• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/10/2015 in Bài viết

  1. Thất bại lớn nhất trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình Hồng Thủy 30/09/15 10:14 (GDVN) - Chính phủ Trung Quốc đã thực sự rất háo hức muốn ký được hiệp ước này. Ông Tập Cận Bình bước ra bục phát biểu trong họp báo chung với Tổng thống Obama, ảnh: AP/SCMP. South China Morning Post ngày 30/9 đưa tin, với 21 phát đại bác chào mừng cùng bữa quốc yến tại Nhà Trắng đã đủ làm cho giới truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình là thành công "rực rỡ". Những bài báo đánh bóng hình ảnh ông Bình như một nhà lãnh đạo quốc tế đã xuất hiện suốt thời gian diễn ra chuyến thăm, nhưng giá trị cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cách thức Tập Cận Bình và Obama theo đuổi đến cùng trong hành động. Hiện vẫn còn nhiều lý do để hoài nghi triển vọng quan hệ Trung - Mỹ sau chuyến thăm bỏi sự mất lòng tin kéo dài giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Mặc dù với Bắc Kinh, sự thành công của chuyến thăm được đo bằng các biểu tượng, mức độ tôn trọng của Hoa Kỳ dành cho ông Bình. Người Mỹ đã thỏa mãn mong muốn này cho người Trung Quốc bằng 21 phát đại bác và quốc yến, Paul Haenle Giám đốc Trung tâm Carnegie - Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói với South China Morning Post. Nhưng với Washington, việc đánh giá mức độ thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung vừa qua phức tạp hơn với thước đo bằng sự tiến bộ trong cam kết về các vấn đề chính, Kenneth Lieberthal từ Viện Brooking bình luận. Mặc dù Tập Cận Bình đưa ra nhiều cam kết trong các vấn đề quan trọng, từ không quân sự hóa (phi pháp) Trường Sa cho đến các vấn đề về hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Trung Quốc, từ cam kết làm việc hạn chế tấn công mạng cho đến trấn an các doanh nghiệp Mỹ về mở cửa thị trường, nhưng một kết quả cao cho những cam kết này vẫn là mục tiêu xa vời. Quốc yến và 21 phát đại bác đón ông Tập Cận Bình đủ thỏa mãn mong đợi của truyền thông Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã. Thời Ân Hoằng, một giáo sư từ Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cho rằng, thất bại lớn nhất trong chuyến đi Mỹ của Tập Cận Bình chính là việc không ký được hiệp ước đầu tư song phương với Hoa Kỳ. "Chính phủ Trung Quốc đã thực sự rất háo hức muốn ký được hiệp ước này", ông Hoằng nói với South China Morning Post. Theo giáo sư Hoằng, cảm nhận của công luận quốc tế về Trung Quốc phụ thuộc vào những gì Bắc Kinh làm chứ không phải những gì ông Tập Cận Bình nói. "Câu hỏi dư luận đặt ra là, liệu ông Tập Cận Bình có trở thành một nhà lãnh đạo Trung Quốc chơi đẹp và yêu chuộng hòa bình hay không? Trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Và có lẽ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cứng rắn (hung hãn) với các nước láng giềng và Hoa Kỳ", ông Thời Ân Hoằng nhận xét Trong chuyến công du Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc lần này, ông Tập Cận Bình đưa ra hàng loạt cam kết tài chính rất hoành tráng tổng cộng 6,2 tỉ USD hỗ trợ Liên Hợp Quốc gìn giữ hòa bình ở châu Phi, thực hiện mục tiêu phát triển toàn cầu sau 2015, giúp các nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra ông Bình cũng hào phóng công bố bỏ 10 triệu USD hỗ trợ Liên Hợp Quốc thúc đẩy quyền của phụ nữ. Tuy nhiên giới quan sát đặt ra nhiều dấu hỏi xung quanh những cam kết hoành tráng này, đặc biệt là tính khả thi, lộ trình thực hiện và nhất là khả năng giải ngân bao giờ diễn ra, cho những đối tượng nào, qua kênh nào và thủ tục ra sao thì không thấy ông Tập Cận Bình nhắc đến. Hồng Thủy ================== Sự thất bại của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính là ở chỗ ngoài hình thức nghi lễ đón tiếp của Hoa Kỳ với thượng khách quốc gia và có chỗ cho ngài Tập thể hiện quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới theo kiểu Trung Quốc, thì nó chẳng đạt được điều gì với những cam kết bằng văn bản với Hoa Kỳ về những mục tiêu chiến lược về mọi phương diện mà ngài Tập mong muốn.
