móc, không tốn mấy công sức của con người. Với chất lượng, giá cả như thế, vành xe đạp của Nhật Bản và Trung Quốc và của các doanh nghiệp trong nước đã bị đánh bại hoàn toàn. Thậm chí, những chiếc vành xe đạp của Doanh nghiệp Tư nhân Khánh Hòa đã tràn ngập thị trường Lào, Campuchia, rồi xuất ngược cả sang Nhật Bản, Trung Quốc. Ông Vũ Hồng Khánh lôi chiếc bản đồ cũ kỹ, bụi bặm, nằm dưới đống giấy tờ lộn xộn. Từ chiếc bản đồ đó, tôi thấy những nét vẽ màu đỏ kéo từ Hải Phòng đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, vượt đại dương sang cả châu Âu, châu Mỹ. Điều đó có nghĩa là sản phẩm vành xe đạp của ông đã chu du đi khắp thế giới. Giữa thời kỳ khó khăn của ngành sản xuất xe đạp nước nhà, việc ra đời của những chiếc máy sản xuất vành xe đạp tự động đã góp phần làm sống dậy ngành sản xuất xe đạp trong nước, tạo ra phong trào cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kỳ diệu mà khó có sản phẩm nào do các nhà khoa học trong nước sáng chế đạt được, đó là cả chục lần mang chiếc vành xe đạp đi dự thi, thì đều đạt được giải thưởng cao nhất. Riêng 7 lần đi dự Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam, thì cả 7 lần được huy chương vàng. Sản phẩm của ông cứ tham dự là đoạt huy chương vàng, là bởi không có sản phẩm nào ở thời kỳ đó có chất lượng tốt mà giá thành lại rẻ như chiếc vành xe đạp inox của ông. Mới đây, kỹ sư Vũ Hồng Khánh đã thử nghiệm thành công chiếc xe ô tô chạy bằng nước lã từ Hải Phòng lên Hà Nội. Ngoài ra, ông còn chế tạo chiếc xe vừa chạy bằng nước vừa chạy bằng xăng, giúp tiết kiệm nhiên liệu tới 35%. Ông Khánh đã chế tạo hàng loạt máy móc biến nước thành hydro - thứ mà ông gọi là siêu năng lượng. Ông đang viết nhiều đề tài để sử dụng hydro vào cuộc sống, chế tạo vũ khí... (Theo VTC News) ======================= Một khả năng tư duy thực sự đáng khâm phục. So sánh vị kỹ sư này với các thứ tư duy giẻ rách, mới thấy ông ta thực sự là một hiện tượng cực kỳ hiếm hoi.4 likes -
Cảm ơn Hungnguyen nhiều vì thông tin này. Thực ra đây không phải lần đầu tiên tôi đã chứng tỏ tính vượt trội về tri thức của một nền văn minh cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt. Mà có thể nói là đã nhiều lần trên một số lĩnh vực. Ngoài những lĩnh vực thuộc về "truyền thống" và vượt trội hơn hẳn cả nền văn minh hiện đại của Lý học Việt, là khả năng tiên tri có phương pháp, cho tất cả mọi phương diện liên quan đến cuộc sống con người thì - những lĩnh vực khác, như: Lĩnh vực thời tiết thì đã quá nhiều lần các cơ quan KTTV loại sừng sỏ trên thế giới đoán sai. vấn đề "Nước trên mặt Trăng". Gần đây là lĩnh vực Địa Vật Lý liên quan đến khảo sát động đất; lĩnh vực vật lý cơ bản, thí dụ như vấn đề "Hạt của Chúa". Về vấn đề sự sống ngoài trái Đất thì tôi cũng xác định lâu rồi - Có luôn cả thư ngỏ đến ngài Obama - ngay trong topic này - rằng: "Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Tất nhiên sao Hỏa là một hiện tượng khảo sát cụ thể ngoài trái Đất, tất yếu nó phải nằm trong sự xác định này. Tức là: Không thể có sự sống ngoài sao Hỏa và thậm chí tiền đề của sự sống là nước trên sao Hỏa cũng không thể có - kể cả qúa khứ sao Hỏa từng có nước, như Nasa nhận định, cũng không thể có - khi tôi đã xác định: "Không có nước trên mặt trăng!". Riêng về vấn đề "nước trên sao Hỏa" thì đây không phải lần đầu Nasa công bố tin này. Trước đây - cũng lâu rồi - họ còn làm cả cả video clip mô tả một thời kỳ sao Hỏa đã có nước như thế nào (Đã thể hiện trong topic này). Tôi cũng đã bác bỏ sự tưởng tượng này của họ. Cũng đã có một thời kỳ sau đó, những nhà khoa học Nasa đã phải ngậm ngùi xác định "không có sự sống trên sao Hỏa". Bây giờ họ lại làm ầm ĩ lên. Chưa nói đến hàng loạt những hiện tượng được coi là dấu vết của sự sống được mô tả trên hành tinh này, như: Thấy rõ hình thằn lằn, chuột, người ngoài hành tinh....vv....Tôi cũng vẫn rất tin rằng họ đã sai. Có thể nói rằng: Những nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng trực quan, mà tôi còn nhìn thấy cái sai của họ về phương pháp phân tích và giải thích hiện tượng. Tôi cần xác định rằng: Rất tiếc! Trong thông tin công bố dưới đây, ngài Obama và cơ quan Nasa thể hiện hy vọng rằng: Tôi không biết tôi có thể còn sống đến năm đó không (Năm nay tôi 67 tuổi) để chia sẻ với cơ quan Nasa và cả Tổng thống Hoa Kỳ về nguyên nhân: "Vì sao không thể có sự sống ngoài trái Đất", khi cơ quan Nasa thừa nhận thất bại. Nếu họ quan tâm, có thể mời tôi đến cơ quan Nasa và tôi sẽ trình bày hệ thống lý thuyết - với những khái niệm có thể hiểu được bằng ngôn ngữ của tri thức khoa học hiện đại - về vấn đề: Vì sao không thể có sự sống ngoài Địa Cầu. Nhưng tôi không phải là kẻ cầu cạnh, đi xin việc để cầu danh, theo kiểu: Ta đây nói chuyện hẳn ở Nasa. Tôi chưa có nhu cầu đó. Bởi vậy, tất cả tôi chỉ phát biểu ở đây, ai cần thì đến gặp tôi. Tôi nhắc lại là tôi không hợm hĩnh kiêu ngạo, như những suy nghĩ hẹp hòi của người đời có thể gắn cho tôi. Mà là vì đấy không phải lĩnh vực tôi quan tâm. Tất cả những vấn đề mà tôi nói đến trong bài viết này, với tôi chỉ là phương tiện hỗ trợ để minh chứng cho một mục đích cuối cùng là: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm. ========================= TƯ LIỆU THAM KHẢO Nước chảy trên sao Hỏa - phát hiện làm thay đổi nhận thức vũ trụ Thứ ba, 29/9/2015 | 19:26 GMT+7 Phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa là một bước đột phá quan trọng, làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được. Những bức ảnh chứng minh có nước chảy trên sao Hỏa / NASA xác nhận có nước chảy trên sao Hỏa Dòng nước chảy theo mùa trên sao Hỏa. Ảnh: NASA Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua tuyên bố sao Hỏa tồn tại dòng nước mặn chảy trên bề mặt, mở ra nhiều hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh đỏ. Cách đây rất lâu, "sao Hỏa cổ đại được bao phủ bởi một bầu khí quyển rộng lớn, cùng với đại dương có kích thước bằng 2/3 bán cầu Bắc, sâu khoảng 1.609 km", Jim Green, giám đốc ban khoa học hành tinh của NASA cho biết. Sau một thảm họa không rõ nguyên nhân, "khí hậu sao Hỏa thay đổi mạnh mẽ, nước trên bề mặt dần biến mất". Năm 2008, giới khoa học khẳng định trên sao Hỏa tồn tại nước đóng băng, bao gồm ở cả hai cực. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất từ tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa (MRO) tiết lộ, bề mặt hành tinh đỏ cũng chứa nước lỏng, tạo cơ hội cho một số dạng sống hình thành và phát triển. Các dấu vết muối ngậm nước, sườn đồi dốc bị xói mòn là hệ quả của dòng nước muối chảy trên bề mặt sao Hỏa trong mùa nóng, sau đó đóng băng và biến mất trong mùa lạnh. "Sao Hỏa không phải là hành tinh khô cằn như chúng ta từng nghĩ", Green nói. Theo Mary Beth Wilhelm thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames (NASA), phát hiện có nước bề mặt chảy vào mùa nóng ở sao Hỏa làm dấy lên hy vọng cho con người về nơi có thể sinh sống được. Nước tinh khiết chắc chắn sẽ không ổn định trong khí quyển khắc nghiệt của sao Hỏa, đó là lý do nước muối có khả năng cao tồn tại dưới dạng đóng băng hoặc bị bốc hơi trong thời gian chuyển mùa nóng lạnh ở đây. Các nhà khoa học từng phát hiện nước trên bề mặt sao Hỏa, đóng băng ở hai cực của nó. Tuy nhiên, họ vẫn không dám chắc về nguồn gốc của nước bề mặt. Wilhelm cho biết, bà rất lạc quan vì dữ liệu mới sẽ cung cấp cho các nhà khoa học "cơ hội tuyệt vời để tìm thấy đúng chỗ nguồn nước trên sao Hỏa" mà con người có thể sử dụng, thậm chí là dấu hiệu sự sống tồn tại trong muối, chất lỏng và hơi ẩm có trong khí quyển sao Hỏa. "Nước trên sao Hỏa sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng trong tương lai, dành cho những chuyến thám hiểm của con người tới hành tinh này", Wilhelm nói. NASA và những cơ quan vũ trụ khác đang đau đầu tìm cách cung cấp đủ nước cho con người trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa. Cần tới 10.000 USD chi phí nhiên liệu cho 0,45 kg nước gửi lên vũ trụ, do đó, nếu có nước sẵn trên vũ trụ, sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn. Cơ quan Vũ trụ châu Âu và NASA đang tìm kiếm nước trên các tiểu hành tinh, hy vọng một ngày gần đây có thể khai thác nước từ lớp vỏ tiểu hành tinh rồi chở tới Mặt Trăng hoặc sao Hỏa. Mặc dù vậy, khai thác tiểu hành tinh vẫn còn mất nhiều năm nữa mới thực hiện được. Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi NASA đưa con người lên quỹ đạo sao Hỏa năm 2030, nhằm chuẩn bị cho việc đổ bộ sao Hỏa. Một chuyến đi vòng quanh quỹ đạo sao Hỏa mất ít nhất ba năm, do đó, việc phát hiện nước lỏng trên sao Hỏa là bước quan trọng trong nhiệm vụ thăm dò hành tinh đỏ. NASA đang lên kế hoạch khảo sát các tiểu hành tinh gần sao Hỏa, hy vọng tìm ra dạng sống kích thước hiển vi tồn tại. Vì thế, không có lẽ chúng lại không có mặt ở sao Hỏa - hành tinh từng có đại dương và khí quyển. "Sự tồn tại của nước lỏng cho thấy khả năng có sự sống trên sao Hỏa, và nếu có, chúng ta có thể tìm hiểu cách chúng sống sót", John Grunsfeld, phi hành gia thuộc Ban chỉ đạo Nhiệm vụ Khoa học của NASA, nói. "Có tồn tại sự sống ngoài hành tinh không, không còn là câu hỏi trừu tượng nữa, mà giờ đây đã trở thành câu hỏi cụ thể con người trả lời được". Dòng chảy của nước theo mùa trên sao Hỏa: Hồng Hạnh2 likes
-
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nuoc-chay-tren-sao-hoa-phat-hien-lam-thay-doi-nhan-thuc-vu-tru-3287551.html Họ xác định rồi sư phụ. Ngày 28/9, NASA xác nhận có nước muối ( không phải muối ăn NaCl) , chính xác là muối ngậm nước hydrated salt. Tuy nhiên bằng chứng nước từng tồn tại chứ không phải nước đang tồn tại. https://www.nasa.gov/press-release/nasa-confirms-evidence-that-liquid-water-flows-on-today-s-mars1 like
-
Chả phải khoe. Chiện vặt. Nhiều lần si phọ biểu diễn như thế này rùi. Ấy là si phọ chưa ...giở wẻ và bị đoán sớm gần ba tiếng đồng hồ (Sư phụ muốn chủ động đoán sát giờ, nhưng ko có thông tin, lại lười giở wẻ). Nếu xét về Lý học thì cuộc họp thượng đỉnh lần này rơi đúng vào ngày Tam nương sát theo giờ Mỹ. Khi sự kiện xảy ra vào ngày Tam Nương, ai chủ động người đó thiệt. Qua thực tế đã diễn ra, sư phụ đoán là Trung Quốc chủ động chọn ngày cho cuộc gặp thượng đỉnh. Hậu quả sẽ cực kỳ tai hại. Hãy chờ xem.1 like
-
Thất bại lớn nhất trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình Hồng Thủy 30/09/15 10:14 (GDVN) - Chính phủ Trung Quốc đã thực sự rất háo hức muốn ký được hiệp ước này. Ông Tập Cận Bình bước ra bục phát biểu trong họp báo chung với Tổng thống Obama, ảnh: AP/SCMP. South China Morning Post ngày 30/9 đưa tin, với 21 phát đại bác chào mừng cùng bữa quốc yến tại Nhà Trắng đã đủ làm cho giới truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình là thành công "rực rỡ". Những bài báo đánh bóng hình ảnh ông Bình như một nhà lãnh đạo quốc tế đã xuất hiện suốt thời gian diễn ra chuyến thăm, nhưng giá trị cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cách thức Tập Cận Bình và Obama theo đuổi đến cùng trong hành động. Hiện vẫn còn nhiều lý do để hoài nghi triển vọng quan hệ Trung - Mỹ sau chuyến thăm bỏi sự mất lòng tin kéo dài giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Mặc dù với Bắc Kinh, sự thành công của chuyến thăm được đo bằng các biểu tượng, mức độ tôn trọng của Hoa Kỳ dành cho ông Bình. Người Mỹ đã thỏa mãn mong muốn này cho người Trung Quốc bằng 21 phát đại bác và quốc yến, Paul Haenle Giám đốc Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói với South China Morning Post. Nhưng với Washington, việc đánh giá mức độ thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung vừa qua phức tạp hơn với thước đo bằng sự tiến bộ trong cam kết về các vấn đề chính, Kenneth Lieberthal từ Viện Brooking bình luận. Mặc dù Tập Cận Bình đưa ra nhiều cam kết trong các vấn đề quan trọng, từ không quân sự hóa (phi pháp) Trường Sa cho đến các vấn đề về hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Trung Quốc, từ cam kết làm việc hạn chế tấn công mạng cho đến trấn an các doanh nghiệp Mỹ về mở cửa thị trường, nhưng một kết quả cao cho những cam kết này vẫn là mục tiêu xa vời. Quốc yến và 21 phát đại bác đón ông Tập Cận Bình đủ thỏa mãn mong đợi của truyền thông Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã. Thời Ân Hoằng, một giáo sư từ Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cho rằng, thất bại lớn nhất trong chuyến đi Mỹ của Tập Cận Bình chính là việc không ký được hiệp ước đầu tư song phương với Hoa Kỳ. "Chính phủ Trung Quốc đã thực sự rất háo hức muốn ký được hiệp ước này", ông Hoằng nói với South China Morning Post. Theo giáo sư Hoằng, cảm nhận của công luận quốc tế về Trung Quốc phụ thuộc vào những gì Bắc Kinh làm chứ không phải những gì ông Tập Cận Bình nói. "Câu hỏi dư luận đặt ra là, liệu ông Tập Cận Bình có trở thành một nhà lãnh đạo Trung Quốc chơi đẹp và yêu chuộng hòa bình hay không? Trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Và có lẽ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cứng rắn (hung hãn) với các nước láng giềng và Hoa Kỳ", ông Thời Ân Hoằng nhận xét Trong chuyến công du Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc lần này, ông Tập Cận Bình đưa ra hàng loạt cam kết tài chính rất hoành tráng tổng cộng 6,2 tỉ USD hỗ trợ Liên Hợp Quốc gìn giữ hòa bình ở châu Phi, thực hiện mục tiêu phát triển toàn cầu sau 2015, giúp các nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra ông Bình cũng hào phóng công bố bỏ 10 triệu USD hỗ trợ Liên Hợp Quốc thúc đẩy quyền của phụ nữ. Tuy nhiên giới quan sát đặt ra nhiều dấu hỏi xung quanh những cam kết hoành tráng này, đặc biệt là tính khả thi, lộ trình thực hiện và nhất là khả năng giải ngân bao giờ diễn ra, cho những đối tượng nào, qua kênh nào và thủ tục ra sao thì không thấy ông Tập Cận Bình nhắc đến. Hồng Thủy ================== Sự thất bại của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính là ở chỗ ngoài hình thức nghi lễ đón tiếp của Hoa Kỳ với thượng khách quốc gia và có chỗ cho ngài Tập thể hiện quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới theo kiểu Trung Quốc, thì nó chẳng đạt được điều gì với những cam kết bằng văn bản với Hoa Kỳ về những mục tiêu chiến lược về mọi phương diện mà ngài Tập mong muốn.1 like
-
Tôi cũng chờ xem cơ quan khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay về vũ trụ là Nasa sẽ công bố cái gì?! Và tôi tin rằng tôi sẽ phản biện được họ mà không cần biết trước nội dung - Nếu như họ công bố đã tìm ra sự sống trên sao Hỏa. Tôi không kiêu ngạo, mà là rất tự tin về điều này. Lập luận của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trong tôi, chặt chẽ có tính hệ thống đến mức: Chỉ có Thượng Đế làm được việc này, chứ không phải cơ quan Nasa. ================== Đã mấy ngày trôi qua, chưa thấy bài báo nào cho biết cơ quan Nasa họp để công bố thông tin quan trọng là gì? Tôi chờ cơ quan khoa học vũ trụ hàng đầu thế giới này công bố phát hiện quan trọng của họ. Nếu nó là một trong những vấn đề sau đây: 1/ Nước trên sao Hỏa. 2/ Sự sống trên sao Hỏa. 3/ Công trình xây dựng của người ngoài hành tinh trên sao Hỏa. Thì tôi sẽ sẵn lòng ngưng vài việc vặt, như "kiếm xèng" để chỉ ra sai lầm của họ. Còn nếu là một phát hiện khác, thì chân thành chúc mừng những thành tựu của cơ quan này, đóng góp vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Tôi xin nhắc lại rằng: Lập luận của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trong tôi, chặt chẽ và có tính hệ thống đến mức: Nếu quả là có sự sống ngoài trái Đất thì sẽ phá vỡ tính hợp lý trong toàn bộ hệ thống lý thuyết liên quan mô tả từ khởi nguyên vũ trụ, đến mọi vấn đề liên quan đến từng hành vi con người, có khả năng tiên tri. Quen gọi là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.1 like