    3 likes
  2. LỜI TIÊN TRI ÁT MÙI 2015 Biển Đông căng thẳng vào nửa cuối năm... * Từ rất lâu, lão Gàn đã nhiều lần xác định rằng: Chỉ có chân lý Việt sử trải gần 5000 văn hiến được tôn vinh, mới có cơ sở để tránh một cuộc đối đầu quốc tế ở biển Đông. Đến nay - qua phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - mọi người đều có thể cảm nhận được một cách rất trực quan về những điều mà lão Gàn đã nói tới. Tất cả mọi người trên thế giới này khi biết về sự xác định thời tiết Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, đều hoài nghi lão Gàn. Nhưng họ đã có dịp chứng kiến bằng trực quan sinh động, qua thực tế đã xảy ra. Tất cả các dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn đẳng cấp quốc tế đều sai. Tất cả các chương trình Đại Lễ chưa hề phải sử dụng phương án II. Tức là cử hành Đại Lễ trong nhà , nếu gặp mưa. Nhưng chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, sẽ là cứu cánh cho một cuộc hội nhập toàn cầu để nó diễn ra trong hòa bình, sẽ không thể chứng nghiệm trực quan. ======================= Kịch bản xung đột Biển Đông: Nhật liên thủ với Mỹ-Phi ngăn chặn Trung Quốc Việt Dũng 30/09/15 16:17 Thảo luận (0) (GDVN) - Tình hình Biển Đông đã trở nên nóng bỏng, dễ xảy ra xung đột, Quân đội Nhật Bản có thể cùng Mỹ, Philippines triển khai "ngăn chặn công trình" của Trung Quốc. Báo Đảng Trung Quốc lại tuyên truyền xuyên tạc "mối đe dọa" Việt Nam Trung Quốc lo ngại Việt Nam thể hiện rõ quan điểm Biển Đông ở cộng đồng quốc tế Mỹ thay đổi chiến lược: Hạm đội 3 có thể tuần tra Tây Thái Bình Dương, Biển Đông Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 dẫn tờ tạp chí "Đại chúng" Nhật Bản ngày 29 tháng 9 đưa tin, hiện nay, tình hình khu vực Biển Đông đã ở trạng thái hết sức căng thẳng, dễ nổ ra xung đột. Xung đột ở vùng biển này giữa Liên quân Mỹ-Nhật và Quân đội Trung Quốc bắt đầu trở thành vấn đề nóng hổi và hiện thực. Quân đội Mỹ-Nhật tiến hành tập trận chung (ảnh tư liệu) Đến nay, Mỹ và Nhật Bản đều đang nhiều lần tiến hành các hành vi "khiêu khích" nguy hiểm, đã đến trạng thái nguy ngập "một khi có cớ là khai chiến". Theo bài viết, gần đây, ở ven bờ quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo bất hợp pháp trạm gác dân quân trên đảo, đồng thời lắp đặt bất hợp pháp radar và AIS (thiết bị nhận biết tàu thuyền tự động) ở Biển Đông, dùng để theo dõi tàu thuyền ở vùng biển xung quanh, có ý đồ tăng cường mạnh mẽ sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Đối với vấn đề này, Mỹ đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren cho biết, để đảm bảo tự do đi lại ở Biển Đông của Quân đội Mỹ, máy bay và tàu chiến Mỹ cần đến vùng biển này. Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn cho biết: "Nếu máy bay, tàu chiến Quân đội Mỹ thực sự tiến vào lãnh hải đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành chặn đánh khẩn cấp, cưỡng chế xua đuổi Quân đội Mỹ. Lấy điều này làm bước ngoặt, hai nước Mỹ-Trung e rằng sẽ nổ ra chiến tranh. Mối lo ngại này ngày càng tăng lên". Hạm đội Mỹ-Nhật tiến hành tiếp tế trên biển (ảnh tư liệu) Nếu Trung-Mỹ khai chiến, Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe phải chăng sẽ tham gia cuộc chiến này? Quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho rằng, "kịch bản tưởng định" cụ thể của Nhật Bản là, trong vòng 1 năm, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ cùng với Quân đội Mỹ và Quân đội Philippines điều đến khu vực lân cận khu vực công trình Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông, thậm chí sẽ dùng vũ lực để ngăn chặn thực hiện công trình liên quan. Đồng thời, ông Shinzo Abe cũng đã tuyên bố "tồn tại tình trạng khủng hoảng/nguy cơ", đây là điều kiện tất yếu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể (chi viện quân sự cho quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản). Bài viết cho rằng, hành động này hầu như cho thấy cuộc chiến giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Trung Quốc đã mở màn. Dự luật bảo đảm an ninh do ông Shinzo Abe thúc đẩy đã được thông qua với đa số phiếu của Đảng Tự do Dân chủ và Đảng Komeito vào ngày 19 tháng 9. Diễn tập Balikatan-2015 giữa Quân đội Mỹ và Philippines Luật an ninh mới này đã mở đường cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản xuất quân ra nước ngoài, cũng đánh dấu chính sách "chỉ phòng vệ" sau Chiến tranh của Nhật Bản đã có sự thay đổi về chất. Đối với vấn đề này, người dân Nhật Bản phổ biến cho rằng, sau khi Luật an ninh mới được thông qua, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thời gian tới sẽ bị lôi kéo vào chiến tranh. Đồng thời, sau khi Luật bảo đảm an ninh được thông qua, có không ít phương tiện truyền thông bắt đầu bàn về khả năng giữa Trung Quốc với Nhật Bản, thậm chí giữa Trung Quốc với Mỹ-Nhật nổ ra chiến tranh. Theo bài báo, nếu trong tương lai, giữa Trung-Nhật buộc phải nổ ra chiến tranh, tuyến đường sinh mệnh năng lượng của Nhật Bản ở Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, có thể gây khủng hoảng cung ứng năng lượng ở trong nước của Nhật Bản. Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc) Hiện nay, Nhật Bản tăng cường can dự Biển Đông và các vấn đề an ninh khu vực là một tất yếu, đó không chỉ là chia sẻ trách nhiệm của đồng minh Mỹ-Nhật, mà điều quan trọng hơn là bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia của Nhật Bản, nhất là khi Tokyo đang đối mặt với sức ép quân sự từ Trung Quốc ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông – PV. Bàn cờ chính trị khu vực ngày càng nóng bỏng với các bước đi mạnh mẽ của nhiều nước lớn và nhiều vấn đề an ninh khu vực nổi lên. Đưa ra nhiều sáng kiến, nhanh chóng thúc đẩy xây dựng các cơ chế an ninh khu vực có hiệu quả, tạo lập được cân bằng sức mạnh mới sẽ góp phần vào bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Đó là trách nhiệm, vai trò của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam - PV. Việt Dũng ======================= Sự xác định này của lão Gàn - "Nhưng chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, sẽ là cứu cánh cho một cuộc hội nhập toàn cầu để nó diễn ra trong hòa bình, sẽ không thể chứng nghiệm trực quan" - không dành cho khả năng phân tích, lý luận của những tư duy giẻ rách, gắn nhãn hàng hiệu. Vì nó nằm ngoài sự hiểu biết của họ.
    3 likes
  3. Chả phải khoe. Chiện vặt. Nhiều lần si phọ biểu diễn như thế này rùi. Ấy là si phọ chưa ...giở wẻ và bị đoán sớm gần ba tiếng đồng hồ (Sư phụ muốn chủ động đoán sát giờ, nhưng ko có thông tin, lại lười giở wẻ). Nếu xét về Lý học thì cuộc họp thượng đỉnh lần này rơi đúng vào ngày Tam nương sát theo giờ Mỹ. Khi sự kiện xảy ra vào ngày Tam Nương, ai chủ động người đó thiệt. Qua thực tế đã diễn ra, sư phụ đoán là Trung Quốc chủ động chọn ngày cho cuộc gặp thượng đỉnh. Hậu quả sẽ cực kỳ tai hại. Hãy chờ xem.