-
https://www.youtube.com/watch?v=HoaEN6aH4Ko1 like
-
THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ TRONG KHOA HỌC HIỆN ĐẠI B.S. NHÂN TỬ Nguyễn Văn Thọ Xưa nay nhiều người thường cho rằng Khoa học có cái nhìn khác biệt với các nhà Huyền học, Ðạo học. Ðã đành, không phải là các khoa học gia có cùng một đường lối như nhau, nhưng cũng đã có những khoa học gia chứng minh được rằng các nhà huyền học (Mystics) và khoa học gia đã nhận ra rằng Vũ trụ này có một bản thể duy nhất. Người đã làm được chuyện này là nhà vật lý Fritjof Capra. Năm 1976, ông cho in quyển The Tao of the physics. Sách này đã được nhiều nhà xuất bản in lại. Mới đầu là nhà xuất bản Shambala, rồi đến Quality Book Club, rồi đến Bantam Edition. Từ 1976 đến 1977, Shambala in lại sách bốn lần. Quality Book in lại một lần năm 1977. Bantam từ 1977 đến 1984 in lại tất cả chín lần. Fritjof Capra viết rằng khoảng năm 1970, một hôm ông ngồi ngoài bãi biển đã chứng kiến thấy vũ trụ chuyển hóa trong ông và quanh mình ông, như một vũ điệu vũ trụ. Ông thấy cát, đá, nước và không khí là những phân tử, nguyên tử rung động, va chạm lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tiêu diệt lẫn nhau. Ngoài ra còn thấy những luồng vũ trụ tuyến thường xuyên phả qua làn không khí, gây nên những va chạm, những sự hủy diệt lẫn nhau. Trước đây, ông chỉ biết chuyện này trên lý thuyết, trên toán học. Bây giờ ông mới thấy thế giới quanh ông và trong thân thể ông nhảy nhót theo nhịp điệu vũ trụ. Ông cảm động đến rơi lệ và ghi chép lại trên giấy những cảm giác mà ông có được. (1) Ông không những là một khoa học gia mà còn mê say triết học và huyền học Á Châu. Ông càng ngày càng nhìn thấy rõ sự tương đồng giữa những cái nhìn của các nhà huyền học Bà La Môn, Phật giáo, Kinh Dịch và Lão giáo với những khám phá mới nhứt của khoa Vật Lý Lượng tử (Quantum Physics) hiện đại. Ông chủ trương vạn vật trong vũ trụ này đồng thể và hỗ tương ảnh hưởng lẫn nhau (The unity of all things and mutual interrelation of all things). Bản thể rốt ráo ấy của Vũ trụ, Bà la Môn gọi là Brahman, Phật giáo gọi là Dharmakaya, Tathata hay Suchness (Pháp thân, Chân Như), Lão giáo gọi là Ðạo. Khoa học hiện đại cũng chủ trương y thức như vậy.(2) Ông đã dành cả một chương “The Unity of all things” để bàn về Vạn Vật nhất thể. Ông nhận định đại khái rằng trong đời sống bình thường, con người không biết rằng vạn vật là nhất thể mà cho rằng vũ trụ này có nhiều sự vật khác nhau, có nhiều chuyện khác nhau. Sự phân biệt này tuy cần cho đời sống hằng ngày, nhưng không đúng với thực tại. Sự phân tách này là do sự biện phân sắp xếp của khối óc chúng ta mà thôi. Tưởng rằng vũ trụ này sai biệt lẫn nhau, và có nhiều biến cố khác nhau là chuyện huyễn vọng (illusion, maya). Ðạo Bà La Môn và đạo Phật cho rằng huyễn vọng đó sinh ra là do Vô minh (Avidya) hay là sự dốt nát (ignorance) của ta. Khi con người biết định tĩnh (Samadhi), sẽ tìm thấy sự nhất quán của vũ trụ. Sự nhất quán của vũ trụ là đặc điểm của các nhà huyền học, và cũng là sự mặc khải của khoa vật lý học hiện đại. Càng đi sâu vào lòng nguyên tử, vào đáy lòng vật chất, ta càng thấy điều đó hiện ra. Càng sánh Khoa học hiện đại với triết học Á Ðông ta càng thấy vạn vật là nhất thể, và vũ trụ này có liên quan mật thiết với nhau. (3) Ông trình bày vấn đề trên rất khéo léo. Trước tiên ông trình bày cái nhìn của khoa học hiện đại. Sau đó ông trình bày cái nhìn tương tự của Bà La Môn, của Phật Giáo, của Trung Hoa, của Kinh Dịch, của Lão Giáo, của Zen. Tiếp đến, ông cho thấy những điểm tương đồng về Nhất thể, về Siêu xuất âm dương, về Không gian Thời gian, về Vũ trụ sinh động, về Sắc Không, về Vũ điệu vũ trụ v.v… Ðại khái ông cho rằng vũ trụ này là nhất thể. Chỉ nhìn thấy mâu thuẫn là cái nhìn phiến diện. Không gian và thời gian là một, không thể tách rời nhau. Vũ trụ này biến thiên, chuyển động chứ không phải ù lì, chết chóc, rời rạc. Sắc, Không là một; và tất cả chúng ta đều đang nhảy múa trong một vũ điệu có lớp lang tiết tấu của vũ trụ. Ông đi đến một cái nhìn chung như vậy dĩ nhiên vì ông vừa là một nhà huyền học (Mystic) vừa là một nhà khoa học. Khi ông trình bày vấn đề theo khoa học, thì có nhiều điểm ta có thể không bắt kịp. Nhưng khi ông trình bày vấn đề theo huyền học và đạo giáo thì ta thấy rất là sáng tỏ. Trước hết, ông nhận định rằng có hai cách hiểu biết: Một là hiểu biết bằng trực giác (Intuitive consciousness), hai là hiểu biết bằng lý trí (Rational consciousness). Upanishads cũng có hai loại hiểu biết: Hiểu biết cao (Higher knowledge) và hiểu biết thấp (lower knowledge). Hiểu biết cao là hiểu biết về đạo giáo; hiểu biết thấp là hiểu biết về khoa học. Phật giáo cũng có hai loại hiểu biết: Tuyệt đối và tướng đối (absolute and relative knowledge). Theo ông, thì đạo Lão và triết học Trung Hoa gọi Hiểu biết bằng trực giác là Hiểu biết Dương, còn hiểu biết bằng lý trí thì gọi là Hiểu biết Âm. Hiểu biết bằng lý trí là nhận định về đời sống thực tại với những sự việc xảy ra trong kinh nghiệm và môi trường quanh ta. Lúc này ta dùng trí khôn để phân tích, đo lường, so sánh, phân loại. Vì hiểu biết bằng lý trí bao giờ cũng cần đo lường, phân loại và sắp xếp nên dĩ nhiên là sự hiểu biết này rất bị giới hạn, như Heisenberg đã nói: Một từ ngữ nào, một khái niệm nào, cho dù là trong sáng đến đâu cũng chỉ có tầm ứng dụng rất hạn chế.(4) Cho nên đạo gia Á Châu dạy ta đừng nên cho những khái niệm đó là thực tại. Tuy ngón tay cần để chỉ trăng, nhưng ngón tay không phải là trăng. Lờ để bắt cá, bẫy để săn thỏ, nhưng khi đã bắt được cá, được thỏ rồi thì phải quên lờ, bẫy đi. Á Châu dạy ta đi tìm Chân lý rốt ráo siêu xuất trên lý trí, trên ngũ quan, như Upanishads đã nói: Cái gì vô thanh, vô hình, hằng cửu, vô xú, vô vị, vô thủy vô chung, cao hơn mọi sự, bền vững nhất, ai mà tìm thấy nó sẽ trở nên bất tử.(5) Tại sao, chỉ là một con người, mà sao lại lắm loại chân lý như vậy? Theo tôi vì Âu châu đã có cái nhìn sai lạc về con người. Không thể nói được rằng con người chỉ có xác, có hồn mà phải nói con người có đủ Tam Tài, Thiên, nhân, địa trong mình nghĩa là có Thần, Khí, Tinh. Thiên hay Thần ở trong cùng, giữa là Nhân hay Khí, ngoài cùng là Tinh hay Vật. Vì có Thần nên con người mới có Tuệ giác, có trí Bát Nhã (Intuition), mới có được sự hiểu biết cao siêu, mới có thể trở thành thần thánh (Intuitive Knowledge). Vì có Hồn nên con người mới thích dùng Trí Khôn, Trí Lự (Intellect) mà đi tìm về khoa học, triết học. (Rational knowledge) Vì có Xác nên con người mới biết dùng ngũ quan (Sensory perception) mà tìm hiểu. Tuy nhiên rất ít người có được tuệ giác, được trí Bát nhã, nên đành dắm mắt tin theo người đi trước. Ravi Ravindra, tác giả quyển Science and Spirit cho rằng xưa Hi Lạp, Ấn Ðộ và Công giáo đều tin rằng con người có ba phần là Thần, Hồn, Xác. Thánh Paul đã dùng ba chữ Thần, Hồn, Xác trong 1 Thessalonians, 5, 23. Thần là Ðại Ngã trong ta, Hồn là Tiểu Ngã trong ta. Tiểu ngã phải nhường bước cho Ðại Ngã, cho Thần như Ðạo Lão đã nói Tâm tử Thần hoạt. Cho nên Hồn mới là cái mà ta cần phải lưu tâm uốn nắn rũa mài. Chúa Jesus nhiều lần cũng dạy phải diệt trừ Tiểu Ngã (Mat, 10, 39, Mc 8, 34-35; Luc 17, 33; 14, 36; Jn 12, 25). Bao nhiêu câu Kinh thánh này dạy Diệt trừ Tiểu Ngã, mà chữ Tiểu Ngã hay Hồn Kinh Thánh Vulgate viết đúng là Anima hay Hồn, nhưng các bản dịch xưa nay đều dịch Âme hay Anima ở các đoạn này là Sự sống. Thành thử câu văn trở nên vô nghĩa. Giáo chủ Mohammed cũng dạy phải chế ngự Tiểu Ngã, hay Hồn mình. ông nói : Chinh phục ngoại cảnh không khó, chinh phục hồn mình mới là khó.