    2 likes
  4. Tôi cũng chờ xem cơ quan khoa học hàng đầu của nền văn minh hiện nay về vũ trụ là Nasa sẽ công bố cái gì?! Và tôi tin rằng tôi sẽ phản biện được họ mà không cần biết trước nội dung - Nếu như họ công bố đã tìm ra sự sống trên sao Hỏa. Tôi không kiêu ngạo, mà là rất tự tin về điều này. Lập luận của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trong tôi, chặt chẽ có tính hệ thống đến mức: Chỉ có Thượng Đế làm được việc này, chứ không phải cơ quan Nasa. ================== Đã mấy ngày trôi qua, chưa thấy bài báo nào cho biết cơ quan Nasa họp để công bố thông tin quan trọng là gì? Tôi chờ cơ quan khoa học vũ trụ hàng đầu thế giới này công bố phát hiện quan trọng của họ. Nếu nó là một trong những vấn đề sau đây: 1/ Nước trên sao Hỏa. 2/ Sự sống trên sao Hỏa. 3/ Công trình xây dựng của người ngoài hành tinh trên sao Hỏa. Thì tôi sẽ sẵn lòng ngưng vài việc vặt, như "kiếm xèng" để chỉ ra sai lầm của họ. Còn nếu là một phát hiện khác, thì chân thành chúc mừng những thành tựu của cơ quan này, đóng góp vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Tôi xin nhắc lại rằng: Lập luận của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - trong tôi, chặt chẽ và có tính hệ thống đến mức: Nếu quả là có sự sống ngoài trái Đất thì sẽ phá vỡ tính hợp lý trong toàn bộ hệ thống lý thuyết liên quan mô tả từ khởi nguyên vũ trụ, đến mọi vấn đề liên quan đến từng hành vi con người, có khả năng tiên tri. Quen gọi là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt.
    2 likes
  5. Hì. Cảm ơn Phamhung. Sư phụ chẳng may từ đúng trở lên. Nhưng có điều ngôi xe hơi, phòng máy lạnh, nên không cảm nhận được nhiệt độ bên ngoài. Hôm wa, đi kiếm xèng. Bị một quả nóng quá, mới biết nhiệt độ chưa như ý. Bởi vậy, tối nay, hoặc ngày mai, sẽ có vài cơn mưa nửa đêm cho cân bằng sinh thái. Hì. Nghe lói sắp có bão vào bể Đông , si phọ xem thiên văn thì khoảng trện 10 ngày nữa, nếu có thì nó mới có thể vào đất liền Việt Nam. Nếu lúc đó si phọ còn nhiều độ đậm thì nó sẽ tan giữa bể, hoặc đi chỗ khác chơi. Còn nếu si phọ về rùi, sẽ hân hạnh giới thiệu để các cao thủ có dịp trổ tài. Nếu cơn bão này vào Việt Nam thì từ miền Trung trở lên. Híc B) .
    1 like
  6. VĂN HÓA CHỬI ... :( Bản 1 – Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái xám. Sáng nay tôi còn cho nó ăn, thế mà bây giờ nó bị mất ! Ai bắt được thì cho tôi xin, nếu không trả thì tôi chửi cho mà nghe đấy … ấy … ấy ! "Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con thành đanh mỏ đỏ, nỏ sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy …ây … ấy. Mày mà ăn thị con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, và ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày. Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá ! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, để sót nhau. Chết mau, chết sớm ! Chết trẻ, đẻ ngang nhá. Bồn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy. Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a … Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày” _________________________________ Bản 2 Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, bây hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chống tai lên cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây này: "Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng, tau nín như nín địt, tau dập như dập cứt mà bay cứ bươi ra, bay chọc cho tau chửi. Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn khiếp, cái quân vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp. Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bay ăn lật đật, bay ăn ban đêm, bữa túi. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà ?” “Cha cố tổ mười đời cha bay. Bây ăng chi mà ăng ác rứa ? Bây tham chi mà tham vô hậu rứa ? Cứ sáng sáng mấc cái thóng, đứng bóng mấc cái niêu, chiều chiều mấc lẻ củi, túi túi mấc con gà. Diều dọi chi cho cam, một bầy ba cong gà xám, tám cong gà vàng, rứa mà hắng ăng mất môột cong, chừ đếm đi đến lại, coòng mười môột con. Bay ăng chi mà ăng vô hậu rứa ? " ************************* Đó là chuyện ở xóm làng thôn quê ngày xưa. Còn bây giờ ? Ở thành thị hiện đại... Văn hóa CHỬI đi đến đâu ??