(6) Ravi Ravindra cho rằng Descartes là người đã coi Hồn và Thần là một, và gọi Hồn và Thần đều là Mind. (Science and Spirit, Editor and Principal Author Ravi Ravindra, Paragon House, New York, 1991, p. 338-339). Thế là con người thay vì có ba phần đã bị Giáo Hội Công Giáo (Công đồng Latran IV (1215) Vatican I (1869-1870), và Descartes (1546-1650)) rút xuống còn có hai phần. Do đó mà những nhận định về con người trở nên sai chệch (7). Capra mời chúng ta đi vào khoa học vật lý cổ điển của Newton, của Laplace (Classical Physics); vào vật lý học hiện đại (Modern physics) với những thay đổi nhãn quan qua các thế hệ để đi từ Vật lý Nguyên tử (Atomic Physics) đến Vật lý Lượng tử (Quantic physics) với cái nhìn hiện đại về vũ trụ. Thiết tưởng chúng ta cũng nên có một vài khái niệm về vấn đề trên. Trước hết Capra cho rằng vào khoảng thế kỷ VI trước C.N., Hi Lạp đã có Vật lý và hiểu Vật lý là sự tìm hiểu về bản thể sự vật (8). Thủa ấy, có trường phái Milesian (Milesian School). Họ coi vạn vật đều sống động. Họ chưa phân biệt tinh thần và vật chất. Thales coi vạn vật đầy thần minh. Anaximander coi vũ trụ như một cơ thể có linh khí (pneuma) chuyển hóa bên trong. Sau đó Heraclitus (thế kỷ V) chủ trương vạn vật biến hóa vô cùng, biến hóa do cặp ngẫu lực tương đối. Tương đối nhưng vẫn hòa hợp. Và Logos siêu xuất trên sự đối chọi đó. Chủ trương của Heraclite cũng giống Thái Cực và Âm Dương trong kinh Dịch. Tiếp đó là Trường phái Eleatic cho rằng có vị thần linh đứng đầu vạn vật. Trưởng môn là Parmenides và học trò ông là Zeno. Parmenides cho rằng vũ trụ này không có biến thiên. Rồi đến những người chủ xương ra thuyết Nguyên tử: đó là Leucippus và Democritus (thế kỷ V). Họ coi thế giới này rốt ráo gồm những cục gạch đầu tiên (basic building block). Ðó là những phần tử chết, di chuyển trong chân không (They were purely passive and intrinsically dead particles moving in the void). Sức chuyển động chúng sau này được coi là năng lực tinh thần, khác hẳn với vật chất. Và từ đấy Âu châu mới phân biệt rõ về vật chất và tinh thần, xác và hồn. Và các triết gia cho rằng con người phải chú trọng đến đời sống siêu linh, đến hồn, đến vấn đề luân lý, hơn là đến vật chất. Từ đó với ảnh hưởng của Aristotle và của Giáo hội La Mã, con người không tiến được nữa trong vòng 2000 năm từ thế kỷ V trước Công Nguyên đến thời kỳ Phục hưng hay Phục Sinh ở Âu Châu (thế kỷ 14-thế kỷ 15). Mãi đến khoảng giữa thế kỷ XV, Âu Châu mới bắt đầu đi vào con đường khoa học, mới biết quan sát, thí nghiệm, mới biết dùng toán học hỗ trợ cho khoa học. Galileo (1564-1624) được coi là cha đẻ của nền khoa học hiện đại. Song song với sự khai sinh của Khoa học và tiếp theo đó là sự phân tách đến triệt để giữa tinh thần và vật chất. Sự tách biệt giữa tinh thần và vật chất xảy ra vào khoảng thế kỷ XVII do ảnh hưởng Descartes. Descartes gọi Tinh thần là cái suy tư (Res Cogitans) và vật chất là cái trải rộng ra (Res Extensa). Vật chất là cái gì không sống động, và theo Descartes thì thế giới này là những bộ phận của một máy móc khổng lồ. Isaac Newton (1642-1727) cũng xây dựng Vật lý trên quan điểm này. Từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, quan niệm của Newton coi vũ trụ này như một máy móc lớn, hoàn toàn thống trị Âu Châu. Âu Châu coi Thượng Đế như vị vua ngồi trên cao, chỉ huy thế giới này bằng những định luật vĩnh cửu. Các định luật mà các nhà bác học đi tìm chính là những định luật vĩnh cửu đó, mà thế giới này phải tuân theo. Triết học Descartes cho đến nay vẫn còn có một tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống hằng ngày. Cogito ergo sum, Tôi suy tư nên có tôi. Câu này đã khiến người Âu Châu trở thành những Ngã riêng rẽ nằm trong thân xác. Như vậy tâm thần đã hoàn toàn tách rời khỏi thân xác, và trí thức (the Conscious will) đối nghịch với bản năng (Involuntary instincts). Rồi mỗi con người lại còn được chia ra thành nhiều ngăn lớp khác tùy theo tài năng, ý thức, tâm tư , tín ngưỡng mình v.v… và gây ra không biết bao nhiêu là va chạm do những lẫn lộn và thất vọng về siêu hình. Thế giới bên ngoài cũng được phân thành vô số sự vật. Cái nhìn gẫy vụn này được áp dụng vào xã hội và thế giới được chia thành nhiều nước, nhiều sắc dân, đạo giáo, chính tri Sự tin tưởng rằng những mảnh vụn đó – trong ta, quanh ta, trong xã hội ta – là có thật, có thể được coi là nguyên nhân gây ra muôn điều bất ổn trong xã hội, trong môi trường và trong xã hội hiện nay. Sự phân tách, chặt cắt này đã làm ta xa rời vạn hữu, xa rời con người. Nó đã đem đến sự phân phát bất công về tài sản, đã gây nên mọi thảm họa chính trị và kinh tế, gây nên những cao trào bạo động, gây nên những ô nhiễm ngoại cảnh và làm cho đời sống tinh thần và thể chất ta thêm bệnh hoạn. Như vậy, sự phân tích và cái thế giới máy móc của Descartes vừa có hại vừa có lợi. Nó lợi cho khoa học cho máy móc nhưng hại cho nền văn minh chúng ta. Cái hay nhứt là khoa học thế kỷ 20 này là tuy nó sinh ra từ cái nhìn lưỡng đoạn và từ cái thế giới máy móc của Descartes, đã bỏ được cái nhìn trên và trở về được với quan niệm nhất thể của các Ðạo gia Á Châu. Các Ðạo Gia Á Châu coi vũ trụ như là một vật sống động. Và vạn vật vạn sự mà ngũ quan thấy được như là muôn loài muôn sự, thật ra là vẫn liên kết, gắn bó với nhau, liên hệ với nhau và chỉ là những biến hóa của một thực thể duy nhất. (9) Sở dĩ con người không có cái nhìn như vậy là vì u mê (Avidya) mà thôi. Mã Minh đại sĩ nói: ” Khi tâm loạn sẽ thấy vũ trụ là vạn hữu; nhưng khi tâm mà tịnh thì sẽ không còn thấy thế nữa.” (10) Sự chuyển động biến hóa là đặc điểm cố hữu của sự vật, nên cái sức chuyển hóa đó không thể ở ngoài các vật mà thật đã ở trong lòng mọi vật. Chính vì vậy mà các Ðạo Gia Á Châu, khác với các triết gia Hi Lạp, đã chủ trương rằng Thượng đế không phải giám sát hồng trần từ trên trời cao mà thực ra đã ở ngay trong lòng con người. Upanishads chủ trương: Ðấng ngự trong vạn hữu, nhưng không phải là vạn hữu. Tuy vạn hữu là xác thân Ngài nhưng vạn hữu không hề hay biết. Ðấng đó chỉ huy muôn loài từ bên trong. Ngài là Hồn bạn, Ðấng bất tử, đấng chỉ huy từ bên trong. (11) Frifjop Capra chứng minh rằng cái nhìn của các Ðạo Gia và khoa học gia hiện đại về vũ trụ là một. Cả hai đều chủ trương vũ trụ này là nhất thể và hỗ tương ảnh hưởng đến nhau. Càng đi sâu vào lòng vũ trụ, khoa học càng thấy vũ trụ là nhất thể hỗ tương ảnh hưởng đến nhau, và người quan sát cũng không thoát ra ngoài hệ thống đó được. Chúng ta hãy cùng Fritjop Capra đi sâu vào khoa học hơn, Ta sẽ sánh vật lý cổ điển của Newton với Vật lý hiện đại. Vật lý học Newton. Trước khi vật lý học hiện đại ra đời, thì có Vật lý học Newton. Vật lý Newton là vật lý ba chiều. Newton chấp nhận không gian là tuyệt đối, thời gian là tuyệt đối, và vận chuyển từ quá khứ, đến hiện tại, đến tương lai. Trong không gian và thời gian tuyệt đối đó có những phân tử vật chất chuyển vận. Vật chất được coi như là những khối nhỏ (mass points), rắn chắc, bền vững, không thể phá tán. Như vậy quan điểm Newton về Nguyên tử cũng giống Hi Lạp. Cả hai cũng đều phân biệt cái Có và cái Không (the Full and the Void), vật chất và không gian. Vật chất có hình thù cố định. Vật chất bao giờ cũng thụ động. Newton khác với Democritus ở chỗ là Newton tin rằng giữa các phân tử có một năng lực hoạt động trên nó, mà nay ta gọi là sức hấp dẫn. Và Thượng Đế đã làm cho thế giới này chuyển động, như một cái máy khổng lồ được chi phối bằng những định luật bất biến. Vật lý Newton dựa trên sự vận chuyển của các hành tinh. ông cũng như Laplace (1749-1827), tin rằng mọi sự là tất định, và có thể dùng toán học mà tính ra được hết. Tuy nhiên cái nhìn của Newton đã bị sụp đổ từ khi Michael Faraday (1791-1867) và Clerk Maxwell ( 1831-1879) tìm ra được Từ Ðiện Học (Electromagnetism) và Từ trường. Newton chỉ biết có Sức (force) chứ không biết gì là Trường (field). Thế là Vật Lý Newton đã bị Ðiện từ học (Electromagnetism) vượt qua mặt. Tiếp theo là nhân loại biết thêm về Ðiện động học (Electrodynamics), và người ta khám phá ra rằng ánh sáng cũng có từ trường, từ điện và vượt không gian bằng những Làn sóng. Rồi người ta thấy rằng Truyền thanh, Radar, Ánh Sáng, Tia Quang tuyến X, tia Gamma, Vũ trụ tuyến đều là những làn sóng. Ðiều mà Newton không hề biết tới. Thế là cho đến đầu thế kỷ XX, người ta có hai lối giải thích vũ trụ: Một là lối giải thích theo Newton, hai là lối giải thích theo Ðiện động lực học (Electrodynamics). Khoa học hiện đại. Ba chục năm đầu thế kỷ XX, đã hoàn toàn thay đổi cái nhìn của Vật lý. Người ta tìm ra được Thuyết Tương đối, và Vật lý nguyên tử. Hai sự kiện này đã phá tan nhãn quan của Newton. Ngày nay không còn không gian và thời gian tuyệt đối nữa, không còn có những hạt nguyên tử riêng rẽ nữa, không còn nói được rằng vật chất hữu hình được khiên dẫn bằng những nguyên nhân cố định, không còn nói được rằng có thể biết thế giới một cách khách quan. Vật lý học mới không chấp nhận cái nhìn trên nữa. Người có công xây dựng Vật lý học mới là Albert Einstein (1879-1955). Einstein đưa ra thuyết Tương đối (Theory of Relativity), và đóng góp vào thuyết Lượng tử (Quantum Theory). Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết Tương đối hẹp (Special theory of Relativity) hợp nhất khoa Cơ Học (Mechanics), và khoa Ðiện động lực học (Electrodynamics). Ông cũng còn gắn liền thời gian với không gian, coi thời gian là chiều kích thứ tư của vũ trụ. Einstein cho rằng vạn sự tùy theo sự đo lường của mỗi người trở nên khác nhau. Einstein còn cho rằng vật chất là năng lực, theo phương trình E=mc2. Năm 1915 ông đưa ra thuyết Tướng đối rộng (General Theory of Relativity), và chủ trương sức hấp dẫn có thể làm cong không gian và thời gian. Như vậy từ nay không còn không gian và thời gian tuyệt đối của Newton nữa. Từ nay cũng không còn không gian trống rỗng nữa (Empty space). Rồi người ta tìm ra được quang tuyến X, tìm ra được các chất phóng xạ (Radiooactive substance) và thấy rằng nguyên tử có thể biến hình, và vật chất có thế thay hình đổi dạng được. Người ta thấy Nguyên tử còn sinh ra được các tia Alpha, Beta, Gamma. Ernest Rutherford (1871-1927) đã dùng tia Alpha để bắn phá trong lòng sâu nguyên tử. Sau đó lại khám phá thêm rằng nguyên tử được sắp xếp như những hành tinh, và người ta tìm ra được các định luật về hóa học dựa trên vật lý nguyên tử. Năm 1920 nhiều khoa học gia góp sức để tìm ra các định luật đó như Niels Bohr người Ðan Mạch, Louis de Broglie người Pháp, Erwin Schrodinger và Wolfgang người Áo, Paul Dirac người Anh, Werner Heisenberg người Ðức. Các nhà khoa học trên thấy càng đi vào lòng vật chất, vạn vật càng khó hiểu và mâu thuẫn. Tại sao ánh sáng lại vừa là phân tử vừa là ba động. Max Planck (1858-1947) nhận ra rằng sức nóng chẳng hạn không phả ra đồng đều nhưng từng đợt, mà ông gọi là những túi Năng lực (Energy packets). Einstein gọi túi năng lực đó là quantum. Einstein còn cho rằng không cứ gì là ánh sáng mà tất cả điện từ cũng đều phả năng lực ra như vậy. Thế là chúng ta bắt đầu đi vào Vật Lý Lượng tử (Quantum Physics). Chúng ta không biết chắc bao giờ Ánh Sáng là phân tử và khi nào nó là ba động, chỉ đoán chừng được mà thôi. Ðó là Nguyên lý bất định của Heisenberg.(12) Vật lý lượng tử như vậy đã phá tan nhãn quan của Newton, và không còn có những vật cứng cố định, những định luật tất định nữa. Ði vào lòng vũ trụ, lòng vật chất, nay chỉ còn thấy những ba động, sự vật tương liên tương ứng lẫn nhau mà thôi. Thuyết lượng tử cho ta thấy bản chất vũ trụ là một, và không còn có những nguyên tử cố định, những viên gạch căn bản xây nên vũ trụ. Xưa người ta tưởng Nguyên tử là nhỏ nhứt. Té ra không phải vậy. Nguyên tử còn có Proton, Positron, Electron. Meson, Baryon v. v… Năm 1935, người ta tưởng Nguyên tử chỉ có sáu tiểu nguyên tử, đến năm 1955 người ta tìm ra được 15 tiểu nguyên tử, nay ta đã tìm ra được hơn 200 rồi. Như vậy trong Vật lý hiện đại, vũ trụ này được coi là cái gì linh động, là cái gì toàn khối, toàn bích, và người quan sát không tách mình ra ngoài nó được. Từ nay không còn không gian, thời gian riêng rẽ, không còn sự vật riêng rẽ. Cái nhìn trên rất giống cái nhìn của các Ðạo gia Á Châu. Sau khi chứng minh đại loại như vậy rồi, ta đã thấy Capra đi vào chi tiết để chứng minh. Vật lý học Newton nhìn thấy Vạn, và đã đi từ Nhất đến Vạn, Còn Vật lý Lượng tử nhìn thấy Nhất, và đã đi từ Vạn về Nhất. Nhìn thấy Vạn thời ai cũng làm được, nhưng nhìn thấy Nhất xưa nay thực không mấy ai. Về phía Ðạo Giáo chỉ có một số Ðạo Gia thượng thặng mới nhìn thấy Nhất. Về phía Khoa Học gia, ta thấy phải có nhiều người hợp lại mới tìm ra được Nhất. Ta thấy chỉ có một số khoa học gia thượng thặng như Einstein, Max Plank, Werner Heisenberg, Schrodinger, Rutherford, Niels Bohr, Louis De Broglie, Eugene Wigner, Fritjof Capra v.v… mới làm nổi chuyện này. Werner Heisenberg khi quyết tâm từ giã Vật Lý Newton để đi tìm con đường vào khoa Vật lý lượng tử đã ví mình như Kha Luân Bố đi tìm Tân Thế Giới. Ông viết đại khái rằng: Cái hay của Kha Luân Bố chính là vì đã dám rời bỏ vùng mình đã biết, và dương buồm tiến về phía Tây, vượt xa điểm mà lương thực đã dự trữ để đủ trở về. Ðối với với Khoa học cũng vậy, nếu muốn tìm ra đất mới, thì không thể nào cứ mãi ở yên trong bến bờ của những học thuyết sẵn có mà phải chịu liều vọt bước ra đi. Tôi thấy Capra hợp nhất được khoa học và đạo học, công lao đó không phải là nhỏ. Nó có thể giúp cho nhiều học giả tới nay chưa có lập trường sẽ hồi tâm chuyển hướng. Vạn vật là một đã được Eckhart xác định. Eckhart viết: Mọi cái mà con người thấy như là Vạn thù bên ngoài, thật ra chỉ là một. Ở đây, cọng cỏ, gỗ, đá mọi sự đều là một. Ðó là cái gì thâm sâu nhất. (13) Thảo nào mà Dịch Kinh từ mấy nghìn năm nay đã nói Âm Dương tướng thôi nhi sinh biến hóa. Và Âm Dương luôn biến từ cái này sang cái kia, không có gì là cố định: rốt ráo chỉ còn có Hư Vô, Không Tịch. Niels Bohr đã nhận Hình Thái cực làm phù hiệu của ông, và công nhận rằng Contraria sunt complementaria (Opposites are complementary), tức là không có gì là mâu thuẫn nhau cả. Tuy khoa học đã tìm ra được rằng vạn vật là nhất thể, như không biết được rằng nhất thể đó là gì. Ngược lại các đạo gia đã thấy rằng nhất thể đó là Thực tại tối hậu (Ultimate Reality). Người thì gọi đó là Brahman, là Chân Như, là Pháp Thân, và Ðạo, là