    1 like
  7. TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CỘI NGUỒN VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngài Tập đã tuyên bố trắng trợn tại Hoa Kỳ trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung về "chủ quyền từ thời thượng cổ của Trung Quốc ở biển Đông". Hoa Kỳ tuy phản đối cách hành xử của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng không lên tiếng, cả giới khoa học liên quan cũng im lặng trước tuyên bố chủ quyền được dẫn chứng "từ thời cổ sử" này của ngài Tập. Đến đây thì đã qúa rõ vấn đề Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử có tầm quan trọng như thế nào, không chỉ vì tính chân lý, mà còn là những vấn đề chính trị trong quan hệ quốc tế. Vấn đề này, lão Gàn đã nói nhiều rồi, cho nên trong bài viết ngắn này, lão không bàn đến. Tuy nhiên, điều mà lão đặt vấn đề cho bài viết này là: Tại sao Wasington biết rất rõ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, nhưng lại im lặng trước tuyên bố của ngài Tập? Chắc quý vị và anh chị em còn nhớ: lão đã nhiều lần nhắc đến một nick là nanghoa trên diễn đàn tuvilyso.com. Lão xin nhắc lại điều này như sau: Vào thời gian lão Gàn sinh hoạt trên tuvilyso.com, đã có những cuộc tranh luận nảy lửa với các cao thủ ở đây về Kinh Dịch, thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Có một nick là nanghoa, đã chia sẻ với lão và khuyên lão hãy im lặng. Vì theo nàng - những bậc thày về tâm linh của nàng, hiện là cố vấn cho chính phủ Hoa Kỳ - cho biết, khi nàng hỏi về việc này, thì được trả lời rằng - đại ý: Chính phủ Hoa Kỳ biết rất rõ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Nhưng họ im lặng vì lý do chính trị. Sau đó nàng khuyên tôi hãy giả vờ thua và cũng nên im lặng. Tất nhiên, hy vọng rằng qúy vị và anh chị em sẽ không nghĩ rằng: chỉ vì tin nhắn của nanghoa, mà lão Gàn xác định một cách dễ dàng vấn đề phủ nhận cội nguồn Việt sử là một âm mưu chính trị quốc tế. Nhưng lời nhắn của nanghoa đã làm lão nghĩ đến một âm mưu chính trị quốc tế, đứng đằng sau sự phủ nhận cực kỳ phản khoa học với chân lý cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến; mà trước đây lão chỉ ngờ ngợ - Chính bởi sự dọa ma nhân danh nước Trung Hoa vĩ đại với các vấn đề liên quan đến với lão. Nhưng càng về sau, càng có nhiều bằng chứng gián tiếp được tập hợp và nghiên cứu kỹ, đã cho lão Gàn khẳng định rằng: Việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là một âm mưu chính trị quốc tế. Lão đã chỉ đích danh những siêu cường tham gia vào vụ việc này, chính là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Pháp.Lão nói rõ hơn là: Hoa Kỳ là kẻ đầu têu và khởi xướng; Anh . Pháp phụ họa và Trung Quốc là kẻ nhiệt tình nhất trong chuyện chống phá truyền thống cội nguồn Việt sử. Chân lý bị phủ nhận và họ đã biết rất rõ vì tham gia việc này. Vậy tại sao chủ tịch Trung Quốc lại trắng trợn tuyên bố trước cộng đồng quốc tế, ngay tại Wasington về "chủ quyền từ thời cổ sử" của Trung Hoa ở biển Đông? Đây chính là nội dung phân tích của bài viết này và nó sẽ vạch rõ viễn cảnh hậu quả này trong tương lai gần. Tôi cũng xin lưu ý quý vị và anh chị em, là: Với những phương pháp phân tích nhân danh Lý học Việt, thì chỉ cần một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng có thể suy ra cả một nguyên lý tương tác bao trùm và những tương tác liên quan đến nó. Một thí dụ là: chỉ cần một cặp hoành phi câu đối trên tàu hải giám Trung Quốc, có thể chi ra mối quan hệ quốc tế phức tạp ở Tây Thái Bình Dương. Huống chi, lời tuyên bố của người đứng đầu một siêu cường đang có ảnh hưởng quốc tế. Điều này không có gì là phi khoa học cả, khi giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã phát biều: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Tất nhiên, hệ quả của nguyên lý trên, sẽ là: Tất nhiên, nó đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp và phương pháp phân tích. Tuy nhiên phát biểu câu này, tôi nhân danh