Trời. Eckhart gọi đó là Thần của Hồn (The Spirit of the Soul); Hugh of St. Victor gọi là Mũi nhọn tâm hồn (Acumen mentis), Thánh Teresa of Avila gọi đó là Tâm Ðiểm linh hồn (Center of the Soul); thánh Jerome gọi đó là Tàn lửa linh hồn (Spark of the Soul); Upanishads gọi đó là Atman [Thou art that; it is Atman (Self) which is Brahman.] Ấn độ cũng còn gọi đó là Khí Prana, hay Purusha, hay Atman hay Brahman v.v… Như vậy Prana cũng tương đương với chữ Thần (Spirit, hay Pneuma). Tuy nhiên các đạo gia đều đồng thanh cho rằng cái thực tại tối hậu ấy hay con người tối hậu ấy, ta phải tìm cho ra ngay trong tâm thần của ta, bằng Thiền định, bằng Yoga hay bằng Kundalini. Phương tiện không quan trọng. Ðiều quan trọng là cái hiểu biết rốt ráo của mình. (14) Ta phải biết chúng ta ai cũng có hai phần: Một phần hằng cửu, bất biến. Ðó là Bản thể chúng ta (Noumenon, Essence). Một phần là biến thiên, vô thường, vô định. Ðó là tất cả những hiện tượng biến thiên trong ta (Phenomenon, Accidents). Bản thể vĩnh cửu là Niết bàn. Ảo hóa biến thiên là Luân hồi, sinh tử. Chúng ta phải biết dùng đời chúng ta, dùng mọi khả năng biến hóa cúa chúng ta, để mà thoát khỏi vòng luân hồi ảo ảnh, để mà tìm lại được Chân Nguyên, Chân thể của Chúng ta, đó là Ðạo, là Trời. Ta có thể gọi đó là Phối thiên (Mystical Union with God), là đạt đạo Yoga (Finding Yoga), là đắc Ðạo (Finding the Tao), hay Giác Ngộ (Enlightenment, hay Self- Realisation). Trong dĩ vãng đã có vô số người lên tới trình độ này. (15) Mới hay ta sinh ra đời không phải là vô mục đích. Rõ ràng là ta phải biết dùng đời ta để biến thiên, tiến hóa. Chúng ta là những con người Biến Thiên (Becoming) và Tiến Hóa. Gopi Krishna nói: Chúng ta, bạn cũng như tôi, chúng ta phải tiến để thực hiện chân ngã chúng ta, để cho tâm hồn ta nhận ra được và thực hiện được bản thể thần minh của chúng ta. (16) Ước gì chúng ta kẻ trước người sau đều bước được vào con đường này. Ðó là bổn phận của mỗi người chúng ta. Không làm được nó kiếp này, sẽ làm trong các kiếp sau. Tôi nhớ lời Kinh Upanishads: ……….Từ ảo ảnh xin đưa tôi về thực tại, ……….Từ tối tăm xin đưa tôi về ánh sáng, ……….Từ tử vong, xin đưa tôi về bất tử (17). B.S. Nguyễn Văn Thọ (Nguồn: Tập San Tư Tưởng số 12) Chú Thích: 1.- Fritjof Capra, The Tao of Physics, Bantam Books, 1984, Preface to the first edition, p. XIX. 2.- The basic oneness of the universe is not only the central characteristic of the mystical experience, but also one of the most important revelations of modern physics. It becomes apparent at the atomic level and manifests itself more and more as one penetrates deeper into matter, down to the realm of subatomic particles… (The Tao of the Physics, p. 117). 3.- The unity of all things and events will be a recurring theme throughout our comparison of modern physics and Eastern philosophy. (The Tao of Physics, p. 117-118). 4.- Every word or concept, clear as it may seem to be, has only a limited range of applicabilitỵ (The Tao of Physics, p. 15). 5.- What is soundless, touchless, formless, imperishable, Likewise tasteless, constant, odorless, Without beginning, without end, higher than the great, stable – By discerning That, one is liberated from the mouth of death. (Katha Upạ 3, 15. The Tao of Physics, p. 76). 6.- The little holy war is a war against the infidels, buy the great holy war is the war against onés own soul. (Ravi Ravindra, Science and Spirit, Paragon House, New York, 1991, p. 338). 7.- Ib. p.339. 8.- The endeavor of seeing the essential nature of all things. (The Tao of Physics p.6). 9.- For the Eastern mystics, all things and events perceived by the senses are interrelated, connected, and are but different aspects of the same ultimate reality. (Fritjof Capra, The Tao of the Physics Bantam Books, 1984, p. 10). 10.- When the mind is disturbed, the multiplicity of things is produced, but when the mind is quieted, the multiplicity of things disappears. (Ib. page 10). 11.- He who, dwelling in all things, Yet is other than all things, Whom all things do not know, Whose body all things are, Who controls all things from within – He is your Soul, the Inner Controller, The Immortal. Brihađaranyaka Upanishad, 3,7.15. 12.- Principle of uncertainty : It means that, in the subatomic world, we can never know both the position and momentum of a particle with great accuracỵy. (Fritjof Capra, The Tao of the Physics, Bantam books, 1988, p, 143). 13.- All that man has here externally in multiplicity is insitrically Onẹ Here all blade of grass, wood and stone, all things, are Onẹ This is the deepest depth… (Ravi Ravindra, Science and Spirit, Paragon House, New York, 1991, p.195). 14.- Science and Spirit, Ravi Ranindra, Paragon House, New York, 1991, p.375 & p.358. 15.- The Meeting of Science and Spirit, John White, Paragon House, New York, 1990, p.67. 16.- This, I believe, is the purpose for which you and I here – to realize ourselves… to bring the soul to a clear realisation of its own divine naturẹ (The Meeting of Science and Spirit, John White, Paragon House, New York, 1990, p.126). 17.- From the unreal lead me to the real, From the darkness lead me to light, From dead lead me to immortality. (Brihađaranyaka-Upanishad)1 like
-
Phát hiện nước trên sao Hỏa 29/09/2015 10:04 (TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố đã tìm thấy nước dạng lỏng trên sao Hỏa, một bằng chứng cho thấy sự sống có thể hình thành tại đây. NASA lần đầu tiên xác nhận sự hiện diện của nước trên bề mặt sao Hỏa, mở ra những nghiên cứu về sự sống trên hành tinh này - Ảnh: Reuters Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học xác nhận việc có nước trên sao Hỏa, sau rất nhiều giả thuyết, dự đoán trước đó. “Điều này rất thú vị. Chúng tôi đã chưa thể trả lời cho câu hỏi ‘Liệu có sự sống tồn tại ngoài trái đất?’, nhưng sự tồn tại của nước là yếu tố quan trọng cho điều đó. Giờ thì tôi nghĩ rằng chúng ta đã có một cơ hội tuyệt vời nằm ngay trên sao Hỏa để điều tra về sự sống”, tờ The New York Times dẫn lời ông James L. Green, giám đốc bộ phận khoa học hành tinh của NASA, nói trong buổi họp báo hôm 28.9. Sau công bố mới nhất này, John M. Grunsfeld, cựu phi hành gia của NASA, đã nói đến việc gửi những con tàu vũ trụ đến những khu vực này trong những năm 2020, rất có thể liên quan tới việc tìm kiếm sự sống. Các nhà khoa học cho rằng những vệt dài và hẹp đổ dốc từ đỉnh núi xuống sườn này chính là nước chảy trên sao Hỏa - Ảnh: NASA Việc phát hiện nước trên bề mặt sao Hỏa này do tạp chí về khoa học địa chất Nature Geoscience công bố, dựa trên dữ liệu quang phổ từ tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) của NASA, tạp chí The Verge cho biết. Năm 2010, NASA thực tế đã phát hiện những vệt đen trên sao Hỏa và đưa ra những nghi ngờ về việc đó là vệt dài do nước tạo ra. Những vệt này dài hơn và dày hơn vào mùa ấm, mờ dần và co lại trong mùa lạnh, trùng khớp với diễn biến thường thấy ở các bãi bùn do nước tạo ra. Nhật Đăng ==================== Trong Lý học Tàu, từ con Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà đến Phong thủy Tàu, thì Thủy là nước, phong là gió. Còn Lý học Phương Đông nhân danh nền văn hiến Việt thì nước là một hình tượng của Thủy. Do đó, cái mà Nasa "nhìn" thấy trên sao Hỏa và bảo là dấu vết của nước, có thể giải thích bằng một dạng tương tác khác, mà lý học Việt gọi là "Thủy". Nhắc lại: Với lý học Việt, "nước" - như trên trái Đất, chỉ là một hình tượng của Thủy. Không bao giờ có sự sống trên sao Hỏa.1 like
-