nền Lý học Đông phương có cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến - vốn chưa được "khoa học công nhận". Bởi vậy, tạm thời coi như một tiền đề. Trở lại với phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc, nó phản ánh hai vấn đề sau đây: 1/ Về mặt công khai, do chính thỏa thuận ngầm của các siêu cường trong âm mưu chính trị quốc tế về việc phủ nhận cội nguồn Việt sử. Cho nên Hoa Kỳ sẽ không thể phủ nhận lời tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc. Coi như họ há miệng mắc quai trong tuyên bố chủ quyền từ thời cổ sử của ông ta. Nhưng ngược lại, họ lại biết rất rõ sự gian dối trong tuyên bố này - vì chính họ là kẻ khởi xướng - cho nên Hoa Kỳ sẽ hiểu rõ hơn bản chất của Bắc Kinh về âm mưu giành ngôi bá chủ với mọi thủ đoạn, khi ông Tập tuyên bố câu này. Đây là một trong những yếu tố cho thấy hình ảnh "cô gái Bắc Kinh" giấu quân bài đằng sau, mà người họa sĩ Canada gốc Tàu đã thể hiện trong bức tranh, mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng". Do đó, mặc dù Hoa Kỳ thừa biết rằng - trong sâu thẳm của lương tri - thì hoàn toàn không có vấn đề "chủ quyền từ cổ sử" của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng vì tính chính danh trong thỏa thuận ngầm với Trung Quốc từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Nên buộc họ phải im lặng. Tất nhiên, họ sẽ rất hiểu rằng: Họ đã bị Trung Quốc chơi từ sau lưng. Điều này tương tự như hai kẻ trộm cùng đồng mưu đi ăn trộm. Nhưng sau này phát tài, quay ra cạnh tranh nhau ráo riết trên thương trường. Người này khẳng định mình trước công luận là người lương thiện, bản chất tử tế, đang cạnh tranh lành mạnh và người kia phải im, vì không thể vạch mặt thằng ăn trộm cùng với mình. Quý vị và anh chị em cũng biết rằng: cuốn "Bách Việt tiên hiền chí" có nội dung xác định những người tài giỏi một thời từ Tiên Tần đến tận sau này ở Nam Dương tử được in ở Hoa Kỳ, cách đây gần 10 năm. Điều này chứng tỏ rằng: Hoa Kỳ đang lưu giữ những tư liệu - mà lão Gàn nằm mơ cũng không thể nghĩ đến - có thể làm chứng cứ cho những luận cứ sắc sảo chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Quý vị và anh chị em có thể cho rằng: Tôi đang bàn chuyện "ma ăn cỗ". Nhưng với tôi, chuyện này thì rõ như ban ngày. Nó cũng giống như việc tấn công mạng của Trung Quốc, mọi người và chính phủ Hoa Kỳ đều biết rất rõ. Nhưng họ cũng không thể xác định một cách vỗ mặt nhau vì tính chính danh khi ông Tập là thượng khách của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama - mặc dù Hoa Kỳ có đủ bằng chứng đến từng chi tiết. Cho nên nhân danh tính chính danh khoa học, lão Gàn hoàn toàn nhân danh khoa học để phản bác quan điểm của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới", nhằm xác định chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn văn minh Đông phương. Và kết quả để thẩm định cho tính chính danh khoa học này, không có gì khó khăn lắm cho cả phía những người phủ định cội nguồn Việt sử. Lão đã xác định nhiều lần rằng: Sự nhân danh khoa học của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" trong hơn 20 năm qua (Tính mốc từ 1992, chưa nói đến diễn biến trước đó, từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Trung vào 1972), chỉ là một thứ nhân danh khoa học giả tạo với một sự chi phối chính trị đằng sau đó, bởi các thế lực quốc tế. Cho nên lão Gàn nhắc lại rằng: Lão đang có những cố gắng cuối cùng, với tính chính danh nhân danh khoa học, chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, để phản bác lại những luận cứ nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn Việt tộc. Và đây là sự chính danh chỉ một chiều từ lão Gàn, còn phía phủ nhận thì không. Lão khẳng định như vậy, vì thời gian đã kéo dài hơn 20 năm, để xác định tính chính danh khoa học của sự phủ nhận cội nguồn Việt sử. Nếu cố gắng cuối cùng này không thành công nhân danh tính chính danh khoa học, bởi những nguyên nhân cản trở từ các thế lực trong bóng tối, thì vấn đề cuối cùng sẽ do Thượng Đế quyết định tính sáng tỏ chân lý. Lão Gàn nhắc lại một lần nữa lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với văn minh nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Do đó, việc công khai tuyên bố "chủ quyền từ thời cổ sử" của ngài Tập, chính là một sai lầm ngoại giao lớn nhất của một chính khách trong quan hệ quốc tế. Mà Hoa Kỳ biết rõ điều này. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của chiến lược quốc gia của Bắc Kinh, kể cả trong lĩnh vực thuộc về lịch sử. 2/ Đương nhiên, một khi chân lý bị phủ nhận trắng trợn và công khai, ngay cả trong chính trường quan hệ quốc tế thì thực chất không còn gì để có thể có chút niềm tin đọng lại trong mối quan hệ quốc tế này. Nó coi như kết thúc mọi quan hệ ngoại giao trên thực tế và chuyển sang giai đoạn khác. Hậu quả của nó sẽ như thế nào thì lúc này có thể không cần một tư duy sâu sắc mới có thể kết luận. Một vị tướng Đức, nổi tiếng ở thế kỷ XVIV đã phát biểu: "Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những thủ đoạn khác". Luận điểm của vị tướng Đức một thời được coi là kinh điển của tư duy lãnh đạo tầm quốc gia. Nhưng cũng đã có một thời, những nhà bình luận chiến lược quốc tế cho rằng luận điểm trên của vị tướng Đức đã lỗi thời. Vì trong điều kiện khoa học phát triển, những phương tiện chiến tranh mang tính hủy diệt. Bởi vậy nó không còn ý nghĩa của tính "tiếp tục của chính trị", khi tất cả đều....chết. Nhưng đối với lão Gàn thì luận điểm của vị tướng Đức vẫn đúng đến ngày ...Tận Thế. Sở dĩ vậy, vì bất cứ cuộc chiến nào, đều có ý nghĩa của sự chết chóc. Vấn đề là chết ít hay nhiều mà thôi. Những lập luận phản bác đối với luận điểm của vị tướng Đức, xuất hiện vào cuối thời kỳ chiến tranh lạnh. Khi ấy, nếu xảy ra Đại chiến thì đúng là chết chóc rất lớn. Vì người ta coi vũ khí hạt nhân như là một kiểu tự sát kiểu Samurai, là hai bên cùng chết, để răn đe nhau. Cho nên, lập luận phản biện của các nhà chiến lược thời chiến tranh Lạnh có tác dụng răn đe, ngăn chặn một cuộc chiến tranh Nóng có khả năng xảy ra, hơn là phản ánh một quy luật tác động trong qúa trình tiến hóa. Cho nên, "chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị" luôn đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thực chất, cuộc chiến tranh Lạnh, cũng đã kết thúc bằng một cuộc chiến tranh nhỏ - kiểu "đá gà đặt cược" - để phân thắng bại. Đó chính là cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ I, mà Iraq của Tổng thống SD. Hussen là một "con gà" mà Liên Xô đặt cọc vào đấy. Cuộc chiến thu nhỏ này, đã xảy ra sau cuộc họp thượng đỉnh bí mật nhất trong lịch sử văn minh nhân loại của hai vị tổng thống Liên Xô và Hoa Kỳ. Cuộc chiến mini Vùng Vịnh I, đã xảy ra, khi mọi con đường ngoại giao đều bế tắc trước những mục đích phát triển không nhân nhượng với quyền lợi đối lập của hai siêu cường Xô Mỹ. Nhưng mọi chuyện không kết thúc ở đây. Siêu cường mới nổi là Trung Quốc bỗng vọt lên nhanh chóng và đang thách thức quyền lợi Mỹ. Sự phát triển của Trung Quốc là hậu quả của một chiến lược quốc gia có từ rất lâu, từ thời ngài Mao Trạch Đông còn lãnh đạo Trung Quốc, được ngài Đặng tiếp tục phát triển với lời huấn đạo nổi tiếng: "Ẩn mình chờ thời". Hậu quả của một chiến lược quốc gia này, chính là cuộc gặp mặt thượng đỉnh Mỹ Trung vừa qua - lão Gàn nhân danh Lý học Việt đã đoán trước kết quả: "Lãnh nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại". Dư âm đọng lại của cuộc họp này, ấn tượng nhất chỉ là món tôm hùm Maine nấu với rau chân vịt, nấm đông cô và tỏi tây. Có lẽ món này sẽ đi vào lịch sử và trở thành một món hấp dẫn câu khách du lịch. Lời phát biểu của ngài Tập về "chủ quyền từ thời cổ sử Trung Hoa", đã kết thúc tất cả các mối quan hệ ngoại giao của hai siêu cường. Đó là sự tiếp tục của việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Một luận điểm vốn được sự ủng hộ của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới", xuất phát từ những âm mưu chính trị đen tối, mà Hoa Kỳ biết rõ hơn cả. Rất tiếc! Năm ngoái, lão Gàn định tổ chức một cuộc hội thảo về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thông qua hội thảo cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Nhưng nó đã không xảy ra. Bởi vậy, lão đã nhiều lần phát biểu rằng: Mọi chuyện đã muộn rồi. Tất nhiên, nó chỉ muộn với sự đe dọa một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, bắt đầu từ biển Đông, nhưng không bao giờ muộn với việc làm sáng tỏ chân lý. Cho nên tôi vẫn đang có những cố gắng cuối cùng chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng sự chậm trễ của nó đã là một nguyên nhân để ngài Tập công khai tuyên bố trước công luận quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ sử ở biển Đông. Tuyên bố này đã kết thúc mọi ngả đường ngoại giao trên thực tế. Tất nhiên, theo quy luật nó phải được "tiếp tục bằng những thủ đoạn khác". Hy vọng cuối cùng của tôi là: Còn một hy vọng nữa là cuộc đối đầu này sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến kinh tế - một thủ đoạn khác phi chiến tranh - khi những lời ngoại giao chỉ còn là những nội dung sáo rỗng - và Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu tận dụng một cách khôn ngoan, do cân bằng mọi lực tương tác. Tất cả chỉ là hy vọng của cá nhân lão Gàn. Nhưng tiếc thay! Định mệnh thật khắc nghiệt. Khổng Minh, nổi tiếng với "vạn đại quân sư" và quyền uy Tể tướng, còn phải ngậm ngùi nhìn ngôi sao định mệnh rơi ở gò Ngũ Trượng. Huống chi đám hậu sinh láo nháo, cậy có tiền, quyền. Nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không bị xuyên tạc, những vấn đề khoa học đều minh bạch và sòng phẳng từ gần 20 năm trước thì ngài Tập sẽ không thể phát biểu câu này. Đụng tới chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một hậu quả đã thấy quá rõ và kết quả của nó chính là một cuộc chiến tranh đang đến gần, đe dọa sự sống của hàng trăm triệu con người. Một cuộc hội thảo quốc tế rất lớn về chủ đề cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương, may ra - chỉ may ra thôi - mới có thể cứu vãn được. Lão Gàn luôn hy vọng. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng Đế. Xóa sổ cội nguồn truyền thống văn hóa sử của cả một dân tộc để phục vụ một âm mưu chính trị, là một việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển về chính trị quân sự trong văn minh nhân loại. Bởi vậy, nó đã tạo ra những bất thường: 1/ Duy nhất có Việt Nam xuất hiện "hầu hết những nhà khoa học trong nước" tự phủ nhận cội nguồn dân tộc của chính mình. 2/ Mặc dù nhân danh khoa học, những không hề có đối thoại công khai minh bạch. 3/ Không hề có sự sòng phẳng về thông tin cả trong nước và quốc tế về hai hệ thống quan điểm gọi là "khoa học" này. Kẻ có lợi nhất trong âm mưu này chính là Trung Quốc. Kết quả của nó chính là lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình trước cộng đồng quốc tế. Hậu quả cuối cùng của lời phát biểu này, là sự khẳng định phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến về mặt chính trị của một siêu cường và kết thúc mọi nỗ lực ngoại giao trên chính trường quốc tế với "cơ sở khoa học" là: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Đụng tới Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, tất yếu đã dẫn đến một kết quả cực kỳ bi đát , mà đến nay, có lẽ tất cả mọi người bắt đầu cảm nhận được hậu quả của nó đang đến rất gần. Lão Gàn sẽ có những cố gắng cuối cùng để chứng minh cội nguồn Việt sử. Nhưng lần này sẽ rất quyết liệt, vì sự xác định chính trị của một nguyên thủ của một siêu cường thứ hai quốc tế. Tất nhiên, lão Gàn chấp nhận hậu quả. Mọi chuyện dù thế nào, cũng sẽ kết thúc vào mùng 10/ 3 Bính Thân Việt lịch. Để kết thúc bài viết này, lão Gàn một lần nữa nhắc lại lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Một lần nữa cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
    1 like