Tôi cũng chờ xem cơ quan khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay về vũ trụ là Nasa sẽ công bố cái gì?! Và tôi tin rằng tôi sẽ phản biện được họ mà không cần biết trước nội dung - Nếu như họ công bố đã tìm ra sự sống trên sao Hỏa. Tôi không kiêu ngạo, mà là rất tự tin về điều này. Lập luận của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trong tôi, chặt chẽ có tính hệ thống đến mức: Chỉ có Thượng Đế làm được việc này, chứ không phải cơ quan Nasa.1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thêm sức mạnh trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba Hồ Phương (TTXVN/Vietnam+) lúc : 28/09/15 16:51 Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Liên hợp quốc ngày 27/9. (Nguồn: AFP/TTXVN) Sự kiện Chủ tịch Cuba Raul Castro tới Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế vì đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của người đứng đầu Cuba trong 56 năm qua, khẳng định thêm xu thế hòa giải giữa hai nước cựu thù thời Chiến tranh Lạnh. Trong bài phát biểu tại New York, Chủ tịch Raul Castro đã hoan nghênh việc tái lập quan hệ với Mỹ là một "tiến bộ quan trọng," song nhấn mạnh rằng lệnh cấm vận vẫn còn là vấn đề dang dở, cần được giải quyết trong thời gian tới. Theo ông, đó là "vật cản chính" đối với sự phát triển kinh tế của La Habana. Đề cập một nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ qua đối với Cuba, ông nhấn mạnh: "Chính sách như vậy, vốn bị 188 nước thành viên Liên hợp quốc phản đối, cần phải được dỡ bỏ." Giới phân tích nhận định Cuba và Mỹ đang nỗ lực cùng nhau khép lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ song phương, tiếp nối những diễn biến tích cực sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào tháng 12/2014. Hai nước đã nhanh chóng triển khai hàng loạt bước đi nhằm đẩy nhanh quá trình này. Mỹ và Cuba đã tiến hành 4 vòng đàm phán lần lượt tại thủ đô của hai nước với những tiến triển trong nhiều vấn đề quan trọng. Trung tuần tháng Bảy vừa qua, Washington và La Habana chính thức mở đại sứ quán tại mỗi nước. Mỹ cũng dần dỡ bỏ các rào cản trong quan hệ thương mại hai nước như nới lỏng các hạn chế về đi lại và thương mại, giúp mở ra những lĩnh vực hợp tác song phương mới. Ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Castro, chính quyền của ông Obama thông báo đang cân nhắc việc bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết hàng năm của Liên hợp quốc chỉ trích các biện pháp bao vây cấm vận Cuba. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước. Nếu bỏ phiếu trắng, đây sẽ là lần đầu tiên chính quyền Washington không phản đối một nghị quyết trực tiếp chỉ trích và yêu cầu chấm dứt lệnh cấm vận do chính nước Mỹ áp đặt chống Cuba cách đây 54 năm, đẩy Quốc hội nước này vào một cuộc đối đầu với chính quyền của Tổng thống Obama và phần còn lại của thế giới. Có thể nói, lệnh bao vây cấm vận là rào cản cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba. Trong hơn nửa thế kỷ qua, “bức tường” mà Mỹ dựng lên nhằm cô lập Cuba với thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại to lớn cho La Habana. Lệnh phong tỏa của Mỹ đã gây tổn thất hơn 1.000 tỷ USD cho quốc đảo Caribe này. Tuy nhiên, bất chấp sự chống phá và sức ép của lệnh bao vây cấm vận, Cuba vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Trong khi đó, chính nước Mỹ cũng phải trả giá đắt vì cuộc cấm vận. Các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ USD vì không làm ăn được với Cuba, chưa kể những cơ hội kinh doanh lớn ở đảo quốc xinh đẹp này trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí. Ngoài ra, xét về mặt chính trị, chính sách cấm vận chống Cuba cũng khiến Washington mất vị trí ngay tại khu vực từng được coi là "sân sau" của Mỹ, là chướng ngại vật lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ Latinh. Chính vì vậy, dỡ bỏ lệnh cấm vận phi lý này là điều tất yếu để khép lại một chương đen tối trong lịch sử quan hệ Mỹ-Cuba, mang lại lợi ích cho cả hai nước. Dù còn tồn tại những khác biệt về một số vấn đề, nhưng các nhà lãnh đạo của hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh đều chia sẻ nhận thức chung rằng trong các quan hệ quốc tế ngày nay, xu thế đối đầu đã trở nên lỗi thời và cần được thay thế bằng xu thế hòa giải nhằm mang lại lợi ích cho người dân của mỗi nước, thay vì phục vụ ý chí chính trị của một bộ phận chính khách bảo thủ tại các nước lớn. Những nỗ lực thực tế cùng tuyên bố gợi mở của chính quyền Tổng thống Obama về lệnh cấm vận Cuba và sự có mặt lần đầu tiên của nhà lãnh đạo La Habana tại quốc gia đối địch trong hơn nửa thế kỷ qua đã khẳng định xu thế tất yếu này./. ========================== Chỉ cần liếc qua hình thức bên ngoài của hai tòa nhà đại diện Hoa Kỳ và Cuba ở hai nước, cũng đủ để lão Gàn phán ngay rằng quá trình bình thường hóa hoàn toàn không dễ dàng. Nếu quả thật hai quốc gia này cùng có thiện chí đến với nhau, lão chỉ cần 200. 000 Dollar tiền công sửa phoengshui cho cảnh quan hai tòa nhà này thì sang năm, mọi chuyện sẽ bình thường hóa. Bảo đảm không đập phá sửa chữa. Không đúng như vậy, lão trả lại tiền. Còn tiếc tiền thì lão đây vẫn chúc lành cho quan hệ giữa hai bên. Nhưng nó gập ghềnh và tốn kém hơn sửa phoengshui nhiều. Hì.1 like -
Theo tôi, họ đã phát hiện ra một công trình có cấu trúc gần giống bãi đá cổ ở Anh quốc, nên cho rằng có thể có người "ngoài hành tinh' đã xây dựng ở đấy. Bài này đã đăng ở một web khoa học. Trước đây, chính một nhà khoa học ở Nasa đã công bố: Tìm thấy hóa thạch một tế bào sống trong một thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Lúc ấy tôi xác định rằng: Ngay cả tế bào sống đó là một sinh vật đang ngọ nguậy, tôi vẫn có thể giải thích bằng một phương pháp khác. Rất tiếc! Có thể nói: Trình độ phổ biến của nền khoa học hiện đại vẫn là: Trực quan sinh động. Thấy thì tin. Nhưng Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã đạt tới tuyệt đỉnh của Lý thuyết, không nhất thiết phải trực quan mới tin hay không. Đôi khi cái nhìn thấy chỉ là hình tướng không phản ánh bản chất. Không có sự sống ngoài trái Đất. Chắc chắn là như vậy.1 like
-
Đúng về mặt...chính trị. Cho nên chính trị cần số đông là vậy. Nhưng sự mặc định của số đông và chính trị, nếu không phản ánh chấn lý thì chỉ trong thời gian giới hạn. Còn đối với chân lý thì từ một cá thể, nhóm người, cộng đồng và cả một dân tộc, hoặc cả thế giới nếu không hiểu được đúng chân lý sẽ bị diệt vong. Vậy thôi, không có vấn đề gì cả. luanduc88 có thể nhận thấy điều này: sự cạnh tranh xin việc của hai người có trí thông minh ngang nhau. Nhưng một người có bằng và một người không thì khả năng sinh tồn để có việc làm của người có văn bằng sẽ cao hơn.Hoặc với một ông già bảo thủ, suốt ngày tin rằng có ma xó. Cũng chẳng sao cả, nếu sự tồn tại của họ là khép kín.Hoặc như một thời ở Châu Âu, cả thế giới Thiên Chúa Giáo không thừa nhận trái đất quay chẳng hạn. Cũng chả sao cả, ít nhất trong thời đại đó và các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn sống sung sướng khi bắt tù những kẻ dị giáo. Nhưng rõ ràng bắt đầu từ trái đất quay mới có nền văn minh vượt trội, tuy còn khập khiễng như bây giờ. Cũng như một dân tộc mà dân trí không phát triển, nếu sống khép kín thì không có vấn đề gì - như các bộ tộc ở Nam Mỹ mới phát hiện ra chẳng hạn - Nhưng khi có sự tương tác giao lưu với các bộ tộc, hoặc dân tộc khác, giữa các quốc gia thì việc gần chân lý nhất sẽ là một yếu tố cần để trở thành một quốc gia hùng mạnh. Đại khái vậy.1 like
-
THẤY NGƯỜI TA BẢOTHẾ. Lão Gàn vẽ phác sơ đồ Thiên Bàn Tử Vi và đưa tuổi của một gia đình thân chủ vợ chồng con cái theo cung địa chí. Thấy đẹp lão Gàn phán: "Chà! Tốt quá. Hẳn vợ chồng này ăn nên làm gia, hạnh phúc đây. Chà! Chà! Vợ mạng Thủy, dưỡng chồng mạng Mộc, con trai út lại Mộc. Như vậy là Dương dưỡng Âm, rất thuận lý. Đã vậy nhà lại có ba con trai thế thì quý quá!". - Dạ thưa thầy! Thầy nói con cũng mừng. Nhưng vợ con nó mạng Hỏa mà? Hơn nữa sao nghe người ta nói "Tam nam bất phú"? - Ai bảo anh "Tam Nam bất phú"? - Con thấy người ta bảo thế! - Hì! Thế à! Tôi cũng là "người ta" đây, chưa nói đến cũng là một ông thầy. Nay tôi bảo anh là "tam nam tất phú" thì anh tin tôi hay tin người ta? - Dạ! Tất nhiên con tin thầy! - Anh nghe đây! Tôi tuy sống bằng nghề xem bói như tất cả các ông thầy khác trên thế gian. Nhưng tôi là một nhà nghiên cứu. Nên tôi đã thống kê rất nhiều trường hợp "Tam nam" và cả "Tam nữ", cứ là từ "tam" trở lên, hầu hết đều là gia đình khá giả (Tam nữ trở lên), hoặc danh vọng (theo cách hiểu đời xưa"), nếu "Tam nam". Tôi chưa thấy thằng nào nghèo vì "Tam nam bất phú cả". Đấy là một yếu tố tốt cho cuộc đời anh. Nếu như có ngoại lệ thì phải xem xét cả Phong thủy, Tử Vi...cũng là những yếu tố rất quan trọng, ngoài yếu tố tương quan tuổi vợ chồng. Câu "Tam nam bất phú" mà dân gian lưu truyền, không có cơ sở lý luận chứng minh, hoặc lý luận kiểu mơ hồ, sổ Nho của các ông thày dởm, nói mà chẳng hiểu mình nói cái gì. Nó không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, trong trường hợp này phải thống kê và loại suy các yếu tố tương tác. Cho nên, tôi mới xác định rằng: Câu "tam nam bất phú" chính là biến tướng sai của "Tam nam tất phú", nhưng thiên hạ lưu truyền rồi thành nói sai. - Vâng! Con tin thầy! Vì con cũng là chủ một Cty, mà các công ty khác cùng ngành chúng nó dẹp tiệm hết rồi. Nhưng con xin hỏi vì sao mạng vợ con lại là Thủy chứ không phải Hỏa? Cái này sách nào cũng nói thế mà?! - Tôi là một thày bói. Tất nhiên đẳng cấp như tôi cũng đã từng xem rất nhiều sách. Nhà tôi có hàng trăm cuốn sách chỉ riêng về Tử Vi. Nhưng tất cả những cuốn sách đó đều không giải thích rõ ràng vì sao có bảng "Lục thập hoa giáp" nói chung, mà chỉ lưu truyền vậy thôi. Vậy, khi tôi đã đổi mạng "Thủy" sang "Hỏa" tất phải có lý do. Nhưng đây là một vấn đề học thuật chuyên sâu, không dễ gì ai cũng hiểu nổi. Và cũng không thể dùng chứng nghiệm thực tế để kiểm chứng, như trường hợp thống kê "Tam nam bất phú". Do nó mang tính lý thuyết tổng hợp. Bởi vậy, tôi đã chứng minh bằng những tiểu luận rõ ràng, minh bạch. Anh có thể tham khảo. Nó không phải là một thực tế được mô tả để có thể thống kê, như "Tam nam bất phú". Mà phải kiểm chứng bằng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tôi cũng bị phê phán, công kích ầm ĩ trên các trang mạng về vấn đề này. Nhưng vấn đề quá phức tạp, không dễ gì ai cũng hiểu nổi. Nên tôi chỉ tóm tắt thế này - vì thấy anh có trình độ, nên hy vọng có thể hiểu được -. Đó là: Chính Thiệu Vĩ Hoa,được coi là ngôi sao Bắc Đầu Dịch học Trung Quốc, cũng phải thừa nhận trong hai tác phẩm của ông ta là: "Chính người Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, cũng không hiểu vì sao có bảng Lục Thập Hoa Giáp". Vậy thì những kẻ tôn vinh sách Tàu như thày, lại láo nháo thể hiện sự hiểu biết của họ cứ như đúng rồi. Thế là thế nào? Thày dốt thì tất nhiên học trò là một lũ dở hơi biết bơi. Vậy thôi. - Con cảm ơn thày! Quẻ này thầy lấy bao nhiêu ạ? - Ba trăm anh ạ! Từ nay, "người ta bảo" là một chuyện, những người có khả năng trí huệ phải suy ngẫm.1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
PS: Với một tư duy nghiên cứu khoa học nghiêm túc thì một trong những yếu tố cần là phải nhất quán . Thí dụ tôi đã phê phán kiểu phản biện mang tính thách đố của ông Vũ Thế Khanh (Chặn mưa trong 1m vuông), thì tất yếu kiểu thách đố của bà lão trong câu truyện trên cũng không thể được coi là một phản biện đúng (Cho dù những nhà khoa học trong câu chuyện sai). Mặc dù ý tưởng của bà lão còn khoa học hơn nhiều so với ông Vũ Thế Khanh. Do đó, nếu như bà ta chỉ dừng lại ở cách đặt ra những vấn đề cần giải quyết so với luận cứ của các nhà khoa học thì nó chứng minh phương tiện để xác định không có thần thánh của các nhà khoa học là chưa hoàn chỉnh. Suy cho cùng, nó là yếu tổ cần bổ sung, chứ không mnag tính phản biện học thuật. Thí dụ như đoạn sau đây: Đây không phải lập luận phản biện. Mà là cách đặt vấn đề cần giải quyết bổ sung cho việc xác định không có Thần thánh khi sử dụng kính viễn vọng. Hoặc kính viễn vọng không phải phương tiện để xác định không có thần thành. Chứ không phải vì không nhìn thấy gió, nên thần thánh phải có thật. Tất nhiên cái ông nhà khoa học này trong câu chuyện, cũng thuộc loại "tư duy giẻ rách, nhưng gắn nhãn hàng hiệu". Nhưng không thể vì ông ta sai mà cách đặt vấn đề của bà lão là đúng. Bởi vậy, sư phụ đã ít nhất một lần nói về phương pháp phản biện khoa học: 1/ Phải chứng mình mình đúng mà đối phương không phản biện được. 2/ Chứng minh đối phương sai, mà không biện minh được. Phương pháp phản biện trong việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , tôi áp dụng cả hai vấn đề trên. Tôi muốn nhắc lại lời của bác Vuivui - đã lâu không vào diễn đàn (Tôi nghĩ rằng bác Vuivui là một người có tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc) - khi bác ấy trả lời một thành viên trên diễn đàn rằng: "Phản biện Thiên Sứ rất khó. Vì tính tự thẩm định rất cao". Dọa ma vậy. Hì!1 like -
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tất nhiên một số vị trong đám Giáo sư Tiến sĩ dở hơi thì đã đành rồi. Cái này đã chứng minh có "cơ sở khoa học". Nhưng ngay cả lập luận của cụ bà này cũng chỉ là đặt vấn đề về những cái chưa biết, có tính đánh đố. Ngay cả những nhà khoa học cũng chưa hiểu bản chất của nội hàm khoa học là gì? (Hàng chục định nghĩa về "khoa học" chưa được "khoa học công nhận")- hay nói chung là nền tảng tri thức là cơ sở để phát triển của cả một nền văn minh. Cho nên, những nhà khoa học chân chính thì rất thận trọng khi phát biểu những cái mình chưa biết. Nhưng những loại "chém gió, đập ruồi" thì phát biểu "vung xích chó", cứ như đúng rồi và áp đặt ý tưởng của mình lên người khác. Bởi vậy, muốn thực sự phát triển khoa học thì việc đầu tiên phải có chuẩn mực khoa học chính danh đã. Nhưng ngay cả việc xác định một chuẩn mực như vậy, cũng không có "cơ sở khoa học", khi "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Nếu không chấn chỉnh ngay thì càng mong muốn phát triển, càng bị "tẩu hỏa nhập ma". Góp ý cho vui, chứ sư phụ không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Phamhung cũng đừng vội khen là cụ già uyên bác. Vì như sư phụ nói: Đây chỉ là một kiểu đánh đố. Nếu là sư phụ, sư phụ sẽ mời tất cả các lãnh đạo tôn giáo trên thế giới mô tả về Thượng Đế theo cách của họ - chứ không phản bác họ. Sau đó các vị lãnh đạo tôn giáo đó sẽ tự tranh luận với nhau về hình ảnh của Thượng đế theo tôn giáo của họ. Tất nhiên đức Ala sẽ không phải Chúa Jesu. Lúc đó sư phụ sẽ đóng vai trò trọng tài để phân xử. Hì.1 like -
Kính gửi chú Thiên sứ, Về việc mặt trời không đứng bóng phải chăng do trên thực tế địa lý Trung Quốc trải dài 7 múi giờ, nhưng các bác Tàu lại chỉ quy định một múi giờ chuẩn chung cho cả nước. Vậy nên múi giờ chuẩn theo địa lý vùng Triết Giang có thể khác với múi giờ chuẩn Bắc Kinh ạ. Từ xưa chưa có đồng hồ, cũng chẳng quy định giờ chuẩn, dùng đồng hồ mặt trời thì cứ đứng bóng là chính Ngọ sẽ chuẩn hơn chăng.1 like